You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ, ĐHQGHN

BỘ MÔN TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC


***

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN


ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ANH ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN TIẾNG VIỆT Ở TRẺ EM 0 - 5 TUỔI TẠI
HÀ NỘI, VIỆT NAM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Đào Anh Dũng 20040298
2 Vũ Thị Phương Thảo 20040104

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2023

1
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 12 tháng 06 năm 2020, trong bài viết “Đặc
điểm và xu thế phát triển của thời đại” trên chuyên trang
Hội đồng lý luận Trung Ương, tác giả Vũ Văn Hiền cho
rằng “Toàn cầu hóa trở thành quá trình tất yếu không
ngừng phát triển”, có nghĩa là, trong thời đại hiện nay, sự
giao lưu giữa các quốc gia dân tộc, và quá trình giao thoa
của nhiều nền văn hóa độc đáo khác nhau là điều tất yếu
khách quan và không ngừng phát triển, không ngừng
biến đổi. Trong mối quan hệ liên văn hóa ấy, ngôn ngữ
chiếm vai trò tiên phong. Đồng thời, thời đại ngày nay
sản sinh ra một khái niệm mới đó là khái niệm Công dân
toàn cầu (CDTC). “Giáo dục CDTC đang là xu hướng và
mục tiêu GD thế hệ trẻ của hầu hết các quốc gia trên toàn
thế giới” (Phạm, et al, 2016). Thời đại ngày nay được
đánh dấu với “Xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học –
công nghệ” (Vũ, 2020) trong đó mạng internet kết nối
vạn vật là điểm nhấn của xu thế này. Thông qua kết nối
mạng Internet, người dân từ khắp thế giới có thể đăng
tải, chia sẻ các nét độc đáo văn hóa của mình, trong đó
với Tiếng Anh là phổ biến nhất. Trên cơ sở sự phát triển
của Khoa học - công nghệ, với niềm tin rằng tiếp xúc
sớm với ngoại ngữ sẽ đem lại lợi ích cho con cái mình
sau này, hiện nay nhiều bậc phụ huynh cho con mình

2
tiếp cận mô hình song ngữ như ngôn ngữ thứ nhất (2L1),
trong đó mô hình song ngữ Anh - Việt là phổ biến hơn
cả. Các mô hình tương tự ngày càng phổ biến trong xã
hội. Theo nghiên cứu của Clark B.A (2000), trẻ em
không thể đạt được một ngôn ngữ nếu chúng không được
tiếp xúc với ngôn ngữ đó trước khi chúng sang 6 tuổi.
Tuy nhiên các nghiên cứu cùng chủ đề gần đây có nhiều
ý kiến trái chiều về lợi ích cũng như tác hại của mô hình
song ngữ này lên trẻ em ở độ tuổi nói trên. Ngoài ra, tại
Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu chính thức về chủ
đề ngày càng trở nên phổ biến được đề cập. Chính điều
này đã thôi thúc tác giả và cộng sự tiến hành nghiên cứu
để đóng góp các tri thức khoa học thuộc lĩnh vực nói
trên. Hà Nội là thủ đô của cả nước, là đô thị tiên phong
dẫn đầu trong xu thế hội nhập nói trên, và cũng tại Hà
Nội số lượng trẻ em được tiếp xúc với mô hình song ngữ
nhiều hơn cả do các điều kiện thuận lợi về kinh tế - tài
chính. Việc nghiên cứu thành công tại Hà Nội sẽ làm
tiền đề, cơ sở để các nghiên cứu khác cùng lĩnh vực được
thực hiện tại các địa phương khác nhau trên phạm vi
toàn quốc.
Tiếng Anh hiện nay đang là ngôn ngữ phổ biến nhất
thế giới, tại Việt Nam, tiếng Anh cũng là ngoại ngữ được
ưa chuộng và phổ biến nhất toàn quốc với bằng chứng là

3
tiếng Anh được đưa vào chương trình giáo dục phổ
thông bắt buộc vào năm 2018. Việc nghiên cứu trên một
ngôn ngữ phổ biến với nhiều người tiếp cận sẽ đem lại
số liệu đáng tin cậy để có thể làm cơ sở lý thuyết và giải
quyết phần nào vấn đề nhằm tạo cơ hội cho các nghiên
cứu tiếp sau tập trung chuyên sâu hơn vào các vấn đề
mang tính chuyên môn cao hơn.
Bên cạnh đó, đề tài được thực hiện sẽ cung cấp cái
nhìn khách quan, toàn diện về phát triển song ngữ cho
trẻ em trong độ tuổi tiền tiểu học (0 - 5 tuổi), từ đó giúp
các bậc cha mẹ và các cơ quan quản lý giáo dục và các
cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có cơ chế phù hợp
trong việc cân bằng giữa hai thứ tiếng, đồng thời phát
huy khả năng song ngữ của trẻ em. Ngoài ra, nghiên cứu
đề tài có thể mang tác động sâu rộng đến các bậc phụ
huynh có con trong độ tuổi nói trên có nguyện vọng cho
trẻ tiếp cận mô hình song ngữ Anh - Việt như ngôn ngữ
thứ nhất thông qua cung cấp cơ sở thực tiễn nhằm tránh
các tác động tiêu cực của mô hình song ngữ Anh - Việt
nói trên và phát huy tối đa những tác động tích cực của
mô hình này trong giáo dục song ngữ cho con cái.

2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu
4
Nghiên cứu ảnh hưởng của Tiếng Anh đến sự phát
triển Tiếng Việt của trẻ em 0 - 5 tuổi trên cơ sở đánh giá
những ảnh hưởng của nhằm đưa ra các khuyến nghị đối
với cha mẹ và các nhà giáo dục trong việc trong quá
trình giáo dục Tiếng Anh không làm mất đi bản sắc của
Tiếng Việt và học Tiếng Việt có hiệu quả trong môi
trường học Tiếng Anh.
2.2. Các mục tiêu nghiên cứu
2.2.1. Xác định được cơ sở lý luận nghiên cứu ảnh
hưởng của Tiếng Anh đến sự phát triển của Tiếng Việt ở
trẻ em 0 - 5 tuổi;
2.2.2. Đánh giá thực trạng dạy học Tiếng Việt và
Tiếng Anh cho trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội,
Việt Nam;
2.2.3. Đánh giá được mối tương quan giữa Tiếng
Anh và Tiếng Việt; Xác định mức độ ảnh hưởng của
Tiếng Anh đối với sự phát triển Tiếng Việt cho trẻ 0 - 5
tuổi ở Hà Nội, Việt Nam;
2.2.4. Chỉ ra, phân loại và đánh giá được các tác
động của mối tương quan đó lên sự phát triển Tiếng Việt
ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam;
2.2.5. Xác định và phân tích được các yếu tố tác
động lên ảnh hưởng của mối tương quan Tiếng Anh -

5
Tiếng Việt lên sự phát triển tiếng Việt của trẻ em 0 - 5
tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam;
2.2.4. Đưa ra các giải pháp Đề xuất một số biện
pháp và khuyến nghị nâng cao hiệu quả cho việc dạy học
Tiếng Anh và Tiếng Việt cho trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành
phố Hà Nội, Việt Nam.

3. Các câu hỏi nghiên cứu


3.1. Ảnh hưởng của Tiếng Anh lên sự phát triển Tiếng
Việt của trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt
Nam dựa trên những cơ sở nào?
3.2. Thực trạng dạy - học song ngữ Anh - Việt cho trẻ
em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam hiện nay
diễn ra như thế nào?
3.3. Tiếng Anh và Tiếng Việt có mối tương quan như thế
nào với nhau?
3.3. Có những tác động nào của mối tương quan đó lên
sự phát triển Tiếng Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố
Hà Nội, Việt Nam?
3.4. Có những yếu tố nào tác động đến sự ảnh hưởng của
mối tương quan Anh - Việt lên sự phát triển Tiếng Việt ở
trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam?

6
3.5. Có thể đưa ra những giải pháp, kiến nghị gì để phát
triển tối ưu Tiếng Việt trong môi trường song ngữ Anh -
Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam?

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


4.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tiếp thu ngôn ngữ của trẻ em 0 - 5 tuổi.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của Tiếng Anh đến sự phát triển Tiếng
Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam.

5. Giả thuyết khoa học


5.1. Giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt có mối tương quan
không chặt chẽ trên các khía cạnh của ngôn ngữ;
5.2. Mối tương quan Anh - Việt có ảnh hưởng tiêu cực
đối với sự phát triển Tiếng Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại
thành phố Hà Nội, Việt Nam;
5.3. Có nhiều yếu tố tác động làm giảm những ảnh
hưởng tiêu cực của mối tương quan Anh - Việt lên sự
phát triển Tiếng Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà
Nội, Việt Nam;

7
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của
Tiếng Anh lên sự phát triển Tiếng Việt ở trẻ em 0 - 5
tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam.
6.2. Giới hạn về địa bàn và khách thể điều tra
6.2.1. Đề tài dự kiến khảo sát trẻ em và phụ huynh
tại 300 gia đình có trẻ 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội,
Việt Nam;
6.2.2. Đề tài dự kiến tác động 30 trẻ em tiêu biểu
trong số 300 trẻ em nói trên.
6.3. Giới hạn về thời gian nghiên cứu
6.3.1. Đề tài dự kiến thực hiện trong khoảng thời
gian 6 tháng từ tháng 4 năm 2023 đến hết tháng 10 năm
2023.

7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
7.2.1.1. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý
thuyết
8
- Mục đích: Nhằm xác định tài liệu nào nói về song
ngữ đồng thời (2L1), tài liệu nào nói về song ngữ theo
giai đoạn (L1 → L2), trong mô hình 2L1 thì tài liệu nào
đã nghiên cứu về tác động lên ngôn ngữ còn lại, tài liệu
nào nói về sự bất cân bằng giữa hai ngôn ngữ… và hệ
thống lại các khía cạnh trên trong mô hình 2L1…;
- Nội dung: Trong số các tài liệu về các công trình
nghiên cứu liên quan, phân loại các công trình và hệ
thống chúng theo lĩnh vực nghiên cứu mà đề tài của các
bài nghiên cứu đó làm về.
7.2.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết
- Mục đích: Phân tích toàn diện các tài liệu, chỉ ra
các điểm sáng tỏ, chưa sáng tỏ của mỗi công trình
nghiên cứu về 1 vấn đề cụ thể trong mô hình 2L1; Cung
cấp cái nhìn toàn diện và sâu sắc về vấn đề đang được
nghiên cứu…;
- Nội dung: trong số các tài liệu khác nhau về vấn đề
trong mô hình 2L1 (Ví dụ như sự thống trị ngôn ngữ…),
chỉ ra các điểm tương đồng, khác biệt, xác định trường
phái lý thuyết công trình đó hướng tới, phân tích thành
từng mặt của vấn đề, sau đó sắp xếp, tổng hợp các nội
dung của mỗi công trình lại…
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

9
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài
nhằm thu thập dữ liệu về thực trạng dạy - học song ngữ
Anh - Việt cho trẻ em 0 - 5 tuổi ở một số gia đình thành
phố Hà Nội, Việt Nam, dữ liệu sau kiểm chứng các ảnh
hưởng đến mối tương quan Anh - Việt.
7.2.2.2. Phương pháp chuyên gia
Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ nhằm xác
định ảnh hưởng của mối tương quan song ngữ Anh -
Việt lên sự phát triển Tiếng Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại
thành phố Hà Nội, Việt Nam, và các yếu tố ảnh hưởng
đến mối tương quan Anh - Việt kể trên thông qua thu
thập lấy ý kiến của các chuyên gia giàu kinh nghiệm
nghiên cứu trong lĩnh vực.
7.2.2.3. Phương pháp thực nghiệm tác động
Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ nhằm củng
cố, khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến mối tương
quan song ngữ Anh - Việt, từ đó khẳng định các yếu tố
ảnh hưởng làm giảm các tác động tiêu cực và các yếu tố
ảnh hưởng làm tăng các tác động tích cực của mối tương
quan Anh - Việt đối với quá trình phát triển Tiếng Việt ở
trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam.
7.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn

10
Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ nhằm thu
thập dữ liệu lý giải và kiểm chứng kết quả thu được từ
phương pháp điều tra. Phương pháp hướng tới tìm hiểu
thực trạng dạy - học song ngữ Anh - Việt tại một số gia
đình ở thành phố Hà Nội, Việt Nam và tìm hiểu quan sát
của cha mẹ trẻ em sau thời gian tác động có kiểm soát.
Mục đích của phương pháp này là để khẳng định lại
những thông tin thu được sau điều tra và tìm hiểu các
khía cạnh của vấn đề mà phương pháp điều tra chưa thể
hiện hết.
7.2.2.5. Phương pháp quan sát
Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ hướng tới
quan sát các ảnh hưởng của mối tương quan song ngữ
Anh - Việt lên sự phát triển Tiếng Việt ở trẻ em 0 - 5 tại
thành phố Hà Nội, Việt Nam và quan sát các yếu tố ảnh
hưởng đến mối tương quan song ngữ Anh - Việt. Mục
đích của phương pháp này nhằm tìm kiếm minh chứng
và bổ sung, củng cố thông tin về ảnh hưởng và các yếu
tố sau nghiên cứu lý thuyết và phương pháp chuyên gia.
7.2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu toán học
Đây là phương pháp nghiên cứu bổ trợ hướng tới
các kết quả thu được sau điều tra nhằm phân tích, xử lý
và cho ra kết quả định lượng. Kết quả thu về được làm

11
sạch, sử dụng phần mềm SPSS trong môi trường
Windows để phân tích và cho ra kết quả.

8. Dự kiến kết quả nghiên cứu và hướng nghiên cứu


tiếp
8.1. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Dự kiến kết quả nghiên cứu là một báo cáo tổng kết
kết quả nghiên cứu. Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu
phân tích, đánh giá được thực trạng dạy - học song ngữ
Anh - Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt
Nam; chỉ ra được mối tương quan Anh - Việt cùng các
tác động của mối tương quan này lên sự phát triển Tiếng
Việt của trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt
Nam; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng lên mối
tương quan đó và đưa ra được ít nhất 03 giải pháp/ kiến
nghị để phát triển tối ưu Tiếng Việt trong môi trường
song ngữ Anh - Việt.
8.2. Hướng nghiên cứu tiếp
Thực nghiệm tác động 01 trong 03 biện pháp/ kiến
nghị đưa ra nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp đối
với phát triển tối ưu Tiếng Việt trong môi trường song
ngữ Anh - Việt.

12
9. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài
liệu tham khảo, đề tài gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận để xác định ảnh hưởng của
Tiếng Anh lên sự phát triển Tiếng Việt ở trẻ em 0 - 5
tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam;
Chương 2: Tổ chức nghiên cứu và các phương pháp
nghiên cứu;
Chương 3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn và bàn luận
về ảnh hưởng của… đến sự phát triển Tiếng Việt ở trẻ
em 0 - 5 tuổi ở thành phố Hà Nội, Việt Nam.

*
Chương 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
TIẾNG ANH LÊN SỰ PHÁT TRIỂN TIẾNG VIỆT Ở
TRẺ EM 0 - 5 TUỔI
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Đã có nhiều nghiên cứu về việc tiếp thu song ngữ ở
trẻ em. Trong nghiên cứu về Rủi ro và cơ hội của Song
ngữ mầm non năm 2009, Dr. Fred H. Genesee chỉ ra

13
rằng việc học hai ngôn ngữ cũng tự nhiên như học một
ngôn ngữ và nếu được cung cấp môi trường học tập phù
hợp, hầu hết trẻ em có thể tiếp thu hai ngôn ngữ đồng
thời với cùng tốc độ và theo cách tương tự như trẻ em
đơn ngữ. Cũng trong nghiên cứu này, ông phát hiện rằng
mặc dù việc tiếp xúc với hai ngôn ngữ trong những năm
mẫu giáo không ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ ở
trẻ em, song môi trường học tập đóng vai trò quan trọng
dẫn đến khả năng tiếp thu và các năng lực ngôn ngữ của
chúng. Ông đặt đưa ra đề xuất rằng trẻ em song ngữ cần
tiếp xúc liên tục và thường xuyên cả hai ngôn ngữ để
đảm bảo chúng có thể tiếp thu hoàn toàn, đồng thời tránh
việc ngừng sử dụng hay thay đổi đột ngột khiến dẫn đến
rối loạn ngôn ngữ. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra được
bằng chứng cụ thể nào cho vấn đề này.
Khi tìm hiểu về Sự phát triển ngôn ngữ và các yếu
tố ảnh hưởng ở trẻ 3 đến 6 tuổi, Nuray Bayar Muluk và
cộng sự phát hiện sự phát triển ngôn ngữ song song với
các lĩnh vực phát triển khác ở trẻ nhỏ, có mối liên hệ
chặt chẽ nhất với lĩnh vực vận động tinh. Đồng thời, sự
phát triển này còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như:
xã hội, môi trường và trình độ học vấn của người mẹ.
Trong nghiên cứu về tác động của giáo dục mầm
non song ngữ đối với sự phát triển ngôn ngữ tiếng Tây
14
Ban Nha và tiếng Anh của trẻ em nói tiếng Tây Ban
Nha, James L Rodríguez và các cộng sự đã đo lường
trình độ ngôn ngữ của trẻ em tham gia chương trình
mầm non song ngữ và trẻ em ở nhà cả ngày. Ba khía
cạnh của trình độ ngôn ngữ đã được kiểm tra bao gồm:
sự tiếp nhận ngôn ngữ, sản xuất ngôn ngữ và độ phức tạp
của lời nói. Qua đó, họ chỉ ra rằng trẻ em đăng ký học
mầm non đạt được mức độ thông thạo tiếng Anh nhanh
hơn trong khi vẫn duy trì mức độ thông thạo tiếng Tây
Ban Nha tương tự như những trẻ em ở nhà vào ban ngày.
Kết quả của nghiên cứu này được sử dụng để thảo luận
về các vấn đề hiện tại trong giáo dục mầm non của trẻ
em không nói tiếng Anh.
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong nước
Trong nước tuy không có nhiều công trình nghiên
cứu về mô hình đồng thời song ngữ Anh - Việt nói riêng
và song ngữ đồng thời nói chung, tuy nhiên đã có nhiều
công trình nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về mặt ngữ
pháp, từ vựng và ngữ âm giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt.
Công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hải Hà về
sự khác biệt cơ bản về cấu trúc câu trong tiếng Việt và
tiếng Anh đã chỉ ra sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ này là
sự khác biệt cơ bản giữa loại hình ngôn ngữ đơn lập của
tiếng Việt và loại hình ngôn ngữ hòa kết (cũng gọi là loại
15
hình ngôn ngữ biến hình) tuy nhiên tác giả chưa chỉ ra
được sự khác nhau đó có ảnh hưởng như thế nào đối với
quá trình học tiếng Anh và phát triển Tiếng Việt.
Tóm lại, trên thế giới và ở Việt Nam đã có nhiều
nghiên cứu về các khía cạnh của mô hình song ngữ ở trẻ
em. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận một
phương diện khác của môi trường song ngữ, đó là ảnh
hưởng của mô hình song ngữ Anh - Việt như ngôn ngữ
thứ nhất lên sự phát triển tiếng mẹ đẻ của trẻ em trong độ
tuổi từ 0 - 5 tuổi người Việt tại một số địa phương ở TP
Hà Nội, Việt Nam.
2. Cơ sở lý luận nghiên cứu ảnh hưởng của Tiếng
Anh lên sự phát triển Tiếng Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm ngôn ngữ
2.1.2. Khái niệm phát triển ngôn ngữ
2.1.3. Định nghĩa trẻ em 0 - 5 tuổi
2.2. Các lý luận về tiếp thu ngôn ngữ
2.2.1. Lý luận về tiếp thu tiếng mẹ đẻ (Tiếng Việt)
(L1)
2.2.2. Lý luận về tiếp thu ngôn ngữ thứ hai (L2)

16
2.2.3. Lý luận về tiếp thu đồng thời hai ngôn ngữ
thứ nhất (2L1)
2.3. Các lý luận về tương quan ngôn ngữ
2.3.1. Phân loại Tiếng Anh và Tiếng Việt
2.3.2. Mối tương quan giữa Tiếng Anh và Tiếng
Việt
2.3.2.1. Sự giống và khác nhau giữa Tiếng Anh
và Tiếng Việt
2.3.2.2. Ảnh hưởng lẫn nhau của Tiếng Anh và
Tiếng Việt
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mối tương quan
ngôn ngữ
Tiểu kết chương 1
*
Chương 2.
TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Tổ chức nghiên cứu
1.1. Giai đoạn chuẩn bị
1.2. Giai đoạn thực hiện
1.3. Giai đoạn kết thúc

17
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2.1.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết
2.1.2. Phương pháp phân loại - hệ thống hóa lý
thuyết
2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
2.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi Anket
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
2.2.3. Phương pháp chuyên gia
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm tác động
2.2.6. Phương pháp xử lý số liệu toán học
Tiểu kết chương 2
*
Chương 3.
THỰC TRẠNG DẠY - HỌC ANH - VIỆT CHO TRẺ
EM 0 - 5 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI, VIỆT
NAM
1. Thực trạng dạy học Tiếng Việt như ngôn ngữ thứ
nhất (L1) và Tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai (L2)

18
2. Thực trạng dạy học song ngữ Anh - Việt như ngôn
ngữ thứ nhất (2L1)
Tiểu kết chương 3
*
Chương 4.
ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾNG ANH LÊN SỰ PHÁT
TRIỂN TIẾNG VIỆT Ở TRẺ EM 0 - 5 TUỔI TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI, VIỆT NAM
1. Ảnh hưởng của Tiếng Anh lên sự phát triển Tiếng
Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt
Nam
1.1. Ảnh hưởng của Tiếng Anh lên sự phát triển Tiếng
Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam
trong mô hình dạy - học Anh - Việt như ngôn ngữ thứ
nhất (2L1)
1.2. Ảnh hưởng của Tiếng Anh lên sự phát triển Tiếng
Việt ở trẻ em 0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam
trong mô hình L1 - L2
2. Một số biện pháp/ kiến nghị nhằm phát triển tối ưu
Tiếng Việt trong môi trường học Tiếng Anh ở trẻ em
0 - 5 tuổi tại thành phố Hà Nội, Việt Nam
Tiểu kết chương 4

19
*
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1). Al-Harbi, S. S. (2019). Language development
and acquisition in early childhood. Journal of
Education and Learning.
https://doi.org/10.11591/edulearn.v14i1.14209
(2). Clark, B.A. (2000) First- and second-language
acquisition in early childhood. Distributed by ERIC
Clearinghouse.
(3). Đặc điểm và xu hướng phát triển của thời đại.
(n.d.). Trang Thông Tin Điện Tử - Hội Đồng Lý
Luận TW.
21
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/dac-diem-va-
xu-huong-phat-trien-cua-thoi-dai.html
(4). Genesee, F. H. (2009). Early childhood
bilingualism: Perils and possibilities. Journal of
Applied Research on Learning, 2(Special Issue),
Article 2, pp. 1-21.
(5). Giáo Dục công Dân Toàn Cầu - Một NHIỆM vụ
Cấp Thiết Hiện Nay (no date). Available at:
http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/131_8.201
6_-28-31.pdf (Accessed: March 8, 2023).
(6). McLaughlin, B. (1981). DIFFERENCES AND
SIMILARITIES BETWEEN FIRST- AND
SECOND-LANGUAGE LEARNING. Annals of the
New York Academy of Sciences.
https://doi.org/10.1111/j.1749-6632.1981.tb41994.x
(7). Muluk, N. B., Bayoğlu, B., & Anlar, B. (2013).
Language development and affecting factors in 3- to
6-year-old children. European Archives of Oto-
Rhino-Laryngology, 271(5), 871–878.
doi:10.1007/s00405-013-2567-0
(8). Meisel, J., Clahsen, H., & Pienemann, M.
(1981). On determining developmental stages in
natural second language acquisition. Studies in

22
Second Language Acquisition, 3(2), 109-135.
doi:10.1017/S0272263100004137
(9). MEISEL, J. M. (2007). The weaker language in
early child bilingualism: Acquiring a first language
as a second language? Applied Psycholinguistics,
28(03). doi:10.1017/s0142716407070270
(10). Phoshi, I., & Cukaini, F. (2013). Comparing
and Contrasting First and Second Language
Acquisition. Mediterranean Journal of Social
Sciences.
https://doi.ord/10.5901/mjss.2014.v4n10p56
(11). Rodríguez, J. L., Díaz, R. M. J., Duran, D., &
Espinosa, L. (1995). The impact of bilingual
preschool education on the language development of
Spanish-speaking children. Early Childhood
Research Quarterly, 10(4), 475–490.
https://doi.org/10.1016/0885-2006(95)90017-

23

You might also like