You are on page 1of 5

Phân tích ngân hàng trung ương Thụy Sĩ

A.Vị trí pháp lý


a. Cơ sở pháp lý
1. Hiến pháp Thụy Sĩ:
Cơ sở hiến pháp của hoạt động Ngân hàng Trung Ương Thụy Sĩ được quy định trong
điều 99 của Hiến pháp Liên bang xác định cấu trúc và chức năng của SNB. Điều 99 về
Chính sách tiền tệ nêu rõ tính độc lập của SNB trong Hiến pháp và yêu cầu SNB dành
đủ dự trữ tiền tệ từ nguồn thu của mình, đồng thời quy định một phần dự trữ này được
giữ bằng vàng. Điều này nhằm mục đích duy trì niềm tin của công chúng vào giá trị
của đồng tiền. Nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương, đồng thời là nghĩa vụ của SNB
là việc theo đuổi chính sách tiền tệ phục vụ lợi ích chung của đất nước. Ngoài ra,
khoản 4 điều 99 của Hiến pháp Liên bang cũng quy định rằng SNB sẽ phân bổ ít nhất
2/3 lợi nhuận ròng của mình cho các Bang.
2. Đạo luật Ngân hàng Quốc gia (NBA):
Đạo luật Ngân hàng Quốc gia (NBA) ngày 3 tháng 10 năm 2003 (có hiệu lực từ ngày
1 tháng 5 năm 2004) đóng vai trò là khuôn khổ pháp lý cho SNB và hoạt động của
SNB, trong đó nêu rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và cơ cấu tổ chức của SNB.
NBA đã nêu chi tiết về nhiệm vụ và tính độc lập của SNB. Ngược lại, SNB có nghĩa
vụ giải trình và cung cấp thông tin đối với Hội đồng Liên bang, Quốc hội và công
chúng (khoản 5, điều 7, NBA). Trong điều 30 (NBA) quy định về việc xác định lợi
nhuận, SNB có thể thiết lập các khoản dự phòng phù hợp với sự phát triển của nền
kinh tế Thụy Sĩ.
Hơn nữa, NBA đặt ra các công cụ và quyền hạn về chính sách tiền tệ mà SNB có thể
sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ: quyền thu thập dữ liệu thị trường tài chính
(khoản 14, điều 16, NBA), quyền giám sát cơ sở hạ tầng thị trường tài chính (khoản
19, điều 21, NBA)...
Đạo luật Ngân hàng Quốc gia cũng điều chỉnh cơ cấu tổ chức của SNB (điều 33–48
NBA). Cơ cấu của SNB bao gồm Hội đồng Ngân hàng, Hội đồng quản trị, Kiểm toán
độc lập và Đại hội đồng cổ đông.
3. Đạo luật Liên bang về Tiền tệ và Công cụ Thanh toán (CPIA):
Đạo luật Liên bang về Tiền tệ và Công cụ Thanh toán (CPIA), có hiệu lực từ ngày 1
tháng 5 năm 2000, quy định đơn vị tiền tệ và tất cả các đặc điểm đặc trưng của tiền tệ.
Các tổ chức xử lý các giao dịch thanh toán (ngân hàng thương mại và một số tổ chức
do họ cùng điều hành, Bưu điện Thụy Sĩ và các bên khai thác dịch vụ vận chuyển tiền
mặt lớn) có quyền mở tài khoản tiền với SNB.
b. Vị trí pháp lý
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tài chính
của Thụy Sĩ và là loại ngân hàng độc lập về tài chính và chính trị . SNB chủ yếu chịu
trách nhiệm về chính sách tiền tệ, bảo toàn ổn định giá, và thực hiện các nhiệm vụ
khác liên quan đến hệ thống tài chính.
Mức độ độc lập của SNB được thể hiện một số mặt sau:
● Về vị trí, SNB độc lập với Chính Phủ , có sự giám sát của Liên đoàn theo các
quy định của Đạo luật Ngân hàng Quốc gia (NBA)
● Về chức năng, SNB thực thi chính sách tiền tệ độc lập, mà không nhận bất cứ
chỉ thị nào từ Hội Đồng Chính phủ Liên Bang, Quốc hội hay cơ quan nào khác.
SNB chủ động thiết lập các mục tiêu chính sách tiền tệ và quyết định về việc sử
dụng các công cụ thực hiện chính sách đó. Cụ thể, SNB thường chịu trách
nhiệm về việc duy trì ổn định giá và quản lí chính sách tiền tệ của Thụy Sĩ. Các
quyết định về lãi suất, và các công cụ chính sách khác thường do SNB đưa ra
để đạt được các mục tiêu này.
● Hội đồng quản trị là nơi đưa ra những quyết định quan trọng về chính sách tiền
tệ
● Về mức độ tương tác với các chính sách khác, trong điều kiện bảo đảm được
mục tiêu ổn định giá cả, hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu chung của
quốc gia, quá trình ra quyết định có sự phối hợp làm việc với Hội đồng Liên
bang theo Luật pháp Liên bang có liên quan, nhưng không chịu tác động của
Chính phủ hay cơ quan, cá nhân khác
● Về tài chính, SNB tự chủ về ngân sách hoạt động, có thể kiểm toán độc lập.
SNB bị cấm cho chính phủ vay để tránh Liên bang can thiệp vào quá trình phát
hành tiền tệ của mình.
● Về mặt nhân sự, SNB thuê tất cả nhân viên bên ngoài để phục vụ công việc nội
bộ và quản lý họ như nhân viên của ngân hàng chứ không phải công chức nhà
nước.
Ngoài ra, SNB có trách nhiệm giải trình về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định,
chính sách tiền tệ và các vấn đề liên quan đến chính sách kinh tế Liên bang nói chung trước
Hội đồng Liên bang, Quốc hội và công chúng mỗi năm để tăng cường tính minh bạch cho
các hoạt động của mình.
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ là pháp nhân. Cổ phiếu của SNB được đăng ký và
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Vốn cổ phần lên tới 25 triệu CHF, khoảng
55% trong số đó được nắm giữ bởi các cổ đông đại chúng (các bang, ngân hàng bang,
v.v.). Số cổ phần còn lại phần lớn nằm trong tay tư nhân. Chính phủ Liên bang không
nắm giữ bất kỳ cổ phiếu nào
Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ có hai trụ sở chính đặt tại bang Berne và Zurich
(Thụy Sĩ) cùng một số chi nhánh và văn phòng đại diện trên khắp thế giới.
B.Mô hình tổ chức
1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức hàng năm
Đại hội đồng cổ đông có các quyền hạn sau:
a. Đại hội đồng cổ đông bầu ra năm thành viên Hội đồng Ngân hàng.
b. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm toán.
c. Đại hội đồng cổ đông phê duyệt báo cáo hàng năm và các tài khoản hàng năm.
d. Đại hội đồng cổ đông quyết định việc phân bổ lợi nhuận ròng.
e. Đại hội đồng cổ đông quyết định giải tán Hội đồng Ngân hàng.
f. Đại hội đồng cổ đông đưa ra các đề xuất liên quan đến việc sửa đổi Đạo luật
này hoặc việc thanh lý Ngân hàng Quốc gia cho Hội đồng Liên bang để trình
lên Quốc hội Liên bang.
2. Hội đồng ngân hàng
Hội đồng ngân hàng bao gồm mười một thành viên: năm thành viên được bầu từ Đại
hội đồng cổ đông, sáu thành viên được bầu từ Hội đồng Liên bang (bao gồm cả Chủ
tịch và Phó Chủ tịch)
Hội đồng Ngân hàng thiết lập bốn ủy ban từ cấp bậc riêng của mình: Ủy ban Kiểm
toán, Ủy ban Rủi ro, Ủy ban Bổ nhiệm,...
Nhiệm kỳ của các thành viên Hội đồng Ngân hàng là bốn năm, có quyền được bổ
nhiệm lại. Nhiệm kỳ đầy đủ của thành viên không quá mười hai năm.
Điều kiện trở thành thành viên Hội đồng Ngân hàng:
● Các cá nhân phải có quốc tịch Thụy Sĩ, có danh tiếng trong sạch và kiến thức
chuyên môn về các lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh,
chính sách kinh tế hoặc lĩnh vực học thuật. Họ không cần phải là cổ đông.
● Các vùng khác nhau của đất nước và khu vực ngôn ngữ sẽ có đại diện đầy đủ
trong Hội đồng Ngân hàng
Nhiệm vụ: Hội đồng Ngân hàng giám sát và kiểm soát hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Quốc gia, đặc biệt là việc tuân thủ Đạo luật, các quy định và chỉ thị. Cụ thể
như sau:
a. Hội đồng Ngân hàng quy định tổ chức nội bộ của Ngân hàng Quốc gia; đặc biệt
là ban hành quy chế tổ chức và trình Hội đồng Liên bang phê duyệt.
b. Hội đồng Ngân hàng quyết định việc mở, đóng cửa chi nhánh, cơ quan, văn
phòng đại diện.
c. Hội đồng Ngân hàng có thể thành lập các hội đồng tư vấn tại văn phòng ngân
hàng để quan sát tình hình kinh tế trong khu vực.
d. Hội đồng Ngân hàng phê duyệt mức độ dự phòng, giám sát việc đầu tư tài sản
và quản lý rủi ro.
e. Hội đồng Ngân hàng phê duyệt báo cáo hàng năm và các tài khoản hàng năm
để trình lên Hội đồng Liên bang và Đại hội đồng cổ đông.
f. Hội đồng Ngân hàng thực hiện các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
g. Hội đồng Ngân hàng soạn thảo các đề xuất bầu cử các thành viên Hội đồng
quản trị và các đại biểu của họ và có thể đệ trình kiến nghị về việc bãi nhiệm
những người được bầu đó lên Hội đồng Liên bang.
h. Hội đồng Ngân hàng bổ nhiệm các thành viên quản lý tại trụ sở chính, chi
nhánh, văn phòng đại diện; họ sẽ được tuyển dụng trên cơ sở hợp đồng lao
động theo luật tư nhân.
i. Hội đồng Ngân hàng quy định nguyên tắc trả lương cho cán bộ trong quy chế
tiền lương.
j. Hội đồng Ngân hàng đặt ra các quy định về thẩm quyền ràng buộc về mặt pháp
lý để thay mặt Ngân hàng Quốc gia.
k. Hội đồng Ngân hàng thông qua các quyết định trong mọi vấn đề không được
giao cho cơ quan khác theo quy chế hoặc quy chế tổ chức
Hội đồng Liên bang có thể bãi nhiệm bất kỳ thành viên nào mà Hội đồng bầu ra nếu
thành viên đó không còn đáp ứng các yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ hoặc đã phạm tội
nghiêm trọng
Hội đồng quản trị sẽ quy định mức thù lao của các thành viên và tiền lương của các
thành viên Hội đồng quản trị theo quy định

3. Hội đồng quản trị (Governing Board):


Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý và điều hành cao nhất của SNB, chịu trách
nhiệm quản lý và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng, đại diện cho Ngân hàng
Quốc gia trước công chúng và thực hiện nghĩa vụ giải trình
Thành viên của Hội đồng Quản trị được bổ nhiệm bởi Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ
theo đề nghị của Hội đồng Ngân hàng. Hiện nay, Thomas J. Jordan đang đảm nhận vị
trí Chủ tịch Hội đồng quản trị (Chairman of the Governing Board) của Ngân hàng Nhà
nước Thụy Sĩ
Hội đồng quản trị gồm có ba thành viên và các cấp phó chịu trách nhiệm đặc biệt về
chính sách tiền tệ, chiến lược đầu tư tài sản và hợp tác tiền tệ quốc tế…
Các thành viên của Hội đồng quản trị và đại biểu của họ có nhiệm kỳ 6 năm, và có thể
tái đắc cử
Yêu cầu đối với thành viên Hội đồng quản trị
● Những người có danh tiếng trong sạch và kiến thức chuyên môn về các vấn đề
tiền tệ, ngân hàng và tài chính có thể được bầu làm thành viên Hội đồng quản
trị. Có quốc tịch Thụy Sĩ và cư trú tại Thụy Sĩ.
● Thành viên Hội đồng quản trị không được thực hiện bất kỳ hoạt động kinh
doanh nào khác và không giữ chức vụ liên bang hoặc bang. Hội đồng Ngân
hàng có thể cho phép các trường hợp ngoại lệ trong trường hợp nhiệm vụ đó có
lợi cho Ngân hàng.
Thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp phó có thể bị Hội đồng Liên bang bãi nhiệm
theo đề nghị của Hội đồng Ngân hàng trong nhiệm kỳ của mình nếu người đó không
còn đáp ứng các yêu cầu để thực hiện chức vụ này hoặc đã phạm tội nghiêm trọng.
Nhiệm vụ:
a. Đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ
b. Quyết định thành phần dự trữ tiền tệ bắt buộc trong đó có tỷ lệ vàng.
c. Quyết định việc đầu tư tài sản.
d. Thực hiện các quyền về chính sách tiền tệ theo, các nhiệm vụ liên quan đến
hợp tác tiền tệ quốc tế.
e. Quyết định mức lương của cán bộ làm việc tại trụ sở chính, chi nhánh, văn
phòng đại diện; nhân viên được thuê trên cơ sở hợp đồng lao động theo luật tư
nhân.
4. Ban kiểm toán
Ban Kiểm toán được bầu bởi Đại hội đồng cổ đông. Kiểm toán viên có nhiệm kỳ một
năm, và có thể tái đắc cử.
Kiểm toán viên phải đáp ứng các yêu cầu chuyên môn đặc biệt theo quy định và phải
độc lập với Hội đồng Ngân hàng, Hội đồng quản trị.
Nhiệm vụ
● Ban Kiểm toán sẽ kiểm tra xem sổ sách kế toán và tài khoản hàng năm, đề xuất
phân bổ lợi nhuận ròng.
● Ban Kiểm toán có quyền kiểm tra mọi khía cạnh hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Quốc gia vào bất kỳ lúc nào. Ngân hàng sẽ lưu giữ tất cả các tài liệu
và cung cấp mọi thông tin cần thiết để hoàn thành nghĩa vụ kiểm toán.
5. Các Bộ Phận và Đơn Vị Khác:
● Bộ phận Nghiên cứu Kinh tế
● Bộ phận Quản lý Dự trữ Ngoại hối
● Các đơn vị khác chịu trách nhiệm về các khía cạnh cụ thể của hoạt động
của Ngân hàng.

You might also like