You are on page 1of 87

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN


CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

BÀI TẬP LỚN


MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ BÀI: Hãy tìm hiểu và phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh
tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam? Sự vận dụng quan
điểm nêu trên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế
nước ta hiện nay

Họ và tên sinh viên: Phạm Hải Yến


MSV:11208566
Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh_29
Giảng viên: Nguyễn Chí Thiện

HÀ NỘI – 2022

1
MỤC LỤC

Contents
MỞ ĐẦU…………………………………..3
NỘI DUNG………………………………..4
I. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CƠ CẤU KINH TẾ TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM……………………….4
1Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin…………………………….4
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam……………………………………………………………………5
II. SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY…………………………………………………………..9
1.Phương hướng vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua các đại hội……...9
2. Sự vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển kinh tế nhiều
thành phần của Đảng
ta…………………………………………………………………………….11
3.Liên hệ địa phương………………………………………….12
4. Một số giải pháp phát huy vai trò các thành phần kinh tế trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước…………………………………………………….13
KẾT LUẬN..................................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................

2
MỞ ĐẦU
Thời kỳ quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam ta đã trải qua
hơn 60 năm lịch sử, đó
là một quãng thời gian
dài lâu mà toàn dân
cùng nhau trải qua giai
đoạn phát triển kinh tế
xã hội, cùng nhau
chứng kiến giai đoạn
lịch sử chuyển mình
sang một hình thái
kinh tế xãhội mới tiến
lên cộng sản chủ
nghĩa. Các Mác đã viết
: “Cái xã hội mà chúng
ta nói ở đây không
phải là một xã hội
cộng sản chủ nghĩa đã
phát triển trên những
cơ sở của chính nó mà
trái lại là một xã hội
công sản chủ nghĩa
vừa thoát thai từ xã hội
tư bản chủ nghĩa.” Và
sau này, Lê nin kế thừa
tư tưởng chủ nghĩa
mác xít, khẳng định xã
hội mới lọt lòng từ xã
hội cũ sau “những cơn
đau đẻ kéo dài”, để rồi
Hồ Chủ tịch phát triển
tư tưởng đó mà
nhậnđịnh tầm quan
trọng của thời kỳ quá
độ lên xã hội chủ nghĩa
mà cần “ đi bước nào
vững chắc bước đấy.”
Nhìn chung các nhà
triết học đại tài này
đều nhận định thời kỳ
quá độ là thời kỳ cải
biến cách mạng triệt để
toàn diện về mọi lĩnh
vực mà để làm được
điều đó thì cần giải
quyết những nhiệm vụ
về kinh tế và chính trị.
Theo Hồ Chí
Minh, chủ nghĩa xã hội
là chế độ xã hội phát
triển cao hơn chủ
nghĩa tư bản nên xã hội
xã hội chủ nghĩa phải
có nền kinh tế phát
triển cao hơn nền kinh
tế của chủ nghĩa tư
bản, đấy là một nền
kinh tế dựa trên lực
lượng sản xuất hiện đại
và chế độ sở hữu tư
liệu sản xuất tiến bộ.
Lực lượng sản xuất
hiện đại trong chủ
nghĩa xã hội biểu hiện:
Công cụ lao động,
phương tiện lao động
trong quá trình sản
xuất "đã phát triển dần
đến máy móc, sức
điện, sức nguyên tử".
Quan hệ sản xuất trong
xã hội xã hội chủ nghĩa
được Hồ Chí Minh
diễn đạt là: Lấy nhà
máy, xe lửa, ngân
hàng, v.v. làm của
chung; là tư liệu sản
xuất thuộc về nhân
dân. Đây là tư tưởng
Hồ Chí Minh về chế
độ công hữu tư liệu sản
xuất chủ yếu trong xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Quan điểm của Hồ Chí
Minh về cơ cấu kinh tế
trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam đã đề cập
đến nhiều mặt, ảnh
hưởng và góp phần
không nhỏ đường lối
xây dựng nên Nhà
nước Xã hội Chủ nghĩa
vững mạnh. Liên hệ từ
thực tiễn đó, Đảng ta
đã vận dụng những
quan điểm tiến bộ
Đảng Cộng sản Việt
Nam trong việc phát
triển nền kinh tế nước
ta. Đặc biệt trong bối
cảnh hiện nay, Việt
Nam trở thành quốc
gia đang phát triển mới
nổi trong phạm vi
ASEAN và toàn thế
giới giúp cho đời sống
của nhân dân ngày
càng tiến bộ và văn
minh hơn.
Chính vì những
lí do đó việc nghiên
cứu và làm rõ đề tài:
Quan điểm của Hồ Chí
Minh về cơ cấu kinh tế
trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam và sự vận
dụng quan điểm nêu
trên của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong
việc phát triển nền
kinh tế nước ta hiện
nay trở nên có ý nghĩa
thiết thực cả về lý luận
lẫn thực tiễn.
Trong quá trình
tìm hiểu đề tài không
tránh khỏi những thiếu
sót, mong thầy phụ
trách bộ môn có thể
phản biện, xây dựng
góp ý để bài tiểu luận
đi đến đích đến cuối
cùng là xác lập tư
tưởng đa chiều, đúng
đắn và có thể áp dụng
những lý luận vào
trong hành động thực
tiến, ý thức tư tưởng xã
hội Việt Nam. Em xin
chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM
CỦA HỒ CHÍ
MINH VỀ CƠ
CẤU KINH TẾ
TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ
NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM

1. Quan điểm của


chủ nghĩa Mác-
Lênin

C.Mác khẳng
định: "Giữa xã hội tư
bản chủ nghĩa và xã
hội cộng sản chủ nghĩa
là một thời kỳ cải biến
cách mạng từ xã hội
này sang xã hội kia.
Thích ứng với thời kỳ
ấy là một thời kỳ quá
độ chính trị, và nhà
nước của thời kỳ ấy
không thể là cái gì
khác hơn là nền
chuyên chính cách
mạng của giai cấp vô
sản".
Vận dụng và
phát triển quan điểm
của C.Mác và
Ph.Ăngghen trong điều
kiện mới, sau cách
mạng tháng Mười,
V.I.Lênin khẳng định:
"Với sự giúp đỡ của
giai cấp vô sản các
nước tiên tiến, các
nước lạc hậu có thể
tiến tới chế độ xô -
viết, và qua những giai
đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa. Tính quy
luật chung về kinh tế
của mỗi quốc gia dân
tộc trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã
hội, là phát triển nền
kinh tế nhiều thành
phần, quan điểm này
được Lênin đưa ra
trong Chính sách kinh
tế mới, để thay thế cho
Chính sách cộng sản
thời chiến đã lạc hậu
và kìm hãm sự phát
triển kinh tế. Đồng
thời, Lênin đưa ra các
thành phần kinh tế chủ
yếu trong thời kỳ quá
độ lên CNXH là: Kinh
tế nông dân kiểu gia
trưởng; sản xuất hàng
hóa nhỏ; chủ nghĩa tư
bản tư nhân; chủ nghĩa
tư bản nhà nước và chủ
nghĩa xã hội.Trong quá
trình thực hiện chính
sách kinh tế mới,
Lênin luôn đánh giá
cao vị trí, vai trò của
thành phần kinh tế chủ
nghĩa tư bản nhà nước,
sử dụng chủ nghĩa tư
bản nhà nước dưới
hình thức tô nhượng,
hợp tác xã, tư nhân đại
lý, cho tư nhân thuê cơ
sở sản xuất.v.v.được
xem là “chiếc cầu nhỏ
vững chắc xuyên qua”
chủ nghĩa tư bản để đi
vào chủ nghĩa xã hội.
Phát triển chủ nghĩa tư
bản nhà nước không
chỉ là biện pháp “quá
độ đặc biệt” mà còn là
khâu “trung gian” để
chuẩn bị vật chất đầy
đủ nhất cho chủ nghĩa
xã hội. Về kinh tế sản
xuất hàng hóa nhỏ,
điểm xuất phát trong
quá trình xây dựng nền
kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần là phải đáp
ứng lợi ích kinh tế cho
đại đa số nông dân, mà
trước hết là từ nông
nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dựa vào khôi
phục và phát triển kinh
tế tiểu nông để khôi
phục và phát triển đại
công nghiệp. Ngay Đại
hội X Đảng cộng sản
bolshevik (bôn-sê-
vích) Nga, Lênin đã
yêu cầu chính quyền
Xô viết phải nhanh
chóng phát triển nền
sản xuất tiểu nông
bằng cách khuyết
khích nền kinh tế nông
dân cá thể với những
biện pháp “quá độ”,
những hình thức “trung
gian” có khả năng cải
tạo nông dân, đổi mới
nông thôn và chuyển
đổi nền kinh tế tiểu
nông của những người
nông dân cá thể thành
nền sản xuất tập thể có
tính xã hội chủ nghĩa,
diễn ra một cách tuần
tự, có tính kế thừa,
thận trọng. Về kinh tế
tư bản tư nhân, khi
chính sách kinh tế mới
được áp dụng trong
thực tiễn nước Nga,
Lênin hiểu rõ có thể
chủ nghĩa tư bản sống
lại, nhưng ông cho
rằng không sợ nó, mà
kiêu gọi Chính quyền
Xô viết cần sử dụng tư
nhân nông dân, thợ thủ
công, thương nhân…
để phát triển kinh tế
đất nước, bởi vì tư bản
tư nhân sẽ tạo ra nhiều
hàng hóa tiêu dùng cho
xã hội - cơ sở ổn định
chính trị. Kinh tế chủ
nghĩa xã hội, Lênin
đánh giá rất cao vị trí,
vai trò của thành phần
kinh tế này, đây là
xương sống của nền
kinh tế -những mạch
máu kinh tế cơ bản
như công nghiệp, ngân
hàng, tài chính tín
dụng luôn nằm trong
tay chính quyền Xô
viết, thuộc sở hữu nhà
nước. Khi chính sách
kinh tế mới được thực
hiện, Lênin chủ trương
các xí nghiệp quốc
doanh hoạt động theo
chế độ tự hoàn vốn,
chế độ hoạch toán kinh
tế, các xí nghiệp này
được giao quyền tự
chủ và tự chịu trách
nhiệm vật chất với kết
quả hoạt động của
mình.
Về thứ tự các
thành phần kinh tế,
Lênin đã cố tình sắp
xếp các thành phần
kinh tế theo thứ tự, cấp
độ tăng lên về tính chất
xã hội chủ nghĩa của
mỗi thành phần kinh
tế; tỷ trọng của các
thành phần kinh tế
trong từng giai đoạn
lịch sử; sự biến đổi tỷ
trọng các thành phần
kinh tế phải theo
hướng xã hội chủ
nghĩa; tính đan xen,
mâu thuẫn, đấu tranh
và thống nhất giữa các
thành phần kinh tế, tạo
ra một cơ cấu kinh tế
bền vững, tác động
mạnh mẽ đến sự phát
triển kinh tế của đất
nước và tiến nhanh lên
chủ nghĩa xã hội.

2. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về cơ cấu kinh
tế trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Trong bối cảnh
nền kinh tế của nước ta
còn nghèo nàn, kỹ
thuật lạc hậu, Hồ Chí
Minh xác định nhiệm
vụ quan trọng nhất của
thời kỳ quá độ là phải
cải tạo nền kinh tế cũ,
xây dựng nền kinh tế
mới có công nghiệp và
nông nghiệp hiện đại.
Đây là quá trình xây
dựng nền tảng vật chất
kỹ thuật của chủ nghĩa
xã hội. Giữa cải tạo và
xây dựng thì xây dựng
là nhiệm vụ chủ chốt
và lâu dài và phải luôn
gắn với thực hiện đầy
đủ quyền làm chủ của
nhân dân. Trong tác
phẩm “Thường thức
chính trị” , Người đã
đề cập đến những
thành phần kinh tế của
nước ta vùng tự do và
trong thời kỳ quá độ
lên xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề này được Hồ
Chủ tịch phân tích rất
rõ ràng, chi tiết và sâu
sắc với tầm nhìn chiến
lược. Người cho rằng
trong chế độ dân chủ
mới thì có năm loại
hình kinh tế khác
nhau :- Kinh tế quốc
doanh - Các hợp tác xã
- Kinh tế của cá nhân,
nông dân và thủ công
nghệ - Tư bản của tư
nhân- Tư bản của Nhà
nước Đi vào chi tiết,
Hồ Chủ tịch nhận định
trong năm loại thành
phần kinh tế này thì
Kinh tế quốc doanh là
kinh tế nắm vai trò
lãnh đạo và phát triển
nhanh chóng, đóng góp
cho sự phát triển kinh
tế nước nhà theo
hướng chủ nghĩa xã
hội chứ không theo
hướng tư bản theo lối
mòn. Người cũng cho
rằng ở đó, Nhà nước
nắm vai trò là xương
sống, điều tiết nền kinh
tế đi theo đúng hướng.
Đối với việc giải quyết
vấn đề mối quan hệ
giữa các hình thức sở
hữu, giữa các thành
phần kinh tế, phương
châm chỉ đạo của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là :
“phải phát triển thành
phần kinh tế quốc
doanh để tạo nền tảng
vật chất cho chủ nghĩa
xã hội và thúc đẩy việc
cải tạo xã hội chủ
nghĩa.” Điều đặc biệt ở
đây xét trên tình huống
sự tồn tại của các thành
phần kinh tế khác nhau
vẫn còn là một tất yêu
khách quan với vai trò
nhất định đối với sự
phát triển của nền kinh
tế, Bác Hồ đã phân tích
rõ tính chất của từng
thành phần kinh tế để
có thể sử dụng chúng
hợp lý , phát triển
chúng theo hướng định
hướng xã hội chủ
nghĩa.
-Kinh tế địa
chủ phong kiến thì bóc
lột địa tô, là thành
phần kinh tế mang hơi
hướngchủ nghĩa phong
kiến bóc lốt kiểu cũ,
lạc hậu và tàn bạo, gây
nên sự đi lùi trong
công cuộc phát triển
nền kinh tế cho nên
cần phải loại bỏ.
-Kinh tế quốc
doanh thì mang tính
chất chủ nghĩa xã hội.
Ở đây, tài sản của các
xí nghiệp là tài sản
chung của nhân dân,
của Nhà nước chứ
không có dấu hiệu của
tư hữu,chiếm làm của
riêng. Trong các xí
nghiệp quốc doanh thì
xưởng trưởng, công
trình sư và công nhân
đều có quyền tham gia
quản lý, đều là chủ
nhân. Như vậy, mỗi
ngành nghề, mỗi cá thể
đều là chủ nhân, mang
tính chất công bằng và
đều có quyền tham gia
đóng góp ý kiến, quản
lý và xây dựng môi
trường xí nghiệp làm
việc hiệu quả.
-Các hợp tác
xã tiêu thụ và hợp tác
xã cung cấp có tính
chất nửa chủ nghĩa xã
hội. Nhân dân góp
chung để mua những
vật liệu, công cụ,
những vật dụng vần
thiết, hoặc bán những
sản phẩm mà mình sản
xuất,.. Các hội đổi
công ở nông thôn cũng
được coi là một loại
hợp tác xã.
- Kinh tế cá
nhân của nông dân, thủ
công nghệ thì họ
thường tự tung hoạt
động trao đổi buôn bán
những sản phẩm mình
sản xuất được. Xét trên
thực tế, đây là một thứ
kinh tế lạc hậu, cần
được can thiệp, hướng
dẫn để phát triển. Đối
với người làm nghề thủ
công, lao động riêng lẻ
khác thì Nhà nước cần
có những chính sách
bảo hộ quyền sở hữu
về tư liệu sản xuất cho
họ, hướng dẫn và giúp
đỡ họ cải tiến cải thiện
phương thức làm ăn để
đạt được lợi nhuận cao
hơn, khuyến khích họ
tổ chức các hợp tác xã
sảnxuất theo phương
thức tự nguyện. Đúc
kết lại, Người nhận
định rằng với cá thể
tiểu chủ thợ thủ công
thì cần tận dụng sức
lao động nhàn rỗi của
họ và đưa vào các hợp
tác xã lành nghề.
-Kinh tế tư bản
của tư nhân là kinh tế
dựa trên tư bản chủ
nghĩa, tức mang bản
chất của tư bản chủ
nghĩa. Họ bóc lột công
nhân tạo ra lợi nhuận,
nhưng đồng thời họ
cũng góp phần mình
trong quá trình xây
dựng kinh tế. Như vậy
có thể thấy Bác có
quan điểm khách quan
với kinh tế tư bản tư
nhân trong nước vì
Người đã thấu tỏ đặc
điểm khác biệt của giai
cấp tư sản Việt Nam so
với các nước khác. Đó
chính là giai cấp này
có xu hướng hướng
chống đế quốc, có xu
hướng yêu nước cho
nên “nếu mình phục
khéo, lành đạo khéo,
họ có thể hướng theo
chủ nghĩa xã hội.” Đối
với thành phần tư bản
công thương, Nhà
nước không được xóa
bỏ quyền sở hữu về tư
liệu sản xuất và của cải
khác của họ mà phải ra
sức hướng dẫn họ hoạt
động nhằm tạo lợi
nhuận cho quốc kế dân
sinh, phù hợp với kế
hoạch kinh tế của Nhà
nước. Chính phủ cần
tận dụng khoa học
công nghệ, những phát
triển sáng tạo của họ
để làm giàu cho nền
kinh tế chung, đồng
thời khuyến khích và
giúp đỡ họ cải tạo theo
chủ nghĩa xã hội theo
hình thức công tư hợp
doanh kết hợp các hình
thức cải tạo khác.
-Kinh tế tư bản
Nhà nước là sự kết hợp
giữa Nhà nước và tư
bản, Nhà nước hùn
vốnvới tư nhân để kinh
doanh, và do Nhà nước
lãnh đạo. Điểm khác
biệt của kinh tế tư bản
tư nhân và Nhà nước
chính là tư bản của tư
nhân là chủ nghĩa tư
bản còn tư bản Nhà
nước là chủ nghĩa xã
hội. Vận dụng và phát
triển sáng tạo chủnghĩa
Mác-Lênin vào hoàn
cảnh cụ thể của nước
ta. Hồ Chí Minh đã đề
ra nhiều luận điểm, tư
tưởng chỉ đạo sáng
suốt, có tính nguyên
tắc về phát triển kinh
tế ở Việt Nam.

2.1.Phát triển kinh tế


là nhiệm vụ quan
trọng nhất trong thời
kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Xuất phát từ
đặc điểm nước ta đi lên
chủ nghĩa xã hội từ
một nước thuộc địa
nửa phong kiến, sức
sản xuất chưa phát
triển, đời sống vật chất
và văn hóa của nhân
dân thấp kém, Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ: “…
nhiệm vụ quan trọng
nhất của chúng ta là
phải xây dựng nền tảng
vật chất và kỹ thuật
của chủ nghĩa xã hội,
… có công nghiệp và
nông nghiệp hiện đại,
có văn hóa và khoa
học tiên tiến. Trong
quá trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa, chúng ta
phải cải tạo nền kinh tế
cũ và xây dựng nền
kinh tế mới, mà xây
dựng là nhiệm vụ chủ
chốt và lâu dài”.

2.2.Phải xây dựng cơ


cấu kinh tế công
nghiệp và nông nghiệp
hợp lý

Người khẳng
định: “nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa có hai
chân là công nghiệp và
nông nghiệp… hai
chân không đều nhau,
không thể bước mạnh
được”. Nông nghiệp
phải phát triển mạnh
để cung cấp đủ lương
thực cho nhân dân;
cung cấp đủ nguyên
liệu….Công nghiệp
phải phát triển mạnh
để cung cấp hàng tiêu
dùng cần thiết cho
nhân dân, trước hết là
cho nông dân; cung
cấp máy bơm nước,
phân hóa học, thuốc
trừ sâu... để đẩy mạnh
nông nghiệp và cung
cấp dần máy cày, máy
bừa cho các hợp tác xã
nông nghiệp. Cho nên
công nghiệp và nông
nghiệp phải giúp đỡ
lẫn nhau và cũng nhau
phát triển, như hai
chân đi khỏe và đi đều
thì tiến bước sẽ nhanh
và nhanh chóng đi đến
mục đích. Thế là thực
hiện liên minh công
nông để xây dựng chủ
nghĩa xã hội, xây dựng
đời sống ấm no, sung
sướng cho nhân dân.

2.3.Tất yếu khách


quan phải tiến hành
công nghiệp hóa

Công nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa là
mục tiêu phấn đấu
chung, là con đường
no ấm thực sự của
nhân dân ta. Trong bài
con đường phía trước
(ngày 20-01- 1960),
Người viết: “Đời sống
nhân dân chỉ có thể
thật dồi dào, khi chúng
ta dùng máy móc để
sản xuất thật rộng rãi;
dùng máy móc cả
trong công nghiệp và
trong 5 nông nghiệp.
Máy sẽ chắp thêm tay
cho người, làm cho sức
người tăng lên gấp
trăm, nghìn lần và giúp
người làm những việc
phi thường. Muốn có
nhiều máy, thì phải mở
mang các ngành công
nghiệp làm ra máy, ra
gang, ra thép, than,
dầu… Đó là con đường
phải đi của chúng ta:
Con đường công
nghiệp hóa nước nhà”.

2.4.Các hình thức sở


hữu, thành phần kinh
tế và định hướng lên
chủ nghĩa xã hội trong
thời kỳ quá độ ở Việt
Nam.

Trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam còn
nhiều hình thức sở hữu
và nhiều thành phần
kinh tế.
Người chỉ ra
rằng, ở thời kỳ quá độ,
nền kinh tế đó còn các
hình thức sở hữu
chính: “Sở hữu của nhà
nước, tức là của toàn
dân. Sở hữu của hợp
tác xã, tức là sở hữu
tập thể của nhân dân
lao động. Sở hữu của
người lao động riêng
lẻ. Tư liệu sản xuất
thuộc sở hữu của nhà
tư bản”. Tương ứng
với chế độ sở hữu là
các thành phần kinh tế.
Hồ Chí Minh xác định:
“Trong chế độ dân chủ
mới, có 5 loại kinh tế
khác nhau…trong 5
loại ấy, loại A (kinh tế
quốc doanh) là kinh tế
lãnh đạo và phát triển
mau hơn cả. Cho nên
kinh tế ta sẽ phát triển
theo hướng chủ nghĩa
xã hội chứ không theo
hướng chủ nghĩa tư
bản”.
Để xây dựng
và phát triển nền kinh
tế có nhiều thành phần
như trên, Hồ Chí Minh
đưa ra chính sách kinh
tế của Đảng và Chính
phủ gồm bốn điểm
mấu chốt:
Một là, công
tư đều lợi. Kinh tế
quốc doanh là công.
Nó là nền tảng và sức
lãnh đạo của kinh tế
dân chủ mới. Cho nên
chúng ta phải ra sức
phát triển nó và nhân
dân ta phải ủng hộ nó.
Đối với những người
phá hoại nó, trộm cắp
của công, khai gian lậu
thuế thì phải trừng trị.
Tư là những nhà tư bản
dân tộc và kinh tế cá
nhân của nông dân và
thủ công nghệ. Đó
cũng là lực lượng cần
thiết cho cuộc xây
dựng kinh tế nước nhà.
Cho nên Chính phủ
cần giúp họ phát triển.
Nhưng họ phải phục
tùng sự lãnh đạo của
kinh tế quốc gia, phải
hợp với lợi ích của đại
đa số nhân dân.
Hai là, chủ thợ
đều lợi. Nhà nước tư
bản không khỏi bóc
lột. Nhưng Chính phủ
ngăn cấm họ bóc lột
nhân dân quá tay.
Chính phủ phải bảo vệ
quyền lợi cho công
nhân. Đồng thời, vì lợi
ích lâu dài, anh chị em
thợ cũng để cho chủ
được số 6 lợi hợp lý,
không yêu cầu quá
mức. Chủ và thợ đều
tự giác tự động, tăng
gia sản xuất lợi cả đôi
bên.
Ba là, công
nông giúp nhau. Công
nhân ra sức sản xuất
nông cụ và các thứ cần
dùng khác, để cũng
cấp cho nông dân.
Nông dân thì ra sức
tăng gia sản xuất, để
cung cấp lương thực và
các thứ nguyên liệu
cho công nhân. Do đó
mà càng thắt chặt liên
minh giữa công nông.
Bốn là, lưu
thông trong ngoài. Ta
ra sức khai thác lâm
thổ sản để bán cho các
nước bạn và để mua
những thứ ta cần dùng.
Các bạn mua những
thứ ta đưa ra và bán
cho ta những hàng hóa
ta chưa chế tạo được.
Đó là chính sách mậu
dịch, giúp đỡ lẫn nhau
rất có lợi cho kinh tế
ta.

2.5.Phát triển kinh tế


phải đi đôi với thực
hành tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, quan
liêu.

Hồ Chí Minh
chỉ rõ: “tăng gia sản
xuất và thực hành tiết
kiệm là con đường đi
đến xây dựng thắng lợi
chủ nghĩa xã hội, xây
dựng hạnh phúc cho
nhân dân. Tăng gia là
tay phải của hạnh
phúc, tiết kiệm là tay
trái của hạnh phúc”,
“Sản xuất mà không
tiết kiệm thì khác nào
gió vào nhà trống”.
Theo quan điểm của
Chủ tịch Hồ Chí Minh,
sản xuất và tiết kiệm
gắn với nhau như một
phương châm. Phải
luôn thực hành trong
một nền kinh tế nghèo
nàn lạc hậu lại phải
chịu nhiều bom đạn
chiến tranh, chịu nhiều
thiên tai bất thường.
Phát triển sản xuất để
tăng sản phẩm xã hội
và thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí là hai
mặt biện chứng trong
các chặng đường phát
triển của đất nước,
nâng cao đời sống
nhân dân.
Đồng thời,
Người căn dặn trong
phát triển kinh tế phải
chống tham ô, lãng
phí, quan liêu là những
“giặc nội xâm”, đồng
minh với giặc ngoại
xâm. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng, ba căn
bệnh tham ô, lãng phí,
quan liêu “là kẻ thù
của nhân dân, của bộ
đội và của Chính phủ”.
Loại kẻ thù này “khá
nguy hiểm, vì nó
không mang gươm
mang súng, mà nó nằm
trong các tổ chức của
ta, để làm hỏng công
việc của ta”. Dù có cố
ý hay không, tham ô,
lãng phí, quan liêu
“cũng là bạn đồng
minh của thực dân và
phong kiến”. “nó làm
hỏng tinh thần trong
sạch và ý chí khắc khổ
của cán bộ ta. Nó phá
hoại đạo đức cách
mạng của ta là cần,
kiệm, liêm, 7 chính”.
Nó “phá hoại tinh thần,
phí phạm sức lực, tiêu
hao của cải của Chính
phủ và của nhân dân.
Tội lỗi ấy cũng nặng
như tội Việt gian, mật
thám”.
II. SỰ VẬN DỤNG
QUAN ĐIỂM HỒ
CHÍ MINH CỦA
ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
TRONG VIỆC
PHÁT TRIỂN
KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN Ở
NƯỚC TA HIỆN
NAY.

Có thể nói việc


áp dụng quan điểm của
Hồ Chí Minh nêu trên
của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong việc
phát triển nền kinh tế
nước nhà được coi là
sự sáng tạo, là một
trong những nhân tố
mới trong công cuộc
đổi mới đất nước. Học
tập và làm theo lời
Bác, Đảng và Chính
phủ đã thực hiện phát
triển nền kinh tế qua
việc áp dụng hợp lý,
phát triển cơ cấukinh
tế thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trên
cơ sở : kinh tế nhiều
thành phần, cơ cấu
ngành kinh tế và cơ
cấu vùng kinh tế.

1. Phương hướng vận


dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh thông qua
các đại hội.

Kế thừa tư
tưởng Hồ Chí Minh về
kinh tế nhiều thành
phần vào việc phát
triển nền kinh tế nhiều
thành phần trong thời
kỳ quá độ lên xã hội
chủ nghĩa tại Việt
Nam, Đảng và Chính
phủ cùng nhau giải
phóng mọi năng lực
sản xuất, đánh dấu
mốc mang ý nghĩa
chiến lược lâu dài, có
tính quy luật từ sản
xuất nhỏ đi lên chủ
nghĩa xã hội. Vậy phát
triển kinh tế nhiều
thành phần như thế nào
? Làm sao cho hiệu
quả trong thời kỳ xã
hội tại Việt Nam? Có
thể nói, để phát triển
nền kinh tế nhiều thành
phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa ở
nước ta thì cần có sự
kết hợp nhuần nhuyễn
trong tư duy logic
khách quan của nền
kinh tế và phát huy tư
tưởng của Hồ Chí
Minh về nền kinh tế
nhiều thành phần trên
một nền tảng và trong
một hoàn cảnh mới,
phát triển lên một trình
độ và hình thức mới.
Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ VI
của Đảng (năm 1986)
đã hoạch định và thực
hiệnchính sách kinh tế
nhiều thành phần nhằm
khai thác sức mạnh
toàn dân trong các
thành phần kinh tế,
thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển. Đại hội
lần thứ VII của Đảng
(năm 1991) tiếp tục
chủ trương phát triển
nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ
nghĩa. Kinh tế gia đình
tuy không phải là một
thành phần kinh tế độc
lập nhưng được
khuyến khích phát
triển. Đại hội lần thứ
VIII của Đảng (năm
1996) xác định nền
kinh tế nước ta gồm
các thành phần: kinh tế
nhà nước; kinh tế hợp
tác; kinh tế tư bản nhà
nước; kinh tế cá thể,
tiểu chủ; kinh tế tư bản
tư nhân.
Đại hội IX ( 2001) của
Đảng ta ghi rõ: Thực
hiện nhất quán chính
sách phát triển nền
kinh tế nhiều thành
phần. Các thành phần
kinh tế kinh doanh
theo pháp luật. Đại hội
cũng chỉ rõ các thành
phần kinh tế ở nước ta
trong giai đoạn này
gồm: Kinh tế nhà
nước; kinh tế tập thể;
kinh tế cá thể tiểu chủ;
kinh tế tư bản tư nhân;
kinh tế tư bản nhà
nước; kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Đại
hội X (2006) của Đảng
khẳng định, ở Việt
Nam có ba chế độ sở
hữu là toàn dân, tập thể
và tư nhân, trên cơ sở
đó hình thành nhiều
thành phần kinh tế
gồm: Kinh tế nhà
nước; kinh tế tập thể;
kinh tế tư nhân; kinh tế
tư bản nhà nước; kinh
tế có vốn đầu tư nước
ngoài.
Trong quá
trình phát triển đất
nước, hội nhập kinh tế
quốc tế Đại hội XI
(2011)của Đảng tiếp
tục khẳng định: “Phát
triển nhanh, hài hòa
các thành phần kinh tế.
Kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo. Phát
triển kinh tế tập thể mà
nòng cốt là hợp tác xã.
Hoàn thiện cơ chế,
chính sách để phát
triển mạnh kinh tế tư
nhân trở thành một
trong những động lực
của nền kinh tế.
Khuyến khích kinh tế
có vốn đầu tư nước
ngoài phát triển theo
quy hoạch. Đại hội
cũng chỉ rõ 4 thành
phần kinh tế: Kinh tế
nhà nước; kinh tế tập
thể; kinh tế tư nhân;
kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài.
Đại hội XII
(2016) của Đảng Cộng
sản Việt Nam tiếp tục
khẳng định: “Nền kinh
tế thị trường định
hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có
quan hệ sản xuất tiến
bộ phù hợp với trình
độ phát triển của lực
lượng sản xuất; có
nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước đóng vai
trò chủ đạo, kinh tế tư
nhân là một động lực
quan trọng của nền
kinh tế; các chủ thể
thuộc các thành phần
kinh tế bình đẳng, hợp
tác và cạnh tranh theo
pháp luật; thị trường
đóng vai trò chủ yếu
trong huy động và
phân bổ có hiệu quả
các nguồn lực phát
triển, là động lực chủ
yếu để giải phóng sức
sản xuất; các nguồn
lực nhà nước được
phân bổ theo chiến
lược, quy hoạch, kế
hoạch phù hợp với cơ
chế thị trường”.
Để phát triển
nhanh và bền vững đất
nước, Đại hội XIII
(2021)của Đảng đã
nhấn mạnh: “Nền kinh
tế thị trường định
hướng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có
nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh
tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, kinh tế tập
thể, kinh tế hợp tác
không ngừng được
củng cố, phát triển,
kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng
của nền kinh tế; kinh tế
có vốn đầu tư nước
ngoài được khuyến
khích phát triển”.

2. Sự vận dụng sáng


tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong phát
triển kinh tế nhiều
thành phần của Đảng
ta

Phát huy sức


mạnh của các thành
phần kinh tế. Từ chỗ
chỉ thừa nhận, cho
phép tồn tại, phát triển
hai hình thức sở hữu là
toàn dân (Nhà nước)
và tập thể, hai thành
phần kinh tế là kinh tế
nhà nước và kinh tế tập
thể, đến nay, đã thừa
nhận sự tồn tại khách
quan nhiều hình thức
sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế. Đây là
một bước đột phá trong
đổi mới tư duy kinh tế,
giúp giải phóng sức
sản xuất vốn bị kìm
hãm trong nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung
trước kia, từ đó huy
động được tổng hợp
các nguồn lực để xây
dựng đất nước. Trong
đó, vai trò kiến tạo của
Nhà nước, vai trò của
doanh nghiệp nhà
nước, vai trò của kinh
tế tư nhân được nhìn
nhận sẽ là những trụ
cột để tạo nên sức
mạnh kinh tế cho quốc
gia.
- Đối với thành
phần kinh tế nhà nước
trong đó có doanh
nghiệp Nhà nước, sau
35 năm phát triển nền
kinh tế nước ta đã có
những bước chuyển
đáng kể. Hệ thống
doanh nghiệp Nhà
nước qua nhiều lần sắp
xếp, chuyển đổi từng
bước được củng cố và
đóng góp vào thành
tựu của quá trình đổi
mới. Nhiều doanh
nghiệp .Nhà nước
đứng vững trên thị
trường, sản xuất, kinh
doanh có hiệu quả,
nắm các ngành kinh tế
then chốt, đóng góp
lớn cho ngân sách.
Hiện doanh nghiệp
Nhà nước số lượng
không lớn, chỉ chiếm
khoảng 0,07% số
doanh nghiệp cả nước,
nhưng đóng góp tới
7% tổng tài sản, 10%
tổng vốn các doanh
nghiệp trên thị trường
và 30% GDP, chưa kể
tới đóng góp về lao
động, việc làm và vai
trò điều tiết, ổn định
thị trường khi có bất
ổn, góp phần bảo đảm
an sinh xã hội, quốc
phòng - an ninh…
Những cái tên như:
Viettel, EVN, PVN;
Tập đoàn Dệt may Việt
Nam...đang phát triển
lớn mạnh không chỉ ở
Việt Nam mà đã vươn
ra thế giới
- Đối với khu
vực kinh tế tư nhân,
thực tiễn 35 năm Đổi
mới đất nước, dưới sự
lãnh đạo của Đảng,
kinh tế tư nhân đã phát
triển rộng khắp trong
cả nước; đóng góp
quan trọng vào phát
triển kinh tế, huy động
các nguồn lực xã hội
vào sản xuất, kinh
doanh, tạo thêm việc
làm, cải thiện đời sống
nhân dân, tăng ngân
sách nhà nước, góp
phần giữ vững ổn định
chính trị, an sinh xã
hội của đất nước. Kinh
tế tư nhân liên tục duy
trì tốc độ tăng trưởng
khá, chiếm tỉ trọng 39-
40% GDP, thu hút
khoảng 85% lực lượng
lao động của nền kinh
tế, góp phần quan
trọng trong huy động
các nguồn lực xã hội
cho đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh,
tăng trưởng kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, tăng thu ngân
sách, tạo việc làm, cải
thiện đời sống nhân
dân, bảo đảm an sinh
xã hội,... Đặc biệt lực
lượng doanh nghiệp tư
nhân đã góp phần thực
hiện mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại
hóa, làm thay đổi diện
mạo đất nước, tạo dấu
ấn, nâng cao vị thế, uy
tín của Việt Nam trên
trường quốc tế; hình
thành nhiều thương
hiệu có tính cạnh tranh
khu vực và quốc tế.
Thực tế những tên tuổi
của các thương hiệu
như Sungroup,
Vingroup, Macsan, TH
True Milk, Thaco,
Vinfast... đã khẳng
định được vị thế của
sản phẩm Việt Nam,
mang tầm quốc tế và
có ảnh hưởng lớn trong
chuỗi cung ứng toàn
cầu. Ngoài các mặt
hàng nông sản như
gạo, cà phê, hồ tiêu,
hạt điều... thì nhiều sản
phẩm thuộc nhóm
hàng công nghiệp của
Việt Nam đã được thế
giới biết tên, trong đó,
ôtô Vinfast là một
minh chứng.
Việt Nam
chúng ta được phân
chia thành 7 vùng kinh
tế trọng điểm như sau :
Trung du và miền núi
phía Bắc, Đồng bằng
Bắc bộ ( Đồng bằng
sông Hồng), Bắc
Trung Bộ, Ven biển
Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam
Bộ, Đồng bằng sông
Cửu Long. Phụ thuộc
vào đặc điểm địa lý,
dân cư, tập tục thói
quen của từng vùng mà
Đảng và nhà nước có
những vận dụng và
phương hướng nhất
định để phát triển nền
kinh tế của vùng đó.
Có thểnói Đảng ta
thành công trong việc
phát triển kinh tế của 7
vùng kinh tế trọng
điểm này.Xét trong bối
cảnh hội nhập kinh tế,
thay đổi trong trục
kinh tế và địa chính trị
của thế giới, sự xuất
hiện của một trật tự thế
giới đa cực, sự nổi lên
của Trung Quốc và Ấn
Độ, Việt Nam chúng ta
cần phải có những đổi
mới tư duy chuyển từ
“mở rộng quan hệ, gia
nhập và tham gia hợp
tác quốc tế” sang “chủ
động đóng góp tích
cực, khởi xướng và
tham gia định hình các
cơ chế hợp tác.” Hơn
nữa, tiếp cận đa ngành,
liên ngành và đa
phương hiện nay đang
là xu thế phổ biến nhất
là trong hoàn cảnh toàn
cầu hóa đang ngày
phát triển mạnh mẽ
cho nên Việt Nam
càng phải có sự khai
thác lãnh thổ linh hoạt
và tối ưu nhất trong đó
tạo ra sự đột phá để
đáp ứng yêu cầu của
cạnh tranh quốc tế và
hội nhập toàn cầu. Để
thực hiện được những
điều này thì Đảng và
Chính phủ nhận định
rằng cần phải tập trung
vào việc : Hoàn thiện
quy hoạch vùng và lấy
đó làm cơ sở để phát
triển các vùng kinh tế
trọng điểm, Nâng cao
chất lượng vật chất, gia
tăng kết cấu cơ sở hạ
tầng kiến trúc xã hội,
đảm bảo việc sử dụng
tài nguyên vùng kinh
tế hợp lý song song với
bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, Đảng còn
chú trọng phát triển
các vùng kinh tế trọng
điểm, vùng động lực,
các khu kinh tế và các
khu công nghiệp đi đôi
với gia tăng liên kết
giữa các địa phương
trong vùng và các vùng
với nhau để phát huy
tối đa hóa tiềm năng và
lợi thế của từng vùng
kinh tế. Đảng cũng
nhận định rằng không
một địa phương nào bị
bỏ rơi, tức là cần phải
tạo điều kiện cho các
khu vực còn khó khăn
nhất là miền núi, hải
đạo, biên giới, Tây
Bắc, Tây Nguyên, Tây
Nam Bộ và phía tây
các tỉnh miền Trung và
bắt đầu hình thành các
khu kinh tế xuyên biên
giới.
Việt Nam trở
thành một trong các
quốc gia thu hút FDI
thành công nhất trong
khu vực. Trong hơn 30
năm thu hút vốn FDI,
Việt Nam đã thu hút
trung bình hơn 7 tỷ
USD/năm. Nghiên cứu
về hiệu quả khu vực
FDI trong giai đoạn
2011-2019 thấy rằng,
khu vực FDI đóng góp
khoảng 25,7% cho
tăng trưởng kinh tế
Việt Nam, chiếm
khoảng 13% GDP năm
2010 và 19,6% GDP
năm 2019. Ngay trong
bối cảnh dịch COVID-
19, vẫn có hàng loạt
"đại bàng" công nghệ
trên thế giới như
Foxcon, Luxshare,
Pegatron..., những nhà
sản xuất cung ứng linh
kiện, sản phẩm hàng
đầu cho các "ông lớn"
công nghệ toàn cầu
Apple, Sony,
Microsoft đã đến đầu
tư tại Bắc Giang, Hải
Phòng gần đây. Nhiều
chuyên gia nhận định
những tên tuổi lớn này
có thể tạo ra làn sóng
đầu tư mới vào Việt
Nam thời gian tới.

3. Liên hệ địa phương


Hải Phòng
đang có những bứt phá
mạnh về mọi mặt
khiến đất cảng "lột
xác" thần kỳ, trong đó
không thể không kể
đến sự hiện diện của
những dự án bất động
sản đình đám, nhà máy
sản xuất hiện đại thuộc
Tập đoàn Vingroup.
Vùng đất Cát Hải của
Hải Phòng, vốn là
vùng nước lợ ven biển,
người dân sống chủ
yếu với nghề nuôi
trồng hải sản. Tuy
nhiên, Cát Hải đã thay
đổi hoàn toàn khi trở
thành một trong những
"cứ điểm" sản xuất
công nghiệp lớn nhất
cả nước sau chưa đầy 2
năm. Cát Hải là nơi đặt
nhà máy sản xuất ôtô
thương hiệu Việt đầu
tiên - VinFast với vốn
đầu tư 4,2 tỷ USD.

Quảng Ninh,
địa phương điển hình
với sự tham gia của
khu vực tư nhân trong
việc thực hiện các dự
án cơ sở hạ tầng đòi
hỏi vốn lớn đã giúp
Quảng Ninh tạo đột
phát kinh tế. Trong đó
phải kể đến Tập đoàn
Sun Group tham gia
xây dựng sân bay Vân
Đồn - sân bay tư nhân
đầu tiên ở Việt Nam,
với tốc độ "thần tốc"
khi chỉ mất gần 2 năm
xây dựng với số vồn
đầu tư khủng lên tới
7.463 tỷ đồng. Sân bay
Vân Đồn không những
vượt mặt nhiều sân bay
khác về tốc độ thi công
nhanh chóng, hiệu quả
và chuyên nghiệp mà
còn xuất sắc trở thành
một trong chín sân bay
quốc tế hiện đại nhất
Việt Nam. Sân bay
Vân Đồn đã hiện thực
hóa ý chí, quyết tâm
của Quảng Ninh trong
chiến lược phát triển
kinh tế xã hội, trong đó
ưu tiên hạ tầng đi trước
một bước.
4. Một số giải pháp phát
huy vai trò các thành
phần kinh tế trong sự
nghiệp xây dựng và
phát triển đất nước

Thứ nhất, quát


triệt đầy đủ, sâu sắc và
toàn diện việc thực
hiện công bằng xã hội
đối với các thành phần
kinh tế trong từng
bước, từng chính sách
phát triển kinh tế - xã
hội nói chung trong
Đảng bộ, chính quyền
và các cơ quan ban
ngành, các tổ chức xã
hội và nhân dân . Từ
đó, tạo sự thống nhất
về nhận thức và hành
động trong hệ thống
chính trị, tạo điều kiện
thuận lợi để các thành
phần kinh tế phát triển.

Thứ hai, tiếp


tục tạo dựng môi
trường kinh doanh lành
mạnh, bình đẳng giữa
khu vực kinh tế tư
nhân với khu vực kinh
tế nhà nước theo
nguyên tắc của nền
kinh tế thị trường. Nhà
nước cần điều chỉnh
tiền thuê đất, có chính
sách giảm thuế, ưu đãi
đối với doanh nghiệp
khởi nghiệp gắn với
công nghệ cao. Hỗ trợ
kinh tế tư nhân tiếp
cận, khai thác các cơ
hội trong hội nhập
quốc tế, mở rộng thị
trường, đẩy mạnh đầu
tư và thương mại quốc
tế. Tạo điều kiện để
kinh tế tư nhân phát
triển, nâng cao năng
lực từng bước tham gia
sâu, vững chắc vào
chuỗi giá trị khu vực
và toàn cầu. Nâng cao
chất lượng giáo dục,
đào tạo, đặc biệt là đào
tạo nghề, đào tạo
nguồn nhân lực chất
lượng cao để đáp ứng
đủ nhu cầu cả về số
lượng và chất lượng
nhân lực cho phát triển
kinh tế tư nhân.

Thứ ba, nâng


cao năng lực xây dựng
và tổ chức thực hiện có
hiệu quả pháp luật,
chính sách; tạo môi
trường đầu tư kinh
doanh thuận lợi, an
toàn cho kinh tế tư
nhân phát triển lành
mạnh, đúng định
hướng. Tăng cường
hiệu quả công tác giám
sát, kiểm tra, trách
nhiệm giải trình của
chính quyền địa
phương đối với việc
chấp hành chủ trương
của Đảng, pháp luật
của Nhà nước về phát
triển kinh tế tư nhân.
Xử lý nghiêm minh
các hành vi vi phạm
pháp luật, không làm
ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh
doanh của doanh
nghiệp. Đồng thời,
nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của nhà
nước để tạo môi
trường, điều kiện thuận
lợi, an toàn cho nền
kinh tế vận hành thông
suốt, hiệu quả và hội
nhập quốc tế; phát huy
mạnh mẽ quyền dân
chủ, tự do sáng tạo của
người dân trong phát
triển kinh tế; tăng
cường cơ chế đối thoại
có hiệu quả giữa cơ
quan quản lý nhà nước
với doanh nghiệp
nhằm nắm bắt và xử lý
kịp thời các vướng
mắc liên quan đến phát
triển kinh tế tư nhân.
KẾT LUẬN

Từ trong thực
tế lịch sử, chúng ta có
thể nhận thấy được tầm
quan trọng việc phân
tích, tìm hiểu về cơ cấu
kinh tế trong thời quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
của tư tưởng Hồ Chủ
tịch và cho tới hiện nay
khi nước ta bước tiến
hội nhập kinh tế quốc
tế. Ngày nay, giá trị
của tư tưởng Hồ Chủ
tịch về cơ cấu kinh tế
vẫn còn đó, mà Đảng
và Chính phủ luôn
nhìn nhận và thực hiện
một cách nghiêm túc,
tiếp thu giá trị tư tưởng
và phát huy phù hợp
với tình huống hoàn
cảnh Việt Nam.
Cho đến nay
đã có nhiều nghiên cứ
u nêu ra các quan niệm
về thời kỳ quá độ lên
CNXH theo cách tiếp
cận khác nhau, song
đều có chung một cách
hiểu là thời kỳ độc lập
tương đối, một xã hội
mà ở đó các lĩnh vực
cơ bản chưa hoàn toàn
là xã hội chủ nghĩa.
Nói cách khác, trong
xã hội của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã
hội, cái cũ và cái mới
còn tồn tại đan xen,
vừa chi phối ảnh
hưởng lẫn nhau, vừa
đấu tranh với nhau để
từng bước cho ra đời
một thực thể xã hội
mới, đúng nghĩa là xã
hội xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, tư tưở
ng Hồ Chí Minh về
thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt
Nam đã thể hiện những
nội dung đặc sắc, trên
cơ sở kế thừa và phát
triển sáng ̣ tạo những
giá trị của chủ nghia
Mác - Lênin vào đặc
điểm, tình hình xã hội
Viêṭ Nam. Thực tiễn
luôn vận động biến đổi
và đang đặt ra nhiều
vấn đề mới, những nội
dung tư tưở ng về thời
kỳ quá độ của Người
vẫn giữ nguyên giá trị,
cần tiếp tục bổ sung,
phát triển trong điều
kiện mới. Đặc biệt
trong bối cảnh hiện
nay, việc phát triển
kinh tế luôn được đặt
lên hàng đầu và là yếu
tố cực kỳ quan trọng
để đưa Việt Nam trở
thành một quốc gia sở
hữu nền kinh tế mới
nổi thành công nhất thế
giới.

TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn
kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ
XI, Nxb
CTQG-ST, H.2011,
tr.73.

2. Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn
kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ
XIII, tập I,
Nxb CTQG-ST,
H.2021, tr.128-129;
tr.139-141.

3. Học viện
Chính trị Bộ Quốc
phòng, Bài đăng trên
tạp chí Tuyên giáo số
8/ 2019, Đại tá
PGS. TS. Lê Xuân
Thuỷ.

4. Báo Lao
động, Thủ tướng: Việt
Nam lọt top 16 nền
kinh tế mới nổi thành
công nhất thế
giới, số ra ngày
28/12/20210.

5. Bộ giáo dục
và đào tạo, Giáo trình
Chủ nghĩa xã hội khoa
học (2019),
Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ giáo dục
và đào tạo, Giáo trình
Tư tưởng Hồ Chí Minh
(2016), Nxb Chính
trị Quốc gia,
Hà Nội.

VÚ DIEU THÃN SHIYA - BIÊU


TRUNG CÓT LOI CÛA
VĂN ïtÓA ÁN DO

dieu cúa than Shiva là mät trong nhíing hinh tuerig cm lôi nhat cúa văn hóa Ăn Do,

F xuóf hiên lori din tiên trong các tác phám diên chic dá vào thoáng the thu• V, M

và dÎnh hinh chułÌn mim trong các tóc phám bang dong vào khoáng the if X. Mucky hiêu dvțxc
hinh ánh ticțmg tnmg này không nhíing can phâi di sâu phân tich hinh tuç'ng cûa vîi diéu Vita
than Shiva, mà côn phái lf' giái cry trúc ca bán cûa In tuáng Ăn Do và vû tru.. Ngoài ra, côn phái
IQ giái dwa.c sy dung hpp giča nên văn minh Ân Dô. ct yà nên văn minh Aryan. Ba phuang di fit
nây cpu thành ba chû de trong văn hóa Ăn DQ, tù• dó two nên ba góc nhin ve văn hóa Żn Do.

Tù ktióa: Shiva, bieu tnmg, víi dieu, vän hóa Án Do


1. Vii diju cúa than Słiiva và bieu trung
Trong vô vàn các bieu trtmg cû a À n Do, bieu trung nào mang tính dai diên nhat? Khi
lat gió cáo tác PhíÎm noi bât ve tôn øiáo, triet
hgc, ngtie thuat, kboa hgc liên quan den Á n Oo, mot hình finh it his vó i i% suat dà y diac, dó chính là Víí dieu thiÏn Shiva. Shiva Ià mot trong ba vi. chú the cù a À n Do giá o, 1à Vua cú a vû tni. Vñ dieu thiÏn Shiva chính 1à vû dieu
cúa vîi tru. Ve mqt y ngbía rihat dinh mà nó i, vû digu Shiva gió ng nhir bieu tnnig Thánh giá cû a Cø Ooc giá o, bieu tnmg Mat Träng luõ i liem cú a Islam giáo (Hoi giáo) hay Thái eye do ciia vän hóa Trurig Quoc.
Theo quan niëm tien hó a ve 11ch sù và tu tuò ng mang tính hien dąi thì tu tuòng cíia con ng«ò i bit Liu tù vu thuat (ma that) nguyên thíiy cho den da kuÏn giá o, doc the giáo và den khoa hgc, triet hçc. Cû ng vó i dó , diẻn tien
• namvien604@gmaiI.com
cúa ngành bid tuqng hgc (iconology) cûng có sy tien hóa tuong úng, tù các hinh tuçrng quÿ quái cúa thòi vu thu t nguyên thúy cho den hinh tuprig ly tính cúa da than gióo, hinh tuqng trùu tuprig cúa doc thorn giáo. Tù dây c6 the
nhcan ttiay, vü dieu Shiva không nhüng là mot thú hinh tupng quÿ quái (ba mat bon tay) tuong thông vói vu thuțat nguyên thùy, mà còn the hien tu tuõng cúa da thiÏn giáo. Vì the, lay hinh tuqng dieu múa Shiva làm tupng trtmg cho
văn hóa Án Oj dã mang lai nhieu suy nghi cho giói hgc thuat. Nhung chính vi dieu nfiy lai kbien chúng ta di sâu õm hieu nen vän hóa Ãn Do tù góc dg chính bàn thân Án Do. Ve meat y nghia này mà nói, víi diju Shiva 1ai
cäng có y nghia sâu site hon.
Nguon goc hinh tupng vñ dițu Shiva c the truy nguyên tù hon 3.000 näm truóc, ít nhat vào khoãng the kÿ thú V sau CN dã liình thành nên hinh ãrth Nataraj da dang dirgc luu tniyen den ngày nay. Trong quan niem cúa

You might also like