You are on page 1of 57

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

TIỂU LUẬN

Hà Nội – 2023
BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
--------------------

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG CỦA HUNGARY

TẠI SAO HUNGARY LÀ THÀNH VIÊN CỦA EU NHƯNG

LẠI CÓ CHÍNH SÁCH “HƯỚNG ĐÔNG” - CHÍNH SÁCH

HƯỚNG VỀ CÁC QUỐC GIA CHÂU Á (BÀO GỒM NGA VÀ

TRUNG QUỐC) VÀ TRUNG Á?

Học phần Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế


Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Hoàng Như Thanh
Lớp PPNCQHQT-QHQT49.3_LT
Nhóm sinh viên thực hiện Nhóm 11
Hà Nội – 2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

Họ và tên Mã số sinh viên

1. Nguyễn Vân Anh QHQT49B11107

2. Nguyễn Thị Hải Anh QHQT49B11104

3. Đinh Thị Hồng Anh QHQT49B11099

4. Nguyễn Xuân Nam QHQT49B11328

5. Vi Thùy Linh QHQT49B11278

6. Nguyễn Thị Mai QHQT49B11302

7. Nguyễn Thị Thúy Hiền QHQT49B11199

8. Đào Lan Vy QHQT49B11498


DANH MỤC HÌNH ẢNH
1. Hình 2.1. EU GDP and unemployment (2005-2017)
“Figure 1 – EU GDP and unemployment 2005-2017”, EPRS, 21/10/2019.
https://epthinktank.eu/2019/10/21/a-decade-on-from-the-start-of-the-crisis-
main-responses-and-remaining-challenges/figure-1-eu-gdp-and-unemployment-
2005-2017/
2. Hình 2.2. Số liệu nhập khẩu năng lượng của Hungary từ năm 2000-2009
Janos Szlavik 1 and Maria Csete, “Climate and Energy Policy in Hungary”,
ResearchGate, 2/2012.
https://www.researchgate.net/figure/Hungarys-dependence-on-energy-imports-
46_fig1_272647507: 497
3. Hình 2.3. Số liệu nhập khẩu natural gas của Hungary từ 2000-2020
IAE, Natural gas net imports in Hungary, 2000-2020, 1/8/2022.
https://www.iea.org/data-and-statistics/charts/natural-gas-net-imports-in-
hungary-2000-2020
4. Hình 2.4. Giá trị tổng số hàng hóa nhập khẩu từ Nga vào Hungary từ năm 2010
đến 2021 (đơn vị triệu đô)
Statista, “Value of total merchandise imports from Russia in Hungary from 2010 to
2021”, Statista Research Department, 2/2023.
https://www.statista.com/statistics/1000971/hungary-import-value-goods-from-
russia/
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hungary là thành viên của khối NATO và EU nhưng có thái độ không đồng tình,
thậm chí là phản đối với một số chính sách, quyết định được 2 tổ chức trên đưa ra. Nước
này thường xuyên bày tỏ quan điểm trái ngược với một số vấn đề liên quan đến Nga và có
lập trường thân với các nước châu Á, kể cả khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra,
các nước EU ra lệnh trừng phạt Nga mạnh mẽ và hỗ trợ cho Ukraine. Đặc biệt hơn hết,
Hungary lại đưa ra chính sách “hướng Đông” với mong muốn kết nối với Nga, Thổ Nhĩ
Kỳ và một số nước châu Á khác. Điều này được làm rõ hơn khi Hungary đã nhiều lần chỉ
trích các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga, phản đối quan điểm chính thức của
Khối nhằm “tẩy chay” Tổng thống Putin, cũng như tranh cãi với các thành viên khác về hỗ
trợ Ukraine. Các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ của Hungary
cũng đang tập trung hợp tác với các quốc gia có tiềm năng với tại châu Á như Trung Quốc,
Ấn Độ,..
Như vậy, việc nghiên cứu về những nguyên nhân dẫn đến sự mâu thuẫn trong việc
hình thành chính sách “hướng Đông” trong khi Hungary thuộc Liên minh Châu Âu và là
thành viên của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương giúp ta phân tích sâu rộng, có cái nhìn tổng
quát, toàn diện hơn về tình hình chính trị, kinh tế, an ninh khu vực của Hungary. Từ đó,
hiểu được lợi ích Hungary muốn nhận được khi duy trì một mối quan hệ hợp tác với các
nước phía Đông.
Cụ thể, bài nghiên cứu này giúp ta làm rõ và giải thích được động cơ, nguyên nhân
của các chiến lược và lợi ích quốc gia mà Hungary tìm kiếm đằng sau những hành động
gây tranh cãi như vậy. Một câu hỏi đặt ra là liệu các nước phía Đông có đủ để trở thành trụ
cột kinh tế - chính trị cho Hungary với tình hình đất nước này đang dần mất đi sự uy tín
trong EU và NATO hay không?
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu này còn giúp ta thấy được những hệ lụy của vấn đề này
tác động như thế nào đến khối NATO và EU trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga - Ukraine
hiện nay. Giữa NATO, EU và Nga luôn có sự đối đầu gay gắt, các nước luôn có những
chính sách áp đặt và có thể gây ra những hiềm khích lên đối phương, điều này đôi khi trở
thành rào cản cho Hungary khi thực hiện chính sách hướng Đông hay không, đặc biệt
trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa đi đến hồi kết.
2. Tình hình nghiên cứu
Vào 2010, đảng FIDESZ tuyên bố: “Là người Hungary, chúng ta vừa là một phần
của Châu Âu, vừa là cửa ngõ của phương Đông. Do đó, tận dụng lợi thế của cả hai nền
văn hóa và khu vực kinh tế này là điều đáng giá. Chúng ta cần một sự cởi mở mới đối với
nền kinh tế thế giới, bao gồm cả hướng Đông, đồng thời duy trì những lợi ích của tư cách
thành viên EU. Nền kinh tế xuất khẩu của Hungary phải gắn kết với sự phát triển nhanh
chóng của Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các nền kinh tế Đông Á khác. Điều này có thể mở
ra thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp, ngành chế biến và du lịch của
Hungary.”. Có thể thấy sau khí Hungary đã gia nhập EU và NATO, Hungary vẫn muốn
khẳng định vị thế của mình trong khu vực Trung Đông Âu và giảm sự phụ thuộc vào EU.
Bàn về điều này, bài báo “Hungary & Russia Who really wants what?” của Murat
Deregözü cho rằng: Chính sách Hướng Đông đưa ra nhằm giảm sự phụ thuộc của nền kinh
tế Hungary vào các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU). Ngoài
ra, bên cạnh việc tập trung vào việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung
Quốc vào Hungary, chính sách còn tập trung hướng tới nhiều khu vực và nhiều quốc gia
khác nhau, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan và Nga.
Bên cạnh đó, trong bài nghiên cứu “The Eastern Opening – An element of Hungary's
trade policy” của Dániel Péter khẳng định: Hungary là một trong những nền kinh tế mở
nhất vì thế sự phụ thuộc quá lớn của cơ cấu thương mại đối ngoại hiện tại vào một quốc
gia hoặc nhóm quốc gia cụ thể khiến nền kinh tế Hungary cực kỳ dễ bị tổn thương trước
những tác động có hại từ bên ngoài. Nếu mục tiêu là tăng cường khả năng cạnh tranh của
đất nước và đảm bảo cán cân thương mại thuận lợi, Hungary nên cởi mở hơn với các thị
trường khác ngoài châu Âu và chiếm thị phần lớn hơn trong sự tăng trưởng nhập khẩu ổn
định ở một số quốc gia đang phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, chính sách này còn đưa ra
mục tiêu là tập trung vào các thị trường tiềm năng chính về kinh tế, chính trị, văn hóa như
Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy, Hungary muốn tăng cường
quan hệ với các nước Châu Á và Trung Á để thúc đẩy sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực,
nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của nền kinh tế Hungary vào các đồng minh phương Tây,
đặc biệt là Liên minh Châu Âu. Việc coi sự hợp tác kinh tế với Nga và các quốc gia Trung
Á khác để tạo thành một “dải liên kết” của Hungary cũng được bài nghiên cứu
“Многовекторность восточной политики венгрии” của tác giả người Nga - Любовь
Николаевна Шишелина coi là một phần quan trọng của Chính sách hướng Đông.
Không chỉ vậy, khi khai thác sâu vào con đường vận tải Hungary và Chính sách mở
cửa phía Đông, Z. Andrew Farkas, Norbert Pap và Peter Remenyi trong bài nghiên cứu
“Hungary’s place on Furasian rail and eastern opening” công bố năm 2017 đã đề cập rằng,
chính sách này hoàn toàn dựa trên lợi ích kinh tế của Hungary. Cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu đã kéo nền kinh tế của EU đi xuống, xen kẽ với lý do đến từ con đường vận
tải kinh tế đã thúc đẩy Hungary nỗ lực tìm kiếm những con đường khác, cụ thể là những
cuộc gia châu Á giúp tạo bước đà cho quốc gia này trong việc phát triển kinh tế.
Theo bài nghiên cứu của Bernek Ágnes, được đăng tải từ Viện Ngoại giao Hungary:
“Hazánk keleti nyitás politikája és a 21. századi geopolitikai stratégiák összefüggései”,
mục tiêu chính của chiến lược mở cửa ra phía Đông của Hungary trong lĩnh vực thương
mại và quan hệ quốc tế, là đa dạng hóa địa lý của xuất khẩu, đặc biệt là ưu tiên hướng đến
các thị trường mới nổi của châu Á. Một trong những giả thuyết của bài báo hiện tại là rằng
chính sách mở cửa ra phía Đông này có thể được hiểu là sự chuẩn bị của Hungary cho một
thế giới đa cực.
Nhìn chung, những tài liệu nghiên cứu về chính sách hướng Đông của Hungary
thường chỉ khai thác vấn đề trên phương diện hợp tác giữa Hungary với các quốc gia Châu
Á và Trung Á. Những khía cạnh lý giải nguyên nhân hình thành Chính sách Hướng Đông
nhưng dừng lại ở một vài khía cạnh nhỏ trong một chủ đề lớn về Chính sách Hướng Đông
nói chung thay vì đi sâu vào nguyên nhân chính sách này hình thành. Ngoài các nguồn
điện tử, ít có tài liệu nào nghiên cứu một cách trực tiếp, cụ thể về những nguyên nhân lý
giải vì sao Hungary lại có chính sách hướng Đông hướng vào các quốc gia trên trong khi
vẫn là thành viên trực thuộc của EU, mà thường sử dụng như một phần của lập luận trong
nghiên cứu về chính sách hướng Đông, hay là nghiên cứu về các mục tiêu hợp tác với các
quốc gia tiềm năng thuộc khu vực này. Một số yếu tố nhằm lý giải cho vấn đề dù được
nhắc đến nhưng chưa được nghiên cứu sâu. Những nguyên nhân nào lý giải cho hành động
của Hungary vẫn chưa được khái quát, chưa thành hệ thống và cập nhật với tình hình hiện
nay.
Do vậy, bài nghiên cứu này kế thừa những cơ sở lý luận về quan hệ giữa
Hungary với các quốc gia Châu Á và Trung Á, đồng thời bổ sung, phát triển và làm rõ hơn
nữa những nguyên nhân dẫn đến hành động hợp tác của Hungary với các quốc gia trong
khu vực này khi vẫn là một thành viên trực thuộc của EU và NATO.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Bài tiểu luận có mục tiêu làm rõ nguyên nhân Hungary có chính sách hướng Đông
dựa trên phân tích quan hệ mâu thuẫn lợi ích giữa Hungary và EU; tiềm năng của các quốc
gia phía Đông đối với Hungary.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, bài tiểu luận cần phải thực hiện một số
nhiệm vụ sau:
Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn chung của đề tài nghiên cứu
Lập luận và chứng minh mâu thuẫn lợi ích giữa EU và Hungary cùng với tiềm năng
của các quốc gia Châu Á (bao gồm cả Trung Quốc và Nga) và Trung Á thúc đẩy Hungary
có chính sách hướng Đông.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích chính sách
Phương pháp phân tích chính sách được sử dụng như một phương pháp chính của bài
tiểu luận với đề tài Chính sách “hướng đông” của Hungary, cụ thể nghiên cứu đã sử dụng
phương pháp phân tích chính sách hệ thống.
Bài tiểu luận nghiên cứu về mục tiêu, đối tượng của chính sách cùng với nhiệm vụ
của chính sách “hướng Đông” trên hai mặt: chính trị; kinh tế và thương mại. Các đối tượng
cụ thể được phân tích trong bài tiểu luận với tư cách các đối tượng tiềm năng mà Hungary
hướng đến nhằm đạt được lợi ích mà Hungary đã đề ra bao gồm: Nga, Trung Quốc, Thổ
Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á, Hàn Quốc và Ấn Độ.
Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại hướng Đông được đặt trong một hệ thống lớn hơn,
đó là bối cảnh thế giới khu vực tại thời điểm ban hành chính sách. Nghiên cứu đặt chính
sách hướng Đông trong một hệ thống lớn hơn là chính sách của quốc gia Hungary với mục
đích đánh giá chính sách đó có phù hợp với tình hình, yêu cầu của Hungary hay không.
Trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh tìm hiểu nguyên nhân vì sao Hungary lại đề ra chính
sách hướng Đông.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng phân tích chính sách và giải quyết các câu hỏi như chính
sách hướng Đông mà Hungary đề ra đã đạt được như những mục tiêu và nhiệm vụ được đề
ra chưa, hay động lực để quốc gia này duy trì chính sách này là gì?
4.2. Kỹ thuật nghiên cứu
4.2.1. Kỹ thuật phân tích văn bản
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích văn bản với hai loại kỹ thuật cụ thể: Kỹ thuật
thu thập - phân tích tài liệu và kỹ thuật truy nguyên.
Đầu tiên, với kỹ thuật thu thập - phân tích tài liệu: Để thực hiện được phương pháp
phân tích chính sách như trên, nhóm đã sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin đến từ đa dạng
các nguồn, từ sách, tạp chí, các luận văn nghiên cứu trước đó cho đến các bài báo (Ví dụ:
Reuters, The Guardians,...). Sau đó, nhóm tiến hành xử lý thông tin thông qua việc thu
thập, phân tích và tóm tắt các thông tin.
Thứ hai, với kỹ thuật truy nguyên: Trong đa dạng các tài liệu nghiên cứu mà nhóm
được tiếp cận, nhóm đã tiến hành sàng lọc thông tin, sử dụng tư duy phản biện để tiếp cận
các thông tin một các chuẩn xác nhất bằng việc truy tìm văn bản gốc để đối chiếu lại sau
khi gặp văn bản không uy tín nói về việc Hungary có tư tưởng chống Nga nặng nề.
4.2.2. Kỹ thuật phân tích định tính
Đầu tiên, nghiên cứu đã phân tích định tính bằng cách sử dụng các từ ngữ, thuật ngữ
mô tả các nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng, biện pháp và hành động của chính sách đối
ngoại “hướng Đông” của Hungary.
Thứ hai, nghiên cứu sử dụng phân tích định tính để giải thích các mối quan hệ giữa
các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại “hướng Đông” của Hungary. Ví dụ, nghiên
cứu đã chỉ ra những tiềm năng của khu vực châu Á để Hungary thực hiện chính sách
hướng Đông cùng với sự liên hệ của chính sách đối ngoại này với sự phát triển nói chung
của quốc gia Hungary.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là chính sách hướng Đông của Hungary.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là mối quan hệ giữa Hungary với EU và giữa
Hungary với các quốc gia phía Đông (bao gồm cả Trung Quốc và Nga), các quốc gia
Trung Á về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội.
7. Bố cục
Chương 1: Đặc điểm của chính sách hướng Đông
Ở chương 1, bài tiểu luận đưa ra cái nhìn tổng quan về bối cảnh Hungary hình thành
nên chính sách hướng Đông, cũng như các phân tích khái quát về đặc điểm của chính sách
như mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể đối với từng quốc gia tiềm năng nằm trong vùng đối
tượng mà chính sách hướng tới và nhiệm vụ của chính sách. Từ đó, đúc kết ra những đánh
giá chung về chính sách.
Chương 2: Nguyên nhân hình thành chính sách hướng Đông
Ở phần đầu của chương 2, bài tiểu luận sẽ đi sâu vào phân tích các vấn đề liên quan
đến những lợi ích đang không được đảm bảo của Hungary ở EU và chỉ ra nguyên nhân
đằng sau mâu thuẫn hiện tại giữa Hungary và EU. Đồng thời ở phần sau, bài tiểu luận tập
trung làm rõ các tiềm năng của những quốc gia châu Á và Trung Á khiến Hungary quyết
định thực hiện chính sách hướng Đông.
Chương 3: Tác động thực tế của chính sách hướng Đông tới Hungary
Ở chương cuối, bài tiểu luận phân tích tác động của chính sách hướng Đông tới
Hungary thông qua nghiên cứu và rút ra đánh giá những điểm tích cực và tiêu cực mà
chính sách này mang lại cho Hungary cũng như động lực mà Hungary tiếp tục duy trì
chính sách này bất chấp những rủi ro mà quốc gia này đang gặp phải.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG
1. Bối cảnh ra đời và nội dung của chính sách hướng Đông
Cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu 2007–2009 và cuộc khủng hoảng nợ
công châu Âu 2010–2011 sau đó, là những động lực cơ bản đã thúc đẩy Chính phủ
Hungary triển khai kế hoạch mới trong chính sách đối ngoại: Chính sách “hướng Đông”.
Khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã giúp Hungary đã nhận thức được nền kinh tế thế giới
liên tục thay đổi1, làm cho việc xây dựng quan hệ mạnh mẽ với các vùng và quốc gia đang
phát triển nhanh nhất, đặc biệt là các khu vực Đông Á và Đông Nam Á, trở nên vô cùng
cần thiết. Chiến lược Thương mại Ngoại giao của chính phủ năm 2011 cũng nhấn mạnh sự
thiếu chú ý của Hungary đối với các thị trường này trong những thập kỷ trước do ưu tiên
của quan hệ đối ngoại đổ dồn vào việc gia nhập EU và NATO.2
Chính sách "hướng Đông mở cửa" (Keleti Nyitás), được đưa ra vào đầu năm 2010,
nhằm thu hút vốn từ Trung Quốc để cân bằng với nguồn vốn từ EU, bởi theo như Andrzej
Sadecki trong cuốn In a state of necessity How has Orban changed Hungary thì “Việc gia
nhập Liên minh Châu Âu mang lại lợi ích kinh tế cho Hungary ít hơn đáng kể so với các
quốc gia thành viên mới khác”3, kể như dự án đầu tư greenfield4 lớn đầu tiên tại Hungary -
trung tâm logistics của Huawei cho Châu Âu và Bắc Phi - được thành lập vào năm 2009
như bước đầu tiên trong việc đa dạng hóa nền kinh tế Hungary. Bên cạnh đó chiến lược đã
tính đến vị trí địa lý thuận lợi của Hungary, bằng cách nêu rõ rằng việc mở cửa về phía
Đông là một cách tự nhiên để tận dụng sự thuận lợi của đất nước này vào các thị trường
của các quốc gia châu Á và các quốc gia sau Xô Viết, điều này cung cấp cho Hungary khả
năng trở thành trung tâm vận chuyển và giao thông hàng hóa giữa Liên minh châu Âu và
châu Á.
Gọi chính sách Mở cửa phía Đông là một phần không thể thiếu trong chiến lược
chính sách kinh tế đối ngoại mới năm 2012 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu
cũng như dòng vốn FDI vào (chủ yếu) từ các nước châu Á, trong số các nước khác, Trung

1
Dániel Péter, The Eastern Opening – An element of Hungary's trade policy, (Brno: Masaryk University,
2015), 3, https://www.researchgate.net/publication/282217890_The_Eastern_Opening_-
_An_Element_of_Hungary's_Trade_Policy
2
Dániel Péter, The Eastern Opening – An element of Hungary's trade policy, (Brno: Masaryk University,
2015), 3, https://www.researchgate.net/publication/282217890_The_Eastern_Opening_-
_An_Element_of_Hungary's_Trade_Policy
3
Andrzej Sadecki, “In a state of necessity How has Orban changed Hungary”, Ośrodek Studiów Wschodnich,
Number 41 (4/2014), https://www.osw.waw.pl/sites/default/files/pw_41_in-a-state-of-necessity_net.pdf: 7
4
Paweł Paszak, Hungary’s “Opening to the East” Hasn’t Delivered, CEPA, 8/3/2021,
https://cepa.org/article/hungarys-opening-to-the-east-hasnt-delivered/
Quốc và Ấn Độ, đồng thời giảm thiểu hoạt động thương mại khổng lồ của Hungary (tập
trung cả về mặt định hướng quốc gia và các ngành) và sự phụ thuộc của FDI vào EU-15
(Lukács và Völgyi 2017, trang 29).
Ngoài ra, 'chiến lược chính sách kinh tế đối ngoại đã tính đến vị trí địa lý thuận lợi
của Hungary, bằng cách tuyên bố rằng Mở cửa phía Đông là một cách tự nhiên để tận dụng
điểm tiếp cận tốt của đất nước với thị trường các nước châu Á và hậu Xô Viết, nơi cung
cấp cho Hungary. với khả năng trở thành trung tâm hậu cần và vận tải giữa Liên minh
Châu Âu và Châu Á. Cuối cùng, một động cơ khác đằng sau chính sách đối ngoại thiên về
phương Đông hơn là giả định rằng chỉ có thể thể hiện đúng đắn lợi ích của nhà nước
Hungary trên trường thế giới khi đất nước này trở nên rõ ràng hơn và có thể xây dựng dựa
trên sự hỗ trợ có thể có của các tổ chức khu vực và toàn cầu có liên quan.
Thế kỷ thứ XXI được gọi là thế kỷ của “châu Á - Thái Bình Dương” 1 chứng kiến sự
phát triển nhanh chóng của các quốc gia châu Á như Ấn Độ, Singapore và đặc biệt là
Trung Quốc, Hungary nhìn ra được vị trí địa lý giao giữa châu Âu và châu Á là cơ hội lớn
để phát triển kinh tế, chính trị và trở thành cầu nối giữa hai lục địa này. Các chính sách mở
cửa về hướng Đông của Hungary được thể hiện qua việc mở các đại sứ quán tại các quốc
gia châu Á, tăng cường phát triển kinh tế với các quốc gia, doanh nghiệp tại khu vực này,
hơn nữa là nâng cấp, mở rộng quan hệ song phương với một số quốc gia phía Đông.
Hungary là một trong những nước có tầm quan trọng nhất đối với Trung Quốc tại
khu vực Trung và Đông Âu, năm 2010 Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế thứ ba của
Hungary. Kim ngạch mậu dịch năm 2010 giữa hai bên tăng tới 28,1%, đạt 8,72 tỷ USD,
cao nhất trong lịch sử quan hệ kinh tế hai nước. Trong 4 tháng đầu năm 2011, kim ngạch
mậu dịch hai nước tăng tới 16,1%, đạt 2,97 tỷ USD. Hungary là nước nhập khẩu lớn nhất
hàng hóa của Trung Quốc tại khu vực Trung - Đông Âu. Trong chuyến thăm của Thủ
tướng Ôn Gia Bảo đến Hungary vào năm này, hai bên sẽ ký hàng loạt hiệp định hợp tác
kinh tế giữa các doanh nghiệp và chính phủ.2

1
Hoàng Anh Tuấn, “Số 17 - Phải chăng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ châu Á - Thái Bình Dương”, Bộ Ngoại giao, Học
viện Ngoại giao, 21/3/2012,https://dav.edu.vn/so-17-phai-chang-the-ky-21-se-la-the-ky-chau-a-thai-
binh-duong/

2
Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chuyển động mới trong chiến lược ngoại giao kinh tế của Trung Quốc”, Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 27/06/2011 https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-luan/chuyen-dong-moi-
trong-chien-luoc-ngoai-giao-kinh-te-cua-trung-quoc-76613.html
Tuy không còn theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa nhưng Hungary vẫn tiếp tục theo đuổi
mối quan hệ với Nga bởi phần lớn nguồn cung dầu mỏ của nước này đến từ Nga 1 Cho thấy
sự phụ thuộc không nhỏ của Hungary vào quốc gia láng giềng, không chỉ vấn đề dầu mỏ
nói riêng mà vấn đề năng lượng nói chung quốc gia này cần nhiều sự giúp đỡ của Nga để
có thể ổn định an ninh năng lượng. Orban và Putin cũng thường xuyên có những chuyến
thăm, gặp mặt thân mật cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa hai quốc gia này 2, cùng với
đó là sự phản đối của Hungary trước những hành động trừng phạt Nga của EU 3 càng khẳng
định thêm độ thân thiết của hai nước.
Mối quan hệ giữa Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ có ý nghĩa sâu sắc cả về chính trị và kinh
tế. Hungary liên tiếp đưa ra những gợi ý về Thổ Nhĩ Kỳ nhằm củng cố quan hệ của EU với
Thổ Nhĩ Kỳ4 dù cho vấn đề di cư làm mối quan hệ này không được êm ấm. Ngoài ra
Hungary còn cải thiện quan hệ với một số quốc gia châu Phi được thể hiện qua việc tăng
cường hợp tác thương mại, phát triển kinh tế.
Từ những biểu hiện trên ta có thể thấy rõ hơn bức tranh Mở cửa về hướng Đông của
Hungary, việc nước này thực sự có những hành động tăng cường quan hệ với các nước
châu Á, Nga, châu Phi.
2. Mục tiêu của chính sách “hướng Đông”
2.1. Mục tiêu chung của chính sách “hướng Đông”
2.1.1. Mục tiêu chính trị
Mục tiêu của chính sách Hướng Đông của Hungary chủ yếu nhằm tăng cường và mở
rộng quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với các quốc gia ở Đông Á và Đông Âu, trong đó có
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, và các quốc gia khác trong khu vực. Chính sách này không
chỉ nhấn mạnh việc đa dạng hóa các đối tác kinh tế và đầu tư để giảm sự phụ thuộc vào
Liên minh Châu Âu mà còn nhằm tìm kiếm cơ hội mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, an
ninh năng lượng cũng là một trọng tâm, với mục tiêu đảm bảo nguồn cung cấp đa dạng và

1
Nho Biền, “Hungary khẳng định vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu từ Nga” Báo điện tử Đài tiếng
nói Việt Nam, 06/12/2022, https://vov.vn/the-gioi/hungary-khang-dinh-van-phai-phu-thuoc-vao-nguon-
nhap-khau-dau-tu-nga-post988629.vov
2
Minh Phương, “Thủ tướng Hungary nói về cuộc gặp với ông Putin khiến phương Tây bất an”, Dân Trí,
26/10/2023, https://dantri.com.vn/the-gioi/thu-tuong-hungary-noi-ve-cuoc-gap-voi-ong-putin-khien-
phuong-tay-bat-an-20231026200724586.htm
3
Bình An, “Hungary lại cản đường EU trừng phạt Nga”, Tuổi trẻ Online, 27/01/2023,
https://tuoitre.vn/hungary-lai-can-duong-eu-trung-phat-nga-20230127151619053.htm
4
Lê Ánh, “Hungary kêu gọi châu Âu thiết lập quan hệ chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ”, Vietnam Plus, 9/10/2018,
https://www.vietnamplus.vn/hungary-keu-goi-chau-au-thiet-lap-quan-he-chien-luoc-voi-tho-nhi-ky-
post528791.vn
ổn định, đồng thời khẳng định vị thế địa-chính trị của mình và thể hiện vai trò như một cầu
nối giữa Đông và Tây, từ đó nâng cao tầm ảnh hưởng quốc tế.
2.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
Chính sách Hướng Đông của Hungary được thiết kế để tạo ra sự liên kết chặt chẽ
giữa các lĩnh vực thương mại quốc gia và thị trường tiềm năng ở các nước phương Đông,
cụ thể là đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu của Hungary về mặt địa lý và tăng cường hợp
tác kinh tế. Một phần của chiến lược này nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thương mại với
các nước phương Tây, đặc biệt là Liên minh Châu Âu, một quyết định được củng cố sau
cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Theo Orban, Hungary nên trở thành “một quốc gia
tầm trung” và kiềm chế sự tách rời chính trị và kinh tế mà phương Tây theo đuổi. Thay vào
đó, quốc gia này nên “thúc đẩy càng nhiều mối liên kết càng tốt với các quốc gia và thành
viên thị trường khác trong các lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng và đầu tư, bao gồm cả
quan hệ ngoại giao”
2.2. Mục tiêu cụ thể của chính sách “hướng Đông” tương ứng với các quốc gia
tiềm năng
2.2.1. Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Hungary mong muốn thúc đẩy quan hệ trên phương diện chính
trị, kinh tế và văn hoá giáo dục.
Mục tiêu cốt yếu khiến nước này muốn thắt chặt quan hệ là hướng tới nguồn lợi từ
kinh tế nhờ các nguồn đầu tư, rót vốn từ các tập đoàn kinh tế lớn và nguồn cung cấp khí
đốt đến từ Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ chính trị tốt đẹp cũng như sự ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ từ
Hungary trong các tổ chức quốc tế có thể coi là cách “đối đáp nhẹ nhàng” đến từ nước này.
Về phương diện văn hóa, giáo dục, Hungary hướng tới sự hợp tác đôi bên cùng có lợi cũng
như thắt chặt mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước nhờ nhiều điểm chung về lịch sử, truyền
thống.
2.2.2. Trung Quốc
Mục tiêu chiến lược nằm sau việc Hungary hướng đến trung Quốc trong “Chính sách
Hướng Đông” là mong muốn giảm sự phụ thuộc vào các thị trường phương Tây truyền
thống và đảm bảo an toàn trước các rủi ro kinh tế có thể xảy ra. Thêm vào đó, sự gia tăng
về số lượng người trung lưu và nhu cầu tiêu dùng gia tăng của Trung Quốc tạo ra cơ hội
đáng kể cho các doanh nghiệp Hungary mở rộng thị trường và tăng cường khối lượng xuất
khẩu.
Ngoài ra, củng cố mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, Hungary tận dụng vị trí
địa lý và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển để tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc và châu Âu, phù hợp với mục tiêu chiến lược của
Hungary hướng đến trở thành một trung tâm thương mại và logistics trong khu vực tại
Trung và Đông Âu.
2.2.3. Hàn Quốc
Mục tiêu của chính sách Hướng Đông của Hungary với Hàn Quốc là tạo ra một quan
hệ hợp tác chiến lược vững chắc và đa chiều với Hàn Quốc. Việc tăng cường hợp tác kinh
tế và đầu tư là ưu tiên hàng đầu của chính sách này. Hungary hy vọng thu hút nhiều hơn
các dự án đầu tư từ Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao và các ngành công
nghiệp chế tạo. Qua việc chia sẻ công nghệ, kỹ thuật và quy trình sản xuất tiên tiến với
Hungary, Hàn Quốc có thể tăng cường năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường tiếp cận
trong khu vực châu Âu.
Ngoài ra, chính sách Hướng Đông cũng nhấn mạnh việc hợp tác trong lĩnh vực y tế
và giáo dục. Cả hai nước đã xây dựng trung tâm văn hóa tại Budapest và Seoul để tăng
cường hiểu biết và sự thấu hiểu văn hóa. Tổ chức các sự kiện văn hóa, triển lãm và biểu
diễn nghệ thuật cũng là cách để hai quốc gia giao lưu và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp.
2.2.4. Ấn Độ
Với chính sách “hướng Đông”, Hungary muốn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển quan hệ thương mại với Ấn Độ qua sự hợp tác xuất khẩu trong các lĩnh vực như:
công nghệ thông tin, kỹ thuật hay chế biến thực phẩm và dược phẩm. Ngoài ra, Hungary
còn muốn Ấn Độ mở rộng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Hungary; phát triển
các hoạt động R&D; tăng cường tham gia vào việc đào tạo lực lượng lao động Hungary;
củng cố mối quan hệ nhà cung cấp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hungary và đồng
thời quảng bá Hungary là quốc gia đầu tư hấp dẫn cho các công ty nước ngoài khác.
Tháng 7 năm 2016, trong chuyến công du chính thức tới Ấn Độ, Bộ trưởng Ngoại
giao và Thương mại Hungary Péter Szijjártó cho biết “mục tiêu của Hungary là thu hút các
doanh nghiệp Ấn Độ thành công trên thị trường châu Âu nhằm mang các khoản đầu tư mới
của họ đến đây, và đặc biệt là các công ty công nghiệp ô tô Ấn Độ thành công trên thị
trường châu Âu mang các trung tâm sản xuất của họ đến Hungary”.
2.2.5. Nga
Mục tiêu chiến lược đằng sau việc Hungary nhắm tới ưu tiên Nga trong chính sách
“hướng Đông” là tăng cường thương mại ngoại giao của Budapest với Moscow và cũng để
thu hút đầu tư từ họ, nói cách khác, Hungary mong muốn tiếp cận nguồn tiền của Moscow
và giữ mối quan hệ giữa hai quốc gia ở mức ổn định, phát triển. Hungary cần Nga để đa
dạng hóa địa lý cho việc xuất khẩu của Hungary và tăng cường hợp tác kinh tế.
Bên cạnh đó, Budapest muốn phát triển chính sách năng lượng và an ninh năng
lượng của mình qua hợp tác với Nga.
2.2.6. Đánh giá mục tiêu ưu tiên trong chính sách “hướng Đông” của
Hungary
Chính sách "Hướng Đông" của Hungary tập trung vào phát triển quan hệ kinh tế -
thương mại với các đối tác chiến lược, mong muốn đạt được các lợi ích kinh tế dài hạn
thông qua các hoạt động như đầu tư, thương mại và hợp tác công nghệ. Những quốc gia
mà Hungary hướng đến không chỉ là những thị trường tiêu thụ lớn mà còn là những đối tác
thương mại quan trọng. Bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại, Hungary
mong muốn tận dụng cơ hội kinh doanh và mở rộng xuất khẩu sang các thị trường này, từ
đó tăng cường năng lực cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế trong nước. Thứ hai, Hungary
nhìn thấy sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực công nghệ, đầu tư và năng lượng
trong các quốc gia phía đông. Các đối tác chiến lược như Trung Quốc và Hàn Quốc có sự
tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ cao và chế tạo, trong khi Nga là một nguồn cung
cấp năng lượng quan trọng. Ngoài ra, sự liên kết này còn đóng vai trò quan trọng trong
việc mở rộng quan hệ đa phương và định hình thế giới đa cực. Đây là cơ hội để Hungary
định vị mình là một đối tác kinh tế quan trọng trong khu vực và tạo dựng một mạng lưới
hợp tác vững chắc với các quốc gia phía đông.
3. Nhiệm vụ của chính sách “hướng Đông”
3.1. Nhiệm vụ của chính sách “hướng Đông” đối với các quốc gia
3.1.1. Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á
Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, bằng chính sách “hướng Đông” của mình, Hungary mong muốn
thúc đẩy quan hệ trên phương diện chính trị, kinh tế và văn hoá giáo dục với quốc gia này.
Hungary đã hỗ trợ cho quá trình trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Với việc
thành lập Hội đồng hợp tác chiến lược cấp cao (HLSCC) vào năm 2013, mối quan hệ Thổ
Nhĩ Kỳ-Hungary được nâng lên mức độ hợp tác chiến lược và hợp tác chiến lược nâng
cao vào năm 2023.
Về quan hệ kinh tế, Hungary hướng tới các mặt hàng nhập khẩu chính như xe cơ
giới, máy móc, thiết bị, sợi dệt, vải, hàng kim loại từ sắt, thép và vận chuyển khí đốt tự
nhiên.
Về mối liên hệ văn hóa, giáo dục và lãnh sự, nhờ lịch sử chung, Hungary tổ chức
nhiều di tích thời đại Ottoman. Năm 2024 sẽ tổ chức năm văn hóa của người Thổ Nhĩ Kỳ
với chủ đề "Hàng trăm năm tình bạn và hợp tác" nhân dịp kỷ niệm 100 năm bắt đầu có
hiệu lực của Thỏa thuận tình bạn của Thổ Nhĩ Kỳ năm 1923.
3.1.2. Trung Quốc
Đầu tiên, Hungary và Trung Quốc đã cùng ký 5 văn kiện hợp tác gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau, trong đó là thỏa thuận cùng xây dựng dự án “ Vành đai và Con đường” (BRI),
cùng với các dự án khác. Chính phủ Hungary rất coi trọng việc cung cấp môi trường kinh
doanh công bằng và minh bạch cho các công ty nước ngoài. Vì vậy, Huawei sẵn sàng đến
Hungary để thực hiện hợp tác đầu tư và kỹ thuật. Từ năm 2005, Huawei đã hoạt động tại
đây theo nguyên tắc “tại Hungary, vì Hungary”, đầu tư tổng cộng 1,5 tỷ USD và tạo ra hơn
2.400 việc làm.
Ngoài ra, hai bên mở rộng con đường vận chuyển hàng không giữa Hungary và
Trung Quốc thông qua việc kết nối Sân bay Budapest (BDU) và Sân bay Zhengzhou
(CGO). 3.1.3. Hàn Quốc
Vào năm 2021, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Hungary
János Áder có cuộc hội đàm thượng đỉnh và đồng ý nâng cấp quan hệ song phương lên
“quan hệ đối tác chiến lược”. Trong cuộc gặp gỡ, hai bên cũng thể hiện mong muốn được
hợp tác sâu rộng hơn: hai nước không chỉ sẽ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực khoa học -
công nghệ, mà còn phát triển hợp tác trong lĩnh vực cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, biến
đổi khí hậu, kỹ thuật số cũng như y tế.
Tháng 4 năm nay, Hungary và Hàn Quốc đã chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ
(MoU) nhằm thúc đẩy và tối ưu hóa sự hợp tác hiện có giữa hai bên. Hungary rất chú trọng
giao lưu văn hóa Hàn Quốc và tạo điều kiện cho văn hóa Hàn Quốc được lan tỏa.
3.1.4. Ấn Độ
Để đạt được các mục tiêu ấy kể từ năm 2012, chính phủ Hungary bắt đầu ký kết các
thỏa thuận hợp tác chiến lược với các công ty xuyên quốc gia của Ấn Độ đặt trụ sở tại
Hungary. Tính đến tháng 5 năm 2020, đã có nhiều tuyên bố hợp tác chiến lược được ký
kết, trong số đó có các công ty Ấn Độ như Tata Consultancy Services Hungary, CG
Electric System Hungary và SMR Hungary. Chính phủ Hungary cũng đã cung cấp hỗ trợ
tài chính cho các công ty này để mở rộng hoạt động tại Hungary. Bên cạnh đó, số lượng
các cuộc họp chính trị cấp cao và diễn đàn doanh nghiệp song phương giữa Hungary và Ấn
Độ đang tăng nhanh, điều này cũng một phần thu hút FDI vào trong nước như là diễn đàn
doanh nghiệp Ấn Độ - Châu Âu - 29.
3.1.5. Nước Nga
Đầu tiên, hai bên tăng cường, mở rộng các dự án hợp tác, đặc biệt về lĩnh vực kinh
tế, năng lượng. Trong đó, tính tới thời điểm hiện tại, dự án nhà máy điện nguyên tử Paks II
và sự di dời ngân hàng đầu tư quốc tế (IIB) đến Budapest là hai dự án quan trọng để
Hungary củng cố mục tiêu quan hệ hướng tới Nga.
Kể từ khi thực hiện chính sách hướng Đông, Hungary đã thực hiện nhiều chuyến
thăm các cấp tới Nga, về cơ bản nội dung các cuộc gặp gỡ xoay quanh đến vấn đề năng,
khí đốt, nhà máy hạt nhân Paks. Đặc biệt, Hungary vẫn có những hành động bảo vệ “người
bạn” phía Đông của mình mặc những biện pháp trừng phạt của EU vào Nga.
3.2. Đánh giá nhiệm vụ của chính sách hướng Đông
Có thể thấy, chính sách "Hướng Đông" của Hungary đặt nhiệm vụ quan trọng nhất là
phát triển quan hệ kinh tế - thương mại với các đối tác. Để đạt được mục tiêu này, Hungary
tập trung vào một số chiến lược và chính sách quan trọng. Hungary đang thúc đẩy đầu tư
nước ngoài và hợp tác kinh tế bằng cách ký kết các thỏa thuận và tạo khung pháp lý thu
hút đầu tư. Điều này sẽ tạo điều kiện để các đối tác kinh doanh quốc tế có thể tự tin đầu tư
vào Hungary và tận dụng những cơ hội kinh doanh tiềm năng. Không chỉ vậy, Hungary
đang tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính và môi trường đầu tư. Bằng cách đơn
giản hóa quy trình hành chính và cung cấp một môi trường đầu tư ổn định và an toàn,
Hungary hy vọng thu hút thêm các nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế đến đây. Việc hợp
tác trong các lĩnh vực này không chỉ tạo ra tri thức và sáng tạo mới mà còn tăng cường
quan hệ đối tác và sự hiểu biết chung giữa Hungary và các đối tác quốc tế. Hungary hy
vọng tiếp tục phát triển mối quan hệ đối tác kinh tế - thương mại vững chắc và đem lại sự
thịnh vượng cho quốc gia.
Tiểu kết
Chính sách Hướng Đông của Hungary đặt ra một loạt nhiệm vụ quan trọng trong việc
định hình lại bối cảnh quan hệ quốc tế của quốc gia này. Mục tiêu thu hút đầu tư nước
ngoài từ khu vực này không chỉ cải thiện tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra nhiều cơ hội
việc làm mới cho người dân Hungary. Sự mở rộng của thị trường xuất khẩu là một bước
tiến chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và đa dạng hóa các sản phẩm xuất
khẩu, trong khi việc đa dạng hóa nguồn cung cấp năng lượng nhằm tăng cường an ninh
năng lượng là một động thái thiết yếu. Với việc thúc đẩy ngoại giao đa phương, Hungary
khẳng định một vị thế cân bằng và có ảnh hưởng hơn trong khu vực và toàn cầu.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH HƯỚNG
ĐÔNG
1. Các vấn đề liên quan đến EU
1.1 Quyền lợi của Hungary ở EU không được đảm bảo
1.1.1. Các vấn đề mâu thuẫn giữa Hungary và EU
1.1.1.1 Chính sách di cư
Chính phủ Hungary dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Viktor Orbán đã thể hiện sự
không hài lòng đối với một số quy định và chính sách của EU liên quan đến di cư và quyền
tự quyết của quốc gia. Ông Orbán đã công khai phản đối chính sách di cư của EU và cho
rằng EU đang can thiệp vào chủ quyền và quyền tự quyết của Hungary trong việc quyết
định vấn đề di cư.
Việc xây dựng hàng rào biên giới và các biện pháp cứng rắn trong chính sách nhập
cư của Hungary được coi là một biện pháp tự bảo vệ để đảm bảo quyền lợi của quốc gia và
bảo vệ ranh giới quốc gia. Chính sách di dân bắt buộc của EU, được gọi là “quy định phân
bổ di dân”, là một phần của kế hoạch tái định cư của EU nhằm chia sẻ trách nhiệm đối với
việc tiếp nhận và định cư người tị nạn và di dân trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên.
Theo chính sách này, các quốc gia thành viên EU được yêu cầu tiếp nhận một số lượng cụ
thể người tị nạn hoặc di dân mà EU quy định và phân bổ cho từ các quốc gia ngoại vi như
Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha, nơi áp lực di dân lớn. Tuy nhiên, Hungary đã phản đối và từ
chối thực hiện chính sách di dân bắt buộc của EU. Chính phủ Hungary dưới sự lãnh đạo
của Thủ tướng Viktor Orbán đã không chấp nhận việc tiếp nhận bất kỳ người tị nạn nào từ
số lượng được phân bổ. Thay vào đó, Hungary đã áp đặt các biện pháp cứng rắn, bao gồm
việc xây hàng rào dây thép gai và triển khai binh sĩ để ngăn chặn sự di cư vào năm ngoái.
Viktor Orbán cho rằng chính sách di cư của EU không công bằng và có thể gây nguy
hiểm cho Hungary. Orbán cảnh báo về nguy cơ an ninh và văn hóa được coi là kết quả của
việc tiếp nhận một lượng lớn người di cư và người tị nạn từ các quốc gia không ổn định.
Ông bảo vệ quyền tự quyết và quyền quyết định riêng của Hungary trong việc xác định
chính sách di cư và quản lý biên giới. Orbán sử dụng các biện pháp như xây dựng hàng rào
biên giới để ngăn chặn dòng người di cư và khẳng định rằng việc kiểm soát biên giới và
quản lý di cư là quyền tự quyết không thể bị coi thường. Tuy nhiên, quan điểm và phản đối
của Viktor Orbán đã gây tranh cãi và ông bị đánh đồng với các quan điểm chống di cư và
chủ nghĩa dân tộc trong châu Âu. Vì không tuân thủ chính sách di dân bắt buộc của EU,
Hungary đã bị EU chỉ trích. Chính phủ Orbán cho rằng EU không đáp ứng đủ nhu cầu và
lo ngại của Hungary về di cư và an ninh biên giới, và do đó họ đã thực hiện những biện
pháp riêng của mình mà họ cho là cần thiết.
Như kết quả, việc Hungary áp đặt các biện pháp cứng rắn về di cư và tự bảo vệ
quyền lợi của mình đã gây ra một sự đối đầu với EU và nhận được sự phản đối từ một số
quốc gia thành viên của EU và các nhóm nhân quyền:
Vào năm 2015, khi cuộc khủng hoảng di dân châu Âu đạt đỉnh điểm, Hungary đã xây
dựng một hàng rào biên giới với Serbia nhằm ngăn chặn dòng người di cư và người tị nạn
từ các quốc gia không ổn định như Syria, Afghanistan và Iraq. Hàng rào này, được xây
dựng bằng lưới thép và có chiều dài khoảng 175km, được trang bị dây thép cản và hệ
thống cảnh báo nhằm ngăn chặn việc vượt qua trái phép.
Tuy nhiên, việc xây dựng hàng rào này đã gây ra tranh cãi và phản đối mạnh mẽ từ
phía cộng đồng quốc tế và các nhà hoạt động nhân quyền. Những người phản đối cho rằng
việc xây rào là một hành động thiếu nhân đạo và vi phạm quyền con người của người di cư
và người tị nạn.
Trái lại, chính phủ Hungary đã bảo vệ xây dựng hàng rào là một biện pháp cần thiết
để bảo vệ ranh giới quốc gia và kiểm soát dòng người di cư vào nước. Hàng rào biên giới
Hungary-Serbia đã tạo ra sự cản trở di cư dọc theo các tuyến đường di cư châu Âu, khiến
các người di cư phải tìm kiếm các tuyến đường khác để tiếp tục hành trình của mình. Điều
này đã gây ra những thay đổi trong tuyến đường di cư và tạo ra áp lực cho các quốc gia và
quốc tế trong việc quản lý vấn đề di cư và tị nạn.
Ngoài ra, Hungary còn áp dụng biện pháp và chính khác như chính sách “trại giam”
nhằm hạn chế di cư. Thủ tướng Viktor Orbán đang đề xuất các biện pháp để giữ các người
nhập cư trong các trại tạm giam vô thời hạn nhằm ngăn chặn họ tự do di chuyển trong châu
Âu. Theo đề xuất của Orbán, những người nhập cư vào Hungary một cách bất hợp pháp sẽ
bị giam giữ trong các trại chính phủ, bị cấm tự do di chuyển trong Hungary cho đến khi
tình trạng của họ được giải quyết, điều này có thể mất “tháng hoặc thậm chí nhiều tháng”.
Chính sách này được cho là cần thiết do khu vực Schengen không có biên giới và đang bị
lạm dụng một cách “hệ thống” bởi người nhập cư muốn đến Tây Âu. Mặc dù kế hoạch này
sẽ gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ Brussels, chính phủ Orbán đã tuyên bố sẽ tiếp tục thực
hiện dù có ý kiến phản đối, như đã làm với việc xây dựng hàng rào biên giới gây tranh cãi
với Serbia.
1.1.1.2. Quyền lực tư pháp và tự do truyền thông
Đối mặt với những cuộc khủng hoảng và thách thức kinh tế và di dân trong quá khứ
cũng như xuất hiện sự tăng cường quyền lực của Viktor Orbán và Đảng Fidesz trong suốt
thời gian ông đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng là những yếu tố góp phần hình thành nên
những biện pháp hạn chế độc lập tư pháp,các biện pháp kiểm soát hoạt động của các tổ
chức phi chính phủ (NGOs) và tự do truyền thông.
Đảng Fidesz đã giành được đa số phiếu bầu tuyệt đối trong Quốc hội và sử dụng sự
kiểm soát chính trị này để tác động đến các cơ quan pháp luật và các tổ chức độc lập. Một
mục tiêu chính của Orbán và Đảng Fidesz là tạo ra một chính phủ mạnh mẽ và kiểm soát
đối với tất cả các khía cạnh của đời sống công dân. Điều này đôi khi được đặt lên hàng đầu
trước nguyên tắc pháp luật và độc lập của hệ thống tòa án. Orbán đã thực hiện các biện
pháp nhằm kiểm soát việc bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật, đồng
thời giới hạn quyền tự trị và sự độc lập của các cơ quan tư pháp.
Cùng với đó, những cuộc khủng hoảng và thách thức kinh tế và di dân trong quá khứ
tạo ra sự lo lắng và nhu cầu của người dân về sự ổn định trong lãnh thổ Hungary. Orbán và
Đảng Fidesz đã tận dụng tình hình này để tăng cường quyền lực và kiểm soát chính trị,
bằng cách can thiệp vào hệ thống pháp luật và các cơ quan độc lập.
Ở Hungary, các tổ chức phi chính phủ bị đưa vào danh sách đen, những câu chuyện
chỉ trích bị bỏ qua và các biên tập viên cấp cao chỉ đạo phóng viên bỏ qua sự thật trước
mắt. Một nguồn tin cho biết trạng thái của báo chí ở đây hiện tại còn tồi tệ hơn so với thời
kỳ 1980 khi Hungary còn là một quốc gia cộng sản. Có một sự thiên vị rõ ràng trong việc
đưa tin về các đảng và chính trị gia thuận lợi cho chính phủ, trong khi việc đưa tin về
những thông tin đối lập và gây bất lợi lại bị thiếu sót và chỉnh sửa. Các biên tập viên cấp
cao của MTI đã chỉ định rằng các cơ quan thông tấn quốc tế như Reuters và Associated
Press không đáng tin cậy và chỉ nên được sử dụng để lấy thông tin cơ bản, không phải
nguồn thông tin bổ sung cho bài viết. Một biên tập viên cấp cao khác của MTVA cũng đã
yêu cầu nhân viên không gọi Joe Biden là Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ. Điều này đã tạo ra
sự tranh cãi và cuối cùng ông này trích dẫn lời của Donald Trump cho nhân viên của mình:
“Ông Biden đã chiến thắng, nhưng chúng ta không nên gọi ông ta là Tổng thống”.Từ năm
2010, khi Fidesz đảo ngược các quyền tự do báo chí, tình trạng tự do báo chí ở Hungary đã
suy giảm đáng kể. Các tổ chức báo chí độc lập đã bị suy yếu hoặc bị đóng cửa, và các nhà
báo độc lập đã gặp nhiều trở ngại và áp lực trong công việc của họ. Sự kiểm soát chính trị
và ảnh hưởng của chính phủ Orbán đã tạo ra một môi trường không thuận lợi cho tự do
báo chí và sự đa dạng ý kiến truyền thông.
Những biện pháp này đã gây ra lo ngại về sự đe dọa đối với nguyên tắc pháp luật và
sự độc lập của hệ thống tòa án tại Hungary cũng như việc các biên tập viên yêu cầu phóng
viên bỏ qua sự thật trước mắt và sự giảm sút của các phương tiện truyền thông độc lập đặt
ra nhiều câu hỏi về tự do ngôn luận và sự đa dạng thông tin trong nước. Chúng gây ra
tranh cãi và lo ngại về việc Hungary vi phạm nguyên tắc cơ bản của EU. EU đã khởi động
các thủ tục pháp lý chống lại Hungary dưới Điều 7 của Hiến chương của EU. Điều 7 được
xem như một biện pháp cuối cùng để xử lý các vi phạm quyền cơ bản. Trong suốt thập kỷ
qua, chính phủ Hungary đã liên tục làm suy yếu các giá trị và nguyên tắc của Liên minh
Châu Âu, gây tổn hại đến độc lập của hệ thống tư pháp, trường đại học và truyền thông,
đồng thời hạn chế các tổ chức xã hội dân sự và vi phạm quyền tự do ngôn luận, thông tin.
EU sử dụng Điều 7 để bảo vệ quyền nhân quyền và chống lại chế độ độc tài tại Liên minh
Châu Âu.
1.1.1.3. Chính sách Kinh tế và Ngân sách
Hungary đã bị cáo buộc không sử dụng đúng cách các quỹ và nguồn tài nguyên của
Liên minh Châu Âu (EU). Cụ thể, có những tranh cãi về việc sử dụng quỹ EU, bao gồm
Quỹ Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (European Agricultural and Rural Development
Fund) và Quỹ Phát triển Khu vực (European Regional Development Fund), trong việc xây
dựng và phát triển các dự án ở Hungary.
Ngoài ra, Hungary cũng đã đối mặt với các vấn đề về tham nhũng và tiêu cực trong
hệ thống chính trị và kinh tế. Có những cáo buộc về việc sử dụng nguồn tài nguyên công
và các hợp đồng công cộng một cách không minh bạch và thiếu trung thực. Các tổ chức
quốc tế và EU đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về tình trạng tham nhũng và vi phạm
nguyên tắc trung thực trong quản lý tài chính công ở Hungary.
Những vấn đề này đã dẫn đến sự giám sát và phê bình từ phía EU. Các cơ quan và tổ
chức EU đã tiến hành điều tra và đánh giá về việc sử dụng quỹ EU và các vấn đề liên quan
đến tham nhũng và trung thực ở Hungary. Điều này có thể dẫn đến các biện pháp trừng
phạt hoặc hạn chế từ phía EU, bao gồm việc cắt giảm hoặc tạm ngừng cung cấp các nguồn
tài chính và hỗ trợ cho Hungary.
1.1.2. Nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn giữa EU và Hungary
1.1.2.1. Chính sách di cư của EU vi phạm quyền tự quyết và chủ quyền của
Hungary
Theo quan điểm của Hungary, chính sách di cư của EU đã vi phạm quyền tự quyết và
chủ quyền của quốc gia. Thủ tướng Viktor Orban và chính phủ Hungary không đồng tình
với quyết định của Liên minh Châu Âu (EU) rằng luật di cư của Hungary vi phạm luật
châu Âu.
Hungary cho rằng EU đã không đáp ứng được tình hình nạn khủng hoảng di cư hàng
loạt diễn ra từ năm 2015. Viktor Orban tuyên bố chính phủ của ông sẽ không tuân thủ một
quyết định của Liên minh Châu Âu (EU) liên quan đến luật di cư của Hungary. Tháng
11/2021, tòa án cao nhất của EU đã quyết định rằng luật của Hungary khi đưa ra các hình
phạt đối với luật sư và các nhà hoạt động tình nguyện vì việc hỗ trợ người xin tị nạn, đã vi
phạm luật châu Âu.
Luật được gọi là “Luật Stop Soros”, theo tên của tỷ phú nhân đạo Soros mà chính
phủ Hungary cáo buộc đã ủng hộ người di cư Hồi giáo. Đạo luật này được thông qua vào
năm 2018 và cấm mọi người cũng như các tổ chức nhân quyền giúp đỡ những người di cư
xin tị nạn. Nó cũng ngăn chặn những người đến từ những khu vực không có mức độ đe
dọa cao đến tính mạng của họ khỏi việc xin tị nạn tại Hungary. Thủ tướng Orban cho rằng
để giải quyết vấn đề di cư, cần phải thay đổi những quy định liên quan tới vấn nạn xin tị
nạn của EU. Ông nói: “Thực tế là chúng ta phải ngăn chặn người di cư tại biên giới. Việc
này có thể được giải quyết bằng một điều: thay đổi các quy định xin tị nạn châu Âu, thế
nhưng quá trình này vẫn chưa được diễn ra”. Thủ tướng cánh hữu cũng cáo buộc EU đang
“gây phá hoại tàn nhẫn” bằng cách bác bỏ yêu cầu cung cấp quỹ chống dịch cho Hungary.
Các quan chức hàng đầu của EU cho biết rằng Hungary, cùng với Ba Lan, không có khả
năng nhận được khoản tiền chống dịch trong năm nay trừ khi cam kết cải cách để tăng
cường giá trị dân chủ và hệ thống tư pháp tự do. Tuy nhiên, ông Orban cho rằng EU đang
từ chối cung cấp quỹ để cố gắng lật đổ ông. Ông nói: “Toàn bộ quá trình, từ góc nhìn về sự
đoàn kết và tương lai của châu Âu, là sự phá hoại tàn nhẫn nhất. Đây là điều làm vỡ tan
liên minh EU”.
Ngày 2 tháng 10 năm 2016, người Hungary phản đối mạnh mẽ đề xuất định mức
nhập cư của Liên minh châu Âu thông qua một cuộc trưng cầu dân ý. Kế hoạch của EU là
phân bổ 160.000 người xin tị nạn từ Ý và Hy Lạp sang các quốc gia thành viên khác.
Hungary đã được chỉ định nhận 1.294 người, nhưng Orbán đã lâu rồi khẳng định rằng
nước này sẽ không bị ép buộc tiếp nhận người nhập cư.
Thủ tướng Viktor Orbán cũng đã phản đối các luật đề xuất của EU liên quan đến di
dân trong Hội nghị thượng đỉnh của lãnh đạo các nước Liên minh Châu Âu (EU) tại
Granada, Tây Ban Nha. Ông khẳng định rằng, Hungary sẽ không ủng hộ các luật đề xuất
để xử lý di dân. Sử dụng từ ngữ gay gắt khi đến dự hội nghị, Orbán miêu tả một thỏa thuận
không có sự tham gia của Hungary như một cuộc tấn công vào đất nước của ông vì các nhà
lãnh đạo EU đã tiến hành các luật pháp mà không có sự ủng hộ của ông và Ba Lan. Ông
cho rằng các luật pháp - chưa được bỏ phiếu - cần có sự ủng hộ đồng thuận, nhưng Hội
đồng châu Âu đã khẳng định công khai chỉ cần có sự ủng hộ của đa số.
“Nếu bạn bị cưỡng hiếp hợp pháp, buộc phải chấp nhận điều gì đó mà bạn không
thích, bạn muốn có một sự thỏa thuận? Điều đó là không thể,” Orbán nói.
Để tránh một cuộc tranh cãi nổ ra đe dọa cuộc họp phi chính thức tại Tây Ban Nha,
các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý loại bỏ một đoạn văn bản dài 119 từ liên quan đến cam kết
chung của khối về di dân khỏi văn bản của tuyên bố kết thúc cuộc họp. Tổng thống Ủy ban
châu Âu, Ursula von der Leyen, đã giảm nhẹ sự phản đối của Hungary và Ba Lan, nói với
các phóng viên rằng có “sự ủng hộ rộng rãi” tại cuộc họp cho các luật được đề xuất. Tuy
nhiên, Hungary và Ba Lan tiếp tục duy trì quan điểm rằng chính sách di cư của EU không
tôn trọng quyền tự quyết của các quốc gia thành viên cũng như tham gia phản đối và cáo
buộc Brussels đang áp đặt “chế độ độc tài” lên các quốc gia thành viên khác.
Quan điểm của Hungary được thể hiện qua sự phản đối mạnh mẽ chính sách di cư
của EU và khẳng định quyền tự quyết của quốc gia. Thủ tướng Orbán cho rằng việc áp đặt
các luật đề xuất về di dân mà không có sự tham gia và ủng hộ của Hungary là một sự tấn
công vào chủ quyền của nước và vi phạm quyền tự quyết quốc gia của mình. Orbán và các
nhà lãnh đạo Hungary lập luận rằng chính sách di cư của EU còn gây nguy hiểm đến an
ninh và ổn định của khu vực. Họ cho rằng các quốc gia thành viên cần có quyền tự quyết
trong việc quyết định chính sách di cư phù hợp với tình hình và quy định riêng của mỗi
quốc gia. Đồng thời, việc Hungary phản đối việc EU áp đặt “chế độ độc tài” lên các quốc
gia thành viên khác trong việc thi hành chính sách di cư cho thấy sự bất đồng giữa
Hungary và EU trong quyết định và thực hiện chính sách di cư đối với người tị nạn. Việc
từ chối thỏa thuận di dân của EU của Hungary làm gia tăng căng thẳng với các nước thành
viên khác của liên minh. Điều này cho thấy sự chênh lệch tương quan và hạn chế trong
việc đạt được sự đồng thuận trong việc xử lý vấn đề di dân và tị nạn trên toàn liên minh,
trực tiếp dẫn tới những mâu thuẫn giữa Hungary và EU. Viktor Orban nhấn mạnh rằng
Hungary cần phải chiến đấu để chứng minh rằng việc hình thành một chính sách di dân
của EU có thể phù hợp với lợi ích quốc gia của Hungary. Mặc dù đã chỉ trích EU, ông vẫn
mong muốn Hungary vẫn ở lại trong Liên minh châu Âu, nhưng đồng thời ông muốn các
quốc gia thành viên được cấp nhiều quyền hạn hơn và có khả năng tự quyết và thực thi
chính sách di dân của mình.
1.1.2.2. Hungary và các chính sách vượt ra ngoài các quy tắc của một thành viên
EU
1.1.2.2.1. Chính sách hạn chế truyền thông tại Hungary là điều chưa từng có tiền
lệ trước đây đối với một thành viên của liên minh châu Âu (EU)
Tự do báo chí và truyền thông được coi là các nguyên tắc và giá trị cốt lõi trong Liên
minh châu Âu (EU), được đề cao và có tầm ảnh hưởng thiết yếu đối với việc duy trì và bảo
vệ một hệ thống dân chủ và xã hội công bằng. Tự do báo chí và truyền thông là một trong
những nguyên tắc cơ bản của EU và được ghi trong Hiến chương Cơ bản về Quyền tự do
và Nhân quyền của EU. Sự đảm bảo về tự do báo chí và truyền thông không chỉ là một
cam kết pháp lý mà còn là một nguyên tắc quan trọng để đảm bảo tính đa dạng, minh bạch
và độc lập của truyền thông trong EU.
Không chỉ vậy, tự do báo chí và truyền thông có vai trò quan trọng là một cơ chế
kiểm soát quyền lực, giúp giám sát và làm sáng tỏ hoạt động của các cơ quan chính phủ và
các nhà lãnh đạo chính trị. Báo chí khi được hoạt động độc lập có thể chỉ ra sự thất bại,
tham nhũng và các vi phạm quyền tự do của các cá nhân, tổ chức cũng như thực hiện tuyên
truyền, giáo dục và tạo ra một môi trường thông tin đa dạng và phong phú cho công chúng.
Do đó, những biện pháp giới hạn tự do báo chí và truyền thông của Hungary gây ra
lo ngại và tạo ra làn sóng chỉ trích từ phía EU và cộng đồng quốc tế khi mức độ kiểm soát
truyền thông ở Hungary được đánh giá là “chưa từng có trong một thành viên EU”. Trong
những năm gần đây, Liên minh Châu Âu đã chịu sự suy giảm của tự do truyền thông, đặc
biệt là ở Hungary. Những vấn đề chính bao gồm sự thiếu độc lập của cơ quan quản lý
truyền thông, việc biến truyền thông công cộng thành cơ quan truyền thông chính phủ,
được đặc trưng bởi thông tin thiên vị và vu khống đối thủ; chiếm đoạt truyền thông tư
nhân; nhà nước tài trợ không đồng đều và bình đẳng cho truyền thông tư nhân ủng hộ
chính phủ, bao gồm thông qua quảng cáo của các công ty được kiểm soát bởi nhà nước; và
tạo ra các rào cản đối với truyền thông tư nhân độc lập khỏi chính phủ, bao gồm việc thu
hồi giấy phép và đe dọa đánh thuế mới.
EU đã đối đầu với Hungary về chính sách hạn chế truyền thông thông qua việc công
khai chỉ trích và bày tỏ lo ngại về luật pháp mới của Hungary. Những bên phê phán luật
này, cả trong và ngoài Hungary, cho rằng điều luật như vậy đã tạo ra quyền lực quá lớn
cho Orbán và đảng Fidesz đối với các phương tiện truyền thông đại chúng và báo chí.
Hàng loạt các phản ứng phản đối tới từ các quốc gia thành viên của EU như Pháp, Đức và
Vương quốc Anh đã công khai chỉ trích luật pháp này và cho rằng nó không tương thích
với nguyên tắc cốt lõi trong tự do báo chí của liên minh châu Âu. Các quốc gia thành viên
của EU bày tỏ sự lo ngại về việc luật pháp này vi phạm tinh thần và các hiệp ước Liên
minh châu Âu và đặt ra câu hỏi về việc liệu Hungary có xứng đáng làm thành viên của
Liên minh châu Âu hay không.
1.1.2.2.2 Hungary sử dụng các nguồn tài nguyên của liên minh châu Âu một cách
không minh bạch và không tuân thủ đúng quy định của EU
Quốc hội châu Âu đã yêu cầu đóng băng nguồn tài trợ cho Hungary do các biện pháp
khắc phục được đề xuất bởi Hungary không đủ để giải quyết vấn đề liên quan đến lợi ích
tài chính của EU. Các thành viên Quốc hội cho rằng Hungary đang lạm dụng quyết định
bình đẳng phiếu trong Hội đồng để gây áp lực lên EU. Quốc hội châu Âu yêu cầu các quốc
gia thành viên áp dụng các biện pháp đề xuất trong Luật điều kiện để bảo vệ ngân sách EU
khỏi vi phạm nguyên tắc pháp luật ở Hungary. Họ chỉ có ý định dỡ bỏ các biện pháp này
sau khi các biện pháp khắc phục của Hungary đã có tác động bền vững. Nếu các biện pháp
này bị đảo ngược trong tương lai, EU sẽ tiến hành điều chỉnh tài chính. Đối với kế hoạch
phục hồi và sự kiện của Hungary, Quốc hội châu Âu phê phán rằng chính phủ Hungary đã
gây trì hoãn và không đảm bảo quỹ phục hồi đến tay người dân Hungary. Họ yêu cầu Ủy
ban không chấp thuận kế hoạch này cho đến khi Hungary tuân thủ đầy đủ các khuyến nghị
và quyết định pháp luật của EU.
Tổng quan lại, hành động của EU đối với Hungary nhằm thiết lập các biện pháp điều
kiện và yêu cầu tuân thủ nguyên tắc pháp luật từ phía Hungary để đảm bảo việc sử dụng
đúng cách các quỹ và nguồn tài nguyên của EU. EU đang áp dụng một quy tắc nghiêm
ngặt và sẵn sàng áp đặt hậu quả tài chính nặng nề nếu các quốc gia thành viên không tuân
thủ các nguyên tắc và quy định.
Với sự thiếu minh bạch, kiểm soát sai lệch và sử dụng không đúng mục đích các quỹ
và nguồn tài nguyên của EU, EU đã cáo buộc Hungary không tuân thủ các quy định và
nguyên tắc về quản lý tài nguyên của Liên minh. Các cáo buộc này đã góp phần vào mâu
thuẫn và căng thẳng giữa EU và Hungary trong vấn đề sử dụng tài nguyên và quỹ EU.
1.2. Sự suy thoái của EU sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-
2009
Đầu thế kỷ 21, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã thay đổi vị thế kinh tế của
nhiều quốc gia, bao gồm cả EU, vốn đang hồi phục chậm chạp, và các nền kinh tế đang nổi
lên nhanh chóng ở châu Á. Một số yếu tố trong vận tải toàn cầu đã thúc đẩy các quốc gia
tìm kiếm các tuyến và phương thức vận tải thay thế, bao gồm cả giữa châu Âu và châu Á.
Vì vậy, từ năm 2010, chính phủ Hungary đã chuyển hướng trọng tâm chính sách đối ngoại
của Hungary sang “phía Đông”, có thể được coi là một chính sách thực tế dựa trên lợi ích
quốc gia. Từ những yếu tố trên và vị trí không giáp biển của Hungary đã tạo ra động lực
mới cho vấn đề được gọi là “cầu nối đất Á-Âu”, nhằm kết nối Trung và Đông Âu với
Đông Á trên đất liền.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, Liên minh Châu Âu (EU)
đã trải qua một giai đoạn suy thoái kinh tế đáng kể. Cuộc khủng hoảng tác động tiêu cực
lên nền kinh tế của nhiều quốc gia thành viên trong EU, tạo ra những thách thức và khó
khăn mà họ phải đối mặt. Một trong những tác động chính của cuộc khủng hoảng là khủng
hoảng nợ công. Trước đó, nhiều quốc gia trong EU đã tích lũy mức nợ công cao, và cuộc
khủng hoảng đã làm tăng nhu cầu vay mượn để tài trợ cho các biện pháp kích thích kinh tế
và giải quyết vấn đề tài chính.Việc tăng nợ công đã tạo ra một vòng lặp tiêu cực, khi các
quốc gia đối mặt với khả năng trả nợ yếu, gây ra sự không ổn định tài chính và giới hạn
khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến
2008, tỷ lệ nợ chính phủ trung bình của các nước EU tương đối ổn định ở mức 60% GDP,
phù hợp với các quy tắc tài chính của EU. Nhưng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008, con số này tăng vọt lên 73% GDP vào năm 2009 và tiếp tục tăng cho đến năm 2014,
đạt mức 87%. 1
Có thể nói “Cuộc khủng hoảng tài chính bất thường” đã giáng đòn mạnh lên châu
Âu, đẩy nhiều nước rơi vào tình trạng gần kề suy thoái. Tăng trưởng kinh tế của Liên minh
châu Âu (EU) giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, với tốc độ tăng GDP đạt 1,4%.
Trong đó, tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng EURO chỉ đạt 1,2% (giảm 1,3% so với
tốc độ tăng 2,6% năm 2007). Anh là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nhất do
cùng lúc chịu tác động của khủng hoảng tín dụng, thị trường nhà đất và thị trường tài
chính. Tăng trưởng của nền kinh tế này chỉ đạt 0,8% năm 2008. Bên cạnh đó, kinh tế Italia
tăng trưởng âm 0,2% so với mức tăng 1,5% năm 2007 .2

1
Marcin Szczepanski and Eulalia Claros, “A decade on from the financial crisis: Key data”, European
Parliamentary Research Service, 10/2019.
https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2019/640145/EPRS_BRI(2019)640145_EN.pdf

2
Kim Ngọc, Kinh tế thế giới năm 2008 và dự báo năm 2009, Tạp chí Cộng sản, 22/01/2009.
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/8039/kinh-te-the-gioi-nam-2008-va-du-bao-
nam-2009.aspx
Hình 2.1. EU GDP and unemployment (2005-2017)
(GDP và tỷ lệ thất nghiệp của EU 2005-2017)

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng cũng gây ra tăng tỷ lệ thất nghiệp đáng kể trong EU
(Hình 2.1). Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các công ty giảm sản xuất và cắt giảm
nhân sự để giảm chi phí. Điều này dẫn đến việc mất việc làm hàng loạt và tăng tỷ lệ thất
nghiệp trên khắp châu Âu. Việc mất việc làm và sự không chắc chắn về tương lai kinh tế
đã gây ra sự lo lắng và không ổn định trong xã hội. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp tăng, hiện vẫn
đang ở mức 10% tức là khoảng 15,4 triệu người không có việc làm. Khi người Mỹ không
có việc, có nghĩa là tiêu dùng ở Mỹ sụt giảm. Điều này gây ảnh hưởng đến các nước đang
phát triển vốn có nền kinh tế lệ thuộc xuất khẩu rất lớn vào thị trường Mỹ do mất các hợp
đồng xuất khẩu lớn. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), suy thoái kinh tế có thể đẩy
200 triệu người mất việc làm ở các quốc gia đang phát triển vào cảnh đói nghèo 1 . Một số
quốc gia cũng chứng kiến sự gia tăng công việc bán thời gian và giảm giờ làm việc. Nói
chung, nhóm lao động nam, nhóm lao động trẻ tuổi và nhóm lao động có trình độ kỹ năng
thấp bị ảnh hưởng nặng nề. Mặc dù cuộc khủng hoảng tác động lên toàn bộ Liên minh

Nhìn lại thế giới năm 2009: Truy vết cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt
Nam, 07/01/2010.
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/nhin-lai-the-gioi-nam-2009-truy-vet-con-bao-khung-hoang-
kinh-te-toan-cau-919.html
Châu Âu, mức độ trầm trọng của nó không đồng đều giữa các quốc gia thành viên và quá
trình phục hồi diễn ra theo những hướng khác nhau 2.
Hệ thống ngân hàng và cơ chế tài chính của EU cũng bị ảnh hưởng nặng nề trong
cuộc khủng hoảng. Nhiều ngân hàng đã phải đối mặt với rủi ro tài chính và không đủ vốn
để đáp ứng yêu cầu. Điều này đã gây ra sự mất độ tin cậy trong hệ thống ngân hàng và tạo
ra sự thiếu sự ổn định trong hệ thống tài chính châu Âu. Để đối phó với tình hình này, EU
đã phải đưa ra các biện pháp để tái cấu trúc và tăng cường sự kiểm soát và quản lý tài
chính.
Sự suy thoái của Liên minh Châu Âu (EU) sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
năm 2008-2009 không chỉ ảnh hưởng đến mặt kinh tế, mà còn tác động đến mặt chính trị
và xã hội. Trong giai đoạn này, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của chia rẽ xã hội và
phân biệt đối xử. Xã hội đã đổ lỗi cho các nhóm thiểu số hoặc yếu thế như: người nghèo
hay người nhập cư,... Các nhóm cực đoan thường lợi dụng tình hình khó khăn này để tuyên
truyền thông điệp căm thù, kỳ thị và đánh vào sự bất mãn của người dân, nhằm làm gia
tăng sự thù địch và sợ hãi giữa các nhóm chủng tộc, dân tộc hoặc quốc tịch trong một quốc
gia. Thậm chí sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, với tăng lên của thất nghiệp, sự
không chắc chắn về tương lai và sự mất lòng tin đối với các chính sách kinh tế hiện có.
Người dân đã mất niềm tin vào chính phủ và dân chủ, nhóm thành viên chính và nhóm
thành viên biệt lập của xã hội sẽ tìm cách tăng sức mạnh và ảnh hưởng của chính họ. Điều
này sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực cho xã hội, bao gồm suy giảm đoàn kết, thù địch và sợ hãi
gia tăng trong xã hội.
Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng cũng đã góp phần vào sự phân cực và mất lòng tin
đối với quá trình hội nhập châu Âu. Trong một số quốc gia, sự suy thoái kinh tế và khủng
hoảng tài chính đã tạo ra sự lo ngại về việc chia sẻ trách nhiệm tài chính và kinh tế trong
EU. Một số quốc gia thành viên đã đặt câu hỏi về lợi ích của việc duy trì liên minh châu
Âu và thách thức quyết định chung. Tình trạng kinh tế này khiến xã hội có những quan
điểm khác nhau đối với Liên minh châu Âu. Trong khi nhiều người cho rằng tự do di
chuyển của người dân mang lại lợi ích, nhưng mặt khác, do hậu quả của cuộc khủng
hoảng, công dân châu Âu, đã mất một phần niềm tin vào EU về mặt kinh tế. Điều này tạo
ra một môi trường chính trị và xã hội không ổn định trong EU, khi lòng tin đối với các cơ

2
Marcin Szczepanski, “A decade on from the crisis Main responses and remaining challenges”, European
Parliamentary Research Service, 10/2019.
https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2019/642253/EPRSBRI%282019%29642253_EN.pdf
chế quyết định chung và hợp tác châu Âu bị ảnh hưởng. Sự phân cực và mất lòng tin có
thể gây ra sự mất cân bằng và quyền lực chính trị, đồng thời đe dọa sự thống nhất và sự
hợp tác trong việc đối phó với những thách thức chung.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng 2008-2009 có vai trò rất quan trọng và nó không phải
là hệ quả của những tình trạng hoảng loạn không hợp lý. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu đã khiến thị trường tài chính phải đánh giá lại mức độ chấp nhận rủi ro của mình, và
Hungary không phải ngoại lệ 1. Tóm lại, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-
2009 đã gây ra sự suy thoái đáng kể trong Liên minh Châu Âu, khiến khiến nền kinh tế và
chính trị của EU phải đối mặt với những thách thức và thay đổi đáng kể.
2. Tiềm năng của các quốc gia khu vực Châu Á và Trung Á
2.1. Nga
2.1.1. Yếu tố địa chính trị
Hungary là một trong những quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào việc nhập khẩu khí
đốt tự nhiên và dầu mỏ trong Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là nhập khẩu từ Nga. Sự
phụ thuộc vào năng lượng này vượt quá 50%, và trước cuộc chiến, hơn 90% lượng nhập
khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Hungary đến từ Nga, khiến đất nước này rất nhạy cảm
với các diễn biến địa chính trị trong năm qua2.
2.1.1.1. Vai trò của Nga trong việc duy trì và phát triển năng lượng
Việc phụ thuộc năng lượng của Hungary vào các quốc gia khác là rất lớn, và năng
lượng là yếu tố quan trọng nhất mà quốc gia này cần bảo đảm được. Tuy nhiên, Hungary
đã đưa ra chính sách mở rộng về phía Đông không chỉ vì Nga mà còn vì lợi ích kinh tế với
một số quốc gia châu Á khác. Tình cờ là Nga cũng nằm ở phía Đông, và trước đó Hungary
cũng đã có mối quan hệ tốt với Nga sau những sau những sự kiện đẫm máu gây rạn nứt
quan hệ hai nước. Trước chiến tranh, gần 90% dầu và khí đốt tự nhiên của Hungary là từ
nhập khẩu, với 64% lượng dầu nhập khẩu và 95% khí đốt nhập khẩu đến từ Nga. 100%
nhiên liệu hạt nhân đến từ Nga.3

1
Tatia Janashia, Hungary's Eastern Opening: The Precedent of the “Rise of the Rest”, 07/2021, p.13.
https://www.researchgate.net/publication/353119838_Hungary
%27s_Eastern_Opening_The_Precedent_of_the_Rise_of_the_Rest
2
Dóra Csernus, “Energy Without Russia The Consequences of the Ukraine war and the EU Sanctions on the
Energy Sector in Europe” (Budapest: Friedrich-Ebert-Stiftung Budapest: 2023).
https://library.fes.de/pdf-files/bueros/budapest/20509.pdf

3
Dóra Csernus, “Energy Without Russia The Consequences of the Ukraine war and the EU Sanctions on the
Energy Sector in Europe” (Budapest: Friedrich-Ebert-Stiftung Budapest: 2023).
https://library.fes.de/pdf-files/bueros/budapest/20509.pdf
Bên cạnh đó, Hungary còn đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn năng
lượng. Vị trí địa lý của Hungary vốn dĩ không sở hữu các nguồn tài nguyên dầu mỏ hoặc
khí đốt tự nhiên lớn. Phần lớn lãnh thổ của Hungary là đồng bằng, đặc biệt là Đồng bằng
lớn Hungary ở phía đông và Đồng bằng nhỏ Hungary ở phía tây. Địa hình này không thuận
lợi cho việc phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện lớn, dẫn đến sự hạn chế
trong việc tận dụng các nguồn năng lượng từ thủy điện. Không những thế, Hungary cũng
không giáp biển, giới hạn khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng biển như gió biển hoặc
năng lượng thủy triều. Do đó, nước này phải tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế từ các
quốc gia láng giềng hoặc thông qua mạng lưới cung cấp năng lượng quốc tế. Vì thế mà
Hungary luôn phụ thuộc lớn vào các quốc gia khác, đặc biệt là Nga, để đáp ứng nhu cầu
năng lượng của mình.
Dưới đây là số liệu nhập khẩu năng lượng của Hungary trước khi hình thành chính
sách hướng Đông:
Hình 2.2. Số liệu nhập khẩu năng lượng của Hungary từ năm 2000-2009

Hungary phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga: từ 2000-2012, phần trăm phụ
thuộc năng lượng của Hungary vào Nga luôn dao động từ 40-50% 1 với đỉnh điểm là năm
2003 với 55.9%.
Hình 2.3. Số liệu nhập khẩu natural gas của Hungary từ 2000-2020

1
IAE, Which countries are most reliant on Russian energy?, 2022.
https://www.iea.org/reports/national-reliance-on-russian-fossil-fuel-imports/which-countries-are-most-
reliant-on-russian-energy
Sau khi áp dụng chính sách hướng Đông, số liệu nhập khẩu năng lượng của Hungary
đã ghi nhận trong lĩnh vực năng lượng chung là không thay đổi. Chỉ những năm gần đây
khi EU, NATO ban hành lệnh cấm vận thì Hungary mới giảm lượng phụ thuộc năng lượng
vào Nga. Từ 2014-2019, phần trăm phụ thuộc năng lượng của Hungary vào Nga không
dưới 40%1. Còn trong lĩnh vực hạt nhân, Nga là nhà cung cấp nhiên liệu chính cho 4 cơ sở
hạt nhân hiện có do Liên Xô chế tạo. Khối VVER tại Paks và Rosatom là nhà thầu trong
chương trình kéo dài tuổi thọ hiện tại cho những đơn vị này.
Chính phủ Hungary đã công bố rằng việc hợp tác chặt chẽ với Nga về năng lượng
mang lại lợi ích đối với quốc gia. Vì thế, hai quốc gia đã thường xuyên tiến hành các cuộc
đàm phán, tập trung chủ yếu vào vấn đề năng lượng. Trong đó, ngày 27/9/2021 đã diễn ra
thỏa thuận dài hạn 15 năm về khí đốt giữa công ty MVM CEENergy của Hungary và
Gazprom của Nga. Theo thỏa thuận, Nga sẽ cung cấp 4,5 tỷ m3 khí mỗi năm cho Hungary
trong suốt 15 năm tới. Hợp đồng này có hiệu lực đến năm 2036 và theo chính phủ
Hungary, giá trị hợp đồng được định ở mức thấp hơn so với trước đây, đồng thời việc vận
chuyển khí đốt sẽ tránh qua Ukraine. Lượng khí đốt này sẽ đáp ứng được 90% nhu cầu
hiện tại của Hungary.
2.1.1.2. Nguyên nhân Nga trở thành nguồn cung năng lượng lớn nhất của
Hungary
Nga là quốc gia sở hữu các nguồn tài nguyên năng lượng vô cùng phong phú. Với trữ
lượng khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, Nga đứng đầu danh sách với 1,688,220,000 triệu

1
IAE, Which countries are most reliant on Russian energy?, 2022.
https://www.iea.org/reports/national-reliance-on-russian-fossil-fuel-imports/which-countries-are-most-
reliant-on-russian-energy
foot khối theo thống kê năm 2015.1 Ngoài ra, Nga cũng là một trong những nhà sản xuất
dầu hàng đầu thế giới, theo số liệu thống kê năm 2016, Nga đứng top 3 thế giới về sản xuất
dầu với 11,262,746 barrels/ngày2. Trữ lượng than đá của Nga cũng rất ấn tượng, khi xếp
thứ hai trên thế giới với 176,770,840,800 triệu foot khối vào năm 20163.
Ngoài việc sở hữu các nguồn tài nguyên khổng lồ, Nga còn có khả năng xuất khẩu
lớn về năng lượng, đặc biệt là sang châu Âu và châu Á. Quốc gia này đã đầu tư vào các hệ
thống đường ống và cơ sở hạ tầng vận chuyển năng lượng hiện đại để hỗ trợ việc xuất
khẩu. Ví dụ như đường ống khí đốt Nord Stream, một hệ thống đường ống chạy dưới Biển
Baltic, kết nối trực tiếp Nga và Đức. Hay đường ống khí đốt TurkStream là một tuyến
đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga qua Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ, và từ đó tiếp tục vận
chuyển khí đốt đến các quốc gia Đông Nam và Trung Âu, trong đó bao gồm Hungary.
Ngoài ra còn có đường ống dầu Druzhba, mặc dù chủ yếu phục vụ các quốc gia Đông Âu
khác, Hungary cũng nhận được một phần dầu thô từ đường ống này.
Như vậy, nhờ vào những nguồn tài nguyên năng lượng phong phú và cơ sở hạ tầng
vận chuyển năng lượng hiện đại, Nga đã trở thành một đối tác quan trọng trong việc cung
cấp nguồn năng lượng cho Hungary.
2.1.2. Yếu tố kinh tế
2.1.2.1. Nga là nguồn cung năng lượng quan trọng chiếm ¼ trữ lượng dầu mỏ
toàn cầu
Sở hữu nguồn khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới, Nga đã trở thành đối tác quan
trọng của Hungary trong lĩnh vực năng lượng. Chính phủ Hungary đã tuyên bố rằng việc
hợp tác chặt chẽ với Nga trong lĩnh vực này mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia. Những
cuộc đàm phán này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực năng lượng, được coi là cơ sở quan
trọng cho quan hệ chính trị và kinh tế chung giữa hai quốc gia.
Một ví dụ điển hình cho mô hình hợp tác này là thỏa thuận khí đốt dài hạn kéo dài 15
năm, được ký kết vào ngày 27 tháng 9 tại Budapest giữa công ty MVM CEENergy của
Hungary và Gazprom của Nga. Thỏa thuận này thông qua việc Hungary mua 4,5 tỷ mét
khối khí tự nhiên từ Nga hàng năm, với giá cả sẽ thấp hơn so với trước đây. Đáng chú ý,
việc vận chuyển khí đốt sẽ tránh qua Ukraine. Trong tổng số lượng khí đốt được thỏa
thuận, 3,5 tỷ mét khối sẽ thông qua liên kết Serbia-Hungary, kết nối với đường ống khí

1
Worldometers, Russia Natural Gas, https://www.worldometers.info/gas/russia-natural-gas/
2
Worldometers, Russia Oil, https://www.worldometers.info/oil/russia-oil
3
Worldometers, Russia Coal, https://www.worldometers.info/coal/russia-coal/
TurkStream, và 1 tỷ mét khối còn lại sẽ thông qua liên kết ở biên giới Áo-Hungary. Số
lượng khí đốt này sẽ đáp ứng được nhu cầu khí đốt hiện tại của Hungary.
2.1.2.2. Nga là cổ đông lớn thứ 3 của Ngân hàng đầu tư Quốc tế (IIB)
Việc ngân hàng chuyển trụ sở từ Moscow sang Budapest đã mang lại nhiều lợi ích
đáng kể cho Hungary. Trước hết, sự chuyển dịch trụ sở của một tổ chức tài chính quốc tế
lớn như IIB về Budapest giúp tăng cường vai trò của thành phố này trên bản đồ tài chính
quốc tế. Điều này mở ra cơ hội để Budapest trở thành một trung tâm tài chính quan trọng ở
khu vực Trung và Đông Âu. Sự hiện diện của IIB cũng đã thu hút các tổ chức tài chính,
ngân hàng và công ty đa quốc gia khác đến Hungary, đồng thời còn thúc đẩy đầu tư vào
các dự án kinh doanh và cơ sở hạ tầng trong nước.
Danh mục cho vay của Hungary với IIB không ngừng tăng lên. Ngân hàng đã tìm
thấy những cơ hội mới để đầu tư vào nền kinh tế Hungary thông qua hoạt động cho vay cổ
điển cho đến mua lại trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. Vào năm 2019, ngân
hàng đã trở thành một trong những nhà đầu tư chủ chốt trong đợt phát hành trái phiếu xanh
có chủ quyền đầu tiên của Hungary. 1
Ngân hàng đã phát hành trái phiếu hai lần trên Sở giao dịch chứng khoán Budapest
bằng đồng nội tệ, đóng góp vào sự phát triển của thị trường vốn nợ trong nước và trở thành
tổ chức đa phương đầu tiên phát hành các công cụ nợ hoàn toàn phù hợp với luật pháp
Hungary. Tổ chức IIB đã mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và phát triển tài chính cho
Hungary, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong nước.
2.1.2.3. Vai trò của Nga trong hợp tác thương mại xuất nhập khẩu
Xương sống của mối quan hệ song phương của Hungary với Nga là thương mại.
Trong trường hợp của Nga, năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong nhập khẩu. Dầu và sản
phẩm dầu theo truyền thống được nhập khẩu từ Nga bởi MOL, một công ty nội địa thuộc
sở hữu tư nhân của Hungary (mặc dù nhà nước cũng có 24,7% thị phần). Nhập khẩu dầu
thô từ Nga vào Hungary tăng lên 547 nghìn tấn trong tháng 8 từ 270 nghìn tấn vào tháng 7
năm 2023. Nhập khẩu dầu thô từ Nga ở Hungary đạt trung bình 420,06 nghìn tấn từ năm
2008 đến năm 2023, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 635,00 nghìn tấn vào tháng 5 của
năm 2014.

1
Robin Marshall, “Head of IIB International Relations and Communications Anna Lvova talks to Budapest
Business Journal about the Bank's integration into the European financial scene”, International Investment
Bank.
https://iib.int/en/articles/head-of-iib-international-relations-and-communications-anna-lvova-talks-to-
budapest-business-journal
Hình 2.4. Giá trị tổng số hàng hóa nhập khẩu từ Nga vào Hungary từ năm 2010 đến
2021 (đơn vị triệu đô)

Xuất khẩu của Hungary sang Nga chủ yếu bao gồm hàng hóa sản xuất và máy móc.
Theo ước tính, hơn 65% hàng xuất khẩu đến từ các công ty con tại địa phương của các
công ty đa quốc gia. Những cửa hàng này định chuẩn xuất khẩu của họ theo chiến lược
công ty và quan hệ thị trường. Năng lực cạnh tranh là động lực chủ đạo trong các phân
khúc này, và do đó quan hệ song phương và việc ra quyết định chính trị có vai trò hạn chế
ở đây. Điều này rất quan trọng vì chính phủ Hungary có độc quyền cách tiếp cận vị lợi đối
với chính sách đối ngoại, với trọng tâm là thị trường xuất khẩu phương Đông.
Bất chấp những tham vọng này, chính phủ có rất ít ảnh hưởng đến “phân khúc đa
quốc gia”. Không có sự rõ ràng đầy đủ về cơ cấu và bản chất của hoạt động xuất khẩu do
các doanh nghiệp trong nước (thuộc sở hữu của Hungary) quản lý. Các công ty dược phẩm
(Richter và EGIS) tiếp xúc nhiều nhất với CIS thị trường, với gần một nửa doanh thu của
họ đến từ khu vực này. Trong trường hợp của Richter, 33% doanh số bán hàng đã được
thực hiện ở Nga vào năm 2013. Xuất khẩu nông sản được thể hiện quá mức trong các cuộc
thảo luận công khai, đặc biệt là so với tỷ lệ thống kê thấp (dưới 5% trên tổng số). Tuy
nhiên, một số nhóm có ảnh hưởng và các ông trùm trong nước có lợi ích đáng kể trong
xuất khẩu nông sản sang Nga.
Năm 2020, Nga xuất khẩu dịch vụ sang Hungary trị giá 163 triệu USD, trong đó các
dịch vụ kinh doanh khác (83 triệu USD), dịch vụ xây dựng (37,7 triệu USD) và vận tải
(19,1 triệu USD) là lớn nhất về giá trị 1.

1
OEC, Russia and Hungary Trade, OEC World, 1/2022.
https://oec.world/en/profile/bilateral-country/rus/partner/hun
Trong 26 năm qua, xuất khẩu của Nga sang Hungary đã tăng với tốc độ hàng năm là
3,63%, từ 1,53 tỷ USD năm 1995 lên 3,87 tỷ USD vào năm 2021.
2.1.2.4. Vấn đề hạt nhân
Nga là nhà cung cấp nhiên liệu chính cho bốn cơ sở hạt nhân hiện có được xây dựng
bởi Liên Xô. Khối VVER tại Paks và Rosatom là nhà thầu trong chương trình kéo dài tuổi
thọ hiện tại cho những đơn vị này. Ngoài ra, vào năm 2014, Orbán đã ký hợp đồng với
Rosatom để xây dựng hai khối nhà máy điện hạt nhân mới. Trong thỏa thuận này, Nga
cũng đã cung cấp một khoản tín dụng trị giá 10 tỷ EURO. Dự kiến hai đơn vị mới này sẽ
đi vào hoạt động vào năm 2025 và 2026, với tổng công suất tương đương bốn khối cũ. Và
kế hoạch là từ năm 2032 đến 2037, bốn khối cũ sẽ được loại bỏ dần.
2.2. Trung Quốc
2.2.1. Dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI - The Belt and Road
Initiative)
Tiềm năng trong dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI - The Belt and Road
Initiative) của Trung Quốc khiến Hungary quyết định tiến hành các hoạt động ngoại giao
về kinh tế và chính trị phục vụ cho các mục tiêu mà Hungary muốn đạt được với Trung
Quốc trong chính sách “hướng Đông”.
2.2.1.1. Tuyến đường sắt Budapest - Belgrade
Dự án này sẽ rút ngắn thời gian của chuyến đi từ tám giờ xuống còn chưa đến một
nửa thời gian. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị chỉ trích do thiếu minh bạch và bị cho là có
giá trị hạn chế đối với chính Hungary. Với mục đích chính của tuyến đường sắt là vận
chuyển hàng hóa, nó sẽ giúp đưa hàng hóa Trung Quốc từ Cảng Piraeus ở Hy Lạp đến
Trung Âu và do đó phần lớn có lợi cho Trung Quốc.
2.2.1.2. Xây dựng Khuôn viên Đại học Fudan ở Budapest và mở cửa vào năm
2024
Trường Đại học này sẽ được mở cửa vào năm 2024 và sẽ là khuôn viên Đại học
Trung Quốc đầu tiên ở Liên minh châu Âu. Tuy nhiên dự án này cũng vấp phải luồng ý
kiến trái chiều từ một số bộ phận người dân và công chúng do dự án này được cho là sẽ
xây dựng ở nơi dự kiến xây một khu sinh viên có ký túc xá cho sinh viên có thu nhập thấp.
Ngoài ra, dự án đang gặp khó khăn do sự liên kết nổi tiếng của Đại học Phúc Đán với
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Năm 2019, những đề cập đến “tự do tư tưởng” đã
bị xóa khỏi điều lệ của trường đại học. Thay vào đó, giờ đây nó có tính năng cam kết tuân
theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Theo điều tra của Direkt36.hu - một trung tâm điều
tra Hungary, “Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải cũng là một công cụ nổi bật để mở rộng
văn hóa” bên cạnh các Viện Khổng Tử, thứ đang thúc đẩy văn hóa Trung Quốc ra bên
ngoài quốc gia này. Nhiều viện trong số đó đã đóng cửa trên khắp châu Âu - chẳng hạn
như viện ở Brussels - do các hoạt động tìm kiếm ảnh hưởng tiềm tàng và thậm chí bị cấm
hoàn toàn ở Thụy Điển. Theo báo cáo của Direkt36, Đại học Fudan hợp tác với các cơ
quan tình báo Trung Quốc và thậm chí còn thành lập trường gián điệp của riêng mình. Như
vậy, nó có thể là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hungary và EU. Hơn nữa, khoảng
1/4 số giáo sư và sinh viên của trường là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, do
đó không nghi ngờ gì về sự liên kết chính trị của trường Đại học này.
2.2.1.3. Xây dựng Nhà máy sản xuất pin Công nghệ Amperex (CATL -
Contemporary Amperex Technology) đương đại gần phía đông Thành phố Debrecen
của Hungary vào 8/2022
Thông báo gần đây nhất vào tháng 8 năm 2022 rằng công ty sản xuất Pin CATL của
Trung Quốc sẽ mở một nhà máy gần thành phố Debrecen phía đông Hungary một lần nữa
thể hiện sự sẵn sàng của chính phủ Fidesz trong việc thu hút các khoản đầu tư từ phương
Đông. Hơn nữa, nó chỉ ra sự thành công của mối quan hệ ngoại giao và kinh tế được xây
dựng kéo dài hàng thập kỷ của chính phủ với các cường quốc phương Đông. Theo truyền
thông nhà nước Trung Quốc, Hungary là địa điểm lý tưởng cho nhà máy pin mới vì nước
này đưa ra “khả năng dự đoán về chính sách và môi trường kinh doanh”, cho thấy Trung
Quốc tin tưởng Hungary sẽ không đột ngột thay đổi quyết định do những bất ổn chính trị-
tư tưởng. Trong chuyến thăm trước đây, Vương Nghị, một trong những nhà ngoại giao cấp
cao nhất của Trung Quốc, đã ca ngợi chính sách thân thiện với Trung Quốc của nước này",
điều này có thể được hiểu là dấu hiệu cho thấy cách tiếp cận thân Trung Quốc sẽ được
khen thưởng.
2.2.2. Vai trò của Huawei
Huawei đã cho phép Hungary ứng dụng một số giải pháp công nghiệp 4.0 dựa trên
công nghệ 5G nhằm thúc đẩy sản xuất và bảo mật dữ liệu lên mức đặc biệt cao. Ngoài ra,
Huawei tại Hungary còn đầu tư mạnh mẽ tại Hungary vào các phương tiện giao thông
không người lái và công nghệ xử lý hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo tạo thực tế tăng cường.
Nhờ vậy, Hungary có thể ứng dụng các giải pháp này để hỗ trợ các hoạt động logistics, sản
xuất và kiểm soát chất lượng một cách hiệu quả, đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số và
phát triển kinh tế kỹ thuật số.
2.3. Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ở Trung Á
2.3.1. Yếu tố kinh tế
Trước hết, Thổ Nhĩ Kỳ là khu vực có tiềm năng về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng. Do đó Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có nguồn tài chính dồi dào để đầu tư và cũng
là đối tác tiềm năng đối với Hungary cả ngắn hạn lẫn dài hạn về các lĩnh vực kinh tế phát
triển mạnh mẽ bao gồm sản xuất, công nghệ, dịch vụ và du lịch. Như vậy, chính sách
“hướng Đông” không những giúp cho Hungary nhận được đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ vào
những năm sắp tới mà còn đồng thời giúp thúc đẩy thương mại song phương giữa hai
nước, mang lại lợi ích cho thị trường Hungary, đây vốn là một trong những mục tiêu ban
đầu của chính sách “Hướng Đông”. Kết quả là chính sách đã giúp cho cho kim ngạch
thương mại song phương giữa Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng với tốc độ chóng mặt
khi mà lượng hàng Hungary xuất khẩu đến Thổ Nhĩ Kỳ cao gấp đôi lượng nhập khẩu từ
Thổ Nhĩ Kỳ. Vì thế, có thể thấy rằng mục tiêu cốt yếu khiến Hungary muốn thắt chặt quan
hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Đông là hướng tới việc thu hút nguồn lợi từ kinh
tế nhờ các nguồn đầu tư, rót vốn từ các tập đoàn kinh tế lớn đến Hungary.
2.3.2. Nguồn cung năng lượng
Khu vực Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á còn có tiềm năng về nguồn cung khi
mà sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gồm dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản,
nông sản và thủy sản. Đây là nguồn cung cấp tiềm năng cho Hungary, đặc biệt là trong bối
cảnh Hungary đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng của mình. Ngoại trưởng
Szijjarto cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
năng lượng của Hungary. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để ký thỏa thuận mua
khí đốt với công ty năng lượng lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối năm nay”. Theo Ngoại
trưởng, những thỏa thuận này sẽ nâng cao hơn nữa vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc đảm
bảo an ninh năng lượng của Hungary.1 Ngoài ra, Azerbaijan, một quốc gia Trung Á khác,
sở hữu tài nguyên giàu có với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn. Đây cũng là một nguồn
cung cấp năng lượng tiềm năng cho Hungary. Như vậy, việc Hungary muốn thắt chặt quan
hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Đông còn nhằm hướng tới việc đa dạng hóa và
đảm bảo được nguồn cung cấp năng lượng của mình.
2.3.3. Đặc điểm chung về văn hoá và lịch sử
Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia Trung Á còn là khu vực có tiềm năng hợp tác đối với
Hungary về nhiều lĩnh vực khác nhau. Bởi Hungary và các quốc gia trong khu vực này có

1
Khánh Minh, Quốc gia EU có nguồn cung khí đốt mới, Lao Động, 27/11/2023.
https://laodong.vn/the-gioi/quoc-gia-eu-co-nguon-cung-khi-dot-moi-1272498.ldo
nhiều đặc điểm chung về lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ, đây chính là nền tảng thuận lợi cho
việc hợp tác trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa và du
lịch. Như vậy, chính sách “hướng Đông” của Hungary cũng muốn hướng tới sự hợp tác
đôi bên cùng có lợi cũng như thắt chặt mối quan hệ hòa hảo giữa các nước nhờ vào điểm
chung về lịch sử, văn hoá và truyền thống.
2.4. Hàn Quốc
Hàn Quốc không chỉ là một trong những nền kinh tế tiềm năng phát triển ở khu vực
Châu Á, mà còn là một nhà đầu tư quan trọng của Hungary. Theo Ngân hàng Quốc gia
Hungary, Hàn Quốc đã nằm trong top 5 nhà đầu tư FDI hàng đầu năm 2019 và vị thế này
có lẽ sẽ được củng cố trong thời gian tới vì sau năm 2019. Khi mà Hàn Quốc lần đầu tiên
vượt qua Đức để giành vị trí dẫn đầu trong FDI. Các công ty Hàn Quốc lại đứng số 1 trong
danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2021.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng là một trong số những quốc gia có sự đầu tư và phát
triển về công nghệ. Đặc biệt, Hungary quan tâm đến công nghiệp pin, thúc đẩy xe điện,
cũng như giao thông, cơ sở hạ tầng và cung cấp năng lượng dựa trên hydro của Hàn Quốc.
Năm 2019, Chính phủ Hàn Quốc công bố lộ trình năng lượng mới cho “nền kinh tế hydro”
của đất nước, được thiết kế để hỗ trợ các công ty Hàn Quốc đảm bảo vị trí dẫn đầu vững
chắc trong ngành công nghiệp pin nhiên liệu hydro toàn cầu. Hanwha Energy - một công
ty giải pháp năng lượng toàn diện có trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực
hydro từ lâu và đạt nhiều kết quả. Năm 2020, Công ty đã đưa vào vận hành nhà máy điện
pin nhiên liệu hydro công nghiệp lớn nhất trên thế giới, đây cũng là nhà máy đầu tiên chỉ
sử dụng hydro được tái chế từ quá trình sản xuất hóa dầu. Nhà máy có công suất 50MW
được đặt tại Khu liên hợp công nghiệp Daesan ở Seosan, Hàn Quốc.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn có tiềm năng trong trao đổi đào tạo, giáo dục bậc cao. Công
ty giáo dục Pearson đã đưa ra bảng xếp hạng các nước có nền giáo dục tốt nhất trên thế
giới và thật bất ngờ khi Hàn Quốc cán đích ở vị trí thứ 2 chỉ đứng sau Phần Lan. Chính vì
vậy mà trao đổi giáo dục, đào tạo bậc cao giữa Hungary và Hàn Quốc là một cơ hội tiềm
năng để Hungary có thể khai thác nhân tài và học hỏi ưu điểm từ nền giáo dục Hàn Quốc
để có thể phát triển.
2.5. Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia có tiềm năng về khoa học kỹ thuật. Hiệp hội các công ty phần
mềm và dịch vụ quốc gia (NASSCOM) Ấn Độ nhận định ngành công nghệ thông tin của
nước này có tiềm năng đạt doanh thu hàng năm lên đến 300-350 tỷ USD trong 5 năm, tăng
mạnh từ mức 190 tỷ USD trong tài khóa 2020-2021, đồng thời gọi thập kỷ này là một thập
kỷ của công nghệ (techade).
Ngoài ra, Ấn Độ là nước xếp thứ 6 trên thế giới về sản xuất ô tô và xe máy với sản
lượng 25,32 triệu xe năm 2016/17, tăng 5,41% so với mức 24,02 triệu năm 2015/16. Từ
đó, có thể thấy Ấn Độ mang lại tiềm năng lớn cho sự phát triển của Hungary nếu như
Hungary có thể trao đổi và tận dụng nền tảng khoa học kỹ thuật sẵn có, đang trên đà phát
triển của Ấn Độ.
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH HƯỚNG ĐÔNG
ĐẾN HUNGARY
1. Tích cực
“Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới (trong lịch sử) của nền kinh tế thế giới.
Chính sách Mở cửa phía Đông của chính phủ, được đưa ra cách đây 11 năm, đã góp phần
đáng kể giúp Hungary trở thành một trong những người chiến thắng” 1, Ngoại trưởng
Hungary Péter Szijjártó cho biết vào cuối tháng 3 trong chuyến thăm Uzbekistan. Bộ
trưởng ngoại giao đã nhấn mạnh chính sách Mở cửa phía Đông đang thu hút các nhà đầu
tư mới đến Hungary, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiện diện ngày càng tăng
của các sản phẩm và dịch vụ Hungary trên thị trường nước ngoài mà còn tạo điều kiện cho
các khoản đầu tư của Hungary vào các công ty châu Á có vốn hóa tốt. Bộ trưởng nhấn
mạnh rằng những thay đổi đang diễn ra đối với nền kinh tế toàn cầu và thương mại toàn
cầu đang làm tăng tầm quan trọng của chính sách Mở cửa phía Đông, bởi vì phần lớn
những đổi mới đang quyết định cuộc cách mạng kỹ thuật số đến từ phương Đông. 2
2. Tiêu cực
2.1 Hungary trở nên lệ thuộc vào năng lượng của Nga
Năng lượng đã trở thành nguồn đòn bẩy quan trọng nhất của Nga đối với Hungary.
Các chính phủ do đảng xã hội dẫn đầu đã củng cố hợp tác thiết thực trên phương diện kinh
tế với Nga từ năm 2002 đến 2010. Viktor Orbán và Fidesz đã chỉ trích mạnh mẽ cả dự án
Southern Stream và dự án mở rộng có thể của Nga cho dự án nhà máy điện hạt nhân Paks.
Nhưng khi lên nắm quyền, Orbán đã trở thành một trong những người ủng hộ chính của
những dự án này. Dường như, Nga mang đến cho giới cầm quyền nhiều hơn chỉ là lợi ích
về năng lượng và kinh tế. Mặc dù có kinh nghiệm từ cuộc tranh cãi khí đốt Nga-Ukraine
năm 2009, vẫn không có bước nào được thực hiện để giảm sự phụ thuộc năng lượng vào
khí đốt Nga. Với hơn 60% nhập khẩu khí tự nhiên từ Nga vào năm 2021, Hungary là một

1
Tamás. R. Mészáros, “As Hungary lauds its ‘Eastern Opening’ policy, statistics fail to show benefits”,
Euractiv, 12/05/2021.
https://www.euractiv.com/section/economy-jobs/news/as-hungary-lauds-its-eastern-opening-policy-
statistics-fail-to-show-benefits/
2
“Foreign minister highlights how the Eastern Opening policy is bringing new investors to Hungary”, About
Hungary, 06/2018.
https://abouthungary.hu/news-in-brief/foreign-minister-highlights-how-the-eastern-opening-policy-is-
bringing-new-investors-to-hungary
trong những thành viên EU phụ thuộc năng lượng cao nhất, và chính phủ vẫn hoạt động
tích cực để đảm bảo luồng khí từ Nga đến Hungary thay vì làm việc để đa dạng hóa.
Dự án mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks càng tạo ra nhiều lo ngại hơn. Đây là dự
án duy nhất còn hoạt động của Rosatom sau khi kế hoạch tương tự bị hủy bỏ ở Bulgaria,
Cộng hòa Séc và Phần Lan trong vài năm qua. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Paks
không minh bạch đến cùng với gói vay 10 tỷ euro. Thông tin gần đây cho thấy rằng
Hungary đã đồng ý với Rosatom - Tổng cục Năng lượng Nguyên tử Quốc gia của Nga để
hoãn thanh toán tiền khí ga mùa đông do áp lực ngân sách. 1 Điều này có thể là một dấu
hiệu của sự phụ thuộc ngày càng tăng lên vào nguồn cung khí ga từ Nga và tăng cường sự
ảnh hưởng của Moscow đối với Budapest.
2.2 Ảnh hưởng kinh tế và "vốn ăn mòn"
Tổng thể, ảnh hưởng kinh tế có thể đo lường được của Nga đối với Hungary là khá
thấp: Nga không nằm trong mười đối tác xuất khẩu hoặc nhập khẩu quan trọng nhất của
Hungary. Nhưng có một số dự án "ăn mòn", khiến những dự án đó có thể thay đổi quyết
định chính trị do sự tham gia kinh tế của những nhân vật cấp cao. Ngoài dự án nhà máy
điện hạt nhân Paks đã nói ở trên, còn một số quyết định gây nghi ngờ khác, chẳng hạn như
việc giao dịch tái cấu trúc đường sắt với công ty Metrovagonmash của Nga. Người đứng
đầu ngành giao thông công cộng của Budapest - người cản đường hoạt động kinh doanh
của một công ty tàu điện ngầm của Nga đã bị đe dọa. Sau đó, KGB đã được sử dụng
những hành vi khiêu khích để khiến anh ta bị sa thải và buộc thủ đô Hungary phải mua
những toa tàu điện ngầm đắt đỏ và gặp nhiều trục trặc của Nga.2 Từ lịch sử, những "bẫy
tiền"của Nga này có thể rất hiệu quả trong việc thay đổi kết quả chính sách và quyết định
chính sách ngoại giao của Hungary.
2.3 Làm rạn nứt quan hệ giữa Hungary và khu vực Đông Âu.
Một số “người bạn” bảo thủ của Orbán cũng cảnh giác trước việc thủ tướng Hungary
hợp tác Nga qua chính sách Hướng Đông. Đáng chú ý nhất, nó đã hủy hoại mối quan hệ
nồng ấm của đất nước với Ba Lan. Hai nước trước đây ủng hộ lẫn nhau trước những chỉ
trích về vấn đề pháp quyền từ Brussels, nhưng giờ đây Ba Lan đã nổi lên trở thành nước

1
Varga Mihály, “Oroszországi Föderáció Kormánya és Magyarország Kormánya között a Magyarország
Kormányának a magyarországi atomerőmű építésének finanszírozásához nyújtandó állami hitel folyósításáról
szóló megállapodás kihirdetéséről”, Magyarország Kormánya, p4.
2
“Satan’s hand: Russian meddling behind budapest’s metro chaos”, Szabolcs Panyi (VSquare), 27/10/2017.
https://vsquare.org/satans-hand-russian-meddling-behind-budapests-metro-chaos/
ủng hộ hàng đầu cho Ukraine. Sławomir Dębski, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan
tại Warsaw, một cơ quan cố vấn thân cận với chính phủ Ba Lan, cho biết lập trường của
Orbán đối với Nga trên thực tế đã chấm dứt quan hệ song phương, cũng như các hoạt động
của Visegrád Four, một nhóm gồm Ba Lan, Hungary, Cộng hòa Séc và Slovakia thường
xuyên tổ chức các hội nghị cấp cao giữa các nhà lãnh đạo và thường có quan điểm đồng
thuận về các vấn đề trong quá khứ. “Không ai muốn gặp người Hungary nữa. 1
2.4. Nguy cơ về an ninh tình báo của Hungary và EU bị đe dọa
Trong những năm gần đây, Hungary đã trở thành một trong những quốc gia dễ bị tác
động bởi hoạt động tình báo của Nga nhất trong Liên minh châu âu (EU).
Thứ nhất, trong khi ở các quốc gia Trung và Đông Âu khác, số lượng nhân viên đại
sứ quán và lãnh sự quán Nga đã bị giảm bớt (một phần là do sa thải), thì nhân viên Đại sứ
quán Nga tại Budapest lại đang tăng lên. Theo dữ liệu chính thức, hiện có 56 nhà ngoại
giao được công nhận đang làm việc tại Đại sứ quán Nga, 2tăng 10 người so với một năm
trước, khiến cho Budapest có nguy cơ trở thành một trong những trung tâm gián điệp mới
trong Liên minh châu Âu. Để so sánh: vào ngày 31/05/2022, có 6 nhà ngoại giao tại
Prague, 13 nhà ngoại giao tại Warsaw và 3 nhà ngoại giao tại Bratislava.
Thứ hai, Chính phủ và Quốc hội Hungary đã quyết định mời Ngân hàng Đầu tư Quốc
tế Trụ sở (IIB) đến Budapest vào năm 2019. Ngân hàng này là một công cụ tài chính của
Liên Xô trước đây được chuyển thành tài sản của nhà nước Nga để thực hiện sự ảnh hưởng
kinh tế. Mặc dù quy mô của ngân hàng tại Hungary không đáng kể, nhưng nó có danh
tiếng và lịch sử cung cấp các khoản vay cho các dự án có liên quan đến những người “có
chức có quyền”. Chính phủ Hungary đã cung cấp một văn phòng sang trọng hoàn toàn
miễn phí cho ngân hàng này và trao cho IIB đặc quyền miễn truy cứu cấp cao đối với
khuôn viên, tài sản, truyền thông, hoạt động tài chính, nhân viên, các quan chức và khách
mời của IIB, cùng với đặc quyền miễn truy cứu cấp ngoại giao đối với một nhóm những
người quan trọng, bảo vệ họ khỏi bất kỳ sự giám sát nội bộ hay ngoại giao đáng kể nào,
đồng thời làm cho hoạt động nội bộ của ngân hàng trở nên vô cùng đáng nghi. Ngân hàng

1
Shaun Walker, “Hungary’s staging of War and Peace puts a spotlight on its Russia stance”, The Guardian,
13/01/2023.
https://www.theguardian.com/world/2023/feb/13/hungary-war-and-peace-opera-spotlight-russia-stance-
ukraine
2
Szabolcs Panyi, 31/10/2022.
https://twitter.com/panyiszabolcs/status/1587025159688429568
có thể tiếp đón một số lượng khách không giới hạn theo luật pháp, mà không cần kiểm tra
tiền sử và tự do di chuyển trong Khu vực Schengen - điều này đe dọa các quốc gia thành
viên khác của EU và NATO. Trong khi các quốc gia Trung Đông và Đông Âu khác như
Cộng hòa Séc, Slovakia, Bulgaria, Ba Lan và Romania đã tuyên bố cam kết rời khỏi ngân
hàng này thì Hungary sẽ trở thành cổ đông lớn thứ hai. Chỉ đến tháng 4 năm 2023, khi đó
Hoa Kỳ đã trừng phạt IIB, nêu rõ khả năng ngân hàng này tiến hành các hoạt động gián
điệp và tìm kiếm ảnh hưởng ở châu Âu, Hungary đã tuyên bố rút khỏi ngân hàng. Tuy
nhiên, chính phủ Hungary cáo buộc rằng họ đã bị ép phải làm như vậy, qua đó ám chỉ rằng
đó là một động thái không tự nguyện"
Cuối cùng, theo một số tờ báo, các hacker Nga đã xâm nhập vào máy chủ của Bộ
Ngoại giao Hungary và đánh cắp rất nhiều thông tin từ năm 2012. Mặc dù những phát hiện
này, không có phản ứng ngoại giao nào và không có biện pháp hệ thống để giảm thiểu các
lỗ hổng về mạng. Vụ việc không được đưa ra công khai hoặc trên cơ sở song phương, và
bất chấp sự cố này, Bộ trưởng Ngoại giao Szijjártó vẫn nhận được Huân chương Tình bạn
từ Sergey Lavrov vào năm 2021.1
2.5. Ảnh hưởng của Nga đến thông tin và truyền thông
Khía cạnh quan trọng nhất của ảnh hưởng Nga đó là trong lĩnh vực thông tin. Trước
đây, mục tiêu quan trọng nhất của ảnh hưởng thông tin và tình báo Nga tại Hungary là
cánh tả cực hữu. Ở Hungary, cũng như ở một số quốc gia khác thuộc Liên minh châu Âu,
các đảng cánh tả cực hữu tại thời điểm đó hưởng lợi từ sự hỗ trợ ngoại giao, thông tin, và
có lẽ là tài chính từ Kremlin. Ở Hungary, một trong những đảng cực hữu nổi tiếng là
"Jobbik." Đảng này đã có quan hệ mật thiết với Nga, đặc biệt là trước năm 2014 và các
chính trị gia của đảng đã tham gia các nhiệm vụ quan sát bầu cử giả mạo 2. Tuy nhiên, sau
đó, có sự thay đổi trong hướng lối ngoại giao của Hungary, và thông tin mới cho thấy sự
thay đổi trong sự ảnh hưởng thông tin của Nga, không còn tập trung nhiều vào cực hữu mà
đã chuyển sang ảnh hưởng trên phổ thông và các đường lối chính trị khác trong nước.

1
Dr. Péter Krekó, Director, “Russian influence in Hungary”, Political Capital Institute, Senior Fellow, CEPA,
2022, p.3,4
https://www.europarl.europa.eu/cmsdata/256493/OJ%20item
%204_peter_kreko_ing2_hearing_20221027_speaking_points.pdf

2
Péter Krekó, “I am Eurasian” – The Kremlin connections of the Hungarian far-right”, Heinrich Boll Stiftung
Bruselss, 05/05/2015.
https://eu.boell.org/en/2015/05/05/i-am-eurasian-kremlin-connections-hungarian-far-right
Ngày nay, ảnh hưởng thông tin của Nga trái ngược trực tiếp với truyền thống tư
tưởng và chính trị của phải cánh tả cực hữu Hungary. Viktor Orbán đã chỉ trích sự xâm
lược của Nga vào Gruzia năm 2008 và muốn mời Gruzia và Ukraine vào NATO trong
cùng một năm. Nhưng từ khi lên nắm quyền, đặc biệt là từ năm 2014, chúng ta có thể thấy
một sự chuyển đổi nhanh chóng và mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại, với nhiều mâu
thuẫn và xung đột ngày càng nhiều với các đồng minh phương Tây và thêm nhiều thỏa
thuận và hợp tác với các quốc gia phương Đông, bao gồm cả Nga, điển hình qua chính
sách hướng Đông này.
Hungary, với sự kiểm soát truyền thông tập trung nhất trong Liên minh châu Âu,
thực sự đã trở thành một chế độ chính trị thông tin, nơi mà nhà nước có thể ảnh hưởng
thông tin mà không cần sử dụng bạo lực và áp bức trực tiếp. Theo dữ liệu từ Viện Mérték
năm 2019, 79% phương tiện truyền thông tập trung trong tay những người ủng hộ Fidesz.
Sự truyền thông tập trung này, kết hợp với sự ủng hộ từ Nga cho phía chính phủ, tạo cơ
hội cho Kremlin ảnh hưởng đến quan điểm công dân Hungary mà không cần đầu tư trực
tiếp quá nhiều. Thậm chí theo diễn thuyết của Sergey Lavrov năm 2015 - Russia Today, do
Kremlin tài trợ đã lên kế hoạch mở một văn phòng tại Hungary, với một nhà báo Hungary
ký hợp đồng để làm trưởng văn phòng. Nhưng cuối cùng, kế hoạch này đã bị hủy bỏ bởi
Nga. Nguyên nhân có thể là do nhà nước Hungary và đế chế truyền thông ủng hộ của
chính phủ đã lan truyền những câu chuyện có lợi cho Kremlin rồi, nên không cần Nga đầu
tư thêm vào đó.1
2.6. Hợp tác kinh tế với BRI không đạt đúng như kỳ vọng
3. Động lực để Hungary duy trì chính sách “hướng Đông”
Hungary triển khai chính sách hướng Đông với kỳ vọng ban đầu nhằm tận dụng sự
tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Đông Á và tạo ra các cơ hội kinh tế mới, cũng như củng
cố vị thế địa chính trị của Hungary thông qua việc xây dựng quan hệ với các cường quốc
Đông Á.2 Tuy nhiên, kết quả thực tế của chính sách này đã không đáp ứng hoàn toàn kỳ
vọng ban đầu về mặt kinh tế như hợp tác BRI với Trung Quốc, mặc dù có một số lợi ích
chính trị và ngoại giao nhất định.

1
Dr. Péter Krekó, Director, “Russian influence in Hungary”, Political Capital Institute, Senior Fellow, CEPA,
2022, https://www.europarl.europa.eu/cmsdata/256493/OJ%20item
%204_peter_kreko_ing2_hearing_20221027_speaking_points.pdf
2
Mészáros R. Tamás, “As Hungary lauds its 'Eastern Opening' policy, statistics fail to show benefits”, Telex,
07/05/2021.
Hungary duy trì vì lý do năng lượng, chính trị và đối ngoại. Mối quan hệ này giúp
chính phủ của Thủ tướng Viktor Orbán có thêm một trụ cột trong chính sách đối ngoại,
giúp cân bằng mối quan hệ căng thẳng với Liên minh Châu Âu (EU). Quan hệ chặt chẽ với
Trung Quốc và Nga cũng giúp chính phủ Hungary chống lại quan điểm rằng họ bị cô lập
ngoại giao với các quốc gia phương Tây.
Gắn với thời đại hiện nay, Đại dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt
gãy và các doanh nghiệp của Hungary có xu hướng đa dạng hóa thị trường tiềm năng, một
trong những xu hướng đó là đầu tư dịch chuyển sản xuất qua châu Á, trong đó có cả Việt
Nam1
Tiểu kết
Bên cạnh những lợi ích mà Hungary ước tính sẽ nhận được thông qua Chính sách
hướng Đông thì trên thực tế, Hungary cũng phải đối mặt với nhiều tác động trái chiều.
Việc hợp tác với Trung Quốc qua chiến lược BRI không đạt được quá nhiều lợi ích như
Hungary mong đợi, còn mối quan hệ với Nga - thực chất đã xuất hiện trước khi chính sách
hướng Đông ra đời nhưng ngày càng được thắt chặt hơn khi Hungary lấy Chính sách
hướng Đông như một cái cớ “đối phó” với EU. Việc hợp tác với Nga không chỉ dừng lại ở
“đôi bên cùng có lợi” mà Hungary đang có xu hướng phụ thuộc khá nhiều vào điện
Kremlin, gây lên nhiều lo ngại đến an ninh năng lượng, chính sách chính trị, ngoại giao
cũng như thông tin và truyền thông. Dường như, “Chính sách hướng Đông” đang gián tiếp
khiến yếu tố quốc tế chiếm hữu những chiến lược của nước này thay vì yếu tố dân tộc.

1
Công Thuận, “Việt Nam trong chính sách 'hướng Đông' của Hungary”, Thông tấn xã Việt Nam, 15/10/2020.
https://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-trong-chinh-sach-huong-dongcua-hungary-20201015060152610.htm
KẾT LUẬN
1. Kết luận
Trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả đã nghiên cứu về chính sách hướng Đông của
Hungary và tác động của nó đối với quốc gia này. Bài tiểu luận đã phân tích quá trình phát
triển và cơ sở lý luận của chính sách này, cũng như những thách thức và cơ hội mà
Hungary đang đối mặt khi mở rộng quan hệ với khu vực Trung Á và Châu Á.
Chính sách hướng Đông của Hungary được triển khai từ những năm 2000 và đã trở
thành một phần quan trọng của chiến lược đối ngoại của quốc gia này. Nó nhằm khám phá
và mở rộng quan hệ với các quốc gia trong khu vực Trung Á và Châu Á, bao gồm các
quốc gia như Trung Quốc, Nga, Đông Nam Á và Trung Quốc. Mục tiêu của chính sách
này là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa và quân sự với các quốc gia trong khu
vực này.
Cơ sở lý luận của chính sách hướng Đông của Hungary là sự nhận thức về tầm quan
trọng của khu vực Trung Á và Châu Á đối với sự phát triển của quốc gia này. Từ quan
điểm kinh tế, Hungary nhìn thấy khu vực này như một thị trường tiềm năng lớn với nhu
cầu tiêu dùng ngày càng tăng và tiềm năng đầu tư lớn. Ngoài ra, quốc gia này cũng nhìn
thấy khu vực Trung Á và Châu Á là một cơ hội để đa dạng hóa quan hệ đối tác và giảm
thiểu sự phụ thuộc vào các khu vực khác như Châu Âu hay Mỹ.
Chính sách hướng Đông của Hungary đã mang lại những lợi ích đáng kể cho quốc
gia này. Về mặt kinh tế, mở rộng quan hệ với khu vực Trung Á và Châu Á đã tăng cường
quan hệ thương mại và đầu tư. Hungary đã ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư
với các quốc gia trong khu vực, mở ra các cơ hội mới cho các doanh nghiệp Hungary.
Chính sách này cũng đã giúp Hungary mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư trực
tiếp từ các quốc gia trong khu vực.
Ngoài ra, chính sách hướng Đông cũng đã tăng cường quan hệ chính trị và quân sự
của Hungary. Qua việc thiết lập quan hệ đối tác với các quốc gia trong khu vực, Hungary
đã đẩy mạnh hợp tác chính trị và an ninh, đồng thời tăng cường hiểu biết về vùng địa lý và
mối quan tâm chung trong khu vực. Chính sách này đã giúp Hungary tăng cường tầm ảnh
hưởng và sự hiện diện của mình trong khu vực, góp phần vào việc thúc đẩy hòa bình và ổn
định khu vực này.
Tuy nhiên, chính sách hướng Đông cũng đối mặt với một số thách thức. Các quốc gia
trong khu vực Trung Á và Châu Á có nền văn hóa, lịch sử và chế độ chính trị khác nhau so
với Hungary, điều này tạo ra những khó khăn trong việc thiết lập quan hệ đối tác. Sự khác
biệt văn hóa và ngôn ngữ có thể gây hiểu lầm và gây trở ngại trong việc tạo ra sự tin tưởng
và hiểu biết giữa các bên. Hơn nữa, các yếu tố chính trị và kinh tế toàn cầu cũng có thể tác
động đến chính sách hướng Đông của Hungary. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu
vực và các quyết định chính sách toàn cầu có thể tạo ra những ảnh hưởng và thay đổi
không lường trước trong quan hệ giữa Hungary và các quốc gia trong khu vực.
Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng việc mở rộng quan hệ với khu vực Trung Á và Châu Á
là rất quan trọng cho Hungary trong tương lai. Khu vực này hứa hẹn mang đến nhiều cơ
hội kinh tế và chính trị tiềm năng. Việc đa dạng hóa quan hệ đối tác và giảm thiểu sự phụ
thuộc vào các khu vực khác có thể giúp Hungary chủ động hơn trong việc xây dựng chiến
lược đối ngoại và tận dụng cơ hội kinh tế toàn cầu. Chính sách hướng Đông đang góp phần
vào sự định hình và phát triển của Hungary trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi chính
trị.
Tuy chính sách hướng Đông của Hungary đang đối mặt với những thách thức, nhưng
nó cũng mang lại nhiều cơ hội và lợi ích quan trọng cho quốc gia này. Việc nghiên cứu và
hiểu rõ cơ sở lý luận và tác động của chính sách này là rất quan trọng để Hungary có thể
nắm bắt và tận dụng triệt để những cơ hội được mở ra. Chúng tôi hi vọng rằng bài tiểu luận
này đóng góp vào việc thúc đẩy sự hiểu biết và nghiên cứu về chính sách hướng Đông của
Hungary và đóng góp vào việc xây dựng những cơ sở lý luận và chính sách cụ thể cho
tương lai.
2. Đánh giá
2.1. Ưu, nhược điểm
2.1.1. Ưu điểm
Bài tiểu luận đã trả lời được cho câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhóm cũng có sự
phân tích đa chiểu và cụ thể về các yếu tố liên quan đến nguyên nhân Hungary hình thành
chính sách hướng Đông, từ cả khía cạnh mối quan hệ giữa EU, Hungary và tiềm năng của
các quốc gia Châu Á, Trung Á đối với Hungary. Bài tiểu luận cũng đã có sự nỗ lực trong
việc tiếp cận và tìm hiểu các chính sách, động thái cụ thể của Hungary trong mối quan hệ
với EU và các quốc gia Châu Á, Trung Á.
2.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, bài tiểu luận vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được khắc
phục. Về tài liệu nghiên cứu, bài tiểu luận vẫn còn hạn chế trong việc tìm kiếm và phân
tích tài liệu nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau do hạn chế về ngôn ngữ và công cụ tìm
kiếm. Ngoài ra, bài tiểu luận còn hạn chế trong sử dụng phương pháp và kỹ thuật nghiên
cứu chưa đa dạng, có thể dẫn đến việc tiếp cận và khai thác tài liệu chưa toàn diện. Bên
cạnh đó, việc phụ thuộc nhiều vào các tài liệu thứ cấp cũng có thể khiến cho bài tiểu luận
chưa thực sự cụ thể và sâu sắc. Tại một số đoạn, văn phong có thể chưa đáp ứng được tiêu
chuẩn của văn phong khoa học.
Tuy nhiên, đánh giá chung, bài tiểu luận đã mang tính tổng quan và phân tích sâu về
chính sách hướng Đông của Hungary, đưa ra những lập luận chính xác và sự hỗ trợ bằng
các nguồn tài liệu đáng tin cậy. Bài tiểu luận có thể có giá trị nghiên cứu và cung cấp
thông tin hữu ích về chính sách và quan hệ đối ngoại của Hungary.

2.2. Phương hướng nghiên cứu tương lai

Sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, bài tiểu luận có thể còn có những hạn
chế và chưa chạm đến được những tiềm năng nghiên cứu khác của đề tài. Chính vì vậy,
trong tương lai, nhóm có thể khắc phục các nhược điểm của bài nghiên cứu và đưa ra một
số phương hướng nghiên cứu để có thể tiếp cận đề tài một cách đa chiều và toàn diện hơn
nữa.
Trong tương lai, nhóm sẽ đề xuất một số khía cạnh mới của đề tài để có cái nhìn tổng
quát hơn về chính sách hướng Đông của Hungary. Nhóm có thể khai thác so sánh chính
sách hướng Đông của Hungary với chính sách hướng Tây của các quốc gia Trung Âu
khác. Để giải quyết câu hỏi nghiên cứu mới này, nhóm có thể phân tích sự khác biệt và
tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực về chiến lược đối ngoại hướng Đông và
hướng Tây. Nghiên cứu này có thể tập trung vào các quốc gia như Ba Lan, Cộng hòa Séc,
hoặc Slovakia để so sánh chính sách và tác động của chúng. Bên cạnh đó, nhóm cũng có
thể làm sâu sắc hơn các đánh giá tác động của chính sách hướng Đông của Hungary đối
với quan hệ kinh tế của quốc gia. Nghiên cứu tác động của chính sách hướng Đông tới
quan hệ thương mại và đầu tư của Hungary với các quốc gia trong khu vực Trung Á và
Châu Á. Đánh giá những lợi ích và hạn chế của việc tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế
với các quốc gia này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HIỀN SSI
1. FarkasZ. A., PapN., & amp; ReményiP. (2017), Vị trí của Hungary trên các cây
cầu đường sắt Á-Âu và cửa ngõ phía đông. Bản tin địa lý Hungary.
https://doi.org/10.15201/hungeobull.65.1.1
2. Marcin Szczepanski and Eulalia Claros, “A decade on from the financial crisis:
Key data, European Parliamentary Research Service”, 10/2019.
https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2019/640145/
EPRS_BRI(2019)640145_EN.pdf
3. Kim Ngọc, Kinh tế thế giới năm 2008 và dự báo năm 2009, Tạp chí Cộng sản,
22/01/2009.
https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/8039/kinh-te-the-gioi-nam-
2008-va-du-bao-nam-2009.aspx
4. Nhìn lại thế giới năm 2009: Truy vết cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Báo
điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, 07/01/2010.
https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/nhin-lai-the-gioi-nam-2009-truy-vet-con-bao-
khung-hoang-kinh-te-toan-cau-919.html

5. Marcin Szczepanski, “A decade on from the crisis Main responses and


remaining challenges”, European Parliamentary Research Service, 10/2019.
https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/BRIE/2019/642253/EPRSBRI
%282019%29642253_EN.pdf
6. Tatia Janashia, Hungary's Eastern Opening: The Precedent of the “Rise of the
Rest”, 07/2021, p.13.
https://www.researchgate.net/publication/353119838_Hungary
%27s_Eastern_Opening_The_Precedent_of_the_Rise_of_the_Rest
7. Jennifer Hochschild, “How Did the 2008 Economic Crisis Affect Social and
Political Solidarity in Europe?”, Research Gate, 19/01/2010.
https://www.researchgate.net/publication/
228194891_How_Did_the_2008_Economic_Crisis_Affect_Social_and_Political_Solidarit
y_in_Europe
8. Dóra Csernus, “Energy Without Russia The Consequences of the Ukraine war
and the EU Sanctions on the Energy Sector in Europe” (Budapest: Friedrich-Ebert-
Stiftung Budapest: 2023).
https://library.fes.de/pdf-files/bueros/budapest/20509.pdf
9. IAE, Which countries are most reliant on Russian energy?, 2022.
https://www.iea.org/reports/national-reliance-on-russian-fossil-fuel-imports/which-
countries-are-most-reliant-on-russian-energy
10. Worldometers, Russia Natural Gas.
https://www.worldometers.info/gas/russia-natural-gas/
11. Worldometers, Russia Oil. https://www.worldometers.info/oil/russia-oil/
12. Worldometers, Russia Coal. https://www.worldometers.info/coal/russia-coal/
13. Robin Marshall, “Head of IIB International Relations and Communications
Anna Lvova talks to Budapest Business Journal about the Bank's integration into the
European financial scene”, International Investment Bank.
https://iib.int/en/articles/head-of-iib-international-relations-and-communications-
anna-lvova-talks-to-budapest-business-journal
14. OEC, Russia and Hungary Trade, OEC World, 1/2022.
https://oec.world/en/profile/bilateral-country/rus/partner/hun
15. Dániel Péter, “The Eastern Opening – An element of Hungary's trade policy”,
Research Gate, 19/06/2015.

https://www.researchgate.net/publication/282217890_The_Eastern_Opening_-
_An_Element_of_Hungary%27s_Trade_Policy
16. Claire Giordano, “Currency crises: the case of Hungary (2008 - 2009) using two
stage least squares”, Bank of Greece Special Conference Papers. Volume 13, 2/2011.
https://www.bankofgreece.gr/Publications/SCP201113.pdf
17. Katalin Völgyi, Eszter Lukács, “Chinese and Indian FDI in Hungary and the
role of Eastern Opening policy”, 18/01/2021.
https://www.researchgate.net/publication/
348566722_Chinese_and_Indian_FDI_in_Hungary_and_the_role_of_Eastern_Opening_p
olicy
18. Gabriela Greilinger, “Hungary’s Eastern Opening Policy as a Long-Term
Political-Economic Strategy”, 4/2023.
https://www.aies.at/download/2023/AIES-Fokus-2023-04.pdf
19. Ada Ámon-András Deák, “Hungary and Russia in economic terms – love,
business, both or neither?”, 10/2015.
20. Hồng Nguyên, Huawei phát triển công nghệ 5G tại Hungary, Bnews.vn,
08/03/2022.
https://bnews.vn/huawei-phat-trien-cong-nghe-5g-tai-hungary/235740.html
21. Khánh Minh, Quốc gia EU có nguồn cung khí đốt mới , Lao Động, 27/11/2023.
https://laodong.vn/thegioi/quocgia-eu-co-nguon-cung-khi-dot-moi-1272498.ldo
22. István Tarrósy, Zoltán Vörös, “Hungary’s Pragmatic Foreign Policy in a Post‐
American World”, 2020, p.122.
https://www.researchgate.net/publication/338895392_Hungary
%27s_Pragmatic_Foreign_Policy_in_a_Post-American_World
23. Khánh Vân, Hàn Quốc hướng tới tương lai trở thành “nền kinh tế hydro”,
Bnews.vn, 10/08/2023.
https://bnews.vn/han-quoc-huong-toi-tuong-lai-tro-thanh-nen-kinh-te-hydro/
302400.html
24. Khắc Nam, Kỷ nguyên năng lượng hydro đã trở thành hiện thực, Năng lượng
Việt Nam Online, 14/06/2022.
https://nangluongvietnam.vn/ky-nguyen-nang-luong-hydro-da-tro-thanh-hien-thuc-
28837.html
25. Huy Lê, Ngành CNTT Ấn Độ có tiềm năng đạt doanh thu 350 tỷ USD,
Bnews.vn, 30/01/2022.
https://bnews.vn/nganh-cntt-an-do-co-tiem-nang-dat-doanh-thu-350-ty-usd/
230518.html
26. Nguyễn Tuấn Quang, Ngành công nghiệp ô tô, xe máy và linh kiện của Ấn Độ
(Phần 1), Trung tâm Nghiên cứu Ấn Độ, 26/08/2022.
https://cis.org.vn/nganh-cong-nghiep-o-to-xe-may-va-linh-kien-cua-an-do-phan-1-
9619.html
27. “Hungary to Defy EU Court Ruling over Migration Policy, Orban Says”,
Reuters,21/12/2021. https://www.reuters.com/world/europe/hungary-defy-eu-court-ruling-
over-migration-policy-orban-says-2021-12-21/.
28. Jan Culik, Hungary’s Invalid Refugee Referendum Dents Viktor Orbán’s Anti-
EU ‘Revolution’, The Conversation., 03/10/2016.
https://theconversation.com/hungarys-invalid-refugee-referendum-dents-viktor-
orbans-anti-eu-revolution-66424
29. Nho Biền, “Hungary Sẽ Không Thực Hiện Quyết Định về Di Cư Của EU” VOV,
09/07/2023.
https://vov.vn/the-gioi/hungary-se-khong-thuc-hien-quyet-dinh-ve-di-cu-cua-eu-
post1031559.vov
30. “Orbán Threatens to Sue EU over Mandatory Migrant Quotas”, Euractiv,
28/10/2016.
https://www.euractiv.com/section/central-europe/news/orban-threatens-to-sue-eu-
over-mandatory-migrant-quotas/
31. “Hungary Hardens Immigration Line”, POLITICO, 07/02/2017.
https://www.politico.eu/article/hungarys-new-hardline-immigration-scheme-viktor-
orban-refugees-migration-crisis-europe/
32. “Hungary Asylum Restrictions Broke European Law, Says Top EU Legal
Adviser”, France 24, 26/02/2021.
https://www.france24.com/en/europe/20210226-hungary-asylum-restrictions-broke-
european-law-says-top-eu-legal-adviser
33. Gabriela Baczynska, “Hungary must bolster judiciary 'very soon' to recover
billions from EU, official says”, Reuters, 19/02/2023.
https://www.reuters.com/world/europe/hungary-must-bolster-judiciary-very-soon-
recover-billions-eu-top-official-2023-02-18/
34. Garamvolgyi Flora, và Jennifer Rankin, “Viktor Orbán’s Grip on Hungary’s
Courts Threatens Rule of Law, Warns Judge”, The Guardian, 14/08/2022.
https://www.theguardian.com/world/2022/aug/14/viktor-orban-grip-on-hungary-courts-
threatens-rule-of-law-warns-judge
35. Rankin, Jennifer, và Flora Garamvolgyi, “Hungary: Where Editors Tell
Reporters to Disregard Facts before Their Eyes”, The Guardian, 02/04/2022.
https://www.theguardian.com/world/2022/apr/02/hungary-independent-media-
editors-reporters-orban
36. “Poland, Hungary: Use of Article 7 to Fight the Shift towards Authoritarianism
in Europe”, International Federation for Human Rights, 19/05/2022.
https://www.fidh.org/en/international-advocacy/european-union/poland-hungary-
article-7-authoritarianism-european-union
37. “Parliament Insists That the EU Must Freeze Funding to Hungary”, News
European Parliament, 24/11/2022.
https://www.europarl.europa.eu/news/en/press-room/20221118IPR55719/parliament-
insists-that-the-eu-must-freeze-funding-to-hungary.
38. “EU Confronts Hungary over Media Freedom”, POLITICO, 05/01/2011.
https://www.politico.eu/article/eu-confronts-hungary-over-media-freedom/.
39. “Level of Media Control in Hungary Is ‘Unprecedented in an EU Member
State”, RSF, 05/12/2019.
https://rsf.org/en/level-media-control-hungary-unprecedented-eu-member-state.
40. Anna Wójcik. “How the EU Can Defend Media Freedom and Pluralism in
Hungary and Poland | Strengthening Transatlantic Cooperation”, Www.gmfus.org, 02/11/
2022,
www.gmfus.org/news/how-eu-can-defend-media-freedom-and-pluralism-hungary-
and-poland.
41. Quỳnh Dương, “EU Thông qua Tuyên Bố Granada Không Có Nội Dung về
Người Di Cư”, Báo Hà nội mới, 07/10/2023.
https://hanoimoi.vn/eu-thong-qua-tuyen-bo-granada-khong-co-noi-dung-ve-nguoi-di-
cu-644287.html.
42. Lisa O’Carroll, “EU Leaders Clash with Hungary over Proposed Laws on
Migration”, The Guardian, 06/10/2023.
https://www.theguardian.com/world/2023/oct/06/eu-leaders-clash-with-hungary-
over-proposed-laws-on-migration.
43. “Hungary’s Viktor Orban to Defy EU over Immigration Law,” BBC News,
21/12/2021. https://www.bbc.com/news/world-europe-59748173.

MAI SSI
1. “Relations between Türkiye and Hungary”. Republic of Türkiye Ministry of Foreign
Affairs, 2023. https://www.mfa.gov.tr/relations-between-turkiye-and-hungary.en.mfa
2. MTI. “Hungary may exit the crisis stronger”. Government - Kormany.hu, 6/5/2020.
https://2015-2019.kormany.hu/en/ministry-of-foreign-affairs-and-trade/news/hungary-may-
exit-the-crisis-stronger
3. Csaba Moldicz. “Hungary external relations briefing: Hungarian and Turkish relations
in the light of the Russian and Ukrainian war”. China-CFE Institute, 6/5/2022. https://china-
cee.eu/2022/05/06/hungary-external-relations-briefing-hungarian-and-turkish-relations-in-
the-light-of-the-russian-and-ukrainian-wa/
4. “Hungary to become the driving force behind central Europe's cooperation with central
Asia”. About Hungary, 29/11/2016. https://abouthungary.hu/news-in-brief/hungary-to-
become-the-driving-force-behind-central-europes-cooperation-with-central-asia
5. “Hungary and Kyrgyzstan to boost cooperation”. About Hungary, 4/5/2022.
https://abouthungary.hu/news-in-brief/hungary-and-kyrgyzstan-to-boost-cooperation
6. “FM: Kazakhs and Hungarians are related peoples who find it easy to establish strategic
relations”. About Hungary, 6/11/2023. https://abouthungary.hu/news-in-brief/fm-kazakhs-
and-hungarians-are-related-peoples-who-find-it-easy-to-establish-strategic-relations
7. “New opportunities for Hungarian enterprises in Kazakhstan”. AIFC Authority,
5/2/2019. https://aifc.kz/en/news/new-opportunities-for-hungarian-enterprises-in-
kazakhstan
8. Ainur Imangali. “Hungary Sees Kazakhstan as Strategic Partner, Says Foreign Minister
Szijjarto”. The Astana Times, 25/5/2023. https://astanatimes.com/2023/05/hungary-sees-
kazakhstan-as-strategic-partner-says-foreign-minister-szijjarto/
9. “Hungarian companies to invest HUF 42 billion in Uzbekistan”. About Hungary,
2/6/2021. https://abouthungary.hu/news-in-brief/hungarian-companies-to-invest-huf-42-
billion-in-uzbekistan
10. “PM Orbán welcomes strengthening ties with Uzbekistan”. About Hungary, 17/3/2023.
https://abouthungary.hu/news-in-brief/pm-orban-welcomes-strengthening-ties-with-
uzbekistan
11. Robin Marshall. “China Hoping to Build Pragmatic Economic, Trade Cooperation With
Hungary”. Budapest Business Journal, 27/3/2021.
https://bbj.hu/business/people/interview/china-hoping-to-build-pragmatic-economic-trade-
cooperation-with-hungary
12. “Chinese logistics base to be constructed at Budapest Airport”. STAT Times,
29/4/2021. https://www.stattimes.com/news/chinese-logistics-base-to-be-constructed-at-
budapest-airport/?infinitescroll=1
13. GT staff reporters. “China, Hungary sign five cooperation documents amid progressing
relationship”. Global Times, 17/10/2023.
https://www.globaltimes.cn/page/202310/1300043.shtml
14. “KOREAN MIRACLE IN HUNGARY Interview with Korean Ambassador Kyoo Sik
Choe”. Diplomacy & Trade, 28/10/2020. https://dteurope.com/diplomacy/korean-miracle-in-
hungary/
15. Csaba Moldicz. “Hungary external relations briefing: Hungary’s policy of opening up to
the East: Singapore, Laos and South Korea”. China-CFE Institute, 4/5/2023. https://china-
cee.eu/2023/05/04/hungary-external-relations-briefing-hungarys-policy-of-opening-up-to-
the-east-singapore-laos-and-south-korea/
16. MTI - ECONEWS. “Hungary, South Korea Sign MoU Promoting Trade, Investment”.
Budapest Business Journal, 19/4/2023. https://china-cee.eu/2023/05/04/hungary-external-
relations-briefing-hungarys-policy-of-opening-up-to-the-east-singapore-laos-and-south-
korea/
17. Ungarn Heute. “Cooperation with South Korea Could Boost Development of Hydrogen
Economy”. Hungary today, 3/8/2023. https://hungarytoday.hu/cooperation-with-south-korea-
could-boost-the-development-of-hydrogen-economy/
18. MTI. “Korean investments are contributing to the rapid dimensional transition of the
Hungarian economy”. Government - Kormany.hu, 29/7/2020.
https://2015-2019.kormany.hu/en/ministry-of-foreign-affairs-and-trade/news/korean-
investments-are-contributing-to-the-rapid-dimensional-transition-of-the-hungarian-
economy
19. Katalin Völgyi, Eszter Lukács. “Chinese and Indian FDI in Hungary and the role of
Eastern Opening policy”, 18/01/2021.
https://www.researchgate.net/publication/348566722_Chinese_and_Indian_FDI_in_Hungary_and_t
he_role_of_Eastern_Opening_policy
20. Andarás Rácz. “A Limited Priority: Hungary and the Eastern Neighbourhood”, The
Review of International Affairs, no.2 (2011):143-163, https://www.jstor.org/stable/23616149?
read-now=1#page_scan_tab_contents
21. Dominik Istrate, Foreign Policy Analyst, Political Capital Policy Research and
Consulting Institute. “Russian Influence in Hungary: The case of Paks 2 and the Kremilin’s
influence seeking efforts through nuclear energy.” Europeanvalues.cz, 2021.
https://europeanvalues.cz/wp-content/uploads/2021/03/russian-influence-in-hungary24.3-
final1.pdf

You might also like