You are on page 1of 5

Vũ Văn Nghị CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

BÀI TẬP

1. Lưu lượng dòng chảy trung bình hàng năm tại cửa ra lưu vực là 55 m3/s. Lưu vực nằm
trong vùng nhiệt đới gió mùa và có diện tích 2700 km2. Lượng mưa trung bình là 1850
mm/năm.
a. Tính lượng bốc thoát hơi trung bình hàng năm trên lưu vực theo mm/năm.
Trong lưu vực, một dự án hồ chứa nước được xây dựng với diện tích mặt nước 500 km2.
Sau một vài năm lưu lượng trung bình tại cửa ra của lưu vực xác định được là 50 m3/s.
b. Tính lượng bốc hơi mặt nước từ hồ chứa theo mm/năm, giả thiết không có sự
thay đổi lượng bốc thoát hơi nước từ phần còn lại của lưu vực.

2. Đối với một lưu vực có kích thước 2200 km2, những tài liệu về mưa P, bốc hơi E và
dòng chảy Y được quan trắc theo mm như bảng sau:

Time Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec
P (mm) 10 14 48 124 294 361 374 447 467 314 123 38
E (mm) 70 73 104 113 104 78 78 68 63 65 60 61
Y (mm) 44 22 14 12 38 109 208 323 349 327 150 80

a. Cuối tháng nào lượng nước chứa trong lưu vực là lớn nhất và khi nào thì nhỏ
nhất? Tính giá trị chênh lệch theo m3 của lượng nước chứa giữa 2 thời kỳ cực
đoan trên.
b. Bạn nhận định lưu vực nằm trong vùng khí hậu nào (nhiệt đới gió mùa, ôn đới
hay hàn đới)? và so sánh tiềm năng nguồn nước mưa của lưu vực nêu trên đối với
nơi bạn sinh sống.

3. Một lưu vực có kích thước 100 km2. Trong điều kiện ban đầu, tổng lưu lượng dòng chảy
năm trung bình là 1,1 m3/s. Lượng mưa trung bình hàng năm là 800 mm/a. Trong năm
nước trung bình, 50% lượng mưa sẽ thấm xuống đất và 12,5% lượng mưa sẽ bổ cập vào
nước ngầm. Các thí nghiệm đã đưa ra rằng lượng bốc thoát hơi trung bình năm từ tầng
không bão hòa (là tổng lượng thoát hơi và bốc hơi từ mặt đất) khoảng 340 mm/a. Tất cả
các tính toán cân bằng trong năm, người ta giả thiết rằng ảnh hưởng của lượng trữ là rất
nhỏ (ΔU = 0).
a. Bao nhiêu lượng nước, theo mm/a, lên vùng dễ cây thông qua mao dẫn trong năm
nước trung bình?
b. Bao nhiêu lượng nước, theo mm/a, thấm từ tầng nước ngầm (dòng ngầm) vào
nước mặt trong năm nước trung bình?
c. Bao nhiêu lượng nước, theo mm/a, bốc hơi trực tiếp từ tầng chặn trong năm nước
trung bình?
Một khu vực giếng khoan được quy hoạch để lấy nước với lưu lượng 0.16 m3/s từ lưu
vực với mục đích sử dụng sinh hoạt. Do đó, mực nước ngầm bị giảm xuống và dẫn đến
hiện tượng mao dẫn vào tầng rễ cây không thể xảy ra nữa. Tuy nhiên, lượng thấm tầng
sâu có thể vẫn như ban đầu.
d. Ảnh hưởng của việc lấy nước từ các giếng đến các thành phần khác nhau trong
chu trình thủy văn: lượng thấm từ tầng ngầm, tổng lưu lượng, bốc thoát hơi nước
từ tầng không bão hòa và tổng lượng bốc thoát hơi nước? Hãy định lượng chúng
theo đơn vị mm/a.
Vũ Văn Nghị CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

khí quyển

bốc thoát hơi giáng thủy


­­­ ¯¯¯

¯ chặn giữ
bốc thoát hơi
bốc hơi ­­­
­­­

¯¯¯ ¯ chặn giữ


thấm tầng trên điền trũng

dòng chảy
thấm tầng sâu sát mặt bốc hơi
¯¯¯ ­­­
­­­ mực nước ngầm dòng chảy
mao dẫn trong mùa lũ tràn sông ngòi bốc hơi
ngập lụt ­­­
mực nước ngầm
trong mùa kiệt biển
tầng nước ngầm dòng ngầm

xâm nhập mặn

Chu trình thủy văn

atmosphere

evapotranspiration precipitation
­­­ ¯¯¯

¯ interception
evapotranspiration
evaporation ­­­
­­­

¯¯¯ ¯ interception
infiltration depression

percolation interflow
¯¯¯ evaporation
­­­
water table overland
­­­ in wet season flow
capillary rise channel flow evaporation
inundation ­­­
water table
in dry season sea
groundwater storage seepage

salt water intrusion

Hydrological cycle

4. Một cơn bão nhiệt đới sinh ra lượng mưa 240 mm trong thời gian 5 ngày. Hình vẽ dưới
đây mô phỏng đường quan hệ thời gian-lượng mưa theo tỉ lệ phần trăm.
a. Hãy vẽ biểu đồ khối phân bố lượng mưa theo thời gian ngày.
b. Hãy tính cường độ mưa trung bình từng ngày theo mm/h.
c. Nếu mưa phân phối đều trên diện tích 1000 km2, mà ước tính hệ số dòng chảy a
= 0,85. Hãy tính tổng lượng dòng chảy tại cửa ra lưu vực mà con bão đó gây ra.
Vũ Văn Nghị CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Đường quan hệ thời gian-lượng mưa theo phần trăm

100

Phần trăm lũy tích tổng lượng mưa


90
80
70
60
50
40
30
20
10
0
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Phần trăm thời gian mưa

5. Các trạm đo mưa A, B, C được định vị ở các góc của tam giác vuông (xem hình vẽ
dưới). Lượng mưa năm 2005 được đo đạc ở các trạm A, B và C lần lượt là 1.000, 1.200
và 1.600 mm.

8 km

A 6 km B

a. Sử dụng phương pháp Thiessen để tính toán lượng mưa trung bình theo không
gian năm 2005 trong tam giác ABC.
b. So sánh kết quả trên với kết quả tính theo phương pháp trung bình số học.

6. Xét một lưu vực có diện tích 33,3 km2, nằm trong vùng khô hạn. Cửa ra của lưu vực là
một suối cạn mà mang nước chỉ sau những trậm mưa lớn. Một trận mưa rào với độ sâu
lớp nước mưa 100 mm rơi đều trên toàn lưu vực trong khoảng thời gian 3 giờ. Lượng
mưa trong giờ thứ nhất, thứ 2 và thứ 3 lần lượt là 45, 35 và 20 mm. Lưu lượng tại cửa
ra do trậm mưa này gây ra được thể hiện như đường quá trình A của đồ thị bên dưới.
a. Tính hệ số dòng chảy đối với trận mưa này.
b. Tính hằng số tổn thất (hay còn gọi là chỉ số F)
Vũ Văn Nghị CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

100
90 A B
80
70
Lưu lượng (m3/s) 60
50
40
30
20
10
0
0 1 2 3 4 5 6
Thời gian (giờ)

c. Cũng trong biểu đồ trên, đường quá trình lưu lượng tại vị trí B, cách 20 km về
phía hạ lưu trên cùng con suối được mô phỏng. Chiều rộng trung bình của đoạn
suối giữa A và B là 50 m. Ước tính lượng thấm trung bình vào đáy sông đoạn A-
B theo mm/h trong suốt thời kỳ trận lũ chuyển qua.

7. Khả năng lớp chắn của rừng có thể trữ được lượng nước 2 mm. Sau thời kỳ khô hạn, một
trậm mưa trên khu rừng này với cường độ 40 mm/h xảy ra trong thời gian nửa giờ. Lượng
thấm tiềm năng trong ¼ giờ đầu tiên là 40 mm/h và ¼ giờ tiếp theo là 32 mm/h. Tính
tổng lượng nước đã thấm vào trong đất trong suốt trận mưa nói trên.

8. Một lưu vực nào đó có dữ liệu lượng mưa P và bốc thoát hơi nước tiềm năng ETpot như
được cho ở bảng dưới đây:

Time Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec
P 50 50 50 40 40 40 70 70 70 60 60 60
ETpot 40 40 40 70 70 70 60 60 60 40 40 40

Lượng bốc thoát hơi nước thực tế ETact bằng 610 mm. Ngoại trừ một tháng, lượng bốc
thoát hơi nước thực tế bằng lượng bốc thoát hơi nước tiềm năng.
a. Chỉ ra tháng mà có ETact < ETpot
b. Tính lượng bốc thoát hơi nước thực tế đối với tháng này.
c. Tính độ sâu dòng chảy năm từ lưu vực, giả sử rằng sự biến đổi lượng trữ có thể
bỏ qua (ΔU » 0).

9. Biểu đồ quá trình mưa trong hình vẽ dưới đây đưa ra cường độ mưa theo mm/giờ với
thời gian (giờ) mà được ghi bằng thùng đo mưa (hay còn gọi là vũ lượng kế) tại độ cao
120 cm so với mặt đất.
a. Tính toán và vẽ biểu đồ đường lũy tích chiều sâu lớp nước mưa theo thời gian.
Sự nhiễu loạn của gió ảnh hưởng đến việc bắt lượng mưa bằng vũ lượng kế. Nhiều
nghiên cứu người ta đã chỉ ra rằng nếu vũ lượng kế được lắp đặt ở độ cao 40 cm sẽ bắt
lượng mưa nhỏ hơn 3-7% và ở độ cao 150 cm thì nhỏ hơn 4-16% so với đặt ở mặt đất.
b. Phác họa trong cùng hình vẽ trên biểu đồ đường cong lũy tích trong tình huống
mà vũ lượng kế đặt ở sát mặt đất.
Vũ Văn Nghị CƠ SỞ MÔI TRƯỜNG NƯỚC

Cường độ i (mm/giờ) 3

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
thời gian t (giờ)

10. Tính toán lưu lượng và chất lượng nước (bùn cát và nồng độ mặn):

Tài liệu đo mặt cắt, lưu tốc, lượng ngậm cát và độ mặn tại một trạm thủy văn cho dưới đây:
Đặc trưng Số hiệu thủy trực
Mép nước phải I II III Mép nước trái
Khoảng cách cộng dồn (m) 5 20 35 50 65
Độ sâu h (m) 0,0 2,5 3,0 2,5 0,0

Số hiệu TT I II III
V r V r V r
Điểm đo S (‰) S (‰) S (‰)
(m/s) (g/m3) (m/s) (g/m3) (m/s) (g/m3)
0,2h 0,50 30 7 0,75 40 8 0,60 35 6
0,6h 0,40 40 8 0,65 50 9 0,50 40 8
0,8h 0,30 50 6 0,50 55 8 0,40 50 6

a. Hãy tính lưu lượng nước mặt cắt thực đo Q theo m3/s (khi tính dùng hệ số Kb = 0,75).
b. Tính lưu lượng bùn cát lơ lửng – Rlơ lửng (g/s), độ đục bình quân trên toàn mặt cắt - rmc
(g/m3) và ước tính lưu lượng bùn cát đáy - Rđáy (g/s).
c. Tính độ mặn S (‰) bình quân mặt cắt.

Đáp số:

1a: 1.207 mm/a; 1b: 1.523 mm/a


2a: Lượng trữ lớn nhất: tháng 9; lượng trữ nhỏ nhất: tháng 4; chênh lệch giữa 2 thời kỳ cực
đoan là 1.155.000.000 m3; 2b: Nhiệt đới gió mùa.
3a: 40 mm/a; 3b: 60 mm/a; 3c: 113 mm/a; 3d: 50, 337, 300 và 413 mm/a.
4b: 1, 1, 1, 6, 1 mm/h; 4c: 204.000.000 m3.
5a: 1.200 mm; 5b: 1.270 mm
6a: 0,2; 6b: F = 30; 6c: 39,2 – 47 mm/h.
7: 16 mm
8a: Tháng 6; 8b: 50 mm; 8c: 50 mm.
10a: 57,5 m3/s; 10b: 2470 g/s, 42,9 g/m3, 494 g/s; 10c: 7,4 o/oo.

You might also like