You are on page 1of 10

BẢN TIN

KINH TẾ
NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH: HOÀNG HUY
1.Gạo Việt khẳng định thương hiệu
trên thị trường quốc tế

Không chỉ tăng sản lượng ra thị trường thế giới, các
doanh nghiệp Việt Nam còn đang muốn bứt phá trong
cuộc đua về giá trị. Hiện nay hơn 80% sản lượng gạo của
Việt Nam có chất lượng cao, chính điều này đã giúp
người tiêu dùng nội địa không còn phải đi mua các loại
gạo thơm, gạo tám từ Thái Lan về sử dụng. Thậm chí đã
có những tấn gạo được xuất khẩu với giá từ 800 đến
1000 USD/tấn.

Không chỉ ngon, thơm mà giá cả của gạo Việt Nam cũng
khá hợp lý nên cũng được nhiều người tiêu dùng lựa
chọn.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự
kiến 4 tháng cuối năm sẽ xuất khẩu
khoảng 1,5 đến 1,7 triệu tấn, như
vậy cả năm sản lượng xuất khẩu sẽ
rơi vào từ 6,3 đến 6,5 triệu tấn, cao
hơn khoảng từ 1 trăm đến 2 trăm
nghìn tấn so với năm ngoái. Nhiều
doanh nghiệp đứng trước cơ hội đẩy
nhanh xuất khẩu.
2.Kinh tế phục hồi mạnh mẽ
với nhiều điểm sáng

Việc ban hành kịp thời, triển khai bước


đầu có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc
hội và Chính phủ đã giúp kinh tế - xã hội
tiếp tục phục hồi mạnh mẽ với nhiều
điểm sáng.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, báo cáo thẩm
tra đề nghị Chính phủ, bổ sung, nhấn mạnh một số nhiệm vụ,
giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và chú
trọng hơn đến việc hướng dòng vốn vào lĩnh vực ưu tiên nền
kinh tế, đồng thời thận trọng với rủi ro lạm phát; lưu ý rủi ro liên
thông giữa thị trường bất động sản với thị trường vốn và hệ
thống các tổ chức tín dụng; khắc phục, xử lý nghiêm tình trạng
sở hữu chéo; kịp thời tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các
dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại,
nhất là các dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia.
Bên cạnh kết quả kinh tế nổi bật, báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội năm 2022 trình Quốc hội vào sáng nay (20/10) cũng đã thẳng thắn
chỉ ra những vấn đề cần được đánh giá kỹ lưỡng.

Báo cáo đánh giá, việc ban hành kịp thời, triển khai bước đầu có hiệu quả các Nghị
quyết của Quốc hội và Chính phủ đã giúp kinh tế - xã hội tiếp tục phục hồi mạnh
mẽ với nhiều điểm sáng. Trong đó tăng trưởng GDP cả năm ước khoảng 8%, vượt
mức chỉ tiêu đề ra. Đà phục hồi tăng trưởng được ghi nhận ở hầu hết các lĩnh vực.
Nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận tốc độ tăng trưởng GRDP đạt mức cao. Kinh tế vĩ
mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia trên thế giới
được Moody's nâng hạng tín nhiệm.

Tuy nhiên, báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra kết quả giải ngân đầu tư công vẫn còn
là điểm nghẽn chưa được giải quyết hiệu quả khi vẫn còn nhiều bộ, ngành trung
ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới mức trung bình.
3.Giá vàng trong nước bỏ xa giá
vàng thế giới, chênh lệch trên 18
triệu đồng/lượng.

Giá vàng trong nước sáng 21/10 giao dịch trên mốc 67 triệu
đồng/lượng ở chiều bán ra. Thời điểm 8 giờ 38 phút, tại Tập đoàn
Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng SJC niêm yết ở thị trường Hà Nội là
66,2 - 67,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với
cuối phiên hôm qua.

Giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn
niêm yết ở mức 66,3 - 67,32 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100
nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm
qua

Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,1 - 67 triệu đồng/lượng
(mua vào - bán ra), giảm 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với
chốt phiên hôm qua.
4.Xăng dầu tiếp tục tăng giá

Chiều nay, Liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. Trong kỳ
điều hành hôm nay, giá xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng.

Cụ thể sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng E5 RON 92 tăng 204
đồng/lít; xăng RON95-III tăng 337 đồng/lít; dầu diesel tăng 596 đồng/lít; dầu hoả tăng 843
đồng/lít; chỉ có dầu mazut 180CST 3.5S giảm 195 đồng/kg.

Sau điều chỉnh giá xăng dầu trong nước từ 15h00 ngày 21/10:

- Xăng E5RON92: không cao hơn 21.496 đồng/lít


- Xăng RON95-III: không cao hơn 22.344 đồng/lít


- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 24.783 đồng/lít


- Dầu hỏa: không cao hơn 23.663 đồng/lít


- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 13.899 đồng/kg


5."Ghìm cương" giá hàng hoá
Mới đây, tại phiên họp Ban Chỉ đạo điều hành
giá đánh giá kết quả công tác quản
lý, điều hành giá 9 tháng và nửa đầu tháng 10, định hướng các tháng cuối năm
2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu cần tiếp tục thực hiện công tác quản lý,
điều hành giá chủ động, linh hoạt, đảm bảo kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề
ra, đồng thời tạo thuận lợi cho các mục tiêu của năm tới.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương


không được chủ quan, lơ là, theo dõi sát diễn
biến cung cầu, hàng hoá trên thị trường thế giới
và các biện pháp ứng phó của các nước, các đối
tác thương mại quan trọng của nước ta để kịp
thời có các biện pháp điều hành giá chủ động,
linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo nguồn cung, bình ổn
giá trong nước.

9 tháng năm nay, chỉ số giá tiêu dùng


(CPI) chỉ tăng 2,73%. Đây được xem là kết
quả của sự điều hành, chỉ đạo linh hoạt
của Chính phủ, các Bộ ngành cùng sự
thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp,
người dân.
6.Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Đài Loan
(Trung Quốc) tiếp tục tăng

Thống kê của phía Đài Loan cho thấy, kim ngạch


xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đài Loan
có tháng tăng trưởng thứ 14 liên tiếp kể từ tháng
8/2021 khi tiếp tục đạt mức tăng trưởng 5,31% so
với cùng kỳ năm trước trong tháng 9/2022.

Văn phòng Kinh tế Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc (Trung Quốc)
dẫn thống kê của Cơ quan quản lý Ngoại thương mại Đài Loan
(BOFT) cho biết, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
với Đài Loan trong tháng 9/2022 đạt trên 1,68 tỷ USD, tăng
11,02% so với cùng kỳ.

Thống kê của phía Đài Loan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường Đài Loan có tháng tăng trưởng thứ 14 liên tiếp
kể từ tháng 8/2021 khi tiếp tục đạt mức tăng trưởng 5,31% so với
cùng kỳ năm trước trong tháng 9/2022. Trong khi đó, nhập khẩu của
Việt Nam từ thị trường Đài Loan tiếp tục khởi sắc khi tăng trưởng
14,21% trong tháng 9/2022, chuỗi tăng trưởng của chỉ số này đã bước
sang tháng thứ 19 khi tăng liên tục từ tháng 3/2021 đến nay.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, cũng theo thống kê của phía Đài Loan
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Đài Loan đạt trên
16,92 tỷ USD, tăng 13,35% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất
khẩu của Đài Loan sang Việt Nam đạt 11,55 tỷ USD, tăng 11,63%; kim
ngạch nhập khẩu của Đài Loan từ Việt Nam đạt 5,36 tỷ USD, tăng
17,23% so với cùng kỳ.

Việt Nam tiếp tục giữ vị trí đối tác ngoại thương lớn thứ 10 của Đài Loan
và thứ 3 trong ASEAN.

You might also like