You are on page 1of 6

Góc nhìn chuyên gia

NHẬN ĐỊNH NHỮNG BIẾN ĐỘNG SAU SỰ KIỆN SILICON VALLEY BANK VÀ DỰ BÁO HÀNH ĐỘNG
CỦA FED

Các câu hỏi đã được đặt gia để các chuyên gia nhận định và chia sẻ:
Câu hỏi 1: Hiện tại Ngân hàng Credit suisse nhiều khả năng sẽ bị mua lại với giá chiết khấu khá là cao. Điều này có tác động như thế
nào đến thị trường tài chính toàn cầu cũng như là thị trường tài chính trong nước?
Câu hỏi 2: Trong tuần này, FED có cuộc họp quyết định về lãi suất. Theo các chuyên gia, dự báo về hành động tiếp theo của FED sẽ
như thế nào? Liệu FED có đưa ra quan điểm ôn hòa hơn về chính sách tiền tệ hay không?
Câu hỏi 3: gần đây NHNN đã giảm một số lãi suất điều hành. Theo các chuyên gia thì việc này ảnh hưởng thế nào đến thị trường tài
chính trong nước? Việc NHNN đi tắt đón đầu, hành động sớm liệu có rủi ro gì hay không?
Câu hỏi 4: Các chuyên gia chia sẻ chiến lược đầu tư cho thời điểm hiện tại phù hợp cho các nhà đầu tư? www.vndirect.com.vn
Chuyên gia anh Hoàng Việt Anh – Quản lý Khối Khách Hàng Lớn

- Về vụ việc ngân hàng Credit suisse (CS): 2 ngày qua mình thấy có nhiều diễn biến. Đầu tiên UBS từ chối mua lại, sau đó thì có tin
Deutsche Bank vs BlackRock nhảy vào. Sau đấy lại có tin UBS nhảy vào bid với giá 1 tỷ USD. Sau đấy thấy bên chủ sở hữu cũ của
CS từ chối. Và có vẻ là deal đề nghị của UBS failed và có thể là phải quốc hữu hóa CS. Sáng nay lại có tin UBS tăng offer lên 2 tỷ rồi
3 tỷ USD. Đêm hôm qua, chính phủ và NHTW Thụy Sỹ cùng họp và bổ sung thêm 100 tỷ thanh khoản cho CS, đồng thời đảm bảo
cho USB 9 tỷ CHF cho các khoản lỗ của CS. Mình nhận thấy 1 cái đáng chú ý đó là diễn biến của nó rất nhanh, và cũng không biết
diễn biến tiếp theo nó sẽ như thế nào. Ở đây có thấy là phần trái phiếu tăng vốn cấp 1 của bên CS bị write off hoàn toàn về bằng 0,
Tổng giá trị TP tăng vốn này của CS vào khoảng 16 tỷ USD trong tổng quy mô thị trường này khoảng 200 tỷ USD. Không biết các
ngân hàng khác thì phần trái phiếu cấp 1 có bị write off giống CS thì liệu có ảnh hưởng đến tâm lý trên thị trường bond không khi mà
cổ phiếu thì được mua lại nhưng mà trái phiếu tăng vốn lớp 1 thì về 0.

- Sáng nay có câu chuyện tương tự ở phía Mỹ, cũng có 1 loạt deal về mua lại bao gồm New York Community Bancorp đang deal để
mua lại SBNY. FDIC tiếp tục bán SVB và người mua tiềm năng là First Citizens BancShares. First Republic sau khi được cứu tuần
trước thì bây giờ đang deal để bán lại. Các NH nhỏ chiếm một tỷ lệ lớn trong nền kinh tế Mỹ. Tính ra là 50% cho vay thương mại,
60% BĐS dân cư, 80% BĐS thương mại và 45% cho vay tiêu dùng. Thế nên chắc phải cần có những hành động quyết liệt hơn vì
hiện tượng bank-run có vẻ chưa có thêm bank failed nhưng nó vẫn có những rủi ro nhất là khi bank lớn như CS bị sập.

- Ngoài ra, chúng ta có 1 tin vào tối qua, FED mở lại line swap (mạng lưới hoán đổi ngoại tệ). Khi thị trường đổ xô vào lắm giữu USD,
thì USD tăng rất nhanh và FED phải bơm tiền qua line swap để đẩy USD ra nước ngoài, hỗ trợ cho thị trường. Năm 2020, công cụ
này đã được FED dùng để bơm ra thị trường khoảng 1200 tỷ USD. Dĩ nhiên là chỉ trong vòng 1-2 tháng thôi nhưng nó cũng là một
công cụ mang tính chất bơm tiền ra thị trường. Chúng ta phải xem xét việc bơm tiền qua line swap này nó ảnh hưởng đến thị trường
như thế nào. Tuần này FED họp vào thứ 4, mình nghĩ là họ sẽ đưa ra định lượng chính sách của họ cụ thể là như thế nào.

www.vndirect.com.vn
Chuyên gia anh Hoàng Việt Anh – Quản lý Khối Khách Hàng Lớn (tiếp trang 2)
Trang 2

- Còn nhận định về thị trường, thật sự là cũng khó nói ở thời điểm này khi mà mức biến động trên thị trường ở thời điểm này rất là
lớn. Và banking sector đang là driving toàn bộ thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước thì tuần vừa rồi cũng có những diễn
biến lên xuống nhưng mà mức biến động của thị trường trong nước khá thấp so với thế giới. Việc chúng ta nới lỏng lãi suất điều
hành mình nghĩ là một yếu tố tích cực, trái phiếu chính phủ của chúng ta cũng đã giảm. Tuy nhiên vẫn phải xem động thái tiếp theo
của các NHTW mà gần chúng ta nhất là NHTW Trung Quốc. Năm ngoái họ nới 2 lần, năm nay không biết họ có nới tiếp không.
Chúng ta phải xem ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc nới lỏng như thế nào. Như tuần trước chúng ta có trao đổi là sau một
loạt chính sách quyết liệt của Trung Quốc thì tầm 1 năm rưỡi cho đến gần 2 năm sau khi khủng hoảng bắt đầu xảy ra thì chứng
khoán Trung Quốc bắt đầu tạo đáy và có dấu hiệu phục hồi nhẹ. Dĩ nhiên sau đấy có sự điều chỉnh nhất định. Mình kỳ vọng đâu đó
chúng ta cũng phải có một thời gian tương tự như thế để có thể thấy rõ hơn.

www.vndirect.com.vn
Chuyên gia anh Hằng Ngọc Toàn – Chuyên gia Khối CM

- NH Credit Suisse có quy mô lớn hơn SVB và quy môn của Lehman Brothers trong giai đoạn phá sản nhưng nhìn cách xử lý của Thuỵ Sĩ
khác với cách xử lý của Mỹ năm 2008. Sáng nay, UBS đã đề nghị mức giá mua lại CS là 2 tỷ đô, tăng cao hơn trước đó. Về thanh khoản,
NHTW và Chính phủ Thụy Sỹ bơm thêm 100 tỷ nữa, có nghĩa là hành động xử lý về rủi ro và thanh khoản của họ không giống như đợt
trước đó, và tình hình có vẻ khả quan hơn. Về cách xử lý của NHTW Thụy Sỹ hiện nay là xử lý nhanh, rứt điểm không để cho hệ thống bị
sụp đổ.

- Về chương trình BTFP (chương trình cấp vốn có kỳ hạn) của FED đã làm tăng bảng cân đối của fed lên 300 tỷ tuần qua, nhưng chương
trình sẽ liên quan tới thanh khoản nhiều hơn. Xét về góc độ của người gửi tiền, khi họ rút tiền và gửi sang ngân hàng khác thì tổng tiền
gửi sẽ không thay đổi và nếu như họ rút nhưng không gửi và giữ tiền mặt -> cung tiền không thay đổi -> bảng cân đối của FED tăng lên
nhưng sẽ không thay đổi về cung tiền. Nếu như NH vay từ các chương trình BTFP, họ cũng sẽ gửi ngược lại ở FED tại dạng dự trữ, về
bản chất, nó sẽ giải quyết về vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn. Về kỳ vọng trong dài hạn, những ảnh hưởng và diễn biến từ hệ thống
ngân hàng như giá dầu trong tuần qua giảm rất mạnh do lo ngại nền kinh tế suy yếu, Thị trường vốn sẽ không hỗ trợ được cho kinh tế
thực do dòng vốn không thông suốt. Do đó, trong ngắn hạn, nó sẽ giúp giải quyết vấn đề thanh khoản còn về dài hạn, có thể ảnh hưởng
đến triển vọng kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp. Xét 2 biến quan trọng nhất trong đầu tư: biến lãi suất để định giá và biến
tăng trưởng về thu nhập. Biến tăng trưởng thu nhập có thể bị ảnh hưởng nhất.

www.vndirect.com.vn
Chuyên gia anh Hằng Ngọc Toàn – Chuyên gia Khối CM (tiếp trang 2)
Trang 2

- Về thị trường trong nước, NHNN giảm lãi suất điều hành là lãi suất tái chiết khấu nhưng vẫn giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn. Bản chất lãi
suất điều hành mang tính chất định hướng của nhà nước nhiều hơn thông qua sử dụng quyền lực mềm để điều hướng các chính sách
và điều hướng kỳ vọng của các ngân hàng thương mại, của thị trường để họ điều chỉnh hành vi và tuân theo các chính sách.Còn về bản
chất của các chính sách điều chỉnh giảm đó chưa có tác động trực tiếp. Một điều có thể thấy rõ hiện nay là các NHTM đã giảm lãi suất
huy động theo các sự kiện và USD cũng có dầu hiệu ổn định.

- Từ những sự kiện vừa qua, nó tác động đến lãi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn tại Mỹ. Lãi suất TP các kỳ hạn từ 7 năm trở xuống đều
giảm xuống rất mạnh -> lãi suất chênh lệch giữa Mỹ và VN từ 1-2 năm trước đây : âm rất lớn,nhưng bây giờ mức âm các kì hạn từ 3-7
năm đã thấp trở lại. Các kì hạn ngắn chỉ âm 0,1 đến 0,2 % trong khi trước đó, lãi suất chênh lệch âm tới 1%-> từ đó giúp giảm các áp
lực về tỷ giá. Các rủi ro rút tiền của các nhà đầu tư nước ngoài ra khỏi VN giảm xuống đồng thời sự mở cửa trở lại của TQ do đó tỷ giá
tích cực vì du lịch đón nhận thêm dòng đô la. Trước dịch thì hằng năm, khách du lịch TQ mang đến cho VN từ 5-7 tỷ đô, nó sẽ khó phục
hồi như lúc trước, tuy nhiên nó sẽ đạt số lượng ½ lúc trước -> đáp ứng tốt cho thanh khoản USD -> NHNN tự tin về giảm lãi suất trong
bối cảnh lúc này, không lo về tỷ giá -> thanh khoản ngắn hạn tích cực, về dài hạn nên nhìn vào suy thoái chung của toàn cầu do ảnh
hưởng xấu của hệ thống ngân hàng trên khắp thế giới. Và tất nhiên nền kinh tế suy thoái sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng thu nhập của
các doanh nghiệp VN.

www.vndirect.com.vn
THANK YOU

Dstock Compass - VNDIRECT RESEARCH


Email: research@vndirect.com.vn

www.vndirect.com.vn

You might also like