You are on page 1of 9

GIÁO ÁN MINH HỌA

Bài 1: NHẬT BẢN (LỚP 11)


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được nét khái quát về tình hình Nhật Bản đến giữa TKXIX; nội dung của
cuộc Duy tân Minh Trị và quá trình chuyển sang Đế quốc chủ nghĩa ở Nhật Bản.
- Làm sáng tỏ được tính chất, ý nghĩa của cuộc Duy tân với Nhật Bản.
- Đánh giá được tác động của cuộc Duy tân với sự phát triển của Nhật Bản và
vận dụng kiến thức đã học rút ra bài học cho Việt Nam.
2. Thái độ
- Tinh thần yêu lao động, ham học hỏi, thấy được tính tất yếu của cải cách, đổi
mới đối với đất nước Việt Nam hiện nay.
- Ý thức giữ gìn độc lập, kết hợp giữa bản sắc dân tộc và tính hội nhập quốc tế.
3. Kĩ năng
- Kĩ năng khai thác thông tin qua tranh ảnh, lược đồ.
- Kĩ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
4. Năng lực
Hình thành năng lực tự học, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực vận dụng kiến
thức giải quyết tình huống nảy sinh trong thực tiễn
II. PHƯƠNG TIỆN
- Tranh ảnh về Nhật Bản, chân dung Thiên Hoàng Minh Trị.
- Lược đồ Nhật Bản đầu TK XX.
III-
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG:
A- HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu:
- HS nhớ lại kiến thức về âm mưu và thủ đoạn của các nước Âu Mĩ đối với châu
Á, nhận ra được một vài đặc điểm của Nhật Bản, nhất là sự phát triển của Nhật Bản
ngày nay.
- Tuy nhiên, học sinh chưa biết được sự phát triển của NB từ cuối thế kỉ XIX bắt
nguồn từ sự những thành công của cuộc Duy tân Minh Trị, từ đó kích thích sự tò mò
về cuộc duy tân này như thế nào và nó có tác động ra sao đối với nước Nhật và khu
vực sau đó.
2. Phương thức:
- GV dẫn dắt: Ở chương trình lịch sử lớp 10, các em đã tìm hiểu về lịch sử thế
giới cận đại. Các em đã biết rằng, cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mĩ đã
chuyển sang đoạn đế quốc chủ nghĩa và đẩy mạnh xâm lược châu Á, Phi, khu vực Mĩ
Latinh. Vậy đứng trước bối cảnh đó, các nước ở châu Á đã có những đối sách như thế
nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần I, Chương I.
- GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh

1
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
CH1- Những hình ảnh trên gợi cho các em suy nghĩ về quốc gia nào?
CH2 - Nửa cuối TK XIX, số phận Nhật Bản có gì khác so với các quốc gia
châu Á khác?
CH3- Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt đó?
CH4- Từ sự phát triển của Nhật Bản chúng ta có thể học tập được gì?
3. Gợi ý sản phẩm:
- Học sinh trình bày hiểu biết của mình ở những mức độ khác nhau, GV lựa
chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống nối vào bài mới.
- GV dẫn: Để có được vị trí cường quốc hàng đầu thế giới ngày nay, Nhật Bản
đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với nhiều bước chuyển mình vĩ đại. Đặc biệt, ở
cuối thế kỉ XIX, đứng trước nguy cơ xâm lược của tư bản phương Tây, Nhật Bản đã
tiến hành cuộc cải cách toàn diện do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng. Vậy, cuộc
Duy tân Minh Trị được tiến hành như thế nào? Tác động của nó đối với Nhật
Bản và các nước trong khu vực ra sao? Trong bối cảnh hiện nay, VN có thể học
tập được gì từ cuộc Duy tân đó? Để tìm ra lời giải cho những câu hỏi này, chúng ta
sẽ cùng tìm hiểu nội dung: Bài 1. NHẬT BẢN (GV kết hợp viết bảng)
B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Tìm hiểu tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868
1.1. Mục tiêu: Học sinh nắm được nét nổi bật tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỉ
XIX và những yêu cầu đặt ra cho Nhật Bản, từ đó xác định con đường Nhật Bản lựa
chọn.
1.2. Phương thức hoạt động: Hình thức tổ chức: Cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv yêu cầu HS đọc đoạn thông tin SGK T4 - 5 thảo luận trả lời câu hỏi:
? Tình hình Nhật Bản từ đầu TKXIX đến trước 1868 có những điểm gì nổi bật?
?Tình hình trên đặt ra khó khăn gì đối với Nhật Bản?
?Trước bối cảnh đó, yêu cầu đặt ra đối với Nhật Bản như thế nào?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
- HS: kết hợp theo dõi tư liệu, sách giáo khoa trao đổi thảo luận cặp đôi
- GV: Gợi ý, hướng dẫn các nhóm tìm hiểu, mở rộng kiến thức thông qua các
nguồn tư liệu.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- HS: nghiên cứu SGK, thảo luận báo cáo kết quả
- GV: Gọi HS trình bày, yêu cầu HS khác bổ sung ý kiến và điều khiển hoạt
động nhận thức cho học sinh.
1.3. Dự kiến sản phẩm:
Câu 1:
2
+ Kinh tế: lạc hậu, khủng hoảng, kém phát triển
+ Xã hội: vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, nông dân, tư sản công thương mâu thuẫn
gay gắt với chế độ phong kiến
+ Chính trị: giữa TKXIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia pk do thiên hoàng đứng đầu
nhưng không có thực quyền.
+ Đối ngoại: bị các nước phương Tây dùng áp lực quân sự, kí các hiệp ước bất
bình đẳng.
Câu 2:
Khó khăn: đất nước khủng hoảng, bị lăm le nhòm ngó, nguy cơ mất độc lập.
Câu 3:
Nhật đứng trước 2 lựa chọn: tiếp tục duy trì chế độ pk trì trệ hoặc tiến hành duy
tân.--> Nhật Bản lựa chọn con đường duy tân.
2. Tìm hiểu cuộc Duy tân Minh Trị
2.1. Mục tiêu:
- Tìm hiểu thời gian, mục đích, nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị.
- Đánh giá được tác động của nó đối với Nhật Bản và các nước trong khu vực;
rút ra được đặc điểm, tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị.
2.2. Phương thức: Làm việc cá nhân và nhóm cặp đôi
a. Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu tài liệu về cuộc Duy tân Minh Trị (1868) và trả
lời câu hỏi:
Hãy xác định thời gian, mục đích cuộc Duy tân Minh Trị
Hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị
Tóm tắt nội dung (chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục)
Đánh giá ý nghĩa, tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị
b. Thực hiện nhiệm vụ:
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao
đổi đàm thoại ở các cặp đôi hoặc nhóm để tìm hiểu về thời gian, mục đích của cuộc
Duy tân Minh trị và những hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị; tóm tắt được nội dung
chính những cải cách của Minh Trị.
- Sau khi trình bày xong thời gian, mục đích, nội dung cuộc Duy tân Minh Trị,
GV tổ chức cho HS trao đổi đàm thoại để đánh giá tác động của cuộc Duy tân Minh
Trị đối với Nhật Bản và các nước trong khu vực; rút ra được tính chất của cuộc Duy
tân Minh Trị.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.
2.3. Gợi ý sản phẩm:
Với các câu hỏi trên, gợi ý sản phẩm là:
* Nêu thời gian, mục đích của Duy tân Minh Trị?
+ Thời gian: 1 – 1868;
+ Mục đích: đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, phát triển theo con đường tư
bản, giữ vững độc lập.
* Hãy nêu một vài hiểu biết về Thiên hoàng Minh Trị?

3
- Minh Trị là tên hiệu của Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản - Mutsuhito (1852
- 1912), lên nối ngôi năm 15 tuổi và trị vì trong suốt 45 năm. Ông được coi là một vị
minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở
thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế
quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
- Minh Trị lên ngôi đầu năm 1867, cuối năm đượcsự hỗ trợ của các đại quý tộc
địa phương miền Nam và giai cấp tư sản, đã ép buộc Tướng quân Mạc Phủ Kâyki
trao lại quyền hành cho Thiên hoàng. Tướng quân Mạc Phủ chấp nhận yêu cầu này
tuy nhiên, lại tập hợp lực lượng vũ trang chống Thiên hoàng. Tháng 1/1868 chiến
tranh giữa Thiên Hoàng và Mạc Phủ bùng nổ, đến mùa hè năm 1869 Mạc Phủ mới bị
đạp tan.
Ngày 3 tháng 1 năm 1868, chính phủ mới do Thiên hoàng bổ nhiệm được thành
lập. Chính phủ Minh Trị là những người trẻ tuổi, chưa dày dạn kinh nghiệm lãnh đạo
nhưng rất năng động, không cố chấp, dễ tiếp thu cái mới. Muốn tiến hành những cải
cách có tính chất tư sản này, chính phủ Minh Trị quan tâm trước tiên đến việc học tập
phương Tây. Chính Phủ Minh Trị đã cử nhiều phái đoàn sang châu Âu và Hoa Kì để
nghiên cứu tinh hoa các nền văn minh này, áp dụng vào việc xây dựng đất nước.
* Tóm tắt nội dung cải cách Minh Trị.
- Chính trị:
+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ
+ Thành lập chính phủ mởi (xác lập quyền thống trị của tư sản và quý tộc tư sản
hóa)
+ Ban hành Hiến pháp (1889) (xác lập chế độ quân chủ lập hiến)
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ, thị trường
+ Cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
- Quân sự:
+ Tổ chức, huấn luyện kiểu phương Tây .
+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, mời chuyên gia phương Tây.
+ Chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược
- Giáo dục:
+ Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc
+ Chú trọng nội dung KHKT
+ Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây
* Rút ra ý nghĩa và tính chất cuộc Duy tân Minh Trị.
- Ý nghĩa: Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế; mở đường cho chủ nghĩa tư bản
phát triển; giữ vững độc lập, tạo điều kiện để Nhật Bản trở thành cường quốc.
- Tính chất: mang đặc điểm của cuộc cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để
(chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho
nông dân).
3. Tìm hiểu quá trình Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa
3.1. Mục tiêu: Học sinh thấy được quá trình chuyển biến của Nhật Bản sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa và đặc điểm của đế quốc Nhật Bản.
4
3.2. Phương thức thực hiện: Hình thức: Cá nhân
a) Giao nhiệm vụ:
- Nghiên cứu sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản có sự phát triển
như thế nào?
+ Nêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản 30 năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ
XIX.
+ Đặc điểm của đế quốc Nhật Bản?
+ Tình hình xã hội Nhật Bản 30 năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn
cho HS làm việc cá nhân sau đó trao đổi theo cặp.
- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các HS để có thể gợi ý học trợ
giúp HS khi các em gặp khó khăn.
3. Gợi ý sản phẩm
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản có sự phát
triển như thế nào?
+ Kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng. Công nghiệp (nhất là công nghiệp
nặng), đường sắt, ngoại thương, hàng hải có chuyển biến quan trọng
+ Sự tập trung tư bản trong công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng dẫn đến xuất
hiện các tổ chức độc quyền.
- Nêu chính sách đối ngoại của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Điều kiện nào giới cầm quyền Nhật Bản lại thực hiện được chính sách đó?
+ Chính sách: Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược: Chiến tranh Đài Loan,
Chiến tranh Trung – Nhật, Chiến tranh Nga – Nhật.
+ Điều kiện: Do kinh tế phát triển tạo ra sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị cho
giới cầm quyền thực hiện
+ Kết quả: Nhật Bản chiến thắng, kí các hiệp ước có lợi để tốc độ phát triển kinh
tế nhanh.
- Đặc điểm của đế quốc Nhật Bản là gì?
Là đế quốc phong kiến quân phiệt.
- Tình hình xã hội Nhật Bản 30 năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
+ Củng cố quyền lợi và địa vị của tư sản, quý tộc võ sĩ, Thiên hoàng.
+ Nhân dân lao động bị bần cùng, nhiều cuộc đấu tranh diễn ra, các tổ chức
nghiệp đoàn nhất là Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản được thành lập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về:
- Tình hình Nhật Bản từ đầu TK XIX đến trước 1868, nội dung cơ bản, ý nghĩa,
tính chất của cuộc Duy tân Minh Trị và quá trình Nhật Bản chuyển sang giai đoạn ssế
quốc chủ nghĩa.
- Lí giải được vì sao cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc CMDCTS chưa triệt để.
- Xác định được bản chất của đế quốc Nhật Bản

5
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu
cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy,
cô giáo:
2.1. Lựa chọn phương án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị 1868 diễn ra trong bối cảnh
A. chế độ Mạc phủ thực hiện những cải cách quan trọng.
B. kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
C. các nước tư bản phương Tây tự do buôn bán.
D. xã hội phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Câu 2. Cho đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản được coi là một quốc gia
A. phong kiến trì trệ. B. tư bản chủ nghĩa.
C. phong kiến quân phiệt. D. quân chủ lập hiến.
Câu 3. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng biện pháp gì để ép
Nhật Bản phải “mở cửa”?
A. Áp lực quân sự. B. Phá hoại kinh tế.
C. Tấn công xâm lược. D. Đàm phán ngoại giao.
Yêu cầu này nhằm giúp học sinh tái hiện lại những nét nổi bật về tình hình
Nhật Bản giữa TK XIX trước cuộc Duy tân Minh Trị.
Hoàn thành được các yêu cầu trên HS sẽ được củng cố những kiến thức đã học về nội
dung này.
2.2.
* Lập bảng thống kê về những nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị theo mẫu
sau:
Lĩnh vực Nội dung Ý nghĩa
Chính trị
Kinh tế
Quân sự
Giáo dục
* Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản là một cuộc cách mạng dân
chủ tư sản không triệt để?
Yêu cầu này nhằm củng cố kiến thức về những nội dung cơ bản của cuộc Duy tân
Minh Trị. Với việc điền những nội dung phù hợp vào bảng thống kê trên HS phải dựa
vào những kiến thức đã học để hoàn thành bảng trên.
2.3 Những biểu hiện nào chứng tỏ cuối TK XIX đầu TK XX Nhật Bản chuyển sang
giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa? Vì sao chủ nghĩa Đế quốc Nhật mang đặc trưng là chủ
nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt?
3. Gợi ý sản phẩm
3.1. Lựa chọn phương án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Cuộc Duy tân Minh Trị 1868 diễn ra trong bối cảnh
A. chế độ Mạc phủ thực hiện những cải cách quan trọng.
B. kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản.
C. các nước tư bản phương Tây tự do buôn bán.
D. xã hội phong kiến khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Câu 2. Giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản được coi là một quốc gia
6
A. phong kiến trì trệ. B. tư bản chủ nghĩa.
C. phong kiến quân phiệt. D. quân chủ lập hiến.
Câu 3. Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã sử dụng biện pháp gì để ép
Nhật Bản phải “mở cửa”?
A. Áp lực quân sự. B. Phá hoại kinh tế.
C. Tấn công xâm lược. D. Đàm phán ngoại giao.
3.2
* Lập bảng thống kê về những nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị theo mẫu
sau:
Lĩnh vực Nội dung Ý nghĩa
Chính trị + Thủ tiêu chế độ Mạc phủ Xác lập quyền thống trị
+ Thành lập chính phủ mởi của tư sản và quý tộc tư
+ Ban hành Hiến pháp (1889) (xác lập chế sản hóa)
độ quân chủ lập hiến)
Kinh tế + Thống nhất tiền tệ, thị trường Thúc đẩy sự phát triển
+ Cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
kinh tế TBCN ở nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng
Quân sự + Tổ chức, huấn luyện kiểu phương Tây Góp phần trực tiếp bảo vệ
. độc lập, có cơ sở để tiến
+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, mời hành bành trướng sau này
chuyên gia phương Tây.
+ Chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến, sản
xuất vũ khí, đạn dược
Giáo dục + Thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc Là nguồn lực dẫn đến sự
+ Chú trọng nội dung KHKT phát triển, là “chìa khóa
+ Cử học sinh giỏi đi du học phương Tây vàng” dẫn đên sự phát
triển
* Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị 1868 ở Nhật Bản là một cuộc cách mạng dân
chủ tư sản không triệt để?
+ Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản vì:
- Lãnh đạo: Giai cấp tư sản, quý tộc mới thông qua đại diện là Thiên hoàng
Minh Trị.
- Mục tiêu: Xóa bỏ những rào cản của chủ nghĩa tư bản.
- Lực lượng: Quần chúng nhân dân.
- Hướng phát triển: Chủ nghĩa tư bản.
+ Chưa triệt để vì: chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, địa vị của quý tộc
vẫn còn lớn.
3.3. Làm sáng tỏ nhận định: 30 năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản trở
thành nước đế quốc phong kiến quân phiệt?
- 30 năm cuối thế kỉ XIX, kinh tế TBCN phát triển nhanh, nhất là công nghiệp,
đường sắt, ngoại thương, hàng hải. Sự tập trung tư bản dẫn đến sự xuất hiện của các
tổ chức độc quyền. - Đối ngoại: tiến hành chính sách bành trướng, xâm lược ra bên
ngoài.
7
- Giới quý tộc có địa vị lớn, tiếp tục duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến.
Chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. (Thể hiện tính chất phong
kiến quân phiệt của Nhật Bản).
D- HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
1- Mục tiêu: Nhằm giúp những
2- HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, nhân vật lịch sử có
liên quan đến bài học; liên hệ đến cuộc sống hiện tại.
2- Phương thức thực hiện:
2.1. Lựa chọn phương án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Việt Nam có thể rút ra bài học
nào từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật?
A. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
B. Xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, tiếp nhận cái tiến bộ, thành tựu của thế giới.
C. Dựa vào sức mạnh toàn dân để tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
D. Thay đổi cái cũ, học hỏi cái tiến bộ phù hợp với đất nước.
Câu 2. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt
Nam giữa thế kỉ XIX là
A. kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công phát triển.
B. mầm mống kinh tế TBCN đã phát triển nhanh chóng.
C. sự tồn tại của nhiều thương điếm buôn bán của các nước phương Tây.
D. mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện trong nông nghiệp.
Câu 3. So với cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, cuộc Duy tân Minh Trị còn hạn
chế là
A. chưa tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
B. chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất.
C. chưa thống nhất được thị trường và tiền tệ.
D. chưa xóa bỏ được chế độ quân chủ chuyên chế.
Ở những câu hỏi này yêu cầu học sinh dựa vào nội dung kiến thức bài học để liên hệ
với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử; so sánh cuộc Duy tân Minh Trị
với cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789.
2.2 Giao bài tập về nhà cho học sinh, định hướng học sinh tìm hiểu qua các tài liệu,
sách, báo, internet...
- Học sinh về nhà tìm hiểu, viết dưới dạng báo cáo.
- Giáo viên đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
Với loại hình câu hỏi này không yêu cầu tất cả học sinh phải làm, nhưng khuyến
khích học sinh khá giỏi có yêu thích với bài học tìm hiểu thêm để mở rộng sự hiểu
biết của bản thân.
3- Dự kiến sản phẩm:
Lựa chọn phương án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay Việt Nam có thể rút ra bài học
nào từ cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật?
A. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
B. Xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, tiếp nhận cái tiến bộ, thành tựu của thế giới.
C. Dựa vào sức mạnh toàn dân để tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.
8
D. Thay đổi cái cũ, học hỏi cái tiến bộ phù hợp với đất nước.
Câu 2. Điểm khác biệt của xã hội phong kiến Nhật Bản so với xã hội phong kiến Việt
Nam giữa thế kỉ XIX là
A. kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công phát triển.
B. mầm mống kinh tế TBCN đã phát triển nhanh chóng.
C. sự tồn tại của nhiều thương điếm buôn bán của các nước phương Tây.
D. mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện trong nông nghiệp.
Câu 3. So với cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789, cuộc Duy tân Minh Trị còn hạn
chế là
A. chưa tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.
B. chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất.
C. chưa thống nhất được thị trường và tiền tệ.
D. chưa xóa bỏ được chế độ quân chủ chuyên chế.
3.2 Giao bài tập về nhà cho học sinh, định hướng học sinh tìm hiểu qua các tài liệu,
sách, báo, internet...
Sản phẩm phần này có thể đa dạng và phong phú. Nhưng có thể, và cần hướng học
sinh đề cập đến các vấn đề sau:
1. Tìm hiểu thêm các tư liệu liên quan đến bài học như:
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa cuộc cách mạng tư sản ở Nhật Bản năm
1868 với các cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã học.
- Đánh giá vai trò của Thiên hoàng Minh Trị đối với cuộc duy tân này; Đánh giá
tác động của cuộc Duy tân Minh Trị đối với các nước trong khu vực.
2. Sưu tầm các hình ảnh về đất nước Nhật Bản cuối thế kỉ XIX, về các nhân vật có tư
tưởng cải cách ở Việt Nam cùng thời gian này (Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ, ...).
GV hướng dẫn hs vào các trang website:
- Đánh giá tác động đối với Việt Nam, Trung Quốc...:
http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/tan-thu-va-phong-trao-duy-tan-o-nhat-
ban-trung-quoc-va-viet-nam-thoi-ky-can-dai.html
- Đánh giá vai trò của Minh trị:
http://nghiencuuquocte.org/2015/08/01/minh-tri/
- Rút ra bài học về điều kiện để duy tân, đổi mới thành công:
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/26979.html

You might also like