You are on page 1of 8

Quan điểm Đổi mới về 

kinh tế đã được hoàn thiện dần trong quá trình thực hiện.
Ngày nay, Đổi mới về kinh tế được Nhà nước Việt Nam định nghĩa là: Quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm
Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đẳng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh
tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy định có
6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh
tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài),
nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu
hỗn hợp). Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

 Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế học mà
đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970- với lý
thuyết về nền kinh tế hỗn hợp. Luận điểm của nó là nền kinh tế thị
trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai
bàn tay: thị trường và Nhà nước. Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối
ưu trong phân bổ nguồn lực xã hội để tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh
tranh, mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của
thị trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế...
 Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi mới, Nhà nước
Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản và
hoạt động không tốt. Sau Đổi mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là kinh
tế thị trường là thành tựu của loài người, không mâu thuẫn với chủ nghĩa xã
hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh
tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx về chủ
nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước xã
hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân.
 Nền kinh tế chuyển từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với thế
giới.
Quá trình[sửa | sửa mã nguồn]
Số doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước ở Việt Nam từ chỗ có hơn 12.000, đến năm
2001 giảm xuống còn 5.655 doanh nghiệp, và đến thời điểm tháng 10 năm 2016
chỉ còn 718 doanh nghiệp[12]. Theo kế hoạch của chính phủ Việt Nam, đến năm
2020, Việt Nam chỉ còn 103 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chủ yếu ở các
ngành công nghiệp quốc phòng, xuất bản, thủy lợi, dịch vụ công cộng và một số
tập đoàn lớn quan trọng đối với nền kinh tế chủ yếu thuộc các ngành độc quyền tự
nhiên như Dầu khí, Điện lực và Viettel[13][14].

 Bước đột phá đầu tiên là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IV (8/1979) với chủ trương động viên, khuyến khích
mọi người lao động, mọi năng lực sản xuất và thành phần kinh tế. Chỉ thị số
100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/1/1981 về khoán sản phẩm đến
nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đã tạo ra bước phát triển
to lớn trong sản xuất nông nghiệp. Quyết định 25-CP và 26-CP ngày 21/1/1981
của Chính phủ cho phép các đơn vị kinh tế quốc doanh xây dựng và thực hiện 3
kế hoạch đã tạo bước chuyển biến trong sản xuất công nghiệp
 Giai đoạn, đầu thập niên 1980, khủng hoảng kinh tế-xã hội nổ ra, lạm
phát tăng lên mức phi mã đặc biệt sau hai cuộc tổng điều chỉnh giá-lương-tiền.
 Từ 12 đến 19 tháng 7 năm 1983, lúc Lê Duẩn đi nghỉ ở Liên Xô cũ; ba vị
lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí
Công đang nghỉ ở Đà Lạt, Nguyễn Văn Linh (lúc đó là Bí thư Thành ủy Thành
phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức "Hội nghị Đà Lạt" - Ông và một số Giám đốc các
cơ sở kinh doanh sản xuất làm ăn có lãi đã trực tiếp gặp gỡ các vị lãnh đạo cấp
cao (từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 7) để báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh
và đề đạt nguyện vọng. Ngày 17 tháng 7, Nguyễn Văn Linh mời các vị lãnh đạo
thăm cơ sở chế biến tơ tằm và xí nghiệp chè của Thành phố Hồ Chí Minh
tại Bảo Lộc. Ngày 19 tháng 7, Nguyễn Văn Linh có buổi làm việc riêng với các
vị lãnh đạo này, ông đã báo cáo tất cả tâm tư mà cá nhân mình đang nung nấu.
"Hội nghị Đà Lạt" diễn ra trong thời gian vừa đúng một tuần lễ. Nội dung tư
tưởng của các cuộc gặp trong sự kiện này đã được Nguyễn Văn Linh vận dụng
vào việc chuẩn bị văn kiện Đại hội Đảng VI của Đảng Cộng sản Việt Nam -
Khởi xướng công cuộc Đổi mới của Việt Nam.[15]
 1986: Sau khi Lê Duẩn qua đời, Trường Chinh giữ chức Tổng Bí thư chính
thức phát động công cuộc Đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam chính thức thực hiện Đổi mới, bắt đầu thực hiện công
nghiệp hóa-hiện đại hóa.
 1/3/1987: giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các tuyến đường nhằm
thúc đẩy lưu thông hàng hóa.
 18/5/1987: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Đỗ Mười sang thăm Liên Xô. Gorbachyov giục Việt Nam cải cách kể cả
thông thương với các nước tư bản.
 29/12/1987: Nhà nước Việt Nam ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam[16]
 5/4/1988: Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQ về Đổi mới quản lý kinh tế
nông nghiệp (hay còn gọi là Khoán 10).
 24/5/1988: 19 tỉnh miền Bắc đói to. Chính quyền chính thức yêu cầu Liên
Hiệp Quốc viện trợ nhân đạo khẩn cấp.
 12/6/1988: Nghị quyết bỏ hẳn chính sách hợp tác hóa nông nghiệp để tăng
gia sản xuất.
 1989 Việt Nam đã xuất khấu gạo đứng thứ 3 thế giới (sau Thái Lan và Hoa
Kỳ)
 1989: Trung Quốc xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Năm 1991, Liên Xô sụp
đổ. Tuy nhiên, sau khi đánh giá về các sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt
Nam quyết định tiếp tục Đổi mới theo con đường đã chọn và vẫn thực hiện chủ
nghĩa xã hội.
 1990: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời nhằm thể chế hóa
chính thức và đầy đủ hơn chủ trương phát triển kinh tế tư nhân[17]. Bắt đầu có
chủ trương thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
 Tháng 5 năm 1990: pháp lệnh ngân hàng Nhà nước Việt Nam và pháp
lệnh ngân hàng chính thức chuyển ngân hàng từ một cấp sang hai cấp.
 1990: Bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
 1993: Bình thường hóa quan hệ tài chính với các tổ chức tài chính quốc tế.
 1995: Gia nhập tổ chức kinh tế Đông Nam Á (ASEAN).
 2000: Luật Doanh nghiệp ra đời.
 2001: ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ký kết Hiệp định
Thương mại Việt-Mỹ.
 2002: tự do hóa lãi suất cho vay VND cho các tổ chức tín dụng.
 2005: Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực.
 2006: Đại hội đại biểu toàn quốc lần X của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp
nhận cho đảng viên làm kinh tế tư nhân.
 7/11/2006: Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương
mại Thế giới.
 Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 (năm 2016) quyết
định thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh
nghiệp nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của nhà nước và chức
năng quản lý nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước
của các Bộ, Ủy ban Nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh
nghiệp[18].
 Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2016) nêu
“Hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi phát triển mạnh kinh tế tư
nhân ở hầu hết các ngành và lĩnh vực kinh tế, trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn
kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà
nước, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế”[19].
 Năm 2017, Quân đội Nhân dân Việt Nam có kế hoạch sắp xếp lại hệ thống
doanh nghiệp do quân đội sở hữu chỉ còn 17 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,
12 công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý (nhà nước giữ
trên 51% cổ phần đến năm 2019); thực sự là các doanh nghiệp cần thiết cho
nhiệm vụ quân sự, quốc phòng
Thành tựu

Trong suốt 30 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai
đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt
4,4%/năm, giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giai đoạn 1996-
2000 GDP bình quân tăng 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2005 GDP tăng bình quân
7,34%/năm; giai đoạn 2006-2010, do suy giảm kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn đạt
tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,32%/năm. Giai đoạn 2011-2015, GDP của
Việt Nam tăng chậm lại nhưng vẫn đạt 5,9%/năm, là mức cao của khu vực và thế
giới.

Quy mô nền kinh tế tăng nhanh: GDP bình quân đầu người năm 1991 chỉ là 188
USD/năm. Đến năm 2003, GDP bình quân đầu người đạt 471 USD/năm và đến
năm 2015, quy mô nền kinh tế đạt khoảng 204 tỷ USD, GDP đầu người đạt gần
2.200 USD/năm. Lực lượng sản xuất có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất
lượng.

Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% cuối năm 2013[23].

Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện đại, giảm khu
vực nông nghiệp, tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp.

Kim ngạch ngoại thương năm 1991 là 5.156,4 triệu USD, trong đó xuất khẩu là
2.087,1 triệu USD, đến năm 2016 các con số tương ứng là 333 tỷ USD và 167,83
tỷ USD, tăng 60,4 lần và 80,4 lần so với năm 1991.

Kinh tế nhà nước dần phát huy tốt hơn; hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước
được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số
lượng. Kinh tế tập thể bước đầu được Đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới
được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân tăng nhanh về
số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trong 30 năm, Việt Nam thu hút được 310 tỷ USD của các nhà đầu tư nước ngoài,
nguồn vốn này đã góp phần lớn làm tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

Việt Nam đã ký kết 11 Hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương; đang
tích cực đàm phán ba hiệp định khác. (ASEAN - Hồng Công; EFTA; RCEP).

Hạn chế

Việc thực hiện kinh tế thị trường nhưng do chưa có kinh nghiệm quản lý nên phân
hóa giàu nghèo, ô nhiễm môi trường và các tệ nạn xã hội đã diễn ra với tốc độ tăng
nhanh. Trong cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp vẫn chiếm hơn 40% (2015)[29]
khiến tình trạng khiếm dụng lao động (underemployment) phổ biến tại Việt Nam
trong khi các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản có số giờ làm việc trong một
năm cao nhất thế giới[30]. Nền kinh tế vẫn chủ yếu bao gồm kinh tế hộ gia đình
chiếm tỷ trọng lớn nhất kế đến là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ít doanh nghiệp lớn
và rất hiếm doanh nghiệp có khả năng hoạt động ở thị trường nước ngoài[32][33]
trong khi trong cùng một khoảng thời gian phát triển như vậy Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan... đã có các tập đoàn đa quốc gia.

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm dụng nguồn vốn lớn của quốc gia nhưng hoạt
động kém hiệu quả, thiếu minh bạch, tham nhũng, thất thoát nhiềudo vấn đề ông
chủ và người đại diện không được kiểm soát tốt khiến nhà nước thất bại trong việc
sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để công nghiệp hóa và định hướng cho nền
kinh tế.

Trình độ kỹ thuật của toàn bộ nền kinh tế thấp, mức độ tự động hóa chưa cao, khả
năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới còn rất yếu. Các ngành kinh tế kỹ
thuật quan trọng như công nghiệp luyện kim, công nghiệp cơ khí - chế tạo máy,
công nghiệp hóa chất, công nghiệp điện tử... chưa phát triển đầy đủ để làm nền
tảng cho quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Namtrong khi các nước
Đông Á công nghiệp hóa thành công nhất như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
đều chú trọng hỗ trợ các ngành công nghiệp này phát triển.

Cơ sở hạ tầng được nhà nước chú trọng phát triển nhưng vẫn chưa thể so sánh
được với các nước công nghiệp. Việt Nam đã sớm từ bỏ chính sách bảo hộ mậu
dịch bằng việc gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, ký kết các hiệp định
thương mại, gỡ bỏ dần các hàng rào thuế quan để hướng đến mậu dịch tự do nhằm
tăng xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước[73][74].
Điều này có mặt trái là các ngành công nghiệp ở Việt Nam phải cạnh tranh với
nước ngoài khi còn ở trạng thái ấu thơ khiến chúng không đủ sức cạnh tranh với
các công ty nước ngoài ngay trên thị trường Việt Nam[75]. Rất nhiều công ty nổi
tiếng ở Việt Nam đã phá sản hoặc bị nước ngoài thâu tóm vì không đủ sức cạnh
tranh[76]. Sản phẩm của các công ty đa quốc gia chiếm lĩnh thị trường Việt Nam
trong rất nhiều ngành công nghiệp. Chính sách tự do hóa thương mại có lợi cho
xuất khẩu tuy nhiên phần lớn kim ngạch xuất khẩu lại do khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài nắm giữ. Trong khi đó các nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản lại bảo hộ nền công nghiệp của họ trong suốt giai đoạn đầu công nghiệp
hóa. Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp thích nghi tốt với việc mở cửa thị
trường bằng cách tự đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh nên có thể cạnh tranh
với công ty nước ngoài. Nhìn chung chính sách tự do hóa thương mại đã có tác
dụng tích cực làm tăng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt
nam[75]. Tuy nhiên, Việt Nam không có một chính sách công nghiệp hóa rõ ràng
để xây dựng nền tảng công nghiệp quốc gia[77][78]. Chính phủ Việt Nam đề ra
quá nhiều mũi nhọn, nhưng lại thiếu trọng tâm, trọng điểm cần thiết cho từng giai
đoạn, dẫn đến việc đầu tư bị dàn trải, kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế và
nguồn lực hạn hẹp[79]. Chính vì vậy Việt Nam không thể phát triển hoàn chỉnh
những ngành công nghiệp cơ bản làm nền tảng cho nền kinh tế cũng không có
được bất cứ ngành công nghiệp nào vượt trội có thể xem là lợi thế cạnh tranh của
quốc gia. Sau hơn 30 năm Đổi mới công nghiệp Việt Nam vẫn còn lạc hậu[66].
Công nghiệp Việt Nam chủ yếu là gia công, lắp ráp thâm dụng lao động lớn[80].
Năng suất lao động và tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng trong công nghiệp
thấp[81]. Tỷ trọng công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo trong toàn bộ
nền kinh tế có xu hướng giảm, công nghiệp Việt Nam tăng trưởng chậm và không
bền vững trong khi Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp
hóa[82][83]. Xuất khẩu chủ yếu ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(chiếm 70,2% tổng xuất khẩu của Việt Nam năm 2016)[84]. Hàng xuất khẩu chủ
yếu là những hàng hóa thâm dụng lao động lớn mà đa phần là lao động kỹ năng
thấp như sản phẩm nông nghiệp và một số mặt hàng công nghiệp nhẹ vì đây là lợi
thế so sánh của Việt Nam, đối với hàng công nghiệp kỹ thuật cao đóng góp của
Việt Nam mới chỉ ở mức lắp ráp, đóng gói. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
nội yếu kém khiến hàng công nghiệp nhập khẩu hay do các doanh nghiệp nước
ngoài sản xuất chiếm lĩnh thị trường nội địa.[85][86]

Tỷ lệ tiết kiệm thấp hơn các nước Đông Á[87] trong khi đó tăng trưởng kinh tế phụ
thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm[88]. Tiết kiệm lại không được đầu tư kinh doanh nên
lượng tiền nhàn rỗi tại Việt Nam ước tính lên đến 60 tỷ USD]. Dân chúng có thói
quen đầu tư vào vàng hay địa ốc khiến tiết kiệm không được đưa vào hoạt động
sản xuất.

Sau hơn 30 năm Đổi mới, đồng tiền Việt Nam vẫn là đồng tiền không có khả năng
chuyển đổi ngoài lãnh thổ Việt Nam và nhiều quốc gia, tổ chức vẫn không công
nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Một số thị trường vẫn chưa được
thiết lập đầy đủ như: thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị
trường khoa học công nghệ, thị trường nguyên liệu... Việt Nam mới chỉ thành công
trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân chứ chưa đạt
được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa như Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề
ra. Nền kinh tế của Việt Nam chưa thể so sánh với các nước trong khu vực. Việt
Nam chưa đạt được tốc độ tăng trưởng đủ cao trong một thời gian đủ dài để trở
thành nước có thu nhập cao. Thu nhập bình quân đầu người thấp hơn các nước
trong khu vực và thấp hơn mức trung bình của thế giới[113]. Một số thể chế pháp
luật và hành chính cần thiết cho nền kinh tế thị trường vẫn chưa được quy định hay
đã được quy định nhưng không được thực hiện, thủ tục hành chính rườm rà, phức
tạp, giải quyết chậm gây ra tình trạng tham nhũng, cửa quyền... làm chỉ số minh
bạch của môi trường kinh doanh thấp, chỉ số nhận thức tham nhũng cao hơn Trung
Quốc và phần lớn các nước Đông Nam Á khác[114].

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do Việt Nam có xuất phát điểm quá thấp.
Khác với các nước Đông Á, khi thực hiện chính sách mở cửa để công nghiệp hóa-
hiện đại hóa, Việt Nam đang trong tình trạng thiếu lương thực, bị bao vây cấm vận
và hoàn toàn thiếu nền tảng kinh tế kỹ thuật cũng như con người. Nền kinh tế, xã
hội Việt Nam cuối thập niên 1980 thiếu rất nhiều điều kiện: trí thức và chuyên gia,
vốn đầu tư, nền tảng kinh tế - kỹ thuật, khả năng sáng tạo và khả năng quản lý, lao
động có kỹ năng, doanh nhân có khả năng kinh doanh tốt, truyền thống và văn hóa
kinh doanh, hệ thống luật pháp và bộ máy hành chính hiệu quả, lãnh đạo có tầm
nhìn và khả năng hoạch định chính sách. Sau hơn 30 năm, những nhược điểm này
được khắc phục phần nào nhưng nhìn chung vẫn còn phổ biến. Việt Nam thiếu
nhiều điều kiện cần thiết để trở thành một cường quốc kinh tế trừ vị trí địa lý và
một số điều kiện tự nhiên thuận lợi.

You might also like