You are on page 1of 16

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI

Kinh tế thị trường và sự phát triển của

các thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam

từ năm 2005 đến 2019

LỚP: L10 - NHÓM: L104.3, HK211

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG

SINH VIÊN THỰC HIỆN

% ĐIỂM ĐIỂM
STT MSSV HỌ TÊN GHI CHÚ
BTL BTL

1 2014510 Trần Minh Thành

2 1914429 Hồ Tấn Nhân

3 2014948 Nguyễn Đình Tuấn

4 1914993 Đào Thanh Tài

5 1910271 Nguyễn Đức Khoa

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021


1
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

Mã số Nhiệm vụ được phân


STT Họ Tên Ký tên
SV công

1 2014510 Trần Minh Thành 2.1+2.2+2.3

2 1914429 Hồ Tấn Nhân 1.1 + mở đầu

3 2014948 Nguyễn Đình Tuấn 2.4+2.5+kết luận

4 1914993 Đào Thanh Tài Tổng hợp

5 1910271 Nguyễn Đức Khoa 1.2+1.3

2
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 4

Chương 1: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở


VIỆT NAM HIỆN NAY..............................................................................................7

1.1. Các khái niệm và đặc điểm của kinh tế thi trường..................................................7

1.2. Những ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hóa.....................................................7

1.3. Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam............................................8

Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THÀNH PHẦN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT


NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2019.....................................................................11

2.1. Khái niệm và phân loại các thành phần kinh tế ở việt nam...................................11

2.2. Thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam........................................12

2.3. Nguyên nhân phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam.....................................13

2.4. Định hướng phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam.........................................14

2.5. Kiến nghị phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam............................................14

KẾT LUẬN................................................................................................................. 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16

3
PHẦN MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trước năm 1986, kinh tế nước ta định hướng theo kiểu kinh tế kế hoạch
hóa tập trung hay bao cấp, kinh tế tư nhân bị xóa bỏ nhường chỗ cho kinh tế tập
thể và kinh tế do nhà nước chỉ huy. Những định hướng sai lầm đã làm nước ta
chìm trong nghèo đói. Trước tình hình đó, nhà nước đã thực hiện việc đổi mới
kinh tế, thay thế kinh tế kế hoạch hóa bằng kinh tế thị trường tại đại hội đảng
lần thứ VI năm 1986. Kể từ khi nước ta đổi mới theo hướng kinh tế thị trường (
đến đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001 thì chính thức đưa ra khái niệm kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ) thì đất nước đã có những bước phát
triển vượt bậc: Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở
thành quốc gia thu nhập trung bình thấp, tăng trưởng GDP cao, đời sống người
dân được cải thiện rõ rệt so với thời kỳ trước đổi mới.

Sự hiệu quả của nền kinh tế thị trường được quyết định phần lớn là ở vai
trò của các thành phần kinh tế của nó. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó
tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng
vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Mỗi
thành phần kinh tế đều nắm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đều có vai
trò thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thành phần kinh tế tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong kinh tế thị
trường, là điểm khác biệt rõ rệt giữa kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch hóa.
Bởi kinh tế tư nhân bản chất là thành phần kinh tế mà toàn dân có thể tham gia,
luôn năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường. Kinh tế tư nhân là một động
lực quan trọng của nền kinh tế, kinh tế muốn phát triển mạnh và bền vững thì
các tập đoàn tư nhân phải lớn mạnh, thành phần kinh tế tư nhân phải được quan
tâm và hỗ trợ để phát huy thế mạnh của mình.

4
Chính vì thế, chúng em chọn đề tài “ Kinh tế thị trường và sự phát triển
của thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay “ nhằm mục đích tìm hiểu
thực trạng phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
và hy vọng tìm ra những sáng kiến mới góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát
triển.

2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế thị trường và sự phát triển của
thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2019.

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Không gian: Việt Nam.


- Thời gian: từ năm 2005 đến năm 2019.

4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Thứ nhất, Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thành phần kinh tế tư nhân trong kinh tế
thị trường.

- Thứ hai, Phân tích sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, nhìn được
thực trạng hiện nay của nó, từ đó đưa ra được nhận xét và định hướng phát triển
trong tương lai của thành phần kinh tế tư nhân.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp:

- Phân tích tổng hợp


- Thống kê

5
- So sánh
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02
chương:

- Chương 1: Kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay.
- Chương 2: Sự phát triển của các thành phần kinh tế ở việt nam từ năm 2005
đến năm 2019.

6
Chương 1:KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1 Các khái niệm và đặc điểm của kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường.
Đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và
trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của
các quy luật thị trường.
- Đặc điểm:
+Sự đa dạng về các chủ thể kinh tế
+Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực xã hội
+Giá cả được hình thành trên nguyên tắc thị trường
+Là nền kinh tế mở
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành
theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác
lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có
sự điều tiết của nhà nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.

- Đặc điểm:

Có những đặc điểm của kinh tế thị trường và những đặc điểm riêng của
kinh tế Việt Nam

1.2. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt
Nam.

- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tất yếu ở Việt
Nam xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

7
+ Một là, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là
phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của Việt Nam trong bối
cảnh thế giới hiện nay .

+ Hai là, do tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa trong thúc đẩy phát triển đối với Việt Nam .

+ Ba là, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với
nguyện vọng mong muốn dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh của người dân Việt Nam.

1.3. Đặc trưng của KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam.

- Mục tiêu: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hướng tới phát
triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã
hội, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh”.

- Quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:

+ Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa con người với con người trong quá
trình sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của
quá trình sản xuất và kết quả lao động tương ứng của quá trình sản xuất
hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sử nhất định.

+ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền
kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác,
cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật.

- Quan hệ quản lý nền kinh tế

8
+ Trong nền kinh tế thị trường hiện đại ở mọi quốc gia trên thế giới,
nhà nước đều phải can thiệp (điều tiết) quá trình phất triển kinh tế của
đất nước nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết tật của kinh tế thị
trường và định hướng chúng theo mục tiêu đã định. Tuy nhiên, quan hệ
quản lý và cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam có đặc trưng riêng đó là: Nhà nước quản lý và
thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản,
sự làm chủ và giám sát của nhân dân.

- Quan hệ phân phối

+ Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực
hiện phân phối công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ
hội và điều kiện phát triển của mọi chủ thể kinh tế (phân phối đầu vào)
để tiến tới xây dựng xã hội mọi người đều giàu có, đồng thời phân phối
kết quả làm ra (đầu ra) chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống
an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

- Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội

+ Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực
hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, phát triển kinh tế đi
đôi với phát triển văn hóa- xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội
ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai
đoạn phát triển của kinh tế thị trường.

+ Đây là đặc trưng phản ánh thuộc tính quan trọng mang tính định
hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường Việt Nam. Bởi tiến bộ và
công bằng xã hội vừa là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển bền vững
của nền kinh tế, vừa là mục tiêu thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã

9
hội chủ nghĩa mà chúng ta phải thực hiện hóa từng bước trong suốt thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

10
Chương 2: Sự phát triển của các thành phần kinh tế tư nhân ở việt nam từ năm
2005 đến năm 2019

2.1. Khái niệm và phân loại các thành phần kinh tế ở việt nam từ năm 2005 đến
năm 2019

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, khi nước ta chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân và các thành
phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa khác lần đầu được nhà nước ta công nhận là
hợp pháp, trở thành một phần của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nước ta.

- Khái niệm: kinh tế tư nhân là một thành phần cấu thành nên nền kinh tế
quốc dân được dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; được nhà
nước tôn trọng và đảm bảo quyền tư do kinh doanh theo pháp luật, bảo hộ
quyền sở hữu tài sản hợp pháp cảu công dân, được khuyến khích, hỗ trợ và tạo
điều kiện thuận lợi cũng như định hướng, quản lí sự phát triển theo pháp luật và
bình đẳng với các thành phần kinh tế khác

- Phân loại: Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và
kinh tế tư bản tư nhân

+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên sự sở hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và
lao động của chính người sở hữu. Hình thức tồn tại chủ yếu là kinh tế
theo kiểu hộ gia đình thuộc nông nghiệp, thủ công nghiệp và buôn bán,
dịch vụ nhỏ.

+ Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân tư bản về tư liệu sản
xuất và bóc lột lao động làm thuê, đầu tư vào những ngành vốn ít, lãi
cao. Nó là những đơn vị kinh tế mà vốn do một hoặc một số nhà tư bản
trong và ngoài nước đầu tư để sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Thường
tổ chức dưới dạng doanh nghiệp tưu nhân, công ty TNHH, công ty cổ
phần,..

11
2.2. Thực trạng của kinh tế tư nhân tại Việt Nam từ năm 2005 đến năm 2019

- Về mặt tích cực:

+ Kể từ khi bước vào thời kì đổi mới đến nay, thành phần kinh tế này
đã có nhiều chuyển biến về cả quy mô lẫn số lượng hoạt động góp một
phần không nhỏ vào GDP và cả ngân sách nhà nước.

+ Giải quyết vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân.

+ Chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao do có động lực từ việc cạnh
tranh giữa các thành phần kinh tế

+ Đóng góp và huy động ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội
cho đầu tư sản xuất, kinh doanh: vốn đầu tư phát triển, vốn sử dụng và
vốn đăng kí kinh doanh đều tăng nhanh, chiếm tỉ trọng đáng kể trong
tổng vốn đầu tư xã hội.

+ Góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu,
thúc đẩy cạnh tranh.

- Về mặt hạn chế:

+ Ở kinh tế cá thể, tiểu chủ xuất hiện vấn nạn buôn lậu, đầu cơ,
hàng giả, trốn tránh đăng kí kinh doanh và trốn thuế.
+ Ở kinh tế tư bản tư nhân: nhiều doanh nghiệp tư nhân chưa
đảm bảo tính công khai , minh bạch trong kinh doanh , chưa thực hiện
đúng các qui định của pháp luật về lao động , hợp đồng lao động, chế độ
bảo hiểm, tiền lương, tiền công, chế độ bảo hộ lao động đối với người
lao động. Còn tồn tại nhiều doanh nghiệp với trình độ công nghệ thấp,
năng lực quản lý của người lao động và tay nghề của người lao động còn
yếu, hiệu quả kinh doanh thấp và kém bền vững, sức cạnh tranh yếu.

12
2.3. Nguyên nhân phát triển của kinh tế tư nhân tại Việt Nam từ năm 2005 đến năm
2019
- Ở thời điểm ban đầu, thành phần kinh tế tư nhân nói riêng cũng như các
thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa vẫn gặp nhiều rào cản kiềm hãm sự
phát triển.
Đến đại hội VII tháng 6 năm 1991, kinh tế tư nhân được thể hiện quan điểm rõ
ràng bằng việc khuyến khích và được tạo điều kiệu để phát triển, đặc biệt trong
các ngành trong lĩnh vực sản xuất, theo sự quản lí, hướng dẫn của nhà nước và
mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và
thu nhập hợp pháp.
- Kinh tế tư nhân tiếp tục được khuyến khích trong văn kiện Đại hội VIII, các
doanh nghiệp và cá nhân được khuyến khích khai thác tiềm năng, ra sức đầu tư
phát triển. Được đối xử bình đẳng như các thành phần kinh tế khác và được tạo
điều kiện pháp lý thuận lợi để có thể làm ăn lâu dài
- Văn kiện đại hôi X đề cập đến vấn đề: “Đảng viên làm kinh tế tư nhân nhằm
huy động, phát huy tiềm năng của mọi người dân, trong đó có đội ngũ Đảng
viên, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
- Vị trí chiến lược và vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế tư nhân trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được Đảng ta nhân
thức một các rõ ràng. Đảng tiếp tục xác định chủ trương “Phải hoàn thiện cơ
chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực
của nền kinh tế” (Đại hội Đảng lần thứ XI tháng 1 năm 2011).
Đảng ta ngày càng thay đổi nhận thức trong đánh giá về vai trò của kinh tế tư
nhân đối với sự phát triển kinh tế của đất nước và từ đó không ngừng đưa ra các
điều kiện, chính sách và hỗ trợ pháp lý một các phù hợp để thúc đẩy sự phát
triển của thành phần kinh tế này.

13
2.4. Định hướng phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 2005
đến năm 2019.

- 5 giải pháp trọng tâm để đổi mới toàn diện quản lí nhà nước trong phát triển
kinh tế tư nhân
+ Trước tiên, cần thực hiện đúng, đầy đủ, chất lượng hiệu quả vai trò
của nhà nước trong định hướng, quy hoạch và điều tiết kinh tế.
+ Thứ hai, đổi mới chính sách, pháp luật nhằm tạo lập môi trường kinh
doanh thuận lợi thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo.
+ Thứ ba, thực hiện phân bổ nguồn lực phát triển hiệu quả, đảm bảo
cho kinh tế tư nhân được tiếp cận bình đẳng đến các nguồn lực phát
triển.
+ Thứ tư, nâng cao chất lượng quản lí thị trường, hiệu quả hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giám sát, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” .
+ Thứ năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật.

2.5. Kiến nghị phát triển của kinh tế tư nhân ở Việt Nam từ năm 2005 đến năm
2019.
- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế
tư nhân. Phấn đấu đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030,
có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp
- Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung
của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào
GDP để đến năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60-65%
- Bình quân giai đoạn 2016-2025, năng suất lao động tăng khoảng 4-5%/năm.
Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều
doanh nghiệp tư nhân tham gia sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu

14
KẾT LUẬN

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục & Đào tạo, (2019), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đài truyền hình kỹ thuật số Việt Nam, (14/11/2020), Kinh tế tư nhân: “Chân
kiềng” của nền kinh tế Việt Nam, truy cập từ https://www.youtube.com/watch?
v=2upS4TzB6Wg

16

You might also like