You are on page 1of 5

I.

Nhà nước
1.Khái niệm
Nhà nước là một phạm trù lịch sử “ là sản phẩm cuả một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn
nhất định” khi “ xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hòa mà xá hội đó
bất lực không sao loại bỏ được”.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ
cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội với mục đích
bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
2.Nguồn gốc:
+Nguyên nhân sâu xa: là do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự dư thừa tương đối
của cải,xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và về của cải.
+Nguyên nhân trực tiếp: là do mâu thuẫn giai cấp trong xã hội gay gắt không thể điều hòa được.
3.Bản chất:
Nhà nước là một cơ quan thống trị giai cấp, là một cơ quan áp bức của một giai cấp này đối với
một giai cấp khác; đó là sự kiến lập một “ trật tự”, trật tự này hợp pháp hóa và củng cố áp bức
kia bằng cách làm dịu xung đột giai cấp.
Như vậy ==> Nhà nước là một tổ chức chính trị cảu một giai cấp thống trị về mặt kinh tế nhằm
bảo vệ trật tự hiện hành và đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác
4.Đặc trưng cơ bản của nhà nước:
+Một là: nhà nước quản lý cư dân trên một vùng lãnh thổ nhất định:”so với tổ chức huyết tộc
trước kia(thị tộc hay bộ tộc) thì đặc trưng thứ nhất của nhà nước là ở chỗ nó phân chia thần dân
trong quốc gia theo sự phân chia lãnh thổ”.
+Hai là: nhà nước có hệ thống các cơ quan quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối
với mọi thành viên.
Nhà nước quản lý xã hội dựa vào pháp luật là chủ yếu.Bằng hệ thống pháp luật nhà nước sử
dụng phương thức “cưỡng bức” mọi cá nhân,tổ chức trong xã hội phải thực hiện các chính sách
theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị.
+Ba là: nhà nước có hệ thống thuế khóa để nuôi bộ máy chính quyền.
5. Chức năng cơ bản của nhà nước
Về bản chất, nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp thống trị,song song để duy trì xã hội
trong vòng “trật tự” , nhà nước đồng thời phải thực hiện nhiều chức năng như: chức năng thống
trị chính trị và chức năng xã hội, chức năng đối nội và chức năng đối ngoại…
*Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội
-Chức năng thống trị chính trị cảu nhà nước chịu sự quy định bởi tính giai cấp của nhà nước. Là
công cụ thống trị giai cấp, nhà nước thường xuyên sử dụng bộ máy quyền lực để duy trì sự thống
trị đó thông qua hệ thống chính sách và pháp luật.
-Chức năng xã hội của nhà nước được biểu hiện rõ ở chỗ, nhà nước nhân danh xã hội làm nhiệm
vụ quản lý nhà nước về xã hội,điều hành các công việc chung của xã hội như: thủy lợi, giao
thông, y tế, giáo dục,bảo vệ mội trường,…để duy trì sự ổn định của xã hội trong “trật tự” theo
quan điểm của giai cấp thống trị.
*Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Để thực hiện vai trò cảu mình đối với giai cấp thống trị và với toàn xã hội, nhà nước còn thực
hiện chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
-Chức năng đối nội của nhà nước: là sự thực hiện đường lối đối nội nhằm duy trì trật tự xã hội
thong qua các công cụ như: chính sách xã hội, luật pháp, cơ quan truyền thông, văn hóa , giáo
dục,… Chức năng đối nội được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực chính trị,kinh tế, xã hội,y tế,
giáo dục,…của mỗi quốc gia,dân tộc nhằm đáp ứng và giải quyết những nhu cầu ching của toàn
xã hội.Chức năng đối nội được nhà nước thực hiện một cách thường xuyên,liên tục thông qua
các lăng kính giai cấp của giai cấp thống trị,

-Chức năng đối ngoại của nhà nước: là sự phát triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của giai
cấp thống trị nhằm giải quyết mối quan hệ với các thể chế nhà nước khác dưới danh nghĩa quốc
gia,dân tộc,nhằm bảo vệ lãnh thổ quốc gia, đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh tế ,văn hóa, khoa học-
kỹ thuật,y tế, giáo dục,...của mình. Trong xã hội hiện đại chính sách đối ngoại của nhà nước được
các quốc gia coi trọng, xem đó như là điều kiện cho sự phát triển của mình. Các nước không chỉ
quan hệ với nhau mà còn quan hệ với các tổ chức quốc tế,các tổ chức phi chính phủ.

II.Cách mạng xã hội


1.Nguồn gốc của cách mạng xã hội
-Cách mạng xã hội là một hiện tượng lịch sử, có nguồn gốc sâu xa từ mâu thuẫn giữa lực lượng
sản xuất tiến bộ đòi hỏi được giải phóng, phát triển với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu,đang
là trở ngại cho sự phát triển của lực lượng sản suất.
-Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cách mạng xã hội
2.Bản chất của cách mạng xã hội
-Cách mạng là khái niệm chỉ sự thay đổi căn bản về chất của một sự vật, hiện tượng nào đó trong
thế giới. Từ đó có thể hiểu, cách mạng xã hội là sự thay đổi căn bản về chất toàn bộ các lĩnh vực
của đời sống xã hội.
- Là sự biến đổi có tích chất bước ngoặt và căn bản về chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế-xã hội lỗi thời bằng kinh tế-xã hội cao hơn.
3.Phương pháp cách mạng
-Mục tiêu của cách mạng xã hội là giành chính quyền bằng cách đập tan chính quyền lỗi thời,
phản động, cản trở cho sự phát triển của xã hội, thiết lập một trật tự xã hội mới tiến bộ hơn.Để
thực hiện được mục tiêu đó cần có phương pháp cách mạng phù hợp.
*Phương pháp cách mạng bạo lực: là hình thức khá phổ biến. Cách mạng bạo lực là hình thức
tiến hành cách mạng thông qua bạo lwucj để giành chính quyền,là hành động của lực lượng cách
mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp lãnh đạo cách mạng vượt qua giới hạn luật pháp của giai cấp
thống trị hiện thời,xác lập chính quyền nhà nước của giai cấp cách mạng.
*Phương pháp cách mạng hòa bình: cũng là một phương pháp để giành chính quyền, là phương
pháp đấu tranh không dung bạo lực cách mạng để giành chính quyền trong điều kiện cho phép.
Phương pháp hòa bình là phương pháp đấu tranh nghị trường, thông qua chế độ dân chủ, bằng
bầu cử để giành đa số ghế trong nghị viện và trong chính phủ. Phương pháp này rất có lợi, ít gây
thương vong thiệt hại,nhưng lại ít đc sử dụng.
III.Sự nghiệp cách mạng Việt Nam.
-Bắt đầu từ thế kỷ XIX, khi nước ta phải đối mặt với cuộc thực dân hóa của các quốc gia phương
Tây, đặc biệt là thực dân Pháp. Việt Nam đã trải qua quá trình chiến đấu dài và gắn bó với những
vận động, phong trào yêu nước và đấu tranh giành độc lập dân tộc.
-Trong suốt lịch sử Việt Nam, có nhiều giai đoạn và các phong trào cách mạng khác nhau như:
• Phong trào Yên Bái năm 1930
• Chiến dịch Hồ Chí Minh
• Chiến tranh giải phóng miền Nam
-Sau chiến thắng 30/4/1975, Việt Nam đã thoát khỏi sự đô hộ của các nước phương Tây và tiến
hành cải cách và xoá bỏ chế độ xã hội cũ để xây dựng chế độ XHCN như hiện nay.
1.Quá trình xoá bỏ xã hội cũ để xây dựng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) như hiện nay là một
quá trình phức tạp và đa chiều. Nó điều chỉnh cả về kinh tế, chính trị và văn hóa.
-Kinh tế: Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tự nhiên, tự cung ứng sang nền kinh tế cơ bản, từ
đó tạo điều kiện cho việc sản xuất công nghiệp và nông nghiệp hóa.
-Chính trị: Xây dựng hệ thống chính trị mới, trong đó quyền lực được tập trung vào tay nhà
nước, đảng cộng sản và các tổ chức chính trị, đồng thời xoá bỏ những hệ thống chính trị cũ.
-Xã hội: Việc thúc đẩy giáo dục cộng đồng, thu hẹp khoảng cách giai cấp trong xã hội và thực
hiện các chính sách xã hội hóa để đảm bảo mọi người có cơ hội bình đẳng.
2. Quá trình xây dựng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
-Giai đoạn đầu(1945-1975): sau khi giành độc lập năm 1945 ở miền bắc, Việt Nam bước vài giai
đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản
-Giai đoạn sau chiến tranh(1975-1986): Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức về kính tế và
chính trị
-Giai đoạn đổi mới ( 1986-1995): quá trình đổi mới đc khởi xướng vào năm 1986 nhằm thúc đẩy
cải cách kinh tế về mở cửa thị trường
-Đạt thành tựu và tích cực hóa (1996-nay): kể từ những năm 1990, Việt Nam đạt nhiều thành tựu
đáng kể trong công nghiệp hóa và hiện đại hóa
3.Nông nghiệp
-Giai đoạn nhà nước mới ra đời ( 1945- 1975): Sau khi giành độc lập, Việt Nam đặt nông ngiệp
là một trong những ngành kinh tế quan trọng để phục hồi đất nc sau chiến tranh.
-Giai đoạn hậu chiến tranh (1954 – 1975):Việt Nam đã phải đối mặt vs nhiều thách thức do chiến
tranh và chế độ kinh tế cộng sản gây ra
-Giai đoạn đổi mới (1986 – nay): Quá trình đổi mới đã mở ra cánh cửa mới cho nông nghiệp Việt
Nam
-Giai đoạn Hiện Đại Hóa (2000 – nay): Trong giai đoạn này Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng
một nôg nghiệp hiện đại, bền vững và cạnh tranh

4.Công nghiệp
-Giai đoạn đầu (1945- 1975): Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp để đáp ứng
nhu cầu tái thiết hậu chiến tranh và phục vụ quốc phòng.
-Giai đoạn kinh tế cộng sản (1976 - 1986): Chính phủ đã áp dụng mô hình kinh tế cộng sản,
trong đó công nghiệp trở thành trụ cột của nền kinh tế quốc gia.
-Giai đoạn đổi mới (1986 – nay): Quá trình đổi mới đã mở ra một cánh cửa mới cho nền công
nghiệp Việt Nam.
-Giai đoạn Hiện Đại Hóa (2000 - nay): Giai đoạn hiện đại hóa (2000-nay) trong giai đoạn này,
Việt Nam đã đặt mục tiêu xây dựng một công nghiệp hiện đại, đa ngành và cạnh tranh.
5.Dịch vụ
-Giai đoạn trước 1975: Trước khi nước Việt Nam thống nhất vào năm 1975, dịch vụ chủ yếu tập
trung ở các trung tâm thành thị lớn như Hà Nội và Sài Gòn.
-Giai đoạn sau 1975: Trước khi nước Việt Nam thống nhất vào năm 1975, dịch vụ chủ yếu tập
trung ở các trung tâm thành thị lớn như Hà Nội và Sài Gòn.
-Giai đoạn đổi mới (1986 - nay): Quá trình đổi mới đã mở ra cánh cửa cho sự phát triển của dịch
vụ ở Việt Nam.
-Giai đoạn Hiện Đại Hóa (2000 - nay): Trong giai đoạn này, Việt Nam đã tập trung vào phát triển
các lĩnh vực dịch vụ cao cấp và công nghệ thông tin

Phân công công việc


Thuyết trình: Nguyễn Văn Sang
Làm slide: Trần Xuân Trường
Nội dung:
Đỗ Văn Phương
Lê Thanh Tùng
Nguyễn Đình Quý
Huỳnh Thanh Thật
Nguyễn Tấn Tùng
Làm lại ( bản Word)
Trần Xuân Trường Đỗ Văn Phương
Nguyễn Văn Sang Lê Thanh Tùng

You might also like