You are on page 1of 2

4. Lạm phát mạnh hơn vào 6 tháng cuối năm.

Từ 1/7/2022, ly cafe Highland được hãng điều chỉnh tăng giá từ mức 10
đến 18% bất chấp giá thực tế của 1 ly café chỉ tăng từ khoảng 4 tới 10
ngàn đồng. Hãng lấy lý do là để giữ hương vị và chất lượng của ly café.
Mọi thứ đều được giữ nguyên chỉ có giá là tăng.
Các nhóm mặc hàng bình ổn giá chi phí đầu vào đang tăng từ 20 đến
40% so với đầu năm.
Các báo cáo kinh tế vĩ mô về lạm phát của các tổ chức tài chính vẫn
nhận định lạm phát của Việt Nam ổn định dưới 4% năm nay và đạt mục
tiêu đề ra. Tuy nhiên, với đà lạm phát đang tăng nhanh chóng và khi nó
ảnh hưởng đến món hàng thiết yếu hằng ngày, tức là lúc nó đang tiếp tục
lan rộng.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa chuyên gia kinh tế, tác động bão giá mạnh
nhất là từ bên ngoài vào, thông qua các hàng hóa nhập khẩu trong đó có
nguyên vật liệu vật tư nông nghiệp. Vì vậy nó len lỏi đi vào tất cả các
hàng hóa nội địa Việt Nam. Và theo như tính toán thì chỉ số giá hàng
nhập khẩu lên đến 10% mặc dù chỉ số hàng tiêu dù chỉ có 2,4%, rất may
trong 10% nhập khẩu Việt Nam xuất khẩu rất nhiều ra nước ngoài còn
lại đi vào thị trường nội địa cũng không là quá nhiều. Có thể từ này đến
cuối năm thì tác động của vòng xoáy lạm phát sẽ mạnh hơn so với đầu
năm, trong vòng 1 tới 2 tháng gần đây chúng ta có thể cảm nhận được
mức lạm phát đó.
1. Bão giá nguyên vật liệu và cước vận tải
Nhiều hãng vận tải nhất loạt tăng giá vé để bù đắp tổn thất do chi phí nhiên liệu gia
tăng. Xe khách tuyến từ Sài Gòn đi miền Tây, miền Trung hay Tây Nguyên đều
tăng giá vé 10-15%. Hãng gọi xe công nghệ Grab cũng thông báo tăng cước tất cả
dịch vụ như GrabBike tại TP.HCM lên 12.500 đồng cho 2km đầu tiên và 4.300
đồng cho mỗi kilômet tiếp theo. Dù vậy, với tâm lý tiết kiệm hơn của người dân,
lượng vận chuyển hành khách có thể giảm mạnh trong thời gian tới.
Ngay cả các doanh nghiệp hàng đầu cũng không tránh được cú sốc lạm phát dù đã
chủ động tăng cường kiểm soát chi phí. Quý 1-2022, do giá nguyên vật liệu sữa bột
và đường tăng đột biến, cước phí container tăng và chi phí phòng chống dịch nên
lợi nhuận ròng của Hãng sữa Vinamilk chỉ đạt 2.283 tỉ đồng, giảm đến 12% so với
cùng kỳ năm trước.
Giữa tháng 5, Vinamilk thông báo tiếp tục tăng giá thêm 5% với hàng loạt sản
phẩm. Ban lãnh đạo Vinamilk cho biết do giá tất cả các nguyên liệu đầu vào đã
tăng 37-40% so với cùng kỳ, nên việc tăng giá bán sản phẩm là tất yếu. Hãng đã cố
gắng cầm cự, duy trì mặt bằng giá ổn định trong một thời gian dài, nhưng đến nay
không thể cố thêm nữa. Tất nhiên, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ sữa của người
dân chưa thể phục hồi như trước đại dịch, đợt tăng giá bán lần này càng khiến
Vinamilk đối mặt với nguy cơ sụt giảm doanh số.
2. Đồng tiền Việt Nam bị mất giá.
Một trong những điều đáng ngại nhất trong môi trường lạm phát cao là nguy cơ
tiền đồng mất giá. Đồng USD đã liên tiếp đi lên do Cục Dự trữ liên bang Mỹ
(FED) tăng lãi suất cơ bản nhằm đối phó với lạm phát ở Mỹ. Hiện tỉ giá USD/VND
niêm yết ở nhiều ngân hàng đã vượt mốc 23.000 và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Tiền đồng giảm giá có thể hỗ trợ xuất khẩu, nhưng trong điều kiện tài chính toàn
cầu đang thắt chặt ở hầu hết các nền kinh tế lớn, nhu cầu với hàng hóa xuất khẩu
Việt Nam không được sáng sủa như kỳ vọng.
Ở chiều ngược lại, tiền đồng mất giá khiến chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu và
nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của cả doanh nghiệp và Chính phủ tăng lên theo.
Nỗi ám ảnh lạm phát và tiền mất giá càng thúc đẩy dòng tiền trong xã hội dịch
chuyển về các tài sản được cho là an toàn hơn như vàng, bất động sản hay tiền ảo.
Hệ lụy là một lượng vốn lớn không chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh, điều
có thể tạo ra vòng xoáy tai hại của sự thiếu hụt nguồn cung và đình lạm.
Để giữ được nguồn vốn, hệ thống ngân hàng đang tăng lãi suất huy động.
Link: https://tuoitre.vn/vi-sao-lam-phat-keo-dai-2022060511414192.htm

You might also like