You are on page 1of 3

BÀI TÓM TẮT

HỌ VÀ TÊN: BÙI LÊ PHÚC AN


TÊN BÀI ĐỌC: CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN VỀ ĐÔ THỊ HÓA VÀ CÁC LÝ
THUYẾT ĐÔ THỊ HÓA – LÊ THANH SANG
1. Nhận xét ý chính của bài:
Bài đọc khái quát về nguồn gốc định nghĩa “Đô thị hóa” và đưa ra những học thuyết của
các nhà nghiên cứu như Williamson... Tình hình chung và sự phát triển của các đô thị ở
những giai đoạn khác nhau. Tìm hiểu sâu về lịch sử của 5 lý thuyết đô thị hóa bằng cách
đưa ra những ý kiến khác biệt của từng giai đoạn
2.
2.1 Đô thị hóa trên thế giới trong thời kỳ hiện đại
- Theo như Williamson,1998: Khi nghiên cứu quá trình đô thị hóa thì các biến đổi kinh tế
và dân số được xem là hai chiều kích chính ( )
- Theo Chan, 1994 định nghĩa đô thị hóa như sau: Đô thị hóa là một quá trình đa diện và
phức tạp nhưng về cơ bản nó là biểu hiện về mặt không gian của sự chuyển dịch cơ cấu
lao động từ các hoạt động dựa trên nông nghiệp sang các hoạt động dựa trên công nghiệp
trong cơ cấu sản xuất
- Theo Lowry, 2002: Đô thị được định nghĩa như là một nơi cư trú thường xuyên của ít
nhất 2.000 người mà họ không tham gia sản xuất nông nghiệp và sống trong một phạm vi
mà người này có thể đi bộ đến chỗ người kia được, và thành phố là một nơi cư trú có mật
độ đông đúc như vậy nhưng với qui mô dân số ít nhất là 100.000 người. Đời sống đô thị
tồn tại từ rất sớm khoảnh 3000 năm TCN nhưng dân số đô thị và số lượng các thành phố
gia tăng nhanh chóng từ 1850 và đặc biệt là từ 1950 cho đến nay.
Phương Tây: Tỷ lệ tăng trưởng dân số ở các thành phố bình quân hàng năm cao nhất là
trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19, với tỷ lệ 2,1%/năm – 1850: vài thành phố như
London, Beijing, Tokyo, và Paris (quy mô 1 triệu người)
Số thành phố lớn từ 100.000 dân trở lên đã tăng từ 110 năm 1850 lên 946 năm 1950 và
1.773 năm 1975... Năm 1850, chỉ có 6,5% dân số thế giới được xác định là dân số đô thị.
Tỷ trọng này đã tăng lên 29% năm 1950 và khoảng 45% năm 2000. Cho đến năm 2025,
dân số đô thị trên thế giới được dự báo là sẽ đạt 4,9 tỷ người, hay 60% dân số thế giới
Kể từ thập niên 1970, mức tăng trưởng nhanh đã chuyển sang các thị xã và thành phố nhỏ
hơn tạo tạo ra các vùng đô thị (metropolitan region). Năm 1990, mức độ đô thị hóa ở Mỹ
Latinh là 72% và đa số cư dân đô thị sống ở các thành phố cực lớn. Ở Châu Á và châu
Phi mức đô thị hóa thấp bắt đầu tăng trưởng nhanh sau khi giành độc lập - Châu Phi: tốc
độ tăng trưởng đô thị hàng năm trên 4,5% trong gần nửa thế kỷ, từ 1950 đến 1995. Tốc
độ tăng trưởng đô thị hàng năm trên 4,5% trong gần nửa thế kỷ, từ 1950 đến 1995 trong
khi Đông Phi có mức độ đô thị hóa thấp nhất. Đông Nam Á: dân số đô thị tăng rất nhanh
kể từ năm 1945 - Năm 1980, mức độ đô thị hóa ở hầu hết các nước Đông Nam Á thấp
hơn mức bình quân chung 31% nhưng tốc độ tăng trưởng đô thị thì cao hơn chút ít so với
mức 4% cho các khu vực đang phát triển trong thập niên 1970 (Ogawa, 1985).
2.2 Các lý thuyết đô thị hóa:
Lý thuyết hiện đại hóa: Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Từ viễn tượng
hình thái học của Durkheim, Schore (1958) lập luận rằng đô thị hóa là hình thức thích
ứng đối với các nhân tố phát triển công nghệ, tổ chức xã hội, và môi trường
Quá trình hiện đại hóa, bao gồm việc mở rộng các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng
cơ bản, và thương mại, đã hậu thuẫn cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường  từ đó
mở ra tăng nhu cầu lao động ở những vùng tập trung các hoạt động, khoảng cách tiền
lương được mở rộng, các điều kiện sức khỏe tăng  sức hút di dân
Lý thuyết hiện đại hóa:
Ưu điểm: Cho rằng đô thị hóa ở các nước thế giới thứ Ba sẽ đi theo các khuôn mẫu phát
triển như đã diễn ra ở các nước phát triển
Nhược điểm: Không quan tâm đúng mức đến các mối quan hệ giai cấp trong quá trình
phát triển, mà các mối quan hệ này có thể tạo ra những căng thẳng trong nội bộ chủ nghĩa
tư bản và giữa Thế giới thứ nhất với Thế giới thứ ba
Lý thuyết đô thị hóa quá mức:
Ưu điểm: Mức độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển hiện nay vượt “ quá mức” cho
phép của nền kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị cho rằng quá trình đô thị hóa ở các nước
đang phát triển không dựa trên sự phát triển tương xứng của các ngành công nghiệp; vì
vậy, di cư nông thôn - đô thị không phải là do sức “hút” từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp ở đô thị, mà là do các lực “đẩy” từ nông thôn.
Nhược điểm: Lý thuyết đô thị hóa quá mức gắn liền với lý thuyết phụ thuộc và lý thuyết
thiên vị đô thị, được xem như là những cách giải thích chủ yếu cho tình trạng đô thị hóa
“quá mức” ở các nước đang phát triển.
Lý thuyết phụ thuộc: Sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới và
sự bóc lột của các nước phát triển đối với các nước chậm phát triển dựa trên các quan hệ
trao đổi bất bình đẳng đã tạo ra hiện tượng đô thị hóa “quá mức” và một hệ thống đô thị
“mất cân đối” ở các nước Thế giới thứ ba, vì sự phát triển kinh tế và các ngành công
nghiệp không tương xứng với mức độ đô thị hóa ở các nước này. Với sức mạnh kinh tế
của mình, các thành phố trung tâm của chủ nghĩa tư bản kiểm soát và hưởng lợi từ sự
thống trị của mình đối với các thành phố của những nước phụ thuộc. Ngược lại, các thành
phố của những nước phụ thuộc cung cấp cho các thành phố của các nước tư bản chủ
nghĩa nguyên liệu thô và/hoặc các dịch vụ rẻ tiền
Lý thuyết thiên vị đô thị: Cố gắng giải thích cho tình trạng đô thị hóa “quá mức” ở các
nước đang phát triển, nhưng tập trung chủ yếu vào các mối quan hệ ở cấp độ quốc gia
thay vì quốc tế.lập luận rằng tầng lớp đặc quyền đặc lợi ở đô thị, những người đang kiểm
soát chính phủ và nền kinh tế, đã sử dụng quyền lực của họ để khai thác các vùng chậm
phát triển thông qua các chính sách hậu thuẫn cho việc tập trung quá mức các nguồn lực
phát triển vào khu vực đô thị trong khi bỏ quên các vùng nông thôn lạc hậu (Bradshaw,
1987).
Lý thuyết đô thị hóa xã hội chủ nghĩa: đặc trưng bởi hai nhân tố có tính phổ biến: (1) mô
hình kinh tế kế hoạch hóa, và (2) sự chuyển dịch dân số kế hoạch hóa (Chan, 1991). Lý
thuyết tái sản xuất mở rộng của Mác cho rằng tỷ lệ tích lũy và tỷ số đầu tư/tiêu dùng cao
là những điều kiện cơ bản để đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh. Vận dụng học
thuyết tái sản xuất mở rộng của Mác để nghiên cứu sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở
nước Nga cuối thế kỷ 19, Lênin (1956, 1960) và Tugan-Baranovsky (1923) – một nhà
kinh tế học hàng đầu của Nga – đã đưa ra nhận xét rằng, trong điều kiện kỹ thuật phát
triển dẫn đến sự thay thế lao động bởi tư bản, một thị trường hạn chế đối với hàng hóa
tiêu dùng không cản trở sự tăng trưởng sản xuất, và một sự tăng trưởng mạnh mẽ các
ngành sản xuất tư liệu sản xuất không cần thiết phải gắn với hoặc không cần thiết đòi hỏi
sự tăng trưởng tương tự của các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng (trích dẫn từ
Fallenbuchl, 1970, trang 462).

You might also like