You are on page 1of 152

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Đinh Ngọc Bảo, người
thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện
luận văn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo công tác tại Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Khoa Lịch sử, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ bộ môn Lịch sử
Thế giới cổ trung đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn này!
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị em, các bạn trong lớp Cao học
K.21 và sự động viên cổ vũ của gia đình đã khích lệ, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và quá trình thực hiện luận văn này!
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Học viên

Đặng Thị Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Majapahit là vương triều lớn trong lịch sử phong kiến Đông Nam Á nói chung
và lịch sử dân tộc Indonesia nói riêng. Trong suốt 200 tồn tại (1293 - 1527),
Majapahit đã thực sự có nhiều đóng góp quan trọng, đưa đất nước ngày càng phát
triển và trở thành quốc gia lớn mạnh thời bấy giờ. Khi tìm hiểu về lịch sử Indonesia,
các nhà nghiên cứu đã đánh giá rất cao vai trò của vương triều này. Majapahit
không những chỉ thống nhất các hòn đảo vốn mang tính tự trị cố hữu thành một
quốc đảo thống nhất mà còn “đánh dấu sự khởi đầu ở cấp độ mới cao hơn, sự thống
nhất về kinh tế, xã hội bên trong cũng như đối với khu vực bên ngoài khu vực Đông
Nam Á” [9; 82]. Những thành tựu ấy đạt được là do có một vị trí địa lí hết sức thuận
lợi, nhưng quan trọng hơn hết là sự lãnh đạo anh minh, sáng suốt của những người
đứng đầu đất nước và sự đoàn kết nhất trí của nhân dân trong cả nước. Nhà nước
luôn quan tâm củng cố, phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội bằng các chính
sách hợp lí, trong đó quan hệ đối ngoại với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á
là những mối quan hệ lớn và được nhà nước Majapahit đặc biệt chú trọng.
Vương triều Majapahit hình thành và phát triển trong bối cảnh khu vực có
nhiều biến động mạnh mẽ. Một số quốc gia sau thời kì phát triển đã trở lên suy yếu
như: Srivijaya (1377), Champa (1471),… còn một số quốc gia phong kiến khác
như: Đại Việt, Angkor, Mianma, Ayuthaya,… vẫn tiếp tục phát triển, khẳng định
được sự hùng cường của mình. Bối cảnh đó đã đặt ra những thách thức cho vương
triều trong việc bảo vệ và phát triển đất nước. Đó là phải cạnh tranh với các nước
lớn để tồn tại, phát triển nhưng chính sự suy yếu của một số nước lại tạo ra cơ hội
thuận lợi để vương triều Majapahit mở rộng quyền lực và lãnh thổ, nhất là trong thế
giới hải đảo như Majapahit đã tiến hành chinh phục đảo Bali (1343) và chinh phạt
kinh đô Srivijaya (1377),…
Tuy nhiên, trên cơ sở củng cố tiềm lực đất nước và nhất là thông qua việc mở
rộng quan hệ đối ngoại với các nước, Majapahit ngày càng khẳng định được vị thế
của mình trong lịch sử khu vực. Quan hệ đối ngoại đã đóng góp một phần không

1
nhỏ trong việc thống nhất đất nước thành một Nusantara - hòn đảo hoà bình. Đồng
thời, quan hệ đối ngoại tốt đẹp cũng khiến cho tình hình chính trị xã hội của
Majapahit luôn luôn ổn định, kinh tế ngày càng phát triển đưa quốc gia này gia nhập
vào nền kinh tế thương mại thế giới. Trong tác phẩm “Lịch sử Indonesia”, Bruhat
đã khẳng định: Majapahit là một “đế quốc hàng hải lớn thế kỉ XIV”[3].
Trong mọi thời kì lịch sử, việc thiết lập quan hệ đối ngoại là đặc biệt quan
trọng, có ảnh hưởng nhiều mặt đến tất cả các nước. Đối với vương triều Majapahit,
việc phát huy các nguồn lực của đất nước để tiến hành hoạt động đối ngoại đạt hiệu
quả cao là một thành tích to lớn. Tuy nhiên, khi nhìn nhận đánh giá về vương triều
Majapahit, đặc biệt là quan hệ đối ngoại vẫn có những quan điểm không thống nhất.
Bởi vì trong thời kì phong kiến, các quốc gia dân tộc trong khu vực luôn tồn tại
trong vòng hưng thịnh và suy vong, bành trướng và thu hẹp, liên kết và đối địch,
chưa thực sự có một mối quan hệ thân thiện lâu bền giữa các nước. Ý thức quốc gia
dân tộc bản vị hẹp hòi thường đối lập nhau, đấu tranh liên miên để tranh giành lãnh
thổ hơn là thân thiện. Do vậy, các nước Đông Nam Á dù rất gần nhau, có chung
một cội nguồn văn hoá tộc người, một quá trình lịch sử nhưng lại rất ít hiểu nhau.
Vì vậy, việc nghiên cứu sâu quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit,
phân tích cơ sở, nguyên nhân cũng như hệ quả và có những nhận xét về những hoạt
động bang giao của một vương triều trong suốt hơn 200 năm lịch sử là hết sức cần
thiết. Giải quyết được vấn đề đặt ra sẽ bù lấp được một khoảng trống, một vấn đề
còn chưa có lời giải đáp trong nghiên cứu về lịch sử Indonesia nói chung và lịch sử
chế độ phong kiến Indonesia nói riêng.
Ngày nay, khi khối ASEAN hình thành, mối quan hệ tiếp xúc, giao lưu ngày
càng phát triển để hướng tới một mục tiêu chung vì một khu vực Đông Nam Á hoà
bình và thịnh vượng tất yếu cần đến việc cung cấp những thông tin về đời sống
chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các nước. Việc mở rộng quan hệ đối ngoại
trong lịch sử đã quan trọng thì nay càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi
phải có sự quan tâm hơn nữa để đưa Đông Nam Á thực sự trở thành khu vực hoà
bình, ổn định và lớn mạnh.

2
Tìm hiểu quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit cho chúng ta thấy được
sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc đề ra các chính sách của các vị vua phong kiến
trong lịch sử Indonesia từ thế kỉ XIII - XVI. Đồng thời cũng góp phần làm rõ hơn
các mối quan hệ đan xen hết sức phức tạp giữa các quốc gia phong kiến trong khu
vực trong một giai đoạn lịch sử đầy sôi động từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. Thực tế
lịch sử đã chứng minh, việc mở rộng mối quan hệ rộng lớn ra bên ngoài sẽ tạo nên
mối quan hệ bền chặt giữa các nước, không chỉ ở cấp độ nhà nước mà còn mở rộng
ra trên nhiều lĩnh vực với những nội dung mới và phát triển ở tầm cao mới.
Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn khái quát về lịch sử
Indonesia, một đất nước có quan hệ gắn bó lâu đời với Việt Nam. Hơn nữa, trong
xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhu cầu tìm hiểu lịch sử các dân tộc và những mối
quan hệ bang giao là hết sức cần thiết. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Quan
hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực Đông Nam Á và
Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)” cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về Đông Nam Á nói chung cũng như lịch sử từng quốc gia nói
riêng đã và đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Vấn đề “Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước khu vực
Đông Nam Á và Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)” đã được đề cập ở một mức độ nhất
định trong các công trình nghiên cứu về Đông Nam Á, lịch sử Indonesia. Tuy nhiên,
vấn đề này vẫn chưa được trình bày riêng biệt, có hệ thống. Để giải quyết vấn đề đặt
ra, luận văn đã kế thừa những thành tựu nghiên cứu chủ yếu sau:
Các công trình của các học giả trên thế giới:
Trước hết phải kể đến Cuốn Biên niên sử của Java là “Nagarakertagama” do
nhà thơ, nhà sử học Prapanca viết vào năm 1365. Đây là tác phẩm viết về giai đoạn
hoàng kim của vương triều Majapahit với 98 khổ thơ. Ông đã biên soạn bộ sử thi này
để ca ngợi chiến công của các vua Majapahit, đặc biệt là vua Hayam Wuruk. Trong
bài thơ 13 và 14 đã liệt kê danh sách các xứ bị Majapahit khuất phục như: quần đảo
Maluku, Java, Bali, phía Nam đảo Borneo, phần lớn đảo Sumatra, đảo New Guinea,

3
và một phần phía Nam của bán đảo Malay. Theo Nagarakertagama, “Majapahit có
mối quan hệ hữu hảo với Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, Ayuthaya, Champa và
Việt Nam”[69; 85]
Tiếp đến công trình khá đồ sộ của tác giả D.G.E.Hall: “Lịch sử Đông Nam Á”
do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 1997. Tác giả đã phác họa một
bức tranh toàn cảnh về lịch sử các nước Đông Nam Á từ sơ sử đến hiện đại. Đối với
Indonesia, ông đã giành một số lượng trang đáng kể để nói về quá trình hình thành
và phát triển của Indonesia nói chung và vương triều Majapahit nói riêng. Về quan
hệ đối ngoại được nêu khá nhiều trong các chương, mục khác nhau nhưng chưa
thành một hệ thống mà chỉ được nêu ra trong mối tương quan với các nước trong
khu vực.
Cuốn “Early Kingdoms of the Indonesian Archipelago and the Malay
Peninsula” (Những vương quốc cổ trên quần đảo Indonesia và bán đảo Malay) của
Paul Michel Munor đã tập trung về những diễn biến xảy ra trên quần đảo Indonesia
và trên bán đảo Malay. Với số lượng gần 400 trang, tác giả đã bao quát được toàn
cảnh tình hình của các nước hải đảo trong một khoảng thời gian dài, mối quan hệ
qua lại giữa các nước trên quần đảo Indonesia và bán đảo Malay cũng như những
quan hệ của các nước này với bên ngoài, tiêu biểu là quan hệ với Trung Quốc, các
vương quốc của người Siam. Không những thế, tác giả đã phác họa được những
thay đổi bằng bản đồ về tình hình chính trị của các vương quốc trên quần đảo
Indonesia và bán đảo Malay. Đối với vương triều Majapahit, Paul Michel Munor đã
khôi phục được hệ thống chính trị của vương triều mà rất ít công trình nghiên cứu
đề cập đến.
Cuốn sách “Maritime Southeast Asia to 1500” (Đông Nam Á hải đảo đến năm
1500) của tác giả Lynda Norene Shaffer viết năm 1996 là một công trình nghiên
cứu chuyên sâu về các quốc gia Đông Nam Á hải đảo cho đến năm 1500. Trong đó,
đáng chú ý là những nghiên cứu của tác giả về các vương quốc Đông Java, từ
những điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, sự quan tâm của nhà nước đối với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu về vương triều Majapahit, tác giả

4
tập trung vào các nội dung như: những tác động của bên ngoài đối với vương triều,
các nghi lễ của hoàng gia, đặc biệt là quá trình mở rộng sức mạnh của vương triều
Majapahit đối với các tiểu quốc trong thế giới hải đảo. Nhưng, đúng như tên gọi của
nó, tác phẩm này chỉ tập trung nghiên cứu đến những mối quan hệ xảy ra trong các
nước hải đảo, còn mối quan hệ với bên ngoài thì hầu như không đề cấp đến.
Năm 1992, Nhà xuất bản Đại học Cambridge cho xuất bản cuốn sách “The
Cambridge history of Southeast Asia” (Lịch sử Đông Nam Á) bao gồm hai tập do
Nicholas Tarling chủ biên và được tái bản nhiều lần. Trong luận văn này, tác giả sử
dụng lần tái bản năm 2008. Có thể nói, đây là một công trình nghiên cứu về Đông
Nam Á một cách công phu, tập hợp rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu hàng
đầu về Đông Nam Á như: Anthony Reid, Kenneth R.Hall, Keith W.Taylor,…
Nghiên cứu về vương triều Majapahit, cuốn sách này đã đề cập đến những vấn đề
chính trị, những điều kiện cho việc phát triển quan hệ thương mại. Tuy nhiên, cuốn
sách này cũng chủ yếu tập trung nghiên cứu những sự kiện chính trị, còn những mối
quan hệ của vương triều này với bên ngoài lại ít được đề cập.
Tác phẩm “A history of modern Indonesia from 1300 to the present” (Lịch sử
hiện đại Indonesia từ năm 1300 đến nay) của tác giả M.C. Ricklefs do Nhà xuất bản
Indiana University ấn hành đã trình bày ngắn gọn Lịch sử Indonesia từ năm 1300
đến nay. Trong phần hai, tác giả đã miêu tả về các triều vua của vương triều
Majapahit, bộ sử kí nổi tiếng của vương triều này. Đối với quan hệ thương mại, ông
khẳng định “Majapahit có quan hệ với Champa, Campuchia, Siam, miền Nam
Mianma, Việt Nam và cử phái đoàn đến Trung Quốc” [73, 17].
Anthony Reid là người đã có nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu về lịch sử
Đông Nam Á thời kì cổ trung đại. Tiêu biểu là cuốn “Southeast Asia of the Age of
Commerce 1450 - 1680”(Kỉ nguyên thương mại Đông Nam Á 1450 - 1680) do nhà
xuất bản trường Đại Học Yale ấn hành. Cuốn sách gồm hai tập, nghiên cứu về toàn
bộ những khía cạnh của “Kỉ nguyên thương mại” của khu vực Đông Nam Á. Sở dĩ
tác giả coi thế kỉ XV - XVII là Kỉ nguyên thương mại vì trong giai đoạn này Đông
Nam Á có những thay đổi lớn lao liên quan đến hoạt động thương mại. Đó là sự dự

5
nhập ngày càng phong phú của những mặt hàng có giá trị thương mại của Đông
Nam Á trong buôn bán quốc tế, sự tham gia ngày càng tích cực của thương nhân
Đông Nam Á vào hoạt động thương mại. Qua công trình này, tác giả đã thu thập
được những nguồn thông tin quan trọng về quan hệ thương mại của vương triều
Majapahit với các nước trong khu vực Châu Á, tiêu biểu là Đông Nam Á và Đông
Bắc Á.
Nhà nghiên cứu người Pháp Jean Bruhat với công trình nghiên cứu: “Lịch sử
Inđônêxia” (Nguyễn Trọng Địch dịch), nhà xuất bản Đại học Pháp phát hành năm
1976, cũng giành rất nhiều công sức nghiên cứu về Indonesia. Ông đã khái quát về
Indonesia với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên - xã hội, đặc biệt là tiến trình
lịch sử. Nhìn nhận về vương triều Majapahit, ông khẳng định đây là một “đế quốc
hàng hải lớn thế kỉ XIV”.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu chuyên sâu về từng khía
cạnh của Indonesia trong thời kì phong kiến, tiêu biểu là những nghiên cứu về tiền tệ
của Java như: Jan Wisseman Christie với công trình “Money and Its Uses in the
Javanese States of the Ninth to Fihteenth Centuries A.D”(Tiền và cách sử dụng tiền
của các vương quốc Java từ thế kỉ IX đến thế kỉ XIV); Arjan Van Aelst với
“Majapahit pisis: the currency of a “moneyless” society, 1300 - 1700”( Đồng tiền
“pisis” của Majapahit: Loại tiền tệ của một xã hội “không tiền”, 1300 - 1700),…
Những công trình nghiên cứu này đã đưa ra các loại tiền tệ địa phương cũng như việc
nhập khẩu các loại tiền bên ngoài trong quá trình giao lưu và buôn bán thương mại.
Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam:
Năm 1972, nhà xuất bản Lửa Thiêng, Sài Gòn cho ra đời cuốn sách: “Lịch sử
các quốc gia Đông Nam Á (trừ Việt Nam) từ nguyên sơ đến thế kỉ XVI” của tác giả
Nguyễn Thế Anh. Đây là một công trình nghiên cứu tổng hợp trên tất cả các lĩnh
vực về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á. Đối với vương triều
Majapahit, tác giả đã nghiên cứu khá sâu về hệ thống chính trị, trong đó chủ yếu đề
cập đến mối quan hệ của các nước chư hầu đối với chính quyền trung ương Java.

6
Tác giả Ngô Văn Doanh có rất nhiều công trình nghiên cứu về Đông Nam Á
nói chung và lịch sử Indonesia nói riêng. Trong đó, tác phẩm “Inđônêxia - Những
chặng đường lịch sử” do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản là một tác phẩm
nghiên cứu khá hoàn chỉnh từ thời sơ sử đến thời đại ngày nay. Đối với vương triều
Majapahit, tác giả đã dành một số lượng trang khá lớn nghiên cứu về tất cả các lĩnh
vực như kinh tế, chính tri,… Nhưng là một tác phẩm thông sử nên vấn đề quan hệ
đối ngoại vẫn chưa được nghiên cứu sâu.
Cuốn “Lịch sử Đông Nam Á” của nhóm tác giả Lương Ninh (chủ biên), Đỗ
Thanh Bình và Trần Thị Vinh do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2008 đã trình
bày một cách hệ thống, chi tiết về chặng đường lịch sử của khu vực Đông Nam Á từ
tiền sử cho đến ngày nay. Trong chương 5, phần một, nhóm tác giả đề cập đến
những biến động của các nước Đông Nam Á thế kỉ XIII - XV. Trong đó, những
diễn biến của Majapahit được đề cập trong mối quan hệ với các nước hải đảo và đặc
biệt là những tranh chấp giữa Majapahit với Siam về bán đảo Malay.
Bài viết “Quan hệ thương mại của Đại Việt và Java thế kỉ XI - XV” của tác giả
Nguyễn Tiến Dũng đăng trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á số 7 năm 2009 đã
trình bày khá chi tiết mối quan hệ của Java và Đại Việt trong một thời gian dài. Có
thể nói, đây là một công trình đã đưa ra nhiều số liệu thuyết phục về mối quan hệ
thương mại giữa hai nước khi mà nguồn sử liệu về thời kì phong kiến còn rất hạn chế.
Một số bài viết trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á như: “Quan hệ thương
mại của vương quốc Champa với các quốc gia trong khu vực (thế kỉ X đến thế kỉ
XV)” của Đỗ Trường Giang; “Những đợt thám hiểm của Trịnh Hòa ở Đông Nam
Á” của Dương Văn Huy; “Ryukyu - một trường hợp phát triển độc đáo ở khu vực
Đông Á thế kỉ XV-XVI” của Lê Thị Khánh Ly;…. đã đưa ra rất nhiều những số liệu
mà tác giả kế thừa trong luận văn của mình về mối quan hệ của Majapahit với
Champa, Trung Quốc, Nhật Bản,… Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số lượng trang
nên những bài viết này chỉ nêu nên một cách khái quát nhất, đưa ra những gợi ý cho
việc nghiên cứu tiếp theo mà chưa nghiên cứu sâu.

7
Ngoài ra, trên tạp chí Khảo cổ học cũng đã trích đăng một số bài viết về những
hiện vật được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ học. Đây là nguồn tài liệu
xác thực để chứng minh về quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các
nước. Tiêu biểu như: Bùi Minh Trí với “Tìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua “con
đường gốm sứ trên biển” số 5 năm 2003 đã nêu nên mối quan hệ thương mại của
Việt Nam với nhiều nước trong khu vực Châu Á. Qua các số liệu khảo cổ đã cho
thấy, Việt Nam đã mang đồ gốm đến Java từ rất sớm để buôn bán.
Tác giả cũng ghi nhận rất nhiều công trình nghiên cứu trên các tạp chí như:
Tạp chí Xưa và Nay, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
… Thông qua những bài viết này, tác giả đã kế thừa và sử dụng những nguồn thông
tin đã được thẩm định trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra cho luận văn.
Qua việc tham khảo các nguồn tài liệu này đã cho tác giả một cái nhìn khá
tổng hợp về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của các nước trong khu
vực Đông Nam Á thế kỉ XIII - XVI. Và quan trọng hơn đây là những nguồn tư liệu
giúp ích rất nhiều cho em trong việc làm rõ các vấn đề mà đề tài cần giải quyết.
Ngoài ra, tác giả còn tham khảo trong một số công trình nghiên cứu như:
“Đông Nam Á trong lịch sử thế giới” của tập thể các tác giả thuộc Viện Hàn lâm
khoa học Liên Xô, “Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện đại”, “Trên đất
nước đảo dừa”, “Quan hệ của Nhật Bản đối với Đông Nam Á thế kỉ XV - XVII”,…
Những công trình này đã cho em nguồn tri thức khá lớn về lịch sử của các nước
trong khu vực Đông Nam Á nói chung và lịch sử của In donesia nói riêng. Đồng
thời, quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit cũng được đề cập đến dù còn
nhiều hạn chế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng của luận văn là quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit trong
các thế kỉ từ XIII đến XVI. Để làm rõ được mối quan hệ đối ngoại của vương triều,
luận văn tập trung giải quyết những vấn đề liên quan như: tình hình kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội của vương triều Majapahit; bối cảnh quốc tế và khu vực có

8
những tác động như thế nào đối với quá trình hình thành, phát triển của vương triều
Ấn Độ giáo này.
- Phạm vi nghiên cứu:
* Đối ngoại với tư cách là một trong hai chức năng cơ bản của nhà nước bao
gồm phạm vi rộng với rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: chính trị, ngoại giao, quân
sự, kinh tế, văn hóa, tôn giáo,… Do hạn chế về nguồn tư liệu và nhằm đảm bảo tính
chuyên sâu nên luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu quan hệ đối ngoại của vương
triều trên hai lĩnh vực là thương mại và ngoại giao.
* Đối tượng trong quan hệ của vương triều là các nước ở khu vực Đông Nam
Á và Đông Bắc Á. Với phạm vi không gian rộng nên luận văn tập trung nghiên cứu
các mối quan hệ đối ngoại nổi bật của vương triều, đặc biệt là quan hệ với các nước
láng giềng trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Đại Việt, Champa, Siam) và
Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản).
* Phạm vi thời gian: luận văn bao quát từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI, trong đó
tập trung chính là khoảng thời gian từ năm 1293 (năm mở đầu của vương triều) đến
năm 1527 (năm kết thúc của vương triều).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: luận văn tập trung làm rõ các mối quan hệ đối ngoại của vương
triều Majapahit trên các lĩnh vực thương mại và ngoại giao. Trên cơ sở đó, rút ra
một số nhận xét từ các mối quan hệ đó.
- Nhiệm vụ: Luận văn tập trung làm rõ các nội dung sau:
* Phân tích quá trình hình thành, phát triển của vương triều Majapahit
* Làm rõ những cơ sở và nhân tố bên trong và bên ngoài tác động tới chính
sách đối ngoại.
* Làm rõ nội dung các mối quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với
các nước.
* Nêu ra một số nhận xét từ quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với
các nước.

9
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn là
phương pháp nghiên cứu bộ môn với hai phương pháp chủ đạo là: phương pháp lịch
sử và phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp bổ trợ
khác như: phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu,… để giải quyết vấn đề đặt ra.
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở kế thừa những thành tựu của các nhà
nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng
góp một số điểm mới như:
Là tài liệu đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống quan hệ đối ngoại của
vương triều Majapahit từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
Trên cơ sở làm rõ vấn đề quan hệ đối ngoại, thông qua việc giải quyết các mối
quan hệ đối ngoại của vương triều với các nước, luận văn sẽ rút ra một số nhận xét
về quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn cấu trúc thành ba
chương:
Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển của vương triều Majapahit và
những nhân tố tác động đến quan hệ đối ngoại
Chương 2: Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit với các nước trong
khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á (thế kỉ XIII - XVI)
Chương 3: Một số nhận xét từ quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit

10
Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN
CỦA VƯƠNG TRIỀU MAJAPAHIT VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của vương triều Majapahit
1.1.1. Quá trình hình thành vương triều Majapahit
Vương triều Majapahit hình thành trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều
biến động. Sau khi thống nhất các bộ lạc Mông Cổ và lên ngôi Đại Hãn, Thành Cát
Tư Hãn thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. Tất cả lục địa Á - Âu đều bị rung chuyển
bởi vó ngựa xâm lược của quân Mông Cổ. Chính sách bành trướng và làn sóng xâm
lăng của đế quốc Mông Nguyên đã khiến các nước trong khu vực xích lại gần nhau,
liên kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung. Đó là liên minh chống
quân xâm lược Mông Nguyên giữa Đại Việt - Champa - Java. Liên minh này không
được chính thức kí kết nhưng sự đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh
chống quân Mông Nguyên xâm lược đã thể hiện điều đó. Vì vậy, chúng đã gặp thất
bại liên tiếp ở Champa, Campuchia, Java và đặc biệt là Đại Việt. Sau ba lần tiến
công xâm lược, chúng đều bị thất bại trước lòng dũng cảm và sự mưu trí của quân
dân Đại Việt. “Trước sau hơn một trăm vạn quân giặc đã bị nhân dân ta đánh cho
tan tác, tả tơi mảnh giáp không còn, làm cho chủ tướng giặc phải trốn chạy mới
thoát về nước” [47; 47].
Làn sóng xâm lăng của quân Mông Nguyên xuống Đông Nam Á cũng tạo nên
những xáo động nhất định trong khu vực. Đó là việc lập ra các vương quốc riêng
của người Thái. Hơn nữa, sau cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên, những
dân tộc giành được thắng lợi vang dội trong chiến tranh đã nhanh chóng khẳng định
chỗ đứng của mình, ổn định và tiếp tục phát triển thịnh đạt - tiêu biểu là quốc gia
Đại Việt… Bên cạnh đó, một số quốc gia trước đó đã có dấu hiệu suy yếu, đất nước
mất ổn định cộng với làn sóng xâm lược của quân Mông Nguyên đã nhanh chóng đi
vào sự suy yếu như: Campuchia, Champa, Pagan, Srivijaya,…
Trong thời gian này, không chỉ các quốc gia Thái mà một số quốc gia khác
trong khu vực cũng đã hoặc đang trên con đường vận động chuẩn bị cho sự ra đời.

11
Đến năm 1293, quốc gia Majapahit được thành lập trên cơ sở sự suy yếu và tan rã
của vương quốc Singosari trên đảo Java.
Vào thế kỉ XII, Java được chia làm hai vương quốc, lấy sông Brantas làm ranh
giới. Vương quốc Janggana ở phía Đông yếu hơn và nhanh chóng bị nhập vào quốc
gia ở phía Tây là Kediri. Đến năm 1222, Kediri bị sụp đổ sau những cuộc chiến
tranh dữ dội giữa các tiểu quốc với nhau: Java, Srivijaya, Kediri và vương quốc
Singosari hình thành. Dưới triều đại của vua Kertanagara (1268 - 1292), vương
quốc Singosari bước vào giai đoạn cuối của sự tồn tại. Sau khi lên ngôi (1275), ổn
định đất nước, Kertanagara bắt đầu bành trướng thế lực của mình bằng những cuộc
chiến tranh chinh phục: Malayu, Sunda, Madura và một phần bán đảo Malay. Khi
chiếm cứ xong Sumatra, ông quay về tấn công Bali vào năm 1284. Những hành
động quân sự của Kertanagara ngày càng mạnh mẽ hơn đưa đến sự thống nhất các
hòn đảo thành Nusantara - hòn đảo hoà bình. Tuy nhiên, việc phái những đạo quân
viễn chinh hùng mạnh xâm chiếm các nước xung quanh đã làm cho vương quốc này
suy yếu nghiêm trọng.
Cuối thế kỉ XIII, Singosari cũng không thoát khỏi làn sóng xâm lăng của quân
Mông Nguyên. Cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác, Kertanagara đã khước từ
mọi yêu sách của triều đình nhà Nguyên. Hốt Tất Liệt yêu cầu các nước này không
những phải tuyên bố bày tỏ lòng kính trọng và cống nạp các đặc sản tiêu biểu của
từng nước mà phải quy phục thực sự. Nếu các nước này không quy thuận và chống
đối, triều đình nhà Nguyên sẽ dùng sức mạnh quân sự để hỗ trợ cho những chính sách
của mình.
Năm 1279, triều đình Mông Nguyên đòi hỏi quốc vương Kertanagara phải gửi
một hoàng tử sang làm con tin. Quốc vương Singosari đã bác bỏ yêu cầu này. Trong
các năm 1280, 1281, 1289, triều đình Mông Nguyên lại tiếp tục yêu cầu quốc vương
thực hiện các yêu cầu trên. Trước những đòi hỏi vô lý đó, phản ứng của Java rất
quyết liệt: “nhà vua ra lệnh bắt phái bộ Trung Quốc, rạch mặt rồi đuổi về nước”
[43; 34]. Hành động này khiến cho Hốt Tất Liệt rất giận dữ, liền cử một lực lượng
quân sự hùng hậu sang trừng phạt Java. Để đối phó, Java đã thiết lập mối quan hệ

12
tốt đẹp với Champa - một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương - trên đường
hành quân của đế quốc Mông Nguyên xuống phía Nam. Về sự kiện này, trong Lịch
sử Đông Nam Á, D.G.E.Hall có viết: “Một trong những hành vi đầu tiên của ông
(tức Kertanagara) là thiết lập mối quan hệ hữu nghị với Champa, một nước cũng bị
Nguyên Mông đe dọa” [15; 143] để ngăn chặn cuộc tấn công của quân Mông
Nguyên bằng cách chiếm giữ những điểm chiến lược nằm trên đường tiến của đội
quân đó. Kết quả là Champa từ chối không cho hải thuyền Mông Nguyên đổ bộ vào
đất Champa nghỉ ngơi trước khi sang đánh Java vào năm 1292. Quân Mông Nguyên
tập trung chủ yếu ở quần đảo Kalimantan (phía Tây Nam Borneo).
Trong khi đó, những kế hoạch mở rộng lãnh thổ của Kertanagara cũng gặp
phải nhiều khó khăn do các phong trào nổi loạn của những thế lực trong nước nhằm
chống lại chính sách của ông. Sự đe doạ của nhà Nguyên đã buộc ông phải phái gần
như toàn bộ lực lượng tới bán đảo Malay và Tây Nam Borneo để cản đội quân xâm
lược. Việc phái một đội quân viễn chinh hùng mạnh ra nước ngoài đã làm cho
Singosari bị suy yếu nghiêm trọng. Các nước chư hầu bất mãn đã nhân cơ hội đó
nổi lên.
Kediri chính là trung tâm của phong trào chống lại Kertanagara, vì gia đình
tiểu vương Kediri không bao giờ quên được mối nhục mà Ken Angrok đã gây ra
cho họ. Jayakatwang - phó vương của Kediri đã lãnh đạo một cuộc tấn công mạnh
mẽ đe doạ thủ đô của Kertanagara. Lợi dụng sự mất cảnh giác của vua Kertanagara
khi đang tiến hành nghi lễ thờ phụng Siva, ông đã bất ngờ từ phía Tây tấn công
chiếm lấy thủ đô, Kertanagara bị chết một cách bi thảm. Sự kiện này đánh dấu sự
sụp đổ của vương quốc Singosari, ngai vàng do vua Kediri nắm giữ. Sau khi làm
chủ Singosari, Jayakatwang đã vấp phải sự chống đối của Raden Vijaya - một người
trong dòng dõi vua sáng lập ra Singosari và là con rể của vua Kertanagara. Bởi vì
khi Jayakatwang tấn công Singosari, ông đang được phái đi dẹp loạn ở phương Bắc.
Được tin Singosari thất thủ, ông đã kéo quân về và ba lần đánh thắng Kediri. Thế
nhưng quân tiếp viện từ Kediri đến kịp thời khiến ông phải chạy trốn sang Madura.
Nghe theo lời khuyên của Viraraja, ông quay trở lại Java và hàng phục vua Kediri,

13
chờ thời cơ để giành lại quyền lực của mình. Để quy phục Vijaya, vua Kediri đã
thưởng công, ban cho thái tử chức thủ hiến của một quận. Đây chính là cơ hội cho
Vijaya chuẩn bị lực lượng, lập căn cứ ở quê mình là Majapahit trong thung lũng
Brantas, đợi thời cơ phản công lại vua Kediri.
Được tin quân viễn chinh của nhà Nguyên sắp tới, Vijaya nảy ra ý đồ lợi dụng
quân Nguyên để lập cơ đồ. Ông hứa chấp nhận quyền minh chủ của Hốt Tất Liệt
đối với Java, đổi lại quân Nguyên sẽ giúp đỡ Java lật đổ vương quốc Kediri. Lời
hứa thật hấp dẫn, đúng ý đồ mà quân xâm lược mong muốn nên yêu cầu của ông đã
được hoàng đế nhà Nguyên chấp nhận. Với lực lượng được chuẩn bị kĩ lưỡng cùng
với đội quân hùng mạnh của quân Mông Nguyên, Vijaya đã nhanh chóng đánh bại
được kẻ cướp ngôi khi quân của Jayakatwang đang tiến về Majapahit.
Vijaya trở về với một đội quân Nguyên hộ vệ để chuyên chở đồ lễ cống như
đã hứa. Không thể chịu khuất phục trước kẻ thù, Vijaya thực hiện chiến lược mới để
đánh đuổi quân địch về nước. Lợi dụng sự chủ quan không đề phòng, Java đề ra
chiến lược “chờ quân đội Mông Nguyên phân tán ra từng binh đoàn nhỏ đi bình
định. Lúc đó quân đội Java sẽ tập trung tấn công bất thình lình” [43; 34]. Lâm vào
tình thế khó khăn và cực kì nguy hiểm, đề đốc Y-ko-mu-su buộc phải rút quân về
nước. Âm mưu xâm lược Java của đế quốc Mông Nguyên hoàn toàn bị thất bại. Để
thiết lập lại mối quan hệ, quốc vương Java có thái độ cực kì khôn ngoan là gửi sứ
bộ sang triều đình nhà Nguyên xin lập mối bang giao bình thường giữa hai nước.
Như vậy, sự xâm lược của đế quốc Mông Nguyên với mục đích mở rộng lãnh
thổ xuống phía Nam đã không thực hiện được. Tác động ngoài ý muốn của nó là tạo
điều kiện cho sự ra đời và khẳng định nền tự chủ của các nước, trong đó có vương
quốc Majapahit. Ngày 10 tháng 11 năm 1293, Vijaya lên ngôi lấy vương hiệu là
Kertarajasa Jayavarddhara và xây dựng hoàng cung ở Majapahit, vốn là căn cứ quân
sự ở hạ lưu sông Brantas. Ông là người sáng lập ra triều đại cuối cùng trong lịch sử
Java vẫn duy trì truyền thống Đạo Hindu.

14
1.1.2. Quá trình phát triển của vương triều Majapahit
Vương triều Majapahit tồn tại hơn hai trăm năm, trải qua mười hai đời vua trị
vì. Trong quá trình phát triển, vương triều Majapahit đã trở thành một vương triều
phong kiến hùng mạnh, có vị trí quan trọng trong lịch sử phong kiến Indonesia.
Kinh đô của vương quốc được xây dựng trong một thung lũng xanh tươi, phì
nhiêu của dòng sông Brantas. Các chư hầu, lãnh chúa đều quy phục nhà nước mới,
quốc gia Majapahit nhanh chóng trở nên hùng mạnh. Có những tiểu quốc phải cống
nạp cho nhà vua, phải đảm đương công việc canh phòng miền duyên hải. Còn lại
phần lớn các chư hầu sống ở địa phương như một lãnh chúa cai quản một vùng
riêng biệt.
Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu tạo dựng vương triều, vị tân quân Vijaya
đã phải đương đầu với một loạt các cuộc phiến loạn. Vấn đề diệt trừ các nhóm phản
loạn để ổn định đất nước là hết sức cần thiết. Đây chính là thành công lớn của nhà
nước mới.
Krom đã có nhận định về các cuộc phiến loạn này như sau: “Năm đầu tiên của
triều đại, Jayanagara, triều đại này thường xuyên có các cuộc phiến loạn đều là
những người đã từng phò tá thái tử Vijaya giành lấy ngôi báu và sau này đã thất
vọng vì không được thưởng công thích đáng. Việc ông vua Kertanagara
Jayavarddhana đã có thể khống chế tất cả những con người này cho thấy đức vua
rất hùng mạnh”[15; 148]. Tuy nhiên G.S Berg đã chứng minh một cách thuyết phục
về nguyên nhân của các cuộc nổi dậy này là “bắt nguồn từ trong một cuộc xung đột
giữa hai phái: những người ủng hộ liên minh thần thánh của Kertanagara và
những người phản đối liên minh đó giữa phái liên Indonesia và phái bài ngoại”[15;
148].
Cuộc phiến loạn đầu tiên nổ ra vào năm 1295 do Ranga Lawe lãnh đạo.
Nguyên nhân là do Jayanagara, con trai của hoàng hậu Dara Petak được phong làm
thái tử. Việc con trai của người mẹ Malay được công nhận là nhà vua tương lai của
Java đã bị phái bài ngoại phản đối. Hơn thế nữa, trong cùng năm này, nhà vua bắt
đầu ốm kéo dài và hoàng hậu Dara Petak nổi lên với cương vị là mẹ của một cậu bé

15
sẽ có thể nhanh chóng trở thành ấu chúa của Majapahit. Việc nổi lên làm cuộc phiến
loạn là dấu hiệu thể hiện sự căm phẫn của Java đối với một hoàng hậu nước ngoài
và những cận thần người Sumatra của bà. Cuối cùng cuộc nổi dậy của Ranga Lawe
đã bị dập tắt nhanh chóng.
Trong thời gian từ năm 1295 cho đến ngay trước khi Jayanagara qua đời
(1328), theo tập Pararaton có tất cả 9 cuộc phiến loạn. Sau cuộc nổi dậy của Ranga
Lawe thì Viraraja - một viên quan đại thần của vương triều Singosari vừa mới sụp
đổ - nổi dậy ở đảo Madura và tuyên bố độc lập.
Cuộc khởi nghĩa của Sona kéo dài từ năm 1298 đến 1300 là một cuộc khởi
nghĩa mạnh mẽ nhất, đã gây ra nhiều khó khăn cho vương triều mới. Nhưng cuối
cùng đã bị trấn áp và người lãnh đạo của nó đã bị giết.
Sau đó ít lâu, vào năm 1302, Demung - một người trong phe cánh của Sona
tiếp tục nổi lên chống lại vương triều mới. Jayanagara đã phải vất vả để trấn áp cuộc
khởi nghĩa và đến năm 1313, cuộc khởi nghĩa đã được dẹp yên.
Cuộc khởi nghĩa của Nambi lập căn cứ ở Lemba đã khuấy động được tình cảm
dân tộc tại vùng Đông Java chống lại Jayanagara - là một người lai Sumatra. Nambi
vốn là quan tể tướng của vương triều Majapahit, con trai thủ lĩnh Viraraja. Ông
không thích chiều hướng chính sách của Kertarajasa nên viện cớ cha lâm bệnh, xin
phép rút về Đông Java. Sau đó hai cha con đã tăng cường phòng thủ dinh luỹ của
mình. Khi Kertarajasa mất (1309), họ đã cắt đứt mọi quan hệ với Majapahit.
Virajasa mất năm 1331, Nambi vẫn tiếp tục cuộc chống lại uy quyền của hoàng gia.
Cuối cùng Jayanagara đã phải đem quân đến đánh. Năm 1316, một đoàn quân viễn
chinh đã được phái đi, theo tập Nagarakertagama, dinh luỹ của Nambi ở Padjaralean
đã bị chiếm và ông bị giết. Sau đó quân khởi nghĩa ở Madura quy phục thì vương
triều Majapahit mới được yên ổn trong một thời gian ngắn.
Năm 1319, Jayanagara lại phải tiếp tục đối phó với cuộc phiến loạn nguy hiểm
nhất. Lãnh tụ của cuộc phiến loạn này là Kuti, một nhà quý tộc Java. Ông thậm chí
đã chiếm được kinh đô khiến nhà vua đã phải bỏ chạy đến Badander, cùng đi có
một bộ phận quân ngự lâm gồm 25 người dưới quyền chỉ huy của viên tướng trẻ tên

16
là Gaja Mada. Vị tướng trẻ này đã cứu vãn được tình hình bằng một mưu kế táo
bạo. Ông đã trá hình trở về kinh đô để xem xét tình hình và tung tin rằng Kuti đã
giết nhà vua. Việc dân chúng tiếp nhận tin này đã cho thấy Kuti không được lòng
dân. Vì vậy, Gaja Mada đã thành công trong việc tổ chức một cuộc nổi dậy và khôi
phục ngai vàng cho nhà vua. Do đó ông được phong chức Patih của Kahuripan. Vài
năm sau, ông trở thành Patih của Kediri.
Như vậy, với việc dẹp được các cuộc phiến loạn đã tỏ rõ sức mạnh của vương
triều Majapahit. Sau đó, bằng các chính sách thần phục như ban chức tước, phẩm
lộc và đặc biệt là “nhà vua có tục đưa vào hậu cung con gái của tất cả các đại địa
chủ nhằm mục đích đảm bảo lòng trung thành của họ” [2; 150]
đã củng cố được các vùng căn cứ của các thế lực muốn tách ra khỏi sự thống trị của
vương triều.
Tình hình chính trị của vương triều Majapahit dần dần được củng cố qua các triều
đại kế tiếp, đặc biệt là dưới triều đại của nữ hoàng Tribhuvana (1320 - 1350) và con trai
bà là Hayam Wuruk (1350 - 1389), vương quốc Majapahit phát triển đến cực thịnh.
Hayam Wuruk đã triển khai những chính sách mới nhằm thống nhất đất nước.
Indonesia là đất nước có hàng nghìn hòn đảo, luôn tồn tại những vương quốc
riêng biệt nên việc thống nhất đất nước là nhiệm vụ bức thiết. Tiếp tục chương trình
mà Kertanagara đã bỏ dở, vương triều mới bằng nhiều biện pháp như: thông qua con
đường hôn nhân hay các biện pháp chiến tranh đã giành được thành công to lớn. Đây
là lần đầu tiên trong lịch sử Indonesia, lãnh thổ được thống nhất trong một vùng rộng
lớn, bao gồm: đảo Java, Sumatra, các đảo thuộc Indonesia ngày nay, phần lớn đảo
Kalimantan, đảo Sulawesi, bán đảo Malayu và quần đảo Maluku.Vương quốc này đã
kiểm soát hầu hết các hải cảng và gần như nắm độc quyền về buôn bán ở Java. Bộ
máy nhà nước ở trung ương được củng cố và tăng cường.
Sau khi đánh tan quân Mông Nguyên, Vijaya trở thành vị vua đầu tiên của
vương triều Majapahit (1294-1309). Cuốn Nagarakertagama đã hết sức nhấn mạnh
đến đám cưới của Vijaya với bốn người con gái của Kertanagara và ảnh hưởng to
lớn của họ nhằm ngụ ý rằng đó là điều thực sự khiến ông ta có quyền thừa kế nhạc

17
phụ. Tuy nhiên, bản khắc năm 1305 lại cho thấy rằng “các đám cưới này là một sự
đoàn tụ huyền bí với các lãnh thổ đã bị Kertanagara chinh phục”[15; 146]. Bốn
người vợ là đại diện cho Bali, Malayu, Madura và Tanjungpura, và qua việc thành
thân với họ, đức vua đã thiết lập được mối quan hệ đặc biệt với các đảo do
Kertanagara lập nên. Vijaya có một người con trai, con của một công chúa Malayu
tên là Dara Petak. Bà đã cùng với các công chúa khác đến Java sau cuộc chinh phục
của Kertanagara. Khi lên ngôi, Vijaya kết hôn với công chúa Dara Petak và bà trở
thành mẹ của Jayanagara; còn công chúa thứ hai tên là Dara Jingga kết hôn với một
thành viên hoàng gia Java và sinh ra người con trai tên là Adityavarman sau đó làm
vua của Malayu.
Tuy nhiên, việc mở rộng lãnh thổ phần lớn được tiến hành bằng các cuộc
chiến tranh. Nhân vật có vai trò lớn trong chính sách liên Indonesia là Gaja Mada.
Dưới hai triều đại của nữ hoàng Tribhuvana (1320-1350) và vua Hayam Wuruk
(1350-1389), ông vươn lên một vị trí quyền lực và ảnh hưởng mà chưa một đại
quan nào trước đó nắm giữ trong lịch sử Java. Năm 1330, nhờ những đóng góp to
lớn trong công cuộc thống nhất đất nước, vị kiến trúc sư của vương triều Majapahit
được bổ nhiệm làm Mapatih - tức tể tướng của Majapahit. Từ đó đến khi qua đời
(1364), ông thực sự là người trị vì vương quốc.
Ông là người ủng hộ chính sách liên Indonesia. Sau khi dẹp xong cuộc phiến
loạn của Kuti, ông được bầu làm tể tướng. Vào năm 1331, ông đã tuyên thệ trước
Hội đồng các thượng thư rằng ông sẽ không bao giờ thừa hưởng chức Palapa cho
đến khi Nusantara (đế chế đảo) bị khuất phục [15; 151]. Tư liệu ghi chép nói rằng,
các quan thượng thư có mặt tại cuộc họp Hội đồng thượng thư nổi tiếng đó đã nhạo
báng lời tuyên thệ của Gaja Mada. Nhưng chẳng bao lâu sau, họ đã thất vọng và
nhiều người trong số họ bị cách chức. Hơn 30 năm sau, Gaja Mada lên ngôi quốc
vương thực sự của Majapahit và là người chỉ đạo chính sách. Cũng tại lễ tuyên thệ
năm 1331, ông nêu ra một số địa điểm như: Gurun, Seran, Janjangpara, Aru,
Pahang, Pompo, Sunda, Palembang và Tumasik (Singapo ngày nay). Bằng các biện
pháp như: vừa xâm chiếm, vừa thiết lập quan hệ, ông đã thu phục được các hòn đảo

18
của Indonesia. Người ta cho rằng, các vùng này và một số vùng khác đều bị đặt
dưới quyền kiểm soát của Majapahit trong thời kì từ năm 1331 đến 1351. Một bức
tranh rộng lớn của đế chế Indonesia đã hình thành.
Các bang phụ thuộc của Majapahit đã được liệt kê trong bản
Nagarakertagama, bao gồm toàn bộ Sumatra, một nhóm tên ở bán đảo Malay,
Mendawai, Brunei và Janjungpuri ở Borneo và một danh sách dài các địa điểm phía
Đông Java, bắt đầu từ Bali và bao gồm cả Makassar, các quần đảo Banda và
Maluku. Nhà nghiên cứu Vlekke đã mô tả bằng bản đồ một đế chế hùng mạnh,
được duy trì bằng sức mạnh của hải quân. Ông nói rằng, “sau khi Majapahit bị suy
vong, chẳng có gì vĩ đại tương đồng được xây dựng tiếp cho đến khi người Hà Lan
hoàn tất công cuộc chinh phục” [15; 154]. Với sự thống nhất và quy phục cả thế
giới hải đảo (Nusantara) vào mình, Majapahit bước vào giai đoạn cực thịnh.
Mặc dù Hayam Wuruk lên ngôi nhưng mọi quyền hành thực tế vẫn nằm trong
tay của Gaja Mada. Nhà vua trẻ có vẻ vui lòng uỷ thác mọi việc cho ông ta. Mọi
chuyện đã thay đổi khi vào năm 1351 xảy ra sự kiện bi thảm nhất trong thời kì đầu
của lịch sử Java. Các nhà sử học gọi đây là “cuộc tắm máu Bubat”[15; 157]. Sau sự
kiện này, chính sách liên Indonesia được Gaja Mada tiếp nối thay bằng “chính sách
máu và sắt” [15; 157]. Chuyện kể rằng sau khi lên ngôi, Hayam Wuruk đã xin cưới
con gái của Sunda. Lời đề nghị được chấp nhận và chính bản thân nhà vua Sunda
cùng một đoàn tuỳ tùng sang trọng đưa công chúa đến Bubat, nơi diễn ra buổi lễ
thành hôn. Vào phút cuối, Gaja Mada đã can thiệp, quy định rằng Sunda phải trao
cô dâu theo phương thức triều cống chính thức của một nước chư hầu đối với nước
minh chủ. Vua Sunda nhận thấy rằng mình đã bị mắc bẫy. Quyết không từ bỏ nền
độc lập của vương quốc, đức vua đã chiến đấu anh dũng để tìm đường thoát. Nhưng
cuối cùng vua Sunda và đoàn tuỳ tùng đều bị giết. Sau vụ việc này, Sunda dường
như công nhận quyền minh chủ của Majapahit.
Để kiểm soát được toàn bộ thế giới hải đảo, các vua Majapahit cử các hoàng
tử tới các hòn đảo mà mình đã thu phục được. Điều này cho phép nhà nước có thể
với tay xuống các địa phương và quan trọng hơn là luôn đảm bảo lòng trung thành

19
của họ đối với chính quyền trung ương. Sau cuộc tấn công của quân đội Java xâm
chiếm Malayu (1346), Gaja Mada cử một người hoàng tộc tin cậy đến để thống trị
vương quốc chư hầu mới và vị quan tể tướng này đã chọn Adityavarman - một
thành viên hoàng tộc Majapahit có tài năng và có cả sự hỗ trợ rất lớn từ Thái Hậu.
Gaja Mada hi vọng rằng, việc nắm giữ chức vụ mới sẽ giúp Adityavarman được
chấp nhận là người cai trị bởi các tầng lớp địa phương.
Năm 1343, sau khi tấn công xâm chiếm Bali, hòn đảo này chịu sự thống trị trực
tiếp bởi người bác của vua Hayam Wuruk là Vijayarajasa. Trong suốt thời gian nắm
quyền kiểm soát, những người di cư Java tới Bali ngày càng tăng. Đất đai và tước
hiệu ở Bali đều được phân phong cho những người của hoàng gia Java. Tương tự như
vây, một thành viên hoàng tộc Java là Empu Jamatka cũng được cử tới trấn trị
Borneo năm 1387 và hòn đảo này đến thế kỉ XVII mới tuyên bố nền độc lập của
mình.
Quá trình thống nhất các hòn đảo là một thành công lớn của vương triều
Majapahit, đặc biệt ở thời kì đỉnh cao dưới triều vua Hayam Wuruk với sự phò tá
của Gaja Mada. Đây là điều kiện đầu tiên, yếu tố quyết định cho sự tồn tại của một
quốc gia. Đặc biệt là với một quốc gia phương Đông, thống nhất lãnh thổ là mơ ước
của toàn dân, là mục đích cuối cùng trong sự phát triển xã hội. Hoàn thành mục tiêu
khó khăn này đã chứng tỏ sức mạnh to lớn của nhà nước Majapahit non trẻ, đồng
thời có ý nghĩa to lớn trong lịch sử Indonesia, mở ra thời kì ổn định và phát triển
mạnh về mọi mặt. Đến đây, Indonesia đã xây dựng được một nền móng, cơ sở hạ
tầng vững chắc cho sự phát triển đất nước.
1.2. Những nhân tố tác động tới quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit
1.2.1. Những nhân tố bên trong
1.2.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
Vương triều Majapahit có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú
như: lúa gạo, các loại cây gia vi, các loại khoáng sản,… Hầu hết các thương nhân
khi đến đảo Java đều cho rằng nơi đây là cái nôi của các loại cây làm gia vị mà họ
luôn khao khát, nhưng không phải vậy, thứ duy nhất mà Java sở hữu và chiếm ưu

20
thế là lúa gạo. Người Java đã dùng lúa gạo để đổi lấy gia vị và các loại sản phẩm từ
rừng khác có thể khai thác được từ phía Đông quần đảo.
Dòng sông Brantas có vai trò khá lớn trong việc chuyên chở hàng hóa từ nội
địa ra các cảng sông và ngược lại. Đây là dòng chảy dài nhất Đông Java, lưu vực
của nó rộng khoảng 11.000 km2 từ sườn núi phía Nam Kawi-Kelud-Butak, Wilis tới
sườn phía Bắc của núi Liman-Limas, Welirang và Anjasmoro. Con sông có dòng
chảy rất phức tạp, vòng vèo qua nhiều dãy núi trước khi đổ ra biển. Các dòng chính
của nó hội tụ về bên sườn núi Arjuna, chảy theo chiều kim đồng hồ, đầu tiên là
hướng xuống Nam, chuyển sang Tây, lên Bắc và cuối cùng theo hướng đông ra
biển. Khác với các dòng sông ở miền Trung Java, không có cửa đổ ra duyên hải
phía Đông Bắc, sông Brantas tạo ra một hệ thống cảng thị và kho hàng quan trọng
cho Đông Java.
Vương triều Majapahit nằm cách xa hải lộ chính qua vùng Đông Nam Á
nhưng nó lại nằm giữa tuyến thương mại Đông Nam Á với trung tâm gia vị của khu
vực, quần đảo Maluku. Vị trí này sớm cho phép Java vươn lên trở thành nhà phân
phối chính các loại hàng hóa quý giá này. Ba trong số các loại gia vị quan trọng
như: đinh hương, vỏ và hạt nhục đậu khấu. Cho đến trước năm 1600, quần đảo
Maluku là nơi duy nhất trên thế giới sở hữu những vật phẩm này. Đinh hương là
loại cây phổ biến mọc trên quần đảo Maluku, nơi được người phương Tây gọi là
“đảo hương liệu phía Đông”. Những đảo chính trồng loại cây này là 5 hòn đảo núi
lửa nhỏ nằm ở duyên hải phía Tây của Halmahera là Ternate, Tidore, Motir, Makian
và Batjan; trong đó Tidore được coi là quê hương của loại gia vị này. Người Trung
Quốc là người đầu tiên biết đến công dụng của đinh hương. Theo nguồn tư liệu của
Trung Quốc, Hoa thương đã đến Maluku để mua đinh hương với số lượng hạn chế
từ thế kỉ X. Đến thế kỉ XIV - XV, thương nhân Hồi giáo và Java đã mang những
mặt hàng này tới thị trường phương Tây. Từ thế kỉ XVI, đinh hương mới thực sự là
mặt hàng có giá trị thương mại quốc tế.
Nhục đậu khấu cũng được trồng duy nhất trên quần đảo Banda với khoảng 10
đảo và diện tích là khoảng 44 km 2 với khu vực trung tâm của biển Banda. Đây là

21
những loại gia vị vô cùng hiếm có trên thị trường thế giới ngay cả thời kì hiện đại.
Những loại cây này không thể chuyển tới bất kì vùng đất nào khác vì “các cây nhục
đậu khấu phải được ngửi thấy mùi của biển còn các loại cây đinh hương thì phải
được nhìn thấy biển”[85; 209]. Công dụng của đậu khấu được biết đến rất muộn,
phải đến thế kỉ X người Ai Cập mới sử dụng chúng. Và chính người Trung Quốc
phải đến thế kỉ XV mới biết cách sử dụng loại gia vị này. Họ chủ yếu nhập đậu
khấu ở quần đảo Maluku thông qua vai trò trung gian của các thương nhân Java.
Các cơn gió mùa cũng tạo điều kiện để các thương nhân tiếp cận với thị
trường Java. Khi gió Tây bắt đầu thổi, các thương nhân nước ngoài từ Malacca bắt
đầu cuộc hành trình đến Java. Cùng lúc đó, các thủy thủ ở các quần đảo hương liệu
của Java, sau khi đã đưa đến các loại gia vị sẽ bắt đầu cuộc hành trình từ các cảng
của Java về Maluku. Hai hành trình này diễn ra cùng một thời điểm và cùng một
hướng gió Tây. Vì thế, khi thương nhân nước ngoài tới Java thì thủy thủ Maluku đã
trở về quần đảo cách đó khoảng 1.600 km về phía Đông. Đến khi gió Đông bắt đầu
thổi, thủy thủ Maluku đưa gia vị từ quần đảo đến Java thì các thương nhân nước
ngoài cùng lúc khởi hành từ Java về Malacca. Điều này đưa lại lợi nhuận lớn cho
các thủy thủ Java với vai trò là trung tâm phân phối gia vị.
Chính những điều kiện trên khiến cho Java có sự phát triển một nền kinh tế
toàn diện, cả về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Sản xuất nông nghiệp:
Nằm trong khu vực Đông Nam Á gió mùa với điều kiện khí hậu thuận lợi đã
đưa nông nghiệp thành nền kinh tế chủ đạo của khu vực nói chung và Indonesia nói
riêng. Vấn đề quan trọng nhất trong nông nghiệp là ruộng đất. Về danh nghĩa ruộng
đất thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước nhưng thực tế vẫn là của địa phương.
Nông dân địa phương được chia ruộng đất để cấy cày, hàng năm nộp thuế cho nhà
nước. Để đảm bảo cho quyền sở hữu ruộng đất tối cao của mình, các vua đã thi
hành một số chính sách và biện pháp như: phong lại ruộng đất cho quan lại phục vụ
cho triều đình (từ trung ương đến địa phương) tuỳ theo công trạng của họ.

22
Tài liệu về ruộng đất ở Java do Rây-phơ-lit viết mặc dù phục vụ cho mục đích
thống trị của chính sách thực dân Anh nhằm thay chân Hà Lan nhưng đã giúp ích
rất lớn trong việc tìm hiểu quan hệ ruộng đất ở Indonesia.
Chính quyền phong kiến trung ương khẳng định quyền sở hữu ruộng đất tối
cao của nhà nước vì vậy chế độ sở hữu ruộng đất tư không có điều kiện phát triển.
“Người dân Java chưa có khái niệm về tư hữu tài sản ruộng đất” [21; 132]. Lúc
này chế độ công xã nông thôn tồn tại phổ biến, quan niệm về tư hữu đất đai chưa
phát triển, bọn phong kiến khôn ngoan đã giữ quyền chi phối ruộng đất, nắm lấy tư
liệu sản xuất cơ bản của nông dân để bóc lột. Những ruộng đất trong làng xã là của
chung, mọi thành viên trong công xã đều được hưởng quyền phân một mảnh đất.
Việc phân chia ruộng đất thường tổ chức vào cuối vụ mỗi năm, cũng có nơi vài năm
mới chia lại một lần.
Đối với nông dân, là thành viên công xã mỗi người đều được phân chia đất
ruộng. Số lượng đất đai được phân tuỳ theo số lượng đất đai khống chế của làng xã.
“Một thôn có chừng 5 - 6 dung (Jung) tương đương với 50 đến 100 mẫu Anh (acre).
Mỗi nông dân được chia chừng 1, 2 mẫu Anh” [21; 135]. Họ có quyền quản lí ruộng
đất ấy trong một năm hay vài năm. Các khâu sản xuất do họ tự liệu và đến thu
hoạch theo định mức tô đem nạp đến cho thôn trưởng. “Số tô nạp thường chiếm 1/2
thu hoạch trở lên đến 3/4”[42; 135].
Tô hiện vật là hình thức chủ yếu của cách bóc lột phong kiến Indonesia:
“Ruộng nước (Sawah) nộp từ 1/4 - 1/2 thu hoạch; ruộng khô, đồng màu (Tegal) nộp
từ 1/5 - 1/3 thu hoạch” [21; 135]. Ngoài ra nông dân công xã còn phải gánh vác
những nghĩa vụ lao dịch nặng nề, phải tham gia lao dịch xây dựng các công trình
thuỷ lợi, đường xá, cầu cống. Tệ hại hơn là nông dân phải lao dịch cho bọn địa chủ
trưởng thôn, phải tết lễ khi bọn chúng có việc ma chay hay cưới xin. “Nhiều nơi có
những gánh vác tuỳ tiện, nông dân phải mừng lễ ngày sinh, cưới xin cho con cái
bọn quan lại, chức sắc, thổ hầu. Đó là chưa kể những gánh nặng có chút ít lợi cho
nông dân như đắp đường, làm cầu, đào mương đập, những việc phúc lợi chung”
[21; 135].

23
Dưới vương triều Majapahit, quan hệ công hữu ruộng đất là phổ biến song chế
độ tư hữu ruộng đất cũng đã xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Ở vùng Sunda,
vùng phía Tây đảo Java, ở Bali quyền tư hữu ruộng đất đã là một hiện thực xã hội
“nông dân có thể đem đất đai truyền lại cho con cháu, có thể tiến hành phân chia
đất đai mà các quan lại chính phủ không có quyền can thiệp. Những kẻ sở hữu đó
có quyền bán nhượng đất đai của mình” [21; 136]. Những người nông dân vùng
này chỉ phải đem một phần thu hoạch của mình nộp cho thủ lĩnh.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi giải thích về tình hình sở hữu ruộng đất
đặc biệt này, tựu chung lại, các học giả đều dựa vào tính chất riêng biệt của vị trí địa
lí để giải thích. Một là, đây là một vùng đất rừng chưa khai khẩn, muốn cày cấy
được người nông dân phải bỏ ra một sức lao động khá lớn. Những ràng buộc của
phong kiến và bóc lột phải được nới rộng hơn để nông dân có đủ thu nhập bù vào
sức lao động bị tiêu hao. Hai là, trên quan điểm kinh tế, bọn thống trị phong kiến
muốn mở rộng thu nhập kinh tế của mình thì phải nhân nhượng đối với nông dân.
Có như vậy họ mới chịu khai phá những vùng đất mới. Cùng với những lí do trên,
trong điều kiện giao thông lúc đó, thực tế chính quyền phong kiến nhiều khi cũng
khó bề vươn tới được các vùng này.
Người nông dân tư hữu này về hình thức quan hệ có tiến bộ hơn. Họ có quyền
tự do hơn, sức sản xuất có phần được giải phóng, không phải lo mảnh đất sẽ phải
chuyển nhượng ngay vụ tới mà sẽ yên tâm đầu tư cải tạo đất đai tăng thu nhập. Tuy
nhiên sự vất vả vật lộn với thiên nhiên, với khí hậu rừng núi, những gánh vác lễ tết
đối với các tù trưởng làm cho đời sống của họ cũng gặp rất nhiều khó khăn không
khác gì những người nông dân tá điền.
Ngoài ra một hiện tượng sở hữu ruộng đất đặc biệt được thừa nhận trong thời
kì này là đất đai tặng cho những người thân thích của nhà vua, cho các thân vương,
các sủng thần. Những vùng đất đai này được coi là “của riêng” có thể truyền lại cho
con cháu, có thể đem bán nếu được các Suntan đồng ý. Tất cả đất đai đều thuộc
quyền sắp đặt của nhà nước nhưng “đất đai tặng cho các gia đình hoàng tộc, những
sủng thần, thân vương và các tù trưởng có công. Đất Pusaka tặng cho thân thích

24
của Suntan được coi như là của riêng có thể truyền lại cho con cháu, có thể bán
nhưng phải được Suntan đồng ý” [21; 137]
Công tác trị thuỷ là một vấn đề quan trọng đối với một đất nước thiên về sản
xuất nông nghiệp. Các triều đại trước đó đã có nhiều cố gắng trong việc trị thuỷ
nhằm phát triển đất nước. Dưới thời Airlangga, nhờ có quyền lực tập trung trong
tay, tiềm lực kinh tế vững mạnh, ông đã củng cố được mạng lưới thuỷ lợi lớn để
phát triển nông nghiệp lúa nước. Bia kí năm 1037 của Airlangga cho biết: nhà vua
đã cho đắp một con đê lớn (một công việc mà từ trước đó chưa có một nhà vua nào
làm được) [9; 71]. Năm 804, một con đê được đắp và một dòng kênh được đào để
nối liền sông Hariging với dòng kênh lớn Canton chảy từ núi Kelut rồi đổ vào sông
Brantas ở Kectomono. Năm 921, dưới sự bảo trợ của vua Tuludong (919 - 921), con
đê được củng cố thêm và giờ đây vững chắc đến nỗi có thể tồn tại vĩnh viễn cho tất
cả mọi người ở vùng đồng bằng phía Đông Daha.
Công tác thủy lợi cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của các vua Majapahit.
Năm 1350, vua đã cho làm lại con đê đã được làm từ năm 804, vì nó không còn đủ
sức để cản được lũ lụt vào mùa nước. Sau khi làm lại, con đê rất vững chắc và có
thể tồn tại vĩnh cửu. Bia kí Hiringing cho biết, sau khi khánh thành, hội lễ dòng
kênh được tổ chức suốt ba ngày liền. Một ngôi đền lớn được xây dựng ở ngay
thượng nguồn sông Hiringing trên núi Kelut để ghi nhớ sự kiện này. Nhà nước cũng
bổ nhiệm những viên quan chuyên trách để kiểm soát hệ thống tưới tiêu như ở
Đông Java, nhà nước nhận thấy rằng “việc kiểm soát nguồn nước của hệ thống nông
nghiệp dựa vào địa phương dường như không được xem là nhân tố cốt lõi dù rằng
các nhà cầm quyền ở phía đông Java đã xây dựng mạng lưới thủy lợi cho họ để
kiểm soát tốt hơn việc sản xuất nông nghiệp” [84; 189].
Ở miền Đông Java có nhiều “hồ tắm” được xây dựng. Những hồ tắm này được
xây dựng để thờ thần núi và là trung tâm thờ phụng hệ thống thuỷ lợi, đồng thời
cũng là nơi tiến hành các nghi lễ liên quan đến nước.
Sự quan tâm của nhà nước đối với nông nghiệp như vậy đã lí giải vì sao vào
nửa cuối thế kỉ XIII, ở Indonesia đã hình thành những vùng chuyên sản xuất lúa gạo.

25
Cho đến thế kỉ XVI, Đông Nam Á có ba loại hình sản xuất nông nghiệp chính là:
canh tác nương rẫy trên sườn núi thấp, gieo hạt trên những đồng bằng ngập lũ và gieo
trồng trên những cánh đồng được cày bừa và có hệ thống thuỷ lợi. Java có cả nguồn
nhân lực và đất đai màu mỡ để canh tác chuyên sâu loại hình thứ ba được gọi là loại
hình canh tác Sawah. Những cánh đồng trồng lúa màu mỡ tươi tốt ở dọc vùng duyên
hải phía Bắc vùng Mataram, duyên hải Đông Java xung quanh Surabaya - Majapahit
và trên cao nguyên Malang. Nền nông nghiệp Sawah tạo ra một nguồn năng suất cao
hơn không chỉ đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn dùng để buôn bán trao đổi.
Những sản phẩm này được trao đổi rộng rãi trên thị trường trong nước giữa các nước
hải đảo. Lúa gạo là sản phẩm chính của quốc gia để đổi lấy hương liệu. “ Để có
hương liệu, thương nhân Java phải đem gạo của mình và hàng của nước ngoài vào
những vùng sâu hoặc sang các đảo khác để đổi” [8; 84].
Như vậy, dưới vương triều Majapahit nông nghiệp đã rất phát triển. Trên cơ sở
điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ, đất nước được thống nhất, nhà nước quan tâm
đến nông nghiệp càng tạo điều kiện để nền kinh tế này được phát triển. Thị trường
được mở mang, giao lưu thuận lợi, sản phẩm nông nghiệp không chỉ dùng ở mức tự
cấp tự túc mà đã trở thành hàng hoá mang ra thị trường để trao đổi, buôn bán. Sản
phẩm nông nghiệp ở các vùng vừa là lương thực, vừa là mặt hàng để đổi lấy hương
liệu. Hơn nữa, thủ lĩnh ở các vùng lúa gạo cũng cần mở rộng quan hệ thương mại
với các cảng để củng cố địa vị của mình, vì vậy nông nghiệp rất có điều kiện và
nhiều nguồn kích thích phát triển.
+ Sản xuất thủ công nghiệp:
Thủ công nghiệp ở Indonesia thời kì này cũng có điều kiện để phát triển. Có
hai bộ phận sản xuất thủ công: nhà nước và tư nhân. Trước đó, cư dân ở đây đã biết
chế tạo công cụ lao động bằng sắt, làm lịch và một số nghề thủ công truyền thống
như: rèn, đóng thuyền, làm đồ sắt, đồng, dệt, tơ lụa và các phẩm phục của triều
đình,… Bước sang thế kỉ XIII, thủ công nghiệp được cải tiến với kĩ thuật cao hơn,
chế tạo vũ khí, làm những vương ấn bằng vàng, xây dựng đền đài, cung điện.

26
Ngôi đền Panataran là một công trình kiến trúc khổng lồ, mang tầm vóc của
một ngôi đền trung ương đã được xây dựng trong thời kì này. Phù điêu của ngôi đền
mô tả toàn bộ nội dung sử thi Ramayana.
Cũng trong thời kì này, cung điện nhà vua được xây dựng khang trang, to đẹp.
Nhà văn Mã Hoan của Trung Quốc đã mô tả cung điện nhà vua trong cuốn “Danh
lam thắng nhã” như sau: “Cung điện nhà vua có tường gạch cao ba đến bốn trượng,
chu vi hơn 200 bộ, trong đó cửa to, sạch sẽ, nhà cửa có lầu cao 3,4 trượng, có lát
ván, trên trải chiếu vỏ hay đan bằng mây” [29; 11].
Điều này cho thấy, nghề thủ công đã phát triển và có một đội ngũ thợ thủ công
có tay nghề cao. Hơn nữa quan hệ giao lưu buôn bán giữa các vùng mở rộng cũng
tạo điều kiện cho việc phát triển của các nghề thủ công.
Nghề đóng thuyền thời kì này cũng khá phát triển, nó không chỉ phục vụ cho
việc chinh chiến mở rộng lãnh thổ mà còn dùng để chuyên chở hàng hoá. Và đặc biệt
đã xuất hiện những thuyền chở khách. Nghề đóng tàu thuyền rất phát triển đã giúp
cho “Indonesia dễ dàng đi qua các vùng trong nước và đi tới các bờ biển của Trung
Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Ba Tư, Ả rập và Đông Phi bằng những con tàu
được sản xuất trong nước với đủ mọi kích cỡ” [80, 2-3]. Ngành công nghiệp đóng tàu
mọc lên ở rất nhiều nơi của Indonesia, trong đó Banjarmasin đã đóng được rất nhiều
những con thuyền lớn, Sumatra đã sản xuất ra “những con tàu tuyệt vời với ba cột
buồm” và vương quốc Jaoa (Java) là “những con tàu Junco lớn với 4 cột buồm” [80;
8]. Cùng với những tàu thuyền được sản xuất trong nước, ở Java cũng xuất hiện rất
nhiều tàu thuyền từ các nước. Điều này cho thấy, nghề đóng tàu rất phát triển và vì
vậy, hoạt động đối ngoại cũng có những thuận lợi mới.
Ngành thủ công nghiệp truyền thống có nhiều điều kiện thuận lợi để hoạt động
và phát triển. Quan hệ giao lưu buôn bán mở rộng, những sản phẩm mà họ làm ra
không chỉ phục vụ cho nhu cầu tự cung tự cấp mà đã có thể đem ra trao đổi buôn bán
trên thị trường. Những người thợ thủ công nghiệp cũng đóng một vai trò quan trọng
trong xã hội, trong sự phát triển của quốc gia mà Ai Đích có nhận xét chính xác rằng:

27
trong xã hội phong kiến, giai cấp cơ bản đã sáng tạo ra tài sản và văn hoá là nông dân
và thợ thủ công.

28
+ Thương nghiệp:
Vương triều Majapahit có một nền thương mại phát triển mạnh. Thương mại
là ngành kinh tế cơ bản của đất nước. Mạng lưới buôn bán tiếp tục được phát triển
và mở rộng. Có thể nói, nó chính là động cơ thúc đẩy mọi ngành sản xuất phát triển
theo. Thời kì này, nhà nước có chính sách ngoại giao và thương mại mềm dẻo và
tích cực trong việc sử dụng vị trí địa lí vô cùng thuận lợi của mình. Đó chính là một
trong những lí do khiến cho Indonesia thời kì này trở thành một trung tâm thương
mại thế giới.
Thời kì này trung tâm thương mại của Indonesia là Java. Thương mại dưới
vương triều này phát triển cả về nội thương và ngoại thương. Các mạng lưới buôn
bán được mở rộng thêm để có thể liên kết các nội thị với các bờ biển ở Java. Thóc
gạo là sản phẩm chính của Java dùng để đổi lấy hương liệu. Thóc gạo từ nội thị theo
các đường bộ (tuyến ngang) đổ về các bến sông, rồi thuyền bè xuôi theo các dòng
sông (tuyến dọc) đưa gạo tới các hải cảng. Đến lượt mình, các mặt hàng ngoại quốc
lại theo tuyến ngược lại, ngược theo các chiều dọc rồi toả ngược theo các chiều
ngang để đưa đến với các nội thị. Vào giữa thế kỉ XIV, tác phẩm Nagarakertagama
đã nói tới các con đường dọc ngang tấp nập từng đoàn xe bò chở tới các bến sông.
Mạng lưới đường bộ chỉ tập trung vào mùa khô còn mùa mưa thì việc đi lại gặp khó
khăn: “Trên tất cả các tuyến đường, mưa đổ như trút khiến việc đi lại rất vất vả. Ở
những đoạn đường trơn, dốc, xe cộ chỉ va vào nhau mà hỏng” [9; 84]. Do vậy mà
phần lớn thóc gạo của Java được chuyển từ các vùng sâu xa ra các hải cảng bằng
đường sông, còn các mặt hàng ngoại thì lại ngược đường sông đến các vùng xa.
Thương mại không chỉ là nguồn thu nhập kinh tế quan trọng mà còn là động
lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ở Java phát triển và khai thác các nguồn nguyên
liệu ở các đảo khác. Để trao đổi, buôn bán với bên ngoài, Java phải có nguồn
nguyên liệu dồi dào. Thế nhưng nơi sản xuất ra hương liệu không phải là Java. Vì
vậy, để có hương liệu Java phải có thóc gạo để trao đổi. Chính sự phát triển ngoại
thương đã biến cả đế chế Majapahit thành một guồng máy hoạt động ăn ý: Java sản
xuất ra lúa gạo; các đảo khác trồng và khai thác hương liệu; hệ thống đường xá,

29
sông ngòi, các cảng biển, cảng sông là mạch máu lưu thông hàng hoá; triều đình
đứng ra tổ chức buôn bán.
Quan hệ buôn bán của vương triều Majapahit đối với bên ngoài tiếp tục phát
triển. Vương triều này có quan hệ buôn bán với Đại Việt, Trung Quốc, Ấn Độ,… ở
những mức độ khác nhau do phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng quốc gia. Hoạt động
giao thương đã đưa lại cho triều đình một nguồn thu không nhỏ trong việc làm môi
giới cho các thương nhân ngoại quốc tiếp cận với thị trường nội địa ở Java và các
đảo khác.
Dưới vương triều Majapahit, nền kinh tế Indonesia đã có điều kiện thuận lợi
để phát triển, trong đó nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng
một hệ thống cơ sở vất chất kĩ thuật và đứng ra tổ chức nền kinh tế. Nông nghiệp
phát triển đã đưa nơi đây trở thành một đất nước xuất khẩu các nguồn nguyên liệu,
đặc biệt là lúa gạo. Bên cạnh đó, thương mại là ngành kinh tế chủ đạo đã đem lại
một nguồn lợi lớn cho đất nước, trở thành một đế chế thương mại.
Do sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế thương mại nên trong thời gian trị vì của
vương triều Majapahit, tiền tệ đã có sự phát triển mạnh mẽ để làm phương tiện trao
đổi buôn bán và lưu thông chủ yếu ở Java. Có hai loại thuế là pamihos và amugia
chủ yếu được thu bằng tiền mặt. Điều này chứng tỏ tiền tệ đã phát triển trong kinh
tế của Java. Triệu Nhữ Quát - người đại diện ngoại thương của Trung Quốc ở cảng
Tuyền Châu đến đây và cho biết: “Ở Java người ta sử dụng những đồng tiền hợp
kim đúc bằng bạc, thiếc, chì, đồng có lỗ xâu thành từng xâu một: cứ 70 đồng tiền
trong một xâu có giá trị tương đương với một taen vàng” [9; 87]. Sang thế kỉ XV,
Mã Hoan cũng cho biết, các nước ở Đông Java, Bắc và Nam Sumatra (Palembang
và Lamuri) dùng tiền đồng rất nhiều. Vì thế, tiền đồng không chỉ từ Trung Quốc,
mà còn từ Châu Âu chảy qua Trung Á, Ấn Độ để tới Java. Việc sử dụng vàng, bạc,
tiền đồng trong buôn bán ở Java rộng rãi đến nỗi các du khách Châu Âu, trong đó
có Marco Polo cho rằng “Java là nơi giàu có trên mặt đất” [9; 87].
Như vậy, nền kinh tế của vương triều Majapahit là một nền kinh tế phát triển
khá toàn diện. Với một vị trí địa lí thuận lợi đã đã điều kiện cho Majapahit có thể

30
vừa tiến hành sản xuất nông nghiệp và thực hiện vai trò của một quốc gia thương
mại. Sự phát triển của nền kinh tế chính là cơ sở tạo nên sự thịnh vượng và hùng
mạnh cho vương triều Majapahit, đưa quốc gia này trở thành một quốc gia giàu có
hàng đầu trong khu vực như Marco Polo đã nhận xét: “(Java) giàu có một cách
khác thường, nơi sản xuất ra tất cả các loại gia vị,… thường xuyên có một số lượng
tàu bè khổng lồ và thương nhân đến buôn bán các hàng hóa quý giá mà nhờ đó, họ
đã thu về nguồn lợi khổng lồ. Kho báu của hòn đảo này thực sự là quá lớn để miêu
tả” [84; 208].
Qua sự trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế Majapahit đã đặt ra những nhu cầu và cơ sở cho quan hệ đối ngoại phát
triển, thể hiện qua những nội dung chủ yếu sau:
1. Giống như các phong kiến phương Đông, vương triều Majapahit hình thành
và phát triển trên cơ sở kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế nông nghiệp và các hoạt động sản xuất thủ công cùng với một vị trí
địa lí thuận lợi đã tạo điều kiện để vương triều Majapahit thúc đẩy ngành kinh tế
thương mại phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế - nhất là
kinh tế thương mại đã đặt ra những yêu cầu cho vương triều Majapahit, đòi hỏi nhà
nước phải vững mạnh, tập trung quyền lực để quản lí đất nước, hình thành nên một
thị trường thống nhất, rộng lớn để tạo mọi điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Trong khi đó, hình thành trên một địa bàn nhỏ bé của hạ lưu sông Brantas chỉ có thể
tạo điều kiện cho việc sản xuất ra nguồn lúa gạo đáp ứng được nhu cầu hàng ngày
của con người. Còn các tiểu quốc đảo xung quanh như: Maluku, Timor, Sumatra,…
lại có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hương liệu có giá trị cao và đáp ứng
được nhu cầu của thị trường thế giới về các loại mặt hàng khan hiếm này. Do đó, để
phát triển được nền thương mại nội địa và trở thành một tuyến đường thương mại
quốc tế quan trọng, vương triều Majapahit thấy rằng cần phải tiến hành mở rộng
lãnh thổ để có thể chủ động trong khai thác các nguồn gia vị quý giá tham gia vào
nền kinh tế quốc tế. Hơn nữa, sự phát triển của ngành kinh tế ngoại thương dẫn tới
nhu cầu phải mở rộng thị trường và tiến hành quan hệ buôn bán với bên ngoài, đặc

31
biệt là những trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản,…
cũng như với các nước trong khu vực. Điều này đòi hỏi nhà nước Majapahit phải
biết thực hiện các biện pháp đối ngoại để tiến hành các hoạt động kinh tế thương
mại cũng như ngoại giao với các nước để các mặt hàng của Java có thể trở thành
một mặt hàng quan trọng, thiết yếu trên thị trường thế giới.
2. Cùng với sự phong phú về các loại sản vật địa phương và sự chuyên môn
hóa giữa các vùng đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nội thương ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, nếu muốn biến Majapahit thành một thị trường trung gian, với đa dạng
các loại hàng hóa thì đòi hỏi vương triều Majapahit phải có chính sách cởi mở, tạo
ra một môi trường hấp dẫn đối với các thương nhân nước ngoài để họ đến buôn bán.
Nhu cầu phát triển nền kinh tế thương mại cũng như thúc đẩy các hoạt động kinh tế
nội thương đã chi phối đến chính sách đối ngoại của vương triều Majapahit. Ngoài
những vấn đề phải mở rộng lãnh thổ để tranh chấp những vùng đất giàu có thì
vương triều Majapahit cũng phải thực hiện chính sách mở cửa, thiết lập quan hê
buôn bán, tạo mọi điều kiện cho thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở
Majapahit.
3. Sự phát triển của các ngành kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp đã tạo
ra nhiều sản vật. Tuy nhiên, “với một nguồn dân số chưa đến 4 triệu người” [80; 3]
thì những sản phẩm tạo ra đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ của đất nước. Điều này đặt
ra yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại để tìm kiếm đối tác, thị trường tiêu thụ các
sản phẩm dư thừa. Trong quá trình ấy, vương triều Majapahit cần phải xác định
những đối tác nào cần những nguồn hàng của mình để chúng trở thành những mặt
hàng thiết yếu.
4. Sự phát triển của tiền tệ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động
trao đổi buôn bán, mở rộng thị trường. Cho đến các thế kỉ X-XIII, chúng ta đã có
thêm nhiều bằng chứng về sự đa dạng của hệ thống tiền tệ ở Java khi chúng được
đúc bằng vàng và được lưu hành trên khắp hòn đảo, sang tận Bali và từ thế kỉ XI
sang tận Sumatra và bán đảo Malay. Sự tiêu chuẩn hóa về khối lượng và giá trị đo
lường cũng là một bước tiến bộ quan trọng của nền kinh tế Java. Sau đó, hệ thống

32
giá trị còn được quy đổi giữa tiền vàng và tiền bạc, giữa tiền đồng của Trung Hoa
với tiền Java. Sự phát triển này cho thấy, Java là một trong các trung tâm dẫn đầu về
phát triển hệ thống tiền tệ và trao đổi, buôn bán cả nội thương và ngoại thương.
Ngoài các loại tiền nội địa thì còn có cả tiền ngoại nhập rất lớn trên đảo Java. Điều
này đã được chứng minh trong các cuộc khai quật khảo cổ học, các nhà khoa học đã
thấy có rất nhiều tiền của Trung Hoa trên khắp các khu vực từ thế kỉ X-XV. Điều
này cho thấy, sức hút của hòn đảo Java trong giai đoạn phát triển thương mại tự do
nhờ vào nguồn cung cấp gia vị dồi dào của nó.
Như vậy, sự phát triển của nền kinh tế với những nhu cầu phát triển của nền
kinh tế thương mại đã tác động và là nhân tố quyết định đến chính sách đối ngoại
của vương triều Majapahit, đòi hỏi nhà nước phải có những điều kiện về thị trường,
chính sách và phương pháp quản lí để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo nên sự
hưng thịnh cho vương triều.
1.2.1.2. Nhân tố chính trị - xã hội
Về chính trị:
Sau khi thiết lập được chính quyền, Vijaya đã tiến hành xây dựng bộ máy nhà
nước nhằm ổn định tình hình đất nước, mở rộng lãnh thổ và thống nhất các đế chế
đảo. Cấu trúc bộ máy nhà nước của vương triều này vẫn được xây dựng trên nền
tảng của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền kiểu phương
Đông. Căn cứ vào cuốn Nagarakertagama, Pigeaud đã chia chính quyền Majapahit
thành bốn cấp: Nhà vua và hoàng gia, Những chuyên viên tư vấn của Hội đồng
hoàng gia (còn gọi là Yuvaraja), Hội đồng Bộ trưởng và những người thống trị ở
các tỉnh.
Nhà vua và hoàng gia:
Đứng đầu nhà nước là vua có uy quyền tuyệt đối, tập trung, tập hợp xung
quanh mình một bộ máy quý tộc quan lại quan liêu tạo nên một hệ thống chính
quyền từ trung ương đến địa phương được tổ chức tương đối chặt chẽ. Bộ máy nhà
nước đó có trọng trách thực hiện ba chức năng: chức năng tài chính nhằm bóc lột
nhân dân trong nước bằng cống nạp và nộp thuế; chức năng tổ chức và chỉ đạo xây

33
dựng các công trình công cộng chủ yếu là thuỷ lợi, các công trình kiến trúc mỹ quan
và cuối cùng là chức năng tổ chức và lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm và làm
công việc đi xâm chiếm các nước khác. Thực hiện ba chức năng này nhà nước
không chỉ đảm bảo duy trì được quyền lực của mình đối với toàn bộ thần dân mà
còn là điều kiện cốt yếu để một quốc gia có thể tồn tại và phát triển.
Vua được tôn phong trong nghi thức “Abhiseka”. Trong nghi thức này, nhà
vua sẽ được ban tặng tên mới và tước hiệu hoàng gia mới tượng trưng cho một môn
phái tôn giáo. Sự thần thánh hóa vương triều là yếu tố đảm bảo cho quyền thống trị
của nhà vua. Mặc dù vậy, ông ta cũng bắt buộc phải thống trị theo Sastras, đặc biệt
là Manu Smritri (Bộ luật Manu).
Những người kế vị được nhà vua chọn ra từ những người con của mình. Họ sẽ
được đào tạo và tham gia vào chính quyền. Những người con của vua thường là
thành viên của Hội đồng hoàng gia và được cử đi để quản lý các tỉnh, thường là
Tumapel và Daha. Nếu như họ còn quá trẻ để thống trị đất nước khi vua cha mất thì
người mẹ sẽ tham gia vào công việc triều chính thay cho con.
Những chuyên viên tư vấn của Hội đồng hoàng gia
Hội đồng này được đặt với cái tên là “Bhattara Sapta Prabhu” còn gọi là
“Bảy hoàng thân cấp cao” (the Seven Lord Princes). Họ được bày tỏ quan điểm
của mình và có quyền được bầu vào các Hội đồng.
Hội đồng Bộ trưởng
Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là Tể tướng, là những người mang tước hiệu
“Mahapatih” hoặc “Amanku-bhumi”. Họ là những người có vai trò rất lớn, là
những công cụ thực sự để quản lý chính quyền. Những tước hiệu Bộ trưởng khác
như: “Arya-adhikara”, “Nayapati”, “Vrddamantri”, “Yuvamantri”, “Ahhikara”,
“Vagmimaya”, “Kesadari”, “Juru”.
Chính quyền nói chung được chia thành 3 cơ quan chính thức:
Thứ nhất: Rakryan Mahamantri Katrini. Đây là cơ quan lãnh đạo cấp cao bao
gồm ba Bộ trưởng. Họ là những người có nguồn gốc quý tộc và có vai trò truyền tải
những hướng dẫn của chính quyền về các cấp thấp hơn của bộ máy hành chính.

34
Cơ quan này bao gồm: 1)“Rakryan mantri-i-Hino” thường dành cho người
thừa kế của nhà vua, họ là những người có mối quan hệ thân thiết với nhà vua và
được nắm giữ quyền để ban ra các sắc lệnh liên quan đến các vấn đề của nhà nước.
2)“Rakryan mantri-i-Halu” và “Rakryan mantri-i-Sirikan”. “I Hino” và “I Halu”
là những tước hiệu cao và có uy tín. Chức năng của hai Bộ trưởng cấp cao “I Halu”
và “I Sirikan” vẫn còn là một bí ẩn chưa được giải đáp.
Thứ hai: Rakryan Mantri-ri-Pakirankiran là Hội đồng Bộ trưởng tiến hành
việc quản lý hàng ngày. Họ cùng với vua xác định các chính sách quan trọng của
nhà nước bao gồm chiến tranh hay hòa bình. Cơ quan này bao gồm 6 Bộ trưởng
được gọi là “Panchanagaras”.
“Patih”: Bộ trưởng đứng đầu là “Mahapatih”. Họ thực hiện vai trò như
những lãnh tụ cao cấp của vương triều, thực hiện việc giám sát và kiểm soát toàn
thể chính quyền.
“Tumengun” là những người chỉ huy trong quân đội, nhiệm vụ quan trọng
nhất là bảo vệ cho hoàng gia.
“Demung” là các quan thị thần, đảm trách sự yên ổn trong nước.
“Ranga” là những người làm nhiệm vụ giữ trật tự và luôn trợ giúp cho
Tunmengun.
“Rakai Kanuruhan” là những người chuyên trách về các phương tiện giao
thông liên lạc như: đường xá, bến phà,…
“Mandala Sarvajala” là những thượng tướng hải quân.
Thứ ba: Dharmmadhyaksa chuyên trách về các vấn đề tôn giáo, bao gồm 7
linh mục Saivist và 2 tu sĩ Phật giáo “Upapattis”. Những vấn đề tôn giáo được
hướng dẫn riêng từng phần do “Dharmmadhyaksa ring Kaisaiwan” (linh mục
Shivaist Hindu cao nhất của Nhà nước) và “Dharmmadhyaksa ring Kasogatan” (tu
sĩ Phật giáo cao nhất của Nhà nước). Cả hai đều thực hiện vai trò như những người
bảo vệ luật pháp tôn giáo của từng tôn giáo và thực thi công lí. Trong những vấn đề
tôn giáo, họ chỉ đứng sau nhà vua và đảm bảo rằng nhà vua thống trị đất nước theo

35
Manu Smriti. Ngoài ra còn có Hội đồng tư vấn bao gồm những người lớn tuổi trong
gia đình hoàng gia được gọi là Bhattara Saptaprabhu.
Những người thống trị ở các tỉnh:
Theo Negarakertagama, vương triều Majapahit trong thế kỉ XIV có khoảng 20
tỉnh, bao gồm: Kabalon, Tumapel (Singosari), Daha (Kediri), Sinhapura,
Tanjungpura, Kambanjenar, Kahuripan, Pajan (Surakarta), Wengker (Madium),
Matahun (Yogyjakarta), Virabhumi, Paguhan, Kalin, Mataram, Lasem, Pawanawan,
Pakembanan, Pamotan, Kalingapura, Jagaraga [65; 277].
Các tỉnh này đều nằm dưới quyền kiểm soát của nhà vua và hầu hết ở miền
Trung và Đông Java. Khi chính quyền được phân quyền quá lớn về các địa phương
thì những người quản lý ở các tỉnh được gọi là “Bhre” hay “Bhatara” sẽ được thừa
hưởng mức độ tự trị. Những người thống trị ở các tỉnh nắm giữ cả sức mạnh của
nhân dân và sức mạnh quân đội. Họ phải chịu trách nhiệm trong việc tham gia vào
các sự kiện của hoàng gia, và hơn nữa, khi có yêu cầu phải huy động lực lượng
quân đội để đáp ứng việc ổn định đất nước cũng như chống giặc ngoại xâm thì các
địa phương phải luôn sẵn sàng tham gia cùng nhà vua.
Quan lại ở các tỉnh phải thực thi các nhiệm vụ giống như ở chính quyền trung
ương. Tuy nhiên, về mặt hành chính, để huy động nguồn lực đầu tư vào các cơ sở ở
địa phương thì các địa phương chủ yếu lấy từ nguồn lợi nhuận thương mại và các
loại thuế đất đai mà không nhận được nguồn hỗ trợ nào từ chính quyền Trung ương.
Họ sử dụng nguồn tài chính thu được vào những nhu cầu cần thiết của địa phương
và cũng phải đóng góp cho những nhu cầu, chi phí sinh hoạt của hoàng gia.
Mỗi tỉnh lại được chia ra thành rất nhiều huyện. Họ được gọi là “Akuwu”.
Việc bổ nhiệm các quan chức ở huyện là do tỉnh chỉ đạo. Hỗ trợ cho các quan ở
huyện là những chuyên gia gọi là “Bekel”, họ sẽ thực thi nhiệm vụ theo phong tục
và truyền thống ở từng địa phương.
Như vậy, theo cách phân chia của Pigeaud, chúng ta thấy rằng, cấu trúc bộ
máy nhà nước của vương triều Majapahit đã có sự hoạt động nhịp nhàng từ trung
ương đến địa phương và được phân cấp, phân ngành khá rõ ràng. Cũng như các

36
nước phương Đông cổ trung đại khác, vương triều Majapahit cũng thiết lập chế độ
quân chủ chuyên chế. Điều này được thể hiện qua cách thức tổ chức bộ máy nhà
nước, cách thức cai trị và các nghi thức của triều đình.
Nhà vua là người đứng đầu đất nước, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho nhà
vua, tập trung xung quanh vua và có nhiệm vị cai quản quần chúng nhân dân là khối
quan lại quý tộc được tổ chức chặt chẽ theo hai cấp: chính quyền trung ương và
chính quyền địa phương. Họ là những người thường được chọn ra nhờ có mối quan
hệ với gia đình hoàng gia hơn là khả năng chính trị và quản lý của mình.
Ở cấp trung ương là bộ máy quan lại trực tiếp dưới vua, nắm những chức vụ
cao nhất trong triều đình, đứng đầu các quan tập hợp lại thành hàng ngũ quan đại
thần. Mặc dù chức năng nhiệm vụ và nội dung hoạt động của các quan này khác
nhau nhưng họ là những quan cận thần, người cố vấn chủ chốt và thực hiện những ý
đồ to lớn của nhà vua.
Dưới hàng ngũ quan đại thần, ở trung ương còn có bộ máy quan liêu gồm các
hàng quan lại có đặc quyền, đặc lợi khác nhau, phụ trách các ngành, các bộ khác
nhau như: tư pháp, quân sự, kinh tế, văn hoá đảm bảo cho sự vận hành của toàn bộ
đất nước.
Chính quyền trung ương như một hình chóp thứ bậc với vua ở đỉnh cao nhất.
Trật tự hoàng gia “từ trên xuống”, trước hết là hai thư kí riêng của nhà vua
(Rakryanmomahumen) rồi tiếp đến là năm bộ trưởng với các tước hiệu Rakryan
Mapatih hay Mahamantra. Các vị bộ trưởng thực hiện mệnh lệnh của nhà vua, sau
đó là các vị bộ trưởng các cấp thấp hơn. Ngoài ra còn có các phát ngôn viên của các
vị bộ trưởng, họ được tham gia vào tất cả những thủ tục và các nghi lễ với tư cách là
người thay thế các bộ trưởng.
Ở cấp chính quyền địa phương đều có quan lại đứng đầu chia theo cấp hành
chính cụ thể. Dưới vương triều Majapahit có một số lớn nước chư hầu. Một số nước
chư hầu như Sumatra phải cống nộp cho chính quyền trung ương và phải chịu để
chiến thuyền của Majapahit canh phòng bờ biển của họ. Nhưng trên thực tế, các
nước chư hầu này tự do hành động. Phần lớn các nước chư hầu, kể các các quốc

37
vương chỉ là những lãnh chúa địa phương, cai quản một vùng nhỏ. “Hoặc là một tù
trưởng đã làm cho người khác phải nhìn nhận quyền thế của mình. Vị lãnh chúa
này đại diện cho đoàn thể xã hội của ông và che chở tình trạng thống nhất và các
tập quán của đoàn thể ấy. Lúc đầu quyền thế của ông không di truyền; ông được
giúp sức bởi những người trẻ hơn, và cũng tập làm nghề chúa dưới sự hướng dẫn
của ông; khi vị lãnh chúa địa phương trở nên già yếu, một trong những người trẻ
ấy dần dần nắm lấy quyền thế. Khi quyền lãnh chúa trở nên di truyền, lãnh chúa ấy
là một vị vua”[2; 150]. “Hoặc lãnh chúa địa phương là dòng dõi một nhà buôn Mã
Lai đã từ bán đảo Mã Lai, Sumatra hay Java tới lập thương điếm trong một đảo
của quần đảo. Họ đã thiết lập một đội thị vệ, đã bắt thuyền bè qua lại nơi đây phải
trả thuế lưu thông, và cũng đã thu thuế thân trên dân chúng địa phương. Sức mạnh
của lãnh chúa như thế tuỳ thuộc ở con số các căn cứ thương mại mà ông ta kiểm
tra” [2; 150].
Hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương được nhà vua trực tiếp tuyển
chọn và bổ nhiệm dưới những hình thức khác nhau như: tiến cử, nhiệm cử hoặc
khoa cử. Tuy nhiên, những người nắm chức vụ cao đều do các thành viên trong
hoàng gia đảm nhận. Prapanca đã mô tả rất hay về chính quyền Java. Đó là “các
thành viên trong hoàng gia đảm nhận các chức vụ quan trọng. Cha của vua xử lí
các công việc tư pháp, thuế vụ và phân loại dân cư. Chú của vua giám sát hoạt
động canh nông và bảo dưỡng cầu đường” [15; 158].
Hệ thống quan lại này được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất
phục vụ cho vương quyền. Tầng lớp này được gắn kết, ràng buộc, đảm bảo sự trung
thành của nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau: bằng sự thần thánh hoá vương
quyền, nâng cao quyền tối thượng của nhà vua; bằng những quy tắc, tiêu chuẩn đạo
đức; bằng pháp luật hiện hành; song chủ yếu là bằng những đặc quyền đặc lợi mà
họ được hưởng.“Chính quyền trung ương nắm quyền chủ sở hữu tối cao đối với
ruộng đất và ráo riết giữ để phần lớn đất đai thu thuế phải thuộc quyền sử dụng
của nhà nước và quan lại” [13; 67]. Hay nhà vua có tục đưa vào hậu cung của họ
con gái của tất cả các đại địa chủ nhằm mục đích đảm bảo lòng trung thành của họ.

38
Đơn vị tổ chức kinh tế xã hội Indonesia là làng xã - Đesa - tổ chức công xã
nông thôn. Đây là tổ chức biểu hiện cho sự không phát triển về kinh tế của chế độ tư
hữu. Người đứng đầu thôn là Bukan hay Lurat. Chức vụ này có nơi do trên chỉ định
từ những người có quyền thế trong vùng, cũng có những nơi do dân cử theo tập
quán. Tuy nhiên chức vụ này thường được cha truyền con nối. Thế lực kinh tế,
quyền uy xã hội, nếp sống gia trưởng làm cho chức vụ thôn trưởng trở thành một
vấn đề quan trọng của một dòng họ. Những người đứng đầu thôn này thực chất là
địa chủ phong kiến lớn nhất trong thôn xã, chịu trách nhiệm trước chính quyền về
nghĩa vụ kinh tế xã hội của làng xã như: chỉ huy việc phân chia đất đai và thu tô
trong thôn. Đồng thời họ cũng có quyền dành cho mình một phần đất, phần này ít
hay nhiều tuỳ thuộc vào ngạch quan của y và vị trí kinh tế vùng cai quản. Y có
quyền giữ mảnh đất tự phân suốt thời kì tại chức (thường là suốt đời), song phải
đóng tô về hình thức như những thành viên khác trong công xã nhưng trên thực tế
thì họ đều lợi dụng quyền hành của mình bắt nông dân nộp thay.
Ngoài ra, còn có tổ chức quân đội, luật pháp làm công cụ, phương tiện nhằm
duy trì quyền lực tập trung của chính quyền trung ương. Ở thời kỳ đỉnh cao trong
việc thực hiện nhiệm vụ mở rộng lãnh thổ của đất nước, vương triều Majapahit có
khoảng 30.000 lực lượng quân đội thường trực. Quân đội được tổ chức chủ yếu theo
chế độ nghĩa vụ binh dịch bắt buộc. Tất cả các trai tráng đến tuổi trưởng thành đều
được xung vào lính trong một thời gian nhất định tuỳ theo thời chiến hay thời bình.
Trật tự quốc gia được duy trì bằng hệ thống tư pháp. Patih và Wahuta chịu trách
nhiệm duy trì an ninh, Nayaka và Pratyaya chịu trách nhiệm thu tiền thuế ruộng đất.
Lực lượng quân đội sẽ được huy động khi cần thiết, đặc biệt là lực lượng từ các địa
phương và các lãnh thổ phụ thuộc. Tuy nhiên, mức độ trung thành của lực lượng
quân đội được tăng cường thêm thì chính quyền hoàng gia không thể kiểm soát
được. Do việc quản lí đất nước trên một diện rộng nên phần lớn lực nguồn lực quân
đội bổ sung thêm này thường hướng về các lãnh chúa của họ hơn là dành cho chính
quyền trung ương. Đây là một thực tế làm cho các khu vực tự trị thường đem quân
để giành quyền độc lập khi có các điều kiện thuận lợi.

39
Trong thời kì cầm quyền của Rajasanagara (1350-1389), một bộ luật do quan tể
tướng Gaja Mada soạn thảo đã được ban hành mà thời sau này vẫn được áp dụng một
phần. Mặc dù những tư liệu viết bộ luật này rất hiếm hoi, nhưng có thể nói, Maja
Mada là linh hồn của vương triều Majapahit, một vị tướng tài ba. Ông là người có vai
trò to lớn trong việc thống nhất đất nước bằng vũ lực và tài ngoại giao của mình và
cũng là một người có tầm nhìn lớn về các chính sách đối nội đã có thể khẳng định
rằng bộ luật mà ông soạn thảo sẽ bao trùm trên các lĩnh vực của đồi sống xã hội.
Trong bộ luật quy định “nhiệm vụ của cảnh sát và đếm số lượng các gia đình, giao
các nghề nghiệp cố định cho các tầng lớp dân cư; nêu các quy định về quà biếu cho
các quan lại và các tổ chức ngoan đạo, duy trì quân đội, bảo vệ canh tác và sở hữu
đất đai, thuế nộp cho nhà vua, quy định mức thuế và các hình thức dịch vụ lao động”
[15; 158]. Sức sáng tạo quá lớn đến mức sau khi ông mất, nhà vua đã phải cử tới bốn
vị quan thượng thư mà vẫn chưa đảm trách hết các công việc của ông. Ông đã tổ chức
lại chính quyền trung ương, tiến hành điều tra dân số, đăng kí điền địa, chăm lo đến
công việc cầu cống, đường xá, hệ thống thủy lợi. Trong một bức thư thông điệp gửi
cho các vị trưởng làng, vị kiến trúc sư của vương triều Majapahit có nhắc nhở: “Hãy
trung thành phụng sự thần linh và vua của mình, hãy làm mọi việc để đem lại phúc
lợi cho xóm làng, hãy chăm lo cầu cống, đường xá, đền miếu và những cây thiêng để
ruộng đồng luôn tươi tốt ! Hãy chú ý đừng để nước chảy đi và đừng để dân phải bỏ
làng quê đi tìm những nơi sống tốt hơn” [16; 35].
Qua sự trình bày trên, chúng ta thấy rằng, hệ thống chính trị của vương triều
Majapahit đã có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, có sự thống nhất từ trung ương
đến địa phương mang đầy đủ những đặc điểm của một quốc gia phong kiến trung
ương tập quyền, mọi quyền hành trong tay nhà vua, dưới vua là hoàng thân, quý
tộc, tăng lữ và quan đại thần, thời kì đỉnh cao có quan tể tướng Gaja Mada. Ngoài
ra, còn có đội ngũ quan lại và các thủ lĩnh địa phương do nhà vua bổ nhiệm, quan
lại phụ trách buôn bán ở các hải cảng. Nhà nước cũng xây dựng hệ thống quân đội,
văn bản pháp lý và có các chính sách tiến bộ. Đây chính là những điều kiện rất
thuận lợi cho những người đứng đầu đất nước thực hiện được các nhiệm vụ đề ra.

40
Hệ thống chính trị ổn định là cơ sở và nhu cầu cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại,
thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau:
1. Trước nhu cầu mở rộng lãnh thổ, khẳng định vị thế của đất nước đòi hỏi nhà
nước đó phải có một có một nguồn nội lực hùng mạnh. Nguồn sức mạnh bên trong
này chính là có một nền chính trị ổn định, từ vua đến quan phải có sự nhất trí trong
việc thực hiện mục tiêu đề ra. Một khi có sự nhất trí cao độ trong hệ thống chính
quyền thì sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho hoạt động đối ngoại đạt kết quả cao
nhất. Đồng thời, nó cũng tạo ra một vị thế của vương triều trong quan hệ với các
nước khác, giúp nhà nước luôn chủ động mở rộng các mối quan hệ và có những đối
sách hợp lí.
2. Sự phát triển đội ngũ quân đội hùng mạnh không những để duy trì an ninh
trong nước mà còn tạo nên uy thế để tiến hành các hoạt động chiến tranh bành
trướng ra bên ngoài. Đây là nhân tố rất quan trọng trong việc thực hiện quan hệ đối
ngoại để khẳng định uy thế của đất nước. Vương triều Majapahit bao gồm rất nhiều
các nước chư hầu, mỗi nước lại có một lực lượng quân đội riêng. Do vậy, một đất
nước ổn định, có sự nhất trí từ trung ương tới địa phương là điều kiện rất cơ bản để
tập hợp mọi nguồn lực để thực hiện chính sách đối ngoại có kết quả.
3. Thêm nữa, trong mối quan hệ với các nước, để có thể được các nước tôn
trọng, thì đòi hỏi nhà nước đó phải thật sự thịnh vượng về kinh tế và sự ổn định về
chính trị, cách thức quản lí nguồn nhân lực chặt chẽ; tiềm lực quân sự hùng hậu với
lực lượng được huấn luyện quy củ và sẵn sàng huy động khi có chiến sự; vị trí của
nhà vua với thần dân trong nước luôn được đề cao,… là những điều kiện để
Majapahit luôn luôn khẳng định được vị thế của mình. Do vậy, để thể hiện uy lực,
đồng thời cũng là để bảo đảm cho sự tồn tại của mình, nhà nước Majapahit luôn
thực hiện nhiều chính sách khác nhau để đạt được mục đích.
Như vậy, trong quan hệ đối ngoại với các nước, một nền chính trị ổn định tạo
ra những tiền đề cần thiết để có thực hiện nhiều đối tượng quan hệ khác nhau trong
những hoàn cảnh khác nhau. Nền chính trị ổn định là cơ sở để vương triều
Majapahit chủ động trong việc đề ra các đối sách ngoại giao giao hợp lí, không chịu

41
sự chi phối và tác động từ bên ngoài. Đồng thời, nhà nước Majapahit còn có thế
thực hiện đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ.
Về xã hội:
Xã hội phong kiến Majapahit cũng giống như các quốc gia phương Đông khác
là đều có giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Trong xã hội Java, kẻ cầm quyền là
giai cấp thống trị bao gồm các vua chúa sống trong các cung điện, bọn quý tộc, tăng
lữ và tộc trưởng (viên chức và quan lại). Cơ sở quyền lực của giai cấp phong kiến là
quyền chiếm hữu ruộng đất, và quyền chiếm hữu có hạn về nông dân.
Giai cấp thống trị: “Vua là người có quyền uy tối cao, có quyền bổ nhiệm
nhân viên chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương để xử lý các vấn đề
thuộc quân đội, tòa án, ngân khố và kho lương” [1, 24]. Vua là người có quyền lực
rất mạnh cả thần quyền và vương quyền. Nhà vua là người sở hữu ruộng đất tối cao
trong cả nước và cũng là người có thể nâng các loại thuế theo nguyên tắc 1/6 hoa lợi
thu hoạch ruộng lúa, có quyền kêu gọi nông dân để làm những công việc lao dịch,
quyền sát phạt những kẻ phạm tội và đặt ra các loại hình phạt. Bên cạnh đó, vua
cũng phải thực hiện trách nhiệm đối với thần dân của mình, trước hết nhà vua phải
đảm bảo cho thần dân chống lại thiên tai hoặc những tai hoạ do con người gây ra
trong đó chiến tranh là chủ yếu.
Quan lại, quý tộc: do nhà vua bổ nhiệm nhưng nhà vua chỉ có quyền lực trực
tiếp với bộ phận nhỏ của lãnh thổ đất nước mình, phần còn lại thuộc quyền bọn
quan lại và quý tộc đại diện nhà vua. Họ là giai cấp được hưởng nhiều đặc quyền
đặc lợi. Bộ phận chủ yếu của quan lại đều xuất thân từ những người trong hoàng
tộc. Phần lớn các chức vụ quan trọng trong triều đình hay ở các tỉnh đều do vua cử
ra trong số những người thân thích của mình. Một số chức vụ thấp kém khác ở
trung ương và nhất là ở địa phương mới giao cho những viên quan không có trong
hoàng tộc. Tầng lớp này thừa hành chức vụ theo lệnh vua và được hưởng lộc vua
ban, lấy chủ yếu từ số thuế thu của nhân dân. Họ có nhiệm vụ thu sản phẩm của
nông dân cho bản thân mình và cho chính quyền trung ương dùng. Tuy nhiên, tầng
lớp này đã lợi dụng chức vụ của mình để sách nhiễu nhân dân về sản phẩm và lao

42
dịch cao hơn mức thông thường để thu được những nguồn lợi lớn hơn và đây là một
tầng lớp rất giàu có. Nhưng họ vẫn hoàn toàn gắn quyền lợi, cuộc sống và phục
tùng vào một ông vua nhất định như đối phó với chiến tranh, lo việc thu thuế và làm
tôn giáo. Thay mặt nhà vua, bọn quan lại và quý tộc thừa hành công cụ của chính
phủ, xử án và thảo ra luật pháp.
Giai cấp bị trị: bao gồm: nông dân, thợ thủ công và nô lệ. Nông dân là người
trực tiếp lao động, làm mọi nghĩa vụ với nhà nước. Nhà nước phong kiến là của
riêng của bọn địa chủ dùng để duy trì chế độ bóc lột phong kiến. Nghĩa vụ của nông
dân đối với nhà nước là phải nộp sản phẩm lao động của mình là thóc gạo, nghĩa là
thuế theo tỉ lệ vào khoảng 1/6 thu hoạch. Ngoài việc phải chịu đựng nghĩa vụ bóc
lột phong kiến nặng nề thì người nông dân lại còn bị đàn áp về chính trị nữa. Họ
phải nộp sản phẩm cho bọn quan lại quý tộc, thêm nữa là phải lao động không công
như: làm xâu, làm lao dịch… Họ buộc phải lao động để xây dựng các cung điện,
đền đài, đào sông và xây đập, nếu trong thời kì chiến tranh thì họ phải đóng góp đến
tột cùng thậm chí phải đi lính để giành chiến thắng. Như vậy, người nông dân
không có bất kỳ quyền lợi chính trị hoặc tự do cá nhân nào cả. Xã hội phong kiến
dựa trên quyền chiếm hữu ruộng đất của bọn địa chủ trong khi nông dân làm việc
như những nông nô (những người nông dân “thuê” ruộng đất). Ruộng đất là tư liệu
sản xuất cơ bản của xã hội đều bị bọn địa chủ phong kiến chiếm hữu. Sự bóc lột về
kinh tế và đàn áp chính trị trên một quy mô rộng lớn là nguyên nhân chính làm cho
nền kinh tế và sinh hoạt xã hội của người nông dân Indonesia hết sức thấp kém. Để
thoát khỏi tình trạng đó, họ cần phải đứng lên đấu tranh để giành quyền sống cho
chính mình.
Trong xã hội phong kiến “giai cấp cơ bản sáng tạo ra tài sản và văn hóa là
nông dân và thợ thủ công”[1, 26]. Cùng với người nông dân, tầng lớp thợ thủ công
có vai trò rất lớn trong xã hội. Họ thường sống ở khu vực thành thị, làm việc trong
các xưởng thủ công của nhà nước hoặc là các xưởng tư nhân. Nghề nghiệp được
truyền thụ theo kiểu gia đình cha truyền con nối. Trong thời kì vương triều
Majapahit, nghề đóng thuyền và nghề gốm sứ khá phát triển và những người thợ thủ

43
công có vị trí xã hội cao. Họ cũng phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước
hay nộp một khoản tiền theo quy định của nhà nước.
Tầng lớp nô tì : là những người bị bắt trong các cuộc chiến tranh hoặc phải
làm nô lệ vì nợ. Họ là những người không có quyền tự do phục vụ chủ yếu trong
cung điện của các gia đình hoàng gia và đền miếu. Chế độ nô lệ ở Java phát triển từ
thế kỉ thứ ba nhưng cũng như các quốc gia phương Đông chế độ nô lệ không phát
triển, họ không tạo ra cơ sở kinh tế cho xã hội mà chỉ là sự sở hữu của các gia đình.
Sự áp bức bóc lột là nguyên nhân dẫn đến những cuộc khởi nghĩa của nông
dân, thợ thủ công,… chống lại triều đình phong kiến bởi nghĩa vụ tô thuế nặng nề
và những cuộc đàn áp về chính trị. Ngay từ thế kỉ VIII và IX, thời kì trị vì của
vương quốc Mataram đã nổi lên những cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình; thời
vương quốc Kediri (đầu thế kỉ XIII) dưới sự lãnh đạo của Ken Angrok đã giành
được thắng lợi; cuộc khởi nghĩa của nông dân chống lại vương triều Singosari cuối
thế kỉ XIII và tiếp nối truyền thống, vào thế kỉ XIV và XV đã có rất nhiều cuộc khởi
nghĩa chống lại vương triều Majapahit. Các cuộc khởi nghĩa này dù bị thất bại
nhưng nó đã phản ánh mong muốn thoát khỏi những gánh nặng về kinh tế và chống
lại những đàn áp chính trị phong kiến.
Bên cạnh đó, là một quốc gia có nền thương mại phát triển những người chở
phà có vai trò đặc biệt quan trọng và có vị trí cao trong xã hội. Theo bản “Hiến
chương năm 1351”, những người chở phà không phải nộp thuế nông nghiệp cho
chức sắc địa phương mà hoàn toàn độc lập về mặt chính trị và xã hội đối với chính
quyền sở tại và liên hệ trực tiếp đối với triều đình [9; 85]. Như một tầng lớp xã hội
độc lập, những người chở phà có vị trí trong các nghi thức tôn giáo do vua tiến hành
và được phép tham dự lễ hội Caitra. Họ được phép tổ chức chọi gà, đánh cờ bạc, lập
dàn nhạc cồng. Họ chỉ phải nộp một loại thuế là pamugia (thuế lễ hội) bằng tiền
mặt, hoa và đồ dệt thẳng cho triều đình.
Vào thời vương triều Majapahit, ở Java còn xuất hiện một lớp người chuyên
môn khác. Bản hiến chương của Biluluc (ở phía Tây Bắc Majapahit) cho biết ở đó
có 8 loại cư dân: 1) Những người bán muối; 2) Những người buôn đường cọ; 3)

44
Những người buôn bán thịt; 4) Những người thợ tẩy vải (tẩy trắng); 5) Những người
thợ nhuộm chàm; 6) Những người chủ xay thầu dầu để làm dầu; 7) Những người
làm mì; 8) Những người thợ nung vôi [9; 86].
Khác với những người chở phà, những người thợ này phải nộp thuế không
phải trực tiếp cho triều đình mà cho các “thủ lĩnh buôn bán” thông qua việc mua lệ
phí (tiban). Ví dụ, những người buôn bán muối và đến làm muối phải nộp thuế
pamugia hàng năm là 300 đồng và lệ phí hàng tháng (pagaramen) là 7 ku (1 ku bằng
1/100 của một đồng) [9; 86]. Chỉ vào những dịp lễ hội hàng năm, những người làm
muối hoặc những người nơi khác muốn đến các nơi khai thác muối mới được tự do
khai thác miễn thuế trong những ngày này.
Trong bản hiến chương còn nhắc đến một loại thuế mới gọi là pamihos mà các
thương nhân và những thợ địa phương phải nộp cho các thủ lĩnh buôn bán trong 13
trường hợp sau: 5 trường hợp gắn với các công việc của gia đình như sinh con, cưới
xin, ma chay,… có tổ chức những nghi thức đặc biệt; 7 trường hợp liên quan đến
các công việc của dòng họ và một trường hợp liên quan đến công việc của cả cộng
đồng [9; 86]. Các thủ lĩnh mua bán phải nộp một phần số thuế pamihos và lệ phí
tiban cho triều đình, còn một phần giữ lại để duy trì hoạt động mạng lưới thu thuế.
Các nhà buôn nước ngoài sống trong các cộng đồng riêng rẽ của họ ở các khu
vực buôn bán của các hải cảng hoặc sinh sống ở kinh đô. Mỗi cộng đồng có một
người đứng đầu, đại diện cho các thành viên của cộng đồng đó tại các toà án địa
phương và giao dịch với các nhà chức trách.
Như vậy, thành phần xã hội của vương triều Majapahit khá đa dạng. Ngoài
những thành phần dân cư như ở các nước truyền thống ở khu vực Đông Nam Á
như: quan lại, nông dân, thợ thủ công,… do có nền kinh tế thương mại phát triển đã
xuất hiện thêm một tầng lớp xã hội mới là những người chở phà có những quyền
hạn và vai trò nhất định trong xã hội. Ngoài ra còn có các nhà buôn nước ngoài đến
sinh sống hình thành nên những cộng đồng dân cư mới sống chan hoà với những
người bản địa.

45
Sự đa dạng của các tầng lớp trong xã hội tạo điều kiện cho sự phân công lao
động một cách rõ ràng, với sự chuyên môn hóa cao. Đây chính là những cơ sở quan
trọng cho việc mở rộng quan hệ đối ngoại đạt hiệu quả, biểu hiện ở các khía cạnh sau:
1. Trong quan hệ đối ngoại, nhà vua có quyền quyết định tối cao. Chính quyền
trung ương nắm vai trò chủ đạo trong việc lựa chọn các đối tượng quan hệ, định ra
các chính sách đối ngoại phù hợp điều kiện lịch sử và điều kiện của mỗi nước. Đối
với vương triều Majapahit, việc buôn bán chỉ có thể thực hiện khi nhà vua cho
phép. Là thương nhân chủ yếu, nhà vua có quyền mua trước tất cả các hàng hoá.
Việc mua và bán chỉ có thể thực hiện thông qua các quan chức của nhà vua. Quan
phụ trách cảng của nhà vua, tức là Shahbandar, giám sát tàu bè nước ngoài, các khu
chợ do người nước ngoài sử dụng, phân cho họ các khu hàng, kiểm tra việc cân
đong đo lường và đúc tiền, và phân xử các tranh chấp liên quan đến thuyền trưởng
hay thương nhân.
2. Trong xã hội Java xuất hiện rất nhiều các tầng lớp chuyên trách về một lĩnh
vực cụ thể. Ví dụ như, người nông dân và thợ thủ công đóng vai trò quan trọng
trong việc tạo ra các mặt hàng trao đổi; những người chở phà làm công việc chuyên
chỏ hành khách và hàng hóa; ngoài ra, còn rất nhiều tầng lớp chuyên môn trong lĩnh
vực buôn bán,… Với sự chuyên môn hóa ngành nghề tạo điều kiện để đầu tư có
hiệu quả và sản xuất ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, có thể cung ứng nhanh
chóng những đòi hỏi của thị trường. Đây là điều kiện rất quan trọng cho một quốc
gia có tham vọng trở thành một trung gian trong trao đổi hàng hóa.
Như vậy, sự ổn định về tình hình chính trị - xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của
nền kinh tế là một nguồn nội lực quan trọng tác động đến quan hệ đối ngoại của
vương triều Majapahit, giúp cho các vua Majapahit có thể chủ động trong việc thực
hiện các mối quan hệ đối ngoại của mình.
1.2.2. Nhân tố khu vực và thế giới
Trên phương diện quan hệ đối ngoại, tiềm lực của đất nước đóng vai trò hàng
đầu trong việc thiết lập mối quan hệ với các nước bên ngoài. Tuy nhiên, điều kiện
khách quan bên ngoài cũng là một yếu tố quyết định hiệu quả đối với mối quan hệ

46
đó. Do vậy, bên cạnh yếu tố nội lực, bối cảnh khu vực và Thế giới trong thế kỉ XIII
- XVI là một cơ sở hết sức quan trọng trong việc hình thành quan hệ đối ngoại của
vương triều Majapahit.
Nhân tố khu vực:
Trong giai đoạn từ thế kỉ XIII - XVI là một giai đoạn có rất nhiều những biến
động lớn đối với các quốc gia Đông Nam Á. Các quốc gia hùng mạnh trong thời
gian này như: Ayuthaya, Malacca, Mianma,… là những quốc gia mới hình thành và
đang trong quá trình phát triển; cũng có những quốc gia vẫn giữ được một nền
chính trị ổn định và phát triển như: Đại Việt, Lan Na; cũng có nhiều quốc gia trong
khu vực sau một thời gian phát triển đã trở nên suy yếu như: Campuchia,
Sukhothay, Champa. Nhìn chung, đánh giá một cách tổng quát về giai đoạn này thì
đây là giai đoạn phát triển thịnh đạt của các quốc gia Đông Nam Á, mặc dù vẫn có
những sự khác biệt trong quá trình phát triển của các quốc gia.
Thế kỉ XIII - XVI chứng kiến sự ổn định và hưng thịnh của Đại Việt trên mọi
mặt: chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị, Đại Việt
đã vượt ra khỏi sự khủng hoảng vương triều Lý 20 năm đầu thế kỉ XIII, thiết lập
vương triều mới và củng cố chế độ trung ương tập quyền dưới triều đại nhà Trần, đưa
đất nước vào giai đoạn ổn định và phát triển. Sức mạnh của Đại Việt hội tụ và biểu
hiện trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi. Thắng lợi
của Đại Việt đã góp phần làm suy yếu thế lực của quân Mông Nguyên, làm thất bại
mưu đồ biến Đại Việt thành bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống các nước khu vực
Đông Nam Á, góp phần duy trì và giữ vững nền hòa bình, ổn định của toàn khu vực.
Đến thế kỉ XV, nhà Lê chiến thắng giặc Minh, khôi phục được nền độc lập dân tộc và
đưa Đại Việt phát triển lên đỉnh cao mới của chế độ phong kiến.
Vương quốc Sukhothay ra đời vào thế kỉ XIII và đã phát triển cực thịnh dưới
thời Rama Kamheng với những biểu hiện như: chinh phục được hầu hết các tiểu
quốc ở vùng thượng và hạ lưu sông Chao Phraya, chiếm một phần đất của
Campuchia, mở rộng sang cả bán đảo Malay. Cùng với Đại Việt và Sukhothay,
Majapahit ra đời trong thời gian này đã đóng một vai trò to lớn như Giáo sư Lương

47
Ninh đã nhận xét: “Vươn tới đỉnh cao của nó và của cả loài người trong một giai
đoạn đáng quý và hiếm hoi trong lịch sử Đông Nam Á” [47; 65]. Tuy nhiên, sau một
thời gian phát triển, vương quốc Sukhothay dần suy yếu và chúng ta chứng kiến sự
phát triển của vương quốc Ayuthaya.
Sau một thời kì phát triển rực rỡ dưới vương triều Angkor, đến đầu thế kỉ XIII,
Campuchia bị suy yếu mất dần những vùng lãnh thổ phụ thuộc bên ngoài. Trong
suốt hơn một thế kỉ tiếp theo, các vua Campuchia hầu như không tổ chức một cuộc
chiến tranh xâm lược nào ra bên ngoài, cũng như không tiến hành xây dựng một
công trình lớn nào. Ngược lại, Camphuchia liên tiếp chịu sự tấn công của người
Siam, phải dời chuyển kinh đô nhiều lần. Những thế kỉ tiếp theo, Campuchia gần
như kiệt quệ, mất thế tự chủ. Những cuộc tranh chấp quyết liệt quyền kế vị đã làm
cho Campuchia lâm vào khủng hoảng chính trị sâu sắc.
Champa là quốc gia tiêu biểu cho sự phát triển nhanh và suy yếu sớm ở khu
vực. Sau khi cùng với Đại Việt đánh đuổi giặc Mông Nguyên xâm lược, Champa đã
có những bước phát triển nhanh chóng. Không những Champa có quan hệ buôn bán
với các nước phương xa mà còn thiết lập cả quan hệ ngoại giao rộng rãi nữa.
Champa đã nhiều lần đem quân chống Đại Việt và có hai lần tấn công đến tận kinh
thành Thăng Long, vào cướp bóc và cướp phá làm cho triều đình Đại Việt phải vất
vả chống đỡ, vua Trần phải mấy phen rời bỏ kinh thành, đem của cải cất giấu đi nơi
khác. Nhưng từ thế kỉ XV, Champa đã có những biểu hiện suy yếu, về cơ bản, lãnh
thổ của Champa trở thành một bộ phận của Đại Việt.
Đối với các nước khu vực hải đảo như Srivijaya sau một thời gian phát triển
tới đỉnh cao cũng ngày càng trở nên suy yếu, nhiều tiểu quốc có xu hướng biệt lập.
Sumatra cũng phân rã thành tám nước, mỗi nước là một vương quốc riêng và Đạo
Hồi đã được truyền bá ở những nước đó. Sang nửa sau thế kỉ XIV, Sumatra ngày
càng trở nên sa sút hơn đến nỗi mà Minh sử đã ghi rằng: “ngày càng nghèo đến nỗi
không cống nạp được nữa” [37; 141].

48
Nhân tố quốc tế:
Trong thời gian từ cuối thế kỉ XI sang thế kỉ XII, trên thế giới hình thành xu
hướng độc chiếm đường buôn bán trên biển. Chẳng hạn như, người Ý chi phối vùng
phía Đông Địa Trung Hải, người Hồi giáo ở phía Tây Ấn Độ Dương, ở biển Đông
lúc này vị trí đó thuộc về người Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc có một vị trí
đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á cho đến tận thế kỉ XIX.
Từ cuối thế kỉ XI, thị trường Trung Quốc dần sống lại. Biến đổi quan trọng
nhất là sự hưng thịnh của các đô thị ở Trung và Nam Trung Quốc. Sự phát triển đó
cần tới các hoạt động buôn bán trên biển. Về mặt kĩ thuật: thuyền buồm lớn (Junk)
xuất hiện ở các vùng phía Nam Trung Quốc. Sức chở của loại thuyền này tăng lên
rất nhanh chóng và hải trình của chúng cũng thay đổi từ cận hải (chạy ven bờ) đến
viễn dương (đi biển xa). Hàng hoá chuyên chở cũng bắt đầu thay đổi từ những hàng
nhẹ, quý như tơ lụa sang những mặt hàng nặng như gốm sứ; từ những đồ xa xỉ
phẩm như dầu thơm sang những vật dụng đại chúng hơn như giấy.
Ấn Độ và Đông Nam Á đã có mối quan hệ với nhau từ rất sớm với những
bước phát triển thăng trầm. Trong giai đoạn tà thế kỉ X - XV, Ấn Độ có những biến
động bên trong làm cho sự lan tỏa văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài giảm hẳn. Trong
giai đoạn từ thế kỉ XIII - XVI, Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm lược thống trị lập ra
vương triều Hồi giáo Đêli. Vương triều này cũng đóng vai trò tích cực trong quan
hệ thương mại với khu vực Đông Nam Á và các thương nhân Hồi giáo Ấn Độ là
một trong những nhân tố truyền bá văn hóa Hồi giáo vào khu vực Đông Nam Á nói
chung và vương triều Majapahit nói riêng.
Một nhân tố có tác động đối với sự phát triển nền kinh tế khu vực trong thời
gian từ thế kỉ X - XIII là sự biến chuyển con đường thương mại từ cận duyên sang
viễn duyên. Điều này đã tạo ra môi trường thuận lợi cho Java phát triển các mối
quan hệ khu vực khi mà thời kì này các kĩ thuật hàng hải đã phát triển cao cùng với
các luồng thương mại đã được xác lập.
Những nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp đối với sự phát triển của Majapahit,
đặc biệt là trong việc phát triển quan hệ đối ngoại với các nước. Với khả năng thích

49
ứng cao cùng với nhưng chính sách đôi ngoại mềm dẻo, vương triều Majapahit đã
điều chỉnh mối quan hệ một cách hợp lí, bảo đảm được nền hòa bình và tự chủ của
đất nước. Những nhân tố này đã đặt ra những cơ sở và nhu cầu cho quan hệ đối
ngoại của vương triều Majapahit, biểu hiện qua những nội dung chính sau:
1. Đối với khu vực: khu vực Đông Nam Á thế kỉ XIII - XVI đã hình thành hai
xu hướng phát triển đối lập nhau, việc tồn tại các nhóm nước mạnh và nhóm nước
yếu đã tác động mạnh mẽ tới mối quan hệ giữa các nước trong khu vực. Các nước
mạnh luôn nảy sinh xu hướng bành trướng, bá chủ; còn các nước yếu thì phải hứng
chịu những tác động, sự chi phối của khu vực. Chính sự việc không thể phân định
một cách rõ ràng quá trình phát triển của các nước Đông Nam Á đã tạo ra những
thách thức cho vương triều Majapahit trong quá trình phát triển, đặc biệt là trong
lĩnh vực quan hệ đối ngoại. Đó là: Nhà nước Majapahit cần phải tỉnh táo trong việc
lựa chọn các đối tượng quan hệ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của từng nước. Với
những nước nhỏ yếu, Majapahit có thể tiến hành các hoạt động chiến tranh để bành
trướng, mở rộng lãnh thổ, tiêu biểu là các vương quốc Srivijaya, Sumatra,… Với
những nước đã từng có mối quan hệ lâu đời với Indonesia, nhà nước sẽ tiến hành
hoạt động ngoại giao hữu hảo và tiến hành các hoạt động thông thương buôn bán.
Tuy nhiên, với những nước hùng mạnh, nhà nước Majapahit cần duy trì mối quan
hệ hòa bình để tránh nguy cơ bị thôn tính.
2. Đối với nhân tố Trung Quốc: đây là một nhân tố có sự ảnh hưởng và chi
phối lớn lao đối với hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á trên cả chính trị
và kinh tế. Chính vì vậy, để tránh nguy cơ bị thôn tính, nhà nước Majapahit về cơ
bản luôn bày tỏ thái độ thần phục đối với các triều đại phong kiến Trung Quốc
nhưng lợi ích quốc gia luôn được đặt lên hàng đầu. Đồng thời, với mong muốn thiết
lập quan hệ buôn bán với một thị trường lớn trên thế giới nên Majapahit luôn cố
gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.
3. Trước sự chuyển dịch con đường thương mại từ cận duyên sang viễn dương
đã tạo điều kiện cho vương triều Majapahit phát huy lợi thế về vị trí địa lí của mình.
Tuy nhiên, khi mới thành lập, vương triều Majapahit lại nằm cách khá xa so với

50
tuyến đường hàng hải quốc tế. Vì vậy, nhà nước Majapahit đã thực hiện một chính
sách mở rộng lãnh thổ ngoạn mục để có thể nắm giữ được tuyến đường hàng hải
thương mại quốc tế và trở thành một trạm trung gian trong trao đổi đổi các mặt
hàng cần thiết.
Như vậy, bối cảnh khu vực và thế giới trong giai đoạn XIII - XVI đã chi phối
sâu sắc đến quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit cũng như tạo ra những cơ
hội và thách thức mới cho vương triều. Là làm thế nào để có thể vừa tiến hành mở
rộng lãnh thổ, phát triển kinh tế và có mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp đứng ở vị thế
hàng đầu, lại vừa có thể tránh được những cuộc chiến tranh xâm lược bị thôn tính
và những đe dọa từ các nước lớn? Điều này đòi hỏi nhà nước Majapahit phải có
những đối sách hợp lí. Sự ổn định về chính trị - xã hội, phát triển kinh tế và tiềm lực
quân sự là cơ sở quan trọng tạo nên sức mạnh nội lực để vương triều Majapahit tồn
tại, phát triển và chủ động thiết lập các mối quan hệ đối ngoại và thực hiện hiệu quả
các mối quan hệ đó trong bối cảnh đầy biến động của thế kỉ XIII - XVI. Đồng thời,
trong quan hệ đối ngoại cũng cần phải luôn đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu và
thu được những kết quả thiết thực, thúc đẩy đất nước phát triển.

51
Chương 2: QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA VƯƠNG TRIỀU MAJAPAHIT
VỚI CÁC NƯỚC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ ĐÔNG BẮC Á
(THẾ KỈ XIII - XVI)

2.1. Quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á từ lâu đã trở thành một khu vực có khả năng cung cấp một khối
lượng lớn thóc lúa, cá, các sản phẩm thủ công (vải, đồ sứ, kim khí,…) và nhất là
những sản vật thiên nhiên như: các loại gỗ quý, hương liệu, đồ gia vị, cánh kiến,
ngọc trai,… Từ thời cổ, Champa đã nổi tiếng về trầm hương; Campuchia nổi tiếng
về cá và các loại cây ăn quả; Indonesia nổi tiếng về hồ tiêu, hương liệu, dừa,…
Chính sự đa dạng về các loại tài nguyên thiên nhiên đã kích thích các nước trong
khu vực có sự buôn bán trao đổi với nhau và tiến hành các hoạt động ngoại giao.
Các nước trong khu vực Đông Nam Á mà vương triều Majapahit thiết lập
quan hệ đối ngoại bao gồm cả các nước lục địa và các nước hải đảo. Trong mối
quan hệ với các nước này không có sự đồng nhất, có những nước có cả quan hệ về
ngoại giao và quan hệ thương mại như: Đại Việt, Malacca,… lại có những mối quan
hệ chỉ diễn ra trên lĩnh vực ngoại giao như: Champa, Siam,…
2.1.1. Quan hệ với Champa
Do án ngữ một vị trí quan trọng trên con đường giao lưu quốc tế Đông - Tây,
những thuyền bè ngược xuôi trong hệ thống mậu dịch Châu Á đều phải dừng chân
nơi đây, người Chăm cũng sớm có cái nhìn đúng đắn về biển và cũng đã sớm chủ
động dự nhập mạnh mẽ vào dòng chảy của nền hải thương, sớm có những mối quan
hệ rộng rãi với các nước trong và ngoài khu vực.
Cư dân hải đảo là những người có tài đi biển cừ khôi, cuộc sống trên biển gắn
bó với đời sống hàng ngày của họ. Ngay từ cuối thiên niên kỉ thứ II - đầu thiên niên
kỉ I TCN, nhóm Nam Đảo phía Đông (Indonesia) đã sớm tung hoành trên biển Thái
Bình Dương đến Tonga, Samoa, Hawaii và New Zealand; còn nhóm Nam Đảo phía
Tây thực hiện những chuyến đi đáng kinh ngạc. Họ tới bờ biển dài của miền Trung
Việt Nam ngày nay, để sau này tạo nên nhóm Austronexia - Chàm, tới Borneo,

52
Java, Sumatra, Sulawesi. Một bộ phận cũng từ đây thiên di tới Madagaskar, nơi có
“những người bản địa Java hóa giống họ”.
Phát huy truyền thống đi biển, người Java đã đi đến nhiều vùng đất lục địa,
trong đó có Champa. Tuy nhiên, nguồn tư liệu đề cập trực tiếp về mối quan hệ giữa
Java và Champa vô cùng ít ỏi, hầu như chỉ thông qua những mô tả gián tiếp hay
những ghi chép có liên quan. Chúng ta biết chắc chắn rằng quan hệ giữa hai nước
đã từng diễn ra trên các khía cạnh ngoại giao, tôn giáo và thương mại.
Từ những nguồn tư liệu hạn chế, chúng ta thấy được rằng, quan hệ giữa hai
nước ban đầu chủ yếu là những cuộc chiến tranh cướp bóc. Từ thế kỉ VIII, các quốc
gia hải đảo trở nên hùng mạnh. Dựa vào sức mạnh thuỷ quân của người Nam Đảo,
Java đã đem quân tấn công vào các nước lục địa. Năm 774, họ đã tấn công Champa
làm cho Champa “những của báu bị mất, đền Po Nagar bị phá huỷ”[30; 45]. Mười
ba năm sau, vào đời vua thứ tư của vương triều Panduranga - Indravarman I, người
Java lại đến cướp bóc và phá huỷ một ngôi đền ở phía Tây kinh đô Virapura, không
xa thị xã Phan Rang ngày nay. Sau đó, người Java đã bắt nhiều người trong hoàng
tộc về Java làm con tin.
Xung đột quân sự xảy ra trong thời kì vương triều Miền Nam giữa Java và
Champa là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong lịch sử quan hệ của hai nước.
Giai đoạn cuối và những thế kỉ sau đó, mối quan hệ này ngày càng trở nên thân
thiện. Bi kí Java đã lưu ý đến sự có mặt của người Chăm vào những năm 762 - 831
Saka (840 - 902 Công lịch) trong hoàng cung của Kuti ở Đông Java. Bi kí cũng cho
biết về những nhà buôn người Champa, người Môn và Ấn Độ cũng từng có mặt ở
Kaladi (Java) [30; 45].
Bước sang thế kỉ X, mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước tiếp tục được duy trì.
Bờ biển Champa vẫn luôn rộng mở với những con thuyền đến từ vùng hải đảo. Một
tấm bia của Champa có niên đại 908 - 911 đã cho biết thêm về mối quan hệ thân
thiết giữa hai nước Champa và Java. Người đứng chủ tấm bia là Pokhenpilen
Rajadvara - một người trong hoàng tộc Champa. Vị quan này đã hai lần hành hương
qua Java dưới các triều vua Jaya Sinhavarman (890 - 899) và Bgadravarman II (901

53
- 910). Mục đích của chuyến đi chưa thật rõ ràng, có thể Rajadvara qua Java để
“nghiên cứu những bí mật về vương quyền của phái Mật Tông” [30; 58] đang rất
thịnh hành ở các hòn đảo lúc bấy giờ và đã được truyền vào Champa từ thế kỉ trước.
Tuy nhiên, sự xác nhận qua văn bia hai chuyến qua Java của một người trong hoàng
tộc Chăm cũng đủ để chứng minh mối quan hệ thân thiết giữa hai bộ phận cư dân
sớm có những quan hệ thường xuyên về đường biển.
Những mối liên hệ khác về tôn giáo, về nghệ thuật được diễn giải gián tiếp
thông qua ảnh hưởng của Srivijaya. G. Coedes còn đưa ra bằng chứng về cuộc
viếng thăm của một đại sứ đến Champa vào năm 992 và đưa ra nhận định: “Có lẽ
sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hoá đã có sức thu hút mạnh mẽ những nhà buôn
và những nhà đi biển đến bờ biển Chăm” [30; 59]. Trong tác phẩm “Vương quốc cổ
Chămpa” của GS Lương Ninh, nhiều nhà nghiên cứu lịch sử nói đến một giai đoạn
nghệ thuật “Java hoá” ở Champa vào thế kỉ X trong phong cách Mĩ Sơn A1. Những
hoa văn cuộn lá tròn đặc trưng trong trang trí đền Mĩ Sơn A1 như đã từng được
người nghệ sĩ tạo ra trước đó hoặc cùng với nó ở Borobudur, Kalasan trong nghệ
thuật Trung Java. J.Bosselier (1963) nhấn mạnh đến điêu khắc tả người không chỉ
“giống” Java ở vài điểm trong trang phục, ở cái búi tóc hình quả cầu của Lara
Giông Rang, mà cái chính là cách tạc tượng và cách thể hiện những hình chạm nổi
hoàn thiện “đắm mình trong sự dịu dàng, đam mê của phong cách Java”[30; 60].
Thế kỉ XIII - XIV, quan hệ giữa Champa với Java và thế giới hải đảo (thời kì
Majapahit) rất gần gũi trên cơ sở quan hệ đồng tộc, quan hệ buôn bán, quan hệ hôn
nhân giữa các ông hoàng bà chúa. Đặc biệt mối quan hệ này càng được tăng cường
trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên.
Niên giám Mã Lai Sejerat Melayu ghi về vương quốc Malacca vĩ đại ở thế kỉ
XV, chương 21 có nói đến một vị vua “đến Majapahit và cưới công chúa Radn
Galuh Ajang, sinh ra Jaknaka sau đó trở thành vua Chămpa…”[30; 93]. Có thuyết
cho rằng, niên giám ghi lại cuộc hôn nhân giữa Shinharman IV và công chúa Tapasi
thuộc bán đảo Malayu. Một số khác thì dựa trên căn cứ từ bia Posah (Champa) suy
đoán Tapasi là công chúa đảo Java, là chị gái của Kertanagara, vua Singosari và

54
đám cưới này đánh dấu sự liên minh quân sự giữa Champa với Đông Java để chống
lại cuộc xâm lược Mông Nguyên. Nếu suy đoán này là đúng thì đám cưới này có lẽ
phải có trước năm 1292. Cuối năm 1292, sau thất bại ở Champa, nhà Nguyên cử
một hạm đội xuống phương Nam tuyên bố đánh Java. Champa có nguy cơ bị quân
Nguyên mượn chỗ dừng chân để đi đánh Java nhưng Champa đã kiên quyết từ chối.
Việc từ chối không cho hải thuyền của quân Mông Nguyên neo đậu trước khi tấn
công Indonesia đã góp phần không nhỏ làm giảm sút sức chiến đấu của chúng. Như
vậy, sự liên minh này đã tạo điều kiện để hai quốc gia đánh đuổi được kẻ thù ra
khỏi đất nước và xác lập quốc gia độc lập trong khu vực. Việt sử cũng ghi chép lại,
năm 1326 (G.Maspero chép nhầm là năm 1318) Chế Năng, vua của Champa - là
con của Chế Mân và hoàng hậu Đông Java Tapasi như nhiều người phỏng đoán đã
chạy sang Java xin cầu viện, rồi sau đó xin tị nạn [37; 129].
Mối quan hệ hữu nghị này tiếp tục phát triển trong những thế kỉ tiếp theo. Thế
kỉ XIV, trong cuốn Negarakertagama của Java có đề cập đến Champa hai lần: “lần
thứ nhất (bài 15 khổ 1 dòng 4) nói đến Champa như là một người bạn của vương
quốc Majapahit [69, 34]. Lần thứ hai được ghi trong bài 83 khổ 4 dòng 2 đã nói đến
“việc Champa cùng với Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam và Siam tham
dự lễ hội ở triều đình Java” [69; 85]. Hầu hết những chi tiết này sau đó được sao
chép lại trong một tài liệu muộn hơn Hykayat Banjar (Biên niên sử Malay của
vương quốc Banjor) ở Nam Borneo. Mặc dù không đúng về niên đại, nhưng niên
giám này cho biết: “Vua của Bantan, Jambi, Palembang, Makassar, Pahang,
Pattani, Bali, Pasai, Champa và Minangkabang đều là chư hầu của Majapahit”
[30; 94]. Văn bản có liên quan nhiều nhất đến Champa là Sejarah Malayu nhắc đến
truyền thuyết về vị vua Chàm Pau Gelang “sinh ra từ hoa cau” (Harivarman IV) và
xây dựng thủ đô Bal (Chà Bàn) rồi con cháu của ông là Pau Gama (Chế Mân) tới
Majapahit cưới công chúa Radhn Galuk Ajang (Tapasi) và sinh ra Jaknaka (Chế
Năng)…[30; tr.94]. Truyền thuyết còn nói tới một thủ lĩnh quân sự lên ngôi sau Chế
Năng, được đoán là Chế A Nan dưới cái tên trong niên giám là Jak Sake [30; 94].
Những truyền thuyết được ghi lại này đều liên quan đến những sự kiện nổi bật ở

55
Champa thời kì Vijaya, đặc biệt là ở thế kỉ XIII - XIV, chứng tỏ một quan hệ khá
mật thiết giữa Champa với thế giới hải đảo thời kì này.
Trong thời kì này, Hikayat Hasanudin (lịch sử Bantan) xác nhận mối quan hệ
hôn nhân giữa hai nước. “Thông qua cuộc kết hôn của một công chúa Chàm với vua
Majapahit mà Hồi giáo được biết đến triều đình Java” [30; 95]. Người truyền giáo
là anh trai của công chúa có tên là Raden Rahmat, có vợ là một phụ nữ quý tộc
Tuban (trên đảo Java). Tuy nhiên, ta biết được rằng, trước khi Hồi giáo có mặt
chính thức ở Java, những thương nhân Hồi giáo đã buôn bán ngang dọc trên vùng
biển Champa và Java. Các tấm bia bằng đá tìm thấy ở Trowulan và Tralaya thuộc
miền Đông Java, có niên đại 1368 và 1376 được đoán là của hoàng tộc Majapahit là
những bằng chứng xác nhận sự hiện diện của những cộng đồng Hồi giáo ở Java.
Sau đó Hồi giáo lan rộng ra khắp vùng hải đảo và đến thế kỉ XV sự phát triển rực rỡ
của nó được đánh dấu bởi hai quốc gia thành thị Hồi giáo là Malacca và Acheh.
Mặc dù vậy, tất cả những sự kiện lịch sử và những truyền thuyết được ghi trong
niên giám Malay và cuốn Nagarakertagama đều góp phần chứng minh thêm cho
những mối quan hệ của Java với Champa.
Mối quan hệ thương mại giữa Majapahit và Champa chắn chắn đã diễn ra
nhưng chủ yếu thông qua những nguồn tư liệu gian tiếp. “Sự giao dịch giữa
Champa và Java bắt đầu có phần sớm hơn nhưng phải đến vương triều Majapahit
thì các mối quan hệ mới được thiết lập”[65; 637]. Điều này có lẽ đúng vì chúng ta
đã chứng kiến sự phát triển của Java cũng như mạng lưới biển Nam Trung Hoa thì
thấy rằng: Java luôn mong muốn duy trì trao đổi với Champa. Chắc chắn rằng trước
khi nhà Minh thiết lập và nắm giữ “con đường tơ lụa trên biển” Nam Trung Hoa,
mạng lưới buôn bán trên biển Đông Nam Á từ Java tới bờ Tây của biển Nam Trung
Hoa, hẳn nhiên là do những vương quốc ở đảo Java điều khiển. Những con tàu của
Champa chắc chắn là sẽ tham gia vào mạng lưới đó do vị trí địa lí thuận lợi cũng
như truyền thống về biển của mình. Đầu thế kỉ XIV, theo thống kê của K.Hall, ở
Đông Nam Á có 5 khu vực buôn bán trên biển thật sự hoạt động. Trong đó, Champa
nằm ở khu vực bao gồm bờ biển phía Đông bán đảo Malay, vịnh Siam và bờ biển

56
Việt Nam hiện nay [14; 67]. Trong các loại hàng hóa triều cống mà người Chăm
dâng lên thiên triều, đáng chú ý là có cả nhục đậu khấu. Đây vốn là mặt hàng ưu thế
của Java trong quan hệ thương mại với các nước. Vì vậy, có thể tin rằng chắc chắn
là cũng đã có các sứ đoàn Java ghé thăm các cảng biển của Champa.
Mặc dù chỉ có một nguồn tư liệu ít ỏi ghi chép về mối quan hệ của Java những
cung đã giúp chúng ta thấy được rằng, mối quan hệ giữa hai nước có sự gắn bó với
nhau bởi quan hệ đồng tộc, cùng nhau trải qua những khó khăn để chống lại giặc
ngoại xâm. Java và Champa luôn giữ mối quan hệ thân thiện giữa hai nước. Cho
đến khi vương triều hùng mạnh nhất hải đảo Majapahit suy thoái, những mối quan
hệ trao đổi buôn bán cũng bắt đầu giảm sút từ hai phía
2.1.2. Quan hệ với Malacca
Malacca là một vương quốc cảng nằm ở phía Nam của bán đảo Malay, trên eo
biển Malacca. Vương quốc này được thành lập vào năm 1400 với vai trò của
Paramesvasa - một hoàng tử Palembang thuộc quần đảo Java. Eo biển Malacca nằm
trải dài khoảng 550 hải lí, nằm giữa Malaysia, Singapore và Indonesia, nối liền Ấn
Độ Dương với Thái Bình Dương, là huyết mạch giao thông trên biển cực kì quan
trọng của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước trong khu vực Châu
Á. Trong quan hệ thương mại, nước này đã thực sự kiểm soát và làm chủ được con
đường thông thương qua eo biển Malacca. Trong gần hai thế kỉ XV - XVI, Malacca
đã đóng vai trò là trạm trung chuyển hàng hóa (entrepôt) lớn nhất của khu vực
Đông Nam Á.
Tomé Pires, một thương nhân Bồ Đào Nha, người đã sống ở Malacca thế kỉ
XVI nhận xét về thương cảng này: “Malacca là thành phố được lập nên để phục vụ
cho hoạt động buôn bán, (nó) xứng đáng hơn bất kì nơi nào khác trên thế giới vào
những lúc kết thúc của mỗi đợt gió mùa và bắt đầu một mùa khác. Malacca được
bao quanh và nằm ở vị trí trung tâm, hoạt động buôn bán và thương mại giữa các
quốc gia trải dài hàng nghìn dặm đường qua các trung gian đều phải tới Malacca”
[44, 2]. Vị trí quan trọng của Malacca trong thương mại khiến nó trở thành một địa

57
bàn tranh chấp của những thế lực lớn mạnh lúc bấy giờ nhằm giành lấy thương cảng
này như: Siam, Majapahit, Trung Quốc,…
Sau khi bị Siam thay thế vị trí ở Tumasik năm 1365, vương triều Majapahit
vẫn luôn theo đuổi mục đích tạo nên ảnh hưởng của mình ở bán đảo Malay. Vương
quốc Malacca thành lập và ngày càng phát triển trở thành một trạm trung chuyển
hàng hóa quan trọng của khu vực đã khiến Majapahit chuyển từ thái độ thù địch
sang trở thành một liên minh, trở thành những người bạn trong quan hệ trao đổi
hàng hóa. Bởi người Java nhận thấy một thực tế rằng “những nguồn lợi nhuận lớn
từ thương mại của vùng hải đảo được liên kết với những lợi ích của các nhà buôn
gia vị Ấn Độ - những người sử dụng eo biển. Chính bản thân các thương nhân buôn
bán hương liệu đã thành lập một cơ quan trung tâm ở Malacca để tham gia vào hệ
thống trung chuyển hàng hóa” [54; 156].
Thêm vào nữa, thời gian này Malacca thực sự trở thành một trung tâm thương
mại sầm uất của khu vực và thế giới. Hoạt động mua bán, trao đổi ở đây diễn ra vô
cùng tấp nập với các mặt hàng rất phong phú: “Malacca có lẽ là nơi duy nhất trên
thế giới mà người ta có thể mua dễ dàng hàng hóa Trung Quốc (đồ sứ, tơ lụa,
gương tàu), Ấn Độ (ngọc và vải bông mịn), Java và Sumatra (thóc lúa và hành, tỏi;
vàng và hồ tiêu; trâu bò và vũ khí), Tây Á và Châu Âu (hàng len), cùng các sản
phẩm địa phương và Đông Nam Á lục địa (bạc Pegu, thuốc phiện, sừng tê, ngà voi,
gỗ trầm hương, gỗ đàn hương, đá quý, hồ tiêu và hương liệu,…” [37; 145].
Chính vì vậy, các triều vua của vương triều Majapahit đã nhanh nhạy trong
việc phát huy mọi lợi thế để mở rộng quan hệ với Malacca. Mối quan hệ giữa hai
nước ngày càng bền chặt bởi mối quan hệ về lợi ích. Trong đó, quan hệ thương mại
là quan hệ chủ chốt. Pires đã miêu tả thú vị về sự giàu có của mạng lưới thương mại
giữa Indonesia và Malacca. Mặc dù sự thống kê này có vẻ đã được phóng đại lên
nhưng nhìn chung nó hoàn toàn có thể tin tưởng được. Các lộ trình và các sản phẩm
quan trọng chủ yếu trong quan hệ buôn bán giữa hai nước như sau:

58
Malacca - bờ biển phía Đông Sumatra: Vàng, long não, hồ tiêu, lụa, cánh kiến
trắng, mật ong, sáp ong, lưu huỳnh, sắt, bông, gạo và các loại thực phẩm khác, nô
lệ, những sản phẩm chủ yếu được trao đổi cho hàng dệt của Ấn Độ.
Malacca - Sunda (Tây Java): hồ tiêu, quả me, nô lệ, vàng, gạo và các loại thực
phẩm khác.
Malacca - Trung và Đông Java: gạo và các loại thực phẩm khác, hồ tiêu, quả
me, vàng, nô lệ và hàng dệt, trao đổi với các mặt hàng dệt chất lượng cao của Ấn
Độ và các loại hàng hóa của Trung Quốc.
Java - Malacca - Nam Kalimantan: thực phẩm, vàng, kim cương, vàng, long não.
Nam Sulawesi - Malacca, Java, Brunei, Siam, Bán đảo Malay: nô lệ, gạo và
vàng,…. [73; 18-19].
Từ Malacca, hệ thống thương mại của Java được kết nối với các khu vực khác
như: hướng về phía Tây đi tới Ấn Đô, Ba Tư, Ả rập, Syria, Đông Phi và Địa Trung
Hải; về phía Nam tới Siam và Pegu; về phía Đông tới Trung Quốc và có lẽ cả Nhật
Bản. Mặt hàng gia vị của Java được coi trọng trong hệ thống thương mại này.
Từ những tuyến đường buôn bán với các sản phẩm trên, có thế thấy mối quan
hệ giữa hai nước chủ yếu thông qua ba loại mặt hàng chính là: lương thực, hương
liệu và kim loại.
Vương quốc Malacca chủ yếu phát triển hoạt động thương mại còn việc sản
xuất lương thực lại gặp không ít khó khăn họ phải nhập về các loại thực phẩm từ
gạo, khoai, đậu cho tới thịt, rau, đường và các loại gia vị. Cho đến thế kỉ XVI, dân
số của quốc gia này khoảng hơn 50.000 người, nhưng bản thân vương quốc cũng
như vùng phía Nam của bán đảo Malay lại không trồng được các loại cây lương
thực nào khác ngoài bột cọ (sago). Ngoài bộ phận cư dân tham gia vào hoạt động
thương mại, số còn lại sống chủ yếu bằng nghề đánh cá, làm muối và đóng thuyền.
Malacca buộc phải nhập khẩu các loại lương thực từ gạo, khoai, đậu cho tới thịt,
rau, đường và các đồ gia vị. Trong khi đó, quốc gia ở phía Đông bán đảo Malay là
Java tuy là nơi xuất khẩu hương vị và gia vị lớn nhưng không phải là nơi sản xuất ra
mặt hàng này. Java nổi tiếng với những cánh đồng xanh tươi, phì nhiêu bởi có

59
những điều kiện thuận lợi để trồng cấy lúa gạo. Những con sông ngắn của quần đảo
Java tạo nên những đồng bằng tuy nhỏ, phân tán nhưng lại rất ẩm ướt, phì nhiêu có
thể trồng cấy hai vụ trong năm cho nên sản lượng lương thực rất lớn. Do vậy việc
mở rộng quan hệ giữa hai nước là một điều tất yếu.
Là đất nước có hoạt động buôn bán hương liệu và gia vị phát triển nhưng các
thương nhân Java còn rất giỏi về kinh doanh lúa gạo và thực phẩm. Java là nơi cung
cấp gạo và các loại thực phẩm cho Malacca cùng với Siam và vùng hạ Miến Điện.
Những thương nhân này có thể nhập khẩu gạo trực tiếp từ Java hoặc có thể thông
qua thu gom ở các quần đảo khác như: Sulawesi, Panang, Luzon để bán cho các
vùng chuyên canh cây nông ngiệp khác hay cho các thương cảng. Sau khi bán gạo ở
những thương cảng này, họ mua hương liệu và lại chở tới để bán ở các cảng khác.
Riêng với Malacca, thương nhân Java sau khi chở gạo tới đây để bán thường nhập về
những mặt hàng của thị trường Đông Bắc Á và Tây Nam Á như: gốm, vải vóc, tơ lụa,
kim loại... Theo ghi chép của Pires, trước năm 1511, mỗi năm “Java đưa từ 50 đến
60 thuyền gạo tới Malacca, ước tính khoảng 15.000 tấn gạo”[70; 23]. Ngoài gạo, hầu
như các thuyền của Java không chở thêm bất cứ thứ hàng hoá nào khác. Có thể do tại
Java, gạo là sản phẩm chính, hoặc cũng có thể do quãng đường vận chuyển xa khó
bảo quản được các mặt hàng rau, củ, quả nên họ không thể mang theo.
Như vậy, việc xuất khẩu gạo sang Malacca diễn ra khá thường xuyên. Hoạt
động này đã giúp hai quốc gia khắc phục những hạn chế về những mặt hàng còn
thiếu. Java là trung tâm cung cấp gạo chủ yếu cho Malacca từ phía Nam, còn Siam từ
phía Đông và Pegu từ phía Bắc. Trong ba trung tâm này thì Java là nơi cung cấp khối
lượng gạo lớn nhất. Mỗi năm Java xuất tới Malacca 15.000 tấn gạo, trong khi Siam là
10.000 tấn và Miến Điện là 5.000 tấn [44; 66]. Araujo, người đã ở Malacca năm
1510, cũng cho biết: trước khi bị Bồ Đào Nha xâm lược “mỗi năm có 45 thuyền gạo
lớn từ Miến Điện, 30 thuyền từ Siam, 50 - 60 thuyền từ Java và một số lượng lớn
thuyền khác từ Cromandal. Mặc dù trọng tải của thuyền khác nhau nhưng nhìn
chung mỗi thuyền đều chở được 50 tấn” [71; 77]. Mỗi năm trung bình Malacca cũng
phải nhập khẩu tới 7.000 tấn gạo để có thể đủ nuôi sống cho 50.000 cư dân.

60
Quan hệ giữa Java và Malacca còn diễn ra trong việc trao đổi buôn bán các
loại cây hương liệu. Các thương nhân Java nổi tiếng về hoạt động buôn bán hương
liệu và gia vị đến nỗi mà, tuy không phải là nơi sản xuất ra các loại cây này nhưng
trong con mắt của người Châu Âu, cái tên Java trở nên đồng nghĩa với hương liệu.
Trong khi các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các cảng thị phía Nam Đông
Dương và vịnh Siam là: quế, trầm hương, hồ tiêu, long não, tô mộc, gỗ thơm,… thì
những cảng thị ở vùng eo biển Malacca và phía Nam của Đông Nam Á lại xuất
khẩu ba mặt hàng hương liệu chủ yếu được xuất khẩu là: đinh hương, nhục đậu
khấu và hồ tiêu. Những sản phẩm này chủ yếu được trồng ở Maluku (nhục đậu khấu
bao gồm cả hạt (nutmeg) và vỏ (mace)), quần đảo Banda (đinh hương) và phía Bắc
đảo Sumatra (hồ tiêu). Sau khi thu hoạch, các sản phẩm này được lái buôn thu gom
lại và đem tới các cảng địa phương trước khi được xuất ra thị trường nước ngoài.
Trước thế kỉ XV, các mặt hàng này chủ yếu được thu mua với số lượng ít thông qua
các thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Á. Từ khi nhà Minh có lệnh “hải cấm”
thì những sản phẩm này chủ yếu được xuất sang thị trường phía Tây. Cảng biển
Malacca ngày càng phát triển trở thành đầu mối giao thương quan trọng trong vận
chuyển hàng hóa từ Đông Nam Á tới thị trường Tây Á, do đó, các thương nhân Java
đã năng động tham gia vào hoạt động này để đưa các mặt hàng gia vị tới cảng biển
Malacca.
Trước thế kỉ XVI, các thương nhân thu mua đinh hương trên quần đảo Muluku
chủ yếu là từ Java và Malacca. Họ bao gồm nhiều quốc tịch khác nhau, như người
Java, Malay, Ấn Độ hay Ả rập. Những mặt hàng này trước khi được đưa tới thị
trường phía Tây thường được tập trung tại các cảng thị Malacca và các cảng phía
Bắc Sumatra.
Có hai con đường mà các thương nhân có thể sử dụng để đi từ Malacca tới
quần đảo Muluku. Nếu như con đường từ phía Đông (đi dọc theo đường từ Borneo
tới Brunei xuyên qua biển Celebes) không mang lại lợi nhuận nhiều bởi có rất ít
thương cảng, con đường phía Tây lại được các thương nhân Malacca và Java sử
dụng để tới Maluku. Xuất phát từ Java và Malacca, thương nhân cho thuyền đi dọc

61
theo sườn Đông của Sumatra và Java để đi tới biển Banda. Tại các thương cảng của
Banda, các thương nhân từ phía Tây có thể dễ dàng thu mua đinh hương nhập về từ
Maluku, cũng như đậu khấu ở Banda và ở các đảo phía Nam của Maluku. Quãng
đường từ Malacca tới Maluku dài gấp hai lần so với tới Banda, vì vậy rất có thể các
thương nhân mua luôn đinh hương và đậu khấu ở Banda chở về Malacca.
Như vậy, con đường từ Malacca tới Maluku theo đường Java thuận lợi hơn và
trên đường đi họ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Từ Malacca, các lái thương
thường mua về các sản phẩm dệt của Ấn Độ và bán lại tại các cảng Gresik, Tuban,
và Panarukan để lấy tiền (caxe) mua gạo và vải sợi chất lượng thấp tại Bima ở
Sumbawa. Họ đem những hàng hóa này tới Malacca để đổi lấy đinh hương. Những
thương nhân từ Java thì có thể mang gạo, vải và kim loại tới Banda và Maluku để
đổi lấy gia vị.
Pires đã nhấn mạnh nguồn lợi nhuận thu được từ việc buôn bán là rất lớn.
Những hàng hóa bán được ở Malacca được 500 reis (tiền Bồ Đào Nha) có thể mua
được một bahar (khoảng 270 kg) đinh hương từ Maluku, khi trở lại Malacca có thể
bán được từ 9 đến 12 Cruzados (khoảng 0,0255 tiền Châu Âu), lợi nhuận tăng 7 đến
10 lần [71; 24]. Các thương nhân có thể bán trực tiếp loại hàng hóa này cho các lái
thương Tây Á, nhưng phần lớn họ bán cho các lái thương ở Malacca. Vì vậy, những
mặt hàng này tới được Malacca phải qua rất nhiều trung gian và mỗi lần như thế giá
cả lại tăng thêm một bậc. Cho đến khi đưa đến được Malacca, giá cả có thể tăng gấp
30 lần so với ở Maluku [44; 72].
Những thương nhân kiếm được lợi nhất trong hoạt động buôn bán này là
những thương nhân từ Java và Malacca. Theo ghi chép của Pires về thương mại của
Malacca trước thời điểm người Bồ Đào Nha xâm lược thuộc về các lái buôn người
Cromandal là Mina Suria Dewa hàng năm gửi 8 thuyền tới Maluku, lái buôn người
Gresik (Java) là Pate Jusuf hàng năm gửi 3 đến 4 thuyền. Họ vẫn tiến hành buôn
bán cho đến khi người Bồ xâm lược Malacca [44; 72].
Mặt hàng quan trọng cũng được buôn bán với Malacca là hồ tiêu. Đây là loại
cây được trồng đầu tiên ở Kurala gần bờ biển Malabar thuộc Tây Nam Ấn Độ, nơi

62
vẫn được coi là “đất nước hạt tiêu”. Hạt tiêu đã theo chân những thương nhân Ấn
Độ đến vùng Đông Nam Á.Từ thế kỉ XII, trên đảo Java đã xuất hiện hồ tiêu. Cho
đến khoảng năm 1400, tiêu bắt đầu được trồng ở Sumatra, có lẽ được đem tới từ
Java và Ấn Độ. Do thích hợp với điều kiện khí hậu nên cây hồ tiêu đã nhanh chóng
trở thành cây trồng phổ biến nhất khu vực. Chính vì được trồng trên một diện tích
rộng lớn nên việc buôn bán hồ tiêu cũng được trải rộng ở nhiều thương cảng khác
nhau. Malacca là một trong những thương cảng vận chuyển mặt hàng này.
Tiêu được xuất khẩu tới nhiều thị trường khác nhau, trong đó tiêu ở những
thương cảng vùng eo Malacca và eo Sunda chủ yếu dùng để xuất khẩu sang thị
trường Tây Á và Ấn Độ. Mặc dù Ấn Độ là nơi xứ sở hạt tiêu nhưng chính người Ấn
Độ đã nhập khẩu tiêu từ Indonesia bởi vì tiêu ở Ấn Độ thường đắt hơn 50% so với
tiêu ở Đông Nam Á [71; 9]. Với các thương nhân ở Tây Á, khi tiêu ở Ấn Độ đắt, lại
phải vượt hành trình dài vận chuyển qua các đảo ở cực Nam Ấn Độ mới vào được
các thương cảng nên trong nhiều trường hợp họ dong thuyền thẳng tới Đông Nam Á.
Chúng ta không có những số liệu cụ thể về việc buôn bán hồ tiêu giữa các đảo của
Majapahit với Malacca nhưng chắc chắn rằng đây là mặt hàng được ưa chuộng.
Ngoài lương thực, hương liệu, gia vị là những mặt hàng chủ yếu trong quan hệ
thương mại giữa hai nước, chúng ta con bắt gặp những mặt hàng khác cũng được
đem ra để buôn bán như: kim loại, tơ lụa, và cả nô lệ. Qua mạng lưới của mình, các
thương nhân Java luôn đảm bảo rằng bạn hàng của mình sẽ có những mặt hàng mà
họ cần.
Với những mặt hàng kim loại như: vàng, bạc, sắt, đồng được khai thác ở một
số vùng chủ yếu như: Sumatra, Bắc Sulawesi, Tây Borneo. Đây vừa là những vật
trung gian trong trao đổi hàng hóa vừa là hàng hóa. Khi người Bồ Đào Nha chiếm
được Malacca đã biết rằng, “hàng năm có từ 9 đến 10 bahar vàng được nhập khẩu
từ Minangkabau và Pahang” [70; 98]. Còn những kim loại như: sắt, đồng trực tiếp
trở thành những mặt hàng trong trao đổi. Những nơi khai thác sắt là Sumatra,
Sulawesi. Các thương nhân Java thường đem đồng đến trao đổi ở Malacca. Nguồn
kim loại này được đưa tới Malacca bằng nhiều cách khác nhau, có thể qua cống nạp

63
hoặc qua mua bán. Nhưng chắn rằng, số lượng của nó không lớn, còn bị hạn chế.
Bản thân vương quốc Malacca cũng phải nhập một số lượng lớn đồng, sắt,… những
chậu, vại lớn bằng đồng từ Trung Quốc [44; 76]. Có thể là tới thế kỉ XV, việc khai
thác những kim loại này còn gặp nhiều khó khăn.
Trong các mặt hàng buôn bán giữa Java và Malacca, đáng chú ý nhất là việc
buôn bán nô lệ. Trong lịch sử thương mại Đông Nam Á thời cổ trung đại, tình trạng
buôn bán nô lệ và thuê mướn nhân công đã diễn ra. Có hay không chế độ chiếm hữu
nô lệ ở Đông Nam Á là chủ đề vẫn đang được đàm luận sôi nổi của các học giả. Tuy
nhiên, chúng ta không thể phủ nhận việc tồn tại một bộ phận khá đông nô lệ tại
những quốc gia Đông Nam Á. Ở những nơi trồng nông phẩm để xuất khẩu như
Maluku, Sumatra và Borneo cần khá đông nhân công để thu hoạch sản phẩm và các
cảng thị cũng cần nhiều nô lệ để khuân vác hàng hóa. Ngoài ra, còn có một bộ phận
đáng kể làm việc trong các gia đình hoàng tộc, những nhà giàu có và trên thuyền
buôn của các thương nhân.
Khi có nhu cầu với số lượng lớn nguồn lao động chân tay thì xuất hiện lao
động làm thuê và nô lệ. Nô lệ ở Đông Nam Á xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác
nhau. Họ có thể bị biến thành nô lệ do bị nợ, do chiến tranh, mồ côi, do bị cha mẹ
hoặc anh chị em bán. Luật Bugis - Latoa của Java quy định: Một người bị biến
thành nô lệ khi bị rơi vào bốn nguyên nhân sau: 1) Là người đã được đem bán hợp
pháp và được người khác mua; 2) Là người tự nguyện kêu gọi người khác mua
mình; 3) Là người bị bắt trong chiến tranh và 4) Là người đã vi phạm luật tục quốc
gia, anh ta bị bán và người khác mua. Ngoài ra còn có nhân tố thứ năm là người tự
bán sức khỏe và khả năng của mình hoặc bị bố mẹ, anh chị em bán [44; 79].
Là một trong những thương cảng sầm uất nên nhu cầu thuê mướn nhân công
để có những người khuân vác hàng hóa là rất cần thiết. Ở Malacca có những người
sở hữu tới 600 -700 nô lệ. Hầu hết những người này được đưa đến từ Java, Koran,
Aru, Palembang và cũng có thể từ Ấn Độ và Tây Á [70; 102]. Ở thời kì này, khi
việc buôn bán nô lệ đã trở thành hợp pháp thì những trung tâm chính trị lớn của
Đông Nam Á cũng là những trung tâm buôn bán nô lệ nhiều nhất như: Ayuthaya,

64
Malacca, Brunei, Pasai,… Trong đó, Malacca là nơi có giá bán nô lệ cao nhất
nhưng so với những người lao động bình thường thì mức giá đó vô cùng rẻ mạt.
Năm 1519, giá một nô lệ là 0,54 gantang gạo (khoảng 3,1 kg gạo), còn giá một lao
động bình thường là 0,05 vis tương đương 6,5 gantang gạo, giá một thợ thủ công là
4 gantang gạo [70; 130]. Những con số này cho thấy sự rẻ mạt của người nô lệ.
Người Java chiếm số lượng đông đảo nhất trong số những người lao động
nặng nhọc ở Malacca. Hầu hết họ là những người nô lệ, làm việc trong các xưởng
đóng tàu thuyền, làm muối và đi biển. Adbuquerque rất ấn tượng về kinh nghiệm
đóng tàu của người Java nên sau khi đánh chiếm xong Malacca, năm 1512 họ đã
mang 60 nô lệ đến Goa (Ấn Độ) vì tin rằng những người thợ lành nghề này có thể
sửa chữa được các tàu thuyền của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ [63; 24].
Cuối thế kỉ XV, người Java đóng vai trò quan trọng nhất trong dân cư
Malacca. “Quân đội Malacca là người Java, thợ đóng tàu là người Java, những gia
đình quý tộc của ở Java đều có quan hệ buôn bán với Malacca” [81; 3]. Bằng cách
này, Đạo Hồi đã từ Malacca đưa vào các vùng miền duyên hải Indonesia và giúp họ
giành độc lập chống lại đế chế Majapahit Hindu - Phật giáo.
Như vậy, có thể thấy, quan hệ giữa Java và Malacca diễn ra chủ yếu trong hoạt
động buôn bán thương mại. Malacca ra đời khi hoạt động thương mại ở Đông Nam
Á bước vào thời kì hưng thịnh. Sự lụi bại của Tumasik là cơ hội cho Malacca vươn
lên thay thế và trở thành thương cảng quan trọng nhất án ngữ con đường qua eo
Malacca. Hàng hóa trong khu vực được tập hợp về đây trước khi được xuất ra thị
trường bên ngoài. Majapahit đã biết nắm lấy cơ hội để tham gia vào hoạt động
thương mại nhộn nhịp ở một thương cảng mang tầm cỡ quốc tế. Chính vị vậy, cũng
thật dễ hiểu vì sao người Java lại đóng vai trò lớn trong quan hệ thương mại với
Malacca, họ là chủ nhân của thương cảng này cùng với người Ấn Đô, Ả rập, Trung
Quốc. Ajaujio, một thương nhân người Ả rập, người đã ở Malacca vào những năm
1500 đã nhận xét: “Khi Malacca vào cao điểm của mùa mậu dịch có hàng trăm
thuyền đậu ở cảng. Có ít nhất 30 thuyền là của chính quyền và thương nhân bản
địa. Những chiếc thuyền khác là của Ấn Độ, Trung Quốc, Pegu, Java và những nơi

65
khác” [71; 66]. Việc chính quyền Malacca thiết lập hệ thống các quan cảng
(Shahbunder) được lựa chọn trong bốn cộng đồng thương nhân chính để làm nhiệm
vụ kiểm soát họt động thương mại, trong đó có “Shahbunder thứ ba phụ trách các
thương nhân từ Palembang, Java, khu vực Maluku và quần đảo Banda, Borneo và
Philippines” [15; 328] đã cho thấy vị trí quan trọng của người Java trong hoạt động
buôn bán ở Malacca.
2.1.3. Quan hệ với Siam
Quan hệ giữa Majapahit và Siam, đặc biệt dưới vương triều Ayuthaya chủ yếu
xoay quanh vấn đề tranh chấp bán đảo Malay. Tuy nhiên, việc tranh giành quyền
ảnh hưởng giữa hai vương triều lại diễn ra rất hoà bình, các ghi chép sử học không
hề nhắc đến bất kì hoạt động quân sự nào giữa hai nước lớn này.
Bán đảo Malay có một vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình lịch sử Đông
Nam Á bởi vị trí ngã tư đường quốc tế của nó từ Đông Nam Á lục địa xuống khu
vực hải đảo và hành lang Đông - Tây giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Thêm nữa, bán đảo Malay còn là khu vực độc quyền về nguồn cung cấp thiếc ở
Đông Nam Á, nắm giữ vai trò quan trọng trong mạng lưới trao đổi thiếc và vàng
trong hệ thống thương mại giữa Ấn Độ - Đông Nam Á - Trung Hoa. Nhờ lợi thế về
khoáng sản và vị trí thương mại chiến lược mà bán đảo Malay luôn được các “đế
chế” thương mại thời cổ nhòm ngó như: Phù Nam, Srivijaya và sau này là địa bàn
tranh chấp giữa các vương quốc của người Siam với vương triều Majapahit.
Đối với các vương quốc của người Siam, bán đảo Malay như một cây cầu nối
thông thương giữa lãnh thổ lục địa của Siam với thế giới biển và hải đảo. Nếu
chiếm được bán đảo Malay, đặc biệt là eo biển Malacca, Siam sẽ rất thuận lợi trong
việc kiểm soát con đường thương mại quốc tế giữa phương Đông và phương Tây.
Đây chính là mục tiêu mà các vương quốc của người Siam luôn quyết tâm thực hiện
để mở rộng lãnh thổ của mình.
Đối với vương triều Majapahit, bán đảo Malay càng có vai trò quan trọng hơn
bao giờ hết trong mục tiêu mở rộng lãnh thổ. Bán đảo Malay, ngay từ rất sớm đã
xuất hiện các trung tâm thương mại và thu gom hàng hoá cùng với các nguồn tài

66
nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú để cung cấp cho hoạt động thương mại như:
gỗ mun, gỗ vang, các loại gia vị như hồ tiêu, bạch đậu khấu,…. Trong khi đó, đảo
Java lại chủ yếu trồng các loại cây lương thực như: lúa gạo, khoai lang,… Vì vậy,
các triều vua kế tiếp nhau luôn mong muốn mở rộng lãnh thổ của mình để có thể
khai thác các nguồn tài nguyên quý giá với giá trị xuất khẩu cao.
Tiếp tục công cuộc mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam của Ram Khaemheng,
cuộc xâm chiếm của Nakhon Si Thammarat năm 1293 đã mở ra một vùng lãnh thổ
rộng lớn, bao gồm: “Singora, Patani, Kedah và toàn bộ bán đảo tới Singapura -
điểm xa nhất về phía Nam trong công cuộc chinh phục của người Siam”[65, 196].
Tuy nhiên, công cuộc xâm chiếm bán đảo Malay, ngoại trừ phía Bắc, lại không thiết
lập được một khu định cư nào của cộng đồng người Siam. Các khu vực ở phía Nam
và Trung bán đảo Malay, dân cư vẫn chủ yếu là người bản địa. Người Siam thống
trị bán đảo Malay mà không gặp bất cứ sự chống đối nào cho đến khi vương triều
Majapahit được thành lập ở Đông Java vào cuối thế kỉ XIII.
Cả hai vương triều hùng mạnh này đủ thông minh để tránh những cuộc chiến
tranh nhằm mục đích chiếm được toàn bộ bán đảo Malay mà họ thấy cần phải có mối
quan hệ hoà bình cùng nhau thống trị bán đảo này. Vì lúc này những người thống trị
Siam đang chịu áp lực rất lớn bởi các vương quốc của người Môn, Shan và Mianma
đã được thành lập ở biên giới phía Tây và phía Bắc. Các vua Siam thấy rằng, mối bận
tâm lớn của họ không phải là bán đảo Malay mà là các vương quốc bên cạnh đang
trỗi dậy mạnh mẽ đe dọa đến sự an nguy của vương quốc. Còn vương triều Majapahit
đang phải tiến hành trấn áp các cuộc nổi loạn trong nước nên thái độ trung lập đã đưa
đến mối quan hệ khá yên ổn giữa hai nước Siam và Majapahit cho đến cuối thế kỉ
XIV. Trong thực tế, người Siam đã kiểm soát eo biển Kra và phần lớn bán đảo cho
đến Singapura, trong khi đó, Majapahit lại kiểm soát một loạt các tiểu quốc dọc bờ
biển phía Đông của Sumatra, Nam Borneo và biển Java.
Nhà du lịch nổi tiếng người Ma rốc là Ibn Battuta đã đến hải cảng Takua Pa
(một cảng biển nằm trong eo biển Kra, quay về vịnh Bengal) năm 1346. Mặc dù có
sự cường điệu quá lớn nhưng những ghi chép của ông đã cung cấp cho người đọc

67
những chi tiết khá lí thú về một vương quốc nhỏ nằm dưới sự thống trị của người
Siam nhưng lại có lực lượng hải quân của Majapahit đi tuần tra ở vùng eo biển. Ông
đã viết: “Chúng tôi đến hải cảng Kakoulah và nhận thấy rằng ở đây có một lượng
tàu thuyền (rất có thể là những đoàn tàu thuyền lớn của Majapahit) đã chuẩn bị
sẵn sàng chống lại các hoạt động cướp biển và cũng để chống lại những người nổi
dậy chống lại họ…”[65, 198].
Trong thế kỉ XIV, vương quốc Ayuthaya đã mở rộng ảnh hưởng của mình
xuống bán đảo Malay, tấn công Jambi và Tumasik. Cũng trong khoảng thời gian
này, vương triều Majapahit cũng tuyên bố quyền bá chủ của mình trên phần lớn
quần đảo, và cũng có những bằng chứng chứng tỏ rằng Java đã tấn công rất nhiều
nơi trong đó có Jambi, Singapo, Aru (Sumatra) [64; 36].
Năm 1350, một đoàn triều cống của Java đã tới Siam. Đây có lẽ là một sự kiện
hiếm hoi về mối quan hệ giữa Siam và vương triều Majapahit được ghi trong cuốn
Biên niên sử của Ayuthaya. G.Coedes đã nhìn nhận về sự kiện này: “Do sự gặp gỡ
kì lạ, việc lên ngôi của Hayam Wuruk - nhà vua vĩ đại nhất của Majapahit và đã
từng mở rộng quyền bá chủ của nước này tới những giới hạn cực điểm - lại xảy ra
cùng năm với sự lên ngôi của Ramadhipati, người sáng lập ra Ayuthaya, người đã
thống nhất hai xứ Siam (Sukhothay) và Lavo (Loburi). Ayuthaya và Majapahit đã
trở thành hai cực, một lục địa, một hải đảo của miền ngoại Ấn mà phần lớn nhất đã
phân chia thành hai vùng ảnh hưởng, những danh mục các thuộc giới của Ayuthaya
và Majapahit cùng bao tràn lên phần đất phía nam của bán đảo Malay” [6; 402].
Năm 1365, “Majapahit đã tuyên bố Tumasik như là một quốc gia phụ thuộc
nhưng chỉ một vài năm sau đó, nơi này đã năm dưới sự thống trị của Siam” [87;
32]. Đến năm 1376, Sukhothay đã suy yếu nghiêm trọng và trung tâm quyền lực của
người Siam được chuyển sang vương triều Ayuthaya. Triều đại mới cũng lại tiếp
tục những ảnh hưởng của mình trên bán đảo Malay, và họ còn tích cực đẩy mạnh
hơn nữa chính sách mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam. Khi vương triều Ayuthaya
được thành lập thì các tiểu quốc các tiểu quốc trên bán đảo Malay đang phụ thuộc
vào vương triều Majapahit. Ayuthaya bằng chính sách mở rộng lãnh thổ đã lần lượt

68
chiếm các tiểu quốc ở miền Đông Bắc Malay như: Kedah, Kelantan, Trenggaru,
Pattami, Pahang. Riêng phần phía Tây Nam Malay thì vẫn phụ thuộc vào
Majapahit.
Nhưng đến những năm cuối thế kỉ XIV, vương triều Majapahit bắt đầu suy
yếu, toàn bộ bán đảo Malay lệ thuộc vào vương triều Ayuthaya. Đây cũng là chặng
cuối cùng của giai đoạn lệ thuộc các vương triều hải đảo của những quốc gia trên
bán đảo Malay. Sự giảm sút quyền lực của Majapahit đánh dấu một bước ngoặt hết
sức quan trọng đối với lịch sử bán đảo này.
Năm 1389, sau cái chết của Hayam Wuruk, Majapahit suy giảm nghiêm trọng.
Việc phải lo đối phó với các cuộc tranh quyền đoạt vị giữa các thành viên trong
hoàng tộc đã khiến cho họ mất dần quyền kiểm soát đối với các tiểu quốc ở Sumatra
và bán đảo Malay. Nhân cơ hội này, Ayuthaya đã mở rộng thế lực và chiếm tàn bộ
bán đảo Malay. Ayuthaya tiếp tục tiến hành mở rộng lãnh thổ về phía nam và duy
trì quyền lực trên bán đảo Malay kéo dài đến thế kỉ XV.
Một sự kiện chính trị lớn xảy ra trên bán đảo Malay là sự thành lập vương
quốc Malacca năm 1400. Đây là nhân tố làm cho Ayuthaya gặp khó khăn trong
công cuộc mở rộng lãnh thổ. Đối với vương triều Majapahit, trong một thời gian
phục hồi ngắn ngủi dưới sự trị vì của Suhita, nhà nước cũng tiến hành gây áp lực
đối với vương quốc Malacca mới thành lập. Tuy nhiên, Malacca đã dựa vào Trung
Quốc để gạt dần hai thế lực kề cận là Majapahit và Ayuthaya. Nhờ vào vị trí địa lí
thuận lợi và buôn bán với nước ngoài, Malacca đã trở thành trung tâm thương mại
hàng đầu của khu vực, có sức mạnh cả về kinh tế và kĩ thuật. Majapahit đã thay đổi
chính sách xâm chiếm bán đảo Malay mà chủ yếu tiến hành các hoạt động buôn
bán, còn Siam vẫn tiếp tục các cuộc chiến tranh với Malacca. Cuối cùng, Ayuthaya
cũng bị thất bại trong cuộc tấn công đánh chiếm Malacca nhưng họ chỉ thực sự từ
bỏ tham vọng này khi người Bồ Đào Nha xuất hiện ở Malacca và tan rã vào năm
1767 trong cuộc tấn công của người Mianma, còn Malacca đã gần như thống nhất
được toàn bộ bán đảo Malay.

69
Ngoài những mối quan hệ xung quanh vấn đề bán đảo Malay, giữa hai nước
cũng có những mối quan hệ kinh tế và ngoại giao. Trong cuốn Biên niên sử của
Majapahit là Nagarakertagama (Bài 83, khổ 4, dòng 3) cũng nhắc đến sự kiện các
phái đoàn Siam đến tham dự lễ hội Caitra “cùng với thuyền và các thương nhân”[69,
85] . Cùng với các nhà buôn từ Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam và các
nơi khác đều tập trung ở Bubat để “bày tỏ lòng kính trọng và nộp thuế cho vua
Majapahit”[9, 88]. Điều này cho thấy những phái đoàn của Siam đến Bubat tham dự
lễ hội hàng năm của vương triều Majapahit làm cả hai nhiệm vụ là ngoại giao và
buôn bán. Đi theo phái đoàn là những thương nhân, vì Bubat không chỉ là nơi diễn ra
các sự kiện lớn mà cũng là nơi có hoạt động thương mại rất phát triển.
Như vậy, mối quan hệ giữa Siam và Majapahit diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực
ngoại giao xung quanh vấn đề bán đảo Malay. Không có bất kì một sự xung đột nào
giữa hai nước trong tham vọng mở rộng lãnh thổ vào khu vực có nguồn tài nguyên
thiên nhiên phong phú và vị trí địa lí thuận lợi cho hoạt động buôn bán trao đổi. Sự
phân chia khu vực ảnh hưởng trên bán đảo Malay phụ thuộc vào liệu vương triều
nào mạnh hơn, nghĩa là khi một vương triều mạnh hơn thì họ sẽ nắm quyền kiểm
soát bán đảo này nhiều hơn.
2.1.4. Quan hệ với Đại Việt
Quan hệ đối ngoại giữa Java và Đại Việt diễn từ rất sớm, trong đó giai đoạn từ
thế kỉ XI - XIV diễn ra thường xuyên hơn và cũng được ghi chép lại trong các cuốn
biên niên sử của cả hai nước. Qua việc khảo cứu mối quan hệ giữa hai nước, chúng
ta thấy rằng: dường như quan hệ buôn bán chỉ “cầm chừng để hỗ trợ cho quan hệ
ngoại giao”. Tuy nhiên, ở một chừng mực nào đó, quan hệ bang giao dường như đã
“hòa nhập” với quan hệ thương mại.
Đại Việt là một quốc gia có vị trí đặc thù trong hệ thống giao thương Châu Á
bởi sự phong phú về các loại tài nguyên thiên nhiên, có tuyến biển rộng lớn và gần
kề với khu vực tự do Nam Trung Hoa. Mối quan hệ giữa hai nước diễn ra cả trên
hai lĩnh vực ngoại giao và thương mại.

70
Hai nước Indonesia - Việt Nam sớm có sự tiếp xúc giao lưu văn hoá với nhau
ngay từ những bước đi đầu tiên của hai dân tộc. Mối quan hệ này xuất phát vào thời
lịch sử cổ đại và thể hiện rõ ở nền văn hoá Đông Sơn. Những phát hiện khảo cổ học
cho thấy ở Indonesia có những trống đồng với những chất liệu, hoạ tiết được xếp vào
thời văn hoá Đông Sơn ở Việt Nam. “Ở Indonesia đã phát hiện được 26 trống đồng,
tập trung ở các đảo Java, Sumatra và rải rác ở các đảo Rôti, Lêti, Xuvalêdi,… Qua
hình khắc trống đồng trên tượng ở Batu Gatgia (Sumatra), nhà khảo cổ học Vander
Hoop và nhiều người khác cho rằng, trống đồng đã từ Việt Nam qua con đường
Sumatra truyền vào Inđônêxia vào những thế kỉ trước công nguyên. Dàn nhạc
Gamlan cổ truyền của Inđônêxia cũng rất giống dàn nhạc Tây Nguyên ở Việt Nam
với đàn Tơrưng và nhạc cụ đồng như cồng, chiêng…” [41; 64].
Những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp là một trong những cơ sở quan trọng
để Việt Nam và Indonesia tiến hành những hoạt động trao đổi buôn bán và giao lưu
văn hoá. Từ thế kỉ X trở đi, quốc gia Đại Việt được độc lập tự chủ với nền kinh tế
văn hoá ngày càng phát triển đã đẩy mạnh quan hệ giao lưu quốc tế trên nhiều mặt.
Trước hết là quan hệ buôn bán, kèm theo là quan hệ trao đổi văn hoá và các hoạt
động ngoại giao còn quan hệ quân sự không phải là không có nhưng nó không phải
là vấn đề khu vực.
Mặc dù nông nghiệp đóng vai trò rất lớn trong việc xác lập quyền lực của
chính quyền trung ương, nhưng các hoạt động thương mại cũng góp phần tô điểm
thêm cho sức mạnh của nhà nước Đại Việt. Các cuốn biên niên sử của Việt Nam
cũng ghi nhận rằng: vào thế kỉ XI, Đại Việt đã có tiếp xúc với các thương nhân
nước ngoài, đặc biệt là đã sớm có quan hệ buôn bán với người Java. Vua Lý đã trả
một khoản tiền rất lớn để một thương nhân Java bán cho một viên ngọc “phát sáng
trong bóng tối” [84; 145]. Thư tịch cổ của Việt Nam cũng ghi lại sự kiện này nhưng
chi tiết hơn: “Năm 1064, thuyền buôn Java vào Đại Việt, dâng vua Đại Việt ngọc
châu dạ quang, vua (Đại Việt) đã trả giá một vạn quan tiền” [41; 65]. Mối quan hệ
thương mại quan phương đã được thiết lập khá sớm. Điều này cũng cho thấy rằng,

71
với kĩ năng đi biển được tôi luyện, người Java đã tiến hành các hoạt động buôn bán
với các nước ở lục địa.
Vân Đồn là một thương cảng có hoạt động buôn bán rất phát triển. Qua những
hiện vật khảo cổ tìm thấy, ở Vân Đồn không chỉ có quan hệ giao dịch với Trung
Hoa mà còn có sự buôn bán với nhiều nước khác tại phương Nam. Cái tên Vân Đồn
lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Việt Nam từ thời nhà Lý, vào năm 1149, Đại
Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê viết: “Năm Kỉ Tỵ, hiệu
Đại Định năm thứ 10 (1149, đời vua Lý Anh Tông), mùa xuân, tháng 2, thuyền
buôn các nước Qua Oa (Java), Lộ Lạc (vùng hạ lưu sông Mê Nam), Xiêm La (Thái
Lan ngày nay) vào Hải Đông (Quảng Ninh ngày nay) xin cư trú để buôn bán, bèn
lập trang ở các nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, buôn bán các hàng hóa quý giá, dâng
phương vật lên nhà vua” [49; 65]. Bởi “vua thấy hải thương có nhiều hàng quý và
sản vật phương xa, tiện cho việc thông thương và thượng tiến, cho lập các trang ở
các nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn để cho họ ở” [10; 23]. Như vậy, ngay từ thế kỉ XII,
nhận thấy vị trí quan trọng của Vân Đồn cả về mậu dịch đối ngoại lẫn về mặt quân
sự nên triều đình nhà Lý đã cho lập thành trấn và sai quan coi giữ.
Hoạt động buôn bán tiếp tục phát triển ở thời nhà Lý. “Năm 1260, thuyền
buôn Java đến Vân Đồn buôn bán và tiến các vật lạ” [41; 66]. Dư địa chí của
Nguyễn Trãi cũng nhắc đến cửa biển Càn Hải, Hội Thống (Nghệ An), Hội triều
(Thanh Hóa). Các nhà sử học đều cho rằng, đây là ba cảng biển nằm trong tuyến
thương mại của Đại Việt nối liền duyên hải Trung Bộ Việt Nam ngày nay với lưu
vực sông Mê Công, Campuchia, Lopburi, rồi xuống eo Kra và Kelantan ở duyên hải
phía Đông của bán đảo Malay. Có lẽ Việt Nam thời đó đã xuất khẩu vàng và bạc
của mình sang các nơi, “đến tận Java và đổi lấy hương liệu, các sản phẩm địa
phương và các hàng hóa giá trị khác” [38, 103].
Khi nghiên cứu quan hệ thương mại giữa Java và Đại Việt thời Lý - Trần, một
mặt hàng không thể bỏ qua là gốm sứ. Với tính năng là một loại hình sản phẩm
hàng hóa có khả năng chống trả mãnh liệt và bền bỉ tồn tại ngay cả trong điều kiện
khắc nghiệt nhất của tự nhiên. Vì thế, trong một thời gian khá dài gốm sứ luôn là

72
mặt hàng có giá trị cao. Đồ gốm là một trong những mặt hàng nổi tiếng của Đại
Việt và thị trường quan trọng nhất của gốm Việt Nam là các nước Đông Nam Á.
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy đồ gốm của Việt Nam ở các khu vực có đền đài,
cung điện, mộ táng và nơi cư trú. Cùng với Trung Quốc và Philippines, Indonesia là
những thị trường đã nhập khẩu gốm Việt Nam. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy
hiện vật gốm sứ của Việt Nam ở Java từ thế kỉ X, đặc biệt là tại cảng thị Tuban -
thương cảng nổi tiếng ở miền Đông Java. “Đồ gốm thời Lý đã được phát hiện khắp
nơi trên đất Indonesia, từ miền Trung tới miền cực Tây đảo Java tuy là với số
lượng ít” [17; 44]. Tuy số lượng không thật phong phú nhưng những hiện vật gốm
của Việt Nam được tìm thấy đã chứng tỏ rằng hai nước đã sớm có quan hệ thương
mại với nhau. Tiêu biểu là chiếc bình men xám tro có hoa văn cánh sen khắc nổi
được lưu trữ tại Bảo tàng Quốc gia Jakarta. G.S M. Tsugio sau khi giải thích nguyên
nhân dẫn đến việc nhà Lý gia nhập vào con đường buôn bán Trung Quốc - Việt
Nam - Indonesia đã khẳng định “Đồ gốm đã được chở sang Indonesia dưới vương
triều Srivijaya” [17; 44].
Mối quan hệ này tiếp tục ở các thế kỉ sau này, đặc biệt khi bước vào thế kỉ XIII,
hai nước đã trở thành những người cùng hội cùng thuyền trong cuộc đấu tranh chống
thế lực bành trướng xâm lược của đế quốc Mông Nguyên. Khi tiến hành xâm lược
Java, đế quốc Mông Nguyên đòi xưng thần và nộp cống. Cũng như Đại Việt đã trói
sứ thần nhà Nguyên là Sài Thung vào ngục thì Java đã thích chữ vào mặt sứ thần rồi
đuổi về nước. Năm 1292, quân của Hốt Tất Liệt là Lương Tàng và Trần Phu đi dọa
dẫm Đại Việt thì đồng thời cũng cho 20.000 lính và 1.000 chiến thuyền do Diệc-hắc-
mô-thất (Ygơmiso) đi đánh Java. Tháng 5 năm 1293, chúng đổ bộ lên Java đã bị quân
và dân Java dùng chiến thuyền nhử địch vào sâu rồi cho 10 vạn quân ra phản kích.
Thất bại này của chúng còn được Nguyên sử ghi lại: “Quân ta vừa đánh, vừa rút
chạy, đi được 300 dặm mới lên được thuyền. Đi 68 ngày đêm mới đến được đất
Tuyền Châu (Trung Quốc). Quân lính chết hơn 3.000 người…”[40; 100]. Sự gắn bó
chặt chẽ giữa hai nước là bắt nguồn từ yêu cầu đấu tranh chống lại mối đe doạ của thế
lực bành trướng Trung Quốc, điều mà chính sử sách Trung Quốc cũng phản ánh từ

73
lâu, vì vậy mà chúng kiên quyết dùng mọi cách để xâm chiếm: “Quada (Java) là vật
ở đầu ngón tay, An Nam là vật nằm trong lòng bàn tay. Thần xin vì nhà vua mà đánh
lấy” [40; 101]. Tuy nhiên chúng đã bị thất bại nặng nề vì truyền thống yêu nước của
quân dân hai nước và điều quan trọng là tinh thần đoàn kết quyết đấu tranh chống lại
mưu đồ xâm chiếm của các thế lực bên ngoài.
Sang thời nhà Trần, chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền phát
triển cao hơn, mặt khác, sau ba lần chiến tranh xâm lược của quân Mông Nguyên đã
khiến các vua nhà Trần đưa ra những chính sách hạn chế ngoại thương. Tuy nhiên,
do có những đội thương thuyền ngày càng phát triển, các vị vua của Java đã tổ chức
những chuyến đi xa nhằm mở rộng hoạt động ngoại thương của mình. Quan hệ
thương mại là bước mở đường cho các quan hệ văn hoá và ngoại giao. “Năm 1349,
vua nước Java cho sứ thần mang tặng vua Đại Việt các sản vật địa phương và chim
vẹt đỏ biết nói” [41; 66].
Không chỉ các nguồn thư tịch cổ của Việt Nam, mà trong cuốn
Nagarakertagama của vương triều Majapahit cũng có ghi chép về mối quan hệ giữa
hai nước. Trong bài 15, khổ 1, dòng 4, “Yawana (Đại Việt) luôn luôn là bạn của
chúng ta” [69; 34]. Điều này là có cơ sở khi mà hai nước đã cùng nhau chống lại kẻ
thù chung. Và thêm nữa, lúc này hai nước đều đang ở trong thời kì phát triển cực
thịnh nên việc duy trì mối quan hệ ngoại giao hữu hảo sẽ là cơ hội để hai nước phát
triển các mối quan hệ khác, đặc biệt là quan hệ thương mại.
Trong lễ hội Caitra hàng năm của vương triều Majapahit được tổ chức tại
Bubat đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nước “với số lượng người tham dự
từ nhiều quốc gia khác nhau không thể đếm hết” [69; 85], trong đó có Việt Nam.
Trong bài 83, khổ 4, dòng 2, cuốn Nagarakertagama có ghi “Ấn Độ, Campuchia,
Trung Quốc, An Nam, Champa và những nước khác tụ tập ở đây” [69; 85] để bày
tỏ lòng tôn kính và dâng tặng các món quà lên quốc vương Majapahit.
Những ghi chép của cuốn Nagarakertagama không nhiều những nó đã cho
thấy tầm quan trọng của thương mại với sự phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng
uy quyền của nhà vua trên hòn đảo Java. Những nguồn thông tin dù được ghi rất rời

74
rạc, ít ỏi và chủ yếu vẫn là nguồn tư liệu gián tiếp nhưng thực sự nó vô cùng quý giá
cho thấy mối quan hệ giữa hai nước đã diễn ra từ rất sớm và sôi động. Nếu những
thông tin ghi chép này là chuẩn xác thì sẽ góp phần ghi nhận khả năng vượt biển
đến những vùng đất xa xôi của các thương nhân người Việt và Java cũng như góp
phần khẳng định quan hệ thương mại - bang giao là quan hệ quan phương hai chiều.
Trong Vân Đài loại ngữ, học giả Lê Quý Đôn cho biết: “Đời nhà Trần, thuyền
buôn thông thương các nước như: Vóc đoạn của Tây Dương; vải hoa, trân châu, cánh
trả, kim la (thanh la) của Trà Và; gấm, chim ưng, cá sấu, da tê, ngà voi, trầm hương,
bạch đàn của Miên, Lào, không thiếu thứ gì, đều là những thứ đời sau ít có” [10; 25].
Những ghi chép của Lê Quý Đôn là rất đáng ghi nhận, song ông là người không sinh
sống ở thế kỉ XIII cho nên những số liệu trên vẫn rất cần được kiểm chứng.
Bên cạnh quan hệ quan phương - chính thức, chúng ta chắc chắn có thể khẳng
định quan hệ buôn bán phi quan phương giữa Java và Đại Việt đã hình thành trong
thời kì này. Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Mậu Tý (1348), mùa đông, tháng
10, thuyền buôn nước Đồ Bồ đến hải trang Vân Đồn ngầm mua ngọc trai. Người
Vân Đồn nhiều kẻ mò trộm ngọc trai bán cho họ. Chuyện này bị phát hiện đều bị tội
cả”[49; 68].
Mối quan hệ với Đại Việt có phần hạn chế khi thời Trần Dụ Tông: “Năm
Thiệu Phong thứ 9 (năm 1349) lập trấn Vân Đồn, đặt Bình Hải quân để trấn giữ”
[36; 79]. Vân Đồn từ một trang đổi thành trấn đã nói lên sự canh phòng nghiêm
ngặt của quân đội nhà Trần. Điều này đã làm cho việc đi lại tự do của các thuyền
buôn nước ngoài bị hạn chế. Vì vậy, việc buôn bán chỉ diễn ra một cách lén lút.
“Thuyền buôn không đến buôn bán ở đất ấy, chỉ có buôn lén thì đậu ở trên và dưới
Đoạn Sơn, không được tới nơi quan trường” [36; 80]. Nhưng Vân Đồn vẫn là một
nơi có hoạt động buôn bán rất nhộn nhịp, thu hút được nhiều thương nhân nước
ngoài đến buôn bán. “Năm Đại Trị thứ 3 đời Trần Dụ Tông (1360), mùa đông,
tháng 10, thuyền buôn của các nước Lộ Hạc, Trảo Oa, Xiêm La đến Vân Đồn buôn
bán và tiến các vật lạ” [36; 80]. Đến năm 1394, “thuyền buôn Java đến buôn bán ở
Đại Việt và dâng vua Đại Việt ngựa lạ” [41; 66].

75
Sang thời Trần, chỗ đứng của đồ gốm Việt Nam trên thị trường Đông Nam
ngày càng trở nên vững chắc và ổn định hơn. Những số liệu khảo cổ học về gốm sứ
thời Trần là nguồn sử liệu vô cùng quan trọng, minh chứng cho quan hệ thương mại
của hai nước. Bằng chứng là số khu vực phát hiện đồ gốm Việt Nam và số lượng
của nó trong các khu vực đó tăng lên đáng kể. Đặc biệt là quần đảo Indonesia được
xem là nơi nổi tiếng vì tìm thấy nhiều đồ gốm quý của Việt Nam. Giáo sư Aoyagi
Yoni trong bài tham luận đọc tại Hội thảo “Đô thị cổ Hội An” tháng 3 năm 1990 đã
công bố danh sách 32 địa điểm khảo cổ học ở quần đảo Đông Nam Á đã tìm thấy
gốm thương mại Việt Nam có khung niên đại từ thế kỉ XIV - XVI, chủ yếu là gốm
hoa lam thương mại và một ít là gốm màu. Cụ thể 32 địa điểm như sau: Malaysia: 9
địa điểm; Brunei: 2 địa điểm; Philippin: 10 địa điểm; Indonesia: 11 địa điểm
(Sumatra: 3; Java: 4; Sulawesi: 3; Flores: 1[51; 78]. Bằng những thành tựu khảo cổ
học mới, nhà Khảo cổ học Bùi Minh Trí cho rằng: “Trong số các di tích gốm Việt
Nam ở Đông Nam Á, thì quần đảo Indonesia được xem là nơi nổi tiếng nhất tìm
thấy đồ gốm quý của Việt Nam… Đáng chú ý nhất là những phát hiện ở Trowulan,
trung tâm vương quốc Majapahit (1293 - 1527) nằm ở miền Đông Java… Xung
quanh thủ đô của vương quốc này, người ta tìm thấy rất nhiều đồ gốm thương mại
của Việt Nam, chủ yếu là gốm hoa lam” [46; 54].
Cùng với các phát hiện trên, một số học giả quốc tế cũng cho rằng: “Các đồ
gốm tráng men của Đại Việt đã được sử dụng rộng rãi ở Đông Java, đối tác cung
cấp cho triều đình Majapahi, các đồ gốm tráng men và gốm thô được chỉ ra rằng
chúng được sản xuất ở Hải Dương” [10; 27].
Hiện nay, tại bảo tàng Jakarta có bộ sưu tập gốm sứ của Việt Nam. Đây có thể
nói là một nguồn tài liệu hiện vật hữu ích để càng khẳng định thêm mối quan hệ
giữa hai nước trong quan hệ buôn bán và sử dụng gốm sứ. Trong lời giới thiệu bộ
sưu tập này, các nhà nghiên cứu ở Jakarta cho rằng,“đồ sứ Việt Nam trong suốt quá
trình bị xâm lăng từ 1407 - 1428 không chịu ảnh hưởng của đồ sứ Trung Hoa. Đồ
sứ hoa lam Việt Nam được làm ra từ cuối thế kỉ XIV. Trong số đồ sứ hoa lam sưu
tầm được ở vương quốc Majapahit ở phía Đông Java có niên đại từ cuối thế kỉ XIV

76
đến đầu thế kỉ XVI có một hiện vật rất đáng lưu ý, được trao đổi buôn bán trong
thời vương quốc Majapahit còn đang tồn tại (tức nửa cuối thế kỉ XIV)”[7; 21].
Chúng ta biết được rằng, trong thời gian từ thế kỉ XIV - XVI, nghề gốm sứ ở Việt
Nam phát triển rất thịnh vượng. Điều này được thể hiện trong việc đào được các
mảnh hũ, lọ, đĩa, ấm gốm Việt Nam ở di chỉ hoàng cung Majapahit vào thế kỉ XV
và loại gạch men ốp tường của Việt Nam trong các tu viện Hồi giáo Demak trong
cùng thời kì. Trên mặt đồ gốm, còn ghi rõ cả năm 1450 và tên người thợ ở châu
Nam Sách [51; 80]. Ở Indonesia và Philippin, các nhà khảo cổ học đã đào được
những đồ gốm có dáng và hoa văn vẽ các loại hoa lá đơn giản, đặc biệt là loại hoa
văn có hình bông cúc. Đây là loại hoa văn có điểm chung với các loại bát sứ hoa
xanh đời Nguyên ở Trung Quốc đã được xuất sang Đông Nam Á khoảng nửa đầu
thế kỉ XIV [51; 80].
Trong khoảng đầu thời Lê (thế kỉ XV - XVI), Vân Đồn vẫn được còn là một
thương cảng quan trọng. Dư địa chí viết: “Ở Vạn Ninh (Móng Cái) và Vân Đồn,
người Hợp Qua (Java) và người Trung Quốc đều theo phương phục (theo phong
tục của họ) mà cống các thứ quý lạ…” [49; 72].
Tuy nhiên, thời Lê sơ được mở đầu bằng cuộc kháng chiến chống quân Minh
xâm lược và giành thắng lợi. Sự bóc lột, vơ vét quá tàn nhẫn cả về của cải và người
của quân Minh khiến các vua Lê ngay từ thời thịnh trị đã thi hành chính sách hạn
chế ngoại thương. “Các người ngoại quốc không được tự tiện vào trong nội trấn
(Hải Dương, Kinh Bắc, Sơn Tây, Sơn Nam), tất cả đều ở Vân Đồn, Vạn Ninh(Móng
Cái), Cần Hải (Cửa Cờn, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Hội Thống (Cửa Hội, Nghệ An),
Hội Triều (cửa sông Mã, Thanh Hóa), Thống Lĩnh (Lạng Sơn), Phú Lương (Thái
Nguyên), Tam Kì (Tuyên Quang), Trúc Hoa (Sơn Tây)” [49; 72]. Trung tâm mậu
dịch đối ngoại của thời Lê sơ vẫn là Vân Đồn. Ở Vân Đồn và các cửa biển khác đều
có chức năng quan sát hải sứ kiểm soát tàu bè, có An Phủ Ty và Đề Bạc Ty kiểm
soát sự đi lại. Nhà Lê còn đưa ra các luật lệ quy định khắt khe đối với người nước
ngoài. Trong Quốc triều hình luật có ghi: “Thuyền buôn nước ngoài đến Vân Đồn
buôn bán mà quan sát hải sứ tự ý đi riêng ra ngoài cửa biển để kiểm soát trước thì

77
bị xử biếm một tư. Thuyền buôn ấy muốn đậu lại lâu thì trang chủ phải làm giấy
trình An Phủ Ty làm bằng thì mới được ở lại. Nếu trang chủ không trình mà tự ý
cho ở lại thì xử biếm hai tư và phạt tiền hai trăm quan; thưởng cho người tố cáo
một phần ba. Nếu chứa những người ngoại quốc chưa đủ tuổi theo luật đã định thì
xử biếm một tư và phạt tiền năm mươi quan; thưởng cho người tố cáo cũng một
phần ba” [50; 87]. Nhà Lê cũng đưa ra các luật lệ cấm hoạt động buôn bán với các
quốc gia bên ngoài nhưng chủ yếu là với tư thương. “Bản triều cấm các quan và
nhân dân không được mua riêng hàng hóa nước ngoài” [12; 134]. Người Vân Đồn
muốn mua hàng hóa của nước ngoài đem đi nơi khác bán phải được sự cho phép
của An phủ Ty, phải chịu sự kiểm điểm hàng hóa của Đề Bạc Ty. Những thương
nhân ấy khi trở về Vân Đồn phải xuất trình giấy tờ và chịu sự kiểm soát rất phiền
phức. Nếu ai vi phạm những điều quy định ở trên thì sẽ “bị biếm một tư và bị phạt
tiền 100 quan. Người nào vô cớ đến Vân Đồn có thể bị lưu đày” [49; 73]. Nếu nhân
dân mua lậu hàng hóa hoặc đón tiếp thuyền buôn của ngoại quốc đều bị nghiêm trị
và bị phạt tiền rất nặng. Những tình hình buôn lậu vẫn diễn ra và chính bọn quan lại
được cử ra phụ trách việc kiểm soát ngoại thương lại là bọn buôn lậu nhiều nhất.
“Năm 1434, tổng quan An Bang là Nguyễn Công Tự và đồng tổng quan là Lê Dao
khi kiểm soát hàng hóa của một thuyền buôn Java cập bến Vân Đồn đã gian trá ẩn
lậu một số hàng hóa trị giá 900 quan tiền” [49; 73]. Điều này cho thấy, hoạt động
tư phương vẫn luôn diễn ra giữa Java và Đại Việt bất chấp những lệnh cấm của
chính quyền Lê sơ.
Việc buôn bán vẫn diễn ra dù bị triều đình kiểm soát gắt gao. “Năm 1434, tháng
9, thuyền buôn nước Trảo Oa sang cống sản vật địa phương” [11; 133]. Việc buôn bán
không thể công khai thì diễn ra một cách lén lút. “Năm 1442, các nước Trảo Oa, Xiêm
La, Tam Phật Tề, Chiêm Thành, Mãn Lạt Gia (tức Malacca), vượt biển sang cống”
[11; 185]. Điều này cho thấy, quan hệ “phi quan phương” thực sự trở thành nhu cầu
bức thiết, là cách thức để thương nhân Java hỗ trợ cho quan hệ triều cống, và họ còn để
khắc phục sự thiếu hụt những mặt hàng quý hiếm và các vật dụng tiêu dùng. Các
nguồn sử liệu của Việt Nam cũng ghi lại những hoạt động trao đổi với các quốc gia

78
bên ngoài. “Vào thời Lê Sơ, đồ men lam và gốm sứ tráng men đa sắc của Đại Việt đã
được tìm thấy ở những vùng xa xôi như Nhật Bản, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, đặc biệt là
những nơi có nhu cầu cao như Java và Sulawesi, nơi nhà Minh cấm những hoạt động
buôn bán nằm ngoại vi triều cống một cách gắt gao đã hạn chế việc nhập khẩu gốm sứ
từ Trung Quốc” [39, 323].
Hoạt động thương mại của các Hoa thương cũng có ảnh hưởng lớn đến mối quan
hệ giữa Đại Việt và Java. Trung Quốc với vị thế là một trong những đế chế và trung
tâm kinh tế lớn ở phương Đông, vì vậy, Trung Quốc, đặc biệt là vùng Nam Trung Hoa,
là điểm đến hấp dẫn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Nếu như đối với Java, thông
qua quan hệ với Đại Việt, Java có thể tiếp xúc - thông thương thuận lợi với vùng kinh
tế Nam Trung Hoa; thì đối với Việt Nam, quan hệ với Việt Nam là quan hệ có tính
truyền thống nhất. Do vậy, bên cạnh quan hệ trực tiếp với nhau thì quan hệ giữa Java
và Đại Việt còn diễn ra qua nhân tố Trung Quốc. Vì vậy, rất có thể mối quan hệ giữa
ba nước không chỉ diễn ra hoạt động ngoại thương đơn tuyến như: Đại Việt - Java,
Java - Trung Quốc hay Trung Quốc - Đại Việt mà dường như đã hình thành tam giác
giao thương Đại Việt - Trung Quốc - Java. Đây là điều rất có cơ sở vì theo An Nam
hành kí của Từ Minh Thiện thì trong số đồ cống của Đại Việt cho vua Nguyên năm
1289, “có 20 súc vải trắng Java, 10 súc vải màu Java và 3 tấm đoạn lông vàng nước
Tây dương”[49, 68]. Thêm vào đó, đặt trong bối cảnh “từ giữa thế kỉ XI, có sự đẩy
mạnh buôn bán giữa Đông Java và Nam Trung Hoa, điều này góp phần thúc đẩy tiếp
xúc chính trị và văn hóa của những vùng xung quanh, như Angkor với Vijaya, Nam
Trung Quốc với vùng duyên hải của Đại Việt” [10; 29]. Những đồ cống này của Đại
Việt tới triều đình nhà Nguyên chắc chắn là những sản phẩm có được trong quá trình
giao thương giữa người Việt với thương nhân người Java. Phải chăng thông qua việc
thiết lập mối liên hệ mật thiết với Trung Quốc mà quan hệ Java - Đại Việt có điều kiện
tiếp xúc - thông thương thuận lợi hơn, trong đó có giao thương gốm sứ.
Những thế kỉ tiếp theo, quan hệ giữa Indonesia với Việt Nam thưa dần một
phần do nhà nước phong kiến Lê Sơ áp dụng chính sách hạn chế ngoại thương hết
sức nghiêm ngặt, không buôn bán với nước ngoài. Năm 1467, “thuyền buôn Xiêm

79
La đến Vân Đồn dâng tờ biểu bằng vàng lá và biếu nhiều phẩm vật địa phương
nhưng đã bị Lê Thánh Tông từ chối không nhận” [49; 74]. Thêm nữa là do có sự
can thiệp của các nước tư bản phương Tây. Bằng kĩ thuật hàng hải phát triển các
nước phương Tây đã dần chiếm lĩnh các hòn đảo, chi phối hoạt động thương mại
của vương quốc này khi đang bước vào giai đoạn suy thoái.
Như vậy, quan hệ giữa vương triều Majapahit với Đại Việt là mối quan hệ
diễn ra khá đa dạng dưới nhiều hình thức. Cùng với quan hệ chính trị ngoại giao
còn có quan hệ thương mại và những hoạt động buôn bán phi quan phương. Tuy
nhiên, việc phân biệt rạch ròi đâu là quan hệ chính trị - bang giao, đâu là quan hệ
thương mại thuần túy là điều vô cùng khó khăn. Quan hệ thương mại và quan hệ
chính trị - bang giao dường như có mối liên hệ mật thiết và trong nhiều trường hợp
có sự giao hòa vào nhau. Trong nhiều thời điểm, quan hệ thương mại giữa hai nước
không chỉ hỗ trợ cho quan hệ ngoại giao mà nó trở thành một ngành kinh tế độc lập,
thúc đẩy các mối quan hệ khác. So với quan hệ của Java với Champa và Siam yếu
tố chính trị - ngoại giao là nét nổi trội thì quan hệ Java - Đại Việt yếu tố thương mại
có phần sâu đậm hơn. Thông qua các nguồn tư liệu của hai nước, dù rất hạn chế,
chúng ta có thể khẳng định rằng từ thế kỉ XII quan hệ chính thức giữa hai nước đã
thật sự được thiết lập và tiếp tục được duy trì phát triển với những chuyển biến mới
ở các thế kỉ sau này.
2.2. Quan hệ với các nước ở khu vực Đông Bắc Á
Khu vực Đông Bắc Á bao gồm 3 nước: Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.
Do những đặc thù của khu vực vào thế kỉ XIII - XVI, phạm vi nghiên cứu có sự
điều chỉnh như sau:
Nhật Bản cho đến trước thế kỉ XVI vẫn bao gồm hai quốc gia riêng biệt: Nhật
Bản ở phía Bắc và Ryukyu ở phía Nam. Trong quan hệ của Nhật Bản với Đông
Nam Á vào thế kỉ cho đến thế kỉ XVI, chúng ta chưa có những số liệu thuyết phục.
Trong khi đó, Ryukyu nổi lên như là một cầu nối gắn kết thị trường Đông Bắc Á và
Đông Nam Á. Vì vậy, khi nghiên cứu mối quan hệ của Nhật Bản với vương triều
Majapahit thực chất là nghiên cứu mối quan hệ giữa Majapahit với Ryukyu.

80
Trong trường hợp Triều Tiên, từ trước thế kỉ XVI cũng chưa có những bằng
chứng về quan hệ với các nước Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng. Vì
vậy, mối quan hệ của Majapahit với Triều Tiên không được nhắc đến trong luận văn.
Như vậy, Đông Bắc Á đặt trong mối quan hệ với Majapahit thế kỉ XIII - XVI
chỉ bao gồm Trung Quốc và Ryukyu. Tuy chỉ có hai quốc gia nhưng nó lại đóng vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa hai khu vực Đông Nam Á
và Đông Bắc Á. Khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á, trước hết là các nước ven
biển, trải dài từ biển Nhật Bản hướng xuống phía Nam mà người ta vẫn quen gọi là
“Biển Vàng”, “Biển Đông Hải”, “Biển Java”,… đã từ lâu có mối quan hệ mật
thiết, được nối với nhau bằng luồng thương mại, tiếp xúc ngoại giao và văn hoá.
Indonesia cũng sớm có quan hệ với các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt
với Trung Quốc và Nhật Bản.
Hoạt động buôn bán giữa Java với các nước Đông Bắc Á từ thế kỉ XIV - XV
trở đi trở nên sôi động, bởi không chỉ sự gia tăng nhanh chóng về quy mô hàng hoá,
số lượng các chuyến buôn và các nhà buôn trong vùng, mà còn diễn ra các cuộc
cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà buôn Trung Quốc, Nhật Bản với các thương gia
A’rập, Ấn Độ,… Hoạt động thương mại diễn ra sôi động đó đã tạo dựng nên “Hệ
thống mậu dịch Châu Á” hay “Kỉ nguyên thương mại Châu Á” với vai trò khá quan
trọng của Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia.
2.2.1. Quan hệ với Trung Quốc:
Mối quan hệ với Trung Quốc là mối quan hệ giữa một nước lớn và nước nhỏ,
do vậy nó biểu hiện sự bất bình đẳng. Vương triều Majapahit luôn khôn khéo và
mềm dẻo trong quan hệ cả về kinh tế và ngoại giao. Bằng những cuộc thăm viếng
và những món lễ vật lớn, triều đình Majapahit đã tránh được những cuộc xung đột
và có mối quan hệ thân thiết với quốc gia lớn trong khu vực Châu Á. Hàng năm,
nhà nước Majapahit thường đem những tặng phẩm quý báu của quốc gia đến biếu
và xin đặt quan hệ. Để đáp lại, các hoàng đế Trung Hoa cũng tặng lại các chư hầu
của mình những vật phẩm có giá trị và sắc phong cho những người đứng đầu của
các nước này.

81
Tuy nhiên, với uy thế của một nước lớn, các hoàng đế Trung Hoa thường đem
quân đi để xâm chiếm vừa để mở rộng lãnh thổ, vừa để khẳng định vai trò nước lớn
của mình. Thế kỉ XIII, sau khi đế quốc Mông Nguyên được thành lập, các hoàng đế
nhà Nguyên đã tiến hành xâm lược các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có
Java. Khubilai đã gửi một đội quân khoảng 20.000 người tới Java vào năm 1293 với
mục đích trừng phạt vua Kertanagara vì thái độ hỗn xược của ông này. Tuy nhiên, đội
quân xâm lược đã bị thất bại nặng nề “hàng nghìn quân lính Trung Quốc đã bị chết ở
Java, và chắc chắn rất nhiều người đã bị bắt bởi quân đội Java hoặc họ tự nguyện
đầu hàng hơn là phải đối mặt với một cuộc hành quân khắc nghiệt trở lại” [72; 17].
Tuy nhiên, ngay sau khi đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi, vị tân quân bằng chính
sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt đã nhanh chóng thiết lập lại mối quan hệ với
Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ năm 1325 đến 1328, “Jayanagara đã duy trì
mối quan hệ thân ái với Trung Quốc và hàng năm đều cử các đoàn ngoại giao đến
thăm viếng và triều cống cho nhà vua Trung Quốc” [65; 272].
Dưới sự trị vì của Tribhvana Devi, vương triều Majapahit đạt đến đỉnh cao của
sự phát triển. Trong hệ thống chính quyền, Gaja Mada được chỉ định làm
“mahapati” (là người giữ chức vụ cao nhất, vị tể tướng đầu tiên của vương quốc).
Với tài năng thiên tài của mình, ông đã đưa vương triều Majapahit phát triển đến
đỉnh cao, lãnh thổ quốc gia không ngừng mở rộng. Trong chính sách đối ngoại, nữ
vương tiếp tục duy trì mối quan hệ với Trung Quốc. Năm 1332, để khẳng định sự
hợp pháp nhà vua mới của vương triều, một đại diện ngoại giao đã được cử tới
Trung Quốc. Trong cuốn biên niên sử của Trung Quốc cũng xem “Java là một
trong những vương triều thịnh vượng hàng đầu so với các nước ở phương Đông”
[65; 274].
Năm 1368, nhà Minh thành lập, vua Hồng Vũ đã quyết định khôi phục lại tất
các mối quan hệ ngoại giao truyền thống. Java là một khu vực rất quan trọng với
Trung Quốc, cho nên ngay sau khi thành lập nhà Minh đã nhanh chóng chiêu dụ nước
này phải thần phục và triều cống. Năm Hồng Vũ thứ 2 (1369), vua Thái Tổ sai sứ mang
tờ chiếu lên ngôi sang dụ Java. Bởi Java là nước có mối quan hệ khá sớm và luôn thần

82
phục Trung Quốc. Nhà Minh thấy rằng: “sứ thần của họ trước đây mang cống phẩm
sang nhà Nguyên, trở về đến Phúc Kiến thì nhà Nguyên mất, nhân đó lại vào kinh sư vua
Thái Tổ sai người đưa y về và ban lịch Đại Thống” [22; 94].
Năm 1370, với mộng bá chủ thiên hạ, Minh Thành Tổ đã tuyên bố: “Cần phải
làm sao cho vạn bang ở bốn biển quy phục Trung Hoa” [40; 101]. Cùng năm, y đã
cử sứ bộ đi đến các nước Đông Nam Á với mệnh lệnh rằng nếu những nước này không
phục tùng thì phải trấn áp bằng quân sự.
Theo các nguồn tin từ Trung Quốc ghi lại, trong khoảng thời gian từ 1369 đến
1382, các đoàn sứ bộ của Java đã đến thăm Trung Quốc vào lúc lập triều đại nhà Minh.
Chỉ riêng khoảng thời gian từ năm 1370 đến 1377, Java đã bốn lần sang cống nạp nhà
Minh. Thời gian này, Java chia làm hai nước phía Đông và phía Tây và cả hai nước đều
tiến cống đều đặn. Về phía nhà Minh cũng nhiều lần cứ sứ giả đến thăm Indonesia. Tiêu
biểu như năm 1370, vua Minh đã “cử phái Trương Kính Chi và Thẩm Trật đến thăm
Java và Kalimantan; Triệu Thuật thăm Sumatra” [12; 85]
Tuy luôn tỏ ra quy thuận nhưng để phát triển đất nước và bảo vệ quyền lợi của
mình, vương triều Majapahit cũng có những hành động để chống lại nhà Minh.
Dưới thời trị vì của Kertanagara (1368 - 1392), Java đòi quyền bá chủ miền Đông
Nam Sumatra. Tuy nhiên Minh Thành Tổ (1368 - 1398) đã coi thường quyền bá
chủ của họ, ra lệnh rằng từ nay về sau chỉ các “chư hầu” của Trung Quốc mới có thể
được bán hàng cho người Trung Quốc. Năm 1370, vua Minh cử phái viên đến
Malayu lúc này thuộc quyền cai trị của Java. Trước các hành động của Trung quốc,
các phái viên của Java đã có mặt tại Trung Quốc vào năm 1377. Khi Trung Quốc
quyết định phong vương cho Malayu, các phái viên Java lập tức báo cho quốc
vương của họ. Quốc vương Java tìm cách dụ dỗ các phái viên của vua Minh mang
lệnh sắc phong đến Malayu đến thăm Java và cho người ám sát họ. Các nguồn sử
liệu Trung Quốc nói rằng hoàng đế không trừng phạt Java. Tuy nhiên hai phái bộ
của Java đến Trung Quốc vào cuối năm 1379 không được tiếp đón hữu nghị và các
thành viên của hai đoàn bị giam giữ. Năm 1380, các phái đoàn của Java lại đến
Trung Quốc nhưng hoàng đế nhà Minh không chấp nhận cống vật của quốc vương

83
Java và một lần nữa lại giam giữ các phái viên Java. Các nguồn tư liệu của Java
không nhắc gì đến sự kiện này, còn nguồn tư liệu của Trung Quốc nói rằng San-fo-
ch’i ngày càng suy yếu và ngừng cử các phái bộ dù mới chỉ thời gian ngắn trước đó
vương quốc này đã cử 6 phái bộ đến Trung Quốc trong thời gian từ 1371 đến 1377
[15; 120].
Với sắc lệnh mới của Trung Quốc, rất nhiều quốc gia nhỏ bé muốn nhân cơ
hội này để củng cố đất nước mình trong việc nhận sự bảo hộ của nước lớn Trung
Quốc. Năm 1374, Palembang đã mạnh dạn cử phái bộ của mình tới Trung Quốc.
Các cảng khác của Malay cũng theo gương này như: Lampung vào năm 1376 và
Pahang vào năm 1378. Trong đó, sự kiện Palembang cử sứ bộ tới Trung Quốc nhằm
mục đích cầu viện để chống lại Java. Java cho rằng Trung Quốc đã coi thường “yêu
sách bá quyền” của mình khi hoàng đế Trung Quốc gửi thư công nhận vua của
Palembang vào năm 1377. Không chấp nhận để Trung Quốc can thiệp vào bán đảo
Malay, vua Majapahit cử một đạo quân chiếm đóng và bắt Palembang phải phục
tùng và lệ thuộc vào mình trước khi thư công nhận của Trung Quốc tới nơi. Java đã
tàn phá đất nước này, chiếm kinh đô và đổi tên nước này thành Cựu Cảng còn các
phái viên của Trung Quốc đã bị tử hình. Đất đai bị mất nên Palembang đã xuống
dốc một cách nhanh chóng. Trong nước, rất nhiều cuộc nổi loạn đã nổ ra bởi những
người Hoa kiều để chống lại Java. Java đã phải bổ nhiệm một thủ lĩnh nhỏ cai quản
phần còn lại của Palembang sau khi hạm đội Java hoàn tất công việc của mình. Vào
khoảng thời gian này, một hải tặc Trung Quốc là Lương Đạo Minh cầm đầu khoảng
vài nghìn người Trung Quốc đã kiểm soát thành phố. Hình như Java không can
thiệp và Krom cho rằng “chính sách của Majapahit là cố tình làm ngơ” trước
những hành động của người Trung Quốc. Lương Đạo Minh được bầu làm thủ lĩnh
và dưới sự lãnh đạo của ông, nơi này đã nhanh chóng được phục hồi.
Những mâu thuẫn này đã làm cho quan hệ giữa hai nước xấu đi, không chỉ
làm tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động ngoại giao mà hoạt động kinh tế cũng bị
ảnh hưởng sâu sắc. Hoạt động thương mại đầy hứa hẹn của quần đảo Malay trong
những năm 70 của thế kỉ XIV suy giảm và ảnh hưởng đến sự phục hồi sức mạnh

84
hàng hải của Sumatra. Bên cạnh đó, nhà Minh cũng xiết chặt hơn nữa các quy tắc
bài ngoại cuả mình, xây dựng một hệ thống giấy thông hành nhằm ngăn chặn những
người không được phép vào Trung Quốc buôn bán, ban bố các sắc dụ chống lại
buôn bán tư nhân. Vì vậy, quan hệ giữa hai nước càng trở nên xấu đi.
Đến năm 1397, cảm thấy khó chịu về việc chấm dứt buôn bán với các hải cảng
Sumatra, hoàng đế Minh Thái Tổ ra lệnh cho các chư hầu của mình là vua
Ayuthaya thông báo cho vua Majapahit biết về sự không hài lòng của “thiên triều”
về tình hình thương mại bị sa sút và yêu cầu có biện pháp để cứu vãn. Nhưng khác
xa điều mà hoàng đế nhà Minh trù tính hay mong đợi, ngay sau đó Majapahit đã
tuyên bố thôn tính Srivijaya. Theo nhận xét của người Trung Quốc, Majapahit đã
“tàn phá đất nước này” [15; 121].
Để giảm bớt mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, sứ thần của các vương
quốc ở Indonesia đã đến Trung Quốc triều cống và được nhà Minh ban yến tiệc.
Minh sử có ghi lại, “vào đời Vĩnh Lạc (19/5/1406), một buổi yến tiệc đã được vua
Minh ban cho sứ thần của vương quốc Java và Ryukyu” [86; 75]. Mặc dù vậy,
Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động can thiệp vào công việc của vương
triều Majapahit. Năm 1407, “sứ thần Trịnh Hoà vẫn cứ can thiệp bằng vũ lực vào
công việc nội bộ của vương quốc Sumatra, bắt quốc vương và cả gia đình giải về
Trung Quốc” [22; 101]. Người Trung Hoa đã tiến hành tấn công bằng quân sự đi
đôi với cướp bóc của cải. Trước những hành động ngang ngược của nhà Minh, nhân
dân Indonesia đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của đất nước và cuộc sống
của mình. “Năm thứ ba, đời Vĩnh Lạc, đoàn thuyền của Trịnh Hoà tới Java vào chợ
cướp bóc, đã bị nhân dân Java giết chết 170 tên, Minh triều đòi lấy 6 vạn lạng vàng
tiền chuộc tội” [22; 101]. Lúc này, đất nước Majapahit chia thành hai, một vương
quốc ở phía Đông và phía Tây. Trong cuộc nội chiến từ 1401 - 1406, khi hai vương
đang đánh nhau. Đông vương bị thua nên đất nước bị tiêu diệt, gặp sứ của nhà Minh
đi qua đất của Đông vương liền bị Tây vương giết chết. Tuy bị bắt phải nộp 6 vạn
lạng vàng để chuộc tội nhưng Tây vương chỉ nộp được một vạn lạng, số còn lại thì
được miễn.

85
Java cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các vương triều Trung Hoa
nhưng luôn bị gây khó khăn với mưu đồ xâm chiếm. Tháng 6 năm thứ ba, đời Vĩnh
Lạc, Trịnh Hoà lại đến Java, quốc vương Java đã dâng một vạn lạng vàng nhưng “lễ
quan còn cho là ít đã giam sứ giả Java vào ngục” [22; 102]. Sau đó, sứ đoàn của
Trịnh Hòa xin chỉ lệnh của nhà vua. Vua Minh đã có chiếu dụ: “Trẫm đối với kẻ ở
xa chỉ cần nó sợ tội mà thôi, đâu phải cốt lấy vàng bạc làm lợi nên bỏ hết đi” [22,
95]. Từ đó về sau, mỗi năm một lần cống hoặc cách một năm cống một lần, cũng có
khi một năm cống mấy lần. Năm 1418, sứ thần của Java được cử tới triều đình
Trung Quốc. Minh sử chép rằng: “Đời Vĩnh Lạc (18/6/1418), một buổi thết đãi lớn
đã được ban cho một số quốc gia như: Samudra, Gan-da-li, Siam, Ryukyu và Java”
[86; 89]. Sang thời Tuyên Đức (1426-1435), Java đến Trung Quốc thường xuyên
hơn. Vào năm 1429, vua Java đến bốn lần, riêng tháng 11 đã đến 3 lần [86; 102].
Lần nào cũng vậy, sau khi cống nạp, Java vẫn luôn được nhà Minh tiếp đãi bằng
những bữa tiệc lớn và ban lại cho nhiều tặng phẩm.
Vương triều Majapahit ngày càng trở nên suy yếu bởi những cuộc nổi dậy
trong nước, đồng thời nhà Minh áp dụng chính sách hạn chế cống nạp với Java nên
mối quan hệ giữa hai nước trở nên thưa thớt dần. Năm 1499, một sứ đoàn ngoại
giao của Majapahit đã được cử tới Trung Quốc. Đây là đoàn ngoại giao cuối cùng
mà Majapahit đã cử đi. Trong thời gian này, Majapahit đã khủng hoảng và suy yếu
trầm trọng bởi những cuộc nội chiến liên miên giữa các thành viên hoàng gia trong
việc tranh giành quyền lực cũng như các vùng tự trị đã tuyên bố nền độc lập của
mình. Đất nước sa sút đến mức mà “vương triều Majapahit không có bất cứ một
sản phẩm triều cống nào” [65; 287].
Mối quan hệ giữa vương triều Majapahit với Trung Quốc diễn ra trên nhiều
lĩnh vực song hoạt động thương mại là có ý nghĩa to lớn. Đây là một trong những
mối quan hệ có sức sống lâu đời và mạnh mẽ nhất bởi nguồn lợi mà cả hai nước thu
được. Nhờ vậy hoạt động thương mại đã diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong mối
quan hệ với Trung Quốc, Java bị chi phối sâu sắc bởi tư tưởng nước lớn, từ đó đã
hình thành nên hai kênh buôn bán. Kênh buôn bán chính thức thông qua các đoàn

86
triều cống và kênh buôn bán tư nhân bất hợp pháp. Hai kênh buôn bán này diễn ra
song song với nhau trong lịch sử buôn bán giữa Trung Quốc và với các nước trong
khu vực Đông Nam Á.
Kênh buôn bán thứ nhất: Đây không chỉ là hoạt động có ý nghĩa về chính trị
ngoại giao mà có vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán. Do các hoàng đế
Trung Hoa luôn tự coi mình là thiên triều còn các nước láng giềng chỉ là các nước
man di, vì thế dựa vào sức mạnh và uy thế về chính trị quân sự, các hoàng đế Trung
Hoa thường bắt các nước chư hầu phải thực hiện nghĩa vụ triều cống. Để bảo vệ nền
độc lập của mình, hàng năm vương triều Majapahit cũng như các nước khác trong
khu vực phải cử các phái đoàn cống nạp mang theo những vật lạ và hàng hoá có giá
trị cho các hoàng đế Trung Hoa để cầu phong.
Do những đồ ban tặng đó có số lượng lớn và có giá trị cao nên sau mỗi lần
triều cống những tặng phẩm đó đã nhanh chóng trở thành hàng hoá có giá trị được
buôn bán ở cả hai nước. Do vậy, hoạt động triều cống vừa mang mục đích chính trị
lại vừa có ý nghĩa kinh tế. Học giả Wang Gungwu đã nhận xét: “Từ khi sự trao đổi
buôn bán là một trong những chức năng của đồ cống nạp thì đồ cống nạp đã được
nguỵ trang chủ yếu cho sự buôn bán. Do đó các hoàng đế Trung Hoa đã thường
xuyên tìm cách phát triển hình thức này để thoả mãn những nhu cầu về hàng xa xỉ
từ các nước chư hầu” [12; 28].
Quan hệ sách phong, triều cống là một mô thức chủ yếu trong quan hệ giữa
Trung Quốc với các nước láng giềng. Mô thức này xuất hiện từ thời Tây Hán,
không ngừng được mở rộng thành hệ thống và tới thời Minh thì đạt tới đỉnh điểm
của sự phát triển. Việc xác lập, duy trì, phát triển quan hệ sách phong, triều cống
giúp nhà Minh củng cố vị trí “thiên triều” nhằm đạt được sự quy thuận của các xung
quanh để thỏa mãn tham vọng “thống ngự thiên hạ”, tham vọng “vạn quốc triều
cống” của một trong những triều đại được lập nên từ khởi nghĩa nông dân. Ngay từ
khi lên ngôi, Chu Nguyên Chương đã liên tục cử sứ giả đến các nước để báo tin đã
đánh bại nhà Nguyên, lập nước Đại Minh nhằm vận động, lôi kéo các nước thiết lập
quan hệ và triều cống nhà Minh. Vua Minh đã phái cử sứ giả mang chiếu dụ tới

87
“Đại Việt, Nhật Bản, Champa, Trảo Oa (Java) và nhiều nước ở Đông Nam Á” với
nội dung: “Đế vương xưa trị thiên hạ, cũng giống như ánh mặt trời, mặt trăng chiếu
soi; không nề xa gần đều đối xử chung một lòng nhân. Bởi vậy khi Trung Quốc yên
định thì bốn phương cũng được yên chỗ, không nói đến việc có ý thần phục. Từ đời
Nguyên, việc chính trị không có giường mối, thiên hạ binh đao loạn lạc đến 17 năm;
xa gần thông tin bị tắc nghẽn. Trẫm khởi đầu dựng cơ nghiệp ở Giang tả, rồi quét
sạch đám quần hùng, định yên Hoa Hạ được thần dân suy tôn làm chủ Trung
Nguyên, đặt quốc hiệu Đại Minh, bắt đầu đổi gọi niên hiệu là Hồng Vũ. Mới đây
chiếm kinh đô nhà Nguyên, thống nhất toàn quốc, phụng thừa chính thống, cùng với
các nơi xa gần được bình yên vô sự, chung hưởng thái bình. Do các quân trưởng, tù
trưởng tứ Di bốn phương chưa biết tin này, nên ban chiếu để hiểu rõ” [45; 28].
Những nỗ lực này của Chu Nguyên Chương đã đem lại kết quả lớn, chỉ trong một
thời gian ngắn rất nhiều nước đã thiết lập quan hệ và triều cống nhà Minh. Trong thời
gian từ năm 1400 đến năm 1510, rất nhiều nước trong khu vực và các đảo quốc dưới
sự trị vì của vương triều Majapahit đã đến triều cống ở những mức độ khác nhau.
Bảng 1: Bảng triều cống của các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc (1400-1510)
Jav Cha Campu
Năm Pasai Siam Pahang Malacca Brunei Philippin
a mpa chia
1400-1409 8 3 11 5 4 3 3 2
1410-1419 6 7 6 9 3 3 3 4 2
1420-1429 16 5 10 9 5 2 5
1430-1439 5 3 4 10 3
1440-1449 7 3 9 2
1450-1459 3 2 3 3
1460-1469 3 1 1 4 2
1470-1479 4 3 1
1480-1489 3 3 3
1490-1499 2 3 3
1500-1510 1 2 2
[71; tr.16]

88
Nhìn vào bảng triều cống của các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc ta
thấy, hoạt động triều cống của vương triều Majapahit diễn ra thường xuyên. Đặc
biệt là trong 10 năm (1420-1429), Majapahit đã cử tới 16 đoàn sứ giả đến triều
cống, thiết lập quan hệ ngoại giao và mở rộng hoạt động buôn bán. Việc gia tăng
mối quan hệ này xuất phát từ chính tình hình của hai quốc gia. Với vương triều
Majapahit là sự ổn định về chính trị đã khiến các đế vương quan tâm đến hoạt động
thương mại với các nước lớn và vương triều này đã thật sự trở thành một đế chế
hàng hải lớn trong khu vực. Đối với nhà Minh, hoàng đế Vĩnh Lạc sau khi lên nắm
quyền đã thi hành chính sách mậu dịch quốc doanh đối ngoại vì vậy đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các nước đến nước này triều cống và buôn bán.
Trong thời gian 1443 - 1453, triều đình Trung Quốc thi hành chính sách hạn chế
cống nạp đối với các nước trên quần đảo Indonesia. Vì vậy, số lượng đoàn triều cống
của Java đến Trung Quốc hạn chế chỉ còn 3 phái đoàn.
Tuy nhiên cũng có những năm không có một đoàn sứ giả nào đến triều cống
như: thời kì 1470-1479 và 1500-1510. Lúc này vương triều Majapahit đang bước
vào giai đoạn suy yếu bởi các cuộc nội chiến thôn tính giữa các quần đảo, đồng
thời, sự xuất hiện của các nước phương Tây cũng làm hạn chế quan hệ đối với
Trung Quốc. Nhìn tổng quan ta thấy, Siam và Champa là hai quốc gia có mối quan
hệ thường xuyên với Trung Quốc, nhưng mối quan hệ của Majapahit với Trung
Quốc qua bảng số liệu trên cũng đã khẳng định vị trí quan trọng của Java. Hơn một
thế kỉ, 50 đoàn triều cống của Majapahit đã làm nhiệm vụ thiết lập quan hệ ngoại
giao và buôn bán với Trung Quốc cũng là một con số đáng ghi nhận. Trong khi đó,
với vị thế thuận lợi hơn và được nhà Minh tạo cho những điều kiện thuận lợi hơn
nhưng số lượng đoàn triều cống của Champa đến Trung Quốc trong khoảng thời
gian 1400-1510 là 60 đoàn, Siam là 48 đoàn.
Một sự kiện có tác động lớn đến các nước Đông Nam Á, trong đó có vương triều
Majapahit là cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa. Trong khoảng thời gian từ năm 1405 đến
năm 1433, nhà Minh đã cử Trịnh Hòa cầm đầu những hạm thuyền lớn, 7 lần đi xuống
các nước ở Đông Nam Á và Nam Á. Sự kiện này một mặt thể hiện sự phô trương sức
mạnh kinh tế, quân sự của Trung Quốc nhưng nó lại tạo điều kiện để các nước thiết lập
quan hệ với nhà Minh. Thông qua việc thần phục và triều cống nhà Minh, các nước

89
nhận được sự bảo vệ của một nước lớn Trung Quốc và được tiếp cận với thị trường
rộng lớn Trung Quốc. Chuyến đi của Trịnh Hoà được giới nghiên cứu đánh giá: “nó
hoàn toàn khác với các chuyến đi của các lực lượng phương Tây thế kỉ XIX, Trịnh Hoà
không chiếm đất và giữ đất mà là để tìm bạn, tìm đồng minh” [4; 2].
Có thể nói, cuộc thám hiểm của Trịnh Hòa đã thể hiện rõ tiềm lực của nhà
Minh, đặc biệt là kĩ thuật hàng hải được cải tiến ở trình độ cao. Điều này thể hiện
rất rõ qua đoàn thuyền mà Trịnh Hoà đi thám hiểm xuống vùng biển Nam Dương:
“Đoàn thuyền của Trịnh Hoà gồm 5 loại: Bảo thuyền có 9 cột buồm, 44,8 x 18
trượng, để chở đồ quý; Mã thuyền có 8 cột buồm, 37 x 15 trượng; Lương thuyền có
7 cột buồm, 28 x 12 trượng; Toạ thuyền có 6 cột buồm, 24 x 9,8 trượng; Chiến
thuyền có 5 cột buồm, 18 x 6,8 trượng” [4; 2].
Trịnh Hoà đã tiến hành 7 chuyến đi dưới hai triều vua Vĩnh Lạc (1403 - 1425) và
Tuyên Đức (1426 - 1436). Dưới đây là bảng thống kê 7 lần thám hiểm của Trịnh Hòa:
Bảng 2: Các lần xuất dương của Trịnh Hòa
Số lần Thời gian Nơi đến
Champa, Java, Malacca, Aru, Palembang, Sumatra, Lambri,
1 1405 - 1407
Ceylan, Quilon, Calicut.
Champa, Borneo, Siam, Chân Lạp, Java, Malacca, Ceylan,
2 1407 - 1409
Cochin, Calicut.
Champa, Chân Lạp, Java, Smatik, Malacca, Aru, Sumatra,
3 1409 - 1411
Lambri, Ceylan, Kayal, Quilon.
Champa, Kelantan, Pahang, Java, Palembang, Malacca, Aru,
4 1412 - 1415 Sumatra, Achin, Ceylan, Kayal, Mandives, Cochin, Calicut,
Ormuz, Vịnh Persian.
Champa, Pahang, Java, Palembang, Malacca, Sumatra,
Achin, Ceylan, Kayal, Mandives, Cochin, Calicut, Chaliyam,
5 1417 - 1419
Hozmuz, Aden, Mogadisciu (Somalia - Châu Phi), Brawa,
Malindi, Zufa, Ormuz.
Champa, Siam, Aden, Zufa, Malacca, Koyampady, Aru,
6 1421 - 1422 Sumatra, Achin, Ceylan, Kayal, Mandives, Cochin, Calicut,
Ormuz, Dijofar, Aden, Mogadisciu và Brawa - bờ biển Châu Phi.
Champa, Surabaya, Palembang, Malacca, Achin, Weligama,
7 1430 - 1433
Calicut, Ormuz
Qua 7 lần vượt biển, Trịnh Hòa đã tới được hơn 30 nước ở Tây Dương (khái
niệm Tây Dương dùng để chỉ các nước trong khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ Dương

90
và vùng biển Đông Phi). Những chuyến đi của Trịnh Hòa đã đưa lại những ảnh
hưởng rất lớn đối với các nước ở vùng biển Nam Dương.
Nhiệm vụ công du của Trịnh Hòa là nhằm kêu gọi các nước xưng thần cống
nạp và thiết lập quan hệ bang giao với hai nước. Để thực hiện mục đích này, mỗi
khi tới một nước nào đó, việc đầu tiên mà Trịnh Hòa làm là tuyên đọc chiếu thư của
hoàng đế nhà Minh cho quốc vương và triều thần nước đó nghe, mà nội dung chủ
yếu khẳng định vị trí “thiêu triều thượng quốc”, đề cao oai đức của hoàng đế nhà
Minh, vỗ về, dụ dỗ các nước thiết lập quan hệ hữu hảo với nhà Minh bằng việc cử
sứ đoàn đến Trung Quốc cầu phong và triều cống. Tiếp đó, Trịnh Hòa cũng thay
mặt nhà vua ban thưởng khá hậu hĩnh cho nhà vua, hoàng tộc và các triều thần nước
sở tại, đồng thời tiếp nhận đồ cống nạp của các nước. Có thể nói, Trịnh Hòa đã hoàn
thành rất tốt những nhiệm vụ mà triều đình giao phó. Sau chuyến thám hiểm, sứ giả
các nước đến Trung Quốc cống nạp đã tăng lên. Chỉ tính riêng trong thời kì hoàng
đế Vĩnh Lạc đã có “318 phái đoàn sứ giả các nước đến triều cống nhà Minh (không
kể phái đoàn của Nhật Bản, Triều Tiên và Lưu Cầu)” [23; 72].
Trong 7 lần xuất dương, phái đoàn của Trịnh Hòa đã tới Java 6 lần. Điều này
chứng tỏ rằng, Java có vị trí rất quan trọng trong quá trình khẳng định vị thế nước
lớn của Trung Quốc để tạo ra xung quanh mình một hệ thống các nước chư hầu làm
phên giậu để che chắn và bảo vệ trung tâm. G.S Sakurai Yumlo đã nhận xét rằng:
“Cuộc xuất dương của hạm đội Trịnh Hòa vào đầu thế kỉ XV thực chất cũng vẫn là
nhằm kiểm soát khu vực Nam Trung Hoa cho nhà Minh” [52; 49]. Một loạt những
hành động để minh chứng cho tham vọng này. “Hạm đội của Trịnh Hòa đã tấn
công Majapahit, chinh phục Palembang để hỗ trợ người Hoa và các lực lượng thân
nhà Minh là người bản xứ. Đồng thời, những hoạt động của Trịnh Hòa còn nhằm
đe dọa Ayuthaya, buộc họ phải lui khỏi vùng Eo. Cũng trong thời gian đó, bộ binh
của nhà Minh đã tấn công xâm lược Đại Việt, một quốc gia đang lớn mạnh, có xu
hướng chuyển từ vị trí một trung tâm liên vùng thành trung tâm liên thế giới khi
lãnh thổ của họ được mở rộng về phía Nam. Trong thời điểm ấy, phần còn lại của
Champa và Malacca đã bị biến thành căn cứ hải quân của Trung Quốc” [52; 49].

91
Đồng thời, những chuyến đi này cũng có những ảnh hưởng đối với các nước
mà đoàn thám hiểm viếng thăm bởi bên cạnh những hoạt động ngoại giao, nhà
Minh cũng tiến hành công việc buôn bán với quy mô chưa từng thấy ở một vùng
biển rộng lớn. Công việc buôn bán của Trung Quốc với vùng biển Nam Dương
trong chuyến đi của Trịnh Hoà đã được các tài liệu thành văn của Trung Quốc ghi
lại như sau: “Các loại thuyền lớn nhô “đầu rồng” của nhà Minh sau khi đi đến các
nơi, những người buôn bán ở địa phương đến định giá hàng hoá đặc sản địa phương
sau đó đổi lấy hàng hoá do người Trung Quốc mang đến. Lúc đó thương phẩm của
Trung Quốc bán ở Nam Dương và Ấn Độ chủ yếu gồm có: hàng dệt bằng tơ lụa, thuỷ
tinh, đồ gốm men hoa xanh, xạ hương, đồ dùng bằng đồng và sắt, vải in hoa, gốm
màu, thuỷ ngân, ô dù, thóc gạo, chiếu cói, trống,… Tất cả gồm hơn 40 loại. Thuyền
của nhà Minh không chỉ buôn bán hàng hoá của Trung Quốc mà còn bán cả các loại
thổ sản của các nơi ở Nam Dương như đạm kim, đinh hương, vải của Java, tô mộc,
long diên hương, hồ tiêu,… Những mặt hàng đưa về bán ở Trung Quốc gồm có: mã
não, bảo thạch, khổng tước, đà điểu… Đó là những mặt hàng xa xỉ phẩm” [12; 69-
70]. Bên cạnh đó, “những hoạt động buôn bán của Trịnh Hoà đã khiến cho các nước
mà đoàn thám hiểm của Trịnh Hoà viếng thăm bị hấp dẫn bởi các sản phẩm thủ công
đẹp đẽ, tinh xảo của Trung Quốc. Từ đó mà các nước đã đến Trung Quốc xưng thần
cống nạp, tiến hành những hoạt động buôn bán” [12, 71].
Trong mối quan hệ triều cống, cả hai phía triều cống và nhận triều cống đều thu
được những lợi ích. Để mua chuộc các nước xung quanh, tiêu biểu như việc phái
Trịnh Hòa xuống các nước Tây Dương, Trung Quốc có mang theo một số lượng lớn
vàng, bạc, tơ lụa, gấm, sa, vải vóc và nhiều hàng hóa giá trị khác để ban thưởng cho
các quốc vương. Đồng thời, để nhận được sự bảo vệ và sách phong, các nước triều
cống vua Minh với những cống phẩm phong phú và đa dạng. Vào năm Hồng Vũ thứ
15 (1382), trong số cống phẩm của Java có tới 75.000 cân hồ tiêu [45; 35]. Như vậy,
những cống phẩm của Java không chỉ là những vật phẩm có tính chất tượng trưng để
thể hiện sự kính trọng hoàng đế Minh mà còn có giá trị kinh tế lớn.

92
Việc nhà Minh ban hành một số chính sách đối với hoạt động triều cống đã tạo
điều kiện để vương triều Majapahit củng cố mối quan hệ với thiên triều và thiết lập
quan hệ buôn bán trong thời gian nhà Minh thi hành chính sách “cấm hải”. Đó là,
chính quyền trung ương đã cho giới quan lại đứng ra tổ chức tiến hành việc buôn
bán với các nước Đông Nam Á. Vật phẩm địa phương của các nước mang đến đều
do giới viên chức tại các Thị Bách Ty đứng ra phụ trách, kiểm tra, vận chuyển.
Trong “Tục thông khảo”, quyển 26 có ghi như sau: “Phàm thuyền buôn nước
ngoài đến tiến cống, các Thị Bách ty sẽ nhận trách nhiệm nhận các cống phẩm ghi
vào sổ sách; ngoài ra những hàng hóa mà các cống thuyền mang theo có thể trao
đổi với người dân địa phương, nơi trao đổi gọi là Hỗ thị (nơi buôn bán giữa thương
nhân nước ngoài với cư dân bản địa). Nơi nào có cống thuyền thì nơi đó ắt có các
Hỗ thị; những thuyền nào không phải cống thuyền thì không được phép buôn bán ở
Hỗ thị…” [34; 141].
Nhà Minh cũng thi hành chính sách miễn thuế được áp dụng đối với các loại
hàng hóa thuộc loại cống phẩm. Giá trị của cống phẩm mà sứ đoàn các nước Đông
Nam Á mang sang Trung Quốc là rất lớn. Khi nhận cống, triều Minh cũng luôn ban
thưởng quà cho quốc vương các nước và các thành viên trong sứ đoàn. Như thế, có
thể nói “cống” và “thưởng” cũng chính là một hình thức thương mại nhằm trao đổi
những mặt hàng cả hai phía đều cần.
Tuy nhiên, ngoài cống phẩm, các cống thuyền thường mang theo rất nhiều
hàng hóa vì thu được nguồn lợi nhuận lớn khi buôn bán với dân bản địa. Theo bộ
Minh sử, quyển 322 phần “Ngoại quốc truyện” có ghi lại như sau: “cống thuyền
tham lợi, ngoài cống phẩm còn mang rất nhiều hàng hóa và bán với giá gấp 10 lần
giá trị…” [34; 142]. Chẳng hạn, năm Hồng Vũ thứ 15 (1382), Java mang sang cống
75.000 cân hồ tiêu nhưng “giá hồ tiêu ở Sumatra 100 cân là một lạng bạc, nhưng
khoảng cuối thời Hồng Vũ thì 100 cân hồ tiêu giá 20 lạng bạc” [24; 76]. Chính điều
này đã đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các nước và lí giải vì sao các nước lại
tấp nập đến Trung Quốc “triều cống”. Chính vì những món lợi nhuận ấy mà có
không ít các thương nhân Đông Nam Á đã đi theo các sứ đoàn để tiến hành các hoạt

93
động buôn bán. Đó là hiện tượng mà Minh thực lục gọi là “cống sứ đem theo nhiều
thương gia đến, làm điều gian trá” [45; 37].
Có thể thấy rằng, số hàng hóa đem theo trong hoạt động triều cống cũng chính
là một loại mậu dịch mua bán đường dài. Các loại hàng này có đặc điểm là trao đổi
không cân bằng, mua rẻ bán đắt. Các nước triều cống có thể đem theo hàng hóa giá
trị ở nước mình làm hàng xa xỉ phẩm vận chuyển đến Trung Quốc và chính họ lại
vận chuyển hàng hóa bình thường của Trung Quốc về nước mình và biến chúng trở
thành hàng xa xỉ phẩm. Trong ý nghĩa đó, cả hai phía đều thu được những nguồn lợi
lớn. Chính vì lợi ích kinh tế lớn như vậy mà chính quyền Bắc Kinh luôn khuyến
khích các nước tới triều cống. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản khiến mậu dịch
triều cống được duy trì trong suốt một thời gian dài.
Sự phát triển của hoạt động thương mại cống nạp của Trung Quốc với
Indonesia nói riêng và các nước Đông Nam Á nói chung, khiến cho đến cuối thế kỉ
XIII, quan hệ thương mại trên biển phát triển phát triển mạnh mẽ. Các đội thương
thuyền của các nước Đông Nam Á ngày càng hùng mạnh. Vì vậy, nhà nước Trung
Quốc đã chủ trương tiến hành buôn bán rộng mở hơn và đứng ra xây dựng các đội
tàu biển, mở rộng các cảng và bảo trợ về mặt pháp lí cũng như tài chính trong việc
buôn bán với bên ngoài. Điều này đã tạo điều kiện cho các đội thương thuyền vào
Trung Quốc ngày càng nhiều hơn và bắt đầu buôn bán trực tiếp với các cảng ở
Đông Nam Á. Đồng thời, các cảng biển của Đông Nam Á cũng diễn ra các hoạt
động buôn bán sôi động khi có đa dạng các loại hàng hóa trong môi trường thương
mại có sự hỗ trợ của nhà nước. Những tác động đó đã làm cho hoạt động trao đổi
buôn bán của Indonesia ngày càng có điều kiện dự nhập mạnh mẽ vào các mối quan
hệ thương mại với các nước trong và ngoài khu vực.
Kênh buôn bán thứ hai: Đây là kênh buôn bán không chính thức do các tư
thương làm ăn buôn bán với nhau mà nhà nước không thể kiểm soát được. Sở dĩ có
kênh buôn bán này là do chính sách cấm đoán của các hoàng đế Trung Hoa đối với
hoạt động vượt biển buôn bán với bên ngoài của nhân dân nhằm nắm độc quyền

94
ngoại thương trong tay nhà nước. Tuy nhiên không phải vì thế mà quan hệ tư
thương với bên ngoài bị ngăn cấm triệt để.
Khi Trung Quốc tiến hành hoạt động buôn bán của mình ở Đông Nam Á nơi
đây đã hình thành một hệ thống buôn bán mang tính khu vực. “Java xuất gạo để lấy
gỗ; vàng, kim cương từ Tây Borneo; trầm hương từ Champa, Timo; nhục đậu khấu
từ Banđa, Malukua; hồ tiêu từ Sumatra” [18; 20]. Marco Polo đã viết những dòng
kí sự về Java: rất giàu có và sản xuất ra mọi hương liệu, các thương nhân thường
xuyên qua lại để buôn bán những hàng hoá đặt tiền và thu được rất nhiều lợi nhuận.
Quả thực của cải của hòn đảo này rất nhiều đến nỗi không nói hết. Năm 1178, Triệu
Nhữ Quát (Trung Quốc) đã đến Indonesia và nhận xét: “Trong số các nước giàu có,
nhiều hàng hoá quý, không nước nào sánh kịp Tache (A’rập), sau đến Chàvà (Java)
và nước thứ ba là Tam Phật Tề (Srivijaya)” [9; 48]. Tài liệu ở Trung Quốc vào thế
kỉ XII đã cho biết: “Srivijaya là một nước lớn… Ở xứ đó có nhiều gỗ đàn hương và
trầm hương… Những con thuyền của Srivijaya chở trầm hương đến Trung Quốc,
người Trung Quốc mua, cất đi rồi độc quyền bán mặt hàng trầm hương với giá
cao” [9; 41].
Những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá của Java đã thu hút các thương
nhân Trung Quốc đến đây buôn bán từ rất sớm. Vào thế kỉ XII, người Trung Quốc
đã nhập khẩu với số lượng lớn hương liệu của Java. Mặc dù có mua cả hồ tiêu của
Bắc Sumatra nhưng Java vẫn là bạn hàng lớn của Trung quốc trong buôn bán hồ
tiêu. Đối với người Trung Quốc “hồ tiêu Java tuy không ngon bằng hồ tiêu sản xuất
ở vùng ven biển Malaba (Ấn Độ), nhưng lại rẻ hơn và tiện lợi hơn trong việc
chuyên chở” [18; 20]. Các vua Đông Java đã kiểm soát toàn bộ nguồn hồ tiêu ở
quần đảo để buôn bán với người Trung Quốc.
Những thế kỉ sau, hoạt động buôn bán của Trung Quốc đối với Indonesia tiếp
tục phát triển bất chấp những xung đột về ngoại giao. Sự phát triển của kĩ thuật
đóng thuyền đã cho ra đời những con thuyền có trọng tải lớn hẳn những thời kì
trước đó. Do vậy, mặc dù về mặt chính trị, trong những năm cai trị của mình nhà
Nguyên đã thực hiện những cuộc xâm lược xuống phía Nam đặc biệt là Đại Việt,

95
Champa, Java và Miến Điện nhưng không vì thế mà hoạt động thương mại bị gián
đoạn. Ngược lại, sự thông thương đó vẫn được tiến hành đều đặn và phát triển thịnh
vượng. Điều này cho thấy nhu cầu giao lưu kinh tế của hai nước là rất lớn.
Sang thời nhà Minh (1368 - 1644), những bối cảnh lịch sử khi nhà Minh thành
lập đã tác động tiêu cực tới quan hệ thương mại giữa Trung quốc với các nước
phương Nam, trong đó có vương triều Majapahit. Với mục đích tập trung giải quyết
các vấn đề chính trị trong nước, ổn định tình hình chính trị xã hội, từ năm 1371, nhà
Minh đã thực hiện chính sách “hải cấm” (haichin), hạn chế đến mức tối đa hoạt
động ngoại thương.
Đã có không ít những ý kiến cho rằng, sau khi giành được quyền lực, nhà
Minh đã thi hành chính sách đóng cửa tuyệt đối, không giao lưu với bên ngoài.
Nhưng thực tế lịch sử cho thấy, chính sách “hải cấm” không phải hoàn toàn có mục
tiêu và ý nghĩa như vậy. “Hải cấm” không phải là tuyệt giao với bên ngoài mà đó là
biện pháp của chính quyền Trung ương nhằm kiểm soát các hoạt động và tuyến hải
thương, đưa chúng vào hệ thống quan lí chung, thống nhất của nhà nước. Thực chất
của chính sách này nhằm mục đích: “Nhà nước giữ độc quyền về ngoại giao và
ngoại thương; củng cố vị thế, quyền lực của chính quyền trung ương trước muôn
vàn khó khăn, sức ép chính trị, kinh tế từ bên trong cũng như bên ngoài” [24; 71].
Vào tháng 12 năm Hồng Vũ thứ 4 (1371), Chu Nguyên Chương đã ra lệnh “nghiêm
cấm dân cư ven biển không được lén lút ra biển” [24; 72]. Đến tháng 10 năm Hồng
Vũ thứ 14 (1381) lại ra lệnh “cấm dân ven biển tư thông với các nước hải ngoại”
và “cấm dân không được tự tiện xuất hải trao đổi buôn bán với nước ngoài” [24;
73], thậm chí còn có lệnh “một thanh gỗ cũng không cho ra biển”[45; 36].
Chính sách này được thực hiện trong một thời gian dài với những quy định rất
nghiêm ngặt. Mục tiêu hàng đầu của chính sách “hải cấm” của nhà Minh là nhằm
bảo đảm an ninh quốc gia. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn, đây được xem như một
biện pháp (thủ đoạn) kinh tế ngoại thương của nhà Minh bởi nhà Minh muốn nắm
độc quyền về ngoại thương của Trung Quốc với các nước trong khu vực. Shigeru
Ikuta đã nhận xét rất đúng rằng: “Trung Quốc “đóng cửa” đất nước. Đó là chính

96
sách của triều Đại Minh nhằm độc quyền ngành thương mại hàng hải vốn nằm
trong tay các thương nhân người Hoa. Chính quyền cấm các thuyền bè tư nhân đi
ra nước ngoài và hoạt động ngoại thương chỉ giành cho các đội tàu của hoàng đế
và những ai tới thăm Trung Hoa dưới hình thức sứ bộ triều cống. Tại các vương
quốc Đông Nam Á, nơi các thương nhân người Hoa tỏ ra nổi bật trong buôn bán
trao đổi họ phải tuân theo yêu cầu của các thủ lĩnh sở tại, nếu không họ sẽ không
thể tiến hành buôn bán với Trung Hoa được. Do chính sách “đóng cửa” của Trung
Hoa, thủ lĩnh các nước Đông Nam Á có cơ hội củng cố lực lượng đối với thần dân
và lãnh địa của mình” [25; 253].
Những quy định ngặt nghèo này đã giáng một đòn rất nặng vào hoạt động
ngoại thương, có những thời điểm gần như chặn đứng việc cung cấp hàng hóa, sản
vật phương Nam cho Trung Quốc cũng như việc buôn bán hàng hóa Trung Quốc ra
bên ngoài của các tư thương. Bởi từ đó, không một thương thuyền nào có thể đến
Trung Quốc buôn bán chính thức nếu không có giấy phép của triều đình.
Chính sách “hải cấm” không cho phép tư thương được buôn bán với bên ngoài
mà phải do nhà nước độc quyền nắm giữ. Nhưng ngược lại, các mối quan hệ buôn
bán không chính thức vẫn được duy trì và từng bước vượt ra khỏi tầm kiểm soát của
nhà nước “những con thuyền từ Trung Quốc tới Đông Nam Á vẫn tiếp tục tăng
trong thế kỉ XV” [71; 15]. Trong các đoàn thuyền đó có những đoàn thuyền nằm
trong hoạt động ngoại giao của triều đình Trung Quốc, nhưng cũng có rất nhiều
thuyền là của các thương nhân. Chúng ta biết được rằng, không phải chỉ đến thời
Minh, Trung Quốc mới thực thi chính sách “đóng cửa” hạn chế quan hệ thương mại
với bên ngoài mà từ các triều đại Đường, Tống. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một
thị trường lớn nhất cho các hàng hóa của Đông Nam Á. Những sản phẩm của Đông
Nam Á như: hương liệu , gia vị (hồ tiêu, đinh hương, nhục đậu khấu), lâm thổ sản,
kim loại,…. đã rất phổ biến trên thị trường Trung Quốc. Các thương nhân Ryukyu,
Triều Tiên, Nhật Bản muốn mua hàng hóa của Đông Nam Á chỉ cần tới Trung Quốc
là có thể mua được. Vì vậy, rất có thể những loại hàng hóa của Đông Nam Á tới
được Trung Quốc là nhờ vào các mối quan hệ thương mại. Dưới triều Minh, vì

97
nhiều nguyên nhân, hoạt động tư thương vẫn diễn ra, các nhóm thuyền buôn bất
chấp lệnh cấm của triều đình vẫn tiếp tục ra khơi và hoạt động trên biển.
Trước hết là do tính không triệt để từ lệnh cấm của triều đình. Mục đích của
chính sách “đóng cửa” là muốn ngăn chặn hoạt động tư thương vốn nằm trong tay
người Hoa. Nhà minh cũng để ngỏ khả năng cho phép các thương nhân của các
quốc gia triều cống đến buôn bán. Chính vì thế, đi theo các phái đoàn triều cống là
những thương nhân. Hoặc thậm chí, chính các sứ thần, quan lại đi triều cống lại là
các tư thương. Khi đến triều đình Nam Kinh, thương nhân ở lại các bến cảng Phúc
Kiến, Quảng Châu, Macao còn sứ thần vào yết hiến Hoàng đế.
Một lí do nữa là, do nạn tham nhũng của các quan lại ở các bến cảng. Chính
sự quản lí lỏng lẻo của chính quyền trung ương đối với các bến cảng là điều kiện để
cho nạn tham nhũng hoành hành. Ở các cảng, giới quan chức đã để cho các thương
nhân tự do hoạt động buôn bán, thậm chính họ cũng là những thương nhân. Trong
thời gian đầu (1374-1400), các cảng Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông bị đóng
của nhưng tới năm 1403 thì chúng được ở lại. Khi nhà Minh chuyển kinh đô năm
1421 để chống lại sự đe dọa của Mông Cổ từ phía Bắc có hiệu quả hơn làm cho
“chính sách đối với phương Nam của Trung Quốc hoàn toàn thụ động” [71; 15].
Dưới thời Vĩnh Lạc (1360-1424), một số nguyên tắc trong chính sách “đóng cửa”
đã được nới lỏng. Để nâng cao uy thế của mình về chính trị và đáp ứng những yêu
cầu phát triển kinh tế, ngay sau khi lên ngôi năm 1403, hoàng đế Vĩnh Lạc đã cho
mở lại các cảng thị ven biển để đón các sứ giả đến Trung Quốc triều cống. Đồng
thời nhà nước cũng quy định các hàng hoá mà thương nhân nước ngoài mang đến
Trung Quốc kèm theo cống phẩm thì được “nhà nước mua 6 phần, số còn lại được
miễn thuế và cho bán tự do” [18; 35]. Như vậy, hoàng đế Vĩnh Lạc đã xoá bỏ chính
sách bế quan toả cảng của Chu Nguyên Chương (người sáng lập ra nhà Minh năm
1368), thực hiện chính sách mậu dịch quốc doanh đối ngoại. Điều này đã tạo điều
kiện thuận lợi để Trung Quốc có mối quan hệ buôn bán với nước ngoài thuận lợi
hơn. Từ đây, mối quan hệ với Indonesia được tăng cường hơn, đặc biệt là với sự
kiện hoàng đế nhà Minh cử Thái giám Trịnh Hoà đi thám hiểm xuống vùng biển

98
Nam Hải để chiêu dụ các nước và khai thông con đường buôn bán của Trung Quốc
đối với các nước ở vùng biển này.
Cho đến thế kỉ XVI, chính sách “đóng cửa” chỉ còn là hình thức. Thực tế,
thương nhân cả người Hoa và Đông Nam Á đã vượt qua những ràng buộc của chính
sách này. Chính vì thế, hoạt động tư thương luôn tồn tại cùng với các mối quan hệ
triều cống mậu dịch. Các tư thương vẫn có thể dong thuyền đến để tiến hành hoạt
động buôn bán với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, vì là hoạt
động tư thương bất hợp pháp nên nguồn tư liệu vô cùng hạn chế, việc phục dựng lại
quan hệ buôn bán trở nên thật khó khăn.
Tuy nhiên, qua những bằng chứng khảo cổ học, các nhà nghiên cứu đã khẳng
định rằng, giữa hai nước đã có những hoạt động buôn bán với nhau. Đồ gốm của
Trung Quốc là một trong những mặt hàng được buôn bán ở Indonesia. Trong cuộc
khai quật năm 1948, Orsoy de Flines đã phân tích đồ gốm và những mảnh gốm vỡ
tìm thấy ở phía Nam Sulawesi đã khẳng định rằng “hầu hết những vật tìm được đều
có khoảng thời gian từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII” [82; 30]. Các cuộc khai quật ở
Rembang - miền Trung Java đã đưa đến những kết quả rất đáng ngạc nhiên. Các
nhà khảo cổ đã khai quật được 40 hiện vật gốm cả của địa phương và nước ngoài.
Trong đó, nhóm gốm nước ngoài được chia thành 4 nhóm “nhóm 1: cuối thời
Đường - Tống; nhóm 2: cuối thời Tống - Minh; Nhóm 3: thời Minh và một số đồ
gốm thời nhà Thanh; nhóm 4: gốm đời Thanh và Châu Âu” [82; 34]. Trong cuộc
khai quật khảo cổ học trong những năm 1940 - 1942 trên sông Solo, trong những
báo cáo của Orsoy de Flines cũng nói rằng: “đã phát hiện ra rất nhiều những mảnh
gốm vỡ của Trung Quốc trong ngôi làng Panolan” [66; 467]. Ông cũng nêu lên
rằng, cư dân trong vùng có truyền thống buôn bán, là một trung tâm trong đổi hàng
hóa ở địa phương. Với việc phát hiện những di vật gốm trải dài trên hầu khắp lãnh
thổ của Indonesia chứng tỏ rằng, đồ gốm của Trung Quốc là mặt hàng chủ đạo
trong buôn bán với Indonesia. Hoạt động thương mại giữa hai nước vẫn diễn ra ở
cường độ cao trong điều kiện khó khăn của chính sách “hải cấm”.

99
Hương liệu là mặt hàng chủ đạo của Indonesia và được buôn bán trên thị trường
Trung Quốc từ khá sớm. Bởi vậy, bất chấp chính sách “hải cấm” có quy định: “Đối
với những hàng hóa và hương liệu phiên quốc đều không cho buôn bán, nếu như
phát hiện thì hạn trong ba tháng phải tiêu thụ hết, trong dân gian việc cầu khấn cấm
dùng các loại hương liệu tùng bách phong đào, kẻ nào vi phạm thì sẽ bị trị tội” [24;
73] do vua Hồng Vũ ban hành vào tháng giêng năm 1394 và Minh Huệ Đế ban hành
tháng 11/1401: “những nhà mà không trình báo quan viên quân dân, nhưng lại có
hàng hóa và hương liệu liên quan đến phiên quốc, thì không cho phép lưu trữ mua
bán. Nếu phát hiện ra thì hạn trong ba tháng phải tiêu thụ hết, nếu những người sau
ba tháng vẫn còn tồn lưu thì xử trọng tội” [24; 73], việc buôn bán hương liệu vẫn
diễn ra, tiêu biểu là mặt hàng hồ tiêu. Cho đến thế kỉ XVI, cảng thị Banten (Tây Java)
đã “xuất khẩu 1.500 tấn hồ tiêu hàng năm đến Trung Quốc” [60; .28].
Như vậy, sau khi thành lập chính quyền của mình các quốc vương của vương
triều Majapahit đã đẩy mạnh hoạt động giao lưu đối với các nước lớn, trong đó
Trung Quốc là một trong những quốc gia quan trọng. Quan hệ giữa hai nước diễn ra
cả trên hoạt động ngoại giao và thương mại. Quan hệ với một nước hùng mạnh nhất
bấy giờ nên chính sách thân Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo nhưng Majapahit vẫn
luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu. Điều này đã thể hiện chính sách ngoại giao
mềm dẻo và tích cực của vương triều đối với các nước lớn và khẳng định được vị
thế của vương triều trong quan hệ với các nước trong khu vực.
2.2.2. Quan hệ với Ryukyu
Trong lịch sử, nhất là thời kì trung và đầu cận đại, giao lưu tiếp xúc giữa Đông
Bắc Á và Đông Nam Á phát triển rất sôi động, tạo ra “Hệ thống thương mại Châu
Á” không thua kém gì người Âu Châu cùng thời. Cùng với Trung Quốc, Nhật Bản
là một trong số các quốc gia ở Đông Bắc Á sớm có tư duy về biển và cũng sớm có
quan hệ thương mại hàng hải với nhiều quốc gia láng giềng Châu Á. Trong đó,
Ryukyu là một vương quốc nhỏ trong khu vực Đông Bắc Á. Sự phát triển kinh tế
của đất nước này được quyết định bởi điều kiện vị trí địa lí và các điều kiện tự
nhiên. Là một đảo quốc nên hoạt động vận chuyển hàng hải và buôn bán trên biển

100
trở thành nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vương quốc.
Quốc gia này không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng phía
Nam Ryukyu là một vùng biển rộng lớn thông thương tới các thương cảng nổi tiếng
của hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á. Với vị trí địa lí thuận lợi,
Ryukyu được coi là “cửa ngõ” của khu vực Đông Bắc Á, là cầu nối khu vực Đông
Bắc Á và Đông Nam Á
Nằm ở phía Đông, gần kề với khu vực kinh tế sôi động của miền Nam Trung
Hoa, vào thế kỉ XV - XVI từ một vương quốc còn phân tán về chính trị, Ryukyu
(Lưu Cầu) tức là tỉnh Okinawa (Nhật Bản) hiện nay đã mau chóng vươn lên thành
một “vương quốc biển” [28; 61] và sớm có quan hệ thương mại với các quốc gia
trong khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trong vòng gần hai thế kỉ, từ năm
1372 đến 1570, vương quốc này đã dự nhập mạnh mẽ vào hoạt động buôn bán Châu
Á và đã góp phần làm nên sự phồn thịnh của nền kinh tế trong khu vực. Thông qua
thị trường Trung Quốc, Ryukyu đã sớm biết đến và thiết lập quan hệ với các nước
phía Nam. Trong khoảng thời gian đó, các thương cảng Đông Nam Á như:
Ayutthaya, Patani, Malacca, Sumatra, Java…đã tiếp đón hàng trăm thuyền buôn từ
Ryukyu đến.
Là một quốc gia non trẻ, trong quá trình khẳng định vị thế tự chủ của mình,
Ryukyu cũng thực hiện chính sách thần phục Trung Quốc. Việc thần thuộc và cống
nạp thường xuyên với nhà Minh là một chính sách ngoại giao khôn khéo của
Ryukyu. Đây thực sự là mối quan hệ “hại ít, lợi nhiều” đối với một vương quốc nhỏ
bé như Ryukyu. Về cơ bản, ta thấy Ryukyu đạt được 3 lợi ích từ mối quan hệ với
Trung Quốc là: 1) Dù trở thành một nước “chư hầu” nhưng Ryukyu lại khẳng định
được vị thế chính trị độc lập của mình dưới danh nghĩa được “thiên triều” công
nhận; 2) lợi dụng sự bảo hộ của Trung Quốc, Ryukyu có được quyền hoạt động
buôn bán thương mại trong khu vực ảnh hưởng rộng lớn của Trung Hoa, được
Trung Hoa cho phép và tạo điều kiện ưu ái, hỗ trợ về thuyền, hoa tiêu, giấy phép và
cả hàng hóa… Uy quyền của Trung Quốc đã đảm bảo cho sự an toàn của tất cả các
hoạt động thương mại quốc gia ở vùng này. Trong các văn bản ngoại giao Ryukyu

101
gửi tới các nước Đông Nam Á luôn có kèm theo một giấy thông hành do Hoàng đế
đại Minh cấp; 3) Ryukyu cũng đã đạt được những lợi ích không nhỏ về mặt vật
chất. Số quà của Ryukyu gửi tới Trung Quốc có thể là nhiều so với các nước khác
nhưng số quà Trung Quốc tặng lai cho Ryukyu cũng không phải là con số nhỏ bé
(để thể hiện uy quyền của thiên triều đối với các nước chư hâu của mình). Trong
khoảng thời gian 1383 - 1490, nhà Minh đã cấp cho Ryukyu thuyền đi biển. Các
thuyền này đều có thể dùng để đi xa và nếu có hư hỏng gì thì sẽ được nhà Minh
giúp đỡ sủa chữa.
Thông qua Trung Quốc, Ryukyu biết đến Đông Nam Á. Bởi chúng ta biết
rằng, để độc quyền ngoại thương, mở rộng ảnh hưởng, ngăn chặn những ảnh hưởng
tiêu cực từ bên ngoài triều đình Trung Quốc đã thi hành chính sách “cấm hải”. Điều
này đã cản trở rất lớn đến hoạt động thương mại với các nước Đông Nam Á. Trước
sức ép về nạn khan hiếm hàng hóa, nhà Minh thi hành chính sách cống nạp với các
nước “chư hầu, đồng thời, sử dụng Ryukyu như là cầu nối để bù lấp những thiếu hụt
về hàng hóa phương Nam khi Trung Quốc không thể buôn bán trực tiếp với các
nước Đông Nam Á.
Sự kiện năm 1372 đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa các nước
Đông Nam Á với Ryukyu. Trong chuyến đi sang Trung Quốc triều cống năm 1372,
sứ đoàn Trung Sơn đã được gặp sứ đoàn của hơn 50 nước: Java, Ceylon, Miến
Điện,… và cả các nước xa xôi như: Ba Tư, Ấn Độ,… Chứng kiến sự đa dạng trong
cách ứng xử văn hóa của phái đoàn các nước và sự phong phú về các sản phẩm
cống tặng đã gây ra những ấn tượng và kích thích ham muốn tìm hiểu và thiết lập
quan hệ với các nước này.
Đến thế kỉ XIV - XV, việc phát triển quan hệ của Ryukyu với các quốc gia
Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi mới. Sau khi thống nhất đất nước
(1429), Trung Sơn giành được quyền lực tuyệt đối trên toàn bộ quần đảo Ryukyu.
Điều này làm tăng sức mạnh của Ryukyu trong mối quan hệ với các nước bên
ngoài. Naha là một cảng thị sầm uất, đồng thời trở thành trung tâm kinh tế, chính trị
của cả vương quốc. Thế kỉ XV - XVI, các tàu thuyền của các phái bộ ngoại giao

102
(đồng thời cũng là những thuyền buôn) đều xuất phát từ cảng Naha, đi qua Phúc
Kiến của Trung Quốc, theo dải bờ biển nam Trung Hoa để đi xuống khu vực Đông
Nam Á. Bên cạnh đó, với sự hậu thuẫn của nhà Minh trong việc cung cấp phương
tiện đi lại như tàu thuyền, cung cấp hoa tiêu người Hoa biết nhiều về Đông Nam Á
để đi xuống phía Nam, cung cấp lương thực để đi đường,… Ryukyu đã tìm cách để
thiết lập quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Quan hệ giữa Java với Ryukyu được bắt đầu bằng sự kiện năm 1430 khi Java
tiếp nhận bức thư xin thiết lập quan hệ của quốc vương Ryukyu. Cũng từ thời điểm
này mối quan hệ giữa hai nước diễn ra thường xuyên hơn. Các nguồn tư liệu của
Java viết về mối quan hệ này hầu như không có, nhưng thông qua những nguồn tư
liệu từ phía Ryukyu, chúng ta khẳng định rằng giữa hai nước đã có quan hệ với
nhau và triều đình Ryukyu đóng vai trò chủ động.
Có một số lí do để khẳng định rằng giữa hai nước thiết lập quan hệ với nhau.
1) Majapahit là một quốc gia lớn mạnh có kĩ thuật đóng tàu rất phát triển, đồng thời
các thương nhân cũng rất năng động trong việc mở rộng quan hệ với các nước khác;
2) Chúng ta đã từng thấy các thương nhân Java tới Trung Quốc và Nhật Bản là
những nước ở khu vực Đông Bắc Á và có khoảng cách khá gần với Ryukyu. Năm
1406, một đoàn tàu thuyền của Java đã tới Hàn Quốc nhưng đã bị những tên cướp
biển Nhật Bản tấn công ở đảo Kunsan gần với bờ biển của Hàn Quốc. Phần lớn các
thủy thủ trên chuyến đi đã bị giết hoặc trốn thoát. Chen Yen-xiang, là thành viên
của đoàn ngoại giao đã trốn thoát và đến triều đình Hàn Quốc cùng với 40 quan sát
viên. Tại đây, ông ta đã được đối xử tốt và được cung cấp một đoàn thuyền nhỏ cho
chuyến đi quay trở lại Java. Tuy nhiên, một lần nữa ông ta lại bị đắm ở bờ biển của
Nhật Bản và bị bọn cướp biển cướp tất cả mọi thứ. Người Nhật Bản đã cung cấp
cho ông ta một chiếc thuyền để quay trở lại Java [72; 29]. 3) Thông qua các tư liệu
nghiên cứu của người Châu Âu, chúng ta có thể khẳng định người Java đã đến
thương cảng của Ryukyu: “…dọc theo các hải cảng và các chợ của Ryukyu có các
thương nhân đến từ Ceylan, Bengal, Burma, Siam, Nam Việt Nam, Campuchia,
Iava, Sumatra, Timor, Maluku, Borneo và Philippines” [32; 41].

103
Để thiết lập mối quan hệ với các nước Đông Nam Á, nhà nước Ryukyu đóng vai
trò rất quan trọng. Quốc vương Ryukyu thường gửi đến các nước Đông Nam Á để
mong muốn thiết lập quan hệ. Thông qua các văn bản cũng như sự nghiên cứu của hai
học giả người Nhật Bản là A.Kotaba và M.Matsuda, chúng ta đã có cái nhìn tương đối
rõ nét về mối quan hệ của Ryukyu với các nước Đông Nam Á thê kỉ XIV - XVI.
Bảng 3: Bảng thống kê số văn bản ngoại giao trao đổi giữa Ryukyu
và các quốc gia Đông Nam Á
Thời gian gửi văn bản Thời gian gửi văn
STT Nước Số văn bản
đầu tiên bản cuối cùng
1 Siam 37 1425 1509
2 Malacca 19 1463 1511
3 Java 6 1430 1442
4 Palembang 10 1428 1440
5 Sumatra 3 1463 1468
Sunda-
6 2 1513 1518
Karapa
7 Patani 2 1515 1543
8 An Nam 1 1509
[32; tr.35]
Nhìn vào bảng thống kê chúng ta thấy: Ryukyu đã gửi những văn bản ngoại
giao đến hầu hết các nước Đông Nam Á. Trong đó, gửi đến Siam: 37 văn bản (1425
- 1509), Java: 6 văn bản (1430-1442), Palembang: 10 văn bản (1428 - 1440),
Sumtra: 3 văn bản (1463 - 1468), 19 văn bản tới Malacca (1463-1511), 2 văn bản
tới Sunda - Karapa (1513-1518) và 1 văn bản tới Việt Nam. Mục đích của quốc
vương Ryukyu gửi các văn bản ngoại giao này là mong muốn được thiết lập quan
hệ với các nước Đông Nam Á. Với chính sách ngoại giao cởi mở cùng với việc giải
quyết những khó khăn khi nhà Minh thực hiên chính sách “hải cấm”, các vua
Majapahit đã tiếp đón các sứ đoàn đưa thư của quốc vương Ryukyu. Do vậy, việc
hai nước có quan hệ đối ngoại với nhau là một nhu cầu tất yếu.
Quan hệ giữa Java với Ryukyu bắt đầu từ năm 1430 nhưng có văn bản cho rằng
bắt đầu từ năm 1428 khi Ryukyu thiết lập quan hệ với Palembang vì Palembang là
“chư hầu” cuả Majapahit trên bán đảo Java từ cuối thế kỉ XIV. Nếu xét Palembang

104
thuộc về lãnh thổ của Java thì mối quan hệ với Java - Ryukyu lại được đẩy sớm hơn
lên một chút so với sự kiện văn bản ngoại giao đầu tiên của Ryukyu được gửi tới
vương quốc này năm 1430. Cả Java và Palembang đều là những cảng thị có nhiều
người Trung Quốc sinh sống và buôn bán khá nhộn nhịp và năng động. Vì thế, Java
cũng đạt được sự phát triển thịnh vượng nổi bật trên cơ sở sự thịnh đạt của các cảng
thị trong lãnh thổ của nó như Palembang, Gresik, Surabaya và Tuban - là những vùng
nằm ở gần nơi đóng đô của vương triều Majapahit ở phía Đông Java. Thực chất, đó
chỉ là kết quả của hoạt động buôn bán của rất nhiều thương nhân Trung Quốc sinh
sống ở đây. Điều đó giải thích tại sao các thương nhân Ryukyu khi buôn bán ở các
vương quốc Đông Nam Á thường tranh thủ các cơ hội để có thể liên hệ trao đổi với
những người định cư ở Java.
Do chính sách ngoại giao cởi mở, các nguồn sản vật phong phú và môi trường
buôn bán thuận lợi nên Java là địa điểm thu hút những người ngoại quốc đến thăm
và thiết lập quan hệ thương mại. Điều này đã được khẳng định trong văn bản ngoại
giao quốc vương Ryukyu gửi đến Java. Vua Trung Sơn viết: “Đã từ lâu, chúng tôi
nghe nói về quý quốc là một vương quốc đầy sản vật và hàng hoá hiếm có,… hoàng
tử và tể tướng lại là những con người đày đức hạnh thông minh tuyệt đỉnh, quý
quốc lại đối xử rất tử tế với khách từ xa đến nên rất nhiều người từ các ngả, từ
những nơi gần cũng như những vùng đất xa xôi đều rất mong muốn và thích thú
được tới thăm…”[32; 44]
Trong số 6 văn bản ngoại giao Ryukyu gửi đến Java vẫn còn lưu giữa trong
Reikidai Hoan, vua Majapahit đã nhận được 4 văn bản. Hai trong số 6 văn bản
trong Reikidai hoan đã không đến được địa chỉ cần gửi do gặp phải bão và đoàn sứ
thần của Ryukyu buộc phải quay về nước, đó là hai văn bản đề rõ ngày 9/5/1441 và
ngày 23/6/1441. Năm 1442, vua Majapahit lại tiếp nhận một văn bản ngoại giao do
quốc vương Ryukyu cử phái bộ đưa thư đến Java để thực hiện việc buôn bán và
thiết lập quan hệ ngoại giao. Điều đó đặt ra cho chúng ta câu hỏi: phải chăng con
đường đi từ Ryukyu đến Java thường gặp rất nhiều khăn? Nhưng điều đó cũng cho
thấy nhu cầu quan hệ với Java của Ryukyu là rất cần thiết. Số quà biếu của các phái

105
bộ Ryukyu mang theo trong các chuyến đi tới Java cũng đáng kể so với các nước
khác trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, giả thuyết về những khó khăn trên con
đường tới Java dường như là khá chính xác.
Thông qua việc xem xét các văn bản ngoại giao, có thể thấy các đoàn thuyền
của Ryukyu đến Java luôn đảm nhiệm đồng thời hai nhiệm vụ: ngoại giao và kinh
tế. Trong bức thư vua Majapahit nhận được từ quốc vương Ryukyu năm 1438 có
đoạn viết: “…Chúng tôi hi vọng những món quà đó sẽ được đón nhận, tinh thần
bốn biển như anh em được chú ý và tình bằng hữu của chúng ta sẽ được duy trì.
Chúng tôi cũng mong rằng quý quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những thành
viên của phái đoàn này khi họ tiến hành trao đổi hàng hóa. Xin quý quốc cho phép
họ hoàn thành công việc buôn bán và trở về ngay sau khi họ có thể và kịp gió
mùa…” [32]
Từ những văn bản ngoại giao, chúng ta thấy Ryukyu luôn thể hiện mong
muốn thiếp lập được tình hữu nghị rộng rãi với Java. Để bày tỏ thiện ý của mình,
Ryukyu luôn thể hiện thái độ tôn trọng, với thể thức chặt chẽ trong các văn bản
ngoại giao. Mỗi văn bản luôn được bắt đầu một cách trang trọng: “vua Thượng bá
chí (Sho Hashin), vương quốc Ryukyu từ nơi xa xôi kính gửi tới quý quốc (Java)
với những tình cảm tốt đẹp nhất”… Kèm theo đó là những lời ca tụng xã giao và
lịch sự một cách đặc biệt [27; 89].
Thông qua việc phân tích các văn bản ngoại giao quốc vương gửi đến các
nước Đông Nam Á, Java luôn là nước luôn nhận được sự tôn trọng với những lời lẽ
thể hiện sự thân thiết, bình đẳng. Những cụm từ “để bày tỏ sự tôn kính và biết ơn”
thường xuyên được sử dụng trong các văn bản ngoại giao mà Siam, Malacca và
Java nhận được từ quốc vương Ryukyu. Trong khi đó, cụm từ này lại không xuất
hiện ở các bức thư gửi đến các nước khác mà thường được thay thế bằng cụm từ
“Quốc vương Ryukyu kính gửi tới quý quốc bức thông điệp có liên quan đến vấn đề
giao thương của chúng ta”…, “Vua Trung Sơn, vương quốc Ryukyu, kính gửi văn bản
này mong muốn thúc đẩy quan hệ thương mại của chúng ta”,…[32; 72]. Sự khác nhau
trong cách sử dụng từ ngữ và thể thức văn bản như thế chắc chắn phải liên quan đến

106
thái độ khác nhau của triều đình Shuri đối với các vương quốc. Từ đó, có thể xác định
đối với Siam, Malacca và Java, Ryukyu có sự coi trọng và thân thiết hơn.
Quan hệ ngoại giao tốt đẹp đã tạo điều kiện cho quan hệ buôn bán thương mại
giữa hai nước được thuận lợi hơn. Đây chính là mục tiêu quan trọng để phát triển
đất nước của cả hai vương quốc. Chúng ta biết Ryukyu cần ở Đông Nam Á trước
hết là hàng hoá và sản vật mà các quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á đang cần.
Nhưng hàng hoá và sản vật không dễ dàng để đến được Ryukyu. Yếu tố ngoại giao
chính trị lại là nhân tố quyết định điều đó. Quan hệ ngoại giao dọn đường cho quan
hệ thương mại. Vì thế, Ryukyu đã bày tỏ một thái độ bang giao mềm dẻo và đặc
biệt khôn khéo với các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Indonesia. Chính sách
ngoại giao tích cực của Majapahit đã tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa hai nước
suốt từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.
Vào thế kỉ XV, thuyền buôn của Ryukyu đã đến các cảng biển của các nước
Đông Nam Á như: Đại Việt; Ayuthaya, Patani (Siam), Java, Sunda, Palembang,
Sumatra (Indonesia) và nhiều vùng khác. Theo Minh sử, bộ sử lớn nhất do nhà
Minh ghi chép, Ryukyu đã gửi tổng cộng 171 thuyền đến các nước, trong đó “89
chiếc đến Annam, 37 chiếc đến Java, 30 chiếc đến Triều Tiên và 19 chiếc tới Nhật
Bản” [20, 27]. Còn theo Rekidai Hoan, “vào thế kỉ XV có cả thảy 104 chuyến
thuyền đã đến giao thương với các nước Đông Nam Á. Chỉ riêng từ năm 1425 -
1570, đã có 58 chiến thuyền đến Siam; Malacca: 20; Patami: 10; Java: 6;
Palembang: 4; Sumatra: 3; Sunda: 2 và An Nam: 1 chuyến” [27; 74]. Các hải cảng
của Java đã trở thành những địa điểm rộng mở đón tiếp các đoàn thuyền buôn của
Ryukyu tới buôn bán. Tại các cảng thị của Java thường xuyên diễn ra các hoạt động
trao đổi mua bán nhộn nhịp. Thuyền buôn Ryukyu mang đến các Đông Nam Á các
loại hàng hoá như: tơ lụa, đồ gốm sứ, kiếm, tiền đồng, sắt, thuốc chữa bệnh của
Trung Quốc… Các loại hàng hoá mà họ mang về bao gồm: hồ tiêu, dầu lô hội, sừng
tê, trầm, ngà voi, động vật quý hiếm, gỗ đàn hương,… Những mặt hàng này đã được
bán với giá cao ở thị trường Đông Bắc Á. “Hương liệu của Đông Nam Á tiêu thụ ở thị

107
trường Trung Quốc và thị trường khu vực Đông Bắc Á cũng thu được nguồn lợi lớn,
có khi tới 1.500 lần” [27; 75]. Những lợi nhuận thu được đã kích thích các thương nhân
đến Đông Nam Á nhiều hơn. Trong đó, hương liệu của Indonesia là một trong những
mặt hàng quan trọng được buôn bán ở thị trường Đông Bắc Á. Đó là lí do vì sao các
thương nhân Ryukyu đã đến các cảng biển của Indonesia, tiến hành các hoạt động trao
đổi để mua về nguồn hương liệu quý giá mà thị trường Đông Bắc Á luôn có nhu cầu cao.
Từ năm 1430 đến năm 1442, Majapahit đã tiếp đón 6 chuyến thuyền từ
Ryukyu cử đến, trong đó có 5 chuyến đem theo tặng vật. Chính quyền Java nhận
được số quà biếu rất lớn từ Ryukyu, bao gồm: “107 súc vải lụa các loại, 27 súc vải
lụa viền màu xanh, 45 thanh kiếm, 2.000 bình gốm men ngọc nhỏ, 8.000 chiếc bát
gốm men ngọc và 100 chiếc quạt” [27; 81]. Những vật phẩm Ryukyu dùng biếu
tặng có thể tiêu biểu cho các sản phẩm thương mại. Sau khi được chính quyền
Majapahit tiếp nhận các tặng vật đó, rất có thể chính quyền Majapahit dùng để biếu,
tặng và có thể trở thành các sản phẩm hàng hoá để trao đổi buôn bán trong vòng
xoay của những hoạt động kinh tế đa chiều thời kì này.
Nhìn vào số hiện vật mà các nước Đông Nam Á tiếp nhận từ Ryukyu chúng ta
thấy tập trung vào bốn nhóm chính: vải lụa, gốm sứ, kiếm và quạt.
Trong những hiện vật biếu các nước Đông Nam Á, vải vóc là loại quà tặng
phổ biến Ryukyu đem biếu cho các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước đều tiếp
nhận mặt hàng này với số lượng lớn trong đó các một số loại rất quý hiếm như:
satanh dệt có pha vàng sợi, satanh chất lượng cao, satanh bóng các màu (xanh da
trời, xanh lá cây, nâu,…), satanh nhuộm màu,… Việc các nước Đông Nam Á tiếp
nhận những loại vải này đã chứng tỏ rằng Ryukyu đã trở thành một bạn hàng lớn,
có vị trí quan trọng trong hệ thống buôn bán của khu vực.

108
Bảng 4: Số hiện vật các sứ đoàn Ryukyu biếu các nước Đông Nam Á
Gốm Vũ khí Sơn Số
Tơ sứ Lưu mài Số
Nước, Quạt người
lụa (tổng Kiếm Áo huỳnh (số chuyến
khu vực (chiếc) tham
(súc) số sản đao giáp (cân) sản đi
gia
phẩm phẩm)
Siam 698 63.340 120 0 63.500 0 780 30 3549
Malacca 180 19.000 40 0 0 0 210 10 553
Patani 0 0 0 0 0 0 0 8 209
Java 107 10.000 45 0 0 0 100 6
Palembang 55 0 6 2 0 800 10 8
Sumatra 75 7.260 15 0 0 0 60 3
Sunda 0 0 0 0 0 0 0 2 379
An Nam 100 0 10 1 10.000 4 0 1 130
[27; 79]
Gốm sứ luôn là tặng phẩm quan trọng nhất. Siam, Malacca, Java và Sumatra
là những nước tiếp nhận số quà biều là gốm sứ từ Ryukyu nhiều nhất bao gồm:
“1.140 chiếc bình men ngọc to, 16.440 bình men ngọc nhỏ và 80.020 bát men
ngọc” [27; 82]. Những mặt hàng gốm sứ này có lẽ Ryukyu tiếp nhận từ những lò
gốm nổi tiếng của Trung Quốc. Điều này đã khẳng định vai trò trung gian của
Ryukyu trong quan hệ buôn bán giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á khi
nhà Minh thực hiện chính sách “hải cấm”. “Thương nhân Ryukyu mang tơ lụa và
gốm sứ từ Phúc Châu đến các cảng thị ở Đông Nam Á để trao đổi lấy hồ tiêu và
nước thơm, cuối cùng, họ lại mang những hàng hóa đó quay trở lại thị trường
Trung Quốc để bán chúng…” [32; 108]. Trong Minh sử cũng xác nhận rằng: “Hồ
tiêu được trồng ở Châu Á ngày càng nhiều và trở thành mặt hàng buôn bán quan
trọng. Chúng được trồng chủ yếu ở Malabar, Java và Bắc Sumatra cho đến đầu
những năm 1440. Trong một thời gian ngắn, loại hàng hóa này đã được đưa tới
Trung Quốc thông qua vai trò của Ryukyu. Vào đầu năm 1390, 1.000 jin (khoảng
600 kg) hồ tiêu đã được đưa tới Trung Quốc và ngày càng nhiều hơn trong những
năm 1394 và 1398…” [86; 26].
Quạt giấy là một trong những số quà biếu mà vương triều Majapahit đón nhận
từ Ryukyu. Đây là loại đồ dùng thông dụng trong xã hội Châu Á thời phong kiến.
Các nước như: Siam, Malacca, Java,…thường xuyên được tặng loại quà này. Sở dĩ
các vua Java tiếp nhận sản phẩm này là do đây là một đồ dùng được ưa chuộng và

109
khá tinh sảo. Trong 6 chuyến thuyền Ryukyu cử đến Java, Majapahit đã tiếp nhận
100 chiếc quạt giấy. Điều cho thấy rằng những chiếc quạt giấy được sử dụng làm
quà biếu này không phải là loại tầm thường mà nó phải có gì rất đặc biệt nên mới
được các nước Đông Nam Á đón nhận thường xuyên như thế.
Trong số các quà biếu Ryukyu gửi đến triều đình Majapahit và được vương
triều này tiếp nhận có loại vũ khí là kiếm. Việc quốc vương Ryukyu gửi biếu kiếm
đã thể hiện thái độ tôn trọng và ủng hộ của triều đình Ryukyu với các nước đang trị
vì ở Đông Nam Á. Bởi vũ khí là thường mang ý nghĩa biểu trưng cho quyền lực và
danh vọng trong xã hội phong kiến khi mà những biến động xã hội như: chiến tranh,
loạn lạc, tranh giành quyền lực thường xuyên xảy ra. Có vũ khí là có sức mạnh
quân sự, đó là điều kiện quan trọng để bảo vệ quyền lực và sự thống trị của mình
trên ngôi báu. Vì thế, Majapahit đón nhận 45 thanh kiếm do vua Ryukyu biếu cho,
đứng thứ hai sau Siam với 120 thanh kiếm.
Từ những số liệu trên, chúng ta thấy rằng Java là nơi đã tiếp nhận số quà biếu
từ Ryukyu khá lớn, chỉ đứng sau Siam và Malacca với chủng loại hàng hóa đa dạng.
Điều này cho thấy mối quan hệ giữa hai nước diễn ra khá êm thuận. Nhà nước
Majapahit cho phép các sứ đoàn ngoại giao cũng như các thương nhân Ryukyu đến
để tiến hành trao đổi hàng hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao. “Thuyền buôn của
thương nhân đảo Ryukyu có mặt ở nhiều nước khá xa như Siam, Miến Điện,
Sumatra và Java. Hàng năm, thương nhân đảo Luchu (chỉ Ryukyu) buôn bán lụa,
đồ sứ của Trung Quốc; kiếm, quạt, lưu huỳnh của Nhật Bản đổi lấy các sản phẩm
miền nhiệt đới…” [32; 102]
Reikidai Hoan chỉ lưu giữ các văn bản trong mối quan hệ Java - Ryukyu đến
năm 1442, nhưng chắc chắn có lẽ quan hệ này còn tiếp tục sau năm 1443 một thời
gian ngắn sau này. Nguyên nhân chính của việc đình chỉ mối quan hệ giữa hai nước
sau năm 1442 là do vai trò của Malacca được nâng lên như một trung tâm buôn bán
trong hệ thống buôn bán Đông - Tây của khu vực làm cho Java mất đi vị thế trung
tâm của mình. Đầu thế kỉ XV, đạo Hồi đã ảnh hưởng sâu rộng trên lãnh thổ của
Java và năm 1478, Majapahit bước nhanh trên con đường suy yếu và sụp đổ, điều
đó dẫn đến sự suy giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở Java. Sự suy giảm ảnh hưởng

110
của Trung Quốc cũng góp phần làm suy yếu Java và đương nhiên kéo theo việc
đình chỉ quan hệ Ryukyu.
Như vậy, vương triều Majapahit trong thời gian tồn tại của mình, bên cạnh
việc phát triển các nền kinh tế truyền thống như nông nghiệp, thủ công nghiệp,…
đạt được những thành quả nhất định nhưng nó chỉ góp phần giải quyết các nhu cầu
trong nước mà chưa thể hội nhập được nền kinh tế thế giới. Bằng những chính sách
ngoại giao tích cực như: thực hiện triều cống với Trung Quốc, giúp đỡ các quốc gia
trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, đặt quan hệ hoà hiếu,… các đế vương của
Majapahit đã dần dần thống nhất được các hòn đảo thành một khối thống nhất, làm
nên sức mạnh của một đế chế biển không chỉ trong khu vực mà còn có tầm ảnh
hưởng đối với thế giới. Phát huy được vị trí địa lí thuận lợi mà không phải nước nào
cũng có cùng với nguồn tài nguyên phong phú, vương triều Majapahit đã đưa nền
kinh tế thương mại thành ngành kinh tế chủ đạo và đưa Java thành trung tâm
thương mại thế giới.
Từ những mối quan hệ đối ngoại mà vương triều Majapahit tiến hành với các
nước, ta thấy rằng: vương triều này luôn đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu. Bằng
các chính đối ngoại mềm dẻo, Majapahit đã củng cố mối quan hệ thân thiện với các
nước để có thể đạt được cả hai mục đích: kinh tế và ngoại giao. Do hoàn cảnh lịch
sử cụ thể của mỗi nước khác nhau nên quá trình thực hiện những quan hệ đối ngoại
với từng nước cũng khác nhau. Với các nước như Siam, Việt Nam, Champa,…
vương triều này chủ yếu thực hiện trên quan hệ ngoại giao, còn quan hệ thương mại
thì hầu như không. Trong quan hệ với các nước khác, Majapahit đã thực hiện song
song hai mối quan hệ. Từ đó các mối quan hệ ấy đã thấy rằng: quan hệ ngoại giao
hỗ trợ rất lớn cho quan hệ thương mại và quan hệ thương mại phát triển ngày càng
thúc đẩy quan hệ ngoại giao đi lên.

Chương 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT TỪ QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI

111
CỦA VƯƠNG TRIỀU MAJAPAHIT

3.1. Một số kết quả nổi bật từ quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit
3.1.1. Mở rộng lãnh thổ hình thành nên Nusantara - đế chế đảo
Đây là kết quả quan trọng từ các mối quan hệ của vương triều Majapahit. Để
đánh giá được kết quả này, trước hết chúng ta cần xem xét bối cảnh lịch sử của khu
vực Đông Nam Á, đặc biệt là các vương quốc trong thế giới hải đảo thế kỉ XIII - XVI.
Thứ nhất, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á trong quá trình phát triển
luôn có xu hướng tăng cường quyền lực và mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Do đó,
vấn đề biên giới - lãnh thổ luôn trở thành một vấn đề sống còn, đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển của mỗi quốc gia.
Thứ hai, đây là thời kì mà các tộc người vẫn còn nhiều xáo trộn, chưa ổn định.
Đặc biệt, các dân tộc luôn muốn khẳng định quyền tự chủ, độc lập trước xu hướng
thôn tính của các dân tộc lớn hơn, có ưu thế trội hơn. Chính vì vậy, vấn đề thống
nhất tộc người trở thành vấn đề trọng tâm, cốt lõi của các quốc gia dân tộc Đông
Nam Á. Quốc gia nào giải quyết tốt vấn đề thống nhất tộc người, hòa hợp dân tộc,
quốc gia đó sẽ ngày càng phát triển trên thế ổn định. Ngược lại, nếu xảy ra mâu
thuẫn giữa các tộc người thì kết quả tất yếu là quốc gia đó sẽ ngày càng suy yếu và
đi đến sụp đổ. Vấn đề mở rộng lãnh thổ, thống nhất tộc người luôn song hành cùng
nhau, tạo nên sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia trong khu vực.
Vương triều Majapahit đã thể hiện rõ mục đích mở rộng lãnh thổ ngay từ khi
vương triều mới được thiết lập. Xét bối cảnh lịch sử của quần đảo Indonesia lúc đó,
vấn đề mở rộng lãnh thổ và thống nhất tộc người trở thành vấn đề trọng điểm.
Thông qua nhiều biện pháp như: chiến tranh thôn tính, quan hệ hôn nhân, quan hệ
kinh tế,… vương triều đã từng bước thống nhất các tiểu quốc trong thế giới đảo để
hình thành nên một vương triều hùng mạnh.
Kết quả là, từ một vùng lãnh thổ nhỏ bé ở phía Đông Java trong hạ lưu sông
Brantas, lãnh thổ của vương triều Majapahit ngày càng rộng lớn, thống nhất được
gần như lãnh thổ của Indonesia ngày nay. Nhà nghiên cứu Vlekke đã nhận xét về
sức mạnh của vương triều Majapahit: “Sau khi Majapahit bị suy vong, chẳng có gì

112
vĩ đại tương đồng được xấy dựng tiếp theo cho đến khi người Hà Lan hoàn tất công
cuộc chinh phục” [15; 154].
Sự bành trướng quyền bá chủ của Java đã toát lên trong bản danh sách các
thuộc quốc của Majapahit được ghi lại trong cuốn Nagarakertagama. Trong bài thơ
13, Prapanca đã liệt kê một danh sách gồm một số vùng đất trên đảo Sumatra, và
một số có thể tương ứng với khu vực hiện đại như: Jambi, Palembang, Karitang,
Teba (Muara Tebo) và Dharmasraya. Ông cũng đề cập đến một số lãnh thổ khác
như: Kandis, Kahwas, Minangkabau, Siak, Rokan, Kampar và Pane, Kampe, Haru
và Mandahiling,Tamihang, Parlak (Peureulak) và Barat, cùng với Lwas, Samudra
(Samudra Pasai) và Lamuri, Batan (Bintan), Lampung và Barus. Ngoài ra cũng liệt
kê các tiểu quốc của Tanjungnegara như: Kapuhas và Katingan, Sampit, Kutaligga
(Kota Lingga), Kota Waringin, Sambas và Lawas [69; 33].
Trong bài thơ 14, ông cũng nêu một loạt các vùng đất nằm trong lãnh thổ của
Majapahit trọn vẹn trong 5 khổ thơ. Bao gồm: Kadandangan, Landa, Samadang,
Tirem, Sedu (Sarawak), Baruneng (Brunei), Kalka, Saludung (Manila), Solot
(Sulu), Pasir, Baritu, Sawaku, Tabalung, Tanjung, Kute, cũng như Malano. Trên
bán đảo Malay, Pahang được nhắc đến đầu tiên, tiếp đó là Langkasuka, Sai
(Saimwang, Kelantan và Trengganu, Johor, Paka, Muwar, Dungun, Tumasik
(Singapore ngày nay), Kelang, Kedah, Jerai (Gunung Jerai), Kanjap và Niran. Tất
cả những vùng đất này được ông khẳng định rằng “tất cả đều thống nhất” [69; 34].
Cũng trong bài thơ 14, Prapanca đề cập đến những vùng lãnh thổ ở phía Đông Java:
Badahulu và Lo Gajah (một phần của Bali ngày nay), Gurun với những địa điểm
chủ yếu như Sukun, Taliwang, Dompo, Sapi, Sang Hyang Api, Bima, Seran, Hutan
và Kadali được cai trị. Những vùng đất khác như: Bantayan gồm Bantayan và
Luwuk, đông hơn nữa là Udamakatraya. Trong khổ 5, lại đề cập đến các vùng đất
khá xa như: Makassar, Buton, Banggawi, Kunir, Galiyahu (Galiyao), Salaya,
Sumba, Solot, Muwar; cũng như: Wanda, Ambwan (Ambon), Maloko (Maluku),
Wwanin, Seran, Timor cùng rất nhiều các đảo khác [69; 34].

113
Kết quả được coi là quan trọng nhất đối với vương triều Majapahit đó là: mở
rộng lãnh thổ và cơ bản định hình biên giới, lãnh thổ cho nước Cộng hòa Indonesia
ngày nay. So sánh với biên giới lãnh thổ của nước Indonesia ngày nay, về cơ bản đó
chính là phần lãnh thổ mà vương triều Majapahit đã xây dựng nên.
Trong lịch sử Indonesia, các vương triều lớn mạnh như: Srivijaya, Singosari,
… cũng đã có tham vọng thống nhất lãnh thổ nhưng các vương triều này đã không
thực hiện được mục đích đề ra. Srivijaya, một vương triều hàng hải lớn, là quốc gia
đầu tiên đã thâu tóm trong tay phần lớn đất đai của các quần đảo, như đã chinh phục
được vương quốc Malaya, chiếm đảo Banda, vương quốc Taruama ở Tây Java và
đến thế kỉ VIII đã chinh phục xong toàn bộ miền duyên hải Đông và Nam Sumatra,
các đô thị quốc gia ở bán đảo Malay và Tây Kalimantan. Chính vị trí quan trọng
thông qua việc xâm chiếm các hòn đảo đó đã tạo điều kiện cho Srivijaya nắm quyền
bá chủ về thương mại ở Đông Nam Á suốt mấy thế kỉ liên tục. Nhưng địa bàn của
vương quốc này không có điều kiện để phát triển cân đối về kinh tế giữa thương
nghiệp, nông nghiệp và khai thác lâm sản bằng đảo Java. Đồng thời các vua
Srivijaya không phải bao giờ cũng giữ được sự bền chặt của liên minh. Vì vậy mà
sau khi giành được độc lập, năm 1025, vua Chola là Pajendra đã chiếm thủ phủ của
vương quốc này làm cho Srivijaya bước vào thời kì tan rã.
Các vương triều lớn của Đông Java cũng thực hiện mục đích thống nhất lãnh
thổ. Sau khi khôi phục được quyền lực, Airlangga đã bắt đầu những cuộc viễn chinh
nhằm mở rộng và thống nhất lãnh thổ từ sau năm 1025 nhưng quốc gia thống nhất
đó vào năm 1044 lại bị chia thành hai quốc gia độc lập không hữu hảo với nhau là
Janggala và Panjalu (tức Kediri). Sau đó hai tiểu quốc này được thống nhất lại thành
một quốc gia với tên gọi là Kediri thông qua cuộc hôn nhân giữa Bamesvara và
công chúa Kirana.
Quá trình tái thống nhất lại được bắt đầu sau hai thế kỉ, khi Rajasa (hay Ken
Angrok) lập nên nhà nước Singosari. Dưới sự cầm quyền của Kertanagara (1268-
1292), bằng các biện pháp quân sự và ngoại giao, ông đã thu phục các vùng trước
kia của Kediri, miền Tây đảo Kalimantan và cả vùng Nividijaya của Sumatra, hình

114
thành nên Nusantara -hòn đảo hoà bình. Nhưng sau đó đã bị quân Nguyên Mông
“trừng phạt” vì đã tỏ ra không quy phục.
Đến năm 1294, khi Kertarajasa (1294-1309) lên ngôi ở Majapahit, thì các vua
Java mới cai quản được cả một đế chế biển bao la gồm các cảng ở Sumatra, bán đảo
Mã Lai, Borneo và các đảo sản xuất ra hương liệu nằm ở phía Đông của quần đảo
Indonesia. Trong thời kì mà vương triều này trị vì thì số lượng các quốc gia tăng lên
nhiều. Chỉ riêng miền duyên hải phía Bắc và Đông Sumatra sau sự suy tàn của
Srivijaya đã xuất hiện các công quốc Samudra, Demak, Pasai, Rokan, Xiac,
Indragiri, Campar; trên cao nguyên Trung và Tây Sumatra hình thành quốc gia
Minangkabau vào khoảng những 40 của thế kỉ XIV do Adityavarman đứng đầu.
Thế kỉ XV xuất hiện những công quốc chư hầu đầu tiên ở quần đảo Maluku và bờ
Tây Nam Sulawesi.
Như vậy, chính sách mở rộng lãnh thổ của vương triều Majapahit đã đạt được
nhiều kết quả quan trọng, đó là đã xây dựng nên một một vương quốc rộng lớn.
Cũng trong quá trình này, những dân tộc sống trên các tiểu quốc của quần đảo
Indonesia đã lần lượt quy phục nhà nước trung ương Majapahit. Và việc mở rộng
lãnh thổ đã đặt cơ sở nền móng vững chắc cho việc hình thành nên lãnh thổ của
nước Indonesia hiện nay.
3.1.2. Giữ vững sự ổn định, củng cố nền độc lập và phát triển đất nước
Đây cũng là một kết quả quan trọng trong mục đích mở rộng những mối quan
hệ của vương triều Majapahit. Bởi bất kì thời đại nào cũng vậy, mục tiêu bảo toàn
nền độc lập và phát triển đất nước luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Nếu một
đất nước không giữ vững được chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của mình
thì đất nước đó khó có thể phát triển được. Ngược lại, nếu đất nước không phát triển
sẽ rất khó tạo nên một nguồn nội lực để giữ vững nền độc lập của đất nước. Trong
đó, quan hệ đối ngoại là một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên một
đất nước hùng mạnh.
Trong suốt hơn hai thế kỉ tồn tại, Majapahit thường xuyên phải đối mặt với
những thế lực bên ngoài, đặc biệt là các tiểu quốc trong thế giới hải đảo, đe dọa đến

115
nền độc lập của vương triều. Do vậy, việc giữ vững sự ổn định, bảo toàn nền độc
lập được xem là một kết quả lớn của vương triều. Điều này được thể hiện trong từng
mối quan hệ của vương triều Majapahit.
Đối với tiểu quốc trong thế giới hải đảo, Majapahit thực hiện nhiều biện pháp
như: chiến tranh thôn tính, bành trướng mở rộng lãnh thổ. Điều này được thể hiện
trong việc thay đổi chính sách của vị tướng tài ba Gaja Mada từ chính sách “liên
Indonesia” sang chính sách “máu và sắt” để thúc đẩy nhanh, mạnh việc mở rộng
lãnh thổ. Tiêu biểu nhất là cuộc chiến tranh với Bali. Nhà nước phải tiến hành hai
đợt tấn công mới giành được thắng lợi trong thời gian từ năm 1331 đến năm 1343.
Bali dần dần bị Java đồng hóa và là nơi duy nhất duy trì truyền thống đạo Hindu
của quần đảo Indonesia sau khi vương triều Majapahit bị vương quốc Hồi giáo
Demak thôn tính.
Để giữ vững nền độc lập và phát triển đất nước, Majapahit đã có những chính
sách củng cố vương triều, đấu tranh chống lại bất cứ nước nào có hành động đe dọa
đến quyền lợi của đất nước. Quan hệ với Trung Quốc đã thể hiện rất rõ điều này.
Khi nhà Minh được thành lập, ra lệnh “từ nay về sau chỉ các nước chư hầu của
Trung Quốc mới có thể được bán cho người Trung Quốc và chỉ được bán khi họ
đem cống phẩm tới Trung Quốc”. Đồng thời, thời gian này đế chế Majapahit đang
có những tham vọng mở rộng lãnh thổ của đất nước trên toàn bộ bán đảo Malay.
Hành động Trung Quốc phong vương cho Malayu đã tác động đến “yêu sách bá
quyền” của Majapahit. Vì vậy, Majapahit ám sát những người thực hiện nhiệm vụ
mang sắc lệnh phong vương cho Malaya. Những hành động của Majapahit đã khẳng
định quyết tâm giữ vững sự ổn định, củng cố nền độc lập.
Trong quan hệ với Siam, về việc tranh chấp bán đảo Malay, giữa hai nước
không xảy ra bất kì cuộc chiến tranh hao người tốn của nào. Ở những thời điểm
đỉnh cao, Majapahit đã gần xâm chiếm được toàn bộ bán đảo Malay, không những
bảo toàn được lãnh thổ mà còn mở rộng lãnh thổ quốc gia trên một diện tích lớn.
Nhìn chung, do những điều kiện khác nhau nên quan hệ của vương triều
Majapahit với từng quốc gia cũng khác nhau. Có những nước hầu như chỉ có quan

116
hệ trên lĩnh vực chính trị như: Champa, các vương quốc của người Siam; lại có
những nước chỉ trên lĩnh vực thương mại như: Malacca; và đa phần hoạt động quan
hệ trên cả hai lĩnh vực bang giao và thương mại như: Trung Quốc, Ryukyu, Đại
Việt. Chính từ những mối quan hệ này đã góp phần giữ vững được sự ổn định và
củng cố nền độc lập cho vương triều. Trong suốt quá trình tồn tại, Majapahit không
xảy ra bất kì cuộc chiến tranh với các nước bên ngoài. Chính vì vậy, nhà nước có
điều kiện để phát triển đất nước trong một nền chính trị thực sự ổn định.
Tất cả mọi hoạt động diễn ra trong đất nước đều nhằm hướng đến mục đích
phát triển đất nước. Việc tổ chức lễ hội Caitra là minh chứng cho điều này. Tại lễ
hội này, các vua chúa Majapahit không chỉ chủ trì nghi thức lễ đón năm mới với bà
con làm nông nghiệp mà còn thu thuế pamugia do các phường buôn nộp lên triều
đình. Về vai trò của lễ hội Caitra đối với vương triều Majapahit, Nagarakertagama
viết: “Các thương nhân dâng đồ cống cho vua vào những ngày hội lễ Caitra hàng
năm - hội lễ lớn nhất đối với đời sống kinh tế, xã hội của nhà nước Majapahit.
Cũng tại lễ hội này, những đại diện từ Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Champa
và Thái Lan đến bày tỏ lòng tôn kính đối với nhà vua…” [9; 88]. Có thể thấy, trong
việc tổ chức lễ hội Caitra cũng đã thể hiện rõ sự quan tâm của nhà nước đến các
hoạt động sản xuất trong nước như: nông nghiệp và đặc biệt là thương nghiệp.
Hoạt động giao thương là ngành kinh tế được nhà nước đặc biệt quan tâm, nhờ
đó đã khai thác được các điều kiện thiên nhiên ban tặng mà không phải quốc gia
nào cũng có như: đất nước với hàng nghìn quần đảo thuận tiện cho hoạt động
thương mại, có nguồn tài nguyên phong phú với những mặt hàng buôn bán quan
trọng để tiến hành các hoạt động trao đổi,… Hoạt động giao thương không chỉ có ý
nghĩa về mặt kinh tế mà cả về xã hội.
Trước hết, nhà nước đã quan tâm đến việc xây dựng hệ thống bến phà và số
lượng các loại phà trong việc tham gia chuyên chở mặt hàng buôn bán. Trên những
trục giao thông đường thủy quan trọng đều có các tuyến phà sẵn sàng phục vụ nhu
cầu của mọi người. Trong bản Hiến chương Phà năm 1358 đã đưa ra danh sách các
bến phà, nhất là trên hai hệ thống sông chính là sông Solo và sông Brantas. Trên

117
sông Solo, các nhà nghiên cứu tiêu biểu là Van Orsoy de Flines đã xác định có các
vị trí như: “Widang (nằm bên trái của sông Solo, đối diện với Bubat), Pakeboham
(ngày nay là Keboan), Lowara, Duri, Rasi, Rewun, Tegalan, Dalanggara,
Sumbang, Malo, Ngijo, Kawangen, Sudah, Kukutu, Balun, Marebo, Turan, Jipang,
Ngawi, Wangkalang, Penuh, Wulung, Barang, Pakatelan, Wareng, Ngamban,
Kembu, Wulayu” [66; 464]. Cùng với các bến phà này là rất nhiều các loại phà
được sử dụng trong quá trình chuyên chở. Các nhà nghiên cứu đã thống kê được
rằng “có tới 150 phà dọc theo hai sông Solo và Brantas” [57; 29]. Là một đất nước
bao bọc xung quanh là biển, vì vậy, loại hình giao thông đường thủy đóng vai trò
quan trọng nhất. Việc nhà nước quan tâm tới việc phát triển các phương tiện chuyên
chở này đã góp phần không nhỏ làm nên sự phân phối hàng hóa giữa các vùng trong
nước và với bên ngoài trở nên nhịp nhàng hơn. Các loại phà này cũng “đủ rộng với
nhiều loại kích cỡ để vận chuyển hàng hóa ngang dọc trên các dòng sông” [77; 95].
Đặc biệt, trong bản “Hiến chương năm 1351” của Phà Canggu - một trung tâm buôn
bán trên sông Brantas nói, “bến Canggu bao giờ cũng đủ phà để chở người và hàng
hóa qua sông để đến đô thành Majapahit” [9; 85].
Nhà nước cũng quan tâm tới việc xây dựng hệ thống các hải cảng bởi nó đóng
vai trò quan trọng trọng trong việc cung cấp một số lượng lớn các mặt hàng quan
trọng và những nguyên liệu cho quá trình lưu thông. Đây được xem là những địa
điểm trung tâm, tập trung rất nhiều những mặt hàng xa xỉ như: vải bông của Ấn Độ,
lụa và gốm sứ của Trung Quốc,… đáp ứng được nhu cầu cao của các thành viên
hoàng gia và sau đó tham gia vào mạng lưới của thị trường nội địa thông qua hệ
thống các chợ (Pkan). Từ các chợ này, hàng hóa lại được vận chuyển tới các địa bàn
xung quan kinh thành cũng như tới các vùng nông thôn. Như vậy, sự quan tâm của
nhà nước đã góp phần làm cho mạng lưới buôn bán được mở rộng để liên kết các
nội thị với các cảng ở bờ biển Java. Trong cuốn Biên niên sử của Java cũng nói tới
việc lưu thông hàng hóa này, “thóc gạo - sản phẩm chính của chính quyền Java
dùng để đổi lấy hương liệu - từ các cảng nội thị theo các đường bộ (tuyến ngang)
đổ về các bến sông, rồi thuyền bè xuôi theo các dòng sông (tuyến dọc) đưa gạo tới

118
các hải cảng. Đến lượt mình, các mặt hàng ngoại quốc lại theo tuyến ngược lại,
ngược theo chiều dọc rồi tỏa ngược theo các chiều ngang để đến nội thị” [9; 84].
Thông qua quan hệ với các nước, đặc biệt là quan hệ thương mại đã góp phần
vào việc phát triển nền kinh tế. Qua việc làm môi giới cho các thương nhân ngoại
quốc được tiếp cận với thị trường nội địa Java và các đảo khác triều đình đã thu
được một nguồn lợi lớn. Sự phát triển của kinh tế thương mại đã phá vỡ nền kinh tế
tự cung tự cấp, tạo điều kiện hội nhập với nền kinh tế thế giới. Có nhiều mặt hàng
ngoại quốc thiết yếu như các đồ kim khí, thuốc nhuộm, đồ gốm đã đến tận các chợ
xa và các thương nhân của Java cũng đảm bảo cho các bạn hàng của mình những
thứ mà họ cần trao đổi như hương liệu…
Việc phát triển hoạt động thương mại cũng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy
hàng hóa tiền tệ. Dưới triều đại Majapahit, mọi hoạt động trao đổi đều được tiến
hành bằng tiền mặt. Các loại tiền bằng kim loại quý đã được sử dụng như: đồng tiền
hợp kim đúc bằng bạc, thiếc, chì và đồng. Tiền được xâu thành từng xâu một: cứ 70
đồng tiền trong một xâu có giá trị tương đương với một taen vàng. Ngoài những
loại tiền bản địa đã xuất hiện các loại tiền ngoại nhập như: tiền của Trung Quốc.
Hoạt động thương mại phát triển đã làm cho cả nước vận động thành guồng
máy hoàn chỉnh và năng động. Để trao đổi buôn bán với bên ngoài, Java phải có
một nguồn hương liệu dồi dào, thế nhưng nơi sản xuất ra hương liệu không phải là
Java mà phải nhập từ các đảo khác. Do đó, Java là nơi sản xuất ra lúa gạo; các đảo
khác trồng và khai thác hương liệu; hệ thống đường sá, sông ngòi, các cảng biển,
cảng sông là mạch máu lưu thông hàng hóa; triều đình đứng ra tổ chức với bên
ngoài. Có thể nói, nhà nước đã thực sự quan tâm đến việc xây dựng các cơ sở hạ
tầng cần thiết để có thể tiến hành hoạt động buôn bán được thuận lợi.
Hoạt động giao thương trao đổi hàng hoá đã làm xuất hiện những trung tâm
kinh tế lớn, tiêu biểu như đô thị Bubat. Đây chính là một địa điểm quan trọng diễn
ra các hoạt động trao đổi buôn bán. Đồng thời tại các trung tâm này cũng hình thành
nên những cộng đồng những người thương nhân nước ngoài đến buôn bán, như

119
cộng đồng người Hoa, người Thái,… Họ sinh sống cùng cư dân bản địa và một
phần nào đó đã đồng hoá với cư dân nơi đây.
Sự phát triển của thương mại cũng làm xuất hiện một tầng lớp xã hội mới. Đó
là những người chở phà và Bakul (những người trung gian trong trao đổi buôn bán).
Những người này có vai trò không nhỏ đối với chính quyền phong kiến trung ương
và có vị trí cao trong xã hội.
Trong bản “Hiến chương Phà Canggu” đã cho chúng ta biết về tầm quan
trọng và vị trí xã hội của những người chở phà. “Họ không phải nộp thuế nông
nghiệp cho chức sắc địa phương, hoàn toàn độc lập về mặt chính trị, xã hội đối với
chính quyền sở tại và liên hệ trực tiếp với triều đình sở tại và liên hệ trực tiếp với
triều đình” [9; 85]. Như một tầng lớp xã hội độc lập, những người chở phà có vị trí
của mình trong các nghi thức tôn giáo do vua tiến hành và được phép tham dự lễ hội
Caitra - lễ hội lớn nhất trong năm được tổ chức tại hoàng cung. Những người chở
phà còn được phép tổ chức chọi gà, đánh cờ bạc, lập dàn cồng chiêng. Mặc dù
những người chở phà chủ yếu là những người sống trong các làng dọc theo các con
sông lớn làm nhiệm vụ chuyên chở nhưng họ không chịu sự quản lí của địa phương.
Có thể khẳng định rằng, tầng lớp này đã được chuyên môn hóa, họ gần như không còn
tham gia vào các hoạt động kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, hàng năm họ chỉ cần nộp một
loại thuế pamugia (thuế lễ hội) bằng tiền mặt, hoa và đồ dệt thẳng cho triều đình.
Tầng lớp Bakul được xem là “chìa khóa trong hoạt động buôn bán” [57; 38].
Họ đóng vai trò là người trung gian trong việc thu mua hàng hóa từ những người
nông dân và những người bán lẻ rồi sau đó phân phối cho cả các địa bàn trong nước
(trên cơ sở bán lẻ) và những người chuyên chở sẽ đem hàng hóa tới các thị trường
khác (trên cơ sở bán buôn). Họ vừa là những người bán buôn, bán lẻ và cũng là
người cung cấp tín dụng, tập hợp hàng hóa với số lượng lớn cho các thị trường ở xa.
Có thể nói, “nếu không có các Bakul thì hệ thống thị trường của Java sẽ bị sụp đổ”
[57; 38]. Những doanh nhân này xuất hiện với rất nhiều cái tên khác nhau như:
Adagang bakulan hay Abakul bắt đầu từ thế kỉ X và luôn giữ vai trò là người trung
gian quan trọng trong thời kì phong kiến ở Indonesia. Trong bản “Hiến chương

120
Garaman” năm 1053 có ghi: “…những thương nhân Bakul người kinh doanh cau
và trầu…vừng và dầu… tất cả những sản phẩm của những đầm lầy…me…bông…có
thể nhận hàng hóa từ các khu vực xa xôi khác và bán chúng cho các khu vực xung
quanh mà không phải nộp thuế thương gia…” [57; 39]. Sau này, trong bản “Hiến
chương Tuhanaru và Kusanbyan” năm 1323 còn đánh giá vai trò của họ cao hơn
“…họ đóng vai trò như những thương nhân lớn, buôn bán tất cả các sản phẩm từ
cánh đồng lúa khô, tất cả các sản phẩm từ cánh đồng lúa ướt (sawak), tất cả các
sản phẩm từ vùng đầm lầy, tất cả các sản phẩm khai thác từ biển, tất cả các sản
phẩm trên các triền núi…” [57; 39].
Bên cạnh đó, thông qua mối quan hệ giao thương với bên ngoài đã tạo điều
kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực. Các nước cùng phát
triển nền kinh tế của mình và đồng thời đưa nền kinh tế khu vực ngày càng phồn
thịnh. Dưới vương triều Majapahit, đã tiến hành các chuyến thuyền ra bên ngoài
buôn bán, và qua đó thiết lập quan hệ ngoại giao. Kế thừa mối giao lưu từ các triều
đại trước đến vương triều Majapahit hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra thường
xuyên hơn.
Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định rằng, thông qua các mối quan
hệ, vương triều Majapahit đã đạt được một kết quả quan trọng là giữ vững sự ổn
định, củng cố nền độc lập và đưa đất nước ngày càng phát triển trở thành một
vương triều hùng mạnh không chỉ trong lịch sử phong kiến Indonesia mà của cả khu
vực Đông Nam Á từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI.
3.1.3. Du nhập một số yếu tố kĩ thuật mới
Đây là một kết quả quan trọng trong mối quan hệ của vương triều Majapahit với
các nước, đặc biệt là thông qua quan hệ với Trung Quốc. Anthony Reid đã nhận xét về
cuộc xâm lược của Mông Cổ vào Indonesia rằng: “nó không chỉ đánh dấu sự xuất hiện
của vương triều Majapahit mà còn mang đến những kĩ thuật của người Trung Quốc tới
Java, đặc biệt là kĩ thuật đóng thuyền và đúc tiền” [72; 17].
Về kĩ thuật đóng thuyền: Là một đất nước sống bằng nghề sông nước nên người
Indonesia từ rất sớm đã đóng những chiếc thuyền có thể giúp họ lênh đênh nhiều ngày

121
trên biển. Trên những chiếc thuyền họ đã đi đến những miền đất xa xôi như: Champa,
Việt Nam, Trung Quốc,… Điều này chứng tỏ rằng, kĩ thuật đóng thuyền của người
Indonesia đã đạt đến trình độ tiên tiến. Tuy nhiên, trong quá trình quan hệ với các nước
bên ngoài, người Java cũng học hỏi để kĩ thuật đóng tàu thuyền ngày càng hoàn thiện.
Trung Quốc là một quốc gia lớn và có đội tàu thuyền rất phát triển ở khu vực
Châu Á. Trong đó, thuyền mành “junk” của Trung Quốc đã đi đến rất nhiều nơi, trong
đó có khu vực Đông Nam Á. Thuật ngữ “junk” dùng để chỉ những con tàu thương mại
Đông Á trong ngôn ngữ của người Châu Âu, tuy nhiên, nó không phải là từ được vay
mượn từ trong ngôn ngữ của người Trung Quốc mà xuất phát từ trong ngôn ngữ của
người Java và Malay “jong”.
Khi người Bồ Đào Nha lần đầu tiên đặt chân lên hải phận của khu vực Đông
Nam Á, họ đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy những chiếc “jong” ở đây, những chiếc
“jong” này “không lớn hơn so với những tàu lớn nhất của mình” [62; 266]. Chẳng bao
lâu, họ đã thu được những kiến thức đầu tiên về nghề đi biển bằng cách sử dụng rộng
rãi các loại thuyền “jong” trong những hoạt động kinh doanh riêng của mình. Điều này
sẽ cung cấp cho chúng ta những bằng chứng đáng tin cậy về các đặc điểm cơ bản của
“jong”. 1) Trọng tải của các loại “jong” này khá lớn theo tiêu chuẩn của người Châu
Âu lúc đó. Theo các văn bản ghi lại, trọng tải thường là 350 - 500 tấn, đôi khi đạt tới
1.000 tấn và chuyên chở được một ngàn người trên tàu. 2) Các “jong” được làm mà
không có bất kì một miếng sắt nào, những tấm ván và khung của tàu được gắn chặt với
nhau bằng những chốt bằng gỗ. Đây là kĩ thuật vẫn còn tồn tại trong những xưởng
đóng tàu ở Sulawesi và Madura vào đầu những năm 1980. 3) Những lớp vở bọc của
thân tàu được may nối lại với nhau. Đây là đặc trưng của các loại tàu kinh doanh, tàu
“kunlun bo” được cho là có nhiều lớp ván. 4) Những chiếc “jong” này có nhiều cột
buồm, thường từ hai đến bốn chiếc, cộng với một rầm néo buồm (bowsprit).
Về kĩ thuật đóng tàu của Trung Quốc: những du khách Trung Đông và Châu Âu
để lại cho chúng ta những tư liệu quý báu về những đội tàu thuyền lớn của Trung Quốc
từ thế kỉ XII đến thế kỉ XIV. Theo các bản ghi chép của người Châu Âu và các cuộc
khai quật khảo cổ học của 12 con tàu tham gia vào nền thương mại Trung Quốc -

122
Đông Nam Á đã chỉ ra rằng “các loại “junk” là “những con tàu chuyên chở hàng hóa
lớn từ 500 đến 600 tấn, với các khoang được phân chia thành những vách ngăn không
cố định và thân tàu có thể thêm những tấm ván được gắn chặt với nhau” [72; 18].
Dựa vào các nguồn tư liệu, các nhà sử học đã tái tạo lại sự phát triển của kĩ thuật
đóng tàu của Trung Quốc với những đặc điểm chủ yếu sau: 1) Cấu trúc chung của thân
tàu là những mảnh tre được phân chia dọc theo chiều dài của nó: những cái mấu bên
trong của cây như là những mũi ngang, phần sau của tàu và những vách ngăn để phân
chia thân tàu thành những khoang kín nước. 2) Những tấm ván được ghép lại với nhau
bằng những chiếc đinh sắt và những cái kẹp. 3) Trục, bánh lái kiểu treo được sử dụng
phổ biến trong nghề đóng tàu của Trung Quốc. 4) Cánh buồm được sử dụng phổ biến.
Từ những cuộc khai quật khảo cổ học từ những bờ biển của Phúc Kiến tới
Indonesia cũng như những bằng chứng thu thập được trong các nguồn văn bản từ thế kỉ
XIII đến thế kỉ XVIII cho thấy: “những con tàu có sự pha tạp những kĩ thuật đóng tàu
của cả Trung Quốc và Đông Nam Á: những tấm ván được đóng chặt với nhau bằng
những chiếc đinh sắt vào trong sườn tàu, nhưng chúng cũng có thể được đóng chốt với
nhau bằng những miếng gỗ; một số tàu có bánh lái đơn trục trong khi những cái khác
có bánh lái quý; những hầm chứa hàng được ngăn ra bởi các vách ngăn; tất cả thân
tàu đều có hình chữ V và có một cái sà lan đóng vai trò thiết yếu, một sự khác biệt nổi
bật với truyền thống đáy phẳng, không có sà lan” [62; 271]
Pierr-Yves Manguin đã chỉ ra rằng “những “junk” này có những đặc điểm của
cả hai loại thuyền mà trước đó dùng để phân biệt giữa thuyền Trung Quốc và Đông
Nam Á, người ta có thể mong đợi vào những con tàu được chế tạo bởi những thợ mộc
người Indonesia dựa vào mô hình hay một phần của người Trung Quốc” [72; 18].
Một bài thơ (kidung) của Java cũng xác nhận rằng “ít nhất một loại “junk” của Java
đã bị ảnh hưởng bởi những người xâm lược Trung Quốc trong suốt cuộc chiến tranh
của vua Vijaya” [72; 18]
Chính sự tiếp thu, học hỏi những kĩ thuật đóng tàu mới mà cả người Trung Quốc
và người Indonesia có thể đi đến rất nhiều vùng miền. Người Trung Quốc có thể tiến
hành cuộc thám hiểm do Trịnh Hòa cầm đầu với quy mô lớn đã cho thấy kĩ thuật đóng

123
tàu của Trung Quốc đã ở trình độ cao và người Java đã biết học hỏi những kĩ thuật ấy
để hoàn thiện những thiếu sót cho con tàu của mình.
Về kĩ thuật đúc tiền: Tiền đã được sử dụng ở Java từ thế kỉ VIII. Các loại tiền
phần lớn là những đồng bạc hình tròn được ghi trong bản ghi chép Nagari với kí tự
“Ma”. Đồng tiền vàng hiếm khi được sử dụng và phần lớn dùng để đóng các loại thuế,
và được ghi bằng kí tự “Ta” trong bản Nagari. Tiền đồng của Trung Quốc đã xuất hiện
từ thế kỉ X và nó nhanh chóng được người Java học hỏi, sao chép trong việc tạo ra các
loại tiền để lưu hành. Cho đến thế kỉ XIV, những loại tiền đồng của Trung Quốc
(Chinese copper cash coin) đã được sử dụng phổ biến ở Indonesia với tên gọi “Pisis”,
trở thành tiền tệ chính thức của Java. Lợi thế chủ yếu của những đồng Pisis là nó có
nhiều mệnh giá đáp ứng được nhu cầu giao dịch hàng ngày. Sự tham gia của tiền đồng
Trung Quốc vào thị trường thương mại Java đã cho thấy sức hút của hòn đảo này trong
giai đoạn thương mại tự do.
Pigeaud trong những nghiên cứu chi tiết nhất về Majapahit, đã viết: “trong thế kỉ
XIV dưới vương triều Majapahit việc trao đổi hàng hóa ngang giá có lẽ vẫn còn được
sử dụng, đặc biệt là ở các khu vực nội địa. Các loại tiền tệ chủ yếu của vương triều này
là tiền Trung Quốc, được nhập khẩu từ Trung Quốc với số lượng lớn” [53; 359].
Nhận xét của Pigeaud đưa ra đã gây ra một khó khăn lớn để lí giải những thông
tin về những đồng tiền vàng và bạc được đúc từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XIII và quá trình
chuyển đổi sang tiền đồng Trung Quốc vào đầu thế kỉ XIV. Vì vậy, một câu hỏi được
đặt ra về sự chuyển đổi sang dùng “pisis” là liệu có phải việc sử dụng những loại tiền
nước ngoài được kích thích bởi các nhân tố từ bên ngoài, chẳng hạn như cuộc xâm
lược của Mông Cổ vào năm 1293 và các cuộc thám hiểm của Minh Thành Tổ trong
thời gian 1425 - 1435 như Reid đã nêu ra [53; 359], hay liệu rằng có phải nó đã dần
dần lan rộng như một kết quả của sự tiếp xúc thương mại từ những năm 1200 trở đi
như nghi vấn của Wicks [53; 160]. Cả Reid và Thierry đều đề cập đến “đồng tiền địa
phương dựa theo mô hình đồng tiền của Trung Quốc và tiền Trung Quốc lại được tái
tạo lại tại địa phương để duy trì nguồn cung cấp” [53; 360]. Từ những nguồn tư liệu

124
dù rất ít ỏi, chúng ta thấy rằng tiền đồng đã được du nhập vào Java theo hai cách mà cả
Reid và Wicks đã nêu.
Trong văn bản năm 1349, Wang Dayuan đã cho rằng “một trong những nhu cầu
của cuộc viễn chinh của đoàn quân Mông Cổ là việc sử dụng tiền để đáp ứng nhu cầu
sinh hoạt hàng ngày, và trong thời gian ở đây (Java) các loại tiền Trung Quốc cũng
được trao đổi thường xuyên với tiền bản địa” [72; 20]. Cũng từ năm 1300, trong những
bản ghi chép của Java đều có xu hướng thể hiện các giá trị trong “pisis” - tiền đồng
Trung Quốc - chứ không phải là trong tên gọi của các loại tiền bản địa trước kia. Tiền
của Trung Quốc cũng đã lan rộng tới các khu vực khác của quần đảo Indonesia, trong
đó có Maluku.
Thông qua quan hệ buôn bán, tiền tệ cũng đã được du nhập vào Indonesia. Dựa
vào các nguồn tư liệu của Trung Quốc vào giữa thế kỉ XIV và Bồ Đào Nha vào những
năm 1500 đã xác nhận rằng: “Các thương nhân Trung Quốc đã ghé vào Ternate và
Tidore (phía Bắc Maluku) để mua đinh hương”. Barros đã lưu ý rằng “người Maluku
sống như những người dã man cho đến khi những đoàn thuyền lớn của Trung Quốc
đến để mua đinh hương và trao đổi tiền Trung Quốc” [72; 20]
Trong giai đoạn vương triều Majapahit, tiền tệ đã có những bước phát triển lớn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng “những năm sau sự ra đời của Majapahit đã chứng kiến
cái được gọi là “sự sụp đổ của tiền đúc cổ”. Hệ thống tiền đúc “Masa” không một còn
được đề cập một lần nào nữa sau năm 1296 mà được thay thế bằng “pisis” [53; 367].
Trong một văn bản luật thế kỉ XIV của Java có điều khoản “phạt tiền tối đa 40.000
“tiền đồng” cho tội giết người” [53; 367]. Điều này cho thấy chắc chắn rằng “pisis”
đã trở thành loại tiền tệ chính thức của Majapahit. Một số bản Hiến chương thế kỉ XIV
đã nói rõ “thu nhập của một quan chức cấp cao là “8.000 tiền mặt mỗi ngày” từ các
thị trường buôn bán; những người chở phà phải đóng thuế hàng năm 400 tiền mặt cho
triều đình; một thị trấn phải trả khoản thuế lễ hội 300 tiền mặt mỗi năm (1366); những
người buôn bán sống trong cùng một cộng đồng phải trả một khoản thuế cá nhân tối
đa là 500 tiền mặt (1391); và một ngư dân có một số nợ tích lũy lên đến 120.000
(1387)” [53; 367]. Những bản ghi chép này đã chứng tỏ đồng tiền đã được sử dụng cho

125
nhiều mục đích khác nhau của vương triều Majapahit, “dùng để chi trả lương bổng cho
triều đình và từng quan chức; dùng để thu thuế hàng năm của các cá nhân và tập thể; và
những người nộp thuế là những thương nhân cũng như những người lái đò” [53; 368].
Khi những đội tàu của hoàng đế Vĩnh Lạc đến Java đã nhận thấy rằng “đồng tiền
Trung Quốc của các triều đại khác nhau đều hiện diện ở đây” [53; 368]. Căn cứ vào
các bằng chứng khảo cổ học về các loại tiền của Trung Quốc trong các xác tàu đắm
trong vùng biển của Châu Á đã chứng minh những gì người Trung Quốc thấy là chính
xác. Trong một xác tàu đắm phát hiện gần Jakarta năm 1968, các nhà khảo cổ học đã
thu được một lượng tiền Trung Quốc là 2,5kg, trong đó nhiều nhất là tiền thời Tống:
91%, thời Đường: 8% và thời Minh: 1%. Những đồng tiền mới nhất được đúc là năm
1408 và hầu như không có bất kì loại tiền Trung Quốc nào vào cuối thế kỉ XII đến đầu
thế kỉ XV [53; 375]. Điều này chứng tỏ rằng, phần lớn các loại tiền Trung Quốc được
lưu hành trong thời kì Majapahit được đúc vào thế kỉ trước đó.
Trong một xác con tàu thứ hai có lẽ đi xuống gần bờ biển Thái Lan vào những
năm 1400, căn cứ trên 5.530 mẫu khảo sát, trong đó: 7% là tiền thời Đường, 89% thời
Tống và chỉ 3% là thời Minh [53; 376], chứng tỏ rằng: tỉ lệ xuất khẩu tiền Trung Quốc
và việc lưu thông những loại tiền này ở Java cũng tương tự như trong trường hợp của
con tàu đầu tiên.
Trong xác một con tàu thứ ba, lần này là từ một con tàu ở phía bắc của Biển
Đông (gần Quảng Châu), đã cho thấy một sự khác biệt. Trong tổng số 82.701 đồng
tiền, 65% là nhà Minh và chỉ có 31% là nhà Tống và 2%: nhà Đường [53; 376].
Các loại tiền được phát hiện trong ba con tàu đó đã cho chúng ta một cái nhìn sâu
sắc về bản chất của những đồng tiền xuất khẩu từ Trung Quốc - cơ sở tiền tệ của Java.
Trước thời nhà Minh, khoảng 8% tiền Trung Quốc là thời nhà Đường và 86% là tiền
nhà Tống. Mặc dù có sự hồi sinh việc đúc tiền đầu thời Minh nhưng lại hầu như không
được xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc rõ ràng là sử dụng các đồng
tiền cũ từ triều đại trước đó để xuất khẩu sang Java. Do đó, đồng tiền Java vào thế kỷ
XIV và XV bao gồm phần lớn tiền Trung Quốc vào thế kỉ XI.

126
Dựa vào các nguồn tư liệu thời kì thực dân, Wicks cung cấp một bản đồ thể hiện
sự phân bố địa lý của tất cả các địa điểm phát hiện ra tiền Trung Quốc ở Java. Nó
chứng minh rằng đa số các tiền Trung Quốc đã được tìm thấy ở Đông Java, tất cả đều
dọc theo sông Brantas, từ bờ biển đến nội địa. Từ đó, chúng ta đã thấy rằng, “Trung
Quốc đã sản xuất hàng tỷ các loại đồng tiền, và tiền lưu thông ở Trung Quốc phần lớn
là một loại tiền ở thế kỉ XI” [53; 368].
Trong quan hệ với các nước, đặc biệt là trong quan hệ với Trung Quốc, đã làm
cho một lượng lớn tiền tệ được sử dụng ở Java bên cạnh loại tiền của địa phương.
Người Java không chỉ sử dụng trực tiếp các loại tiền này mà còn có sự bắt chước và
học tập theo. Họ có thể đúc tiền tại địa phương theo mẫu hình của tiền nước ngoài.
Người Java đã có sự tiêu chuẩn hóa về khối lượng và giá trị đo lường về tiền tệ trong
các giao dịch mua bán đất đai, hệ thống thuế má, trả lương,…
3.2. Một số đặc điểm về quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit
3.2.1. Tính linh hoạt, mềm dẻo trong việc thực hiện các mối quan hệ đối ngoại
Khi bàn đến tính linh hoạt, mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại là chúng ta muốn
nhấn mạnh đến sự năng động, nhanh nhạy thông qua sự điều chỉnh, thay đổi chính
sách và cách hành động sao cho phù hợp với những điều kiện, tình huống cụ thể. Để
có thể đạt được mục đích cao nhất trong những mối quan hệ đó thì phải căn cứ vào
hai yếu tố: yếu tố chủ quan là những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi
quốc gia và yếu tố khách quan là những tác động từ bên ngoài chi phối, ảnh hưởng
đến quan hệ đối ngoại.
Là một quốc gia phong kiến hàng đầu ở Đông Nam Á, vương triều Majapahit
đã củng cố và phát triển đất nước với một nguồn nội lực to lớn. Đây chính là cơ hội
để Majapahit tiến hành quan hệ với các nước bên ngoài. Tuy nhiên, bối cảnh của
khu vực Châu Á cũng như hoàn cảnh lịch sử, vị thế của mỗi quốc gia trong khu vực
từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI đã tác động và chi phối mạnh mẽ đến quan hệ đối
ngoại của vương triều Majapahit. Trước mỗi sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, mỗi
diễn biến phức tạp từ điều kiện khách quan, bất kì quốc gia nào cũng cần phải có
những đối sách phù hợp để bảo đảm quyền lợi cho quốc gia, dân tộc. Vương triều

127
Majapahit đã lựa theo bối cảnh lịch sử của từng mối quan hệ để có những đối sách
phù hợp. Do vậy, quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit đã thể hiện rõ tính
linh hoạt, mềm dẻo.
Đối với các nước trong thế giới hải đảo, tính linh hoạt mềm dẻo đã thể hiện
thông qua việc vương triều Majapahit đã thực hiện với nhiều biện pháp, cách thức
tiến hành như: thông qua quan hệ ngoại giao, quân sự, hôn nhân và kinh tế. Ngay từ
khi thiết lập vương triều, vị tân quân đã cưới bốn người con gái của Kertanagara.
Cuốn Nagarakertagama đã đặc biệt nhấn mạnh đến đám cưới với 4 người con gái
này trong bài thơ 45, họ là đại diện cho 4 tiểu quốc: Bali, Malayu, Madura và
Tanjungpura. Thông qua việc thành thân với họ, đức vua đã thiết lập được mối quan
hệ đặc biệt với các tiểu quốc do Kertanagara lập nên. Phần lớn mối quan hệ với các
tiểu quốc đảo, vương triều Majapahit đều tiến hành việc dùng sức mạnh quân sự để
bành trướng, mở rộng lãnh thổ với vai trò to lớn của Gaja Mada. Nhờ những biện
pháp vừa mềm dẻo và cứng rắn, vương triều Majapahit đã thực sự thống trị được
các tiểu quốc đang tồn tại riêng biệt thành một đế chế đảo rộng lớn.
Trong các biện pháp tiến hành quan hệ với các nước láng giềng, tác giả đặc
biệt nhấn mạnh biện pháp kinh tế thương mại của vương triều với một hòn đảo nằm
cách rất xa so với thủ phủ của Majapahit về phía Đông. Đó là tiểu quốc Wwanin.
Tiểu quốc này đã được nhấn mạnh trong bài thơ 14, khổ 5, dòng 3 của
Nagarakertagama. Pigeaud trong cuốn “Java in the 14th century” đã xác định vị trí
của tiểu quốc này: “Wwanin, hay Onin, nằm ở phía Tây Bắc New Guinea, trong
vịnh MacCluer” và nhấn mạnh rằng: “đây là một quốc gia phải phục tùng và triều
cống tới triều đình Majapahit” [86; 7]. Dựa vào các nguồn tư liệu các nhà nghiên
cứu đã tiết lộ rằng, quan hệ buôn bán của Majapahit với Wwanin là thông qua vai
trò của Maluku, Seram và Banda. Họ cho rằng: “chúng ta biết rằng người Java đã
tiến hành buôn bán trên các đảo Maluku và Banda từ lâu đời. Họ đã tìm kiếm
những người nô lệ Papua ở đó và loại vỏ cây có mùi thơm gọi là “masoi” được sử
dụng như “jamu” (một loại thuốc) - cả hai loại mặt hàng này đều được nhập khẩu
từ New Guinea” [86; 37]. Như vậy, rõ ràng là Majapahit đã có quan hệ thương mại

128
với Wwanin thông qua vai trò trung gian của Maluku và Banda. Mức độ ảnh hưởng
của Majapahit đối với Wwanin trong thế kỉ XIV có thể được tổng kết như sau: “ đã
có sự tiếp xúc buôn bán tồn tại giữa Java và Tây Irian. Một số quyền bá chủ thương
mại rất có thể đã được thực hiện bởi người Java trên hầu hết các khu định cư của
người New Guinea, thậm chí có thể gián tiếp thông qua các nhà lãnh đạo của
Maluku,…” [86; 39].
Tính linh hoạt trong quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit chính là sự
thay đổi đường lối một cách nhanh nhạy, uyển chuyển, không cứng nhắc, phụ thuộc
vào hoàn cảnh lịch sử và từng đối tượng quan hệ. Trong mỗi hoàn cảnh, điều kiện
cụ thể, đặc biệt là khi mối quan hệ đó ảnh hưởng đến quyền lợi hay đe dọa đến nền
hòa bình của vương triều, vua Majapahit đã có những thay đổi, điều chỉnh chính
sách cho phù hợp trên nguyên tắc quyền lợi quốc gia đặt lên trên hết. Điều bày thể
hiện rất rõ trong mối quan hệ với Trung Quốc. Trước hành động muốn thôn tính đất
nước của đế chế Mông Cổ, người Indonesia đứng lên, dũng cảm chiến đấu để bảo
vệ nền hòa bình của dân tộc. Ngay sau khi giặc ngoại xâm chịu khuất phục, vương
triều Majapahit nhanh chóng thiết lập lại mối quan hệ ngoại giao với nhà Nguyên,
rồi nhà Minh. Bởi các vua Java thấy rằng, Trung Quốc luôn là một nước hùng
mạnh, có một thị trường mà tất cả các nước đều thèm muốn. Hơn nữa, việc thiết lập
mối quan hệ với các triều vua Trung Quốc còn được xem như một tấm lá chắn bảo
vệ trong quan hệ với các nước khác. Nhưng khi triều đình Trung Quốc có những
hành động đe dọa đến quyền lợi, vương triều Majapahit đã có những hành động đáp
trả để thể hiện mình cũng là một vương triều hùng mạnh.
Trường hợp quan hệ với Siam về vấn đề bán đảo Malay cũng thể hiện rất rõ
tính linh hoạt, mềm dẻo trong quan hệ với các nước của vương triều Majapahit. Để
bảo vệ những quyền lợi của mình và dựa vào hoàn cảnh lịch sử, giữa hai nước Siam
và Majapahit không xảy ra bất kì cuộc chiến tranh nào. Bán đảo Malay là một địa
bàn quan trọng nằm trong chính sách mở rộng lãnh thổ của vương triều Majapahit,
nhưng người Siam đã có mặt ở đây và cũng rất hùng mạnh. Vì thế, việc tránh những
cuộc chiến tranh hao người tốn của là một chính sách ngoại giao khôn khéo của

129
vương triều Majapahit. Có những lúc vương triều Majapahit gần như đã mở rộng
lãnh thổ của mình trên toàn bộ bán đảo Malay, cũng có lúc hai nước Siam và Java
chia nhau khu vực cai quản nhưng không có một nguồn tư liệu nào nói đến một hoạt
động quân sự nào giữa hai nước. Chính sách ngoại giao hòa hảo là một chính sách
khôn ngoan để có thể giữ gìn sự ổn định, củng cố nền hòa bình và phát triển mọi
mặt đất nước.
Khi Malacca làm chủ bán đảo Malay, trở thành tuyến đường thương mại quốc
tế quan trọng, các vua Majapahit đã có sự thay đổi chính sách phù hợp với hoàn
cảnh mới. Đó là tiến hành những hoạt động buôn bán thương mại thay vì những
chiến dịch mở rộng lãnh thổ đối với bán đảo Malay. Đây chính là một sự thay đổi
nhanh nhạy của các vua Majapahit. Nếu như các vua Siam vẫn tiếp tục tiến hành
các cuộc chiến tranh với Malacca thì giữa Majapahit và Malacca lại trở thành những
đối tác quan trọng trong việc bù đắp những hạn chế của nhau. Bởi vì Malacca là
một nước chủ yếu thiên về hoạt động thương mại còn việc sản xuất lương thực lại
gặp rất nhiều khó khăn, ngược lai, Java lại là nơi sản xuất chủ yếu mặt hàng này.
Nếu so sánh với Siam chúng ta thấy rằng: cùng với mục đích mở rộng lãnh thổ,
phát triển đất nước nhưng khi tình thế thay đổi nếu như Majapahit đã nhanh chóng
lựa theo hoàn cảnh mới để chuyển từ thái độ thù địch, thôn tính sang trở thành một
liên minh, một bạn hàng trong trao đổi hàng hóa; Siam lại tiếp tục tiến hành các
cuộc chiến tranh với Malacca. Tiêu biểu như, trong thời gian trị vì của vua Malacca
là Raja Kasim (1446 - 1459), Ayuthaya đã hai lần tấn công Malacca nhưng đều bị
thất bại. Dưới thời vua Sultan Manxunxac (1459 - 1477), Ayuthaya lại tiến hành tấn
công Malacca nhằm khôi phục quyền minh chủ đối với đất nước này. Nhưng
Ayuthaya chẳng những không khôi phục lại được quyền lực của mình mà còn khiến
cho phần lãnh thổ phụ thuộc của Ayuthaya trên bán đảo Malay bị thu hẹp dần, chỉ
còn thuộc quyền ở công quốc Ligo. Những nhà vua Ayuthaya tiếp theo đều tiến
hành những hoạt động quân sự với Malacca bằng cả đường bộ và đường biển với
quy mô lớn nhưng đều bị thất bại, chính sách hướng Nam của vương triều Ayuthaya
xâm chiếm bán đảo Malay đã không được thực hiện. Nhìn một cách tổng quan khi

130
so sánh về chính sách của hai nước trong quan hệ với Malacca, rõ ràng là, vương
triều Majapahit đã linh hoạt, nhanh nhạy điều chỉnh chính sách để để tránh được
những cuộc chiến tranh và đạt được mục tiêu phát triển đất nước.
Tính linh hoạt, mềm dẻo trong quan hệ với các nước của vương triều
Majapahit còn được thể hiện trong sự liên kết với các nước có chung hoàn cảnh để
đạt được mục đích giữ vững sự ổn định, bảo toàn nền độc lập. Đây là một quan
điểm đối ngoại khá tiến bộ lúc bấy giờ. Xét về hoàn cảnh lịch sử của các nước trong
khu vực Đông Nam Á thời kì phong kiến chúng ta thấy rằng, các quốc gia dân tộc
trong khu vực luôn tồn tại trong vòng hưng thịnh và suy vong, bành trướng và thu
hẹp, liên kết hoặc đối địch, chưa thực sự có một mối quan hệ thân thiện lâu bền nào
giữa các nước. Đứng trước một thế lực mạnh, đang làm rung chuyển cả thế giới, ba
nước Đại Việt - Champa - Java đã liên kết với nhau trong cuộc chiến tranh chống kẻ
thù chung. Sự linh hoạt trong quan hệ đối ngoại đạt được kết quả tích cực là người
Champa đã không cho quân Mông Cổ dừng chân trên đường tiến công đến Java.
Điều này đã góp phần không nhỏ cho Java để có thời gian chuẩn bị lực lượng chống
lại cuộc chiến tranh biết trước là sẽ xảy ra. Kết quả của mối liên minh này là cả ba
dân tộc đã giành được thắng lợi và bước vào thời kì phát triển hưng thịnh nhất của
mình. Nhận xét về mối liên minh này, tác giả cuốn sách “Trên đất nước đảo dừa” đã
viết: “Máu của người Việt và người Chăm đổ xuống vì quê hương của mình, về
khách quan đã góp phần vào việc ngăn chặn sự bành trướng tiếp tục của đế quốc
Mông Nguyên xuống Đông Nam Á nói chung và Indonesia nói riêng. Sự phối hợp
chiến đấu chống kẻ thù chung cũng như tình đoàn kết giữa nhân dân Đông Nam Á
cũng đã bắt nguồn từ thế kỉ này” [29; 41]. Tiếp tục truyền thống đối ngoại đã có
trong lịch sử, quan hệ giữa Majapahit với Đại Việt và Champa tiếp tục được duy trì
hòa bình trong suốt thời gian sau này.
Có thể thấy rõ rằng, những thay đổi trong đường lối đối ngoại của vương triều
Majapahit với các nước vào mỗi thời điểm lịch sử đều mang tính đối phó. Với mỗi
hoàn cảnh lịch sử khác nhau, đối tượng quan hệ khác nhau, vương triều Majapahit
lại có những mối quan hệ khác nhau để đạt mục đích quan trọng nhất là: giữ gìn sự

131
ổn định, củng cố nền độc lập và phát triển. Sự linh hoạt, mềm dẻo của vương triều
Majapahit đã trở thành một đặc điểm quan trọng trong quan hệ đối ngoại của vương
triều Majapahit. Chính đặc điểm này có thể giúp cho Majapahit nhanh chóng thích
nghi trước những hoàn cảnh lịch sử và với từng đối tượng tạo nên những kết quả
thiết thực cho vương triều.
3.2.2. Thực hiện chính sách thân Trung Quốc trên cơ sở lợi ích dân tộc đặt lên
hàng đầu
Trung Quốc là một quốc gia lớn trong khu vực Châu Á. Vai trò và ảnh hưởng
của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với các nước trong khu vực là rất lớn.
Sự rộng lớn về lãnh thổ, sự hùng mạnh về kinh tế, quân sự khiến cho nhiều nước
trong khu vực phải thần phục. Do vậy, hầu hết các nước đều thực hiện chính sách
thân Trung Quốc thông qua quan hệ “sách phong, triều cống”. Tuy nhiên, trong
quan hệ với Trung Quốc, không phải lúc nào Majapahit cũng thực hiện nhất quán
chính sách này mà sẵn sàng chống lại khi quyền lợi của quốc gia bị đe dọa.
Giống như các quốc gia khác trong khu vực, ngay từ khi thành lập vương
triều, Majapahit cũng thực hiện nghĩa vụ triều cống và nhận sách phong của thiên
triều. Với Trung Quốc, Java là một khu vực rất quan trọng. Cho nên ngay sau khi thành
lập, nhà Minh đã nhanh chóng chiêu dụ nước này phải thần phục và triều cống. Nhà
Minh thấy rằng: “sứ thần của họ trước đây mang cống phẩm sang nhà Nguyên, trở về
đến Phúc Kiến thì nhà Nguyên mất, nhân đó lại vào kinh sư vua Thái Tổ sai người đưa
y về và ban lịch Đại Thống” [22, 94]. Chỉ một vài năm sau khi thành lập, từ năm 1370
đến 1377, Java đã bốn lần sang cống nạp nhà Minh. Việc duy trì quan hệ triều cống của
Majapahit với Trung Quốc một cách đều đặn đã làm cho mối quan hệ giữa hai nước luôn
diễn ra tốt đẹp. Trong suốt thời gian từ năm 1400 đến năm 1510 đã có 50 đoàn triều cống
của Majapahit đến triều đình Trung Hoa [71; 16]. Đổi lại, Majapahit nhận được sự bảo
vệ từ chính quyền Trung Quốc và đặc biệt là những lợi ích về kinh tế. Bởi lẽ, Trung
Quốc ngoài vai trò là một trung tâm kinh tế lớn cũng đồng thời là một thị trường tiêu thụ
hàng hóa lớn của khu vực Châu Á. Đó chính là lí do khiến các quốc gia trong khu vực
Châu Á luôn muốn thiết lập quan hệ với Trung Quốc.

132
Tuy thực hiện chính sách thân Trung Quốc nhưng vương triều Majapahit luôn đặt
lợi ích quốc gia lên hàng đầu, bất chấp chính sách nước lớn của Trung Quốc.
Ngay sau khi thiết lập vương triều mới trên đảo Java, vương triều Majapahit có
mục đích vô cùng quan trọng là: thực hiện chính sách mở rộng lãnh thổ để nắm quyền
làm chủ trên toàn bộ quần đảo Indonesia. Hàng loạt cuộc nội chiến xảy ra trong thời kì
mới tạo dựng đã đe dọa đến sự tồn vong của vương triều, vì vậy, chính sách này đã
không được thực hiện trong suốt những năm đầu thế kỉ XIV. Ngay sau khi dẹp được các
cuộc phản loạn, vương triều Majapahit đã thúc đẩy kế hoạch mở rộng lãnh thổ với hàng
nghìn tiểu quốc trong thế giới hải đảo nhưng kế hoạch này lại bị ngăn trở bởi sự có mặt
của người Trung Quốc. Người Java cho rằng Trung Quốc đã “coi thường quyền bá chủ”
của mình, vì vậy, họ đã có những hành động để trả đũa thái độ của Trung Quốc. Tiêu
biểu như sự kiện Trung Quốc phong vương cho Malayu và Palembang năm 1377.
Tuy chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn nhưng những hành động của
Majapahit đối với Trung Quốc đã chứng tỏ mong muốn được tôn trọng và đối xử như
một nước có vị thế trong khu vực. Trong thời gian này, Majapahit đang ở giai đoạn phát
triển đến đỉnh cao với một hệ thống chính trị được hoạt động hiệu quả, kinh tế phát triển
toàn diện, mọi tầng lớp trong xã hội đều cùng với chính quyền trung ương xây dựng đất
nước thành một trong những quốc gia phát triển vào bậc nhất của khu vực Đông Nam Á
lúc bấy giờ. Chính vì vậy, những hành động của Trung Quốc trong việc can thiệp vào
chính sách bá chủ của Java đã đụng chạm đến quyền lợi của dân tộc Indonesia. Hành
động của Java là bắt các phái viên của Trung Quốc và ám sát họ. Theo các nguồn tư liệu
cho biết, hoàng đế Trung Hoa không trừng phạt Java nhưng vị trí của Majapahit với
chính quyền Trung Quốc đã không còn được coi trọng như trước.
Có thể nói, những hành động này của Java với mục đích bảo vệ quyền lợi của đất
nước là rất đáng khâm phục nhưng xét trong hoàn cảnh lúc bấy giờ thì dường như lại trở
thành một mối bất lợi bởi nó đã tác động trực tiếp đến niềm tự tôn của một nước luôn coi
mình là “thiên triều” còn các nước chỉ là “man di”. Quan hệ giữa hai nước trở nên xấu đi
nghiêm trọng. Chính vì thế, trong giai đoạn từ 1443 - 1453, triều đình Trung Quốc đã ra
chính sách hạn chế cống nạp của các nước trên quần đảo Java, trong khi đó Siam và

133
Malacca lại được khuyến khích ở mức độ cao. Chính điều này khiến Malacca thay thế
Java như là những trung tâm trung chuyển hàng hóa truyền thống trong hoạt động
thương mại của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á.
Như vậy, trong suốt hơn 200 năm tồn tại, vương triều Majapahit đã đồng thời
thực hiện nhiều mối quan hệ khác nhau. Điều đó đòi hỏi vương triều phải có linh
hoạt, mềm dẻo trong việc lựa chọn ra những đối sách hợp lí để có thể giải quyết tốt
nhất và hợp lí nhất. Cho dù có sự khác biệt trong chính sách đối ngoại với từng
nước nhưng điều đó cho chúng ta thấy sự khéo léo của Majapahit trong việc lựa
chọn đối tượng quan hệ và lựa theo hoàn cảnh để thực hiện mối quan hệ đạt được
hiệu quả cao nhất. Thông qua quan hệ đối ngoại, vương triều Majapahit đã thực
hiện được mục tiêu mở rộng lãnh thổ, đồng thời, tận dụng các mối quan hệ đó để
thúc đẩy nền kinh tế, tiếp thu những kĩ thuật mới và trên hết là giữ vững sự định và
củng cố nền độc lập.

134
KẾT LUẬN

Vương triều Majapahit tồn tại trong lịch sử Inđônêxia với khoảng thời gian
hơn 200 năm nhưng nó có một vai trò vô cùng to lớn. GS Ngô Văn Doanh khi đánh
giá về vai trò của vương triều này đã có nhận định: “Sự xuất hiện vương triều
Majapahit ở phía Đông Java vào cuối thế kỉ XIII không chỉ là bước ngoặt trọng đại
đối với Inđônêxia mà còn đánh dấu sự khởi đầu ở cấp độ mới cao hơn, sự thống
nhất về kinh tế, xã hội bên trong ở khu vực Đông Nam Á” [9; tr.82]. Tuy nhiên, vai
trò của vương triều này còn to lớn hơn thế. Các đảo quốc đã thống nhất thành
Nuxantava dưới sự cai trị của một vương triều, đây chính là một điều kiện cần để
nhà nước thực hiện các chính sách đối ngoại và kinh tế linh hoạt, mềm dẻo đưa đất
nước có nền kinh tế phát triển trong kì bấy giờ.
Ra đời trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động như: một số quốc gia sau
thời kì phát triển cực thịnh đã bước vào con đường suy yếu, một số vẫn tiếp tục phát
triển và một số mới bắt đầu ra đời. Điều này đã tạo ra những thách thức mới cho
vương triều Majapahit trong việc thực hiện mối quan hệ với các quốc gia trong khu
vực Đông Nam Á. Đồng thời, với thị trường Đông Bắc Á đầy sôi động, dù rất thôi
thúc người Java tham gia vào nhưng cũng sẽ có những thách thức không nhỏ mà
chính quyền Majapahit phải khôn khéo để đạt được hiệu quả cao nhất.
Thực hiện quan hệ đối ngoại với các nước, vương triều Majapahit nhắm đến
hai mục đích: phát triển thế lực để khẳng vị thế của mình; và giữ gìn sự ổn định, bảo
tồn nền độc lập và phát triển đất nước. Majapahit đã thực hiện rất tốt các mối quan
hệ này và đạt được hai mục đích đề ra. Trong mối quan hệ với các nước hải đảo,
bằng nhiều biện pháp khác nhau, vương triều Majapahit đã tiến hành bành trướng,
thôn tính các tiểu quốc xung quanh để mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng. Để
thực hiện mục đích thứ hai, vương triều Majapahit đã thực hiện nhiều mối quan hệ
đan xen, cả bằng các biện pháp kinh tế thương mại và ngoại giao và sẵn sàng chống
lại nếu như quyền lợi của dân tộc bi đe dọa.
Quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit đã đạt được những kết quả to
lớn. Kết quả quan trọng nhất là việc mở rộng lãnh thổ. Vương triều Majapahit đã

135
thiết lập nên một quốc gia rộng lớn, căn bản định hình nên lãnh thổ của Indonesia
ngày nay. Bên cạnh đó, quan hệ đối ngoại cũng góp phần giữ vững nền độc lập và
phát triển đất nước trong suốt hơn 200 năm. Đạt được hai kết quả này đã chứng tỏ
sự linh hoạt, mềm dẻo, nhanh nhạy của vương triều Majapahit trong việc đề ra
những đối sách hợp lí, kịp thời phù hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh.
Thêm nữa, thông qua quan hệ đối ngoại cũng đã du nhập một số yếu tố kĩ thuật
mới, làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế của đất nước Indonesia, đó là kĩ thuật
đóng thuyền và hệ thống tiền tệ.
Từ quan hệ đối ngoại của vương triều Majapahit, chúng ta có thể rút ra một số
bài học kinh nghiệm: việc thực hiện bất kì mối quan hệ nào cũng phải dựa trên
những nhiệm vụ cụ thể của quốc gia và đặt lợi ích của quốc gia lên hàng đầu; Việc
đề ra chính sách đối ngoại phải dựa trên hoàn cảnh và từng đối tượng, thực hiện đa
dạng nhiều mối quan hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau; Phải luôn linh hoạt, uyển
chuyển trong việc thực hiện quan hệ đối ngoại, phải có những thay đổi phù hợp với
từng hoàn cảnh; Để thực hiện quan hệ đối ngoại thì cần phải xây dựng cho mình
một nguồn nội lực hùng mạnh để có thể chủ động tham gia vào các mối quan hệ, và
trên quan hệ đó sẽ thúc đẩy để làm giàu mạnh thêm đất nước.

136
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Aiđich, Đ.N (1995), Xã hội Inđônêxia và cách mạng Inđônêxia, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Anh (1972), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á (trừ Việt
Nam) từ nguyên sơ đến thế kỉ XVI, Nxb Lửa Thiêng, Sài Gòn.
3. Bruhat, Jean (1976), Lịch sử Inđônêxia, Người dịch: Nguyễn Trọng Định,
Nxb Đại học Pháp, P.U.F.
4. Các địa điểm tại Đông Nam Á, Trung Đông và Phi Châu đã được Trịnh
Hoà và những người cùng đi tới thăm viếng (1405-1443), Tài liệu Viện Đông
Nam Á.
5. Nguyễn Thị Phương Chi (2010), Tầm nhìn của các triều Lý, Trần về Vân
Đồn và vùng Đông Bắc. Trong Di tích lịch sử - văn hóa thương cảng Vân Đồn,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
6. G. Coedes (2011), Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở Viễn Đông, Người
dịch: Nguyễn Thừa Hỷ, Nxb Thế giới.
7. Nguyễn Mạnh Cường (1991), Góp thêm về niên đại xuất hiện đồ gốm sứ
hoa lam ở Việt Nam, Tạp chí Khảo cổ học, số 1/1991.
8. Ngô Văn Doanh (1993), Inđônêxia đất nước con người, Nxb Thông tin, Hà
Nội.
9. Ngô Văn Doanh (1995), Inđônêxia- những chặng đường lịch sử, Nxb
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Tiến Dũng (2009), Quan hệ thương mại của Đại Việt và Java thế
kỉ XI - XIV, Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/2009.
11. Đại Việt sử kí toàn thư (2004), Tập 2, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
12. Trần Độ (1985), Một số vấn đề về quan hệ Trung Quốc - Đông Nam Á
trong lịch sử, Tài liệu viện nghiên cứu Trung Quốc.
13. “Đông Nam Á trong lịch sử thế giới” của Tập thể các tác giả Viện
Phương Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Liên Xô, Nxb Khoa Học (1977),
Đinh Ngọc Bảo, Nghiêm Đình Vì (dịch), Trường ĐHSP Hà Nội - 1982.
14. Đỗ Trường Giang (2006), Quan hệ thương mại của vương quốc Champa
trong bối cảnh thương mại khu vực Đông Nam Á thời cổ trung đại (từ thế kỉ VII
đến thế kỉ XV, Khóa luận Tốt nghiệp Khoa học Lịch sử, Trường ĐHKHXH &
NV, ĐHQG Hà Nội.
15. D.G.E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Chính Trị Quốc gia, Hà
Nội.
16. Trần Thị Hà (1998), Vai trò của vương triều Majapahit trong lịch sử
Indonesia, Khóa luận Tốt nghiệp Đại học - Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà
Nội.
17. Trương Minh Hằng (2005), Gốm thương mại Việt Nam trong hành trình
mậu dịch gốm sứ Châu Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1/2005.
18. Trần Thị Thuý Hằng (2008), Hoạt động thương mại của Trung Quốc ở
Đông Nam Á từ giữa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, Luận văn Thạc sĩ Khoa
học Lịch sử, ĐHSP Hà Nội.
19. Trịnh Huy Hoá (2003), Đối thoại các nền văn hoá, Cuốn Inđônêxia, Nxb
Trẻ, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Hoàn, Lê Văn Dũng (2012), Thời đại hoàng kim của thương
nhân Ryukyu thế kỉ XV-XVI, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4/2012.
21. Nguyễn Văn Hồng (1975), Từ một số tư liệu về quan hệ ruộng đất ở
Indonesia. Trong Thông báo Khoa học Sử học, Tập 8: Về lịch sử Đông Nam Á,
Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
22. Dương văn Huy (2005), Ngoại thương Trung Quốc với khu vực Đông
Nam Á từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII, Khóa luận Tốt nghiệp Khoa học
Lịch sử, Trường ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội.
23. Dương văn Huy (2006), Những đợt thám hiểm của Trịnh Hoà ở Đông
Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2006.
24. Dương Văn Huy (2007), Nhìn lại chính sách “hải cấm” của nhà Minh,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10/2007.
25. Ikuta, Shigeru (1991), Vai trò của các cảng thị ở vùng ven biển Đông
Nam Á từ đầu thế kỉ II TCN đến thế kỉ XIX. Trong Đô thị cổ Hội An, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
26. Trần Khánh (2004), Tiếp xúc, hội nhập kinh tế Đông Á - Đông Nam Á
ven biển dưới góc nhìn lịch sử. Trong Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề
lịch sử và hiện tại, Nxb Thế giới, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Kim (2003), Quan hệ của Nhật Bản đối với Đông Nam Á
thế kỉ XV - XVII, Nxb ĐHQG Hà Nội.
28. Nguyễn Văn Kim (2003), Quan hệ của vương quốc Ryukyu với Đông
Nam Á thế kỉ XV - XVI, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3/2003.
29. Nguyễn Đình Lễ, Nghiêm Đình Vì (1987), Trên đất nước đảo dừa, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
30. Hà Bích Liên (2000), Quan hệ giữa vương quốc cổ Chămpa với các nước
trong khu vực, Luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử, ĐHSP Hà Nội.
31. Nguyễn Nhật Linh (2007), Thương nhân Hồi giáo và quan hệ thương mại giữa
Đông Nam Á và Tây Á thế kỉ XV - XVII, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6/2007.
32. Lê Thị Khánh Ly (2006), Quan hệ của vương quốc Ryukyu với Đông
Nam Á thế kỉ XIV - XVI, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, Trường
ĐHKHXH & NV, ĐHQG Hà Nội.
33. Lê Thị Khánh Ly (2006), Ryukyu-một trường hợp phát triển độc đáo ở
khu vực Đông Á thế kỉ XV-XVI, Tạp chí Đông Nam Á, số 6/2006.
34. Nguyễn Minh Mẫn, Hoàng Quốc Việt (2007), Con đường tơ lụa - Quá
khứ và tương lai, Nxb Giáo dục.
35. Trần Thị Nhẫn (2011), Quan hệ đối ngoại của vương triều Ayutthaya thế
kỉ XIV-XVIII, Luận án Tiến sĩ Khoa học Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội.
36. Đỗ Văn Ninh (1974), Tìm lại dấu vết Vân Đồn trong lịch sử, Ty Văn hoá
Thông tin Quảng Ninh.
37. Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, 2008.
38. Cao Xuân Phổ (1994), Văn hóa biển Đông Nam Á, Tạp chí nghiên cứu
Đông Nam Á, số 4/1994.
39. Shiro, Momoki (2004), Đại Việt và thương mại ở biển Đông từ thế kỉ X
đến thế kie XV. Trong Đông Á - Đông Nam Á: Những vấn đề lịch sử và hiện
tại, Nxb Thế giới, Hà Nội.
40. Văn Tạo (1984), Quan hệ Việt Nam - Inđônêxia trong lịch sử, trong cuốn
“Hội thảo Việt Nam Inđônêxia Vì hoà bình, ổn định và hữu nghị ở Đông Nam
Á”, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
41. Hồng Thái (1986), Vài nét về quan hệ Việt Nam và các nước Đông Nam
Á trong lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3/1986.
42. Lê Thị Thu (2004), Đông Nam Á từ thế kỉ XIV tới đầu thế kỉ XVI, Luận
văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, ĐHSP Hà Nội.
43. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2000), Việt Nam và Đông Nam Á thời kỳ xâm
lược chống Nguyên Mông (thế kỷ XIII), Nxb Trẻ, TP HCM.
44. Phạm Văn Thủy (2006), Quan hệ của Malacca với các quốc gia Đông
Nam Á giai đoạn 1400 - 1511, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2/2006.
45. Nguyễn Thị Kiều Trang (2012), Những lợi ích của nhà Minh trong hệ
thống triều cống (qua trường hợp của Đại Việt và một số nước Đông Nam Á
khác), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10/2012.
46. Bùi Minh Trí (2003), Tìm hiểu ngoại thương Việt Nam qua “con đường
gốm sứ trên biển”, Tạp chí Khảo cổ học, số 5/2003.
47. Bùi Thị Ánh Vân (2001), Thế kỷ XIII trong tiến trình lịch sử Đông Nam
Á, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử, ĐHSP Hà Nội.
48. Nguyễn Bá Vân (1993), Một số vấn đề về gốm hoa lam thương mại Việt
Nam, Tạp chí Khảo cổ học, số 1/1993.
49. Trần Quốc Vượng (2010), Về địa điểm Vân Đồn. Trong Di tích lịch sử -
văn hóa thương cảng Vân Đồn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
50. Yamamoto Tatsuro (2010), Vân Đồn - một thương cảng ở Việt Nam.
Trong Di tích lịch sử - văn hóa thương cảng Vân Đồn, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
51. Yoyi, Aoyagi (1991), Đồ gốm Việt Nam đào được trên các hòn đảo ở
Đông Nam Á, Tạp chí Khảo cổ học, số 4/1991.
52. Yumlo, Sakurai (1996), Thử phác dựng cấu trúc lịch sử của khu vực
Đông Nam Á (thông qua mối quan hệ giữa biển và lục địa), Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, số 4/1996.
Tài liệu tiếng Anh
53. Aelst, A. van (1995), “Majapahit pisis: the currency of a moneyless”
society, 1300 - 1700”, Bijdragen tot de Taal-, Land- en, Vol 131, No.4, Leiden, p.
357 - 393.
54. Cady, John F (1964), Southeast Asia: Its hostorical development, McGraw -
Hill.
55. Christie, Jan Wisseman (1996), Money and Its Uses in the Javanese
States of the Ninth to Fihteenth Centuries A.D, Journal of the Economic and
Social History of the Orient, Vol.39, No.3, p.243 - 286.
56. Christie, Jan Wisseman (1998), Javanese markets and the Asian Sea
trade boom of the tenth to thirteenth centuries A.D, Journal of the Economic
and Social History of the Orient, Vol.41, No.3, p.344 - 381.
57. Christie, Jan Wisseman (1991), States without cities: Demographic
trends in Early Java, Indonesia, Vol.52, p.23 - 40.
58. Colonel G.E. Genrini, M.R.A.S (1909), Researches on Ptolemy’s
geography of Eastern Asia (Further India and Indo-Malay Archipelago),
London: The Royal geographical Society.
59. Hall, Kenneth R (1985), Maritime trade and State development in Early
Southeast Asia, Honolulu: University of Hawaii Press.
60. Hall, Brierley Joanna (1994), Spices: The story of Indonesia’s Spice
trade, Kuala Lumpur: Oxford University Press.
61. Legge, John David (1964), Indonesia, New Jersey press, Prentice - Hall.
62. Manguin, Pierre-Yves (1993), Trading ships of the South China Sea,
Shipbuilding techniques and their roles in the history of the development of
Asian trade networks, Journal of the Economic and Social History of the
Orient, Vol.36, No.3, p.253 - 280.
63. Martin, O'Hare (1986), Majapahit's Influence over WWanin in New
Guinea in the Fourteenth Century, Bachelor of Letters Thesis, Asian Studies,
Australian National University.
64. Milner, Anthony (2008), The Malays, Wiley-Blackwell, A John Wiley &
Sons, Ltd, Publication.
65. Munor, Paul Michel (2006), Early Kingdoms of the Indonesian
Archipelago and the Malay Peninsula, Editions Didier Millet.
66. Noorduyn, J (1968), Further Topographical notes on the Ferry Charter
of 1358, with appendices on Djipang and Bodjanegara, Bijdragen tot de Taal-,
Land- en Volkenkunde 124(1968), No.4, Leiden, p. 460 - 481.
67. Noorduyn, J (1975), The Eastern Kings in Majapahit, with an appendix
by Brian E. Colless, Bijdragen tot de Taal-, Land- en Volkenkunde 131, No.4,
Leiden, p. 479 - 489.
68. Noorduyn, J ( 1978 ), Majapahit in the Fifteenth century, Bijdragen tot
de Taal-, Land- en Volkenkunde 138 (1982), No.4, Leiden, p. 413-442.
69. Prapanca (1365), Nagarakertagama, Bản dịch tiếng Anh của Stuart
Robson, KITLV Press, Leiden, 1995.
70. Reid, Anthony (1988), Southeast Asia of the Age of Commerce 1450 -
1680, Vol 1: The Lands below the Winds, Yale University Press
71. Reid, Anthony (1993), Southeast Asia of the Age of Commerce 1450 -
1680, Vol 2: Expansion and Crisis, Yale University Press.
72. Reid, Anthony, Sojourners and Settlers Histories of Southeast Asia and
the Chinese, Honolulu: University of Hawaii Press.
73. Ricklefs, M.C (1981), A history of modern Indonesia from 1300 to the
present, Indiana University press, Bloomington.
74. Robson, S. O (1981), Java at the crossroads; Aspects of Java cultural
history in the 14th and the 15th centuries, Bijdragen tot de Taal-, Land- en
Volkenkunde 137 (1981), No.2/3, Leiden, p 259 - 292.
75. Roderich, Ptak (1992), The northern trade route to the Spice Island:
South China sea - Sulu zone - north Moluccas (14 th to early 16th century),
Archipel, Vol 42, 1992, p. 27 - 56.
76. Sakamaki, Shunzo (1964), Ryukyu and Southeast Asia, The Journal of
Asian Studies, Vol.23, No.3, 1964, p. 383 - 389.
77. Shaffer, Lynda Norene (1996), Maritime Southeast Asia to 1500, M.E, London,
England.
78. Siddhartha, Hildawati Solmantri (1994), The terrecotta of Majapahit, A
thesis, Cornell University, Ithaca, New York.
79. Stuart - Fox, Martin (2003), A short History of China and Southeast
Asia: Tribute, Trade and Influence, Allen & Unwin, Australia.
80. Sudjoko (1981), Ancient Indonesian technology: Shipbuilding and
firearms production around the sixteenth century, Proyek Penelitian Purbakala
Jakarta, Departmen P&K.
81. Suleiman, Satyawati (1978), Concise Ancient History of Indonesia,
Archaeological Foundation.
82. Suleiman, Satyawati (1980), A few observations on the use of Ceramics
in Indonesia, Pusat Penelitian Arkeologi Nasional, Departemen Pendidikan dan
Kebudayaan.
83. Tarling, Nicholas (1966), A concise history of Southeast Asia, Frederick
A. Praeger: New York.
84. Tarling, Nicholas (2008), The Cambridge history of Southeast Asia, Vol
1: From Early times to C. 1800, Cambridge University Press.
85. Van Leur, J.C (1960), Indonesian Trade and Society: Essays in Asian
Social and Economic History, The Hague and Bandung.
86. Wade Geoff (2007), Ryukyu in the Ming Reign Annals 1380s-1580s, Asia
Research Institute, National University of Singapore.
87. Winstedt, S.R (1933), Malaya and Its history, Hutchinson’s University Library,
London.
88. Wolters, O.W (1999), History, culture, and region in Soautheast Asian
perspectives, Singapore: Institute of Southeast Asian studies.

PHỤ LỤC
Quần đảo Indonesia và bán đảo Malay thế kỉ XIV

[Nguồn: Nagarakertagama]
Bảng phả hệ của Vương triều Majapahit

[Nguồn: http://indonesiatravelonline.blogspot.com/2012/11/History-of-Majapahit-
Kingdom-in-Indonesia.html]
Bắc Sumatra và bán đảo Malay thế kỉ XIV - XV

[65; 197]
Bắc Sumatra và bán đảo Malay thế kỉ XV - XVI

[65; 199]
Tiền tệ ở Java

(Bên trái hình 1 3 tiền có nguồn gốc Trung Quốc, bên phải hình 2 4 tiền Java bắt chước)
[Nguồn: 53; 386]
Thư trao đổi của Ryukyu với Java
Chương 40, văn bản 23
Vua Thượng Bá Chí của vương quốc Ryukyu kính gửi thông điệp này mong tạo
dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Đã từ lâu, chúng tôi nghe nói về quý quốc là một vương quốc đầy sản vật và
hàng hóa hiếm có, đó là một đất nước tươi đẹp. Trong khí đó, hoàng tử và tể tướng lại
là những con người đầy đức hạnh, thông minh tuyệt đỉnh. Thần dân của quý quốc là
những con người có lòng trung thành tuyệt đối. Hơn thế nữa, chúng tôi cũng nghe nói
rằng quý quốc đối xử rất tử tế với khách từ phương xa đến nên có rất nhiều người từ
các ngả, từ những nơi gần đến những vùng đất xã xôi đều rất mong muôn và thích thú
được thăm quý quốc.
Vì thế, chúng tôi đặc phái chánh sứ Ufuma Utchi và những người khác trên con
tàu vượt biển loại mang hiệu Yung đến quý quốc. Họ sẽ mang theo quà biếu tặng quý
quốc để bày tỏ lòng kính trọng của chúng tôi, từ nơi xa xôi này, đối với quý quốc.
Chúng tôi hi vọng những món quà đó sẽ được đón nhận, tinh thần bốn biển như anh
em được chú ý và tình bằng hữu của chúng ta sẽ được duy trì.
Chúng tôi cũng mong rằng quý quốc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những thành
viên của phái đoàn này khi họ tiến hành trao đổi hàng hóa. Xin quý quốc cho phép họ hoàn
thành công việc buôn bán và trở về ngay sau khi họ có thể và kịp gió mùa.
Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng trước đây, vào thời vua Husan-te V(1430), vương
quốc chúng tôi đã cử phái đoàn lần đầu tiên đến quý quốc và bày tỏ lòng kính trọng
của chúng tôi. Chúng tôi rất hân hạnh được nhận những món quà giá trị của quý quốc
khi phái đoàn trở về. Và chúng tôi rất vui vì điều đó. Họ đã trở về an toàn. Trên thực
tế, chúng ta đã đạt được một kết quả quan trọng là thiết lập được mối quan hệ thương
mại của chúng ta.
Chúng tôi có gửi kèm theo danh sách quà biếu của chúng tôi đến quý quốc. Hy
vọng quý quốc sẽ kiểm tra lại chúng.
(Danh sách đã bị thất lạc)
Cheng-tung năm thứ 3 (1438)
[Nguồn: 32, phần phụ lục]

You might also like