You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TP. HỒ CHÍ MINH

-----oOo-----
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ

Môn học: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

QUỸ TIỀN TỆ THẾ GIỚI IMF

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI WORLD BANK

Nhóm 3
1. Nhâm Thị Mỹ Ánh 1913316017
2. Phạm Thị Hồng Mỹ 1913316099
3. Ngô Chiến Thắng 1913316153
4. Trần Tường Vy 1913316212

Giảng viên: Ngô Ngọc Quang

Lớp: K58B

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL MONETARY FUND –
IMF) .................................................................................................................2
1.1. Giới thiệu chung....................................................................................................2
1.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................3
1.3. Cơ chế hoạt động và các quy định hỗ trợ...............................................................3
1.4. Các hình thức cho vay...........................................................................................4
CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WORLD BANK – WB)...............................5
2.1. Giới thiệu chung....................................................................................................5
2.2. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................6
CHƯƠNG 3: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VÀ QUỸ TIỀN TỆ
QUỐC TẾ .................................................................................................................7
CHƯƠNG 4: IMF, WB VÀ CÁC VẤN ĐỀ MỞ RỘNG...............................................8
4.1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMFvà công nghệ tài chính Fintech......................................8
4.2. Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và sự hỗ trợ trong đại dịch Covid-19. .8
4.3. IMF và WB có nên xóa bớt nợ cho các nước nghèo thay vì đơn giản là tạm hoãn
trong thời gian Covid-19?...............................................................................................9
CHƯƠNG 5: QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ, NGÂN
HÀNG THẾ GIỚI.............................................................................................................11
5.1. Quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.................................................11
5.2. Quan hệ giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới..................................................12
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, nền kinh tế thị trường ngày càng chứng minh được vai trò của nó trong việc
phát triển kinh tế các quốc gia. Bên cạnh việc đảm bảo sự phân phối tiền tệ trong nước và
ngoài nước, nó còn giúp phát triển mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và nhiều mặt
khác. Từ đó, các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế ra đời.

Chỉ dựa vào tiềm lực quốc gia thì không thể giải quyết định nhu cầu ổn định cán cân
thanh toán quốc tế, nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội, nhất
là đối với các nước đang phát triển. Vì vậy, muốn đưa đất nước phát triển trên tầm quốc tế
chỉ có một cách duy nhất là hội nhập kinh tế quốc tế. Các quốc gia đều có xu hướng gia
nhập các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế với mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển của
mình bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật từ các nước phát triển khác.

Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính là hai tổ chức tài
chính – tín dụng đã và đang đóng góp một phần quan trọng vào sự phát triển thịnh vượng
của Việt Nam hiện nay. Vậy cơ chế hoạt động của hai tổ chức trên như thế nào? Hai tổ
chức trên đã tác động sâu rộng như thế nào đến nền kinh tế Việt Nam? 

Bài tiểu luận “Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới” sẽ giúp người đọc trả lời
những câu hỏi trên một cách cụ thể nhất.

1
CHƯƠNG 1: QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL
MONETARY FUND – IMF)
1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - International Monetary Fund, là một tổ chức quốc tế
giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh
toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế được thành lập vào tháng 7/1944 tại Hội nghị Bretton Woods
(New Hampshire, Hoa Kỳ) với 44 nước thành viên sáng lập. Đây là một tổ chức tiền tệ tín
dụng liên chính phủ dựa trên sự phối hợp của hai dự án Keynes và White. Ngày 1/3/1947
IMF bắt đầu hoạt động với 49 thành viên và tiến hành các khoản cho vay đầu tiên vào
ngày 8/5/1947, chính thức hoạt động như một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc.
Trải qua nhiều giai đoạn thay đổi của nền kinh tế, đặt biệt là sự thay đổi của hệ
thống tiền tệ thế giới, IMF đã loại bỏ được nhiều nhược điểm ở giai đoạn đầu và tập trung
phát triển những hoạt động quan trọng theo hai hướng chính: ổn định các tỷ giá hối đoái
và hạn chế các biện pháp phân biệt đối xử trong hệ thống tiền tệ.
Đến nay IMF đã mở rộng lên 189 quốc gia thành viên.
1.1.2. Mục đích hoạt động và vai trò của IMF
Với tôn chỉ thúc đẩy sự hợp tác Tiền tệ Quốc tế, mục đích thành lập IMF là tạo
điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và tăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân
đối; tăng cường ổn định tỷ giá; hỗ trợ cho việc thành lập hệ thống thanh toán đa phương;
cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồn vốn chung của Quỹ với những đảm
bảo thích hợp; rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ mất cân bằng trong cán cân thanh
toán quốc tế của các nước hội viên. IMF đã có những hoạt giúp đỡ tài chính đối với các
nước thành viên đang gặp khó khăn thông qua các khoản vay.
1.1.3. Chức năng:
- Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các nước thành viên.
- Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán.

2
- Theo dõi tình hình của hệ thống Tiền tệ Quốc tế và chính sách kinh tế của các nước
thành viên.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hiện hành của IMF gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành,
Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc và các cán bộ Quỹ.
1.3. Cơ chế hoạt động và các quy định hỗ trợ
1.3.1. Cơ chế hoạt động
Khi gia nhập IMF, mỗi nước phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là phí
hội viên. Tuy nhiên, khoản đóng này chỉ được thực hiện khi Quỹ có nhu cầu.

Tổng nguồn vốn của IMF chia làm hai bộ phận: vốn pháp định và vốn tích lũy. Số
tiền này tạo thành một khoản vốn mà IMF có thể trích ra cho các nước thành viên vay mỗi
khi họ gặp khó khăn về tài chính.

Hàng năm, IMF thường gửi chuyên viên tới các quốc gia thiếu hụt trong cán cân
thanh toán quốc tế hay thiếu hụt ngoại tệ để tư vấn cho các quốc gia này áp dụng các biện
pháp cần thiết nhằm cải thiện tình hình tiền tệ của họ.

1.3.2. Các quy định hỗ trợ


- IMF không cam kết cho vay vốn theo tài khoá.
- IMF xem xét cho các nước thành viên vay tín dụng khi thâm hụt cán cân thanh toán
quốc tế, đồng thời không có nợ quá hạn đối với các tổ chức tài chính quốc tế (IMF,
WB, ADB...).
- Để được vay IMF, nước xin vay phải lập và thực hiện chương trình cải cách cơ cấu
trung hạn (3-5 năm) với sự thoả thuận và giám sát thực hiện của IMF.
- Tín dụng IMF được cung cấp và hoàn trả dưới dạng tiền mặt.
- Khi vay IMF, các quốc gia vay nợ phải thực hiện đầy đủ các cam kết và không được
cam kết những gì ngoài khả năng, nếu không thực hiện đầy đủ sẽ bị ngừng cấp tín
dụng.

3
1.4. Các hình thức cho vay
1.4.1. Cho vay thông thường
- Cho vay dự phòng (SBA)
- Cho vay mở rộng (EFF)
- Cho vay bổ sung dự trữ (SRF
- Cho vay bù đắp thất thu xuất khẩu (CFF)
1.4.2. Các hình thức cho vay đặc biệt
- Thể thức cho vay tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo (PRGF)
- Trợ giúp khẩn cấp (EA)
- Thể thức giảm nợ theo Sáng kiến dành cho các nước nghèo mắc nợ nặng nề (Sáng
kiến HIPC)

4
CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WORLD BANK – WB)
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Tổng quan
Ngân hàng Thế giới (WB) – World Bank là là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi
cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua
các chương trình vay vốn. WB được thành lập năm 1944 tại Bretton Wood.
Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm tổ chức tài chính thành viên, đó là:

2.1.2. Mục tiêu


- Tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu đói nghèo của quốc gia thành viên
- Hỗ trợ sự phát triển, nâng cao mức sống của người dân tại các quốc gia thành viên.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động
Hoạt động chính của WB là huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và
sử dụng chúng trong các dự án ở các nước đang phát triển. Tất cả các khoản vay của WB
đều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường.
Có năm thể thức cho vay chủ yếu: vay vốn đầu tư, vay vốn điều chỉnh, đồng tài trợ,
Quỹ tín thác, trợ giúp kỹ thuật.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của WB
Chức năng, nhiệm vụ của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.
IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viên vay lại.
IBRD và IDA hoạt động với mục tiêu phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo.
5
IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay dài hạn theo giá thị trường
hoặc cấp vốn cho họ nhằm thúc đẩy đầu tư, xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống
nhân dân.
MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để
các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển.
ICSID thực hiện hoà giải và trọng tài giữa các nước thành viên và các nhà đầu tư
thuộc các nước thành viên khác.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu hiện hành của WB gồm có Hội đồng Thống đốc, Ban Giám đốc Điều hành,
Chủ tịch, 5 Tổng Giám đốc và các cán bộ của WB.

6
CHƯƠNG 3: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI VÀ QUỸ
TIỀN TỆ QUỐC TẾ
Nhìn chung, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều có nhiều đặc tính giống
nhau. IMF và WB đều được quản lý bởi chính phủ các nước thành viên. Cả hai đều chịu
trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan kinh tế, tập trung củng cố và phát triển nền
kinh tế của nước thành viên.

Tuy nhiên, bề sâu cơ chế hoạt động của hai tổ chức trên có những điểm khác nhau
khá rõ ràng:

7
CHƯƠNG 4: IMF, WB VÀ CÁC VẤN ĐỀ MỞ RỘNG
4.1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMFvà công nghệ tài chính Fintech
Liệu công nghệ tài chính - Fintech có gây hại hay không đối với nền kinh tế thế giới
khi các quốc gia đang dần sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế của mình? Đội ngũ IMF đã
tập trung vào nghiên cứu các đồng tiền điện tử, các hệ thống thanh toán trực tuyến và chỉ
ra rằng đây là những phương tiện thanh toán hấp dẫn, nhưng các nhà hoạch định tiền tệ
của các quốc gia cần phát triển những quy định và cơ sở pháp lý có tầm nhìn xa để giảm
thiểu rủi ro. IMF đã xác định vai trò của mình là tập trung đánh giá tác động của Fintech
tới chu chuyển vốn qua biên giới, ổn định tài chính quốc gia và quốc tế, và sự biến đổi
của hệ thống tiền tệ và mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu.
Một trong những đề xuất nổi bật là yêu cầu các nhà cung cấp tiền điện tử và các loại
hình thức thanh toán trực tuyến hoàn trả đầy đủ các loại tiền này bằng các khoản dự trữ
NHTW. Một lựa chọn khác là IMF và các NHTW có thể cung cấp tiền kỹ thuật số của
riêng mình cho công chúng trực tiếp hoặc thông qua nhà phân phối khu vực tư nhân.
Ngoài ra IMF đang tích cực phát triển đội ngũ an ninh mạng, hỗ trợ cuộc chiến
chống tội phạm cho các quốc gia bằng kỹ năng và chuyên môn cần thiết. IMF sẽ tiếp tục
phân tích và làm sâu sắc hơn mức độ bao phủ của Fintech trong đợt kiểm tra sức khỏe của
nền kinh tế các nước hằng năm và trong các Chương trình Đánh giá Khu vực tài chính.
4.2. Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và sự hỗ trợ trong đại dịch Covid-19
Tháng 12/2019, dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện tại Trung Quốc và không lâu sau
đó đã lan rộng ra toàn thế giới. Đại dịch thế kỷ gây nhiều tác động tiêu cực chưa từng có
tiền lệ lên nền kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam. 
Với những tác động to lớn đó, trong suốt khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6
năm 2020, IMF và WB đã tung ra nhiều gói hỗ trợ cho các nước bị ảnh hưởng như Peru,
Indonesia, Chile, Ấn Độ, ... và nhiều quốc gia nghèo khác. Khoản hỗ trợ này sẽ được
dùng để chi trả cho những khoản như lương của y tá và bác sĩ, mua sắm thiết bị phòng hộ
và thiết bị y tế. Cụ thể:
- IMF hỗ trợ 7 quốc gia Châu Á, Thái Bình Dương với tổng trị giá khoảng 1,5 tỷ USD;
28 quốc gia Châu Phi với khoản tài trợ khẩn cấp tổng trị giá gần 10 tỷ USD.

8
- IMF thông qua cơ chế “tín dụng dự phòng” tổng giá trị 11 tỷ USD cho Peru, với thời
hạn giải ngân 3 năm.
- Ngân hàng Thế giới phê duyệt gói 250 triệu USD hỗ trợ chương trình ứng phó khẩn
cấp của In-đô-nê-xi-a.
- ...
Về phía Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã đồng hành cùng Việt Nam xây dựng
chiến lược ứng phó quốc gia từ quản lý khủng hoảng y tế đến thúc đẩy phục hồi kinh tế
bền vững, với mức tăng trưởng GDP khả quan – tính đến cuối năm 2020.
4.3. IMF và WB có nên xóa bớt nợ cho các nước nghèo thay vì đơn giản là tạm
hoãn trong thời gian Covid-19?

Câu hỏi này cũng đã được đặt ra khi mà hơn 300 nhà lập pháp từ khắp nơi trên thế giới
cùng với nhóm các nền kinh tế lớn G20 đã kêu gọi IMF và WB xóa bớt nợ cho các nước nghèo,
nhằm hỗ trợ chính phủ các nước này ứng phó với đại dịch Covid-19. Họ cho rằng, nếu quyết định
xóa các nghĩa vụ thanh toán nợ không được đưa ra, các nước nghèo sẽ không thể ưu tiên toàn lực
cho cuộc chiến chống dịch Covid-19, qua đó có thể dẫn đến sự gián đoạn liên tục trong chuỗi
cung ứng và thị trường tài chính toàn cầu.

Cả IMF và WB đã cảnh báo rằng việc từ chối thanh toán các nghĩa vụ nợ có thể gây tổn hại
nặng nề đến xếp hạng tín dụng và làm giảm khả năng cung cấp tài chính chi phí thấp cho các
thành viên. Một minh chứng là trong nửa đầu năm 2020, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đã hạ
bậc triển vọng tín nhiệm của 42 quốc gia, con số này hoàn toàn có thể tăng lên nếu như việc xóa
bỏ các khoản nợ được thực hiện. Có thể thấy việc xóa bỏ lãi vay các khoản nợ như thế có thể giải
quyết phần nào những vấn đề ổn định sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngắn hạn. Tuy
nhiên trong dài hạn việc ảnh hưởng tới xếp hạng tín dụng và thanh toán lãi vay có thể khiến các
nước này khó tìm được các khoản vay tốt thậm chí là không có, dẫn đến đình trệ và suy giảm
kinh tế lâu dài.
Thay vì xóa bỏ lãi vay các khoản nợ, có một giải pháp mà IMF và WB có thể dùng và \cho
nhiều hiệu quả hơn đó là đổi các khoản nợ lấy những dự án “đầu tư xanh” về khí hậu và môi
trường đã được nêu ra trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và
Ngân hàng Thế giới (WB). Ngoài ra IMF và WB có thể tăng cường các gói viện trợ với các nước
nghèo hơn thay vì là vừa phải hỗ trợ những gói viện trợ hiện tại vừa xóa bỏ lãi vay.

9
CHƯƠNG 5: QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VÀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC
TẾ, NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
5.1. Quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
5.1.1. Vị thế của Việt Nam tại IMF
Việt Nam Cộng hòa gia nhập IMF vào ngày 21/9/1956. Từ năm 1976, CHXHCN
Việt Nam chính thức kế thừa vị trí hội viên IMF của Việt Nam Cộng hòa. Năm 1976,
CHXHCN Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được
quyền hưởng các khoản vay từ IMF. 

Việt Nam thuộc nhóm Đông Nam Á trong IMF, gồm 13 nước: Brunei, Campuchia,
Fiji, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Nepal, Singapore, Thái Lan, Tonga, Việt Nam
và Philippines. Hiện nay cổ phần của Việt Nam tại IMF bằng 460,7 triệu SDR, chiếm
0,193% tổng khối lượng cổ phần và có tỷ lệ phiếu bầu là 0,212% tổng số quyền bỏ phiếu.

5.1.2. Vai trò của IMF tới Việt Nam


Hiện nay, quan hệ Việt Nam - IMF tiếp tục trên nhiều lĩnh vực như giám sát kinh
tế vĩ mô, đối thoại, tư vấn chính sách, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam. Cụ thể là:

- Giám sát kinh tế vĩ mô: IMF thực hiện các đợt đánh giá về tình hình kinh tế vĩ mô
Việt Nam và đưa ra các tư vấn, đánh giá, đề xuất về chính sách vĩ mô trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, thương mại, cải cách DNNN… 
- Hỗ trợ kỹ thuật: Từ 1994 - 2019, IMF đã cung cấp 146 đoàn hỗ trợ kỹ thuâ ̣t cho các
cơ quan Chính phủ Việt Nam. Năm 2019, IMF đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật về các nội
dung như: các chỉ số tần số cao của hoạt động kinh tế, hê ̣ thống phổ biến dữ liê ̣u chung
tăng cường (e-GDDS) ...
- Đào tạo: IMF cung cấp học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và tài trợ cho cán bộ của NHNN và
các Bộ, ngành liên quan tham dự các khóa đào tạo dài hạn, ngắn hạn về các chủ đề chính
sách và kinh tế vĩ mô, tài chính, ngân hàng, tiền tệ, thống kê…

10
5.2. Quan hệ giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới
5.2.1. Vị thế của Việt Nam tại WB
Ngày 18/8/1956, chính quyền Sài Gòn Nam Việt Nam gia nhập WB. Ngày
21/9/1976, nước CHXHCN Việt Nam tiếp quản tư cách hội viên tại WB của Chính quyền
Sài Gòn cũ.

Cổ phần của Việt Nam tại WB:

- IBRD là 968 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 1218, chiếm 0,08%


- IDA là 14.778 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 19.203, chiếm 0,14%
- IFC là 446 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 696, chiếm 0,03%
- M IGA là 388 cổ phần. Tổng số phiếu bầu là 565, chiếm 0,29%

5.2.2. Vai trò của WB tới Việt Nam


Kể từ khi nối lại quan hệ với tín dụng với Việt Nam đến nay, WB đã có những
đóng góp và hỗ trợ tích cực vào công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế, đặc biệt là công
cuộc xoá đói giảm nghèo ở Việt nam. Các loại dịch vụ (thiết kế và tài trợ cho các dự án
phát triển; hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; điều phối viện
trợ) giúp Việt Nam phát triển về mọi lĩnh vực: giáo dục, môi trường, tài nguyên thiên
nhiên, quản trị nhà nước… Một số dự án như:

- Dự án Phát triển Năng lượng Tái tạo


- Chương trình Hỗ trợ Biến đổi Khí hậu và tăng trưởng xanh
- Dự án Nâng cấp Đô thị Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
- Dự án Nước sạch và Vệ sinh Nông thôn
- Thành lập trường Đại học Tổng hợp RMIT
- Dự án Hỗ trợ hệ thống y tế khu vực Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng

11
KẾT LUẬN
Mỗi tổ chức tài chính - tín dụng đều có những đặc điểm khác nhau như về cách thức
hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng tín dụng.... Chúng ta có thể thấy hoạt động của
những tổ chức tài chính - tín dụng này đều hướng đến mục đích ổn định và phát triển nền
kinh tế, tài chính thế giới. Từ khi hình thành đến nay, các tổ chức tài chính - tín dụng này
đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc giúp đỡ các quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam.
Chính thức được thành lập trong "bóng tối" của Thế chiến thứ II, Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra nhiều tư vấn chính sách nhằm ngăn chặn
nhiều cuộc khủng hoảng, chặn đứng các cuộc xung đột kinh tế, vốn là nguyên nhân chính
dẫn đến chiến tranh. 
Tuy trong thời điểm hiện tại, cả IMF và WB đang vướng phải nhiều chỉ trích vì sự bất
lực trong việc ngăn chặn khủng hoảng và thậm chí còn khiến cho cuộc sống của nhiều
người dân trở nên tồi tệ hơn, đi ngược lại với mục đích của 2 tổ chức. Do đó, hi vọng
trong tương lai, IMF và WB đều sẽ tập trung tìm ra điều tốt nhất cho mỗi quốc gia, giúp
các quốc gia tìm ra con đường phát triển và mang lại kết quả tốt đẹp cho người dân và
cũng để vượt qua những quan ngại về việc rằng, cả IMF - WB sẽ phải đối mặt với rủi ro
không thể theo kịp đà phát triển kinh tế toàn cầu, từ đó thay đổi hình ảnh có phần xám xịt
như những năm gần đây.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đức Minh, 2020, IMF hỗ trợ Bộ tài chính Việt Nam tăng cường mối quan hệ với
nhà đầu tư, Thời báo Tài chính, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-
chinh/2020-12-07/imf-ho-tro-bo-tai-chinh-viet-nam-tang-cuong-moi-quan-he-voi-nha-
dau-tu-96431.aspx
2. Hạnh Chi, 2020, Đại dịch Covid19: Thêm chính sách hỗ trợ các nước nghèo, Sài
Gòn giải phóng online, https://www.sggp.org.vn/dai-dich-covid19-them-chinh-sach-ho-
tro-cac-nuoc-ngheo-662831.html
3. Lê Hà, Đình Ánh, 2020, IMF và WB hỗ trợ các nước chống dịch COVID-19, Báo
điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/imf-va-wb-ho-
tro-cac-nuoc-chong-dich-covid-19-556020.html
4. Interational Monetary Fund, 2010, Thông báo trong phần kết luận của Hội nghị do
IMF và chính phủ Việt nam tổ chức về “Tăng Trưởng và Giảm nghèo hậu Khủng hoảng
tại các Nước đang Phát triển Châu Á"
5. The World Bank, Vietnam Home, từ
https://www.worldbank.org/en/country/vietnam
6. Wikipedia, Ngân hàng Thế giới, từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h
%C3%A0ng_Th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi
7. Wikipedia, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, từ https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h
%C3%A0ng_Th%E1%BA%BF_gi%E1%BB%9Bi

You might also like