You are on page 1of 46

CHƯƠNG 3:

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

CHUẨN ĐẦU RA
1.Phân biệt được vai trò, hoạt động của các
tổ chức kinh tế-tài chính quốc tế
2.Xác định vai trò của các tổ chức kinh tế-tài
chính quốc tế trong quan hệ kinh tế quốc tế
trên thế giới và đối với Việt Nam
3.Khai thác thông tin, số liệu cho mục đích
phân tích vĩ mô và phân tích kinh doanh
1

1. Hệ thống Liên hiệp quốc


a) Mục tiêu:
Mục tiêu hoạt động chung:
Liên hiệp quốc (UN – United Nations) thành
lập 24/10/1945 với các mục đích (điều lệ):
● Giữ gìn hoà bình và an ninh quốc tế;
● Hợp tác giải quyết các vấn đề chính trị, kinh
tế, xã hội;
● Tạo điều kiện thuận lợi, ổn định cho phát
triển quan hệ hoà bình, hữu nghị giữa các
quốc gia.

1
Mục đích trong lĩnh vực kinh tế-xã hội:
● Giải quyết các vấn đề kinh tế chung toàn cầu
● Hỗ trợ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia với
trình độ phát triển khác nhau
●Giải quyết vấn đề phát triển kinh tế khu vực
●Hỗ trợ phát triển kinh tế các nước ĐPT
b) Hình thức hoạt động:
Hoạt động thông tin.
Các cơ quan UN công bố các thông tin kinh tế-
xã hội đa dạng, nhiều ấn phẩm thống kê, phân
tích uy tín, tin cậy về các nước và thế giới
Hoạt động tư vấn kỹ thuật:
Tập trung vào các chương trình phát triển,
hoạch định chính sách và đào tạo nhân lực
3

Hoạt động tài chính tiền tệ:


Thông qua các tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) và nhóm Ngân hàng Thế giới (World
Bank Group).
c) Cơ cấu tổ chức:
6 cơ quan:
●Đại hội đồng (General Assembly)
●Hội đồng bảo an (Security Council)
●Hội đồng kinh tế-xã hội (Economic and Social Council)
●Hội đồng quản thác (Trusteeship Council)
●Toà án Quốc tế (International Court of Justice)
●Ban thư ký (Secretariat)

2
Các cơ quan và tổ chức chuyên trách:
●UNCTAD, UNDP, ITC, FAO, UNIDO, ICAO,
WTO, ILO, IMO, WIPO, IMF, World Bank Group
(IBRD, IDA, IFC, MIGA, ICSID)…
Tổ chức tự trị:
●IAEA, WTO (Tổ chức du lịch thế giới)

không phát hành cổ phiếu, trái phiếu

2. Quỹ tiền tệ quốc tế – International


Monetary Fund (IMF)
Thành lập tại Hội nghị tài chính-tiền tệ quốc
tế 7/1944 tại Bretton Woods (New Hampshire,
Mỹ) cùng Hệ thống tiền tệ quốc tế Bretton
Woods.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế bắt đầu hoạt động từ
5/1946 với 39 thành viên.
Hiện nay số thành viên là 189.

3
2.1 Mục tiêu hoạt động
●Thúc đẩy ổn định tài chính quốc tế và hợp tác
tài chính-tiền tệ quốc tế (Tăng cường ổn định
trong trao đổi tiền tệ, Hỗ trợ thành lập hệ
thống thanh toán đa phương…)
●Tạo điều kiện mở rộng, phát triển hài hòa
thương mại quốc tế, thúc đẩy việc làm và tăng
trưởng kinh tế bền vững, hỗ trợ giảm nghèo
đói trên toàn cầu
●Hỗ trợ các thành viên gặp khó khăn kinh tế
bằng cách cung cấp nguồn tài chính và biện
pháp hỗ trợ kỹ thuật

2.2 Cơ cấu tổ chức:


Hội đồng thống đốc (Board of Governors)
●Là cơ quan lãnh đạo cao nhất,
●Mỗi quốc gia thành viên có một đại diện (bộ
trưởng tài chính hoặc thống đốc NHTW)
●Họp thường kỳ mỗi năm một lần.
●Thông qua những quyết định quan trọng nhất
Phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm,
Thông qua chỉnh lý và sửa đổi Điều lệ
Kết nạp TV mới, khai trừ TV cũ
Phát hành, phân chia SDR, tăng vốn, thay đổi
tỷ lệ góp vốn của thành viên, bầu giám đốc…
●Có 2 ủy ban hỗ trợ: Ủy ban tiền tệ và tài chính
quốc tế (International Monetary and Financial Committee -
IMFC) và Ủy ban phát triển (Development Committee). 8

4
 Nguyên tắc biểu quyết:
●Số phiếu bầu của một quốc gia bao gồm 2
thành phần: Phiếu cơ bản (basic votes) cộng
Phiếu bổ sung (additional votes)
Phiếu cơ bản: mỗi thành viên có số phiếu cơ
bản là 1459 phiếu (tổng số phiếu cơ bản của
các thành viên chiếm khoảng 5,5% tổng phiếu
bầu của IMF)
Phiếu bổ sung: số phiếu bổ sung của mỗi
quốc gia phụ thuộc vốn góp (100.000 SDR vốn
góp được 1 phiếu)
●24/06/2020: Tỷ lệ phiếu bầu của Mỹ là 16,50%;
Đức – 5,31%; Nhật Bản – 6,14%, Anh – 4,03%
Pháp 4,03%; Trung Quốc – 6,08%; 9

●Những quyết định thường được thông qua


trên nguyên tắc nhất trí (không ít hơn 50% số
phiếu chấp thuận).
●Những quyết định quan trọng đòi hỏi 70%
●Các quyết định quan trọng nhất cần 85% (Mỹ,
EU có quyền phủ quyết):
Các vấn đề cơ cấu tổ chức của Quỹ,
Xem xét lại và thay đổi hạn ngạch góp vốn
của các quốc gia,
Phát hành và phân chia SDR,
Quy định về chế độ tỷ giá hối đoái

10

5
Ban giám đốc – Executive board (Hội đồng
điều hành):
●Điều hành hoạt động thường ngày của IMF:
●Gồm 24 giám đốc điều hành:
8 do Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga,
Trung Quốc, Saudi Arabia bổ nhiệm
●Tổng giám đốc (Managing Director):
Ban giám đốc bầu, với nhiệm kỳ 5 năm.
Tổng Giám đốc – thường là người Châu Âu,
Phó Tổng giám đốc thứ nhất – người Mỹ.
Uỷ ban lâm thời (Interim Committee):
Hội đồng thống đốc chỉ định, chức năng tư
vấn, giám sát hoạt động của Ban giám đốc.

11

2.3 Ấn phẩm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế:


World Economic Outlook
Global Financial Stability Report,
Fiscal Monitor
International Financial Statistics
Government Finance Statistics
Report on Exchange Arrangements and
Exchange Restrictions,
Direction of Trade Statistics,
……………………….

12

6
2.4 Vốn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
gồm Vốn góp của các thành viên và Vốn vay
Vốn góp của các thành viên:
●Quốc gia góp vốn vào IMF theo hạn ngạch
●25% bằng SDR hoặc các đồng tiền chuyển đổi
(vàng trước 1978),
Vàng của IMF hiện nay: ≈2814,1 tấn↔≈117 tỷ
SDR hay ≈168,6 tỷ US$ (1/2021)
●75% còn lại: bằng nội tệ của QG thành viên
●Cơ sở xác định hạn ngạch: GDP; độ mở nền
kinh tế (openness) – CCVL; sự biến thiên
(variability) và dự trữ ngoại hối (reserves).
●Trên cơ sở hạn ngạch góp vốn xác định: Số
phiếu biểu quyết; Khối lượng vốn vay; Số
lượng SDR được nhận khi IMF phát hành
● Tổng vốn góp ≈477 tỷ SDR (≈679 tỷ USD) 13

Nguồn vốn vay:


●IMF có thể vay vốn theo các thỏa thuận đa
phương và song phương:
 Thỏa thuận vay nợ mới (New Arrangements
to Borrow - NAB) với 40 quốc gia và thể chế:
(365 tỷ SDR từ 01/01/2021)
 Các thoả thuận vay song phương với 40
quốc gia và thể chế, vốn vay tối đa 361 tỷ
SDR (≈521 tỷ USD).
●Theo điều lệ, IMF có thể thu hút vốn tư nhân
(phát hành trái phiếu), lần đầu tiên 2009.

14

7
15

2.5 Chức năng hoạt động


●Giám sát:
Chính sách tỷ giá của các thành viên, và các
chính sách kinh tế vĩ mô có liên quan.
●Hoạt động tín dụng:
Cung cấp tín dụng cho các thành viên để
phòng ngừa, giải quyết khủng hoảng kinh tế
●Phát hành SDR
●Hỗ trợ kỹ thuật: trong lãnh vực chính sách
tiền tệ, ngoại hối, tài khoá, thống kê, soạn
thảo các điều luật và đào tạo cán bộ…
●Chống rửa tiền và khủng bố

16

8
a)Giám sát (Surveillance):
●Các thành viên cung cấp thông tin cho IMF
về: tiền tệ, ngân sách, kinh tế đối ngoại, chính
sách tư hữu hoá, thị trường lao động…
●Mục đích: phát hiện sự mất cân bằng vĩ mô
tiềm năng có thể ảnh hưởng tới ổn định tỷ giá
và đưa ra những khuyến cáo khắc phục
●Hình thức thực hiện: 3 hình thức (Tư vấn,
Giám sát đa phương, Giám sát chi tiết)
Tư vấn (Consultation):
●IMF hàng năm gửi các nhóm công tác tới các
nước thành viên.
●Đối thoại với các cơ quan: bộ tài chính,
NHTW, bộ kinh tế… 17

●Chuẩn bị báo cáo cùng khuyến cáo cho chính


phủ và trình ban giám đốc.
●Sau khi nghe ý kiến chính phủ, ban giám đốc
thông qua những khuyến cáo cho chính phủ.
●Khuyến cáo không có tính bắt buộc, nhưng
thường được nhìn nhận nghiêm túc và có thể
xem xét khi hoạch định chính sách.
●Kết quả được đăng tải trên website của IMF
●Tiến hành mỗi năm một lần
●Các quốc gia nhỏ có thể 1,5 – 2 năm một lần.

18

9
Giám sát đa phương (Multilateral surveillance)
●Quy mô toàn cầu (thông qua các báo cáo):
Báo cáo “Tổng quan kinh tế thế giới” (World
Economic Outlook) phân tích thực trạng kinh tế
thế giới và dự báo viễn cảnh tăng trưởng của
kinh tế thế giới và từng quốc gia
 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới, có tính
tới ảnh hưởng của các yếu tố toàn cầu: Giá
dầu mỏ và các mặt hàng quan trọng, thị
trường tiền tệ, tài chính quốc tế, chu chuyển
vốn ngắn hạn, quá trình liên kết kinh tế…
 Đưa ra dự báo kinh tế thế giới 2-3 năm tới:
GDP, lạm phát, thâm hụt ngân sách, cán cân
vãng lai, nợ nước ngoài, dự trữ ngoại hối…
19

“Báo cáo ổn định tài chính toàn cầu” (Global


Financial Stability Report)
đánh giá hệ thống tài chính và thị trường tài
chính toàn cầu, và giải quyết vấn đề tài trợ cho
thị trường mới nổi
Báo cáo “Fiscal Monitor”
phân tích tình hình tài chính công, tác động tài
khóa từ khủng hoảng, dự báo tài khóa trung
hạn, đánh giá các chính sách phát triển bền
vững tài chính công
Báo cáo cho từng khu vực (Regional
Economic Reports)
Các báo cáo khác: External Sector Reports,
Global Policy Agenda…
20

10
Giám sát chi tiết (enhanced surveillance):
●Thường thực hiện với các nước gặp vấn đề
nợ nước ngoài, thực hiện hàng quý
●Là điều kiện để cơ cấu lại nợ (giám sát chi tiết
của IMF với kế hoạch điều chỉnh kinh tế).
●Đồng thuận của IMF có vai trò quan trọng,
củng cố lòng tin của cộng đồng quốc tế, kích
thích dòng vốn đầu tư nước ngoài

21

b) Hoạt động tín dụng:


 Mục đích: 3 mục đích chính
●Hỗ trợ tài chính cho các quốc gia gặp khủng
hoảng để thực hiện các chính sách điều
chỉnh nhằm khôi phục sự ổn định và tăng
trưởng kinh tế, tránh các biện pháp điều
chỉnh có tác động tiêu cực nặng nề hoặc tình
huống vỡ nợ quốc gia;
●Giúp ngăn ngừa sớm khủng hoảng;
●Giúp các nước tiếp cận các nguồn tài trợ
khác (thông qua chương trình kinh tế khi vay)
 Đối tượng vay: chỉ các cơ quan nhà nước:
Kho bạc, NHTW, Bộ tài chính
https://youtu.be/xJAdgUXQAM0

22
https://www.youtube.com/watch?time_continue=10&v=xJAdgUXQAM0&feature=emb_logo

11
 Bản chất: Khi vay của IMF, quốc gia mua
ngoại tệ bằng đồng nội tệ.
Khi trả nợ thì dùng ngoại tệ mua lại nội tệ
của mình và thanh toán lãi suất
Quy trình vay:
●Theo đề nghị của QG thành viên, IMF có thể
cho vay theo thỏa thuận (Arrangement), nếu
được thông qua
●Điều kiện: thực hiện chính sách kinh tế để
giải quyết vấn đề kinh tế do các nguyên nhân
trong nước và bên ngoài (với tư vấn của IMF)
●Thỏa thuận vay trình Ban giám đốc
●Nếu được thông qua, tín dụng giải ngân từng
đợt theo tiến trình thực thi chương trình 23

Phân loại tín dụng: 2 loại cơ bản: thông


thường và ưu đãi
●Tín dụng thông thường (non-concessional):
Dành cho các nước ĐPT thu nhập trung bình
Lãi suất trên cơ sở lãi suất SDR
Các dạng tín dụng thông thường:
Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA – Stand-
By Arrangements) ngắn hạn
Tín dụng linh hoạt (Flexible Credit Line - FCL) ngắn hạn
Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The
Precautionary and Liquidity Line –PLL)
Công cụ quỹ mở rộng: (Extended Fund Facility-EFF) trung hạn
Công cụ tài trợ khẩn cấp - Rapid Financing
Instrument (RFI) 24

12
●Tín dụng ưu đãi (concessional lending facilities):
 Dành cho các nước nghèo, điều kiện ưu đãi
 Tài trợ bởi “Quỹ quản thác giảm đói nghèo và
tăng trưởng - Poverty Reduction and Growth
Trust”, nguồn tài chính của IMF và đóng góp
của các quốc gia
 Các dạng tín dụng ưu đãi:
Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended
Credit Facility – ECF):
Công cụ tín dụng dự phòng (The Standby
Credit Facility – SCF)
Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid Credit
Facility – RCF).

25

CÁC DẠNG TÍN DỤNG THÔNG THƯỜNG:


Thỏa thuận tín dụng dự phòng (SBA) ngắn hạn
Phần lớn tín dụng IMF cho các nước đang
phát triển có thu nhập trung bình và các nước
phát triển bằng công cụ SBA
SBA dành cho các nước mất cân bằng cán
cân thanh toán (BOP) ngắn hạn
Thực thi mục tiêu của chương trình kinh tế
(thỏa thuận với IMF) là điều kiện giải ngân
Lãi suất: trên cơ sở lãi suất thị trường (lãi
suất SDR), thấp hơn vay thương mại; càng
vay nhiều lãi suất càng cao
Thỏa thuận thường kéo dài: 12-24 tháng; ko
quá 36 tháng 26

13
Lượng vay: 145% hạn ngạch góp vốn cho 12
tháng; tổng thể toàn bộ đợt vay có thể tới
435%; trường hợp đặc biệt có thể hơn
Thời hạn trả nợ: 3¼ - 5 năm sau khi giải ngân
Cơ chế phòng ngừa: Quốc gia không nhận
tiền vay theo kế hoạch, nhưng giữ lại quyền
vay nếu tình hình xấu đi (phải trả phí)
Chi phí vay: gồm 3 thành phần
+Lãi suất bao gồm:
-Lãi suất SDR,
-Biên lãi suất (margin): khoảng 1%
-Phí tính thêm (surcharge): 2% với khoản vay
vượt 187,5% hạn ngạch; và 3% khi vượt
187,5% hạn ngạch sau năm thứ 3
+Phí cam kết (Commitment fee): từ 0,15-0,6% cho
số tiền cam kết (vay càng nhiều phí càng cao)
+Phí phục vụ (Service charge): 0,5% tiền giải ngân
27

 Tín dụng linh hoạt (FCL): Ngắn hạn


 Chỉ dành cho các nước có nền tảng, chính
sách kinh tế tốt, có lý lịch rất tốt trong thực
hiện chính sách. 5 nước đã sử dụng FCL:
Chile, Colombia, Mexico, Peru, Poland. Hiện
tại Poland đã rời thỏa thuận FCL.
 Với mục đích ngăn chặn hoặc giảm nhẹ
khủng hoảng
 Chỉ dành cho quốc gia đáp ứng được những
tiêu chí định trước
 Không cần chương trình kinh tế giống SBA
 Khả năng vay: không giới hạn, xác định cụ
thể từng trường hợp
 Có thể vay vào thời điểm được thông qua
hoặc sử dụng như biện pháp phòng ngừa
 Điều kiện còn lại tương tự SBA 28

14
 Tín dụng phòng ngừa và thanh khoản (The
Precautionary and Liquidity Line –PLL):
 Dành cho các nước có nền tảng, chính sách
kinh tế tốt, có 1 số điểm yếu và không thể
vay tín dụng linh hoạt. (Cộng hòa Bắc
Macedonia, Marocco và Panama đã sử dụng)
 Gần giống FCL, dành cho quốc gia đáp ứng
được những tiêu chí định trước
 Cần chương trình kinh tế, tập trung khắc
phục những điểm yếu
 Thời gian trả nợ: 3½ - 5 năm
 Khả năng vay: có thể tới 250% hạn ngạch
trong 12 tháng; và tổng thể có thể tới 500%
 Còn lại tương tự SBA
29

 Công cụ quỹ mở rộng (EFF) TRUNG HẠN


 Dành cho các quốc gia mất cân bằng BOP
trung hạn, cần cải cách điều chỉnh cơ cấu
 Thời hạn thực hiện dài hơn SBA: 3-4 năm
 Vốn vay tối đa: hàng năm 145% hạn ngạch,
và tổng cộng 435%; ngoại lệ có thể cao hơn
 Thời gian trả nợ trong: 4½ - 10 năm
 Các điều kiện còn lại tương tự SBA

30

15
Công cụ tài trợ khẩn cấp - Rapid Financing
Instrument (RFI)
Dành cho các quốc gia sau thiên tai, xung đột
vũ trang…
Giải ngân nhanh cùng hỗ trợ tư vấn chính
sách, và hỗ trợ kỹ thuật
Chỉ cần vạch ra chính sách kinh tế chung cần
tuân thủ
Khả năng vay tối đa: thường 50% hạn ngạch
hàng năm và tổng thể là 100%. Hạn ngạch
hàng năm có thể tới 80%, và tổng thể có thể
133,33%
Lãi suất: trên cơ sở lãi suất thị trường
Thời hạn trả nợ: 3¼ - 5 năm 31

CÁC DẠNG TÍN DỤNG ƯU ĐÃI:


Công cụ tín dụng dự phòng (The Standby
Credit Facility – SCF)
Dành cho các nước nghèo:
Mục đích: Giải quyết các vấn đề tài chính
ngắn hạn nhằm ổn định vĩ mô và thúc đẩy
tăng trưởng, giảm nghèo đói
Cần chương trình kinh tế tương tự SBA
Thời hạn: 12-24 tháng;
Trả nợ: thời gian 8 năm, ân hạn 4 năm
Lãi suất: ưu đãi, quy định 0,25% (hiện 0%); có
thể thu phí 0,15%
Khối lượng vay tối đa: áp dụng chung cho
các khoản vay ưu đãi: hàng năm 100% hạn
ngạch, tổng thể 300%; Giới hạn có thể cao
hơn quy định (133,33% hàng năm và 400% 32
tổng thể)

16
Công cụ tín dụng mở rộng (The Extended Credit
Facility – ECF)
Mục đích: giải quyết bất cân bằng vĩ mô
trung-dài hạn, nhằm giảm nghèo và thúc đẩy
tăng trưởng bền vững
Điều kiện: Các nước có thu nhập thấp
Cần chính sách kinh tế với IMF
Thời gian thực hiện: 3-5 năm
Thời hạn trả nợ: 10 năm, ân hạn 5½ năm
Lãi suất: ưu đãi, (hiện 0%)
Khối lượng vay tối đa: áp dụng chung cho
các khoản vay ưu đãi: hàng năm 100% hạn
ngạch, tổng thể 300%; Giới hạn có thể cao
hơn quy định (133,33% hàng năm và 400%
tổng thể) 33

 Công cụ tín dụng khẩn cấp (The Rapid


Credit Facility – RCF)
 Mục đích: giải quyết nhu cầu tài chính khẩn
cấp, linh hoạt trong trường hợp cần thiết:
thiện tai, thảm họa, tình trạng khẩn cấp…
 Điều kiện: dành cho các nước nghèo, không
cần chương trình kinh tế với IMF
 Khối lượng vay tối đa:
- Thông thường: 50% hạn ngạch cho 1 năm, và
100% cho tổng lượng vay
- Có thể tới 80% hạn ngạch cho 1 năm, và tới
133,33% cho tổng lượng vay khi cần thiết
 Lãi suất: ưu đãi (hiện 0%),
34
 Trả nợ: 10 năm, ân hạn 5½ năm

17
c) Phát hành SDR
●SDR – Special Drawing Right (Quyền vay vốn
đặc biệt), có hiệu lực từ 1969.
●SDR: phương tiện tính toán, tín dụng của IMF
●SDR là tài sản dự trữ của các quốc gia
●Chia cho các thành viên theo tỷ lệ hạn ngạch
●Số lượng SDR của mỗi quốc gia ghi trên tài
khoản tại IMF
●SDR phát hành với 85% số phiếu nhất trí.
●Phát hành: đợt 1 (1970-1972): 9,3 tỷ; đợt 2
(1979-1981): 12,1 tỷ; đợt 3 (28/8/2009): 161,2
tỷ; đợt 4 (9/9/2009): 21,5 tỷ; đợt 5 (23/8/2021):
456,5 tỷ
●∑ = 660,7 tỷ SDR (≈935,7 tỷ US$) 35

Giá trị của SDR


●Giá trị SDR phát hành lần đầu (1970-1972) cố
định với vàng, (1 SDR = 1 USD = 0,888671 g)
●Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods,
giá trị SDR được xác định bằng rổ tiền tệ:
- Ban đầu gồm 16 đồng tiền
- Năm 1981 còn 5: USD, DEM, JPY, GBP, FRF.
- Từ 1999: DEM và FRF được thay bằng EUR
- Từ 1/10/2016: Thêm CNY
●Tỷ giá SDR tính hàng ngày bởi IMF
●Lãi suất SDR tính hàng tuần trên cơ sở lãi
suất ngắn hạn các đồng tiền trong rổ SDR
●Là lãi luất cơ sở cho các khoản vay thông
thường của IMF 36

18
 Cơ chế tín dụng và dự trữ của SDR:
●Các thành viên có thể dùng SDR để điều tiết
cán cân thanh toán:
SDR có thể chuyển đổi vô điều kiện ra các
đồng tiền của các thành viên:
●Một quốc gia sử dụng SDR chuyển đổi ra các
đồng tiền khác phải trả lãi suất cho quốc gia
nhận SDR.
●SDR của các thành viên là dự dữ ngoại hối và
hạch toán trong mục dự trữ của cán cân thanh
toán

37

38

19
39

Vai trò thực tế của IMF:


●Ngoài tín dụng cung cấp, vai trò quan trọng
hơn là xúc tác để các quốc gia thành viên
nhận được các khoản vay từ các chính phủ,
NHTW, tổ chức quốc tế, các Ngân hàng
thương mại
Tỷ trọng IMF không quá 10% tổng tín dụng
quốc tế mà các nước thành viên nhận được.
Đồng thuận của IMF với một thành viên tạo
điều kiện tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
●IMF đóng vai trò trung tâm trong giải quyết
vấn đề nợ nước ngoài của các nước thành
viên, thông qua phối hợp chặt chẽ với Câu lạc
bộ Paris và Câu lạc bộ London 40

20
Quan hệ giữa Việt Nam và IMF:
● Quan hệ bình thường
● Không vay từ IMF (trừ tín dụng ưu đãi trước
đây). Tốt hay không tốt?

41

3. Tập đoàn Ngân hàng thế giới


(World Bank Group – WBG)
WORLD BANK GROUP
IBRD IDA IFC MIGA ICSID
Sứ mệnh:
Kết thúc nghèo đói và thúc đẩy sự thịnh
vượng chung
Mục tiêu tới năm 2030:
●Kết thúc nghèo đói: tới 2030 giảm tỷ lệ nghèo
(mức sống dưới $1,9/ngày) xuống dưới 3%
●Thúc đẩy thịnh vượng chung bằng cách nâng
cao thu nhập cho 40% dân cư có thu nhập
thấp ở mỗi quốc gia 42

21
WBG bao gồm 5 thể chế:
●Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế
(IBRD – The International Bank for
Reconstruction and Development):
●Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA – The
International Development Association):
●Công ty Tài chính Quốc tế (IFC – The
International Finance Corporation):
●Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA –
The Multilateral Investment Guarantee Agency)
●Trung tâm Quốc tế giải quyết tranh chấp đầu
tư (ICSID – The International Center for settlement
of investment dispute):
●Việt Nam tham gia IBRD, IDA, IFC, MIGA;
không tham gia ICSID 43

3.1 Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc


tế – IBRD
Thành lập 1944 cùng IMF tại Hội nghị Bretton
Woods. Số thành viên hiện tại: 189
a) Vốn của IBRD:
●Vốn pháp định của IBRD hình thành từ vốn
đăng ký là 193,7 tỷ USD:
Vốn thực góp là ≈14 tỷ USD.
Vốn dự phòng: ≈182 tỷ USD
sẽ góp nếu cần, vai trò bảo lãnh (chưa dùng)
●Vốn góp của mỗi thành viên phụ thuộc vào vị
trí trong nền kinh tế thế giới.

44

22
●Tỷ lệ góp vốn của mỗi quốc gia vào IBRD
tương tự góp vào IMF.
●Cơ chế bỏ phiếu giống IMF:
●Các quyết định quan trọng cũng cần 85% số
phiếu nhất trí.
b) Cơ cấu tổ chức:
●Tương tự IMF:
Hội đồng quản trị:
- Mỗi quốc gia thành viên có 1 đại diện (thống
đốc NHTW hoặc Bộ trưởng tài chính)
- Họp 1 năm 1 lần. cùng thời gian kỳ họp Hội
đồng thống đốc IMF.
45

 Ban giám đốc:


- Là cơ quan điều hành thường ngày.
- Gồm 25 giám đốc điều hành:
6 người do 6 quốc gia góp nhiều vốn nhất đề
cử (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Trung
Quốc).
- Chủ tịch điều hành Ban giám đốc, luôn là
công dân Mỹ.

46

23
c) Hoạt động tài trợ:
Chính sách tín dụng của IBRD
●IBRD thu hút vốn trên thị trường quốc tế và
cho các quốc gia ĐPT vay lại.
IBRD đóng vai trò trung gian giúp các nước
ĐPT tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
●IBRD chỉ cung cấp tín dụng cho Chính phủ
hoặc cho vay dưới sự bảo lãnh Chính phủ (cả
khu vực nhà nước và tư nhân).
Hoạt động tín dụng của IBRD
Tập trung chủ yếu vào các chương trình sau:
Giảm đói nghèo, lạc hậu
Nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế
47

Phát triển xã hội và môi trường


Khu vực tài chính, tư nhân, cơ sở hạ tầng
Phát triển con người
●IBRD phối hợp chặt chẽ với nhiều tổ chức
quốc tế trong đấu tranh chống đói nghèo,
như: IMF, UNCTAD, WTO, FAO…
●IBRD quan tâm đặc biệt các vấn đề môi
trường.
●IBRD đẩy mạnh cung cấp tín dụng cho khu
vực tư nhân từ những năm 1990 (kể cả tài trợ
cơ sở hạ tầng cần thiết cho khu vực tư nhân).

48

24
Công cụ tài trợ:
- Tài trợ dự án đầu tư
- Tài trợ chính sách phát triển
- Chương trình gắn với kết quả
- Quỹ tín thác và tài trợ
●Tài trợ dự án đầu tư (Investment Project
Financing - IPF):
Áp dụng cho tất cả lĩnh vực, tập trung vào cơ
sở hạ tầng, phát triển con người, nông nghiệp
và các lĩnh vực hành chính công.
IPF là tập tài trợ dài hạn (5-10 năm), bao gồm
các dự án đầu tư vốn lớn, nông nghiệp, dịch
vụ, xây dựng thể chế...

49

 IPF không chỉ cung cấp tín dụng, mà còn là


một phương tiện chuyển giao tri thức và hỗ
trợ kỹ thuật: hỗ trợ phân tích và thiết kế trong
giai đoạn chuẩn bị dự án, hỗ trợ kỹ thuật và
chuyên môn, quản trị dự án, xây dựng thể
chế... trong suốt dự án.
Dự án phải được thẩm định, thông qua và
giám sát trong quá trình thực hiện
Người vay: cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
(có bảo lãnh chính phủ)
Tài trợ của IBRD tạo thuận lợi:
- Giảm chi phí chuẩn bị dự án
- Giảm thiểu rủi ro trong hoàn trả tín dụng.
- Khác biệt so với ODA song phương: nhà
thầu dự án lựa chọn bằng đấu thầu tự do 50

25
●Tài trợ chính sách phát triển (Development
Policy Financing - DPF):
Mục đích: đạt được phát triển bền vững thông
qua các chương trình được giải ngân nhanh
chóng nhằm đạt được phát triển bền vững,
công bằng, giảm đói nghèo thông qua các
chương trình như: cải cách chính sách, thể
chế (quản lý tài chính công, cải thiện môi
trường đầu tư, đa dạng hóa kinh tế…)
●Chương trình gắn với kết quả (Program-for-
Results - PforR ): từ 1/2012
Giải ngân gắn trực tiếp với đạt được các kết
quả nhất định, giúp quốc gia vay cải thiện việc
hoạch định và thực hiện các chương trình phát
triển; và đạt được kết quả lâu dài thông qua
nâng cao năng lực thể chế. 51

●Quỹ tín thác và tài trợ (Trust funds and grants -


Trust funds and the partnerships):
Là nguồn bổ sung tài chính từ các quỹ tín
thác và chương trình hợp tác
IBRD đóng vai trò quản lý hoặc quản lý ủy
thác gần 30 quỹ tín thác và nhiều chương trình
tài trợ: the Global Environment Facility (GEF); the
Climate Investment Funds; HIPC (Heavily Indebted
Poor Countries) Debt Initiative; the Consultative
Group on International Agricultural Research; the
International Finance Facility for Immunisation;
the Global Fund to Fight Aids, Tuberculosis and
Malaria (GFATM); the Women Entrepreneurs
Finance Initiative (We-Fi)...
Các quỹ và chương trình này do cá nhân, tổ
chức, chính phủ tài trợ hoặc đồng tài trợ 52

26
Lãi suất cho vay của IBRD (pricing) bao
gồm: Lãi suất, Phí thu xếp, Phí cam kết.
● Lãi suất bao gồm: Lãi suất tham chiếu thả nổi
+ Biên lãi
 Lãi suất tham chiếu thả nổi (floating
reference rate):
- Lãi suất cho vay liên ngân hàng tại London
(LIBOR – London Interbank Offer Rate) cho USD,
JPY, GBP, kỳ hạn 6 tháng
- Lãi suất liên ngân hàng châu Âu (EURIBOR -
Euro Interbank Offered Rate) với khoản vay
Euro, kỳ hạn 6 tháng
 Biên lãi (Spread): có thể là cố định (fixed
spread) – tạm dừng từ 01/04/2021; và thả nổi
(variable spread)
53

Biên lãi phụ thuộc nhiều yếu tố: kỳ hạn tín


dụng; thời gian trả nợ; phân loại quốc gia đi
vay (theo thu nhập bình quân đầu người chia
4 nhóm A, B, C, D); đồng tiền cho vay; rủi ro
thị trường; các chi phí hoạt động liên quan
của IBRD…
● Phí thu xếp (front-end fee): 0,25%
● Phí cam kết (commitment fee): 0,25%
 Lưu ý về lãi suất cho vay của IBRD:
 Lãi suất cho vay của IBRD thấp hơn đáng kể
so với lãi suất vay thương mại, đặc biệt với
các quốc gia có xếp hạng tín dụng thấp
 Ngoài 4 đồng tiền trên, IBRD còn có thể cho
vay bằng nội tệ của 1 số quốc gia
 Lãi suất IBRD không phụ thuộc xếp hạn tín
dụng (khả năng thanh toán) của quốc gia vay
 Lợi nhuận một phần chuyển cho IDA 54

27
55

Nguyên tắc huy động vốn, cung cấp tín


dụng
●Cơ cấu ngoại tệ vốn huy động luôn tương
thích với cơ cấu ngoại tệ tín dụng cung cấp
●Thời hạn trung bình của vốn huy động tương
ứng với tín dụng cung cấp
●Tổng tín dụng đã cung cấp không vượt quá
vốn đăng ký IBRD.
●Không xem xét và cơ cấu lại các khoản cho
vay (không xoá và giãn nợ).
►Đảm bảo trái phiếu IBRD phát hành có độ tín
nhiệm xếp hạng cao nhất (AAA), đồng nghĩa
lãi suất huy động thấp nhất
56

28
3.2 Hiệp hội Phát triển Quốc tế - IDA
●IDA thành lập 1960 với mục đích cung cấp tín
dụng ưu đãi cho các nước nghèo…
●Về pháp lý, quan hệ tài chính IDA là thể chế
độc lập. (173 thành viên)
●Thực chất, IDA là thể chế do IBRD phụ trách
và điều hành, (có cơ quan điều hành chung)
●Chỉ cung cấp tín dụng ưu đãi và viện trợ cho
Chính phủ, cơ quan chính phủ hoặc có bảo
lãnh chính phủ khi cho vay doanh nghiệp.
●Đối tượng vay:
Các thành viên theo phân loại của IBRD có
thu nhập bình quân đầu người thấp. (GNI per
capita không quá $1185, cho năm 2021)
Một số nước ĐPT có thu nhập trung bình có
thể vay (với mức phí, lãi suất cao hơn) 57

● Thời hạn vay 25-40 năm; ân hạn 5-10 năm


● Tiền tệ cho vay: USD, EUR, GBP, JPY, SDR.
Vay SDR giải ngân bằng 1 trong các đồng
tiền trong rổ SDR
● Điều kiện vay và lãi suất ưu đãi, linh hoạt:
-Với các nước nghèo: Không tính lãi suất, chỉ
tính phí (service): 0,75-1,3% (thay đổi hàng
năm) tùy đồng tiền vay
-Quốc gia “pha trộn” – blend: (vay IDA và đủ
điều kiện vay IBRD): ngoài phí 0,75%-1,3% còn
tính lãi suất ưu đãi, tùy thuộc tiền tệ. Chi phí
vay của quốc gia “pha trộn” từ IDA là thấp
hơn khá nhiều so với vay từ IBRD.
-Các quốc gia không đủ điều kiện vay ưu đãi,
được hỗ trợ chuyển tiếp: lãi vay theo nguyên
tắc giống IBRD (lãi suất cơ sở LIBOR cộng
Biên lãi – Spread thấp hơn so với IBRD) 58

29
● Nguồn tài chính:
Quyên góp của các quốc gia tài trợ và lợi
nhuận ròng của IBRD
● Nguồn tài chính của IDA luôn thiếu hụt
● Cơ cấu tín dụng của IDA định hướng xã hội
hơn so với của IBRD:
● IDA và Việt Nam:
 Việt Nam là thành viên IDA.
 Việt Nam đã nhận được khối lượng tín dụng
lớn từ IDA.
 Việt Nam đã “tốt nghiệp” IDA trong năm tài
chính 2017.
59

3.3 Công ty Tài chính Quốc tế – IFC


(International Finance Corporation)
Thành lập năm 1956
Mục đích: hỗ trợ đầu tư tư nhân vào các
nước đang phát triển, giảm nghèo đói và
nâng cao sự thịnh vượng.
Lĩnh vực ưu tiên:
 Tập trung vào các nước có rủi ro cao (đặc
biệt các nước IDA)
 Giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, đảm bảo
bền vững về xã hội và môi trường
 Xóa bỏ rào cản cho phát triển của khu vực tư
nhân trong cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục…
 Phát triển thị trường tài chính địa phương60

30
Cơ cấu tổ chức:
 Cổ đông: 185 quốc gia thành viên
 Vốn pháp định: 25,079991 tỷ US$.
 Lợi nhuận: có thể chia cho các cổ đông, và hỗ
trợ IDA
 Hội đồng thống đốc (các bộ trưởng tài chính)
 Ban giám đốc (25 người): điều hành
 Chủ tịch WB là Tổng giám đốc IFC. Điều hành
IFC là Phó Tổng giám đốc
Vốn hoạt động:
●Vốn tự có (vốn góp + lợi nhuận giữ lại): 2,567
tỷ USD)
●Vốn huy động: chủ yếu trên thị trường vốn
quốc tế. IFC có thể vay từ IBDR.
●Thực tế IFC đã tự chủ về vốn thông qua phát
hành trái phiếu 61

Nguyên tắc hoạt động của IFC:


●Không cần bảo lãnh của chính phủ,
●Chỉ đầu tư vào khu vực tư nhân, có thể đầu
tư vào doanh nghiệp nhà nước trong quá
trình tư nhân hóa
●Sản phẩm, dịch vụ của IFC trên cơ sở thương
mại, trừ dịch vụ tư vấn và hỗ trợ cho cơ quan
chính phủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sản phẩm và dịch vụ của IFC:
- Cho vay (Loans)
- Đầu tư vốn cổ phần (Equity)
- Tài trợ thương mại (Trade and Supply Chain Finance)
- Đồng tài trợ (Syndications)
- Cung cấp dịch vụ tài chính (Treasury Client Solutions)
- Tài trợ hỗn hợp (Blended Finance)
- Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital)
- Dịch vụ tư vấn (Advisory) 62
- Quản lý tài sản (Asset Management)

31
●Cho vay (Loans)
 Thời hạn: thường 7-12 năm
 Cho vay trực tiếp hoặc thông qua các ngân
hàng trung gian, các thể chế tài chính khác
 Đồng tiền cho vay: các đồng tiền tự do
chuyển đổi, và nhiều đồng tiền bản địa
 Lĩnh vực cho vay: khu vực công nghiệp, dịch
vụ (tài chính-ngân hàng...), hạ tầng, năng
lượng sạch, nông nghiệp...
●Đầu tư vốn cổ phần (Equity):
Đầu tư vào vốn cổ phần doanh nghiệp, trực
tiếp hoặc thông qua các quỹ đầu tư tư nhân
- Thường 5-20% vốn, đầu tư dài hạn:
- Không tham gia tích cực vào điều hành,
thường hỗ trợ nâng cao hiệu quả KD
Đầu tư cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu chuyển 63đổi

●Tài trợ thương mại (Trade and Supply Chain Finance)


đảm bảo nghĩa vụ thanh toán thương mại quốc
tế của IFC dành cho các ngân hàng thương
mại nhằm mở rộng, bổ sung khả năng tài trợ
thương mại của các ngân hàng thương mại
thông qua cung cấp bảo hiểm rủi ro.
●Đồng tài trợ (Syndications)
Thúc đẩy huy động tài chính cho khu vực tư
nhân, trong đó IFC đóng vai trò thể chế tài
chính và thể chế phát triển. IFC đóng vai trò
người tổ chức, thu xếp cho vay và hợp tác với
các thể chế tài chính khác cùng tham gia tài
trợ dự án. Vai trò của IFC giảm chi phí cho vay,
giảm rủi ro cho các thể chế đồng tài trợ. 64

32
●Cung cấp dịch vụ tài chính (Treasury Client Solutions):
Cung cấp công cụ bảo hiểm rủi ro ngoại hối;
bảo lãnh tín dụng; công cụ chia sẻ rủi ro danh
mục đầu tư, phát hành công cụ vay nợ...
●Tài trợ hỗn hợp (Blended Finance): kết hợp
tài trợ của IFC với nguồn vốn ưu đãi từ các
đối tác (quỹ tài trợ), tập trung trong lĩnh vực:
môi trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông
nghiệp và an ninh lương thực…
●Dịch vụ tư vấn (Advisory):
 Doanh nghiệp:
Thu hút các nhà đầu tư và đối tác tư nhân;
thâm nhập thị trường mới; cải thiện hiệu suất
hoạt động và tính bền vững của doanh nghiệp;
áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ tốt để tăng
khả năng cạnh tranh và năng suất… 65

 Chính phủ:
Cải thiện môi trường đầu tư; cải cách khuyến
khích đầu tư tư nhân; hợp tác công tư (PPP)…
●Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital)
IFC thực hiện đầu tư vào kinh doanh mạo hiểm
thông qua FDI hoặc các quỹ đầu tư
●Quản lý tài sản (Asset Management) :
Do Công ty quản lý tài sản IFC (IFC Asset
Management Company) – công ty con của
IFC, thực hiện
Quản lý vốn của các nhà đầu tư tổ chức
thông qua 13 quỹ đầu tư vào các nước đang
phát triển
Là hình thức mới kết hợp vốn thương mại và
tài chính phát triển
Tất cả sản phẩm, dịch vụ nêu trên của IFC là
trên cơ sở thương mại 66

33
Vai trò của IFC:
●Thông qua hoạt động, IFC đóng vai trò quan
trọng xúc tiến đầu tư tư nhân, đặc biệt là hình
thành, phát triển thị trường tài chính, chứng
khoán tại nhiều nước ĐPT
●Cung cấp các dịch vụ và tư vấn tài chính có
chất lượng cho doanh nghiệp tại các nước
đang phát triển, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và
vừa
●Là kênh cung cấp vốn quan trọng cho các
nước đang phát triển: Đầu tư và cho vay của
IFC hiện nay là hơn 285 tỷ USD
67

3.4 Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương –


MIGA)
● Thành lập 1988 nhằm khuyến khích đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các nước
đang phát triển. Hiện MIGA có 182 thành viên
● Bảo hiểm đầu tư và người cho vay trước các
rủi ro phi thương mại như:
Tịch thu hoặc quốc hữu hoá tài sản
Rủi ro chiến tranh, khủng bố, bạo loạn
Biến cố chính trị dẫn tới thay đổi tình hình
kinh tế, xã hội;
Rủi ro chuyển đổi tiền tệ và chuyển tiền ra
nước ngoài
Rủi ro không thực thi hợp đồng do các quyết
định của Chính phủ sở tại… 68

34
● MIGA thực hiện bảo hiểm cho các khoản đầu
tư từ các nước thành viên vào các nước
đang phát triển – thành viên MIGA.
● Tư vấn cho các cơ quan chính phủ trong
hoạch định và thực hiện chính sách, biện
pháp điều tiết đầu tư nước ngoài.
● Tổ chức gặp gỡ và thảo luận, đàm phán giữa
giới doanh nghiệp quốc tế và Chính phủ các
quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài,
● Cung cấp dịch vụ hỗ trợ về thông tin.

69

3.5 Cơ quan giải quyết tranh chấp đầu tư


quốc tế (ICSID – International Center for
settlement of investment dispute) –
 Thành lập 1966, nhằm giải quyết tranh chấp
đầu tư giữa Chính phủ và các nhà đầu tư
nước ngoài.
 Hiện nay có 164 thành viên, trong đó:
 156 thành viên đã phê chuẩn công ước ICSID
(Contracting States)
 8 thành viên ký kết nhưng chưa phê chuẩn
công ước ICSID (Signatory States)

70

35
4. CÁC NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC
●Ngân hàng Phát triển Liên châu Mỹ (Inter-
American Development Bank – IDB) - 1959;
●Nhóm Ngân hàng Phát triển Châu Phi - African
Development Bank (AfDB) Group):
●Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asia
Development Bank – ADB).
●Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu
(European Bank for Reconstruction and
Development – EBRD)
●Ngân hàng Phát triển Caribê (Carribean
Development Bank - CDB).
●Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (Islamic
Development Bank - IDB):
●Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (Asian
Infrastructure Investment Bank - AIIB):
●Ngân hàng phát triển mới BRICS (The New
71
Development Bank BRICS - NDB BRICS):

Đặc tính chung:


● Đều có mục đích, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc
hoạt động, nội dung hoạt động tương tự Tập
đoàn Ngân hàng thế giới
● Hoạt động ở phạm vi khu vực hoặc nhóm
quốc gia
● Tăng vốn và mở rộng hoạt động tài trợ, đầu
tư mạnh mẽ

72

36
Ngân hàng Phát triển Liên Châu Mỹ (IDB)
●Số thành viên 48 (26 QG Mỹ La tinh và Caribê)
●Trụ sở đặt tại Washington
●Vốn sở hữu khoảng 70 tỷ USD,
●Ban giám đốc gồm 14 thành viên: 1 giám đốc
do Mỹ bổ nhiệm, 3 do các nước ngoài khu vực,
10 do các nước trong khu vực bầu. Chủ tịch là
người Mỹ La tinh.
●Các nước thành viên trong khu vực nắm
≈50% phiếu bầu; Mỹ ≈30%; các nước ngoài khu
vực ≈16%.
●Trong IDB có 2 thể chế:
 Inter-American Investment Corporation (IIC)
 Multilateral Investment Fund (MIC)
73

Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)


● Số thành viên 68: 49 trong khu vực Châu Á
Thái Bình Dương, chiếm ≈63,5% vốn; 19 QG
ngoài khu vực, chiếm ≈36,5% vốn.
● Trụ sở đặt tại Manila (Philippines).
● Vốn sở hữu: khoảng 50 tỷ USD.
● Ban giám đốc gồm 12 thành viên:
8 do các nước trong khu vực bầu
4 do các nước ngoài khu vực bầu.
Chủ tịch theo truyền thống là người Nhật.
● Mỹ và Nhật Bản có số vốn góp và phiếu bầu
lớn nhất (31/12/2018: cùng là 12,756% phiếu
bầu). Các nước phát triển trong ADB nắm đa
số vốn góp và phiếu bầu (≈60%).
● Trong ADB có nhiều quỹ tài trợ khác nhau
(phụ thuộc nhà tài trợ, lĩnh vực tài trợ...) 74

37
Nhóm Ngân hàng Phát triển Châu Phi
Thành viên: 54 khu vực và 27 ngoài khu vực
●Vốn pháp định 208 tỷ USD, vốn thực góp 6%
●Bao gồm 3 thể chế:
The African Development Bank (AfDB)
The African Development Fund (ADF)
The Nigeria Trust Fund (NTF)
Ngân hàng Phát triển Hồi giáo (Islamic
Development Bank): thành lập 1974, hiện có 57
thành viên. Vốn pháp định ≈150 tỷ USD, vốn
đăng ký ≈75 tỷ USD. Mục đích thúc đẩy phát
triển kinh tế các quốc gia Cộng đồng Hồi giáo.
Các thể chế thành viên: Islamic Research and
Training Institute (IRTI); Islamic Corporation for
Insurance of Investments and Export Credits
(ICIEC); International Islamic Trade Finance
75
Corporation (ITFC)...

Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (Asian


Infrastructure Investment Bank - AIIB) – 6/2020:
Vốn pháp định: 100 tỷ USD; Vốn góp ≈20 tỷ
USD
82 thành viên:
Trung Quốc – 26,61% phiếu bầu (cao nhất).
Hoạt động: cho vay, đầu tư… theo nguyên
tắc như tập đoàn ngân hàng thế giới
Lĩnh vực tài trợ chính: hạ tầng nông thôn;
năng lượng; bảo vệ môi trường; vận tải và
viễn thông; cung cấp và xử lý nước; phát triển
đô thị và logistics.
Tổng vốn đầu tư các dự án đã cam kết là ≈ 18
tỷ USD (từ 2016-7/2020)
Việt Nam là thành viên 76

38
Ngân hàng phát triển mới BRICS (The New
Development Bank BRICS - NDB BRICS):
 Thành lập 2012, gồm 5 thành viên BRICS.
 Vốn pháp định 100 tỷ USD. Vốn thực góp 10
tỷ USD.
 Vốn và phiếu bầu chia đều cho 5 thành viên
 Hỗ trợ tập trung vào cơ sở hạ tầng và phát
triển bền vững tại các quốc gia BRICS và các
nước đang phát triển khác
 Hoạt động: cho vay, đầu tư… theo nguyên
tắc như tập đoàn ngân hàng thế giới

77

 Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu


(European Bank for Reconstruction and
Development – EBRD)
 Thành lập 1991, trụ sở tại London.
 Hiện nay số thành viên 69.
 Mục đích hỗ trợ quá trình chuyển đổi kinh tế
các quốc gia Đông Âu và Liên Xô cũ. Mở
rộng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ như
ngân hàng phát triển.
 Mở rộng khu vực hoạt động ra ngoài giới
hạn châu Âu, bao gồm Trung Á, Đông và
Nam Địa Trung Hải, gồm cả các nước không
là thành viên.
 Tổng cho vay, đầu tư năm 2017: 9,7 tỷ EUR78

39
5. Các cơ quan và tổ chức chuyên trách
của Liên hiệp quốc:
a) Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại
và phát triển (UNCTAD – United Nations
Conference on Trade and Development)
●Thành lập 1964, mục đích bảo vệ, đấu tranh
cho quyền lợi của các nước ĐPT trong
thương mại quốc tế.
●Kết quả:
Thông qua Hệ thống thuế quan ưu đãi chung
(GSP) và được thực hiện từ những năm 1970
Cung cấp viện trợ phát triển

79

● Chức năng:
 Hỗ trợ phát triển thương mại quốc tế, hội
nhập kinh tế của các nước đang phát triển.
 Soạn thảo các khuyên cáo, nguyên tắc, điều
kiện pháp lý cho hoạt động thương mại quốc
tế (không bắt buộc).
 Tiến hành đối thoại đa phương về các vấn đề
toàn cầu hoá và phát triển, thương mại quốc
tế, đầu tư và dịch vụ.
 Phối hợp với các cơ quan và tổ chức khác
của UN trong lĩnh vực phát triển kinh tế, mở
rộng thương mại.
80

40
Thực hiện chức năng thông tin và phân tích
với nhiều ấn phẩm thông tin thống kê và
phân tích:
Trade and Development Report,
Transnational Corporations, World
Investment Report, Handbook of Statistics,
Commodities and Development Report,
Digital Economy Report, Technology and
Innovation Report, Commodity Price Bulletin,
Review of Maritime Transport…

81

b) Chương trình phát triển của Liên hiệp


quốc (UNDP – UN Development Program):
●Mục tiêu: hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư cho các
nước ĐPT trong các lĩnh vực quan trọng:
Đấu tranh chống đói nghèo
Hợp tác kỹ thuật giữa các nước ĐPT
Bảo vệ môi trường
Sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên
Phát triển năng lực quản lý, tiềm năng con
người
Chuyển giao, thích ứng công nghệ cho các
nước ĐPT
An ninh lương thực, đấu tranh chống AIDS.
●Việt Nam là thành viên của UNDP 82

41
c) Trung tâm thương mại quốc tế (ITC –
International Trade Center)
● Cơ quan hợp tác giữa GATT-WTO và
UNCTAD, thành lập 1964, với nhiệm vụ chủ
yếu là xúc tiến thương mại:
Phát triển sản phẩm và thị trường: hỗ trợ tư
vấn về sản phẩm và thị trường, tiếp thị.
Thông tin thương mại: cung cấp các thông
tin về thương mại của các quốc gia, thông tin
về sản phẩm, dịch vụ, thị trường…
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ thương mại
Hỗ trợ kỹ thuật trong xây dựng các chương
trình xúc tiến thương mại.
Cung cấp các công cụ phân tích thị trường
Đào tạo: các khóa học online miễn phí (kinh
tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế…) 83

d) Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên


hiệp quốc (UNIDO – UN Industrial
Development Organization)
● 1966, mục tiêu hỗ trợ công nghiệp hoá của
các nước ĐPT, thu hút các nguồn lực bên
trong và bên ngoài.
● Nội dung hoạt động chủ yếu sau đây:
 Soạn thảo các khuyến cáo và trợ giúp các
nước ĐPT trong chuẩn bị các chương trình
công nghiệp hoá
 Hỗ trợ điều hành, quản lý sản xuất, đổi mới
công nghệ.
 Tổ chức và tiến hành nghiên cứu tiền dự án
 Giúp đỡ kỹ thuật cho các dự án.
84

42
Chức năng thông tin:
 Thu thập, phân tích, phổ biến thông tin, công
bố các báo cáo phân tích.
 Ngân hàng dữ liệu về công nghiệp và công
nghệ có khả năng cung cấp thông tin mang
tính khoa học kỹ thuật cho các nước ĐPT.
e)Tổ chức nông lương của Liên hiệp quốc
(FAO – Food and Agreculture Organization)
● Hỗ trợ các nước ĐPT trong lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp:
Giúp đỡ vật chất, kỹ thuật; viện trợ lương
thực
Tư vấn kỹ thuật, đào tạo nhân lực, soạn thảo
các khuyến nghị cho các thành viên
Số liệu thống kê về sản xuất nông nghiệp,
thương mại quốc tế hàng hóa nông sản… 85

f) Tổ chức lao động quốc tế (ILO –


International Labour Organization)
● Hợp tác quốc tế trong cải thiện điều kiện
sống và làm việc, bảo đảm việc làm, đào tạo
nghề nghiệp…
● Các công ước và Khuyến nghị liên quan lao
động: lương tối thiểu, bảo hiểm xã hội, điều
kiện làm việc, bảo hộ lao động, lao động phụ
nữ và trẻ em, bảo vệ quyền con người, quyền
người lao động, quyền lợi cho người di cư…
● Các công ước của ILO là không bắt buộc,
nhưng việc thực thi nhiều công ước trên
thực tế phải tuân thủ khi xuất khẩu, khi tham
gia các FTA.
● Thống kê về lao động, di cư 86

43
g) Các tổ chức khác của UN:
 Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO
– International Civil Aviation Organization)
 Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO –
International Maritime Organization).
 Tổ chức sở hữu trí tuệ quốc tế (WIPO –
World Intellectual Property Organization)
 Tổ chức du lịch thế giới (WTO – World
Tourism Organization)

87

6. Một số tổ chức quốc tế khác


(không thuộc hệ thống Liên hiệp quốc)
Phòng thương mại quốc tế (ICC –
International Chamber of Commerce)
● ICC là tổ chức phi chính phủ, thành lập 1919.
Thành viên gồm hàng nghìn công ty và các
hiệp hội doanh nghiệp
● Mục tiêu cơ bản:
Hỗ trợ phát triển kinh doanh, mở rộng
thương mại và đầu tư quốc tế.
Bảo đảm cơ sở kinh tế và pháp lý cho phát
triển hài hoà và tự do thương mại.
Bảo vệ hệ thống tư doanh
Giải quyết tranh chấp thương mại qua hoà
giải (Toà án trọng tài của ICC đảm nhiệm) 88

44
●Đóng góp :
Soạn thảo “Những qui tắc thống nhất và thực
hành tín dụng chứng từ” (The uniform
Customs and Practice for Documentary
Credits – UCP)
“Các qui tắc thống nhất cho chứng từ vận tải
liên hợp”,
“Qui tắc quốc tế về thuật ngữ thương mại” –
INCOTERMS, các điều kiện cơ sở giao hàng
trong thương mại quốc tế, sử dụng rộng rãi.
Ấn phẩm khác: Từ điển thuật ngữ về tiêu thụ,
quảng cáo; các bộ luật về trọng tài thương
mại của các quốc gia; tuyển tập về các qui
tắc, điều kiện quảng cáo của các quốc gia… 89

Tổ chức Hải quan thế giới (WCO – World


Customs Organization)
● Mục đích: Soạn thảo và phổ biến các qui tắc
hải quan thống nhất; Hài hoà hoá, hoàn thiện
hệ thống hải quan và luật hải quan giữa các
quốc gia:
● Đạt được:
Soạn thảo, thông qua Công ước Kyoto 1973
về đơn giản hoá, hài hoà hoá thủ tục hải quan
Soạn thảo và thông qua Công ước về Hệ
thống hài hoà miêu tả và mã số hoá hàng hoá
năm 1983 (HS – Harmonised System of tariff
classification), được hầu hết các quốc gia áp
dụng từ năm 1988. 90

45
 Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
(OECD – Organization for Economic Co-operation
and Development)
●36 thành viên, phần lớn các nước phát triển
●Phân tích, đưa ra dự báo trong vòng 1,5 năm
tình hình kinh tế của các nước thành viên (2
lần 1 năm).
●Là cơ quan nghiên cứu, phân tích lớn, uy tín.
●Soạn thảo khuyến nghị trong các lĩnh vực
điều tiết vĩ mô, qui mô ngành, bao gồm
thương mại quốc tế.
●Phối hợp chính sách hỗ trợ tài chính cho các
nước ĐPT
●Công bố thường kỳ các ấn phẩm phân tích và
thống kê có uy tín 91

46

You might also like