You are on page 1of 2

Nhìn chung, hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty rất thuận lợi, doanh thu từ

bán hàng và cung cấp dịch vụ của của công ty đã không ngừng tăng, đồng thời lợi nhuận
sau thuế của công ty cũng tăng lên, mức tăng của doanh thu thì theo chiều hướng di lên
năm sau doanh thu tăng cao hơn năm trước. Tuy nhiên điều này chỉ có ở năm 2019-2020,
sang đến năm 2021 thì do bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 (giãn cách xã hội) nên
tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực. Cụ
thể:
- So với 2019, sản lượng bán hàng 2020 tăng đáng khích lệ đạt là mức sản lượng
tiêu thụ theo quý kỷ lục của BMP (Q2) do sự gia tăng hợp nhất ngành đã được đẩy
nhanh. Bất chấp những khó khăn từ đại dịch Covid-19, doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ tăng 8,03% đạt hơn 4,685 tỷ trong khi đó LNST tăng
23,6% lên mức hơn 522 tỷ. Động lực tăng trưởng chính: (1) Sản lượng bán hàng
đạt mức kỷ lục; (2) BLN gộp mở rộng mạnh mẽ nhờ giá PVC giảm mạnh và giá
bán trung bình (ASP) tăng; và (3) Sụt giảm chi phí tài chính ròng. Nhựa Bình
Minh ghi nhận KQKD năm 2020 với lợi nhuận đạt gần 1,247 tỷ đồng, tăng
26,21%. Lợi nhuận tích cực nhờ giá nhựa đầu vào giảm trong khi giá bán tiếp tục
duy trì ở mức cao.
- SO với 2020; trong năm 2021 lợi nhuận của công ty giảm mạnh. Do, nửa đầu
tháng 7, tình hình dịch bệnh Covid-19 tương đối ổn định nên hoạt động sản xuất
của đơn vị duy trì mức bình thường. Tuy nhiên, nửa sau tháng 7 hoạt động kinh
doanh sa sút nghiêm trọng trước các biện pháp giãn cách, việc vận chuyển hàng
hóa gặp khó khăn. Sản phẩm của doanh nghiệp không được đưa vào diện thiết yếu
và chỉ được phục vụ một số công trình đặc thù như bệnh viện dã chiến; đồng thời,
với giá nguyên liệu đầu vào cao đã nhập trước đó.
- Năm 2021, doanh thu giảm so với năm trước ( 2020)- một phần cũng do ảnh
hưởng của thị trường bât động sản. Nhu cầu ống nước phụ thuộc vào diễn biến của
thị trường bất động sản, xây dựng và triển vọng tăng trưởng kinh tế . Tuy nhiên,
thị trường bất động sản và xây dựng tiếp tục ảm đạm và thị trường bất động sản
và xây dựng bị ảnh hưởng nặng khi NHNN hạn chế cho NHTM cho vay vào các
tài sản rủi ro, rủi ro thị trường trái phiếu doanh nghiệp hay tình hình bắt bớ thời
gian qua. Bên cạnh đó thì giá vốn lại tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp kỳ này giảm
43,55%.
- Nhựa Bình Minh chịu tác động kép: đại dịch COVID-19 kéo dài, đặc biệt nghiêm
trọng gây gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh và giá nguyên liệu hạt nhựa
đầu vào làm tăng giá vốn hàng bán: năm 2020 tăng 2,67% so với 2019, năm 2021
tăng 11,93% so với 2020.
- Tuy nhiên, đi cùng với doanh thu tăng thì chi phí bán hàng của doanh nghiệp cũng
tăng mạnh . Riêng trong năm 2020, chi phí bán hàng của Công ty Nhựa Bình Minh
đã tăng từ hơn 270 tỷ lên hơn 485 tỷ đồng , tăng 79,42% so với năm 2019, vượt xa
mức tăng trưởng doanh thu( tăng 8,03%). Do trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt
phải của các đối thủ cùng ngành như Hoa Sen, Tân Á Đại Thành, Phúc Hà...công
ty đã có chính sách bán hàng ưu đãi với các đại lý để đẩy mạnh doanh số (tăng tỷ
lệ chiết khấu cho các đại lý,...).

You might also like