You are on page 1of 97

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH

HOÀNG TRỌNG TÚ

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngành: Sư phạm Lịch sử (Sử - GDCD)

Phú Thọ, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ DU LỊCH

HOÀNG TRỌNG TÚ

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Sư phạm Lịch sử (Sử - GDCD)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Phương Mai

Phú Thọ, 2020


i

LỜI CAM KẾT

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm đạo đức trong học thuật. Tôi
cam kết nghiên cứu này là do tôi thực hiện đảm bảo trung thực, không vi phạm
yêu cầu về đạo đức trong học thuật.

Tác giả

Hoàng Trọng Tú

Nhận xét của GVHD


ii

LỜI CẢM ƠN
Với sự kính trọng và tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến TS. Nguyễn Phương Mai – người đã tận tình chỉ bảo, hướng
dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô bộ môn Lịch sử - khoa Khoa học
xã hội và Văn hóa du lịch, Trường Đại học Hùng Vương đã giảng dạy, trang bị
kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi để luận văn của tôi đạt được kết quả cao
nhất. Tôi xin gửi lời biết ơn đến gia đình và bạn bè đã luôn luôn ủng hộ, khích
lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Với sự nỗ lực và cố gắng hết mình tôi đã hoàn thành luận văn, tuy nhiên
luận văn của tôi cũng không tránh khỏi những khuyết điểm và thiếu xót. Tôi
kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Việt Trì, tháng 06 năm 2020
Sinh viên thực hiện

Hoàng Trọng Tú
iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 8
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 8
6. Bố cục khóa luận ............................................................................................... 9
CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917 ...............................................................................................................10
1.1. Khái lược lịch sử Nga 1861-1917 ................................................................ 10
1.1.1. Tình hình kinh tế ....................................................................................... 10
1.1.2. Tình hình chính trị ..................................................................................... 13
1.1.3. Tình hình xã hội ........................................................................................ 16
1.2. Nhân tố khách quan tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga .. 20
1.2.1. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc nửa sau thế kỉ XIX............................... 20
1.2.2. Mâu thuẫn căng thẳng trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX.................... 23
1.2.3. Sự phát triển phong trào cách mạng Nga và thế giới ................................ 26
1.3. Nhân tố chủ quan tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga ...... 29
1.3.1. Truyền thống đối ngoại của đế quốc Nga ................................................. 29
1.3.2. Tham vọng bành trướng mở rộng từ Nga hoàng Alexander II đến Nga
hoàng Nicholas II ................................................................................................ 33
CHƯƠNG 2 . NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917 ................................................................................................................37
2.1. Phục hồi địa vị của đế quốc Nga sau chiến tranh Krym .............................. 37
2.1.1. Xóa bỏ Hiệp ước Paris 1856 ..................................................................... 37
2.1.2. Chiến tranh Nga – Thổ (1877-1878) và hệ quả ........................................ 42
iv

2.2. Chính sách bình định chung châu Âu .......................................................... 45


2.2.1. Mục đích chính sách bình định chung châu Âu ........................................ 45
2.2.2. Kết quả của chính sách bình định chung châu Âu .................................... 47
2.3. Chính sách bành trướng của đế quốc Nga ở phương Đông ......................... 48
2.3.1. Can thiệp vào Trung Á .............................................................................. 48
2.3.2. Bành trướng xâm lược Đông Bắc Á ......................................................... 50
2.4. Tham gia khối Hiệp ước và Chiến tranh thế giới thứ nhất .......................... 54
2.4.1. Trở thành thành viên khối Hiệp ước ......................................................... 54
2.4.2. Tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất .................................................... 57
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917.......................................................................................................62
3.1. Đặc điểm chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917 ...................... 62
3.1.1. Đối ngoại của đế quốc Nga mang tính chất “ngoại giao pháo hạm” ........ 62
3.1.2. Đối ngoại của đế quốc Nga chịu nhiều tác động của nhân tố trong nước 66
3.2. Tác động của chính sách đối ngoại đế quốc Nga 1861-1917 ...................... 72
3.2.1. Đối với sự phát triển của đế quốc Nga ...................................................... 72
3.2.2. Đối với khu vực châu Á ............................................................................ 75
3.2.3. Đối với châu Âu và quan hệ quốc tế ......................................................... 78
KẾT LUẬN ............................................................................................................................................................85
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................................88
1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước Nga là một quốc gia nằm ở phía bắc lục địa Á-Âu. Với lãnh thổ
rộng lớn và lịch sử lâu đời, nước Nga luôn là một thế lực lớn mạnh trong khu
vực và trên thế giới. Sức mạnh và tầm ảnh hưởng của một nước lớn đã giúp đế
quốc Nga khẳng định vị thế của mình xuyên suốt tiến trình lịch sử thế giới.
Đến nửa sau thế kỉ XIX, đế quốc Nga vẫn là một nước phong kiến dưới sự
thống trị của các triều đại Nga hoàng, trong khi các cường quốc khác đã phát
triển mạnh mẽ, ngày càng đe dọa vị thế của Nga trên trường quốc tế. Bên cạnh
đó, thành công của cuộc cách mạng công nghiệp càng góp phần thúc đẩy sự phát
triển của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh
tranh sang giai đoạn độc quyền hay còn gọi là chủ nghĩa đế quốc, đưa đến nhu
cầu về thị trường thuộc địa và khiến cho các cường quốc tư bản cạnh tranh ngày
một khốc liệt. Mỗi nước đế quốc đế quốc đều muốn mở rộng thuộc địa và giành
giật quyền lợi trên phạm vi quốc tế. Nước Nga Sa hoàng cũng không phải ngoại
lệ trong vòng xoáy đó.
Trong bối cảnh đất nước sau khi tiến hành cải cách nông nô 1861, cùng
với những biến động của lịch sử thế giới cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, chính
sách đối ngoại của Nga hướng đến hai mục tiêu cơ bản: một là lấy lại vị thế đã
mất sau chiến tranh Krym (1853-1856), hai là tiếp tục phát triển lực lượng, mở
rộng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng. Sau thất bại của Nga trong chiến tranh Krym,
“Hệ thống Krym” (Anh – Áo – Pháp) được tạo ra nhằm cô lập Nga trên trường
quốc tế. Việc kìm hãm và duy trì thế cô lập một đế quốc Nga hùng mạnh đem lại
rất nhiều lợi ích cho nhiều cường quốc châu Âu. Do vậy, tham vọng khôi phục
tầm ảnh hưởng của đế quốc Nga không thể dễ dàng thực hiện được.
Yêu cầu đặt ra cho đối ngoại không chỉ khôi phục được tầm ảnh hưởng và
còn phải mở rộng bành trướng để giành giật các lợi ích kinh tế - chính trị. Tuy
nhiên ở phương Tây, đế quốc Nga phải đối mặt với sự lớn mạnh của các đế
quốc Anh, Pháp, Đức, Ý. Những miếng mồi béo bở ở phương Đông như Triều
2

Tiên và Trung Quốc khiến Nga không khỏi thèm khát, nhưng các nước đế quốc
khác cũng bộc lộ rõ ý định xâm lấn. Đế quốc Nga phải cạnh tranh với hàng loạt
các cường quốc tư bản để giành giật lợi ích, nhất là sự nổi lên mạnh mẽ của đế
quốc Nhật Bản – nước đế quốc duy nhất ở châu Á. Lãnh thổ Nga rộng lớn nằm
trên cả hai châu lục là châu Âu và châu Á, mối quan tâm của Nga vì thế phải trải
đều trên cả hai mặt trận.
Quá trình tranh giành thị trường thuộc địa của chủ nghĩa tư bản cuối thể kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX đã khiến mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay
gắt. Một cuộc thế chiến giữa các khối đế quốc đối lập là hệ quả tất yếu sẽ xảy ra.
Đế quốc Nga – một trong những nước đế quốc hùng mạnh nhất lúc này cũng
không thể đứng ngoài cuộc chiến.
Vấn đề đối ngoại của đế quốc Nga cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã
được nhiều học giả trên thế giới quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu.
Tuy mỗi tác giả lại có những nhận định khác nhau, nhưng đều có đóng góp trong
việc làm sáng tỏ thêm những khía cạnh về đối ngoại Nga giai đoạn này. Với đề
tài “Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917”, luận văn muốn góp
phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề: Những nhân tố nào tác động đến ngoại
giao Nga? Nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của đế quốc
Nga 1861-1917 được thực hiện như thế nào? Những đặc điểm và tác động của
đối ngoại Nga giai đoạn 1861-1917 là gì?
Giải quyết những những vấn đề trên có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu
sắc: vấn đề sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về chính sách đối ngoại của đế quốc Nga
giai đoạn cuối thế kỉ XIX, những năm đầu thế kỉ XX; thấy được đặc điểm và tác
động của đối ngoại Nga đối với lịch sử thế giới cận đại, đặc biệt trong giai đoạn
chiến tranh thế giới thứ nhất - cuộc chiến tranh thảm khốc của lịch sử loài người.
Có cái nhìn khách quan và toàn diện về đối ngoại của đế quốc Nga nói riêng và
đối ngoại của các nước đế quốc nói chung. Chính sách đối ngoại của đế quốc
Nga 1861-1917 để lại nhiều kinh nghiệm về đối ngoại cho nhiều quốc gia hiện
3

nay. Khóa luận hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích để học tập và
nghiên cứu lịch sử Nga thời cận đại nói riêng và lịch sử thế giới nói chung.
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề: “Chính sách đối
ngoại của đế quốc Nga 1861-1917” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 là một trong
những vấn đề quan trọng của lịch sử thế giới những năm cuối thời cận đại. Các
đối sách ngoại giao của đế quốc Nga hùng mạnh đã có những tác động sâu sắc
đối với lịch sử Nga, đối với khu vực Á-Âu và trong quan hệ quốc tế. Ý nghĩa
khoa học, lịch sử của vấn đề cũng như hệ quả của nó tiếp tục được rất nhiều học
giả quan tâm nghiên cứu. Dưới đây, xin giới thiệu một số thành tựu và công
trình nghiên cứu tiêu biểu.
2.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài
V.I. Lênin trong các tác phẩm Về chủ nghĩa đế quốc; Sự phát triển chủ
nghĩa tư bản ở Nga; Cuộc cải cách nông dân và cuộc cách mạng vô sản nông
dân, đã trình bày về sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản Nga,
phong trào đấu tranh cách mạng đưa đến những tiền đề của cuộc cách mạng ở
Nga năm 1917. Các bài viết đăng trên báo Tia lửa số 1, tháng Chạp năm 1900,
Tiến lên số 2 ngày 14-1-1905, Lênin đã phân tích những tổn thất to lớn mà Nga
phải trả cho chính sách bành trướng ở Đông Bắc Á – một trong những chính
sách ngoại giao quan trọng của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917.
Tác giả Frederic William Unger với tác phẩm Russian and Japan, and A
Complete history of the war in the Far East (Nga và Nhật Bản, và một bộ sử
hoàn thiện về cuộc chiến tranh tại Viễn Đông) xuất bản bởi Philadelphia:
World Bible House, năm 1904. Tác giả đã trình bày những chính sách tham
vọng bành trướng của Nga từ thời Pyotr Đại đế và lịch sử Nhật từ khi đô đốc
Perry thực hiện chính sách mở cửa và xung đột giữa hai nước ở Trung Quốc và
Triều Tiên. Trong đó, từ Chương 8. Nga chiếm đóng Mãn Châu và Lữ Thuận
Khẩu, tác giả phân tích vai trò quan trọng của Mãn Châu và cảng Lữ Thuận
4

cũng như quá trình Nga nắm giữ lãnh thổ Trung Quốc. Những mâu thuẫn giữa
Nga và Nhật Bản dẫn đến cuộc chiến tranh 1904-1905.
Cuốn The Russian advance (Sự phát triển của Nga), của tác giả Albert J.
Beveridge, xuất bản năm 1904 tại New York, là một trong số những tác phẩm
nghiên cứu về nước Nga những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tác phẩm
gồm có 29 chương với 480 trang, đã phân tích những vấn đề cơ bản trong sự
phát triển của đế quốc Nga. Tác phẩm đề cập nhiều đến quá trình Nga hóa ở
Mãn Châu. Ngoài ra, tác phẩm còn đề cập đến mối quan hệ giữa Nga và các
nước đế quốc có cùng quyền lợi và tham vọng ở Đông Bắc Á như Đức, Mĩ.
2.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Hương trong công trình Chính sách đối ngoại
của Nga qua các thời đại 1237-1945, Nhà xuất bản Vinh – Phổ thông, xuất bản
1946, đã khái quát chính sách đối ngoại của Nga từ khi hình thành cho đến khi
kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.Trong phần II, tác giả đã trình bày Cuộc
đông và nam tiến của nước Nga quân chủ, tuy nhiên còn hết sức khái lược. Vấn
đề ngoại giao của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 vẫn còn chưa sáng tỏ. Mặc
dù vậy, đây là tài liệu cần thiết để tìm hiểu về lịch sử Nga nói chung và chính
sách đối ngoại của Nga nói riêng.
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đào Tuấn Thành, Phạm Thu Nga, Đoàn
Trung (2005), Lịch sử thế giới cận đại, Nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác
phẩm là tư liệu toàn diện về lịch sử thời cận đại, trình bày từ thời kì các cuộc các
mạng tư sản giữa thế kỉ XVI đến giai đoạn thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tác phẩm
đã nói đến mối quan hệ và tác động lẫn nhau giữa các đế quốc từ nửa cuối thế kỉ
XIX dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918, quan hệ quốc tế đầu thế kỉ
XX. Đế quốc Nga cũng được trình bày trong quan hệ quốc tế phức tạp đó. Tuy
nhiên tác phẩm không trình bày chi tiết về đối ngoại của đế quốc Nga mà chỉ nói
đến quan hệ quốc tế chung.
Trần Thị Nhung (2008), Bán đảo Bancăng trong quan hệ quốc tế cuối
thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà
5

Nội. Tác giả đã trình bày cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc
châu Âu tại bán đảo Balkan trong quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX; tác động của cuộc đấu tranh giữa các cường quốc đó đến sự hình thành hai
khối quân sự đối lập ở châu Âu chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ nhất. Sự
tác động và tầm ảnh hưởng của đế quốc Nga đã được đề cập đến, tuy nhiên chưa
đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
Hà Thị Lịch, Triệu Thị Hương Liên (2010), Giáo trình lịch sử quan hệ
quốc tế từ 1871 đến nay, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ. Tác phẩm
trình bày chi tiết quan hệ quốc tế từ cuối thế kỉ XIX đến thập kỉ đầu của thế kỉ
XXI. Trong đó, chương 1 Quan hệ quốc tế từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1918 đã
trình bày sự hình thành các khối quân sự và chính trị ở lục địa châu Âu, cuộc
tranh giành giữa các nước đế quốc để phân chia thế giới, và quan hệ quốc tế
quốc tế từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918. Quan hệ giữa Nga và các đế quốc khác
cũng được đề cập đến. Đó đều là các vấn đề chứa đựng nội dung chính sách đối
ngoại của đế quốc Nga giai đoạn này.
Đào Thị Mĩ Lương (2014), Chính sách của Đức với các cường quốc
châu Âu từ 1871 đến 1914, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà
Nội. Tác giả đã trình bày chính sách về đối ngoại của Đức với các cường quốc
phương Tây, trong đó có quan hệ ngoại giao Đức-Nga. Ngoại giao với Đức cũng
là một trong những trọng tâm của đối ngoại Nga giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu
thế kỉ XX. Nhưng bên cạnh đó, đối ngoại Nga còn liên quan đến rất nhiều các
cường quốc khác, đó là vấn đề cần được làm sáng tỏ hơn.
Nguyễn Thị Thắng (2014), Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc
giải quyết các tranh chấp quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia
Hà Nội. Tác phẩm nghiên cứu về Tòa án trọng tài La Haye từ khi hình thành và
những hoạt động của tòa án quốc tế này cho đến thập niên đầu của thế kỉ XXI.
Trong đó, Luận văn trình bày một phần nhỏ về Công ước La Haye 1899 – công
ước hòa bình được đế quốc Nga đề xuất việc kí kết, là một nội dung nằm trong
chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917.
6

Vũ Dương Ninh-Nguyễn Văn Hồng (2015), trong cuốn Lịch sử thế giới
cận đại, Nhà xuất bản Giáo dục, đã trình bày 2 nội dung lớn là lịch sử thế giới
cận đại phương Tây và Phương Đông. Trong phần 1, Lịch sử thế giới cận đại
phương Tây, tác giả trình bày các cuộc cách mạng tư sản, phong trào công nhân
quốc tế và chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong phần 2, Lịch sử thế giới cận đại
phương Đông, tác giả đã trình bày lịch sử các quốc gia phương Đông cận đại,
đặc biệt là Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên - đây là các quốc gia có quan hệ
căng thẳng và phức tạp đối với đế quốc Nga giai đoạn này. Tác phẩm là nguồn
tư liệu giúp chúng tôi có thêm hiểu biết về đế quốc Nga và vấn đề đối ngoại giai
đoạn 1861-1917.
Nhóm tác giả Vũ Dương Ninh (chủ biên), Phan Văn Ban, Nguyễn Văn
Tận, Trần Thị Vinh (2016), Lịch sử quan hệ quốc tế:Từ đầu thời cận đại đến
kết thúc Thế chiến hai, nhà xuất bản Đại học sư phạm. Tác phẩm nghiên cứu
chuyên sâu về quan hệ quốc tế, đặc biệt là quan hệ quốc tế trong quá trình xâm
lược và tranh giành thuộc địa của các nước phương Tây đến kết thúc thế chiến
thứ nhất, là giai đoạn đối ngoại của đế quốc Nga bộc lộ rõ nét. Tuy nhiên tác
phẩm nói đến đối ngoại của đế quốc Nga trong quan hệ quốc tế chung, theo từng
giai đoạn lịch sử, chưa có cái nhìn cụ thể về sự thay đổi cũng như đặc điểm, tác
động mà chính sách đối ngoại của Nga đã để lại.
Nguyễn Phương Mai (2016), Quan hệ Nga-Nhật Bản về vấn đề Triều
Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư
phạm Hà Nội, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ quốc tế thời
kì cận đại. Trong luận án tác giả đi sâu nghiên cứu quan hệ giữa Nga và Nhật
Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Công
trình cũng đã nghiên cứu sâu về vấn đề Mãn Châu của Trung Quốc với mối quan
hệ ngoại giao Nga. Đó là một trong những khía cạnh quan trọng mà chính sách
ngoại giao Nga giai đoạn 1861-1917 đã thực hiện.
Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư (2017), Nước Nga từ nguyên thủy
đến hiện đại, NXB Chính trị quốc gia Sự thật. Tác phẩm là cuốn thông sử về
7

toàn bộ tiến trình lịch sử của nước Nga từ nguyên thủy đến giai đoạn hiện tại.
Trong chương XI: Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và tình hình chính trị, xã
hội, tác giả đã trình bày nội dung chính sách đối ngoại của Nga trong giai đoạn
nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên tác giả trình bày khái quát, theo
trình tự thời gian nên chưa làm rõ được đặc điểm của đối ngoại đế quốc Nga.
Nguyễn Phương Mai (2018), Sa hoàng Nicholas II với sự sụp đổ của đế
quốc Nga đầu thế kỉ XX, Tạp chí khoa học và công nghệ Trường Đại học Hùng
Vương. Tác giả đã trình bày chính sách đối nội và đối ngoại của Nga thời kì Sa
hoàng Nicholas II cầm quyền, hệ quả chính sách cai trị của Nicholas II đối với
nước Nga. Đây là một trong những nội dung quan trọng của chính sách đối
ngoại của đế quốc Nga, nó đánh dấu sự sụp đổ của vương triều quân chủ chuyên
chế Nga hoàng cuối cùng.
Vấn đề: Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917 vẫn còn
những khoảng trống cần làm rõ.
- Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đế quốc Nga giai đoạn 1861-
1917. Các nhân tố chủ quan và khách quan tác động đến chính sách đối ngoại
của đế quốc Nga 1861-1917.
- Các động thái nhằm phục hồi địa vị của đế quốc Nga sau chiến tranh
Krym; những tác động dẫn đến những chính sách bình định chung ở châu Âu,
chính sách bành trướng ở phương Đông. Quá trình trở thành một thành viên của
khối Hiệp ước và chính sách tham chiến trong thế chiến thứ nhất.
- Những đặc điểm của chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn
1861-1917. Tác động mà chính sách đối ngoại của đế quốc Nga gây ra đối với
chính nước Nga, với khu vực và trong quan hệ quốc tế.
Tất cả các công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu quan trọng để
chúng tôi đi vào nghiên cứu, giải quyết các vấn đề của khóa luận. Đồng thời cố
gắng tìm hiểu thêm một số khía cạnh sâu xa hơn trong phạm vi năng lực, nhằm
làm sáng tỏ nhất có thể về chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917.
8

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của khóa luận là chỉ ra những nhân tố tác động, ảnh hưởng đến
các quyết sách ngoại giao của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917. Trình bày nội
dung và quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn này.
Từ đó làm rõ những đặc điểm và tác động của đối ngoại Nga đối với bản thân
nước Nga, đối với khu vực châu Âu, châu Á và quan hệ quốc tế.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần thực hiện là:
- Chỉ ra được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đế quốc Nga giai
đoạn 1861-1917. Những nhân tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng và tác
động đến các chính sách đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn này.
- Trình bày nội dung đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 thể
hiện qua các chính sách: Phục hồi địa vị của Nga sau chiến tranh Krym; chính
sách bình định chung ở châu Âu; chính sách bành trướng ở phương Đông; tham
gia khối Hiệp ước và chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Phân tích, đánh giá những đặc điểm và tác động của đối ngoại Nga giai
đoạn 1861-1917.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu từ cải cách nông nô 1861 đến khi
Nga hoàng Nicholas II – vị Sa hoàng cuối cùng thoái vị năm 1917.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp chuyên ngành: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic là
hai phương pháp chủ yếu.
9

Ngoài hai phương pháp chính nêu trên, trong quá trình thực hiện đề tài,
tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, so
sánh, tổng hợp.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận được triển
khai thành 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc
Nga 1861-1917
Chương 2. Nội dung và quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của đế
quốc Nga 1861-1917
Chương 3. Đặc điểm và tác động của chính sách đối ngoại của đế quốc
Nga 1861-1917
10

CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917
1.1. Khái lược lịch sử Nga 1861-1917
1.1.1. Tình hình kinh tế
Đến giữa thế kỉ XIX, Nga vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, quan
hệ phong kiến còn chiếm địa vị thống trị, phần lớn đất đai nằm trong tay giai cấp
quý tộc địa chủ và nhà nước nông nô chuyên chế. Đại đa số nông dân Nga là
những người nông nô bị áp bức, bóc lột nặng nề, đời sống rất cơ cực. Cũng
trong thời gian này, tính chất tự nhiên của nền kinh tế nông nghiệp nước Nga
dần dần mất đi, thay vào đó là sự xâm nhập mạnh mẽ của quan hệ hàng hóa tiền
tệ vào nông thôn. Một số chủ đất cũng đã bắt đầu kinh doanh theo phương thức
tư bản chủ nghĩa.
Trong bối cảnh đất nước khủng hoảng và tình thế cách mạng chín muồi
vào những năm 60 của thế kỉ XX, xét tương quan lực lượng giữa các giai cấp
trong xã hội, triều đình phong kiến đã thực hiện cải cách tư sản. Nga hoàng
Alexander II đã tiến hành cải cách nông nô 1861, đưa nước Nga vào quỹ đạo
phát triển của chủ nghĩa tư bản thế giới. Từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX,
nước Nga bước vào thời kì công nghiệp hóa.
Các biện pháp kinh tế của Chính phủ trước hết nhằm ngăn chặn sự phá
sản của địa chủ. Được thành lập từ những năm 80 của thế kỉ XIX, ngân hàng
nông dân và Ngân hàng quý tộc hoạt động hết sức tích cực. Ngân hàng quý tộc
cung cấp tín dụng ưu đãi cho địa chủ, còn Ngân hàng nông dân làm trung gian
trong việc bán các lãnh địa, bảo đảm cho địa chủ những điều kiện có lợi nhất.
Quyền lợi của quý tộc dòng dõi được chú ý khi có việc nhượng đất để khai thác
khoáng sản hay xây dựng đường sắt. Nhờ vậy, nhiều quý tộc trở thành các nhà
kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng công nghiệp căn bản hoàn thành vào thập niên 90 của thế
kỉ XIX, nền công nghiệp ở Nga có tốc độ phát triển nhanh chóng. Trong những
năm 1860-1900, sản lượng công nghiệp của Nga tăng 6 lần (trong khi Đức tăng
11

4 lần, Pháp tăng 1,5 lần, Anh tăng 1 lần). Chiều dài đường sắt Nga của Nga phát
triển mạnh, năm 1851 là 650 km thì đến 1892 là 31.200 km [27;30]. Bên cạnh
những trung tâm công nghiệp chủ yếu là Petersburg và Moskva, ở Nga đã hình
thành một số trung tâm công nghiệp như trung tâm dầu lửa ở Bacu, trung tâm
luyện kim Donbat, trung tâm công nghiệp chế tạo máy nằm ven biển Baltik.
Vào những năm 90 của thế kỉ XIX, một cao trào công nghiệp rất rầm rộ
đã diễn ra ở Nga. Các ngành công nghiệp nặng không phải trải qua giai đoạn
công trường thủ công phát triển nhanh. Năm 1900, 5 trong số 16 xí nghiệp luyện
kim ở miền Nam Nga đã sản xuất gần 50% sản lượng gang trong vùng và 25%
sản lượng gang toàn Nga [10;305]. Các ngành công nghiệp chủ đạo – luyện kim,
than đá, dầu mỏ - đạt mức độ tập trung công nhân đặc biệt cao.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thúc đẩy sự phát triển quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa trong nông nghiệp và mở rộng thị trường trong nước. Sự thu hút
tư bản nước ngoài và tốc độ xây dựng đường sắt càng thúc đẩy sự phát triển gấp
rút của công nghiệp. Đến đầu thế kỷ XX, Nga đã vượt Anh, Pháp, Đức về độ dài
đường sắt. Ngoài ra, cải cách tài chính năm 1897 cũng có ý nghĩa lớn – vàng trở
thành cơ sở của hệ thống tiền tệ ở Nga.
Tuy công nghiệp Nga phát triển với tốc độ nhanh nhưng tổng sản lượng
công nghiệp và trình độ kĩ thuật còn kém so với các nước Âu – Mĩ khác. Năm
1911, bình quân đầu người về gang, thép của Nga mới chỉ có 25 kg/người. trong
khi Mĩ là 253 kg/người, Đức là 136 kg/người [27;31]. Mặc dù cuộc cải cách
1861 đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của nước Nga Sa hoàng trên con
đường phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng chủ nghĩa tư bản Nga không phát triển
nhanh chóng, mạnh mẽ bằng các nước khác. Nguyên nhân là nền kinh tế Nga
thấp kém, lạc hậu, tàn dư của chế độ nông nô còn tồn tại, cơ sở của nó là chế độ
sở hữu ruộng đất của quý tộc, địa chủ.
Kinh tế Nga cũng không tránh khỏi khủng hoảng. Những dấu hiệu đầu
tiên của khủng hoảng xuất hiện năm 1899, trước hết trong lĩnh vực công nghiệp
nhẹ, nhưng cũng gây thiệt hại nặng cho ngành luyện kim và ngành chế tạo máy.
12

Sau khi hoành hành dữ dội năm 1902, khủng hoảng chuyển sang giai đoạn suy
thoái kéo dài.
Khủng hoảng kinh tế đã thúc đẩy nhanh quá trình độc quyền hóa trong
công nghiệp Nga. Những tổ chức độc quyền hùng mạnh xuất hiện. Syndicat
Prodamet – công ty bán sản phẩm của các xí nghiệp luyện kim Nga, thành lập
năm 1902, kiểm soát phần lớn công nghiệp luyện kim Nga. Năm 1904, công ty
Produgol được thành lập, nắm độc quyền bán nhiên liệu dầu mỏ ở Donets. Công
ty Nobel – Mazut độc quyền công nghiệp dầu mỏ. Đến năm 1904, Nga đã có 30
tổ chức độc quyền. Đặc điểm của các công ty độc quyền Nga (đặc biệt là các
công ty lớn) đã số là chi nhánh của các công ty độc quyền nước ngoài, Chẳng
hạn như Syndicat Prodamet là do ngân hàng Pháp (Tín dụng Lion, Ngân hàng
Paris) kiểm soát. Còn Produgol chỉ là công ty Nga theo tên gọi, chủ nhân của nó
là tư bản Pháp và Bỉ, ban quản trị công ty đặt tại Paris.
Quá trình tập trung tư bản ngân hàng và sự dung hợp của nó với tư bản
công nghiệp diễn ra khẩn trương. Từ năm 1900-1908, tư bản chủ yếu của 12
ngân hàng cổ phần lớn nhất tăng từ 68,8% lên 78,2% so với tư bản của tất cả các
ngân hàng trong nước. Phần của tư bản nước ngoài trong ngân hàng chiếm tới
1/3 [10;307]. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, người Nga chủ yếu nhập khẩu tư
bản và chỉ đóng vao trò là người xuất khẩu ở các nước lạc hậu hơn như Iran,
Trung Quốc. Khát vọng mở rộng khu vực thống trị, khai thác thuộc địa và chiếm
thị trường mới được thực hiện chủ yếu nhờ xuất khẩu tư bản sang thuộc địa và
nửa thuộc địa “bên trong” – Trung Á và Kavkaz.
Nước Nga chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa trong khi vẫn còn giữ
lại nhiều tàn tích của chế độ nông nô. Vào cuối thế kỉ XIX, 30.000 địa chủ
chiếm hữu 70 triệu dexiatina đất, còn 10.500.000 hộ nông dân chỉ chiếm có 75
triệu dexiatina (trung bình mỗi địa chủ chiếm hữu 2.333 dexiatina ruộng đất,
mỗi hộ nông dân chỉ có 7 dexiatina) [10;307]. Vì thiếu đất, nông dân lại phải
lĩnh canh đất của địa chủ và phải làm việc trong những điều kiện kết sức nặng
nề. Những quan hệ nửa nông nô trong nông nghiệp thể hiện sự lạc hậu tương đối
13

của Nga và sự phụ thuộc của nó vào tư bản nước ngoài. Đạo luật thủ tiêu chế độ
nông nô năm 1861 có tác dụng tạo ra một số điều kiện nhất định cho sự phát
triển chủ nghĩa tư bản ở Nga. Nó làm tăng nguồn cung cấp sức lao động cho
công nghiệp, nâng cao một bước vị thế chính trị của giai cấp tư sản, biến nước
Nga Sa hoàng thành một nước quân chủ tư sản.
Nhưng cuộc cải cách còn nửa chừng, không triệt để. Hầu hết ruộng đất
vẫn phải chịu các thứ tô thuế nặng nề, hàng triệu quần chúng nông dân được giải
phóng về mặt danh nghĩa, không có quyền hành thực sự và vẫn bị lệ thuộc vào
ruộng đất của quý tộc. Nó cũng không tạo nên người công nhân tự do trong nền
sản xuất tư bản chủ nghĩa hay người nông dân tự do mà vẫn bị trói buộc trên
lãnh địa của địa chủ. Những trở lực của sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
chưa được giải quyết căn bản.
Như vậy kinh tế Nga có những đặc điểm riêng khác với nhiều nước. Nó
mang trong mình tính chất “quân sự phong kiến” bởi chế độ Nga hoàng vẫn
thống trị cùng với những tàn tích của chế độ nông nô trên thực tế còn tồn tại.
Nhưng sự phát triển kinh tế của kinh tế của Nga cũng mang những đặc điểm
chung của chủ nghĩa đế quốc. Nga hoàng phải dựa vào các tổ chức lũng đoạn,
tham vọng về lợi nhuận của các tổ chức lũng đoạn khiến Nga hoàng phải thường
xuyên tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược để giành giật quyền lợi kinh
tế. Kinh tế là một trong những khía cạnh tác động lớn đến các chính sách đối
ngoại của đế quốc Nga sau này.
1.1.2. Tình hình chính trị
Đế quốc Nga trong giai đoạn 1861-1917 là một quốc gia theo chế độ
Quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của các triều đại: Nga hoàng Alexander II,
Nga hoàng Alexander III và Nga hoàng Nicholas II. Trong suốt quá trình thống
trị của mình, các Sa hoàng đã để lại những thành tựu vĩ đại, có đóng góp to lớn
cho sự phát triển của đế quốc Nga.
Nga hoàng Alexander II (1818-1881), còn được biết đến như vị Nga
hoàng giải phóng, là một trong những vị Sa hoàng cuối cùng của đế quốc Nga.
14

Ông cũng kiêm nhiệm chức Đại công tước xứ Phần Lan và Vua Ba Lan. Nga
hoàng Alexander II cai trị đế quốc Nga từ năm 1855 đến khi bị ám sát vào năm
1881. Trong quá trình cầm quyền, Nga hoàng Alexander II đã tiến hành cuộc cải
cách nông nô 1861, một trong những dấu mốc quan trọng của lịch sử Nga thời
cận đại. V.I. Lênin đã nhận xét: “Cuộc cải cách nông dân là một cuộc cải cách
có tính chất tư sản do bọn phong kiến thực hiện. Đó là một bước chuyển biến
của nước Nga sang nền quân chủ tư sản’’ [22;18-19]. Cuộc cải cách đã góp
phần giải phóng nông nô Nga, giải quyết khủng hoảng và giữ vững sự thống trị
của chế độ quân chủ. Ngoài ra, Nga hoàng Alexander II còn đề xướng những cải
cách về Đại học (1863), Pháp luật (1864), Báo chí (1865) và Các thành phố
(1870). Những cải cách tiến bộ của ông đã thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa
tư bản ở Nga.
Nga hoàng Alexander III (1845-1894), là vị Nga hoàng kế nhiệm
Alexander II, lên ngôi năm 1881 cho đến khi qua đời năm 1894. Ông cũng làm
Đại công tước Phần Lan và Vua Ba Lan. Khác với cha mình là Nga hoàng
Alexander II – một người theo xu hướng tự do, Nga hoàng Alexander III được
sử sách ghi nhận là một Nga hoàng có tư tưởng phản động và đàn áp nhân dân.
Nga hoàng Nga hoàng Alexander III đã thực hiện chính sách trấn áp những
người mong muốn cải cách chính trị và người Do Thái. Tuy nhiên Nga hoàng
Alexander III cũng đã có đóng góp mang lại sự phát triển cho nền kinh tế của
đất nước, cũng không vướng phải một cuộc chiến tranh nào trong quá trình
thống trị của mình.
Nga hoàng Nicholas II (1868-1918) là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử
Nga, cũng là Đại công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa. Hoàng đế
Nicholas II trị quốc từ 1894 đến 1917. Dưới sự cai trị của ông, đế quốc Nga –
một trong những đế quốc hùng mạnh nhất lúc bấy giờ, đã lâm vào khủng hoảng
kinh tế và quân sự. Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến với đế quốc Nhật Bản
và thất bại. Cũng chính là người ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng
8 năm 1914, đưa Nga vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến tranh khiến
15

nước Nga khủng hoảng trầm trọng hơn. Năm 1971, phong trào Cách mạng
Tháng Hai nổ ra và thắng lợi, Nga hoàng Nicholas II phải thoái vị.
Các triều đại Nga hoàng nói trên đã có những đóng góp to lớn đối với sự
phát triển của đế quốc Nga. Tuy nhiên các triều đại Sa hoàng vẫn theo thể chế
Quân chủ chuyên chế - quyền lực tập trung trong tay Sa hoàng, trong bối cảnh
chủ nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Chế
độ quân chủ Nga hoàng – nền chuyên chính của giai cấp địa chủ - chiếm giữ mọi
đặc quyền về chính trị và mọi đặc lợi về kinh tế. Câu kết chặt chẽ với giai cấp tư
sản, chính quyền Nga hoàng thẳng tay bóc lột và áp bức tàn bạo các tầng lớp
nhân dân lao động, tước đoạt các quyền tự do dân chủ, đàn áp mọi phong trào
đấu tranh đòi dân chủ của nhân dân, duy trì thường xuyên một đội quân đông
đảo gồm cảnh sát, mật thám và hiến binh. Sau cải cách nông nô, chủ nghĩa tư
bản Nga đã có bước phát triển nhưng còn bị chế độ phong kiến kìm hãm, còn
nhiều tàn dư nông nô lạc hậu. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản Nga đang trên
đà phát triển với chế độ quân chủ ngày càng gay gắt.
Trong khi đó ở các cường quốc khác, chế độ Quân chủ chuyên chế lạc hậu
đã bị thủ tiêu. Ở vương quốc Anh tuy tồn tại chế độ Quân chủ lập hiến, song về
thực chất là chế độ tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản thực hiện quyền thống trị
thông qua chế độ hai đảng (Tự do và Bảo thủ - đều phục vụ cho giai cấp tư sản).
Ở nước Đức, Hiến pháp năm 1871 đã quy định nước Đức là một quốc gia Liên
bang, quyền lực tập trung vào tay liên minh tư sản và quý tộc tư sản hóa. Ở nước
Pháp, ngày 30-1-1875 Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp xây dựng chế độ
cộng hòa. Những thể chế chính trị mới mặc dù còn tồn tại những hạn chế, nhưng
nó là bước phát triển cao hơn chế độ quân chủ chuyên chế đã không còn phù
hợp với thời đại mới. Thực tế cho thấy, thể chế chính trị đại diện cho quyền lợi
của giai cấp tư sản đã định hướng và thực thi những quyết sách tích cực và quan
trọng, góp phần đem lại những bước tiến vượt bậc cho quốc gia dân tộc mình.
Các cường quốc tư bản châu Âu đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành những
thế lực lớn mạnh hàng đầu cả về chính trị và kinh tế trên phạm vi thế giới.
16

Trong hàng ngũ các cường quốc tư bản lúc này, đế quốc Nga vẫn là nước
trung thành với thể chế quân chủ. Là một nền chính trị mà quyền lực nằm trong
tay Sa hoàng, mọi chính sách trong cách lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đều
nhằm mục đích bảo vệ quyền thống trị của nhà nước phong kiến, trong một số
trường hợp nó còn đặt lên trên lợi ích của quốc gia dân tộc. Những điểm hạn chế
của nền quân chủ chuyên chế Nga dần bộc lộ, điều đó có ảnh hưởng vô cùng sâu
sắc đến sự phát triển của đế quốc Nga.
Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Nga là “đế quốc phong kiến – quân sự”
với những tàn tích của chế độ phong kiến quân phiệt. Cũng giống như các đế
quốc quân phiệt khác, chủ nghĩa quân phiệt Nga là tư tưởng của một chính
phủ rằng nhà nước nên duy trì khả năng quân sự mạnh mẽ và sử dụng để mở
rộng lợi ích hoặc giá trị quốc gia. Nó cũng ám chỉ sự tôn vinh của quân đội và lý
tưởng của một lớp quân sự chuyên nghiệp và “ưu thế của các lực lượng vũ trang
trong chính quyền hoặc chính sách của nhà nước”. Điều này đã được thể hiện
xuyên suốt trong tiến trình phát triển của đế quốc Nga, quân đội của Nga hoàng
luôn là một trong những đội quân hùng mạnh nhất. Chủ nghĩa quân phiệt Nga
giai đoạn 1861-1917 cũng đã được bộc lộ rõ nét dưới chế độ của ba vị Nga
hoàng Alexander II, Nga hoàng Alexander III và Nga hoàng Nicholas II.
Chủ nghĩa đế quốc Nga - “đế quốc phong kiến – quân sự” và những hệ
quả mà nó gây ra đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của nước Nga giai
đoạn 1861-1917. Chế độ quân chủ Nga đã đi đến giai đoạn cuối trong chặng
đường lịch sử của mình. Sứ mệnh lịch sử của nó chuẩn bị kết thúc, nhường chỗ
cho một thể chế mới tích cực hơn, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử
thể giới cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
1.1.3. Tình hình xã hội
Tình hình xã hội của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 có những biến
động mạnh mẽ. Sau cuộc cải cách nông nô 1861, giai cấp phong kiến củng cố
thêm địa vị và tăng thêm những đặc quyền. Bộ máy nhà nước chuyên chế ở cấp
cao không thay đổi nhiều, những cải cách hành chính từ cấp tỉnh chưa động
17

chạm nhiều tới quyền lực phong kiến. Tuy vậy cải cách và sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản sau cải cách đã tạo ra những biến đổi lớn trong cơ cấu xã hội Nga.
Giai cấp xã hội mới là giai cấp tư sản và vô sản được hình thành trong quá
trình phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nga. Do đặc điểm phát triển tư bản chủ
nghĩa Nga với sự bảo trợ của nhà nước và sự tham gia đáng kể của chủ nghĩa tư
bản nước ngoài, giai cấp tư sản Nga yếu ớt và lệ thuộc. Giai cấp tư sản cần chế
độ chuyên chế, vì chỉ có chế độ Nga hoàng với bộ máy đàn áp khổng lồ của nó
và chính sách nâng đỡ về tài chính cho các doanh nhân, mới đảm bảo mức bóc
lột cao đối với giai cấp vô sản. Cho đến cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản vẫn
chưa có tiếng nói chính trị độc lập.
Khác với giai cấp tư sản, giai cấp vô sản Nga được hình thành và phát
triển nhanh chóng cả về số lượng và ý thức giai cấp. Giai cấp vô sản chiếm số
lượng đông đảo nhưng không có đất đai để sản xuất, lại phải chịu ba tầng áp bức
bóc lột, đời sống vô cùng cực khổ. Trong 25 năm sau cải cách, số lượng công
nhân tăng từ 706.000 lên 1.432.000 người [10;275]. Nền công nghiệp phát triển
tập trung làm cho công nhân Nga cũng tập trung trong các xí nghiệp lớn. Đời
sống của công nhân Nga cũng hết cơ cực, chịu mọi sự bóc lột, áp bức tàn tệ của
chế độ tư bản chủ nghĩa. Không những bị chính phủ Nga hoàng, giai cấp tư sản
trong nước bóc lột mà còn bị giai cấp tư sản nước ngoài áp bức. Cho đến cuộc
khủng hoảng kinh tế 1900-1903, tình cảnh công nhân Nga càng thêm điêu đứng.
Nhà máy bị đóng cửa, công nhân thất nghiệp tăng, tiền lương giảm sút, ngày lao
động kéo dài từ 12 đến 14 giờ, điều kiện sinh hoạt tồi tệ [2;275].
Do đặc điểm của nước Nga là đế quốc phong kiến quân phiệt, nên mâu
thuẫn giai cấp trong lòng nước Nga đặc biệt phức tạp. Mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản với giai cấp tư sản và chính quyền phong kiến là mâu thuẫn chủ đạo và
ngày càng gay gắt. Ngoài mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản còn
có mâu thuẫn giữa địa chủ quý tộc, tư sản với nông dân và trên một chừng mực
có mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với chế độ phong kiến.
18

Các dân tộc bị áp bức ở những vùng biên khu cũng thể hiện sự bất bình
trước ách áp bức của Nga hoàng. Thực tế, đại bộ phận nhân dân các dân tộc bị
áp bức là quần chúng nông dân nghèo khổ, bị áp bức bóc lột hết sức thậm tệ.
Trong những điều kiện của giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, mâu thuẫn dân tộc và
cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc ngày càng trở nên gay gắt và không
ngừng tăng lên.
Nếu như Nga hoàng Alexander II đã tiến hành đối nội với mục đích thực
hiện một nền dân chủ, thì dưới các triều đại của Nga hoàng Alexander III và
Nga hoàng Nicholas II tích cực thiết lập nền cai trị chuyên chế. Sa hoàng
Nicholas II đã thực hiện chính sách đối nội với trọng tâm là “bảo vệ những cơ
sở của nhà nước”. Thông thường đó là việc đàn áp khốc liệt phong trào cách
mạng và mọi hình thức tự do ngôn luận, giám sát chặt chẽ đối với công nhân,
sinh viên và khủng bố các nhà cách mạng kết hợp với việc cấm các tổ chức tự
do của giai cấp tư sản và địa chủ. Mùa xuân năm 1895, Sa hoàng Nicholas II đã
“nổi tiếng” trong cả nước vì đã công khai ra lệnh bắn vào công nhân Yaroslav.
Chính phủ Nga hoàng còn tìm cách làm giảm đến mức tối thiểu ảnh
hưởng của các danh nhân văn hóa Nga: Rút phép thông công đối với Lev Tolstoi
- một tiểu thuyết gia, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình và chủ nghĩa
vô chính phủ (năm 1901); không phê chuẩn việc bầu nhà văn, nhà hoạt động
chính trị M. Gorki là viện sĩ danh dự (năm 1902); cấm tổ chức kỷ niệm 30 năm
ngày mất của văn hào Ivan Sergeyevich Turgenev – một nhà văn có tư tưởng
chống chế độ nông nô. Đỉnh cao của sự chuyên chế chính là sự kiện “Ngày Chủ
nhật đẫm máu” 9-1-1905, khi Sa hoàng hạ lệnh xả súng vào đoàn người thỉnh
nguyện làm 1000 người chết, 5000 bị thương [23;95].
“Việc bảo vệ những cơ sở của nhà nước” còn là cơ sở chính sách của
chính phủ Nga hoàng ở các vùng dân tộc ngoại vi. Theo số liệu điều tra dân số
năm 1897, người Nga chiếm 43% dân số của đế quốc Nga, người Ukraina –
17%, người Belorussia – 4%, người Kazakh) – hơn 3%. người Tatar – khoảng
3% [10;309]. Chính phủ Nga dùng chính sách “Nga hóa” và chính sách “chia để
19

trị” ở các vùng dân tộc thuộc đế quốc Nga. Mọi biểu hiện của tư tưởng tự do,
giải phóng đều bị trấn áp. Nhân dân các dân tộc không phải Nga đã rên xiết dưới
hai ách áp bức: ách áp bức dân tộc của chế độ Nga hoàng và ách áp bức xã hội
của bọn chúa đất và tư sản địa phương. Chính quyền Nga hoàng còn thi hành
chính sách kỳ thị chủng tộc: chia rẽ và gây hằn thù giữa các dân tộc, cấm giảng
dạy và xuất bản sách báo bằng tiếng mẹ đẻ. Trong những điều kiện của chủ
nghĩa đế quốc, ách áp bức dân tộc lại càng nặng nề hơn. Chính vì thế, V.I. Lênin
đã gọi đế quốc Nga là “nhà tù của các dân tộc” [23,4].
Tuy bị chính quyền kiểm soát gay gắt, nhưng phong trào đấu tranh của
quần chúng nhân dân vẫn liên tục nổ ra và góp phần làm suy yếu chính quyền
phong kiến. Cùng với đó, sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những
quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp những hình thái kinh tế tiên tiến nhất
và lạc hậu nhất đã khiến những mâu thuẫn trong lòng nước Nga không có xu
hướng giảm bớt mà ngày càng hội tụ và diễn biến tiêu cực. Có những mâu thuẫn
thuộc chủ nghĩa tư bản đồng thời lại có những mâu thuẫn của xã hội phong kiến
chưa được giải quyết.
Tình hình xã hội nước Nga giai đoạn 1861-1917 diễn biến hết sức phức
tạp. Chính sự gay gắt của mâu thuẫn đó đã dẫn tới sự hình thành những tiền đề
khách quan cho một cuộc cách mạng xã hội ở nước Nga. Trong lòng đế quốc
Nga – nhà tù của các dân tộc, một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ
xảy ra. Thực tế nó còn là cuộc cách mạng tiên phong, lật đổ chính quyền phong
kiến Nga hoàng trong nước, mở ra thời kì phát triển của chủ nghĩa xã hội trên
toàn thế giới.
Những tác nhân trên đã làm cho nước Nga trở thành khâu yếu nhất trong
sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Tình hình chính trị trong nước
bất ổn, khủng hoảng liên tiếp nổ ra đe dọa đến quyền thống trị của chính quyền
phong kiến. Nga hoàng buộc phải thay đổi các đối sách ngoại giao để tập trung
giải quyết tình thế khó khăn trong nước. Điều đó chứng tỏ sự tác động lớn lao
của tình hình xã hội đối với ngoại giao của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917.
20

1.2. Nhân tố khách quan tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga
1.2.1. Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc nửa sau thế kỉ XIX
Trong những năm cuối thế kỉ XIX với sự thành công của cuộc cách mạng
công nghiệp, các nước tư bản Âu, Mĩ và Nhật Bản đã phát triển vô cùng mạnh
mẽ. Trên cơ sở đó, các nước tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn
độc quyền hay chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa đế quốc chính là chính sách mở
rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng của một quốc gia thông qua hoạt động thuộc
địa hóa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.
Trong nhiều lĩnh vực sản xuất, tự do cạnh tranh dần được thay thế bằng
các “tổ chức độc quyền” (tổ chức lũng đoạn) xuất hiện, dưới nhiều hình thức
khác nhau như: Cacten, Xanhdica, Torot. Sự xuất hiện của các tổ chức độc
quyền một mặt đánh dấu bước phát triển lớn trong tổ chức và quản lí sản xuất,
tạo nên một khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn và chất lượng cao; mặt khác, là
sự phổ biến của hiện tượng các xí nghiệp sử dụng những phương pháp cạnh
tranh quyết liệt để thu phục hoặc đánh bại đối thủ cạnh tranh yếu thế hơn, và sự
bóc lột công nhân cũng dã man và tinh vi hơn. Các tổ chức độc quyền xuất hiện
là đặc trưng quan trọng nhất, là tiêu chí số một để xác định chủ nghĩa tư bản đã
chuyển sang giai đoạn đế quốc.
Cùng với sự xuất hiện của các tổ chức độc quyền, hình thức đặc biệt của
tư bản là “tư bản tài chính”. Nó phát triển trên cơ sở các tổ chức lũng đoạn.
“Xuất khẩu tư bản” là đặc trưng quan trọng của thời kì lũng đoạn. Nếu như ở
thời kì tự do cạnh tranh, các nhà tư bản chủ yếu xuất khẩu hàng hóa, thì ở giai
đoạn lũng đoạn, họ chủ yếu chuyển vốn ra nước ngoài, kinh doanh dưới hình
thức mở các xí nghiệp, xây dựng các công trình giao thông hay đem cho vay
nặng lãi để thu lời lớn.
Trong quá trình xuất khẩu tư bản, các nước tư bản “già” (Anh, Pháp)
thường thu được nhiều lợi nhuận hơn các nước tư bản “trẻ” (Đức, Mĩ, Nhật) vì
có nhiều thuộc địa hơn, vì thế thuộc địa trở thành vấn đề căng thẳng và mâu
thuẫn sâu sắc giữa các đế quốc. Để tạm thời hòa hoãn mâu thuẫn, các liên minh
21

độc quyền thương lượng với nhau lập nên “các tổ chức lũng đoạn quốc tế”,
nhằm mục đích phân chia lại thị trường tiêu thụ hàng hóa và đầu tư tư bản. Thời
kì này, “xâm lược thuộc địa” cũng được các cường quốc tư bản đẩy mạnh hơn,
nhắm đến những vùng đất “vô chủ”.
Sau khi phân tích một cách khoa học giai đoạn phát triển mới của chủ
nghĩa tư bản, nêu lên bản chất và địa vị lịch sử của nó, V.I. Lênin đã khái quát
một cách ngắn gọn 5 đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc:
- Sự tập trung sản xuất và tư bản đạt tới mức độ phát triển cao, tạo thành
những tổ chức lũng đoạn có một vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế.
- Tư bản ngân hàng kết hợp với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.
- Việc xuất khẩu tư bản thành đặc biệt quan trọng.
- Sự hình thành những khối liên minh tư bản độc quyền chia nhau thế
giới.
- Các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới
[1;133].
Các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đều có 5 đặc trưng
trên. Mỗi nước đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc với những đặc trưng
riêng biệt. Ở Mĩ là sự hình thành các “torot khổng lồ” với những tập đoàn tư bản
tài chính giàu sụ; ở Anh là “đế quốc thực dân” với hệ thống thuộc địa rộng lớn
và đông dân; ở Pháp là “đế quốc cho vay lãi” với những món tiền cho vay xuất
khẩu sang các nước khác; ở Đức là “đế quốc tư sản – Iuncơ” với sự cấu kết về
quyền lợi giữa hai giai cấp tư sản và quý tộc; và ở Nhật Bản là “đế quốc phong
kiến – quân sự”.
Có thể thấy, đến cuối thế kỉ XIX các nước tư bản trên thế giới có sự
chuyển nhất định. Một số nước đi vào con đường tư bản muộn nhưng phát huy
được những lợi thế riêng, đặc biệt là việc áp dụng được những thành tựu khoa
học kĩ thuật đã có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt, vượt qua các nước tư bản cũ.
Mâu thuẫn lợi ích chính trị - kinh tế giữa các nước đế quốc liên tục nổ ra. Việc
liên minh giữa các nước đế quốc đưa tới sự hình thành các khối quân sự và
22

chính trị ở châu Âu: Liên minh Ba Hoàng đế Đức – Áo – Nga năm 1873; Liên
minh Đức – Áo Hung – Ý năm 1882.
Trong những năm 30 cuối thế kỉ XIX, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
tiến lên chủ nghĩa đế quốc thúc giục các cường quốc tư bản đẩy mạnh chính
sách xâm lược thuộc địa, nhằm mở rộng hơn thị trường tiêu thụ hàng cho chính
quốc, độc chiếm những nguồn cung cấp nguyên liệu và các khu vực đầu tư béo
bở nhất. Cuộc đấu tranh để phân chia lại thế giới nổ ra, đối tượng chính của các
cuộc bành trướng là các nước chậm tiến ở châu Âu, châu Á, châu Phi và khu vực
châu Mĩ Latinh.
Cuộc chiến tranh giành giật châu Á của các cường quốc tư bản diễn ra rất
ác liệt. Trong thập kỉ 80 của thế kỉ XIX, Anh đã hoàn thành việc chinh phục Mã
Lai, Miến Điện. Pháp chiếm được Việt Nam và tìm cách tiến sang Lào. Trung
Quốc – một quốc gia rộng lớn, đông dân và giàu có là nơi cạnh tranh gay gắt của
các cường quốc tư bản: Anh, Pháp, Đức, Nhật. Ở châu Phi, tuy tiến hành xâm
chiếm thuộc địa muộn, song Đức cũng chinh phục được một số thuộc địa ở Tây
Phi và Nam Phi. Bồ Đào Nha chiếm được Angola và Modambich, còn Bỉ kiểm
soát lưu vực sông Congo. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, phần lớn mặt địa cầu
đã bị các cường quốc tư bản phân chia xong, chỉ còn một số vùng đất chưa bị
các nước đế quốc cướp đoạt: Maroc, Etiopia, Ba Tư và một số nước Mĩ Latinh.
Tuy nhiên các nước này vẫn bị lệ thuộc vào nước ngoài.
Như vậy, khi chủ nghĩa tư bản phát triển và tiến lên chủ nghĩa đế quốc,
mỗi nước đế quốc đều có những tham vọng và tính toán riêng của mình để tranh
giành lợi thế và ảnh hưởng trên thế giới. Điều này tác động to lớn khiến quan hệ
quốc tế giai đoạn này cực biến động và phức tạp. Những biến động giai đoạn
này là thách thức to lớn đối với đế quốc Nga và đối với ngoại giao Nga nói
riêng. Nó đặt ra yêu cầu cho đế quốc Nga phải xây dựng và triển khai những
những kế hoạch ngoại giao đúng đắn. Các quyết sách ngoại giao của đế quốc
Nga đã được thi hành với mục tiêu nâng cao vị thế của mình, giành giật được
nhiều nguồn lợi để xây dựng và phát triển đất nước hùng mạnh.
23

1.2.2. Mâu thuẫn căng thẳng trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX
Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế thế kỉ XIX còn dẫn
đến những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các nước đế quốc giai đoạn đầu thế kỉ
XX. Những nước đế quốc “già” như Anh, Pháp ngày càng suy yếu về kinh tế
nhưng vẫn nắm trong tay nhiều thuộc địa. Cho đến năm 1900, diện tích đất đai
thuộc Anh lên tới 33 triệu km2 với số dân là 370 triệu người, gấp 7 lần thuộc địa
của Pháp và gấp 10 lần thuộc địa của Nga [15;74].
Các đế quốc “trẻ” như Đức, Mĩ, Nhật không có nhiều thị trường thuộc
địa, muốn chiếm nhiều vùng đất mới nhưng thế giới lúc này gần như đã được
phân chia hết, không còn chỗ trống. Vấn đề bành trướng thuộc địa lúc này bên
cạnh việc xâm chiếm các vùng đất “vô chủ”, còn là sự tranh chấp để giành giật
thuộc địa của nhau giữa các cường quốc.
Đó là nguyên nhân chính đưa đến những cuộc chiến tranh giành thuộc địa
giữa các đế quốc. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha nổ ra 1898, là cuộc chiến tranh
đế quốc đầu tiên nhằm phân chia lại thế giới. Duyên cớ trực tiếp để Mĩ gây
chiến là vụ nổ chiếc tàu chiến Maino, neo đậu tại La Habana (Cuba). Để che đậy
mưu đồ xâm lược của mình, Mĩ lên tiếng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
của nhân dân các nước Cuba, Philippin đang đấu tranh chống lại ách thống trị
của thực dân Tây Ban Nha. Nhưng sau khi chiến thắng Mĩ đã biến Cuba và
Philippin thành những đầu cầu để bành trướng sang khu vực Mĩ Latinh và miền
Tây Thái Bình Dương, trước tiên là Trung Quốc.
Chiến tranh Anh – Boer (1889 – 1902) là động thái bành trướng tiếp theo
của đế quốc Anh trong giai đoạn này. Hai xứ Orangio và Toranxvan, là hai sứ sở
nhỏ bé của người Boer nhưng lại rất quan trọng vì có nhiều mỏ vàng và kim
cương. Sau nhiều thất bại trong âm mưu khuất phục người Boer, tháng 10-1899
Anh đánh chiếm vùng đất này. Phải mất tới 31 tháng và chịu nhiều tổn thất, Anh
mới đánh bại được cuộc kháng chiến kiên cường của nhân dân Orangio và
Toranxvan. Từ đây, thuộc địa của Anh nối liền một dải đất rộng lớn từ Keptao
đến Cairo, càng gây thêm mâu thuẫn với các đế quốc khác như Pháp, Đức.
24

Ở châu Á và đặc biệt là Đông Bắc Á, sự tranh chấp giữa các nước đế quốc
cũng được thể hiện rõ nét, trong đó Nhật Bản và Nga là hai cường quốc có
chung mục tiêu xâm chiếm khu vực này. Triều Tiên và Mãn Châu ở Đông Bắc
Á từ lâu đã được Nhật Bản hướng đến vì vị trí chiến lược về chính trị và nguồn
lợi kinh tế khổng lồ. Triều Tiên sở hữu những cảng biển thương mại quan trọng
tạo điều kiện thuận lợi để làm chủ Thái Bình Dương của Nhật như Pusan,
Masampo. Nguồn tài nguyên dồi dào như gỗ, quặng kim loại… đều là những
nguyên liệu cần thiết cho các ngành công nghiệp của đế quốc Nhật - một đế
quốc trẻ đang lên. Để hiện thực hóa những tham vọng của mình, đế quốc Nhật
đã từng bước xâm nhập vào Triều Tiên và Mãn Châu. Tham vọng của Nhật Bản
đã động chậm đến lợi ích mà đế quốc Nga cũng đang khao khát ở Đông Bắc Á.
Do vậy, tranh chấp giữa đế quốc Nga và Nhật Bản gia tăng và mẫu thuẫn giữa
hai nước đế quốc ngày càng găy gắt, có tác động lớn đến sự phát triển của khu
vực Đông Bác Á giai đoạn này.
Những cuộc khủng hoảng đầu thế kỉ XX càng góp phần khiến mâu thuẫn
giữa các nước đế quốc trầm trọng hơn. Trước hết là khủng hoảng Maroc lần thứ
nhất (1905-1906). Về phía Đức, do thất bại trong việc phá vỡ liên minh Nga –
Pháp cũng như việc ngăn cản quá trình hình thành liên minh Pháp – Anh nên đã
công khai đòi chia lại quyền lợi ở Maroc. Giới tư bản công nghiệp Đức rất thèm
khát vùng đất giàu có tài nguyên và khoáng sản này nên đã xúi giục chính phủ
Đức gây ra cuộc khủng hoảng ở Maroc lần thứ nhất. Hội nghị quốc tế và vấn đề
Maroc được tổ chức từ tháng 1 đến tháng 4-1906 với sự tham gia của Anh,
Pháp, Tây Ban Nha, Áo và Đức. Hội nghị đã thông qua nghị quyết hoàn toàn bất
lợi cho Đức.
Khủng hoảng Maroc lần thứ hai (1911) tiếp tục nổ ra. Pháp lấy cớ lập lại
trật tự và bảo vệ kiều dân, cho quân đội vào chiếm đóng Phet. Nhân cơ hội đó,
Đức phái chiến hạm “Con báo” với sự hỗ trợ của tuần dương hạm Berlin tới
cảng Agadia với lí do bảo vệ kiều dân Đức để đòi Pháp phân chia một phần đất
đai Maroc. Quan hệ Đức – Pháp trở nên căng thẳng, sẵn sàng xung đột với nhau.
25

Nước Ý coi cuộc khủng hoảng ở Maroc lần thứ hai là thời cơ thuận lợi
nhất để thực thi hiệp ước đã kí với Pháp trước đây, trong đó Ý thừa nhận để
Pháp chiếm Maroc còn Pháp để cho Ý được tự do hành động ở Sirenaica và
Tripolitani, lúc bấy giờ đang là thuộc địa của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 28-9-1911,
cuộc chiến tranh giữa Ý với Thổ Nhĩ Kỳ bùng nổ đánh dấu cho cuộc khủng
hoảng tiếp theo trong giai đoạn này.
Chiến tranh Ý – Thổ đã làm cho lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ bị suy yếu
nghiêm trọng, tạo điều kiện cho các quốc gia ở khu vực Balkan xích lại gần
nhau. Hai nước lớn trong khu vực là Serbia và Bungari gạt bỏ mối thâm thù
trước đây để hợp lực cùng nhau tiến hành chiến tranh chống Thổ. Tháng 10-
1912 chiến tranh bùng nổ và kết thúc bằng sự thất bại của Thổ Nhĩ Kỳ. Lợi dụng
các nước Balkan tranh giành nhau phần hơn trong việc phân chia quyền lợi sau
chiến tranh, các nước Đức và Áo – Hung tìm cách chia rẽ liên minh Balkan.
Mâu thuẫn nội bộ trong các nước Balkan nảy sinh dẫn đến cuộc chiến tranh
Balkan lần hai. Kết quả, Bungari thất bại, buộc phải kí hiệp định đình chiến 10-
8-1913. Sự thất bại của Bungari đã làm cho hai khối Đức – Áo – Hung và Nga –
Anh – Pháp không hài lòng. Cuộc khủng hoảng Balkan (1912-1913) là bước
cuối đưa xung đột giữa hai khối lên đỉnh điểm.
Như vậy, vào những năm đầu thế kỉ XX, vấn đề dùng vũ lực để phân chia
lại mặt trận địa cầu đã trở thành tâm điểm trong chính sách ngoại giao của các
cường quốc tư bản. Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế
quốc tất yếu đưa đến việc gây chiến với nhau để chia lại đất đai trên thế giới. Đế
quốc Đức hung hăng nhất vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít
thuộc địa. Từ đó, ở châu Âu hình thành hai tập đoàn đế quốc tư bản chủ nghĩa
gây chiến chống đối nhau, ôm mộng xâm lược và điên cuồng chạy đua vũ trang.
Mâu thuẫn căng thẳng trong quan hệ quốc tế giai đoạn này có ảnh hưởng
to lớn đến đế quốc Nga. Đứng trong hàng ngũ của các nước đế quốc, Nga đã bộc
lộ những tham vọng về thị trường thuộc địa và mở rộng tầm ảnh hưởng trên
phạm vi quốc tế. Một đế quốc Nga hùng mạnh với lãnh thổ và lợi ích gắn liền
26

với hai lục địa Á-Âu, sẽ không thể đứng ngoài cuộc nhìn những nguồn lợi khổng
lồ về kinh tế và chính trị bị các đối thủ cướp lấy. Các cuộc chiến tranh giữa các
nước đế quốc liên tiếp nổ ra càng thúc dục Nga tiếp tục tiến chen chân vào công
cuộc tranh giành thị trưởng thuộc địa đầu thế kỉ XX vốn đã quá chật chội.
Những mâu thuẫn căng thẳng trong quan hệ quốc tế đầu thế kỉ XX đã đẩy
đế quốc Nga lún sâu vào vòng xoáy của những tham vọng giành giật thuộc địa,
thị trường của hệ thống đế quốc chủ nghĩa. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc
lúc này không thể giải quyết theo xu hướng hòa bình, một cuộc chiến tranh là
điều tất yếu sẽ xảy đến. Các cuộc khủng hoảng và chiến tranh cục bộ, đặc biệt là
hai cuộc chiến tranh Balkan là những tiếng súng báo hiệu một cuộc chiến sắp nổ
ra. Đế quốc Nga và các cường quốc tư bản khác đã quyết định tham chiến trong
thế chiến thứ nhất - một cuộc chiến tranh phi nghĩa và tổn thất bậc nhất trong
lịch sử loài người.
1.2.3. Sự phát triển phong trào cách mạng Nga và thế giới
Phong trào công nhân và phong trào cách mạng giai đoạn cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX có sự chuyển biến quan trọng, tác động mạnh mẽ đến lịch sử đế
quốc Nga nói riêng và lịch sử thể giới cận đại. Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang
giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, bản chất của nó không thay đổi song các mâu
thuẫn xã hội cũ và mới của chủ nghĩa tư bản thêm gay gắt: mâu thuẫn giữa các
nước đế quốc, giữa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế
quốc ngày càng cao độ, đặc biệt là giữa vô sản với tư sản. Những mâu thuẫn đó
đã thúc đẩy giai cấp công nhân vùng lên đấu tranh.
Đầu những năm 70 của thế kỉ XIX, phong trào công nhân bước vào một
giai đoạn mới được đánh dấu bằng cuộc các mạng vô sản năm 1871 ở Pháp và
sự thành lập Công xã Paris. Đó là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền tư sản bị lật đổ. Công xã chỉ tồn tại có
72 ngày, nhưng đã làm được nhiều việc, đem lại quyền lợi cho người lao động.
Tuy còn những sai sót nhưng vai trò lịch sử của Công xã rất lớn. Nó chứng tỏ
27

rằng giai cấp vô sản Pháp đã thực hiện được sứ mệnh của mình trong việc đấu
tranh lật đổ chủ nghĩa tư bản.
Sau công xã Paris, phong trào đấu tranh của công nhân Pháp vẫn được
duy trì. Năm 1886, ở các trung tâm công nghiệp Pháp, đặc biệt là ở vùng mỏ
phong trào đình công, bãi công thường xuyên nổ ra. Ở Đức, công nhân đấu tranh
cho quyền bầu cử, chống “đạo luật đặc biệt” của Bismarck. Họ tổ chức nhiều
cuộc bãi công, đòi cải thiện đời sống và điều kiện làm việc (như cuộc đấu tranh
của thợ mỏ những năm 1903-1904). Ở Anh, công nhân tổ chức những cuộc đình
công lớn trong những năm 1888-1889, họ đòi ngày làm 8 giờ và được cải thiện
thêm đời sống. Đáng chú ý là cuộc bãi công của công nhân khuân vác ở bến tàu
London, do Tomman và con gái Mác lãnh đạo. Phong trào đấu tranh của công
nhân Mĩ cũng phát triển mạnh mẽ, mùa xuân năm 1886 nhiều cuộc bãi công lớn
đã nổ ra khắp nước Mĩ.
Từ đầu thế kỉ XX, trung tâm của phong trào cách mạng thế giới chuyển
sang Nga. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga 1905-1907 đã nổ ra và có ảnh
hưởng đặc biệt quan trọng đến phong trào cách mạng quốc tế. Từ năm 1903,
Đảng Công nhân Xã hội dân chủ Nga đã bước lên vũ đài chính trị đấu tranh vì
quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trước sự áp bức của nền
quân chủ Nga hoàng và giai cấp tư sản. Lênin chủ trương tiến hành cuộc cách
mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản lãnh đạo để lật đổ chế độ Nga
hoàng, sau đó chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, thiết lập quyền
thống trị nhà nước của giai cấp vô sản.
Sự thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) càng khơi
sâu lòng căm phẫn của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền đương thời.
Tháng 1-1905, cách mạng bùng nổ ở Petersburg, nhanh chóng lan rộng ra nhiều
thành phố trong nước. Đông đảo công nhân, nông dân, binh lính tham gia khởi
nghĩa vũ trang, chống lại sự tàn sát đẫm máu của chính quyền Nga hoàng. Song
sự chênh lệch về tương quan lực lượng khiến cho phong trào ở nhiều nơi bị dập
tắt. Tuy nhiên cuộc Cách mạng 1905-1907 ở Nga đánh dấu một bước phát triển
28

mới của phong trào công nhân kể từ sau công xã Paris 1871. Đồng thời, nó có
ảnh hưởng rộng lớn đối với các nước châu Á đang tiến hành cuộc đấu tranh
chống đế quốc, giành độc lập dân tộc. Một làn sóng đấu tranh mạnh mẽ đã lan
sang nhiều nước phương Đông như Ấn Độ, Indonexia, Trung Quốc mà Lênin
gọi là “sự thức tỉnh của châu Á” [15;108].
Cuộc cách mạng đã giáng đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư
sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và báo trước một cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa sẽ nổ ra. Nó là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách
mạng năm 1917. Cuộc cách mạng 1905-1907 cũng tác động rất lớn đến các đối
sách ngoại giao của Nga hoàng thời điểm đó. Nó khiến Nga hoàng lo sợ tìm
cách đối phó bằng giải pháp ký hòa ước với Nhật Bản để chấm dứt chiến tranh,
tập trung giải quyết khủng hoảng và ổn định tình hình trong nước.
Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới từ nửa cuối thế kỉ XIX đã
tạo tiền đề và điều kiện cho cách mạng ở Nga phát triển, trở thành một trong
những quốc gia đi đầu trong phong trào cách mạng trên thế giới. Sau cuộc cách
mạng 1905-1907, phong trào công nhân năm 1914 đã nổ ra ở Nga với quy mô
đạt mức của năm 1905. Phong trào cách mạng ở Nga không chỉ chứng tỏ sự lớn
mạnh của giai cấp công nhân Nga, mà còn thúc đẩy phong trào cách mạng trên
thế giới tiếp tục phát triển, ý thức cách mạng được tuyên truyền rộng rãi đã tấn
công mạnh mẽ vào hệ thống tư bản chủ nghĩa. Các nước đế quốc lo sợ trước sức
mạnh của phong trào cách mạng sẽ đe dọa quyền thống trị của mình, muốn
hướng sự quan tâm của nhân dân trong nước vào một cuộc chiến tranh để ngăn
chặn nguy cơ cách mạng trở thành xu hướng trên toàn thế giới.
Như vậy, đối ngoại Nga đi thực hiện đối sách chấm dứt một cuộc chiến
tranh để đối phó với phong trào cách mạng, và tham chiến trong một cuộc chiến
tranh khác để thoát khỏi cao trào cách mạng trong nước đang đe dọa sự thống trị
của chính quyền phong kiến. Đó chính là những ảnh hưởng và tác động quan
trọng của phong trào cách mạng trên thế giới và phong trào cách mạng Nga đối
với đối ngoại của đế quốc Nga trong giai đoạn 1861-1917.
29

1.3. Nhân tố chủ quan tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga
1.3.1. Truyền thống đối ngoại của đế quốc Nga
Đế quốc Nga là một trong những đế quốc có bề dày lịch sử đồ sộ và
truyền thống lâu đời của thế giới. Về đối ngoại, đế quốc Nga đã tiến hành bành
trướng mở rộng lãnh thổ cùng với can thiệp chính trị và chiến tranh để bảo vệ,
giành giật quyền lợi trong khu vực và trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa bài ngoại
cũng là một đặc điểm quan trọng ở nước Nga quân chủ. Truyền thống đối ngoại
của Nga xuất phát từ tham vọng xây dựng một đế quốc Nga hùng mạnh của các
Sa hoàng. Nó cũng chịu ảnh hưởng từ những đặc điểm bất lợi về địa lý và sự lạc
hậu về kinh tế, điều đó đã cản trở sự phát triển của đế quốc Nga từ những giai
đoạn lịch sử đầu tiên của đế quốc.
Đế quốc Nga tuy là nước có diện tích rộng mênh mông, lãnh thổ tiếp giáp
biển nhưng không có cảng thông ra biển ấm. Trong nhiều thế kỉ, các vị vương
công Moskva luôn nỗ lực tìm một con đường thuận tiện ra biển nhưng đều
không có kết quả. Một đế quốc phụ thuộc nhiều vào biển như đế quốc Nga lại
không có cảng thông ra biển ấm chẳng khác gì một người khổng lồ không có
buồng phổi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và hạn chế sự
phát triển của đất nước vì nó ngăn không cho Nga tiếp cận ảnh hưởng của các
thành tựu kinh tế - văn hóa bên ngoài. Bị lạc hậu về văn hóa, nghèo đói về kinh
tế, yếu thế về quân sự và lại bị cô lập về địa lý đã đe dọa đến vai trò chính trị của
đé quốc Nga ở châu Âu.
Một trong những vị Sa hoàng vĩ đại của đế quốc Nga - Sa hoàng Pyotr
Đại đế (1672-1725), sau khi lên ngôi và tuyên bố tạo lập một nhà nước chuyên
chế, đã mở đầu cho sự phát triển của chế độ quân chủ chuyên chế Nga. Sa hoàng
Pyotr Đại đế sinh ra trong hoàn cảnh Nga chìm trong mê muội, có nhiều tài
nguyên nhưng không tận dụng được. Chính ông đã nhận xét: “Nga được ưu đãi
hơn bất kì nước nào khác về kim loại và mỏ, mà cho đến nay vẫn không ai tìm
được cách khai thác” [25;6]. Đế quốc Nga tiến những bước chậm chạm và bị
các nước phương Tây Âu bỏ xa đáng kể.
30

Truyền thống về đối ngoại của Nga đã được kế thừa và được bồi đắp qua
rất nhiều các triều đại Nga hoàng. Nhưng có thể thấy những ảnh hưởng mạnh
mẽ của nó từ triều đại Pyotr I Đại đế. Hoạt động đối ngoại ở thời kì Nga hoàng
Pyotr I cầm quyền là một trong những vấn đề chủ chốt mà nó chi phối hầu như
toàn bộ chính sách trong các thời kỳ sau, đặc biệt trong giai đoạn 1861-1917.
Các cuộc chiến tranh ở miền Bắc nước Nga và động thái xâm nhập phương
Đông là những chính sách đối ngoại chủ yếu của Nga hoàng Pyotr I. Từ năm
1699, cuộc chiến tranh giành bờ biển Baltik đã được đế quốc Nga tiến hành. Với
sức mạnh về quân sự cùng những tính đoán đúng đắn của Pyotr Đại đế, quân đội
nga đã giành những thắng lợi quan trọng trước các nước thù địch. Chiến tranh
kéo dài 21 năm kết thúc, Nga chiếm lại các lãnh thổ xa xưa của mình, chiếm
được phần lớn Latvia và Estonia – đều là những vùng đất chiến lược quan trọng.
Những thắng lợi trên đã củng cố vững chắc vị thế của Nga ở Baltik. Thượng
viện tấn phong Pyotr I làm Hoàng đế. Nhưng vấn đề Baltik chưa phải toàn bộ
chính sách đối ngoại của Nga.
Pyotr Đại đế nhận thức rõ rằng, sự giàu có của đất nước không chỉ phụ
thuộc vào việc buôn bán với các nước phương Tây mà buôn bán với các nước
phương Đông cũng đem lại nguồn lợi to lớn. Trong khi chiến tranh miền Bắc
còn đang diễn ra, Pyotr I đã tìm cách khai thác đường sang Ấn Độ. Những
quyền lợi buôn bán và nhu cầu củng cố biên giới phía đông nam là nguyên nhân
chiến tranh Nga – Ba Tư (1722-1724). Trong cuộc chiến này, Nga giành thắng
lợi và theo hòa ước Saint Peterburg, tất cả các lãnh thổ dọc bờ Tây và Nam biển
Caspien được cắt cho Nga [10;174].
Triều Đại Ekaterina II, trị vì từ 1762 đến 1796, là một triều đại tiếp tục kế
thừa những định hướng trong đối ngoại của giai đoạn trước. Ekaterina đã thành
công trong cuộc chiến chống Đế quốc Ottoman và nâng cao ranh giới phía nam
của Nga với Biển Đen. Sau đó, bằng âm mưu với những người cai trị của Áo và
Phổ, bà kết hợp các lãnh thổ của Thịnh vượng chung Ba Lan - Litva trong các
Phân vùng Ba Lan, đẩy biên giới Nga về phía tây vào Trung Âu. Vào thời điểm
31

cái chết của bà vào năm 1796, chính sách mở rộng của Ekaterina đã biến Nga
thành một cường quốc lớn của châu Âu
Nga hoàng Alexander I lên ngôi năm 1881, vừa tiến hành đối nội giải
quyết các hệ quả của sự mở rộng chế độ nông nô dưới triều Ekaterina II, vừa chú
trọng đối ngoại trong giai đoạn cao trào cách mạng ở châu Âu. Sau khi cách
mạng Pháp bùng nổ cuối thế kỉ XVIII, cuộc đấu tranh chống cách mạng tư sản
Pháp trở thành đường lối chính trong đối ngoại của chế độ chuyên chế. Đối
ngoại của Nga khiến chế độ Nga hoàng biến thành “sen đầm châu Âu”. Đế quốc
Nga đã tiến hành chiến tranh với Thụy Điển từ tháng 2-1808 và giành thắng lợi,
Phần Lan bị sáp nhập vào Nga dưới tên ‘Đại công quốc Phần Lan”. Tiến hành
sáp nhập Gruzia và Bắc Azerbaijan vào Nga.
Đế quốc Nga cùng với Anh và Áo, là những nước mạnh nhất và đã góp
công lớn trong chiến thắng Napoleon I, do vậy Nga cùng với hai đế quốc còn lại
có vai trò chính và quyết định trong hội nghị Viên (1815) - hội nghị nhằm thiết
lập một trật tự thế giới mới. Thông qua đó, đế quốc Nga bộc lộ ý định bành
trướng, tăng cường sự ảnh hưởng của mình.
Để có thể bành trướng ở Tây Âu, Nga hoàng Alexander I chủ trương duy
trì hai nước lớn mạnh là Áo và Phổ. Đó sẽ là hai lực lượng đối trọng cạnh tranh
nhau. Ngoài việc tìm cách tránh khỏi sự đe dọa của Pháp, Nga hoàng lại không
muốn để cho Pháp bị hạ uy thế quá mức và quá yếu làm mất đi khả năng thu hút
lực lượng của các quốc gia Đức về phía Tây. Ở Đông Âu, Nga muốn chiếm hầu
như toàn bộ công quốc Vacsava. Để thực hiện tham vọng này, Nga hoàng hứa
ban hành ở Ba Lan một hiến pháp hạn chế và cho phép lập quân đội để lôi kéo
một bộ phận quý tộc Ba Lan.
Áo và Phổ chống lại âm mưu của Nga hoàng, không muốn mang lại
quyền tự trị dù là hạn chế cho những vùng đất Ba Lan mà hai nước muốn chiếm
giữ cho mình. Để được sự đồng tình của Phổ trong việc giành cho Nga phần lớn
đất Ba Lan, Nga hoàng hứa ủng hộ tham vọng của Phổ đối với toàn bộ Xacxonhi
(là đồng minh và chư hầu của Napoleon I). Tuy nhiên đế quốc Nga đã đạt được
32

mục đích của mình. Theo điều khoản của Hội nghị Viên: Nga được phần lớn đất
đai Ba Lan, giữ được Phần Lan và Betxarabi đã sáp nhập từ trước [15;50]. Để
củng cố và thực hiện những nghị quyết của Hội nghị Viên, bảo vệ chế độ chuyên
chế, giáo hội và các nền tảng khác của thế lực phong kiến phản động ở châu Âu,
vua Alexandre I đã đề nghị các nước đứng đầu thành lập “Đồng minh Thần
thánh” chống lại các phong trào cách mạng và các phong trào dân tộc.
Truyền thống đối ngoại tiếp tục được kế thừa trong giai đoạn cầm quyền
của Sa hoàng Nicholas I. Chính phủ Nga tiếp tục đường lối mở rộng lãnh thổ.
Chiến tranh Nga – Iran (1826-1828) bùng nổ, quân Nga giành thắng lợi, một hòa
ước được kí 10-2-1828: Đông Armenia bị sáp nhập vào Nga; Iran phải bồi
thường 20 triệu rúp; thương nhân Nga được ưu đãi trong việc buôn bán với
Iran, tàu thuyền Nga được tự do đi lại ở biển Caxpien [15;59]. Trong khi chiến
tranh với Iran đang tiếp diễn, Nga tiếp nhận yêu cầu viện trợ quân sự cho những
người yêu nước Hy Lạp đang đấu tranh chống ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 14/4/1828, Nicholas I tuyên chiến với Thổ và giành thắng lợi. Tháng 9-
1829, một hòa ước được kí ở Adrianopol: Nga được bờ biển Đen, từ cửa sông
Kuban đến cảng Saint Nikolai [10;235].
Trong những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX, Chính phủ Nga hoàng tiếp tục
đóng vai trò “cảnh sát” châu Âu, can thiệp vào Pháp khi cuộc cách mạng 1830
nổ ra ở nước này. Tiếp đó, đế quốc Nga đàn áp khởi nghĩa Ba Lan (1830), đàn
áp phong trào giải phóng dân tộc ở Hunggari, đã đẩy lùi phong trào cách mạng
của các dân tộc trong đế quốc Áo, ngăn cản sự thống nhất Đức và hai lần chuẩn
bị dập tắt cách mạng Pháp. Chiến tranh Krym là sự kiện chính trị lớn cuối cùng
thể hiện những tham vọng của triều đại Nicholas I nói riêng, cũng như thể hiện
truyền thống đối ngoại của các triều đại Nga hoàng trong giai đoạn trước.
Có thể thấy, trải qua các giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, truyền thống
đối ngoại của đế quốc Nga – chính sách bành trướng và chiến tranh đã được thể
hiện và trở thành một trong những đặc điểm nổi bật của các triều đại Nga hoàng.
Là một cường quốc rộng lớn nên Nga cần có nhiều nguồn lực để xây dựng đất
33

nước. Đế quốc Nga cũng không thể tránh khỏi việc bị các cường quốc khác
tranh chấp các quyền lợi kinh tế - chính trị, điều đó thúc đẩy đế quốc Nga bành
trướng mở rộng lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi của mình trên phạm vi quốc tế.
Truyền thống đối ngoại này tiếp tục được kế thừa trong giai đoạn 1861-1917,
một giai đoạn cực kì biến động và phức tạp của lịch sử thế giới cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX.
1.3.2. Tham vọng bành trướng mở rộng từ Nga hoàng Alexander II đến Nga
hoàng Nicholas II
Truyền thống về đối ngoại của đế quốc Nga tiếp tục được các triều đại
Nga hoàng Alexander II , Nga hoàng Alexander III và Nga hoàng Nicholas II
thực hiện trong giai đoạn 1861-1917. Bên cạnh đó, mỗi vị Sa hoàng lại có những
định hướng khác nhau và thi hành các chính sách đối ngoại Nga phù hợp với bối
cảnh lịch sử trong nước và quốc tế.
Nga hoàng Alexander II trị quốc trong giai đoạn 1855-1881, ông lên ngôi
khi đế quốc Nga đang ở trong cuộc chiến tranh Krym (1853-1856). Thất bại
trong cuộc chiến tranh Krym đã ảnh hưởng rất lớn đến đối ngoại của Nga sau
này. Bên cạnh việc giải quyết những hậu quả sau chiến tranh Krym, đế quốc
Nga dưới sự thống trị của Sa hoàng Alexander II – mang trong mình dòng máu
của dòng họ Romanov tiếp tục chính sách đối ngoại bành trướng.
Để chuẩn bị hiện thực hóa tham vọng của mình, Sa hoàng Alexander II đã
tiến hành cùng lúc cải cách nông nô và cải cách về quân đội, đặc biệt là hải
quân. Năm 1874, Hiến chương bắt buộc được thông qua. Theo đó, chế độ cưỡng
bách tòng quân toàn dân được thực hiện. Nhờ cải cách, nhà nước đã tạo ra được
một đội quân đổi mới với số lượng đáng kể. Đó là lực lượng quân đội đông đảo
sẵn sàng tham chiến trong trường hợp có chiến tranh.
Đồng thời, quân đội Nga đã trở nên hiện đại hơn về cơ cấu, chiến thuật và
vũ khí. Năm 1861, Nga đã đặt hàng con tàu bọc thép đầu tiên từ Vương quốc
Anh. Trong hai năm, hàng loạt tàu bọc thép đã được chế tạo tại Saint Petersburg.
Năm 1864, tàu bọc thép Sevastopol đầu tiên của Nga, với lượng giãn nước 6.145
34

tấn, đã được hạ thủy ở tại Kronstadt, Vịnh Phần Lan [38]. Năm 1872, dưới sự
chỉ đạo của Đô đốc Popov, Nga đã sản xuất tàu chiến tháp pháo lớn nhất và
mạnh nhất thế giới Pyotr Veliky (Pyotr Đại đế). Vào cuối những năm 1870, sức
mạnh quân sự của hạm đội Nga đã được xếp hạng thứ ba trên thế giới. Sức mạnh
quân sự của Nga ngày càng lớn mạnh là cơ sở để Nga hoàng tiến hành bành
trướng, mở rộng lãnh thổ và tranh giành quyền lợi trên phạm vi quốc tế. Nó
cùng là một minh chứng cho những tham vọng lớn lao của Nga hoàng
Alexander II nói riêng và đế quốc Nga nói chung.
Triều đình Sa hoàng Alexander II đã có những bước đi nhằm hiện thực
hóa tham vọng của mình ở châu Âu. Một trong những động thái bành trướng
đầu tiên là sự kiện quân Nga đã trấn áp khởi nghĩa Tháng Giêng năm 1863 ở Ba
Lan. Từ đây, Nga tiếp tục xây dựng các kế hoạch bành trướng, mở rộng ra các
vùng đất quan trọng khác ở châu Âu. Những động thái can thiệp chính trị và
chiến tranh của chính quyền Sa hoàng đã khiến các cường quốc châu Âu rất lo
lắng và tìm mọi cách hạn chế tầm ảnh hưởng của đế quốc Nga.
Phương Đông cũng là vùng đất mà đế quốc Nga hướng đến ngay từ thời
kì Alexander II cầm quyền. Chính sách đối ngoại của Sa hoàng Alexander II
hướng đến tham vọng thực dân hóa vùng đất này và phát triển quan hệ ngoại
thương giữa Nga và nhà Mãn Thanh của Trung Quốc. Một trong những mối
quan tâm hàng đầu của chính quyền Nga hoàng đó là giành quyền sở hữu những
cảng quân sự chiến lược. Các nước đế quốc khác như đế quốc Anh đã được tự
do đi vào tất cả các đại dương và các cửa biển của thế giới; nước Pháp hướng
mặt về Đại Tây Dương và nắm giữ một phần bờ biển Địa Trung Hải; nước Đức
nắm giữ đường giao thương huyết mạch nhờ kênh đào Kiel, kênh đào ở biển
Bắc. Về phía mình, đế quốc Nga gặp nhiều bất lợi về vị trí địa lý, khao khát sở
hữu cảng biển nước ấm càng thôi thúc chính quyền Nga hoàng Alexander II mở
rộng bành trướng.
Tham vọng bành trướng phương Đông của đế quốc Nga tiếp tục được các
vị Hoàng đế kế nhiệm Sa hoàng Alexander II thực hiện, nhất là giai đoạn cầm
35

quyền của Sa hoàng Nicholas II. Mục tiêu của chính phủ Nicholas II chính là
Mãn Châu và Triều Tiên. Tham vọng của đế quốc Nga đã động chạm đến quyền
lợi mà các nước đế quốc khác cũng hướng đến ở khu vực này, khiến cho mâu
thuẫn giữa Nga với các đế quốc có chung lợi ích ngày càng gay gắt. Tuy nhiên,
tham vọng mở rộng bành trướng lãnh thổ đã thôi thúc đế quốc Nga tiếp tục triển
khai các đối sách của mình ở Đông Á. Mục tiêu kìm hãm các thế lực đối địch có
thể đe dọa Nga ở phía Đông, mà tiêu biểu nhất là đế quốc Nhật Bản chính là một
trong những trọng tâm của đối ngoại. Nga hoàng Nicholas II đã từng nói với
Hoàng tử Henry của Phổ: “Ta không hề muốn Cao Ly cho riêng mình nhưng ta
cũng không thể cho phép người Nhật đặt chân lên đó. Nếu họ chiếm nó, đó sẽ là
một sự khiêu khích Nga. Sự hiện diện của người Nhật trên đất Cao Ly sẽ giống
như một Bosporus mới của chúng ta tại Đông Á vậy. Nga không bao giờ chấp
nhận điều đó” [37;41].
Giai đoạn cuối thế kỉ XIX, cũng như các nước đế quốc khác, chính sách
đối ngoại Sa hoàng Nicholas II vẫn tiếp tục là bành trướng và mở rộng lãnh thổ.
Câu nói nổi tiếng của vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga khi xâm chiếm
đảo Sakhalin là: “Khi lá cờ của Nga tung bay ở bất cứ nơi nào thì chắc chắn nó
sẽ không được hạ xuống” [23;5]. Điều đó thể hiện tham vọng bành trướng, khao
khát chinh phục phương Đông cũng như xâm chiếm các vùng lãnh thổ khác của
Sa hoàng Nicholas II và chế độ quân chủ chuyên chế.
Truyền thống đối ngoại của đế quốc Nga nói chung, những tham vọng
bành trướng của các triều đại từ Nga hoàng Alexander II đến Nga hoàng
Nicholas II nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến các đối sách ngoại giao của đế
quốc Nga thời cận đại. Các Sa hoàng đã thể hiện tham vọng xây dựng một đế
quốc Nga hùng mạnh. Thể chế quân chủ chuyên chế - quyền lực tập trung trong
tay hoàng đế là yếu tố quan trọng giúp các Sa hoàng thực hiện chính sách đối
ngoại theo định hướng của triều đại mình. Vì vậy, một trong những nhân tố tác
động đến đối ngoại đế quốc Nga 1861-1917, chính là chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
các vị Nga hoàng cai trị trong giai đoạn này.
36

Tiểu kết chương 1


Nước Nga là một quốc gia hùng mạnh có bề dày truyền thống lịch sử, chế
độ quân chủ chuyên chế với sự thống trị của các vương triều Sa hoàng cũng đã
trải qua một quá trình xây dựng và củng cố trong nhiều thế kỉ. Trong giai đoạn
1861-1917, lịch sử thế giới cận đại chứng kiến sự thay đổi và những bước tiến
mới trong rất nhiều lĩnh vực. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đối với đế quốc
Nga. Một mặt, nước Nga vẫn giữ lại nền móng của đất nước, mặt khác trong
lòng nước Nga cũng có những biến động mới, phù hợp với sự phát triển chung
của lịch sử giai đoạn này.
Đối nội thay đổi sẽ tác động sâu sắc đến các chính sách ngoại giao. Với
cuộc cải cách nông nô 1861, Sa hoàng vẫn giữ được quyền thống trị của mình,
không những kế thừa truyền thống đối ngoại của các vương triều trong lịch sử
mà còn có những định hướng tham vọng riêng. Kinh tế Nga bước vào giai đoạn
phát triển tư bản chủ nghĩa, nhưng cũng tồn tại nhiều hạn chế. Xã hội Nga chồng
chéo những mâu thuẫn gay gắt. Bên cạnh đó, chủ nghĩa tư bản trên thế giới đã
và đang có bước phát triển mạnh mẽ, tiến lên chủ nghĩa đế quốc, những mâu
thuẫn trong quan hệ quốc tế khiến đế quốc Nga không thể đứng ngoài cuộc.
Tất cả những khía cạnh này đã góp phần hình thành và thúc đẩy các chính
sách đối ngoại Nga giai đoạn 1861-1917. Các đối sách ngoại giao của đế quốc
Nga sau này đều được cân nhắc để phù hợp với tình hình trong nước cũng như
quan hệ quốc tế nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
37

CHƯƠNG 2 . NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917
2.1. Phục hồi địa vị của đế quốc Nga sau chiến tranh Krym
2.1.1. Xóa bỏ Hiệp ước Paris 1856
* Chiến tranh Krym và Hiệp ước Paris 1856
Từ những năm đầu thế kỉ XIX, nước Nga Sa hoàng đóng vai trò sen đầm
Châu Âu, là lực lượng đế quốc tự cho mình có quyền can thiệp vào nội bộ của
nước khác. Đế quốc Nga đã mở rộng ảnh hưởng của mình đến các khu vực xung
quanh: làm chủ eo biển Bosphore và Dardanelles, phát huy ảnh hưởng của mình
ở khu vực Balkan
Khi châu Âu bước vào giai đoạn cao trào của cuộc cách mạng chống chế
độ phong kiến thối nát và phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân chống
ách bóc lột tư bản chủ nghĩa, đế quốc Nga tăng cường can thiệp chính trị đối với
các quốc gia khác, thể hiện sự bành trướng của mình ở phương Tây. Đế quốc
Nga đàn áp khởi nghĩa Ba Lan (1830), Hunggari (1848), ngăn cản sự thống nhất
Đức và hai lần chuẩn bị dập tắt cách mạng Pháp.
Và đỉnh điểm là việc Nga hoàng Nicholas I đẩy nước Nga vào cuộc chiến
tranh Krym (1853-1856) với Anh và Pháp. Chiến tranh Krym lúc đầu là xung
đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Người Nga cảm thấy người Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi
giáo đã đối xử bất công với người Ki-tô giáo ở các lãnh thổ vùng Balkan của đế
quốc Ottoman và trong vấn đề hành hương tới các Thánh địa ở Palestine. Ngoài
ra, Nga cũng muốn mở đường cho tàu chiến của họ vào biển Đen, mở rộng ảnh
hưởng ở Balkan. Anh và Pháp lại muốn loại Nga khỏi biển Đen và khỏi việc
phân chia Capcado. Thổ thì theo đuổi mục đích trả thù.
Sau một thời gian tranh chấp về ngoại giao, đến năm 1853 chiến tranh
bùng nổ. Cuộc chiến này, đối với cả hai phía Nga và quân đồng minh Anh –
Pháp đều mang tính chất xâm lược phi nghĩa. Đế quốc Nga đã thất bại trong
cuộc chiến này, do chế độ chính trị thối nát, kinh tế kiệt quệ, các phương tiện
chiến tranh lạc hậu và thiếu thốn, thiếu đường xe lửa phục vụ hoạt động tiếp tế
38

và tăng viện. Chiến tranh Krym kết thúc bằng Hòa ước Paris ký ngày 18-3-1856.
theo đó Nga mất vùng nam Betxarabi cửa sông Dunai nhưng được trả lại
Sevastopol và các thành phố khác ở Krym để đổi lấy việc trả lại cho Thổ những
vùng đất và thành phố của Thổ bị quân Nga chiếm [15;62].
Điều khoản nặng nề nhất đối với Nga là hòa ước tuyên bố “trung lập hóa”
Biển Đen và kho tàng quân sự ở Biển Đen. Nga không được phép có hạm đội ở
Biển Đen hay xây dựng pháo đài trên bờ [10;237]. Như vậy là khi có chiến
tranh, bờ biển Hắc Hải của Nga sẽ không được bảo vệ. Hòa ước Paris cho phép
các tàu thuyền các nước tự do thông thương trên sông Dunai, mở rộng đường
cho hàng hóa Anh, Áo, Pháp vào Balkan gây thiệt hại cho việc xuất khẩu của
Nga. Nga cũng mất quyền bảo vệ lợi ích cư dân theo đạo chính thống ở đế quốc
Thổ, mất quyền bảo hộ đối với Serbia và các vương quốc Dunai [15;62]. Do đó
ảnh hưởng của Nga ở Cận Đông bị suy yếu.
* Nỗ lực xóa bỏ Hiệp ước Paris 1856 của đế quốc Nga
Sau chiến tranh, chính sách đối ngoại của Nga là bằng mọi giá xóa bỏ
những điều khoản của hòa ước Paris. Nga hoàng Alexander II, lên ngôi năm
1855 và chấm dứt triều đại của mình năm 1881, là vị Nga hoàng đã lãnh đạo đế
quốc Nga thực hiện nhiệm vụ ngoại giao quan trọng này. Ngoài những điều
khoản bất lợi phải chịu khi ký Hiệp ước Paris, thất bại trong chiến tranh Krym
đã phá hoại uy tín của Nga trên trường quốc tế. Địa vị quốc tế của Nga giảm sút
rõ rệt, khiến kế hoạch đối ngoại của Nga hoàng Alexander II vấp phải những
khó khăn chồng chất.
Cụ thể giai đoạn giữa thế kỉ XIX, Anh, Pháp và Mỹ mở rộng bành trướng
ở Trung Quốc. Do đó, những quan hệ kinh tế Nga – Trung yếu đi và xuất hiện
mối đe dọa đối với đất đai của Nga ở vùng Viễn Đông (vùng Amur). Trong nửa
sau thế kỉ XIX, Nga phải tranh chấp để kí với Trung Quốc các hiệp ước Bắc
Kinh (1860), Hiệp ước Aigun, Thiên Tân (1868) để phân định vùng lãnh thổ ở
biên giới. Các thành phố Nga liên tục xây dựng ven sông Amur: Marisk (1856),
Blagovesensk (1858), Khabarovsk (1880) để đảm bảo vị thế ở khu vực này.
39

Vì khó khăn tài chính và lo ngại không phòng thủ được Alaska - vùng đất
giàu có nhất được người Nga khai phá đã hơn 100 năm, Nga có ý định bán
nhượng lãnh thổ xa xôi này ở Bắc Mỹ vào giữa XIX. Cùng lúc đó Anh đang mở
tầm ảnh hưởng ở tây Canada. Nga lo là sẽ mất trắng Alaska nếu có xung đột
quân sự với Anh. Vì lẽ đó, đế quốc Nga quyết định bán vùng đất này cho Mỹ.
Sau này, người Nga đã hối hận và cho rằng cha ông họ đã sai lầm khi bán
Alaska cho Mỹ với giá quá rẻ mạt so với giá trị của nó.
Do yếu thế trên trường quốc tế, chính phủ Nga không thể đảm bảo an ninh
cũng như việc sử dụng tài nguyên của vùng Viễn Đông. Nghề săn bắt sư tử biển
(nghề phát triển và có lợi nhất) thực tế đã bị người Mỹ chiếm hoàn toàn dưới
dạng thuê mướn. Sự yếu thế của Nga đã khiến Sa hoàng đánh mất quyền sở hữu
quần đảo Kurile. Ngày 26-1-1855 tại Shimoda, Hiệp ước Nga – Nhật về thương
mại và biên giới được ký, theo đó biên giới giữa Nga và Nhật là đường trung
tuyến giữa các đảo Iturubo và Urubo, khu vực đảo Sakhalin không thuộc bên
nào, các đảo Nam Kurile thuộc về Nhật Bản. Về khu vực đảo Sakhalin, Nga
hoàng và Nhật Bản đã tiến hành ba lần đàm phán vào năm 1859 tại Edo, 1862 và
1867 ở Saint Peterburg song do quan điểm khác nhau nên đàm phán không đạt
kết quả. Biên giới giữa Nga và Nhật Bản được thay đổi năm 1875 khi Nga và
Nhật ký Hiệp định Saint Peterburg, theo đó Nga sở hữu đảo Sakhalin còn tất cả
các đảo ở quần đảo Kurile thuộc Nhật [26;15]. Nhật Bản giành lại được quần
đảo Kurile, về danh nghĩa là đổi phần Nam Sakhalin, nhưng thực tế đó là vùng
của Nga và Nga đã khai thác Sakhalin từ nửa đầu thế kỷ XIX.
Những hệ quả tiêu cực trên cho thấy những thách thức mà đế quốc Nga
phải đối mặt. Đồng thời nó là minh chứng để khẳng định những nỗ lực rất lớn
của chính quyền Nga hoàng trong việc giải quyết khó khăn, quyết tâm hiện thực
hóa mục tiêu phục hồi địa vị của đế quốc Nga sau chiến tranh Krym. Vấn đề
chính trong chính sách đối ngoại mà Nga hoàng quyết định thực hiện là xét lại
những điều khoản của Hiệp ước Paris về việc cấm Nga duy trì hạm đội quân sự
và xây dựng pháo đài ở khu vực Biển Đen.
40

Để thực hiện được ý đồ này, Nga cần phải có một đồng minh đáng tin cậy.
Thời bấy giờ, Anh là đối thủ nguy hiểm nhất của Nga, tranh giành thuộc địa với
Nga tại vùng Transcaucasia và Trung Á. Đế quốc Áo – Hung thì cố gắng lập lại
trật tự tại vùng Balkan. Đế quốc Ottoman thì thực hiện chính sách thân Anh, còn
Phổ là một nước yếu. Như vậy Nga cần phải nối lại tình hữu nghị với đế chế
Pháp - nước cạnh tranh với đế quốc Anh tại Địa Trung Hải. Ngoại giao Nga đã
tìm cách gần gũi với với Pháp nhằm mục đích tranh thủ sự ủng hộ của nước này
khi xét lại hiệp ước Paris. Nhưng mâu thuẫn giữa hai nước trong vấn đề Ba Lan
và mối lo của Pháp về sự phát triển ảnh hưởng của Nga ở vùng Balkan đã ngăn
cản việc thực hiện ý đồ đó của Nga.
Quan hệ Nga – Pháp bất ổn, Nga bèn quay sang ủng hộ Bismarck – Thủ
tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phổ trong sự nghiệp thống nhất Đức vì ông
này hứa sẽ giúp Nga xét lại Hiệp ước Paris. Trong những năm 60 vai trò của Phổ
ở châu Âu đã được tăng cường, điều đó càng khảng định lựa chọn của Nga là
đúng đắn. Bismarck không muốn Nga can thiệp vào vấn đề thống nhất nước
Đức, nên hứa ủng hộ Nga xóa bỏ những điều khoản của hòa ước Paris.
Năm 1870, khi chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra, Nga giữ lập trường trung lập
có lợi cho Phổ. Thất bại của Pháp đã loại Pháp ra khỏi khối chống đối Nga. Nga
lợi dụng cơ hội đó để đơn phương tuyên bố từ bỏ việc thực hiện những điều
khoản của hòa ước Paris. Các cường quốc Anh, Áo, Thổ lên tiếng phản đối. Phổ
không phản đối và đề nghị triệu tập một hội nghị gồm các nước kí hòa ước
(Nga, Pháp, Anh, Phổ, Áo và Thổ). Tại hội nghị London, Nga đòi xét lại những
điều kiện của hòa ước. Nga được sự ủng hộ của Phổ và vấn đề xóa bỏ những
điều khoản hạn chế của hòa ước được giải quyết theo hướng có lợi cho Nga.
Nga được quyền xây dựng công sự và có hạm đội ở Biển Đen [15;63]. Đó là một
thành công lớn về ngoại giao của Nga. An ninh ở biên giới phía Nam cũng như
ảnh hưởng của Nga ở Balkan được khôi phục.
Sau thất bại của Pháp trong chiến tranh Pháp – Phổ đã giúp Nga gần gũi
với Đức, Áo – Hung. Đó là do ba nước có lợi ích chung tạm thời ở châu Âu và
41

Cận Đông, cũng như do mâu thuẫn giữa ba nước với Anh, mặc dù Nga hết sức
lo lắng sự lớn mạnh của nước Đức thống nhất cũng như sự tăng cường của Áo ở
Balkan. Năm 1863, Nga và Đức đã kí hiệp ước tương trợ về quân sự trong
trường hợp bị nước thứ ba tấn công. Tiếp đó, Nga cũng kí với Áo một hiệp ước
chính trị, khác với Hiệp ước Nga – Đức là không bị ràng buộc về quân sự. Mùa
thu năm đó, Đức cũng tham gia hiệp ước này. Một liên minh giữa ba nước đã
được thành lập, gọi là “Liên minh tam hoàng”.
Đế quốc Nga cùng với 2 đế quốc trong liên minh của mình cùng nhau
kiểm soát Đông Âu, đảm bảo rằng các nhóm dân tộc kiên cường như người Ba
Lan được kiểm soát. Nga dành được ưu thế ở phía Đông Balkan nhờ sự ủng hộ
của Đức. Do vậy đế quốc Nga chẳng những thoát khỏi thế bị cô lập mà còn khôi
phục được ảnh hưởng trong nền chính trị châu Âu.
Song những mâu thuẫn giữa Nga, Phổ và Áo đã khiến cho liên minh này
khó bền vững. Năm 1875, đế quốc Đức âm mưu tiến hành một cuộc chiến tranh
mới chống Pháp nên tỏ ý muốn Nga và Áo – Hung ủng hộ tham vọng đó của
mình. Nhưng Nga hoàng phản đối vì không muốn Đức quá mạnh, muốn duy trì
thế cân bằng giữa Pháp – Đức và điều này sẽ có lợi cho Nga. Việc Nga kiên
quyết chống lại mưu toan của Phổ muốn tiến hành cuộc chiến tranh mới chống
Pháp cùng với những mâu thuẫn ở khu vực Balkan đã bồi thêm đòn quyết định
cho Liên minh tam hoàng tan vỡ. Nhưng sự tồn tại ngắn ngủi của Liên minh tam
hoàng cũng đã giúp Nga đạt được những lợi ích quan trọng trong quá trình ngoại
giao của mình.
Như vậy, Nga đã đạt được mục tiêu quan trọng trong việc phục hồi địa vị
của mình sau chiến tranh Krym. Sự khéo léo trong việc lợi dụng mâu thuẫn giữa
các nước đế quốc đã đem lại thành quả là xóa bỏ sự ràng buộc bởi các điều
khoản của hiệp ước Paris, là những điều khoản nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của
đế quốc Nga. Từ đây Nga dần lấy lại những lợi ích đã mất của mình, hơn thế
còn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Đó là một trong những thành quả tích
cực và quan trọng hàng đầu mà đế quốc Nga đạt được trong giai đoạn này.
42

2.1.2. Chiến tranh Nga – Thổ (1877-1878) và hệ quả


* Nguyên nhân và diễn biến chiến tranh Nga – Thổ
Với những lợi ích đạt được trong việc xóa bỏ những điều khoản của hòa
ước năm 1856, chính phủ Nga hoàng tiếp tục thúc đẩy quá trình khôi phục ảnh
hưởng của mình. Mục tiêu đế quốc Nga hướng đến là vùng Balkan.
Chiến tranh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ (1877–1878) đã bùng nổ bắt nguồn từ sự
nổi lên của chủ nghĩa dân tộc tại bán đảo Balkan, cũng như mục tiêu
của Nga trong việc lấy lại các phần lãnh thổ đã mất trong Chiến tranh Krym và
thiết lập lại ảnh hưởng của Nga tại Biển Đen. Từ năm 1875, một cuộc khởi
nghĩa nổ ra ở Bosnia và Hersegovina, sau đó năm 1876 nhân dân Bulgaria nổi
dậy. Serbia và Montenegro bắt đầu chiến tranh chống Thổ Nhĩ Kỳ.
Nước Nga đã tỏ rõ thiện cảm của mình đối với cuộc đấu tranh của các dân
tộc Slav miền Nam. Sự bất bình của Nga được bộc lộ trong việc chống các hành
động thô bạo của chính quyền và các đội quân Thổ Nhĩ Kỳ thâm nhập vào
Balkan nhằm chống lại những người giải phóng Slav. Nhiều nhà dân chủ Nga đã
tình nguyện tham gia quân khởi nghĩa Slav để giúp các dân tộc bị áp bức giành
tự do. Trong khi đó, giới cầm quyền Nga âm mưu lợi dụng phong trào của người
Slav để củng cố và phát triển ảnh hưởng của Nga hoàng.
Chính phủ Nga đã hành động như người bênh vực quyền lợi của các dân
tộc Slav miền Nam. Họ đòi Thổ Nhĩ Kỳ trao quyền tự trị cho các dân tộc
Balkan. Hội nghị các cường quốc họp ở Constantinople vào cuối năm 1876, đầu
năm 1877 đã thảo dự án về quyền tự trị của Bosnia, Hersegovina và Bulgaria.
Nhưng được sự ủng hộ ngầm của ngoại giao Anh, Thổ Nhĩ Kỳ đã bác bỏ dự
thảo. Tháng 1-1877, Nga kết thúc thương lượng với Áo – Hung.
Ngày 12-4-1877, Nga hoàng tuyên chiến với Thổ Nhĩ Kỳ. Chiến tranh
diễn ra trên hai mặt trận Balkan và Kavkav. Rumania liên minh với Nga, các đội
quân tình nguyện Bulgaria cũng tham chiến. Tháng 6-1877, quân đội Nga chiếm
vùng Danube, sau đó diễn ra trận chiến đấu ác liệt quanh các công sự Pleven.
Cùng thời gian đó là cuộc chiến trên đèo Sipca (qua dãy núi Balkan), ở đó quân
43

đội Nga và Bulgaria đã phòng thủ dũng cảm. Cuối tháng 11-1877, quân Nga sau
khi nhận viện binh, đã buộc quân đồn trú Pleven đầu hàng. Trước đó ít ngày,
quân Nga chiếm pháo đài Carse ở Kavkaz. Tháng 12-1877, quân Nga vượt núi
Balkan trong điều kiện mùa đông khắc nghiệt và chiếm Sophia. Tháng 1-1878,
họ chiếm Philippopolis và Adrianopol rồi tiến gần Constantinople. Ngày 29-12-
1878, hòa ước được ký ở San Stephano (gần Constantinople).
Theo hòa ước ký ở San Stephano, Serbia, Rumania và Montenegro được
độc lập. Bulgaria được tuyên bố là nước tự trị nhưng về danh nghĩa vẫn là công
quốc phụ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ với lãnh thổ trải từ Danube đến biển Aegean và từ
Biển Đen đến hồ Orit. Bosnia và Hersegovina trở thành những nước tự trị. Dải
đất Bessarabia mà Nga mất sau chiến tranh Krym được trả lại. Nga còn được
Batum, Karse và vài thành phố khác [10;280]. Lợi dụng sự suy yếu của đế quốc
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga còn tìm cách chiếm những vùng đất thuộc quyền kiểm soát
của Thổ, mà trước hết là ở khu vực bán đảo Balkan. Trên thực tế Nga muốn độc
chiếm Balkan, loại trừ các nước khác như Áo – Hung ra khỏi khu vực này.
* Hệ quả của chiến tranh Nga – Thổ
Đế quốc Nga đã đạt được nhiều đất đai và quyền lợi sau chiến tranh,
nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thắng lợi của Nga giành được ở Balkan
trong cuộc chiến với Thổ không những làm cho Áo – Hung mà cả Anh rất lo
ngại về quyền lợi của họ ở khu vực này sẽ bị đe dọa. Một quốc gia Bulgaria sẽ
khiến cho đế quốc Áo-Hung bị ngăn chặn từ biển Aegean và Constantinople,
còn đế quốc Anh thì rất lo sợ người Nga sẽ mang ảnh hưởng lớn lao vào các eo
biển và Kênh đào Suez. Mâu thuẫn giữa Nga với Anh và Áo – Hung căng thẳng
đến mức hai nước muốn dùng vũ lực giúp Thổ đánh Nga. Thủ tướng Đức
Bismarck đã lợi dụng tình hình này để đưa Đức thoát khỏi tình trạng bị cô lập về
ngoại giao và vươn lên hàng cường quốc số một ở châu Âu, đồng thời thắt chặt
quan hệ với liên hiệp Áo – Hung.
Dưới áp lực của Anh, Áo – Hung và của cả Đức, chính phủ Nga buộc phải
chấp nhận việc xét lại Hiệp ước San Stephano. Thủ tướng Đức đã mời các
44

cường quốc châu Âu đến Berlin tham dự một hội nghị do Đức chủ trì năm 1878.
Theo quy định của Hiệp định Berlin, Bulgaria bị chia làm ba phần: phần phía
bắc dãy núi Balkan là công quốc Bulgaria tự trị, còn hai phần kia phụ thuộc Thổ
Nhĩ Kỳ với những điều kiện khác nhau [10;280]. Các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ tiếp
tục bị đóng kín đối với tàu thuyền Nga [18;14]. Anh giành được quyền kiểm
soát đảo Sip – một vị trí chiến lược nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, án ngữ lối
ra vào kênh đào Suez. Còn đế quốc Áo – Hung giành được quyền kiểm soát đối
với Bosnia và Hersegovina [27;58].
Đế quốc Nga bị ép phải nhượng bộ, mất đi hầu hết thành quả từ cuộc xâm
lược. Quan hệ giữa đế quốc Nga với đế quốc Đức ngày càng xấu đi do Đức thiên
vị ủng hộ Áo – Hung và Anh đã phá ảnh hưởng của Nga ở Balkan cũng như
vùng Cận Đông. Trong cuốn Forty year of diplomacy (Bốn mươi năm ngoại
giao), Baron Rosen đã viết: “Công luận ở Nga xem kết quả của hội nghị Berlin
là một nỗi thất vọng lớn lao, mà trách nhiệm một phần được quy cho sự thiếu
năng lực trong ngoại giao của chúng ta và phần khác là từ thất bại của Hoàng
thân Bismarck trong sự hỗ trợ luận điểm của nước Nga bằng tất cả ảnh hưởng
của ông ta trong tư cách Chủ tịch Hội nghị” [34;37].
Như vậy, sau chiến tranh Nga – Thổ, đế quốc Nga đã thu về những thành
quả nhất định. Tuy nhiên, sự can thiệp của các cường quốc châu Âu đã tước đi
những lợi ích mà Nga đạt được. Đế quốc Nga phải tìm cách giải quyết những
khó khăn ở phương Tây, nơi mà Nga bị nhiều nước đế quốc cạnh tranh gay gắt
về quyền lợi. Tuy nhiên mục tiêu này của đế quốc Nga vấp phải rất nhiều khó
khăn thách thức và đòi hỏi Nga hoàng phải có những đối sách phù hợp.
Từ những khó khăn trên, đối sách ngoại giao trong giai đoạn sau của đế
quốc Nga một mặt tiếp tục theo đuổi việc bình định châu Âu – một chính sách
ngoại giao hòa bình để giải quyết những khó khăn ở phương Tây. Mặt khác tiến
hành bành trường ở phương Đông để tìm kiếm nguồn lợi phát triển đất nước, mở
rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á và cũng đồng thời giúp Nga thoát khỏi thế bị kìm
kẹp ở phương Tây.
45

2.2. Chính sách bình định chung châu Âu


2.2.1. Mục đích chính sách bình định chung châu Âu
Chính sách bình định chung châu Âu là một trong những chính sách ngoại
giao được Sa hoàng Nicholas II tiến hành sau khi lên ngôi năm 1894. Sa hoàng
Nicholas II là con của Sa hoàng Alexander III, là vị Sa hoàng cuối cùng của chế
độ quân chủ chuyên chế. Sa hoàng Nicholas II đã tiến hành chính sách đối ngoại
bình định chung châu Âu trong bối cảnh đế quốc Nga gặp phải những thách
thức, do hệ quả đối ngoại của Nga hoàng Alexander III. Chính sách này hướng
đến việc giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, đồng thời kêu gọi các
cường quốc châu Âu giải trừ quân bị từng phần và giới hạn những khoản chi tiêu
cho quân sự.
Cụ thể, sau những rạn nứt trong quan hệ Nga – Đức từ Hiệp định Berlin
(1878), năm 1879 Đức kí với Áo – Hung một hiệp định bí mật nhắm vào Nga.
Hiệp ước quy định rằng: Nếu một bên kí hiệp ước bị Nga tấn công thì bên kia có
nghĩa vụ giúp toàn bộ binh lực viện trợ [29;436]. Ba năm sau, Ý tham gia liên
minh này. Mãi đến năm 1887, Nga mới biết về Hiệp ước bí mật giữa Áo –
Hung. Sau đó, Hiệp ước Liên minh tay ba (Đức, Áo - Hung, Ý) đã được ký lại
lần thứ ba.
Đáp lại điều đó, chính phủ Nga bắt đầu thân thiện với Pháp, nước đã cho
Nga vay những khoản tiền lớn. Tư bản Pháp nhằm vào các công ty đường sắt,
công nghiệp luyện kim, than đá và chế tạo máy của Nga, xâm nhập vào Nga
thông qua những khoản xuất khẩu tư bản khổng lồ. Số vốn đầu tư của Pháp vào
Nga ngày càng tăng: năm 1890 là 66 triệu rúp, năm 1900 tăng lên 226 triệu rúp,
chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch xuất đầu tư của các nước khác vào Nga [27;77].
Mùa hè năm 1891, Liên minh Pháp – Nga hình thành. Các đồng minh
cam kết “thông báo cho nhau những vấn đề có thể đe dọa nền hòa bình chung”
và “thương lượng về những biện pháp mà cả hai chính phủ phải tiến hành lập
tức và đồng thời” trong trường hợp một trong hai bên bị đe dọa tấn công. Tháng
8-1892, Hiệp định quân sự bí mật Pháp – Nga được ký kết. Hiệp định này được
46

phê chuẩn năm 1893, nó quy định hành động phòng thủ chung trong trường hợp
một trong hai bên bị các cường quốc thuộc “Liên minh tay ba” tấn công
[10;284]. Lực lượng của hai nước để chống Đức được quy định: Pháp phái đủ
1.300.000 quân, Nga có đủ 700.000 hay 800.000 người [18;16].
Sau khi lên cầm quyền, Sa hoàng Nicholas II đã tuân thủ các chính sách
của cha mình, củng cố Liên minh Nga – Pháp nhưng Nga luôn ở trong thế yếu
hơn vì là con nợ (đặc biệt sau khi thực hiện việc xây tuyến đường sắt khổng lồ
xuyên Siberia đến Vladivostok). Pháp cũng thường áp đặt những điều kiện của
mình khi cấp cho Nga những khoảng đầu tư lớn.
Ảnh hưởng của Nga giai đoạn này ở châu Âu càng ngày càng yếu đi, bởi
vậy Nicholas II đã theo đuổi chính sách bình định chung châu Âu. Thêm vào đó,
nước Nga đang gặp khó khăn lớn về tài chính lại phải đối mặt với nhu cầu chi
tiêu khổng lồ cho quân sự. Năm 1898, theo thông tin Bộ trưởng chiến tranh
Kuropatkin báo với Mikhail Nikolayevich Muravyov - Bộ trưởng Bộ ngoại giao
Nga, Áo tái trang bị và tăng cường pháo binh. Để chống lại mối đe dọa từ Áo,
đế quốc Nga cần tái trang bị pháo binh, nhưng lúc này Nga lại đang phải tập
trung cho việc tái vũ trang cho toàn thể bộ binh, không thể cùng lúc tiến hành
hai việc này. Do vậy, một giải pháp cần thiết nhất với Nga lúc này là thuyết
phục nước Áo từ bỏ chương trình tái vũ trang quân đội, bằng cách kêu gọi các
nước đế quốc khác tham gia thiết lập một công ước hòa bình.
Như vậy, xuất phát từ những khó khăn về tài chính, sự yếu thế về quân sự
và tầm ảnh hưởng ở châu Âu ngày càng bị hạn chế, Nga hoàng Nicholas II đã
tiến hành chính sách bình định chung châu Âu. Mục đích của chính sách này là
hướng đến việc giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình dường như cho
thấy đế quốc Nga có những động thái tích cực, góp phần duy trì hòa bình và ổn
định ở châu Âu. Nhưng thực chất nó xuất phát từ mưu đồ chính trị của đế quốc
Nga, cho thấy những toan tính chiến lược mà chính quyền Nga hoàng Nicholas
II thực hiện trong giai đoạn hiện tại và cho cả những tham vọng về sau. Định
hướng này đã mở ra thời cơ tốt cho đế quốc Nga ổn định và phát triển lớn mạnh.
47

2.2.2. Kết quả của chính sách bình định chung châu Âu
Với mong muốn tìm kiếm các giải pháp giải quyết các xung đột giữa các
quốc gia mà không cần sử dụng lực lượng quân sự, chấm dứt các cuộc chạy đua
vũ trang, ý tưởng về tổ chức Hội nghị hòa bình thế giới được Sa hoàng Nicholas
II đưa ra ngày 29/08/1898. Ngày 18/05/1899 Hội nghị hòa bình thế giới lần thứ
nhất đã được nhóm họp tại La Haye (viết theo tiếng Pháp), (Hague viết theo
tiếng Anh), (Den Haag theo tiếng Hà Lan) của Hà Lan 6 dưới sự chủ trì của Sa
hoàng Nicholas II và ông Mikhail Nikolayevich Muravyov - Bộ trưởng Bộ ngoại
giao Nga. Có 26 quốc gia đã tham dự hội nghị bao gồm các nhà lãnh đạo của
Bắc Mỹ và Nam Mỹ, vua Nam Tư, Hoàng đế của đế quốc Ottoman, Quốc vương
Thái Lan, đại diện của Thanh Triều (Trung Quốc) [30,6].
Hội nghị hòa bình La Haye lần thứ nhất đã thảo luận rất nhiều vấn đề liên
quan đến chiến tranh cũng như giải quyết các xung đột giữa các quốc gia. Kết
quả của hội nghị là sự ra đời của Công ước La Haye 1899 (còn được gọi là Công
ước La Haye I). Công ước La Haye 1899 được ký kết vào ngày 29/07/1899 và
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 04/09/1900. Nội dung cơ bản của Công ước La Haye
năm 1899 tập trung vào vấn đề giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp
hòa bình. Một trong những nội dung cơ bản của Công ước là quy định về việc
thành lập Tòa trọng tài thường trực với tư cách là một thiết chế quốc tế giúp các
quốc gia có tranh chấp có thể giải quyết các tranh chấp của mình theo phương
pháp hòa bình. Trên cơ sở của Công ước La Haye 1899, Tòa trọng tài thường
trực đã được thành lập vào năm 1900, có trụ sở chính tại cung điện Hòa Bình,
thành phố La Haye của Hà Lan [30;6].
Mặc dù đã có những thành quả nhất định, nhưng kết quả của hội nghị ít
hơn mong đợi do sự ngờ vực lẫn nhau tồn tại giữa các cường quốc. Tuy nhiên,
các Công ước La Haye là một trong những tuyên bố chính thức đầu tiên về luật
chiến tranh. Năm 1901, Sa hoàng Nicholas II và nhà ngoại giao nổi tiếng người
Nga Friedrich Martens đã được đề cử cho giải Nobel Hòa bình vì sáng kiến triệu
tập Hội nghị Hòa bình La Haye và góp phần thực hiện nó.
48

Chính sách bình định chung châu Âu không những đem đến danh tiếng
cho Sa hoàng Nicholas – vị Hoàng đế được tung hô vì những nỗ lực cho hòa
bình châu Âu, mà còn mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể. Nó đã giúp
Nga tránh được xung đột với các nước đế quốc thù địch ở châu Âu trong hoàn
cảnh khó khăn chồng chất lúc này. Với chính sách bình địch chung châu Âu, đế
quốc Nga đã có những được điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, tăng cường
sức mạnh quân sự cho những tham vọng về sau.
2.3. Chính sách bành trướng của đế quốc Nga ở phương Đông
2.3.1. Can thiệp vào Trung Á
Sau chiến tranh Nga – Thổ, đế quốc Nga mở rộng bành trướng với âm
mưu xâm lược các vùng đất khác. Lúc này chủ nghĩa tư bản Nga đang phát triển
mạnh mẽ, sự hạn hẹp của thị trường trong nước đã buộc chính phủ Nga hoàng,
giai cấp địa chủ và tư sản phải tìm những thị trường tiêu thụ và tìm nguồn
nguyên liệu mới.
Đế quốc Nga đã hướng sự quan tâm của mình vào khu vực Trung Á –
vùng đất ở hướng đông nam từ biên giới lãnh thổ của Sa hoàng. Nó trải dài từ
vùng núi phía Tây Tạng đến biển Caspi, từ biên giới Iran và Afghanistan đến
Nam Urals và Siberia. Sự phát triển về kinh tế của các dân tộc Trung Á rất hạn
chế. Chăn nuôi gia súc, nông nghiệp và sản xuất buôn bán sản phẩm thủ công là
những ngành nghề chủ yếu, không có ngành công nghiệp nào đáng kể. Chế độ
phụ hệ, nô lệ và sự áp bức chư hầu của các lãnh chúa phong kiến là điển hình về
chính trị của các dân tộc Trung Á.
Tuy nhiên ở Trung Á, ba khu vực riêng biệt: Tiểu vương quốc Bukhara,
Khiva khanates và Kokand, có sự phát triển mạnh về thương mại. Trong khi đó,
về vị trí địa lý Trung Á cũng rất quan trọng, từ đây có thể kiểm soát khu vực
Đông Âu và có biên giới tiếp giáp Trung Quốc – một nước giàu tài nguyên ở
Đông Á. Vì vậy nên tranh chấp Trung Á của các cường quốc lớn cũng rất gay
gắt, Anh đã lên kế hoạch xâm chiếm Trung Á. Triều đình Nga hoàng tỏ ra lo
ngại trước những cố gắng về ngoại giao của Anh nhằm chiếm lấy các Hãn quốc
49

Kokand và Khiva thông qua vua Afghanistan. Lợi ích của hai cường quốc đã
đụng độ, đế quốc Nga không còn cách nào khác ngoài việc ngăn chặn người
Anh xâm nhập và giữ được ảnh hưởng của mình ở Trung Á.
Để làm được điều đó, đế quốc Nga trước hết tiến hành việc xâm nhập một
cách hòa bình. Từ lâu Nga đã cho các chiến lược gia về quân sự thám hiểm
Trung Á. Các cuộc thám hiểm của người Nga đến Trung Á đã được tiến hành để
thiết lập các chính sách đối ngoại hòa bình ở khu vực biên giới. Tuy nhiên, vào
năm 1863, các điều kiện tiên quyết cho một cuộc xâm lược quân sự đã nảy sinh
do sự cố ở Kokand.
Từ tháng 6-1864, Nga hoàng đã thực hiện cuộc tấn công chống lại vương
quốc Kokand (là một trong ba vương quốc ở Trung Á bây giờ). Sự can thiệp của
vua Bukhara là lý do để quân Nga tiến hành chiến tranh chống luôn vương quốc
Bukhara. Việc chiếm Tashken năm 1865 là giai đoạn quan trọng trong quá trình
xâm lược của Nga. Năm 1868, Kokand và Bukhara chịu thất bại, năm 1873
Khiva bị chiếm. Ở các vùng bị sáp nhập vào Nga, một chính quyền hỗn hợp
quân sự và dân sự được hình thành. Năm 1876, tỉnh Turkestan do tỉnh trưởng
đứng đầu được được thành lập, với trung tâm là Tashken – một thành phố lớn
nhất ở Trung Á. Một số bộ lạc Kirghiz, trước đây vẫn ở bên ngoài Nga, đã tự
nguyện gia nhập đế quốc vào những năm 50. Vì vậy, đến cuối những năm 70 thế
kỷ XIX cả miền Bắc và miền Nam Kirghizia chịu sự cai quản của chế độ phong
kiến Nga hoàng.
Lúc này chỉ còn Turmenia chưa bị xâm chiếm vì chính phủ Nga đang cần
phải củng cố địa vị ở các vùng đã chiếm. Ngoài ra, việc công bố các “hiệp ước”
giữa Nga với Khiva và Bukhara đã gây sự chống đối quyết liệt trong giới cầm
quyền Anh. Giai cấp tư sản Anh sợ Nga lấn tới Biên giới Ấn Độ, nên một kế
hoạch chiến tranh với Nga được thảo vội vàng ở Bộ chiến tranh Anh. Trong
nước, quần chúng nhân dân cũng nổi dậy chống thực dân Nga. Năm 1873, một
cuộc khởi nghĩa chống phong kiến, giải phóng dân tộc đã nổ ra, cầm đầu phong
trào là Ixkhan Mula, một người Kirghiz. Khởi nghĩa kéo dài đến năm 1876.
50

Quần chúng nhân dân đấu tranh chống phong kiến, còn giai cấp quý tộc phong
kiến lại theo đuổi những mục đích hẹp hòi nên họ đã hòa hoãn và câu kết với
chế độ Nga hoàng. Nhờ vậy, quân đội Nga hoàng dễ dàng đàn áp phong trào đấu
tranh của nhân dân.
Trong những năm 1880 – 1884, Turmenia cũng bị Nga thôn tính. Vùng
này trở thành trung tâm cung cấp bông và là thị trường tiêu thụ của công nghiệp
Nga. Quan hệ Anh – Nga trở nên cực kỳ căng thẳng. Nước Nga ở bên miệng hố
chiến tranh với Anh vì sự phân chia Trung Á, song cuộc xung đột này được giải
quyết bằng việc ký thỏa thuận, theo đó Nga được toàn bộ ốc đảo Penda đến sông
Kusku. Năm 1895, Pamir bị sáp nhập vào đế quốc Nga [10;282].
Việc can thiệp vào Trung Á giúp Nga đạt được nhiều lợi ích về kinh tế và
chính trị, là bước quan trọng trong quá trình bành trướng ở phương Đông. Từ
đây đế quốc Nga có nhiều tiền đề thuận lợi để tiếp tục hướng mũi nhọn ngoại
giao vào khu vực Đông Á với miếng mồi Trung Quốc và đặc biệt là khu vực
chiến lược Đông Bắc Á.
2.3.2. Bành trướng xâm lược Đông Bắc Á
Cuối thế kỉ XIX, Nga tiếp tục hướng chính sách đối ngoại xâm lược thuộc
địa của mình vào Đông Bắc Á với tham vọng giải quyết những khó khăn ở châu
Âu, bảo vệ biên giới cửa ngõ phía Đông của đế quốc và làm chủ thương mại
Thái Bình Dương. Mục tiêu của Nga cũng như các nước đế quốc khác muốn
hướng đến là giành quyền kiểm soát đối Triều Tiên, Mãn Châu - vùng đất ở
phía Đông Bắc Trung Quốc.
Triều Tiên và Mãn Châu đều là những vùng đất có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với đế quốc Nga. Ngoài những lợi ích của hai vùng đất về kinh tế như
nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, nếu kiểm soát được Triều Tiên và Mãn
Châu sẽ là cửa ngõ để Nga xâm nhập vào phía Đông và tiến xuống phía Nam.
Khao khát sở hữu các cảng biển không bị đóng băng vào mùa đông của đế quốc
Nga đã có từ những giai đoạn lịch sử đầu tiên của đế quốc, Triều Tiên và Mãn
Châu lại đáp ứng được tham vọng này.
51

Lợi dụng sự suy yếu của Trung Quốc, đế quốc Nga can thiệp và có được
vô số quyền lợi quan trọng, tuy nhiên chưa thể thỏa mãn tham vọng. Và vấn đề
khó khăn Nga gặp phải đó là việc xây dựng và phát triển hải quân vẫn chưa
được giải quyết. Từ năm 1860, Nga xây dựng cảng Vladivostok bên bờ Thái
Bình Dương song cảng này chỉ hoạt động được vài tháng trong năm. Tình thế
đặt ra cho Nga một yêu cầu cấp bách đó là phải sở hữu được những cảng biển
nước ấm để thay thế cho Vladivostok. Cảng Masampo, Pusan ở Triều Tiên đặc
biệt Lữ Thuận ở nam Mãn Châu chính là những mục tiêu hàng đầu của Nga.
Một thách thức đặt ra cho Nga lúc này là sự can thiệp của Nhật Bản đối
với Triều Tiên và Mãn Châu cũng rất gay gắt. Nhật từ lâu cũng đã muốn chiếm
Triều Tiên rồi lấy đó làm bàn đạp tấn công Trung Quốc. Chiến tranh Trung -
Nhật từ nổ ra từ 1884-1895 với phần thắng thuộc về Nhật Bản. Nhật và Trung
Quốc kí Điều ước Simonoseki (Mã Quan) ngày 17-5-1895. Trong điều ước này,
chính phủ Mãn Thanh thừa nhận Trung Quốc là một nước “độc lập”, sự thực là
phụ thuộc Nhật Bản. Đồng thời, Trung Quốc phải nhượng cho Nhật Bản đảo
Liêu Đông, Đài Loan và quần đảo Bành Hổ; bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng
bạc ( trả trong 8 năm ). Đặc biệt là mở thêm nhiều bến cảng trong lục địa Trung
Quốc như Sa Thị, Trùng Khánh, Tô Châu [2;347]. Việc Nhật Bản sở hữu bán
đảo Liêu Đông ở Nam Mãn Châu theo điều khoản của hòa ước này lập tức tác
động sâu sắc đến tất cả những nước cùng có chung quyền lợi ở khu vực này, đặc
biệt đế quốc Nga.
Thắng lợi của Nhật Bản làm cho tất cả các kế hoạch mà Nga nhằm hình
thành uy quyền tối cao ở vùng Viễn Đông đang bị đe dọa. Các chính khách của
Chính phủ Nga hoàng nhận thấy cần phải có sự thay đổi bởi hiệp ước này đã
giúp người Nhật đặt chân lên đại lục, nằm trong vùng ảnh hưởng quyền lợi của
Nga. Bộ trưởng tài chính S. Witte đã đề ra các giải pháp cụ thể trước tình hình
mới với Nga hoàng, điều đó được ông khẳng định trong hồi kí của mình:“Bắt
buộc không được cho phép Nhật Bản thâm nhập vào trái tim Trung Quốc và
đảm bảo một cơ sở ở bán đảo Liêu Đông mà trong chừng mực nào đó chiếm
52

lĩnh vị thế hết sức quan trọng. Cho nên, tôi (bá tước Witte) đòi hỏi sự cần thiết
phải phá ngang yêu sách của Nhật trong Hiệp ước Shimonoseki” [20;56].
Lấy lí do bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Đại Thanh, Nga đã thuyết phục các
cường quốc Đức, Pháp buộc Nhật Bản từ bỏ quyền lợi của mình ở Trung Quốc.
Pháp với vai trò là đồng minh bởi hiệp ước liên minh năm 1893 đã đồng ý với
giải pháp này của Nga. Đế quốc Đức với những toan tính lôi kéo Nga vào vấn đề
Viễn Đông đã coi đây như một cơ hội tốt để có thể tăng cường ảnh hưởng của
mình ở Trung Quốc.
Đế quốc Nga đã khôn khéo gây áp lực để buộc Nhật Bản phải chấp nhận
yêu cầu từ phía các cường quốc. Chính phủ Nhật Bản, bởi tình trạng kiệt quệ các
nguồn lực sau chiến tranh, vào đầu tháng 5-1895 đã quyết định từ bỏ toàn bộ
bán đảo Liêu Đông để đổi lại bằng một khoản bồi thường bổ sung trị giá 30 triệu
lạng bạc từ triều đình Mãn Thanh [2; 347]. Triều đình Mãn Thanh hàm ơn trước
hành động cao đẹp của Nga mà không hề nghĩ đây chỉ là toan tính cho những
bước đi tiếp theo của chính phủ Nga hoàng ở Viễn Đông. Để trả lại sự giúp đỡ
của Nga, Trung Quốc đã buộc phải nhượng cho nước này những quyền lợi to
lớn ở Bắc Trung Quốc trong đó đặc biệt phải kể đến đó là quyền xây dựng tuyến
đường sắt xuyên Siberia qua Mãn Châu.
Từ đây Nga đã dọn đường cho những bước đi tiếp theo của mình ở Viễn
Đông. Năm 1897, Nga chiếm Lữ Thuận, Đại Liên. Tháng 12 năm 1897, một
hạm đội Nga xuất hiện tại cảng Lữ Thuận, sau 3 tháng đến năm 1898 một hiệp
định được kí kết giữa triều đình Mãn Thanh và Nga. Theo đó Nga được thuê
cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên và vùng đất xung quanh. Người Nga tin tưởng rõ
rằng đây là cách mà họ không mất thời gian xâm chiếm cảng Lữ Thuận, là hải
cảng nước ấm duy nhất của họ ở bờ biển Thái Bình Dương có giá trị chiến lược
quan trọng. Một năm sau, để củng cố vị thế của mình, Nga bắt dầu xây dựng
một tuyến đường sắt từ Cáp Nhĩ Tân quan Thẩm Dương đến cảng Lữ Thuận.
Sau sự kiện Tam cường can thiệp vị thế của Nga ở Đông Bắc Á ngày càng
cao còn Nhật Bản phải đối mặt với nhiều khó khăn cả trong và ngoài nước. Nga
53

lợi dụng cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc đã đưa quân chiếm đóng
Mãn Châu nhằm sáp nhập khu vực này trở thành một bộ phận lãnh thổ phía
Đông của đế quốc. Hành động này của Nga đe dọa nghiêm trọng an ninh và
tương lai phát triển của Nhật Bản. Mâu thuẫn Nga – Nhật Bản ngày càng trở nên
gay gắt nhất là khi Nga đồng thời đưa quân xâm nhập Triều Tiên.
Những mâu thuẫn xung đột sâu sắc trong việc giành quyền kiểm soát Mãn
Châu và Triều Tiên không hóa giải được, Nga và Nhật Bản giải quyết bằng
chiến tranh để bảo vệ và duy trì quyền thống trị tuyệt đối tại Triều Tiên. Chiến
tranh Nga – Nhật đã bùng nổ từ 8-2-1904 đến 5-9-1905, được xem là cuộc đại
chiến đầu tiên của thế kỉ XIX. Cuộc chiến diễn ra khốc liệt ở Nam Mãn Châu
thuộc Trung Quốc, đặc biệt là khu vực biển xung quanh Triều Tiên, Hoàng Hải
và Nhật Bản.
Trong cuộc chiến này, hải quân Nhật Bản đã đánh bại hải quân Nga trước
sự bất ngờ của nhiều cường quốc. Đế quốc Nga thất bại buộc phải kí kết hòa ước
Portsmouth 5-9-1905. Theo đó, Nhật được quyền chiếm bán đảo Liêu Đông và
sở hữu con đường sắt Nam Mãn Châu (từ Thường Xuân đến Lữ Thuận và miền
Nam Sakhalin); Nhật được quyền đánh cá ở miền biển Viễn Đông của Nga;
Nhật được Nga bồi thường 20 triệu đôla. Đế quốc Nga phải công nhận Triều
Tiên là một phần trong không gian ảnh hưởng của Nhật và đồng ý rút quân ra
khỏi Mãn Châu. Nhật sáp nhập Triều Tiên năm 1910, với ít sự phản đối từ các
cường quốc khác. Nga cũng hủy bỏ hợp đồng về quyền thuê cảng Lữ Thuận
trong 25 năm, bao gồm căn cứ hải quân và bán đảo xung quanh nó [1;357].
Sự thất bại và những tổn thất sau chiến tranh đã khiến đế quốc Nga kiệt
quệ về quân sự và kinh tế. Những lợi ích mà Nga đạt được đã bị mất, đặc biệt là
việc đánh mất quyền kiểm soát cảng Lữ Thuận, một vấn đề có ý nghĩa quan
trọng hàng đầu mà Nga đã tìm nhiều cách để đạt được. Hệ quả tiêu cực từ thất
bại này ảnh hưởng rất lớn đến đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn sau. Nước
Nga đã bước vào thế kỉ XX với cuộc chiến tranh Nga – Nhật, qua đó sự khủng
hoảng trầm trọng của chế độ Sa hoàng một lần nữa được thể hiện.
54

2.4. Tham gia khối Hiệp ước và Chiến tranh thế giới thứ nhất
2.4.1. Trở thành thành viên khối Hiệp ước
Chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn cuối thế kỉ XIX không những có
ảnh hưởng đến chính nước Nga, mà còn để lại hệ quả trong quan hệ quốc tế cho
đến giai đoạn đầu thế kỉ XX. Chính những động thái bành trướng của đế quốc
Nga cuối thế kỉ XIX đã tạo nên tiền đề cho sự liên minh giữa Nga và các nước
đế quốc khác có chung lợi ích. Đưa đến sự hình thành của khối Hiệp ước – một
trong hai khối quân sự đối đầu và châm ngòi cho sự bùng nổ của Chiến tranh thế
giới thứ nhất.
Khối Hiệp ước là một liên minh giữa ba nước Nga – Anh – Pháp đối địch
với liên minh các nước Trung Âu là Đức – Áo Hung – Ý. Khối Hiệp ước được
hình thành giai đoạn đầu thế kỉ XX với bước mở đầu là một hiệp ước giữa Anh
và Pháp và sau là hiệp ước giữa Anh và Nga. Nhưng từ cuối thế kỉ XIX đã có
những tiền đề đầu tiên tạo dựng quan hệ giữa ba nước. Đó chính là Hiệp định
quân sự bí mật giữa Pháp – Nga được ký kết tháng 8-1892. Liên minh Pháp –
Nga từ đây đã đặt nền móng cho khối Hiệp ước sau này.
Đến đầu thế kỉ XX, châu Âu đã hình thành của hai khối quân sự đối địch,
do tác động từ sự phá sản chính sách “cô lập vẻ vang” của Anh và chính sách
hướng về phương Đông của Đức. Chính sách “cô lập vẻ vang” của Anh đã
không còn tác dụng. Sự tăng cường chạy đua vũ trang cùng với quá trình bành
trướng thuộc địa của Đức đã đe dọa đến quyền lợi của Anh trên trường quốc tế.
Đối với Đức, đây là thời kì nền công nghiệp Đức có bước phát triển vượt
bậc. Yêu cầu về nguyên liệu và thị trường xuất khẩu tư bản trở thành nhu cầu
bức thiết. Trong khi đó nguyên liệu cướp bóc được từ thị trường châu Phi quá ít
ỏi không đủ cung cấp cho sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp
trong nước. Đã đến lúc Đức ông khai đòi chia lại thị trường thế giới. Thủ tướng
Đức Von Buelow trắng trợn tuyên bố: “Đã qua rồi cái thời mà các dân tộc chia
nhau đất đai và biển cả, còn chúng ta – những người Đức – tự hài lòng với bầu
trời xanh và chỉ cần một chỗ đứng dưới ánh mặt trời” [27;26]. Để thực hiện
55

tham vọng của mình, đế quốc Đức chọn đối thủ của mình là đế quốc Anh vì Anh
là nước có diện tích thuộc địa lớn nhất thế giới. Mâu thuẫn Anh – Đức trở thành
mâu thuẫn chủ yếu và trở thành vấn đề nổi cộm ở châu Âu nói riêng, trong quan
hệ quốc tế nói chung.
Hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Đức lúc này là bành trướng
sang khu vực Tiểu Á với khẩu hiệu “Tiến sang phương Đông”. Quyền bá chủ
của Anh trên mặt biển bị đe dọa nghiêm trọng khi Hoàng đế Đức Wilhelm II
tuyên bố: “Tương lai của nước Đức là trên mặt biển” [15;98]. Tất cả những
động thái của Đức khiến Anh thay đổi chính sách đối ngoại, đi đến việc tìm bạn
đồng minh mới trong những năm đầu thế kỉ XX để phân chia thị trường thế giới
cho cuộc chiến tranh trong tương lai. Bạn đồng minh mà Anh hướng đến chính
là Pháp và Nga.
Tuy vào cuối thế kỉ XIX, Anh và Pháp có nhiều mâu thuẫn với nhau trong
quá trình tranh cướp châu Phi, song việc Đức lên tiếng công khai đòi chia lại thế
giới làm cho các cường quốc thực dân như Anh, Pháp, Nga đều lo ngại tìm cách
đối phó. Cuồng vọng bá chủ của Đức buộc Anh và Pháp phải tạm gác những bất
đồng của mình để bắt tay nhau thông qua việc kí kết một hiệp ước vào ngày 8-9-
1904. Nội dung cơ bản của Hiệp ước là Anh thừa nhận Pháp chiếm Maroc, còn
Pháp thì nhận Anh chiếm Ai Cập [18;24]. Về hình thức thì đây chỉ là một bản
trao đổi thuộc địa, song nó có tác dụng củng cố quan hệ đồng minh Anh – Pháp.
Hiệp ước không nói gì về hợp tác quân sự hay cùng nhau liên minh chống
lại Đức nhưng thực chất đây là bước chuẩn bị cho hai nước đối phó với Đức
trong giai đoạn sau. Lênin đánh giá Hiệp ước này là “Chia cắt châu Phi để
chuẩn bị chiến tranh chống Đức” [21;82]. Sau khi hiệp ước này ra đời, Anh bắt
đầu tập trung ngoài khơi bờ biển Anh và tiến hành xây dựng căn cứ hải quân và
quân sự quân sự ở vùng duyên hải để hướng về phía Đức. Anh tích cực chuẩn bị
chiến tranh chống Đức khiến quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi. Hoàng đế
Wilhelm II rất lo sợ đối thủ của mình, ông từng nói: “Nếu nước Anh tuyên bố
chống lại chúng ta, tương lai của nước Đức sẽ nằm dưới nước” [27;78].
56

Về phía Nga, sau chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905), địa vị quốc tế của
Nga suy giảm nhiều. Chế độ Nga hoàng phụ thuộc nhiều hơn vào chủ nghĩa đế
quốc Phương Tây. Lo lắng trước sự phá triển ảnh hưởng của Đức ở Balkan và
của Thổ Nhĩ Kỳ ở Cận Đông, chính phủ Nga hoàng quay sang thân thiết với
Anh. Anh và Pháp cũng kết thân hơn nữa với Nga vì Anh sợ Nhật Bản mạnh lên
sẽ đe dọa quyền lợi của Anh ở Trung Quốc và Thái Bình Dương. Còn Pháp sợ
mất thế cân bằng ở châu Âu nếu Nga về phía Đức. Mâu thuẫn Anh – Nga ở khu
vực Trung Á cũng rất lớn nhưng trước tham vọng bành trướng thuộc địa của
Đức và những chính sách Đức đang thực hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức trở thành kẻ
thù chung của Nga. Anh quan điểm rằng: “Thà để cho Nga chiếm
Constantinople còn hơn là phải chứng kiến các kho tàng quân sự của Đức ở
vịnh Ba Tư” [21;83].
Trong khi đó, đế quốc Nga đang phải đối phó với phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở các nước châu Á.
Điều này càng khiến Nga xích lại gần với Anh. Với vai trò trung gian của Pháp,
ngày 18-8-1907, Hiệp ước phân định quyền lợi của Nga và Anh ở Iran,
Afghanistan và Tây Tạng được ký kết ở Saint Peterburg. Theo đó Iran bị chia
thành 3 vùng: miền Bắc – thuộc khu vực ảnh hưởng của Nga, miền Trung là
vùng trung lập và miền Nam và Đông Nam thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh.
Riêng Afghanistan thuộc quyền ảnh hưởng của Anh và nếu Nga muốn quan hệ
với Afghanistan thì phải thông qua Chính phủ Anh [15;101]. Hai nước chia đôi
ảnh hưởng ở Ba Tư (Nga ở phía Bắc, Anh ở phía Nam) [1;357]. Lênin đã đánh
giá hiệp ước năm 1907: “Chia nhau Afghanistan, Ba Tư và Tây Tạng để chuẩn
bị chiến tranh chống Đức” [21;82].
Hiệp ước Anh – Nga là bước cuối đưa đến hình thành khối Hiệp ước
trong giai đoạn thế chiến thứ nhất. Như vậy, đến năm 1907 thông qua việc kí
những hiệp ước tay đôi: Pháp – Nga (1891-1893), Anh – Pháp (1904) và Anh –
Nga (1907) sự liên minh giữa ba nước trong khối Hiệp ước đã ra đời, chống lại
liên minh Đức – Áo Hung – Ý ( còn được gọi là khối “Khối Trung Âu”).
57

Sau khi ký hiệp ước với Anh, Nga bộc lộ mối quan tâm đặc biệt đối với
vùng Balkan và Cận Đông. Năm 1908, khi cách mạng nổ ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, Áo
quyết định lợi dụng cơ hội để chiếm Bosnia và Hersegovina. Áo được Đức ủng
hộ nên Nga buộc phải chấp nhận việc đã rồi. Sự việc này thể hiện yếu thế của
Nga trong quan hệ quốc tế lúc đó. Nó cũng cho thấy mâu thuẫn trong quan hệ
giữa đế quốc Nga đối với các cường quốc tư bản thù địch, mâu thuẫn giữa phe
Hiệp ước với phe Liên minh Đức – Áo Hung – Ý. Các cuộc khủng hoảng và
chiến tranh cục bộ đã làm cho mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc lên đỉnh điểm.
Đế quốc Nga nói riêng và các nước đế quốc khác chuẩn bị bước vào một cuộc
chiến tranh thế giới sắp sửa bùng nổ.
2.4.2. Tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là một trong những cuộc chiến
tranh thảm khốc nhất của lịch sử loài người, là cuộc chiến tranh nhằm chia lại
thế giới giữa các nước đế quốc. Tham gia cuộc chiến này, chính phủ Nga hoàng
muốn thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong nước, củng cố lại địa vị của mình
trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể chính phủ Nga hy vọng sẽ thực hiện được
những mục đích của mình ở Balkan và Cận Đông, nơi mà ảnh hưởng của Đức và
Áo – Hung đang phát triển. Nga muốn sáp nhập Galixi vào mình, phân chia Thổ
Nhĩ Kỳ, xâm chiếm Constantinople và eo biển Hắc Hải, bên cạnh đó còn mở
đường để đế quốc Nga tiến ra Địa Trung Hải.
Tuy nhiên mọi cố gắng của Nga nhằm được tự do đi lại qua các eo biển
không kết quả. Các đồng minh không ủng hộ Nga và nước Nga chỉ là đồng minh
không bình đẳng trong khối Hiệp ước. Cuộc chạy đua vũ trang giữa hai khối và
âm mưu của các cường quốc châu Âu trong việc mở rộng ảnh hưởng của vùng
Balkan làm cho tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh
Balkan (1912-1913) là màn đầu tiên của chiến tranh thế giới thứ nhất. Chiến
tranh chưa nổ ra ngay vì các bên đều chưa sẵn sàng.
Đến năm 1914, tình hình dường như đã chín muồi. Tháng 6-1914, chính
phủ Áo – Hung tổ chức một cuộc tập trận ở Boxnia. Thái tử Áo – Hung là
58

Ferdinand bị ám sát ở Sarajevo (Bosnia). Sự kiện này được Áo – Hung, có sự


ủng hộ của Đức, dùng làm cớ để gây chiến. Ngày 28-7, quân Áo nã pháo vào
Beograd, khởi chiến chống Serbia. Ngày 30-7, Nga tuyên bố tổng động viên.
Đức lập tức đòi Nga bãi bỏ lệnh tổng động viên nhưng Nga từ chối. Ngày 1-8,
Đức tuyên chiến với Nga. Ngày 3-8, Đức tuyên chiến với Pháp. Hôm sau, ngày
4-8 Anh tuyên bố tham chiến. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bùng nổ.
Trong những ngày đầu tiên của chiến tranh, cuộc tấn công của Đức ở Mặt
trận phía Tây rất thành công. Paris nhanh chóng bị đe dọa. Để giúp các đồng
minh, Nga buộc phải mở cuộc tấn công Mặt trận phía Đông, tấn công ở Đông
Phổ trước khi kết thúc tổng động viên. Để thu hút một phần quân Đức đang tiến
đến Paris, hai tập đoàn quân Nga tiến vào Đông Phổ. Các cuộc tấn công ban đầu
của quân Nga đã thắng lợi: đánh lui quân đội Áo – Hung tại Galisia và quân Đức
tại Đông Phổ, Đông Phổ có nguy cơ mất vào tay Nga. Để cứu nguy cho tập đoàn
quân số 8 của mình đang phòng thủ ở Đông Phổ, Đức phải điều bớt những lực
lượng xung kích từ phía tây sang Đông Phổ và kết quả là trong nửa cuối tháng 8,
quân Đức đã đánh tan nát quân Nga ở trận Tannenberg. Đế quốc Nga mất
30.000 lính và bị bắt 95.000 tù binh, phía Đức chỉ có 3.436 người chết và 6.800
người bị thương [18;33].
Trong các tháng 8, 9-1914, cuộc tấn công của Nga bị chặn lại, quân Nga
buộc phải rút khỏi lãnh thổ Đức, nhưng các đồng minh của Nga đã đạt được mục
đích – Đức đã phải chuyển những lực lượng lớn từ Mặt trận phía Tây sang phía
Đông. Nhờ vậy, quân Anh – Pháp đã giành thắng lợi trong trận đánh nổi tiếng
trên sông Maine, Paris được cứu thoát.
Quân Nga sau thắng lớn ở Galisia, họ đã đuổi quân Áo đến tận Carpat,
pháo đài lớn nhất của Áo – Peremysen đầu hàng ngày 9-3-1915. Quân Áo thiệt
hại nghiêm trọng và không còn khả năng độc lập chiến đấu. Nhưng theo yêu cầu
của quân Đồng minh, quân Nga phải ngừng tấn công ở Galisia và chuyển ba tập
đoàn quân từ đó đến vùng Warszawa. Từ đây, họ định dùng những lực lượng
lớn tấn công vào Berlin. Quân Nga đã đánh bại các tập đoàn quân số 9 của Đức
59

và số 1 của Áo – Hung ở gần Warsazawa và Ivangorod. Lợi dụng lúc quân Anh
– Pháp không hoạt động trên mặt trận phía Tây, Bộ chỉ huy Đức điều những lực
lượng lớn sang phía Đông vào tháng 11-1914 rồi bất ngờ bao vây tập đoàn số 2
của Nga ở Lotz. Nhờ có tinh thần cảnh giác và linh hoạt, quân Nga đã không bị
mắc mưu và còn bao vây trở lại quân Đức. Một lần nữa, Nga lại đỡ đòn cho
quân Đồng minh, buộc Bộ chỉ huy quân Đức phải ngừng tấn công ở Dunkerque.
Năm 1915, quân Nga tiếp tục tấn công thằng lợi ở vùng Karpat. Đến mùa
xuân, sau khi chiếm các đường qua núi, họ chuẩn bị vượt biên giới Hungary để
bẻ gãy hoàn toàn sự kháng cự của Áo – Hung. Do ảnh hưởng của những thắng
lợi mà Nga mang lại, tháng 5-1915, Ý tham chiến ở phe Hiệp ước. Như vậy,
những tác động tích cực của Nga trong cuộc chiến đã mang lại lợi ích cho phe
Hiệp ước, bằng chứng là sự giải nguy Pháp của Nga và thêm một quốc gia nữa
là Ý gia nhập phe Hiệp ước.
Ở mặt trận phía Tây trong những năm 1915-1916 không có một chuyển
biến quan trọng nào lớn, mặt trận chính chuyển sang phía Đông. Đức dồn sức
sang phía Đông mong đè bẹp Nga vì Đức ho rằng nước Nga Sa hoàng là một
khâu yếu trong hàng ngũ các nước Hiệp ước. Tháng 5-1915, tập đoàn quân số 11
của Đức do Makenden chỉ huy và tập đoàn quân số 4 của Áo – Hung bắt đầu tấn
công vùng Gorlisa. Ở khu vực trọng điểm, quân địch có ưu thế gấp đôi về bộ
binh, còn vũ khí hạng nặng gấp hàng chục lần. Binh lính Nga đã chiến đấu kiên
cường, nhưng quân đội yêu thế hơn. Bộ chỉ huy Nga quyết định rút khỏi Ba Lan.
Năm 1915, tuy phe Liên minh thắng lớn, song không đạt được kết quả
hoàn toàn vì không đè bẹp nổi Nga. Sang năm 1916, mặt trận chính không cố
định, khi chuyển sang phía Đông hai bên đều tổn thất binh lực. Đến cuối năm
1916, chiến tranh ngày càng ác liệt nhưng cả hai bên đều không giành được
thắng lợi mặc dù lợi thế nghiêng về phe Hiệp ước. Trong khi đó, chiến tranh đã
gây ra thiệt hại nặng nề về người và của đối với nước Nga nói riêng.
Do chính sách tham chiến là không phù hợp, nền kinh tế của Nga rơi vào
tình trạng kiệt quệ, dân chúng khốn cùng. Những thất bại nặng nề trước quân
60

Đức trên mặt trận gây bất mãn cao độ trong đội ngũ quân nhân. Quân lính Nga
đã quá khổ vì chiến tranh lại căm thù tầng lớp sĩ quan quý tộc, không còn lòng ái
quốc. Mâu thuẫn nội bộ của quân đội Nga quá lớn, trong chiến dịch tấn công của
tướng Brusilov tháng 6-1916 chống quân Áo – Hung ở Galisia cũng bị các sĩ
quan cao cấp khác ghen ghét không chịu hợp tác. Chính phủ Nga hoàng tỏ rõ
yếu kém trong việc giải quyết tình trạng khủng hoảng vũ khí trong quân đội, các
nước đồng minh cũng tìm cách cách gây khó khăn để làm suy yếu Nga, vị thế
của đế quốc Nga suy giảm.
Ngoại giao Nga gặp vô vàn thách thức trong việc giải quyết những khó
khăn đó. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải có một hướng đi mới đúng đắn dưới sự
chỉ huy của một chính quyền mới sáng suốt hơn. Lịch sử Nga bước sang một
mốc mới với cuộc cách mạng dân chủ tư sản do Krenxki đứng đầu. Sa hoàng
Nicholas II phải thoái vị, chấm dứt triều đại quân chủ chuyên chế cuối cùng.
Nước Nga bước sang một giai đoạn lịch sử mới với sự tuyên bố thành lập một
nước cộng hòa 8-1917.
Tiểu kết chương 2
Như vậy, trong giai đoạn 1861 – 1917, đế quốc Nga đã tiến hành rất nhiều
các đối sách ngoại giao trên cả hai lục địa Á – Âu. Đối ngoại của đế quốc Nga
được thực hiện trong giai đoạn cực kì biến động của lịch sử thế giới cận đại, thời
kì đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của các nước đế quốc và những tranh chấp
quyền lợi quyết liệt trên phạm vi thế giới. Trong bối cảnh đó, đối ngoại của Nga
vừa phải giải quyết những hệ quả tiêu cực từ sai lầm trong quá khứ, vừa hướng
đến mục tiêu bành trướng để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
Mỗi chính sách phục vụ cho những toan tính của chế độ phong kiến Nga
hoàng cũng như phục vụ cho sự phát triển của đế quốc Nga hùng mạnh. Trong
các điều kiện, trong các mối quan hệ quốc tế phức tạp khác nhau, đối ngoại Nga
đã có những điều chỉnh và định hướng mới để phù hợp và tối đã hóa lợi ích có
thể đạt được. Đối ngoại Nga đi từ chính sách phục hồi vị thế sau thất bại trong
quá khứ; tránh sự tranh chấp ở khu vực châu Âu khi bị cô lập; hướng đến châu
61

Á - vùng đất quan trọng cả về địa chính trị để giành giật và khẳng định tầm ảnh
hưởng của mình; tham chiến trong một cuộc thế chiến để giải quyết tình trạng
khó khăn trong nước và mở rộng bành trướng . Điều đó thể hiện trong sự linh
hoạt của các chính sách ngoại giao của chính quyền Nga hoàng, mang lại những
lợi ích tích cực và đồng thời cũng để lại hệ quả tiêu cực đối với nước Nga trong
giai đoạn này.
62

CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẾ QUỐC NGA 1861-1917
3.1. Đặc điểm chính sách đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917
3.1.1. Đối ngoại của đế quốc Nga mang tính chất “ngoại giao pháo hạm”
“Ngoại giao pháo hạm” (gunboat diplomacy) là việc dùng sức mạnh quân
sự với mục đích đe dọa chiến tranh và thông qua đó đạt được các mục tiêu của
chính sách đối ngoại, như buộc quốc gia bị đe dọa phải nhượng bộ quyền lợi
trong các vấn đề lãnh thổ hay thương mại. Mục đích của “ngoại giao pháo hạm”
còn là việc đi xâm chiếm của một nước đế quốc với một nước phong kiến, hoặc
tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc với nhau.
“Ngoại giao pháo hạm” xuất hiện trong thời kỳ diễn ra các cuộc xâm
chiếm thuộc địa trên thế giới của các cường quốc châu Âu (khoảng nửa sau thế
kỷ XIX). Trong thời kỳ này, các cường quốc châu Âu thường cho tàu chiến neo
đậu ngoài khơi các quốc gia mà họ muốn đe dọa và gây áp lực trong quá trình
đàm phán các hiệp ước bất bình đẳng. Đôi khi để tăng tính đe dọa, các tàu chiến
này còn được biểu dương lực lượng bằng cách nã đại bác trên biển.
Đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 đã thể hiện rõ tính chất
“ngoại giao pháo hạm”. Dưới triều đại của Sa hoàng Alexander II, bằng sách
lược ngoại giao này Nga đã có những bước tiến trong tham vọng bành trướng
phương Đông. Các triều đại trước đó đã luôn mong muốn xây dựng đế quốc Nga
trở thành một cường quốc hải quân ở Thái Bình Dương. Nga đã thực hiện điều
này bằng cách thiết lập các tiền đồn hải quân gần lưu vực sông Amur, khuyến
khích dân Nga đến định cư, và dần triển khai hiện diện quân sự mạnh mẽ trong
khu vực. Trung Quốc chưa bao giờ thực sự cai trị khu vực này, do đó việc người
Nga tiến vào khu vực đã không được phía Trung Quốc chú ý.
Từ 1850 đến 1864, nhân lúc triều đình Trung Quốc phải chống chọi với
quân Thái Bình Thiên Quốc, Toàn quyền Viễn Đông Nikolay Muraviev đã cắm
hàng chục doanh trại với nhiều binh lính trên biên giới với Mông Cổ và Mãn
Châu. Đó là sự chuẩn bị để thực hiện việc kiểm soát hợp pháp của Nga đối
63

với Amur từ khu định cư trong quá khứ. Muraviev nắm lấy cơ hội khi nó xuất
hiện rõ ràng rằng phía Trung Quốc đã thua trong cuộc chiến tranh Nha phiến thứ
hai, và đe dọa chiến tranh với Trung Quốc trên một mặt trận thứ hai. Nhà Thanh
đã chấp nhận đàm phán với Nga. Trong lúc cuộc đàm phán diễn ra căng thẳng,
phi đội Thái Bình Dương gồm mười tàu tuần dương hơi nước của Đô đốc
Likhachev đã xuất hiện [38]. Lực lượng hải quân Nga liên tục bắn đạn súng thần
công thị uy và đe dọa trục xuất người dân địa phương. Việc thể hiện sức mạnh
hải quân đã đem lại kết quả Trung Quốc phải ký hiệp ước Aigun với Nga. Với
Hiệp ước Aigun, Nga chiếm được tả ngạn sông Amur [7;38].
“Ngoại giao pháo hạm” cũng là chính sách cơ bản của đế quốc Nga trong
những giai đoạn tiếp theo. Việc sử dụng vũ lực trong các vấn đề ngoại giao,
tranh chấp là phương thức cơ bản được Nga thực hiện. Sau khi xóa bỏ được các
điều khoản của hiệp ước Paris 1856, đế quốc Nga tiến hành chiến tranh với Thổ
Nhĩ Kỳ (1877-1878). Chiến tranh là cách Nga lựa chọn để lấy lại phần lãnh thổ
đã mất sau chiến tranh Krym, cũng như nhằm mục đích khôi phục ảnh hưởng
của Nga ở Biển Đen. Bằng thắng lợi chiến tranh, Nga đã đạt được mục đích của
mình, ít nhất là đến khi bị các nước đế quốc phương Tây can thiệp. Chiến tranh
xâm lược Trung Á cũng là một minh chứng rất rõ cho những nỗ lực của Nga
theo con đường “ngoại giao pháo hạm”. Thành quả thu được sau chiến tranh
Trung Á càng khiến đế quốc Nga theo đuổi sách lược ngoại giao này.
Ngoài Cận Đông và Trung Á, khu vực Đông Bắc Á và đặc biệt là bán đảo
Triều Tiên, khu vực Mãn Châu là mục tiêu hướng tới hàng đầu trong chính sách
mở rộng lãnh thổ của đế quốc Nga. Trong khi đó, các nước đế quốc khác và đặc
biệt là Nhật Bản cũng có tham vọng lớn lao với những vùng đất này. Do vậy,
việc sử dụng ngoại giao quân sự càng cần thiết hơn.
Ngoại giao pháo hạm tiếp tục được thể hiện bằng sự kiện “Tam cường can
thiệp” – sự kiện trực tiếp dẫn tới mâu thuẫn giữa Nga – Nhật ở Đông Bắc Á.
Theo đó, thắng lợi của Nhật Bản trước Trung Quốc trong cuộc chiến tranh 1894
– 1895, đã giúp nước này sở hữu bán đảo Liêu Đông ở Nam Mãn Châu theo
64

điều khoản của hòa ước Simonoseki. Chỉ hai tuần sau khi Hiệp ước Simonoseki
được kí kết, Nga – Pháp – Đức đã lịch sự gửi đến chính quyền Minh Trị một
thông điệp nhưng mang đầy tính mệnh lệnh, khuyên Nhật Bản từ bỏ Liêu Đông.
Đồng thời với việc gửi thông điệp đó, ba đế quốc cũng cho hải quân của
mình tập trung ở khu vực phía Đông của Nhật Bản. Nga thậm chí còn chuẩn bị
lệnh động viên gấp để tăng cường các đơn vị tập trung tại khu vực Lữ Thuận. Đế
quốc Anh mặc dù không trực tiếp tham gia nhưng công sứ Anh ở Nhật Bản
trước hành động của tam cường cũng đã gửi đến Thiên hoàng một lời khuyên
chân thành về việc nên mau chóng chấp nhận những đề nghị được đưa ra. Điều
này khiến Nhật phải chấp nhận những yêu cầu của phía Nga – Pháp – Đức.
Dù không tiến hành chiến tranh nhưng bằng sách lược “ngoại giao pháo
hạm”, Nga đã buộc Nhật Bản phải từ bỏ các quyền lợi của Nhật có ảnh hưởng
tiêu cực đến đế quốc Nga. Một mặt, Nga cho thấy rằng mình không hề có ý định
chiến tranh nhưng một mặt lại liên tục gửi tàu chiến đến Viễn Đông, uy hiếp đối
thủ. Hải quân Nga đã có một thời gian dài củng cố, phát triển từ sau chiến tranh
Krym. Đó chính là cơ sở để Nga thực hiện các chiến lược đối ngoại của mình
trong các cuộc tranh chấp thuộc địa ở phương Đông nói riêng.
Sau sự kiện “Tam cường can thiệp”, những thành quả mà người dân Nhật
Bản phải đánh đổi bằng mồ hôi và xương máu đã bị tước đoạt. Mâu thuẫn Nga –
Nhật ngày càng sâu sắc. Nhật Bản có cơ sở để đối đầu với Nga trong một cuộc
chiến tranh đế quốc, lực lượng quân đội và đặc biệt là hải quân đã được tăng
cường, sẵn sàng cho một cuộc đối đầu ở Đông Bắc Á. Tuy nhiên Chính phủ
Nhật đã nỗ lực thực hiện những giải pháp hòa bình cho những tranh chấp ở
Triều Tiên và Mãn Châu. Nhưng đế quốc Nga đã thể hiện thái độ thiếu thiện
cảm. Cả Nga và Nhật Bản đã sử dụng chính sách “ngoại giao pháo hạm” như
một giải pháp tất yếu khi không tìm được tiếng nói chung trong việc giải quyết
tranh chấp ở Đông Bắc Á. Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) đã trở thành
một trong những sự kiện tiêu biểu nhất cho chính sách “ngoại giao pháo hạm”
của chính quyền Nga hoàng.
65

Sau khi cuộc đàm phám bị phá vỡ vào năm 1904, hải quân Nhật Bản đã
mở chiến sự bằng sự kiện tấn công hạm đội Đông Nga tại cảng Lữ Thuận. Ban
đầu Nga vẫn tin tưởng vào sức mạnh hải quân của mình, và cho rằng một nước
đế quốc mới nổi ở châu Á như Nhật Bản khó có thể đe dọa được đế quốc Nga
hùng mạnh lúc này. Khi Nga liên tiếp thất bại trước Nhật Bản, thì Sa hoàng
Nicholas II vẫn bị thuyết phục rằng Nga sẽ chiến thắng. Nga hoàng vẫn tiếp tục
tham chiến để giữ gìn phẩm giá của đế quốc Nga, từ chối ý tưởng đưa tranh
chấp ra Tòa án Trọng tài The Hague để giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Đế
quốc Nga đã chọn chiến tranh, chọn “ngoại giao pháo hạm” để giải quyết tranh
chấp với Nhật Bản. Qua đó có thể thấy rằng, khi giải quyết các vấn đề ngoại
giao thì chính sách “ngoại giao pháo hạm” luôn là sự lựa chọn hàng đầu của
chính quyền Sa hoàng. Sau thất bại trong cuộc chiến với Nhật, đế quốc Nga đã
phải trả giá đắt cho những bước đi sai lầm mà “ngoại giao pháo hạm” gây nên.
Một minh chứng tiếp theo cho tính chất “ngoại giao pháo hạm” của đế
quốc Nga, là quyết định tham chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất của chính
quyền Sa hoàng. Nếu như chiến tranh với Nhật là cuộc tranh giành thuộc địa
giữa hai nước đế quốc với nhau, thì thế chiến thứ nhất Nga hoàng đã tham chiến
trong khối Hiệp ước (Anh – Pháp – Nga) để đối đầu với phe Liên minh (Đức –
Áo Hung – Ý). Những mâu thuẫn căng thẳng trong tranh việc chấp quyền lợi
giữa hai phe không thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình, giống như chiến
tranh Nga – Nhật mâu thuẫn giữa các khối này chỉ có thể giải quyết bằng chiến
tranh. Hai phe Liên minh và Hiệp ước cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đụng
độ, và ngay khi ngòi nổ chiến tranh được châm ngòi ở Serbia, thế chiến thứ nhất
đã bùng nổ.
Chính sách “ngoại giao pháo hạm” trong thế chiến thứ nhất đã thể hiện
tính chất và đặc điểm về ngoại giao của các nước tham chiến nói chung và đế
quốc Nga nói riêng. Sự hiếu chiến của đế quốc Nga và các nước đế quốc còn lại
đã gây nên một trong những cuộc chiến thảm khốc nhất lịch sử loài người. Để
phục vụ cho những tham vọng của mình, các nước đế quốc đã đánh đổi bằng
66

xương máu của người dân mình và nhân dân trên toàn thế giới. Các nước đế
quốc phải gánh phần trách nhiệm lớn lao với những tổn thất về kinh tế và nhân
mạng trong cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Như vậy, trong giai đoạn 1861-1917, đối ngoại của đế quốc Nga đã thể
hiện tính chất “ngoại giao pháo hạm” một cách rõ nét. “Ngoại giao pháo hạm”
đã giúp đế quốc Nga có được nhiều quyền lợi, nâng cao tầm ảnh hưởng của Nga
trên trường quốc tế. Mặt khác, “ngoại giao pháo hạm” cũng để lại những hệ quả
tiêu cực đối với sự phát triển của nước Nga. Chính sách “ngoại giao pháo hạm”
đã khiến Nga mất đi quyền lợi ở Đông Bắc Á, kiệt quệ trong quá trình tham
chiến trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Những hệ quả đó khẳng định ảnh
hưởng sâu sắc mà chính sách “ngoại giao pháo hạm” đã để lại, nó tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển của đế quốc Nga giai đoạn 1861-1917 và sau này.
3.1.2. Đối ngoại của đế quốc Nga chịu nhiều tác động của nhân tố trong nước
* Tác động của chính phủ Nga hoàng
Đối ngoại của đế quốc Nga chịu sự chi phối rất lớn từ Chính phủ Nga
hoàng. Là một đế quốc quốc theo thể chế quân chủ chuyên chế, với quyền lực
tập trung trong tay nên Sa hoàng có thể chi phối toàn bộ các vấn đề đối nội và
đối ngoại của đất nước. Tuy nhiên, đội ngũ cố vấn đó là các bộ trưởng có thẩm
quyền như Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Chiến tranh,
Bộ trưởng Hải quân cũng có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của Nga hoàng.
Chính sách cải cách quân đội của Sa hoàng Alexander II có sự đóng góp
quan trọng của Bộ trưởng Hàng Hải, Đại công tước Kostaitian, anh trai Sa
hoàng Alexander II. Đại công tước đã tái tổ chức lại các hạm đội theo lối
phương Tây và xây dựng lực lượng quân dự bị. Sau chiến tranh Krym, hạm đội
Baltik được xây dựng lại, ngày càng hoàn thiện về số lượng và chất lượng. Sự
phục hồi và phát triển của hải quân Nga dưới sự chỉ đạo của Đại công tước
Kostaitian là cở sở để Nga hoàng có thể thực hiện các chính sách bành trướng.
Các bộ trưởng Nga giữ vai trò quan trọng đối với các chính sách của triều
đại Sa hoàng Alexander III và Nicholas II sau này. Hai vị Sa hoàng đều có tham
67

vọng bành trướng Đông Bắc Á, đặc biệt là giai đoạn cầm quyền của Sa hoàng
Nicholas II. Vấn đề Đông Bắc Á đã gây chia rẽ trong nội bộ các bộ trưởng Nga.
Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Ngoại giao chủ trương ôn hòa, tránh xung đột
với các nước đế quốc khác. Bộ trưởng Hải quân và Bộ trưởng chiến tranh tham
vọng làm chủ Mãn Châu và Triều Tiên.
Bá tước S.Witte, giữ chức Bộ trưởng Tài chính Nga từ 1892 đến 1902, là
người luôn mong muốn Nga làm chủ thương mại ở Thái Bình Dương. Ông chủ
trương kiềm chế các hoạt động can thiệp tại Trung Hoa, để các quốc gia khác
giải quyết phiến loạn ở đó; kịch liệt phản đối việc xâm chiếm Triều Tiên và giữ
ảnh hưởng ở Mãn Châu. Trong hồi ký của mình ông viết: “Tôi nói rằng điều
cần thiết cho chúng ta là đừng chọc giận Trung Quốc, cũng như bảo vệ vị thế tại
Mãn Châu, nơi mà chúng ta sở hữu những quyền lợi tối quan trọng” [33;108].
Đối với cảng Lữ Thuận, Bá tước S. Witte cũng phản đối việc chiếm cảng
này vì có thể khiến mâu thuẫn Nga – Nhật thêm gay gắt. Công sứ Nga tại Nhật
Baron Rosen, một người cũng ủng hộ chính sách hòa bình, đã viết: “Về vấn đề
giành cảng Lữ Thuận, Hoàng đế cảm thấy phù hợp để tham khảo ý kiến của các
bộ trưởng,tuy nhiên, hết thảy các bộ trưởng đề phản đối kế hoạch ấy, trong số
họ chủ yếu nhất là Bộ trưởng Tài chính, Witte và Bộ trưởng Hải quân, Đô đốc
Tirtoff; ấn tượng chung là dự định này là một cuộc phiêu lưu mạo hiểm chỉ có
thể dẫn tới những tình thế phức tạp với Nhật Bản”[34;197]. Chính vì những cố
vấn không còn được Nga hoàng tin tưởng, ông phải từ chức vào năm 1902.
Cùng với Bộ trưởng Tài chính, các Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng là
những người ủng hộ chủ trương ôn hòa. Hoàng thân Lobanov – Bộ trưởng
Ngoại giao là người ủng hộ cho hòa bình, có cùng quan điểm với Bá tước Witte
trong việc bảo toàn lãnh thổ Trung Hoa. Nguyên Công sứ của đế quốc Nga tại
Nhật đã khai sáng cho Hoàng thân Lobanov rằng cần thiết phải hết sức cẩn thận
trong vấn đề Triều Tiên nếu muốn tránh một cuộc xung đột nghiêm trọng với
Nhật Bản. Hoàng thân Lobanov tin tưởng vào sự sáng suốt của lời tư vấn này,
tuy nhiên ông lại qua đời đột ngột.
68

Bá tước Muraviov và Bá tước Lamsdorf là những Bộ trưởng Ngoại giao


kế nhiệm. Tuy Bá tước Lamsdorf cũng có khuynh hướng hòa bình, nhưng chính
kiến không rõ ràng, cảm thấy không hứng thú với việc một mình gánh lấy trách
nhiệm quá sức trọng yếu. Ông cũng không có khả năng hay sở hữu tiếng nói cá
nhân có thể ảnh hưởng đến quyết định của Nga hoàng theo hướng mong muốn
của một người bảo trợ.
Bộ trưởng Chiến tranh Kuropatkin và Toàn quyền Alexeeff – Tổng tư
lệnh hải lục quân ở bán đảo Liêu Đông là những người tích cực ủng hộ cho
chính sách bành trướng của Nga ở Đông Bắc Á với mục tiêu là cả Mãn Châu và
Triều Tiên. Bộ trưởng Chiến tranh Kuropatkin là người có tham vọng lớn đối
với vấn đề Đông Á. Ông ủng hộ mạnh mẽ quyết định của Nga hoàng là chiếm
lấy cảng Lữ Thuận ở bán đảo Liêu Đông. Khi Mãn Châu rơi vào tình trạng nổi
loạn, Kuropatkin đã hỗ trợ can thiệp, phản đối việc rút quân sớm.
Toàn quyền Alexeeff cũng ủng hộ mạnh mẽ việc chiếm giữ Mãn Châu.
Ông cho rằng việc loại bỏ vùng này chỉ làm cho Nga mất lợi ích và Nhật ngày
càng hung hăng. Những tác động từ Bộ trưởng chiến tranh Kuropatkin cũng như
Bộ trưởng Hải quân Alexeeff đã khiến Sa hoàng Nicholas II tích cực can thiệp
vào Mãn Châu, mâu thuẫn lợi ích Nga – Nhật đã dẫn đến cuộc chiến tranh 1904-
1905 và thất bại. Công sứ Baron Rosen nhận xét về Bộ trưởng Hải quân
Alexeeff: “Được gán với cái tên “Alexeeff khét tiếng”, bị buộc tội là đã mang về
cuộc chiến tranh với Nhật Bản, và là vật tế thần cho những thảm họa đã giáng
xuống chúng ta sau cuộc chiến” [34;200].
Những mâu thuẫn chia rẽ trong nội bộ Chính phủ ảnh hưởng rất lớn đến
các quyết sách của Nga hoàng. Chính sách đối với các vùng đất ở Đông Bắc Á
bị chia theo hai định hướng, phụ thuộc vào sự định hướng của các Bộ trưởng.
Một số chính sách được Sa hoàng Nicholas II ủng hộ vấp phải sự phản đối của
đội ngũ cố vấn, nhưng lại được ủng hộ bởi các thành viên khác trong Chính phủ.
Về vấn đề này, Công sứ Rosen nhận xét: “Chính phủ Nga giống như một liên
69

đoàn vô dụng những ban bệ độc lập chẳng phải lúc nào cũng cùng hợp tác,
thậm chí giữ thái độ không rõ ràng, đôi khi còn có xung đột với nhau [34;190].
Cho đến thập niên đầu của thế kỷ XX, đứng trước thềm của cuộc thế
chiến lần thứ nhất, trong hoàn cảnh đế quốc Nga lạc hậu hơn về quân sự so với
các nước đế quốc khác, những người đứng đầu Bộ tổng tham mưu tiếp tục có
những sách lược khiến Nga tổn hại trong cuộc chiến. Cuối năm 1917, Chính phủ
đã đề ra cái gọi là “Chương trình lớn về tăng cường quân đội”. Chương trình này
dự định đến năm 1917 tăng cường quân số lên 480.000 người [10;329]. Năm
1912, tại cuộc họp với Bộ tổng tham mưu Pháp, phía Pháp đòi Nga xây dựng
các con đường sắt chiến lược và tăng cường lực lượng cơ động. Động thái tăng
cường quân sự của Chính phủ Nga hoàng đặt nước Nga vào vị trí của kẻ đánh
thuê. Tính đến khi triều đại Sa hoàng Nicholas II sụp đổ, đế quốc Nga đã tổn
thất binh lực quá lớn cho cuộc chiến tranh phi nghĩa.
* Tác động của phong trào cách mạng
Bên cạnh tác động từ Chính phủ Nga hoàng, chính sách ngoại giao của đế
quốc Nga giai đoạn này còn chịu ảnh hưởng của các phong trào cách mạng
trong nước. Từ khi ra đời, giai cấp công nhân Nga đã không ngừng đấu tranh
chống áp bức và bóc lột. Phong trào công nhân bắt đầu phát triển mạnh từ những
năm 1870 với hàng loạt các cuộc bãi công lớn của thợ dệt diễn ra ở Saint
Peterburg, Belostok. Cao trào đấu tranh của công nhân trong những năm 80, nửa
đầu những năm 90 của thế kỉ XIX cũng đã khiến Chính phủ phải thực hiện
những nhượng bộ. Giai đoạn từ nửa sau những năm 90 – thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX, dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin, phong trào đấu tranh của công nhân đã
phát triển rộng khắp. Khí thế cách mạng ngày càng lớn mạnh, tác động đến cả
đối sách ngoại giao của vương triều Sa hoàng Nicholas II.
Sa hoàng Nicholas II cùng giới cầm quyền muốn “bằng một cuộc chiến
tranh nhỏ thắng lợi” để tránh một cuộc cách mạng đang chín muồi trong nước.
Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh Nga – Nhật
(1904-1905). Kết quả đã không như mong muốn. Đó là một cuộc chiến tranh
70

không hề nhỏ và chế độ Nga hoàng cũng không thể giành thắng lợi. Thay vì
ngăn cản cách mạng, nó đã góp phần thúc đẩy nhanh cách mạng trong nước.
Để bảo vệ chế độ chính trị đã lỗi thời, giai cấp thống trị Nga dùng lực
lượng quân sự mạnh nhằm duy trì sự ổn định chính trị trong nước và mở rộng
ảnh hưởng của Nga trên thế giới. Nhưng xu thế cách mạng ở Nga đã phát triển
đến giai đoạn không thể đảo ngược được nữa. Chiến tranh Nga – Nhật nổ ra
càng khiến tình hình chính trị Nga khủng hoảng trầm trọng, những mâu thuẫn
vốn có trong xã hội nổi lên và dẫn tới nguy cơ bùng nổ cách mạng. Nông dân
cũng nổi dậy đấu tranh, đốt phá dinh thự địa chủ và bắt đầu nêu ra những yêu
sách chính trị.
Với lực lượng hải quân hùng hậu, đế quốc Nga có quyền tin tưởng vào
một chiến thắng trước Nhật Bản, nhưng thực tế hạm đội của Nga lại bị đánh bại
bởi lực lượng của một nước đế quốc đang lên ở châu Á. Nga dù còn tiềm lực để
tiếp tục chiến tranh, nhưng nếu kéo dài chiến tranh với Nhật sẽ kích động phong
trào đấu tranh của quần chúng lên đỉnh điểm. Vì vậy, Nga có xu hướng muốn
ngồi vào bàn thương lượng để kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Lúc này,
với mục đích tiến hành hòa giải cho chiến tranh Nga – Nhật, Tổng thống Mỹ T.
Roosevetl đã gặp đại diện Nga và Nhật Bản để bàn luận về các điều khoản cho
một cuộc đàm phán.
Mặc dù đang ở thế thua thiệt nhưng ngay từ đầu đại diện của Nga –
Iulievich Witte đã khẳng định Nga sẽ không chấp nhận bất kỳ yêu cầu nào mang
tính bôi nhọ, không trả bất cứ một khoản bồi thường dưới bất kỳ hình thức nào.
Sự phản đối của Nga được dựa chủ yếu trên luận điểm Nga vẫn chưa phải là một
quốc gia bại trận, “không có kẻ chiến thắng ở đây và do đó không có kẻ bại
trận” [9;23]. Tổng thống Mỹ T. Roosevelt đã thuyết phục, khuyến khích, yêu
cầu và cảnh báo Hoàng đế Nga để khiến cho Sa hoàng Nicholas II phải chấp
thuận các điều khoản hòa bình. Roosevetl thậm chí còn đe dọa Sa hoàng Nga
nếu không chấp thuận ngay lập tức các điều khoản hòa bình, Nhật sẽ hành động
trước và khi đó nội chiến sẽ nổ ra ở Nga. Nội chiến chính là một trong những
71

mối đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền Sa hoàng lúc này. Vì vậy ngày 5-
9-1905, Nga chấp nhận ký Hòa ước Portsmouth với Nhật, theo đó Nga phải chấp
nhận nhượng rất nhiều quyền lợi cho Nhật Bản.
Giới cầm quyền Nga đã chấp nhận những điều khoản nhục nhã của kẻ thù
bên ngoài để có thể tập trung lực lượng đối phó với cách mạng trong nước. Cách
mạng Dân chủ tư sản Nga lần thứ nhất đã thất bại nhưng vẫn để lại dấu ấn sâu
sắc. Nó không những tác động đến chính sách đối ngoại của đế quốc Nga mà nó
còn làm lung lay mạnh mẽ cơ sở của chế độ chuyên chế Nga, mở đầu cho một
cao trào cách mạng rầm rộ đầu thế kỉ XX.
Trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất sắp bùng nổ, những
người Bolshevik ở Nga đã tăng cường hoạt động trong công nhân, nông dân và
binh lính. Họ tích cực tuyên truyền, giải thích cho quần chúng về chính sách
phản dân của chế độ chuyên chế và tuyên truyền cách mạng. Ý thức cách mạng
bắt đầu phát triển trong bộ phận tiên tiến của nông dân và binh lính. Năm 1912,
thủy thủ ở hạm đội Baltik và hạm đội Biển Đen dự định khởi nghĩa, nhưng kế
hoạch bị lộ và bị Chính phủ Nga hoàng khủng bố dã man. Tháng 7-1914, phong
trào bãi công của công nhân Saint Peterburg đã lôi cuốn đến 2000 người tham
gia và mang tính chất chính trị sâu sắc [10;330].
Chính quyền Nga hoàng lo sợ, tăng cường truy lùng và bắt bớ những
người Bolshevik. Dưới tác động lớn lao của tình hình cách mạng trong nước,
Nga hoàng đã quyết định tham chiến trong thế chiến thứ nhất với hy vọng nhờ
chiến tranh để thoát khỏi cách mạng, củng cố địa vị của mình. Nhưng chiến
tranh lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc cách mạng lật đổ chế độ chuyên
chế, chấm dứt triều đại cuối cùng của chính quyền phong kiến Nga hoàng. Đối
ngoại của đế quốc Nga nói riêng và chính quyền phong kiến Nga hoàng nói
chung đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Như vậy, sự phát triển mạnh mẽ và
thành công của phong trào cách mạng Nga đã mở ra thời kỳ phát triển mới cho
lịch sử Nga đầu thế kỉ XX. Nước Nga từ đây có bước phát triển rên tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt là đối ngoại của đất nước theo hướng tích cực phù hợp hơn.
72

3.2. Tác động của chính sách đối ngoại đế quốc Nga 1861-1917
3.2.1. Đối với sự phát triển của đế quốc Nga
Chính sách đối ngoại của đế quốc Nga có tác động rất lớn đến sự phát
triển của nước Nga giai đoạn 1861-1917. Đối ngoại của Nga đã góp phần bảo vệ
anh ninh quốc gia, tối đa hóa lợi ích quốc gia thông qua các con đường hợp tác,
cạnh tranh, xung đột và thậm chí là chiến tranh. Mặt khác, đối ngoại Nga cũng
để lại nhiều hệ quả tiêu cực.
Ngoại giao Nga từ sau 1861 đã có những đóng góp quan trọng cho quốc
gia: Xóa bỏ những điều khoản của hiệp ước kìm hãm sự phát triển; thoát khỏi
thế cô lập, khôi phục được ảnh hưởng trong nền chính trị châu Âu; mở rộng
bành trướng ở châu Á. Thành tựu đầu tiên về đối ngoại đó là việc Nga tuyên bố
không còn bị ràng buộc bởi các điều khoản của hiệp ước Paris 1856 – hiệp ước
được ký sau thất bại của Nga trong chiến tranh Krym. Điều đó được hoàn thành
qua một quá trình đấu tranh ngoại giao bền bỉ và lâu dài, nhờ những chiến lược
khôn ngoan, khéo léo đánh đổ được hệ thống Krym – được ba nước Anh, Áo và
Pháp tạo ra nhằm cô lập Nga trên trường quốc tế.
Từ sau thành quả của việc xóa bỏ hiệp ước Paris 1856, chính sách ngoại
giao của đế quốc Nga có những bước tiến đúng đắn và vững chắc. Thắng lợi
trong chiến tranh Nga – Thổ (1877-1878) và thành tựu trong chính sách bành
trướng ở Trung Á đã chứng minh Nga là đế quốc lớn mạnh ở châu Âu và có ảnh
hưởng rộng đến những khu vực khác.
Trong giai đoạn khó khăn khi bị liên minh các nước đế quốc châu Âu đe
dọa, cùng với sự khó khăn về tài chính không đủ chi tiêu cho quân sự, đế quốc
Nga vẫn có giải pháp ngoại giao đúng đắn khi thực hiện chính sách bình định
chung châu Âu. Đó là một chính sách hòa bình với mục tiêu kêu gọi các nước đế
quốc giải trừ quân bị và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Đó là
một tín hiệu tích cực cho hòa bình và ổn định trên thế giới nói chung, và nó còn
giúp Nga hoàng Nicholas II bảo vệ đất nước và đưa đế quốc Nga bước qua giai
đoạn khó khăn này.
73

Quá trình bành trướng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á cho đến trước
chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905) đã mở ra cửa ngõ phía đông để Nga tiến
vào khu vực chiến lược quan trọng này. Việc kiểm soát được Triều Tiên và Mãn
Châu đã cho thấy vị thế của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á lớn mạnh hơn bao giờ
hết. Đế quốc Nga từng bước sáp nhập Mãn Châu và giành được những quyền lợi
quan trọng nhất tại Triều Tiên. Một trong những quyền lợi đó là việc Nga chiếm
được cảng Lữ Thuận, vịnh Đại Liên năm 1897. Việc chiếm được cảng biển Lữ
Thuận không bị đóng băng trong mùa đông có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với
đế quốc Nga, nó mở đường cho sự phát triển về kinh tế và đặc biệt là an ninh
chính trị của Nga ở Đông Bắc Á. Có cảng biển nước ấm là mục tiêu mà các triều
đại Nga hoàng tiền nhiệm đã nỗ lực tìm kiếm trong nhiều thế kỉ, đến thời điểm
này nó đã được hiện thực hóa.
Tuy nhiên sai lầm trong đối ngoại Nga đã được bộc lộ khi chiến tranh Nga
– Nhật bùng nổ và đế quốc Nga là nước bại trận. Thất bại thảm hại của Nga kéo
theo việc ký kết Hòa ước Portsmouth, Nga mất lợi ích ở khu vực Đông Bắc Á.
Theo thỏa thuận cảng Vladivostok vẫn là của Nga nhưng tầm quan trọng của nó
cả về kinh tế và chính trị không còn nữa. Cảng Vladivostok không đủ quan trọng
để đe dọa đến an ninh Nhật Bản, vì không phải cảng nước ấm nên thương mại
ngưng trệ. Nga vẫn nắm quyền kiểm soát tuyến đường sắt khổng lồ xuyên
Siberia với một nhánh quan trọng của nó là Mãn Châu nhưng nó cũng không
còn đủ sức để Nga gây ảnh hưởng lên chính quyền Mãn Thanh. Phong trào cách
mạng dân tộc ở Trung Quốc đang lên cao có điều kiện để tìm cách giảm bớt vai
trò của Nga ở Mãn Châu đến mức thấp nhất. Tất cả các yêu tố này khiến đế quốc
Nga trở thành mắt xích yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc
những năm đầu thế kỉ XX.
Nga không những đánh mất lợi ích ở Đông Bắc Á mà còn đánh mất dần
vai trò của mình ở lục địa châu Âu. Chính quyền Sa hoàng Nicholas II đã không
tính đến rằng để thực hiện được giấc mộng lớn ở Viễn Đông, Nga sẽ phải từ bỏ
tất cả ảnh hưởng của mình ở lục địa, đối mặt với nguy cơ đánh mất vị trí đạt
74

được ở Thổ Nhĩ Kỳ và vùng Balkan. Tờ Novoié Vrémia của giới tư bản Nga,
ngày 2-10-1901 đã đăng một nhận định rõ ràng: “Việc bảo hộ Mãn Châu sẽ tiêu
tốn của Nga một chi phí khổng lồ và làm cho Nga xao nhãng khỏi các vấn đề
khác về phương Đông, Châu Âu và Đông Á” [23;97].
Chính sách Viễn Đông đã biến Nga thành con nợ của các nước đế quốc,
đặc biệt của Pháp, với chi phí khổng lồ cho việc xây dựng tuyến đường sắt
xuyên Siberia và cho cuộc đối đầu với Nhật Bản ở Đông Á. Trong bài báo đăng
trên tờ Tia lửa số 1, tháng chạp năm 1900, Lênin chỉ rõ những hạn chế của nền
kinh tế, tài chính Nga bởi những chính sách ở Viễn Đông: “Chính phủ (Nga
hoàng) kí một sắc lệnh mật, cung cấp 150 triệu Rúp cho chiến tranh, ngoài ra,
cứ trong ba hay bốn ngày là các chi phí trước mắt cho chiến tranh lại ngốn mất
1 triệu Rúp. Chính phủ Nga hoàng bị nguy cơ phá sản. Sau đó, Nga đã thỏa
thuận và đạt được khoản vay từ Pháp là 800 triệu rúp [32;481]. Trong cuốn The
Russo- Japanese war in global perspective: World war zero (Chiến tranh Nga –
Nhật trong bối cảnh toàn cầu: Chiến tranh thế giới tiền Thế chiến I), giả Boris
Ananich, đã nhắc đến trong bài viết Russian military expenditures in the Russo –
Japanese war, 1904-1905 (Chi phí quân sự của Nga trong cuộc chiến tranh Nga
– Nhật,1904-1905): “Chính phủ Nga hoàng sẽ phải đối mặt với việc cạn kiệt
ngân sách vào đầu năm 1905”[37;452].
Chiến tranh Nga – Nhật bùng nổ, hầu hết các nước đều tin rằng đế quốc
Nga sẽ thắng lợi, nhưng kết quả Nga thất bại thảm hại. Để đối đầu với Nhật Bản,
đế quốc Nga đã huy động toàn bộ hạm đội của mình, đặc biệt là lực lượng quân
đội ở châu Âu. Bộ tham mưu Saint Petesburg đã phải phá vỡ toàn bộ sự chuẩn bị
quân sự đang có ở Ba Lan, sử dụng hết những kho vũ khí tốt nhất để trang bị
cho quân đội ở châu Âu và gửi hàng trăm nghìn quân lính sang chiến trường
Đông Bắc Á. Thất bại của Nga trong cuộc chiến đã làm sụp đổ tất cả và hậu quả
rõ ràng là trong nhiều năm tiếp theo Nga phải mất thời gian xây dựng và củng cố
lại sức mạnh của mình. Đồng nghĩa với việc tầm ảnh hưởng của Nga ở châu Âu
suy giảm, đó là cơ hội để các đối thủ của Nga ở châu Âu vươn lên mạnh mẽ.
75

Mặc dù tăng cường quân đội cho cuộc chiến nhưng kết quả hai hạm đội
hải quân Nga bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, đã đưa hải quân Nga từ vị trí thứ ba
trên thế giới (sau Anh, Pháp) rơi vào tình trạng không thể hoạt động được.
Trong nước, sự bất mãn của quần chúng trong nước lên đỉnh điểm đưa đến cuộc
cách mạng Dân chủ tử sản Nga (1905-1907), làm cho đời sống chính trị nước
Nga có nhiều biến đổi. Trên bài báo Tiến lên số 2 ngày 14-1-1905, Lênin đã có
một bài viết nhận định: “Cảng Lữ Thuận thất thủ là một trong những tổng kết
lịch sử vĩ đại nhất về các tội ác của chế độ Nga hoàng” [23;98].
Giai đoạn 1914-1918 chứng kiến một trong những cuộc chiến tranh thảm
khốc nhất lịch sử nhân loại. Đế quốc Nga cũng là một trong những nhân tố gây
ra cuộc chiến ấy. Nga tiếp tục liên minh với Pháp, tham gia khối Hiệp ước và
tuyên chiến với Đức – Áo Hung. Đến giữa năm 1915, lương thực, nhiên liệu và
các nhu yếu phẩm khan hiếm trầm trọng. Hậu quả của cuộc chiến tranh đã làm
cho nước Nga kiệt quệ.
Việc Sa hoàng Nicholas II tuyên chiến và tham gia chiến tranh thế giới
thứ nhất là ngòi nổ cuối cùng bùng lên cuộc cách mạng ở Nga. Với thắng lợi của
cách mạng tháng Hai đã chấm dứt triều đại phong kiến cuối cùng, chế độ cộng
hòa được tuyên bố sau đó đã mở ra một thời kì phát triển mới trong lịch sử Nga
đầu thế kỉ XX.
3.2.2. Đối với khu vực châu Á
Nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa đế quốc đua nhau xâm chiếm thị trường
thuộc địa khiến hầu hết các quốc gia ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh trở
thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc vào các nước đế quốc. Châu Á luôn là mục tiêu
xâm chiếm hàng đầu của các cường quốc tư bản, trong đó khu vực Nam Á,
Đông Nam Á đã được phân chia hết. Những khu vực khác có vị trí chiến lược về
chính trị và có nhiều tài nguyên như Trung Á, Đông Bắc Á tiếp tục trở thành
điểm nóng trong quan hệ quốc tế.
Can thiệp vào Trung Á là một trong những chính sách ngoại giao quan
trọng của đế quốc Nga ở châu Á. Quá trình xâm nhập của Nga vào Trung Á
76

cũng đem lại những lợi ích nhất định cho khu vực này. Sự phát triển về kinh tế
và văn hóa của khu vực Trung Á của đế quốc Nga được chính phủ Nga đặt lên
hàng đầu. Nga đã tìm cách giúp phát triển các lãnh thổ thôn tính và xây dựng
các cơ sở hành chính. Công nghiệp được chú trọng, nông nghiệp được cải cách
và trở nên hiệu quả hơn. Sự phát triển về cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh
viện, thư viện giúp cải thiện đời sống cho người dân. Phong tục địa phương của
người bản địa cũng không bị phá hủy hay bị cấm đoán, điều này đã thúc đẩy sự
thịnh vượng hơn cho một nền văn hóa đa quốc gia. Dần dần, Trung Á đã xâm
nhập vào không gian thương mại của Nga và không bị biến thành một vệ tinh
hay một khu vực biệt lập trên bản đồ, mà là một phần đầy đủ của đế quốc Nga
hùng mạnh lúc này.
Bên cạnh những hệ quả tích cực, quá trình xâm nhập của đế quốc Nga
cũng đã để lại hệ quả tiêu cực cho Trung Á. Chính sách xâm lược của Nga đã
biến các vùng đất ở Trung Á thành thuộc địa của mình. Sau khi phân chia và sáp
nhập Trung Á, chính phủ Nga hoàng tiếp tục theo đuổi chính sách thực dân áp
bức đối với các dân tộc ở Trung Á. Nhân dân ở đây phải chịu đựng những hành
động bạo ngược của bộ máy cai trị Nga hoàng, thêm vào đó là sự bóc lột của
giai cấp tư sản Nga cũng như tầng lớp trên của dân bản xứ.
Bên cạnh Trung Á, khu vực Đông Bắc Á là khu vực quan trọng đối với đế
quốc Nga ở châu Á. Trong những thập niên cuối thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc
Á vẫn được coi như là vùng đất “vô chủ”. Triều Tiên là một quốc gia phong kiến
lạc hậu, là mục tiêu bị các nước đế quốc nhòm ngó và thực hiện các hoạt động
thăm dò, chiếm đóng. Nhật Bản sau khi tiến hành cuộc Duy tân Minh Trị đã
thoát khỏi số phận thuộc địa, vươn lên trở thành một cường quốc tư bản chủ
nghĩa, có tầm ảnh hưởng to lớn trong khu vực. Trung Quốc cuối thể kỉ XIX dưới
sự cai trị của triều đình phong kiến Mãn Thanh đã bước vào thời kì suy vong và
bị các nước đế quốc xâm nhập.
Ở Đông Bắc Á, giai đoạn này Triều Tiên vẫn được coi như là chư hầu của
Trung Quốc. Quốc gia có tiềm năng nhất khu vực này chính là Trung Quốc.
77

Nhưng không một nước đế quốc nào có thể độc chiếm Trung Quốc, do lãnh thổ
quá rộng lớn, có truyền thống lịch sử lâu đời và là một đế chế phong kiến hùng
mạnh trong quá khứ. Triều đình phong kiến Mãn Thanh tuy khủng khoảng trầm
trọng nhưng vẫn giữ được quyền thống trị. Do vậy, các nước đế quốc xâu xé,
phân chia Trung Quốc thành những vùng ảnh hưởng riêng của mình. Để duy trì
nguyên trạng Trung Quốc, các nước đế quốc đã thống nhất nguyên tắc “toàn vẹn
lãnh thổ” nhằm duy trì sự độc lập danh nghĩa của Trung Quốc và giải quyết
tranh chấp quyền lợi của các nước đế quốc. Sau khi hòa ước Simonoseki, đế
quốc Nga, Pháp và Đức đã dùng nguyên tắc “toàn vẹn lãnh thổ” Trung Quốc để
buộc Nhật Bản phải bỏ bán đảo Liêu Đông.
Đế quốc Nga luôn muốn có được cảng Lữ Thuận ở Trung Quốc để thay
thế cho cảng Vladivostok bị đóng băng, nhưng nguyên tắc “toàn vẹn lãnh thổ”
của Trung Quốc trước đó đã buộc Nga không thể hành động. Nhưng khi Đức
chiếm Giao Châu năm 1897, Bá tước S.I.Witte – Bộ trưởng tài chính Nga đã
nhận định: “Hành động của Đức là một tín hiệu cho việc chiếm đoạt lãnh thổ
Trung Quốc của tất cả các cường quốc khác” [20;58]. Hành động chiếm đóng
vịnh Giao Châu của Đức đã tạo cho Nga một lí do chính đáng để thực hiện tham
vọng và từng bước đoạt lấy những mục tiêu của mình, đồng thời mở đầu cho
quá trình chia cắt Trung Quốc từ một nước độc lập thành một nước nửa thuộc
địa nửa phong kiến.
Đế chế Trung Hoa lừng lẫy chính thức trở thành một “chiếc bánh ngọt”
của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các
nước đế quốc đã đưa đến sự bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Sơn Đông.
Triều đình Mãn Thanh nhân cơ hội này đã ủng hộ cuộc khởi nghĩa nhằm đẩy lùi
ảnh hưởng của các nước thực dân phương Tây. Thế nhưng, khi liên quân các
nước tràn vào, chính quyền phong kiến Trung Quốc run sợ đã quay lưng lại với
nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và triều đình Mãn Thanh phải trả giá cho
hành động của mình bằng việc kí điều ước bất bình đẳng Tân Sửu ngày 7-9-
1901. Sự kiện này đánh dấu Trung Quốc chính thức trở thành một nước nửa
78

thuộc địa nửa phong kiến. Nga lợi dụng cuộc nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn đưa quân
chiếm đóng Mãn Châu nhằm sáp nhập khu vực này trở thành một bộ phận lãnh
thổ phía Đông của đế quốc.
Như vậy, dưới tác động của chính sách đối ngoại đế quốc Nga, khu vực
Trung Á và Đông Bắc Á đã có những thay đổi, những biến động lịch sử quan
trọng trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Các vùng đất Trung Á bị
sáp nhập vào đế quốc Nga mặc dù có những thay đổi tích cực, nhưng đều bị lệ
thuộc và nằm dưới sự cai trị của đế quốc Nga. Ở Đông Bắc Á, dưới tác động của
đối ngoại Nga, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm chiếm và biến thành những
vùng lợi riêng của từng nước. Còn Triều Tiên, từ một quốc gia độc lập trở thành
nước thuộc địa. Đế quốc Nga nói riêng và các nước đế quốc nói chung hoàn
thành việc phân chia vùng lãnh thổ cuối cùng của thế giới.
3.2.3. Đối với châu Âu và quan hệ quốc tế
Là một nước đế quốc lớn và cạnh tranh gay gắt với các cường quốc
phương Tây, chính sách ngoại giao của Nga đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tình
hình châu Âu và quan hệ quốc tế giai đoạn 1861-1917. Trong giai đoạn cuối thế
kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đầy biến động, đối ngoại của một cường quốc như Nga
không tránh khỏi việc động chạm đến lợi ích của các nước khác, và động thái
đáp trả của đối thủ là điều tất yếu. Có thể thấy đối ngoại của Nga là nhân tố thúc
đẩy cũng như lạm rạn nứt mối quan hệ giữa Nga với các nước đế quốc châu Âu
và giữa các nước đế quốc với nhau.
Trước hết, sách lược ngoại giao nhằm phục hồi địa vị của Nga sau chiến
tranh Krym đã tác động và đưa đến thay đổi lớn về chính trị ở châu Âu. Đế quốc
Nga đã đánh đổ được “Hệ thống Krym” (Anh – Áo – Pháp), chấm dứt sự cộng
tác của ba cường quốc này nhằm cô lập Nga trên chiến trường. Nỗ lực tìm kiếm
sự ủng hộ để xét lại hiệp ước Paris đã đưa Nga gần gũi với Đức. Đối với Đức,
giai đoạn này Bismarck cũng tìm kiếm bạn đồng minh cho cuộc chiến chống
Pháp trong tương lai, đã tìm cách lôi kéo Nga và Áo – Hung với mục đích thành
lập một liên minh.
79

Năm 1872, Bismarck đề nghị một hiệp ước thân thiện ba bên với Đế quốc
Áo – Hung và Nga. Nước đi của Đức là có cơ sở vì Nga cũng cần liên minh này,
nói cách khác đối sách ngoại giao của Nga đã mở ra sự hợp tác ba bên. Một liên
minh giữa ba hoàng đế đã được thành lập, gọi là “Liên minh tam hoàng”. Tuy
liên minh này không vững chắc vì ba nước đều có quyền lợi khác nhau, nhưng
trong thời gian tồn tại “Liên minh tam hoàng” cũng đã có tác động và ảnh hưởng
nhất định đến quan hệ quốc tế. Như vậy, đối ngoại của Nga một mặt khiến liên
minh Anh – Áo – Pháp thất bại trong việc cô lập Nga, bằng cách khắc sâu mâu
thuẫn giữa ba nước này. Mặt khác tạo thêm những điều kiện cho mối quan hệ
Đức và Áo – Hung xích lại gần nhau hơn.
Động thái tiếp theo trong chính sách khôi phục địa vị của đế qu ốc Nga –
Chiến tranh Nga – Thổ (1877-1878) đã đưa đến sự hình thành các liên minh đối
nghịch nhau. Thắng lợi của Nga trong chiến tranh Nga – Thổ khiến mâu thuẫn
Nga – Áo Hung trở nên gay gắt. Lợi dụng điều này, Đức quyết định thắt chặt
thêm mối thân hữu với liên hiệp Áo – Hung và Áo – Hung cũng không mong
đợi gì hơn khi thân Đức để tăng cường sức lực phòng khi phải tự vệ trước một
cuộc tấn công của kẻ thù. Đức và Áo – Hung đã ký hiệp ước bí mật nhắm vào
Nga và Pháp. Tháng 5-1882, Đồng minh Đức – Áo Hung lôi kéo thêm sự tham
gia của Ý. Đáp lại điều này, Nga và Pháp cũng ký hiệp định quân sự bí mật năm
1892. Đồng minh ba nước Đức, Áo – Hung, Ý và Liên minh Pháp – Nga đã hình
thành các khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu trong giai đoạn này, cũng là
những nhân tố gây nên cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất sau này.
Chính sách ngoại giao quan trọng tiếp theo mà đế quốc Nga thực hiện là
bành trướng lãnh thổ, đặc biệt chính sách bành trướng ở Đông Bắc Á đã đưa đến
rất nhiều biến động trong quan hệ quốc tế giai đoạn này. Đó là sự vươn lên
mạnh mẽ của đế quốc Đức, khiến đồng minh Pháp ở châu Âu gặp rất nhiều trở
ngại. Chính phủ Wilhem II ủng hộ Sa hoàng Nicholas II nhằm mục đích khiến
Nga tiếp tục thực hiện các chính sách ở Viễn Đông, để Nga phải đối đầu với
chính quyền Mãn Thanh và đặc biệt là đế quốc Nhật đang rất tham vọng ở khu
80

vực này. Khi đó, đế quốc Nga sẽ phải từ bỏ phần lớn ảnh hưởng của mình ở
châu Âu, đó là thời cơ để Đức mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.
Sau khi hiệp ước Simonoseki giữa Trung Quốc và Nhật Bản được ký kết,
Chính phủ Nga hoàng ngay lập tức bày tỏ quan ngại và nhanh chóng nhận được
sự ủng hộ của Pháp và Đức. Bắt tay với Nga trong sự kiện “Tam cường can
thiệp” đã giúp Đức được một số quyền lợi nhất định từ triều đình Mãn Thanh.
Không dừng lại ở đó, cuối năm 1897 lấy cớ hai nhà truyền giáo bị sát hại bởi
chính quyền Trung Quốc, Đức đưa quân chiếm đóng vịnh Giao Châu. Đế quốc
Nga cũng ngay lập tức đưa quân vào Lữ Thuận, Pháp chiếm lấy vài vùng phía
Nam Trung Quốc, Anh chiếm Uy Hải Vệ. Như vậy với động thái chiếm cảng Lữ
Thuận, đế quốc Nga đã để Đức thực hiện được mục tiêu kéo Nga rời xa châu
Âu. Từ đây Đức tiếp tục khuyến khích Nga bành trướng ở Mãn Châu và chiếm
Triều Tiên. Đế quốc Nga xung đột lợi ích với Nhật Bản và những mâu thuẫn
Nga – Nhật làm đình trệ giao thương buôn bán của Nhật, từ đó Đức được hưởng
quyền lợi tối đa.
Sau thất bại của Nga trong chiến tranh Nga – Nhật, một mối nguy lớn đe
dọa Đức ở Châu Âu đã yếu đi, Nga mất rất nhiều thời gian để phục hồi. Điều
này giúp Đức ít nhất trong một thời gian sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng rất lớn
về phương diện hành động so với hầu hết các nước khác ở châu Âu. Còn Pháp,
đồng minh của Nga cũng không hơn gì khi một loạt các sự kiện cả trong và
ngoài nước đã làm cho nước này gặp rất nhiều khó khăn. Nói cách khác Đức đã
giành được bá chủ ở lục địa châu Âu. Hệ quả của chính sách đối ngoại Nga
không chỉ tác động sâu sắc đến tình hình châu Âu, mà sự vươn lên mạnh mẽ của
Đức còn đe dọa đến an ninh chính trị của thế giới sau này.
Trong mối quan hệ quốc tế ở châu Á, chính sách ngoại giao của Nga ở
Đông Bắc Á nói chung và chiến tranh Nga – Nhật nói riêng đã dẫn đến những
biến động trong quan hệ Nhật - Mỹ - Anh , đều là những cường quốc lớn trên
thế giới lúc này. Chiến tranh Nga – Nhật là sự kiện thể hiện rõ nhất những cảm
xúc trái chiều của Mỹ đối với Nhật Bản từ khi hai nước thiết lập quan hệ, là dấu
81

mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Nhật, từ giai đoạn hợp
tác sang giai đoạn cạnh tranh, thậm chí là xung đột quyền lợi ở khu vực Viễn
Đông. Anh và Mỹ là những nước ủng hộ và tiếp sức cho Nhật trong chiến tranh
với mong muốn đẩy Nga ra khỏi khu vực ảnh hưởng tại Mãn Châu và Triều
Tiên. Nhưng sau trận Đối Mã, thái độ của Anh và Mỹ đối với Nhật Bản đã có sự
thay đổi: Anh, Mỹ không muốn Nhật Bản quá mạnh làm ảnh hưởng đến quyền
lợi của họ ở Đông Bắc Á, cũng không muốn thấy sự tụt dốc nhanh chóng của
Nga vì có thể ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở Viễn Đông và phong trào cách
mạng ở Nga sẽ lan sang các nước châu Âu khác.
Những mâu thuẫn và quan hệ quốc tế phức tạp ở châu Âu trong điều kiện
một cuộc chiến tranh thế giới giữa các cường quốc Châu Âu đang đến gần đòi
hỏi Anh – Mỹ (ủng hộ Nhật Bản) và Pháp (ủng hộ Nga) phải nhanh chóng giải
quyết cuộc chiến trang Nga – Nhật. Thái độ các nước đế quốc đã có sự thay đổi
rõ rệt. Thực tế, người Mỹ bắt đầu biểu lộ sự đố kị và nhìn Nhật Bản bằng con
mắt e ngại và không ủng hộ. Leonard Wood, nguyên chỉ huy quân đội Mỹ cho
rằng: “Một nền hòa bình trong tình trạng kiệt sức sẽ ngăn cản Nhật Bản trở
thành một cường quốc lớn trên thế giới và do đó sẽ ngăn được một mối đe dọa
đối với các cường quốc khác ở châu Âu” [9;29]. Kết cục của chiến tranh Nga –
Nhật đúng như kịch bản ban đầu của Mỹ. Giai đoạn hợp tác giữa Mỹ - Nhật Bản
bắt đầu với Minh Trị duy tân năm 1868, đã kết thúc bằng sự kiện Hiệp ước
Portmouth được kí kết. Từ đây, sự cạnh tranh giữa hai quốc gia ở Thái Bình
Dương đã gia tăng trong những năm sau.
Chiến tranh Nga – Nhật còn để lại những hệ quả tác động rất lớn đến tình
hình thế giới sau này, đó là sự thay đổi trong quan hệ giữa các nước đế quốc,
hình thành các liên minh quân sự và kinh tế ở châu Âu. Đế quốc Đức cho rằng
Nga sẽ chiến thắng trong chiến tranh Nga – Nhật và sẽ từ bỏ tất cả các hoạt động
ở châu Âu, tập trung vào châu Á. Người Đức mong muốn người Nga sẽ chống
lại người Anh, từ đó một liên minh Nga – Đức và Pháp sẽ hình thành. Nhưng
thất bại của Nga đã làm cho Anh cảnh giác với người Đức. Từ chỗ chỉ cạnh
82

tranh thương mại, hàng hải thì ở thời điểm này, mâu thuẫn Anh – Đức ngày một
tăng nhanh và trở nên gay gắt.
Anh nhận thấy được sự vươn lên không ngừng của Đức và Nga ngày càng
lún sâu vào công cuộc xâm chiếm Đông Bắc Á, nên đã có sự thay đổi trong việc
thiết lập quan hệ ngoại giao với Pháp. Quan hệ Anh - Pháp từ sự thù địch trong
vấn đề tranh chấp quyền lợi ở châu Phi được thay thế bằng tinh thần thân thiện ở
London. Giới cầm quyền Pháp hiểu rất rõ rằng người bạn đồng minh của mình
là Nga đã và đang rất quân tâm đến vùng Viễn Đông. Xung đột giữa Nga và
Nhật đưa đến kết quả Nga thất bại, điều này khiến nước Nga bị suy yếu và khi
đó, Pháp nhận thấy rằng cần hướng sự chú ý sang Anh và ngược lại Anh cũng
hướng mục tiêu sang Pháp.
Sau chiến tranh Nga cũng thiết lập mối quan hệ với Nhật và Anh. Liên
minh quân sự Anh – Pháp – Nga và liên minh kinh tế Anh – Pháp – Mỹ được
hình thành, không có sự tham gia của Đức. Điều này khiến Đức cùng các đồng
minh của mình là Áo – Hung và Ý xung đột gay gắt với phe Nga – Anh – Pháp.
Như vậy chính sách đối ngoại của Nga xuyên suốt từ giai đoạn 1861 cho đến
trước chiến tranh thế giới thứ nhất đã góp phần tạo lập và làm chồng chéo các
mâu thuẫn ở châu Âu cũng như trong quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại của
đế quốc Nga hùng mạnh đã tác động sâu sắc đến các nước đế quốc khác ở châu
Âu và châu Á, góp phần thúc đẩy sự hình thành các liên minh quân sự đối
nghịch nhau. Cùng với các yếu tố khác như mâu thuẫn giữa các khối đế quốc về
thị trường thuộc địa và các cuộc khủng hoảng đầu thế kỉ XX, đặc biệt là khủng
hoảng Balkan và ngòi nổ chiến tranh Serbia, thế chiến thứ nhất đã bùng nổ.
Trong cuộc chiến này, đế quốc Nga đã tham chiến cùng với Anh – Pháp
trong phe Hiệp ước đối đầu với phe Liên minh Đức – Áo Hung – Ý. Vương triều
của Nga hoàng Nicholas II - vị Sa hoàng đã đẩy nước Nga vào cuộc thế chiến
mặc dù chấm dứt sự thống trị của mình vào năm 1917 nhưng chiến tranh thì vẫn
tiếp diễn. Cho đến khi kết thúc, chiến tranh thế giới thứ nhất đã lôi cuốn 70 triệu
người ở các nước tham chiến, làm cho 10 triệu người chết (trong đó số người
83

chết của Pháp – 1.386.000, Anh – 900.000, Ý – 500.000, Rumani – 340.000,


Serbia – 700.000, Đức – 1.600.000, Áo Hung – 900.000, Thổ Nhĩ Kỳ –
440.000), 19 triệu người bị thương và 3,5 triệu người tàn phế. Những thiệt hại về
vật chất do cuộc chiến gây ra là rất lớn (số tiền các nước chi cho cuộc chiến tính
theo triệu đô la là: Pháp – 11.208, Anh – 24.143, Mĩ – 17.337, Đức – 19.884 và
Áo Hung – 5.438) [1;371].
Toàn bộ nền kinh tế châu Âu tê liệt, ngoài ra rất nhiều làng mạc, thành
phố, nhà máy, hệ thống đường sắt, cầu cống… bị phá hủy. Thế giới chứng kiến
một trong những cuộc chiến tranh thảm khốc nhất lịch sử loài người, mà trong
đó có phần trách nhiệm lớn do đối ngoại của đế quốc Nga gây nên.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, trong giai đoạn lịch sử từ 1861 đến 1917, chính sách ngoại giao
của đế quốc Nga mang những đặc điểm đối ngoại chung của một nước đế quốc.
Bên cạnh đó, đối ngoại của đế quốc Nga còn có đặc điểm riêng của một nước
phong kiến quân chủ.
Đế quốc Nga đã thực hiện “ngoại giao pháo hạm” – dùng sức mạnh quân
sự để giành lợi thế ngoại giao. Đó cũng là một trong những đặc điểm ngoại giao
có ở rất nhiều các nước đế quốc khác. Một đặc điểm khác, nước Nga vẫn là
nước phong kiến nên quyền lực tập trung trong tay Sa hoàng nhưng đội ngũ cố
vấn trong Chính phủ lại có những ảnh hưởng quan trọng đến các quyết sách của
Hoàng đế. Các sách lược của Hoàng đế chịu tác động rất nhiều từ Chính phủ,
cho thấy đội ngũ này có vai trò rất lớn. Tác động của tình hình cách mạng trong
nước cũng có tính quyết định, bởi nước Nga là một quốc gia có phong trào cách
mạng lớn mạnh hàng đầu. Đối ngoại bên cạnh việc đối phó với bên ngoài, thì
cũng không thế tách rời đối nội. Các yếu tố trên kết hợp với nhau đã cho thấy
đặc điểm của đối ngoại Nga phức tạp và sâu sắc.
Chính sách ngoại giao giai đoạn 1861-1917 của đế quốc Nga đã tác động
mạnh mẽ không chỉ đối với sự phát triển của đế quốc Nga mà còn đối với châu
Á, châu Âu và trong quan hệ quốc tế. Nó chứng minh ảnh hưởng sâu rộng mà
84

đối ngoại của một cường quốc lớn ở cả hai lục địa Á- Âu gây nên. Trên cơ sở
tổng hợp nội dung và những phân tích, đánh giá chính sách đối ngoại của đế
quốc Nga giai đoạn 1861-1917, đặc điểm và tác động của các chính sách ngoại
giao này đã được làm sáng tỏ.
85

KẾT LUẬN
Nửa cuối thế kỉ XIX, với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp thì
chủ nghĩa tư bản đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhu cầu về thị trường thuộc địa
khiến cho các cường quốc cạnh tranh khốc liệt hơn. Đối ngoại lúc này trở thành
một trong những chiến lược quan trọng, quốc gia nào cũng dốc sức xây dựng
các kế hoạch và triển khai nó để đối đầu với các thế lực khác. Nước Nga Sa
hoàng cũng không phải ngoại lệ trong vòng xoáy đó.
Đế quốc Nga là một cường quốc với lãnh thổ rộng lớn nằm trên cả hai
châu lục Á – Âu, các vương triều phong kiến Nga hoàng đều thực hiện chính
sách bành trướng mở rộng lãnh thổ trong suốt tiến trình phát triển của mình. Đến
giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX, chính sách này vẫn tiếp tục được kế thừa, đó là
một trong những điểm nổi bật của chính sách đối ngoại Nga. Tuy nhiên trong
hoàn cảnh lịch sử mới cũng cần những đối sách mới phù hợp với điều kiện đất
nước. Đặc biệt sau thất bại trong chiến tranh Krym (1853-1856), đế quốc Nga
phải kí Hiệp ước Paris 1856 khiến Nga mất đi rất nhiều lợi ích và bị cô lập ở
châu Âu. Điều này đặt ra cho đế quốc Nga yêu cầu bằng mọi giá phải xóa bỏ
được điều khoản của Hiệp ước Paris trong giai đoạn sau.
Sa hoàng Alexander II sau khi lên ngôi đã tiến hành cải cách nông nô năm
1861, giữ được quyền thống trị và mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản Nga, từ đó có điều kiện thuận lợi để tiến hành các đối sách ngoại giao. Đối
ngoại của một nước quân chủ chuyên chế từ đây có một dấu mốc mới. Bởi trong
khi các nước tư bản khác tiến hành cách mạng tư sản và công cuộc thống nhất,
đánh đổ sự thống trị của phong kiến, thành lập chính quyền của giai cấp tư sản
thì ở Nga, vương triều phong kiến của các Sa hoàng vẫn giữ sự thống trị. Dấu
mốc chấm dứt cho đối ngoại của đế quốc Nga quân phiệt là năm 1917 khi Sa
hoàng cuối cùng Nicholas II thoái vị. Do vậy, đối ngoại Nga giai đoạn này có rất
nhiều điểm đáng chú ý. Chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn này hướng đến
hai mục tiêu cơ bản: một là lấy lại vị thế đã mất sau chiến tranh Krym, hai là
tiếp tục chính sách mở rộng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng.
86

Giai đoạn thứ nhất trong chính sách ngoại giao của đế quốc Nga 1861-
1917 - phục hồi vị thế của đế quốc Nga sau chiến tranh Krym được tiến hành
quan hai bước. Thứ nhất, tiến hành xóa bỏ các điều khoản của Hiệp ước Paris
1856 – Hiệp ước nhằm cô lập và hạn chế tầm ảnh hưởng của Nga. Để lấy lại vị
thế của mình, đế quốc Nga đã lợi dụng sự biến động trong quan hệ quốc tế, lợi
dụng những mâu thuẫn giữa Anh, Áo, Pháp và các cường quốc khác ở châu Âu.
Qua đó đã xóa bỏ được các điều khoản hiệp ước kìm hãm sự phát triển của
mình. Tiếp theo, tiến thêm một bước trong ngoại giao bằng thắng lợi trong
chiến tranh Nga – Thổ, giành được một số lợi ích quan trọng ở bán đảo Balkan.
Chính sách bình định chung châu Âu và chính sách bành trướng ở châu Á
tiếp tục là những đối sách ngoại giao được nước Nga Sa hoàng lựa chọn. Chính
sách bình định chung châu Âu hướng tới mục tiêu giải quyết tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình ở châu Âu, để Nga có thời gian khôi phục và củng cố sức
mạnh. Cùng với đó, Sa hoàng thực hiện bành trướng ở châu Á với mục tiêu xâm
chiếm Trung Á và Đông Bắc Á, qua đó đạt được rất nhiều lợi ích về kinh tế,
chính trị. Chính sách đối ngoại từ giai đoạn trước đến đây cho thấy sự nhất quán
và thành công rực rỡ.
Đối ngoại Nga bắt đầu bộc lộ sai lầm khi tham chiến với đế quốc Nhật
Bản ở Đông Bắc Á. Thất bại của Nga hoàng trong chiến tranh để lại rất nhiều hệ
quả tiêu cực cho nước Nga, đẩy mâu thuẫn trong nước lên đỉnh điểm và dẫn tới
cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907. Dù cách mạng 1905-1907 thất bại những
nó đã góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng giai đoạn sau phát triển mạnh
mẽ hơn nữa. Sa hoàng Nicholas II quyết định tham chiến trong thế chiến thứ
nhất để thoát khỏi cuộc khủng hoảng trong nước, củng cố lại địa vị của mình
trong khu vực và trên thế giới. Nhưng sách lược ngoại giao sai lầm này đã khiến
vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến Nga sụp đổ. Chính sách đối ngoại
của đế quốc Nga cuối thế kỉ XIX, bắt đầu từ cải cách nông nô 1861 đến đây
chấm dứt. Lịch sử Nga bước sang trang mới, đánh dấu bước phát triển quan
87

trọng không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa sau này.
Nghiên cứu vấn đề chính sách đối ngoại Nga 1861-1917, chúng tôi đã rút
ra một số đặc điểm và tác động của đối ngoại Nga trong giai đoạn này. Đối
ngoại của đế quốc Nga có các đặc điểm của một nước phong kiến quân chủ
nhưng cũng thể hiện tình hình đối ngoại có ở tất cả các nước đế quốc cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX. Đối ngoại của đế quốc Nga giai đoạn này không những ảnh
hưởng đến sự phát triển của nước Nga, mà còn tác động rất lớn đến tình hình thế
giới. Do vậy, tầm quan trọng của vấn đề này cần được quan tâm nghiên cứu
nhiều hơn nữa.
Vấn đề đối ngoại của đế quốc Nga 1861-1917 góp phần làm sáng tỏ nhiều
nội dung quan trọng của lịch sử thế giới cuối thời cận đại, đóng góp thêm tư liệu
cho việc nghiên cứu học tập lịch sử giai đoạn này. Tuy đã diễn ra cách đây gần
160 năm nhưng giá trị lịch sử và ý nghĩa mà ngoại giao của đế quốc Nga để lại
vẫn rất quan trọng và sâu sắc. Những thành công cũng như những bài học rút ra
từ ngoại giao của đế quốc Nga 1861-1917 là kinh nghiệm quý giá về đối ngoại
cho nhiều quốc gia hiện nay.
88

TÀI LIỆU THAM KHẢO


TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đào Tuấn Thành, Phạm Thu Nga, Đoàn Trung
(2005), Lịch sử thế giới cận đại, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
2. Vũ Dương Ninh-Nguyễn Văn Hồng (2015), Lịch sử thế giới cận đại, Nhà
xuất bản Giáo dục.
3. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2016), Lịch sử quan hệ quốc tế: Từ đầu thời
cận đại đến kết thúc Thế chiến hai, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Trần Hiệp (2009), Tranh chấp lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản, Nghiên cứu
quốc tế, số 3 (78), tr. 75-89.
5. Nguyễn Phương Mai (chủ nhiệm), (2014), Đề tài khoa học công nghệ trọng
điểm cấp trường (Trường Đại học Hùng Vương), Sự bành trướng xâm lược
của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á từ sau cải cách nông nô đến đầu thế kỉ XX,
(Nghiệm thu tháng 1 năm 2015).
6. Ngô Xuân Bình (2009), Vài nét về quan hệ Nhật Bản-Nga, Nghiên cứu
Đông Bắc Á, số 6, tr. 6-12.
7. Nguyễn Phương Mai (2016), Quan hệ Nga-Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên
và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Luận án tiến sĩ, Đại học Sư
phạm Hà Nội.
8. Vũ Dương Ninh (chủ biên) (2006), Một số chuyên đề lịch sử thế giới, Nhà
xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
9. Hoàng Thị Hải Yến (2013), Quan hệ Nhật – Mỹ - Nga trong chiến tranh
Nga – Nhật (1904-1905), Nghiên cứu Đông Bắc Á, 5 (147), tr. 23-31.
10. Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Thị Thư (2017), Nước Nga từ nguyên thủy
đến hiện đại, NXB Chính trị quốc gia Sự thật.
11. V.I. Lênin (2005), Toàn tập tập 3: Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Nga,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
89

12. Xuân Tùng (1978), Cuộc chiến tranh Nga-Thổ 1877-1878 và sự nghiệp
giải phóng dân tộc Bun ga ri mùa xuân 1878, Nghiên cứu lịch sử số 2
(179).
13. Trần Hiệp (2008), Quan hệ Nga-Nhật từ nửa cuối thế kỉ XIX đến kết thúc
chiến tranh lạnh, Nghiên cứu lịch sử số 6, tr. 66-74.
14. Nguyễn Thị Thư (1996), Lược sử Nga từ nguyên thủy đến cận đại, Nhà
xuất bản Giáo dục.
15.Vũ Dương Ninh (chủ biên), Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận, Trần Thị Vinh
(2016), Lịch sử quan hệ quốc tế: Từ đầu thời cận đại đến kết thúc Thế
chiến hai, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
16. Nguyễn Phương Mai (2014), Quá trình xâm nhập Mãn Châu và Triều
Tiên của Nga (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX) qua hồi ký của bá tước
Witte, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 9 (157), tr. 54-61.
17. Phạm Gia Hải (chủ biên), Đặng Thanh Tinh, Nguyễn Hồng Liên, Phạm Hữu
Lư (1992), Lịch sử thế giới cận đại (1871-1918), Nhà xuất bản Giáo dục.
18. Hà Thị Lịch, Triệu Thị Hương Liên (2010), Giáo trình lịch sử quan hệ
quốc tế từ 1871 đến nay, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ.
19. Hoàng Thị Hải Yến (2013), Quan hệ Nhật-Mỹ-Nga trong chiến tranh Nga-
Nhật: 1904-1905, Nhà in KH&CN.
20. Nguyễn Phương Mai (2014), Chính sách lôi kéo Nga vào Viễn Đông của
Đức cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu số 10
(169). tr. 52-60.
21. Trần Thị Nhung (2008), Bán đảo Bancăng trong quan hệ quốc tế cuối thế
kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà
Nội.
22. V.I. Lênin (1962), Cuộc cải cách nông dân và cuộc cách mạng vô sản
nông dân, NXB Sự thật.
90

23. Nguyễn Phương Mai (2018), Sa hoàng Nicholas II với sự sụp đổ của đế
quốc Nga đầu thế kỉ XX, Tạp chí khoa học và công nghệ - Trường Đại học
Hùng Vương, 4(13), tr. 93-100.
24. Đỗ Văn Hương (1946), Chính sách đối ngoại của nước Nga qua các thời
đại (1237-1945), Nhà xuất bản Phổ thông, Vinh.
25. Lê Quốc Vinh (chủ biên), Lê Phụng Hoàng, Nguyễn Thị Thư (1997), Các
nhân vật lịch sử cận đại Nga – tập II (1870-1914), Nhà xuất bản Giáo dục,
Hà Nội.
26. Trần Hiệp (2007), Quần đảo Curin trong quan hệ Nga – Nhật cho đến kết
thúc chiến tranh lạnh, Nghiên cứu Đông Bắc Á, 9(79), tr. 14-19.
27. Đào Thị Mỹ Lương (2014), Chính sách của Đức đối với các cường quốc
châu Âu từ 1871 đến 1914, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm
Hà Nội.
28. Nguyễn Phương Mai, (2015), Từ sự đảm bảo “độc lập danh nghĩa” đến
“cân bằng quyền lợi” trong quá trình phân chia Trung Quốc của các nước
đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số
10 (170), tr. 78-84.
29. Vũ Văn Hiền (1946), Cuộc tiến hóa của nền tư bản Tây Âu, Nhà xuất bản
Tây Hồ.
30. Nguyễn Thị Thắng (2014), Tòa án trọng tài thường trực La Haye và việc
giải quyết các tranh chấp quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
31. V.I. Lênin, J. Sta-lin (1971), Về chủ nghĩa đế quốc, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội
32. V.I. Lênin (2005), Toàn tập tập 4: 1898-4.1901, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
33. Count Witte (1921). The Memoirs of Count Witte, Doubleday page &
company, Toronto.
91

34. Baron Rosen (1922), Forty years of diplomacy, Allen & Unwin, London –
Great British.
35. Frederic William Unger (1904), Russian and Japan, and A Complete
history of the war in the Far East, Philadelphia: World Bible House.
36. Albert J. Beveridge (1904), The Russian advance, Harper & Brothers
Publisghers, New York and London.
37. John W. Steinberg, Bruce W. Menning, David Schimmelpenninck Van Der
Oye (2005), The Russo – Japanese war in global perspective: World war zero,
Brill Leiden Boston.
TÀI LIỆU MẠNG INTENET
38. http://www.neva.ru/EXPO96/book/chap9-1.html
39. https://vi.public-welfare.com/3985912-accession-to-russia-of-central-asia-
history-of-central-asia

You might also like