You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐỊA LÍ


TIỂU LUẬN

ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN BANG NGA

HỌC PHẦN: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI 1 - GEOG1412

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỊA LÍ


TIỂU LUẬN

ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI LIÊN BANG NGA

HỌC PHẦN: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI 1 - GEOG1412

Họ và tên: Giang Thị Thu Hiền


MSSV: 46.01.603.024
Lớp HP: GEOG141202
GVHD: TS. Nguyễn Thị Bình

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 5 năm 2023

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Mục tiêu...........................................................................................................................1
3. Nhiệm vụ..........................................................................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................1
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................1
6. Cấu trúc bài tiểu luận.......................................................................................................2
NỘI DUNG.........................................................................................................................3
1. Khái quát chung về Liên Bang Nga.................................................................................3
1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.................................................................................3
1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ..........................................................................3
1.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội...........................5
1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên đến phát triển kinh tế - xã hội......................6
1.2.1. Điều kiện tự nhiên Liên Bang Nga......................................................................6
1.2.2. Ý nghĩa đến phát triển kinh tế - xã hội..............................................................10
2. Đặc điểm dân cư – xã hội của Liên Bang Nga...............................................................11
2.1. Quy mô dân số.........................................................................................................11
2.2. Gia tăng dân số........................................................................................................12
2.3. Cơ cấu dân số..........................................................................................................13
2.4. Phân bố dân cư........................................................................................................15
2.5. Đô thị hóa................................................................................................................16
2.6. Một số vấn đề xã hội khác.......................................................................................17
3. Tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga.......................................................19
3.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế.........................................................19
3.1.1. Quy mô kinh tế..................................................................................................19
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế................................................................................20
3.1.3. Cơ cấu các ngành kinh tế..................................................................................21
3.2. Các ngành kinh tế....................................................................................................22
3.2.1. Nông nghiệp......................................................................................................22
3.2.2. Công nghiệp......................................................................................................24
3.2.3. Dịch vụ..............................................................................................................26
3.3. Công nghiệp khai thác dầu khí................................................................................28
KẾT LUẬN.......................................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHÁO...............................................................................................31

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Bảng 1.1. Một số sông lớn ở Liên Bang Nga................................................................6
Bảng 1.2. Một số khoáng sản chính của Nga...............................................................8
Bảng 2.1. Gia tăng dân số tự nhiên của Nga, giai đoạn giữa năm 2018 - 2022
Bảng 2.2. Cơ cấu dân số theo tuổi của Nga, giai đoạn giữa năm 2018 - 2022
Bảng 2.3. Tỉ lệ dân thành thị của Nga, giai đoạn giữa năm 2018 – 2022
Bảng 3.1. Quy mô GDP của Nga và một số quốc gia
Bảng 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của Nga giai đoạn 2010 - 2020
Bảng 3.3. Một số nông sản của Liên Bang Nga, giai đoạn 2000 - 2020
Biểu đồ 2.1. Quy mô dân số Nga, giai đoạn giữa năm 2018 - 2022..........................11
Biểu đồ 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga và Thế giới giai đoạn 2016 – 2020
Biểu đồ 3.2. Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Liên Bang Nga,
giai đoạn 2000 –
2020..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1. Quốc kì của Liên Bang Nga.........................................................................2


Hình 1.2. Bản đồ Liên Bang Nga..................................................................................3
Hình 1.3. Bản đồ vị trí của Kalinningrad.....................................................................4
Hình 1. 4. Bản đồ địa hình Liên Bang Nga..................................................................5
Hình 1.5. Bản đồ các vùng khí hậu Liên Bang Nga....................................................6
Hình 1.6. Sông Vônga....................................................................................................7
Hình 1.7. Hồ Baikal.......................................................................................................8
Hình 1.8. Rừng Taiga....................................................................................................9
Hình 2. 1. Bản đồ phân bố dân cư Liên Bang Nga
Hình 2.2. Lễ hội tiễn mùa đông Maslenitsa
Hình 2.3. Lễ hội Ivan Kupala mùa đông
Hình 3. 1. Lược đồ các trung tâm công nghiệp chính Liên Bang Nga
Hình 3.2. Cung điện Kremlin
Hình 3. 3. Bản đồ phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí và quặng kim loại ở
một số quốc gia trên thế giới, năm 2020.
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liên Bang Nga là quốc gia nằm ở phía Bắc lục địa Á – Âu, với nền kinh tế đứng
thứ 11 về GDP (năm 2020) và thứ 6 về sức mua tương đương trên thế giới giới, là một
nhân tố quan trọng trên trường quốc tế về tăng trưởng và phát triển. Liên Bang Nga là
cường quốc có ảnh hưởng rất lớn về mặt văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự mạnh mẽ
ở châu Á, châu Âu và toàn thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã phải đối mặt với
một số thách thức trong những năm gần đây như các biện pháp trừng phạt kinh tế từ
các nước phương Tây, giá dầu thấp và đại dịch COVID-19.
Bên cạnh các vấn đề về kinh tế thì dân cư xã hội ở Liên Bang Nga cũng là điều
đáng quan tâm. Nga không chỉ là một đất nước với chất lượng nền giáo dục cao, đứng
hàng đầu trên toàn thế giới mà còn là đất nước có lịch sử lâu đời và nền văn hóa phong
phú. Người dân ở Nga có thu nhập và mức sống cao, lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn kĩ thuật tốt. Ngoài ra còn có một số vấn đề xã hội khác cần phải tìm hiểu.
Từ những lí do trên, tác giả đã chọn “Khái quát địa lí kinh tế - xã hội Liên Bang
Nga” là đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu
Tìm hiểu và phân tích các đặc điểm dân cư xã hội và tình hình phát triển kinh tế
của Cộng hòa Pháp để từ đó có được cái nhìn khái quát về địa lí kinh tế - xã hội của
quốc gia này.
3. Nhiệm vụ
Khái quát chung về Liên Bang Nga bao gồm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và vị
trí của nền kinh tế Nga trên thế giới.
Phân tích đặc điểm dân cư xã hội của Pháp bao gồm quy mô dân số, gia tăng dân
số, cơ cấu dân, đô thị hóa và một số vấn đề khác của Liên Bang Nga.
Phân tích quy mô, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu GDP và một số ngành kinh tế chủ
đạo của Liên Bang Nga.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ; Điều kiện tự nhiên; Dân
cư và xã hội; Kinh tế của Liên Bang Nga.
Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ lãnh thổ và khu vực Liên Bang Nga.
5. Phương pháp nghiên cứu
2

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thống kê từ tài liệu tham khảo: Trong
đề tài này tác giả sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu thống kê từ nhiều
nguồn thông tin tin cậy như “data.un.org”, “worlddata.info” và các nguồn thông tin
chính thống khác như các trang báo, đài đáng tin cậy. Mục đích của thu thập số liệu là
để làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay các vấn đề mà
nghiên cứu đã đặt ra.
Phươngpháp bản đồ: Bản đồ được coi là một nguồn tư liệu quan trọng giúp
cung cấp thông tin, đồng thời là một công cụđắc lực thểhiện các kết quả nghiên cứu.
6. Cấu trúc bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục thì nội dung của
bài tiểu luận được cấu trúc thành 3 phần.
1. Khái quát chung về Liên Bang Nga
2. Đặc điểm dân cư xã hội của Liên Bang Nga
3. Tình hình phát triển kinh tế Liên Bang Nga
3

NỘI DUNG
1. Khái quát chung về Liên Bang Nga
Bảng yêu cầu cần đạt
Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh
Vị trí địa lí và điều
thổ, đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát
kiện tự nhiên
triển kinh tế - xã hội.
1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Hình 1. 1. Quốc kì của Liên


Bang Nga
DIỆN TÍCH: 17,1 triệu km2
DÂN SỐ: 144,3 triệu người (giữa năm 2022)
THỦ ĐÔ: Maxcova
1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Vị trí địa lí
Liên Bang Nga nằm ở phía Bắc lục địa Á – Âu, có tọa độ địa lí trên đất liền kéo
dài từ khoảng vĩ độ 41ºB đến 77ºB và khoảng kinh độ 27ºĐ - 169ºT. Lãnh thổ Liên
Bang Nga bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á.
Liên Bang Nga tiếp giáp với nhiều quốc gia và các vùng biển lớn như: phía Đông
giáo Thái Bình Dương; phía Bắc giáp Bắc Băng Dương và nhiều biển như biển
Barents, biển Kara, biển Okhotsk,...Liên Bang Nga còn tiếp giáp với 14 quốc gia: phía
Tây tiếp giáp các nước khu vực Đông và Bắc Âu, phía Nam giáp với các nước khu
vực Tây Á, Trung Á và Đông Bắc Á.
4

Hình 1.2. Bản đồ Liên Bang Nga

Nguồn: nationsonline.org
Phạm vi lãnh thổ
Phạm vi lãnh thổ của Nga bao gồm một phần diện tích rộng lớn trải dài trên châu
Âu và châu Á, có diện tích 17,1 triệu km2 là quốc gia có diện tích lớn nhất trên thế
giới. Lãnh thổ Nga bao gồm 22 nước cộng hòa, 9 vùng, 46 tỉnh, 3 thành phố trực thuộc
trung ương bao gồm: Moskva, Saint Petersburg và Sevastopol, 1 tỉnh tự trị là Do Thái,
4 khu tự trị bao gồm Chukotka, Khantia-Mansia, Nenets và Yamalo-Nenets.
Ngoài ra, phạm vi lãnh thổ nước Nga còn có Kaliningrad, một vùng lãnh thổ
thuộc về Nga nhưng lại biệt lập khỏi nước Nga về vị trí địa lý, chỉ tiếp giáp Ba Lan,
Litva và biển Baltic. Địa lý của Kaliningrad khá đặc biệt vì nó không liên kết với phần
còn lại của Nga trên lục địa. Khu vực này được bao quanh bởi các thành viên quốc gia
của Liên minh châu Âu và không có đường giao thông đường bộ trực tiếp kết nối với
5

Nga. Để chuyển từ Kaliningrad sang Nga, người dân phải sử dụng các phương tiện
giao thông khác nhau như tàu hỏa, tàu biển hoặc máy bay. Tuy nhiên, Kaliningrad lại
là một khu vực giữ vai trò quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế đối với Nga. Đây là
nơi Hạm đội Baltic của Nga đồn trú, và nó còn được định vị là lãnh thổ cực Tây của
Moscow, gần với trái tim của châu Âu nhất.
Hình 1.3. Bản đồ vị trí của Kalinningrad
6

Nguồn: https://gemma.edu.vn/ban-do-the-gioi-6-chau-luc-phong-to-2023-p8w4ddjj/
1.1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội
Thuận lợi:
Nga tiếp giáp với nhiều quốc gia, có đường biên giới dài và cảng biển phong phú.
Điều này mang lại lợi thế cho việc phát triển các mối quan hệ thương mại với các nước
láng giềng và khu vực xung quanh. Với lãnh thổ rộng lớn và các rào cản tự nhiên như
dãy núi và sông lớn, Nga có lợi thế trong việc xây dựng và duy trì hệ thống phòng thủ
tự nhiên, giảm khả năng tấn công từ bên ngoài và tạo ra sự bảo vệ cho Nga.
Khó khăn:
Do lãnh thổ rộng lớn nên việc quản lý kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ Nga có thể
gặp khó khăn. Điều này tạo ra thách thức trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế đồng
đều và đảm bảo sự công bằng giữa các khu vực khác nhau. Vị trí địa lý của Nga giáp
nhiều quốc gia cũng tạo ra áp lực và đe dọa đối với an ninh quốc phòng của Nga và
đòi hỏi luôn có sự chuẩn bị và phản ứng phù hợp, kịp thời. Ngoài ra, Nga còn đối mặt
với khó khăn trong việc duy trì sự an ninh và phòng ngự ở các khu vực xa xôi như
biên giới có thể tạo ra các điểm yếu và lỗ hổng trong hệ thống an ninh quốc phòng.
1.2. Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên đến phát triển kinh tế - xã hội
1.2.1. Điều kiện tự nhiên Liên Bang Nga
Địa hình
Địa hình của Liên Bang Nga rất đa dạng, có hướng thấp dần từ đông sang tây.
Sông I-ê-nít-xây phân chia lãnh thổ Liên Bang Nga làm 2 phần: phía Tây là đồng
bằng, phía Đông là núi và cao nguyên.
Phía tây gồm 2 đồng bằng được ngăn cách bởi dãy U-ran là đồng bằng Đông Âu
cao đan xen nhiều đồi thấp, màu mỡ và đồng bằng Xibia nhiều đầm lầy và vùng trũng.
+ Đồng bằng Đông Âu gồm các vùng đất cao hoặc đồi thoải đan xen với các
vùng đất thấp, thung lũng rộng. Nơi đây có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp.
+ Đồng bằng Tây xi-bia là vùng đồng bằng thâp, rộng và bằng phẳng. Phía Bắc
chủ yếu là đầm lầy nên nông nghiệp chủ yếu phát triển ở phía Nam.
+ Dãy núi U-ran là miền núi già với độ cao trung bình không quá 1000m , nằm ở
vị trí ranh giới giữa đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi-bia, đồng thời cũng là
ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu trên lãnh thổ Liên Bang Nga.
Phía đông là núi và cao nguyên Trung Xi-bia với địa hình phức tạp nhiều núi cao
ở phía đông và nam, tuy nhiên đây là nơi tập trung nhiều khoáng sản, rừng, trữ năng
thủy điện lớn, thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.
7

Hình 1. 4. Bản đồ địa hình Liên Bang Nga

Nguồn: (russiamap360.com)

Khí hậu
Liên Bang Nga chủ yếu thuộc đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa giữa các
miền. Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa những phía Tây ôn hòa hơn phía
Đông; vùng ven Bắc Băng Dương có khí hậu cực và cận cực lạnh giá quanh năm; ven
Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới gió mùa; một bộ phận lãnh thổ phía Nam có khí
hậu cận nhiệt. Nhiều vùng rộng lớn có khí hậu băng giá hoặc khô hạn, gây nhiều trở
ngại trong sinh hoạt và sản xuất.
Hình 1.5. Bản đồ các vùng khí hậu Liên Bang Nga
8

Nguồn: (bestmem.ru)
Sông, hồ
Lãnh thổ Liên Bang Nga có nhiều sông lớn như sông Vonga, sông Obi, sông
Lena, Sông I-ê-nit-xây,... Phần lớn các con sông tập trung ở phía Đông dãy U-ran, có
hướng chảy chủ yếu từ Nam lên Bắc và đổ vào Bắc Băng Dương. Do có mùa đông
lạnh nên hầu hết các sông của Liên Bang Nga đều bị đóng băng vào mùa đông.
Bảng 1. 1. Một số sông lớn ở Liên Bang Nga

Chiều dài Hướng dòng Nơi bắt nguồn => nơi


Tên sông
(km) chảy kết thúc
Vùng đồi Valdi => Biển
Sông Vônga 3530 Bắc - Nam
Caspi
Dãy núi Altai => Bắc
Sông Obi 3700 Nam - Bắc
Băng Dương
Dãy núi Altai => Bắc
Sông I-ê-nit-xây 3487 Nam - Bắc
Băng Dương
Dãy núi Baikal => Bắc
Sông Lêna 4400 Nam – Bắc
Băng Dương

Đông Bắc Trung Quốc


Sông Amur 2824 Đông Nam
=> biển Okhotsk
Nguồn: Russia Beyond (rbth.com)
Vai trò:
9

Sông ngòi có giá trị về nhiều mặt: giao thông đường thủy (sông Vonga), thủy
điện (sông Obi, I-ê-nit-xây,…), du lịch, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, đồng
thời là nguồn cung cấp thủy sản.
Liên Bang Nga có nhiều hồ lớn, trong đó Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới
với độ sâu hơn 1700m. Các hồ ở Liên Bang Nga có giá trị thủy sản, du lịch và bảo vệ
tự nhiên.
Hình 1.6. Sông Vônga

Nguồn: https://www.worldatlas.com/rivers/volga-river.html

Hình 1.7. Hồ Baikal

Khoáng sản
Rừng
10

Nguồn: (uznayvse.ru)
Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Liên Bang Nga rất đa dạng và phong phú, gồm nhiều
loại như dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, vàng, thiếc, bôxit, kim cương,...trong đó có nhiều
loại khoáng sản có trữ lượng hàng đầu thế giới. Đây là nguồn lực tự nhiên quan trọng
giúp Liên Bang Nga phát triển các ngành công nghiệp và thúc đẩy hoạt động ngoại
thương. Tuy nhiên, nhiều loại khoáng sản phân bố ở nơi có địa hình phức tạp hoặc khí
hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho việc khai thác.
Bảng 1. 2. Một số khoáng sản chính của Nga

Tên loại Trữ lượng Xếp hạng Phân bố


khoáng sản trên TG
Khí tự nhiên 37,4 nghìn tỉ m3 1 Đồng bằng Tây Xibia

Dầu mỏ 14,8 tỉ tấn 8 Đồng bằng Tây Xibia

Quặng sắt 25 tỉ tấn 5 Đồng bằng Tây Xibia

Than đá 162,2 tỉ tấn 2 Day Uran và phía Đông nước


Nga
Vàng 6,8 nghìn tấn 5 Vùng Xibia và vùng Viễn Đông

Nguồn: Bộ tài nguyên và môi trường LBN năm 2022


Sinh vật
Liên Bang Nga có diện tích rừng lớn nhất thế giới với khoảng 518 triệu ha đất có
rừng (chiếm 49,8% diện tích lãnh thổ), trong đó gần 416 triệu ha (năm 2020) là rừng
sản xuất. Liên bang Nga có nhiều khu rừng đa dạng và phong phú trải dài trên khắp
lãnh thổ. Có thể kể đến một số rừng quan trọng và nổi tiếng ở Nga như:
Rừng Taiga, một trong những khu rừng lớn nhất và rộng nhất trên thế giới. Nó
trải dài qua vùng Siberia và Bắc Nga, bao gồm các cây rừng thông, cây bạch dương và
cây liễu. Rừng Taiga là một hệ sinh thái quan trọng, với sự đa dạng sinh học cao và là
môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã.
11

Rừng Ural, khu rừng nằm ở dãy núi Ural và phân chia châu Âu và châu Á. Nó
bao gồm các loại cây như thông Siberia, sồi, thông Bắc Âu và cây bạch dương. Rừng
Ural có sự đa dạng sinh học phong phú và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và
chim cư trú.
Hình 1.8. Rừng Taiga

Nguồn: (freepik.com)
1.2.2. Ý nghĩa đến phát triển kinh tế - xã hội
Đối với ngành nông nghiệp: Điều kiện tự nhiên làm cho nông nghiệp Nga phát
triển cả ngành chăn nuôi và ngành trồng trọt.
Phát triển ngành trồng trọt: vì có đất đai màu mỡ, giàu dinh dưỡng có khả năng
chịu lạnh giúp cây trồng phát triển tốt đặc biệt ở vùng Đông Dương và Kavkaz. Khí
hậu đa dạng thì từ cận cực đến cận nhiệt đới điều này cho phép trồng nhiều loại cây
trồng khác nhau. Nguồn nước cũng rất phong phú từ các hệ thống sông lớn, hồ và các
nguồn nước ngầm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu và đảm bảo nguồn nước đủ
cho cây trồng.
Phát triển được cả ngành chăn nuôi vì có đất đai màu mỡ, nước ngọt và thức ăn
phong phú điều này mang lại lợi thế cho chăn nuôi và cung cấp nguồn thức ăn tự nhiên
cho đàn vật nuôi. Khí hậu đa dạng từ cận cực đến ôn đới, tạo điều kiện thuận lợi cho
chăn nuôi đa dạng. Có thể nuôi gia súc như bò, cừu, lợn, ngựa và gia cầm như gà, vịt,
ngan.
12

Đối với ngành công nghiệp: Liên Bang Nga là một trong những nước có ngành
công nghiệp phát triển nhất trên thế giới, là nhờ có nguồn tài nguyên tự nhiên phong
phú nên niệc khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên đã tạo ra một ngành công
nghiệp mạnh mẽ trong lĩnh vực khai thác và chế biến tài nguyên. VD: Công nghiệp
năng lượng, luyện kim, sản xuất gỗ,…
Đối với ngành dịch vụ: Nga phát triển nhiều loại hình dịch vụ như :
+ Ngoại thương vì có khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn, nên nhiều loại
khoáng sản ở LB Nga ảnh hưởng tới nguồn cung nguyên liệu toàn cầu. Nga là một
trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
+ Mạng lưới GTVT phát triển, đủ các loại hình giao thông đặc biệt là ở khu vực
phía tây nhờ địa hình bằng phẳng.
+ Du lịch: Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan
đẹp nên rất thu hút khách du lịch trên toàn thế giới.
2. Đặc điểm dân cư – xã hội của Liên Bang Nga
Bảng yêu cầu cần đạt
Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Phân tích được tác động của các đặc điểm dân cư, xã hội
Dân cư, xã hội
tới phát triển kinh tế xã hội.
2.1. Quy mô dân số
Nga là nước có quy mô dân số lớn, khoảng 144,3 triệu người (tính đến giữa năm
2022) đứng thứ 9 trên Thế giới và chiếm 1,8% tổng dân số Thế giới.

Biểu đồ 2.1. Quy mô dân số Nga, giai đoạn giữa năm 2018 - 2022
Đơn vị: triệu người
13

148

147

146

145

144

143

142

141
2018 2019 2020 2021 2022

Giữa năm
Nguồn: World Bank Open Data | Data
Từ biểu đổ trên, ta thấy dân số của Liên Bang Nga trong giai đoạn 2018 –
2021 có sự biến động, giai đoạn năm 2018 – 2020 dân số có xu hướng giảm nhẹ
qua các năm, đến giai đoạn 2020 – 2021, dân số giảm mạnh từ 146,7 triệu người
xuống còn 143,4 triệu người, giảm 3,3 triệu người nguyên nhân là vì trong thời
gian này tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19 làm số người tử vong tăng cao,
ảnh hưởng đến quy mô dân số ở Nga. Giai đoạn 2021 – 2022 dân số có xu hướng
tăng lại. Với quy mô dân số như vậy đã đem lại cho Nga nguồn lao động cố định
và dồi dào quanh năm.
2.2. Gia tăng dân số
Bảng 2.1. Gia tăng dân số tự nhiên của Nga, giai đoạn giữa năm 2018 - 2022
Đơn vị: %

Giữa năm Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

2018 -0.1

2019 -0.2

2020 -0.2

2021 - 0.1
14

2022 -0.5

Nguồn: World Bank Open Data | Data


Như ta thấy ở bảng số liệu trên, Liên Bang Nga là nước có tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên thấp, có xu hướng giảm qua các năm và luôn ở mức âm.
Giai đoạn 2018 – 2022 tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên luôn ở mức âm và giảm qua
các năm. Điều này đã trở thành một trong những thách thức đối với Nga, kéo theo là
những hậu quả vô cùng bất lợi cho nền kinh tế trong dài hạn. Tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên giảm chắc chắn sẽ dẫn đến thiếu hụt nguồn lực lao động, giảm năng suất lao
động.
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên thấp tại Nga có nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau:
Thứ nhất, đó là tỷ lệ phụ nữ Nga ở độ tuổi sinh đẻ rất thấp. Số lượng phụ nữ
trong độ tuổi 20-30 ở Nga đang giảm dần. Đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng nhân
khẩu học những năm 90 do tình trạng nghèo đói, thiếu thốn sau khi Liên xô sụp đổ.
Thứ hai, đó là xu hướng không muốn sinh con. Theo các cuộc thăm dò khác
nhau, gần một nửa số người Nga từ chối sinh con và lý do phổ biến nhất là vấn đề kinh
tế.
Thứ ba, yếu tố khác ảnh hưởng tỷ lệ sinh là xu hướng sinh con muộn và trì hoãn
việc sinh con đầu lòng. Tuổi sinh con đầu lòng của các bà mẹ Nga hiện nay là từ độ
tuổi 25–34, điều này làm giảm khả năng sinh con thứ hai và thứ ba.
Thứ tư, ngày có càng nhiều người trẻ có tham vọng về vật chất và sự nghiệp thay
vì dành thời gian cho việc sinh con và nuôi dạy con cái.
Để đối phó cuộc khủng hoảng nhân khẩu học, Nga đưa ra nhiều biện pháp và
chính sách trong ngắn và dài hạn. Năm 2019, Nga đã khởi động một dự án quốc gia về
"Nhân khẩu học" kéo dài 5 năm. Các mục tiêu chính của dự án là tăng tuổi thọ, cải
thiện sức khỏe của người dân và hỗ trợ tỷ lệ sinh và việc làm cho phụ nữ có con. Nga
dự kiến chi từ ngân sách liên bang khoảng 1,6 nghìn tỷ rúp (2,3 tỷ USD) cho dự án
này.
Nga cũng tăng các khoản trợ cấp cho các gia đình khi có thành viên mới. Từ
01/01/2021, khoản trợ cấp tăng 3,7%, lên tới 484.000 rúp (gần 7.000 USD) cho sinh
con đầu lòng hoặc nhận con nuôi thứ nhất (năm 2020 là gần 467 nghìn rúp). Khi sinh
con hoặc nhận con nuôi thứ hai, số tiền trợ cấp tăng lên hơn 22.000 USD. Số tiền trợ
cấp cũng tăng lên khi sinh các con tiếp theo.
2.3. Cơ cấu dân số
15

Bảng 2.2. Cơ cấu dân số theo tuổi của Nga, giai đoạn giữa năm 2018 - 2022

< 15 tuổi Từ 15 – 65 tuổi > 65 tuổi Tuổi thọ TB


Giữa năm
(%) (%) (%) (năm)

2018 18 68 14 72,6

2019 18 67 15 72,4

2020 18 67 15 72,6

2021 18 67 15 72,7

2022 18 66 16 72,8

Nguồn: World Bank Open Data | Data


Cơ cấu dân số theo tuổi
Nhóm dưới 15 tuổi luôn giữ ở mức 18%. Mặc dù Nga đang thực hiện chính sách
thúc đẩy gia tăng dân số nhưng tỉ lệ nhóm người dưới 15 tuổi vẫn giảm vì tỉ lệ phụ nữ
trong độ tuổi sinh đẻ ở Nga thấp và người trẻ tuổi cũng quan tâm đến công việc hơn là
kết hôn, sinh con.
Nhóm từ 15 – 64 tuổi có xu hướng giảm dần, năm 2018 chiếm 68% tổng số dân
đến năm 2022 là 66%. Do tỉ lệ của nhóm người dưới 15 tuổi ngày càng giảm và tỉ lệ
nhóm người trên 65 tuổi tăng, điều này đồng nghĩa với việc số người sắp bước vào độ
tuổi lao động cũng sẽ giảm dần và số người trên độ tuổi lao động tăng lên.
Nhóm trên 65 tuổi có xu hướng tăng từ 14% (2018) lên 16% (2022), tuy nhiên
không đáng kể. Do chế độ phúc lợi xã hội tốt cùng với sự tiến bộ của ngành y tế nên đã
góp phần làm giảm tỉ lệ tử, nâng cao tuổi thọ trung bình của người dân.
Có thể thấy Nga là quốc gia có cơ cấu dân số già. Già hóa dân số tạo ra những
thách thức cho Nga trong phát triển kinh tế, nhất là về cơ cấu dân số trong độ tuổi lao
động giảm đi, gây thiếu hụt lực lượng lao động trong một số lĩnh vực, cơ cấu nghề
nghiệp sẽ thay đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn,…Tỉ lệ
người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, các vấn đề an sinh xã hội.
Ngoài ra cơ cấu dân số già còn gây nguy cơ suy giảm dân số.
Tuổi thọ trung bình của Pháp
16

Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy tuổi thọ trung bình của người dân Nga
trong giai đoạn 2018 - 2022 có xu hướng tăng nhẹ. Năm 2018 tuổi thọ trung bình là
72,6 năm đến năm 2022 tăng lên 72,8 năm tuổi mức tăng là không nhiều và khá ổn
định. Điều này cho thấy ở Nga có cơ sở vật chất – hạ tầng, y tế phát triển, biết ứng
dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ vào y tế, cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc
sức khỏe cho người dân, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân ở mức tốt nhất.
2.4. Phân bố dân cư
Liên Bang Nga có mật độ dân số trung bình rất thấp, chỉ khoảng 9 người/km2
(năm 2020). Khoảng 75% dân cư sống tập trung ở phần lãnh thổ phía Tây dãy Uran
(phần Châu Âu thuộc Nga), trong khi ở các vùng phía Bắc và phía Đông (như Xibia,
Viễn Đông), dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng gần như không có người ở. Những vùng
dân cư đông đúc là những nơi có kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cư
trú. Các khu vực thưa dân tuy có tài nguyên thiên phong phú nhưng điều kiện khí hậu
khá khắc nghiệt.
Hình 2. 1. Bản đồ phân bố dân cư Liên Bang Nga

Nguồn: (pinterest.com)
17

2.5. Đô thị hóa


Mức độ đô thị hóa ở Nga đã thay đổi đáng kể kể từ đầu thế kỷ trước. Trong
những năm 20-50 của thế kỷ XX, đất nước này là một cường quốc kém phát triển. Nó
kém hơn đáng kể so với các quốc gia châu Âu về đô thị hóa. Vào thời điểm đó, tỷ lệ
dân số thành thị chỉ là 15%. Sự tăng trưởng tỷ lệ cư dân thành phố trong nước cũng
tương đối chậm và đến năm 1914, tỷ lệ đô thị hóa ở Nga đạt không quá 17%.
Trong những thập kỷ tiếp theo, tình hình đã thay đổi hoàn toàn, tỷ lệ dân số đô
thị tăng gấp mười lần, người dân thị trấn bắt đầu chiếm hơn một nửa tổng dân số.
Trong nửa sau của thế kỷ XX, sự tăng trưởng hàng năm của các khu định cư đô thị lên
tới một triệu người, công nghiệp hóa cũng được thực hiện trong nước với tốc độ
nhanh, thu hút dân số đến các thành phố. Quá trình đô thị hóa đã chuyển Nga từ một
nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp, điều này đã tạo điều kiện
cho sự phát triển đô thị.
Bảng 2.3. Tỉ lệ dân thành thị của Nga, giai đoạn giữa năm 2018 – 2022
Đơn vị %

Năm Thành thị Nông thôn


2018 73.5 26.5
2019 73.6 26.4
2020 73.7 26.3
2021 74.3 25.7
2022 75.2 24.8

Nguồn: World Bank Open Data | Data


Qua bảng số liệu ta thấy, tỉ lệ dân thành thị tăng lên theo thời gian, năm 2022,
khoảng 75% dân số Nga đã sống trong các khu đô thị. Các thành phố lớn như Moskva
(Moscow), Sankt-Peterburg (Saint Petersburg) và Novosibirsk đã có sự gia tăng đáng
kể về dân số.
Đô thị hóa ở Nga phân hóa không đồng đều. Moskva là thủ đô và cũng là đô thị
lớn nhất của Nga, với hơn 12 triệu dân. Sankt-Peterburg (Saint Petersburg) là thành
phố thứ hai lớn nhất và được coi là trung tâm văn hóa của Nga. Ngoài ra, Nga còn có
nhiều thành phố lớn khác như Novosibirsk, Yekaterinburg và Nizhny Novgorod. Các
vùng ở phía Tây và Trung nước Nga có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất, trong khi các khu vực
18

Đông và miền Bắc ít phát triển hơn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Điều này dẫn
đến sự phân hóa kinh tế giữa các vùng và ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa.
2.6. Một số vấn đề xã hội khác
Lễ hội ở Nga
Nga là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú, đất nước này thường
xuyên tổ chức nhiều lễ hội tuyệt vời, thú vị quanh năm. Những lễ hội này không chỉ
mang lại niềm vui và nhiều kỷ niệm cho người dân Nga, mà còn thu hút sự quan tâm
và tham gia của nhiều du khách quốc tế. một số lễ hội lớn và nổi tiếng ở Nga có thể kể
đến như:
Lễ hội Maslenitsa hay còn có tên gọi khác là Lễ hội tiễn mùa đông thường được
diễn ra vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, trước Lễ Phục Sinh Công giáo. Đây là một lễ hội
dân gian truyền thống với ý nghĩa là chào đón mùa xuân và tiễn biệt mùa đông. Lễ hội
thường được tổ chức ở những nơi đông người qua lại như quảng trường, ngã tư đường
phố, cánh rừng đầu làng,...Người dân cũng tham gia vào các hoạt động lễ hội vui nhộn
như thi đấu đua cỗ trượt băng, thi chọi gà, thi bắn pháo hoa và thưởng thức món bánh
Maslenitsa truyền thống Blin.
Hình 2.2. Lễ hội tiễn mùa đông Maslenitsa

Lễ hội Ivan Kupala

Nguồn: (dulichnga.info)
Lễ hội Ivan Kupala mùa đông – một trong những lễ hội truyền thống quan trọng
và độc đáo của Nga, được tổ chức vào 21 – 22/6 hàng năm. Ivan Kupala là một lễ hội
19

kết hợp giữa tín ngưỡng Slavic cổ đại và các truyền thống dân gian. Một trong những
phong tục phổ biến trong lễ hội là việc nhảy qua ngọn lửa. Người tham gia sẽ chạy
quanh đống lửa và nhảy qua để tạo ra may mắn và sức khỏe. Hành động này còn có ý
nghĩa tẩy rửa và đánh đuổi tà ma. Ngoài ra, người dân còn thả những chiếc thuyền
bằng cỏ hoặc giấy lên sông hoặc hồ, tượng trưng cho việc loại bỏ những điều xấu xí và
mang lại điềm lành cho năm mới. Lễ hội Ivan Kupala cũng đi kèm với các hoạt động
vui chơi và giải trí. Người dân thường mặc áo truyền thống, hát, nhảy và tham gia vào
các trò chơi dân gian. Các buổi biểu diễn âm nhạc, múa rối, nhạc cụ dân tộc cũng là
những điểm nhấn của lễ hội.
Hình 2.3. Lễ hội Ivan Kupala mùa đông

Nguồn: (dulichnga.info)
Vấn đề về môi trường
Vấn đề môi trường ở Nga đang là một trong những thách thức quan trọng cần
được giải quyết. Mặc dù Nga có diện tích rừng lớn và tài nguyên tự nhiên vô cùng quý
giá, nhưng ô nhiễm môi trường là một vấn đề đáng lo ngại.
Ô nhiễm không khí là một vấn đề nghiêm trọng ở nhiều thành phố lớn của Nga,
đặc biệt là Moskva và Saint Petersburg. Nguyên nhân chính là do sự tiến bộ công
nghiệp, giao thông và sử dụng nhiên liệu không tốt cho môi trường. Khói bụi, khí thải
từ phương tiện giao thông và nhà máy công nghiệp đã góp phần làm tăng mức độ ô
20

nhiễm không khí, gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và môi trường
sống.
Ô nhiễm nước cũng là một vấn đề đáng lo hiện nay ở Nga. Sự công nghiệp hóa
và khai thác tài nguyên đã góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm của sông, hồ, và nguồn
nước ngầm. Việc xả thải công nghiệp và nông nghiệp không kiểm soát đúng mức đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và đa dạng sinh học trong các khu vực
địa phương.
Hơn nữa, khai thác tài nguyên không bền vững là một vấn đề quan trọng. Việc
khai thác dầu mỏ, khí đốt và quặng đã gây ra tác động tiêu cực đến cảnh quan tự nhiên,
động vật hoang dã và đa dạng sinh học.
Chính phủ Nga đã nhận thức về vấn đề môi trường và đã đưa ra nhiều biện pháp
nhằm giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Các quy định nghiêm ngặt hơn đã
được áp dụng cho các nhà máy công nghiệp và ngành khai thác tài nguyên. Ngoài ra,
Nga cũng đã tham gia các hiệp định quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường,
nhằm thực hiện các giải pháp bền vững và đảm bảo sự phát triển kinh tế đi đôi với bảo
vệ môi trường.
3. Tình hình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga
Bảng yêu cầu cần đạt
Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế, đặc
Kinh tế điểm nổi bật của một số vùng kinh tế.
- Công nghiệp khai thác dầu khí.

Trước năm 1991, Liên Bang Nga là một thành viên và đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo dựng Liên Xô trở thành một cường quốc. Sau khi Liên Bang Xô Viết tan
rã, Liên Bang Nga trải qua thời kì khó khăn trong phát triển kinh tế. Nền kinh tế của
quốc gia này thực sự phát triển và đạt được thành tựu lớn từ năm 1999 đến nay, đặc
biệt là trong giai đoạn 2000 – 2010.
3.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
3.1.1. Quy mô kinh tế
Năm 2020, Nga là nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới tính theo GDP giá hiện hành
với 1483,498 tỉ USD đứng sau các nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Vương
quốc Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc.
21

Bảng 3.1. Quy mô GDP của Nga và một số quốc gia


Đơn vị: tỉ USD
Năm 2010 2015 2018 2020
Thế giới 63257 75190 86463 84747
Liên Bang Nga 2022 1363 1657 1483
Hoa Kỳ 15509 18731 21335 22524
Trung Quốc 7404 11224 14281 16475
Nhật Bản 6204 4988 5135 5349
Nguồn: World Bank Open Data | Data
Qua bảng số liệu thống kê trên, ta thấy từ năm 2010 đến năm 2020, GDP của
Nga có sự biến động.
Giai đoạn 2010 – 2015 GDP giảm khoảng 659 tỉ USD, từ 2022 tỉ USD (2010)
xuống còn 1363 tỉ USD (2015). Nguyên nhân của sự suy giảm này là do nền kinh tế
Nga chưa thoát khỏi suy thoái bùng phát từ năm 2014 - tác động kép từ giá dầu thô
giảm (mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga) cùng với các biện pháp trừng phạt mà
phương Tây áp đặt đối với Nga (liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraina). Những áp
lực ở trong và ngoài nước khiến bức tranh kinh tế của Nga năm 2015 khá u ám.
Giai đoạn 2015 – 2018 GDP có xu hướng tăng trưởng và phục hồi, năm 2018 đạt
1657 tỉ USD, chiếm tổng 1,9% USD của Thế giới, tăng 294 tỉ USD so với năm 2015,
tuy nhiên vẫn đứng xa Hoa Kỳ - nước có quy mô GDP lớn nhất thế giới.
Giai đoạn 2018 – 2020, do tác động của dịch COVID-19 nên GDP của Liên
Bang Nga có sự suy giảm. Trong giai đoạn này không chỉ có GDP của Nga bị suy
giảm mà cả thế giới cũng bị ảnh hưởng, năm 2018 GDP thế giới đạt 86268 tỉ USD,
đến năm 2020 giảm còn 84747 tỉ USD. Năm 2020, GDP của Nga ít hơn Nhật Bản
3866 tỉ USD, cũng tức là chỉ bằng 1/3 GDP của Nhật (5349 tỉ USD). So với Hoa Kì thì
GDP của Hoa Kì (22524 tỉ USD) lớn gấp 15 lần GDP của Nga.
3.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Biểu
Biểu đồ1.3.1:
đồ 3. TốcTốc
độ độ tăng
tăng trưởng
trưởng GDPGDPcủacủa
NgaNga
và và
ThếThế
giớigiới
giaigiai đo
đoạn
2016 – 2020
22

(Đơn vị: %)
4 3,4 3,3

3 2,8 2,6
2,2
1,8
2 2,2

1 0,6

0
2016 2017 2018 2019 2020
-1

-2
-2,7
-3 -3,1

-4

Thế giới Nga


Nguồn: World Bank Open Data | Data
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy giai đoạn 2016 – 2018 tốc độ tăng
trưởng của Nga có xu hướng tăng liên tục và ổn định. Năm 2016 đạt 0.6%, đến
năm 2018 tốc độ tăng trưởng của GDP gấp 4,6 lần so với năm 2016, đạt 2,8%.
Giai đoạn 2018 – 2020, GDP của Nga tốc độ tăng trưởng suy giảm nghiêm
trọng từ 2.8% (năm 2018) xuống thành -2,7% (năm 2020). Trong thời kì này
không chỉ có nước Nga bị ảnh hưởng mà các quốc gia khác trên thế giới đều phải
hứng chịu những hậu quả nặng nề do dịch COVID-19 gây ra. Tốc độ tăng trưởng
GDP của thế giới giảm mạnh từ 3.3% (năm 2018) xuống còn âm 3.1% (năm
2020). Nhìn chung, Tốc độ tăng trưởng trung bình GDP của Nga luôn chậm hơn
thế giới qua các năm.
3.1.3. Cơ cấu các ngành kinh tế
Bảng 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của Nga giai đoạn 2010 - 2020
Đơn vị: %
Năm 2010 2015 2020
Khu vực I 4,1 3,9 3,7
Khu vực II 30,0 29,8 30,0
23

Khu vực III 53,1 56,1 56,3


Thuế 12,8 10,2 10
Nguồn: World Bank Open Data | Data
Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy cơ cấu ngành kinh tế của Nga trong giai
đoạn 2010 – 2020 có sự chuyển dịch theo hướng: Giảm tỉ trọng khu vực I (Nông, lâm
nghiệp, thủy sản), khu vực II giữ mức ổn định (Công nghiệp và xây dựng), tăng tỉ
trọng khu vực III (Dịch vụ)
Giai đoạn 2010 – 2020, tỉ trọng ngành nông, lâm, thủy sản có xu hướng giảm
nhẹ, từ 4,1% (năm 2010) còn 3,7% (năm 2020). Tỉ trọng ngành công nghiệp và xây
dựng giữ ở mức tương đối ổn định từ 30% (năm 2010) giảm nhẹ 0,2% (năm 2015) đến
năm 2020 tăng lại mức ban đầu 30% do ngành công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong
ngành kinh tế ở Liên Bang Nga nên luôn duy trì ở mức ổn định. Tỉ trọng ngành dịch
vụ tăng liên tục qua các năm từ 53,1% (năm 2010) lên 56,1% (năm 2015) và năm 2020
tăng lên 56,3%.
Nhìn chung, Trong cơ cấu các ngành kinh tế của Nga, ngành dịch vụ chiếm tỉ
trọng lớn nhất, sau đó là ngành công nghiệp và xây dựng, cuối cùng là ngành nông,
lâm, thủy sản.
3.2. Các ngành kinh tế
3.2.1. Nông nghiệp
Điều kiện phát triển
Liên Bang Nga có diện tích đất nông nghiệp lớn, chiếm hơn 13% diện tích lãnh
thổ. Sau đây là một số yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển ngành nông nghiệp
của Liên Bang Nga:
Địa hình: Liên Bang Nga được chia làm 2 khu vực địa hình khác nhau. Thứ nhất
là vùng đồng bằng rộng lớn màu mỡ phía Tây (đồng bằng Tây Xi-bia, đồng bằng
Đông Âu), thuận lợi cho phát trển cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi. Thứ hai là
khu vực đồi núi, cao nguyên phía Đông giàu tài nguyên rừng, cung cấp gỗ cho sản
xuất lâm nghiệp (rừng lá kim, rừng có thể khai thác là 764 triệu ha).
Đất đai và khí hậu phân hóa đa dạng tạo điều kiện phát triển nhiều loại cây trồng
và vật nuôi.
Sông ngòi: giáp nhiều biển và đại dương, nhiều sông, hồ lớn đem lại giá trị về
nhiều mặt như khai thác thủy sản, phát triển thủy điện, giao thông, cung cấp nước cho
sản xuất nông nghiệp,..
24

Khoa học và công nghệ: Chính phủ đầu tư nguồn lực lớn vào việc phát triển và
hiện đại hóa nông nghiệp, bao gồm các phương pháp canh tác tiên tiến như sử dụng
máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, sử dụng phân bón và thuốc trừ
sâu hiệu quả, cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Tình hình phát triển chung
Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 3,7% GDP của Liên Bang Nga (năm 2020) và
đóng vai trò trong ngành kinh tế. Ngành này góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên:
đất, nước, khí hậu của đất nước, cung cấp lương thực thực phẩm cho thị trường trong
nước và thế giới, góp phần bảo vệ môi trường,... ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp
bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.
Trồng trọt và chăn nuôi
Bảng 3.3. Một số nông sản của Liên Bang Nga, giai đoạn 2000 - 2020
2000 2010 2020
Lúa mì (triệu tấn) 34,5 41,5 85,9
Củ cải đường (triệu tấn) 14,1 22,2 33,9
Khoai tây (triệu tấn) 29,5 24,2 19,6
Đàn bò (triệu con) 28,1 23,1 18,1
Đàn lợn (triệu con) 25,5 29,4 55,8
Đàn cừu (triệu con) 12,6 15,7 20,7
Nguồn: https://www.fao.org/countryprofiles/index/en/?iso3=RUS
Các sản phẩm chủ yếu của ngành trồng trọt bao gồm lúa mì, củ cải đường, khoai
tây, lúa mạch,...có sản lượng đứng hàng đầu trên thế giới. Liên Bang Nga cũng là quốc
gia xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới. Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc của Liên Bang
Nga lớn với đa dạng các loại con vật như bò (18,1 triệu con), lợn (55,8 triệu con), cừu
(20,7 triệu con),...sản phẩm của ngành chăn nuôi cũng được xuất khẩu sang nhiều quốc
gia trên Thế giới.
Hiện nay, Liên Bang Nga đang đầu tư, áp dụng khoa học – công nghệ vào sản
xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, tăng năng suất hơn.
Lâm nghiệp
Liên Bang Nga có diện tích rừng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 20% tổng diện
tích rừng trên toàn cầu, chiếm 49,8% diện tích lãnh thổ), trong đó gần 416 triệu ha
25

(năm 2020) là rừng sản xuất. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho ngành lâm nghiệp
và chế biến lâm sản phát triển.
Hằng năm, ngành chế biến và khai thác lâm sản mang lại nguồn thu đáng kể cho
nền kinh tế Nga. Sản lượng gỗ tròn khai thác ngày càng tăng từ 158,1 triệu m3 (năm
2000) lên 217 triệu m3 (năm 2020), đứng thứ 4 trên Thế giới (sau Hoa Kỳ, Ấn Độ và
Trung Quốc). Gỗ và các sản phẩm từ gỗ như gỗ thông, gỗ sồi và gỗ bạch dương,... là
một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Liên Bang Nga.
Thủy sản
Liên bang Nga có đường bờ biển dài, có vùng biển thuộc các biển, đại dương lớn
cùng với nhiều hệ thống sông hồ do đó Nga có tiềm năng lớn để phát triển ngành thủy
sản. Các hoạt động chính trong ngành thủy sản ở Nga bao gồm khai thác, nuôi trồng và
chế biến các loại thủy sản như cá, tôm, cua, hàu, vàng biển, mực và các loại tảo biển.
Ngoài ra, Nga cũng có ngành đánh cá truyền thống trên các vùng biển và sông lớn.
Sản lượng thủy sản khai thác của Liên Bang Nga chiếm 6,1% tổng sản lượng
khai thác thủy sản toàn thế giới (năm 2020) và là nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế
giới. Khai thác thủy sản của Liên Bang Nga tập trung chủ yếu ở ngư trường Viễn
Đông, ngư trường phía Nam, vùng biển Ca-xpi,...Các sản phẩm đánh bắt và nuôi trồng
thủy sản chủ yếu là cá hồi, cá trích, cá thu, cá bơn, cá tuyết,...
3.2.2. Công nghiệp
Điều kiện phát triển
Tài nguyên thiên nhiên: Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao
gồm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, khoáng sản và gỗ, rất quan trọng đối với sự phát triển
công nghiệp của đất nước.
Lực lượng lao động lành nghề: Nga có lực lượng lao động có trình độ học vấn
cao và tay nghề cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán học (STEM), đã giúp thúc đẩy đổi mới và tiến bộ công nghệ trong các ngành
công nghiệp của đất nước.
Cơ sở hạ tầng: Nga đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông, năng
lượng và viễn thông, giúp tạo điều kiện phát triển công nghiệp và nâng cao hiệu quả
sản xuất và phân phối.
Hỗ trợ của chính phủ: Chính phủ Nga đã cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ để thúc
đẩy phát triển công nghiệp, bao gồm trợ cấp, ưu đãi thuế và đầu tư vào nghiên cứu và
phát triển.
26

Tiếp cận thị trường: Nga có khả năng tiếp cận các thị trường lớn trong nước và
quốc tế, điều này đã giúp tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm công nghiệp của Nga và
khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghiệp của đất nước.
Tình hình phát triển chung
Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong ngành kinh tế ở Liên Bang Nga. Năm
2020, công nghiệp chiếm 30% GDP và thu hút khoảng 27% lực lượng lao động.
Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp truyền
thống và hiện đại như: thủy điện, nhiệt điện, điện nguyên tử, sản xuất ô tô, chế tạo máy
bay, điện tử - tin học, gỗ giấy, khai thác dầu mỏ, khai thác khí tự nhiên, luyện kim đen,
luyện kim màu, hóa dầu, hóa chất, cơ khí, dệt may, thực phẩm, đóng tàu, hàng không
vũ trụ,... trong đó ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo là công nghiệp khai thác
dầu mỏ và khí tự nhiên.
Sự phân bố các ngành công nghiệp của Liên Bang Nga thể hiện sự chuyên môn
hóa, các ngành khai thác, sơ chế phân bố ở phía Đông, trong khi phía Tây tập trung
các ngành chế biến và các ngành công nghệ cao. Các trung tâm công nghiệp lớn tập
trung ở đồng bằng Đông Âu, Uran, Tây Xibia và dọc các đường giao thông quan
trọng.
Hình 3. 1. Lược đồ các trung tâm công nghiệp chính Liên Bang Nga

Nguồn: Sách tập huấn địa lí 11-Chân trời sáng tạo


https://taphuan.nxbgd.vn
27

3.2.3. Dịch vụ
Điều kiện phát triển
Kinh tế ổn định: Nga là một quốc gia có nền kinh tế lớn và đang trải qua quá
trình phục hồi sau cuộc suy thoái kinh tế gần đây. Sự tăng trưởng kinh tế ổn định đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành dịch vụ.
Dân cư: Nga có dân số lớn và đông đúc, cung cấp một cơ sở khách hàng tiềm
năng rộng lớn cho các hoạt động dịch vụ. Sự gia tăng thu nhập và lối sống hiện đại của
người dân Nga cũng tạo nhu cầu ngày càng tăng về các sự đa dạng của các loại hình
dịch vụ.
Cơ sở hạ tầng và đổi mới công nghệ: Nga đã chú trọng đầu tư vào công nghệ và
các ngành công nghiệp sáng tạo. Các công nghệ thông tin và truyền thông ngày càng
phát triển, tạo ra cơ hội mới cho việc phát triển các dịch vụ trực tuyến, ứng dụng di
động và kỹ thuật số.
Tình hình phát triển chung
Ngành dịch vụ đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Liên Bang
Nga, chiếm khoảng 56,3% trong GDP và thu hút 67,3% lực lượng lao động (năm
2020). Phía tây là vùng phát triển mạnh với các trung tâm dịch vụ lớn như Mat-xco-va,
Xanh-Pê-téc-pua,..Một số ngành dịch vụ nổi bật ở Liên Bang Nga là ngoại thương,
giao thông vận tải, du lịch và tài chính ngân hàng.
Các ngành dịch vụ
Ngoại thương (xuất/nhập khẩu)
Liên Bang Nga là một trong những nước xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
lớn trên thế gưới và luôn xuất siêu. Các đối tác thương mại chính của Liên Bang Nga
là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ và một số nước Đông Nam Á,...
- Xuất khẩu:
Ngành ngoại thương ở Liên Bang Nga phát triển mạnh. Năm 2020, giá trị hàng
hóa, dịch vụ xuất khẩu đạt trên 381 tỉ USD và nhập khẩu đạt trên 304,6 tỉ USD. Về
xuất khẩu Nga đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lúa mì cho thị trường toàn
cầu, bao gồm cả khu vực Trung Đông và Bắc Phi, nơi lúa mì là lương thực chính.
Đồng thời Nga cũng đóng một vai trò quan trọng trong thị trường năng lượng và phân
bón toàn cầu. Đây là nhà xuất khẩu khí tự nhiên hàng đầu thế giới, nhà xuất khẩu dầu
lớn thứ hai và nhà xuất khẩu than lớn thứ ba; chiếm lần lượt 20%, 11% và 15% xuất
khẩu toàn cầu vào năm 2019.
28

- Nhập khẩu:
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Nga bao gồm máy móc, máy điện, xe cộ,
dược phẩm, nhựa, quang học, các sản phẩm bằng sắt hoặc thép, sắt và thép, trái cây và
hạt ăn được và cao su. 10 mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Nga chiếm khoảng 60%
tổng giá trị sản phẩm được mua từ các nước khác.
Biểu đồ 3.2. Giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Liên Bang Nga,
giai đoạn 2000 – 2020
Đơn vị: tỷ USD
500
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0
2000 2010 2015 2020

Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại


Nguồn: https://data.worldbank.org/
Du lịch
Ngành du lịch và lữ hành của Nga chiếm 8% tổng GDP. Tài nguyên du lịch tự
nhiên và văn hóa phong phú, độc đáo, giàu bản sắc với nhiều di sản tự nhiên và văn
hóa thế giới, tạo điều kiện cho Liên Bang Nga trở thành điểm đến hấp dẫn đối với
khách du lịch. Năm 2020, Nga đã tạo ra khoảng 4,96 tỷ đô la Mỹ chỉ riêng trong lĩnh
vực du lịch. Con số này tương ứng với 0,28% tổng sản phẩm quốc nội và khoảng 18%
tổng doanh thu du lịch quốc tế ở Đông Âu.
Là các trung tâm du lịch lớn nhất nước Nga, các địa điểm du lịch nổi tiếng có thể
kể đến như Cung điện Kremlin, Thánh đường Saint Basils, Quảng trường Đỏ, Bảo
tàng Hermitage, Nhà thờ Hồi Giáo Nurulla, Hồ Baikal, Đảo Kizhi, Tháp Ostankino,...
29

Hình 3.2. Cung điện Kremlin

Nguồn: (dulichnga.info)
3.3. Công nghiệp khai thác dầu khí
Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, mang lại doanh thu lớn, đóng
vai trò quan trọng trong nền kinh tế Liên Bang Nga. Ngành này tập trung chủ yếu ở
đồng bằng Tây Xibia, khu vực dãy Uran,...
Đặc điểm:
Theo thống kê của Liên Bang Nga, năm 2020 nước này là nhà sản xuất dầu mỏ
và khí tự nhiên lớn thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ), đứng thứ năm trên thế giới về sản
lượng khai thác than, chiếm 5,2% sản lượng khai thác than toàn cầu (sau Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia và Hoa Kỳ). Các mỏ than có sản lượng khai thác cao nhất tập trung
ở Xibia và Viễn Đông. Năm 2020 nước này đã khai thác 536,4 triệu tấn dầu và 701,7
tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD). Bộ
Năng lượng Liên Bang Nga cho biết, với tốc độ khai thác như hiện nay thì lượng dầu
thô của Nga sẽ đủ để khai thác trong vòng 30 năm và lượng khí đốt là trong vòng 100
năm.
Nước Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu và khí đốt lớn nhất thế giới,
chiếm một phần đáng kể của GDP và nguồn thu của chính phủ. Công ty xuất khẩu dầu
chính của nước Nga là công ty Rosneft do nhà nước sở hữu, chịu trách nhiệm cho phần
30

lớn xuất khẩu dầu của Nga. Các công ty dầu khác lớn của Nga bao gồm Lukoil,
Gazprom Neft, Surgutneftegaz và Tatneft. Còn đối với khí đốt, phần lớn xuất khẩu của
Nga được thực hiện bởi Gazprom, một công ty được kiểm soát bởi nhà nước, là nhà
sản xuất và xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Gazprom xuất khẩu khí đốt đến nhiều
quốc gia ở châu Âu và châu Á, bao gồm Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc.
Theo dự báo của Bộ Năng lượng LB Nga, đến năm 2035-2040 nhu cầu năng
lượng thế giới sẽ tăng khoảng 30% so với hiện tại vì thế vai trò của Liên Bang Nga
trên thị trường năng lượng thế giới ngày càng được củng cố và nâng cao.
Hình 3. 3. Bản đồ phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí và quặng kim loại ở
một số quốc gia trên thế giới, năm 2020.

Nguồn: Sách Chân trời sáng tạo Địa lí 10 https://taphuan.nxbgd.vn


31

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận, có thể thấy rằng Liên Bang Nga là một quốc gia có nhiều điều
kiện thuận lợi về tự nhiên, nền kinh tế thì phát triển đa dạng và xây dựng được một xã
hội tiến bộ mà các nước trên Thế giới cần học hỏi.
Về điều kiện tự nhiên, với diện tích rộng lớn, dân số đông đúc và vị trí địa lý
chiến lược, Liên Bang Nga giữ vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc chính trị và
kinh tế thế giới. Điều kiện tự nhiên của Nga giàu có với nhiều tài nguyên như đất,
sông, hồ, khoáng sản.
Về dân cư, Nga là nước có quy mô dân số tương đối lớn, tuy nhiên đang đối mặt
với nguy cơ già hóa dân số mặc dù đất nước này đã và đang thực hiện nhiều chính
sách khuyến sinh cho các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Cơ cấu dân số già tương lai sẽ
đem đến hậu quả nhất định cho quốc gia như gây thiếu hụt lực lượng lao động trong
một số lĩnh vực, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động
trẻ,.. Tuy nhiên, thay vào đó Nga sở hữu lực lượng lao động có trình độ cao, kinh
nghiệm và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Về kinh tế, Liên Bang Nga là một quốc gia với một nền kinh tế đa dạng, dựa trên
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và nông sản.
Các sản phẩm làm từ những ngành nông nghiệp, công nghiệp luôn đứng những vị trí
cao trên thế giới về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức
vào nguồn tài nguyên đã làm cho nền kinh tế Nga gặp một chút khó khăn trong việc
đảm bảo tính bền vững cùa các tài nguyên. Ngành dịch vụ thì đem lại nhiều nguồn thu
lớn cho quốc gia từ những hoạt động Ngoại thương, do Nga luôn giữ ở mức xuất siêu;
hay du lịch cũng đem lại nguồn thu lớn cho quốc gia này được thiên nhiên ưu ái cho
những cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những thiết kế kiến trúc hiện đại vô cùng
thu hút khách du lịch.
Tóm lại, Liên Bang Nga có nhiều điều kiện thuận lợi cùng với đường lối, cải
cách và chiến lược đúng đắn đã giúp quốc gia này có vị thế rất quan trọng trên trường
quốc tế.
32

TÀI LIỆU THAM KHÁO

1. FAO. Retrieved from Food and Agriculture Oranization of the United Nations:
https://www.fao.org/home/en
2. International Trade Administrational. Retrieved :https://www.trade.gov/country-
commercial-guides/russia-agribusiness
3. NXB giáo dục Việt Nam. Chân trời sáng tạo, Địa lí 10.
4. NXB Thống kê. (2010, 2015, 2020, 2021). Niêm giám thống kê. Việt Nam.
5. United Nations. Retrieved from un.org: https://www.un.org/en/
6. World Bank. Retrieved from The WorldBank Data: https://data.worldbank.org/
7. World populotion Data sheet. (2010, 2015, 2020).
8. Bài nhóm gồm Word, PPT của nhóm 3, chủ đề Liên Bang Nga.

You might also like