You are on page 1of 4

Sau khi độc lập, Singapore đối diện với một tương lai đầy

bất trắc. Đối đầu Indonesia-Malaysia đang diễn ra và phe


bảo thủ trong Tổ chức dân tộc Mã Lai thống nhất phản đối
mạnh mẽ phân ly; Singapore đối diện với nguy hiểm trước
khả năng bị quân đội Indonesia tấn công và bị ép buộc
bằng vũ lực để tái gia nhập Liên bang Malaysia theo các
điều khoản bất lợi. Phần lớn truyền thông quốc tế hoài
nghi về viễn cảnh cho sự tồn tại của Singapore. Bên cạnh
vấn đề chủ quyền, các vấn đề cấp bách là thất nghiệp,
nhà ở, giáo dục, và thiếu tài nguyên tự nhiên và đất đai.
Thành công kinh tế bắt đầu trong thập niên 1980, khi tỷ lệ
thất nghiệp hạ xuống 3% và tăng trưởng GDP thực trung
bình là khoảng 8% cho đến năm 1999. Trong thập niên
1980, Singapore bắt đầu nâng cấp các ngành công nghiệp
công nghệ cao, như lĩnh vực chế tạo lát bán dẫn, nhằm
cạnh tranh với các đối thủ láng giềng vốn đang có giá lao
động rẻ hơn. Sân bay quốc tế Changi Singapore được
khánh thành vào năm 1981 và Singapore Airlines được
phát triển thành một hàng hãng không lớn. Cảng
Singapore trở thành một trong những cảng nhộn nhịp nhất
nhất thế giới và các ngành kinh tế dịch vụ và du lịch cũng
phát triển rất cao trong giai đoạn này. Singapore nổi lên
như một trung tâm giao thông quan trọng và một điểm du
lịch lớn.
Cục Phát triển nhà ở tiếp tục thúc đẩy nhà ở công cộng
bằng các khu đô thị mới, như Ang Mo Kio. Các khu dân
cư mới có các căn hộ lớn hơn và chất lượng cao hơn và
đi kèm là tiện nghi tốt hơn. Năm 1987, tuyến giao thông
cao tốc đại chúng (MRT) đầu tiên đi vào hoạt động, kết nối
hầu hết các khu nhà ở này với khu vực trung tâm.[
Nền kinh tế của Singapore là một nền kinh tế thị trường
tự do với mức độ phát triển cao và được xếp hạng là nền
kinh tế mở nhất trên thế giớivới mức độ tham nhũng thấp
thứ ba. Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận
hành trong nước nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế
chỉ chiếm 14,2% GDP), cùng với đó GDP bình quân đầu
người của quốc gia này còn cao thứ ba trên thế giới tính
theo sức mua tương đương (PPP). Singapore là nơi đặt
trụ sở của APEC. Nền kinh tế Singapore lớn thứ 4 ở khu
vực Đông Nam Á, lần lượt xếp hạng 14 châu Á và 34 toàn
cầu theo GDP danh nghĩa.
Các doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của Singapore. Quỹ đầu tư quốc gia
Temasek Holdings nắm giữ phần lớn cổ phần của một vài
công ty lớn nhất quốc gia như Singapore Airlines, SingTel,
ST Engineering và MediaCorp. Singapore là quốc gia có
nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngoài lớn trên thế giới và
quốc gia này đồng thời cũng được hưởng lợi từ dòng vốn
FDI đến từ các nhà đầu tư và tổ chức trên toàn cầu nhờ
có môi trường đầu tư hấp dẫn và chính trị ổn định.
Ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện
tử, hóa chất và dịch vụ, cộng thêm với vị thế là trung
tâm quản lý tài sản của khu vực đã đem lại cho Singapore
nguồn thu đáng kể để phát triển kinh tế, cho phép quốc
gia này nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu
thô không có sẵn trên lãnh thổ. Hơn nữa, tình trạng khan
hiếm nguồn nước khiến nước trở thành tài nguyên quý giá
của quốc gia.
Singapore phụ thuộc nhiều vào ngành thương mại trung
gian bằng cách mua hàng hóa thô rồi tinh chỉnh chúng để
tái xuất khẩu, chẳng hạn như ngành công nghiệp chế tạo
chíp bán dẫn trên nền wafer và lọc dầu. Ngoài ra,
Singapore còn là một hải cảng chiến lược giúp nó có năng
lực cạnh tranh hơn so với nhiều nước láng giềng trong
việc đóng vai trò như một trạm chung chuyển hàng
hóa. Chỉ số toàn cầu hóa của Singapore thuộc hàng cao
nhất thế giới với mức trung bình vào khoảng 400% trong
giai đoạn từ năm 2008 đến 2011. Cảng Singapore được
coi là hải cảng bận rộn thứ hai thế giới xét về khối lượng
hàng hóa.
Để duy trì vị thế quốc tế và tiếp tục phát triển sự thịnh
vượng của nền kinh tế trong thế kỷ 21, Singapore đã thực
hiện các biện pháp để thúc đẩy đổi mới, thúc đẩy tinh thần
khởi nghiệp và đào tạo lại lực lượng lao động. Bộ Nhân
lực Singapore (MoM) chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc
thiết lập, điều chỉnh, và thực thi các quy định về nhập cư
lao động nước ngoài. Có khoảng 243.000 người lao động
nước ngoài (FDW) làm việc tại Singapore.

You might also like