You are on page 1of 40

1

Mục lục:
I. Môi trường bên ngoài:................................................................................2
1. Môi trường chung:.....................................................................................2
2. Môi trường tác nghiệp:............................................................................14
II. Môi trường bên trong:.............................................................................18
1. Tài chính BIDV..........................................................................................18
2. Marketing.................................................................................................27
3. Nguồn nhân lực........................................................................................30
4. Công nghệ................................................................................................33
5. Nghiên cứu và phát triển của BIDV.........................................................34
6. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................35
7. Chiến lược hiện thời.................................................................................36
2

I. Môi trường bên ngoài.


1. Môi trường chung.

a, Môi trường kinh tế.


Môi trường kinh tế vĩ mô về cơ bản được duy trì ổn định:
Lạm phát tiếp tục được kiểm soát:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2013 tăng 0,83%, 8 tháng tăng 3,53%.
Việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản, dịch vụ, tỷ giá và dịch vụ công dẫn tới
CPI tháng 8 tăng cao hơn tháng trước, chủ yếu là do tác động điều chỉnh
giá. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế trong cả nước có mức tăng cao đột biến
xấp xỉ 55% (dịch vụ y tế tăng 75,79%) Điều này cũng cho thấy y tế và giáo
dục là nhân tố chính chi phối lạm phát năm nay. Mặc dù tốc độ tăng tổng
thể cao hơn so với tháng trước cũng như so với cùng kì nhưng nhìn chung
lạm phát 8 tháng đầu năm vẫn ở mức thấp so với những năm trở lại đây.
Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục được cải thiện, tạo yếu tố ổn định hơn
cho kinh tế vĩ mô. Lãi suất ngân hàng giảm nhiều so với cuối năm 2012; Lãi
suất đã được điều hành theo hướng giảm dần, phù hợp với tình hình lạm
phát. So với đầu năm, mặt bằng lãi suất huy động giảm 2 - 3,5% và lãi suất
cho vay giảm 3 - 4%/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
3

Với kết quả GDP 6 tháng đầu năm tăng ở mức 4,9%, tương đương với
cùng kỳ năm 2012 (4,93%), tăng trưởng GDP của Việt Nam đang ở mức
thấp so với nhiều năm trở lại đây khiến cho việc thực hiện mục tiêu tăng
trưởng cả năm ở mức 5,5% sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do nhu
cầu tiêu dùng trong nước vẫn còn thấp.
Tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế còn yếu:

Theo tổng cục thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng
8 năm 2013 ước tính tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước, tính chung
trong 8 tháng 2013, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 5,3% so với
cùng kỳ năm trước. Chỉ số IIP năm nay thấp hơn rất nhiều so với mức tăng
6,8% - 16,1% trong giai đoạn 2010 – 2011. Sự sụt giảm của hoạt động sản
xuất trong nước là do sự đi xuống của tổng cầu của nền kinh tế trong nước
hơn là hoạt động xuất khẩu. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch
4

vụ tiêu dùng tháng 8/2013 chỉ tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 13,5%
so với cùng kỳ năm trước.

Cán cân thương mại:


5

Cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt 576 triệu USD trong 8 tháng
đầu năm. Dự kiến cả năm, con số này có thể vào khoảng 2 tỷ USD, bằng
1,6% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu tăng khá nhưng chủ yếu do đóng
góp của khu vực FDI. Xuất khẩu 8 tháng tăng 14,7% nhưng khu vực trong
nước chỉ tăng 3,1%. Tương tự, nhập khẩu tăng 14,9%, khu vực trong nước
chỉ tăng 4%. Sự sụt giảm trong xuất khẩu có nguyên nhân chính từ sự sụt
giảm của thị trường Trung Quốc.
Dù đã có những mặt tích cực xong kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc;
lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao.
Tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu còn chậm. Sản xuất kinh doanh còn khó
khăn; thị trường và sức mua phục hồi chậm. Xuất khẩu các mặt hàng nông
sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản gặp nhiều khó khăn. Tiến độ thu ngân
sách đạt thấp. Tái cơ cấu một số lĩnh vực của nền kinh tế chuyển biến
chậm.
6

b, Môi trường chính trị - pháp luật.


Tình hinh chính trị - an ninh ổn định.
Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện
nay
Nền kinh tế nước ta sau khi gia nhập WTO, các chính sách kinh tế đã phù
hợp hơn không những với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với cả
doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta.
Cơ chế điều hành của nước ta hiện nay: chủ trương theo đường lối của
Đảng cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị ngày nay ra đời từ khi thiết
lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gồm các cấu thành quyền lực
chính trị sau: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ
nghĩa, Nhân dân trong hệ thống chính trị, Hiến pháp. Đảng Cộng sản Việt
Nam: Là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của
cả dân tộc, vừa là lực lượng hợp thành, vừa là lực lượng lãnh đạo hệ
thống chính trị XHCN, bảo đảm cho hệ thống chính trị giữ được bản chất
giai cấp công nhân và bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa: là tổ chức trung tâm và là trụ cột
của hệ thống chính trị, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt
nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của
đời sống xã hội và thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại.
Các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể nhân dân: Đây là những tổ chức
đại diện cho các lợi ích của các cộng đồng xã hội khác nhau tham gia vào
hệ thống chính trị theo tôn chỉ, mục đích, tính chất của từng tổ chức. Ở
Việt Nam hiện có 5 tổ chức chính trị - xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Công Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh. Ngoài ra còn có nhiều tổ chức xã hội
và đoàn thể nhân dân khác.
Nhân dân trong hệ thống chính trị: Với tư cách là người sáng tạo lịch sử,
nhân dân là lực lượng quyết định trong quá trình biến đổi xã hội, hình
thành nên hệ thống chính trị - xã hội hiện nay ở Việt Nam. Mọi quyền lực
đều thuộc về nhân dân và họ thực hiện quyền lực của mình chủ yếu thông
qua Nhà nước; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
7

Hiến pháp: Hiến pháp hiện nay đang được Quốc hội tiến hành soạn thảo
lại và đang lấy ý kiến người dân. Nhưng nguyên tắc quan trọng nhất là
quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tập quyền, khác
với nguyên tắc phân quyền trong các nhà nước tư sản. Quyền lực Nhà
nước Việt nam cũng bao gồm quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư
pháp. Bà lĩnh vực quyền lực đó là một khối thống nhất được nhân dân trao
cho Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, do nhân dân trực tiếp bầu ra.
Gia nhập WTO, Việt Nam phải tiến hành hàng loạt các thay đổi về chính
sách và pháp luật để tuân thủ các nguyên tắc và quy định của tổ chức này.
Đặc biệt là việc mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng
như về chính sách thuế. Năm 2013 là năm có nhiều nội dung mới thay đổi
liên quan đến chính sách thuế cũng như Quản lý thuế: Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/07/2013 với một số thay đổi cơ bản như nâng mức giảm trừ gia
cảnh; bổ sung một số quy định về thu nhập tính thuế, đối tượng quyết
toán thuế,... mang lại nhiều lợi ích cho người nộp thuế.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản thuế cũng có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/07/2013 với nhiều nội dung mới thay đổi: Rút ngắn thời
gian hoàn thuế; Tăng mức phạt do nộp chậm, nộp thiếu tiền thuế; Phương
pháp xác định giá tính thuế; khai thuế qua điện tử...
Các nội dung về xác định chi phí được trừ, chi phí không được trừ khi tính
thuế Thu nhập doanh nghiệp; Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao
TSCĐ; Thuế Giá trị gia tăng cũng có Thông tư mới bổ sung Thông tư
06/2012/TT-BTC ngày 11/1/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013
liên quan đến khấu trừ, hoàn thuế GTGT; Hóa đơn chứng từ.
8

c, Môi trường văn hóa – xã hội.


Nhân khẩu học: (một số chỉ số quan trọng)

Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người, tăng
1,06% so với năm 2011, bao gồm: Dân số nam 43,92 triệu người, tăng
1,09%; dân số nữ 44,86 triệu người, tăng 1,04%. Trong tổng dân số cả
9

nước năm nay, dân số khu vực thành thị là 28,81 triệu người, tăng 3,3% so
với năm trước; dân số khu vực nông thôn là 59,97 triệu người, tăng 0,02%.
Tổng tỷ suất sinh năm 2012 đạt 2,05 con/phụ nữ, tăng so với mức 1,99
con/phụ nữ của năm 2011. Tỷ suất sinh thô đạt 16,9 trẻ sinh ra sống trên
1000 người dân. Tỷ số giới tính của trẻ em là 112,3 bé trai/100 bé gái, tăng
so với mức 111,9 bé trai/100 bé gái của năm 2011. Tỷ suấthết thô năm
2012 là 7‰; tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi là 15,8‰; tỷ suất chết của
trẻ em dưới 5 tuổi là 23,8%.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 52,58 triệu người, tăng
2,3% so với năm 2011, trong đó lao động nam chiếm 51,3%; lao động nữ
chiếm 48,7%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2012 là 51,69
triệu người, tăng 2,7% so với năm 2011.
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản giảm từ 48,4% năm 2011 xuống 47,5% năm 2012; khu vực
công nghiệp và xây dựng giảm từ 21,3% xuống 21,1%; khu vực dịch vụ
tăng từ 30,3% lên 31,4%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm
2012 khu vực Nhà nước chiếm 10,4% tổng lực lượng lao động; khu vực
Ngoài Nhà nước chiếm 86,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm
3,3%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó
khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42%. Tỷ lệ thiếu việc
làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành
thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35%. Tỷ lệ lao động phi chính thức
năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên
35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012.
Văn hóa – xã hội:
Trình độ giáo dục: về việc đi học, đến 2012, vẫn còn 4% dân số Việt Nam
từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học. Tỉ trọng nữ chưa đi học lớn hơn nam.
Mức độ phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở của Việt Nam cũng đã đạt
89%. Số người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 94,7%, tức vẫn còn 5,3% dân
số Việt Nam trên 15 tuổi không biết đọc, biết viết.
Đáng lưu ý là vẫn còn tình trạng nam biết chữ nhiều hơn nữ cả ở thành thị
và nông thôn. Tuy nhiên, tỉ lệ sinh con thứ ba ở phụ nữ từ 15-49 ở VN vẫn
đạt 14,2%, trong đó khu vực nông thôn có phụ nữ sinh con thứ 3 giảm
10

mạnh. Tỉ lệ trẻ trai là 112,3 trên 100 trẻ gái - điều này cho thấy mất cân
bằng giới tính ở VN đang trở nên mạnh mẽ.
Tính chung cả nước, về chất lượng dân số, có tới 20,8% dân số Việt Nam
chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Phần trăm người tốt nghiệp các bậc cao
hơn còn giảm mạnh. Theo thống kê, chỉ 25,8% dân số Việt Nam tốt nghiệp
tiểu học; 26,7% tốt nghiệp trung học cơ sở; 22,8% dân số tốt nghiệp trung
học phổ thông trở lên.
d, Môi trường công nghệ.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và internet trong
những năm gần đây ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể
đổi mới không chỉ quy trình nghiệp vụ mà có thể thay đổi về cách thức
phân phối đặc biệt phát triển các sản phẩm,dịch vụ rộng nền kinh tế thế
giới . Sự phát triển mạnh mẽ của internet cũng như các phương tiện thông
với nhu cầu thanh toán điện tử. Công nghệ kỹ thuật Việt Nam đang phát
triển mạnh và dần bắt kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới,
trình độ cán bộ kỹ thuật ngày được nâng cao về số lượng và chất lượng
đáp ứng được đòi hỏi hiện đại hóa ngành ngân hàng trông thời kỳ hội
nhâp sâu tin đại chúng thì người đân dễ dàng tìm hiểu về ngân hàng và
ngược lại ngân hàng dễ nắm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng về sản
phẩm của mình và đối tác nước ngoài cũng có thể dễ dàng làm việc với
ngân hàng. Tốc độ phát triển kĩ thuật các nước trên thế giới là rất nhanh,
chính vì thế để các ngân hàng trong nước có thể tiếp cận nhanh chóng với
các nước khác thì cần đầu tư mạnh vào nền tảng công nghệ để thuận lợi
hơn cho việc giao dịch của khách hàng. Đặc biệt phát triển các kênh như:
Điểm giao dịch tự động (Auto Bank), Thiết bị thanh toán thẻ POS, Ngân
hàng điện tử.
Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam việc đầu tư vào công nghệ của mỗi ngân
hàng đều mang tính độc lập, sự kết nối chia sẻ nguồn lực thông tin còn ít
khiến cho lợi ích khi gia dịch bằng thẻ của khách hàng trên POS hay ATM
còn hạn chế.

e, Môi trường quốc tế.


Tổng quan kinh tế thế giới:
Kinh tế thế giới duy trì ở mức khiêm tốn, con số được thông báo vào
khoảng 2.5%, xu hướng tương tự nhiều khả năng sẽ diễn ra vào các tháng
11

cuối năm. Các cuộc khảo sát kinh tế gần đây chỉ ra một sự thay đổi tổng
thể trong tăng trưởng kinh tế thế giới, đó là sự tăng trưởng nhanh hơn ở
các nền kinh tế phát triển và sự chậm lại của các nền kinh tế mới nổi. Đây
là sự đảo ngược mạnh được đưa ra từ kết quả tăng trưởng đã được đưa
ra kể từ khi chu kỳ tăng trưởng toàn cầu diễn ra vào mùa hè năm 2009.
Nhìn tổng thế, các cuộc khảo sát và báo cáo gần đây chỉ ra rằng chúng ta
đang ở thời kì đầu trong một bước chuyển của chu kì phát triển toàn cầu,
với đầu tàu là các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và cả
châu Âu - nơi đang có những dấu hiệu đầu tiên của sự phục hồi. Sự tăng
trưởng chậm lại của các nền kinh tế mới nổi sẽ được ngăn lại bởi sự tăng
cầu từ sự phục hồi của các nền kinh tế phát triển, xu hướng tăng có thể sẽ
trở lại vào cuối năm 2013, đầu năm 2014.
Cụ thể tình hình ở một số quốc gia như sau:
Nhật Bản: tiếp tục duy trì các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng
chính sách tiền tệ - nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng và lạm phát đề ra, qua
đó cuộc chiến chống giảm phát bước đầu có kết quả khi chỉ số CPI tháng 6
đã tăng 0.3%.

Mỹ: kinh tế Mỹ trên đà phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. FED tuyên
bố gói nới lỏng định lượng QE sẽ được duy trì cho tới khi phục hồi kinh tế
đạt mục tiêu (tỷ lệ thất nghiệp khoảng 7%, lạm phát khoảng 2%). Các
chuyên gia dự báo kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi và sẽ tăng trưởng trên 2%
vào năm 2014.
12

Trung Quốc: Sự chuyển mình từ mô hình tăng trưởng nhanh sang tăng
trưởng bền vững đang khiến kinh tế nước này gặp nhiều khó khăn trong
việc duy trì tốc độ tăng trưởng (có thể thấp hơn dự báo của Chính phủ
Trung Quốc). Về mục tiêu, chính phủ Trung Quốc tuyên bố không để tốc
độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm dưới 7%; giữ ổn định tỷ giá; cơ cấu lại
doanh nghiệp để khắc phục tình trạng dư thừa công suất hiện nay; tăng
cường kiểm soát hoạt động cho vay của ngân hàng và nợ của chính quyền
địa phương.

Châu Âu – khu vực đồng EURO: Thống kê mới được công bố cho thấy khu
vực sử dụng đồng euro đang thoát ra khỏi tình trạng suy thoái kéo dài 18
tháng qua. Kinh tế khu vực này tăng trưởng ở mức 0,3% vào Quý II năm
nay, cao hơn một chút so với dự báo, cơ quan thống kê của Liên hiệp châu
Âu (Eurostat) cho biết. Tuy nhiên, mức tăng trưởng trên có được chủ yếu
13

do hai đầu tàu kinh tế là Đức và Pháp, và tình hình các nước còn lại vẫn rất
khó khăn.

Tình hình chính trị thế giới:


Tình hình chính trị thế giới đang diễn biến phức tạp.
Trung đông:
Cuộc nội chiến tại Syria:
Cuộc nội chiến tại Syria đang diễn biến phức tạp, kéo theo đó các nước
phương Tây và Mỹ đang đe dọa sử dụng vũ lực để Tổng thống Bashar al-
Assad.
Ai Cập: Ông Mohamed Morsi bị quân đội Ai Cập phế truất, sau một tuần
đụng độ đẫm máu với hàng triệu người đổ ra đường yêu cầu chấm dứt
một năm lãnh đạo hỗn loạn của ông.
Đông Á:
Các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là chủ quyền biển đảo giữa
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước có chủ quyền tại biển Đông.
Với Việt Nam:
Quá trình mở cửa, đổi mới kinh tế trong những năm qua đã cho thấy tác
dụng to lớn của hội nhập kinh tế quốc tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân và tạo điều kiện phát triển ngành
ngân hàng một cách mạnh mẽ. Hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO
gây một tác động lớn lao đến nền kinh tế và hệ thống ngân hàng thương
14

mại. Quá trình mở của thị trường trong lĩnh vực ngân hàng sẽ buộc các
ngân hàng trong nước phải đối mặt với sức ép cạnh tranh ngày càng lớn,
nguồn thu sẽ bị chia sẻ trong khi những rủi ro tiềm ẩn của thị trường ngày
càng lớn. Theo BTA, trong giai đoạn 2001 -2009, các ngân hàng Mỹ chỉ
hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam
theo tỉ lệ góp vốn 30% - 49%, đến năm 2010 các ngân hàng Mỹ sẽ có một
sân chơi bình đẳng như các ngân hàng Việt Nam. Thao cam kết khi gia
nhập WTO, Việt Nam sẽ xóa bỏ mạnh hơn các bảo hộ đối với dịch vụ tài
chính ngân hàng, dẫn tới nhiều cơ hội cũng như thách thức.

2. Môi trường tác nghiệp.

a, Nhà cung cấp.


Khái niệm nhà cung cấp trong ngành ngân hàng khá đa dạng. Họ có thể là
những cổ đông cung cấp vốn cho ngân hàng hoạt động, hoặc là những
công ty chịu trách nhiệm về hệ thống hoặc bảo trì máy ATM, hay các
trường đại học kinh tế cung ứng nhân lực,… Hiện tại ở việt Nam các ngân
hàng đều tự đầu tư trang thiết bị và chọn cho mình những nhà cung cấp
riêng tùy theo điều kiện. Điều này góp phần giảm quyền lực của nhà cung
cấp thiết bị khi họ không thể cung cấp cho cả một thị trường lớn mà phải
cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Tuy nhiên khi đã tốn một khoản chi
phí khá lớn vào đầu tư hệ thống ngân hàng sẽ không muốn thay đổi nhà
cung cấp vì quá tốn kém, điều này càng làm tăng quyền lực của nhà cung
cấp đã thắng thầu. Về phía các trường đại học lớn về kinh tế, BIDV cũng
như nhiều NHTM khác thường xuyên tổ chức các hoạt động tặng thưởng
cho các học sinh, sinh viên ưu tú, lãnh đạo của các NHTM cũng trực tiếp
đến các trường như học viện ngân hàng,… thông qua các chương trình
“Cầu nối nhân lực” để tuyển nhân viên.
b, Khác hàng.
Một đặc điểm khác biệt của ngân hàng so với các ngành khác là khách
hàng của doanh nghiệp vùa là người mua ( người đi vay), vừa là người bán
( người gửi tiết kiệm) mối quan hệ này là mối quan hệ hai chiều, tại điều
kiện cùng nhau tồn tại và phát triển. Hiện nay ngân hàng nào cạnh tranh
được nhiều tiền gửi của khách hàng thì ngân hàng đó tồn tại. Vì vậy mà
các ngân hàng cần có các dịch vụ chăm sóc, dịch vụ tư vấn, coi khách hàng
là điều kiện để ngân hàng tồn tại, vầ phải gây được ấn tượng đối với khách
hàng. Sự kiện nổi bật gần đây nhất liên quan đến qquyền lực của khách
15

hàng có lẽ là việc các ngân hàng thu phí sử dụng ATM trong khi người tiêu
dùng không đồng thuận. Trong vụ việc này ngân hàng và khách hàng ai
cũng có ly lẽ của mình nhưng rõ ràng nó đã ảnh hưởng không ít đến mức
độ hài lòng và lòng tin của khách hàng. Nhưng không vì thế mà ta có thể
đánh giá thấp quyền lực của khách hàng trong ngành ngân hàng Việt Nam.
Điều quan trọng nhất là việc sống còn của ngân hàng dựa trên đồng vốn
huy động được của khách hàng. Nếu không còn thu hút được dòng vốn
của khách thì ngân hàng tất nhiên sẽ bi đào thải.
Để hoàn thiện chất lượng dịch vụ hơn, các ngân hàng thương mại trong
nước cần thực hiện :
 Đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhất là internetbanking,
e-banking. Đồng thời chú trọng đến chất lượng dữ liệu và độ bảo
mật an toàn của hệ thống công nghệ, xử lý nghiêm các trường hợp
trì trệ trong cung cấp dịch vụ đến khách hàng, đặc biệt lưu ý đến
vấn đề lỗi đường truyền, nghẽn mạch do quá tải
 Phát triển các giá trị tăng thêm của dịch vụ như bán chéo dịch vụ và
phục vụ .
 Đơn giản hóa thủ tục, tự động hóa thao tác thực hiện để giảm thiểu
thời gian giao dịch của khách hàng. Đảm bảo tính chính xác, kịp thời
của các giao dịch.
 Tăng cường công tác marketing giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ
mới cho khách hàng. Để hoạt động marketing được hiệu quả, các
NHTM cần có một bộ phận marketing chuyên nghiệp. Nhiệm vụ của
bộ phận này là nghiên cứu, dự báo thị trường, xu hướng phát triển
dịch vụ; xác định khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng trên
cơ sở phân khúc thị trường và phân tích đối thủ cạnh tranh. Từ đó
xây dựng cụ thể quy trình tiếp cận, khởi xướng, phát triển.
 Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ mới như các giao dịch phái sinh,
hợp đồng hàng hóa tương lai... để đáp ứng nhu cầu cho các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh.
 Thiết lập đường dây nóng để phục vụ khách hàng nhanh chóng, mọi
lúc, mọi nơi. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi họ được phục
vụ ngoài giờ hành chánh. Tại mỗi chi nhánh quản lý các máy ATM
phải có bộ phận trực thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động
của máy phòng khi máy hết tiền, hết giấy...
 Cải tiến công nghệ ngân hàng bằng cách tăng cường khai thác sử
dụng hết các tính năng công nghệ hiện đại mà mình đang sở hữu
16

đồng thời thường xuyên nâng cấp hệ thống công nghệ theo xu
hướng phát triển không ngừng của khoa học công nghệ thông tin.
Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc phục vụ khách hàng.
 Tạo lập một nền khách hàng ổn định, duy trì và phát triển mối quan
hệ lâu dài với khách hàng truyền thống, đồng thời phát triển thị
trường nhằm thu hút khách hàng mới, khách hàng tiềm năng... Cần
phát huy hơn nữa sự chăm sóc khách hàng như viếng thăm, tặng
hoa chúc mừng sinh nhật giám đốc và kế toán trưởng doanh nghiệp.
Đối với những khách hàng ngừng giao dịch hay chuyển sang ngân
hàng khác hoạt động cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp
thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.
c, Đối thủ cạnh tranh.
Cường độ cạnh tranh của các ngân hàng tăng cao khi có sự xuất hiện của
nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Ngân hàng nước ngoài thường có
một phân khúc khách hàng riêng mà đa số doanh nghiệp từ nước họ. Họ
đã phục vụ những khách hàng này từ rất lâu ở thị trường khàc và khi
khách hàng mở rộng thị trường sang Việt Nam thì ngân hàng cũng mở văn
phòng đại diện theo. Ngân hàng ngoại cũng không vướng phải những rào
cản mà nhiều ngân hàng trong nước đang mắc phải điển hình là hạn mức
cho vay chứng khoán, nợ xấu trong cho vay bất động sản. Họ có lơi thế
làm từ đầu và có nhiều chon lựa trong khi với không ít ngân hàng trong
nước thì điều nay là không thể. Ngoài ra ngân hàng ngoại còn có không ít
lợi thế như là hạ tầng dịch vụ hơn hẳn, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp,
công nghệ tốt hơn ( điển hình là hệ thống internet banking…) Quan trọng
hơn nữa đó là khả năng kết nối với mạng lưới rộng khắp trên nhiiều nước
của ngân hàng ngoại. Để cạnh tranh với nhóm ngân hàng này , các ngân
hàng trong nước đã trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ sản phẩm dịch
vụ, nhân sự …khá quy mô. Lợi thế của các ngân hàng trong nước là mối
quan hệ mật thiết với các khách hàng có sẵn. Ngân hàng trong nước sẵn
sàng linh hoạt cho vay với mức ưu đãi đối với những khách hàng quan
trọng của mình.
d, Các nhóm lợi ích đặc biệt (SIG).
Đối với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào vốn tín dụng ngân hàng như Việt
Nam, hiện tượng đầu tư chéo, sở hữu chéo càng trở nên phức tạp và là
một trong những nguyên nhân gây bất ổn kinh tế trong những năm vừa
qua. Cơ cấu sở hữu chéo diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp nhà nước,
17

ngân hàng thương mại cổ phần và các công ty đầu tư tài chính. Hầu hết
các nhà nước đều có sở hữu tại ngân hàng cổ phần. Trong các ngân hàng
này thì doanh nghiệp nhà nước mặc dù nắm tỉ trọng sở hữu lớn nhưng
không có vai trò chi phối trong kiểm soát. Đặc biệt, ở Việt Nam có các công
ty đầu tư tài chính thực chất hoạt động như một định chế tài chính nhưng
không được điều tiết bởi pháp luật chuyên ngành do được coi là một
doanh nghiệp bình thường.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, hiện có nhiều dạng sở hữu chéo
trong hệ thống NH tại Việt Nam, bao gồm: Sở hữu của các NH thương mại
nhà nước và NH thương mại nước ngoài tại các NH liên doanh (có 6 NH
liên doanh); cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NH thương mại (hiện
có khoảng 10 NH có đối tác chiến lược là tập đoàn tài chính nước ngoài);
cổ đông tại các NH thương mại là các công ty quản lý quỹ (hiện khá phổ
biến); NH thương mại nhà nước có cổ phần tại các NH thương mại cổ phần
(có khoảng 8 NH cổ phần loại này). Ngoài ra còn có hình thức khá phổ biến
là sở hữu lẫn nhau giữa các NH thương mại cổ phần; các tập đoàn có cổ
phần tại các NH và NH sở hữu các công ty tài chính, bảo hiểm, bất động
sản (các công ty con này có cổ phần hoặc đầu tư vào nhiều doanh nghiệp
phi tài chính).
e, Nhà nước.
Chỉ thị 03 của ngân hàng nhà nước (03/CT – NHNN):
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Chỉ thị 03/CT-NHNN về các giải pháp
điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trong
những tháng cuối năm 2013. Một trong những điểm đáng chú ý của Chỉ thị
03 là yêu cầu tổ chức tín dụng mở rộng cho vay để đạt mục tiêu tăng
trưởng tín dụng 12% trong năm nay.
Theo chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu
lại các khoản vay nhưng không nhằm mục đích che giấu nợ xấu của tổ
chức tín dụng, che giấu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và tình
hình không lành mạnh của khách hàng vay; xem xét miễn, giảm lãi vốn vay
trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
Trên cơ sở định hướng điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, các tổ
chức tín dụng xem xét ấn định lãi suất huy động theo kỳ hạn hợp lý để ổn
định mặt bằng lãi suất và cải thiện cơ cấu nguồn vốn; tiết kiệm chi phí để
18

áp dụng lãi suất cho vay mới ở mức hợp lý; xem xét tiếp tục điều chỉnh
giảm lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và hộ dân.
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chấp hành nghiêm các
quy định về mua bán ngoại tệ, niêm yết tỷ giá, quản lý ngoại hối để ổn
định thị trường ngoại hối và tỷ giá. Cùng với đó, tại các văn bản số 5174 và
5175/NHNN-QLNH ban hành ngày 18/7, ngân hàng nhà nước yêu cầu các
ngân hàng nhà nướcchi nhánh tỉnh, thành phố và các tổ chức tín dụng
được phép hoạt động ngoại hối tăng cường công tác quản lý ngoại hối.
Chỉ thị 03 có yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định về
quản lý hoạt động kinh doanh vàng, về chấm dứt huy động, cho vay vốn
bằng vàng, tất toán số dư huy động vốn bằng vàng; xây dựng, triển khai lộ
trình tất toán số dư cho vay vốn bằng vàng.

II/Môi trường bên trong.


1.Tài chính BIDV.
Tài chính của một tổ chức là khả năng thanh khoản, khả năng tạo ra giá trị
gia tăng, cơ cấu vốn và khả năng hoạt động.
a, Khả năng thanh khoản.
Khả năng thanh khoản là khả năng chi trả nợ ngắn hạn. Các nguồn vốn quỹ
có thể thanh toán cho các nguồn nợ ngắn hạn là ngân quỹ hoặc tài sản lưu
động khác có thể dễ dàng chuyển đổi ra thành tiền mặt. Chính vì vậy khả
năng thanh khoản được đo lường bằng các tiêu chí nhấn mạnh mối quan
hệ giữa nợ ngắn hạn và một số khoản mục tài sản lưu động chọn lọc.
T à i s ả nl ư u độ ng
H ệ s ố thanh ¿ á n hi ệ n h à nh=
N ợ ng ắ n h ạ n

Tài sản lưu động là tài sản được dự tính là tài sản được sẽ chuyển thành
tiền mặt trong chu trình hoạt động. Thông thường thì tài sản lưu động bao
gồm tiền mặt, thương phiếu và các khoản phải thu( đến hạn trong vòng 12
tháng tới ), hàng tồn kho Và chứng khoán có thể bán.
Nợ ngắn hạn là chi trả cam kết theo yêu cầu hoặc trong vòng một năm.
Thông thường nợ ngắn hạn bao gồm thương phiếu ngắn hạn, các khoản
phải trả thương mại, nợ dài hạn đã đến hạn trả, thuế phải trả và các chi
phí trả trước khác.
19

T à i s ả n lư u độ ng− H à ng t ồ n kho
H ệ s ố thanh ¿ á n nhanh=
N ợ ng ắ n h ạ n

Để làm rõ hệ số trên, chúng ta sẽ cùng đi phân tích tài chính của ngân
hàng BIDV trong quý 1 và quý 2 (từ 01/01/2013-30/06/2013)
Ngân hàng BIDV đã công bố kết quả tài chính của mình trong chu kỳ hoạt
động từ 1/1/2013-30/6/2013 như sau
A.Tài sản.
Đơn vị : Triệu VNĐ. 30/6/2013

I.Tiền mặt, vàng , bạc, đá quý 4.230.051


II.Tiền gửi ngân hàng tại nhà nước 12.349.356
III.Tiền gửi các TCTD khác và cho các TCTD khác vay 47.882.191
1.Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác 31.242.166
2.Cho vay các tổ chức tín dụng khác 16.850.624
3.Dự phòng rủi ro cho vay của các tổ chức tín dụng khác 210.599
IV.Chứng khoán kinh doanh 7.434.733
1.Chứng khoán kinh đoanh 7.469.896
2.Dự phòng chứng khoán kinh doanh 35.163
V.Cho vay khách hàng 357.424.628
1.Cho vay khách hàng 364.771.312
2.Dự phòng cho vay khách hàng 7.346.684
VI.Chứng khoán đầu tư 64.778.643
1.Chứng khoán đầu tư sãn sàng để bán 58.292.286
2.Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 6.900.105
3.Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 413.748
VII.Góp vốn đầu tư dài hạn 4.415.372
1.Vốn liên doanh 3.302.613
20

2.Đầu tư vào công ty liên kết 491.810


3.Góp vốn đầu tư dài hạn khác 996.095
4.Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 375.146
VIII.Tài sản cố định 3.978.991
1.Tài sản cố định hữu hình 1.581.814
a.Nguyên giá tài sản cố định 3.491.254
b.Hao mòn tài sản cố định 1.919.440
2.Tài sản cố định thuê tài chính 241.342
a.Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính 578.187
b.Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính 336.845
3.Tài sản cố định vô hình 2.155.835
a.Nguyên giá tài sản cố định vô hình 2.541.723
b.Hao mòn tài sản cố định vô hình 385.888
4.Tài sản có khác 18.220.680
a.Các khoản phải thu 11.496.106
b.Các khoản lãi, chi phí phải thu 6.135.584
c.Tài sản có khác 657.822
d.Dự phòng rủi ro cho các tài sản nội bảng khác 68832
Tổng tài sản 520.714.645
B.Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
I.Các khoản nợ chính phủ và ngân hàng nhà nước 15.067.921
II.Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác 45.326.779
1.Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác 11.432.096
2.Tiền vay các tổ chức tín dụng khác 33.894.683
III.Tiền gửi của khách hàng 335.008.850
IV.Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay ngân hàng chịu rủi ro 71.967.828
21

V.Phát hành giấy tờ có giá 16.746.811


VI.Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác 20.1947
VII.Các khoản nợ khác 12.557.755
1.Các khoản lãi, phí phải trả 7.800.550
2.Các khoản phải trả và công nợ khác 3.864.645
3.Dự phòng rủi ro khác 892.560
Tổng nợ phải trả 492.377.891
VIII.Vốn và các quỹ
1.Vốn của ngân hàng
a.Vốn điều lệ 23.011.705
b.Thặng dư vốn cổ phần 29.996
c.Vốn khác 1.387.910
2.Quỹ của ngân hàng 378.444
3.Chênh lệch tỉ giá hối đoái 32.551
4.Lợi nhuận chưa phân phối 3.346.300
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu 28.121.804

Như vậy:
Tổng tài sản lưu động = 502.105.796 ( triệu VNĐ)
Tổng nợ ngắn hạn = 206.251.320 (triệu VNĐ)
Tài sản lưu động 502.105.796
Hệ số thanh toán hiện thờicủa BIDV = = =2.43
Nợ ngắn hạn 206.251.320

Hệ số này khá cao, nó cho thấy khả năng thanh toán nợ của ngân hàng
BIDV trong ngắn hạn là rất cao, khả năng hoạt động như huy động vốn,
quay vòng vốn của ngân hàng là linh động và ổn định, càng tạo niềm tin
cho khách hàng.
22

b, Khả năng tạo ra giá trị.


khả năng tạo ra giá trị được hiểu đơn giản là khả năng quản lý trong việc
kiểm soát tạo ra chi phí và tạo ra giá trị gia tăng trên số vốn được giao.
Các tiêu chí đo lường khả năng tạo ra giá trị gia tăng đáng quan tâm là thu
nhập và một yếu tố đại diện cho nguồn vốn đầu tư vào các khía cạnh hoạt
động của tổ chức.
Chúng ta thường dùng các công thức sau để đánh giá :
Thu nhập thuần trước thuế (%)
hệ số sinh lời của tài sản hữu hình=
Giá trị tài sản hữu hìnhthuần

Thunhập thuần trước thuế


Hệ số sinh lờicủa tổng tài sản ¿ (% )
Tổng tài sản

( tất cả đều là hệ số sinh lời trước thuế ).


Tài chính hoạt động của BIDV 01/01/2013-30/6/2013
1.Thu nhập lãi và các khoản tương tự 21.782.050
2.Chi phí lãi và các chi phí tương tự 15.174.217
I.Thu nhập lãi thuần 6.607.833
3.Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.550.505
4.Chi phí hoạt động dịch vụ 321.092
II.Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.223.413
III.Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 55.391
IV.Lãi (lỗ) thuần từ mua bán từ mua bán chứng khoán kinh doanh 203.874
V.Lỗ (lãi) thuần từ việc mua bán chứng khoán đầu tư 28.756
5.Thu nhập từ hoạt động khác 734.859
6.Chi phí hoạt động khác 439.594
VI.Lãi thuần từ hoạt động khác 295.310
VII.Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 210.376
Tổng thu nhập hoạt động 8.567.441
23

7.Chi phí nhân viên 1.809.898


8.Chi phí khấu hao và khấu trừ 231.764
9.Chi phí khác 1.328.697
VIII.Tổng chi phí hoạt động 3.370.359
IX.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí tín dụng rủi ro
5.197.082
X.Chi phí tín dụng rủi ro 2.618.230
XI.Tổng lợi nhuận trước thuế 2.578.852
10.Chi phí thuế TNDN hiện hành 601.688
XII.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 601.688
XIII.Lợi nhuận thuần sau thuế 1.977.164
Phân bổ lỗ lãi cho cổ đông thiểu số 7.940
Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 1.969.224

Như vậy, ta xác định được ngân hàng BIDV Có:


Thu nhập thuần trước thuế = 2.578.852 (triệu VNĐ)
Giá trị tài sản hữu hình thuần = 3.978.991 (triệu VNĐ)
Tổng tài sản

=
520.714.645 (triệu VNĐ)
Do đó:
Thunhập thuần trước thếu
Hệ số sinh lời(trước thuế )củatài sản hữu hình= × 100 %=65(% )
Giá trị tài sản hữu hình thuần

Thu nhập thuần trước thuế


Hệ số sinh lời ( trước thuế ) cuả tổng tài sản= ×100 %=0.50(%)
Tổng tài sản
24

Kết quả này cho thấy hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng để tạo ra thu
nhập của doanh nghiệp là cao, đặc biệt là tài sản hữu hình. Cho thấy tiềm
năng hoạt động sinh lời của tổ chức là cao.
c, Cơ cấu vốn.
Mức độ trong đó tổ chức phụ thuộc vào nợ chứ không phải vốn chủ sở
hữu chính là cơ cấu vốn của tổ chức. Một tổ chức phụ thuộc nhiều vào nợ
là một tổ chức có tỷ lệ nợ cao trong mối tương quan với đầu tư của chủ sở
hữu.
Tổng nợ
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu=
Vốn chủ sở hữu

Giá trị tài sản cố địnhthuần


Tài sản trên vốn chủ sở hữu=
Vốn chủ sở hữu

Ngân hàng BIDV có :


Tổng nợ

= 492.377.891 (triệu VNĐ)


Vốn chủ sở hữu

= 28.121.804 (triệu VNĐ)


Giá trị tài sản hữu hình cố định = 3.978.991 (triệu VNĐ)
Do đó có :
T ổ ng n ợ
H ệ s ố n ợ tr ê n v ố n ch ủ s ở h ữ u= =17.5
V ố n ch ủ s ở h ữ u

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mô tài chính của
công ty. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở
hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai
nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng
được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong đó nợ của doanh nghiệp bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn .
Vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần của cổ đông gồm cổ phần thông thường,
cổ phần ưu đãi, các khoản lãi phải trả và nợ ròng.
25

Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cũng phụ thuộc nhiều vào ngành, lĩnh
vực mà công ty hoạt động. Ví dụ, các ngành sản xuất cần sử dụng nhiều
vốn thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu có xu hướng cao hơn, trong khi
các công ty dịch vụ thì Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu thường thấp
hơn.
Tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái
quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm
thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường,
nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ
chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được
tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Về nguyên tắc, hệ số này càng
nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng
nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này
càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản
của doanh nghiệp càng lớn.
Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở
hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có,
nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh
nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng
cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỷ lệ nợ
(và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay
hay không.
Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là chi phí lãi vay sẽ
được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp phải cân
nhắc giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ
hợp lý nhất. Tỉ lệ này của BIDV là tương đối cao.

Gi á tr ịt ài s ả n c ố đị nh thu ầ n
T ài s ả n tr ê n v ố n ch ủ s ở hữ u= =0.14=14 %
V ố n ch ủ s ở h ữ u

Tỉ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỉ lệ tài sản trên vốn cổ
đông biểu thị quan hệ giữa tổng tài sản của một công ty với phần tài sản
do cổ đông sở hữu, hay vốn cổ đông. Tỉ lệ tài sản/vốn cổ đông chỉ ra khả
năng lợi dụng vốn của một công ty và lượng vốn vay được sử dụng để tài
trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty.
26

Tỉ lệ tài sản trên vốn cổ đông phụ thuộc rất nhiều vào ngành kinh doanh
của công ty, qui mô công ty, điều kiện kinh tế và nhiều nhân tố khác nữa.
Không có một con số nào được coi là lý tưởng đối với tỉ lệ này.
Tỉ lệ tài sản/vốn cổ đông quá cao cho thấy có thể công ty này đã phải vay
rất nhiều để duy trì hoạt động kinh doanh không mấy hiệu quả của mình.
Tuy nhiên tỉ lệ tài sản/vốn cổ đông cao cũng có thể chứng tỏ rằng công ty
này đã sử dụng vốn rất hiệu quả, khi nó nhân được nguồn lực kinh doanh
của mình lên nhiều lần từ một số vốn cổ đông không lớn lắm. Nếu thu
nhập mà số vốn vay này tạo ra lớn hơn chi phí của nó (tiền lãi) thì hiệu quả
kinh doanh của công ty sẽ được nâng lên rõ rệt. Nhưng bao giờ cũng vậy,
mỗi công ty đều có một điểm tới hạn nhất định mà nếu số vốn vay vượt
quá mức đó thì lợi nhuận biên tạo ra sẽ không thể bù đắp nổi chi phí sử
dụng vốn, kết quả là tổng lợi nhuận của công ty bị giảm sút, đẩy công ty
vào tình trạng nguy hiểm.
Cũng với logic tương tự, tỉ lệ tài sản/vốn cổ đông thấp cho thấy hoặc đây
là một công ty rất mạnh, không cần đến vốn vay, hoặc đây cũng có thể là
một công ty kinh doanh chắc ăn một cách thái quá, không dám vay vốn
kinh doanh và cam chịu bỏ qua những cơ hội kinh doanh tốt trên thị
trường.
Kết quả tỉ lệ tài sản/ vốn chủ sở hữu của BIDV là không cao, cùng những số
liệu kế toán đưa ra ở trên cho thấy BIDV là một tổ chức ngân hàng mạnh,
hoạt động của công ty không phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn kinh
doanh.
d, Khả năng hoạt động.
Khả năng hoạt động hay bao gồm nhóm tiêu chí hoạt động, đo lường hiệu
quả quản lý các tài sản của tổ chức.
Nói đến một tổ chức ngân hàng ta sẽ nói tới vòng quay của các khoản phải
thu.
doanh thu thu ầ n
v ò ng quay c ủ a c á c kho ả n ph ả ithu=
c á c kho ả n ph ả ithu thươ ng mạ i

Qua bảng cân đối kế toand trên ta có thể xác định được, chu kỳ hoạt động
từ 01/01/2013-30/06/2013 ngân hàng BIDV có
Doanh thu thuần
27

= 8.567.441( triệu VNĐ)


Các khoản phải thu thương mại = 11.496.106 (triệu VNĐ)
Do vậy
Doanhthu thu ầ n
V ò ng quay c á c kho ả n ph ả ithu c ủ a BIDV = =0.75
C á c kho ả n ph ả i thu thươ ng m ại

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải
thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, được tính bằng cách lấy doanh thu
trong kỳ chia cho số dư bình quân các khoản phải thu trong kỳ như trên.
Việc chiếm dụng vốn này thoạt nhìn không mấy quan trọng, vì theo logic
thông thường, khách hàng nợ rồi khách hàng cũng sẽ phải trả cho doanh
nghiệp, không trả lúc này thì trả lúc khác, cuối cùng thì tiền vẫn thuộc về
doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu khách hàng
chiếm dụng ngày càng cao, trong khi đó do yêu cầu của thị trường, doanh
nghiệp cần tăng lượng hàng sản xuất, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải
tăng mua nguyên vật liệu, kéo theo yêu cầu phải có lượng tiền nhiều hơn,
trong khi thời điểm đó lượng tiền của doanh nghiệp không đủ và đáng ra
nếu khách hàng thanh toán những khoản nợ với doanh nghiệp thì doanh
nghiệp sẽ có đủ số tiền cần thiết để mua đủ số lượng nguyên vật liệu theo
yêu cầu. Do đó, trong trường hợp này, doanh nghiệp phải đi vay ngân
hàng để bổ sung vào lượng tiền hiện có hoặc chỉ sản xuất với số lượng
tương ứng với số lượng nguyên vật liệu được mua vào từ số tiền hiện có
của doanh nghiệp, điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu của BIDV khá lớn chứng
tỏ tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng càng nhanh, khả năng chuyển đổi các
khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho ngân hàng nâng
cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu
động trong sản xuất.

2. Marketing.

a, Bạn hiểu thế nào là Marketing?


Marketing là một sản phẩm tốt được bán ở những nơi thuận tiện cho
đúng người cần mua với mức giá hợp lý. (Adcoketal)
28

Marketing là những hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn
những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi tương
tác. (Kotler 1980)
Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các
tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách
hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau
để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông.
(American Marketing Association – Hiệp Hội Marketing Mỹ 2008).
Nói tóm lại thì Marketing là cách thức chúng ta thu hút thật nhiều khách
hàng và làm sao cho họ thích và tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của chúng
ta.
Ngày nay sử dụng marketing của các tổ chức là không thể thiếu_ Đây
được coi là chiến lược quan trọng, có tính định hướng cao trong mọi tổ
chức.
b, BIDV đã marketing nhứ thế nào ?
Thứ nhất, địa bàn hoạt động và các chi nhánh.
Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Quận Hoàn
Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Về mạng lưới ngân hàng: BIDV có 117 chi nhánh và trên 551 điểm mạng
lưới, 1.300 ATM/POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
Về mạng lưới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tư (BSC),
Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Đầu tư (BIC) với 20 chi
nhánh trong cả nước…
Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga,
Séc...
Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác
Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng
Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV
(đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Partners
(đối tác Mỹ)…
Thứ hai, khách hàng.
BIDV có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ
chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các
29

doanh nghiệp vừa và nhỏ. BIDV là sự lựa chọn tin cậy của các định chế lớn
như World Bank, ADB, JBIC, NIB… Và hàng triệu lượt khách hàng cá nhân
đã và đang sử dụng dịch vụ của BIDV..
Về độ tín nhiệm, kết quả định hạng tín nhiệm của Tổ chức Định hạng tín
nhiệm toàn cầu Standard & Poors (S&P) thực hiện việc rà soát và công bố
định hạng định kỳ năm 2012 vào cuối tháng 8/2012.
Kết quả định hạng tín nhiệm của BIDV năm 2012 giữ nguyên như Định
hạng hiện tại, với Triển vọng chung ở mức ổn định. Cụ thể như sau:
• Định hạng năng lực độc lập :b
• Định hạng nhà phát hành dài hạn : B+
• Định hạng nhà phát hành ngắn hạn : B
• Triển vọng : Ổn định.
Đây là một kết quả định hạng tích cực và đáng ghi nhận trong bối cảnh
khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu còn chưa có nhiều dấu
hiệu cải thiện, nền kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều
thách thức.
S&P đánh giá cao BIDV với vị thế doanh nghiệp được đánh giá ở mức
“mạnh”, phản ánh thương hiệu mạnh tại Việt Nam và mạng lưới nội địa
trải rộng của ngân hàng. BIDV là ngân hàng lớn thứ 3 về tổng tài sản ở Việt
Nam với 10% thị phần cho vay và 9% thị phần tiền gửi. BIDV có mạng lưới
hoạt động lớn thứ 3 tại Việt Nam và có mặt ở tất cả 63 tỉnh thành. BIDV
cũng có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn vốn từ Chính phủ cũng như
nguồn vốn hỗ trợ cho các dự án phát triển từ các tổ chức quốc tế.
Triển vọng ổn định phản ánh dự báo của S&P về việc BIDV sẽ giữ vững
năng lực tài chính của mình trước những thách thức của môi trường kinh
doanh tại Việt Nam và nâng cao hệ thống quản lý rủi ro.
Năm 2012 là năm thứ 3 liên tiếp BIDV mời S&P thực hiện định hạng bên
cạnh Moody’s, qua đó góp phần khẳng định cam kết minh bạch hóa và
thực hiện chiến lược áp dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất vào hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng.
30

BIDV là ngân hàng thương mại lâu đời nhất tại Việt Nam với 55 năm phát
triển và trưởng thành. Tính đến hết 30/06/2012, tổng tài sản của BIDV đạt
444 nghìn tỷ đồng với 118 chi nhánh và 500 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Thứ 3, các dịch vụ khuyến mại.
Khuyến mại là một hình thức marketing không thể thiếu.
Bạn gửi tiền ngân hàng, điều bạn quan tâm là lãi suất. Vậy thì BIDV điều
chỉnh giảm lãi suất trong toàn hệ thống như sau. Trần lãi suất huy động:
Đối với VNĐ: Đơn vị: %/năm
Kỳ hạn KKH và 1 tháng 2 tháng Từ 3 →
< 1 dưới 6
tháng tháng
Lãi suất tối đa 1.2 6.0 6.5 7.0
TCKT/ĐCTC
Lãi suất tối đa Dân 1.2 6.5 7.0 7.0

Đối với USD:
+ Trần lãi suất huy động đối với TCKT: 0,25%/năm
+ Trần lãi suất huy động đối với dân cư : 1,25%/năm
Lãi suất cho vay VND ngắn hạn các đối tượng ưu tiên: Đối với cho vay
ngắn hạn các đối tượng ưu tiên gồm (1) Phát triển nông nghiệp nông thôn,
(2) tài trợ xuất khẩu, (3) doanh nghiệp nhỏ và vừa, (4) công nghiệp hỗ trợ,
(5) khắc phục bão lũ, (6) các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao: áp dụng lãi suất cho vay tối đa
9,0%/năm.
BIDV còn cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở là sản phẩm BIDV tài trợ vốn để
mua nhà ở, đất ở, xây dựng nhà ở mới, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở,
mua ôtô, cho vay du học,…
BIDV liên tục mở các chương trình ưu đãi khách hàng như: Chương trình
khuyến mại Thẻ tín dụng quốc tế BIDV Manchester United "Kết nối huyền
thoại", Cùng Điểm ưu đãi vàng tận hưởng "Thu nắng vàng" , Càng chi tiêu
càng tiết kiệm với Chương trình tích lũy điểm thưởng thẻ tín dụng quốc tế
BIDV năm 2013,…. và nhiều các chương trình khuyễn mãi đối với khách
31

hàng thân thiết nhẳm quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng thị
trường.

3.Nguồn nhân lực.


Không giống như một số nguồn lực khác như: nguồn lực tài chính, nguồn
lực vật chất, nguồn lực công nghệ… nguồn nhân lực là một nguồn lực đặc
biệt không thể thiếu, nó quyết định tới sự thành bại của tổ chức. Trong
quá trình tồn tại cũng như sự phát triển của nguồn nhân lực, nó không chỉ
chịu sự tác động của biến động tự nhiên(sinh, chết..) và biến động cơ
học(di dân) mà còn chịu sự ảnh hưởng của hệ thống các qui luật: qui luật
cung cấu, qui luật cạnh tranh…
Như chúng ta đã biết, xét đến cùng thì yếu tố giữ vai trò, chi phối, quyết
định sự vận động, phát triển của xã hội chính là lực lượng sản xuất. Lực
lượng sản xuất bao gồm sức lao động và tư liệu sản xuất trong đó người
lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ph. Ăngghen đã từng nhấn mạnh
rằng muốn nâng nền sản xuất lên thì một mình tư liệu lao động, dù là tư
liệu cơ giới hay bất kỳ tư liệu nào khác cũng không đủ mà cần có những
người có năng lực tương xứng sử dụng những tư liệu đó. Như vậy vai trò
của nguồn nhân lực xuất phát từ vai trò quan trọng của con người trong
sự phát triển của lực lượng sản xuất đối với sự phát triển của kinh tế xã
hội. Chúng ta sẽ cùng nhau phân tích cụ thể hơn về vai trò của con người
trong sự hình thành và phát triển của một tổ chức.
a, Con người là động lực của sự phát triển.
Các nguồn lực khác như vốn,tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, vị trí
địa lý…là những khách thể, chịu sự khai thác cải tạo của của con người.
Các nguồn lực này tự nó chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng, muốn phát huy
tác dụng phải có sự kết hợp với nguồn lực con người ,thông qua hoạt
động có ý thức của con người. Con người với tất cả những năng lực, phẩm
chất tích cực của mình, bao gồm trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng
động, sáng tạo…tác động vào các nguồn lực khác và gắn kết chúng lai để
tạo ra hoạt động lao động phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Chính con
người là nhân tố làm thay đổi tính chất của lao động từ lao động thủ công
sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ. Nhất là trong giai đoạn hiện nay
khi mà khoa học và công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp của lượng
sản xuất thì con người lại là nhân tố tạo ra các tư liệu lao động hiện đại, sử
32

dụng, khai thác đưa chúng vào hoạt động lao động nếu không những
nguồn lực khác đó chỉ là những vật chất vô tri vô giác
Như vậy để xã hội thực sự phát triển thì động lực lớn nhất, quan trọng
nhất đó chính là năng lực của con người. Chính vì vậy cần phải sử dụng và
khai thác hợp lý sao cho nguồn nhân lực thực sự là động lực to lớn, hữu
ích cho sự phát triển.
b, Con người là mục tiêu của sự phát triển.
Con người luôn hướng tới sự Chân-Thiện-Mỹ, chính vì vậy bất kể một hoạt
động nào của con người đều có mục đích cụ thể, rõ ràng. Mọi hoạt động
sản xuất hàng hoá đang diễn ra cũng nhằm mục đích cuối cùng là thoã
mãn tối ưu lợi ích của người tiêu dùng, làm cho cuộc sống của con người
không những đầy đủ về vật chất mà còn thỏa mãn cả về tinh thần. Như
vậy nhu cầu tiêu dùng tức là lượng tiêu dùng của cải vật chất, tinh thần
của con người có tác động quyết định tới việc cung hàng hoá trên thị
trường. Việc sản xuất cung ứng nhiều hay ít hàng hoá phụ thuộc vào nhu
cầu của con người, mà theo thời gian nhu cầu của con người lại vô cùng
phong phú, đa dạng nên đặt ra yêu cầu hàng hoá sản xuất phải phong phú
về số lượng cũng như chủng loại. Do vậy phát triển kinh tế xã hội suy cho
cùng là vì con người.
c, Yếu tố con người trong phát triển kinh tế xã hội.
Con người bằng những năng lực vốn có của mính đã tác động vào thiên
nhiên, chinh phục và cải tạo chúng để phục vụ cho nhu cầu của chính bản
thân họ xong không đơn thuần việc tác động đó chỉ nhằm mục đích tồn
tại. Trong hoạt động lao động của mình, con người luôn sáng tạo, tích luỹ
nhằm hoàn thiện, phát triển bản thân mình hơn. Do vậy cùng với sự phát
triển của kinh tế xã hội thì bản thân con người cũng phát triển theo chiều
hướng tích cực.
Như vậy có thể nói nguồn nhân lực là một nguồn lực có vai trò quan trọng
quyết định tới sự phát triển của kinh tế xã hội. Đầu tư cho nguồn nhân lực
là đầu tư mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững nhất.
d, Chiến lược của BIDV.
Nắm bắt được vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, BIDV đã phát triển
nguồn nhân lực của mình phát triển mạnh mẽ bằng nhiều cách thức khác
nhau.
33

Theo con số thống kê của ngân hàng BIDV, thì tính đến ngày 30/06/2013
tổng số cán bộ, nhân viên của ngân hàng và công ty con là 18.508 người.
Sáu tháng đầu năm 2013 BIDV cũng đã cắt giảm lượng nhân sự nhưng
điều đó không có nghĩa là bạn không có cơ hội làm việc tại đây.
BIDV luôn coi trọng việc tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng tốt cho
mình, cụ thể chúng ta phải kể đến sự kiện sáng 9/8/2013, ĐHQGHN và
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã
kí kết thỏa thuận hợp tác. Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV Trần Bắc Hà
khẳng định, hai bên sẽ kí với nhau các hợp đồng, hợp tác cụ thể sau thỏa
thuận này. Ông Trần Bắc Hà còn cho biết, BIDV xác định sức mạnh cạnh
tranh, động lực phát triển trên thị trường chính là nguồn nhân lực, là con
người BIDV. Do đó, hợp tác trong đào tạo với ĐHQGHN là một trong
những nội dung quan trọng nhất. Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV mong
rằng ĐHQGHN sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho BIDV. Không
dừng lại ở đó, BIDV vẫn tiếp tục săn tìm những ứng viên tài năng nhất,
ngân hàng liên tục tuyển dụng nhân viên trong thời gian qua bằng cách sử
dụng trang diễn đàn chính của mình để thông báo tuyển dụng.
Coi trọng việc tuển dụng nhân tài, thì đào tạo nguồn nhân lực của mình
một cách có hiệu quả và đồng bộ cũng là chiến lước phát triển lâu dài của
BIDV. Rất thông minh, BIDV đầu tư triệt để vào các sinh viên trẻ ở các
trường đại học có tiếng( đặc biệt là đại học quốc gia hà nội), ngân hàng
sãn sàng cung cấp khoa học, kỹ thuật vào trong quá trình giảng dạy của
các trường đại học, những khóa học miễn phí, khóa đào tạo, học bổng ưu
đãi giành cho sinh viên trẻ đã trở thành một chiến lược quan trọng của
BIDV và đầu tư dài hạn khôn khéo này đã giúp BIDV luôn giữ được nguồn
nhân lực chất lượng cao ổn định, tạo động lực phát triển bền vững cho
ngân hàng ngay cả khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng suy thoái như
hiện nay.
Không dừng lại ở đó, BIDV tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi giành cho
nhân viên của mình, đó là chế độ lương bổng_một yếu tố nhạy cảm mà
các ngân hàng hiện nay đang lẩn tránh.Theo báo cáo niên 2013 của vn
Express.net cho thấy ngân hàng BIDV đã giành ra một nửa chi phí hoạt
động để chi trả lương công nhân viên.
34

BIDV còn khuyến khích nhân viên của mình bằng các lợi ích sau :
Trợ cấp nghỉ hưu_Nhân viên ngân hàng và các công ty con khi nghỉ hưu sẽ
được nhậ trợ cấp về hưu từ bảo hiểm xã hội thuộc bộ lao động thương
binh và xã hội. Ngân hàng và công ty con phải đóng bảo hiểm xã hội cho
mỗi nhân viên bằng 17% lương cơ bản hàng tháng của nhân viên làm việc
tại ngân hàng và người lao động tại các công ty con. Ngoài ra ngân hàng
còn sử dụng quỹ phúc lợi để chi trả tiền trợ cấp nghỉ hưu một lần cho
nhân viên theo quy định riêng của ngân hàng hoặc các công ty con.
Như vậy có thể nói, ngân hàng BIDV rất coi trọng nguồn nhân lực của tổ
chức mình. Định hướng phát triển nguồn nhân lực là tiêu chí hàng đầu của
BIDV.

4.Công nghệ.
Hệ thống ngân hàng BIDV luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ
đắc lực cho công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng
tiên tiến.
Liên tục từ năm 2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index
(chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm
trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực
Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010.

5.Nghiên cứu và phát triển của BIDV.


Nghiên cứu và phát triển chính là sự cung cấp phân tích về kĩ thuật và sự
hỗ trợ đối với các bộ phận khác; thiết kế sản phẩm hay các quy trình để
phát triển thị trường và bằng cách đó tạo ra thu nhập. Sáng tạo và phát
triển sáng tạo ấy vào thực tiễn là hai nhân tố quan trọng trong nghiên cứu
và phát triển.
a, Nghiên cứu và phát triển của BIDV ra sao?
Như các bạn đã biết, BIDV thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc
biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (Tập đoàn). BIDV
là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ
thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối với 103 chi nhánh
cấp 1 với gần 400 điểm giao dịch, hơn 700 máy ATM và hàng chục ngàn
35

điểm POS trên toàn phạm vi lãnh thổ, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách
hàng. Hợp tác kinh doanh với hơn 800 Ngân hàng trên thế giới.
BIDV được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là
một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, là sự lựa
chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả
nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.
b, Tại sao vị trí của BIDV lại mang tầm cỡ như vậy?
Tiềm lực tài chính cao, nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng thì còn phải
kể đến việc ngân hàng này hoạt động vô cùng chuyên nghiệp thông qua hệ
thống khoa học- kỹ thật tiên tiến hiện đại trong quá trình vận động của
mình.
Nhanh và tiện, đem lại thoải mái cho khách hàng là tiêu chí quan trọng
thúc đẩy BIDV phát triển hệ thống ngân hàng của mình khắp nơi. Ngân
hàng nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng, sản phẩm đa dạng
hướng tới nhiều loại khách hàng khác nhau.
- Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền
thống và hiện đại
- Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm
phi nhân thọ
- Chứng khoán: Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu
tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu

- Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)
+ Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự
án.
BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm
dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực
phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.
Ngoài ra BIDV còn nghiên cứu phát triển cổng thông tin điện tử trên mạng,
là nơi cùng cấp các thông tin tài chính có uy tín.
Sâu và rộng là cách thức nghiên cứu và phát triển trên tất cả lĩnh vực liên
quan đến tài chính –ngân hàng của BIDV.

6. Cơ cấu tổ chức.
36

BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất Việt
Nam, chia thành 2 khối: Khối kinh doanh và khối sự nghiệp.
a, Khối kinh doanh.
Khối kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán và đầu tư tài chính. Hiện nay BIDV có mạng lưới dày đặc với
118 chi nhánh ngân hàng, trên 551 điểm mạng lưới, hơn 700cây ATM trên
toàn quốc. Mạng lưới phi ngân hàng gồm các Công ty Chứng khoán đầu
tư, Cho thuê tài chính, Bảo hiểm đầu tư với trên 20 chi nhánh trên toàn
quốc. BIDV có chi nhánh tại nước ngoài như: Lào, Campuchia, Mianma,
Nga, Séc… Các Ngân hàng liên doanh nước ngoài bao gồm: ngân hàng VID-
public (liên kết với Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt, Ngân hàng
liên doanh Việt Nga – VRB, Công ty Liên doanh Tháp BIDV (liên kết với
Singapo), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV - Việt Nam Patners (liên kết với
Mỹ)…
b, Khối sự nghiệp.
Khối sự nghiệp bao gồm trường đào tạo cán bộ và trung tâm công nghệ
thông tin.
BIDV chịu sự quản lý của Ban Lãnh đạo ngân hàng, bao gồm: Hội Đồng
Quản Trị, Ban Kiểm Soát và Ban Điều Hành. Trong đó, hiện nay Hội Đồng
Quản Trị của BIDV có 1 chủ tịch và 10 ủy viên (1 Tổng GĐ và 1 Phó tổng
GĐ). Trong Hội Đồng Quản Trị có 4 Ủy Ban: Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban
Nhân sự, Ủy ban Chiến lược và Tổ chức, Ủy ban Cồng nghệ thông tin.
c, Cổ đông.
Về các cổ đông: cơ cấu cổ đông hiện tại của BIDV vẫn là trên 95% tỷ lệ cổ
phần của Nhà nước, còn lại là của cán bộ công nhân viên cũng như công
chúng.
Hiện nay nguồn nhân lực của BIDV đạt trên 18000 cán bộ công nhân viên.
BIDV là một tổ chức lớn, do vậy sự phân cấp quản lý được nhìn thấy rất rõ
rệt. Cơ cấu tổ chức của BIDV không chỉ như trên đã trình bày mà còn chia
nhỏ rất nhiều đối với mỗi chi nhánh. Cơ cấu như vậy là phù hợp đối với
quy mô của tổ chức. Tuy nhiên điều đó cũng yêu cầu sự phối hợp cũng
như sự rõ ràng trong quản lý của các chi nhánh nhỏ hơn. Trong 6 tháng
đầu năm 2013, Hội Đông Quản Trị BIDV đã tổ chức 2 cuộc họp để thực
hiện chức năng quản lý của mình.
37

Cơ cấu BIDV như hiện nay là sự đóng góp của hơn 18000 cán bộ công
nhân viên, đó là một số lượng vừa đủ để hoàn thành các chức năng,
nhiệm vụ của tổ chức. Truyền thông trong tổ chức được thực hiện rất chi
tiết về từng chi nhánh, và đến từng cổ đông.
Không có một cơ cấu tổ chức nào được coi là hoàn hảo tuyệt đối, nhưng
với hơn 56 năm thành lập, một cơ cấu như vậy là sự lựa chọn không chỉ
của một hay vài năm mà là sự lựa chọn của cả một quãng đường với
những tầm nhìn và định hướng rõ rệt.

7.Chiến lược hiện thời.


Chiến lược của BIDV giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 là phấn
đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy
tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020. Trong đó chú
trọng đến 03 khâu đột phá chiến lược là:
- Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả, các quy trình
nghiệp vụ, quy chế quản trị điều hành, phân cấp ủy quyền và phối hợp
giữa các đơn vị hướng đến sản phẩm và khách hàng theo thông lệ quốc tế
tốt nhất.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao dựa trên sử dụng và
phát triển đội ngũ chuyên gia trong nước và quốc tế làm lực lượng nòng
cốt phát triển ổn định và bền vững.
- Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng tạo khâu đột phá giải phóng sức lao động, tăng tính
lan tỏa của khoa học công nghệ tới mọi hoạt động kinh doanh của BIDV.
Trong giai đoạn 2011-2015 BIDV sẽ tập trung hoàn thành 10 mục tiêu ưu
tiên như sau:
(1) Xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức, quản trị tăng cường năng lực
điều hành các cấp của BIDV tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành
Tập đoàn tài chính hàng đầu tại Việt Nam.
(2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm
nâng cao hiệu quả và duy trì chất lượng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng
trưởng bền vững;
38

(3) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hưởng của BIDV trên thị trường tài
chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;
(4) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo
các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;
(5) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn về dư nợ
tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;
(6) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng, công nghệ trong hoạt động kinh
doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động
(7) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, lực lượng chuyên gia,
nâng cao năng suất lao động;
(8) Phấn đấu trở thành ngân hàng được xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại
Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;
(9) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty
con, công ty liên kết, cơ cấu lại Danh mục đầu tư tập trung vào lĩnh vực
kinh doanh chính;
(10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hóa doanh
nghiệp và phát triển thương hiệu BIDV.
Trên cơ sở mục tiêu chung, mục tiêu ưu tiên và một số chỉ tiêu tài chính tài
chính chủ yếu đặt ra trong kế hoạch 5 năm gắn với tái cơ cấu, BIDV đã
phân khai chương trình hành động theo 8 cấu phần chính bao quát toàn
bộ hoạt động kinh doanh và quản trị điều hành tại BIDV. Cụ thể:
- Tín dụng: Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, lĩnh vực và đối
tượng khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng về quy mô gắn liền với đảm bảo
chất lượng tín dụng;
- Huy động vốn: Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn về kỳ hạn và khách hàng
theo hướng bền vững và hiệu quả thông qua gia tăng nguồn vốn trung dài
hạn, nguồn vốn huy động từ dân cư ;các nguồn vốn ODA và tiếp cận nguồn
vốn trên thị trường tài chính quốc tế;
- Đầu tư: Giảm dần và hướng đến chấm dứt các khoản đầu tư ra ngoài
ngành, lĩnh vực kinh doanh chính, nâng cao hiệu quả của các khoản đầu tư
góp vốn và đầu tư vào các công ty trực thuộc;
39

- Kinh doanh vốn: Đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng thị phần để khẳng
định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vốn và tiền tệ tại thị
trường Việt Nam;
- Phát triển NHBL: tăng cường nguồn lực về công nghệ, tài chính, nhân lực
dành cho hoạt động NHBL, đa dạng hóa sán phẩm dịch vụ NHBL; đồng thời
nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp;
- Thu nhập, hiệu quả: Đa dạng hóa nguồn thu nhập, đảm bảo các chỉ số
phản ánh khả năng sinh lời (ROA, ROE) theo thông lệ quốc tế;
- Nguồn nhân lực - Mô hình tổ chức: xây dựng đội ngũ chuyên gia, thiết
lập nền tảng tập đoàn tài chính ngân hàng;
- Công nghệ: Củng cố hệ thống công nghệ thông tin hiện đại hỗ trợ đắc lực
cho hoạt động quản trị điều hành và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng;
Mỗi cấu phần kể trên đều được xây dựng giải pháp và lộ trình thực hiện
chi tiết đến từng năm, gắn với trách nhiệm của từng lãnh đạo đến các đơn
vị triển khai thực hiện.
Chiến lược trên được đưa ra là phù hợp với tình hình của tổ chức. Chiến
lược vừa có sự bền vững, tiến hành theo các mục tiêu nhỏ. Trong tình hình
hiện tại, voíư nền kinh tế khủng hoảng, nhưng BIDV vẫn có những dấu
hiệu khá khả quan. Năm 2012, S&P vẫn đánh giá BIDV ở mức “mạnh” với
một triển vọng phát triển ổn định. S&P hay Moody’s đều đưa ra những dự
báo tương đối khả quan với BIDV. Điều đó đủ để cho thấy BIDV vẫn vững
bước để thực hiện những mục tiêu chiến lược của mình.
40

You might also like