You are on page 1of 58

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................... 4
4. Các nguồn tài liệu .................................................................. 5
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................... 5
6. Đóng góp của luận án ............................................................ 6
7. Bố cục luận án ....................................................................... 6
NỘI DUNG .................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nước ......... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở nước ngoài ......... 8
1.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án ................... 10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ -
MYANMAR (1962 - 2011) ......................................................... 12
2.1. Cơ sở địa - chính trị .......................................................... 12
2.2. Cơ sở văn hoá và lịch sử ................................................... 12
2.3. Khái quát quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước năm 1962 .... 12
2.4. Vị trí của Ấn Độ và Myanmar trong chính sách đối ngoại của
mỗi nước .................................................................................. 13
CHƯƠNG 3. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1962
ĐẾN NĂM 1991 .......................................................................... 14
3.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 -
1991) ........................................................................................ 14
3.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) trên một số lĩnh
vực chủ yếu ............................................................................. 15
3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao .......................... 15
3.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế ................................................ 16
3.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ......................... 16
CHƯƠNG 4. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM 1992
ĐẾN NĂM 2011 .......................................................................... 16
4.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 -
2011) ........................................................................................ 16
4.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) trên một số lĩnh
vực chủ yếu ............................................................................. 17
4.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao .......................... 17
4.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế ................................................ 18
4.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng ......................... 18
4.2.4. Trên lĩnh vực hợp tác đa phương ............................. 18
CHƯƠNG 5. THÀNH TỰU, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 - 2011) ...................... 19
5.1. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar
(1962 - 2011) ........................................................................... 19
5.2. Đặc điểm của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962-2011) ... 19
5.3. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) đối
với hai nước và khu vực .......................................................... 20
KẾT LUẬN ................................................................................. 21
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Tuấn Bình (2013), “Hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ và


Trung Quốc (2001 - 2010) - Thành tựu và những vấn đề đặt
ra”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 05 (06), tr. 30-42.
2. Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Tuấn Bình (2014), “Chính sách
của Ấn Độ đối với Đông Bắc Á đầu thế kỷ XXI - Những thành
tựu và một số vấn đề gay cấn”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và
Châu Á, số 01 (14), tr. 27-42.
3. Hoàng Thị Minh Hoa, Nguyễn Tuấn Bình (2014), “Myanmar
trong chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình
Dương”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 02 (167), tr. 35-41.
4. Nguyễn Tuấn Bình, Đoàn Thị Hương Thảo (2014), “Kinh tế Miến
Điện thời kỳ thuộc Anh (1886 - 1948)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học
Cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ IV,
Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 57-66.
5. Hoang Thi Minh Hoa, Nguyen Tuan Binh (2014), “Myanmar in
India’s Look East Policy”, Proceedings of the 3rd International
Conference on Language, Society, and Culture in Asian
Contexts (LSCAC 2014) on “Asian Dynamics: Prospects and
Challenges”, Mahasarakham University, Thailand, p. 561-568.
6. Nguyễn Tuấn Bình (2015), “Đông Bắc Á trong chính sách
“hướng Đông” của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI: Một số
vấn đề đặt ra”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Điều chỉnh
chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ trong bối cảnh mới”,
Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, Hà Nội, tr. 184-201.
7. Nguyễn Tuấn Bình (2015), “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại
của Ấn Độ đối với Trung Quốc trong hai thập niên sau Chiến
tranh lạnh (1991 - 2011)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Cán bộ trẻ
các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần thứ V, Nxb. Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, tr. 267-275.
8. Nguyễn Tuấn Bình (2015), “Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong hai
thập niên sau Chiến tranh lạnh: Thành tựu và tác động”, Tạp chí
Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, số 6 (31), tr. 01-12.
9. Nguyễn Tuấn Bình (2016), “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong
lĩnh vực dầu khí những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 03 (192), tr. 10-16.
10. Lê Văn Anh, Hoàng Thị Minh Hoa (đồng chủ biên), Bùi Thị
Thảo, Nguyễn Tuấn Bình (2016), Quan hệ quốc tế thời hiện đại,
Nxb. Đại học Huế, Huế.
11. Nguyễn Tuấn Bình (2016), “Chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ
và tác động của nó đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar những năm đầu
thế kỷ XXI”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế, tập 125, số 11, tr. 5-16.
12. Nguyễn Tuấn Bình (2017), “Quan hệ an ninh - chính trị giữa Ấn
Độ và Myanmar (1948 - 1991)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, tập 9, số 2, tr. 85-97.
13. Nguyễn Tuấn Bình (2017), “Hợp tác thương mại và đầu tư giữa
Ấn Độ với Myanmar trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Kỷ yếu
Hội nghị Khoa học Trẻ 2017, Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Huế, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Đà Nẵng, tr. 146-154.
14. Đặng Văn Chương, Nguyễn Tuấn Bình (2017), “Chính sách đối
ngoại của Ấn Độ đối với Myanmar giai đoạn 1962 - 1992: Từ
Chủ nghĩa lý tưởng đến Chủ nghĩa hiện thực”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 11 (212), tr. 3-10.
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) đến đầu thập
niên thứ hai của thế kỷ XXI, lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều biến động
to lớn, phức tạp, khó lường. Trong đó, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng từ
những biến động trên. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ sau khi giành độc
lập đến thập niên đầu thế kỷ XXI cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Ấn Độ và Myanmar có mối quan hệ truyền thống gần gũi và
lâu đời. Sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (1948), hai
nước bước vào thời kỳ quan hệ hoà bình và hữu nghị. Tuy nhiên, cuộc
đảo chính do Tướng Ne Win cầm đầu đã mở ra thời kỳ quân đội lên
nắm quyền ở Myanmar (năm 1962) đã góp phần làm cho mối quan hệ
hai nước trở nên lạnh nhạt và căng thẳng trong nhiều thập kỷ sau đó. Từ
đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sự kết thúc của Chiến tranh lạnh đã
mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế - thời kỳ hoà dịu, đối thoại
và hợp tác trên quy mô toàn cầu. Tình hình mới của thế giới và khu vực
đã tác động đến sự điều chỉnh chính sách ngoại giao của các quốc gia,
tạo nên những chất xúc tác mới nối lại mối quan hệ hợp tác hoà bình,
cùng có lợi, trong đó có Ấn Độ và Myanmar. Bên cạnh đó, những đổi
thay ở Myanmar trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng đã tạo ra
những cơ hội mới cho việc tăng cường quan hệ giữa nước này với Ấn
Độ. Cùng với vị trí chiến lược quan trọng, Myanmar là điểm kết nối ba
thị trường lớn của châu Á (ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ), là “cây
cầu” nối liền Nam Á với Đông Nam Á và được các cường quốc xem
đây là “ngã tư của châu Á”. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar được xem
như là một trong những động lực phát triển của khu vực. Sự gia tăng
quan hệ hợp tác giữa hai nước láng giềng Ấn Độ với Myanmar không
2

chỉ nâng cao vị thế của mỗi nước, mà còn góp phần quan trọng vào
công cuộc duy trì hoà bình, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển ở khu vực.
Vậy, cơ sở địa - chính trị, văn hoá, lịch sử của quan hệ Ấn Độ
- Myanmar là gì? Tình hình quốc tế và khu vực Nam Á, châu Á - Thái
Bình Dương và nhân tố Trung Quốc có tác động như thế nào đến tiến
trình quan hệ hai nước? Mối quan hệ song phương này đã diễn tiến ra
sao trong những năm 1962 - 2011? Những nội dung hợp tác chủ yếu
giữa hai nước trong giai đoạn 1962 - 2011 là gì? Mối quan hệ này đã
có tác động như thế nào đến chiến lược và chính sách phát triển của
mỗi nước cũng như tình hình khu vực? Vị thế, đặc điểm của quan hệ
Ấn Độ - Myanmar ở khu vực trong sự đối sánh với quan hệ Trung
Quốc - Myanmar?... Với những vấn đề nêu trên, mối quan hệ giữa hai
nước láng giềng Ấn Độ và Myanmar (1962 - 2011) đã trở thành đề tài
thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong giới nghiên cứu lịch sử
nói chung và lịch sử quan hệ quốc tế nói riêng. Điều này thực sự ý
nghĩa nếu có được một công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về
quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong giai đoạn được đề cập.
Với mục đích góp phần nhìn nhận, lý giải các vấn đề phức tạp
nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar
(1962 - 2011)” làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử thế
giới. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Về góc độ khoa học, thông qua việc tái hiện một cách tương
đối toàn diện và có hệ thống quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong giai
đoạn 1962 - 2011, luận án sẽ chỉ ra những nhân tố tác động, các
thành tựu chủ yếu của mối quan hệ hai nước trong giai đoạn nghiên
cứu. Trong tiến trình phát triển, mối quan hệ này luôn chịu sự tác
động của nhân tố nước lớn, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia đang
cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lợi với Ấn Độ tại Myanmar nói riêng
3

và ở châu Á nói chung. Đồng thời, từ việc tìm hiểu những bước thăng
trầm trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), đề tài cố gắng
làm rõ những thành tựu và hạn chế, đặc điểm cũng như tác động của
mối quan hệ này đối với hai nước và khu vực.
Về góc độ thực tiễn, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang
thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa
các mối quan hệ quốc tế nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển ổn
định, hòa bình. Nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar là một cách
giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm ngoại giao từ hai nước, tìm ra một
đối trọng có thể cân bằng ảnh hưởng và vị thế với Trung Quốc ở khu
vực. Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhất là với Trung Quốc,
chúng ta cần phải có chính sách đối ngoại phù hợp nhằm duy trì quan
hệ hữu nghị, nâng cao vị thế, đem lại lợi ích cao nhất cho đất nước.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tái hiện lại quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 -
2011) theo thời gian, đề tài phân tích và làm rõ những bước phát triển
của mối quan hệ trong bối cảnh quốc tế, khu vực và nội tình mỗi
nước, từ đó rút ra một số nhận xét về quan hệ Ấn Độ - Myanmar, vị
thế, tác động của quan hệ này đối với mỗi nước và khu vực.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất, phân tích cơ sở địa - chính trị, văn hoá, lịch sử,
những nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar, bao gồm:
Bối cảnh quốc tế, khu vực, vị trí của Ấn Độ và Myanmar trong chính
sách đối ngoại của mỗi nước, nhân tố Trung Quốc.
- Thứ hai, trình bày tiến trình quan hệ giữa Ấn Độ với
Myanmar trong những năm 1962 - 2011 trên các lĩnh vực: Chính trị -
ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng và hợp tác đa phương.
4

- Thứ ba, đưa ra một số nhận xét về thành tựu, đặc điểm của
quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) và phân tích tác động của
mối quan hệ này đối với mỗi nước và khu vực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ Ấn Độ - Myanmar
từ năm 1962 đến năm 2011 trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh
tế, an ninh - quốc phòng cả ở cấp độ song phương và hợp tác đa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian, luận án tập trung nghiên cứu quan hệ song
phương giữa hai nước Ấn Độ và Myanmar, đồng thời có mở rộng ra một
số quốc gia và tổ chức có liên quan trong khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, đặc biệt nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar.
Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận án là thời kỳ
1962 - 2011. Mốc mở đầu của đề tài là năm 1962, sự kiện đảo chính
của quân đội do Tướng Ne Win đứng đầu, chế độ quân sự Myanmar
được thành lập. Đây là thời điểm đánh dấu mối quan hệ Ấn Độ -
Myanmar đi từ hoà bình, hữu nghị sang căng thẳng và thiếu thân
thiện trong nhiều năm sau. Năm 2011 là sự kiện Quốc hội Myanmar
bỏ phiếu bầu ông Thein Sein làm Tổng thống Cộng hoà Liên bang
Myanmar, đánh dấu bước đầu chuyển từ chính thể nhà nước quân sự
sang nhà nước dân sự ở nước này. Cũng trong năm này, Tổng thống
Myanmar Thein Sein đi thăm Ấn Độ nhằm thúc đẩy quan hệ song
phương. Sau sự kiện trên, quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã bước sang
một thời kỳ mới đầy triển vọng. Vì những lý do trên, chúng tôi giới
hạn mốc kết thúc của luận án là năm 2011.
Về nội dung, đề tài luận án tập trung nghiên cứu cơ sở và
những nhân tố tác động đến quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar, tiến
5

trình quan hệ hai nước từ năm 1962 đến năm 2011 trên các lĩnh vực
chủ yếu: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng và trên
lĩnh vực hợp tác đa phương (từ năm 1992). Trong khuôn khổ luận án
và sự giới hạn về điều kiện, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu quan hệ
Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) trên các lĩnh vực tiêu biểu như trên.
Về tên gọi, ngoài tên gọi Ấn Độ và Myanmar, trong luận án sử
dụng các tên gọi chính thức của hai nước là Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa
Liên bang Myanmar (từ năm 2010 đến nay - 2017), hoặc Liên bang Miến
Điện (1948-1974), Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện
(1974-1988), Liên bang Miến Điện (1988-1989), Liên bang Myanmar
(1989-2010) tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử và đều có giá trị như nhau.
4. Các nguồn tài liệu
Tài liệu được sử dụng trong luận án này bao gồm tài liệu gốc
(các văn kiện của chính phủ Ấn Độ và chính phủ Myanmar; các Báo
cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ; các bài phát biểu, Tuyên
bố chung, hiệp ước, hiệp định...), các công trình sách, bài viết tạp
chí..., các tài liệu tham khảo của Thông tấn xã Việt Nam và Internet.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận án quán triệt sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề quan hệ quốc tế
trong nghiên cứu quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar (1962 - 2011).
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)” là một đề
tài nghiên cứu lịch sử, do vậy các phương pháp nghiên cứu chuyên
ngành như phương pháp lịch sử, phương pháp logic được là những
phương pháp cơ bản. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng một số phương
6

pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, phân kỳ lịch sử...
khi nghiên cứu nhằm nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách xác thực.
6. Đóng góp của luận án
6.1. Về mặt khoa học
- Thứ nhất, luận án là công trình khoa học lịch sử nghiên cứu tương
đối có hệ thống, khá toàn diện về quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011).
- Thứ hai, luận án làm rõ tiến trình và thực trạng quan hệ Ấn Độ -
Myanmar trên các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc
phòng trong giai đoạn nghiên cứu nói trên, từ đó rút ra một số nhận xét và
đánh giá tác động của mối quan hệ này đối với mỗi nước và khu vực.
6.2. Về mặt thực tiễn
- Thứ nhất, luận án là tài liệu tham khảo cần thiết cho giảng viên,
cán bộ nghiên cứu, học viên, sinh viên ngành lịch sử, ngành quan hệ quốc
tế và cho những ai quan tâm nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar, đóng
góp vào việc nghiên cứu quan hệ Ấn Độ với Đông Nam Á (và Việt Nam).
- Thứ hai, kết quả nghiên cứu của luận án (ở một mức độ
nhất định) có thể cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam, nhất là
trong quan hệ ứng xử với Ấn Độ và Myanmar.
7. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục,
nội dung chính của luận án được chia làm năm chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở hình thành quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)
Chương 3. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1962 đến năm 1991
Chương 4. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1992 đến năm 2011
Chương 5. Thành tựu, đặc điểm và tác động của quan hệ Ấn Độ -
Myanmar (1962 - 2011)
7

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở trong nước
Trên cơ sở nguồn tài liệu về quan hệ Ấn Độ - Myanmar và
các vấn đề liên quan, chúng tôi chia thành hai nhóm nội dung lớn:
Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn
Độ và Myanmar
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã được nhiều học giả quan
tâm nghiên cứu và công bố trên nhiều ấn phẩm như: sách Sự điều
chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000 (2002) của
Trần Thị Lý; sách Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ
với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI (2006) của Nguyễn
Xuân Sơn và Nguyễn Văn Du; “Tìm hiểu tư tưởng hoà bình trong
chính sách đối ngoại của nước Cộng hoà Ấn Độ”, (Nghiên cứu Lịch
sử, số 3, 1998) của Nguyễn Cảnh Huệ; Luận án ASEAN trong chính
sách hướng Đông của Ấn Độ của Võ Xuân Vinh; sách Hướng về phía
Đông - Một chiến lược lớn của Ấn Độ (2015) của Nguyễn Trường
Sơn; “Một số nội dung cơ bản trong chính sách hướng Đông của Ấn
Độ” (Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10, 2009) của Võ Xuân Vinh;...
Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Myanmar ở trong nước
vẫn còn khá hạn chế và chưa có sách chuyên khảo về vấn đề này.
Trong bài viết “Chính sách đối ngoại trung lập của Miến Điện giai
đoạn 1962 - 1988” (Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5, 2015),
tác giả Đàm Thị Đào trình bày nguyên nhân, mục tiêu và quá trình
triển khai chính sách đối ngoại trung lập của Myanmar (1962 - 1988).
8

Nhóm thứ hai: Nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Myanmar


và các mối quan hệ giữa Ấn Độ, Myanmar với một số nước, tổ
chức trong khu vực
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar là một vấn đề nghiên cứu còn khá
mới ở Việt Nam và hầu như mới chỉ được đề cập một cách khái quát
trong các tài liệu viết về quan hệ giữa Ấn Độ và các nước Đông Nam
Á, cụ thể như: “Quan hệ Ấn Độ - Myanmar giai đoạn 1947 - 1962”
(Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 7, 2014) của Lê Thị Quí Đức; Lê
Thế Cường, Phan Thị Châu với bài “Quan hệ thương mại và đầu tư
giữa Ấn Độ và Myanmar từ năm 2010 đến 2015”, (Nghiên cứu Đông
Nam Á, số 7, 2016). Quan hệ hai nước ít nhiều còn được đề cập trong
các công trình nghiên cứu về quan hệ giữa Ấn Độ với ASEAN, với
Trung Quốc, hoặc giữa Trung Quốc với Myanmar như: “Quan hệ đối
ngoại của Myanmar với Trung Quốc giai đoạn 1988 - 2003” (Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 11, 2015) của Đàm Thị Đào; sách Ấn Độ với
Đông Nam Á trong bối cảnh quốc tế mới (2016) của Trần Nam Tiến...
Như vậy, có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, đã có
một số công trình nghiên cứu khái quát về quan hệ Ấn Độ - Myanmar
trong một số giai đoạn cụ thể hoặc quan hệ hai nước trên một số lĩnh
vực riêng lẻ. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào đề cập một
cách toàn diện về mối quan hệ này từ năm 1962 đến năm 2011.
1.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề khoa học ở nước ngoài
Trong phạm vi những tài liệu có thể tiếp cận được, chúng tôi
chia các công trình khoa học thành hai nhóm nội dung:
Nhóm thứ nhất: Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Ấn
Độ và Myanmar
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ, nhất là chính sách “hướng
Đông”, là vấn đề thu hút nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu,
9

cụ thể như: “India's Look East Policy: Its Evolution and Approach”
(South Asian Survey, 18, 2011) của T. Haokip; S.D. Muni với bài viết
“India’s “Look East” Policy: The Strategic Dimension” (ISAS Working
Paper, No. 121, 2011)... Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với
Myanmar đã được đề cập trong một số công trình, bài viết như: “India’s
Myanmar Policy: A Dilemma Between Realism and Idealism” (IPCS
Special Report No. 37, 2007) của Y. Singh; “India’s Policy towards
Burma” (Asia ASP 2013/02, London, 2013) của G. Price...
Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của Myanmar cũng được
nhiều học giả nghiên cứu trong các bài viết như: “Myanmar’s Policy
toward the Rising China since 1989” (RCAPS Working Paper Series
“Dojo”, Japan, 2013) của H. Yi; cuốn sách Myanmar’s Foreign
Policy: Domestic Influences and International Implications (The
International Institute for Strategic Studies, 2006) của J. Haacke;
“Myanmar’s Foreign Policy under the USDP Government:
Continuities and Changes” (Journal of Current Southeast Asian
Affairs, Vol. 35, No. 1, 2016) của M.A. Myoe.
Nhóm thứ hai: Nghiên cứu quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên
các lĩnh vực chủ yếu
Liên quan đến vấn đề này có một số công trình như: Indo -
Burmese Relations, 1948 - 1962 (Jawaharlal Nehru University, 1981) của
S.K. Pradhan; India - Myanmar Relations (1998 - 2008): A Decade of
Redefining Bilateral Ties (Observer Research Foundation, 2009) của K.
Yhome; Challenges to Democratization in Burma: Perspectives on
Multilateral and Bilateral Responses (International Institute for
Democracy and Electoral Assistance, Sweden, 2001) của A. Zaw, D.
Arnott, K. Chongkittavorn, Z. Liddell, K. Morshed, S. Myint, T.T. Aung.
10

Ngoài ra, quan hệ Ấn Độ - Myanmar còn được đề cập trên


một số bài viết tạp chí như: “India - Myanmar Relations: Triumph of
Pragmatism” (Jindal Journal of International Affairs, Vol. 1, 2011)
của B.P. Routray; “India and Myanmar: Choices for Military
Cooperation” (ICWA Issue Brief, 2012) của V. Sakhuja; “India -
Myanmar Economic Relations” (FPRC Journal 2013, No. 3, 2013)
của C.S. Kuppuswamy. Hầu hết các công trình đều phân tích vai trò
của Myanmar trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau Chiến tranh
lạnh, quan hệ hai nước trên một số lĩnh vực cụ thể.
Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc - Myanmar đã thu hút nhiều
học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu như: “China and India’s
Competitive Relations with Myanmar” (ICS Working Paper No.
2008-7, 2008) của Z. Hong; “Sino - Myanmar Military Cooperation
and Its Implications for India” (Journal of Defence Studies, Vol. 5,
No. 3, 2011) của H. Shivananda... Các công trình nêu trên đã phân
tích, đánh giá tác động do Trung Quốc mang lại đối với mối quan hệ
Ấn Độ - Myanmar, nhấn mạnh vai trò của Trung Quốc trong chính
sách đối ngoại của Ấn Độ, Myanmar trong và sau Chiến tranh lạnh.
1.3. Một số nhận xét và vấn đề đặt ra cho luận án
Thứ nhất, quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã được nhiều học giả
quan tâm và đạt được những kết quả đáng kể. Nhiều công trình nghiên
cứu khái quát quan hệ hai nước hoặc về lĩnh vực hợp tác nhất định và
trong từng giai đoạn cụ thể. Hầu như chưa có một công trình chuyên
khảo nào nghiên cứu hệ thống và toàn diện về quan hệ hai nước từ
năm 1962 đến năm 2011 với tư cách là một đối tượng riêng biệt.
Thứ hai, một số công trình nghiên cứu quan hệ Ấn Độ -
Myanmar nhưng chủ yếu dừng lại ở thời kỳ 1948 - 1962 và từ sau Chiến
tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI. Các công trình nghiên cứu
11

quan hệ hai nước trong thời kỳ Chiến tranh lạnh vẫn đang còn khá
khiêm tốn về số lượng. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) cũng
đã được một số học giả nghiên cứu nhưng chưa có hệ thống và mới chỉ
đề cập khá hạn chế. Hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu đề tài
này xuyên suốt từ năm 1962 đến hết thập niên đầu thế kỷ XXI.
Thứ ba, ngoài một số công trình khoa học trong nước, các
sách báo, bài viết của các nhà nghiên cứu nước ngoài được chúng tôi
xem là nguồn tài liệu chủ yếu. Những công trình nghiên cứu này dù
rất phong phú, đa dạng, song lại là ấn phẩm của các học giả đến từ
nhiều nước cho nên cũng phản ánh quan điểm và cách nhìn nhận,
đánh giá của giới nghiên cứu ở nước đó. Vì vậy, việc kế thừa đòi hỏi
phải có sự phê phán, chọn lọc trong tiếp cận tư liệu nhằm đảm bảo độ
tin cậy và khách quan trong nhìn nhận, đánh giá vấn đề nghiên cứu.
Thứ tư, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy còn
khá nhiều nội dung liên quan luận án vẫn chưa được nghiên cứu một
cách thấu đáo, cần tiếp tục tìm hiểu, trao đổi như: Cơ sở của quan hệ
Ấn Độ - Myanmar? Mối quan hệ này đã diễn tiến như thế nào trong
những năm 1962 - 2011? Những nhân tố tác động nào chi phối trực
tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ hai nước? Những lĩnh vực hợp tác nào
là chủ yếu? Tác động của mối quan hệ này đối với chiến lược và
chính sách phát triển của hai nước? Những thành tựu và hạn chế,
những vấn đề đặt ra của mối quan hệ này trong giai đoạn hiện nay?...
Do vậy, việc kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu
của các học giả đi trước là điều hết sức quan trọng, giúp chúng tôi có
cơ sở để giải quyết các nội dung nêu trên dựa trên các nguồn tài liệu
tham khảo quý giá đã được tập hợp, từ đó hoàn thành đề tài luận án
“Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)”.
12

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN HỆ ẤN ĐỘ -


MYANMAR (1962 - 2011)

2.1. Cơ sở địa - chính trị


Quan hệ Ấn Độ - Myanmar chịu tác động từ những nhân tố
địa - chính trị của hai nước. Ấn Độ nằm trên con đường trung chuyển
nối liền hai châu lục (Âu - Á) nói riêng, giữa phương Đông và
phương Tây nói chung. Trong số các nước láng giềng của Ấn Độ,
Myanmar có một vị trí địa - chính trị quan trọng. Myanmar nằm giữa
ngã ba Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, là nước láng giềng lớn thứ
hai và là nước lớn nhất bên sườn phía Đông của Ấn Độ. Với vị trí địa
lý của mình, Myanmar trở thành một điểm đến của nhiều cường quốc
trên thế giới, trong đó có Ấn Độ và Trung Quốc.
2.2. Cơ sở văn hoá và lịch sử
Ấn Độ và Miến Điện1 là hai nước láng giềng gần gũi có mối
quan hệ lâu đời. Ngay từ thời cổ đại, ảnh hưởng của Ấn Độ ở Miến
Điện đã được thể hiện trên nhiều lĩnh vực từ thương mại, chính trị,
tôn giáo đến văn hoá. Trong những năm 1886 - 1937, Miến Điện là
một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Các nhà lãnh đạo phong trào giải
phóng dân tộc ở hai nước đã ủng hộ lẫn nhau để chống lại đế quốc
Anh. Có thể nói, những nhân tố về vị trí địa lý, văn hoá, chữ viết, tôn
giáo, lịch sử... đã làm cơ sở cho quan hệ hai nước thời hiện đại.
2.3. Khái quát quan hệ Ấn Độ - Myanmar trước năm 1962
Từ sau khi giành độc lập, Ấn Độ và Myanmar đã chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1948). Trong những năm 1948 -
1962, quan hệ hai nước diễn ra hữu nghị và thân thiện. Mối quan hệ này

11
Trước năm 1989, Myanmar được gọi tên là Miến Điện
13

đã tạo ra những điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự hợp tác toàn diện
giữa hai nước Ấn Độ và Myanmar trong những giai đoạn tiếp theo.
2.4. Vị trí của Ấn Độ và Myanmar trong chính sách đối ngoại của
mỗi nước
2.4.1. Bối cảnh lịch sử Ấn Độ và vị trí của Myanmar trong chính
sách đối ngoại của Ấn Độ
2.4.1.1. Tình hình Ấn Độ từ nửa sau thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XXI
Từ sau khi giành được độc lập (1947), Ấn Độ đã ban hành
nhiều chính sách, các kế hoạch 5 năm và tiến hành “cách mạng xanh”,
“cách mạng trắng” để xây dựng và phát triển đất nước. Năm 1991, Ấn
Độ thực hiện cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường và tự do hoá, mở
cửa, khuyến khích hợp tác đầu tư nước ngoài, điều chỉnh chính sách
đối ngoại theo hướng đa dạng, tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài,
nhờ đó Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất trên thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI.
2.4.1.2. Myanmar trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Myanmar có vị trí quan
trọng như sau: Thứ nhất, với vị trí địa lý chiến lược trọng yếu, Myanmar
trở thành một “mắt xích” quan trọng trên con đường tiến vào Đông Nam
Á của Ấn Độ; Thứ hai, sự tác động của nhân tố Trung Quốc trong chính
sách đối ngoại của Ấn Độ với Myanmar; Thứ ba, vấn đề an ninh biên
giới tại khu vực Đông Bắc Ấn Độ; Thứ tư, nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú và sở hữu trữ lượng dầu khí khổng lồ của Myanmar.
2.4.2. Bối cảnh lịch sử Myanmar và vị trí của Ấn Độ trong chính
sách đối ngoại của Myanmar
2.4.2.1. Tình hình Myanmar từ nửa sau thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XXI
Từ sau khi giành độc lập (1948), Myanmar bước vào thời kỳ
xây dựng và phát triển đất nước. Năm 1962, với cuộc đảo chính của
14

Tướng Ne Win, chế độ quân sự đã được thiết lập ở Myanmar. Tình


hình Myanmar luôn bất ổn, trì trệ kinh tế, dẫn đến nhiều cuộc đấu
tranh của nhân dân. Từ đầu những năm 90, Myanmar đã tiến hành
nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình kinh tế - xã hội trong nước.
Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Myanmar tiếp tục đẩy mạnh quá
trình cải cách, mở cửa nền kinh tế, thúc đẩy quan hệ thương mại với
ASEAN, Trung Quốc và Ấn Độ nhằm hội nhập khu vực và quốc tế.
2.4.2.2. Ấn Độ trong chính sách đối ngoại của Myanmar
Trong những năm 1962 - 1991, Ấn Độ không phải là đối tượng
chủ yếu trong chính sách ngoại giao mà Myanmar nhắm đến. Từ năm
1992, Ấn Độ ngày càng có một vị trí quan trọng nhất định trong chính
sách đối ngoại đa phương của nước này bởi vì: Thứ nhất, với việc tăng
cường quan hệ với Ấn Độ, Myanmar mong muốn đa dạng hóa chính
sách đối ngoại và tránh quá lệ thuộc vào Trung Quốc; Thứ hai, Ấn Độ
cũng là nhân tố mà Myanmar thật sự cần thiết trong việc hoạch định
chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của chính quyền quân sự;
Thứ ba, hai nước là láng giềng liền kề nên việc ổn định biên giới sẽ là
động lực phát triển kinh tế, an ninh chính trị, xã hội cho Myanmar.

----------------------------
CHƯƠNG 3. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM
1962 ĐẾN NĂM 1991

3.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991)
3.1.1. Bối cảnh thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến
kết thúc Chiến tranh lạnh
Sự đối đầu, chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ cũng như
hai khối xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, sự ra đời và hoạt động
15

của Phong trào Không liên kết, quan hệ Ấn Độ - Liên Xô, quan hệ
Myanmar - Trung Quốc trong những năm Chiến tranh lạnh là những
nhân tố tác động chủ yếu đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991).
3.1.2. Bối cảnh khu vực Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương
Bối cảnh khu vực Nam Á
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với cuộc đấu tranh
giành độc lập, tình hình các nước Nam Á diễn ra khá phức tạp với
những cuộc xung đột liên tục, đặc biệt là giữa Ấn Độ với Pakistan.
Tháng 12-1985, sự ra đời Hiệp hội Hợp tác khu vực Nam Á
(SAARC) đã đánh dấu bước phát triển có tính bước ngoặt trong lịch
sử quan hệ giữa các nước ở khu vực Nam Á và mở ra thời kỳ hợp tác
vì sự tiến bộ chung của mỗi nước, hoà bình, hữu nghị ở Nam Á.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, châu Á - Thái Bình Dương
và Đông Nam Á cũng không nằm ngoài sự đối đầu hai khối nước có
ý thức hệ đối lập. Đây là khu vực phản ánh trực tiếp sự đối đầu giữa
hai cực Xô - Mỹ với nhiều cuộc chiến tranh như Chiến tranh Triều
Tiên (1950 - 1953), Chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975)... Bối cảnh
đó đã có nhiều tác động mạnh mẽ đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar.
3.1.3. Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar
(1962 - 1991)
Trung Quốc là nước lớn ở châu Á, có đường biên giới liền kề
với cả Ấn Độ và Myanmar. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những
năm 1962 - 1991 luôn tác động của nhân tố Trung Quốc.
3.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962-1991) trên một số lĩnh vực chủ yếu
3.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 1991) trên lĩnh vực chính
trị - ngoại giao được mở đầu bằng sự kiện đảo chính quân sự của
16

Tướng Ne Win và kéo dài đến khi kết thúc Chiến tranh lạnh. Đây là
giai đoạn giảm sút và gần như “đóng băng” trong quan hệ hai nước.
Thực tế này đã mang lại cho Trung Quốc những mối lợi to lớn về
chính trị, kinh tế và quân sự.
3.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế
Trong những năm 1962 - 1991, sự lạnh nhạt, có lúc căng
thẳng trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã tác động mạnh mẽ đến
nhiều lĩnh vực hợp tác giữa hai nước, trong đó có lĩnh vực kinh tế.
Mặc dù đạt được một số thành tựu đáng kể nhưng quan hệ kinh tế hai
nước từ năm 1962 đến năm 1991 nhìn chung vẫn còn mờ nhạt. Hợp
tác giữa hai nước diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực thương mại.
3.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Hai nước Ấn Độ và Myanmar cũng đã bước đầu đạt được
một số thành quả nhất định trên lĩnh vực hợp tác hải quân, công tác
phân định cắm mốc biên giới giữa hai nước nhưng vẫn còn hạn chế
và ở dạng tiềm năng.

----------------------------
CHƯƠNG 4. QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR TỪ NĂM
1992 ĐẾN NĂM 2011

4.1. Các nhân tố tác động đến quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011)
4.1.1. Bối cảnh thế giới từ sau Chiến tranh lạnh đến đầu thế kỷ XXI
Từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến thập niên đầu thế kỷ
XXI, xu thế hoà bình, đối thoại, hợp tác trên quy mô toàn cầu trong
quan hệ quốc tế thay thế cho sự đối đầu, căng thẳng trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh bên cạnh những xung đột khu vực, tôn giáo, sắc tộc,
khủng bố, vũ khí hạt nhân, ô nhiễm môi trường... Bối cảnh quốc tế
17

mới buộc các nước (bao gồm cả Ấn Độ và Myanmar) phải điều chỉnh
chính sách đối ngoại để thích ứng, lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm
nhân tố cơ bản.
4.1.2. Bối cảnh khu vực Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương
Khu vực Nam Á
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình khu vực Nam Á
vẫn chưa có dấu hiệu ổn định do những tranh chấp về biên giới lãnh
thổ, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo. Quan hệ Ấn Độ - Pakistan vẫn luôn
là nhân tố quan trọng hàng đầu chi phối mối quan hệ giữa các nước
trong khu vực. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ đã tìm kiếm mối quan hệ
hữu nghị với các nước láng giềng khác, trong đó có Myanmar.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á
Sự phát triển nhanh chóng, năng động của châu Á - Thái
Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng là nhân tố khách
quan thuận lợi đối với hai nước Ấn Độ và Myanmar. Nhờ vậy, quan
hệ Ấn Độ - Myanmar có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
4.1.3. Nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar
(1992 - 2011)
Trong mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm 1992 đến năm
2011 cũng như trong giai đoạn trước đó (1962 - 1991), nhân tố Trung
Quốc đã tác động to lớn đến hai chủ thể Ấn Độ và Myanmar cũng
như đối với sự tiến triển của quan hệ hai nước trên nhiều lĩnh vực mà
trọng tâm là chính trị - ngoại giao, an ninh chiến lược và kinh tế.
4.2. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) trên một số lĩnh
vực chủ yếu
4.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) về chính trị - ngoại
giao đã có những biến chuyển quan trọng từ cải thiện, củng cố đến
18

tăng cường, ngày càng thắt chặt hơn. Các cuộc trao đổi, viếng thăm
cấp cao thường xuyên được diễn ra giữa hai bên là biểu hiệu của việc
tăng cường một cách mạnh mẽ quan hệ chính trị - ngoại giao, góp
phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị nói chung giữa hai nước.
4.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1992 - 2011) trên lĩnh vực kinh
tế đã đạt được nhiều thành tựu, ngày càng đi vào chiều sâu hơn so với
giai đoạn trước (1962 - 1991). Sự hợp tác giữa hai nước về thương
mại, đầu tư, năng lượng không ngừng củng cố quan hệ kinh tế nói
riêng và quan hệ hai nước nói chung trong những năm tiếp theo.
4.2.3. Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng
Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa hai nước Ấn Độ và
Myanmar ngày càng được tăng cường với việc mở rộng phạm vi, lĩnh
vực hợp tác cũng như chất lượng của các hoạt động phối hợp. Hợp
tác an ninh - quốc phòng ngày càng được đa dạng hóa, đẩy mạnh
nhanh chóng mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho cả hai nước, góp
phần củng cố quan hệ song phương.
4.2.4. Trên lĩnh vực hợp tác đa phương
Ngoài các lĩnh vực hợp tác song phương, Ấn Độ và
Myanmar tích cực hợp tác với nhau trong các cơ chế đa phương
khác, chẳng hạn qua hai tổ chức tiểu khu vực là BIMSTEC và MGC
mà cả hai quốc gia đều là thành viên, hoặc thông qua ASEAN, Diễn
đàn ARF, SAARC và hợp tác đa phương với các nước khác.
19

CHƯƠNG 5. THÀNH TỰU, ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG


CỦA QUAN HỆ ẤN ĐỘ - MYANMAR (1962 - 2011)

5.1. Thành tựu và hạn chế trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar


(1962 - 2011)
Quan hệ giữa Ấn Độ với Myanmar từ năm 1962 đến năm
2011 diễn biến phức tạp, thăng trầm qua hai giai đoạn: 1962 - 1991
và 1992 - 2011.
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những năm 1962 - 1991 dù
bị giảm sút nhưng cũng đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận
trên các lĩnh vực hợp tác chủ yếu. Quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ năm
1962 đến năm 1991 đã đặt nền tảng để xây dựng quan hệ hai nước
trong giai đoạn sau.
Giai đoạn 1992 - 2011 đánh dấu bước chuyển biến mới và
phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar trên hầu khắp
các lĩnh vực: Chính trị - ngoại giao, thương mại, đầu tư, an ninh -
quốc phòng ở cấp độ song phương và đa phương.
Nhìn ở khía cạnh ngược lại, bên cạnh những thành tựu tốt
đẹp trên các lĩnh vực hợp tác chủ yếu, quan hệ Ấn Độ - Myanmar từ
năm 1962 đến năm 2011 còn tồn tại một số hạn chế và khó khăn nhất
định về chính trị - ngoại giao, kinh tế và an ninh - quốc phòng và
nhân tố Trung Quốc.
5.2. Đặc điểm của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)
Thứ nhất, tiến trình quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011)
diễn ra phức tạp, có thăng trầm nhưng chưa bao giờ bị đứt đoạn
Thứ hai, quan hệ Ấn Độ - Myanmar là mối quan hệ giữa hai
nước đang phát triển cùng theo đuổi chính sách trung lập, không liên kết
20

Thứ ba, quan hệ hai nước diễn tiến theo hướng điều chỉnh,
vượt qua khác biệt, mở rộng phạm vi hợp tác, phát triển gắn liền với
xu thế hội nhập, hoà bình, phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh
Thứ tư, quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) chịu sự tác
động thường xuyên và mạnh mẽ bởi nhân tố Trung Quốc. Đây là
nhân tố vừa cản trở lại vừa thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển
Thứ năm, quan hệ Ấn Độ - Myanmar trong những năm 1962
- 2011 luôn bị chi phối bởi vấn đề dân chủ ở Myanmar
5.3. Tác động của quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) đối
với hai nước và khu vực
Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011) diễn ra với nhiều
biến cố phức tạp, thăng trầm. Mối quan hệ này có tác động mạnh mẽ
đối với mỗi nước trên các lĩnh vực chủ yếu: Chính trị - ngoại giao,
kinh tế, an ninh - quốc phòng. Bên cạnh đó, quan hệ hai nước còn đạt
được những lợi ích đáng kể đối với Nam Á và Đông Nam Á, mở ra
một môi trường an toàn, thân thiện trong khu vực.
21

KẾT LUẬN

Từ cơ sở địa - chính trị, lịch sử, văn hóa, tôn giáo... và tác động
của những nhân tố quốc tế, khu vực cũng như những chuyển biến nội
tình hai nước, quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã được hình thành và phát
triển. Trong những năm 1886 - 1937, Myanmar đã từng là một phần
lãnh thổ Ấn Độ. Phong trào giải phóng dân tộc, đòi tự do dân chủ ở Ấn
Độ đã lan rộng sang nước láng giềng Myanmar. Có thể nói, những mối
liên hệ về chính trị, văn hóa, tôn giáo, xã hội của Ấn Độ và Myanmar
trong quá khứ đã đặt cơ sở cho quan hệ hai nước trong hiện tại.
1. Quan hệ giữa Ấn Độ và Myanmar từ năm 1962 đến năm
2011 trải qua hai giai đoạn thăng trầm khác nhau và mang những nét
riêng biệt: 1962 - 1991 và 1992 - 2011. Trước đó, quan hệ hai nước
từ sau khi giành độc lập (năm 1948) đến trước năm 1962 nhìn chung
là hữu nghị và thân thiện. Năm 1962, chế độ quân sự được thiết lập ở
Myanmar đã tác động xấu đến sự tiến triển quan hệ song phương của
hai nước. Ấn Độ và Myanmar trải qua thời kỳ “băng giá” kéo dài do
những bất đồng trong đối ngoại. Mối quan hệ này từ năm 1962 đến
năm 1991 diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, các
lĩnh vực khác hạn chế và mờ nhạt. Cho đến trước năm 1988, Ấn Độ
vẫn duy trì chính sách hợp tác, giúp đỡ Myanmar ở nhiều cấp độ
khác nhau. Tuy nhiên từ sau sự kiện “8888”, mối quan hệ hai nước bị
rơi xuống điểm thấp nhất. Ấn Độ đã thay đổi chính sách đối với
Myanmar, từ thái độ hợp tác chuyển sang lên án mạnh mẽ những
hành động vi phạm nhân quyền của chính phủ quân sự đối với những
người đấu tranh cho nền dân chủ của Myanmar. Đến đầu những năm
90 của thế kỷ XX, quan hệ hai nước bắt đầu được cải thiện. Mặc dù
lực lượng quân sự vẫn nắm quyền ở Myanmar nhưng tư tưởng lúc
22

bấy giờ đã cởi mở hơn, dân chủ hơn và có xu hướng mở rộng đối
thoại với các nước, trong đó có Ấn Độ. Sự xích lại gần nhau giữa Ấn
Độ và Myanmar trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XX đã đặt nền
tảng cho sự phát triển quan hệ hai nước giai đoạn tiếp sau.
2. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh (1992 - 2011), quan
hệ Ấn Độ - Myanmar phát triển mạnh dưới những tác động của sự
điều chỉnh chính sách đối ngoại hai nước và sự cộng hưởng của bối
cảnh quốc tế, khu vực mới. Mối quan hệ này được phát triển trên cơ
sở kế thừa những thành tựu của giai đoạn trước nhưng thay vì trước
đây chủ yếu hợp tác trên lĩnh vực chính trị, thì từ những năm 1992 -
2011 đã phát triển toàn diện, khởi sắc và tốt đẹp trên nhiều mặt cả về
bề rộng lẫn chiều sâu. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Ấn Độ và
Myanmar được thể hiện đa dạng, phong phú thông qua các cuộc hội
đàm của lãnh đạo hai nước; các cuộc gặp gỡ cấp cao, cấp lãnh đạo địa
phương cùng các hình thức ngoại giao khác như ngoại giao nhân
dân... với các cơ chế song phương, đa phương... Các hiệp định, hiệp
ước, các tuyên bố, thông cáo và các loại văn bản khác đã được ký kết
từ hai phía đã tạo nền tảng pháp lý và là cơ sở định hướng cho những
hoạt động trên các lĩnh vực khác: Thương mại, đầu tư, năng lượng, an
ninh - quốc phòng... Nếu quan hệ Ấn Độ - Myanmar về chính trị -
ngoại giao được tiếp nối giai đoạn trước thì quan hệ kinh tế đặc biệt
khởi sắc từ sau năm 1992, bước đầu đạt được những thành tựu đáng
kể cho sự phát triển của hai nước. Trong giai đoạn 1992 - 2011, quan
hệ Ấn Độ - Myanmar đã có những điều chỉnh mới nhằm vươn tới đối
tác hợp tác chiến lược toàn diện và mở rộng hơn trong các cơ chế đa
phương. Mối quan hệ giữa hai nước càng có điều kiện phát triển nhằm
khai thác có hiệu quả những lợi thế so sánh của nhau. Về an ninh -
quốc phòng, quan hệ Ấn Độ - Myanmar diễn ra tốt đẹp, ngày càng
23

được mở rộng về nhiều phương diện: Các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa
hai nước về quân sự, an ninh biên giới, chống buôn lậu, chuyển giao
vũ khí cũng như hỗ trợ đào tạo quân đội hoặc tập trận chung... Ngoài
ra, từ sau năm 1992, quan hệ Ấn Độ - Myanmar còn chịu tác động của
chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá, nhiều tầng nấc của các tổ
chức quốc tế, khu vực. Do vậy, quan hệ hai nước không chỉ diễn ra
song phương mà còn phát triển trong cơ chế hợp tác đa phương
(BIMSTEC, MGC, ARF, SAARC...). Trong những năm 1992 - 2011,
quan hệ Ấn Độ - Myanmar đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trên
nhiều lĩnh vực, mang lại lợi ích không chỉ cho hai nước mà còn đóng
góp tích cực cho hoà bình, ổn định và phát triển của khu vực.
3. Bên cạnh đó, trong quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 -
2011), nhân tố Trung Quốc luôn tác động thường xuyên và liên tục.
Trung Quốc là một nước lớn ở châu lục có biên giới liền kề với cả hai
nước Ấn Độ và Myanmar. Trung Quốc có mối quan hệ mật thiết với
Myanmar từ trong những năm Chiến tranh lạnh, là một đối tác
thương mại lớn nhất và là nơi hậu thuẫn vững chắc giúp chế độ quân
sự Myanmar đứng vững trước các lệnh cấm vận của Mỹ và các nước
phương Tây, lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc về các vụ đàn áp
dân chủ và vi phạm nhân quyền trong nước. Sự suy giảm trong quan
hệ giữa Ấn Độ với Myanmar (nhất là từ năm 1962 trở đi) đã góp
phần đẩy Myanmar lại gần hơn với Trung Quốc, đến mức gần như là
quan hệ anh em. Những phân tích trên cho thấy Ấn Độ sẽ phải tiếp
tục tìm mọi cách để hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc, xác lập vị
thế của Ấn Độ ở Myanmar nói riêng và khu vực nói chung. Về phía
Myanmar, giới cầm quyền cũng đã sớm nhận thấy họ cần Ấn Độ để
giảm bớt sự quá lệ thuộc vào Trung Quốc và mở rộng chính sách đối
ngoại đa phương nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho đất nước.
24

4. Trong gần nửa thế kỷ của mối quan hệ Ấn Độ - Myanmar


(1962 - 2011), mặc dù vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khó khăn nhất
định nhưng hai nước đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong
các lĩnh vực hợp tác cụ thể: Chính trị - ngoại giao, kinh tế và an ninh
quốc phòng theo cơ chế song phương và cả đa phương. Quan hệ Ấn Độ
- Myanmar (1962 - 2011) mang nhiều đặc điểm riêng biệt gắn liền với
sự thăng trầm trong tiến trình hợp tác giữa hai nước. Mối quan hệ này
cũng đã có tác động to lớn đến Ấn Độ và Myanmar cũng như tình hình
an ninh khu vực Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
5. Dựa trên việc phân tích quan hệ hai nước trong những năm
gần đây, dưới tác động của xu thế hội nhập trong quan hệ quốc tế, chính
sách đối ngoại đa dạng hoá, đa phương hoá của Ấn Độ và Myanmar, có
thể thấy quan hệ hai nước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đang
diễn tiến theo chiều hướng tốt đẹp. Mặc dù còn tồn tại không ít khó
khăn, trở ngại (vấn đề an ninh khu vực biên giới, tội phạm ma tuý, sự
lôi kéo của Trung Quốc...), quan hệ Ấn Độ - Myanmar vẫn phát triển
trên cơ sở nền tảng vững chắc, ngày càng đóng góp cho lợi ích và nâng
cao vị thế của hai nước ở khu vực và quốc tế, thúc đẩy quan hệ song
phương bước sang một thời kỳ tốt đẹp hơn trong những năm tiếp theo.
TABLE OF CONTENTS

Trang
INTRODUCTION ........................................................................ 1
1. The necessity of the thesis ..................................................... 1
2. Aims and tasks of the study ................................................... 3
3. Subjects and scope of the study ............................................. 4
4. Sources of materials .............................................................. 5
5. Methodology of the study ...................................................... 5
6. Contribution of the thesis ...................................................... 6
7. Structure of the thesis ............................................................ 6
CONTENT .................................................................................... 7
CHAPTER 1. AN OVERVIEW OF THE RESEARCH ........... 7
1.1. Scientific research in the country ....................................... 7
1.2. Situation of scientific research in foreign countries ........... 9
1.3. Some remarks and issues of thesis ................................... 11
CHAPTER 2. FOUNDATON OF INDIA - MYANMAR
RELATIONS (1962 - 2011) ........................................................ 13
2.1. Geo-political factors ......................................................... 13
2.2. Cultural and historical factors .......................................... 14
2.3. An overview of India - Myanmar relations before
1962 ......................................................................................... 14
2.4. The position of India and Myanmar in each country's foreign
policy ....................................................................................... 14
CHAPTER 3. INDIA - MYANMAR RELATIONS FROM 1962
TO 1991 ....................................................................................... 16
3.1. The impact factors of India - Myanmar relations (1962 -
1991) ........................................................................................ 16
3.2. India - Myanmar relations (1962 - 1991) in some major
fields ........................................................................................ 17
3.2.1. In the field of politics - diplomacy ........................... 17
3.2.2. In the field of economy ............................................ 18
3.2.3. In the field of security - defense ............................... 18
CHAPTER 4. INDIA - MYANMAR RELATIONS FROM 1992
TO 2011 ....................................................................................... 18
4.1. The impact factors of India - Myanmar relations (1992 -
2011) ........................................................................................ 18
4.2. India - Myanmar relations (1992 - 2011) in some major
fields ........................................................................................ 19
4.2.1. In the fields of politics - diplomacy .......................... 19
4.2.2. In the field of economy ............................................ 20
4.2.3. In the field of security - defense ............................... 20
4.2.4. In the field of multilateral cooperation ..................... 20
CHAPTER 5. ACHIEVEMENTS, CHARACTERISTIC AND
IMPACTS OF INDIA - MYANMAR RELATIONS
(1962 - 2011) ................................................................................ 21
5.1. Achievements and restriction of India - Myanmar relations
(1962 - 2011) ........................................................................... 21
5.2. The characteristics of India - Myanmar relations (1962 -
2011) ........................................................................................ 21
5.3. The impacts of India - Myanmar relations (1962 - 2011) for
two countries and the region ................................................... 22
CONCLUSION ........................................................................... 22
LIST OF AUTHOR’S PUBLICATIONS RELATED TO
THE THESIS

15. Binh Nguyen Tuan (2013), “Power Cooperation between India


and China (2001 - 2010) - Achievements and Issues”, Review of
Indian and Asian Studies, No. 05 (06), p. 30-42.
16. Hoa Hoang Thi Minh, Binh Nguyen Tuan (2014), “India’s
Policy towards Northeast Asia in the Early 21st Century -
Achievements and Some Critical Issues”, Review of Indian and
Asian Studies, No. 01 (14), p. 27-42.
17. Hoa Hoang Thi Minh, Binh Nguyen Tuan (2014), “Myanmar in
the U.S.’s Asia - Pacific Rebalancing Policy”, Southeast Asian
Studies, No. 02 (167), p. 35-41.
18. Binh Nguyen Tuan, Thao Doan Thi Huong (2014), “The
Economy of Burma under British Rule (1886 - 1948)”,
Proceedings of The Scientific Conference for Young Cadres of
National Educational Universities IV, Hanoi University of
Education Publishing House, p. 57-66.
19. Hoa Hoang Thi Minh, Binh Nguyen Tuan (2014), “Myanmar in
India’s Look East Policy”, Proceedings of the 3rd International
Conference on Language, Society, and Culture in Asian
Contexts (LSCAC 2014) on “Asian Dynamics: Prospects and
Challenges”, Mahasarakham University, Thailand, p. 561-568.
20. Binh Nguyen Tuan (2015), “Northeast Asia in India’s Look East
Policy in the Early of 21st Century: Some Issues”, Proceedings
of International Conference on Adjustments of India’s Look East
Policy in the New Context”, Institute of Indian and Southwest
Asian Studies, Ha Noi, p. 184-201.
21. Binh Nguyen Tuan (2015), “The Adjustment of India’s Foreign
Policy towards China during Two Decades after the Cold War”,
Proceedings of The Scientific Conference for Young Cadres of
National Educational Universities V, Vietnam Education
Publishing House, Ha Noi, p. 267-275.
22. Binh Nguyen Tuan (2015), “Achievements and Impacts of the
Relationship between India and ASEAN during Two Decades
after the Cold War”, Review of Indian and Asian Studies, No. 6
(31), p. 1-12.
23. Binh Nguyen Tuan (2016), “India - Myanmar Relationship in
the Oil and Gas Sector in Beginning Years of the 21st
Century”, Southeast Asian Studies, No. 03 (192), p. 10-16.
24. Anh Le Van, Hoa Hoang Thi Minh (co-editor), Thao Bui Thi,
Binh Nguyen Tuan (2016), Modern International Relations, Hue
University Publishing House, Hue.
25. Binh Nguyen Tuan (2016), “India’s “Look East” Policy and Its
Impacts on India - Myanmar Relations in the Early Years of the
21st Century”, Hue University Journal of Science, Vol. 125, No.
11, p. 5-16.
26. Binh Nguyen Tuan (2017), “The Security and Political Relations
between India and Myanmar (1948 - 1991)”, Journal of Science
and Technology, Hue University of Sciences - Hue University,
Vol. 9, No. 2, p. 85-97.
27. Binh Nguyen Tuan (2017), “Trade and Investment Cooperation
between India with Myanmar in the First Decade of the 21th
Century”, Proceedings of The Conference for Young Scientists
2017, Hue University of Education - Hue University,
Information and Communication Publishing House, p. 146-154.
28. Chuong Dang Van, Binh Nguyen Tuan (2017), “India’s Foreign
Policy for Myanmar 1962 - 1992: From Idealism to Realism”,
Southeast Asian Studies, No. 11 (212), p. 3-10.
1

INTRODUCTION

1. The necessity of the thesis


From the end of World War II (1939 - 1945) to the beginning
of the second decade of 21st century, human history has undergone
many great, complicated and unpredictable changes. In that historical
process, each country was influenced by those changes. India -
Myanmar relations since these countries reached independence until
the first decade of 21st century is not out of that trend.
India and Myanmar are two neighboring countries with a
long–standing close traditional relationship. After establishing
diplomatic relations (1948), two countries entered the period of peace
and friendship. Nevertheless, the coup which was led by General Ne
Win opened the period of military to retain power in Myanmar (1962)
has contributed to the cause of the cold and tense relationship for
many decades later. Since the early 1990s of 21st century, the Cold
War’s end has opened up a new era in the international relations - the
era of peace, dialogue and cooperation on a global scale. The new
situation in the world and in the region has influenced the adjustment
of foreign policy of nations, creating new catalysts for the peaceful
co–operation relationship, mutual benefit, including India and
Myanmar. In addition, many changes in Myanmar in the early years
of the 21st century have created new opportunities for strengthening
relations between this country and India. Along with its strategic
location, Myanmar is the hub for three major Asian markets (ASEAN,
China and India), a "bridge" that connects South Asia to Southeast
Asia and which is viewed the "crossroads of Asia" by major powers.
India - Myanmar relations are seen as one of the driving forces of the
2

region's development. The increased cooperation between India and


Myanmar has not only enhanced each country's position, but also
contributed significantly to the maintenance of peace and the
promotion of co-operation in the region.
Therefore, what is the geo–political, historical, cultural basis
of India - Myanmar relations? How was this bilateral relationship
developing from 1962 to 2011? How did the international and
regional situation in South Asia, Asia - Pacific region and China
affect the process of bilateral relations? What were the main contents
of cooperation between two countries from 1962 to 2011? How has
this relationship affected the strategies and development policies of
each country as well as the regional situation?... Along with the
above issues, the relationship between India and Myanmar (1962 –
2011) has become a topic that has attracted the attention of many
scholars in the historians in general and in the international relation
history in particular. This is really meaningful if there is a basic,
systematic study of bilateral relations in the mentioned period.
For the purpose of contributing to the understanding,
explanation of those complex issues, we strongly chose the topic
"India - Myanmar Relations (1962 - 2011)" as a doctoral thesis
topic, world history field of study. Researching this topic has
scientific and practical implications.
From a scientific point of view, through the relatively
comprehensive and systematic reflection of India - Myanmar
relations in the period of 1962 - 2011, the thesis will mention the
major factors, achievements of the relationship between two
countries during the research period. In the process of development,
this relationship has always been influenced by the large country
3

factor, especially China which is competing fiercely for its influence


and interests with India in Myanmar in particular and Asia in general.
At the same time, since exploring the ups and downs of India -
Myanmar relationship, the topic also tries to clarify the impacts of the
relationship on each country and the region.
From a practical perspective, the study of India - Myanmar
relations is a way for us to learn diplomatic experience of two countries,
finding a counterbalance that could balance China's influence and
position in the region. In relations with neighboring countries,
especially with China, we need to have an appropriate foreign policy in
order to maintain friendly relations and enhance our position in the
international arena, bringing the highest benefits for country.
2. Aims and tasks of the study
2.1. Aims of the study
Based on the reconstruction of India - Myanmar relations (1962
- 2011) through time, the topic analyzed and clarified the development
steps of those relations in the international, regional and internal
contexts of each country, thereby giving some remarks on India -
Myanmar relations for the development of two countries and the region.
2.2. Tasks of the study
- First, presenting the geo–political, cultural and historical
background and factors affecting India – Myanmar relations, such as
the international and regional context, the situation of India and
Myanmar, China factor.
- Second, analyzing the process of relations between India
and Myanmar in the fields of politics – diplomacy, economy, security
- defense and multilateral cooperation from 1962 to 2011.
4

- Third, giving some remarks on India – Myanmar relations


(1962 – 2011), and analyzing the impact of this relationship on each
country and the region.
3. Subjects and scope of the study
3.1. Subjects of the study
The object of the thesis is India – Myanmar relations from
1962 to 2011 in the fields of politics, diplomacy, economy, security –
defense at both bilateral and multilateral cooperation level.
3.2. Scope of the study
In terms of space, the thesis focuses on bilateral relations
between India and Myanmar, and simultaneously extends to a
number of countries and related organizations in the Asia – Pacific
region, especially the China factor in India – Myanmar relations.
In terms of time, the research scope of the thesis was a
period of 1962 – 2011. The beginning of the topic was in 1962, the
military coup event was led by General Ne Win, the military regime
was established in Myanmar. This is the moment marking the
relationship between India and Myanmar from peace, friendship to
stress and lack of friendliness for many years later. Year 2011 was
the event that Myanmar's parliament voted for Thein Sein as
President of the Republic of the Union of Myanmar, marking the first
step of transition from the military state regime to the civilian state
regime in this country. Also this year, Myanmar President Thein Sein
visited India to promote bilateral relations. After that event, India –
Myanmar relations have entered a new stage of prosperity. As a
result, we limit the end of the thesis to 2011.
In terms of content, the thesis focuses on the study of factors
and foundation affecting relations between India and Myanmar, the
5

process of relations between two countries from 1962 to 2011 in the


major fields of: politics - diplomatics, economy, security - defense and
multilateral cooperation (since 1992). Within the framework of the
thesis and the limitation of conditions, we only focus on the study of
India - Myanmar relations (1962 - 2011) in the above typical fields.
In terms of names, in addition to the names of India and
Myanmar, in the thesis, the official names of two countries are the
Republic of India and the Republic of the Union of Myanmar (from
2010 to present – 2017), or the Union of Myanmar (1948 – 1974), the
Federal Republic of Burma (1974 – 1988), the Union of Burma (1988
– 1989), the Union of Myanmar (1989 – 2010), depending on each
historical period and all have the same value.
4. Sources of materials
The materials used in this thesis including original documents
(documents of the Government of India and the Government of
Myanmar; annual reports of the Ministry of Foreign Affairs of India,
speeches, conventions, treaties, agreements ...), book works, journal
articles... references by Vietnam News Agency and the Internet.
5. Methodology of the study
5.1. Discourse on Method
The thesis is conducted on the basis of deep understanding of
dialectical materialism and historical materialism of Marxism –
Leninism, Ho Chi Minh's ideology, the views of the Communist
Party of Vietnam about the issues of international relations in the
study of relations between India and Myanmar (1962 – 2011).
5.2. Research on Method
The thesis "India – Myanmar Relations (1962 – 2011)" is a
topic of historical research; therefore, the specialized research
6

methods such as historical methods, logical methods are considered


as basic methods when doing the topic. In addition, the thesis which
also uses a number of other research methods such as analysis,
synthesis, comparison, statistics, historical divergence… aims to
accurately validate and evaluate the problem.
6. Contribution of the thesis
6.1. Scientific aspect
- Firstly, the thesis is a relatively systematic and
comprehensive scientific research work of Indian – Myanmar
relations from 1962 to 2011.
- Secondly, the thesis clarifies the development process and
current status of relations between India and Myanmar in the fields of
politics – diplomacy, economy, security – defense in the above
research period. It gives some remarks and assesses the impact of this
relationship on each country and the region.
6.2. Practical aspect
- Firstly, the thesis which is a necessary reference for
lecturers, researchers, students, history students, international
relations major and for those who are interested in studying Indian –
Myanmar relations, contributes to the study of India's relations with
Southeast Asian countries (including Vietnam).
- Secondly, the research results of the thesis (at a certain
extent) can provide useful information for researchers and policy
makers in Vietnam, especially in relationship with India and Myanmar.
7. Structure of the thesis
In addition to the Introduction, Conclusion, List of references
and Appendix, the thesis consists of 5 chapters, include:
Chapter 1. An overview of the research
7

Chapter 2. Foundaton of India - Myanmar relations (1962 - 2011)


Chapter 3. India - Myanmar relations from 1962 to 1991
Chapter 4. India - Myanmar relations from 1992 to 2011
Chapter 5. Achievements, characteristic and impacts of India
- Myanmar relations (1962 - 2011)

----------------------------

CONTENT
CHAPTER 1. AN OVERVIEW OF THE RESEARCH

1.1. Scientific research in the country


Based on the sources of materials about India - Myanmar
relations and related issues, we divided into two major content groups:
Group 1: Foreign Policy Studies of India and Myanmar
India's foreign policy has been studied and published by
many scholars, including books, periodicals such as the book of The
Adjustments of the Republic of India’s Policy from 1991 to 2000
(2002) by Tran Thi Ly; the book of The Foreign Strategy of Major
Countries and Relations with Vietnam in the First Two Decades of
21st Century (2006) by Nguyen Xuan Son and Nguyen Van Du;
"Understanding the Peaceful Mind in Foreign Policy of the Republic
of India" (Historical Study, No. 3, 1998) by Nguyen Canh Hue,
"Some Thoughts on India's External Thinking" (Study of Southeast
Asia, No. 6, 2001) by Ton Sinh Thanh; PhD thesis on ASEAN history
in India's Look East policy by Vo Xuan Vinh; the book of Look East
– A Great Indian Strategy (2015) by Nguyen Truong Son; "Some
basic contents of India's Look East policy" (Study of Southeast Asia,
8

No. 10, 2009) by Vo Xuan Vinh; "India's Look East policy and its
impact on India – China relations" (Global Economic and Political
Issues, No. 9, 2009) by Hoang Thi Minh Hoa...
Myanmar's foreign policy research in the country is still
limited and there are no monographs on this issue. In the article,
"Neutralist Foreign Policy in Burma, 1962 – 1988" (Journal of
Southeast Asian Studies, No. 5, 2015), author Dam Thi Dao focuses
on the causes, targets and the launch of Myanmar's neutralist foreign
policy from 1962 to 1988.
Group 2: Study on India – Myanmar relations and
relationships between India, Myanmar and some countries,
organizations in the region.
This is a content group that directly relates to the thesis topic.
The relation between India and Myanmar is a relatively new research
topic in Vietnam and is almost exclusively covered in the literature
on the relationship between India and Southeast Asia, ASEAN or in
the separate writings on the history of India, the history of Myanmar,
namely: Hoang Thi Minh Hoa and Le Thi Qui Duc with the article
"India – Myanmar Relations 1962 – 2000" (Science and Education,
College of Education – Hue University, No. 1 (25), 2013); "The India
– Myanmar Relations of 1947–1962" (India and Asia Studies, No. 7,
2014) by Le Thi Qui Duc; Le The Cuong and Phan Thi Chau in the
article "Trade and investment relations between India and Myanmar
from 2010 to 2015" (Southeast Asian Studies, No. 7, 2016).
The issue of India – Myanmar relations is more or less
mentioned in the studies of relations between India and ASEAN,
China, or between China and Myanmar, such as: "Myanmar's
diplomatic relations with China during 1988 – 2003" (Study of
9

Southeast Asia, No. 11, 2015) by Dam Thi Dao; the book of India
and Southeast Asia in the new international context (2016) edited by
Tran Nam Tien... Thus, it can be seen that in recent years, there have
been some general studies of India – Myanmar relations in some
specific periods or bilateral relations in some different fields.
However, there is almost no comprehensive work which mentions
about this relationship from 1962 to 2011.
1.2. Situation of scientific research in foreign countries
Within reachable materials, we divided scientific works into
two categories:
Group 1: Foreign Policy Studies of India and Myanmar
India's foreign policy, especially the "Look East" policy, is a
matter of attraction to many foreign scholars who are interested in
research, namely: “Some New Thoughts on India’s Look East Policy”
(IPCS Issue Brief, No. 54, 2007) by B. Ghoshal; “India’s “Look East”
Policy – The Emerging Discourse” (FPRC Journal, No. 8, 2011) by K.
Yhome; “India's Look East Policy: Its Evolution and Approach”
(South Asian Survey, 18, 2011) by T. Haokip; S.D. Muni with the
article “India’s “Look East” Policy: The Strategic Dimension” (ISAS
Working Paper, No. 121, 2011)... India's foreign policy towards
Myanmar has been mentioned in a number of works, such as “India’s
Myanmar Policy: A Dilemma between Realism and Idealism” (IPCS
Special Report No. 37, 2007) by Y. Singh; “India’s Policy towards
Burma” (Asia ASP 2013/02, London, 2013) by G. Price...
In addition, Myanmar's foreign policy has been studied by a
number of scholars in some articles, including “Myanmar’s Policy
toward the Rising China since 1989” (RCAPS Working Paper Series
“Dojo”, Japan, 2013) by H. Yi; the book of Myanmar’s Foreign
10

Policy: Domestic Influences and International Implications (The


International Institute for Strategic Studies, 2006) by J. Haacke;
“Regionalism in Myanmar’s Foreign Policy: Past, Present, and Future”
(ARI Working Paper, No. 73) and “Myanmar’s Foreign Policy under
the USDP Government: Continuities and Changes” (Journal of
Current Southeast Asian Affairs, Vol. 35, No. 1, 2016) by M.A. Myoe.
Group two: Research on India – Myanmar relations in the
major fields
In this regard, there are some typical works such as: Indo –
Burmese Relations, 1948 – 1962 (Jawaharlal Nehru University, 1981)
by Swatanter Kumari Pradhan; India – Myanmar Relations (1998 –
2008): A Decade of Redefining Bilateral Ties (Observer Research
Foundation, 2009) by Khriezo Yhome; Challenges to
Democratization in Burma: Perspectives on Multilateral and
Bilateral Responses (International Institute for Democracy and
Electoral Assistance, Stockholm, Sweden, 2001) by collective
authors including: Aung Zaw, David Arnott, Kavi Chongkittavorn,
Zunetta Liddell, Kaiser Morshed, Soe Myint, Thin Thin Aung.
In addition, relations between India and Myanmar are
mentioned in several articles published in prestigious journals such as
“India – Myanmar Relations: Triumph of Pragmatism” (Jindal
Journal of International Affairs, Vol. 1, 2011) by Bibhu Prasad
Routray; “India and Burma: Exploring New Vista of Relationship”
(Working Paper No. 126, 2012) by Keshab Chandra Ratha and
Sushanta Kumar Mahapatra; “India and Myanmar: Choices for
Military Cooperation” (ICWA Issue Brief, 2012) by Vijay Sakhuja;
“India’s Security Cooperation with Myanmar: Prospect and
Retrospect” (ISAS Working Paper, No. 166, 2013) by C. Raja
11

Mohan; “India - Myanmar Economic Relations” (FPRC Journal


2013, No. 3, 2013) by C.S. Kuppuswamy. Most of the works focused
on analyzing Myanmar's role in India's foreign policy after the Cold
War, the relationship between two countries in a number of fields:
economy, military, security and defense...
India - Myanmar relations are also mentioned in the
relationships between India and ASEAN, such as Mohit's “India -
ASEAN Relations: Analysing Regional Implications” (IPCS Special
Report, No. 72, 2009) by Mohit Anand; “India’s Engagement with
ASEAN: Beyond Trade in Goods” (ISAS Working Paper, No. 129,
2011) by Shankaran Nambiar...
India – China – Myanmar relations were attracted by a lot of
foreign scholars interested in research, such as: “China and India’s
Competitive Relations with Myanmar” (ICS Working Paper No.
2008–7, 2008) by Zhao Hong; “India and China Competing over
Myanmar Energy Resources” (Working draft for BISA Conference
2009, 2009) by Namrata Panwar; “Sino – Myanmar Military
Cooperation and Its Implications for India” (Journal of Defence
Studies, Vol. 5, No. 3, 2011) by H. Shivananda; “Myanmar and
China: A Special Relationship” by Tin Maung Maung Than;
“China’s “Look South”: China – Myanmar Transport Corridor”
(Ritsumeikan International Affairs, Vol. 10, , 2011) by Hongwei Fan.
The above mentioned works have analyzed and assessed the impacts
of China on India – Myanmar relationship, emphasizing China's role
in India and Myanmar's foreign policy during and after the Cold War.
1.3. Some remarks and issues of thesis
First, the relationship between India and Myanmar in general
and the relations between two countries in the period of 1962 – 2011
12

in particular were interested by a lot of Vietnamese and foreign


researchers with some significant results, showing the various
contents and presentation styles. There are quite a number of research
projects focusing on India – Myanmar relations in general, a holistic
way or in certain areas of cooperation and in particular historical
periods; however, there is almost no monograph work which
examines systematic and comprehensive India – Myanmar relations
from 1962 to 2011 as a separate entity.
Second, a number of studies have initially explored Indian –
Burmese relations but mostly stopped in the period of 1948 – 1962
and the period after the Cold War to the early years of 21st century.
Works, research papers on the relationship between two countries
during the Cold War is still relatively modest in terms of quantity.
The relationship between India and Myanmar from 1962 to 1991 has
been studied by some scholars but has not been systematically
mentioned and is limited in some works and writings at home and
abroad. There is almost no scientific research on the subject
throughout 1962 to the end of the first decade of 21st century.
Third, in addition to a number of scientific works in the
country, books and articles of foreign researchers are considered by
the author as the main sources of reference. These studies are diverse,
but they are publications by scholars of many countries, reflecting the
views and perceptions, evaluation of the research community in that
country. Thus, inheritance requires critical and selective access to
documentation to ensure credibility and objectivity in the recognition
and evaluation of research issues.
Fourth, in the process of learning and researching the topic,
we realize that there are quite a lot of contents related to the thesis
13

that have not been thoroughly researched and should be further


studied and exchanged such as: What is the foundation of India –
Myanmar relationship? How was this bilateral relationship
developing during 1962 – 2011? Which factors influence directly or
indirectly the relationship between two countries? What are the major
fields of cooperation between two countries? What are the impacts of
this relationship on development strategies and policies, especially in
the international relations between two countries? What are the
achievements and limitations, the problems of this bilateral
relationship in the current period?... Thus, it is very important to
selectively prioritize the work of the scholars, giving us the basis for
addressing the above mentioned issues based on the sources of
precious references, from which completed the thesis "India –
Myanmar Relations (1962 – 2011)".

----------------------------

CHAPTER 2. FOUNDATON OF INDIA - MYANMAR


RELATIONS (1962 - 2011)

2.1. Geo–political factors


India - Myanmar relations are affected by geo–political factors
of two countries. India is situated on a transshipment route connecting
two continents (Europe and Asia) in particular and between the East
and the West in general. Among India's neighbors, Myanmar has an
important geo–political position. Myanmar is located between East
Asia, South Asia and Southeast Asia junction, is the second largest
neighbor and the largest on the eastern flank of India. Along with its
14

geographical location, Myanmar has become a destination of many


powerful countries in the world, including India and China.
2.2. Cultural and historical factors
India and Myanmar are close neighbors with a long–standing
relationship. Ever since ancient times, the influence of India in
Myanmar has been reflected in many fields from trade, philosophy,
politics, religion to culture. During 1886 - 1937, Burma2 was a
province of India depending on Britain. After Burma was separated
from British India (1937), the struggling movement leaders of two
countries supported nationalist movement against British Empire. It
could be said, the factors of geographic location, culture, writing,
religion, history... have made the foundation for the relationship
between India and Myanmar in the modern times.
2.3. An overview of India – Myanmar relations before 1962
Since independence, India and Myanmar formally established
diplomatic relations (1948). During 1948 – 1962, the relations between
two countries were friendly and amicable. This relationship has created
some important premises, conditions for the comprehensive
cooperation between India and Myanmar in the next stages.
2.4. The position of India and Myanmar in each country's foreign policy
2.4.1. Background of Indian history and Myanmar's position in
India's foreign policy
2.4.1.1. The situation of India from the second half of 20th century to
the first decade of 21st century
Since its independence (1947), India has enacted many
policies, five–year plans and carried out "green revolution" and

2 Before 1989, Myanmar was known as Burma


15

"white revolution" to build and develop the country. In 1991, India


pursued economic reforms in a market economy and liberalized,
opened up, encouraged foreign investment cooperation, and adjusted
foreign policy in a diverse, foreign capital and technical manner.
Thus, India has become one of the fastest growing economies in the
world in the early years of 21st century.
2.4.1.2. Myanmar in India's foreign policy
In India's foreign policy, Myanmar occupies an important
position, including the following factors: First, with its strategic geo–
location, Myanmar has become an important "link" on the road to
Southeast Asia of India; Second, the impact of China factor in India's
foreign policy with Myanmar; Third, border security in Northeast
region of India; Fourth, abundant natural resources and Myanmar's
huge oil and gas reserves possession.
2.4.2. Background of Myanmar's history and the position of
India in Myanmar's foreign policy
2.4.2.1. Myanmar situation from the second half of 20th century to the
first decade of 21st century
Since 1948, Myanmar entered the era of national construction
and development. In 1962, with the coup of General Ne Win, the
military regime was established in Myanmar. Myanmar's situation is
always unstable, economic stagnation, leading to many struggles of the
masses. Since the early 1990s, the Burmese military government has
taken many steps to improve the country's socio–economic situation.
In the early years of 21st century, Myanmar continued to speed up the
process of economic reform and open up its trade relations with
ASEAN, China and India for regional and international integration.
16

2.4.2.2. India in Myanmar's foreign policy


In the years 1962 - 1991, India was not the main target in the
foreign policy pursued by the Myanmar military government. Since
1992, India has become an increasingly important in Myanmar's
multilateral foreign policy by the following factors: First, with the
intensification of relations with India, Myanmar wishes to diversify
foreign policy and avoid excessive dependence on China; Second, India
is also a factor that Myanmar really needs in its foreign policy-making
to enhance the position of the military regime; Third, the promotion of
Myanmar ties with India due to the proximity of neighboring countries,
so the stabilization of the border will be the engine of economic
development and political and social security for Myanmar.

----------------------------

CHAPTER 3. INDIA – MYANMAR RELATIONS FROM 1962


TO 1991

3.1. The impact factors of India - Myanmar relations (1962 -


1991)
3.1.1. World context after World War II to the end of the Cold War
The confrontation and arms race between the USSR and the
United States as well as the two socialist and capitalist blocs, the
birth and functioning of the Non-Aligned Movement, India - Soviet
Union relations, Myanmar - China relations in the years of the Cold
War were the key factors for the process of India - Myanmar
relations (1962 - 1991).
17

3.1.2. South Asia and Asia – Pacific context


Background of South Asia region
After World War II, with the struggle for independence, the
situation in South Asia was complicated by ongoing conflicts, especially
between India and Pakistan. In December 1985, the establishment of
South Asian Association for Regional Cooperation (SAARC) marked a
landmark development in the history of relations between countries in
South Asia and opened a period of cooperation for the common progress
of each country, peace and friendship in South Asia.
Background of Asia – Pacific and Southeast Asia region
During the Cold War, Asia - Pacific and Southeast Asia
region were also no longer in opposition to two opposing
oppositional blocs. This is a region that directly reflects the
confrontation between the USSR and the United States with many
wars such as the Korean War (1950 - 1953), the Vietnam War (1954
- 1975)... has had a strong impact on India - Myanmar relations.
3.1.3. The Chinese factor in India - Myanmar relations (1962 - 1991)
China is a major Asian country, bordered by both India and
Myanmar. India - Myanmar relations in the years 1962-1990 were
always influenced by the Chinese factor.
3.2. India - Myanmar relations (1962 - 1991) in some major fields
3.2.1. In the field of politics – diplomacy
India – Myanmar relations (1962 – 1991) in the field of
politics – diplomacy began with the event of military coup by
General Ne Win and lasted until the end of the Cold War. This is a
period of decline and nearly “frozen” in the diplomatic relations of
two countries. This fact has given China great benefits about politics,
economy and military.
18

3.2.2. In the field of economy


In the years 1962 – 1991, the cold and sometimes strained
relations between India and Myanmar strongly affected many
cooperation areas between two countries, including the economic and
security – defense fields. Although there were some significant
achievements, the economic relations between two countries from
1962 to 1991 were generally still faint. Cooperation between two
countries took place mainly in the field of trade.
3.2.3. In the field of security – defense
In the fields of security – defence, India and Myanmar have
also made some initial achievements in the field of naval cooperation,
works for delineating the border demarcation between two countries
but still limited and in a potential form.

----------------------------

CHAPTER 4. INDIA – MYANMAR RELATIONS FROM 1992


TO 2011

4.1. The impact factors of India - Myanmar relations (1992 -


2011)
4.1.1. World context after the Cold War to the beginning of the
21st century
From the end of the Cold War to the first decade of the 21st
century, the trend of peace, dialogue and cooperation on a global
scale in international relations has replaced the confrontation and
tension of the Cold War next to regional conflicts, religion, ethnicity,
terrorism, nuclear weapons, environmental pollution... The new
19

international context forces many countries (including India and


Myanmar) to adjust their foreign policy to adapt and take national
interest as a fundamental factor.
4.1.2. South Asia and Asia – Pacific context
Background of South Asia region
After the end of the Cold War, the situation in South Asia has
not shown signs of stabilization due to territorial disputes from
historical origins or from ethnic and religious contradictions. Among
them, India – Pakistan relations have always been the leading factor
driving the relationship and cooperation among the countries in the
region. In that context, India has sought friendly relations with its
neighbors, including Myanmar.
Background of Asia – Pacific and Southeast Asia region
The rapid and dynamic development of Asia-Pacific in
general and Southeast Asia in particular is favorable for both India
and Myanmar. As a result, India - Myanmar relations has many
favorable conditions for development.
4.1.3. The Chinese factor in India - Myanmar relations (1992 - 2011)
In India - Myanmar relations (1992 - 2011) as well as in the
previous period (1962 - 1991), the Chinese factor had a profound impact
on both Indian and Burmese subjects as well as on the progressive of the
relationship between two countries in many fields, in which the focus is
on politics - diplomacy, security, strategic and economic.
4.2. India - Myanmar relations (1992 - 2011) in some major fields
4.2.1. In the fields of politics - diplomacy
The relationship between India and Myanmar from 1992 to
2011 in the fields of politics - diplomacy has changed significantly
from improvement, consolidation to strengthening and increasingly
20

tightening. It is also an appropriate step, in accordance with the


position, the objectives of India and Myanmar. The high-level
exchanges and visits between two countries over the past decade
have been the hallmark of intensifying India - Myanmar political
relationship, contributing to further promoting the friendship between
two countries.
4.2.2. In the field of economy
India - Myanmar relations in the period of 1992 - 2011 in the
field of economy have gained many achievements and become more in-
depth than in the previous period (1962 - 1991). The cooperation
between two countries in the field of trade, investment and energy
continuously strengthened the economic relations between India and
Myanmar in particular and two countries in general in the coming years.
4.2.3. In the field of security – defense
The security - defense cooperation relations between India and
Myanmar has been strengthened with the expansion of cooperation
scope and fields as well as quality of coordination activities between
two countries. The defense security cooperation has been increasingly
diversified and rapidly promoted both practical and long-term benefits
for both countries, contributing to strengthen the relationship.
4.2.4. In the field of multilateral cooperation
Apart from the fields of bilateral cooperation, India and
Myanmar actively cooperate with each other within other multilateral
mechanisms, such as through two sub-regional organizations
BIMSTEC and MGC both of which are members, or through ASEAN,
ARF Forum, SAARC and multilateral cooperation with other countries.

----------------------------
21

CHAPTER 5. ACHIEVEMENTS, CHARACTERISTIC AND


IMPACTS OF INDIA - MYANMAR RELATIONS (1962 - 2011)

5.1. Achievements and restriction of India - Myanmar relations


(1962 - 2011)
The relationship between India and Myanmar from 1962 to
2011 was complicated by ups and downs through two phases: 1962 -
1991 and 1992 - 2011.
Although India - Myanmar relations in the years 1962 - 1991
were reduced, there have been some remarkable achievements in the
areas of cooperation. India - Myanmar relations from 1962 to 1991
laid the foundations for further bilateral relations.
The period of 1992 - 2011 marked a new and strong
development in India - Myanmar relations in almost all fields:
politics - diplomacy, trade, investment, security and defense at the
level bilateral and multilateral.
On the opposite side, in addition to the good achievements in
the major areas of cooperation, India - Myanmar relations from 1962
to 2011 still have certain limitations and difficulties in politics -
diplomacy, economy, security - defense and the Chinese factor.
5.2. The characteristics of India - Myanmar relations (1962 - 2011)
First, the process of India – Myanmar relations (1962 –
2011) is complicated, with ups and downs but never broken.
Second, India – Myanmar relation is the relationship
between two developing countries pursuing neutralist and non-
aligned policies.
Third, India - Myanmar relations progress in the direction of
adjusting and expanding the scope of cooperation and development
22

associated with the trend of regional integration, peace and


development of the world after the Cold War.
Fourth, India - Myanmar relations (1962 - 2011) are
frequently and strongly influenced by China factor. This is both a
deterrent and a boost for relations development between India and
Myanmar.
Fifth, India – Myanmar relations in the years 1962 – 2011
were dominated by the issue of democracy in Myanmar.
5.3. The impacts of India – Myanmar relations (1962 – 2011) for
two countries and the region
India - Myanmar relations from 1962 to 2011 took place with
many complex events and ups and downs. This relationship has a strong
impact on each country, in the major fields: Politics - diplomatics,
economy and security - defense. In addition, India - Myanmar
relationship has significant benefits for South Asia and Southeast Asia,
opening up a safe and friendly environment in the region.

----------------------------

CONCLUSION

On the basis of geo – politics, history, culture, religion… and


the impact of international, regional factors as well as the internal
transformation of two countries, the relation between India and
Myanmar was established and developed. During 1886 – 1937,
Myanmar, which was a part of India territory, depended on Britain. The
national liberation, democracy movements in India also spread to
neighboring Myanmar. It could be said that the relationships between
23

politics, culture, religion, society of India and Myanmar in the past were
the foundation for relations of two neighboring countries at the present.
1. The relations between India and Myanmar from 1962 to
2011 went through two different ups and downs stages with special
features: 1962 – 1991 and 1992 – 2011. The relations between two
countries from post–independence (1948) until before 1962 were
overall friendly and amicable. In 1962, military system which was
established in Myanmar badly affected to the evolution of bilateral
relations of two countries. India and Myanmar experienced a long–
lasting "frozen" period due to divergences in foreign affairs. This
relationship from 1962 to 1991, which happened in some major fields
of politics – diplomatics, was limited and fuzzy in other fields. Until
before 1988, India still maintained cooperation policy, helping
Myanmar at many different levels. However, after the "8888" event,
the relationship between two countries fell down to the lowest point.
India changed the policy for Myanmar, from cooperation attitude
switched to strongly condemn human rights–violating actions of the
military government for who were fighting for democracy of
Myanmar. In the early 1990s of 20th century, the relations between
two countries started to improve. Although military forces still hold
power in Myanmar but now ideology was more open, more
democratic and had a tendency to expand dialogue with countries
including India. The close movement between India and Myanmar in
the 1980s – 1990s of 20th century was the development foundation of
relations between two countries in the following stages.
2. In the latter phase of the Cold War (1992 – 2011), India –
Myanmar relations were thriving under the impacts of foreign policy
adjustment on two countries and the resonance of new international,
24

regional context. This relationship was developed on the basis of


inheriting the achievements of last phase, comprehensively,
prosperously and well developed in many aspects all about the
breadth and depth from 1992 to 2011 instead of cooperation relation
in the major field of politics. Political – diplomatic relations between
India and Myanmar are expressed manifold, rich through the talks of
leadership between two countries; the advanced, local–level
leadership meetings with other diplomatic forms such as public
diplomacy… with the bilateral and multilateral mechanism... These
agreements, treaties, declarations, announcements and other forms of
documents which were signed by both sides were the legal
foundation and the orientation for activities in other fields: Trade,
investment, energy, security – defense... If the India – Myanmar
relations on politics – diplomacy were connected to the last phase,
economic relations would thrive after 1992, first step to achieve the
significant achievements for the development of two countries.
During the period of 1992 – 2011, India – Myanmar relations had
some new adjustments to reach strategic cooperative partners
comprehensively, and were more open in the multilateral
mechanisms. The relationship between two countries has more
developed conditions to exploit effective comparative advantages
with each other. In the field of security – defense, India – Myanmar
relations are good, increasingly expanded in multiple aspects: The
advanced meetings between two countries about military, border
security, anti–smuggling, transfering weapons as well as supporting
army training or manoeuvre... In addition, since 1992, India –
Myanmar relations have been affected by the diverse, multilateral
policy, various layers of regional, international organizations.
25

Therefore, relations between two countries not only happened


bilaterally but also developed in multilateral cooperative mechanisms
(BIMSTEC, MGC, ARF SAARC...). From 1992 to 2011, India –
Myanmar relations gained a lot of significant achievements in many
fields, not only offered benefits for two countries but also positively
contributed for peace, stability and the development of the region.
3. Besides, China factor always impacts on India – Myanmar
relations (1962 – 2011) frequently and continuously. China is a large
country on the continent which has border adjacency with both India
and Myanmar. China has a close relationship with Myanmar during
the Cold War, is a major trading partner and a strong supporter of the
Burmese military regime that stands behind the US embargoes and
Western sanctions, United Nations sanctions on democratic
crackdowns, and human rights abuses. The decline in relations
between India and Myanmar (especially from 1962 onwards) has
contributed to push Myanmar closer to China, to the point that it is
almost brotherly. The above analysis indicated that India will have to
continue to find ways to limit the influence of China, establish
India’s position in Myanmar in particular and the region in general.
On the Myanmar side, the ruling class soon recognized that they
needed India to reduce their dependence on China and expand their
multilateral foreign policy to the utmost benefit of the country.
4. For nearly half a century of Indian - Myanmar relations
(1962 - 2011), despite of some limits and difficulties, two countries
have achieved remarkable results in the fields: Politics - diplomacy,
economy and security - defense under the bilateral and multilateral
mechanism. The relationship between India and Myanmar (1962-
2011) has many unique characteristics associated with the ups and
26

downs in the process of cooperation between the two countries. This


relationship has had a great impact on India and Myanmar as well as
the security situation in South Asia, Asia-Pacific and Southeast Asia.
5. Based on the analysis of the relations between two
countries in recent years, under the impact of integrated tendency in
the international relation, diverse and multilateral foreign policy of
India and Myanmar, it can be realized that the relationship between
two countries in the second decade of 21st century has envolved in a
positive way. Although there are some difficulties, obstacles (border
security issues, drugs dealing problems, the manipulation of
China...), the relationship between India and Myanmar, which has
still grown on the sustainable foundation, increasingly contributed to
benefit and empowered the position of two countries in the region
and the world, promoting the bilateral relations towards a better
period in the following years.

You might also like