You are on page 1of 6

NHÓM 9

Nguyễn Hà Khả Tú 2125401010270 10

Trần Quang Hưng 2222202010863 10

Nguyễn Thị Yến Ngân 2222202010719 8

Đặng Trịnh Duy Anh 2124801040004 10

Võ Xuân Tiến 2125106051072 8

Trần Nhật Hào 2223102050336 8

Ngô Thị Anh Thư 2128501010025 8

Hồ Quang Phước 2223120250153 10

Lê Minh Hậu 2125106050814 8

Đỗ Thị Thủy Tiên 2125106010120 8

CHỦ ĐỀ 23 + 24

Chủ đề 23:

So sánh chức năng của nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Từ đó rút ra nhận xét cho vấn đề trên.

Chủ đề 24:

Sử dụng các kiến thức về cách mạng xã hội để làm sáng tỏ các thắng
lợi của cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 1975. Từ đó rút ra ý nghĩa
phương pháp luận.

BÀI LÀM

Chủ đề 23:

So sánh chức năng của nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Từ đó rút ra nhận xét cho vấn đề trên.
Chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa:

* Đối nội:

– Tổ chức và quản lý kinh tế:


+ CNXH chỉ có thể cách mạng sức sống và thắng lợi của mình bằng việc
đưa ra và thực hiện một kiểu tổ chức lao động cao hơn so với CNTB.
+ Nhà nước xã hội Chủ nghĩa thay mặt nhân dân trực tiếp quản lý tư liệu
sản xuất của xã hội.
=> Phải trực tiếp tổ chức và quản lý xã hội.
– Giữ vững an ninh chính trị, trấn áp sự phản kháng của các lực lượng
chống đối: quan trọng trong giai đoạn cách mạng mới thành công.
– Bảo vệ trật tự pháp luật, các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân,
tổ chức trong xã hội: đòi hỏi khách quan của xã hội.
+ Cần có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất, kỹ thuật
pháp lý cao.
+ Thường xuyên kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật.
=> Chú trọng phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng và
chống vi phạm pháp luật.
– Tổ chức và quản lý các mặt khác của xã hội: nếu thực hiện tốt sẽ thể
hiện tính ưu việt, uy tín và vị thế nhà nước XHCN.
+ Văn hóa: xây dựng nền văn hóa mới, tiên tiến, dân tộc, đại chúng.
+ Giáo dục, đào tạo: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài.
+ Khoa học, công nghệ.
+ Y tế, môi trường.
+ Dân số, lao động, việc làm.
+ Giai cấp, dân tộc, tôn giáo: đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết,tôn trọng tự
do tín ngưỡng.
* Đối ngoaị:
– Bảo vệ Tổ quốc: coi đây là nhiệm vụ chiến lược.
+ Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang chính quy, tinh nhuệ, hiện đại;
xây dựng nền quốc phòng toàn dân;…
– Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nhà nước khác, các tổ chức
quốc tế:
+ Củng cố và tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, hợp tác lẫn nhau trên
tinh thần quốc tế vô sản.
+ Mở rộng quan hệ quốc tế với các nước có chế độ chính trị khác nhau và
các tổ chức quốc tế.
– Ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ
trên thế giới.
– Tham gia giải quyết các vấn đề chung của thế giới.
Chức năng của nhà nước tư bản:
* Củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản: thực hiện bằng nhiều biện
pháp:

– Dùng pháp luật đề ghi nhận quyền sở hữu tài sản là một quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm.
– Dùng các quy định của luật dân sự và các hình phạt của luật hình để
bảo vệ quyền sở hữu và trừng phạt những hành vi xâm phạm.
=> Nhà nước tư sản tuyên bố thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu của tất cả
các chủ sở hữu trong xã hội, chủ yếu là bảo vệ quyền lợi cuả giai cấp tư
sản vì phần lớn tài sản nằm trong tay giai cấp này.
* Chức năng trấn áp: bảo vệ địa vị thống trị và thiết lập trật tự xã hội.
– Sử dụng bộ máy bạo lực đàn áp các cuộc đấu tranh,trấn áp hành vi xâm
phạm trật tự xã hội.
– Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng tác động đời sống tinh thần
toàn xã hội, tuyên truyền cho hệ tư tưởng tư sản, tê liệt tinh thần phản
kháng.
* Chức năng kinh tế – xã hội:
– Giai đoạn đầu: chủ yếu tập trung vào các hoạt động nhằm duy trì sự
thống trị của giai cấp tư sản mà không quan tâm nhiều đến giải quyết các
vấn đề bức bách trong xã hội.
– Bắt đầu can thiệp vào cuối giai đoạn thứ 2:
+ Mục đích là để tạo ra các đk đảm bảo vật chất kĩ thuật, pháp lý và chính
trị cho các họat động sản xuất kinh doanh.
+ Điều tiết nền kinh tế theo hai hướng gần như đối lập:
o Tác động sự cân đối của nền kinh tế tạo sự ổn định về kinh tế dẫn đến
sự ổn định xã hội.
o Khuyến khích cạnh tranh để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
– Giai đoạn 3: do sự phát triển các phong trào dân chủ dân sinh, do sự
phát triển của trình độ xã hội, do sự thay đổi của bầu không khí chính
trị,do ảnh hưởng phát triển cách mạng trên thế giới mà nhiều NNTS đã
chú ý giải quyết các vấn đề xã hội vì quốc kế dân sinh.
* Tiến hành chiến tranh xâm lược khi có điều kiện: chức năng cơ bản ở
giai đoạn 1 và 2.
* Phòng thủ và bảo vệ đất nước.
* Xúc tiến và thành lập các liên minh trên thế giới: giai đoạn 3.

Chủ đề 24:

Sử dụng các kiến thức về cách mạng xã hội để làm sáng tỏ các thắng
lợi của cách mạng Việt Nam từ 1945 đến 1975. Từ đó rút ra ý nghĩa
phương pháp luận.

Dựa vào cách mạng làm sáng tỏ: Cách mạng Tháng Tám năm 1945
thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng
lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính
quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà
nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ
phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách
đô hộ của thực dân, phát xít.

=> Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một
nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ.
Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền.

Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được
vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là
thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta
gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin
tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu
của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí
quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa
quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của
thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức,
thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô
sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không
chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu
nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước
thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con
đường của chủ nghĩa xã hội.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều
nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng và có ý nghĩa quyết định
là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và
phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một
cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến
lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ,
chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

=> Do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng
lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước;
một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn
tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu
tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết
bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì
mục tiêu độc lập dân tộc. Cuộc cách mạng được tiến hành trong bối cảnh
quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã
bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và
của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh.

You might also like