You are on page 1of 2

Xu hướng lạm phát ở Việt Nam năm 2023

Năm 2023 nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên,
các nỗ lực của chính quyền trung ương và địa phương đã đem lại một số kết quả tích cực:
kinh tế vĩ mô vẫn được đảm bảo ổn định, cơ sở hạ tầng không ngừng được nâng cấp, cải
thiện, hợp tác quốc tế được mở rộng và đi vào chiều sâu... Đây là những tiền đề quan
trọng để nền kinh tế có thể bứt phá trong thời gian tới. Lạm phát được đo lường thông
qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI), đây là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh ổn
định kinh tế vĩ mô.

Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam năm vừa qua có nhiều biến động và chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội. Cạnh tranh giữa các nước ngày càng gay gắt,
cuộc giao chiến giữa Nga và U-crai-na vẫn tiếp diễn làm cho giá xăng dầu rơi vào khủng
hoảng, thị trường tài chính tiền tệ thắt chặt, tổng cầu ngày càng suy yếu cùng với khí hậu
thất thường đã làm cho sản lượng mất cân đối.
Kết quả nổi bật cho việc kiểm soát tốt lạm phát ở Việt Nam là vào năm 2022, giá xăng
dầu và giá gas trên thế thới tăng cao trong bối cảnh xung đột chính trị và vấn đề đứt gãy
chuỗi cung ứng toàn cầu đã ảnh hưởng đến giá xăng dầu và giá gas trong nước cũng tăng
ở mức đáng cảnh báo ( CPI năm 2022 giá xăng dầu và giá gas trong nước bình quân năm
2022 tăng lần lượt 28,01% và 11,49%) . Năm 2023, xăng dầu và gas lại là một trong số ít
những nhóm hàng có xu hướng giảm giá do giá thế giới điều chỉnh giảm, hỗ trợ kiểm soát
lạm phát (chỉ số giá nhóm xăng dầu trong nước giảm 11,02%, giá dầu hỏa giảm 10,02%
so với năm 2022, làm CPI chung giảm 0,4 điểm phần trăm và chỉ số giá nhóm gas giảm
6,94% so với năm 2022, làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm).
Trong khi giá lương thực, thực phẩm trên toàn thế giới tăng cao thì ở Việt Nam lại có
mức tăng thấp hơn nhiều bình quân 3,44%. Năm 2023, giá lương thực và thực phẩm ở
Việt Nam duy trì khá ổn định là do nguồn cung dồi dào, cầu không tăng đột biến, thời tiết
thuận lợi, sản xuất được vắc-xin dịch tả lợn, lượng gia súc gia cầm tăng,…
Những tháng đầu năm 2023 là thời điểm rất khó khăn trong quản lí, điều hành kinh tế vĩ
mô của đất nước khi áp lực lạm phát vẫn còn lớn (tháng 01/2023 lạm phát so với cùng kì
tăng 4,89%, cao hơn so với mục tiêu cả năm) trong khi tăng trưởng kinh tế suy giảm đáng
kể dưới tác động tiêu cực từ kinh tế thế giới. Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công
bố, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2023 tăng 0,12% so với tháng trước. Trong khi
đó, nếu so với cùng kỳ năm trước, mức tăng là 3,58%. Còn nếu tính chung cả năm 2023,
CPI tăng 3,25% so với năm trước. Không chỉ lạm phát CPI được kiểm soát tốt, mà lạm
phát cơ bản cũng vẫn đang ở xu thế tích cực. Số liệu cho thấy, lạm phát cơ bản tháng
12/2023 tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 2,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân
năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình
quân chung (tăng 3,25%). Kinh tế vĩ mô ổn định và lạm phát được kiểm soát sẽ trở thành
nền tảng vững chắc cho phục hồi kinh tế bền vững

You might also like