You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA MARKETING – KINH DOANH QUỐC TẾ

------

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG
CHỦ ĐỀ: HỢP ĐỒNG INDONESIA XUẤT KHẨU CAFE CHO
SINGAPORE

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Bích Hạnh


Sinh viên thực hiện : Nhóm 8
1. Lê Quốc Huy
2. Đinh Tiến Phong
3. Nguyễn Đức Huy
4. Phó Kim Đức Hiếu
5. Ngô Đức Hưng
6. Nguyễn Viết Tài
7. Nguyễn Phi Tâm
8. Nguyễn Hoàng Mơ
Lớp : 21DKQB1
Năm học : 2022 – 2023
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023
Mức độ đóng góp các thành viên nhóm 8:

ST
Họ và tên Mã số sinh viên Mức độ đóng góp
T
1 Lê Quốc Huy 2187602962 100%
2 Đinh Tiến Phong 2187603065 90%
3 Nguyễn Đức Huy 2187603044 95%
4 Phó Kim Đức Hiếu 2187603042 95%
5 Ngô Đức Hưng 2187602529 95%
6 Nguyễn Viết Tài 2187602907 90%
7 Nguyễn Phi Tâm 2187602857 95%
8 Nguyễn Hoàng Mơ 1811140598 90%
Lời mở đầu
Cùng với nhịp độ toàn cầu hóa, sự giao lưu, kinh doanh quốc tế giữa các quốc gia
ngày càng phát triển Indonesia cũng đang hòa vào dòng chảy đỏ của nhân loại, tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế.
Là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á. Singapore là một đất nước trẻ
trung và năng động và là Quốc gia thu hút được nhiều Doanh nghiệp lớn từ nước ngoài.
Singapore đứng vào hàng nước giàu có nhất thế giới, trở thành trung tâm tài chính nổi
tiếng, trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực, hải cảng sầm uất vào hạng nhất
trên thế giới và là địa điểm hàng đầu cho việc đầu tư. Luôn được nhắc đến là quốc gia
mẫu mực trong sạch về nạn tham nhũng, hiệu quả và ổn định về chính trị, Singapore dành
được sự chú ý và công nhận từ khắp nơi trên toàn thế giới.
Nằm ngay cửa ngõ của Châu Á, văn hóa Singapore là sự giao thoa của nhiều nền
văn hóa khác nhau, vô cùng độc đáo và đa dạng. Nét văn hóa đặc sắc này thể hiện rõ nhất
qua hương vị ẩm thực Singapore Mỗi món ăn đặc trưng cho mỗi nền văn hóa Tuy nhiên
có một loại thức uống rất hợp khẩu vị với nhiều người ở những quốc gia, nền văn hóa
khác nhau, đó chính là cà phê. Ngày nay, dù kinh tế có khó khăn nhưng nhu cầu tiêu thụ
cà phê của Singapore cũng không giảm do cà phê đã trở thành một loại thức uống không
thể thiếu trong nếp sinh hoạt hằng ngày không chỉ của người dân nơi đây mà còn đối với
những du khách nước ngoài.
Indonesia là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới với nhiều
loại cà phê đặc trưng và chất lượng cao. Trong đó cà phê Arabica và Robusta là hai loại
cà phê chủ lực được sản xuất và xuất khẩu từ Indonesia. Trong những năm gần đây
Singapore đã trở thành một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Indonesia.
Tóm lại việc xuất khẩu cà phê của Indonesia sang Singapore là một bí dụ điển
hình cho sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đây là một cơ
hội để Indonesia tăng cường xuất khẩu cà phê và mở rộng thị trường tiêu thụ đồng thời
giúp Singapore đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng của người dân.
Nhận thấy khả năng cung cấp cà phê hạt của Indonesia cho thị trường thế giới là
rất lớn và Singapore là một thị trường đẩy tiềm năng, qua tìm hiểu về đất nước. con
người, văn hóa ở Singapore nhóm hy vọng đề tài “Indonesia xuất khẩu cà phê sang
Singapore” sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về đất nước Singapore và việc kinh doanh
quốc tế ở đây.
Phần I : Giới thiệu chung về Indonesia
1. Khí hậu & địa lý
Vị trí địa lý
Indonesia là một quốc gia ở Đông Nam Á và là quần đảo lớn nhất trên thế giới
nằm giữa Ấn Độ Dương và Biển Đông (Thái Bình Dương, ở phía Bắc). Quần đảo này
giáp có biên giới giáp với Malaysia (đảo Borneo), Papua New Guinea (trên đảo New
Guinea), Timor-Leste (Đông Timor – trên đảo Timor). Indonesia có các đường biên giới
biển với Úc, Ấn Độ, Palau, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Indonesia gồm 13.487 hòn đảo, khoảng 6.000 trong số đó không có người ở. Các
hòn đảo nằm rải rác ở cả hai phía đường xích đạo. Năm hòn đảo lớn nhất là Java,
Sumatra (với hơn một nửa dân số của đất nước), Kalimantan (phần Borneo thuộc
Indonesia), New Guinea (cùng chung với Papua New Guinea), và Sulawesi. Indonesia có
biên giới trên bộ với Malaysia trên hòn đảo Borneo và Sebatik, Papua New Guinea trên
đảo New Guinea, và Đông Timor trên đảo Timor. Indonesia cũng có chung biên giới với
Singapore, Malaysia, và Philippines ở phía bắc và Australia ở phía nam bằng một dải
nước hẹp. Thủ đô, Jakarta, nằm trên đảo Java là thành phố lớn nhất nước, sau đó là
Surabaya, Bandung, Medan, và Semarang. Với đặc điểm địa lý trên, Indonesia được
mệnh danh là "Xứ sở vạn đảo".
Với diện tích 1.907.540 km² (741.050 dặm vuông), Indonesia là nước đứng thứ 14
trên thế giới về diện tích đất liền. Mật độ dân số trung bình là 142 người trên km² (347
trên dặm vuông), đứng thứ 80 trên thế giới, dù Java, hòn đảo đông dân nhất thế giới, có
mật độ dân số khoảng hơn 1000 người trên km² (2.435 trên dặm vuông). Nằm ở độ cao
4.884 mét (16.024 ft), Puncak Jaya tại Papua là đỉnh cao nhất Indonesia, và hồ Toba tại
Sumatra là hồ lớn nhất, với diện tích 1.145 km² (442 dặm vuông). Các con sông lớn nhất
nước này nằm ở Kalimantan, và gồm các sông Mahakam và Barito; những con sông này
là các đường giao thông quan trọng nối giữa các khu định cư trên đảo.
Toàn bộ đất nước Indonesia nằm ở cánh tay phía tây nam của Vành đai lửa (Ring
of Fire) Thái Bình Dương, một vòng cung núi lửa hình thành do các đứt gãy và các
chuyển động của tấm địa chất. Các hòn đảo của Indonesia có khả năng xảy ra động đất và
thậm chí sóng thần cao. Indonesia được coi là nước có nhiều núi lửa nhất trên thế giới.
Quần đảo Indo nằm trên một ngã tư giữa hai đại dương, Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương, cầu nối hai lục địa, châu Á và Châu Đại Dương. Vị trí chiến lược này luôn
ảnh hưởng đến đời sống văn hoá, xã hội, chính trị và kinh tế của đất nước.
Quần đảo Indonesia là một khu vực quan trọng đối với thương mại kể từ ít nhất là
vào thế kỷ thứ 7, khi Srivijaya và sau đó là Majapahit giao dịch với các triều đại Trung
Quốc và các vương quốc Ấn Độ.
Các nhà cai trị địa phương dần tiếp thu các mô hình văn hóa, tôn giáo và chính trị
nước ngoài. Từ những thế kỷ đầu Công nguyên các vương quốc Ấn Độ giáo và Phật giáo
phát triển mạnh mẽ. Lịch sử Indonesia đã bị ảnh hưởng bởi các cường quốc nước ngoài
do bị thu hút bởi tài nguyên thiên nhiên của quốc gia này.
Các thương nhân Hồi giáo và các học giả Sufi đã đưa Hồi giáo, trong khi các
cường quốc châu Âu đưa Kitô giáo vào Indonesia. Họ đã chiến đấu với nhau để độc
quyền buôn bán tại Quần đảo Spice của Maluku trong Thời đại Khám phá. Indonesia trải
qua một thời gian dài bị thống trị bởi chủ nghĩa thực dân Hà Lan bắt đầu từ đảo Amboina
và đảo Batavia, cuối cùng bao trùm tất cả các quần đảo bao gồm cả Timor và Tây New
Guinea. Đôi khi bị gián đoạn bởi sự cai trị của Bồ Đào Nha, Pháp và Anh.
Trong quá trình phi thực dân hóa châu Á sau Thế chiến II, Indonesia giành được
độc lập vào năm 1949 sau cuộc xung đột vũ trang và ngoại giao với Hà Lan. Indonesia là
quốc gia lớn thứ 16 thế giới tính theo GDP danh nghĩa và lớn thứ 7 tính theo GDP theo
hình thức PPP. Các vấn đề cần giải quyết hiện nay bao gồm: thực hiện các cải cách bắt
buộc của IMF trong lĩnh vực ngân hàng, quá trình chuyển đổi sang một chính phủ được
bầu cử đại chúng sau bốn thập kỷ của chủ nghĩa độc đoán, giải quyết các cáo trạng về
tham nhũng, Aceh và Irian Jaya.
Indonesia là thành viên của một số tổ chức đa phương, bao gồm Liên Hiệp Quốc,
WTO, IMF và G20. Đây cũng là thành viên sáng lập của Phong trào Không liên kết, Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á, Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, Hội nghị
thượng đỉnh Đông Á, Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và Tổ chức hợp tác Hồi
giáo.
Khí hậu Indonesia
Indonesia nằm ở phía bắc qua đường xích đạo, nên khí hậu khá nóng.Nằm dọc
theo xích đạo, Indonesia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa mưa và khô riêng biệt.
Thời tiết ở Indonesia nóng và ẩm ướt suốt mùa ẩm (tháng 10 đến tháng 4), nóng và khô
suốt mùa khô (tháng 5 đến tháng 9)12. Nhiệt độ trung bình cao nhất ở Indonesia là
khoảng 32°C, thấp nhất là khoảng 24°C. Indonesia có hai mùa gió chính: gió tây từ tháng
11 đến tháng 3 và gió đông từ tháng 6 đến tháng 104. Lượng mưa trung bình hàng năm
tại các vùng đất thấp. khoảng từ 1.780 –3.175 milimét (70 –125 in), và lên tới 6.100
milimét (240 in) tại các vùng núi. Các vùng đồi núi—đặc biệt ở bờ biển phía tây Sumatra,
Tây Java, Kalimantan, Sulawesi, và Papua—có lượng mưa lớn nhất. Độ ẩm nói chung
cao, trung bình khoảng 80%. Nhiệt độ ít thay đổi trong năm; trung bình tại Jakarta là 26–
30°C (79–86°F).
Rừng nhiệt đới ẩm chiếm gần 2/3 diện tích lãnh thổ. Đất canh tác 8% (3% được
tưới), đồng cỏ 10%, rừng và cây bụi 67%, các đất khác 15%. Khoáng sản chính: dầu khí,
thiếc, niken, bauxit, đồng, than, vàng, bạc.
Indonesia cũng là một trong những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí
hậu do sự tăng nhiệt độ, biến động mực nước biển, tăng cường các hiện tượng thời tiết
cực đoan và mất đi sự đa dạng sinh học. Các biến động khí hậu của Indonesia theo thời
gian bao gồm:
Tăng nhiệt độ: Indonesia đã trải qua sự tăng nhiệt độ trung bình khoảng 0.3°C từ
năm 1990 đến năm 2015. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở Indonesia là khoảng 27°C,
nhưng có thể cao hơn ở các vùng đô thị và thấp hơn ở các vùng núi. Dự kiến nhiệt độ sẽ
tiếp tục tăng lên trong những năm tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu.
Biến động lượng mưa: Indonesia có một trong những lượng mưa cao nhất thế giới,
với trung bình khoảng 2700 mm mỗi năm. Tuy nhiên, lượng mưa cũng có sự biến động
theo mùa, vùng và năm. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Niño và La Niña cũng
ảnh hưởng đến lượng mưa ở Indonesia, khiến cho một số năm có mưa ít hơn hoặc nhiều
hơn bình thường. Dự kiến lượng mưa sẽ có xu hướng giảm ở các vùng khô và tăng ở các
vùng ẩm trong tương lai do biến đổi khí hậu.
Tăng mực nước biển: Indonesia là quốc gia có nhiều đảo nhất thế giới, với hơn
17000 đảo, nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi sự tăng mực nước biển do nóng lên toàn cầu.
Theo báo cáo của IPCC, mực nước biển đã tăng khoảng 3.6 mm mỗi năm từ năm 2006
đến năm 2015. Dự kiến mực nước biển sẽ tiếp tục tăng lên trong những thập kỷ tới, gây
nguy cơ ngập lụt cho các vùng ven biển và các đảo nhỏ của Indonesia.
2. Văn hóa & con người
Indonesia – đất nước được mệnh danh là “xứ sở vạn đảo”. Nơi nổi tiếng với nhiều
địa điểm tham quan du lịch làm níu chân du khách mỗi lần đến thăm. Thêm vào đó, tại
đất nước xinh đẹp này cũng có một nền văn hóa vô cùng độc đáo.
Về văn hóa
Đặc trưng văn hóa của Indonesia là văn hoá tôn giáo. Nhưng nền văn hoá của
Indonesia là nền văn hoá không thuần nhất. Đó là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền văn
hoá và phong tục của nhiều tôn giáo. Trong đó, Hồi giáo có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống
của người dân Indonesia (khoảng 86% dân số là người hồi giáo). Mỗi lễ hội là đặc trưng
cho mỗi nền tôn giáo khác nhau. Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc cho nên mỗi
nhóm sẽ có nét văn hóa khác biệt.
Dù đã trải qua nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển. Cùng với ảnh hưởng từ các nước
như Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và Châu Âu. Nhưng nét văn hóa của
Indonesia lại có sự phân hóa sâu sắc. Đất nước Indonesia là đất nước của những lễ hội.
Hàng năm có rất nhiều lễ hội được tổ chức tại đây. Người dân Indonesia tham gia lễ hội
với tinh thần dân tộc nồng nhiệt.
Có hơn 700 thứ tiếng đang được nói ở Indonesia. Ngôn ngữ chính thức là tiếng
Indonesia, một phiên bản bị biến đổi của tiếng Malay, được sử dụng trong thương mại,
hành chính, giáo dục và truyền thông, nhưng hầu hết người Indonesia nói các thứ tiếng
địa phương, như tiếng Java, như là tiếng mẹ đẻ của họ.
Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã phát
triển qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc, Malaysia và châu
Âu. Những loại vải dệt như batik, ikat và songket được sản xuất trên khắp đất nước
Indonesia nhưng theo kiểu cách khác biệt tùy theo vùng. Ảnh hưởng lớn nhất trên kiến
trúc Indonesia đến từ kiến trúc Ấn Độ; tuy nhiên, những ảnh hưởng kiến trúc từ Trung
Quốc, Ả Rập và châu Âu cũng khá quan trọng.
Văn hóa ở Indonesia thể hiện trong những bộ trang phục của người dân nơi đây.
Trang phục truyền thống là biểu trưng của quốc gia, gắn liền với giai đoạn xây dựng và
phát triển của quốc gia đó. Do đó, khi nhắc tới xứ vạn đảo Indonesia thì chúng ta không
thể quên nhắc đến Kebaya – trang phục truyền thống Indonesia. Kebaya gồm một chiếc
áo ôm sát cơ thể, cổ áo trước mở rộng, tay áo dài, chất liệu mỏng nhẹ như tơ lụa hay
cotton mỏng… kèm theo đó là những họa tiết hoa lá được in hoặc dệt trên vải.
Về con người
Giống như các quốc gia khác tại châu Á, con người của đất nước Indonesia luôn
muốn được gắn kết các thành viên gia đình lại với nhau. Điểm nổi bật nhất chính là
không cần biết bao nhiêu tuổi hay có sự độc lập về tài chính mạnh tới đâu, họ vẫn chọn
cùng chung sống dưới một mái nhà có sự tôn trọng và yêu thương nhau từ trên xuống
dưới. Nó cho thấy sự gắn kết của thế hệ này với thế hệ khác, có những gia đình còn lựa
chọn sống chung cùng 1 con phố để có thể gần nhau hơn.
Không chỉ dừng lại ở phạm vi gia đình, người dân quốc đảo Indonesia luôn thể
hiện cho thế giới sự đoàn kết ở quy mô quốc gia. Người dân quốc đảo này cùng nhau làm
việc, canh tác và quản lý đất đai, các làng xã giữ mối quan hệ liên kết con người chặt chẽ
và chăm sóc lẫn nhau. Ngay cả với môi trường hiện đại như văn phòng, nơi công cộng
chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy sự thân thiện của con người nơi đây. Tất cả vì sự gắn
kết của chủ nghĩa cộng đồng lớn mạnh.
Người Indonesia yêu nghệ thuật, khiêu vũ và âm nhạc. Đàn anklong là loại nhạc
cụ đặc trưng của nước Indonesia, gồm những ống tre treo lủng lẳng trong một khung.
Những ống tre được chỉnh để phát ra một nốt nhạc hoặc hợp âm khi lắc. Để chơi một giai
điệu, nhiều nghệ nhân phải hợp tác với nhau, mỗi người lắc đàn của mình đúng lúc.
Indonesia có bảng chữ cái riêng và ngữ pháp đặc thù. Nhờ được viết khi tuyên bố
về sự độc lập của Indo nên nó đã được công nhận là quốc ngữ của nơi này. Tuy ngôn ngữ
Indonesia có sự lai tạp từ nguồn gốc của tiếng Malaysia, nhưng nó là lại có sự khác biệt
rõ rệt về khẩu âm, từ vựng bởi có sự ảnh hưởng bởi tiếng Hà Lan trong thời kỳ thuộc địa.
Mặc dù chỉ là 1 trong hơn 300 loại ngôn ngữ bản địa của quốc đảo, nó vẫn luôn được sử
dụng trong các văn bản chính thống của nhà nước hay khi công bố các tin tức trên các
mặt báo hằng ngày. Nó cũng được dùng trong giảng dạy và trong công việc văn phòng.
3. Lịch sử
Lịch sử Indonesia là dải thời gian rất dài, bắt đầu từ thời Cổ đại khoảng 1.7 triệu
năm trước dựa trên phát hiện về Homo erectus Java. Các giai đoạn lịch sử của Indonesia
có thể chia thành nhiều thời kỳ :
Thời kỳ cổ đại và thời kỳ Hindu-Buddha (thế kỷ thứ 7-14): Indonesia đã có sự ảnh
hưởng của các vương quốc và đế quốc Hindu và Phật giáo từ Ấn Độ, như là vương quốc
Srivijaya và đế chế Majapahit.
Thời kỳ thuộc địa (thế kỷ 16-20): Đến thế kỷ 16, người Bồ Đào Nha và người Hà
Lan đã xâm chiếm và thiết lập thuộc địa tại các đảo của Indonesia. Sau đó, người Hà Lan
tiếp tục kiểm soát khu vực này trong hơn 300 năm.
Thời kỳ đấu tranh độc lập (thế kỷ 20): Với sự gia tăng nhận thức dân tộc, người
Indonesia bắt đầu đấu tranh cho độc lập khỏi thuộc địa Hà Lan. Sau Thế chiến II,
Indonesia bị Nhật Bản chiếm đóng và có các cuộc biểu tình và cuộc chiến tranh giành
độc lập đã dẫn đến việc thành lập Cộng hòa Indonesia vào ngày 17 tháng 8 năm 1945.
Thông qua Liên Hợp Quốc, Hà Lan bắt đầu tuyên bố độc lập của Indonesia vào ngày 27
tháng 12 năm 1949, Liên Hợp Quốc ngày 28 tháng 9 năm 1950 Indonesia tham gia các
nước thành viên.
Thời kỳ đầu của Cộng hòa Indonesia (1945-1965): Sau khi giành được độc lập,
Indonesia phải đối mặt với các thách thức xây dựng một quốc gia mới. Tổng thống đầu
tiên của Indonesia là Sukarno, người đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định
đường lối phát triển của quốc gia. Thời kỳ Tướng Suharto (1966-1998): Sau cuộc đảo
chính năm 1965, Tướng Suharto lên nắm quyền và cai trị Indonesia trong hơn 30 năm.
Ông thực hiện chính sách phát triển kinh tế và tạo ra một chế độ quân chủ.
Thời kỳ hiện đại (1998-nay): Sự biểu tình và áp lực dân chủ ngày càng gia tăng đã
dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Suharto vào năm 1998. Từ đó, Indonesia đã chuyển đến
một chế độ dân chủ đa đảng và thực hiện các cải cách kinh tế để thúc đẩy phát triển.
4. Phong tục tập quán
Phong tục của người Indonesia rất đặc biệt mà hầu như ít có nơi nào có nét văn
hóa đó. Bởi vì, nét văn hóa của họ không thuần nhất, ảnh hưởng bởi các nét văn hóa của
các tôn giáo( trong đó Hồi giáo chiếm 86% người dân nơi đây).
Phong tục tặng quà
Trong buổi gặp đầu tiên, những món quà nhỏ cũng thể hiện được sự quan tâm
trong mối quan hệ giao tiếp rồi. Món quà vừa phải, không cần gói bọc, chỉ mở ra khi
người tặng quà đi khỏi nơi đó.
Theo phong tục của người Indonesia, hoa cũng được xem là món quà phổ biến ở
nơi đây. Tuy nhiên bạn không nên tặng số lượng lẻ vì họ cho rằng đó là điều điềm xấu
không may mắn dành cho họ. Vào dịp tết Nguyên Đán, người dân nơi đây sẽ dành tặng
những bao lì xì màu đỏ dành cho trẻ con và những người làm ăn với họ. Riêng ông chủ
thì lì xì với gói phong bì bằng một tháng lương của nhân viên của họ
Tết Tahun Baru Imlek Tahun
Trong phong tục tập quán của người Indonesia, Baru Imlek được xem là quốc lễ
của quốc gia. Cũng như lễ Tết tại Việt Nam, người gốc Hoa tại Indonesia vẫn sẽ gửi thiệp
chúc mừng năm mới tới người thân.
Thời gian diễn ra lễ hội Baru Imlek, múa lân là họa động văn hóa được chú ý.
Người dân Indonesia quan niệm đây là hoạt động mang đến sự bình an và thịnh vượng
cho quốc gia. Để mong chờ may mắn trong năm, các hoạt động từ thiện sẽ được tổ chức
rất nhiều vào thời điểm lễ hội diễn ra. Trung tâm thương mại là nơi mà Baru Imlek thu
hút được sự tham gia đông đảo. Các chợ và trung tâm sẽ phân phát tiền và cung cấp thực
phẩm miễn phí cho người nghèo.
Lễ hội Ramadan
Ramadan được tổ chức vào suốt tháng 9 theo lịch Hồi giáo. Còn theo lịch dương
sẽ thay đổi theo từng năm. Đây được biết đến như một lễ hội ăn chay và rửa tội. Suốt thời
gian tổ chức, người dân sẽ hạn chế việc được vật gì đó vào miệng, bao gồm ăn, uống
hoặc thậm chí cả quan hệ tình dục. Người dân hạn chế ra đường trước khi mặt trời lặn và
chỉ sinh hoạt chủ yếu vào ban đêm. Ramadan không chỉ mang ý nghĩa đối với Indonesia
mà còn là tháng ăn chay của người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Nền ẩm thực phong phú và độc đáo
Từ những gánh hàng rong trên hè phố, các gian hàng ẩm thực đến các nhà hàng,
khách sạn sang trọng đều có thực đơn các món ăn truyền thống của Indonesia. Dù ở đâu
đặc điểm dễ nhận nhất của ẩm thực Indonesia chính là gia vị nồng cay trong tất cả mọi
món ăn. Người Indonesia có cách ăn rất phong phú, nhiều gia vị, màu sắc hài hòa. Tuy
nhiên, lúc nào trong khẩu phần ăn cũng đều có ba món: nước dừa, ớt và đậu phộng. Ớt và
tiêu đỏ là những loại gia vị chính có mặt trong hầu hết các món ăn. Trà và cafe là những
thức uống phổ biến của người dân nơi đây.
Cũng giống như Việt Nam người Indonesia coi gạo là lương thực chính, vì vậy
trên bàn ăn của họ không bao giờ thiếu cơm. Cơm tại đây khá béo vì người Indonesia có
thói quen đổ nước cốt dừa lúc cơm gần chính. Khi dọn cơm người ta sẽ lót ở phía dưới
một tấm lá dứa. Mùi thơm ngào ngạt của lá dứa, vị thơm ngon béo ngậy của cơm và
những món ăn.
5. Chính trị và pháp luật

Chính trị

Chính trị Indonesia vận hành theo cấu trúc của một nước cộng hòa dân chủ đại
nghị tổng thống chế, theo đó Tổng thống Indonesia là nguyên thủ quốc gia và đồng thời
là người đứng đầu chính phủ, cũng như của một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp
được thực thi bởi chính phủ. Quyền lập pháp được trao cho cả chính phủ và lưỡng viện
quốc hội là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân, gồm Hội đồng Đại diện Khu vực (tức
thượng viện) và Hội đồng Đại diện Nhân dân (tức hạ viện). Nhánh tư pháp độc lập với cơ
quan hành pháp và cơ quan lập pháp.

Hiến pháp năm 1945 cho phép phân chia giới hạn quyền hành pháp, lập pháp và tư
pháp. Hệ thống chính phủ được mô tả là "tổng thống chế với các đặc điểm của hệ thống
nghị viện". Sau các cuộc bạo loạn tháng 5 năm 1998 và sự từ chức của Tổng thống
Suharto, một số cải cách chính trị đã được thực hiện thông qua sửa đổi Hiến pháp
Indonesia, dẫn đến thay đổi đối với tất cả các nhánh quyền lực trong chính phủ

Indonesia là một nước cộng hòa với một hệ thống tổng thống. Với tư cách một
quốc gia đơn nhất, quyền lực tập trung trong tay chính phủ trung ương. Sau cuộc từ chức
của Tổng thống Suharto năm 1998, chính trị Indonesia và các cơ cấu chính phủ đã trải
qua những cuộc cải cách lớn. Bốn sửa đổi đã được tiến hành với Hiến pháp Indonesia
năm 1945 sắp xếp lại các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Tổng thống Indonesia
là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang Indonesia, và là người chịu
trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách cùng quan hệ đối ngoại. Tổng thống chỉ
định một hội đồng bộ trưởng, các thành viên của hội đồng không buộc phải là các thành
viên được bầu của nghị viện. Cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 là cuộc bầu cử đầu tiên
dân chúng được trực tiếp bầu ra tổng thống và phó tổng thống. Tổng thống có thể phục
vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp.

Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân
(MPR). Các chức năng chính của cơ quan này là hỗ trợ và sửa đổi hiến pháp, chứng nhận
tổng thống nhậm chức, chính thức hoá các khuôn khổ của chính sách quốc gia. Cơ quan
này có quyền buộc tội tổng thống. MPR gồm hai viện; Hội đồng Đại diện Nhân dân
(DPR), với 550 thành viên, và Hội đồng Đại diện Khu vực (DPD), với 128 thành viên.
DPR thông qua các luật và giám sát nhánh hành pháp; các thành viên thuộc các đảng
chính trị được bầu với nhiệm kỳ 5 năm theo đại diện tỷ lệ.[96] Những cải cách từ năm
1998 đã làm tăng đáng kể vai trò của DPR trong việc điều hành quốc gia. DPD hiện là
một cơ quan mới chịu trách nhiệm quản lý khu vực.

Đa số các tranh chấp dân sự đều được đưa ra trước Tòa Nhà nước; các vụ phúc
thẩm được xử tại Tòa Cấp cao. Tòa án Tối cao là tòa cấp cao nhất của nhà nước, và đưa
ra phán quyết cuối cùng về các vụ phúc thẩm sau khi đã xem xét lại vụ việc. Các tòa khác
gồm Tòa Thương mại, xử các vụ phá sản và mất khả năng thanh toán, một Tòa án Hành
chính Quốc gia xử các vụ về luật hành chính chống lại chính phủ; một Tòa án Hiến pháp
xử các vụ về tính hợp pháp của pháp luật, các cuộc bầu cử, giải tán các đảng chính trị, và
phạm vi quyền lực của các định chế nhà nước; và một Tòa án Tôn giáo để xử các vụ án
tôn giáo riêng biệt.

Pháp luật

Luật pháp Indonesia dựa trên hệ thống luật dân sự, pha trộn với luật tục địa
phương và luật Hà Lan La Mã. Trước khi người Hà Lan hiện diện và thuộc địa hóa bắt
đầu vào thế kỷ 16, các vương quốc bản địa đã cai trị quần đảo một cách độc lập bằng các
luật lệ riêng của họ, được gọi là adat (các quy tắc truyền thống, bất thành văn vẫn được
tuân thủ trong xã hội Indonesia). Những ảnh hưởng ngoại lai từ Ấn Độ, Trung Quốc và
Trung Đông không chỉ ảnh hưởng đến văn hóa mà còn ảnh hưởng đến luật tục adat.

Chẳng hạn, người dân Aceh ở Sumatra tuân theo luật Sharia của riêng họ, trong
khi các nhóm sắc tộc như Toraja ở Sulawesi vẫn tuân theo luật tục vật linh của họ. Sự
hiện diện của Hà Lan và quá trình thuộc địa hóa sau đó của Indonesia trong hơn ba thế kỷ
đã để lại di sản của luật pháp thuộc địa Hà Lan, phần lớn nằm trong bộ luật dân sự và bộ
luật hình sự Indonesia. Sau khi giành độc lập vào năm 1945, Indonesia bắt đầu hình thành
luật Indonesia hiện đại của riêng mình, sửa đổi các quy định hiện hành. Các quyết định
pháp lý của Hà Lan duy trì một số thẩm quyền ở Indonesia thông qua việc áp dụng
nguyên tắc phù hợp. Ba thành phần của adat, hay luật tục; luật Hà Lan-La Mã; và luật
hiện đại của Indonesia cùng tồn tại trong luật hiện hành của Indonesia.

Luật pháp Indonesia có nhiều hình thức khác nhau. Trong thực tế, còn có sắc lệnh
của tổng thống, chỉ thị của tổng thống, quy định cấp bộ, nghị định cấp bộ và thông tư. ,
tất cả đều ràng buộc về mặt pháp lý và đôi khi mâu thuẫn với nhau. Sau khi luật được ban
hành, Công báo Nhà nước Cộng hòa Indonesia do Ban Thư ký Nhà nước ban hành. Đôi
khi làm sáng tỏ luật hoặc các tài liệu đính kèm như biểu đồ đi kèm với luật chính trong
phần bổ sung cho Công báo Nhà nước Chính phủ Indonesia cũng sản xuất các Báo cáo
Nhà nước để công bố các thông báo của chính phủ và công chúng cũng như các quy định
và nghị định cấp bộ khác.
6. Kinh tế

Nền kinh tế lớn nhất ở Đông Nam Á, Indonesia – một quốc gia quần đảo đa dạng
với hơn 300 dân tộc – đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng kể từ khi vượt qua
cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối những năm 1990.
Ngày nay, Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư thế giới và là nền kinh tế lớn thứ
10 trong số 39 quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về sức mua tương đương .
Hơn nữa, Indonesia đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc xóa đói giảm
nghèo, giảm hơn một nửa tỷ lệ nghèo kể từ năm 1999 xuống dưới 10% vào năm 2019
trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Indonesia đảm nhận chức Chủ tịch G20 năm
nay, khuyến khích tất cả các quốc gia hợp tác với nhau để đạt được sự phục hồi mạnh mẽ
và bền vững hơn sau các tác động của đại dịch.
Vào năm 2020 khi đại dịch bùng phát, GDP Indonesia giảm tới 2,07% - là lần suy
giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Khi đại dịch được
kiểm soát, chính phủ Indonesia đã nhanh chóng thúc đẩy nhiều giải pháp nhằm duy trì đà
phục hồi kinh tế, trong đó có việc dỡ bỏ các lệnh hạn chế hoạt động cộng đồng và mở lại
các đường bay quốc tế.
Với nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch, Indonesia đã chuyển từ thu nhập trung
bình cao sang thu nhập trung bình thấp kể từ tháng 7 năm 2021 . Đại dịch cũng làm đảo
ngược một phần tiến độ giảm nghèo gần đây, từ mức thấp kỷ lục 9,2% vào tháng 9 năm
2019 xuống còn 9,7% vào tháng 9 năm 2021.

Theo số liệu vừa công bố của Cơ quan Thống kê Indonesia (BPS), Tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của Indonesia năm 2022 tăng 5,31% so với cùng kỳ năm trước. Đây là
mức tăng trưởng cao nhất của nền kinh tế Indonesia kể từ năm 2013.
Các lĩnh vực kinh doanh đều tăng trưởng tích cực trong năm 2022 với đóng góp
nhiều nhất từ khu vực công nghiệp, thương mại, nông nghiệp, khai khoáng và xây dựng.
Bên cạnh đó, kinh tế khởi sắc trở lại còn nhờ giá xuất khẩu, tiêu dùng hộ gia đình
tăng và ngành du lịch từng bước hồi phục. Người đứng đầu BPS, ông Margo Yuwono,
cho biết về danh nghĩa, nền kinh tế Indonesia đã tăng trưởng hơn so với mức trước đại
dịch Covid-19
Mặc dù đạt kết quả tích cực, một số chuyên gia kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế
của Indonesia có thể chậm lại trong năm 2023 do nhu cầu toàn cầu giảm, lạm phát tăng.
Theo đó, nền kinh tế của Indonesia năm nay được kỳ vọng tăng trưởng ở mức từ 4,5%
đến 5,3%.

Indonesia đã tiến hành cải cách trên diện rộng để giải quyết các điểm yếu cơ cấu
khác nhau trong nền kinh tế và cải thiện khả năng cạnh tranh. Nền kinh tế đã cho thấy
khả năng phục hồi đáng kể, vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu tương đối tốt. Những cải
cách gần đây đã tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện hiệu quả quản lý, tăng cường khả
năng cạnh tranh trong khu vực và tạo ra một khu vực tư nhân sôi động hơn thông qua
phân cấp.
Quy hoạch kinh tế của Indonesia tuân theo kế hoạch phát triển 20 năm, kéo dài từ
năm 2005 đến năm 2025. Nó được chia thành các kế hoạch phát triển trung hạn 5 năm
được gọi là RPJMN (Rencana Pembangunan Jangka Menengah Nasional), mỗi kế hoạch
có các ưu tiên phát triển khác nhau. Kế hoạch phát triển trung hạn hiện nay là giai đoạn
cuối của kế hoạch 20 năm. Nó nhằm mục đích tăng cường hơn nữa nền kinh tế của
Indonesia bằng cách cải thiện nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh của đất nước trên
thị trường toàn cầu.
7. Quy mô thị trường
Indonesia là quốc gia có quy mô thị trường lớn trong khu vực Đông Nam Á. Với
dân số khoảng 275 triệu người, Indonesia là quốc gia có dân số đông nhất trong ASEAN
và thứ 4 trên thế giới. Đây là một thị trường tiềm năng và hấp dẫn cho các nhà đầu tư và
doanh nghiệp.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia đạt khoảng 1.100 tỷ USD vào năm
2020, là quốc gia có GDP lớn thứ 16 trên thế giới. Theo dự đoán, GDP của Indonesia dự
kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới.
Lĩnh vực kinh tế chính của Indonesia bao gồm nông nghiệp, công nghiệp chế biến,
dầu khí, khai thác mỏ, dịch vụ tài chính, du lịch và ngành công nghiệp điện tử. Quỹ đất
phong phú, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và lao động trẻ tuổi là những yếu tố thúc đẩy
sự phát triển kinh tế của Indonesia.
Thị trường tài chính ở Indonesia cũng đang phát triển nhanh chóng. Sở giao dịch
chứng khoán Jakarta là một trong những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất khu vực
Đông Nam Á. Các ngân hàng và cơ quan tài chính của Indonesia cũng đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển hệ thống tài chính của quốc gia.
Tuy nhiên, Indonesia cũng đối mặt với một số thách thức, bao gồm hạ tầng kém,
thủ tục hành chính phức tạp và vấn đề về tham nhũng. Tuy vậy, chính phủ Indonesia đang
nỗ lực để cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút đầu tư nước ngoài.
Tiềm năng tăng trưởng: Indonesia có một trong những tỉ lệ tăng trưởng kinh tế
nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Sự phát triển hạ tầng, tăng cường đầu tư nước
ngoài và nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh đang tạo ra cơ hội mới và thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư. Ngoài ra đặc sắc nhất là nói về quy mô thị trường cà phê
của indonesia:
Indonesia là một trong những quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu thế giới và cà phê
là một ngành công nghiệp quan trọng tại đây. Thị trường cà phê của Indonesia có quy mô
lớn và đa dạng, từ sản xuất đến tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Indonesia được biết đến với
các loại cà phê chất lượng cao như cà phê Arabica và Robusta. Nhiều vùng đất của
Indonesia, như Sumatra, Java, Sulawesi và Bali, là những nơi sản xuất cà phê nổi tiếng.
Theo dữ liệu từ International Coffee Organization (ICO), Indonesia là quốc gia thứ tư lớn
nhất thế giới về sản xuất cà phê, sau Brazil, Việt Nam và Colombia.
Sản lượng cà phê của Indonesia vào khoảng 660.000 tấn trong năm 2020. Theo
thống kê của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) vào năm 2021, Indonesia đã sản xuất khoảng
6,42 triệu bao (mỗi bao có trọng lượng 60 kg) cà phê, đứng thứ tư trên thế giới sau Brazil,
Việt Nam và Colombia. Năm 2021, Indonesia chiếm khoảng 7,9% sản lượng cà phê toàn
cầu. Đối với tiêu thụ nội địa, cà phê là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất tại
Indonesia, sản lượng cà phê của Indonesia trong một năm dao động từ khoảng 10 triệu
đến 12 triệu bao cà phê (mỗi bao khoảng 60 kg). Đây là một con số ấn tượng và thể hiện
quy mô lớn của ngành công nghiệp cà phê trong nước. Người dân Indonesia thường
thưởng thức cà phê đen đậm đà và cà phê sữa (kopi susu). Các quán cà phê và quầy hàng
cà phê phục vụ nhu cầu của người dân tại các thành phố lớn và các khu vực du lịch.
Ngoài tiêu thụ nội địa, Indonesia cũng là một nhà xuất khẩu cà phê quan trọng.
Cà phê của Indonesia được xuất khẩu đi khắp thế giới, đặc biệt là các thị trường
châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Những công ty và thương hiệu cà phê nổi tiếng như Kopi
Luwak, Mandheling, Toraja và Java đều xuất phát từ Indonesia. Tuy nhiên, do dịch bệnh
COVID-19 và các yếu tố khác, thị trường cà phê của Indonesia cũng đã gặp một số khó
khăn trong thời gian gần đây. Giá cà phê đã giảm và nhu cầu tiêu thụ giảm do tác động
của dịch bệnh và biến đổi thị trường toàn cầu.
8. Quan hệ quốc tế và ngoại giao
Trái với tình cảm chống chủ nghĩa thực dân và những căng thẳng với Malaysia
thời Sukarno, quan hệ ngoại giao của Indonesia từ thời chính sách "Trật tự Mới" của
Suharto đã được đặt trên cơ sở hợp tác kinh tế và chính trị với các quốc gia phương Tây.
Indonesia duy trì quan hệ gần gũi với các nước láng giềng ở Châu Á, và là một
thành viên sáng lập của ASEAN cùng Hội nghị cấp cao Đông Á Quốc gia này đã tái lập
quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1990 sau một thời gian đóng băng bởi
quan điểm chống cộng thời đầu cầm quyền của Suharto. Indonesia đã là một thành viên
của Liên hiệp quốc từ năm 1950, và là một nước sáng lập Tổ chức không liên kết (NAM)
và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC) Indonesia tham gia vào thỏa thuận Vùng Tự do
Thương mại ASEAN, Nhóm Cairns, và WTO, và trong lịch sử từng là một thành viên
của OPEC, dù đã rút lui vào năm 2008 bởi họ không còn là một nước xuất khẩu dầu mỏ.
Indonesia đã nhận được viện trợ nhân đạo và viện trợ phát triển từ năm 1966, đặc biệt từ
Hoa Kỳ, Tây Âu, Australia, và Nhật Bản.
Chính phủ Indonesia đã làm việc với các quốc gia khác để ngăn chặn và truy tìm
những kẻ đánh bom có liên quan tới các du kích Hồi giáo và Al-Qaeda Vụ gây tổn thất
nhiều nhân mạng nhất đã giết hại 202 người, gồm 164 du khách quốc tế, ở thị xã nghỉ
mát thuộc Bali Kuta năm 2002 Những vụ tấn công, và những cảnh báo du lịch được đưa
ra sau đó bởi các quốc gia khác, đã làm thiệt hại nghiêm trọng ngành công nghiệp du lịch
và đầu tư nước ngoài.
Bộ Ngoại giao Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Kementerian Luar Negeri
Republik Indonesia) là một bộ thuộc Chính phủ Indonesia. Trước khi luật UU 39/2008
được ban hành và có hiệu lực, bộ này được gọi là Departemen Luar Negeri Republik
Indonesia, ngắn gọn là Deplu. Indonesia ưu tiên chính sách ngoại giao kinh tế trong 5
năm tới và tập trung vào các chính sách ngoại giao kinh tế, ngoại giao bảo hộ, tăng cường
vai trò trong khu vực.
9. INDONISIA : Cà phê từ những hòn đảo nhiệt đới
Chúng ta rất ít khi nhắc đến cà phê Indonesia trên thị trường quốc tế, hoặc đúng
hơn là hầu hết cà phê đặc sản của Indonesia được gọi bằng tên của một vài hòn đảo như
Java, Sumatra hay Sulawesi.. trong hơn 900 hòn đảo có người định cư lâu dài của quốc
đảo này. Đối với nhiều khách hàng phương Tây, từ “Java” đồng nghĩa với “Cà phê”.
Điều này có được từ khi Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) kiểm soát phần lớn nguồn
cung cà phê toàn cầu trong thế kỷ 17 – phần lớn đến từ hòn đảo nhỏ này. Đây là một điển
hình trong vố số tác động về mọi mặt kinh tế, chính trị văn hóa và lịch sử.. của cây cà phê
đối với Indonesia.
Lịch sử cà phê Indonesia
Indonesia là nhà sản xuất cà phê lớn thứ tư trên thế giới từ năm 2014. Để có được
vị thế này, cây cà phê đã được trồng ở Indonesia vào cuối những năm 1600 – dưới thời
của đế chế Hà Lan và từ đó đóng một phần quan trọng trong sự phát triển cả về kinh tế
lẫn văn hóa lịch sử của đất nước.
Thống đốc Hà Lan ở Malabar (Ấn Độ) đã gửi một cây cà phê từ Yemen (Giống
Arabica) cho Thống đốc Hà Lan Batavia (nay là Jakarta) vào năm 1696. Các cây cà phê
đầu tiên này bị chết do ngập lụt ở Batavia. Lô cây giống thứ hai đã được gửi vào năm
1699 được trồng thành công và là dấu mốc cho sự phát triển của cây cà phê ở Indonesia.
Vào năm 1719 cà phê từ Indonesia đã có mặt tại Châu Âu với cái tên “cà phê Java”. Sự
thành công này không chỉ tại Indonesia mà có ảnh hưởng to lớn đến sản xuất cà phê toàn
cầu. Kể từ đó tên Java và Sumatra – đã trở thành đại diện cho cà phê với chất vị hảo hạng
trong nhiều thế kỷ qua.
Cà phê và chính quyền thuộc địa
Java và Sumatra, giống như nhiều vùng trồng cà phê khác, sở hữu một vẻ đẹp
thiên nhiên tuyệt trần. Tuy nhiên cảnh tượng này hoàn toàn trái ngược với “nỗ lực và
mong muốn cân nhắc đến việc người thuộc địa được đối xử như thế nào”. Các đồn điền
của người Hà Lan đã gây ra không ít nỗi thống khổ cho người dân bản địa lúc bấy giờ.
Như Francis Thunber đã nhận xét trong cuốn Coffee: Plantation to cup – xuất bản năm
1881, mỗi gia đình người bản địa phải canh tác 650 cây cà phê, thu hoạch và chế biến
chúng cho chính phủ Hà Lan, và được trả công với cái giá rẽ mạc. Bằng cách ấy người
Hà Lan đã duy trì chế độ chuyên quyền hà khắc nhất lên người thuộc địa.
Khi Công ty Đông Ấn Hà Lan gửi lô hàng đầu tiên từ Java đến châu Âu vào năm
1711, đánh dấu cho việc cà phê Indonesia được xuất khẩu. Các vụ mùa cà phê nối tiếp đã
mang lại lợi nhuận rất lớn cho nhiều nhà xuất khẩu và ít hơn rất nhiều cho người dân
thuộc địa. Năm 1960, cuốn tiểu thuyết “Max Havelaar: The Coffee Auctions of the Dutch
Trading Company” (hoặc các cuộc đấu giá cà phê của công ty thương mại Hà Lan) đã
được xuất bản, phác thảo những lạm dụng và bất công trong hệ thống thuộc địa Hà Lan.
Cuốn tiểu thuyết đã thay đổi hệ thống lao động và thậm chí cung cấp nguồn cảm hứng
cho nhãn hiệu Fair Trade đầu tiên – Max Havelaar.
Tổng quan về ngành cà phê Indonesia
Ngày nay, Indonesia có khoảng 1,24 triệu ha trồng cà phê, với 933 ha nông trại
Robusta và 307 ha nông trại Arabica (theo thống kê của Indonesia Investments). Hơn
90% các nông trại trong số này có quy mô nhỏ, khoảng 1 – 2 ha mỗi nông trại. Trái
ngược với các đối thủ như Việt Nam, Brazil, Indonesia không có các đồn điền cà phê lớn
và gặp nhiều khó khăn về sản lượng cũng như tính nhất quán trong chất lượng, do đó khó
có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trồng và chế biến cà phê Indonesia
Khác với các quốc gia Nam Mỹ (như Brazil, Colombia, Costa Rica…) hầu hết sản
xuất loại hạt Arabica chất lượng cao, phần lớn sản lượng cà phê của Indonesia là các loại
Robusta chất lượng thấp. Tuy nhiên, các giống cà phê Arabica của Indonesia có độ axit
thấp và đậm đà hơn (strong bodies), khiến chúng trở nên lý tưởng để pha trộn với các loại
cà phê có độ axit cao hơn từ Trung Mỹ và Đông Phi.
Ngày nay đa phần cà phê Indonesia được chế biến ướt, tuy nhiên ở các vùng như
Sulawesi và Sumatra kỹ thuật chế biến ‘Giling Basah‘ (Một phương pháp truyền thống
gần như độc nhất trong thế giới cà phê) vẫn được sử dụng. Theo cách này, sau khi thu hái
người nông dân sẽ xát vỏ quả cà phê trong một máy xay thủ công được gọi là “Luwak”.
Các hạt cà phê, vẫn còn được bọc bởi một lớp chất nhầy sẽ được ngâm nước, sau đó hong
khô và mang đến nhà máy để sát bỏ vỏ trấu (độ ẩm vẫn còn ở khoảng 35%). Cuối cùng
chúng được trải ra sân phơi để hạ độ ẩm xuống dưới 12% trong 3 ngày tiếp theo.
Indonesia có rất nhiều cái tên để cung cấp cho thị trường cà phê đặc sản, với các
hồ sơ hương vị riêng biệt và độc đáo tùy thuộc vào khu vực và chế biến. Đáng chú ý nhất
trong gần một nghìn hòn đảo này là Sumatra & Java; tuy nhiên, các đảo khác của
Sulawesi, Flores và Bali cũng sản xuất cà phê với chất lượng nổi trội.
Các khu vực canh tác cà phê nổi tiếng
Cà phê Sumatra – Trong nhiều năm, cà phê từ hòn đảo lớn nhất trong quần đảo
Indonesia này được gọi đơn giản là ‘Mandheling’ hoặc ‘Lintong’. Trong đó ‘Mandheling’
– được đặt theo tên của người Mandail có nguồn gốc ở Bắc Sumatra, và ‘Lintong’ là tên
một thị trấn nhỏ ở phía nam của hồ Toba. hầu hết cà phê Sumatra được canh tác bởi các
hộ sản xuất nhỏ (trung bình từ hai ha trở xuống thay vì các hợp tác xã).
Đảo Java – cái tên gần như đồng nghĩa với cà phê. Hầu hết cà phê Arabica của hòn
đảo được trồng trên năm khu vực thuộc sở hữu của chính phủ, bao gồm hơn 4.000 ha là:
Blawan (Belawan, Blauan), Jampit (Djampit), Kayumas, Tugosari và Pancoer. Những
đồn điền rộng lớn này nằm trên cao nguyên núi lửa Ijen ở độ cao khoảng 1.370 mét. Đây
là nơi đầu tiên cây cà phê được trồng ở Indonesia và xuất khẩu đi nước ngoài từ hơn 100
năm trước bởi thực dân Hà Lan và sau đó được chính phủ Indonesia kích hoạt lại vào
cuối những năm 1950, sau khi giành độc lập.
Đảo Sulawesi – Hầu hết cà phê của Sulawesi được sản xuất bởi những nông hộ
nhỏ, chịu trách nhiệm cho khoảng 95% sản lượng của hòn đảo. Mặc dù một số loại cà phê
chế biến ướt, nhưng đại đa số vẫn được sử lý bằng phương pháp Giling Basah.
Trong số này cà phê Luwak – có thể là loại nổi tiếng nhất đồng thời cũng có
hương vị độc đáo nhất. Cũng như cà phê Chồn của Việt Nam, Những con chồn hoang dã
của Indonesia chỉ chọn những quả cà phê chín để ăn, hạt cà phê thải ra theo phân. Do quá
trình lên men đặc biệt này diễn ra trong dạ dày của chồn với các loại Enzime động vật
phức tạp đã làm cho loại cà phê này có một hương vị phong phú hơn. Tuy nhiên, cần biết
rằng cà phê Luwak tự nhiên (không nhắc đến trường hợp chồn nuôi) rất khan hiếm đã
làm cho giá thị trường của Kopi Luwak rất cao, và luôn “cháy hàng”.
Những thách thức trong ngành cà phê Indonesia
Trong khi ngành cà phê đặc sản của Indonesia đã tăng trưởng đều đặn, nó không
phải là không có những thách thức riêng mình. Hầu hết cà phê của Indonesia được trồng
bởi các nông hộ nhỏ với quy mô trang trại trung bình từ 1 ha trở xuống. Trên quốc đảo
này có 10 ngôn ngữ chính, nhưng có tới 748 ngôn ngữ địa phương khác đang được sử
dụng. Để duy trì sản xuất & chất lượng cà phê, các bên liên quan cần giao tiếp qua rất
nhiều thứ tiếng “mẹ đẻ”.
Đồng thời, có tới 922 hòn đảo có người ở vĩnh viễn, vì vậy giao thông là vấn đề
lớn đối với cà phê Indonesia khi mà di chuyển và vận chuyển hàng hóa qua một chuỗi các
hòn đảo là một trở ngại về hậu cần.
Cuối cùng, nhưng nhức nhối nhất, phải kể đến trình trạng bất bình đẳng giới đối
với phụ nữ trồng cà phê. Một số phụ nữ nông thôn ở Java chỉ nhận được 1,75 đô la mỗi
ngày khi hái cà phê (ít hơn mức lương tối thiểu hợp pháp). Một phần là do nông dân
trồng cà phê không được hưởng lợi nhiều từ chuỗi cung ứng, mặt khác chỉ vì họ là phụ
nữ.

Phần II : Hợp đồng ngoại thương


Hợp đồng mua bán Cà phê giữa Indonesia và Singapore. Phần hợp đồng được viết
theo điều kiện ngoại thương và giao thương giữa 2 quốc gia trên và được viết 2 bản ngôn
ngữ tiếng Anh và Tiếng Việt theo mẫu dưới đây.
DELTA INTERNATIONAL CORPORATION
No.25 JL. Teuku Umar, Menteng, Jakarta-Pusat, Indonesia.
Tel: + 62.28.38360147 Fax: + 62.28.38360148
Email: info@delta.com Website: www.deltainternationalcorp.com

SALES CONTRACT
No: 001/23-HDTM
Date: 26 – MAY – 2023

BETWEEN: DELTA INTERNATIONAL CORP.


Address: No.25 JL. Teuku Umar, Menteng, Jakarta-Pusat, Indonesia.
Tel: + 62.28.38360147 Fax: + 62.28.38360148
Email: info@delta.com
Website: http://deltainternationalcorp.com
Presented by: Mr. LE QUOC HUY, President.
Hereinafter called: “THE SELLER”.
AND: COFFEE FRESH.
Address: BIK 18 Pasir Panjang Wholesale Center #10-126/127 Singapore
110018
Tel: 6774 0522 or 6774 5886 Fax: 6779 8819
Email: sales@coffeefresh.com
Website: https://singaporecoffeefresh.com
Presented by: Ms. TRAN THAO TRANG, Director.
Hereinafter called: “THE BUYER”
Both parties have agreed to sign this contract under the following terms and
conditions:

Article 1: Commodity and Specification


1. Commodity: Cafe Arabica.
2. Origin: Indonesia.
3. Specification:
- Color: Yellow – Brown.
- Moisture: 12,5% max.
- Black & Broken beans: 20% max.
- Foreign Matter: 0,5% max.
Article 2: Unit price – Quantity and Total Amount
1. Unit price: USD 210/MT C.I.F Keppel Port, Singapore, Incoterms 2020.
2. Quantity: 10 MTS (±5%).
3. Total Amount: USD 2100 (±5%).
(Say: US Dollars two thousand one hundred only).
Article 3: Shipment – Delivery
1. Time of shipment : 10MT not later than July 2023.
2. Port of loading : Indonesia main Port.
3. Destination port : Keppel Port, Pasir Panjang and Tuas, Singapore.
4. Partial shipment : Not Allowed.
5. Transhipment : Not Allowed.
6. Notice of shipment: Within 1 days after the sailing date of carrying vessel to S.R.
Indonesia, the Seller shall notify by cable to the Buyer the following information:
- L/C number.
- Amount of payment.
- Name and nationally of the vessel.
- Bill of Lading number/date.
- Port of loading.
- Date of shipment.
- Expected date of arrival at discharging port.
7. Discharging:
- When Notice of Readiness tendered before noon. Laytime shall be commenced
from 13:00 on the same date.
- When Notice of Readiness tendered before afternoon. Laytime shall be
commenced from 08:00 on next date.
8. Discharging term : 1,2 MTS/day WWDSHEXUU
: USD 20/Half
Article 4: Payment
1. By Irrevocable Letter of Credit at sight from B/L date for the full amount of the
contract value.
2.L/C beneficiary: DELTA INTERNATIONAL CORP
No.25 JL. Teuku Umar, Menteng, Jakarta-Pusat, Indonesia.
3. L/C Advising Bank: BANK INDONESIA.
4. Bank of Opening L/C: BANK SINGAPORE.
5. Time of Opening L/C: Within July 5, 2023.
6. Payment documents:
Payment shall be made upon receipt of the following document:
- 3/3 of clean on-board Bill of Lading marked “FREIGHT PREPAID”.
- Commercial invoice in triplicate.
- Packing list in triplicate.
- Certificate of origin issued by manufacturer.
- SUCOFINDO’s Certificate on quality/weight.
- One copy of sailing telex/shipping advice. Remark: third party’s shipping
document acceptable.
- 1/3 B/L and transport documents sent by DHL.
Article 5: Packing and Marking
- Packed in new jute bags, 60kg in jute bag, export standard.
- Marking:
Product name: Cafe Arabica.
Origin: Indonesia.
Net weight: 60kg.
Gross weight: 60,2kg.
Use no hooks.
Article 6: Insurance
- Covered by the seller.
- Covering: ALL RISKS; 110% of Invoice value.
- Insurance policy/certificate showing claim payable at Singapore by Chubb Insurance
Singapore Limited branch.
Article 7: Arbitration
1. In the execution course of this contract, all dispute not reaching at amicable agreement
shall be settled by the Singapore International Arbitration Center (SIAC) under the rules
of The International Chamber of Commerce whose awards shall be final and binding both
parties.
2. Arbitration fee and other related charges shall be borne by the losing party, unless
otherwise agreed.
3. The arbitrator's award will be in writing, is final, and will bind the responsibilities of
both parties.
Article 8: Claim
All claim by Buyer shall be made by telex or fax within 7 days after cargo arrived
at destination port and shall be confirmed in written form sent to the Seller within 21 days
after receipt of Survey Report of Intertek Singapore.
Article 9: Force Majeure
1. Should any circumstances arise preventing either party from full or partial carrying out
its obligations under the contract (namely: acts of gods, acts of the elements, fire, war,
military operations of any nature, blockade or prohibition of export, import), the period
stipulated for performance of the contract shall be extended accordingly.
2. In the event of these circumstances prevailing for more than fulfill its obligations under
the contract, and in this case, neither party shall be entitled to indemnity of any loses it
may sustain.
3. The party unable to carry out its obligations under the contract shall advise the other
party of the commencement and termination of the circumstances preventing
performance of the contract within 5 days.
4. A certificate issued by the Chamber of Commerce of the sellers’ or buyers’ country
shall be sufficient proof of the operation and the duration of such circumstances.
Article 10: Penalty
1. To delay shipment/delay payment: In case delay shipment/delay payment happens, the
penalty for delay interest will be based on annual rate 15 percent.
2. To delay opening L/C: In case delay opening L/C happens, the Seller has the right to
delay shipment.
3. To cancellation of Contract: If Buyer or Seller wanted to cancel the contract, 5% of
total contract value would be charged as penalty to that party.
Article 11: Terms of Inspection
The inspection and supervision at the factory and warehouse regarding the quality,
weight, number of bags, packaging status of this Indonesia arabica cafe will be conducted
by Indonesia Agricultural Quarantine Agency (IAAQ). the cost of inspection will be
borne by the seller.
Article 12: Applicable
This contract shall be loaded by and construed according to the laws of The
Republic of Singapore.
Article 13: Amendments
Any amendment or supplement to the contract will only be valid if signed by the
authorized representatives of the two parties in the amended or supplemented document.
This amended and supplemented document will be an integral part of the contract.
English will be use in all transactions and communications between the two parties.
Article 14: General Condition
1. By signing this Contract, previous correspondences and negotiations connected
herewith shall be null and void.
2. This contract comes into effect from signing date, any amendment and additional
clause to these conditions shall be valid only if made in written form and duty confirmed
by both sides.
3. This contract is made in 6 English originals, each side keeps 3.

FOR THE SELLER FOR THE BUYER


DELTA INTERNATIONAL CORPORATION
No.25 JL. Teuku Umar, Menteng, Jakarta-Pusat, Indonesia.
Tel: + 62.28.38360147 Fax: + 62.28.38360148
Email: info@delta.com Website: www.deltainternationalcorp.com

HỢP ĐỒNG MUA BÁN


Số: 001/23-HDTM
Thời gian: 26 – THÁNG 5 – 2023

GIỮA: TẬP ĐOÀN DELTA INTERNATIONAL.


Địa chỉ: Số 25 JL. Teuku Umar, Menteng, Jakarta-Pusat, Indonesia.
Điện thoại: + 62.28.38360147 Fax: + 62.28.38360148
Email: info@delta.com
Website: http://deltainternationalcorp.com
Người đại diện: Ông LÊ QUỐC HUY, Chủ tịch.
Dưới đây gọi là: "BÊN BÁN".
VÀ: COFFEE FRESH.
Địa chỉ: BIK 18 Pasir Panjang Wholesale Center #10-126/127 Singapore
110018
Điện thoại: 6774 0522 hoặc 6774 5886 Fax: 6779 8819
Email: sales@coffeefresh.com
Website: https://singaporecoffeefresh.com
Người đại diện: Bà TRẦN THẢO TRANG, Giám đốc.
Dưới đây gọi là: "BÊN MUA".
Cả hai bên cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng này theo các điều khoản và điều kiện
sau:

Điều 1: Tên hàng và đặc tính kỹ thuật của hàng hóa


1. Tên hàng hóa: Cafe Arabica.
2. Xuất xứ: Indonesia.
3. Đặc tính của hàng hóa:
- Màu sắc: Vàng – Nâu.
- Độ ẩm: tối đa 12,5%.
- Hạt đen & vỡ: tối đa 20%.
- Tạp chất: tối đa 0,5%.
Điều 2: Đơn giá – Số lượng và Tổng số tiền
1. Đơn giá: 210 USD/MT C.I.F Cảng Keppel, Singapore, Incoterms 2020.
2. Số lượng: 10 MTS (±5%) .
3. Tổng số tiền: 2100 USD (±5%).
(Bằng chữ: hai nghìn một trăm mười đôla Mỹ).
Điều 3: Vận chuyển – Giao hàng
1. Thời gian giao hàng : 10MT không muộn hơn tháng 7/2023.
2. Cảng xếp hàng : Cảng chính Indonesia.
3. Cảng dở hàng : Cảng Keppel, Pasir Panjang và Tuas, Singapore.
4. Giao hàng từng phần : Không được phép.
5. Chuyển tải : Không được phép.
6. Thông báo giao hàng: Trong vòng 1 ngày kể từ ngày tàu rời khỏi Indonesia, người bán
phải thông báo bằng điện tín cho người mua các thông tin sau:
- Số L/C.
- Số tiền thanh toán.
- Tên và quốc tịch của tàu.
- Số vận đơn/ngày.
- Cảng xếp hàng.
- Ngày giao hàng.
- Dự kiến ngày đến cảng dỡ hàng.
7. Dở hàng:
- Khi thông báo sẵn sàng giao hàng được gửi đi trước buổi trưa. Thời gian dở hàng
sẽ được bắt đầu từ 13:00 cùng ngày.
- Khi thông báo sẵn sàng giao hàng được gửi đi trong buổi chiều. Thời gian dỡ
hàng sẽ được bắt đầu từ 08:00 vào ngày tiếp theo.
8. Điều khoản dở hàng : 1,2 MTS/ngày WWDSHEXUU
: 20 USD/nửa ngày
Điều 4: Thanh toán
1. Bằng Thư tín dụng, không hủy ngang ngay từ ngày phát hành B/L cho toàn bộ giá trị
hợp đồng.
2. Người thụ hưởng: DELTA INTERNATIONAL CORP.
Số 25 JL. Teuku Umar, Menteng, Jakarta-Pusat, Indonesia.
3. Ngân hàng thông báo L/C: Ngân hàng Indonesia.
4. Ngân hàng mở L/C: Ngân hàng Singapore.
5. Thời gian mở L/C: Trong phạm ngày 05/7/2023.
6. Chứng từ phải xuất trình:
Việc thanh toán sẽ được thực hiện khi ngân hàng nhận được các chứng từ sau:
- Trọn bộ 3/3 bản vận đơn sạch có ghi "CƯỚC PHÍ TRẢ TRƯỚC".
- Hóa đơn thương mại 03 bản.
- Phiếu đóng gói hàng hóa 03 bản.
- Giấy chứng nhận xuất xứ do nhà sản xuất cấp.
- Giấy chứng nhận SUCOFINDO về chất lượng và trọng lượng.
- Một bản sao thông báo giao hàng/vận chuyển hàng, có ghi chú: Chứng từ vận
chuyển của bên thứ ba được chấp nhận.
- 1/3 B/L và chứng từ vận tải được gửi bằng chuyển phát nhanh DHL.
Điều 5: Đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa
- Đóng trong bao đay mới, 60kg trong mỗi bao đay, tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Ký mã hiệu:
Tên hàng: Cafe Arabica.
Xuất xứ: Indonesia.
Khối lượng tịnh: 60kg.
Trọng lượng cả bì: 60,2kg.
Không sử dụng móc.
Điều 6: Bảo hiểm
- Phí bảo hiểm do người bán chịu.
- Phạm vi bảo hiểm: MỌI RỦI RO; 110% giá trị hóa đơn.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm/yêu cầu bồi thường phải trả tại Singapore do Chubb
Insurance Singapore Limited chi trả.
Điều 7: Trọng tài
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, tất cả các tranh chấp không đạt được thỏa
thuận thân thiện sẽ được giải quyết bởi Ban Trọng tài Quốc tế Singapore International
Arbitration Centre (SIAC) theo quy định của Phòng Thương mại Quốc tế có phán quyết
cuối cùng và ràng buộc cả hai bên.
2. Phí trọng tài và các khoản phí khác có liên quan do bên thua kiện chịu, trừ trường hợp
có thoả thuận khác.
3. Phán quyết của trọng tài sẽ được lập thành văn bản, là phán quyết cuối cùng và sẽ ràng
buộc trách nhiệm của cả hai bên.
Điều 8: Yêu cầu bồi thường
Tất cả các khiếu nại của người mua sẽ được thực hiện bằng telex hoặc fax trong
vòng 7 ngày sau khi hàng hóa đến cảng đích và được xác nhận bằng văn bản gửi cho
người bán trong vòng 21 ngày sau khi nhận được báo cáo kiểm tra của Intertek
Singapore.
Điều 9: Bất khả kháng
1. Trường hợp có bất kỳ trường hợp nào phát sinh ngăn cản một trong hai bên thực hiện
toàn bộ hoặc một phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng (cụ thể là: hành vi của các vị
thần, hành vi của các yếu tố, lửa, chiến tranh, hoạt động quân sự dưới bất kỳ hình thức
nào, phong tỏa hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu), thời hạn quy định để thực hiện hợp đồng
sẽ được kéo dài tương ứng.
2. Trong trường hợp các trường hợp này xảy ra nhiều hơn nghĩa vụ của mình theo hợp
đồng và trong trường hợp này, không bên nào được bồi thường cho bất kỳ tổn thất nào
mà mình có thể phải chịu.
3. Bên không thể thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng phải thông báo cho bên kia
về việc bắt đầu và chấm dứt các trường hợp ngăn cản việc thực hiện hợp đồng trong thời
hạn 05 ngày.
4. Giấy chứng nhận do Phòng Thương mại của quốc gia của người bán hoặc người mua
cấp phải là bằng chứng đầy đủ về hoạt động và thời gian của các trường hợp đó.
Điều 10: Hình phạt
1. Để chậm giao hàng/chậm thanh toán: Trong trường hợp chậm giao hàng/chậm thanh
toán, tiền phạt chậm trả sẽ dựa trên tỷ lệ hàng năm 15%.
2. Trì hoãn việc mở L/C: Trong trường hợp chậm trễ mở L/C, Bên bán có quyền trì hoãn
giao hàng.
3. Hủy bỏ Hợp đồng: Nếu Bên mua hoặc Bên bán muốn hủy bỏ hợp đồng, 5% tổng giá trị
hợp đồng sẽ bị tính phí phạt cho bên đó.
Điều 11: Điều khoản kiểm tra
Việc kiểm tra, giám sát tại nhà máy, kho bãi về chất lượng, trọng lượng, số lượng
bao bì, tình trạng đóng gói của quán cà phê Arabica Indonesia này sẽ do Cơ quan Kiểm
dịch Nông nghiệp Indonesia (IAAQ) tiến hành. Chi phí kiểm tra sẽ do người bán chịu.
Điều 12: Áp dụng
Hợp đồng này sẽ được thực hiện theo luật pháp của Cộng hòa Singapore.
Điều 13: Sửa đổi
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng chỉ có hiệu lực nếu được đại diện theo ủy quyền
của hai bên ký kết tại văn bản sửa đổi, bổ sung. Tài liệu sửa đổi, bổ sung này sẽ là một
phần không thể tách rời của hợp đồng. Tiếng Anh sẽ được sử dụng trong tất cả các giao
dịch và giao tiếp giữa hai bên.
Điều 14: Điều khoản chung
1. Bằng việc ký kết Hợp đồng này, các thư từ và đàm phán trước đó liên quan đến Hợp
đồng này sẽ vô hiệu.
2. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, mọi sửa đổi, bổ sung Điều lệ này chỉ có hiệu
lực nếu được lập thành văn bản và nghĩa vụ được hai bên xác nhận.
3. Hợp đồng này được lập thành 6 bản gốc tiếng Anh, mỗi bên giữ 3 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN BÁN ĐẠI DIỆN BÊN MUA

You might also like