You are on page 1of 3

III.

1.Tổng quan ngành sữa Việt Nam 2022


GDP Việt Nam năm 2022 ước tính tăng 8,02% trên mức nền thấp của 2 năm
2020 và 2021 khi các hoạt động xã hội được bình thường hóa trở lại từ Q2/2022.
ngành sữa ghi nhận mức tăng trưởng 1 chữ số .
Các ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao bao gồm sữa nước (+10%), sữa
chua (+12%), pho mát (+11%) và các sản phẩm từ sữa khác 8% trong khi sữa
bột chỉ tăng 4% về giá trị. Sữa nước là phân khúc đóng góp giá trị lớn nhất trong
ngành sữa Việt Nam.
Mảng sữa nước sẽ đạt mức tăng trưởng kép 7,7% về doanh số trong giai đoạn
2021-2025 nhờ: Nhu cầu sữa nước ngày càng tăng do các trường học mở cửa trở
lại và chính phủ thúc đẩy "Chương trình Sữa học đường"
Ngành sữa bão hòa sau giai đoạn tăng trưởng mạnh, doanh thu Vinamilk tăng
trưởng bền vững và có dấu hiệu chững lại & biên lợi nhuận gộp suy giảm do giá
nguyên liệu đầu vào tăng cao. Do đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu & nhu cầu
tích trữ hàng hóa tăng mạnh tại một số quốc gia, giá nguyên vật liệu, giá thức ăn
chăn nuôi,…đều tăng cao và làm giảm hiệu quả kinh doanh của Vinamilk. Biên
lợi nhuận gộp của Vinamilk đã suy giảm từ 45,8% (2020) xuống còn 41.71%
(H1/2022).
Biên lợi nhuận gộp nội địa quý 2/2022
2. Khủng hoảng đa chiều về địa chính trị, dịch bệnh
- Dịch Covid-19 đã làm tăng giá của nhiều loại hàng hóa khi các chuỗi cung ứng
toàn cầu bị đứt gãy. Điều này ảnh hưởng đến sản lượng sữa, khi nông dân phải
bỏ thêm các chi phí đắt đỏ để xử lý phân bón và thức ăn chăn nuôi. Đặc biệt,
cuộc chiến Nga - Ukraine khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Việc Nga hạn chế xuất
khẩu phân bón khiến nguồn cung ngày càng eo hẹp đẩy chi phí chăn nuôi tăng
cao.
- Các cuộc xung đột địa chính trị đã làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra hiện
tượng gián đoạn địa chính trị toàn cầu và chính sách Zero Covid của Trung Quốc
có lúc đã gây gián đoạn chuỗi cung ứng, cản trở hoạt động thương mại và đầu tư,
sự thúc đẩy tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
3. Lạm phát
- Lạm phát ảnh hưởng lớn đến chi phí, số lượng, lãi suất cũng như khiến doanh
nghiệp đối mặt với chiến lược ra quyết định tăng giá bán hay giảm chi phí và
gặp khó khăn với khoản trả nợ dài hạn tăng thêm khi lạm phát.
- Bình quân năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,59% so với năm 2021, thấp hơn
mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%), điều này phản ánh biến động giá tiêu
dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.

Lạm phát cơ bản tháng 12 và bình quân năm từ năm 2018 đến năm 2022

- Mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Thêm vào đó, xung đột Nga – Ucraina làm cho giá năng lượng, giá dầu và giá
hàng hóa thế giới tăng cao, tình hình lạm phát năm 2022 tiếp tục tăng cao.
- ( Giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp: khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho
giá sản phẩm tăng, điều này có thể làm ảnh hướng đến doanh thu trên thị trường
của doanh nghiệp)
- Giá sữa trên thị trường của Vinamilk sẽ tăng gây ảnh hưởng tới doanh thu bán
hàng của doanh nghiệp (giá tăng, ít người mua lại, doanh thu giảm)
- Năm 2022 Lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các chính
phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ; khiến hộ gia đình siết chặt chi tiêu trong
điều kiện đại dịch Covid-19 đang được kiểm soát, gây ảnh hưởng đến sức tiêu
thụ sản phẩm của các doanh nghiệp. Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang phải
đối mặt với những khó khăn tài chính.

Nguồn
[1] GMPC Việt Nam (2022), “Báo cáo tổng quan thị trường ngành sữa Việt
Nam”
https://gmp.com.vn/thi-truong-sua-viet-nam-2022-n.html
[2] Vinamilk (2022), “Báo cáo thường niên 2022”
https://www.vinamilk.com.vn/bao-cao-thuong-nien/bao-cao/2022/index.html

You might also like