You are on page 1of 23

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC SỰ KIỆN ÂM NHẠC
ĐẾN NỀN KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC ĐÔNG
NAM Á GIAI ĐOẠN 2020 - 2023

Giảng viên bộ môn: TS. Ngô Thị Như

Học phần: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Lớp tín chỉ: PPNCTKD-KDQT50.3_LT

Nhóm nghiên cứu: 5

Hà Nội, ngày 3 tháng 4 năm 2024


BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG KINH DOANH
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC SỰ KIỆN ÂM NHẠC
ĐẾN NỀN KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA TRONG KHU VỰC ĐÔNG
NAM Á GIAI ĐOẠN 2020 - 2023

Giảng viên bộ môn: TS. Ngô Thị Như

Học phần: Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh

Lớp tín chỉ: PPNCTKD-KDQT50.3_LT

33. Lê Vân Anh


34. Nguyễn Trung Hiếu
35. Trần Bích Hường
Thành viên nhóm 5: 36. Lê Thị Thanh Huyền
37. Nguyễn Thành Nam
38. Nguyễn Phúc Minh Tuyền
40. Nguyễn Vũ Mai Anh

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................4
1. Lý do lựa chọn đề tài.............................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài...................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài........................................................................... 5
4. Khách thể nghiên cứu của đề tài........................................................................... 5
5. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài............................................................................. 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài............................................................................5
7. Mẫu khảo sát......................................................................................................... 5
8. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................. 6
9. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu................................ 7
1.1 Các lý thuyết liên quan.................................................................................. 7
1.1.1 Mối quan hệ giữa sự kiện âm nhạc và nền kinh tế của quốc gia...........7
1.1.2 Quy luật cung - cầu............................................................................... 7
1.1.3 Quy luật cạnh tranh............................................................................... 8
1.2 Tổng quan thị trường sự kiện âm nhạc.......................................................... 9
1.2.1 Tại các quốc gia Đông Nam Á..............................................................9
1.2.2 Tại Việt Nam.......................................................................................10
CHƯƠNG 2: Thực trạng của các sự kiện âm nhạc và tác động của các sự kiện này
lên nền kinh tế quốc gia khu vực Đông Nam Á......................................................10
2.1 Sự ảnh hưởng của sự kiện âm nhạc đến từng lĩnh vực của nền kinh tế các
quốc gia khu vực Đông Nam Á......................................................................... 10
2.1.1 Lĩnh vực công nghiệp......................................................................... 10
2.1.2 Lĩnh vực dịch vụ................................................................................. 11
2.1.3 Các lĩnh vực khác................................................................................12
2.2 Đánh giá thuận lợi và bất lợi của các sự kiện âm nhạc đem đến cho nền
kinh tế các quốc gia Đông Nam Á.....................................................................13
2.2.1 Về thuận lợi.........................................................................................13
2.2.2 Về bất lợi.............................................................................................14
CHƯƠNG 3: Kiến nghị và dự báo phát triển nền kinh tế các quốc gia Đông Nam
Á thông qua các sự kiện âm nhạc............................................................................15
3.1 Kiến nghị..................................................................................................... 15
3.1.1 Kiến nghị cho doanh nghiệp............................................................... 15
3.1.2 Kiến nghị cho chính phủ..................................................................... 16
3.2 Dự báo cơ hội và thách thức từ các sự kiện âm nhạc đến nền kinh tế các
quốc gia khu vực Đông Nam Á trong tương lai................................................ 17
KẾT LUẬN............................................................................................................ 20

2
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 21

3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Những năm gần đây, với xu hướng phát triển quan hệ kinh tế quốc tế, sự mở
rộng không ngừng của thương mại quốc tế giữa các nước đã kéo mức sống người dân
ngày càng được nâng cao. Trong đó, hoạt động gắn kết giải trí giữa người với người
bằng việc tổ chức các sự kiện âm nhạc dần xuất hiện, điều này mang lại tác động tích
cực xen lẫn tiêu cực lên nền kinh tế khu vực nói chung và của một đất nước nói riêng.
Hàng năm, vô số sự kiện âm nhạc được tổ chức với mục đích thương mại tại khu vực
Đông Nam Á - một thị trường trẻ trung và năng động của thế giới, nhờ vào đó, Đông
Nam Á dần trở thành khu vực vừa phát triển về nền kinh tế âm nhạc, vừa phát triển về
khía cạnh du lịch, dịch vụ. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh gay gắt từ các khu vực khác
như: Đông Á (đặc biệt là Hàn Quốc), Bắc Mỹ hay Tây Âu (nơi hội tụ các nghệ sĩ nổi
tiếng thế giới), việc tổ chức các sự kiện âm nhạc nhằm thu hút lượng khách tham quan
để phát triển hoạt động kinh tế có phải là một giải pháp ổn định cho cả doanh nhân và
chính phủ? Bài nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng “ngành công nghiệp” sự kiện
âm nhạc tại các nước Đông Nam Á, từ đó kiến nghị phát triển và dự báo nền kinh tế
các nước của khu vực này trong tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Một nghiên cứu tổng hợp đã chỉ ra rằng ngành công nghiệp văn hoá đang mang
lại rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế quốc gia. Các quốc gia có thể nhờ đó vừa nâng cao
tính cạnh tranh trên thị trường vừa thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển nhờ vào
lĩnh vực nghệ thuật văn hoá. Đặc biệt là âm nhạc nói chung và các sự kiện âm nhạc nói
riêng (Diễm Quỳnh, 2018).
Theo PGS.TS - ĐBQH Bùi Hoài Sơn (2023), những sự kiện âm nhạc lớn chắc
chắn cần sự hỗ trợ từ một số lượng người lao động có vai trò bảo vệ an ninh, tổ chức
sự kiện, nhân viên bán vé cùng rất nhiều những vị trí khác ở các khâu. Điều này đã
thúc đẩy và tạo ra nhiều cơ hội việc làm tạm thời cho địa phương nơi diễn ra các sự
kiện, tăng thu nhập của người dân ở thời điểm đó. Đây cũng chính là tiềm năng của
các sự kiện âm nhạc song song với sự phát triển của ngành du lịch góp phần quảng bá
hình ảnh cho địa phương mà chúng ta cần nắm bắt (Thu Phương, 2023).
Ngoài ra, những sự kiện âm nhạc này còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của
các ngành kinh tế thay vì chỉ dừng lại ở ngành du lịch, đây là một lĩnh vực có tiềm
4
năng trước sự phát triển của xã hội kèm theo đó là nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng như hiện nay. Chính vì vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu là đưa ra góc nhìn
tổng thể về Thực trạng tác động của các sự kiện âm nhạc đến nền kinh tế trong phạm
vi khu vực Đông Nam Á, trong giai đoạn 2020 - 2023. Từ đó mà xác định được những
yếu tố đã tác động thế nào lên nền kinh tế và đề nghị một số giải pháp để phát triển thị
trường này.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là ảnh hưởng của các sự kiện âm
nhạc tới nền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2020-2023.
4. Khách thể nghiên cứu của đề tài
Khách thể nghiên cứu bao gồm người tham gia, người tổ chức các sự kiện âm
nhạc tại các quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2020-2023.
5. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Về phần mục tiêu tổng quát, bài tiểu luận cần làm rõ được tầm ảnh hưởng của
sự kiện âm nhạc tới nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á giai đoạn
2020-2023. Ngoài ra, về phần mục tiêu cụ thể, bài luận cần chỉ ra những tác động của
các sự kiện âm nhạc tới các quốc gia khu vực Đông Nam Á nói chung và nền kinh tế
của các quốc gia đó nói riêng. Đồng thời, làm rõ được những tác động đó ảnh hưởng
như thế nào tới từng khía cạnh trong nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực Đông
Nam Á giai đoạn 2020-2023. Bên cạnh đó, cần dự báo và đề ra được các giải pháp để
tránh những hạn chế do việc tổ chức các sự kiện âm nhạc gây ra cho nền kinh tế của
các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Nhằm thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, bài được chia thành 3 chương với nội
dung như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng các sự kiện âm nhạc và tác động của chúng lên nền kinh
tế các quốc gia khu vực Đông Nam Á
Chương 3: Dự báo và giải pháp phát triển nền kinh tế các nước Đông Nam Á
thông qua các sự kiện âm nhạc
7. Mẫu khảo sát
- Đám đông: công dân các quốc gia khu vực Đông Nam Á
5
- Kích thước mẫu: 300 phần tử
- Tiến hành chọn mẫu phi xác suất
8. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu tác động của các sự kiện âm nhạc đến nền
kinh tế trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, trong giai đoạn 2020 - 2023; dự báo,
định hướng, kiến nghị cho các giai đoạn sau.
9. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng; Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện của nghiên cứu định lượng nhằm đưa ra bảng khảo sát nhằm thu
thập dữ liệu về các tác động của các sự kiện âm nhạc đến nền kinh tế các quốc gia khu
vực Đông Nam Á.
Phương pháp nghiên cứu định tính: Từ việc thu thập dữ liệu từ bảng khảo sát
của phương pháp nghiên cứu định lượng, nhóm sẽ sử dụng công cụ thảo luận tay đôi
của nghiên cứu định tính để đưa ra thực trạng tác động của các sự kiện âm nhạc đến
nền kinh tế trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, trong giai đoạn 2020 - 2023 và đưa
ra dự báo, định hướng, kiến nghị cho các giai đoạn sau.

6
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: Xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu
1.1 Các lý thuyết liên quan
1.1.1 Mối quan hệ giữa sự kiện âm nhạc và nền kinh tế của quốc gia

Âm nhạc nói chung và các sự kiện âm nhạc với nền kinh tế, những thứ tưởng
chừng như không liên quan đến nhau nhưng đối với thời đại ngày nay, khi nhu cầu giải
trí của con người ngày càng được nâng cao thì chúng lại có những sự liên quan nhất
định.
Âm nhạc có thể gợi lên các cảm xúc của người thưởng thức. Chính vì vậy các sự
kiện âm nhạc lớn thường mang lại cảm giác tích cực, hứng khởi cho cộng đồng. Khi
cộng đồng cảm thấy hứng khởi, tự tin hơn, họ sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn,
nhờ đó mà góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động kinh tế.
Cũng không ít các quốc gia đã kịp thời nắm bắt được cơ hội lớn này nên bên
cạnh đứng ra tổ chức các festival1, concert2; còn tăng cường đẩy mạnh các hoạt động
du lịch nhằm phát triển kinh tế nhờ thu hút được lượng lớn du khách từ trong và ngoài
nước nói chung và du khách kết hợp du lịch và tham gia sự kiện âm nhạc nói riêng.
Nhờ đó mà giải quyết tình trạng thất nghiệp từ các công việc tạm thời đến những công
việc ổn định. Ngoài ra còn quảng bá được hình ảnh của quốc gia tổ chức, thành công
thu hút được sự chú ý từ cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch và đầu
tư nước ngoài,...
Nhìn chung, các sự kiện âm nhạc và nền kinh tế quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Qua đó thấy được tầm quan trọng của những yếu tố góp phần vào sự phát
triển của cả nền kinh tế ở hiện tại và trong tương lai.
1.1.2 Quy luật cung - cầu

Quy luật cung - cầu được đặt trong ngữ cảnh của các sự kiện âm nhạc, nhóm
nghiên cứu cho rằng chúng phụ thuộc vào sự phức tạp của nhiều yếu tố.
Thứ nhất, một phần quan trọng của quy luật cung cầu là cung - cầu là do vé vào
sự kiện. Giá vé của một sự kiện cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào sự quan tâm và nhu cầu

1
festival: Lễ hội; nhóm nghiên cứu đang nhắc đến ở đây là những lễ hội âm nhạc có mặt tại Đông Nam Á nói
chung và Việt Nam nói riêng.
2
concert: Buổi hòa nhạc.
7
tham gia. Thực tế, nếu có nhiều người quan tâm tham gia mà số lượng vé có hạn, giá
vé sẽ tăng cao vào ngược lại, nếu cầu vé thấp hơn cung vé, giá sẽ có thể giảm để thu
hút thêm người tham gia.
Thứ hai, ảnh hưởng đến cung - cầu của sự kiện âm nhạc phần lớn là do yếu tố
kinh tế và thu nhập của người dân. Nếu như mức thu nhập trung bình tăng, nhu cầu
của người tiêu dùng về những sự kiện âm nhạc sẽ tăng và ngược lại, nếu như kinh tế
của người dân tại quốc gia đó đang khó khăn, nhu cầu của họ về những hoạt động giải
trí sẽ giảm, dẫn đến cầu sự kiện âm nhạc giảm.
Thứ ba, cung cầu có thể xuất hiện nhờ yếu tố du lịch, quảng cáo và tiếp thị. Các
sự kiện âm nhạc lớn đa phần sẽ thu hút khách du lịch từ xa, điều này sẽ tạo ra cung -
cầu ở lĩnh vực nhà hàng khách sạn, dịch vụ vận chuyển,... Những sản phẩm được bán
ra, quảng cáo tại sự kiện âm nhạc sẽ góp phần làm tăng cung sản phẩm nhờ quảng cáo
để tạo sự chú ý dẫn đến cầu sản phẩm liên quan tăng.
Cuối cùng, quy luật cung - cầu của các sự kiện âm nhạc có thể bị ảnh hưởng bởi
yếu tố kinh tế toàn cầu. Nếu nền kinh tế toàn cầu phát triển, nhu cầu giải trí của người
tiêu dùng cũng sẽ tăng, bao gồm các sự kiện âm nhạc cũng được tổ chức nhiều hơn do
cầu tăng.
1.1.3 Quy luật cạnh tranh

Trên thực tế, quy luật cạnh tranh có những ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế
của từng quốc gia, cụ thể, giữa các quốc gia tồn tại cạnh tranh với nhau khi tổ chức sự
kiện, họ phải đứng ra đấu thầu, thu hút vốn đầu tư để đơn vị tổ chức sự kiện âm nhạc
tin tưởng. Những quốc gia tổ chức sự kiện âm nhạc cũng phải đối diện với sự cạnh
tranh giữa các sự kiện tổ chức trong một khoảng thời gian gần nhau. Những sự kiện
âm nhạc lại cạnh tranh với nhau về các nguồn lực quan trọng như nghệ sĩ, địa điểm,
nguồn cung nhân lực; bởi khi sự kiện thu hút được các nghệ sĩ hàng đầu tại những địa
điểm nổi tiếng thì các sự kiện nhỏ hơn có thể gặp khó khăn trong việc tăng doanh thu
và cạnh tranh, thu hút khán giả từ đó ảnh hưởng đến giá vé cũng như lợi nhuận của sự
kiện. Đây chính là những yếu tố của quy luật cạnh tranh từ ngữ cảnh của các sự kiện
âm nhạc với nền kinh tế quốc gia.

8
1.2 Tổng quan thị trường sự kiện âm nhạc
1.2.1 Tại các quốc gia Đông Nam Á

Sau đại dịch Covid-19, các quốc gia Đông Nam Á bắt đầu đẩy nhanh tiến độ
phát triển kinh tế qua việc nắm bắt nhiều cơ hội đến từ ngành công nghiệp giải trí.
Trong đó, phải nhắc đến vô số chuyến lưu diễn của các nghệ sĩ quốc tế, đây là một yếu
tố sáng tạo nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung, du lịch và dịch vụ
nói riêng của khu vực này. Những chuyến lưu diễn dài ngày của nghệ sĩ quốc tế
thường tập trung vào một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cụ thể: Singapore,
Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Philippines.
Đặc biệt, với cơ sở hạ tầng phát triển, chính trị ổn định, có khả năng thực hiện
các biện pháp an ninh mạnh mẽ (kiểm soát đám đông và chống khủng bố), Singapore
trở thành điểm đến được lựa chọn nhiều nhất tại khu vực này bởi các nghệ sĩ quốc tế.
Điển hình, chuỗi sự kiện âm nhạc của Taylor Swift với cái tên “ The Eras Tour” được
công bố vào tháng 6 năm 2023, mở bán vé vào đầu tháng 7 và dự kiến diễn ra vào
ngày 2 đến ngày 9 tháng 3 năm 2024 tại sân vận động Singapore - nơi có sức chứa lên
đến 60.000 người. Hơn nữa, Singapore còn là điểm dừng chân chính của chuyến lưu
diễn vòng quanh thế giới “Music of the Spheres” bởi nhóm nhạc Coldplay, trong vòng
vài giờ sau khi bán vé, Agoda3 báo cáo lượng tìm kiếm chỗ ở tại Singapore tăng gấp
8,7 lần so với ngày thường. Đặc biệt, phần lớn vé của những sự kiện này được bán hết
cho khán giả trong khu vực Đông Nam Á, số đông đến từ Philippines, tiếp theo là
Indonesia và Malaysia.
Qua đó, không thể phủ nhận rằng nhu cầu biểu diễn nhạc sống4 ở Đông Nam Á
là vô cùng lớn. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thông tin,
thế hệ trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các thể loại âm nhạc khác nhau thông qua các nền
tảng phát nhạc như: Spotify, Zing MP3,... từ đó người trẻ sẵn sàng chi tiền để trải
nghiệm các sự kiện âm nhạc được tổ chức ở những nơi khác trên thế giới. Xét về mọi
mặt, hình thức tổ chức các chuyến lưu diễn của những nghệ sĩ nổi tiếng sẽ trở nên phổ
biến hơn trong tương lai và Đông Nam Á sẽ là khu vực tiềm năng hưởng lợi từ việc
này.

3
Nền tảng đặt phòng khách sạn và vé máy bay tập trung chủ yếu tại thị trường Á Thái Bình Dương.
4
một loại hình âm nhạc được biểu diễn trực tiếp trước khán giả, không thông qua bất kỳ phương tiện ghi âm hay
phát lại nào.
9
1.2.2 Tại Việt Nam

Trong những năm 2020 đến đầu 2022, do một phần ảnh hưởng đến từ đại dịch
Covid-19, thị trường âm nhạc Việt Nam hầu như không hề có trong danh sách chuyến
lưu diễn diễn khắp thế giới của các nghệ sĩ quốc tế. Tuy nhiên, từ đầu năm 2023, Việt
Nam liên tục trở thành điểm đến của những nghệ sĩ nước ngoài nổi tiếng như Charlie
Puth, Westlife, Kenny G hay nhóm nhạc Kpop nổi tiếng BlackPink, Super Junior. Điển
hình, buổi diễn của nhóm nhạc nữ đến từ Hàn Quốc là BlackPink tại Hà Nội đã thu hút
gần 70.000 khán giả Việt Nam, thu hơn 333 tỷ đồng tiền vé, lớn hơn gấp 3 lần show
diễn ở Hàn Quốc. Theo ước tính của Sở Du lịch Hà Nội, chỉ trong 2 ngày diễn ra show
của nhóm nhạc BlackPink, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội khoảng hơn 170.000
lượt với tổng doanh thu du lịch hơn 600 tỷ đồng.5
Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực khi ngày càng có nhiều sự kiện
âm nhạc được hợp tác và tiến hành tổ chức, thêm vào đó, nhiều buổi lưu diễn của các
ngôi sao với tên tuổi đình đám đã giúp Việt Nam trở thành một địa điểm có tên trên
bản đồ lưu diễn âm nhạc thế giới.
CHƯƠNG 2: Thực trạng của các sự kiện âm nhạc và tác động của các sự kiện
này lên nền kinh tế quốc gia khu vực Đông Nam Á
2.1 Sự ảnh hưởng của sự kiện âm nhạc đến từng lĩnh vực của nền kinh tế các
quốc gia khu vực Đông Nam Á
2.1.1 Lĩnh vực công nghiệp

Các sự kiện âm nhạc có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp vào sự phát triển
của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa. Bằng việc
thu hút khách du lịch từ cả trong và ngoài nước tham gia vào sự kiện âm nhạc, tiêu
dùng của địa phương, quốc gia được đẩy mạnh. Qua đó, kích thích các công ty, doanh
nghiệp tăng cường sản xuất, buôn bán, trao đổi, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành
công nghiệp. Những sản phẩm thường được tiêu thụ mua bán tại sự kiện âm nhạc
không chỉ có vé, các sản phẩm đi kèm (như áo thun, đĩa nhạc,...) mà còn có cả sản
phẩm đặc sản của nơi tổ chức sự kiện. Vì vậy, các sự kiện ấy sẽ mang lại lợi ích cho cả
người tổ chức sự kiện lẫn địa phương nơi tổ chức sự kiện. Theo bài phân tích trên

5
Nhật Hạ. 2023. Du lịch concert: Làn sóng mới của ngành kinh tế xanh Việt Nam. Báo Đầu tư.
10
trang CNA, tour6 diễn của Taylor Swift đã mang về 300 - 400 triệu đô la cho
Singapore trong quý I năm 2024. Nhờ tour diễn này, tổng sản phẩm quốc nội GDP dự
báo tăng 2,9% trong quý I, là tốc độ tăng cao nhất trong 6 quý vừa qua, nâng mức tăng
trưởng kinh tế của Singapore của năm nay từ 2,3% lên 2,5%.
Bên cạnh đó việc tổ chức sự kiện âm nhạc có thể tạo ra các tác động tích cực
vào sự phát triển của các ngành công nghiệp một cách gián tiếp. Qua các sự kiện âm
nhạc mang tầm quốc tế, các quốc gia khu vực Đông Nam Á có thể quảng bá được hình
ảnh của mình, từ đó thu hút được vốn đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong
lĩnh vực du lịch, giải trí và bất động sản. Điều này dẫn đến sự đẩy mạnh phát triển cơ
sở hạ tầng, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nói
chung và của các ngành công nghiệp nói riêng.
2.1.2 Lĩnh vực dịch vụ

Các sự kiện âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát
triển của ngành du lịch với khả năng thu hút được một lượng lớn du khách từ cả trong
nước lẫn ngoài nước. Bên cạnh đó, sự kiện âm nhạc không chỉ thu hút một lượng lớn
khách du lịch mà kéo theo đó là nhu cầu sử dụng các dịch vụ như khách sạn, nhà hàng,
quán bar và các dịch vụ di chuyển tăng cao. Từ đó làm tăng doanh thu của các doanh
nghiệp dịch vụ một cách đáng kể. Theo thông tin được Sở Du lịch Hà Nội đưa ra trong
báo cáo về công tác tổ chức chương trình "Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của
Blackpink 2023". Trong hai đêm diễn của Blackpink tại sân vận động Mỹ Đình,
khoảng 170.000 khách đã đến Hà Nội, trong đó khách quốc tế đạt hơn 30.000 lượt.
Khoảng 65% khách quốc tế có lưu trú, chủ yếu từ các thị trường như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Australia. Trong
thời gian diễn ra sự kiện, lượng khách du lịch sử dụng dịch vụ xe buýt hai tầng tăng
mạnh, tăng 15% so với những ngày trước đó. Các dịch vụ khách sạn cũng thu được
những kết quả khởi sắc, trong thời gian Blackpink biểu diễn tại Hà Nội, công suất
phòng của các khách sạn ở khu vực gần sân Mỹ Đình tăng 20% so với các ngày cuối
tuần trước. Lượng tìm kiếm về phòng tại Hà Nội trong hai ngày này qua các trang đặt
phòng quốc tế như Agoda cao gấp 10 lần so với tuần trước đó. Công suất sử dụng

6
là một chuyến đi biểu diễn được lên kế hoạch đến nhiều địa điểm khác nhau.
11
phòng của khối khách sạn trong tháng 7 ước đạt 60,8%, tăng 19,2% so với cùng kỳ
năm 2022.7
Ngoài ra, các sự kiện này thường yêu cầu nguồn nhân lực từ nhiều ngành dịch
vụ khác nhau như an ninh, vệ sinh và hậu cầu. Điều này mở ra cơ hội việc làm cho
người lao động địa phương, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp cũng như nâng cao chất
lượng sống của người dân. Cụ thể, với một sự kiện âm nhạc có quy mô lớn như chuyến
lưu diễn hai ngày của nhóm nhạc BlackPink năm 2023 đòi hỏi sự hỗ trợ từ một số
người lao động, từ tổ chức sự kiện, đến bảo vệ an ninh, nhân viên bán vé, và nhiều vị
trí khác. Điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm tạm thời và tăng thu nhập cho các người
dân địa phương. Đây chính là tiềm năng cho sự phát triển song song của lĩnh vực âm
nhạc và kinh tế du lịch.
2.1.3 Các lĩnh vực khác

Nhìn ra thế giới có thể thấy các lễ hội âm nhạc lớn thường thu hút hàng trăm
nghệ sĩ biểu diễn, hàng nghìn tình nguyện viên phục vụ, hàng chục nghìn thậm chí
hàng triệu khán giả. Như chuyến lưu diễn “The Eras Tour” của nữ ngôi sao nhạc pop
Taylor Swift đã được tổ chức tại Singapore đã thu hút hơn 300.000 người hâm mộ đến
từ trong nước và cả những quốc gia lân cận tham dự8. Nhờ lượng khán giả đông đảo
tham gia các sự kiện âm nhạc mà nước sở tại có thể quảng bá văn hóa của địa phương
đến với người dân trên toàn thế giới. Trên thực tế, các quốc gia Đông Nam Á như
Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore và gần đây là Việt Nam đang nổi lên trong
nền giải trí toàn cầu, khi ngày càng nhiều những nghệ sĩ biểu diễn đẳng cấp thế giới
lựa chọn các quốc gia này làm điểm dừng chân trong chuỗi lưu diễn vòng quanh thế
giới. Bên cạnh đó, các chuyến lưu diễn quốc tế này cũng giúp các quốc gia có cơ hội
đẩy mạnh phát triển kinh tế trong các lĩnh vực văn hóa. Có thể nói, các chuyến lưu
diễn quốc tế đã góp phần không nhỏ đến hoạt động ngoại giao văn hóa, đồng thời qua
đó thấy được văn hóa nghệ thuật cũng là yếu tố thúc đẩy kinh tế, thương mại cho các
quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt với Việt Nam.
Hơn nữa, các sự kiện âm nhạc lớn thường thu hút một lượng lớn người tham
gia, điều này làm tăng nhu cầu cả về đồ ăn và thức uống cho những người tham gia sự

7
Lê Nam. 2023. Du lịch Hà Nội thu hơn 600 tỷ đồng trong 2 ngày diễn ra show BlackPink. Báo Kinh tế đô thị.
8
Lan Anh. 2024. Đông Nam Á hưởng lợi từ "làn sóng" âm nhạc của các nghệ sĩ lớn. Báo Công thương
12
kiện. Do đó, người bán hay các nhà sản xuất thực phẩm có thể tận dụng cơ hội này để
tiếp cận thị trường tiêu thụ mới và tăng doanh số bán hàng, từ đó vô tình tạo ra một
chuỗi cung ứng thực phẩm góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khu vực.
Hơn thế nữa, những sự kiện âm nhạc cũng là cơ hội tốt để cho các doanh nghiệp
quảng bá về thương hiệu của họ, từ đó giúp sản phẩm của họ được biết tới nhiều hơn.
Chúng ta có thể kể đến sự kiện “Heineken countdown party 2024”, thông qua sự kiện
này Heineken không những khẳng định được thương hiệu của bản thân mà còn thu hút
được thêm nhiều khách hàng mới, tăng thêm mức độ thân thiết với khách hàng.
2.2 Đánh giá thuận lợi và bất lợi của các sự kiện âm nhạc đem đến cho nền kinh
tế các quốc gia Đông Nam Á
2.2.1 Về thuận lợi

Sự kiện âm nhạc đẩy mạnh phát triển kinh tế trong các lĩnh vực văn hóa, giải trí
và du lịch.
Thứ nhất, các sự kiện âm nhạc sẽ thu hút nhiều khách du lịch, điều đó tạo ra
lượng cầu lớn cho ngành dịch vụ như: vận chuyển, khách sạn, các nhà hàng, cửa hàng
địa phương,... cũng như thúc đẩy tiêu dùng và bán lẻ. Những sự kiện âm nhạc thường
đi kèm với tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ như: ăn uống, quần áo, đồ lưu niệm,... từ đó
tạo sự phát triển cho nền kinh tế địa phương nói riêng và quốc gia nói chung.
Thứ hai, lượng cầu về du lịch - dịch vụ mạnh mẽ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp,
sản sinh ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân, có thể kể đến các việc làm tiêu biểu
như: tổ chức, quản lý, an ninh sự kiện, bán vé, ẩm thực, vận chuyển,...
Thứ ba, sự kiện âm nhạc có khả năng thu hút giới trẻ và nền kinh tế hưởng lợi
phần lớn từ nhóm tuổi này. Bởi, các bạn trẻ sẽ chi trả một khoản tiền lớn vào sự kiện
âm nhạc do các thần tượng hay nhóm nhạc mà họ yêu thích tổ chức. Ví dụ, trong buổi
diễn của nhóm nhạc nữ BlackPink tại Hà Nội, những người hâm mộ trẻ đã chi ra số
tiền lên tới hàng trăm triệu chỉ để chào đón họ tới Việt Nam.
Cuối cùng, các sự kiện âm nhạc cũng góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp âm
nhạc, bao gồm: sản xuất âm nhạc, thu âm, kỹ thuật thu âm thanh và công nghệ. Ngành
âm nhạc của một quốc gia được cải thiện, nâng cao chất lượng và tạo sự uy tín, từ đó
quốc gia sẽ càng dễ dàng thu hút được nhiều nguồn đầu tư lớn hơn cho ngành âm nhạc
nói riêng hay ngành công nghiệp giải trí nói chung.

13
2.2.2 Về bất lợi

Dù mang tới rất nhiều lợi ích cho nền kinh tế, tuy nhiên các sự kiện âm nhạc
còn đem tới không ít các bất lợi cần xem xét.
Thứ nhất chính là vấn đề chi phí tổ chức. Chi phí tổ chức bao gồm chi phí sản
xuất, chi phí nhân sự, chi phí dịch vụ. Trong từng khoản chi phí đó lại bao gồm thêm
rất nhiều hạng mục nhỏ hơn, chính vì rủi ro tài chính lớn, yêu cầu một lượng vốn trước
khi thu về lợi nhuận, nếu không phân tích đúng nhu cầu của thị trường sẽ gây ra khoản
lỗ lớn cho tổ chức. Chính vì vậy, khả năng để tổ chức một sự kiện âm nhạc mang tầm
cỡ quốc tế là vô cùng khó.
Thứ hai là vấn đề về tính ổn định doanh thu. Doanh thu một sự kiện âm nhạc
phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như thời tiết, sở thích khán giả, cũng như là khả
năng kinh tế từ đó làm tăng rủi ro không bán hết vé, làm sụt giảm doanh thu.
Thứ ba là trong các sự kiện âm nhạc lớn thường có hành vi “phe vé9”, từ này có
thể hiểu được như một dạng đầu cơ. Những người “phe vé” sẽ mua một lượng vé nhất
định rồi chờ đến khi hết vé, họ sẽ mang vé đã mua được ra bán với giá cao gấp nhiều
lần. Về mặt luật pháp, đầu cơ là việc vơ vét, tích trữ, cất giữ hàng hoá và bán ra với giá
cao. Hoạt động này gây ra biến động giá cả trên thị trường, không chỉ làm tăng giá
hàng hóa mà làm cho nhà nước khó bình ổn thị trường.
Thực tế, sự kiện âm nhạc mang tới rất nhiều thuận lợi cho nền kinh tế các quốc
gia Đông Nam Á như thu hút khách du lịch, thúc đẩy nền kinh tế địa phương, tạo cơ
hội việc làm cho người dân hay là phát triển ngành công nghiệp âm nhạc, thu hút đầu
tư. Tuy vậy vẫn tồn tại những bất lợi của các sự kiện âm nhạc đối với một quốc gia
như chi phí tổ chức và rủi ro về doanh. Hơn nữa, “phe vé” cũng dẫn tới khả năng gây
biến động giá cả trên thị trường.

9
phe vé: là trường hợp mua vé của các chương trình sự kiện, sau đó bán lại với giá cao hơn so với giá ban đầu
của chương trình, sự kiện đó do nhà tổ chức đưa ra
14
CHƯƠNG 3: Kiến nghị và dự báo phát triển nền kinh tế các quốc gia Đông Nam
Á thông qua các sự kiện âm nhạc
3.1 Kiến nghị
3.1.1 Kiến nghị cho doanh nghiệp

Thứ nhất, doanh nghiệp cần tiếp cận công nghệ tổ chức lễ hội âm nhạc quốc
tế.10 Sân khấu cần được đầu tư bài bản, tỉ mỉ mới có thể đáp ứng được yêu cầu của
ngôi sao hàng đầu thế giới, từ đó thu hút họ tới trình diễn trong tương lai. Bên cạnh đó,
tổ chức với quy mô lớn và đầu tư hoành tráng cũng là bước đầu tạo ra dấu ấn của
ngành công nghiệp giải trí tại quốc gia đó cho khán giả quốc tế nói chung và các nghệ
sĩ nói riêng.

Thứ hai, giải quyết những nút thắt về hạ tầng và chuỗi cung ứng các dịch vụ
một cách chuyên nghiệp.11 Hạn chế tối đa những bất cập trong khâu tổ chức như ghế
ngồi không hợp lý, lều bạt che khuất tầm nhìn, khiến khán giả phải trả một mức giá
khá cao nhưng lại phải ngồi ngoài rìa và tầm nhìn hạn chế. Việc tổ chức thiếu chuyên
nghiệp sẽ khiến những sự kiện âm nhạc không trọn vẹn cảm xúc cho khán giả. Ngoài
ra, cần nâng cao cơ sở hạ tầng để tránh trở thành rào cản khi muốn mời các ca sĩ lớn
tới trình diễn. Các nhà tổ chức sự kiện âm nhạc cũng đang mong chờ một hệ sinh thái
hoàn chỉnh cho nghệ thuật biểu diễn đẳng cấp từ địa điểm biểu diễn, lưu trú, dịch vụ.

Thứ ba, các đơn vị tổ chức cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng và chuyên nghiệp trong
mọi khía cạnh. Từ khâu chuẩn bị sân khấu (âm thanh, ánh sáng, an ninh,...) đến phục
vụ khán giả và quản lý sự kiện đều phải thực hiện một cách chuyên nghiệp, bởi đó là
những yếu tố quyết định thành công của một sự kiện lớn. Không những cần quan tâm
tới hoạt động của các nhóm nhạc, các địa phương tổ chức sự kiện còn cần chú ý đến
quảng bá hình ảnh địa phương, gây thiện cảm cho khán giả quốc tế để họ có những trải
nghiệm tuyệt vời và lựa chọn nơi đó để du lịch vào những lần sau.

10
Ban Thời sự. 2023. Làm gì để các sự kiện âm nhạc lớn như một "đòn bẩy" kinh tế? Thời báo VTV - Đài Truyền
Hình Việt Nam.
11
Ban Thời sự. 2023. Làm gì để các sự kiện âm nhạc lớn như một "đòn bẩy" kinh tế? Thời báo VTV - Đài Truyền
Hình Việt Nam.

15
Thứ tư, có sự hợp tác chặt chẽ với nhà tổ chức nước ngoài.12 Đối với các sự
kiện quy mô lớn với sự tham gia của nghệ sĩ quốc tế thì sự hợp tác chặt chẽ với nhà tổ
chức nước ngoài là vô cùng quan trọng. Về phía đơn vị tổ chức, họ cần duyệt kế hoạch
và thông tin một cách chính xác để đảm bảo việc tổ chức diễn ra thuận lợi. Ngoài ra,
việc hợp tác với nghệ sĩ và đơn vị tổ chức nước ngoài cũng cần xây dựng mối quan hệ
đáng tin cậy. Tạo dựng sự tín nhiệm trong việc chia sẻ thông tin, tài chính và quản lý
sự kiện.

Thứ năm, các đơn vị tổ chức nên đảm bảo đã hoàn thành và xử lý các thủ tục
liên quan đến hồ sơ xin cấp phép một cách kỹ lưỡng, tránh gặp phải rắc rối pháp lý
hoặc các vấn đề liên quan.
3.1.2 Kiến nghị cho chính phủ

Thứ nhất, hiện thực hóa các chính sách phát triển, đề ra những chiến lược, tầm
nhìn và quyết sách mang tính tổng thể. Cần hiện thực hóa các cơ chế, chính sách phát
triển công nghiệp âm nhạc và nhìn nhận các sự kiện âm nhạc như một đòn bẩy cho nền
kinh tế của đất nước nói chung và các địa phương tổ chức nói riêng, không chỉ đơn
thuần là chương trình văn nghệ có quy mô lớn. Đồng thời, nghiên cứu, đẩy mạnh việc
tổ chức các sự kiện âm nhạc quốc tế, qua đó góp phần phát triển nền công nghiệp văn
hóa và kinh tế địa phương.

Thứ hai, chú trọng nâng cao cơ sở hạ tầng hiện đại tại các địa phương, hỗ trợ
kinh phí đầu tư vào dịch vụ để đa dạng hóa địa điểm tổ chức sự kiện và nhằm tạo ấn
tượng tốt cho nghệ sĩ quốc tế tới biểu diễn nói riêng cũng như khán giả quốc tế nói
chung. Đồng thời chính phủ cần hỗ trợ kinh phí, ưu tiên chính sách cho văn hóa và tạo
cơ hội cho sự phát triển của công nghiệp âm nhạc, công nghiệp văn hóa để khuyến
khích các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện âm nhạc.

Thứ ba, ủng hộ và chủ trương kế hoạch rõ ràng, tạo môi trường thuận lợi tổ
chức các sự kiện âm nhạc. Sự ủng hộ và quyết tâm của các cấp lãnh đạo, các sở ngành
có liên quan có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tích cực và kiên định trong việc thu hút
các sự kiện quốc tế và ngôi sao đến biểu diễn. Chủ trương phát triển các ngành công
12
Thu Phương. 2023. PGS.TS-ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Đẩy mạnh các sự kiện âm nhạc quốc tế góp phần phát triển
nền công nghiệp văn hóa và kinh tế địa phương.
16
nghiệp văn hóa cần có chiến lược, kế hoạch rõ ràng, tạo ra môi trường thân thiện, hỗ
trợ và thuận lợi cho các sự kiện văn hóa, giải trí và nghệ thuật.

Thứ tư, chính phủ cần là cầu nối để hỗ trợ và hợp tác, liên kết nhiều ngành công
nghiệp khác nhau như giải trí, truyền thông, quảng cáo, nhà sản xuất và quản lý sự
kiện. Điều này góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp giải trí và sự kiện, tạo
ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thứ năm, chính quyền nên tạo điều kiện thuận lợi như cấp phép sớm, đồng
thuận hoặc xem xét kế hoạch của đơn vị tổ chức sự kiện sớm hơn. Vì một lễ hội âm
nhạc có thương hiệu, sẽ có nhiều đóng góp vào nền công nghiệp âm nhạc nói riêng và
công nghiệp văn hóa nói chung, vậy nên nếu có chỗ nào trong vấn đề thủ tục chưa phù
hợp thì hỗ trợ, giải thích giúp họ để họ điều chỉnh sớm.

Thứ sáu, nhân rộng và khuyến khích các nhà sản xuất, đơn vị tổ chức sự kiện
âm nhạc. Có những ưu đãi về thuế để thu hút những người trẻ được đào tạo bài bản từ
nước ngoài về sản xuất sự kiện liên quan đến âm nhạc.
3.2 Dự báo cơ hội và thách thức từ các sự kiện âm nhạc đến nền kinh tế các quốc
gia khu vực Đông Nam Á trong tương lai

Các sự kiện âm nhạc đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế
và dự kiến tầm ảnh hưởng của chúng sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai, bao gồm cả
những cơ hội và thách thức.

Thứ nhất, các sự kiện âm nhạc vẫn tiếp tục thúc đẩy du lịch trong tương lai, khi
mà người tiêu dùng ngày càng sẵn sàng chi tiêu cho những trải nghiệm du lịch kết hợp
tham gia concert. Theo dự báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tại Việt
Nam, tầng lớp trung lưu sẽ tăng lên đến 26% sau 3 năm nữa.13 Việc khán giả, đặc biệt
là khán giả trẻ sẵn sàng bỏ ra hàng triệu đồng đến hàng chục triệu đồng để mua vé
thưởng thức âm nhạc là điều hoàn toàn có thể. Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục tăng
trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc tổ chức các sự kiện âm nhạc có thể thu hút du

13
Ban Thời sự. 2023. Làm gì để các sự kiện âm nhạc lớn như một "đòn bẩy" kinh tế? Thời báo VTV - Đài Truyền
Hình Việt Nam.

17
khách từ khắp nơi trên thế giới, mang lại doanh thu cho khách sạn, nhà hàng, hãng
hàng không và các doanh nghiệp tại địa phương.

Thứ hai, các sự kiện âm nhạc sẽ tạo ra việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Từ việc tổ chức, hậu cần, bán hàng, dịch vụ, marketing, quảng bá, biểu diễn, hỗ trợ, an
ninh, bảo vệ, đến giao thông, lưu trú, du lịch,... tất cả đều cần đến nguồn nhân lực dồi
dào. Nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong tương
lai do sự gia tăng số lượng và quy mô các sự kiện âm nhạc, sự phát triển của công
nghệ và sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng.

Thứ ba, khi một địa điểm đăng cai tổ chức một sự kiện âm nhạc lớn, nó sẽ thu
hút sự chú ý của đông đảo công chúng và giới truyền thông, từ đó tạo dựng hình ảnh
tích cực cho địa phương và thúc đẩy du lịch. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng đầu
tư vào các lĩnh vực như giao thông vận tải, các cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng đô thị, các
khu vui chơi giải trí… Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế và thu hút đầu tư cho địa
phương đó.

Thứ tư, các sự kiện âm nhạc lớn có thể giúp nâng cao vị thế của một thành phố
hoặc quốc gia trên trường quốc tế. Các sự kiện âm nhạc lớn thu hút du khách từ khắp
nơi trên thế giới đến tham dự. Khi những du khách này trải nghiệm văn hóa và lòng
hiếu khách của thành phố hoặc quốc gia đăng cai, họ có thể sẽ chia sẻ những trải
nghiệm tích cực của mình với bạn bè và gia đình, từ đó nâng cao vị thế của quốc gia
trong mắt bạn bè quốc tế. Không chỉ vậy, các sự kiện âm nhạc lớn là cơ hội tuyệt vời
để các nền văn hóa khác nhau giao lưu và học hỏi lẫn nhau. Điều này có thể giúp phá
vỡ các rào cản văn hóa và thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia.

Các sự kiện âm nhạc có thể mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng cũng đi kèm
với những thách thức nhất định.

Thứ nhất là thách thức về mặt chi phí, khi mà việc tổ chức các sự kiện âm nhạc
lớn có thể tốn kém, và việc thu hồi vốn đầu tư không phải lúc nào cũng được đảm bảo.
Chi phí tổ chức các sự kiện âm nhạc có thể tăng lên do yêu cầu về an ninh, sản xuất và
tiếp thị và việc quản lý chi phí hiệu quả sẽ trở thành một thách thức lớn.

18
Thứ hai, với sự gia tăng của các sự kiện âm nhạc trên toàn cầu, cạnh tranh để
thu hút khán giả và nhà tài trợ sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Thứ ba là những ảnh hưởng tiêu cực của các sự kiện âm nhạc đến môi trường,
làm cho môi trường ô nhiễm nghiêm trọng khi các sự kiện đó tiêu tốn một lượng lớn
năng lượng và thải ra lượng lớn chất thải.

Thứ tư, không thể không kể đến là những thách thức về mặt công nghệ đòi hỏi
các tổ chức sự kiện cần phải thích nghi nhanh chóng với các xu hướng công nghệ mới.

Những dự báo này chỉ là một số khả năng có thể xảy ra và có thể thay đổi dựa
trên sự phát triển của xã hội, kinh tế và công nghệ trong tương lai.

19
KẾT LUẬN

Các sự kiện âm nhạc đóng vai trò quan trọng và ngày càng gia tăng ảnh hưởng
đến nền kinh tế Đông Nam Á. Chúng mang đến nhiều lợi ích to lớn về mọi mặt của
đời sống, chẳng hạn như công nghiệp, dịch vụ… Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích
này, cũng cần lưu ý đến những thách thức như chi phí cao, rủi ro tài chính, tác động
môi trường và vấn đề an ninh…

Để tối ưu hóa tiềm năng của các sự kiện âm nhạc, đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ
giữa các bên liên quan như chính phủ, doanh nghiệp, ban tổ chức sự kiện và cộng
đồng. Việc xây dựng chiến lược phát triển bài bản, quy hoạch hợp lý và quản lý hiệu
quả sẽ góp phần khai thác tối đa lợi ích kinh tế từ các sự kiện âm nhạc, đồng thời đảm
bảo sự phát triển bền vững và hài hòa cho nền kinh tế khu vực.

Nhìn chung, âm nhạc đóng vai trò như một nốt trầm lay động nền kinh tế Đông
Nam Á, tạo nên những bản giao hưởng sôi động và đầy tiềm năng. Với sự đầu tư đúng
đắn và chiến lược phát triển hợp lý, âm nhạc hứa hẹn sẽ tiếp tục góp phần thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân và đưa khu vực Đông Nam Á
vươn xa hơn trên trường quốc tế.

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Thời sự. (2023, December 29). Làm gì để các sự kiện âm nhạc lớn như một
"đòn bẩy" kinh tế?. VTV Online. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://vtv.vn/kinh-te/lam-gi-de-cac-su-kien-am-nhac-lon-nhu-mot-don-bay-kin
h-te-20231229173917935.htm
2. Hà Mai. (2024, March 10). Khai thác 'mỏ vàng' kinh tế âm nhạc. Báo Thanh
Niên. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://thanhnien.vn/khai-thac-mo-vang-kinh-te-am-nhac-18524030923313785
8.htm
3. Hangnm. (2023, July 18). Cần bao nhiêu tiền để tổ chức một lễ hội âm nhạc?.
Backstage News. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://backstage.vn/can-chi-bao-nhieu-tien-de-to-chuc-mot-le-hoi-am-nhac/
4. Hoàng Lê. (2023, December 25). Năm 2023: 'Được mùa' lễ hội âm nhạc Việt.
Tạp chí 1thegioi. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://1thegioi.vn/nam-2023-duoc-mua-le-hoi-am-nhac-viet-212320.html
5. Lan Anh. (2024, March 12). Đông Nam Á hưởng lợi từ "làn sóng" âm nhạc của
các nghệ sĩ lớn. Báo Công Thương. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://congthuong.vn/dong-nam-a-huong-loi-tu-lan-song-am-nhac-cua-cac-ngh
e-si-lon-308232.html
6. Lê Nam. (2023, August 5). Du lịch Hà Nội thu hơn 600 tỷ đồng trong 2 ngày
diễn ra show BlackPink. Báo Kinh tế đô thị. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://kinhtedothi.vn/du-lich-ha-noi-thu-hon-600-ty-dong-trong-2-ngay-dien-ra
-show-blackpink.html
7. Lê Nhựt Hào. (2022, May 24). Hành vi 'phe vé': Mua vé bóng đá rồi bán lại với
giá cao bị xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?. Thư Viện Pháp Luật.
Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thoi-su-phap-luat/hanh-vi-phe-ve-mua-ve-
bong-da-roi-ban-lai-voi-gia-cao-bi-xu-ly-nhu-the-nao-theo-quy-dinh-hien-hanh-
13768.html
8. Nhật Hạ. (2023, December 20). Du lịch concert: Làn sóng mới của ngành kinh
tế xanh Việt Nam. Báo Đầu tư. Truy cập ngày 15/4/2024, từ

21
https://amp.baodautu.vn/du-lich-concert-lan-song-moi-cua-nganh-kinh-te-xanh-
viet-nam-d205518.html
9. Nhật Linh. (2024, March 2). Du lịch Singapore hưởng lợi lớn nhờ các sự kiện
âm nhạc quốc tế. Báo tin tức. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://baotintuc.vn/the-gioi/du-lich-singapore-huong-loi-lon-nho-cac-su-kien-a
m-nhac-quoc-te-20240301225316367.htm
10. Ricky Hồ. (2024, March 6). Các đêm diễn của Taylor Swift tác động đến kinh
tế Đông Nam Á như thế nào?. Tạp chí Kinh tế Sài Gòn. Truy cập ngày
15/4/2024, từ
https://thesaigontimes.vn/cac-dem-dien-cua-taylor-swift-tac-dong-den-kinh-te-d
ong-nam-a-nhu-the-nao/
11. Thế Hải. (2024, March 25). Nâng tầm thương hiệu quốc gia qua các sự kiện văn
hóa. Báo Đầu tư. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://baodautu.vn/nang-tam-thuong-hieu-quoc-gia-qua-cac-su-kien-van-hoa-d
211262.html
12. Thu Phương. (2023). PGS.TS- ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Đẩy mạnh các sự kiện âm
nhạc quốc tế góp phần phát triển nền công nghiệp văn hóa và kinh tế địa
phương. Cổng thông tin điện tử Quốc hội. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://quochoi.vn/hoatdongdbqh/Pages/home.aspx?ItemID=78535
13. VTV Digital. (2024, March 14). Singapore hưởng lợi lớn từ tour diễn của
Taylor Swift. VTV Online. Truy cập ngày 15/4/2024, từ
https://vtv.vn/kinh-te/singapore-huong-loi-lon-tu-tour-dien-cua-taylor-swift-202
4031410594671.htm

22

You might also like