You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

------------------------------

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN

Đề tài: Trình bày tổng quan kinh tế Singapore và thực trạng lao
động Singapore

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Diệp


Sinh viên thực hiện: Nhóm 10
Mã lớp học phần: 231_FECO2031_03

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ SINGAPORE..............................................................................................5
1. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................................................5
2. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................................................5
2.1. Vị trí địa lý......................................................................................................................................5
2.2. Khí hậu............................................................................................................................................5
2.3. Địa hình và tài nguyên thiên nhiên.................................................................................................5
3. Điều kiện xã hội...................................................................................................................................6
3.1. Dân số.............................................................................................................................................6
3.2. Ngôn ngữ........................................................................................................................................6
3.3. Giao thông.......................................................................................................................................6
3.4. Giáo dục..........................................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ SINGAPORE...................................................................7
1. Cơ cấu GDP.........................................................................................................................................7
2. Các chỉ số kinh tế................................................................................................................................8
2.1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP........................................................................................................8
2.2. GDP bình quân đầu người..............................................................................................................8
2.3. Lạm phát.........................................................................................................................................9
3. Thương mại.......................................................................................................................................10
3.1 Thương mại hàng hóa....................................................................................................................10
3.2. Thương mại dịch vụ......................................................................................................................11
4. Đầu tư.................................................................................................................................................12
4.1. Nước nhận đầu tư..........................................................................................................................12
4.2. Nước đi đầu tư..............................................................................................................................12
5. Lao động............................................................................................................................................13
CHƯƠNG 3: Thực trạng lao động Singapore.........................................................................................14
1. Thực trạng lao động ở Singapore....................................................................................................14
1.1. Chất lượng lao động......................................................................................................................14
1.2. Đào tạo lao động...........................................................................................................................14
1.3. Cơ cấu lao động............................................................................................................................14
1.4. Tỷ lệ việc làm................................................................................................................................15
1.5. Thu nhập.......................................................................................................................................15
1.6. Tỷ lệ thất nghiệp...........................................................................................................................16
2. Chính sách phát triển lao động........................................................................................................16

1
3. Thành tựu..........................................................................................................................................17
4. Hạn chế..............................................................................................................................................18
CHƯƠNG 4. LIÊN HỆ TỚI VIỆT NAM................................................................................................18
1. Điểm mạnh trong chính sách nhân lực của Singapore..................................................................18
2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................................................................18
LỜI KẾT.....................................................................................................................................................22

2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSV Nhiệm vụ Điểm

81 Nguyễn Thị Tình 22D210223 Word

82 Đỗ Thị Kiều Trang 22D210227 Word

83 Nguyễn Minh Trang 22D210229 Thuyết trình

86 Vũ Thị Quỳnh Trang 22D210232 PowerPoint

87 Nguyễn Thị Trà 22D210234 Thuyết trình

88 Lê Thị Kiều Trinh 22D210238 PowerPoint

89 Lê Quốc Tuấn 22D210241 Word

Lê Thị Trà My 22D210149 Word

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc tăng cường quan hệ hợp
tác, liên kết giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng trở nên cần thiết và có tính tất yếu.
Các nền kinh tế ngày càng gắn bó với nhau, phụ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng
trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, việc giữ vững hòa bình và ổn định hòa bình giữa các quốc
gia để cùng nhau hợp tác và phát triển kinh tế cũng là một điều vô cùng thiết yếu, được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Việt Nam chúng ta đã gia nhập ASEAN và thiết lập với
các quốc gia trong khối, trong đó có Singapore. Quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt
Nam và Singapore được đánh giá là ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Đến nay,
hai nước đã ký 9 Hiệp định về thương mại, hàng không, hàng hải, đầu tư, quản lý và bảo
vệ môi trường, du lịch, giáo dục đào tạo,... Ngoài ra còn có một số thoả thuận hợp tác như
thanh niên, báo chí, văn hoá thông tin, cung cấp tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao,...
Chính vì lý do đó nên nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Tổng quan kinh tế
Singapore và thực trạng lao động Singapore” để nghiên cứu. Thông qua việc nghiên
cứu đề tài này, chúng em có thể hiểu rõ hơn về nền kinh tế chung cũng như thực trạng lao
động của Singapore để đúc kết ra những điểm mạnh và điểm yếu của đất nước phát triển
này nhằm liên hệ thực tế với nền kinh tế của đất nước Việt Nam chúng ta. Mục đích
nghiên cứu đề tài là phân tích và đánh giá tổng quan về nền kinh tế Singapore cũng như
thực trạng lao động của đất nước này. Phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Những phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong tiến trình làm đề án. Ngoài ra
còn có phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp so sánh.

4
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ SINGAPORE

1. Lịch sử hình thành và phát triển


Hơn 1.000 năm trước, Singapore còn là một vùng có nhiều đầm lầy rải rác khắp nơi, rừng
cây rậm rạp, hoang vu không có bóng người, Tương truyền, vào giữa thế kỷ 12, hoàng tử
của vương quốc Sumatra đặt tên thành bằng tiếng Phạn là Zengabua, biến âm thành
Singapore.
Sang thế kỷ 15, người Bồ Đào Nha cai trị.
Sang đầu thế kỷ 17, người Hà Lan thay thế người Bồ Đào Nha tiếp quản.
Đến 1819, người Anh đến xâm lăng, ‘bảo hộ’ Singapore.
Sau quá trình dài nằm dưới ách thống trị thì vào 9/8/1965, nước Cộng hòa Singapore ra
đời.
8/8/1976, Singapore là một trong năm nước đồng sáng lập ASEAN.

2. Điều kiện tự nhiên


2.1. Vị trí địa lý
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được bao quanh bởi nhiều
đảo nhỏ, nằm ở cực nam bán đảo Mã Lai. Eo biển phía nam Singapore nhìn sang quần
đảo Indonesia. Eo biển phía bắc nối liền với Malaysia, là con đường huyết mạch từ Thái
Bình Dương thông sang Ấn Độ dương, được coi là “Ngã tư phương Đông”. Vị trí đặc
biệt này đã tạo điều kiện cho Singapore phát triển kinh tế đặc biệt trên lĩnh vực hàng hải.

2.2. Khí hậu


Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại
khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi
trong khoảng 22°C đến 34°C (72°–93°F).

2.3. Địa hình và tài nguyên thiên nhiên


Singapore có địa hình thấp với cao nguyên nhấp nhô, trong đó có lưu vực và những khu
bảo tồn thiên nhiên đang được chính phủ hết sức bảo vệ. Quá trình đô thị hóa đã làm biến
mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời nên hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng
là Khu bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah, và nhiều công viên đã được giữ gìn với sự can
thiệp của con người như Vườn Thực vật Quốc Gia. Kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm thì
các khu bảo tồn này đã đem lại nguồn lợi lớn cho ngành du lịch Singapore. Tuy nhiên,
nguồn tài nguyên Singapore lại rất ít ỏi chỉ có cá và cảng nước sâu; khoáng sản thì chỉ có
một ít than, chì, nham thạch, đất sét; nguồn nước ngọt thì đặc biệt khan hiếm. Vì vậy, hầu
hết các nguồn nguyên nhiên liệu đều phải nhập khẩu và không thế tự chủ trong quá trình
sản xuất. Bên cạnh đó, Singapore còn có một diện tích nhỏ hẹp chỉ với 692,7 km2 gồm
64 đảo, 1 đảo lớn và 63 đảo nhỏ, trong đó có 20 đảo có người ở; 1,9% diện tích đã được

5
canh tác; 4,5% diện tích là rừng.. Diện tích đất đã được canh tác chủ yếu là để trồng cao
su, dừa, rau và cây ăn quả, không dành nhiều cho trồng cây lương thực. Vì thế mà nền
nông nghiệp phát triển không mạnh khiến Singapore hàng năm đều phải nhập khẩu một
lượng lớn lương thực thực phẩm để đáp ứng nhu cầu trong nước.

3. Điều kiện xã hội


3.1. Dân số
Singapore là một quốc gia trẻ, đa dân tộc, nhiều sắc thái văn hóa được hình thành trên
nền tảng dân nhập cư từ Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và người Âu. Tính đến tháng
7/2008 có 78,6 % là người Hoa; 13,9 %, là người Mã Lai; 7,9% là người Ấn Độ, Pakistan
và Srilanca; 1,4 % là người gốc khác trong tổng 4,6 triệu dân.
Dân số trẻ hứa hẹn sẽ cung cấp lực lượng lao động khổng lồ cho Singapore nhưng vấn đề
đa dân tộc, đa sắc tộc lại gây khó khăn cho Chính phủ Singapore trong việc ổn định kinh
tế, chính trị.

3.2. Ngôn ngữ


Singapore dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ hành chính và một trong bốn ngôn ngữ chính
thức, bên cạnh tiếng Phổ Thông (Trung Quốc), tiếng Mã Lai, và tiếng Tamil. Người dân
Singapore thông thạo tiếng Anh đã giúp cho Singapore có thể học hỏi nhanh chóng các kĩ
thuật cũng như dễ dàng hơn trong việc buôn bán thương mại. Nhưng có một điều ít ai đế
ý đó là giới trẻ ngày nay, họ biết tiếng Anh nhưng khả năng tiếng Anh của họ không bằng
người Anh hoặc người Mỹ. Bên cạnh đó, tiếng mẹ đẻ cũng trở nên thui chột và họ cũng
không có được cảm giác ngôn ngữ như những người gốc bản xứ. Điều này dẫn đến nền
văn hóa, nghệ thuật của họ không thể tiến xa được. Giữa họ giờ đây hình thành một ngôn
ngữ giao tiếp mới, đó là Singlish.

3.3. Giao thông


Hệ thống giao thông công chính ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của đảo
quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông tại Singapore được vận
hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải của Châu Âu lục địa. Singapore
có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất
là xe bus và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid
Transit). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 42 ga (hiện vẫn tiếp tục phát triển) và
có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ
biến ở Singapore và không quá đắt. Singapore cũng có phương tiện giao thông đường
thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du
lịch.

6
3.4. Giáo dục
Với tống số dân gần 4,6 triệu người trong đó số người biết đọc, biết viết đạt 91%; nam:
95,9%; nữ: 86,3%. Singapore áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc và miễn phí 10 năm
(từ 6 đến 16 tuổi), sau khi học xong 6 năm tiểu học, học sinh phải học 4 năm trung học,
có tới 100% học sinh học qua tiểu học vào khoảng 70% học lên trung học. Tất cả trẻ em
học xong trung học có thể vào học ở các trường dạy nghề hoặc đại học. Singapore được
123 nước trên thế giới công nhận nền giáo dục.
Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài bài bản nhất thế giới.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ SINGAPORE

1. Cơ cấu GDP

 Hơn 70% GDP được tạo ra bởi các ngành dịch vụ. Song so với dự báo trước đó từ Bộ
Thương mại và Công nghiệp Singapore là 3,5%, Singapore vẫn ghi nhận mức tăng
trưởng 3,8%. Kết quả này có được nhờ lĩnh vực dịch vụ vẫn diễn ra sôi nổi với chuỗi
các sự kiện du lịch, hội nghị, thu hút nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia trên thế
giới.
 Ngành công nghiệp lớn nhất của Singapore cho đến nay là lĩnh vực sản xuất, đóng
góp 20% -25% GDP hàng năm của đất nước. Các cụm công nghiệp chính trong sản
xuất của Singapore bao gồm điện tử, hóa chất, khoa học y sinh, hậu cần và kỹ thuật
vận tải.

7
 Theo sau ngành sản xuất của Singapore là ngành dịch vụ tài chính, ngành này đã có
mức tăng trưởng ổn định nhờ môi trường kin doanh thuận lợi và ổn định chính trị của
Singapore. Là trụ sở của hơn 200 ngân hàng và là trung tâm khu vực được nhiều công
ty dịch vụ tài chính toàn cầu lựa chọn, thị trường dịch vụ tài chính của Singapore tạo
điều kiện chuyển giao kiến thức, quy trình, công nghệ và kỹ năng giữa các thị trường
toàn cầu, khu vực và trong nước.
 Các ngành công nghiệp mới nổi khác đang đóng góp đáng kể cho nền kinh tế
Singapore bao gồm công nghệ y tế, kỹ thuật hàng không vũ trụ, năng lượng sạch,
chăm sóc sức khỏe và phát triển nội dung

2. Các chỉ số kinh tế


2.1. Tổng sản phẩm quốc nội GDP
Hình 5. Biểu đồ thể hiện giá trị GNP và GDP trong giai đoạn 2011 – 20 (Tỷ Đô La)

Nguồn: Worldbank; Ceic data


Singapore là nước có GDP cao, xếp thứ 37 trên thế giới trong 2022. Nhìn chung,
GDP và GNP đều tăng khá ổn định qua các năm (GNP luôn luôn thấp hơn GDP), có năm
2020 GDP và GNP giảm do dịch COVID nhưng lại tăng trở lại vào các năm sau. GDP
năm 2022 đạt mức cao nhất là 599 tỷ US, có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc gần 200 tỷ
đô so với năm 2021.

2.2. GDP bình quân đầu người

8
Năm 2022, GDP bình quân đầu người của Singapore đạt hơn 82000 USD, tăng hơn
34% so với năm 2020. So với các nước trên thế giới thì GDP bình quân đầu người của
Singapore nằm trong top đầu thế giới, vượt qua nhiều cường quốc lớn như Mỹ, Nhật Bản,
Đức, Anh,... So với các nước trong khu vực thì GDP bình quân đầu người của Singapore
đứng đầu và có sự chênh lệch rất lớn.

2.3. Lạm phát


 Lạm phát tại Singapore có xu hướng gia tăng kể từ cuối năm 2019 đến nay sau gần 5
năm duy trì ổn định ở mức thấp giai đoạn 2015-2019. Lạm phát tổng thể của
Singapore năm 2022 đạt 6.1 %, đánh dấu mức cao nhất sau 14 năm kể từ năm 2008
(6.63%) và được dự báo ở mức 4,5-5,5% cho cả năm 2023. Theo tiêu chuẩn lịch sử
của Singapore, đây vẫn là những con số tương đối cao khi nhìn vào biểu đồ Tỷ lệ
Lạm phát của Singapore giai đoạn 1961 - 2021 dưới đây

9
 Nguyên nhân gây ra lạm phát cao ở Singapore có thể kể đến do xu hướng phục hồi
mạnh mẽ của tăng trưởng và nhu cầu toàn cầu đối với sự xuất hiện của vaccine ngừa
COVID-19, giá dầu mỏ và khí đốt tăng cao do suy giảm nguồn cung và những căng
thẳngđịa chính trị gần đây liên quan đến chiến tranh Nga - Ukraine, cũng như những
sự gián đoạn chuỗi cung ứng của thế giới liên quan đến đại dịch.
 Một trong những lĩnh vực có mức lạm phát cao nhất là lương thực thựcphẩm. Với
việc Singapore nhập khẩu hơn 90% lương thực tiêu thụ của người dân, những khó
khăn về chuỗi cung ứng – từ những trục trặc trong sản xuất ở các nông trường hay
nhà máy, tình trạng thiếu container vận chuyển cho đến đóng cửa cảng biển do
COVID-19 – đã khiến giá cước vận chuyển tăng, làm tăng chi phí nhập khẩu.
 Để đối phó với tình trạng này, chính phủ Singapore đã thực hiện thắt chặt hơn nữa
chính sách tiền tệ, tăng thuế GST, ổn định tình hình lao động,... chính phủ cũng đa
dạng hóa các nguồn nhập khẩu lương thực nhằm giảm khả năng dễ bị tổn thương
trước những biến động giá cả lớn trên toàn cầu và đảm bảo rằng giá cung cấp thực
phẩm vẫn duy trì tính cạnh tranh.
13

3. Thương mại
3.1 Thương mại hàng hóa
 Năm 2019 Singapore là nước xuất khẩu lớn thứ mười 15 trên thế giới (tăng 9,1% kể
từ năm 2015 nhưng giảm 5,3% so với 2018) và đứng thứ 16 về nhập khẩu (359 tỷ usd
giảm 3,2% )
10
 Tổng sản phẩm quốc nội ( GDP) ở Singapore trị giá 372.6 tỷ USD vào năm 2019,
theo dữ liệu chính thức từ Ngân hàng thế giới và dự báo từ Kinh tế Thương mại giá trị
(GDP) của Singapore chiếm 0,31 % nền kinh tế thế giới
 Đối tác thương mại chính của nước này là Trung Quốc Malaysia Indonesia ....
 Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Singapore là máy móc, thiết bị điện tử, hệ thống
lọc dầu, chế biến cao su và các sản phẩm cao su, thực phẩm chế biến và đồ uống, hóa
chất, dược phẩm,.... đứng đầu danh sách của Singapore là dầu mỏ tinh chế, chiếm
khoảng 30% tổng số hàng hóa xuất khẩu
 Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu của Singapore là để tái chế các mặt hàng nhập khẩu
chủ yếu là dầu thô, linh kiện điện tử máy móc công nghiệp, thực phẩm, đồ uống, sắt
thép, máy bay, xe có động cơ ,....đứng đầu danh sách nhập khẩu của Singapore là
xăng dầu chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu, tiếp theo là máy tính và phụ tùng máy
tính chiếm 10%
 Singapore đã bị ảnh hưởng bởi khối lượng thương mại sụt giảm trong bối cảnh xung
đột thương mại Mỹ Trung vào năm 2019:
 Tổng thương mại hàng hóa ở Singapore giảm 15,2% trong quý 2 năm 2020
 Xuất khẩu tại Singapore giảm còn 54 triệu SGD vào tháng 7 2020
 Bên cạnh đó các ngành đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng là vàng (132,7% ) dược
phẩm ( 41,3%) và máy móc chuyên dụng (28,1%). Nhập khẩu vào đã tăng từ
34581,96 triệu SGD (6/2020) lên 36.242,14 vào (7/2020)
 Covid-19 đã tác động đến mỏi mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu Singapore có
mức độ tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) cao nhất thế giới. Mà phần lớn hàng
nhập khẩu của Singapore không được tiêu thụ trực tiếp tại Singapore mà để tiếp tục
chế biến và hấp thụ nước ngoài. Trong đó Mỹ Malaysia Trung Quốc là 3 nguồn nhập
khẩu lớn nhất
 Do đó Singapore phải chịu những cú sốc lớn từ phía nguồn cung đang diễn ra tại các
nền kinh tế lớn này sao covid-19. Đồng thời Singapore cũng chịu những cú sốc lớn từ
phía cầu trên thị trường khu vực và toàn cầu do hạn chế về khả năng di chuyển của
con người và ngừng hoạt động kinh doanh
3.2. Thương mại dịch vụ
 Thương mại dịch vụ tổng thể của Singapore đạt 543,8 tỷ USD trong năm 2018 tổng
thương mại dịch vụ tính theo tỷ trọng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo giá thị
trường hiện tại tăng từ 103,9% trong năm trước lên 108% trong năm 2018
 Thương mại dịch vụ chủ yếu bao gồm dịch vụ vận tải du lịch và quản lý kinh doanh
dịch vụ vận tải du lịch và quản trị kinh doanh là 3 loại dịch vụ đứng chính hàng đầu
chiếm 49,8% dịch vụ xuất khẩu và 53,8% dịch vụ nhập khẩu
 Dịch vụ vận tải: là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu dịch
vụ cùng với quảng cáo và dịch vụ tài chính cho xuất khẩu xuất khẩu dịch vụ vận tải
tăng 24% lên 81,5 tỷ USD trong năm 2018 phần lớn là do doanh thu vận tải đường
biển tăng nhập khẩu dịch vụ vận tải tăng từ 19,9% lên 84,3 tỷ

11
 Du lịch: năm 2019 ngành dịch vụ Singapore ghi nhận con số cao kỷ lục với 19,1%
triệu lượt khách quốc tế trong đó khách Trung Quốc chiếm 19%
 Doanh thu đến từ ngành du lịch Singapore trong năm ngoái ước tính đạt 27,1 tỷ SGD
(tương đương 19,5 tỷ USD) tăng 0,5% so với 2018
 Trong năm 2020 covid-19 đã khiến ngành du lịch Singapore thất thu lớn lượng khách
quốc tế tham quan quốc đảo này giảm 25 đến 30% so với năm 2019
 Các đối tác thương mại hàng đầu của Singapore về thương mại dịch vụ là Liên Minh
Châu Âu( EU), Hoa Kỳ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean), Nhật Bản và
Trung Quốc Đại Lục. Các nền kinh tế này cùng chiếm 61,8% xuất khẩu dịch vụ và
60,7% nhập khẩu dịch vụ trong năm 2018. Xuất khẩu dịch vụ sang EU, Trung Quốc
Đại Lục, Mỹ và Nhật Bản ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ.
4. Đầu tư
4.1. Nước nhận đầu tư
 Theo báo cáo đầu tư thế giới năm 2020 của UNCTAD dòng vốn FDI đã tăng lên 92 tỷ
USD vào năm 2019, từ mức 79 tỷ USD 1 năm trước đó. Singapore là quốc gia tiếp
nhận dòng vốn FDI lớn thứ 5 trên thế giới sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hà Lan và Hồng
Kông. Singapore cũng là nhà đầu tư lớn ra nước ngoài, dòng vốn FDI đạt 33 tỷ USD
vào năm 2019.
 Singapore đã ký hiệp ước đầu tư song phương (BIT) với 46 Quốc gia
 Đối tác đầu tư: các nhà đầu tư chính ở Singapore là Hoa Kỳ, quần đảoVirgin thuộc
Anh, quần đảo Cayman và Hà Lan. Hoa Kỳ là nhà đầu tư đơn Quốc gia lớn nhất tại
Singapore. Đặc biệt các công ty Hoa Kỳ chiếm hơn 20% tổng số vốn FDI vào
Singapore.
 Lĩnh vực đầu tư: các hoạt động tài chính bảo hiểm là lĩnh vực nhà đầu tư nước ngoài
chính chiếm 54,5% tổng nguồn vốn FDI .Lĩnh vực nhận được rất nhiều sự yêu thích
của các nhà đầu tư nước ngoài là công nghệ tài chính giữa trên công nghệ blockchain
và tiền điện tử phát triển của hoạt động fintech.
 Trong năm 2020 dịch covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư và kinh
doanh của Singapore cụ thể:
Đối với ngành logistics doanh thu trung bình giảm từ 20% đến 40% so với cùng kỳ
năm 2019. Trong đó có khoảng 15% doanh nghiệp bị giảm tới 50% doanh thu so với
năm 2019 .Các hoạt động logistic như vận tải giảm giao dịch vụ thông quan bị cản trở
dịch vụ kho bãi, cước cũng bị ảnh hưởng nặng . Một số vấn đề phát sinh khác nghe
nhiều khách hàng quốc tế gặp khó khăn về tài chính dẫn đến mất khả năng trả nợ cho
chủ hàng nhà cung cấp tại Singapore kéo theo việc chủ hàng chậm thanh toán cho
doanh nghiệp logistic.
4.2. Nước đi đầu tư
 Theo Cục Đầu Tư nước ngoài trong số 70 Quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư
được cấp phép mới tại Việt Nam Trong tám tháng, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất
với 4,6 tỷ USD, chiếm 47% vốn đăng ký cấp mới.

12
 Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và đầu tư đến nay Singapore đã đầu tư vào 48/63 tỉnh
thành của Việt Nam. Trong đó thành phố Chí Minh đứng đầu với 1130 dự án cùng số
vốn đầu tư đăng ký đạt 10,7 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo
đứng thứ nhất với 574 dự án tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 20,17 tỷ USD chiếm 40%
tổng vốn đầu tư.
 Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore( VSIP) là 1 biểu tượng cho tính hiệu quả của
các dự án đầu tư Singapore. Khu công nghiệp này đã hoạt động được hơn 11 năm với
7 khu: Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hải Dương và Nghệ An và
đang xây dựng VSIP 8 tại Quảng Trị.
5. Lao động
 Với 1 nền kinh tế phát triển nhanh và 1 mức sống cao Singapore là một trong những
điểm đến hấp dẫn cho người lao động nước ngoài. Thị trường xuất khẩu lao động
sang Singapore đang thu hút nhiều lao động đến từ Việt Nam đặc biệt là các lao động
đã từng đi Malaysia Đài Loan Trung Quốc hoặc lao động có thể giao tiếp thành thạo
Tiếng Trung và Tiếng Anh.
 Điều kiện làm việc của lao động tại Singapore: Mức sống cao và tỷ lệ thất nghiệp khá
thấp của Singapore cho thấy chất lượng công việc khá tốt. Tại Singapore văn hóa
Singapore cũng thân thiện và nhiều màu sắc, đối với hầu hết người nước ngoài làm
việc tại Singapore sẽ không bị cú sốc văn hóa lớn nhiều lao động xuất khẩu.
 An sinh xã hội
Singapore có một hệ thống an sinh xã hội được gọi là quỹ tiết kiệm Trung ương và
đòi hỏi sự đóng góp của cả ngày lao động và người sử dụng lao động. Một khi tham
gia vào hệ thống thì cư dân sẽ được nhận cấp hưu trí chăm sóc sức khỏe quyền sở hữu
nhà bảo vệ gia đình....
 Làm việc giờ tiền lương và các ngày lễ
Giờ làm việc bình thường tại Singapore là từ thứ hai đến thứ sáu 9 giờ sáng đến 13
giờ chiều và từ 14 giờ chiều đến 17 giờ. Tối đa giờ làm việc mỗi tuần là 44 giờ. Tuổi
nghỉ hưu theo quy định của pháp luật là 60 tuổi. Tiền lương tại Singapore gần như cao
nhất Châu Á Singapore.
 Quy định về lao động
Đình công và có cuộc biểu tình của người lao động rất hiếm gặp. Ở Singapore hợp
đồng lao động của Singapore được coi là nghiêm ngặt.
 Lao động là người ngoại quốc chiếm 1/3 dân số Singapore hoạt động trên tất cả các
khía cạnh của nền kinh tế từ lao động phổ thông từ các ngành dịch vụ cho tới công sở.
Trong đó sản xuất là ngành kinh tế lớn nhất ở Singapore với ngành sản xuất thiết bị
điện tử chiếm tỷ trọng trên 1 nửa Singapore và có rất nhiều cơ hội cho những người
lao động nước ngoài. Trong các tập đoàn đa quốc gia người nước ngoài là 1 nguồn lực
quan trọng cho các công ty Singapore. Trên tất cả các ngành công nghiệp người nước
ngoài chiếm tỷ lệ cao trong các lĩnh vực sau: thương mại, khoa học công nghệ, phát
triển công nghiệp, du lịch, sản xuất kỹ thuật,... Các ngành công nghiệp tăng trưởng
cao như tài chính ngân hàng và các dịch vụ y tế và khoa học kỹ thuật cũng đang bắt
đầu thu hút nhiều tài năng đến từ nước ngoài.
13
CHƯƠNG 3: Thực trạng lao động Singapore

1. Thực trạng lao động ở Singapore


Singapore được đánh giá là một trong những thị trường kinh tế mở năng động và phát
triển bậc nhất khu vực châu Á. Đây là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về đổi mới do môi
trường pháp lý ổn định và hiệu quả, hệ thống giáo dục tiên tiến và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Trong nỗ lực phục hồi kinh tế do ảnh hưởng đại dịch Covid-19, Singapore đang đẩy
nhanh việc chuyển đổi việc làm của lực lượng lao động để tạo động lực thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế - xã hội.
Tính đến năm 2022 Singapore có hơn 5 triệu lao động (cả lao động nước ngoài), trong đó
lao động nước ngoài chiếm 25% tổng số lao động.
Các chuyên gia dự báo, 1/5 lực lượng lao động toàn thời gian của Singapore sẽ bị thay
thế việc làm vào năm 2028 do sự xuất hiện các công nghệ tiên tiến của cách mạng 4.0.
Trước thực trạng đó, Chính phủ Singapore đã áp dụng một hệ thống lập kế hoạch tập
trung để đánh giá những thay đổi của thị trường lao động và chuẩn bị lực lượng lao động
cho các yêu cầu thay đổi của thời đại.

1.1. Chất lượng lao động


- Chủ yếu là chất lượng lao động cao
- Chỉ số nhân lực 2013 (HCI) do Diễn đàn thế giới đánh giá và đã xếp hạng Singapore
đứng thứ ba toàn cầu và nhất châu Á. Năm 2017 với việc phát triển và sử dụng được 73%
vốn nhân lực của mình, Singapore đã được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) xếp hạng
thứ nhất tại châu Á, đứng thứ 11 trên tổng số 130 quốc gia
- Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) 2019 năng suất lao động của Singapore cao nhất
châu Á, gấp 5 lần Trung Quốc và khoảng 15 lần Việt Nam. Năng suất lao động theo giờ
của Singapore đạt 54,0 USD gấp 12,5 lần Việt Nam.

1.2. Đào tạo lao động


- Singapore phát động một loạt chương trình quy mô để bịt lỗ hổng kỹ năng và nâng cao
năng lực số cho lao động.
- Điển hình là Cuộc vận động kỹ năng tương lai (SkillsFuture movement), được triển khai
từ năm 2014 nhằm, về kinh tế, tạo nền tảng cho một nền kinh tế tiên tiến với kỹ năng cao,
năng suất và đổi mới sáng tạo. Về xã hội, xây dựng và trang bị cho toàn dân, cả già và
trẻ, thuộc mọi thành phần, tâm thế, thái độ và kỹ năng làm việc trong môi trường số, tạo
cơ hội cho các cá nhân bất kể xuất phát điểm phát huy hết tiềm năng, sở trường của
mình…

1.3. Cơ cấu lao động

14
- Theo thống kê năm 2017, dân số trong nhóm từ 15 đến 64 tuổi chiếm 77%, từ 65 tuổi
chiếm 9%, điều này phần nào đáp ứng được nhu cầu về lao động trong các ngành nghề,
công việc khác nhau. Tuy nhiên cơ cấu dân số Singapore cũng đang có xu hướng già hoá
càng tạo điều kiện cho lao động nhập cư nên chính phủ Singapore quyết định tăng tuổi
nghỉ hưu lên 63 tuổi và tuổi tái làm việc lên 68 tubắt đầu từ ngày 1/7/2022, trợ cấp 2.500
đô la Singapore cho mỗi nhân viên trên 60 tuổi.

1.4. Tỷ lệ việc làm


- Tỷ lệ việc làm của thanh niên (15-24 tuổi) đã giảm từ mức cao nhất trong hai thập kỷ là
37,2% vào năm 2021 xuống còn 34,5%. Nhiều lao động từ 25 đến 64 tuổi (82,7%) có
việc làm vào năm 2022 so với năm trước (81,8%). Trong khi tỷ lệ việc làm của người cao
tuổi từ 65 tuổi trở lên vào năm 2022 (31,0%) đã giảm bớt từ năm 2021 (31,7%). Nhìn
chung, tỷ lệ có việc làm của thanh niên có xu hướng tương đối thấp hơn so với người dân
ở độ tuổi 25 đến 64, vì phần lớn trong số họ đang học tập hoặc đào tạo.

Hình 1.Tỷ lệ việc làm theo độ tuổi

1.5. Thu nhập


Thu nhập của lao động toàn thời gian tăng từ 4.68 đô la năm 2021 lên đến 5.07 đô la và
năm 2022. Thu nhập của người lao động đã tăng trở lại từ năm 2021 sau khi giảm vào
năm 2020 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

15
Hình 2. Thu nhập của lao động toàn thời gian

1.6. Tỷ lệ thất nghiệp


Với sự phục hồi kinh tế và nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch, tỷ lệ thất nghiệp
của người lao động tiếp tục được cải thiện (2,1% năm 2022 giảm còn 1,9% năm 2023).

Hình 3. Tỷ lệ thất nghiệp

2. Chính sách phát triển lao động


Với dân số ngày càng già hóa và xu hướng nghỉ hưu sớm ngày càng tăng của đội ngũ
công nhân lành nghề, Chính phủ Singapore tập trung đề ra các chính sách khuyến khích
những công nhân lành nghề tham gia lâu hơn vào thị trường lao động cũng như đào tạo
kỹ năng nghề, nâng cao trình độ cho giới trẻ nói riêng và người lao động nói chung.
- Chủ động nâng cao và đào tạo lại kỹ năng
Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, một điều chắc chắn là nhiều công việc
sẽ lỗi thời trong vài năm tới khi quá trình tự động hóa dần thay thế con người. Singapore
đã sớm nhận ra và chủ động đón đầu xu thế này.
Ngân hàng DBS tại Singapore đã lên kế hoạch trước 3 năm và đào tạo lại 1.600 nhân viên
ngân hàng, giao dịch viên ngân hàng và nhân viên thanh toán séc.
Trong giai đoạn này, khoảng 1.200 người đã xoay sở để được bố trí vào các vai trò khác
tại ngân hàng và 400 người đã chuyển sang làm việc tại các ngân hàng khác.
- Gắn chiến lược kinh doanh với chiến lược kỹ năng
Ở Singapore, dễ dàng nhận thấy mối liên hệ giữa lực lượng lao động và một nền kinh tế
mạnh. Chính phủ và các doanh nghiệp luôn nỗ lực để đảm bảo rằng chiến lược kinh
doanh của từng ngành nghề liên kết chặt chẽ và được hỗ trợ bởi chiến lược kỹ năng.

16
Một nền kinh tế cạnh tranh cần một lực lượng lao động cạnh tranh. Và để làm được như
vậy, cứ sau vài năm, Singapore lại khảo sát khu vực tư nhân trên cơ sở từng ngành và đặt
ra câu hỏi về chiến lược của họ: Hoạt động kinh doanh sẽ đi theo hướng nào? Có kế
hoạch quốc tế hóa, chuyển đổi số hay không?...
- Tầm quan trọng của kỹ năng việc làm và một số đề xuất cho các trường đại học
Singapore đã thành lập Hội đồng Kinh tế tương lai do Phó Thủ tướng và những người
đứng đầu khu vực tư nhân đồng chủ trì. Những nhu cầu, định hướng phát triển của từng
ngành nghề sẽ được xem xét độc lập. Một khi các ngành nghề công bố chiến lược tuyển
dụng nhân tài và yêu cầu kỹ năng đáp ứng sự phát triển của thị trường, nó sẽ gần như
ngay lập tức được chuyển hóa vào các chương trình giảng dạy trong trường đại học, các
trường đào tạo nghề,… Bằng cách này, chiến lược đào tạo kỹ năng sẽ hỗ trợ đắc lực cho
việc hiện thực hóa kế hoạch chuyển đổi hoạt động của từng ngành nghề.
- Đầu tư nâng cao tay nghề
Singapore cũng cấp vốn cho công dân đầu tư nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Chương
trình này nằm trong phong trào quốc gia SkillsFuture. Theo đó, người dân Singapore khi
đủ 25 tuổi sẽ được cấp 400 đô la Singapore (và một khoản tiền bổ sung sau đó). Cách tiếp
cận này nhằm tạo ra sự linh hoạt để người lao động có thể tận dụng tối đa các kỹ năng
mình có. Đồng thời không bỏ lỡ cơ hội nâng cao tay nghề, tránh bị "đào thải" khỏi thị
trường lao động luôn không ngừng thay đổi.
- Thiết kế lại công việc cho lực lượng lao động lớn tuổi
Giống như nhiều quốc gia, Singapore đang "sở hữu" lực lượng lao động già. Tuy nhiên,
một kế hoạch riêng đã được thiết kế cho nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm này để đảm
bảo rằng các công ty có thể giữ chân họ khi dân số giảm.
SkillsFuture Singapore có nhiệm vụ nghiên cứu, đánh giá các kế hoạch về lực lượng lao
động, tập trung vào những ngành có tỉ lệ người lớn tuổi cao nhất. Từ đó, hội đồng này tư
vấn, hỗ trợ các công ty phân bổ thời gian, thiết kế lại công việc phù hợp cho những người
lao động lớn tuổi, để họ tiếp tục góp mặt trong thị trường lao động.
- Cân bằng nguồn nhân lực trong nước và quốc tế
Singapore đang ở trạng thái đầy đủ việc làm và không thể "vắt kiệt thêm" lực lượng lao
động của mình. Để giải quyết thách thức này, Chính phủ đã tạo ra các giải pháp để khai
thác nguồn nhân lực nước ngoài. Tuy nhiên, Singapore luôn tính toán, quản lý chặt chẽ
để đảm bảo sự cân bằng giữa 2 lực lượng trong nước và quốc tế, đồng thời ưu tiên nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực nội địa.

3. Thành tựu
- Là một quốc gia đi lên từ điểm xuất phát thấp và đạt được nhiều thành tựu ấn tượng mà
cả thế giới phải thừa nhận, có thể nói Singapore đã biến việc trọng dụng nhân tài trở
thành một thương hiệu quốc gia, từ đó, tạo lực kéo người đến và giữ người ở lại phục vụ

17
cho sự nghiệp phát triển đất nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Singapore
được coi là hình mẫu cho các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.

4. Hạn chế
Mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi người tài năng, nhưng Chính phủ Singapore đang phải
giải quyết vấn đề nhân lực trong khu vực công dịch chuyển sang khu vực tự do có nhiều
ưu đãi hơn cũng như có chính sách tuyển dụng chuyên nghiệp hơn. Trên thực tế, chính
sách thu hút nhân tài trong khu vực công của Singapore đang chịu tác động trực tiếp bởi
xu thế tuyển dụng lao động của khu vực ASEAN.

CHƯƠNG 4. LIÊN HỆ TỚI VIỆT NAM

1. Điểm mạnh trong chính sách nhân lực của Singapore


Điểm mạnh của Singapore: là 1 quốc đảo nhỏ, ít tài nguyên thiên nhiên và để có một nền
kinh tế phát triển, Singapore đã và đang tập trung nâng cao nguồn nhân lực hay phát huy
tối đa tài năng của người lao động, liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một hệ thống qua
con đường giáo dục. Bên cạnh đó, không chỉ tập trung khai thác tài năng con người,
Singapore còn luôn chú trọng về sự công nhận của những tài năng đó. Chính phủ luôn cố
gắng nâng cao mức lương cơ bản để tạo động lực phấn đấu và làm việc cho người lao
động, đồng thời có những chính sách rõ ràng về mức lương, thưởng cũng như hình phạt
một cách công khai, minh bạch.
- Chính phủ Singapore căn cứ vào các tiêu chí và nguyên tắc như trình độ học vấn, năng
lực thực thi là cơ sở để đánh giá, lựa chọn đội ngũ lao động, đảm bảo sự công tâm, đại
chúng, minh bạch, công khai và không độc quyền
- Hiện nay, Chính phủ Singapore đang nỗ lực thay đổi cơ chế tuyển dụng để có thể lựa
chọn được những người tốt nhất, giao cho họ công việc mang tính thử thách và trả lương
xứng đáng. - Một trong những điểm đặc biệt trong phát triển nguồn nhân lực công của
Singapore là việc thực thi chính sách tiền lương tạo động lực cho lao động. - Tuy nhiên,
Chính phủ Singapore cũng quy định chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những lao động,
công chức có hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là tham nhũng. Khi bị kết án về hành vi
tham nhũng, nếu họ đã nghỉ hưu thì sẽ bị cắt lương hưu và những lợi ích khác. Ngoài ra,
tùy vào mức độ vi phạm có thể chịu án phạt tù, thậm chí là tử hình.

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Singapore đã áp dụng nhiều chính sách và định hướng có hiệu quả trong việc phát triển
nguồn nhân lực, đặc biệt là giai đoạn cốt lõi - giáo dục học sinh, sinh viên để có thể trở
thành những lao động chất lượng cao. Vì thế, với đặc điểm cùng chung 1 khu vực - Đông
Nam Á, có những nét văn hóa gần gũi và tương đồng, đặc biệt là cùng tham gia Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á, ta có nhiều cơ sở để học hỏi và chọn lọc phương pháp, chính

18
sách phù hợp với tình hình đất nước một cách dễ dàng hơn trong việc xây dựng, phát
triển nguồn nhân lực. Cụ thể:
- Giáo dục: Trước hết, Việt Nam cần sớm thực hiện khảo sát thực trạng cơ sở giáo dục
khảo sát khối các trường trung học phổ thông, để có đối chiếu với chuẩn quốc gia; khảo
sát cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đánh giá xem cần khắc phục ngay điều gì. Với khối
các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, việc đánh giá cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,
chương trình, các ngành nghề đang đào tạo là điều hết sức quan trọng. Bên cạnh đó,
chúng ta cần quan tâm đến sự phân bố giữa các trường, sự phối hợp đào tạo giữa các
trường, tổng hợp và phân tích xem cơ cấu ngành nghề và phân bố các trường và ngành
nghề như thế ở từng tỉnh thành đã hợp lý chưa. Cùng đó, rất cần quan tâm đến khả năng
phát triển, đào tạo ngành nghề mới của các trường và khả năng xã hội hóa của các trường
như thế nào. Điều này cần sự phối hợp và làm việc của ban chỉ đạo Nhà Nước nói chung
và các tỉnh thành nói riêng. (Như tỉnh Quảng Ninh đã từng làm khảo sát thực trạng các cơ
sở giáo dục, y tế vào đầu năm nay 2022)
Việt Nam cần tiến hành đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục, đảm bảo các chính sách
phát triển giáo dục phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn
tương ứng: đây là nhiệm vụ then chốt, giải pháp chủ yếu, là quốc sách hàng đầu để phát
triển nhân lực Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020 và những thời kỳ tiếp theo.
Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục đào tạo qua nhiều hình thức như đầu tư cơ sở vật
chất, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và
trình độ của đội ngũ giáo viên,… Để hòa nhập với sự phát triển chung của giáo dục toàn
cầu, giáo dục Việt Nam cần đảm bảo đủ 4 nguyên lý: “học để biết, học để làm, học để
sống chung với mọi người và học để tồn tại” (Nguyễn Văn Tài, 2002), chú ý trọng vào
đến kỹ năng tự đào tạo, học tập suốt đời, thích ứng môi trường làm việc toàn cầu.
Đặc biệt, Việt Nam cần chú trọng vào phát triển giáo dục đại học trong tình hình mới vì
đây là bộ phận đóng vai trò trực tiếp trong việc cải thiện số lượng và nâng cao chất lượng
của nguồn nhân lực, cụ thể là: Khuyến khích tự chủ đại học và thu hút các thành phần
kinh tế tư nhân đầu tư vào phát triển giáo dục đại học (như Phenikaa: chủ tịch tập đoàn
Phenikaa vừa trở thành cổ đông chi phối của Trường Đại học Thành Tây. Ông kỳ vọng
Trường với xuất phát điểm gần như là trường dạy nghề không mấy tên tuổi, sẽ trở thành
đại học nghiên cứu.) Đầu tư xây dựng các trường đại học trọng điểm, thực hiện tốt việc
giáo dục đại học đại chúng, mở rộng cơ hội nhập học cho sinh viên đồng thời với việc
đảm bảo thực hiện tốt các tiêu chuẩn đầu ra. Đẩy mạnh các chương trình giao lưu hoặc
chuyển đổi sinh viên với các trường đại học trên thế giới, khuyến khích các trường quốc
tế vào xây dựng chi nhánh tại Việt Nam

- Cần có dự báo nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao (phụ thuộc vào các yếu tố khối
lượng công việc, cơ cấu ngành nghề, tỷ lệ nghỉ việc, khả năng cung và cầu lao đọng trong

19
thị trường) để chủ động tạo nguồn phù hợp cho nền công vụ. Cơ quan chuyên trách quản
lý nguồn nhân lực khu vực công cần đưa ra những kế hoạch tầm chiến lược cho sự phát
triển nguồn nhân lực trong khu vực công. Các kế hoạch này phải được xây dựng phù hợp
với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; đồng thời cần có những bước đi, lộ trình
cụ thể. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần tạo ra bước ngoặt trong sự phát triển
khu vực công, góp phần xây dựng nền công vụ thực sự hiện đại, minh bạch, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả. Cần xây dựng bộ quy tắc về tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức
danh, vị trí việc làm, đây là cơ sở hướng đến việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công
chức hoạt động trong khu vực công. Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
này, các cơ quan quản lý sẽ lựa chọn được nhân sự thực sự phù hợp, đáp ứng yêu cầu
công việc tương ứng với mỗi vị trí khác nhau, đảm bảo tính khách quan, minh bạch, đúng
người, đúng việc.được kiến thức khoa học, đi tiên phong trong việc cập nhật kiến thức và
công nghệ mới nhất, góp phần thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa Việt Nam và các
nước trên thế giới. Họ cần có khả năng thấy được những thử thách trong tương lai, đề
xuất được hướng phát triển trong lĩnh vực chuyên môn của họ, đồng thời rèn luyện phẩm
chất đạo đức tốt để những gì họ làm đều là hướng về lợi ích của quốc gia và dân tộc.
- Thu hút lao động:
+ Việt Nam cần thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, nuôi dưỡng và thu hút nguồn nhân
lực chất lượng cao. Việc thu hút và bồi dưỡng nhân tài cũng không kém phần quan trọng
so với việc đào tạo. Việt Nam cần xây dựng các chính sách chuyên biệt với chế độ làm
việc nhiều ưu đãi cho nguồn nhân lực chất lượng. cao được đào tạo trong nước và nước
ngoài, thu hút những du học sinh trở về nước làm việc sau khi tốt nghiệp và khuyến khích
nguồn nhân lực trình độ cao từ các nước phát triển trên thế giới đến Việt Nam làm việc
(các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học
xã hội,…). Hầu hết các tỉnh, thành phố ở Việt Nam khi xây dựng chính sách này đều tính
đến việc trợ cấp thêm một khoản tiền hằng tháng để cải thiện thu nhập cho cán bộ, công
chức, viên chức.Cụ thể một số phúc lợi có ý nghĩa chi phối nhiều đến quyết định lựa chọn
công việc và nơi làm việc của người lao động là nhà ở, bố trí việc làm cho vợ/chồng, cơ
hội học tập cho con cái, chế độ chăm sóc sức khỏe, nghĩ dưỡng, du lịch… Thưởng hằng
năm và thưởng theo thành tích cũng có tác động khuyến khích.
+ Tiếp tục đổi mới quản lý Nhà nước. Tập trung hoàn thiện bộ máy quản lý phát triển
nguồn nhân lực, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả
hoạt động bộ máy quản lý về phát triển nguồn nhân lực. Đổi mới các chính sách, cơ chế,
công cụ phát triển và quản lý nguồn nhân lực bao gồm các nội dung về môi trường làm
việc, chính sách việc làm, thu nhập, bảo hiểm, bảo trợ xã hội, điều kiện nhà ở và các điều
kiện sinh sống, định cư, chú ý các chính sách đối với bộ phận nhân lực chất lượng cao,
nhân tài.

20
+ Căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi địa phương để xây dựng chính sách phù hợp nhằm
thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực công. Các địa phương ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo sẽ cần có những chính sách thu hút
nguồn nhân lực công phù hợp và hiệu quả và mở rộng trong khu vực tư nhân, nhất là
trong bối cảnh xã hội hóa dịch vụ công hiện nay.
+ Ngoài ra còn:
o Chủ động hội nhập kinh tế
o Bảo dảm nguồn lực tài chính quốc gia
o Dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao
o Xây dựng bộ quy tắc về tiêu chuẩn nghề nghiệp

21
LỜI KẾT
Singapore đã đạt được thành công đáng kể trong việc xây dựng một nền kinh tế phát triển
và quản lý nhân lực hiệu quả. Sự đầu tư vào giáo dục và đào tạo, cùng với chính sách
nhập cư linh hoạt, đã giúp Singapore có được nguồn nhân lực chất lượng cao và đa dạng.
Tuy nhiên, Singapore vẫn phải nỗ lực để duy trì sự cạnh tranh trong việc thu hút và giữ
chân nhân tài trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng. Thế giới luôn thay đổi và
phát triển từng giây, từng phút và Singapore cũng vậy – Họ đã thành công thay đổi bộ
mặt đất nước nhưng không có nghĩa họ có thể chững lại, cùng chờ đón những sư phát
triển vượt bậc của họ trong tương lai.

Nhóm 10 xin chân thành cảm ơn!

22

You might also like