You are on page 1of 6

Chính trị Malaysia

Năm 1971, Quốc hội được tái triệu tập, và một liên minh chính phủ mới mang tên Mặt
trận Quốc gia (Barisan Nasional) nhậm chức. Liên minh này gồm UMNO, MCA,
MIC, Gerakan bị suy yếu nhiều, cùng các đảng khu vực tại Sabah và Sarawak. Đảng
Hành động Dân chủ bị loại ra ngoài, chỉ là một đảng đối lập đáng kể. Đảng Hồi giáo
Malaysia cũng gia nhập Mặt trận song bị trục xuất vào năm 1977. Abdul Razak nắm
quyền cho đến khi mất vào năm 1976 và người kế nhiệm là Hussein Onn, Mahathir
Mohamad nhậm chức thủ tướng vào năm 1981 và nắm quyền trong 22 năm.

(Thủ tướng Malaysia khi đó là Tun Hussein Onn (trái) chào đón người kế nhiệm
Mahathir Mohamad (phải) tại thủ đô Kuala Lumpur.)

Dưới thời Mahathir Mohamad, Malaysia trải qua tăng trưởng kinh tế từ thập niên
1980. Thời kỳ này cũng diễn ra một sự biến đổi từ kinh tế dựa trên nông nghiệp sang
kinh tế dựa trên chế tạo và công nghiệp trong các lĩnh vực như máy tính và điện tử
tiêu dùng. Cũng trong giai đoạn này, bộ mặt của Malaysia biến hóa với sự xuất hiện
của nhiều siêu dự án, đáng chú ý trong đó là việc xây dựng Tháp đôi Petronas, Sân
bay quốc tế Kuala Lumpur, Xa lộ Nam-Bắc, đường đua quốc tế Sepang, và thủ đô
hành chính liên bang mới Putrajaya.

Cuối thập niên 1990, Malaysia trải qua náo động do khủng hoảng tài chính châu Á,
khủng hoảng tàn phá kinh tế dựa trên lắp ráp của Malaysia. Nhằm ứng phó, Mahathir
Mohamad ban đầu tiến hành các chính sách được IMF tán thành, tuy nhiên sự mất giá
của Ringgit và suy thoái sâu thêm khiến ông thiết lập chương trình riêng của mình dựa
trên việc bảo hộ Malaysia trước các nhà đầu tư ngoại quốc và chấn hưng kinh tế thông
qua các dự án xây dựng và hạ lãi suất, các chính sách khiến kinh tế Malaysia khôi
phục vào năm 2002. Năm 2003, Mahathir tự nguyện nghỉ hưu để ủng hộ Phó Thủ
tướng Abdullah Ahmad Badawi.
(Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (phải) với người kế nhiệm là Abdullah
Badawi (trái) sau khi chủ trì cuộc họp đảng cuối cùng của ông tại trụ sở chính ở Kuala
Lumpur ngày 30 tháng 10 năm 2003. Mahathir, 77 tuổi, sẽ nghỉ hưu vào sau một thời
gian dài 22 năm trị vì một quốc gia Đông Nam Á được coi là một trong những quốc
gia thành công nhất ở thế giới đang phát triển.)

Ngày 9 tháng 5 năm 2018, Najib Razak đã thất bại trước cựu Thủ tướng, tiến sĩ
Mahathir Mohamad trong cuộc tổng tuyển cử toàn quốc tại Malaysia, chấm dứt 60
năm cầm quyền của Liên minh Mặt trận Dân tộc (BN). Ngày 12 tháng 5 năm 2018,
Najib bị cấm không được ra khỏi nước vì các cáo buộc tội tham nhũng. Ngày 28 tháng
7 năm 2020, Najib bị tuyên án 12 năm tù và phải nộp phạt 210 triệu ringgit (tương
đương 49,3 triệu USD) với tội danh liên quan đến vụ bê bối tham nhũng quỹ đầu tư
nhà nước 1Malaysia Development Berhad (1MDB). Đây là lần đầu tiên tòa án của
quốc gia này buộc tội một cựu Thủ tướng.

(Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã bị đưa ra xét xử do những cáo buộc tham
nhũng hàng tỷ USD. Có thể nói, phanh phui vụ án mà nhân vật cầm đầu đường dây
tham nhũng là cựu Thủ tướng rất gian nan, vì mức độ đặc biệt nghiêm trọng, thủ đoạn
cực kỳ tinh vi)
Ông Anwar Ibrahim là chính trị gia lâu năm của Malaysia. Ông là cấp phó của cựu
Thủ tướng Mahathir Mohamad vào những năm 1990 sau đó bị sa thải vào năm
1998. Ông Anwar được bổ nhiệm vào vị trí Thủ tướng Malaysia vào một thời điểm
quan trọng, khi quốc gia Đông Nam Á phải đương đầu với một nền chính trị rạn nứt
và nỗ lực phục hồi kinh tế bị rơi vào suy thoái cùng với những hậu quả nặng nề từ đại
dịch COVID-19 khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Nhà chính trị gia kỳ cựu cũng
được đánh giá là người có khả năng đoàn kết các phe phái và lãnh đạo một chính phủ
gồm các liên minh bị chia rẽ trong nhiều năm.

(Ông Anwar Ibrahim được chỉ định làm Thủ tướng thứ 10 của Malaysia.)
24/11/2022, Hoàng gia Malaysia thông báo lãnh đạo phe đối lập, nhà chính khách lâu
năm Anwar Ibrahim đã được chọn làm tân Thủ tướng, trong một diễn
biến được kỳ vọng giúp chấm dứt bế tắc bầu cử kéo dài tại quốc gia Đông Nam Á.
-Sự nghiệp chính trị của ông Anwar bắt đầu với phong trào thanh niên Hồi giáo
Malaysia, Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM). Năm 1982, ông được kết nạp vào
Tổ chức Dân tộc Malaysia thống nhất (UMNO), đảng lúc đó đã thống trị nền chính trị
Malaysia 60 năm. Vị chính khách trẻ tuổi khéo léo này đã trở thành Bộ trưởng Tài
chính rồi Phó Thủ tướng vào đầu những năm 1990 dưới thời Thủ tướng Mahathir
Mohamad.
-Trong nhiệm kỳ của ông Mahathir, ông Anwar trở thành cánh tay đắc lực, một công
cụ hữu hiệu giúp Malaysia đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Mối quan hệ người đỡ đầu và cố vấn của họ tan vỡ vì nền kinh tế và ông Mahathir đã
loại ông Anwar khỏi chức vụ Phó Thủ tướng vào năm 1998. Một số nhà quan sát cho
rằng ông Anwar đã quá nôn nóng để trở thành thủ tướng, coi thường người bảo trợ là
ông Mahathir.
Sau đó, ông Anwar lãnh đạo các cuộc biểu tình công khai chống lại liên minh Barisan
Nasional (Mặt trận Quốc gia) thông qua phong trào đòi thay đổi của ông, mà ông đặt
tên là Reformasi. Năm 1999, ông phải đối mặt với cáo buộc kê gian và tham nhũng,
điều mà ông luôn phủ nhận. Ông bị kết án 6 năm tù vì tội tham nhũng, với án tù 9 năm
được cộng thêm cho tội kê gian vào năm 2000.
-Bản án bị các chính phủ nước ngoài và các nhóm nhân quyền chỉ trích là bịa đặt và
có động cơ chính trị. Đồng tính luyến ái bị coi là tội phạm ở Malaysia, quốc gia có đa
số người theo đạo Hồi, với luật pháp được thi hành nghiêm ngặt và các tội danh có thể
bị phạt tù tới 20 năm. Những bức ảnh về ông Anwar với con mắt thâm đen, bị cảnh sát
bắt vào tù được đăng trên các tờ báo trên khắp thế giới, biến ông thành một biểu tượng
cho cuộc đấu tranh theo khẩu hiệu “reformasi” - cải cách.
-Cuối năm 2004, ông được trả tự do và tạm ngừng hoạt động chính trị một thời gian
ngắn để tham gia lĩnh vực học thuật. Năm 2013, trong cuộc tổng tuyển cử, ông trở lại
lãnh đạo một liên minh đối lập. Tuy nhiên, năm 2015, ông lại bị bỏ tù với tội danh kê
gian mới. Năm 2018, ông được hoàng gia ân xá và những tuyên bố này cũng bị lên án
là có động cơ chính trị. Ông trở lại quốc hội vài tháng sau đó trong một cuộc bầu cử
bổ sung.
-Năm 2016, ông Mahathir, khi đó 92 tuổi, khiến cả nước kinh ngạc khi quyết định tái
tranh cử. Điều đó dẫn đến một cuộc hòa giải bất ngờ và sóng gió hơn nữa giữa hai ông
Anwar và Mahathir - trong nỗ lực lật đổ Thủ tướng Najib Razak, người bị cáo buộc có
liên quan đến vụ bê bối hàng tỷ USD tại quỹ nhà nước 1MDB.
-Ông Anwar Ibrahim được coi là người kế nhiệm ông Mahathir trong đảng UMNO và
trên cương vị Thủ tướng Malaysia nhưng rồi bị chính ông Mahathir phế truất, bị cáo
buộc mắc nhiều tội lỗi và mấy bận phải ngồi tù. Năm 2018, hai người liên thủ với
nhau - mội người ở bên ngoài, một người ở bên trong nhà tù - để lật đổ quyền lực của
đảng UMNO. Họ thỏa thuận với nhau là ông Mahathir làm Thủ tướng nửa nhiệm kỳ
đầu và ông Anwar kế nhiệm nửa nhiệm kỳ sau. Nhưng rồi ông Mahathir không thực
hiện thỏa thuận này.
-Ở cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, ông Mahathir không đắc cử trong khi ông Anwar
thắng cử và trở thành Thủ tướng của Malaysia. Chưa có ai ở Malaysia trở thành Thủ
tướng vất vả và gian lao như ông Anwar. Có lẽ cũng chính vì thế mà kỳ vọng hiện tại
của người dân ở Malaysia đặt vào chính phủ mới với ông Anwar rất lớn

( Mahathir Mohamad là một chính trị gia Malaysia từng giữ chức thủ tướng
Malaysia. Ông được bổ nhiệm làm thủ tướng năm 1981, nghỉ hưu năm 2003 và trở lại
văn phòng từ năm 2018 đến năm 2020. Ông là chủ tịch của liên minh Pakatan
Harapan, đồng thời là thành viên của Quốc hội Malaysia cho khu vực bầu cử
Langkawi ở bang Kedah. Sự nghiệp chính trị của Mahathir đã kéo dài hơn 70 năm bắt
đầu bằng việc ông tham gia các cuộc biểu tình chống lại người Malaysia không có
quốc tịch Malaysia trong Liên minh Malaysia thông qua việc thành lập đảng của riêng
mình, Đảng Bản địa Thống nhất Malaysia
-Từ một bác sĩ trở thành thủ tướng cầm quyền lâu nhất Malaysia chưa phải là điều kỳ
lạ nhất trong sự nghiệp chính trị của ông Mahathir Mohamad.
-Mahathir là một nhân vật chính trị thống trị, giành chiến thắng trong năm cuộc tổng
tuyển cử liên tiếp và chống lại một loạt các đối thủ cho sự lãnh đạo của UMNO. Là
thủ tướng, ông là người ủng hộ sự phát triển của thế giới thứ ba và là một nhà hoạt
động quốc tế nổi tiếng.
-Mahathir được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử
Malaysia hiện đại. Giai đoạn kinh tế Malaysia phát triển mạnh vào những nhiệm kỳ
ông đương chức. Vào tháng 4 năm 2019, Mahathir được Tạp chí Time liệt kê là một
trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2019. Vào tháng 5 cùng năm, ông được xếp
hạng thứ 47 trong danh sách 50 nhà lãnh đạo xuất sắc của Fortune Global 2019.

(Abdullah Ahmad Badawi là một nhà chính trị người Mã Lai là Thủ tướng thứ năm
của Malaysia giai đoạn 2003-2009. Ông cũng từng là Chủ tịch Tổ chức Dân tộc Mã Lai
Thống nhất (UMNO) và thủ lĩnh của liên minh Mặt trận Dân tộc (BN) trong Quốc hội
Malaysia. Ông vốn rất được lòng dân chúng vì tính thanh liêm)

(Muhyiddin Yassin là một chính trị giaMalaysia và là Thủ tướng thứ tám của
Malaysia)
-Sự tham gia vào chính trị của Muhyiddin bắt đầu khi ông gia nhập UMNO với tư
cách là thành viên tại bộ phận Pagoh năm 1971. Ông được bầu làm Trưởng phòng
Thanh niên UMNO của bộ phận Pagoh và Bộ trưởng năm 1976. Sau đó, ông trở thành
Trưởng phòng Thanh niên của bang Johor cho đến năm 1987.
-Muhyiddin chiếm ghế của Exco trong Thanh niên UMNO quốc gia Malaysia. Năm
1984, Muhyiddin được bầu làm Giám đốc Phân khu UMNO của Pagoh thay thế Tan
Sri Othman Saat. Muhyiddin đã tăng thứ hạng và tập tin của Johor UMNO một cách
nhanh chóng. Từ khi trở thành thành viên hội đồng điều hành nhà nước, ông đã vươn
lên trở thành người đứng đầu Johor UMNO và sau đó trở thành Menteri Besar của
Johor.
-Muhyiddin đã tranh cử và được bầu làm Nghị viên Quốc hội cho khu vực bầu cử
Pagoh trong cuộc tổng tuyển cử năm 1978 và giữ ghế cho đến năm 1982. Muhyiddin
được bổ nhiệm làm Thư ký Nghị viện trong Bộ Ngoại giao; sau đó ông được thăng
chức Thứ trưởng Bộ Lãnh thổ Liên bang và sau đó là Bộ Thương mại và Công nghiệp.
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1986, Muhyiddin đã tranh cử và giành được ghế bầu
cử lập pháp bang Johor của bang Ser Serang, mở đường cho ông trở thành Menteri
Besar của Johor vào ngày 13 tháng 8 năm 1986.
-Nhiệm kỳ của ông là Menteri Besar kéo dài đến ngày 6 tháng 5 năm 1995.
Muhyiddin trở lại để tranh cử ghế quốc hội Pagoh trong cuộc Tổng tuyển cử năm
1995.
-Ông đã phục vụ một số chức vụ trong nội các chính phủ liên bang như Bộ trưởng
Thanh niên và Thể thao (1995, 1999), Bộ trưởng Bộ Thương mại và Tiêu dùng trong
nước (1999 -2004), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp dựa trên nông nghiệp
(2004,2008) và Bộ trưởng Quốc tế Thương mại và công nghiệp (2008-2009). Ông
được bổ nhiệm làm Phó Thủ tướng, và Bộ trưởng Bộ Giáo dục, bởi Thủ tướng, Najib
Razak vào năm 2009.
-Năm 1984, Muhyiddin tranh cử một ghế trong Hội đồng tối cao UMNO nhưng bị
thua. Muhyiddin sau đó được bổ nhiệm làm Chủ tịch Liên lạc Nhà nước UMNO Johor
và tiếp theo được bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Tối cao. Vào tháng 11 năm 1990,
ông là ứng cử viên cho chức vụ phó chủ tịch UMNO, nhưng lại thua cuộc. Muhyiddin
đã cố gắng một lần nữa trong cuộc bầu cử đảng UMNO tháng 11 năm 1993, lần này
thành công. Nhưng ông đã thua cuộc bầu cử năm 1996 khi bảo vệ chức vụ phó tổng
thống. Cuối cùng, trong cuộc bầu cử năm 2000, ông lại giành được chức phó chủ tịch
UMNO, còn lại trong vị trí đó cho đến cuộc bầu cử vào tháng 10 năm 2008, khi
Muhyiddin tìm kiếm thành công chức vụ phó thủ tướng, người bị bỏ trống làm đương
nhiệm, Najib Razak (người đang giữ chức chủ tịch đảng sau khi Abdullah Ahmad
Badawi nghỉ hưu), trở thành chủ tịch UMNO.

You might also like