You are on page 1of 5

Đề bài: Viết một bài thuyết trình để làm rõ luận điểm của Lê-nin: “Trong một

nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững
chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Liên
hệ vấn đề này với công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam.
Bài làm
V.I.Lênin đã chỉ rõ: Nếu giai cấp vô sản giành được chính quyền ở một nước tư bản
chủ nghĩa phát triển cao, thì chỉ cần thay nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản và
kế thừa kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh mới
nhất của khoa học hiện đại là có các điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội.Theo
V.I.Lênin, đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước Nga (thời
bấy giờ), khi nền kinh tế tiểu nông còn chiếm đại bộ phận, cơ sở vật chất kỹ thuật -
nền tảng của chủ nghĩa xã hội - chưa có, trình độ phân công xã hội hoá sản xuất
chưa cao - thì việc chuyển sang chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một loạt
những bước quá độ. Lênin nói rằng: "Trong một nước tiểu nông, trước hết các
đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản
Nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội".
1. Giải thích từ khóa
- ”Chủ nghĩa tư bản nhà nước”là một hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã được
xã hội hóa ở mức cao dẫn đến nhà nước phải trực tiếp sở hữu hoặc kiểm soát
tư bản - theo định nghĩa này, một quốc gia tư bản nhà nước là nơi mà chính
phủ kiểm soát nền kinh tế và về cơ bản hoạt động như một tập đoàn khổng lồ,
trích xuất giá trị thặng dư từ lực lượng lao động để đầu tư sản xuất.
- “Chủ nghĩa xã hội” thường nhấn mạnh giá trị cơ bản như bình đẳng, công
bằng và đoàn kết và đề cao mối quan hệ chặt chẽ giữa những phong trào xã
hội và lý thuyết phê phán xã hội, theo đuổi mục tiêu tạo ra một trật tự xã hội
hòa hợp và hướng đến công bằng xã hội.
- “Nước tiểu nông”: Đất nước mà người nông dân tự mình làm chủ một số
ruộng đất do mình khai thác để sống.
- Bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc là một cách ẩn dụ của Lênin để nói về
việc phải tận dụng kinh tế tư bản nhà nước làm một giai đoạn trung gian giữa
nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội. Nghĩa là phải có những biện pháp thích
hợp để kết nối và chuyển đổi từ nền kinh tế tiểu nông sang nền kinh tế xã hội
chủ nghĩa, không thể bỏ qua hay bỏ lại phía sau giai đoạn kinh tế tư bản nhà
nước. Bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc cũng có ý nghĩa là phải quan tâm
đến lợi ích thiết thân của người lao động, phải kết hợp chặt chẽ lý tưởng cao
cả với lợi ích của chính mình.
2. Chứng minh luận điểm của Lenin
Lênin đưa ra các thành phần kinh tế chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH là:
Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng; sản xuất hàng hóa nhỏ; chủ nghĩa tư bản tư
nhân; chủ nghĩa tư bản nhà nước và chủ nghĩa xã hội.Trong quá trình thực hiện
chính sách kinh tế mới, Lênin luôn đánh giá cao vị trí, vai trò của thành phần kinh
tế chủ nghĩa tư bản nhà nước, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước dưới hình thức tô
nhượng, hợp tác xã, tư nhân đại lý, cho tư nhân thuê cơ sở sản xuất.v.v.được xem là
chiếc cầu nhỏ vững chắc xuyên qua chủ nghĩa tư bản để đi vào chủ nghĩa xã hội.
 Phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước không chỉ là biện pháp “quá độ đặc biệt”
mà còn là khâu “trung gian” để chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã
hội.
+ Về kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, điểm xuất phát trong quá trình xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là phải đáp ứng lợi ích kinh tế cho đại đa số
nông dân, mà trước hết là từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dựa vào khôi phục
và phát triển kinh tế tiểu nông để khôi phục và phát triển đại công nghiệp.
+ Khi khuyến khích nền kinh tế nông dân cá thể với những biện pháp “quá độ”,
những hình thức “trung gian” có khả năng cải tạo nông dân, đổi mới nông thôn và
chuyển đổi nền kinh tế tiểu nông của những người nông dân cá thể thành nền sản
xuất tập thể có tính xã hội chủ nghĩa, diễn ra một cách tuần tự, có tính kế thừa, thận
trọng.
+ Về kinh tế tư bản tư nhân, khi chính sách kinh tế mới được áp dụng trong thực
tiễn nước, có thể chủ nghĩa tư bản sống lại, nhưng ta không lo sợ mà cần sử dụng tư
nhân nông dân, thợ thủ công, thương nhân…để phát triển kinh tế đất nước, bởi vì tư
bản tư nhân sẽ tạo ra nhiều hàng hóa tiêu dùng cho xã hội - cơ sở ổn định chính trị.
+ Kinh tế chủ nghĩa xã hội, Lênin đánh giá rất cao vị trí, vai trò của thành phần kinh
tế này, đây là xương sống của nền kinh tế -những mạch máu kinh tế cơ bản như
công nghiệp, ngân hàng, tài chính tín dụng luôn nằm trong tay chính quyền Xô viết,
thuộc sở hữu nhà nước. Khi chính sách kinh tế mới được thực hiện, Lênin chủ
trương các xí nghiệp quốc doanh hoạt động theo chế độ tự hoàn vốn, chế độ hạch
toán kinh tế, các xí nghiệp này được giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm vật
chất với kết quả hoạt động của mình. Về thứ tự các thành phần kinh tế, Lênin đã cố
tình sắp xếp các thành phần kinh tế theo thứ tự, cấp độ tăng lên về tính chất xã hội
chủ nghĩa của mỗi thành phần kinh tế; tỷ trọng của các thành phần kinh tế trong
từng giai đoạn lịch sử; sự biến đổi tỷ trọng các thành phần kinh tế phải theo hướng
xã hội chủ nghĩa; tính đan xen, mâu thuẫn, đấu tranh và thống nhất giữa các thành
phần kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế bền vững, tác động mạnh mẽ đến sự phát
triển kinh tế của đất nước và tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội.
3. Thực tiễn vận dụng sáng tạo quan điểm của Lênin và Tư tưởng Hồ Chí
Minh về thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.
Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất
thấp, Việt Nam chính là một nước tiểu nông chưa có cơ sở vật chất kỹ thuật là nền
tảng của chủ nghĩa xã hội, do vậy “cần phải có một thời kỳ quá độ khá lâu dài từ
chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.”
Sau khi giành được độc lập và thống nhất đất nước, Đảng ta đã áp dụng sáng tạo tư
tưởng của Lênin vào công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đảng ta đã nhận thức
rõ vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển kinh tế quốc dân và đã có
những chính sách linh hoạt để khuyến khích và quản lý kinh tế tư nhân. Đặc biệt là
sau khi thực hiện công cuộc đổi mới từ năm 1986, Đảng ta đã công nhận kinh tế tư
nhân là một thành phần kinh tế của CNXH và là một lực lượng sản xuất quan trọng.
Đảng ta cũng đã có những chỉ tiêu cụ thể về tỷ trọng của kinh tế tư nhân trong GDP
và trong cơ cấu kinh tế quốc dân.

Thực tiễn hơn 30 năm Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam, chúng ta đã có sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn khi quyết
định chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan
liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, tháng 12 năm 1986. Đã tạo ra bước đột phá về tư duy đổi mới thể
chế, cơ chế trong quản lý kinh tế và đã vận dụng một cách sáng tạo nhất quan điểm
của Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Tùy vào từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước mà
Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn từng thành phần kinh tế cho phù hợp, nhưng quan
điểm nhất quán trong suốt thời kỳ đổi mới cho đến nay, Đảng ta khẳng định phải
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, dựa trên nhiều hình thức sở hữu.
Ngay từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12 năm 1986 - Đại hội đổi
mới, Đảng xác định 5 thành phần kinh tế chủ yếu: Kinh tế XHCN (Quốc doanh, tập
thể, gia đình), Kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ, Kinh tế tự túc, tự cấp, Kinh tế tư bản
nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm
1991) Đảng ta tiếp tục định 5 thành phần kinh tế: Kinh tế quốc doanh, Kinh tế tập
thể, Kinh tế cá thể, Kinh tế tư nhân, và Kinh tế tư bản nhà nước; do vậy NQ Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VII chỉ rõ: “Từ các hình thức sở hữu cơ bản sở hữu toàn
dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những
hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp”. Đại hội VIII (năm 1996)
có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, Kinh tế hợp tác xã, Kinh tế cá thể, tiểu
chủ, Kinh tế tư bản tư nhân và Kinh tế tư bản nhà nước, Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX nêu ra 6 thành phần kinh tế cơ bản. Tại Đại hội IX (năm 2001), gồm có 6
thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước, Thành phần kinh tế hợp tác xã,
Thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ, Thành phần kinh tế tư bản tư nhân, Thành phần
kinh tế tư bản nhà nước, và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; Kinh tế
hỗn hợp (thuộc sở hữu cổ phần). Tại Đại hội X (năm 2006), gồm có 5 thành phần
kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước, Thành phần kinh tế tập thể, Thành phần kinh
tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư bản tư nhân ), Thành phần
kinh tế tư bản nhà nước, và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .Như vậy
Đại hội X chỉ khác Đại hội IX ở chỗ đã sát nhập hai thành phần kinh tế kinh tế cá
thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư bản tư nhân thành một thành phần đó là kinh tế tư
nhân, là vì hai thành phần này có điểm chung giống nhau là đều dựa trên chế độ sở
hữu tư nhân về TLSX; mặt khác chúng ta xóa đi sự mặc cảm đối với kinh tế tư bản
tư nhân và nó sẽ thuận hơn khi nói đến đảng viên được làm kinh tế tư nhân. Tại Đại
hội XI (năm 2011), gồm có 4 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước;
Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu
chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tại Đại hội
XII (năm 2016), Đảng ta chủ yếu nhấn mạnh đến 4 thành phần kinh tế sau: Thành
phần kinh tế nhà nước; Thành phần kinh tế tập thể; Thành phần kinh tế tư nhân
(gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và Thành phần kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Nếu chúng ta so sánh với các thành phần kinh tế mà Lênin và Hồ Chí
Minh đề cập, thì không thấy thành phần kinh tế tư bản nhà nước, đây là thành phần
kinh tế mà Lênin cho rằng có vai trò rất quan trọng trong việc liên kết giữa tư bản
tư nhân và chủ nghĩa xã hội.
Mỗi thành phần kinh tế có vị trí, vai trò nhất định trong cơ cấu thành phần kinh tế,
trước hết là thành phần kinh tế Nhà nước. Đây là thành phần kinh tế mà Hồ Chí
Minh cho rằng là thành phần kinh tế lãnh đạo, phát triển mau hơn cả. Tư tưởng này
của Bác được Đảng ta vận dụng đưa vào trong các Nghị quyết Đại hội của đảng.
Trong Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nhà nước đóng vai trò định
hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ,
chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và
bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính
sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã
hội”. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước thể hiện qua: Đi đầu về
nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả, nhờ đó mà thúc đẩy sự tăng
trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế quốc dân; Bằng nhiều hình thức hỗ trợ
các thành phần kinh tế khác cùng phát triển theo định hướng XHCN; Tăng cường
sức mạnh vật chất làm chỗ dựa để Nhà nước thực hiện có hiệu lực chức năng điều
tiết, quản lý vĩ mô nền kinh tế định hướng XHCN.
Chính vì vậy, trong suốt chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta,
Đảng và Nhà nước đã cho thành lập các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước,
nắm giữ những ngành, lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước - được xem là xương
sống, mạch máu của nền kinh tế nước nhà, và đây là công cụ kinh tế thực hiện chức
năng quản lý kinh tế của Nhà nước, nhằm điều tiết kinh tế, hỗ trợ, định hướng các
thành phần kinh tế khác đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, thành phần
kinh tế tập thể, Đảng ta xác định đây là thành phần kinh tế cùng với thành phần
kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân;
thứ ba, thành phần kinh tế tư nhân là một trong những động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế; thứ tư, về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong văn kiện Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định “Nâng cao hiệu quả thu hút
đầu tư trực tiếp của nước ngoài, chú trọng chuyển giao công nghệ, trình độ quản lý
và thị trường tiêu thụ sản phẩm; chủ động lựa chọn và ưu đãi đối với các dự án đầu
tư nước ngoài có trình độ quản lý và công nghệ hiện đại, có vị trí hiệu quả trong
chuỗi giá trị toàn cầu, có liên kết với doanh nghiệp trong nước”.
Tuy nhiên, trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, XII, Đảng ta hầu
như không hoặc có đề cập nhưng không rõ ràng về thành phần kinh tế tư bản nhà
nước, đây là thành phần kinh tế mà theo Lênin là nó có vai trò rất quan trọng, là
thành phần kinh tế trung gian trong việc liên kết thành phần kinh tế tư bản tư nhân
với thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, là “chiếc cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua”
chủ nghĩa tư bản, để đi vào chủ nghĩa xã hội, là thành phần kinh tế có vai trò cầu
nối giữa TBCN và XHCN, để thành phần kinh tế XHCN định hướng thành phần
kinh tế tư bản tư nhân đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở nước ta, đây là thành
phần kinh tế đóng vai trò trung gian giữa Thành phần kinh tế tư nhân với Thành
phần kinh tế nhà nước, đó là sự liên kết giữa tư nhân trong nước, nước ngoài với
tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước. Thông qua đó chúng ta có thể học hỏi kinh
nghiệm quản lý doanh nghiệp, công ty, tổng công ty, tập đoàn kinh tế kinh tế tư
nhân trong thời kỳ đẩy mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.Trong văn kiện XII Đảng ta không đề cập một cách rõ ràng nhất về thành phần
kinh tế này, chỉ đề cập đến một nội dung nhỏ về thành phần kinh tế tư bản nhà nước
“tạo điều kiện hình thành một số tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốn vào
các tập đoàn kinh tế nhà nước”, nếu chúng ta đi phân tích nội dung này với khái
niệm thành phần kinh tế tư bản nhà nước thì nội hàm của nó gần như giống nhau,
bởi vì, thành phần kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế liên kết giữa tư nhân
trong nước và nước ngoài với Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, trong các chặng đường phát triển kinh tế khác nhau thì nhận thức
về thành phần kinh tế cũng có sự thay đổi, đó là quá trình khách quan phù
hợp với quy luật nhận thức. Cho nên, quá trình đổi mới tư duy về các thành
phần kinh tế ở nước ta qua các kỳ Đại hội của Đảng là hoàn toàn phù hợp với
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phù hợp với
thực tiễn Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng hơn.

You might also like