You are on page 1of 24

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

TRƯỜNG THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ


Môn : Lịch Sử
Bài 25 – Tiết 31: Tình Hình Chính Trị, Kinh Tế, Văn Hóa
Dưới Triều Nguyễn ( Nửa đầu thế kỷ XIX ).
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
- Sau khi học xong bài HS hình thành và phát triển các năng lực và
phẩm chất sau:
1. Năng lực:
1.1. Năng lực Lịch sử:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử:
+ Trình bày được tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới Triều
Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX.
 Về chính trị: Trình bày khái quát và nhận xét được quá trình
hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn.
 Về kinh tế: Nêu được những ưu điểm và hạn chế của kinh tế
thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.
 Về văn hóa: Trình bày được nét kiến trúc nổi bật, về giáo dục
Nho học, nêu được các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời
Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Đánh giá được chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn nửa đầu
thế kỷ XIX.
+ Đánh giá được chính sách hạn chế ngoại thương của nhà
Nguyễn.
+ So sánh được tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa thời nhà
Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX với tình hình nước ta trước
đó.
+ Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX.
+ Nhận xét được cải cách hành chính của vua Minh Mạng.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học:
+ Liên hệ với những kiến thức cũ đã học để thấy được tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa thời nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX
so với các triều đại trước về: bộ máy nhà nước, giáo dục, kiến trúc,
tư tưởng,…
1.2. Năng lực chung:
- Năng lực tự học, tự chủ: HS nghiên cứu bài mới, chuẩn bị tại nhà.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: tương tác với thầy cô và bạn bè
qua hoạt động nhóm, cũng như qua quá trình phát triển xây dựng
bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: học sinh giải quyết vấn
đề trong quá trình hoạt động nhóm, các câu hỏi bài tập của giáo
viên đưa ra, câu hỏi trong sách giáo khoa.
2. Phẩm chất:
- Yêu nước: Bồi dưỡng tinh thần yêu nước đối với những giá trị
văn hóa tinh thần của nhân dân.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo tồn, ý thức giữ gìn và phát huy
những giá trị văn hóa của dân tộc.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Phương tiện kỹ thuật: Máy chiếu, máy tính.
- Đồ dùng trực quan, tài liệu dạy học:
+ Tranh ảnh về kiến trúc thời Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX: các
lăng tẩm như Lăng Gia Long,..
+ Các tài liệu về bộ Luật Gia Long, cuộc cải cách Minh Mạng,…
+ Tranh ảnh về bản đồ Việt Nam (thời Minh Mạng, sau cải cách
hành chính),..
+ Những tác phẩm văn học chữ Nôm xuất sắc như Truyện Kiều của
Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương như: Bánh trôi nước,
Cảnh thu, Tự tình,…
+ Tranh ảnh, tài liệu về tranh Đông Hồ,..
2. Học sinh:
- HS chuẩn bị ở nhà những tài liệu, tranh ảnh về các công trình
kiến trúc, các ngành nghề nghề nghệ thuật, truyền thống của dân
tộc dưới thời nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Câu hỏi:
+ Trình bày tình hình văn hóa nước ở các thế kỷ XVI – XVIII trên
các lĩnh vực tư tưởng và tôn giáo.
+ Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của văn học Việt Nam ở các thế
kỷ XVI – XVIII.
2. Khởi động: (3 phút)
- Mục tiêu:
+ Tạo ra sự hứng thú, kích thich sự chú ý của của học sinh, tạo
không khí học tập tích cực cho học sinh, tránh bớt sự căng thẳng
sau khi đã kiểm tra bài cũ.
+ Ổn định lại lớp học để chuẩn bị bước vào dạy bài mới.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: phương pháp sử dụng đồ dùng
dạy học trực quan, đàm thoại.
- Hình thức hoạt động: cả lớp, cá nhân.
- Cách thức tổ chức:
+ GV yêu cầu học sinh quan sát bức hình sau và cho biết: Đây là
nhân vật nào? Em biết gì về nhân vật đó? Qua những kiến thức
hiểu biết của mình em có nhận xét gì về nhân vật này?

+ HS suy nghĩ trả lời


+ GV nhận xét, chính xác hóa kiến thức và dẫn dắt vào bài mới:
Bức hình mà các em đang thấy đó là vị vua đầu tiên của nhà
Nguyễn, là người đã sáng lập ra triều đại phong kiến cuối cùng của
nước ta đó chính là vua Gia Long. Ông trị vị từ năm 1802 đến khi
qua đời vào năm 1820, tên húy là Nguyễn Phúc Ánh, trong suốt
quá trình trị vị của mình ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Gia
Long nên thường được gọi là Gia Long Đế tức vua Gia Long. Sau
khi đánh bại các vương triều Tây Sơn, Nguyễn Anh lên ngôi vua,
thành lập nhà Nguyễn. Sau khi lên ngôi ông đã cho thi hành những
chính sách tiến bộ nhằm ổn định tình hình trong nước và trong 50
năm đầu thống trị từ thời vua Gia Long đến Thiệu trị thì tình hình
đất nước ta thay đổi như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu bài 25:
TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA DƯỚI
TRIỀU NGUYỄN (Nửa đầu thế kỷ XIX).
- Sản phẩm cần đạt: câu trả lời của học sinh.
3. Khám phá/ giải quyết vấn đề:
a) Về chính trị:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bộ máy nhà nước – chính sách ngoại
giao dưới Triều Nguyễn (nửa đầu thế kỷ XIX). (10 phút)
- Mục tiêu:
+ Trình bày và nhận xét quá trình xây dựng và củng cố bộ máy nhà
nước.
+ Đánh giá, rút ra ý nghĩa của cuộc cải cách hành chính dưới thời
vua Minh Mạng.
+ Trình bày và nhận xét chính sách ngoại giao dưới triều Nguyễn ở
nửa đầu thế kỷ XIX.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: phương pháp sử dụng đôg dùng
dạy học trực quan, phương pháp vấn đáp.
- Hình thức tổ chức: cá nhân, cả lớp
- Cách thức tổ chức:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS nghiên cứu I. VỀ CHÍNH TRỊ: BƯỚC
nội dung SGK và trả lời các câu ĐẦU XÂY DỰNG VÀ CỦNG
hỏi: CỐ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC –
+ Tình hình đất nước sau khi CHÍNH SÁCH NGOẠI
Triều đại Nhà Nguyễn được GIAO:
thành lập? có gì khác so với các
triều đại trước? (về mặt lãnh
thổ, tình hình trong nước và thế
giới).
- HS nghiên cứu và trả lời câu
hỏi: * Năm 1802, Nguyễn Ánh lên
- GV nhận xét và kết luận: ngôi, lấy hiệu là Gia Long, nhà
+ Năm 1792, vua Quang Trung Nguyễn được thành lập.
mất, triều đình rơi vào tình
trạng lục đục, suy yếu. Nhân cơ
hội đó, Nguyễn Ánh đã tổ chức
tấn công vào các vương triều
Tây Sơn. Năm 1802, vương
triều Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn
Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là
Gia Long đóng đô ở Phú Xuân,
lập ra nhà Nguyễn đổi tên nước
là Việt Nam.
+ Về mặt lãnh thổ: nhà Nguyễn
đã thừa hưởng những thành quả
to lớn mà các vương triều Tây
Sơn đã để lại. Lần đầu tiên
trong lịch sử, một triều đại cai
quản lảnh thổ rộng lớn và thống
nhất trải dài từ ải Nam Quan
đến mũi Cà Mau.
+ Tình hình trong nước: chế độ
phong kiến bước vào giai đoạn
suy vong.
+ Tình hình thê giới: CNTB
phát triển, đẩy mạnh quá trình
xâm lược thuộc địa ở các khu
Á, Phi, Mỹ - Latinh.
Giáo viên tiếp tục dẫn dắt:
Trong bối cảnh đó, đã đặt ra
cho nhà Nguyễn là phải cần xây
dựng một máy nhà nước hoàn
chỉnh, củng cố ngay quyền
thống trị. Vì vậy sau khi lên
ngôi, Gia Long đã bắt tay vào
việc xây dựng bộ máy nhà
nước.
Giáo viên giảng tiếp: Tổ chức
bộ máy nhà nước dưới thời * Chính quyền trung ương được
Nguyễn chia làm 2 thời kì: thời tổ chức theo mô hình thời Lê
Gia Long và thời Minh Mạng. sơ, gia tăng quyền lực của vua.
- Giáo viên đặt câu hỏi: các Chia nước ta thành 3 vùng.
bạn hãy dựa vào nội dung của
SGK và trả lời: bộ máy nhà
nước thời Gia Long như thế
nào?
- HS suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý và kết
luận:
+ Chính quyền trung ương
được tổ chức theo mô hình thời
Lê sơ với sự gia tăng quyền lực
của vua.
+ Gia Long chia nước ta thành
3 vùng: Bắc thành (gồm các
trấn ở Bắc Bộ ngày nay), Gia
Định thành (các trấn thuốc
Nam bộ ngày nay) và các trực
doanh do Triều đình trực tiếp * Năm 1831-1832, Minh Mạn
cai quản (Trung bộ ngày nay). thực hiện cuộc cải cách hành
Chính quyền trung ương cả chính, chia nước ta thành 30
nước, song mỗi thành lại có tỉnh và phủ Thừa Thiên (trực
một Tổng trấn trực tiếp trông thuộc Trung ương).
coi. Các trấn, dinh vẫn như cũ.
Giáo viên tiếp tục đặt câu hỏi:
Vậy thì bộ máy nhà nước dưới
thời Minh Mạng có điểm gì
khác so với thời vua Gia Long?
- HS tìm hiểu nội dung trong
SGK để trả lời:
- GV nhận xét, chốt ý, sử dụng
bản đồ hành chính dưới thời
vua Minh Mạng để trả lời:
+ Năm 1831-1832, Minh Mạng
đã tiến hành một cuộc cải cách
hành chính, bỏ 2 tổng trấn Bắc
thành và Gia Định thành, chia
cả nước thành 30 tỉnh và một
ohur Thừa Thiên (trực thuộc
Trung ương). Đứng đầu mỗi
tỉnh đều có Tổng đốc, tuần phủ
hoạt động theo sự điều hành
của triều đình. Dưới tỉnh là phủ,
huyện, châu, tổng, xã được tổ
chức chặt chẽ nhằm đảm bảo
quyền lực nhà nước.
- Giáo viên tiếp tục đặt câu
hỏi cho học sinh: Các em có
nhận xét gì cuộc cải cách hành
chính của vua Minh Mạng? * Chính sách ngoại giao:
- HS dựa vào những kiến thức
trước đó mà giáo viên đã giảng
kết hợp nội dung trong SGK để
suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, tiếp tục
sử dụng bản đồ hành chính
dưới thời Minh Mạng để trình
bày:
+ Cải cách của vua Minh Mạng
thể hiện tính tập quyền cao, cho
thấy nền hành chính nước ta đã * Nhà Thanh: hoàn toàn thần
được sự thống nhất. Sự phân phục.
chia các tình dưới thời vua
Minh Mạng được dựa trên cơ
sở khoa học: phù hợp về mặt
địa lí, dân cư, phong tục tập
quán, phù hợp với phạm vi
quản lí của một tỉnh. Đó là cơ
* Lào – Chân Lạp: Dùng quân
sở để phân chia các tỉnh như
sự để thần phục.
ngày nay. Vì vậy cải cách của
vua Minh Mạng được đánh gia * Các nước phương Tây: Chủ
rất cao. trương “đóng cửa”.
- GV tiếp tục trình bày: Với
việc tình hình trong nước mới
được thành lập, vẫn chưa ổn
định lại đất nước, cùng với đó
là trước sự đe dọa của các nước
phương Tây, vua Gia Long sau
khi lên ngôi vua ông đã thực thi
chính sách ngoại giao như thế
nào?
- HS dựa vào nội dung trong
SGK suy nghĩ và trả lời câu
hỏi.
- GV nhận xét, chốt ý và kết
luận:
+ Đối với nhà Thanh: nhà
Nguyễn thi hành chính sách
hoàn toàn thần phục một cách
mù quáng. Năm 1804, sứ đoàn
nhà Thanh sang phong vương,
cứ 4 năm 1 lần, nhà Nguyễn cử
sứ thần sang triều cống nhà
Thanh.
+ Đối với Lào – Chân Lạp:
dùng quân sự bắt phải thần
phục.
+ Đối với các nước phương * Tiêu chí tuyển chọn: thông
Tây: chủ trương “đóng cửa”, thi qua khoa cử.
hành chính sách “bế quan tỏa
cảng”, không chấp nhận đặt
quan hệ ngoại giao với họ.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về
chính sách ngoại giao của nhà
Nguyễn?
- HS dựa vào những kiến thức
đã học và nội dung trong SGK
để trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý, kết luận:
+ Tích cực: giữ được mối quan
hệ hòa hiếu với các nước láng
giềng, nhất là nhà Thanh.
+ Hạn chế: thực thi chính sách
“đóng cửa”, với các nước
phương Tây khiến đất nước
ngày càng lạc hậu, không có
điệu kiện giao lưu với các nước
tiên tiến đương thời.
- GV tiếp tục hỏi: Các em hãy
đọc nội dung trong SGK cho
biết, chế độ quan lại của nhà
Nguyễn được tuyển chọn như
thế nào?
* Ban hành bộ luật Hoàng Việt
- HS dựa vào nội dung trong
luật lệ.
SGK để trả lời.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Lúc đầu, chế độ tuyển quan
lại được chọn từ những người
trước đây theo Nguyễn Ánh. Về
sau, giáo dục, khoa cử, trở
thành nguồn tuyển chọn chính.
+ Quan lại hưởng lương theo
phẩm hàm, không có ruộng lộc
chủ yếu mà chủ yếu là nhận
tiền và gạo.
+ Bộ máy nhà nhà Nguyễn còn
cồng kềnh, cũng không đông
đảo, nạn tham nhũng vẫn còn
phổ biến. Năm 1807, một người
phương Tây nhận xét: “dân
chúng vô cùng đói khổ, quan
lại bốc lột thậm tệ, công lý là
một món hàng mua bán, kẻ
giàu có thể công khai sat hại
người nghèo. Và tin chắc rằng
với thế lực đồng tiền, lẽ phải sẽ
về tay chúng.
- GV hỏi HS: Các em hãy dựa
vào nội dung trong SGK để trả
lời câu hỏi: Về luật pháp, quân
đội nhà Nguyễn có những chính
sách gì?
- HS suy nghĩ và trả lời
- GV tổ chức HS tự đánh giá,
nhận xét, chốt ý và chính xác
hóa kiến thức.
+ Về luật pháp: bộ luật mới
được ban hành – Hoàng Việt
luật lệ (còn gọi là Hoàng triều
luật lệ hay Luật Gia Long) gồm
gần 400 triều, chia làm 7
chương, dựa trên sự tham khảo
của bộ luật Hồng Đức của vua
Lê Thánh Tông và bộ luật của
nhà Thanh. Nhìn chung, bộ luật
này tham khảo rất nhiều từ bộ
luật của nhà Thanh, các điều
luật tiến bộ trong Luật Hồng
Đức đều không còn (bảo vệ
quyền lợi người phụ nữ,..), thay
vào đó là những điều luật rất hà
khắc. Đây là bộ luật được thực
hiện xuyên suốt thời Nguyễn,
nội dung của nó nhằm đề cao
uy quyền của nhà vua, bảo vệ
tuyệt đối quyền lợi cuả giai cấp
thống trị.

b. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn: (10 phút)
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tình hình kinh tế và chính sách của nhà
Nguyễn:
- Mục tiêu:
+ Trình bày được những nét cơ bản về tình hình kinh tế dưới Triều
Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX.
+ Đánh giá chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn.
+ Nhận xét về thủ công nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: sử dụng đồ dùng dạy học trực
quan,..
- Hình thức tổ chức: cá nhân, làm nhóm.
- Phương tiện, tài liệu dạy học: hình ảnh tranh Đông Hồ,…
- Cách thức tổ chức:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS nghiên cứu *Tình hình kinh tế:
nội dung SGK và trả lời các câu
hỏi: “ Tình hình kinh tế nước ta
dưới Triều Nguyễn ở nửa sau
thế kỷ XIX như thế nào?”
- HS nghiên cứu SGK và trả
lời:
- GV nhận xét, chốt ý và kết - Nông nghiệp:
luận: + Ban hành chính sách quân
+ Về nông nghiệp: nông nghiệp điền nhưng không mang lại
lạc hậu, ruộng đất bỏ hoang hiệu quả.
nhiều. Để người dân có ruộng + Thực hiện chính sách khai
canh tác, năm 1804, Gia Long hoang, tuy nhiên diện tích đất
ban hành chính sách quân điền canh tác có tăng nhưng không
nhưng không mang lại hiệu nhiều.
quả. Vì thực tế ruộng đất công + Hệ thống thủy lợi được nhà
chỉ còn lại khoảng 20%, việc nước quan tâm nhưng tình
chia lại ruộng đất ưu tiên cho trạng lũ lụt vẫn thường xuyên
quan lại, quý tộc và binh lính xảy ra.
nên người dân không đủ ruộng - > Nông nghiệp dần phục hồi
để sản xuất. Bên cạnh đó, nhà nhưng vẫn lạc hậu.
Nguyễn còn thực hiện chính
sách khai hoang: nhà nước cấp
vốn ban đầu cho nhân dân mua
sắm nông cụ, trâu bò để khai
hoang, ba năm sau mới thu thuế
theo ruộng tư. Với chính sách
này đã dẫn đến sự ra đời của
hai huyện mới là huyện Kim
Sơn và Tiền Hải, tuy diện tích
đất canh tác có tăng lên nhưng
không nhiều. Hệ thống thủy lợi
cũng được nhà nước quan tâm:
bỏ tiền, thóc, huy động nhân
dân sửa sắp đê điều, nạo vét
kênh mương nhưng tình trạng
lũ lụt vẫn thường xuyên xảy ra.
Người nông dân ra sức gia tăng
sản xuất, trồng thêm các loại - Thủ công nghiệp:
cây lương thực, cây công + Thủ công nghiệp nhà nước tổ
nghiêp,.. Tuy nhiên nhân dân chức với quy mô lớn, nhiều
không có ruộng hoặc có rất ít ngành nghề như đúc tiền,..
lại bị bóc lột nặng nề, đời sống
cực khổ.
+ Về thủ công nghiệp:
 Thủ công nghiệp nhà
nước được tổ chức với
quy mô lớn, nhiều ngành
nghề như đúc tiền, chế tạo
vũ khí, đón thuyền, làm
đồ trang sức gạch ngói…
chế tạo được một số máy + Trong nhân dân: các làng
móc đơn giản, đặc biệt là
đóng được tàu thuyền nghề vẫn tiếp tục được duy trì
chạy bằng hơi nước. nhưng không phát triển như
Nhưng do những cản trở trước.
của nhà nước cộng với chế
độ công tượng hà khắc
nên nền công nghiệp cơ
khí chỉ dừng lại ở đây.
 Các làng nghề, phường
thủ công trong dân gian:
tiếp tục được duy trì
nhưng không phát triển
như trước. Tuy nhiên vẫn
xuất hiện một nghề mới là
in tranh dân gian. Nhìn - Thương nghiệp:
thủ công nghiệp không có + Nội thương: phát triển chậm,
khả năng phát triển do mang tính chất địa phương, chủ
không tiếp cận được với yếu buôn bán giữa các làng,
những loại máy móc tiên huyện thông qua các chợ.
tiến ở phương Tây do
chính sách “bế quan tỏa
cảng”, làm hạn chế cho sự
phát triển của ngành nghề
này.
+ Về thương nghiệp:
 Nội thương: việc buôn bán
trong nước phát triển + Ngoại thương: Do nhà nước
chậm chạp, mang tính thực thi chính sách “ức
chất địa phương, chủ yếu thương”, “bế quan tỏa cảng”,
là buôn bán giữa các làng, khiến việc buôn bán với nước
huyện thông qua các chợ. ngoài suy giảm, làm cho nền
Giao lưu buôn bán Bắc – kinh tế nagyf càng tụt dần, lạc
Nam ngày càng nhiều, hậu.
nhưng do chính sách “ức
thương” của nhà nước
cùng với thuế khóa nặng
nề, kiểm soát nghiêm ngặt
nội thương nên kém phát
triển.
 Ngoại thương: Nhà nước
giữ độc quyền về ngoại
thương, việc buôn bán với
thương nhân nước ngoài
suy giảm, chủ trương
“đóng cửa” với các nước
phương Tây. Thuyền bè
nước ngoài chỉ được vào
một số nơi quy định…Các
đô thị lụi tàn dần.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi cho
HS: Vậy qua cái các nội dung
trên thì các em hãy nhận xét về
kinh tế nhà Nguyễn như thế
nào?
- HS dựa trên những kiến thức
trước đó và suy nghĩ trả lời:
- GV nhận xét, chốt ý và kết
luận:
+ Mặc dù đã thi hành hững
chính sách nhằm ổn định, phát
triển nền kinh tế nhưng hiệu
quả mang lại không cao.
+ Thực thi chính sách “trọng
nông ức thương”, “ bế quan tỏa
cảng” đối với các nước phương
Tây đã làm hạn chê sự phát
triển kinh tế, dẫn đến tụt hậu.
- > Vẫn là nền kinh tế phong
kiến lạc hậu.
- GV chuyển ý: chúng ta vừa
tìm hiểu xong kinh tế dưới triều
Nguyễn nửa đầu XIX, tiếp thoe
chúng ta sẽ tìm hiểu phần III:
tình hình văn hóa – giáo dục.
c. Tình hình văn hóa – giáo dục:
* Hoạt động 1: Tìm hiều về tình hình văn hóa – giáo dục dưới
Triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX. (10 phút)
- Mục tiêu:
+ Nêu được các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn nửa
đầu thế kỷ XIX.
+ Trình bày được tinh hình văn hóa – giáo dục dưới thời Nguyễn
nửa đầu thế kỷ XIX.
+ Nhận xét, đánh giá tình hình văn hóa – giáo dục dưới thời
Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX.
- Hình thức tổ chức: cá nhân, tập thể.
- Phương tiện, tài liệu học tập: Một số hình ảnh về các khoa thi
(sau thời vua Gia Long), các tác phẩm văn học chữ Nôm như:
Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, bà
Huyện Thanh Quan,.. hình ảnh về các lăng tẩm ở Huế,..
- Cách thức tổ chức:
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cơ bản
- GV đặt câu hỏi: dựa vào nội 3. TÌNH HÌNH VĂN HÓA –
dung kiến thức trong SGK và GIÁO DỤC:
cho biết tình hình tư tưởng –
tôn giáo nước ta giai đoạn này
như thế nào?
- HS nghiên SGK và trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý và chính
xác hóa kiên thức: - Về tư tưởng: độc tôn Nho
+ Về tư tưởng: nhà Nguyễn chủ giáo, hạn chế các hoạt động của
trương đốc tôn Nho giáo, hạn các tôn giáo, đặc biệt là Thiên
chế các hoạt động của các tôn Chúa Giáo.
giáo, đặc biệt là Thiên Chúa
Giáo. Tín ngưỡng dân gian tiếp
tục phát triển. Đình làng, đền
thờ mọc lên ở khắp các xóm
làng.
GV giảng thêm: các nước
phương Tây đến Việt Nam mục
đích là là tìm thị trường để mua
bán hàng hóa. Nhưng với chính
sách “bế quan tỏa cảng” cộng
với chính sách “cấm đạo”, “giết
đạo” của nhà Nguyễn, họ
không thể thực hiện mục đích
bằng con đường ngoại thương,
thương mại nên đã quyết định
bằng vũ lực. Lấy cớ nhà
Nguyễn giết giáo sĩ, Pháp đã
mở cuộc tấn công xâm lược
Việt Nam năm 1858. - Về giáo dục: giáo cụ Nho học
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Giáo được củng cố. 1807: tổ chức
dục nước ta giai đoạn như thế khoa thi Hội đầu tiên. 1822: tổ
nào: chức khoa thi Hương đầu tiên.
- HS suy nghĩ trả lời:
+ Về giáo dục: Giáo dục Nho
học được củng cố. Năm 1807,
diễn ra khoa thi đầu tiên dưới
triều Nguyễn và năm 1822,
khoa thi Hội đầu tiên được tổ
chức. Tuy nhiên, số người đi thi
và đỗ đạt không nhiều so với
các thế kỷ trước. Tài liệu học
tập, nội dung thi không có gì
thay đổi. Một điểm đáng chú ý
là năm 1836, Minh Mạng cho - Về văn học: văn học chữ hán
thành lập “Tứ dịch quán” để kém phát triển, văn học chữ
dạy tiếng nước ngoài. Nôm ngày cảng phổ biến và
- GV tiếp tục phát vấn: Vậy các hoàn thiện.
em hãy cho biết tình hình văn
hóa, kiến trúc, sử học văn học
dân gian nước ta giai đoạn này
như thế nào?
+ Về văn học: Văn học chữ
Hán kếm phát triển, thay vào
đó văn học chữ Nôm ngày càng
phong phú và hoàn thiện:
Truyện Kiều cảu Nguyễn Du,
các bài thơ của Hồ Xuân
Hương, bà Huyện Thanh Quan.
-GV yêu cầu học HS đọc vài
câu thơ trong truyện Kiều cảu - Về sử học: rất phát triển.
Nguyễn Du.
GV nói sơ về tác phẩm này: tó
tên gốc là Đoạn trường tân
thanh, được viết theo thể thơ
lục bát. Nội dung: thể hiện tinh
thần nhân đạo, phản ánh xã hội
bất công, cuộc đời dâu bể của
người phụ nữ. Được xem là - Về kiến trúc: nổi bật là các
một kiệt tác của nền văn học quân thể cung điện, lăng tẩm
Việt Nam. của vua.
+ Về sử học: phát triển, năm
1820, Minh Mạng cho lập Quốc
sử quán, thu thập sách sử thời
xưa, in lại quốc sử thời nhà Lê,
biên soạn các bộ sử mới, nhiều
bộ sử mới ra đời: Lịch triều
hiến chương loại chí (Phan Huy
Chú), Gia Định thành thông
chí (Trịnh Hoài Đức),..
+ Về kiến trúc: nổi bật là các
quần thể cung điện nhà vua ở
Huế, các lăng tẩm, rạp hát,
thành lũy xây dựng theo kiểu
Pháp cổ, cột cờ Hà Nội,… Đặc
điểm của nền kiến trúc giai
đoạn này: ít nhiều ảnh hưởng
của phong cách phương Tây và
phong cách của nhà Thanh. Các
thành lũy, một số lăng của
vua,.. theo kiểu Vô – băng
(Pháp), kinh thành Huế theo
phong cách của nhà Thanh.
-GV giới thiệu về kinh thành - Các ngành nghề dân gian tiếp
Huế: tục phát triển.
+ Kinh thành Huế là tòa thành
ở cố đô Huế, nơi đóng đô của
vương triều Nguyễn. Được xây
dựng vào năm 1805, quá trình
xây dựng không liên tục. Đến
năm 1823, cơ bản hoàn thành.
Trong đó, Ngọ Môn được lấy
làm biểu tượng của cố đô, là
khu vực hành chính tối cao của
triều Nguyễn. Hiện nay Kinh
thành Huế là một trong số các
di tích thuộc cụm Quần thể các
di tích Cố đô Huế và được
UNESCO công nhận là Di sản
Văn hóa Thế giới vào ngày
11/12/1993.
+ Các ngành nghề dân gian tiếp
tục phát triển với nhiều loại
hình: ca dao, vè, hát dặm,…
- GV phát vấn: Em có nhận xét
gì tình hình văn hóa – giáo dục
dưới triều Nguyễn nửa đầu
XIX.
- HS dựa vào những gì đã học
và suy nghĩ và trả lời:
- GV nhận xét, chốt ý, kết luận:
+ VH – GD mặc dù vẫn còn
mang tính thủ cựu, những cũng
đã được rất nhiều thành tựu. Có
thể thấy, dưới thời nhà Nguyễn
đã có nhiều người tài, có nhiều
đóng góp lớn, điển hình là
Nguyễn Du sau này đã được
UNESCO công nhận là danh
nhân văn hóa thế giới. Quần thể
di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc
Cung đình Huế cũng được
UNESCO công nhận là di sản
văn hóa của thế giới. Đó là cả
một khối lượng văn hóa phi vât
thể và vật thể đồ sộ, vô cùng to
lớn.
4. Luyện tập/củng cố bài học: (7 phút)
- Mục tiêu:
+ Nắm vững lại những kiến thức đã được học.
- Hình thức hoạt động: cá nhân, làm nhóm.
- Cách thức tổ chức:
+ GV cho HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, trả lời bằng cách giơ
tay phát biểu.
+ GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho từng nhóm HS.
* Hoạt động 1: trò chơi trắc nghiệm:

Câu 1: Hệ tư tưởng độc tôn dưới triều Nguyễn là ?


A. Phật giáo
B. Thiên Chúa giáo
C. Nho giáo
D. Đạo giáo
Câu 2: Nhà Nguyễn thực thi chính sách “đóng cửa” đối với ?
A. Trung Quốc
B. Lào – Ai Lao
C. Các nước phương Tây
D. Cả A & B
Câu 3: Nhà Nguyễn thực thi chính sách “cấm đạo” đối với ?
A. Phật giáo
B. Hồi giáo
C. Nho giáo
D. Thiên Chúa giáo
Câu 4: Dưới thời nhà Nguyễn ai đã được UNESCO công nhận là
Danh nhân văn hóa thế giới?
A. Minh Mạng
B. Hồ Xuân Hương
C. Nguyễn Du
D. Lê Qúy Đôn
Câu 5: Kì thi Hội đầu tiên dưới thời nhà Nguyễn được tổ chức vào
năm nào?
A. 1802
B. 1809
C. 1822
D. 1811
Câu 6: Nhiệm vụ sưu tầm, lưu trữ sách cổ và biên soạn các bộ sử
chính thống dưới thời nhà Nguyễn thuộc về
A. Quốc sử quán
B. Quốc sử viện
C. Quốc tử giám
D. Văn miếu.
* Hoạt động 2: trò chơi thảo luận nhóm:
- Hình thức hoạt động: làm nhóm.
- Phương pháp/kĩ thuật dạy học: sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.
- Cách thức tổ chức:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
+ GV chia HS thành từng nhóm nhỏ từ 4-6 HS, mỗi nhóm sẽ được
phát tờ giấy A4 tương ứng với số lượng HS. GV hướng dẫn HS
hoạt động theo kĩ thuật khăn trải bàn để hoàn thành nhiệm vụ học
tập.
+ GV đưa ra câu hỏi: Các em có nhận xét gì về kinh tế dưới thời
nhà Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tiến hành đọc nội dung kiến thức trong SGK kết hợp với kiến
thức trong quá trình học để viết vào giấy A4 đã chuẩn bị trước, kết
thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên trong nhóm sẽ thảo
luận, trao đổi, so sánh các ý kiến, thống nhất và viết kết quả vào
phần chính giữa “Khăn trải bàn”.
B3: Học sinh báo cáo sản phẩm:
+ Kết thúc quá trình thảo luận, mỗi nhóm sẽ cử một người đại diện
để treo bảng, GV sẽ phân chia các nhóm để nhận xét với nhau.
+ GV nhận xét, chốt ý và kết luận:
 Mặc dù đã thi hành hững chính sách nhằm ổn định, phát triển
nền kinh tế nhưng hiệu quả mang lại không cao.
 Thực thi chính sách “trọng nông ức thương”, “ bế quan tỏa
cảng” đối với các nước phương Tây đã làm hạn chê sự phát
triển kinh tế, dẫn đến tụt hậu.
- > Vẫn là nền kinh tế phong kiến lạc hậu.
+ Kết thúc hoạt động, GV đánh giá quá trình tham gia trao đổi của
mỗi HS và cho điểm.
5. Vận dụng:
- Hình thức hoạt động: Cả lớp, cá nhân.
- Mục tiêu: liên hệ kiến thức của bản thân vào cuộc sống theo
hướng tiếp cận năng lực.
- Nhiệm vụ của HS: Sưu tầm các bài thơ về văn học chữ Nôm
trong giai đoạn này.
- Sản phẩm: Các bài thơ, tác phẩm văn học chữ Nôm.
- Phương pháp dạy học hợp đồng – cam kết giữa GV và HS.
6. Mở rộng:
- Hình thức hoạt động: cá nhân.
- Mục tiêu:
+Nhằm mở rộng thêm kiến thức ngoài kiên thức học ở trên lớp.
+ Rèn luyện tính tự học, tự tìm hiểu, nghiên cứu của HS.
- Nhiệm vụ: Hiện nay, đang có một vấn đề đang làm dư luận quan
tâm đó là việc có nên đặt tên đường mang tên Nguyễn Ánh hay Gia
Long hay không? Dựa vào những kiến thức đã được học, cũng như
sự hiểu biết của bản thân em có nhận xét gì về nhân vật Nguyễn
Ánh, em có đồng tình hay không đồng tình vấn đề này hay không?
Vì sao?
- Sản phẩm: Bài viết của HS.
7. Dặn dò:
- GV nhận xét tinh thần học tập tích cực của cả lớp đồng thời rút
kinh nghiệm cho những tiết học sau.
- Căn dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
+ Trả lời các câu hỏi ở cuối bài.
+ Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài mới: TÌNH HÌNH XÃ HỘI
Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH
CỦA NHÂN DÂN.

You might also like