You are on page 1of 3

BÀI TẬP NHÓM 8 - FED

Thành viên nhóm:


Nguyễn Thị Hồng Uyên - K224070958
Lê Thị Thanh Thúy - K224070953
Hồ Nguyễn Tuyết Trinh - K224070956
Nguyễn Ngọc An - K224070924
Trần Đỗ Thành Danh - K224070927

Câu 1: Tại sao Cục dự trữ Liên bang Mỹ là ngân hàng trung ương thuộc sở hữu
tư nhân?

1. FED là gì?

FED (Federal Reserve System) hay còn gọi là Cục dự trữ Liên bang, là Ngân hàng
Trung ương Mỹ, được thành lập từ ngày 23/12/1913. FED được ký bởi tổng thống
Woodrow Wilson theo đạo luật mang tên “Federal Reserve Act” nhằm duy trì chính
sách tiền tệ linh hoạt, ổn định và an toàn cho nước Mỹ.
FED hoàn toàn độc lập và không bị phụ thuộc hay tác động bởi chính phủ Hoa Kỳ.
Đây là tổ chức duy nhất trên thế giới được phép in tiền USD (đô la Mỹ). Chính vì vậy
FED là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc hoạch định cũng như điều chỉnh chính
sách tiền tệ. Việc FED thay đổi về lãi suất, lượng cung tiền sẽ tác động trực tiếp đến
thị trường và nhà đầu tư.

2. Cơ cấu hệ thống dự trữ liên bang Mỹ.

Hệ thống Dự trữ Liên bang có cơ cấu tổ chức gồm các thành phần chính sau đây:

● Hội đồng Thống đốc bao gồm 7 thành viên, nhiệm kỳ 14 năm, do Tổng thống
Hoa Kỳ chỉ định.
● Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC)
● Các ngân hàng của FED gồm có 12 Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực,
được đặt ở các thành phố lớn
● Các ngân hàng thành viên

Hệ thống của Fed được xây dựng trên mô hình tư nhân và phát triển thành một mô
hình kết hợp các đặc điểm của cả khu vực công và khu vực tư nhân để tạo nên một
trung tâm thanh toán quốc gia cho các khoản giao dịch liên ngân hàng. Cấu trúc này
được xem là duy nhất trong số các ngân hàng trung ương. Cũng bất thường ở chỗ Bộ
ngân khố Hoa Kỳ, một thực thể bên ngoài của các ngân hàng trung ương, tạo ra những
tiền tệ được sử dụng.
3. Nhiệm vụ của FED:
● Điều hành chính sách tiền tệ: FED sử dụng các công cụ như lãi suất, mua bán
trái phiếu và dự trữ bắt buộc để điều chỉnh cung tiền và lãi suất trong nền kinh
tế. Mục tiêu của FED là duy trì lạm phát ở mức thấp, ổn định giá cả và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
● Giám sát hệ thống ngân hàng: FED giám sát các ngân hàng thương mại để đảm
bảo rằng chúng hoạt động an toàn và hiệu quả. FED cũng có thể thực hiện các
biện pháp trừng phạt đối với các ngân hàng vi phạm quy định.
● Cung cấp các dịch vụ tài chính cho chính phủ: FED cung cấp các dịch vụ tài
chính cho chính phủ Hoa Kỳ, chẳng hạn như in tiền, quản lý nợ công và thanh
toán cho các khoản chi tiêu của chính phủ.

4. Giải thích tại sao FED là ngân hàng trung ương thuộc sở hữu tư nhân?
Fed tồn tại theo luật được Quốc hội Mỹ thông qua. Tuy nhiên, Fed cũng được coi là
một định chế độc lập bởi nó không phải một cơ quan lập pháp hoặc hành pháp của
chính phủ. Fed tồn tại bởi Quốc hội đã tạo ra nó, nhưng các chính sách của Fed có thể
được triển khai mà không cần sự phê duyệt của Quốc hội hoặc Tổng thống. Về mặt
chính trị, đặc điểm này khiến Fed là một thực thể rất độc lập.
Hội đồng Thống đốc của Fed là cơ quan độc lập với chính phủ liên bang. Hội đồng
không nhận tài trợ của Quốc hội và bảy thành viên của Hội đồng theo cơ chế dân chủ.
Thành viên của Hội đồng là độc lập và không phải chấp hành yêu cầu của hệ thống lập
pháp cũng như hành pháp. Tuy nhiên, Hội đồng phải gửi báo cáo tới Quốc hội theo
định kỳ. Theo luật, thành viên của Hội đồng này chỉ rời chức vụ khi mãn hạn. Hội
đồng Thống đốc chịu trách nhiệm việc hình thành và cụ thể hóa chính sách tiền tệ. Nó
cũng giám sát và quy định hoạt động của 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực và
hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ nói chung.
Các Ngân hàng dự trữ liên bang (Federal Reserve Banks) về danh nghĩa sở hữu bởi
các ngân hàng thành viên (mỗi ngân hàng thành viên giữ cổ phần không có khả năng
chuyển nhượng). Theo Tòa án tối cao Mỹ, các Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực
không phải là công cụ của Chính phủ liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở
hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương

● Để đảm bảo sự độc lập của FED:

Tiền tệ là một công cụ quan trọng của chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế.
Chính phủ có thể sử dụng tiền tệ để kích thích hoặc kìm hãm nền kinh tế, hoặc để điều
chỉnh lạm phát.

Nếu FED thuộc sở hữu nhà nước, thì chính phủ có thể can thiệp vào các quyết định
chính sách tiền tệ của FED. Điều này có thể dẫn đến những chính sách tiền tệ thiếu ổn
định và có hại cho nền kinh tế.
Ví dụ, nếu chính phủ đang cần tiền để tài trợ cho các dự án hoặc chương trình, họ có
thể gây áp lực buộc FED in thêm tiền. Điều này có thể dẫn đến lạm phát, làm giảm giá
trị của đồng tiền và khiến người dân khó khăn hơn trong việc chi tiêu.

● Để đảm bảo sự tham gia của các ngân hàng thương mại:

Các ngân hàng thương mại là những người đóng góp chính cho hoạt động của FED.
Họ cung cấp vốn cho FED để hoạt động, và họ cũng tham gia vào các cuộc họp của
Hội đồng Thống đốc FED để thảo luận về chính sách tiền tệ.

Việc sở hữu FED giúp các ngân hàng thương mại có tiếng nói trong việc ra quyết định
chính sách tiền tệ. Điều này giúp đảm bảo rằng các chính sách tiền tệ của FED phù
hợp với lợi ích của các ngân hàng thương mại, những người cũng đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế.

2. Đường link để lấy được báo cáo tài chính của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED):

Báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán của Hệ thống Dự trữ Liên bang:
https://www.federalreserve.gov/aboutthefed/audited-annual-financial-statements.htm
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Báo cáo tài chính hàng quý kết hợp (Chưa kiểm toán):
https://www.federalreserve.gov/aboutthefed/combined-quarterly-financial-reports-una
udited.htm
Báo cáo ổn định tài chính:
https://www.federalreserve.gov/publications/financial-stability-report.htm

You might also like