You are on page 1of 3

Thuận lợi trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Singapore:

Singapore là một trong những quốc gia với khả năng kết nối với các nền kinh tế bên
ngoài tốt nhất thế giới, có vị trí chiến lược dọc theo các tuyến đường thương mại, hàng
hải và hàng không lớn của thế giới. Đặc biệt với khu vực Đông Nam Á, Singapore nằm
trong bán kính sáu giờ bay của bất kì quốc gia Đông Nam Á nào giúp đây trở thành trung
tâm lý tưởng để có thể tiếp cận khu vực và thị trường tiêu dùng đang phát triển của khu
vực. Tuy nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên nhưng bù lại, Singapore sở hữu những cảnh
quan tuyệt vời và đa dạng sinh vật, giúp nơi đây trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn, có
thể kể đến hàng trăm công viên, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn, bãi triều và rạn
san hô; là nơi sinh sống của nhiều loại động thực vật, bao gồm một vài họ rái cá nổi tiếng.
Như vậy, điểm qua những đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Singapore, dự đoán
rằng, quốc gia này sẽ tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực logistic và kinh doanh để khai
thác thế mạnh về vị trí địa lý; lĩnh vực du lịch nhờ sự phong phú về cảnh quan và sinh
vật; ngoài ra Singapore có thể sẽ ít thu hút đầu tư vào những lĩnh vực thâm dụng tài
nguyên và tập trung xúc tiến đầu tư với những lĩnh vực giúp phát triển bền vững như tài
chính, công nghệ thông tin và truyền thông,…
Singapore cũng là một quốc gia có liên kết kinh tế mạnh mẽ với thế giới. Singapore có
mạng lưới các FTA rộng khắp với hơn 27 hiệp định thương mại tự do trên toàn cầu, tạo
điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động giao thương, buôn bán một cách tự do và dễ
dàng với các nền kinh tế lớn trên thế giới. Về đầu tư, với việc ký kết các hiệp định đầu tư
song phương ngay từ rất sớm (năm 1973), tính đến nay Singapore đang có 38 hiệp định
đầu tư song phương còn hiệu lực và 33 hiệp định song và đa phương có điều khoản quy
định về đầu tư (theo UNCTAD).
Đối với Singapore, là một quốc gia có vị trí kết nối tốt, vì vậy, Singapore cũng rất chú
trọng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Mạng lưới giao thông hàng đầu tại đây giúp các
doanh nghiệp điều hành công việc kinh doanh của mình ở Singapore và xung quanh khu
vực một cách hiệu quả và thuận tiện. Singapore là trung tâm hàng không toàn cầu và có
vị trí chiến lược dọc theo các tuyến hàng không lớn của thế giới. Một trong những sân
bay tiêu biểu của Singapore là sân bay Changi – nơi thường xuyên được xếp hạng là sân
bay tốt nhất thế giới – phục vụ hơn 100 hãng hàng không bay đến khoảng 100 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên toàn cầu với hơn 62 triệu lượt hành khách qua sân bay mỗi năm.
Không chỉ vậy, Singapore cũng là một trong những trung tâm cảng bận rộn nhất trên thế
giới, cung cấp kết nối đến hơn 600 cảng trên toàn cầu, với 200 hãng tàu đi qua. Hàng
năm, hơn 130000 lượt tàu cập cảng và tần suất cứ 2 – 3 phút sẽ có một con tàu đến hoặc
rời cảng Singapore. Singapore có một trong những hệ thống giao thông công cộng tốt
nhất và giá cả phải chăng nhất trên thế giới, và có thể kết nối đến mọi nơi trên đảo một
cách đáng tin cậy. Các phương tiện giao thông công cộng tiện nghi với tần suất liên tục
vừa giúp tiết kiệm thời gian lưu thông, vừa giúp bảo vệ môi trường và còn đặc biệt an
toàn. Nổi bật trong đó là hệ thống xe lửa – phương tiện giúp di chuyển từ Đông sang Tây
Singapore chỉ trong vòng ít hơn 1,5 giờ. Với điều kiện tự nhiên khan hiếm nguồn nước
ngọt, Singapore không ngừng nỗ lực đầu tư vào hoạt động nghiên cứu nước và thành lập
nhiều công ty nước ở Singapore đảm bảo rằng công nghệ về sản xuất nước luôn có sự đổi
mới. Singapore có một trong những nguồn cung cấp điện đáng tin cậy nhất trên thế giới.
Lưới điện của quốc gia này có thời gian gián đoạn trung bình dưới một phút cho mỗi
khách hàng mỗi năm và đáng tin cậy hơn hầu hết các thành phố trên thế giới như Tokyo,
London và New York. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cũng là một vấn đề vô cùng được quan
tâm và là một đặc điểm nổi bật thu hút đầu tư của Singapore. Singapore là quốc gia đứng
đầu châu Á về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số với trung tâm cáp quang biển kết nối với hơn 23
cáp ngầm giúp tốc độ băng thông thuộc hàng đầu thế giới.
Trong giai đoạn 2017 – 2020, tổng nguồn vốn FDI vào Singapore đạt 728 tỷ SGD (tương
đương hơn 338 tỷ USD), trong đó, 3 lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhiều nhất là
tài chính – bảo hiểm, sản xuất và thương mại. Tài chính – bảo hiểm ghi nhận mức tăng
liên tiếp kể từ 2017, đến năm 2020, ngành này đạt hơn 89 tỷ SGD, tăng gần 90% giá trị
so với 2017. Cùng với đó, xây dựng là ngành ít quan trọng nhất trong cơ cấu nguồn vốn
FDI của Singapore với tổng vốn trong cả giai đoạn chỉ vỏn vẹn 49,5 triệu SGD. Kết thúc
giai đoạn, chỉ có hai lĩnh vực thể hiện xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2017
đó là tài chính – bảo hiểm; vận chuyển và lưu trữ. Thương mại và sản xuất là hai ngành
có lượng vốn tương đối ổn định, đều chiếm tỷ trọng lớn của Singapore. Giai đoạn 2017 –
2020, các đối tác đầu tư quan trọng nhất của Singapore là Mỹ với tổng cộng 192 tỷ SGD;
Hà Lan với 104 tỷ SGD và Thụy Sỹ với 48 tỷ SGD. Quần đảo Cayman và quần đảo
Virgin đều là lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh do đó, có thể coi Anh cũng là một đối tác tích
cực với tổng vốn đầu tư gần 122 tỷ SGD vào Singapore.
Khó khăn trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Singapore:
Đất đai khan hiếm có lẽ là vấn đề nan giải nhất mà người Singapore phải đối diện trong
nhiều năm qua. Với một diện tích rất nhỏ chỉ 700 km2 sẽ rất khó để họ vừa có thể phát
triển các khu du lịch sinh thái vừa phát triển các ngành công nghiệp mà vẫn đảm bảo
được đất ở cho người dân hay khu thiên nhiên hoang dã. Vì vậy mà nhiều năm nay ở trên
những căn hộ thuộc về những ngôi nhà cao tằng đã là truyền thống của người dân
Singapore. Nằm tách biệt với đất liền lại không có hệ thống sông ngòi dẫn đến nguồn
nước sinh hoạt của người Singapore là rất thiếu thốn. Đất nước này thậm chí còn phải đi
nhập khẩu nước ngọt từ Malaysia. Cụ thể, nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải
nhập lương thực, rau hoa quả để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nguồn nước ngọt của
Singapore cũng đặc biệt thiếu thốn. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp
nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa
hoặc lưu vực sông. Singapore có nguồn tài nguyên khan hiếm. Đa phần tài nguyên của
đất nước này đều là đi nhập khẩu rồi về được gia công thành những sản phẩm cao cấp
hơn. Đây cũng là chính sách để đất nước Singapore phát triển được như ngày nay.
Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị Singapore thực hiện cơ chế đa đảng nhưng trong thực
tế chỉ có một đảng nổi trội và cầm quyền trong suốt gần 60 năm qua, đảng PAP. Các
đảng đối lập hoạt động yếu. Do vậy, việc thực hiện cơ chế đa đảng cũng không nói lên
được sức mạnh của các phe đối lập trong hệ thống chính trị của Singapore do ngoài PAP,
các đảng khác không có ảnh hưởng hay vai trò gì nhiều trong hệ thống chính trị nước
này.
Singapore hạn chế đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như viễn thông, truyền thông,
ngân hàng và quyền sở hữu đất đai. Những hạn chế đối với đầu tư nước ngoài được quy
định trong luật ngành có liên quan.

You might also like