You are on page 1of 3

Xin chào cô và các bạn, em tên là Mai Đăng Phạm Quốc Bảo, còn em là Huỳnh khánh Linh, sau

đây em xin giới thiệu các thành viên của tổ 4 chúng em:
 Em và bạn Mai Đăng Phạm Quốc Bảo sẽ phụ trách phần thuyết trình
 Bạn Phan Ngọc Châu cùng bạn Huỳnh Khánh Linh phụ trách phần thiết kế bài thuyết
trình
 Còn những bạn: nguyễn phạm tường vân, lê ngọc phương nghi, nguyễn hương thảo,nguyễn bảo
uyên, nguyễn thành trung, lê gia bảo, đào thế đức tài, trần thị minh thùy và nguyễn hạnh nguyên
đã tham vào phần nội dung bài thuyết trình.
Đây là những hình ảnh về một đất nước nào đó, các bạn có thể đoán được nước này là nước nào
không ạ. Đúng vậy, đây là đất nước quá đỗi quen thuộc nhưng cũng có phần mới mẻ-
SINGAPORE
Singapore - một trong những “con rồng Châu Á”, nổi lên không chỉ bởi nét văn hóa đặc sắc giao thoa
của rất nhiều vùng miền, mà hơn hết, nơi đây chính là cái nôi của những công trình kiến trúc xanh,
những tiện ích thông minh chắc chắn sẽ khiến bạn phải siêu lòng. Với nền kinh tế rộng mở và đang
phát triển mạnh mẽ hoành hành trên lãnh thổ châu Á. Và đúng như vậy, đó là mục đích chính mà tổ 4
muốn chia sẻ với các bạn trong buổi thuyết trình ngày hôm nay, xin mời cô và các bạn cùng lắng
nghe.
TÌM HIỂU NỀN KINH TẾ MỚI NỔI Ở CHÂU Á, SINGAPORE

1. KHÁI QUÁT VỀ NỀN KINH TẾ SINGAPORE


Nền kinh tế Singapore được mệnh danh là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, trước Hồng
Kông và Mỹ, trong bảng xếp hạng hàng năm gồm 63 nền kinh tế được công bố vào tháng 5 bởi
nhóm nghiên cứu IMD World Competitiveness Centre có trụ sở tại Thụy Sĩ. Hiện nay,
Singapore đang là quốc gia có nền kinh tế hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á và cả trong
châu Á nói chung.
Nền kinh tế Singapore được xếp vào top 5 ở 3 trong số 4 hạng mục chính được đánh giá, - thứ 5
về hiệu quả kinh tế, thứ 3 về hiệu quả của chính phủ và thứ 5 về hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra,
Singapore phải tiếp tục đa dạng hóa các mối liên kết với nhiều thị trường hơn, luôn cởi mở và
gắn bó với các dòng tài năng, công nghệ, dữ liệu và tài chính.

Singapore là nền kinh tế mở nhất thế giới với mức độ tham nhũng thấp. Năm 2020, Singapore
đứng thứ 14 Châu Á với và xếp thứ 35 trên thế giới. GDP của Singapore đạt 340 tỷ USD vào
năm 2020, chiếm 0,4% trong tổng GDP thế giới. GDP/người đạt 63,987 USD/người vào năm
2019.
Tốc độ tăng trưởng GDP: 7,6% thay đổi hàng năm (2021) Ngân hàng Thế giới
Tổng sản phẩm quốc nội: 397 tỷ USD (2021) Ngân hàng Thế giới
GDP bình quân đầu người: 72.794,00 USD (2021) Ngân hàng Thế giới
Tổng thu nhập quốc gia: 558,7 tỷ ngang giá sức mua đô la (2021) Ngân hàng Thế giới

2. ĐẶC ĐIỂM NỀN KINH TẾ


A, Lịch Sử Phát Triển Nền Kinh Tế
Nền kinh tế Singapore hưởng lợi từ chính sách cai trị của thực dân Anh, trở thành trung tâm tài chính
và thương mại.

Sau khi độc lập khỏi Malaysia vào năm 1965, Singapore đối mặt với vấn đề thất nghiệp và nghèo đói,
nhưng sau đó nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
Singapore đã giành được độc lập chính thức vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, với Yusof bin Ishak làm
chủ tịch đầu tiên và là người có ảnh hưởng lớn của ông Lee Kuan Yew với tư cách là Thủ tướng.
Khi độc lập, Singapore tiếp tục gặp vấn đề. Hiện tại có hơn 3.000 tập đoàn đa quốc gia hoạt động
trong nước, chiếm hơn hai phần ba sản lượng sản xuất và xuất khẩu trực tiếp.
Với tổng diện tích đất chỉ 433 dặm vuông và một lực lượng lao động nhỏ của 3 triệu người, Singapore
có thể tạo ra một GDP vượt quá $ 300 tỷ USD mỗi năm, cao hơn ba phần tư của thế giới.
B, Cơ Cấu Nền Kinh Tế
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40 % thu nhập quốc dân).
Nền kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới
1994 đạt 10 % ,1995 là 8,9 phần trăm Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong công việc
chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức
C, Một Số Ngành Kinh Tế Về:
 NÔNG NGHIỆP (24,8% trong tổng GDP)
Nông nghiệp công nghệ cao - Việc đứt gãy chuỗi cung ứng do đại dịch
Covid - 19 cùng với cuộc xung đột ở Ukraine khiến Singapore phải đối mặt với 1 thách thức đại dẳng
- an ninh lương thực chính vì vậy, quốc gia này đang đẩy nhanh chiến lược phát triển nông nghiệp
công nghệ cao, nhằm tạo ra nhiều lương thực hơn 1 cách hiệu quả và bền vững - với điều kiện đất đai
hạn hẹp, chỉ có 1% đất dành cho sản xuất nông nghiệp, Singapore khuyến khích người dân sử dụng
công nghệ như IoT (hệ thống thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với Internet, thu thập
và chia sẻ dữ liệu), blockchain (công nghệ chuỗi – khối) và máy học để đạt đc mức sản lượng cao
trong sản xuất mà không đòi hỏi quá nhiều tài nguyên. Chiến lược phát triển Nông nghiệp công nghệ
cao đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia này.
 CÔNG NGHIỆP
Chương trình cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Singapore tập trung vào việc phát triển
mô hình nhà máy, doanh nghiệp và chuỗi giá trị trong tương lai dựa trên nền tảng công nghiệp
4.0, sử dụng các công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0, gồm sự kết hợp giữa công
nghệ sản xuất với công nghệ thông tin, trong ngành công nghiệp sản xuất, vật liệu tiên tiến, sản
xuất đắp dần (in 3D), rô-bốt và tự động hóa. Mô hình nhà máy tương lai được nghiên cứu cho
các lĩnh vực công nghiệp chủ đạo của Singapore, gồm hóa chất, điện tử, dược phẩm, cơ khí
chính xác, cơ khí ô-tô... Trong cơ cấu kinh tế của Singapore, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn
duy trì tỷ trọng ở mức 20%.

Singapore là một trung tâm sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn, cũng như là trung
tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.

Ngân hàng: Singapore được coi là trung tâm tài chính toàn cầu với các ngân hàng cung cấp
dịch vụ tài chính hàng đầu thế giới.

Bất động sản: Chính phủ Singapore sở hữu đa số diện tích đất và nhà ở.
Năng lượng và cơ sở vật chất: Singapore là trung tâm định giá và giao dịch buôn dầu hàng đầu
châu Á.
 DỊCH VỤ
Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP (75,2%)
Nền kinh tế Singapore đã tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong quý thứ hai sau sự phục hồi
trong ngành công nghiệp dịch vụ, một sự phục hồi mà việc duy trì nó được cho khó khăn trong
bối cảnh tăng trưởng toàn cầu đối mặt với rủi ro tăng cao.
Ngành dịch vụ - trong đó bao gồm các lĩnh vực như thương mại bán lẻ, vận chuyển và lưu trữ, và
tài chính – tăng trưởng 0,5% trong quý thứ hai, so với con số 4,8% trong ba tháng trước đó.
Ngoài ra, Singapore còn rất phát triển về du lịch và là địa điểm thu hút người khách nước ngoài đến tham
quan với nhiều danh lam thắng cảnh như
Đảo Ubin, China town, Merlion Park,
Những căn hộ hiện đại & mua sắm ở AMK Hub,…..
và như vậy, với nền kinh tế phát triển vượt bậc của nước bạn, việt nam chúng ta nên học hỏi và rút
kinh nghiệm, mở rộng quan hệ quốc tế cũng như thấy được tầm quan trọng của phát triển kinh tế
vượt bậc hơn trong tương lai. chúng em tin rằng một ngày việt nam chúng em sẽ cùng sánh vai với
cường quốc năm châu và càng ngày càng phồn vinh và đẹp đẽ. và đó và bài thuyết trình của chúng
em. cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

You might also like