You are on page 1of 20

MỤC LỤC

TÓM TẮT............................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................5
2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.........................................................................................5
3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu của đề tài....................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................................5
5. Kết cấu đề tài.................................................................................................................5
NỘI DUNG..........................................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC MALAYSIA.............................................6
I. Vị trí địa lý.....................................................................................................................6
II. Đặc điểm dân cư và xã hội...........................................................................................7
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ MALAYSIA........................................................8
I. Thời cổ đại.....................................................................................................................8
II. Các vương quốc đầu tiên..............................................................................................8
III. Vương quốc Mlaacca..................................................................................................9
IV. Johor và người Hà Lan..............................................................................................10
V. Chủ nghĩa thực dân Anh tại Malaysia........................................................................11
VI. Giai đoạn Chiến tranh thế giới II..............................................................................11
VII. Thời kỳ độc lập và thống nhất.................................................................................12
CHƯƠNG 3: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ MALAYSIA........................................................13
I. Thể chế chính trị..........................................................................................................13
II. Phân chia địa phương, lãnh thổ và địa giới hành chính..............................................14
III. Đảng phái chính trị....................................................................................................14
IV. Tình hình chính trị....................................................................................................15

1
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA MALAYSIA.....................16
I. Văn hóa đạo Hồi..........................................................................................................17
II. Văn hóa giao tiếp, ứng xử..........................................................................................17
III. Văn hóa ẩm thực.......................................................................................................18
IV. Một số lễ hội văn hóa đặc sắc của Malaysia.............................................................19
1. Lễ hội Thaipusam 19
2. Tết trung thu 19
3. Lễ hội Duanwu 19
4. Lễ hội Gawai 19
5. Lễ hội Diwali 20
KẾT LUẬN........................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................21

2
TÓM TẮT
Malaysia là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích là 332.952km 2,
bao gồm 13 bang được chia thành hai phần Tây Malaysia và Đông Malaysia. Malaysia có
nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai trong khu vực; từ thế kỷ XVIII, các vương quốc
này bắt đầu lệ thuộc vào Đế quốc Anh và giành được độc lập vào ngày 31/8/1957. Được
gọi bằng cái tên “châu Á thu nhỏ”, Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, dân số hơn 28
triệu người với 30 dân tộc khác nhau. Sự hòa quyện của ba nền văn minh cổ xưa nhất
châu Á là Mã Lai, Trung Hoa và Ấn Độ với truyền thống bản địa của dân tộc Kadazan-
Dusun, Ibans và một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sabah và Sarawak đã mang lại cho
đất nước hiền hòa này một nền văn hóa đa dạng, đặc sắc, xếp vào hàng độc đáo nhất thế
giới. Malaysia là một nước theo thể chế chính trị quân chủ lập hiến. Hiến pháp tuyên
bố Hồi giáo là quốc giáo trong khi bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Hệ thống chính quyền của
Malaysia có mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster và hệ thống pháp luật dựa
trên thông luật. Nguyên thủ quốc gia là quốc vương, được gọi là Yang di-Pertuan Agong,
được chọn từ các quân chủ kế tập của chín bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi
sau mỗi 5 năm. Người đứng đầu chính phủ liên bang là thủ tướng.

Từ khóa: nguồn gốc, văn hóa, thể chế chính trị


“Malaysia is located in Southeast Asia with a total area of 332,952 km2, comprising 13
states divided into two parts of West Malaysia and East Malaysia. Malaysia originates
from the Malay kingdoms in the region; From the 18 th century, these kingdoms began to
depend on the British Empire and gain independence on August 31 th, 1957. Called the
"miniature Asia," Malaysia is a multi-ethnic country with a population of more than 28
million people with 30 different ethnic groups. The combination of three of Asia's oldest
civilizations, Malaysia, China and India, with the indigenous traditions of the Kadazan-
Dusun, Ibans and some of the ethnic communities in Sabah and Sarawak brought Back to
this gentle country a diverse culture, special, ranked in the most unique in the world.
Malaysia is a constitutional monarchy. The constitution states that Islam is the state
religion while protecting religious freedom. The Malaysian government system has a
model close to the Westminster parliamentary system and the legal system based on
common law. The sovereign, known as the Yang di-Pertuan Agong, was chosen from the
successive monarchs of the nine states of Malaysia under the monarchy, changing every
five years. The head of the federal government is the prime minister.”

3
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
"Malay" theo tiếng Mã Lai là "hoàng kim". Malaysia là một trong những đất nước thân
thiện và ổn định nhất Đông Nam Á; là một đất nước rất hẫp dẫn với sự kết hợp hài ḥòa
của nhiều dân tộc, văn hoá và tín ngưỡng. Nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế bền vững và
ổn định chính trị đã khiến cho Malaysia trở thành một trong những nước năng động và
giàu có nhất trong khu vực. Do đó việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị
của Malaysia sẽ giúp hiểu rõ hơn về quốc gia này nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói
chung.

2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài


Việc tìm hiểu, khai thác đề tài “Thảo luận và trình bày về lịch sử văn, văn hóa, thể chế
chính trị của Malaysia” chúng tôi nhằm mục đích: tìm hiểu về tổng quan về đất nước
Malaysia, đi sâu vào tìm hiểu lịch sử, văn hóa, thể chế chính trị của quốc gia này. Từ đó
có cái nhìn sâu sắc hơn, hiểu rõ hơn về đất nước, con người và phong tục tập quán ở nơi
đây; rộng hơn là có cái nhìn tổng quan về khu vực Đông Nam Á.
3. Đối tương, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Malaysia.
Phạm vi nghiên cứu: Lịch sử, văn hóa, chính trị.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của đề tài
được kết cấu làm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về đất nước Malaysia
Chương 2: Sơ lược về lịch sử Malaysia
Chương 3: Thể chế chính trị của Malaysia
Chương 4: Một số nét văn hóa tiêu biểu của Malaysia

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC MALAYSIA

4
I. Vị trí địa lý

Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á. Quốc gia bao
gồm 13 bang và 3 lãnh thổ liên bang, là quốc gia lớn thứ 67 trên thế giới về diện tích đất
liền với tổng diện tích khoảng 329.847 km2.
Malaysia có nguồn gốc từ các vương quốc Mã Lai hiện diện trong khu vực, và từ thế kỷ
XVIII, các vương quốc này bắt đầu lệ thuộc vào Đế quốc Anh. Các lãnh thổ đầu tiên của
Anh Quốc được gọi là các khu định cư eo biển. Các lãnh thổ tại Malaysia bán đảo được
hợp nhất thành Liên hiệp Malaya vào năm 1946. Malaya được tái cấu trúc thành Liên
bang Malaya vào năm 1948, và giành được độc lập vào ngày 31/ 8/1957. Malaya hợp nhất
với Bắc Borneo, Sarawwak và Singapore vào ngày 16/9/1963, với từ “si” được thêm vào
quốc hiệu mới là Malaysia. Đến năm 1965, Singapore bị trục xuất khỏi liên bang.
Malaysia bị tách làm hai phần qua biển Đông: Malaysia bán đảo và Borneo thuộc
Malaysia, tuy nhiên hai phần này có cảnh quan phần lớn là tương tự nhau với các đồng
bằng duyên hải rồi cao lên đồi và núi. Malaysia bán đảo chiếm 40% diện tích đất liền của
Malaysia, trải dài 740 km từ Bắc xuống Nam, và có chiều rộng tối đa là 322 km. Dãy
Titiwangsa phân chia bờ biển Đông và Tây tại Malaysia bán đảo, dãy núi này là một phần
của hàng loạt dãy núi chạy từ phần trung tâm của bán đảo. Các dãy núi này vẫn có rừng
bao phủ dày đặc, và có cấu tạo chủ yếu gồm đá hoa cương và các loại đá lửa khác. Nhiều
phần trong đó bị xói mòn, tạo thành cảnh quan của vùng đá vôi. Dãy núi là đầu nguồn của
một số hệ thống sông tại Malaysia bán đảo. Các đồng bằng duyên hải bao quanh bán đảo,
có chiều rộng tối đa là 50 km và bờ biển của phần bán đảo dài 1.931 km.
Tây Malaysia có biên giới trên bộ với Thái Lan, Đông Malaysia có biên giới trên bộ với
Indonesia và Brunei. Malaysia kết nối với Singapore thông qua một đường đắp cao hẹp và

5
một cầu. Malaysia có biên giới trên biển với Việt Nam và Philippines. Biên giới trên bộ
được xác định phần lớn dựa trên các đặc điểm địa chất, chẳng hạn như sông Perlis, sông
Golok và kênh Pagalayan. Brunei hầu như bị Malaysia bao quanh. Malaysia là quốc gia
duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai. Malaysia có điểm
cực nam của đại lục Á-Âu là Tanjung Piai. Malaysia là một quốc gia nhiệt đới, là một
trong 17 quốc gia đa dạng sinh học siêu cấp trên Trái Đất, với nhiều loài đặc hữu.
Đông Malaysia nằm trên đảo Borneo, có bờ biển dài 2.607 km. Khu vực này bao gồm các
miền ven biển, đồi thung lũng, và nội lục đồi núi. Dãy Crocker trải dài về phía bắc từ
Sarawak, phân chia bang Sabah. Trên dãy này có núi Kinabalu với cao độ 4.095,2 m
(13.436 ft), là núi cao nhất Malaysia. Núi Kinabalu được bảo vệ trong khuôn khổ Vườn
quốc gia Kinabalu - một di sản thế giới của UNESCO. Các dãy núi cao nhất tạo thành
biên giới giữa Malaysia và Indonesia. quần thể hang Mulu tại Sarawak nằm trong số các
hệ thống hang lớn nhất trên thế giới.
II. Đặc điểm dân cư và xã hội
Được gọi bằng cái tên “Châu Á thu nhỏ”, Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và đa văn
hóa với dân số hơn 28 triệu dân bao gồm người Malaysia, người Hoa, người Ấn và các
dân tộc khác sinh sống hòa hợp với nhau, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong chính
trị quốc gia. Nhiều người đến từ những quốc gia khác đã chọn Malaysia để học tập, làm
việc và kinh doanh. Bahasa Melayu là quốc ngữ tại đây nhưng tiếng Anh, tiếng Quan
Thoại và tiếng Tamil lại được sử dụng rộng rãi. Hồi giáo là quốc giáo của Malaysia,
nhưng hiến pháp thừa nhận sự tự do thờ bái và tín ngưỡng đối với tất cả các dân tộc.
Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo và những tôn giáo khác cũng được được người
dân sùng bái tự do.
Chính quyền Malaysia nhấn mạnh việc chia sẻ quyền lợi giữa những nhóm chủng tộc và
Chính phủ bảo đảm sự chung sống dung hòa giữa các dân tộc, khiến Malaysia được mọi
người biết đến như một quốc gia kiểu mẫu về hòa bình và ổn định. Hệ thống chính quyền
của Malaysia có mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster và hệ thống pháp luật
dựa trên thông luật. Nguyên thủ quốc gia là quốc vương, được gọi là Yang di-Pertuan
Agong. Người này là một quân chủ tuyển cử, được chọn từ các quân chủ kế tập của chín
bang Mã Lai theo chế độ quân chủ, thay đổi sau mỗi 5 năm, và người đứng đầu chính phủ
liên bang là thủ tướng.

6
CHƯƠNG 2: SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ MALAYSIA
I. Thời cổ đại
Bằng chứng sớm nhất về sự cư trú của người hiện đại tại Malaysia là sọ người 4.000 năm
tuổi khai quật từ hang Niah tại Borneo vào năm 1958. Bộ xương hoàn chỉnh cổ nhất phát
hiện được tại Malaysia là người Perak 11.000 năm tuổi khai quật vào năm 1991.
Các học giả đưa ra giả thuyết rằng người Senoi là hậu duệ của những dân cư nông nghiệp
nói tiếng Nam Á ban đầu, họ đem ngôn ngữ và kỹ thuật của mình đến phần phía nam của
bán đảo vào khoảng 4.000 năm trước.
Những người Mã Lai nguyên thủy có nguồn gốc đa dạng hơn và đã định cư tại Malaysia
vào khoảng 1000 TCN. Mặc dù họ thể hiện một số liên kết với những dân cư khác tại
Đông Nam Á hàng hải, song một số cũng có tổ tiên tại Đông Dương vào khoảng kỳ băng
hà cực độ cuối khoảng 20.000 năm trước. Khoảng 300 TCN, họ bị người Mã Lai thứ đẩy
và nội lục, người Mã Lai thứ là một dân tộc thời đại đồ sắt hoặc đồ đồng và có nguồn gốc
một phần từ người Chăm.

II. Các vương quốc đầu tiên


Trong thiên niên kỷ đầu tiên CN, người Mã Lai trở thành dân tộc chiếm ưu thế trên bán
đảo. Một số tiểu quốc ban đầu hình thành và chịu ảnh hưởng lớn từ văn hóa Ấn Độ. Ảnh
hưởng của Ấn Độ trong khu vực truy nguyên ít nhất là đến thế kỷ III CN. Văn hóa Nam
Ấn được truyền bá đến Đông Nam Á nhờ vương triều Pallava trong thế kỷ IV và V.
Người Tamil cổ đại gọi bán đảo Mã Lai là Suvarnadvipa hay "bán đảo hoàng kim". Bán
đảo được thể hiện trong bản đổ của Ptolemaeus với tên "bán đảo hoàng kim", ông thể hiện
eo biển Malacca với tên Sinus Sabaricus. Quan hệ mậu dịch với Trung Hoa và Ấn Độ
được thiết lập trong thế kỷ I TCN. Trong những thế kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ thứ
nhất, dân cư tại bán đảo Mã Lai tiếp nhận các tôn giáo Ấn Độ là Ấn Độ giáo và Phật giáo,
đã có tác động lớn về ngôn ngữ và văn hóa của dân cư tại Malaysia. Hệ thống chữ
viết tiếng Phạn được sử dụng ngay từ thế kỷ IV.
Một số vương quốc Mã Lai tồn tại trong thế kỷ II và III, số lượng đến 30, chủ yếu tập
trung tại bờ phía Đông của bán đảo Mã Lai. Trong số những vương quốc đầu tiên được
biết đến có cơ sở tại khu vực nay là Malaysia, có quốc gia cổ Langkasuka nằm tại miền
Bắc bán đảo Mã Lai và có căn cứ tại lãnh thổ Kedah ngày nay. Quốc gia này có liên kết
mật thiết với Phù Nam vốn cũng cai trị bộ phận miền bắc Malaysia cho đến thế kỷ VI.
Theo Sejarah Melayu ("Biên niên sử Mã Lai"), hoàng tử Phù Nam Raja Ganji Sarjuna
thành lập vương quốc Gangga Negara (tại Beruas, Perak ngày nay) trong thập niên 700.
Từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, phần lớn bán đảo Mã Lai nằm dưới quyền cai trị của Đế

7
quốc Srivijaya theo Phật giáo. Địa điểm trung tâm của Srivijaya được cho là tại một cửa
sông tại miền đông đảo Sumatra, đặt cơ sở gần Palembang hiện nay. Trong hơn sáu thế
kỷ, các Maharajah của Srivijaya cai trị một đế quốc hàng hải là đại cường quốc trong khu
vực. Đế quốc dựa vào mậu dịch, với các vương tại địa phương (dhatu hay thủ lĩnh cộng
đồng) tuyên thệ trung thành với quân chủ trung ương nhằm cùng hưởng lợi.

III. Vương quốc Mlaacca


Cảng Malacca trên bờ biển phía tây của bán đảo Mã Lai được thành lập vào năm 1402
theo lệnh của Parameswara, một hoàng tử của Srivijaya tẩu thoát khỏi Temasek (nay là
Singapore). Sau khi tẩu thoát, Parameswara tiến về phía Bắc để thành lập một khu định cư
mà sau phát triển thành Vương quốc Malacca. Ông cho xây dựng và cải tiến hạ tầng cho
mậu dịch, Vương quốc Malacca thường được nhìn nhận là quốc gia độc lập đầu tiên tại
bán đảo.
Trong vòng vài năm sau khi thành lập, Malacca chính thức chấp nhận Hồi giáo, việc cải
biến tôn giáo của người Mã Lai sang Hồi giáo được tăng tốc trong thế kỷ XV. Quyền lực
chính trị của Malacca giúp truyền bá nhanh chóng Hồi giáo trên khắp quần đảo. Malacca
là một trung tâm thương nghiệp quan trọng vào đương thời, thu hút mậu dịch từ khắp khu
vực. Đến đầu thế kỷ XVI, cùng với Malacca trên bản đảo Mã Lai và nhiều bộ phận
của Sumatra, vương quốc Demak tại Java, và các vương quốc khác trên khắp quần đảo
Mã Lai ngày càng cải sang Hồi giáo, nó trở thành tôn giáo chi phối đối với người Mã Lai,
và tiến xa đến Philippines ngày nay.
Vương triều Malacca tồn tại trong hơn một thế kỷ, song trong thời gian này nó trở thành
trung tâm của văn hóa Mã Lai. Hầu hết các quốc gia Mã Lai trong tương lai đều bắt
nguồn trong giai đoạn này. Malacca trở thành một trung tâm văn hóa, tạo ra mô hình của
văn hóa Mã Lai hiện đại: một sự pha trộn của các yếu tố Mã Lai bản địa và các yếu tố Ấn
Độ, Trung Hoa và Hồi giáo. Triều đình Malacca cũng đem lại thanh thế lớn cho tiếng Mã
Lai, thứ tiếng nguyên tiến hóa tại Sumatra và được đưa đến Malacca khi nó hình thành.
Tiếng Mã Lai trở thành ngôn ngữ chính thức của toàn bộ các bang tại Malaysia, song các
ngôn ngữ địa phương vẫn tồn tại ở một số nơi.
Tuy nhiên cũng chính vì sự phát triển trù phú, đồng thời sở hữu vị thế địa lý quan trọng,
Malacca nhanh chóng lọt vào tầm ngắm của người Bồ Đào Nha. Vào năm 1511, một đoàn
thám hiểm Bồ Đào Nha do Alfonsode Albuquerque dẫn đầu đã tiến đến Malacca. Không
lâu sau đó, Malacca thất thủ trước phái binh hoàng gia Bồ Đào Nha.
Sau thất bại của Vương quốc Malacca vào ngày 15 tháng 08 năm 1511, Bồ Đào Nha
chiếm được Malacca. Afonso de Albuquerque đã tìm cách xây dựng một pháo đài kiên cố

8
với dự đoán đủ để chống đỡ các cuộc phản công từ Sultan Mahmud. Một pháo đài được
thiết kế và xây dựng bao gồm một ngọn đồi, dọc theo mép bờ biển, ở phía đông nam của
cửa sông, trên nền cũ mà trước đây là cung điện của nhà vua. Albuquerque vẫn ở Malacca
cho đến tháng 11 năm 1511 và chuẩn bị phòng thủ chống lại bất kỳ phản kháng nào của
người Malay. Sultan Mahmud Shah đã buộc phải chạy trốn khỏi Malacca.

IV. Johor và người Hà Lan


Sau khi Malacca sụp đổ trước người Bồ Đào Nha, Vương quốc Johor và Vương quốc
Aceh tại miền bắc Sumatra lấp đầy khoảng trống quyền lực. Ba thế lực đấu tranh nhằm
thống trị bán đảo Mã Lai và các đảo xung quanh. Johor được thành lập trong bối cảnh
Malacca bị chiếm đóng nhưng vẫn phát triển đủ mạnh để cạnh tranh với người Bồ Đào
Nha, mặc dù không tái chiến được Malacca. Trong thời gian này, nhiều nỗ lực nhằm tái
chiếm Malacca dẫn đến phản ứng mạnh từ người Bồ Đào Nha, họ thậm chí tấn công đến
kinh thành của Johor là Johor Lama vào năm 1587.
Năm 1607, Vương quốc Aceh nổi lên thành một quốc gia hùng cường và thịnh vượng
nhất tại quần đảo Mã Lai. Trong thời gian trị vì của Iskandar Muda, quyền kiểm soát của
Aceh được khuếch trương ra một số quốc gia Mã Lai. Một cuộc chinh phục đáng chú ý là
tại Perak- quốc gia sản xuất thiếc trên bán đảo. Sức mạnh của hạm đội Aceh kết thúc
trong chiến dịch chống Malacca vào năm 1629, khi liên quân Bồ Đào Nha và Johor tiêu
diệt toàn bộ tàu và 19.000 quân nhân của Aceh (theo tường thuật của Bồ Đào Nha). Tuy
nhiên, quân Aceh chưa bị tiêu diệt do họ chinh phục được Kedah và đưa nhiều dân cư
nước này đến Aceh. Xung đột nhằm giành quyền kiểm soát eo biển kéo dài cho đến năm
1641, khi đồng minh của Johor là người Hà Lan giành quyền kiểm soát Malacca.
Trong đầu thế kỷ XVII, Công ty Đông Ấn Hà Lan được thành lập, và trong thời gian này
Hà Lan có chiến tranh với Tây Ban Nha. Người Hà Lan lập một liên minh với Johor nhằm
đẩy người Bồ Đào Nha khỏi Malacca vào năm 1641. Được người Hà Lan hỗ trợ, Johor
thiết lập một quyền bá chủ lỏng đối với các quốc gia Mã Lai, ngoại trừ Perak do nước này
có thể kích động Johor chống Xiêm và duy trì độc lập. Người Hà Lan không can thiệp
trong những sự vụ địa phương tại Malacca, nhưng đồng thời chuyển hầu hết giao dịch đến
các thuộc địa của họ trên đảo Java.

V. Chủ nghĩa thực dân Anh tại Malaysia


Từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, Malacca thuộc về người Hà Lan. Trong suốt cuộc
chiến Napoleon từ năm 1811 đến năm 1815, Malacca cùng chung số phận với những
thuộc địa khác của Hà Lan tại Đông Nam Á, đã bị người Anh chiếm đóng.

9
Vào năm 1824, Anh và Hà Lan kí kết Hiệp ước Anh- Hà Lan. Thông qua Hiệp ước,
Malacca được chuyển giao hợp pháp cho chính quyền Anh. Hiệp ước đồng thời phân chia
Malaysia thành hai thực thể riêng biệt cũng như đặt nền móng cho ranh giới Malaysia và
Indonesia ngày nay.
Vào cuối thế kỷ XIX, Anh giành quyền kiểm soát bờ biển phía bắc Borneo, tại đây quyền
cai trị của người Hà Lan chưa từng được thiết lập. Phát triển trên bán đảo Mã Lai và
Borneo về đại thể là tách biệt cho đến thế kỷ XIX. Phần phía Đông của khu vực này (nay
là Sabah) nằm dưới quyền kiểm soát danh nghĩa của Quốc vương Sulu, một chư hầu của
Philippines thuộc Tây Ban Nha. Phần còn lại là lãnh thổ của Vương quốc Brunei. Năm
1841, nhà phiêu lưu người Anh James Brooke giúp Sultan của Brunei trấn áp một cuộc
phản loạn, và đổi lại được nhận tước hiệu raja và quyển quản lý huyện sông Sarawak. Các
"Rajah da trắng" bắt đầu cai trị Sarawak như một quốc gia độc lập được công nhận.
Năm 1881, Công ty Bắc Borneo thuộc Anh được trao quyền kiểm soát lãnh thổ Bắc
Borneo thuộc Anh, bổ nhiệm một thống đốc và cơ quan lập pháp, được cai trị từ văn
phòng tại Luân Đôn. Tình trạng của nó là tương tự như một lãnh thổ bảo hộ của Anh, và
nó khuếch trương lãnh thổ vào Brunei giống như Sarawak. Năm 1888, phần còn lại của
Brunei trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh, và đến năm 1891 một hiệp định Anh-Hà
Lan chính thức thiết lập biên giới giữa hai phần Borneo thuộc Anh và Hà Lan.
Đến năm 1910, mô hình cai trị của Anh tại các lãnh thổ Mã Lai được thiết lập. Các khu
định cư Eo biển là một thuộc địa vương thất, cai trị bởi một thống đốc dưới quyền giám
sát của Bộ Thuộc địa tại Luân Đôn. Dân cư tại đó có một nửa là người Hoa, song toàn bộ
dân cư bất kể chủng tộc đều là thần dân của Anh. Bốn quốc gia đầu tiên chấp thuận thống
sứ người Anh là Perak, Selangor, Negeri Sembilan, và Pahang độc lập về phương diện
pháp lý, song thực tế là thuộc địa của Anh. Johor, Kedah, Kelantan, Perlis, và Terenggan
có mức độ độc lập cao hơn. Johor là đồng minh mật thiết nhất của Anh trong các sự vụ
Mã Lai, có đặc quyền về một hiến pháp thành văn, theo dó trao cho Sultan quyền bổ
nhiệm nội các của mình.

VI. Giai đoạn Chiến tranh thế giới II


Trong Chiến tranh thế giới II, quân đội Nhật Bản tấn công, đánh bại quân Anh và chiếm
đóng Malaya, Bắc Borneo, Sarawak, và Singapore trong ba năm. Trong thời gian Nhật
Bản chiếm đóng, người Nhật làm tổn thương đến chủ nghĩa dân tộc Malaya khi họ cho
phép đồng minh là Thái Lan tái thôn tính ba quốc gia phía bắc là Kedah, Perlis, Kelantan,
và Terengganu. Điều này làm cho căng thẳng dân tộc gia tăng và chủ nghĩa dân tộc phát
triển. Người Malaya hân hoan khi chứng kiến người Anh trở lại vào năm 1945, song mọi
thứ không thể được duy trì như thời tiền chiến và sự ủng hộ của dân chúng cho một nền

10
độc lập ngày càng tăng. Những kế hoạch hậu chiến của Anh nhằm thống nhất quản lý
hành chính Malaya dưới một thuộc địa duy nhất được gọi là Liên minh Malaya hình thành
trong sự phản mạnh mẽ của người Malaya. Họ phản đối sự nhu nhược của tầng lớp cai trị
và việc trao quyền công dân cho những người Trung Quốc. Liên minh Malaya được thành
lập năm 1946, gồm tất cả các vùng thuộc quyền quản lý của Anh tại Malaya ngoại trừ
Singapore, đã giải tán năm 1948 và bị thay thế bởi Liên bang Malaya. Trong thời gian
này, những người nổi dậy dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Malaya đã mở các cuộc
tấn công du lích nhằm đẩy lực lượng Anh khỏi Malaya. Tình trạng khẩn cấp Malaya kéo
dài từ năm 1948-1960, và liên quan tới chiến dịch chống nổi dậy kéo dài của quân đội
khối thịnh vượng chung Anh ở Malaya. Vào ngày 31 tháng 8 năm 1975, nền độc lập cho
liên minh trong khối thịnh vượng chung đã được trao trả.

VII. Thời kỳ độc lập và thống nhất


Năm 1963, Liên bang được đổi tên thành Malaysia với sự chấp nhận của các thuộc địa
của Anh là Singapore, Sabah và Sarawak. Buổi đầu độc lập đã gặp trở ngại bởi cuộc xung
đột với Indonesia về việc thành lập Malaysia, sự rút lui của Singapore vào năm 1965 và
cuộc tranh giành sắc tộc dười hình thức những cuộc bạo loạn sắc tộc năm 1969.
Philippines cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền với Sabah trong giai đoạn đó các tranh cãi
lãnh thổ này vẫn còn tiếp diễn.
Sau những vụ bạo loạn sắc tộc, chính sách Kinh tế mới được Thủ tướng Abdul Razak
đưa ra, dự định làm gia tăng phần sở hữu kinh tế của các Bumiputra (“người bản xứ”,
gồm cộng đồng người Malay và các dân tộc bản địa khác của Malaysia). Từ đó Malaysia
đã duy trì một sự cân bằng sắc tộc- chính trị mong manh, với một hề thống chính phủ nỗ
lực tổng hợp các lợi ích phát triển kinh tế với chính trị và các chính sách kinh tế dành ưu
tiên cho Bumiputra.
Có thể thấy, cũng giống như hầu hết các quốc gia Đông Nam Á khác, đất nước Malaysia
đã trải qua sự hình thành và phát triển của các vương triều, cùng với đó là những biến cố
thăng trầm của lịch sử. Nhiều vương quốc Mã Lai đã bị thực dân hóa hoặc nằm dưới
quyền bảo hộ của các thế lực ngoại quốc khác nhau. Từ các thế lực thực dân châu Âu như
Bồ Đào Nha, Hà Lan và Anh quốc, cho đến các thế lực trong khu vực như Xiêm, Nhật
Bản. Điều này làm cho Malaysia trở thành một đất nước đa dạng về chủng tộc, văn hóa và
tôn giáo. Mặc dù đất nước này đã có những căng thẳng sắc tộc, chính phủ Malaysia đã
đưa ra giải pháp thống nhất chủng tộc của đất nước. Vì vậy, người dân nơi đây chung
sống một cách hòa bình và tạo nên nguồn sức mạnh to lớn trong việc xây dựng đất nước
phát triển ngày càng thịnh vượng.

11
CHƯƠNG 3: THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ MALAYSIA
I. Thể chế chính trị
Malaysia là một quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến liên bang. Hệ thống chính phủ theo
mô hình gần với hệ thống nghị viện Westminster, một di sản của chế độ thuộc địa Anh.
Tuy nhiên, trên thực tế quyền lực được trao nhiều hơn cho nhánh hành pháp chứ không
phải lập pháp, và tư pháp đã bị suy yếu sau những mưu toan của chính phủ thời thủ tướng
Mahathir. Từ khi độc lập năm 1957, Malaysia đã nằm dưới sự điều hành của một liên
minh đa đảng, được gọi là Barisan Nasional ( trước kia gọi là Liên minh).
Nguyên thủ quốc gia là Yang di-Pertuan Agong, thường được gọi là Quốc vương. Quốc
vương được bầu theo mỗi nhiệm kỳ 5 năm từ chín quân chủ kế tập của các bang Malay;
bốn bang còn lại có nguyên thủ trên danh nghĩa song không tham gia vào việc tuyển lựa.
Theo thỏa thuận không chính thức, vị trí Quốc vương sẽ do quân chủ chín bang luân
phiên nắm giữ.Vai trò của Quốc vương phần lớn mang tính lễ nghi kể từ sau các thay đổi
trong hiến pháp vào năm 1994.
Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp liên bang và bang. Nghị viện
liên bang của Malaysia bao gồm hạ viện- viện đại biểu hay Dewan Rakyat (“Viện Nhân
dân”) và thượng viện- Senate hay Dewan Negara (“Viện Quốc gia”). Hạ viện gồm có 222
thành viên, được bầu với nhiệm kỳ tối đa là 5 năm từ các khu vực bầu cử một ghế. Toàn
bộ 70 thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 3 năm; 26 người được 13 quốc hội bang tuyển chọn, 44
người được Quốc vương bổ nhiệm theo tiến cử của Thủ tướng.
Mỗi bang có một quốc hội đơn viện, các nghị viên được bầu từ các đơn vị bầu cử một
ghế. Người đứng đầu các chính phủ bang là các thủ hiến (Chief Minister), họ là những
thành viên quốc hội và đến từ đảng chiếm đa số trong quốc hội. Tại các bang có quân chủ
kế tập, thủ hiến theo thường lệ cần phải là người Malay, do quân chủ bổ nhiệm theo tiến
cử của thủ tướng. Các cuộc bầu cử nghị viện được tổ chức 5 năm một lần. Các cử tri đăng
ký 21 tuổi hoặc lớn hơn có thể bỏ phiếu để bầu các thành viên của Hạ viện, và bầu các
thành viên quốc hội bang ở hầu hết các bang. Bầu cử không bắt buộc. Ngoại trừ Sarawak,
cuộc bầu cử cấp bang tại các khu vực còn lại diễn ra đồng thời với bầu cử liên bang.
Quyền hành pháp được trao cho Nội các do thủ tướng lãnh đạo. Hiến pháp Malaysia quy
định Thủ tướng phải là thành viên của hạ viện, được Quốc vương chuẩn thuận, nhận được
đa số ủng hộ tại nghị viện. Nội các được lựa chọn từ lưỡng viện quốc hội liên bang và
chịu trách nhiệm trước viện của mình. Thủ tướng là người đứng đầu nội các và cũng là
người đứng đầu chính phủ.

12
Các chính phủ bang do các Thủ hiến lãnh đạo (Menteri Besar tại các bang Malay hay
Ketua Menteri tại các bang không do lãnh đạo do thừa kế cầm quyền). Quốc hội bang
(Dewan Undangan Negeri) lựa chọn người lãnh đạo này có tham khảo ý kiến các quốc
vương Hồi giáo hay các Thống đốc.
Hệ thống pháp luật Malaysia dựa trên thông luật Anh. Mặc dù cơ quan tư pháp độc lập về
lý thuyết, song sự độc lập bị đặt dấu hỏi và việc bổ nhiệm các thẩm phán thiếu trách
nhiệm giải trình và tính minh bạch. Tòa án tối cao trong hệ thống tư pháp là Tòa án Liên
bang, sau đó là Tòa thượng tố và hai Tòa cao đẳng, một cho Malaysia bán đảo và một cho
Đông Malaysia. Malaysia cũng có một tòa án đặc biệt để xét xử các vụ án do Quốc vương
đưa ra hoặc chống lại Quốc vương. Các tòa án Syariah tách biệt với các tòa án dân sự, các
tòa này áp dụng luật Sharia trong các vụ án liên quan đến người Hồi giáo và vận hành
song song với hệ thống tòa án thế tục. Đạo luật An ninh Nội địa cho phép giam giữ không
cần xét xử, và án tử hình được áp dụng cho các tội như buôn bán ma túy.

II. Phân chia địa phương, lãnh thổ và địa giới hành chính
Lãnh thổ Malaysia được chia thành 13 bang và 3 lãnh thổ Liên bang. Mỗi bang tương
đương với cấp tỉnh, dưới bang là cấp quận (huyện), dưới quận (huyện) là cấp xã (thôn).
Hiện nay ở Malaysia có 116 quận (huyện).
- Phía Tây gồm 11 bang và hai Lãnh thổ Liên bang gọi là bán đảo Malaysia, phía Bắc
giáp với Thái Lan, phía Nam giáp Singapore và eo biển Malacca.
- Phía Đông, còn gọi là Borneo có hai bang là Sabah và Sarawak và một lãnh thổ liên
bang giáp với Indonesia và Brunei.
- Ba lãnh thổ liên bang là ba khu vực hành chính đặc biệt, bao gồm Thủ đô Kuala lumpur,
Labuan và Putrajaya. Các khu vực này thuộc chỉ đạo trực tiếp của Liên bang.

III. Đảng phái chính trị


Malaysia theo chế độ đa đảng. Các Đảng trong Mặt trận Quốc gia cầm quyền (Barisan
National- BN gồm 12 đảng trong đó có ba đảng chính là:
-Tổ chức Dân tộc Malay Thống nhất ( UMNO), đại diện cho người Malay, thành lập năm
1946. UMNO lấy ngày 11/5 để kỷ niệm ngày thành lập đảng, là đảng lớn nhất, liên tục
cầm quyền từ khi Malaysia giành độc lập tới nay, hiện có hơn 3 triệu đảng viên. Theo
truyền thống, Chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhất của Đảng giữ chức Thủ tướng và Phó
Thủ tướng.
-Hội người Malay gốc Hoa ( MCA) là Đảng lớn thứ hai, đại diện cho tầng lớp tư sản
người Hoa, lực lượng nắm kinh tế ở Malaysia .

13
-Hội người Malay gốc Ấn ( MIC) là Đảng lớn thứ ba, đại diện cho cộng đồng người Ấn ở
Malaysia.
Các Đảng đối lập hợp pháp: Có hơn 20 đảng, phần lớn là các đảng nhỏ. Tại cuộc tuyển cử
ngày 9/ 3/ 2008, phe đối lập đã giành thắng lợi lớn, cụ thể:
-Đảng Công lý Quốc gia ( Keadilan) do vợ của cựu Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim thành
lập tháng 4 năm 1999 nhằm đấu tranh đòi tự do cho Anwar.
-Đảng Dân chủ Hành động ( DAP), phần lớn đảng viên là người Hoa, có quan hệ với
Đảng Nhân dân Hành động của Singapore. Đây là đảng đối lập lớn thứ hai.
-Đảng Hồi giáo Malaysia (PAS) ly khai khỏi UMNO năm 1951, gồm những người Malay
theo Hồi giáo cực đoan. Trước bầu cử tháng 3/2008, PAS từng là đảng đối lập lớn nhất.

IV. Tình hình chính trị


Kể từ khi giành độc lập vào năm 1957, Malaysia là một trong những nước có nền chính trị
mang tính ổn định cao trong khu vực. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số biến động. Đầu thập
niên 1960, Malaysia và Indonesia xảy ra đối đầu. Bạo loạn dân tộc trong năm 1969 dẫn
đến áp đặt luật tình trạng khẩn cấp, cắt giảm sinh hoạt chính trị và tự do dân sự. Kể từ
1970, "Liên minh Mặt trận Dân tộc" do Tổ chức dân tộc Malay thống nhất (UMNO) lãnh
đạo là phe phái chính trị cầm quyền tại Malaysia. Từ 1969 đến 1971, tình trạng căng
thẳng giữa người Hoa và người Malay đã dẫn đến các cuộc bạo loạn kết thúc bằng việc
chấm dứt chế độ nghị viện. Việc này phần nào đã cản trở sự phát triển của Malaysia.
Tình hình Malaysia dần đi vào ổn định sau khi cựu Thủ tướng Badawi bàn giao chức vụ
cho ông Najib Razak vào tháng 4/2009. Bên cạnh một số thành công trong các nỗ lực cải
thiện nền kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại và trấn áp phe đối lập, Chính phủ của Thủ
tướng Najib vẫn phải đối mặt với một số vấn đề nội bộ trong Đảng Dân tộc Malay thống
nhất (UMNO), đảng nòng cốt trong liên minh Mặt trận Quốc gia cầm quyền (BN) và sự
đấu tranh bền bỉ của phe đối lập với nòng cốt là Đảng Công lý Nhân dân (PKR) của cựu
Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim. Trong thời gian tới, Chính phủ Malaysia sẽ chú trọng xây
dựng một xã hội thống nhất, xoá dần sự phân biệt về tôn giáo, tộc người.
Sắc tộc có ảnh hưởng lớn trong chính trị Malaysia, nhiều chính đảng dựa trên nền tảng
dân tộc. Các hành động quả quyết như Chính sách Kinh tế mới và thay thế nó là Chính
sách Phát triển Quốc gia, được thực hiện nhằm thúc đẩy địa vị của bumiputera, bao gồm
người Malay và các bộ lạc bản địa, trước những người phi bumiputera như người
Malaysia gốc Hoa và người Malaysia gốc Ấn. Các chính sách này quy định ưu đãi cho
bumiputera trong việc làm, giáo dục, học bổng, kinh doanh, tiếp cận nhà giá rẻ hơn và hỗ
trợ tiết kiệm. Tuy nhiên, nó gây ra oán giận rất lớn giữa các dân tộc.

14
Trong những năm gần đây: Có thể gia tăng xung đột. Trong khi những mâu thuẫn về dân
tộc và tôn giáo vẫn còn tồn tại. Trong 2015, cuộc biểu tình áo đỏ nhằm bảo vệ và thúc đẩy
Maruah Melayu ( phẩm giá của người Malay) cũng như việc nhấn mạnh về “mưu đồ” của
người gốc Hoa của một số nhà lãnh đạo cuộc biểu tình “áo đỏ” lần này có thể gây chia rẽ
đất nước. Dù có gây căng thẳng cho việc phân biệt chủng tộc hay không, cuộc biểu tình
“áo đỏ” lần này có thể là một động thái nguy hiểm khi một số nhóm chính trị sử dụng nó
để gia tăng sự chia rẽ chính trị và gây bất ổn xã hội.
Chính trị hóa sắc tộc và tôn giáo nhiều khả năng sẽ là nguyên nhân gây chia rẽ chủ yếu
trong nền chính trị của Malaysia. Ở Malaysia, đảng cầm quyền lợi dụng vấn đề sắc tộc và
tôn giáo để giữ quyền lực trong tổng tuyển cử năm 2017. Trong suốt đại hội thường niên,
đảng cầm quyền ở Malaysia, Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) coi việc bảo
vệ quyền của người Mã Lai và người Hồi giáo là ưu tiên. Thủ tướng Nazib Jarak, cũng là
Chủ tịch UMNO, đã cảnh báo các đại biểu rằng nếu UMNO thua trong cuộc tổng tuyển
cử sắp tới thì đất nước này sẽ bị thống trị bởi đảng thế tục Hành động Dân chủ (DAP), đa
số là người gốc Hoa và do đó, người Hồi giáo sẽ mất vị trí đặc biệt ở đất nước này.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA MALAYSIA

Malaysia là một trong những đất nước có nền văn hóa đa dạng và độc đáo nhất trên thế
giới. Văn hóa Malaysia chịu ảnh hưởng nhiều của phương Tây sau cuộc chiến tranh thế
giới thứ II nhưng cũng đậm đà những nét văn hóa phương Đông thuần túy do ảnh hưởng
của các nước láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ… Malaysia cũng là đất nước có lượng
người theo đạo Hồi rất đông nên chịu ảnh hưởng rất lớn trong cách ăn mặc, giao tiếp ứng
xử bên cạnh những điều cấm kị của người Hồi giáo phải tuân theo. Trong văn hóa ẩm
thực của người Malaysia có sự giao thoa với ẩm thực Ấn Độ, Trung Quốc, cách chế biến
cũng mang hương vị ẩm thực đặc trưng của các nước này.Các lễ hội của người dân nơi
đây đa số đều mang hơi hướng của đất nước Ấn, ngày Tết trung thu có nét tương đồng với
văn hóa Trung Quốc, các nước khu vực châu Á… Tất cả những luồng văn hóa Đông Tây
thổi vào đất nước hiền hòa này kết hợp với những nét đẹp của văn hóa bản địa truyền
thống đã tạo nên một bản nhạc văn hóa đa âm điệu, một bức tranh với nhiều gam màu.

I. Văn hóa đạo Hồi


Đa dân tộc và văn hóa đồng nghĩa với việc có nhiều những tín ngưỡng về tôn giáo khác
nhau và Malaysia cũng không nằm ngoài quy luật đó. Phương Tây mang đến cho 9,2%
dân số Malaysia Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo đến từ phương Đông và cũng có đến
19,2% Phật tử trên toàn lãnh thổ Malaysia. Nhưng trên hết Đạo hồi đến từ đất nước láng

15
giềng Ấn Độ đã chiếm được tình yêu và sự tín ngưỡng hơn cả với trên 60% dân số và là
quốc giáo của Malaysia hiện nay. Ở Malaysia, Đạo hồi chiếm một vị trí rất quan trọng và
có thể chi phối cũng như tham gia vào mọi mặt của đời sống từ kinh tế, chính trị, giáo dục
và có riêng Bộ luật Hồi giáo, Tòa án Hồi giáo và một số cơ quan quan trọng khác. Điều
này cũng ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa ứng xử cũng như cách ăn mặc của người dân nơi
đây. Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ
và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Phụ nữ thường mặc áo dài tay,
che đầu bằng một cái khăn choàng gọi là “tudung”, người Hồi Giáo, đặc biệt là phụ nữ ăn
mặc rất kín đáo và giản dị.

II. Văn hóa giao tiếp, ứng xử


Người Malaysia rất tuân thủ giờ giấc, coi trọng mũ áo chỉnh tề và không nên bỏ tay vào
túi quần nơi công cộng. Trong văn hóa Malaysia, khi vào các nhà thờ Hồi giáo hay các
đền, cần phải chú ý đến trang phục. Đối với nữ giới nên mặc váy ngang đầu gối hoặc dài
hơn và áo dài tay, ngoài ra tránh mặc áo không tay.
Khi ra khỏi phòng thì nên nói “Xin lỗi” và kèm theo là cái gật đầu nhẹ. Khi chỉ một vật
hoặc một ai đó, tốt nhất là sử dụng tay phải (bàn tay được đặt ngửa). Ngoài ra cũng có thể
chỉ bằng ngón tay cái hay ngoắc cả 4 ngón tay. Nhưng chắc chắn rằng các ngón tay được
vẫy xuống. Những người Malaysia lớn tuổi đôi khi hiểu ngón tay cái và ngón út là một sự
xúc phạm. Chỉ một ai đó bằng ngón trỏ được xem là một hành động thô lỗ. Ngoài ra
người Malaysia dùng ngón trỏ khi chỉ vào các động vật.
Khi trao một vật, lấy một cái gì hay chạm ai đó (như bắt tay) thì nên dùng tay phải. Tay
trái được xem là không sạch sẽ và không nên sử dụng để ăn hay trao một vật gì. Quy luật
này cũng được áp dụng đối với những người thuận tay trái.
Khi đến thăm gia đình người Malaysia, nên để giày dép ở phía ngoài trước khi vào nhà và
không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, nếu bạn từ chối thì sẽ cho là mất lịch sự, và
chỉ được sử dụng tay phải, phải rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn.
Bàn chân được xem là không sạch sẽ. Do đó không nên lấy các vật dụng bằng chân và
không nên chỉ chân vào người khác. Khi ngồi có thể bắt chéo chân ngang đầu gối nhưng
không được đặt một mắt cá chân lên đầu gối (chân chữ ngũ). Ngoài ra cũng đừng bao giờ
bắt chéo chân khi có sự hiện diện của người trong hoàng gia Malaysia. Không nên để
chân lên bất kỳ vật gì như bàn.

III. Văn hóa ẩm thực


Nếu như văn hóa Malaysia là một bức tranh sặc sỡ với nhiều gam màu khác nhau thì văn
hóa ẩm thực chính là những tông màu chủ đạo và nổi bật nhất trong bức tranh nghệ thuật

16
ấy. Malaysia là nơi giao thoa của nhiều nền ẩm thực hàng đầu trên thế giới; mỗi dân
tộc,mỗi tôn giáo mang đến cho nền nghệ thuật ẩm thực Malaysia một hương vị một sắc
màu riêng để từ đó hòa quyện vào nhau tạo nên những món ăn truyền thống vô cùng đặc
biệt, đa dạng cả về màu sắc, hương vị lẫn cách chế biến. Trong các món ăn có thể tìm
thấy vị cay nồng của ẩm thực Ấn Độ, vị béo và hơi ngọt của ẩm thực Trung Hoa… kết
hợp với hương vị của người Malay bản địa cùng một chút gia vị của phương Tây đã tạo
nên những món ăn cực kỳ đặc biệt vừa quen vừa lạ với tất cả mọi nền ẩm thực.
Là quốc gia với hơn 60% dân số theo đạo Hồi, vì thế văn hóa chung tại đây chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ Hồi giáo. Đa số người Malaysia không uống rượu và không ăn thịt
heo, thịt chó. Họ chỉ ăn những thức ăn được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và
những món ăn gọi chung là Halal, nhưng không phải vì vậy mà món ăn ở Malaysia kém
phần phong phú. Những món ăn ở đây chủ yếu được chế biến từ các loại thịt bò, dê, cá…
và một nét đặc trưng nhất trong văn hóa ẩm thực Malaysia đó là chỉ sử dụng những
nguyên liệu còn tươi sống vì vậy vấn đề ngộ độc thực phẩm ở nơi đây rất ít. Nhà hàng,
quán ăn ở đây thì nhiều vô kể, từ nhà hàng cao cấp cho du khách nhiều tiền đến những
nhà hàng, quán ăn cho những du khách ít tiền hơn và đặc biệt có những dãy quán ăn vỉa
phục vụ đủ mọi món ăn cho những khách bình dân. Đó là một trong những lý do giải
thích vì sao Malaysia được mệnh danh là “Thiên đường ẩm thực Châu Á”.
Vào tháng Ramadan người Malaysia sẽ nhịn ăn. Tháng Ramadan thay đổi hàng năm tuỳ
theo tuần trăng. Trong tháng này, tất cả sẽ nhịn ăn từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời
lặn. Và kết thúc tháng nhịn ăn sẽ tổ chức một lễ hội lớn. Người Mã Lai rất thích ăn các
loại bánh làm từ bột gạo, khoai, sắn và họ thường làm nhiều loại bánh để ăn, đặc biệt là
trong các dịp lễ tết. Họ không ăn mỡ động vật mà hầu như chỉ dùng dầu thực vật, chủ yếu
là dầu cọ và dầu dừa.
Khi ăn uống không dùng tay trái vì phong tục người Malaysia chỉ dùng tay phải để ăn
uống. Nhiều người Malaysia và Ấn Độ thích ăn bằng tay vì thế việc đựng thức ăn trong
lòng bàn tay và việc người ta sản xuất rất nhiều các loại hóa chất để rửa tay trước và sau
khi ăn không có gì là lạ ở đất nước này.

IV. Một số lễ hội văn hóa đặc sắc của Malaysia


Những ngày lễ, ngày hội ở Malaysia nhiều không thể kể hết, mỗi dân tộc, mỗi tôn giáo,
mỗi khu vực ngoài những ngày lễ chung của liên bang thì còn có những lễ hội riêng của
chính mình. Lễ hội ở Malaysia diễn ra thường xuyên, tháng nào trong năm cũng có những
ngày lễ hội khác nhau.
1. Lễ hội Thaipusam

17
Đây là một lễ diễu hành hàng năm của những người Hindu mộ đạo để cầu nguyện, thực
thi lời nguyện và tạ ơn. Lễ hội được tổ chức vào ngày rằm trong tháng thứ 10 theo lịch
Tamil, tức vào giữa tháng 1 Dương Lịch mỗi năm. Ngày nay, lễ hội này được tổ chức ở
một số quốc gia, nhưng lớn nhất vẫn là lễ hội ở Malaysia và Singapore, nơi có cộng đồng
Taimil người theo đạo Hindu lớn nhất.
Người Hindu tin rằng họ sẽ được gột rửa mọi tội lỗi bằng cách thực hiện các nghi thức tôn
giáo nghiêm khắc và cầu nguyện trong lễ hội Thaipusam. Vào ngày này các tín đồ đi chân
trần mang theo những đồ trang sức nặng trĩu treo trên người bằng móc sắc nhọn được gọi
là kavadi trong khi một số người khác tự xuyên qua lưỡi, má và lưng.
2. Tết trung thu
Tết Trung thu ở Malaysia được đánh dấu bằng Lễ hội lồng đèn và Lễ hội bánh trung thu
bắt đầu từ ngày 19/09. Lễ hội này đánh dấu sự kết thúc của mùa thu hoạch và trở thành
biểu tượng cho nền hòa bình và sự thịnh vượng chung của nền văn hóa Malaysia. Tại đây
có thể thỏa thích chiêm ngưỡng những ánh đèn lồng đầy màu sắc trên khắp các con đường
và thưởng thức những hương vị bánh trung thu độc đáo và đa dạng trong suốt thời gian
này. Lễ hội chính sẽ diễn ra vào đêm 19/09 tại Central Market (Kuala Lumpur).
3. Lễ hội Duanwu
Được gọi là Lễ hội Thuyền Rồng ở Malaysia, đây là một sự kiện thường được tổ chức vào
ngày thứ năm của tháng thứ năm âm lịch của Trung Quốc. Mặc dù lễ hội này mang nhiều
ý nghĩa hơn ở Trung Quốc và thường được tổ chức bởi cộng đồng Trung Hoa ở Malaysia.
Trong dịp lễ này các gia đình Trung Quốc sẽ chuẩn bị Zhong zi – một loại bánh bao làm
bằng gạo nếp với các loại nhân khác nhau và gói bằng là tre hoặc lá sen để thưởng thức
trong dịp lễ.
4. Lễ hội Gawai
Lễ hội là dịp cho gười Iban và người Bidayuh ở Sarawak kỷ niệm cuối mùa thu hoạch nên
còn được gọi là lễ hội thu hoạch. Người dân sẽ tổ chức nhiều cuộc vui múa hát và uống
rượu tuak, điệu múa đặc biệt của lễ hội Gawai là múa Ngajat Lesong. Trong điệu múa
này, một vũ công sẽ chứng tỏ sức mạnh và kỹ xảo của mình bằng cách nâng chiếc cối giã
gạo bằng hàm răng của mình.

5. Lễ hội Diwali
Lễ hội Diwali hay còn được gọi là lễ hội ánh sáng Deepavali – the Festival of Lights được
tổ chức vào ngày 4/11 hàng năm, kéo dài trong năm ngày. Đây là một lễ hội tôn giáo và

18
văn hóa quan trọng của người Ấn Độ, một cộng đồng khá đông ở Malaysia. Lễ hội này
gần giống như ngày Tết ở Ấn Độ, mọi người sẽ trang trí nhà cửa, nấu những món ăn
truyền thống, ăn mặc quần áo mới. Đây là dịp mà mọi người trong gia đình có thể sum
họp, vui vầy bên nhau và cùng nhau thắp đèn kuthuvilakku - một loại đèn dầu truyền
thống của người Ấn Độ để đón nhận lời chúc phúc của Lakshmi- nữ thần thịnh vượng.

KẾT LUẬN
Đất nước Malaysia với một xã hội đa sắc tộc, đa ngôn ngữ và đa văn hóa…Mỗi dân tộc
một tiếng nói và một nền văn hóa khác nhau nhưng khi gặp nhau trên mảnh “đất lành
chim đậu” này nó đã hòa quyện và thăng hoa tạo nên một nền văn hóa chung độc nhất vô
nhị gọi là “văn hóa Malaysia”. Là quốc gia nằm ở vị trí trung tâm và nhạy cảm nhất của
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, là thành viên quan trọng của ASEAN, Malaysia
đang ngày càng chứng tỏ được vị thế cũng như những tiềm năng của mình ở mọi mặt từ
kinh tế, văn hóa, chính trị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Malaysia

2. http://khamphaviet.vn/dia-danh/malaysia/gioi-thieu-dat-nuoc-con-nguoi-malaysia

3. http://vietnamexport.com/nuoc-lanh-tho/117/tong-quan.html
4. World and Its Peoples: Eastern and Southern Asia, Tập 9, Marshall Cavendish, 2007
5. The World Factbook:
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/my.html
6. Simon Richmond, Malaysia, Singapore and Brunei, Lonely Planet, 2010

DANH SÁCH NHÓM


1. Trương Phan Minh Trang – 01266660952- K249/ 58 Hà Huy Tập, phường Hòa Khê,
Thanh Khê, Đà Nẵng

2. Trần Thị Ánh Trâm 0905161320 - Số 44, đường Lê Thị Tính, thành phố Đà Nẵng

3. Trương Thị Thùy Trâm- 0905538635 - K120/ 8, Điện Biên Phủ, Đà Nẵng

4. Lâm Khánh Trân 01225592012 - Số 175 đường Phan Châu Trinh, phường Phước
Ninh, quận Hải Châu, Đà Nẵng

5. Phạm Miên Trân 0905532684- 66 Lý Văn Tố, Sơn Trà, Đà Nẵng

6. Phạm Thị Châu Trân 01262843110- K311/ 27 Trường Chinh, P.An Khê, Q.Thanh
Khê, Tp.Đà Nẵng

7. Phan Trần Huyền Trân 0969833282 - Phan Anh, Cẩm Lệ, Đà Nẵng

8. Bùi Thống Hải Triều 0905347477 - Số 73, đường Kì Đồng, thành phố Đà

20

You might also like