You are on page 1of 22

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CUỐI KỲ MÔN XÃ HỘI HỌC DI DÂN


MÃ MÔN HỌC: 302091
HỌC KỲ 1/NĂM HỌC 2023– 2024

ĐỀ TÀI : DI CƯ TỰ DO CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI


PHÍA BẮC ĐẾN TỈNH GIA LAI TỪ NĂM 1976 ĐẾN 2022

Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Xuân Anh


Sinh viên thực hiện: Trần Tiến Đạt
MSSV: 32000892
Lớp: 20030202
Nhóm: 01

TP.HCM, Tháng 11 năm 2023


1. Tính cấp thiết

Từ năm 1975 đến nay, khu vực Tây Nguyên luôn trải qua sự tăng động về
dân cư, với quy mô và số lượng tăng nhanh hơn so với cả nước. Vào năm 1976,
dân số của khu vực là 1,23 triệu người, với 18 dân tộc, trong đó có dân tộc thiểu số
chiếm 69.7% dân số. Tuy nhiên, chỉ sau 17 năm (năm 1993), dân số toàn vùng đã
tăng gần 2 lần, đạt 2,37 triệu người, với 35 dân tộc. Sau đó, trong vòng 10 năm
(năm 2003), dân số lại tăng gần gấp đôi, đạt 4,67 triệu người, với 46 dân tộc. Theo
thống kê vào năm 2018, dân số của khu vực Tây Nguyên đã tăng lên khoảng 6 triệu
người và có đến 54 thành phần dân tộc.[23]

Gia Lai là tỉnh nằm ở phía Bắc khu vực Tây Nguyên, với điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như tài nguyên
đất màu mở, khí hậu thích hợp. Vì thế, quá trình hình thành dân cư và phát triển
các vùng kinh tế ở Gia Lai là quá trình di cư và gia tang dân số cơ học. Đặc biệt,
với các chính sách phát triển kinh tế xã hội từ sau năm 1975, Đảng và Nhà nước đã
chủ trương khuyến khích người dân ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc và miền Trung
di cư vào Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai. Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, từ năm 2005 đến 2019, có tổng cộng 6.324 hộ
với hơn 23.000 người di cư tự do đến sinh sống tại tỉnh Gia Lai. Đa số những
người này là dân tộc thiểu số từ các tỉnh miền núi phía Bắc như Tày, Nùng, Dao,
H’Mông… [33]

Thực tế, phần lớn người di cư tự do thuộc diện hộ nghèo, sinh sống ở các
vùng sâu, vùng xa với thu nhập thấp và không ổn định. Họ thường chọn các huyện,
xã vùng sâu, vùng xa làm địa điểm cư trú, gây khó khăn cho công tác quản lý dân
số trên địa bàn.

Với vị trí địa lý chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội của cả
nước, tỉnh Gia Lai cần được phát triển theo hướng bền vững cả về kinh tế xã hội là
một nhiệm vụ cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề di cư tự do tại tỉnh Gia Lai đã và đang
kéo theo nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai nói riêng
và cả vùng Tây Nguyên nói chung.

2
2. Tổng quan tài liệu
2.1. Tài liệu trong nước

Di cư là vấn đề mang tính toàn cầu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế, di cư là chủ đề được nhiều nhà
nghiên cứu, các tổ chức ở cả trong và ngoài nước quan tâm.

Cuốn sách “Từ nông thôn ra thành phố - Tác động kinh tế - xã hội của di
cư ở Việt Nam” [9] do hai tác giả Lê Bạch Dương và Nguyễn Thanh Liêm thuộc
Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (2011) với hướng phân tích chủ yếu tập trung
vào quá trình di cư giữa nông thôn – đô thị; tác động của di cư đối với khu vực
nông thôn; tác động của di cư đối với khu vực thành thị. Những khoảng trống về
mặt chính sách cũng đã được tác giả đề cập đến. Cụ thể là việc thiếu khung pháp lý
trong việc bảo trợ xã hội cho người dân di cư.

Trong cuốn sách "Di dân trong nước: Vận hội và thách thức đối với công
cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam" [6] của tác giả Đặng Nguyên Anh, đã phân
tích rõ về các vấn đề liên quan đến di dân trong nước. Tác giả trình bày chi tiết về
xu hướng, đặc điểm và các vấn đề nổi bật của di dân trong nước. Cuốn sách cũng
đề xuất một số chính sách khuyến nghị.

Trong công trình này, tác giả đã xác định các khái niệm quan trọng trong
lĩnh vực nghiên cứu về di dân. Tác giả đã chỉ ra rằng trong những năm 90 của thế
kỷ XX, có ba hướng di dân chủ yếu trong nước, trong đó, thành phố lớn trở thành
địa điểm chính của các cung đường di dân. Di cư đến thành phố mang ý nghĩa "tìm
kiếm cơ hội cuộc sống tốt hơn" và là "một giải pháp sinh kế cho đa số gia đình ở
nông thôn".

Về hệ quả của di dân từ nông thôn đến thành phố, cuốn sách đã chỉ ra rằng
những người di cư là nhóm đối tượng ít được bảo vệ nhất, gặp nhiều khó khăn về
tài chính và xã hội. Đặc biệt, phụ nữ là nhóm chịu nhiều thiệt thòi nhất, dễ bị xâm
hại tình dục và bạo lực. Do đó, cuốn sách đề xuất một số giải pháp quản lý di dân
từ nông thôn đến thành phố, nhằm giúp họ có cuộc sống ổn định và giảm bớt
những khó khăn xã hội phức tạp mà di dân gây ra.

3
Trong cuốn sách "Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế-xã
hội ở các tỉnh miền núi", [5] tác giả Đặng Nguyên Anh tập trung nghiên cứu về
quan niệm về di dân, thực trạng di dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên, hiệu quả của các chính sách di dân đối với cộng đồng và phát triển kinh
tế-xã hội ở miền núi. Cuốn sách cung cấp thông tin chi tiết về quá trình di dân
trong các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, và tình hình di dân của cộng
đồng dân tộc thiểu số. Các nghiên cứu trong sách cũng đề xuất những kiến nghị để
đổi mới chính sách di dân ở miền núi Việt Nam.

Cuốn sách "Lao động nữ di cư tự do nông thôn - đô thị" [7] của Hà Thị
Phương Tiên và Hà Quang Ngọc tập trung vào nhiều nội dung chính. Đầu tiên,
cuốn sách tường thuật về bối cảnh và tình hình di cư của lao động nữ từ nông thôn
vào các thành phố lớn. Nó cũng phân tích các lý do mà lao động nữ di cư chọn đi
thành phố.

Sau đó, cuốn sách trình bày về việc làm và cuộc sống của lao động nữ di
cư vào thành phố, bao gồm công việc, thu nhập, sức khỏe, chăm sóc y tế, điều kiện
sống và quan hệ xã hội. Cuốn sách cũng nhấn mạnh tác động của lao động nữ di cư
đối với các thành phố nơi họ nhập cư và sự chấn động trong cộng đồng.

Cuốn sách cũng đề cập đến nhận thức xã hội về lao động nữ di cư vào
thành phố và xu hướng cũng như giải pháp cho vấn đề này. Các tác giả đã nhận
thấy rằng lao động nữ dễ gặp rủi ro và khó khăn trong cuộc sống, và họ dễ bị lôi
kéo vào các công việc vi phạm pháp luật. Sự tập trung của lao động nữ vào thành
phố cũng gây áp lực cho các thành phố về giao thông, môi trường, nhà ở và gia
tăng các vấn đề xã hội.

Điểm đáng chú ý của cuốn sách này chính là việc sử dụng nhiều phương
pháp phỏng vấn sâu trên diện rộng, cả về địa bàn và đối tượng.

Tác giả Đặng Nguyên Anh với bài báo “Chính sách di dân đi xây dựng
vùng kinh tế mới ở Việt Nam”,[4] được đăng trên Tạp chí Xã hội học số 1, năm
2010. Bài báo đã nhìn nhận vấn đề di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Quá

4
trình di dân được chia thành 4 giai đoạn: Giai đoạn 1961 – 1975, giai đoạn 1976 –
1985, giai đoạn 1986 – 1995; giai đoạn 1995 đến 1996. Đặng Nguyên Anh đã chỉ
rõ trong chính sách di dân kinh tế mới của Đất nước đã có những thành tựu và hạn
chế nhất định.

Luận án Tiến sĩ với tên “Những nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến sự
chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa”
[16] của Tống Văn Chung, thực hiện vào năm 2010 đã chỉ ra kết quả về di dân
dưới nhiều hình thức khác nhau trong giai đoạn từ 1986 đến 2010 tại nông thôn
Việt Nam. Tác giả đã hệ thống hóa các nhân tố về kinh tế - xã hội chính tác động
đến sự di cư tại nông thôn dưới lăng kính xã hội học.

Tống Văn Chung cũng thực hiện một nghiên cứu với tên “Vài nét về tâm
lý người dân chuyển cư ở vùng xây dựng khu kinh tế trọng điểm” [17] với sự tập
trung dành cho khía cạnh tâm lý của người dân chuyển cư ở vùng xây dựng khu
kinh tế trọng điểm bằng phương pháp điều tra xã hội học. Việc chuyển đến nơi
khác sinh sống là một sự kiện lớn và là một bước ngoặt nên có tác động mạnh đến
tâm lý của người dân. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có sự chú ý kịp thời đến yếu
tố tâm lý của người dân chuyển cư từ đó có những giải pháp thích hợp.

Đề tài: “Di dân theo mùa vụ nông thôn – đô thị và các giải pháp” [10] của
tác giả Lê Đăng Giang đã chỉ ra hiện trạng di dân theo mùa vụ vào thành phố và
đưa ra các giải pháp hạn chế và quản lý di cư này. Tác động tiêu cực của di dân
theo mùa vụ bao gồm sự lộn xộn về trật tự xã hội và ảnh hưởng đến giao thông và
an ninh của thành phố. Một số số liệu cụ thể về tệ nạn xã hội như trộm cắp, mại
dâm, lừa đảo được thu thập trong các năm tại Hà Nội chỉ ra rằng mại dâm và trộm
cắp là hai tệ nạn phổ biến trong nhóm người di dân từ nông thôn vào thành phố.
Những số liệu và nhận định này sẽ làm căn cứ cho nghiên cứu tiếp theo về tác động
tiêu cực của di dân theo mùa vụ từ nông thôn vào thành phố.

Nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng và các cộng sự (2019) [13] tập trung
vào việc phân tích tác động của các yếu tố cá nhân và tiền lương thị trường vùng cư
trú đến quyết định di cư cá nhân trong dữ liệu lao động và việc làm năm 2014 tại
Việt Nam. Nghiên cứu muốn đánh giá tác động của các yếu tố này đến di cư ngắn

5
hạn và di cư dài hạn so với trạng thái không di cư. Mô hình sử dụng là mô hình
logit đa thức để phân tích, tuy nhiên mô hình này không kiểm soát được các yếu tố
tiềm ẩn có tác động khác nhau đến quyết định di cư. Để giải quyết vấn đề này,
nghiên cứu lựa chọn mô hình logit đa thức nhiều mức và sử dụng cấp tỉnh và cấp
vùng cư trú làm các mức kiểm soát yếu tố tiềm ẩn. Kết quả cho thấy các yếu tố
tiềm ẩn của các tỉnh và vùng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến quyết định di cư,
và mô hình logit đa thức nhiều mức mang lại kết quả ước lượng đáng tin cậy hơn
để phân tích di cư so với mô hình logit đa thức thông thường.

Nghiên cứu Rural to urban migration as a household decision:


experimental evidences from the Mekong Delta, Vietnam [8] của Huỳnh Trương
Huy (2009) tập trung vào việc khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định di
cư của các hộ gia đình trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Dữ liệu được thu
thập từ 148 hộ gia đình ở hai tỉnh Hậu Giang và Trà Vinh thông qua phỏng vấn
trực tiếp. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tài nguyên giữa các hộ gia
đình di cư và không di cư. Nguyên nhân di cư được liên kết với các yếu tố "đẩy" từ
nguồn gốc nông thôn và các yếu tố "kéo" từ điểm đến. Quyết định di cư cũng có
liên quan tích cực đến quy mô hộ gia đình, tình trạng nhà ở và tiêu cực đối với số
người phụ thuộc, quy mô lô đất và thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp.

Đề án "Kiểm soát dòng di dân nông thôn - đô thị trong quá trình đô thị
hóa ở Việt Nam" [26] được thực hiện bởi Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn,
nhằm tìm ra các giải pháp kiểm soát việc di dân từ nông thôn vào đô thị tại Việt
Nam. Có nhiều nghiên cứu như Dự án "Tăng cường năng lực cho chính sách di
dân nội địa ở Việt Nam" [1] của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và "Di
dân và sức khỏe ở Việt Nam" [15], được thực hiện với sự hỗ trợ từ Quỹ Dân số
Liên Hợp Quốc và Trường Đại học Tổng hợp Brown. Những nghiên cứu này tập
trung vào vấn đề đánh giá nguyên nhân và hậu quả của quá trình di dân, cũng như
tác động của di dân đến sức khỏe và sinh sản trong quá trình chuyển đổi kinh tế thị
trường ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp quản lý di dân thích hợp.

Trong bài viết "Thanh niên di cư ở Việt Nam, xu thể và các vấn đề" [25],
Trịnh Duy Luân đã mô tả tình trạng di cư của thanh niên và nhấn mạnh sự gia tăng

6
của di cư tự do trong nhóm tuổi trẻ. Từ đó, bài viết chỉ ra các vấn đề về quản lý,
giáo dục và việc làm với nhóm đối tượng này.

Phạm Xuân Hào trong bài viết "Di cư tự do và vấn đề quốc phòng, an
ninh" [14] đã thảo luận về tác động của di dân đến quốc phòng và an ninh. Bài viết
liệt kê nguyên nhân của tình trạng di cư tự do, đặc biệt là sự thúc đẩy và lôi kéo của
các thế lực thù địch trong chiến lược chống phá đất nước, với ý đồ hình thành các
"khu tự trị" của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng biên giới trên đất liền. Di cư
tự do đặt ra nhiều thách thức mới cho công tác quốc phòng, an ninh của đất nước
trong thời kỳ mới, nhằm mục tiêu bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004 [20] là một nghiên cứu được thực
hiện bởi Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc. Điều tra được tiến
hành ở 11 tỉnh, thành phố, theo 5 khu vực khác nhau. Mẫu điều tra gồm 10.000
cuộc phỏng vấn, chia đều cho người di cư và người không di cư.

Mục đích của cuộc điều tra là để hiểu về quá trình di cư, các yếu tố kinh
tế-xã hội, nhân khẩu học và các yếu tố thuận lợi đối với di cư, cũng như kết quả di
chuyển của người di cư và gia đình. Cuộc điều tra cũng so sánh tình trạng của
người di cư và không di cư tại nơi đến. Thông tin thu được từ cuộc điều tra sẽ giúp
đưa ra các khuyến nghị về chính sách phát triển nông thôn để giảm xuất cư, về kế
hoạch phát triển vùng có thể ảnh hưởng đến quá trình di cư, và cải thiện điều kiện
sống của người di cư tại nơi đến.

Kết quả cuộc điều tra cho thấy người di cư chủ yếu là những người trẻ
tuổi, khoảng 60% là nam và 66% là nữ trong độ tuổi từ 15-29 tuổi. Hầu hết người
di cư không có nhà ở và không đăng ký tạm trú. Các người di cư đến Hà Nội và
khu công nghiệp Đông Bắc chủ yếu đến từ các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng,
trong khi người di cư đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên không
thuộc vùng nào nổi trội. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy di cư là vấn đề kinh tế, tìm
kiếm việc làm. Nhìn chung, người di cư gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc
sức khoẻ và hòa nhập xã hội.

7
Trong Tổng Điều tra dân số năm 2009 [18], cho thấy sự tăng trưởng dân
số di cư giữa các tỉnh. Trước đây, từ năm 1989 đến năm 1999, dân số di cư tăng từ
1,3 triệu người lên 2 triệu người. Vào năm 2009, con số này tăng lên 3,4 triệu
người. Một điểm đáng chú ý là di cư hiện đang có xu hướng "nữ hóa", đa số dân số
di cư là phụ nữ và tỉ lệ này càng tăng trong hai thập kỷ qua.

Tổng Điều tra dân số cũng chỉ ra sự khác biệt trong luồng di cư giữa các
vùng và tỉnh. Đông Nam Bộ là vùng có nhiều nhập cư nhất trong giai đoạn 1994-
1999 và tốc độ di cư đến vùng này tăng đáng kể trong giai đoạn 2004-2009. Bắc
Trung Bộ, Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chủ yếu có
người di cư trong giai đoạn 1994-1999 và tốc độ di cư từ các vùng này cũng tăng
mạnh trong giai đoạn 2004-2009. Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương là
hai địa phương có số lượng nhập cư lớn nhất, với Thành phố Hồ Chí Minh có
khoảng một triệu người và tỉnh Bình Dương có khoảng nửa triệu người nhập cư. Di
cư đã góp phần vào quá trình đô thị hóa, với sự tăng trưởng dân số đô thị chủ yếu
xảy ra ở các khu vực đô thị nhỏ, có dân số từ 200.000 người trở lên.

Trong thập kỷ qua, tỷ lệ dân số sống ở đô thị đã tăng từ 23,7% năm 1999
lên 29,6% năm 2009, tăng 5,9% trong vòng 10 năm. Điều này có nghĩa là dân số
đô thị, tức là số người sống ở thành phố và khu vực đô thị, đã chiếm 25,4 triệu
người trong tổng dân số 85,8 triệu người của cả nước vào năm 2009.

Tổng điều tra dân số năm 2019 [19] cho thấy, mặc dù dân số đang tăng
nhưng di cư đang giảm cả về số lượng và tỷ lệ. Trong tổng số 88,4 triệu người từ 5
tuổi trở lên, có 6,4 triệu người di cư, chiếm 7,3%. Đông Nam Bộ là địa điểm thu
hút nhiều người di cư nhất, với 1,3 triệu người nhập cư, tiếp đến là Đồng bằng sông
Hồng. Trên toàn quốc, có 12 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ di cư
thuần dương, tức là số người nhập cư nhiều hơn số người xuất cư. Trong số này,
tỉnh Bình Dương có tỷ lệ di cư thuần dương cao nhất (200,4%o), với hơn 489.000
người nhập cư và chỉ khoảng 38.000 người xuất cư trong 5 năm gần đây. Điều này
cho thấy rằng, trung bình cứ 5 người từ 5 tuổi trở lên ở Bình Dương thì có 1 người
đến từ tỉnh khác. Các địa phương tiếp theo với tỷ lệ di cư cao bao gồm Bắc Ninh,
TP. HCM và Đà Nẵng.

8
Tại Tây Nguyên, cũng đã có nhiều đề tài nghiên cứu về di dân:

Tác giả Triệu Văn Bình với đề tài: “Tác động của di cư tự do đến phát
triển kinh tế - xã hội ở khu vực Tây Nguyên hiện nay” [23] đã chỉ rõ, di cư tự do
vào Tây Nguyên đã đem lại những kết quả cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Những
mặt tích cực có thể kể đến như: góp phần điều tiết mật độ dân số; phát triển nguồn
nhân lực; hình thành, phát triển các vùng sản xuất mới; góp phần đảm bảo an ninh
quốc phòng. Bên cạnh đó, di cư tự do cũng đem lại những kết quả tiêu cực như: đốt
rừng làm nương rẫy; xuất hiện các tệ nạn xã hội… Từ đó tác giả đã đưa ra những
đề xuất thích hợp.

Đề tài “Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc đến Lâm
Đồng từ năm 1976 đến năm 2015” [12] của Nguyễn Thị Hà Giang đã cho thấy:
Trong quá trình phát triển, Lâm Đồng đã thu hút lượng lớn dân di cư từ khắp nơi
trong cả nước. Đặc biệt, sau năm 1975, Lâm Đồng đã chứng kiến nhiều đợt di cư
với số lượng đáng kể, bao gồm cả di cư có kế hoạch và di cư tự phát. Sau khi chính
sách xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Đồng kết thúc vào năm 1987, dòng di dân
tự do trở thành trọng tâm trong giai đoạn tiếp theo. Các dân tộc thiểu số miền núi
phía Bắc, như Tày, Nùng, Mường, Hmông, Dao, đã chiếm số lượng đáng kể trong
dòng người di cư tự do đến Lâm Đồng.

Việc di dân tự do đã đáng kể bổ sung nguồn nhân lực, giải quyết thiếu hụt
lao động trong những công việc theo mùa, như thu hoạch, xử lý cà phê, rau màu,
hoa và thúc đẩy khai thác tài nguyên đất đai đặc biệt tại các vùng sâu, xa khó khai
thác. Ngoài ra, di dân tự do còn mang đến sự đa dạng hóa công việc lao động. Tuy
nhiên, việc di dân tự do cũng đã tạo ra nhiều vấn đề tiêu cực cần được giải quyết.
Để ổn định dân cư và hướng tới phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Lâm
Đồng cần áp dụng các chính sách phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà
nước về di dân, nhằm tận dụng mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của di dân tự
do.

Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh kế của các hộ dân tộc
thiểu số di cư vào Tây Nguyên” [22] do Trần Hương Giang cùng các cộng sự thực
hiện 2023. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có một số yếu tố quan trọng ảnh

9
hưởng đến đa dạng sinh kế của các hộ di cư. Các yếu tố đó bao gồm tuổi của chủ
hộ, sự hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp, phương tiện đi lại của hộ và thuận lợi tự
nhiên. Những yếu tố này quyết định sự lựa chọn sinh kế của hộ.

Dựa trên kết quả của nghiên cứu, đã đưa ra một số ý kiến thảo luận để
thúc đẩy sự phát triển bền vững của sinh kế của người di cư tộc thiểu số tại Tây
Nguyên. Các ý kiến bao gồm đào tạo nâng cao kỹ năng cho người di cư, tiếp tục
cung cấp hỗ trợ trong lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tận dụng
lợi thế tự nhiên của các tỉnh Tây Nguyên.

Cuốn sách: “Di cư của người dân tộc thiểu số đến Tây Nguyên từ năm
1975 đến 2015” [11] do Tiến sĩ Nguyễn Duy Thuỵ thực hiện. Cuốn sách là bức
tranh tổng quan về quá trình di cư của dân tộc thiểu số đến Tây Nguyên từ sau năm
1975.

Kết quả nghiên cứu về di dân đã cho thấy bức tranh về sự chuyển đổi của
kết cấu dân cư và xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam trong quá trình thực hành kinh
tế thị trường, đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong lý giải nguyên nhân
di dân, các công trình nghiên cứu thường dựa trên lý thuyết về "hút - đẩy" và được
lý giải dưới các góc độ nguyên nhân về kinh tế, văn hóa, xã hội, nhưng chủ yếu là
góc độ kinh tế.

Các nghiên cứu về di dân đã hình thành một số khái niệm hoặc định nghĩa
khái niệm gần hơn với hiện trạng di dân ở Việt Nam. Xét về khía cạnh lý luận, các
nghiên cứu về di dân ở Việt Nam trong những năm gần đây đã đóng góp vào việc
làm sáng rõ, cụ thể hóa các khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu về di dân.
Đó là những đóng góp khoa học của các công trình nghiên cứu về di dân ở Việt
Nam trong những năm gần đây.

Thứ hai, trên thực tế chuyên ngành xã hội học về di dân ở Việt Nam. Các
nghiên cứu về di dân đã được tiếp cận và luận giải dưới các chiều cạnh song đều
hướng tới việc làm rõ các vấn đề xã hội, các hiện tượng xã hội của quá trình di
dân, từ đó tìm kiếm và đề xuất các biện pháp quản lý xã hội về quá trình di dân,
góp phần vào ổn định và phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

10
Các nghiên cứu về di dân đã cho thấy sự bất lợi, thiệt thòi, yếu thế của
nhiều người từ nông thôn di cư ra đô thị, nhất là với lao động nữ. Họ phải chịu
nhiều áp lực về việc làm, chỗ ở, chăm sóc về sức khỏe... Điều này dẫn đến việc họ
bị lôi kéo vào các vấn đề xã hội mang tính tiêu cực, vi phạm pháp luật và luôn luôn
tiềm ẩn nguy cơ xâm hại đến nhân phẩm, tài sản, tính mạng.

Thực tế Tây Nguyên đã có nhiều nghiên cứu cụ thể về vấn đề di dân tự do


của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vào khu vực này, nhưng với tỉnh Gia
Lai, vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng trên, đây là một điểm mới
của đề tài.

2.2. Tài liệu nước ngoài

Năm 1876, E.G Ravenstein đã đưa ra học thuyết về di dân dựa trên nghiên
cứu di dân từ nông thôn ra thành thị ở nước Anh. Trong công trình "Những luật về
di dân", ông đã tổng kết quy luật của quá trình di dân, những nguyên nhân và một
số đặc trưng của nó, từ đó hình thành lý thuyết về di dân. [29]

Năm 1966, dựa trên lý thuyết của E.G. Ravenstein, E.G. Evertt Lee đã đưa
ra mô hình di cư trong nghiên cứu về di dân. Năm 1970, trên cơ sở kết hợp ý tưởng
của E.G. Evertt Lee, M. Todaro đã đề xuất lý thuyết "lực hút" trong mô hình giải
thích về di dân. Mô hình này có giá trị lớn trong việc giải thích hiện tượng di cư
theo quy mô không gian. Lý thuyết về "lực hút" đang được tiếp nhận và áp dụng
trong nghiên cứu về di dân.[28]

Hiện nay, lý thuyết về di dân được trình bày và sử dụng trong các lĩnh vực
từ di dân tự nguyện từ nông thôn lên thành thị cho đến lĩnh vực trật tự, an toàn xã
hội.

Dân số là một lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học, tập trung vào vấn đề di
dân và tác động của nó đối với cách sống và xã hội. Trong nghiên cứu về dân số,
xã hội học thường quan tâm đến di cư và quá trình đô thị hóa. Di cư được giải thích
bằng cách sử dụng thuật ngữ yếu tố kéo và đẩy. Sự nghèo đói ở nông thôn được coi
là một yếu tố quan trọng thúc đẩy di cư, trong khi cuộc sống thuận lợi ở thành phố
là yếu tố kéo. Ngoài ra, các yếu tố chính trị, tôn giáo hoặc môi trường thoải mái

11
cũng có thể can thiệp vào quá trình di cư. Cuốn sách Xã hội học của John &
Macionis [27] giới thiệu một lý thuyết gọi là "thép chuyển tiếp nhân khẩu", với
quan điểm rằng "sự phát triển công nghệ của xã hội liên quan đến biến đổi dân số".
Theo lý thuyết này, tăng trưởng dân số phụ thuộc vào mức độ công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, tính chất và mức độ công nghiệp hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình di
cư và làm giảm tốc độ tăng trưởng dân số. Qua đó, có một mối quan hệ giữa công
nghiệp hóa và di dân.

Sách "Những bài giảng về xã hội học" (trang 119, trang 254-255) [32] đã
đưa ra kết quả nghiên cứu về di dân đến nước Anh đầu thế kỷ XX và nghiên cứu về
địa vị người nhập cư, chính sách phân biệt chủng tộc và sự phân biệt đối xử với
người nhập cư. Sách cung cấp thông tin rằng "Sau năm 1918, nước Anh đã thực
hiện chính sách phân biệt chủng tộc và tạo thêm nỗ lực ngăn chặn những đối tượng
người Anh được coi là thuộc những chủng tộc khác định cư ở Anh". Thực tế cho
thấy, ở các nước có nhiều người nhập cư như Mỹ, Anh, tộc người thiểu số là người
nhập cư, vì vậy họ không được đối xử công bằng so với người bản địa. Các khía
cạnh bất lợi này càng gia tăng khi ý thức phân biệt chủng tộc lan rộng và tác động
lên các mối quan hệ xã hội. Như vậy, các cuốn sách này cho thấy sự bất lợi, bất
bình đẳng xã hội, phân biệt xã hội và kỳ thị xã hội đối với người nhập cư là vấn đề
đáng chú ý trong nghiên cứu về di cư từ nông thôn đến đô thị. Các nghiên cứu về
hạnh visa và cuộc sống của người nhập cư vào thành phố mang tính "tổng kết thực
tế" đã mở cơ sở cho việc hiểu thêm về tình trạng, lý do và hệ quả vi phạm trật tự an
toàn xã hội của người nhập cư vào thành phố.

Dựa trên các nghiên cứu về di dân trên thế giới, có thể rút ra một số nhận
định sau:

Các nghiên cứu về di dân đã đưa ra các lý thuyết xã hội học về hiện tượng
di dân từ nông thôn ra thành thị. Ví dụ, ly thuyết của E.G.Ravenstein vào năm
1885 dựa trên nghiên cứu về sự di chuyển của người từ nông thôn vào thành thị.
Các lý thuyết khác như của Hawley năm 1950 và Lewincho năm 1954 cũng tìm
hiểu về ảnh hưởng của cơ hội việc làm và thu nhập giữa nông thôn và thành thị

12
trong việc thúc đẩy di dân từ nông thôn vào đô thị. Năm 1966, Evenretts Lee cũng
xây dựng lý thuyết "hút - đẩy" để diễn giải quá trình di dân.

Các nghiên cứu về di dân đã đóng góp cho sự phát triển của ngành xã hội
học. Những nghiên cứu này thường được thực hiện trong bối cảnh tôn giáo, tộc
người, mối quan hệ giữa dân chính cư và dân nhập cư, cùng với các yếu tố công
bằng, binh đẳng và phân tầng xã hội. Nghiên cứu về di dân thường được xem như
một phần của nghiên cứu về phân tầng xã hội và phát triển xã hội, tập trung vào
sự liên hệ giữa sự ổn định và phát triển xã hội.

Tóm lại, các nghiên cứu về di dân trên thế giới đã cung cấp các lý thuyết
và góp phần trong việc hiểu và giải thích hiện tượng di dân, đồng thời đóng góp
vào sự phát triển của ngành xã hội học.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu di cư tự do của các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc đến tỉnh Gia Lai từ năm 1976 - 2022

Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Tìm hiểu thực trạng di cư tự do của các dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc đến tỉnh Gia Lai từ năm 1976 - 2022

Mục tiêu 2: Phân tích nguyên nhân tác động đến quá trình di cư tự do của
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đến tỉnh Gia Lai từ năm 1976 - 2022

Mục tiêu 3: Đề xuất giải pháp, khuyến nghị giúp ổn định cuộc sống của
các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc di cư tự do đến tỉnh Gia Lai

4. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu


4.1. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc di cư tự
do đến tỉnh Gia Lai.

4.2. Đối tượng nghiên cứu

Di cư tự do của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đến tỉnh Gia Lai.

13
4.3. Phạm vi nghiên cứu
4.3.1. Phạm vi thời gian

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2023 – 1/2023

4.3.2. Phạm vi không gian

Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Gia Lai

5. Cơ sở lý luận
5.1. Thao tác hóa khái niệm
5.1.1. Di cư

Di cư là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu và nhiều tổ chức định
nghĩa một cách khác nhau. Nhưng có thể hiểu di cư là việc người dân di dời đến
một miền đất mới trong một quốc gia hoặc một nước khác để sinh sống, học tập và
làm việc. Có hai hình thức di cư chủ yếu là di cư quốc tế và di cư nội địa.

Theo Shryock (1980), di cư là “hình thức di chuyển về địa lý, kèm theo sự
thay đổi về đơn vị hành chính hay vùng lãnh thổ. Di cư gắn liền với quan hệ xã hội
của người di chuyển”. [30]

Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về di cư năm 1958 như sau: “Di cư
là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một đơn vị lãnh thổ
này tới một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy
định. Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gia di cư xác định và đặc trưng
bởi sự thay đổi nơi cư trú thường xuyên” [21]

5.1.2. Di cư tự do

Theo Đặng Nguyên Anh (2008) [4] có thể phân loại các hình thức di cư
như sau:

Theo loại hình địa bàn nơi cư trú: sự xác định về khoảng cách nơi đi và
nơi đến theo thứ tự từng cặp là nông thôn – thành thị, nông thôn – nông thôn, thành
thị - thành thị và thành thị - nông thôn. Đây là phân loại quan trọng, được sử dụng
phổ biến trong các nghiên cứu về di cư.

14
Theo tính chất di cư: di cư tự nguyện và di cư không tự nguyện.

Theo độ dài thời gian cư trú: di cư theo mùa vụ.

Theo đặc trưng di cư: di cư có tổ chức và di cư tự phát.

Di cư tự phát hay di cư tự do trong báo cáo “Quy định về di dân tự do và


công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên địa bàn thủ đô Hà Nội” cho
rằng: “Di dân tự do là di dân không có kế hoạch, chương trình của Nhà nước và
của địa phương, sự dịch chuyển mang tính tự phát của cá nhân, hộ gia đình từ địa
phương đang cư trú đến một địa phương khác.” [3]

5.1.3. Dân tộc thiểu số

Định nghĩa dân tộc thiểu số cũng được nhiều nhà nghiên cứu đã định
nghĩa cũng như được sử dụng chính thức trong nhiều tổ chức khác nhau.

Năm 1992, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua thuật ngữ dân tộc
thiểu số” trên cơ sở dựa vào quan điểm của GS. Francesco Capotorti (đặc phái viên
của LHQ) đã đưa ra vào năm 1977:

“Dân tộc thiểu số là thuật ngữ ám chỉ cho một nhóm người: (a). Cư trú
trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền mà họ là công dân của quốc gia này;
(b). Duy trì mối quan hệ lâu dài với quốc gia mà họ đang sinh sống; (c). Thể hiện
bản sắc riêng về chủng tộc, văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ của họ; (d). Đủ tư cách
đại diện cho nhóm dân tộc của họ, mặc dù số lượng ít hơn trong quốc gia này hay
tại một khu vực của quốc gia này; e. Có mối quan tâm đến vấn đề bảo tồn bản sắc
chung của họ, bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo và ngôn
ngữ của họ”. [24]

Nghị định số 5/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc đưa ra
một số định nghĩa liên quan đến dân tộc thiểu số như sau:

- Dân tộc thiểu số “là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số
trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Dân tộc đa số
là “dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân của cả nước”.

- Dân tộc thiểu số rất ít người “là dân tộc có dân số dưới 10.000 người”

15
- Vùng dân tộc thiểu số “là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng
sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam”. [2]

Khái quát những nội dung trên có thể nói, dân tộc là một khái niệm có thể
hiểu theo hai nghĩa chính: Dân tộc hoặc để chỉ cộng đồng dân cư của một quốc gia,
hoặc dân tộc để chỉ cộng đồng dân cư của một tộc người. Sự liên kết cộng đồng
dân tộc được tạo lên từ yếu tố có chung ngôn ngữ, văn hóa, lãnh thổ và biểu hiện
thành ý thức tự giác tộc người.

5.2. Lý thuyết áp dụng

Trong đề tài này, tác giả tập trung phân tích lý thuyết lực đẩy – lực hút của
Lee và lý thuyết kinh tế mới về di cư lao động của Stark & Bloom.

5.2.1. Lý thuyết lực đẩy – lực hút

Lý thuyết lực đẩy – lực hút được Everrett S. Lee lấy cảm hứng từ
“Ravenstein’s Laws” [28], ông đã đưa ra một lý thuyết di cư nổi tiếng, tập trung
vào các yếu tố ảnh hưởng đến việc di cư. ý thuyết này gồm các yếu tố liên quan
đến khu vực xuất xứ, khu vực điểm đến, trở ngại can thiệp và yếu tố cá nhân. Lee
cho biết có các yếu tố thu hút và đẩy lùi trong việc di cư, cùng với một số yếu tố
không quan trọng. Định nghĩa về thu hút và đẩy lùi có thể khác nhau đối với các
người di cư khác nhau. Một yếu tố có thể thu hút một người di cư nhưng không thu
hút được người khác. Trở ngại can thiệp cũng có thể khác nhau đối với từng người
di cư. Lý thuyết của Lee đã đóng góp quan trọng cho tài liệu về di cư, đặc biệt là về
sự chọn lọc và các yếu tố kéo - đẩy.

Di cư liên quan đến tập hợp các yếu tố tại nơi đi và nơi đến. Mỗi địa điểm,
nơi đi và nơi đến đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định như: việc làm, nhà ở,
thu nhập, chính sách phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế, khí hậu sẽ được những người
có quyết định di cư cân nhắc. Trong đó, các lực hút tại nơi chuyển đến có thể kể
đến như nguồn tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ, khi hậu ôn hòa, môi trường
sống thuận lợi hơn, có triển vọng cải thiện đời sống. Ngược lại, lực đẩy tại nơi đi là
những yếu tố: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp, đất đai bạc màu, tác động

16
của các chương trình, chính sách di dân điều chuyển lao động và dân cư của Nhà
nước như chính sách Kinh tế mới, định canh định cư, di dân ra biên giới hải đảo.

Theo hướng tiếp cận này của Lee, có thể áp dụng để giải thích nguyên
nhân di cư. Theo đó tại vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc tình trạng đất đai
bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, thu nhập thấp là những lực đẩy khiến người dân di
cư. Trong khi đó, tại tỉnh Gia Lai, nơi có đất đai màu mỡ, thiên nhiên trù phú, khí
hậu ôn hòa, cơ hội phát triển ổn định hơn là lực hút đối với những người dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc đến với tỉnh Gia Lai.

5.2.2. Lý thuyết kinh tế mới về di cư lao động

Lý thuyết kinh tế mới về di cư lao động của Stark & Bloom (1985) [31]
cho rằng di chuyển là một chiến lược để giải quyết những cú sốc và mối đe dọa với
hộ gia đình. Việc di cư giúp hộ gia đình đa dạng hóa nguồn lực của mình, cung cấp
lao động để khắc phục những thiệt hại về thu nhập và giảm thiểu rủi ro thu nhập.
Ngoài ra, di chuyển cũng được coi là một chiến lược để vượt qua những khó khăn
của các thị trường, bao gồm cả tình trạng không đủ vốn và rủi ro thị trường tồn tại
ở các nước đang phát triển. Kết quả là, các hộ có khả năng đầu tư vào hoạt động
sản xuất nhằm nâng cao phúc lợi của mình.

Nói chung, những yếu tố dẫn đến quyết định di cư và tình trạng hoạt động
của một hộ gia đình bao gồm những thái độ và cách ứng phó với ảnh hưởng của
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và chính sách ở nơi đến và nơi đi
sau di cư có thể được phân thành các nhóm yếu tố sau:

Các yếu tố đẩy: Đây là những yếu tố tác động đến hộ gia đình để họ quyết
định di cư. Nó bao gồm tìm kiếm sinh kế, điều kiện việc làm, sự thay đổi môi
trường sống và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Các yếu tố hút: Đây là những yếu tố tạo ra sự hấp dẫn để hộ gia đình
chọn đến một nơi mới. Nó bao gồm sự phát triển của mạng lưới di cư, cơ hội việc
làm, môi trường sống và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội tích cực.

17
Các yếu tố giữ ở lại: Đây là những yếu tố khiến hộ gia đình quyết định ở
lại nơi họ đang sinh sống. Nó bao gồm sự ổn định về sinh kế, quyền lợi và môi
trường sống tốt hơn rất nhiều so với nơi đi.

Các yếu tố trở về: Đây là những yếu tố khiến hộ gia đình quyết định quay
trở về nơi họ đến từ. Nó bao gồm sự ổn định về sinh kế, quyền lợi và môi trường
sống kém hơn rất nhiều so với nơi đi.

Ngoài ra, chi phí di chuyển và những chính sách ở nơi đến và nơi đi cũng
có thể ảnh hưởng đến quyết định di cư và hoạt động sau di cư.

Từ những lý luận trên, tác giả đề xuất khung phân tích cho đề tài như sau:

Lực đẩy Lực hút Các chính sách


của Nhà nước

Di cư tự do của các
dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc
đến tỉnh Gia Lai

18
6. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản như: Phương pháp
thu thập tài liệu thứ cấp. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá để làm rõ vấn
đề tác động của di cư tự do đến kinh tế - xã hội của tỉnh Gia Lai.

Tài liệu được tác giả thu thập từ các báo cáo khoa học cùng chủ đề. Các số
liệu thống kê từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai, Cục Thống kê
tỉnh Gia Lai, Niên giám Thống kê tỉnh Gia Lai và các bài báo mạng được đăng trên
các nền tảng uy tín.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1999). Tăng cường năng lực cho chính
sách di dân nội địa ở Việt Nam. Dự án VIE/95/004, Hà Nội.

2. Chính phủ. 2011. Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc.

3. Dương Thanh Liêm (2018). Quy định về di dân tự do và công tác quản lý nhà
nước về an ninh, trật tự trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Tạp chí Khoa học Kiểm sát Số
04

4. Đặng Nguyên Anh (2008). Chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới ở
Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 4, 2008.

5. Đặng Nguyên Anh. (2009). Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế
xã hội ở các tỉnh miền núi.

6. Đặng Nguyên Anh (2005). Di dân trong nước: Vận hội và thách thức đối với
công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Thế giới.

7. Hà Thị Phương Tiên & Hà Quang Ngọc (2001). Lao dong nu di cu tu do: Nong
thon–Thanh thi (Female Labour Migration: Rural–Urban). Hanoi: Women’s
Publishing House.

8. Huỳnh Trương Huy (2009). Rural to urban migration as a household decision:


experimental evidences from the Mekong Delta, Vietnam. Development and
Policies Research Center Working Paper.

9. Lê Bạch Dương & Nguyễn Thanh Liêm (2011). Từ nông thôn ra thành phố. Tác
động kinh tế-xã hội của di cư ở Việt Nam. Lao động.

10. Lê Đăng Giang (1995). Di dân theo mùa vụ nông thôn – đô thị và các giải
pháp. Đề tài cấp Bộ. Hà Nội

11. Nguyễn Duy Thuỵ (2016). Di cư của người dân tộc thiếu số đến Tây Nguyên từ
năm 1975 đến năm 2015. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội.

20
12. Nguyễn Thị Hà Giang (2021). Di cư tự do của các tộc người thiểu số miền núi
phía Bắc đến Lâm Đồng từ năm 1976 đến năm 2015. Tạp chí Khoa học xã hội
miền Trung, Số 02 (70)

13. Phạm Ngọc Hưng & cộng sự (2019). Mô hình logit đa thức nhiều mức phân
tích quyết định di cư cá nhân của Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công
nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý, 3(1), tr.45-51.

14. Phạm Xuân Hảo (2000). Di cư tự do và vấn đề quốc phòng, an ninh. Tạo chí
Nghệ thuật quân sự Việt Nam.

15. Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc và và Trường Đại học Tổng hợp Brown (2008). Di
dân và sức khoẻ ở Việt Nam

16. Tống Văn Chung (2011). Những nhân tố kinh tế-xã hội tác động đến sự chuyển
cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Luận án
TS. Xã hội học: 62 31 30 01 (Doctoral dissertation, ĐHKHXH & NV).

17. Tống Văn Chung (2005). Vài nét về tâm lý người dân chuyển cư ở vùng xây
dựng khu kinh tế trọng điểm.

18. Tổng cục Thống kê (2010). Tổng Điều tra dân số, nhà ở Việt Nam năm 2009,
Hà Nội.

19. Tổng cục Thống kê (2020). Tổng Điều tra dân số, nhà ở Việt Nam năm 2019,
Hà Nội.

20. Tổng cục Thống kê & Quỹ Dân số Liên Hợp quốc (2004). Điều tra di cư Việt
Nam năm 2004.

21. Tổng cục Thống kê & Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) (2012). Báo cáo Giới và
tiền chuyển về của lao động di cư.

22. Trần Hương Giang & cộng sự (2023). Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh
kế của các hộ dân tộc thiểu số di cư vào Tây Nguyên. Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
(314), 68-77.

21
23. Triệu Văn Bình (2020). Tác động của di cư tự do đến phát triển kinh tế-xã hội
ở khu vực Tây Nguyên hiện nay.

24. Trung tâm nghiên cứu quyền con người – quyền công dân (Crights). Khoa
Luật, ĐHQGHN (2011). Sách tham khảo: Luật quốc tế về quyền của các nhóm
người dễ bị tổn thương. NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

25. Trịnh Duy Luân (2008). Thanh niên di cư ở Việt Nam, xu thế và các vấn đề.
Tạp chí Phát triển kinh tế xã hội.

26. Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn (2002). Kiểm soát dòng di dân nông thôn
– đô thị trong quá trình đô thị hoá tại Việt Nam. Đề án, Hà Nội.

II. Tài liệu nước ngoài

27. John & Macionis (2004). Xã hội học. NXB Thống kê, Hà Nội.

28. Lee, Everett S (1996). General Theory of migration. Demography, Vol 3

29. Ravenstein (1989). The law of migration. Jounal of Royal, Statistic Society,
June 1989, Vol 52.

30. Shryock & cộng sự (1973). The methods and materials of demography. US
Bureau of the Census.

31. Stark, O., & Bloom, D. E. (1985). The new economics of labor migration. The
american Economic review, 75(2), 173-178

32. Warrenkid (2006). Những bài giảng về Xã hội học. NXB Thống Kê, Hà Nội.

III. Tài liệu trên các trang báo điện tử

33. Quế Mai (2019). Gia Lai tập trung ổn định dân di cư tự do. Báo Tài nguyên và
Môi trường. https://baotainguyenmoitruong.vn/gia-lai-tap-trung-on-dinh-dan-di-cu-
tu-do-350491.html

22

You might also like