You are on page 1of 18

I.

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MALAYSIA:

1. Những thông tin cơ bản:


- Tên chính thức: Liên bang Malaysia
- Thể chế chính trị: Quân chủ lập hiến
- Thủ đô: Kuala Lumpur (thành phố lớn nhất)
- Ngày quốc khánh: 31 tháng 8 năm 1957
Đứng đầu nhà nước: Quốc vương –Abdullah Sultan Ahmad Shad
(31/1/2019)
Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Mahathir Mohamad (10/5/2018) là nhà
lãnh đạo nhà nước lâu đời nhất
Các đảng phái chính trị: Đa đảng
- Đơn vị tiền tệ: Đồng Rin-git (Ringgit)

QUỐC KÌ

QUỐC HUY

2. Đặc điểm tự nhiên:


 Diện tích đất: 328,657 km2
 Vị trí: Thuộc Đông Nam Á. Lãnh thổ bị
phân thành 2 mảnh lớn.
- Mảnh phía Tây là bán đảo Mã Lai (tập
trung hơn 80% dân số) giáp Thái Lan;
- Mảnh phía Đông nằm chung với Indonesia và Myanmar trên đảo
Borneo.
 Địa hình: Rừng chiếm đa số (63% diện tích), đất nông nghiệp (23%).
 Khí hậu: nhiệt đới, gió mùa.
 Thiên tai: lũ lụt, lở đất và cháy rừng.
 Vấn đề môi trường: ô nhiễm không khí do khí thải công nghiệp và
phương tiện giao thông, ô nhiễm nguồn nước do chất thải chưa qua xử
lý, chặt phá rừng, khói, bụi mù từ các đám cháy rừng ở Indonesia
 Tài nguyên: thiếc, dầu, gỗ, quặng sắt, khí đốt, bauxite
3. Đặc điểm dân số:
 Dân số: 32.542.281 người (15/09/2019) chiếm 0.41% dân số thế giới,
đứng thứ 44 thế giới.
 Mật độ dân số: 99 người /km 2 với 76,04% dân số sống ở thành thị
(24.363.730 người vào năm 2018)

 Tuổi trung bình: 29 tuổi


 Dân tộc
o Người Malay: 50.4%
o Người bản xứ khác Malay (Bumiputera): 11%
o Người gốc Hoa 23.7%

Page | 1
o Người gốc Ấn: 7.1%
o Các dân tộc khác: 7.8%

4. Đặc điểm về văn hóa:

QUỐC HOA
HOA DÂM BỤT

QUỐC PHỤC
Baju Kurung

 Tôn giáo
- Đạo Hồi Sun-ni 60,4%
- Đạo Phật 19,2%
- Đạo Khổng, đạo Lão và các đạo Trung Quốc truyền thống khác: 2,6%
- Đạo Cơ đốc: 9,1 %
- Hindu: 6,3%
- Tôn giáo khác: 2,4%
 Ngôn ngữ
- Tiếng Malay (Bahasa Melayu) (ngôn ngữ chính thống)_Bahasa
Malaysia, ngoài ra còn có tiếng Anh, Hoa, Ấn.
 Văn hóa giao thông: lái xe bên tay trái đường

Page | 2
 Ẩm thực: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, tươi sống, có nhiều màu
sắc của các loại quả thiên nhiên, đặc biệt là nguyên vị hoa hồi. Vị của
các món ăn truyền thống Malaysia thường khá cay, béo và hơi ngọt.
 Ngày nghỉ lễ trong năm: (12 ngày lễ chính trong năm)
1/1 – Ngày đầu năm mới
2/2 - Hari Raya Qurban
22/2 - Awal Muharam
1/5 – Quốc tế lao động
2/5 - Prophet Mohammad’s Birthday
3/5 - Wesak Day
Thứ 7 đầu tiên của tháng 6: Ngày sinh nhật Nhà Vua
31/8 – Ngày quốc khánh
16/9: Ngày Malaysia (chỉ được tổ chức ở bang Sabah)
11/11 - Deepavali
14-15/11 - Hari Raya Puasa
25/12 – Lễ giáng sinh
5. Lễ hội:
Lễ hội ánh sáng Deepavali
(Diwali)
Tổ chức từ ngày 4 tháng 11 và kéo
dài trong 5 ngày. Trước đây,
Deepavali là một lễ hội tôn giáo
quan trọng của những người theo
đạo Hindu ở Malaysia. Còn ngày
nay, không chỉ ở thủ đô Kuala
Lumpur mà trên toàn Malaysia,
Deepavali là lễ hội chung của tất cả
mọi người. lễ hội thể hiện ước mong về “niềm vui – ánh sáng – hạnh phúc”

Page | 3
Lễ hội Hari Raya
Diễn ra vào đầu tháng 08, Lễ Hari Raya Aidilfitri, một trong hai lễ hội truyền
thống lớn nhất của Malaysia. Đây là
ngày lễ đánh dấu sự kết thúc tháng
chay Ramadan của người Hồi giáo.
Lễ hội Thaipusam
Đây là lễ hội Hindu lớn nhất, được tổ
chức hàng năm vào ngày rằm tháng
thứ 10 theo lịch Tamil, tức khoảng
giữa tháng 1 đến đầu tháng 2 Dương
lịch. Lễ hội có ý nghĩa tôn vinh thần
Subrahmanya hay thần Murugan – vị thần tượng trưng cho đức hạnh, tuổi trẻ và
sức mạnh, cũng là vị thần chống lại cái ác theo đạo Hindu.
Lễ hội Duanwu
Được gọi là Lễ hội Thuyền Rồng ở
đây ở Malaysia, đây là một sự kiện
thường được tổ chức vào ngày thứ
năm của tháng thứ năm âm lịch của
Trung Quốc. Mặc dù lễ hội này
mang nhiều ý nghĩa hơn ở Trung
Quốc và thường được tổ chức bởi
cộng đồng Trung Hoa ở Malaysia.

Lễ hội Gawai
Gawai Dayak là lễ hội được tổ chức
vào ngày 5-6/6 hàng năm, là biểu
tượng của sự thống nhất và hy vọng
của cộng đồng người Dayak. Lễ hội
này là cho người Iban và người
Bidayuh ở Sarawak kỷ niệm cuối
mùa thu hoạch nên còn được gọi là
lễ hội thu hoạch.

Page | 4
Lễ hội khiêu vũ
Âm nhạc và các vũ điệu là những giai
điệu tươi vui không thể thiếu trong
cuộc sống, chính vì vậy du lịch
Malaysia dịp đầu tháng 6 là một lựa
chọn rất sáng suốt. Khoảng thời gian
4-6 tháng 6 hàng năm, Malaysia sẽ
diễn ra lễ hội khiêu vũ đầy hấp dẫn.
6. Du lịch:
Năm 2017, Malaysia đón tổng cộng 25.95 triệu khách du lịch quốc tế và ghi nhận
mức tăng 0,1% thu được từ chi tiêu du lịch, do đó đóng góp 82,2 tỷ Ringit
Malaysia vào doanh thu của quốc gia này.
Số lượng khách du lịch giảm 3%, nhưng Malaysia là nước đứng thứ hai sau Đông
Nam Á sau Thái Lan, với 35,3 triệu khách du lịch trong năm 2017.
(https://www.tourism.gov.my/media/view/25-9-million-international-tourists-
visited-malaysia-in-2017)
Số liệu du lịch các năm trước
Ngành du lịch Malaysia dần phục hồi trong năm 2016 khi đón tiếp 26.8 triệu lượt
khách quốc tế đến thăm, đạt mức tăng 4% so với con số 25.7% năm 2015. Nhờ
lượng khách du lịch lớn, Malaysia năm 2016 thu về khoảng 82.1 tỷ RM, tăng tới
18.8% so với 2015. Top 10 quốc gia có số lượng khách du lịch tới Malaysia nhiều
nhất 2016: Singapore (13.3 triệu), Indonesia (3.1 triệu), Trung Quốc (2.1 triệu),
Thailand (1.8 triệu), Brunei (1.4 triệu), Ấn Độ (0.64 triệu), Hàn Quốc (0.44 triệu),
Philippines (0.42 triệu), Nhật Bản (0.41 triệu), Anh (0.40 triệu).
(http://www.tourism.gov.my/media/view/malaysia-s-2016-tourist-arrivals-grow-4-
0)
Năm 2015, Malaysia đón 25.7 triệu lượt khách du lịch và thu về khoảng 69.1 tỷ
RM. So với năm 2014 lượng khách giảm 6.3% và lượng tiền thu được từ du lịch
giảm 4%. ASEAN chiếm tới 74.4% với 19.1 triệu lượt khách (Singapore 12.9 triệu,
Indonesia 2.79 triệu; Trung Quốc 1.68 triệu; Thái 1.34 triệu…).

Page | 5
(http://www.tourism.gov.my/media/view/malaysia-registers-25-7-million-tourists-
in-2015)
Năm 2014, Malaysia đón 27.4 triệu lượt khách quốc tế, thu về khoảng 72 tỷ RM.
Malaysia đặt mục tiêu 2020 sẽ có 36 triệu khách du lịch và thu về 168 tỷ RM.
(http://corporate.tourism.gov.my/mediacentre.asp?
page=news_desk&news_id=1158)
Sang năm 2013, Malaysia đón 25.72 triệu lượt khách du lịch và thu từ du lịch đạt
trên 65.4 tỷ RM(theo http://corporate.tourism.gov.my/research.asp?
page=facts_figures)
Trong năm 2012, số lượng khách quốc tế tới Malaysia là hơn 25 triệu người, thu từ
du lịch 60.6 tỷ RM. Năm 2011, con số này là 24.7 triệu khách và 58.3 tỷ RM. Năm
2010, số lượng khách quốc tế tới Malaysia là 24.5 triệu người, Malaysia thu từ du
lịch 56.5 tỷ RM (theo http://corporate.tourism.gov.my/research.asp?
page=overview)
II. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VỚI VIỆT NAM:
1. Chính sách phát triển kinh tế:

a. Tổng quan nền kinh tế:


- Malaysia là một nền kinh tế định hướng nhà nước tương đối mở và
công nghiệp hóa mới. Từ năm 1970 Malaysia đã bước vào giai đoạn
chuyển đổi từ nền kinh tế dựa vào khai khoáng và nông nghiệp sang
ngành chế tạo. Là một quốc gia có nhiều tham vọng, Malaysia đã đặt
mục tiêu trở thành một nước có thu nhập cao trước năm 2020 và ngày
càng xa hơn nữa.
- Malaysia là một thành viên của 12 quốc gia thuộc TPP và là thành
viên của ASEAN. Malaysia là một trong những đất nước có nền kinh
tế tốt nhất tại Châu Á, GDP tăng trưởng trung bình 5.18% trong 5
năm gần đây (2014-2018). Năm 2018 vừa qua, Malaysia đã vươn lên
trở thành nền kinh tế có GDP đứng thứ 3 ASEAN chỉ đứng sau
Indonesia và Thái Lan.
- Ngân hàng Negara Malaysia (ngân hàng trung ương) duy trì dự trữ
lượng lớn ngoại hối. Để thu hút đầu tư tăng lên, NAJIB đã đưa ra các
sửa đổi đối với các ưu đãi về kinh tế và xã hội đặc biệt dành cho

Page | 6
người Malaysia theo Chính sách Kinh tế Mới năm 1970 nhưng đã rút
lại vào năm 2013 sau khi ông gặp phải sự phản đối đáng kể từ các bên
liên quan khác. Vào tháng 9 năm 2013 NAJIB đã khởi động Chương
trình Trao quyền Kinh tế Bumiputra mới, các chính sách ủng hộ và
thúc đẩy điều kiện kinh tế của người Malaysia.
- Là Quốc gia chuyên xuất khẩu dầu khí, Malaysia được hưởng lợi từ
việc giá năng lượng thế giới tăng cao. Việc giảm giá dầu toàn cầu
trong nửa cuối 2014 đã làm Malaysia thất thu và giảm giá trị đồng
Ringgit. Tuy Malaysia là quốc gia xuất khẩu lớn nhưng cũng có thể bị
ảnh hưởng nặng nề khi giá cả hàng hóa bị giảm sút trên toàn cầu.
- Malaysia là quốc gia xuất khẩu và mở cửa. Các đối tác và mặt hàng
xuất nhập khẩu chính năm 2017 của Malaysia như sau:

b. Các chỉ số kinh tế:

GDP (tỷ GDP bình quân đầu người Tăng trưởng GDP
Năm
USD) (USD) (%)

Page | 7
2014 338,066 11,009 6.0%

2015 296,636 9,512 5.1%

2016 296,753 9,381 4.2%

2017 314,708 9,828 5.9%

2018 354,348 10,942 4.7%

Chỉ số GDP

GDP (tỷ USD)

360,000 354,348
350,000

340,000 338,066

330,000
314,708
320,000

310,000 296,636
300,000 296,753

290,000

280,000

270,000

260,000
2014 2015 2016 2017 2018

Page | 8
GDP growth (%)
7.0%
6.0% 5.9%
6.0%
5.1%
5.0% 4.7%
4.2%
4.0%

3.0%

2.0%

1.0%

0.0%
2013.5 2014 2014.5 2015 2015.5 2016 2016.5 2017 2017.5 2018 2018.5

GDP bình quân đầu người (USD)


11,500

11,000

10,500

10,000

9,500

9,000

8,500
2013.5 2014 2014.5 2015 2015.5 2016 2016.5 2017 2017.5 2018 2018.5

Nhận xét:
Tuy sự tăng trưởng GDP của Malaysia trong năm 2018 có giảm 1.2% so với năm
ngoái. Nhưng tổng sản phẩm quốc nội năm 2018 lại là 354.348 triệu USD. Giá trị
tuyệt đối của GDP tại Malaysia đã tăng 39.640 triệu đô la so với năm 2017.
Hơn nữa, GDP bình quân đầu người của Malaysia vào năm 2018 là $10.942 cao
hơn năm 2017 là $ 9.828. 

Page | 9
Các con số này cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế ở Malaysia là vô cùng lớn,
đây là một trong những nền kinh tế có sự tăng trưởng cao và lượng sản phẩm quốc
nội vô cùng dồi dào. Hơn nữa GDP đầu người cao cũng cho thấy tiềm năng tiêu
thụ rộng lớn các mặt hàng cao cấp hay thói quen mua sắm thường xuyên của quốc
qua này.

Tỷ giá hối đoái


- Tỉ giá hối đoái của đồng Việt Nam (VND) so với đồng Ringgits
(MYR) hiện nay là:
1 MYR = 5602,27 VND
- Tỉ giá hối đoái của đồng Ringgits (MYR) so với USD hiện nay là:
1 USD = 4,17 MYR

Tỷ lệ thất nghiệp

Page | 10
Tỷ lệ thất nghiệp (%)
3.5 3.44 3.41
3.4 3.36
3.3
3.2
3.1
3.1
3
2.88
2.9
2.8
2.7
2.6
2.5
Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2014 2015 2016 2017 2018

Nhận xét:
- Tỷ lệ thất nghiệp trung bình trong 5 năm gần đây của Malaysia là
3.24% cao nhất là năm 2016 là 3.44% và thấp nhất năm 2014 là
2.88%. và dự đoán tỷ lệ này sẽ có xu hướng đi lên.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở mức luôn ở mức cao bất chấp sự phục hồi tăng
trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chứng tỏ Malaysia vẫn chưa
tạo ra nhiều việc làm cho người dân.
Tỷ lệ lạm phát

Page | 11
Tỉ lệ lạm phát (%)
4.50%
4.00% 3.87%
3.50%
3.00% 3.14%
2.50%
2.00% 2.10% 2.09%
1.50%
1.00% 0.88%
0.50%
0.00%
2014 2015 2016 2017 2018

 Tỷ lệ lạm phát của Malaysia năm 2018 là 0,88%, giảm 2,99% so với năm 2017.
 Tỷ lệ lạm phát của Malaysia năm 2017 là 3,87%, tăng 1,78% so với năm 2016.
 Tỷ lệ lạm phát của Malaysia năm 2016 là 2,09%, giảm 0,01% so với năm 2015.
 Tỷ lệ lạm phát của Malaysia năm 2015 là 2,10%, giảm 1,04% so với năm 2014.

Biểu đồ XK và NK của Malaysia qua các năm (tỷ USD)

Biểu đồ XNK của Malaysia qua các năm

Page | 12
2. Quan hệ thương mại giữa Malaysia và Việt Nam:
a. Hiệp định đã ký giữa hai nước:
Đến nay hai nước đã ký 13 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế,
thương mại, khoa học kỹ thuật, hàng không, đầu tư, bưu điện và viễn thông, ngân
hàng, du lịch, thanh niên, thể thao và cùng là thành viên của các cộng đồng kinh
tế, hợp tác kinh tế song phương như:

1. Hiệp định về các chuyến bay giữa và qua lãnh thổ hai nước (ký ngày
15/10/1978)

2. Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (21/01/1992).

3. Hiệp định hàng hải (31/3/1992).

4. Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật (20/4/1992).

5. Hiệp định hợp tác bưu chính viễn thông (20/4/1992).

6. Hiệp định thương mại (11/8/1992).

7. Hiệp định thanh toán song phương giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
Ngân hàng Quốc gia của Malaysia (3/1993).

8. Hiệp định hợp tác khoa học, công nghệ về môi trường (12/1993).

9. Hiệp định về hợp tác du lịch (13/4/1994).

10. Hiệp định về hợp tác văn hóa (1995)

11. Hiệp định tránh đánh thuế trùng và ngăn chặn trốn thuế thu nhập (07/9/1995).

12. Hiệp định về hợp tác Thanh niên và Thể thao (14/06/1996)

13. Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ thông (25/9/2001).
14. Tuyên bố chung về khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21 (4/ 2004)

Page | 13
15. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) kí ngày 26/2/2009 và có
hiệu lực từ ngày 17/5/2010.

16. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có
hiệu lực từ 30/12/2018

17. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đang trong quá trình
đàm phán

b. Hợp tác thương mại:


Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam trong các năm qua: (đơn vị
tính triệu USD)

Biểu đồ XK và NK giữa Việt Nam và Malaysia trong giai đoạn gần đây (tính
theo tỷ USD)

Page | 14
Biểu đồ tổng Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Malaysia

- Các mặt hàng xuất nhập khẩu chính

Page | 15
Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam sau các nước Trung
Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan. Việt Nam cũng là đối tác
thương mại lớn thứ 12 của Malaysia. Kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam
và Malaysia trong năm 2017 đạt 10,07 tỷ USD, tăng 19,1% so với năm 2016. Trong
đó, xuất sang Malaysia tăng mạnh gần 26%, đạt 4,21 tỷ USD. Nhập khẩu hàng hóa
từ Malaysia năm 2017 đạt 5,86 tỷ USD, tăng 13,3%.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư với Malaysia trong các
lĩnh vực công nghiệp có tiềm năng tại Việt Nam như năng lượng, thăm dò khai thác
và chế biến khoáng sản, cơ khí chế tạo, sản xuất sắt thép, hoá chất, phân bón ...
Đồng thời, khẳng định sẵn sàng xuất khẩu trực tiếp, cung cấp ổn định, dài hạn cho
Malaysia các sản phẩm nông sản thực phẩm đặc biệt là các mặt hàng có thế mạnh
của Việt Nam như: gạo, chè, cà phê, thuỷ sản, hạt tiêu và mong muốn tiếp tục đón
nhiều Đoàn các cấp, kể cả đoàn doanh nghiệp Malaysia sang Việt Nam nhằm tìm
hiểu cơ hội hợp tác, nhất là hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và đầu
tư.

3. Tình hình đầu tư của Malaysia vào Việt Nam:

Tính đến hết 2016, Malaysia có 568 dự án còn hiệu lực với tổng số vốn 12.2 tỷ
USD, đứng thứ 7 trong 125 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt
Page | 16
Nam và đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (sau Singapore). Riêng năm 2017,
Malaysia có 28 dự án cấp mới, 17 dự án tăng vốn, và 138 lượt góp vốn, mua cổ phần
với tổng số vốn 291 triệu USD.

Đầu tư của Malaysia vào Việt Nam trong các lĩnh vực chủ yếu: Bất động sản, sản
xuất, hàng tiêu dùng, xây dựng, khách sạn... Ngoài ra, Malaysia cũng đầu tư vào lĩnh
vực sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí
với duy nhất 1 dự án Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2, tổng số vốn đăng ký là 2,4 tỷ
USD. Dự án theo hình thức hợp đồng BOT tại tỉnh Trà Vinh (dự án chiếm 94% tổng
vốn đầu tư đăng ký).

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://en.wikipedia.org/wiki/Economy_of_Malaysia
2. https://en.wikipedia.org/wiki/Malaysia#Economy
3. https://countryeconomy.com/gdp/malaysia
4. https://www.macrotrends.net/countries/MYS/malaysia/inflation-rate-cpi
5. https://www.theglobaleconomy.com/Malaysia/exports_dollars/
6. Cơ quan Halal của Malaysia, 10/2018, http://www.halal.gov.my/v4/
7. Hệ thống cơ sở dữ liệu của ITC, 10/2018, https://www.trademap.org/

Page | 17

You might also like