You are on page 1of 117

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: CÁCH MẠNG TƯ SẢN
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư
tưởng.
- Phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách
mạng.
- Trình bày được kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Thông qua việc trình bày được kết quả quả, ý nghĩa của
các cuộc cách mạng tư sản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, trao đổi thảo luận và báo
cáo sản phẩm học tập để tìm hiểu một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc khai thác các nguồn sử liệu trình bày được
tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc khai thác các thông tin, tư liệu,
quan sát hình ảnh để phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực
của các cuộc cách mạng.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.

1
- Trách nhiệm: có trách nhiệm trong học tập và trung thực khi tìm hiểu về các sự kiện
lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
- Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Một số vấn đề chung về
cách mạng tư sản.
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo
yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài
mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát, nhận diện một số nhà lãnh đạo cách mạng
(Crôm-oen – Anh, Oa-sinh-tơn – Bắc Mỹ, Rô-be-spie – Pháp) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Các nhân vật này là ai? Em biết gì về nhân vật này?
+ Các nhân vật này có những đóng góp gì?
c. Sản phẩm: HS trình bày một số hiểu biết của bản thân về các nhà lãnh đạo cách mạng”
Crôm-oen – Anh, Oa-sinh-tơn – Bắc Mỹ, Rô-be-spie – Pháp.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về ba nhân vật lịch sử Ô-li-vơ Crôm-oen,
G.Oa-sinh-tơn, Rô-be-spie:

2
Ô-li-vơ Crôm-oen

Oa-sinh-tơn

Rô-be-xpi-e
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
+ Các nhân vật này là ai? Em biết gì về nhân vật này?
+ Các nhân vật này có những đóng góp gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, dựa vào kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trao đổi theo nhóm
đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
3
- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp một số hiểu biết của bản thân về ba nhà lãnh
đạp cách mạng Ô-li-vơ Crôm-oen, Oa-sinh-tơn, Rô-be-spie.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Crôm-oen: là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Anh. Ông là một trong những chỉ
huy trong cuộc nội chiến Anh. Sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Crôm-oen chinh phục Ai-len,
Xcốt-len và cai trị với tư cách Huân tước bảo hộ từ năm 1653 cho tới khi ông qua đời (năm
1658). Có sử gia gọi ông là “tên độc tài giết vua”, nhưng cũng có ý kiến coi ông là “anh
hùng của tự do và dân chủ”.
+ Oa-sinh-tơn: là người lãnh đạo cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ. Năm 1775, ông được tổ chức Quân lục địa bầu làm Tổng tư lệnh. Khi mới bắt đầu,
quân lục địa gặp rất nhiều khó khăn, liên tiếp thua trận. Tuy nhiên, với sự dẫn dắt của Oa-
sinh-tơn cùng với sự trợ giúp của quốc tế, chiến thắng trong trận I-oóc-tao buộc Anh phải kí
Hòa ước Pa-ri (1783), công nhận nền độc lập của Mỹ. Năm 1789, Oa-sinh-tơn được bầu
làm tổng thống đầu tiên của Mỹ. Tên tuổi và hình ảnh của công có ở nhiều nơi như trên
đồng tiền 2 đô la, tên thủ đô và một bang của Mỹ.
+ Rô-be-spie: là người lãnh đạo chủ chốt của phái Gia-cô-banh. Dưới sự lãnh đạo của Rô-
be-spie, quần chúng nhân dân Pháp đã đánh bại thù trong giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập
dân tộc và nền chuyên chính dân chủ cách mạng. Trong giai đoạn cầm quyền, Rô-be-spie
ban hành nhiều chính sách tiến bộ, có công bảo vệ nước Pháp trước sự xâm lược từ bên
ngoài, nhưng khi lực lượng tư sản phản cách mạng làm cuộc đảo chính lật đổ nền dân chủ
của phái Gia-cô-banh, ông bị buộc tội phản bội và bị đưa ra xử tử (1794).
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 1 – Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tiền đề của cách mạng tư sản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư
sản về kinh tế.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Bảng 1, Tư liệu, Hình 2, thông tin
trong mục 1a SGK tr.4, 5 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày tiền đề kinh tế dẫn
4
đến Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách
mạng tư sản Pháp.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tiền đề kinh tế 1. Tiền đề của cách


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập mạng tư sản
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Bảng 1, Tư a. Kinh tế
liệu, Hình 2, thông tin trong mục 1a SGK tr.4, 5 và hoàn Kết quả Phiếu học tập số
thành Phiếu học tập số 1: Trình bày tiền đề kinh tế dẫn 1 đính kèm dưới Nhiệm vụ
đến Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh độc lập của 13 1.
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Tiền đề kinh tế của một số
cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
13 thuộc
Anh địa Anh ở Pháp
Bắc Mỹ
Kinh tế
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Trong các quốc gia diễn ra các cuộc mạng tư sản, quốc
gia nào có sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa tiêu
5
biểu nhất? Vì sao?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thông tin trong mục,
làm việc cá nhân và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày tiền đề dẫn đến
Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp
theo Phiếu học tập số 1.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng: Trong các
quốc gia, sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh
là tiêu biểu nhất.
+ Gắn với hiện tượng “cừu ăn thịt người”, dẫn tới sự ra
đời tầng lớp quý tộc mới.
+ Là thảm cảnh của người nông dân nước Anh trong
phong trào “rào đất cướp ruộng”.
+ Quý tộc mới đuổi nông dân ra khỏi những mảnh đất
đang canh tác, biến thành đồng cỏ nuôi cừu, kinh doanh
thu lợi nhuận → Tích lũy tư bản nguyên thủy.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số
1.
- GV kết luận:
+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong
lòng chế độ phong kiến hoặc chế độ thuộc địa.
+ Sự phát triển gặp phải nhiều rào cản của Nhà nước
phong kiến hay chính sách cai trị hà khắc của chính

6
quốc đối với thuộc địa.

+ Để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển cần


phải xoá bỏ những rào cản đó.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Tiền đề kinh tế của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

13 thuộc địa Anh


Anh Pháp
ở Bắc Mỹ

Kinh tế Đầu thế kỉ XVII, Anh Giữa thế kỉ XVI, công Cuối thế kỉ XVIII,
là nước có nền kinh tế thương nghiệp tư bản công thương nghiệp
phát triển nhất châu Âu. chủ nghĩa tại 13 thuộc ở Pháp rất phát triển.
- Công nghiệp len, dạ. địa Anh ở Bắc Mỹ ngày - Máy móc được sử
- Sản xuất của công càng phát triển. dụng ngày càng
trường thủ công chiếm - Miền Bắc: công trường nhiều.
ưu thế hơn sản xuất của thủ công rất phổ biến. - Các công ty thương
phường hội. - Miền Nam: kinh tế đồn mại Pháp đẩy mạnh
→ Giai cấp tư sản và điền, trang trại phát triển. buôn bán với nhiều
quý tộc mới giàu lên nước châu Âu và
nhanh chóng. châu Á.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tiền đề chính trị


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư
sản về chính trị.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 3, thông tin trong mục 1b
SGK tr.6 và thực hiện các nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ 1: Trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản Anh.
- Nhiệm vụ 2: Trình bày tiền đề về chính trị của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mỹ.
- Nhiệm vụ 3: Trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản Pháp.

7
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tiền đề chính trị của các cuộc cách mạng tư sản và
chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tiền đề chính trị b. Chính trị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Ở Anh: vua Sác-lơ I


(chỗ dựa là tầng lớp quý
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 3,
tộc, Giáo hội Anh) cản trở
thông tin trong mục 1b SGK tr.6, thảo luận và trả lời câu
việc kinh doanh, làm giàu
hỏi:
của tư sản, quý tộc mới.
- Trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản
- Ở 13 thuộc địa Anh ở
Anh.
Bắc Mỹ: chính phủ Anh
- Trình bày tiền đề về chính trị của Chiến tranh giành thi hành nhiều chính sách
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. kìm hãm sự phát triển

- Trình bày tiền đề về chính trị của Cách mạng tư sản kinh tế của Bắc Mỹ.
Pháp. - Ở Pháp: duy trì chế độ
quân chủ chuyên chế, vua
có quyền tuyệt đối.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác Hình 3, Bảng 2, thông tin trong mục, thảo


luận và hoàn thành nhiệm vụ.

8
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi lần lượt trình bày tiền
đề về chính trị của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh
giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách
mạng tư sản Pháp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung


ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Chính sách cai trị của Nhà nước phong kiến, thực dân
gây ra sự bất mãn ngày càng lớn cho giai cấp tư sản và
các tầng lớp khác trong xã hội.

+ Họ đấu tranh để xoá bỏ ách áp bức, bóc lột.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tiền đề xã hội


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư
sản về xã hội.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4, Tư liệu, đọc thông tin
trong mục 1c SGK tr.6, 7 và trả lời câu hỏi: Nêu tiền đề xã hội của Cách mạng tư sản Anh,
Chiến tranh độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tiền đề xã hội của các cuộc cách mạng tư sản và chuẩn
kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tiền đề xã hội c. Xã hội

9
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Ở Anh: mâu thuẫn giữa
quần chúng nhân dân, tư
- GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 4 và yêu cầu HS
sản, quý tộc mới với thế
trả lời câu hỏi: Mô tả hình ảnh em quan sát được. Hình
lực phong kiến chuyên
ảnh phản ánh điều gì?
chế.

- Ở 13 thuộc địa Anh ở


Bắc Mỹ: mâu thuẫn giữa
các tầng lớp nhân dân Bắc
Mỹ, tư sản, chủ nô với
thực dân Anh.

- Ở Pháp: mâu thuẫn giữa


tư sản, nhân dân Pháp với
tăng lữ, quý tộc.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 4, Tư


liệu, đọc thông tin trong mục 1c SGK tr.6, 7 và trả lời
câu hỏi: Nêu tiền đề xã hội của Cách mạng tư sản Anh,
Chiến tranh độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và
Cách mạng tư sản Pháp.
- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Mâu thuẫn xã hội ở nước nào là tiêu biểu nhất? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và


trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS mô tả và nêu ý nghĩa Hình 4:

+ Mô tả:

10
 Một người nông dân già đang cõng trên lưng hai
người đàn ông to béo (người ngồi phía trước mặc
áo choàng, đeo cây thánh giá, tượng trưng cho
tầng lớp tăng lữ.
 Tầng lớp tăng lữ béo tốt, mặc quần áo đẹp, túi
quần có những loại văn bản vay nợ, cho thuê
ruộng,…
 Dưới chân người nông dân là những con vật
(chuột, chim, thỏ,…) thường xuyên phá hại mùa
màng.
+ Ý nghĩa: tình cảnh khổ cực của người nông dân Pháp
trước cách mạng, chịu nhiều tầng áp bức, rủi ro trong
môi trường lao động khổ cực.

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt trình bày về tiền đề xã


hội của các cuộc cách mạng tư sản.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Mâu thuẫn xã hội ở nước Pháp là tiêu biểu nhất: Xã


hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp. Đẳng cấp thứ
ba gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị.

+ Tư sản là lực sản xuất chính, có thế lực kinh tế nhưng


không có quyền lợi chính trị.

+ Nông dân khổ cực nhất, không có ruộng đất, bị áp


bức, bóc lột.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học
tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Những biến đổi về kinh tế làm cho mâu thuẫn xã hội

11
ngày càng gay gắt.

+ Giai cấp tư sản và đồng minh giàu có về kinh tế


nhưng không có quyền lực chính trị tương xứng. Họ tìm
cách tập hợp quần chúng nhân dân để làm cách mạng.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được tiền đề của các cuộc cách mạng tư
sản về tư tưởng.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Hình 5, đọc thông tin trong mục 3
SGK tr.7, 8 và thực hiện nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ 1: Trình bày tiền đề về tư tưởng của Cách mạng tư sản Anh.
- Nhiệm vụ 2: Trình bày tiền đề về tư tưởng của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mỹ.
- Nhiệm vụ 3: Trình bày tiền đề về tư tưởng của Cách mạng tư sản Pháp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tiền đề tư tưởng của các cuộc cách mạng tư sản và
chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về tiền đề tư tưởng d. Tư tưởng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Ở Anh: giai cấp tư sản,

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm) quý tộc mới sử dụng
Thanh giáo trong cuộc đấu
- GV yêu cầu HS thảo luận, khai thác Hình 5, đọc thông
tranh lật đổ chế độ phong
tin trong mục 3 SGK tr.7, 8 và thực hiện nhiệm vụ:
kiến.
+ Trình bày tiền đề về tư tưởng của Cách mạng tư sản
Anh. - Ở 13 thuộc địa Anh ở
+ Trình bày tiền đề về tư tưởng của Chiến tranh giành Bắc Mỹ: tư tưởng dân chủ
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. tư sản của giai cấp tư sản

+ Trình bày tiền đề về tư tưởng của Cách mạng tư sản và chủ nô thể hiện qua
12
Pháp. khẩu hiệu “Tự do và tư
hữu”, “Thống nhất hoàn
toàn hay là chết”.

- Ở Pháp: trào lưu triết


học Ánh sáng phê phán
tình trạng mục nát, lỗi thời
của chế độ phong kiến,
Giáo hội Thiên Chúa giáo
đương thời. Đưa ra lí
- GV hướng dẫn các nhóm khai thác Hình 5: là các nhà thuyết xây dựng nhà nước
tư tưởng tiêu biểu của trào lưu triết học Ánh sáng ở kiểu mới.
Pháp. Trào lưu triết học Ánh sáng bắt nguồn ở Pháp và
nhanh chóng lan sang nhiều quốc gia ở châu Âu và
châu Mỹ, là trào lưu tư tưởng điển hình nhất trong cuộc
đấu tranh chống lại chế độ phong kiến.

+ Rút-xô: chủ trương mọi người sinh ra đều có quyền


bình đẳng, chủ quyền đất nước thuộc về nhân dân. Nếu
chính phủ vi phạm nguyện vọng của nhân dân, làm tổn
hại đến quyền con người, nhân dân có quyền lật đổ
chính phủ.

+ Vôn-te: chủ trương tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận,


không chịu cúi đầu trước những điều sai trái.

+ Mông-te-xki-ơ: chống lại thần học, đả kích chế độ


phong kiến, đề cao tự do, bình đẳng, đề xướng thuyết
“tam quyền phân lập”. Ông cho rằng tập trung quyền
lực vào tay một người sẽ dẫn đến độc tài.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, thông tin trong mục và

13
trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt trình bày về tiền đề tư


tưởng của các cuộc cách mạng tư sản.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học
tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Các trào lưu tư tưởng
của giai cấp tư sản phê phán những giáo lí lạc hậu,
quan điểm lỗi thời của giai cấp phong kiến và đề xuất
những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội phát triển.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của cách
mạng tư sản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được mục tiêu, nhiệm vụ của các cuộc
cách mạng.
b. Nội dung: GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung một nhiệm vụ), yêu cầu
các nhóm khai thác thông tin mục 2a và trả lời câu hỏi:
- Nhóm 1, 2: Phân tích mục tiêu của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.
- Nhóm 3, 4: Phân tích nhiệm vụ của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của
13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng tư sản và chuẩn kiến
thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

14
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mục tiêu, nhiệm vụ 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập đạo, động lực của cách mạng tư sản

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện a. Mục tiêu, nhiệm vụ


chung một nhiệm vụ). * Mục tiêu
- GV yêu cầu các nhóm khai thác thông tin mục 2a - Ở Anh:
và trả lời câu hỏi: + Lật đổ chế độ phong kiến.
+ Nhóm 1, 2: Phân tích mục tiêu của Cách mạng tư + Thiết lập nền thống trị của giai cấp
sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc tư sản, quý tộc mới.
địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp. + Mở đường cho sự phát triển của chủ
+ Nhóm 3, 4: Phân tích nhiệm vụ của Cách mạng tư nghĩa tư bản.
sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc - Ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.
+ Lật đổ ách thống trị của thực dân
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học Anh.
tập
+ Giành độc lập dân tộc, thiết lập
- HS khai thác thông tin mục 2a, thảo luận nhóm và chính quyền của giai cấp tư sản, chủ
thực hiện nhiệm vụ. nô.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). + Mở đường cho sự phát triển của chủ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận nghĩa tư bản.
- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày mục - Ở Pháp:
tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng tư sản Anh, Chiến + Lật đổ chế độ phong kiến.
tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ,
+ Thiết lập nền thống trị của giai cấp
Cách mạng tư sản Pháp.
tư sản.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ
ý kiến bổ sung (nếu có).
nghĩa tư bản.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
* Nhiệm vụ
tập
- Nhiệm vụ dân tộc:
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Các cuộc cách
+ Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ,
mạng có
đánh đuổi thực dân, giải phóng dân
+ Mục tiêu chung: lật đổ chế độ phong kiến, thực tộc.
dân cùng tàn tích của nó. Tạo điều kiện cho sự phát
15
triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, thiết lập nền + Thống nhất thị trường.
thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát + Tạo thành quốc gia dân tộc gồm đầy
triển của chủ nghĩa tư bản. đủ 4 yếu tố: lãnh thổ chung, ngôn ngữ

+ Nhiệm vụ chung: nhiệm vụ dân tộc, nhiệm vụ dân chung, nền văn hóa chung, nền kinh tế
chủ. chung.
- Nhiệm vụ dân chủ:
- GV mở rộng kiến thức: chủ nghĩa tư bản phát sinh
+ Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên
trong lòng chế độ phong kiến, ngày càng lớn mạnh
chế.
và mâu thuẫn với sự thống trị của quan hệ phong
+ Xác lập nền dân chủ tư sản.
kiến. Do bối cảnh lịch sử khác nhau ở mỗi nước nên
cách mạng tư sản nổ ra với mục tiêu và nhiệm vụ là + Mỗi người dân có quyền tự do chính
lật đổ chế độ phong kiến và ách thống trị của thực trị, tự do kinh doanh, quyền tư hữu.
dân, xây dựng tự do chính trị, tự do kinh doanh, có
quyền tư hữu.

- GV lưu ý HS:

+ Trong hai nhiệm vụ (dân tộc và dân chủ), tùy theo


mỗi cuộc cách mạng tư sản mà nhiệm vụ nào sẽ
được ưu tiên giải quyết trước (ví dụ đính kèm bảng
phía dưới Nhiệm vụ 1).

+ Giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ:

● Nhiệm vụ dân tộc dễ giải quyết hơn: nó liên

quan trực tiếp đến lợi ích của giai cấp tư sản
và đồng minh.

● Nhiệm vụ dân chủ: cần thời gian lâu dài.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

16
Sự giống và khác nhau trong giải quyết nhiệm vụ dân tộc
của các cuộc cách mạng tư sản

Giải quyết nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản
Giống nhau:
- Thiết lập quốc gia dân tộc tư sản thống nhất.
- Hình thành thị trường dân tộc tư sản thống nhất: có một thuế quan chung, chế độ
đo lường, đồng tiền chung, luật pháp chung, lợi ích chung mang tính giai cấp.
- Xóa bỏ những rào cản, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa, kinh tế hàng hóa
phát triển mạnh mẽ hơn.
Khác nhau:
- Đối với các nước Anh, Pháp:
+ Khắc phục sự khác biệt giữa các tỉnh/địa phương.
+ Xoá bỏ sự cát cứ phong kiến, xoá quyền lực của các quý tộc phong kiến địa
phương, lãnh chúa.
- Đối với các nước là thuộc địa, chịu ách thống trị thực dân (Vùng đất thấp/Nê-
đéc-lan, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ):
+ Xoá bỏ sự thống trị của chính quốc (Tây Ban Nha đối với Vùng đất thấp; Anh đối
với 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ) giành độc lập, tự do.
+ Đưa đến sự hình thành một Nhà nước mới cũng như đưa đến sự hình thành thị
trường dân tộc thống nhất.
- Đối với các nước I-ta-li-a, Đức:
+ Xoá bỏ tình trạng phân tán về chính trị, chia cắt về lãnh thổ.
+ Xoá bỏ sự chia rẽ và khác biệt đó sẽ đưa đến sự hình thành thị trường dân tộc
thống
nhất, mở đường cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ hơn.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được giai cấp lãnh đạo, động lực của các
cuộc cách mạng.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 6, đọc thông tin mục 2b
SGK tr.9 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Phân tích giai cấp, động lực cách mạng của

17
Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách
mạng tư sản Pháp.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về giai cấp lãnh đạo, động b. Giai cấp lãnh đạo, động lực cách
lực cách mạng mạng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Đính kèm kết Phiếu học tập số 2 phía
dưới Nhiệm vụ 2.
GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 6,
đọc thông tin mục 2b SGK tr.9 và hoàn thành Phiếu
học tập số 2: Phân tích giai cấp, động lực cách
mạng của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh
giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách
mạng tư sản Pháp.

- GV hướng dẫn HS khai thác Hình 6 (đóng góp của


một số nhà lãnh đạo với các cuộc cách mạng tư sản):
thông tin trong phần Khởi động.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Anh 13 thuộc Pháp


địa Anh ở

18
Bắc Mỹ

Giai cấp
lãnh đạo

Động lực
cách mạng

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học


tập
- HS khai thác thông tin mục 2b, thảo luận cặp đôi
và hoàn thành Phiếu học tập số 2.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày giai cấp lãnh
đạo, động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư
sản.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu
ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Lãnh đạo cách mạng là giai cấp tư sản và các


giai cấp, tầng lớp đại diện do phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa.

+ Động lực cách mạng là những giai cấp, tầng lớp


tiến hành cách mạng (lực lượng lãnh đạo, quần
chúng nhân dân).

- GV mở rộng, phân tích thêm: Trong các cuộc cách


mạng tư sản, giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân
dân giữ vai trò quan trọng và là động lực quyết định

19
thắng lợi của cách mạng. Khi giai cấp tư sản trưởng
thành, không cần liên minh với tầng lớp quý tộc tư
sản hoá thì trong tiến trình lãnh đạo cách mạng,
giai cấp tư sản không phải thoả hiệp với đồng minh.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

13 thuộc địa Anh


Anh Pháp
ở Bắc Mỹ

Giai cấp Tư sản và quý tộc mới Tư sản và chủ nô Tư sản


lãnh đạo

Động lực Bao gồm lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân,
cách mạng công nhân, thị dân, nô lệ, thổ dân da đỏ,...). Họ là lực lượng chính
tham gia vào quá trình đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, thực
dân.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kết quả của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được kết quả của một số cuộc cách mạng
tư sản tiêu biểu.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, yêu cầu HS khai thác Hình 7 - 9, Tư
liệu, mục Em có biết, đọc thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 3: Trình bày
kết quả của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc
Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 3 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về kết quả của cuộc cách 3. Kết quả, ý nghĩa của các cuộc
mạng tư sản cách mạng tư sản

20
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Kết quả
GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, yêu cầu HS Đính kèm kết quả Phiếu học tập
khai thác Hình 7 - 9, Tư liệu, mục Em có biết, đọc số 3 dưới Nhiệm vụ 1.
thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số
3: Trình bày kết quả của Cách mạng tư sản Anh,
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Chiến
tranh
Cách giành độc Cách
mạng tư lập của 13 mạng tư
sản Anh thuộc địa sản Pháp
Anh ở Bắc
Mỹ

Kết quả

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

21
- HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và
hoàn thành Phiếu học tập số 3.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả của
một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu.
- GV nhận xét theo kĩ thuật 3 – 2 – 1.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi,
lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế
độ tư bản chủ nghĩa.
+ Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên
mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản
cũng khác nhau.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Chiến tranh giành độc


Cách mạng tư sản Cách mạng tư sản
lập của 13 thuộc địa
Anh Pháp
Anh ở Bắc Mỹ

Kết quả - Lật đổ chế độ quân - Lật đổ sự thống trị của - Lật đổ chế độ phong
chủ chuyên chế. thực dân Anh, giành độc kiến.
- Thiết lập chế độ quân lập dân tộc. - Thiết lập chế độ
chủ lập hiến. - Đưa đến sự ra đời của Cộng hòa.
Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu

22
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được ý nghĩa của một số cuộc cách mạng
tư sản tiêu biểu.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 3b SGK tr.11, 12 và trả
lời câu hỏi: Trình bày ý nghĩa của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu và
chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về ý nghĩa của một số cuộc b. Ý nghĩa


cách mạng tư sản tiêu biểu - Cách mạng tư sản Anh:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập + Lật đổ nền quân chủ chuyên chế,
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
mục 3b SGK tr.11, 12 và trả lời câu hỏi: Trình bày ý + Mở đường cho kinh tế tư bản
nghĩa của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành chủ nghĩa phát triển.
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng - Chiến tranh giành độc lập của
tư sản Pháp. 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ:
- GV yêu cầu HS ghi ra giấy những từ khóa thể hiện + Giải phóng nhân dân Bắc Mỹ
về ý nghíad của các cuộc cách mạng tư sản: Anh, 13 khỏi sự thống trị của thực dân
thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Pháp. Anh, thành lập Hợp chủng quốc
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập Mỹ.
- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục + Mở đường cho kinh tế tư bản
và trả lời câu hỏi. chủ nghĩa phát triển.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). + Thúc đẩy phong trào chống
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận phong kiến ở châu Âu, phong trào

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của một số giành độc lập ở Mỹ La-tinh.
cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu. + Là cuộc cách mạng tư sản nêu

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ lên yêu cầu giải phóng dân tộc.
sung ý kiến (nếu có). - Cách mạng tư sản Pháp:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, nhiệm vụ + Lật đổ, xóa bỏ tàn dư của chế độ
23
học tập phong kiến.
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Mỗi cuộc cách + Nông dân được giải phóng
mạng có ý nghĩa riêng, nhưng đều dẫn đến quan hệ
sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển, tạo ra nền dân chủ và các thể chế
nhà nước dân chủ theo nguyên tắc Tam quyền phân
lập.
- GV lưu ý cho HS:

+ Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản là dấu


mốc quan trọng đối với sự phát triển chủ nghĩa tư
bản. Chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trước chủ nghĩa
phong kiến, được xác lập trên phạm vi toàn thế giới.

+ Đến những năm 70 của thế kỉ XIX, do tác động


của các cuộc cách mạng công nghiệp, lực lượng sản
xuất tư bản đã phát triển mạnh mẽ, chế độ mới tư
bản chủ nghĩa đã chứng tỏ được sự phát triển ưu
việt hơn hẳn chế độ phong kiến về năng lực sản xuất,
giành chiến thắng về kinh tế. Đây là giai đoạn chủ
nghĩa tư bản phát triển từ tự do cạnh tranh chuyển
dần sang giai đoạn xuất hiện các tổ chức độc quyền,
lũng đoạn nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị -
xã hội – chủ nghĩa đế quốc hình thành.

→ Nhờ các cuộc cách mạng tư sản mà giai cấp tư


sản - giai cấp đại diện cho quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa đã trở thành giai cấp nắm chính quyền.
Khi có chính quyền, giai cấp tư sản sẽ sử dụng bộ
máy nhà nước để xây dựng pháp luật, ban hành các
chính sách nhằm xoá bỏ mọi rào cản, mở đường cho
chủ nghĩa tư bản, nhất là về kinh tế, phát triển mạnh
mẽ hơn.

24
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp
HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã lĩnh hội ở bài học.
b. Nội dung:
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.12.
c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết
bài học Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 6 phút:
Trường THPT:………………………………………….
Lớp:……………………………………………………..
Họ và tên:……………………………………………….

PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU


BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Một trong những nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là:
A. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế.
B. Xác lập nền dân chủ tư sản.
C. Đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân.
D. Thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc.
Câu 2: Một trong những nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là:
A. Đòi quyền tự do chính trị cho mỗi người dân.
B. Đánh đuổi thực dân, giành độc lập dân tộc.
C. Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.

25
D. Thống nhất thị trường, thành lập quốc gia dân tộc.
Câu 3: Giai cấp lãnh đạo của các cuộc cách mạng tư sản có đặc điểm chung là gì?
A. Đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
B. Đều chịu ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng.
C. Đều có nguồn gốc là giai cấp phong kiến.
D. Đều mong muốn thiết lập chế độ cộng hòa.
Câu 4: Động lực cách mạng của các cuộc cách mạng tư sản là
A. Giai cấp lãnh đạo và nông dân.
B. Giai cấp lãnh đạo và nô lệ.
C. Giai cấp lãnh đạo và quần chúng nhân dân.
D. Giai cấp tư sản và chủ nô.
Câu 5: Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ:
A. Tư bản chủ nghĩa. B. Quân chủ lập hiến.
C. Cộng hòa. D. Dân chủ đại nghị.
Câu 6: Ý nghĩa chung của các cuộc cách mạng tư sản là:
A. Xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển.
B. Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát
triển.
C. Giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, mở đường cho kinh tế tư bản
chủ nghĩa phát triển.
D. Giải phóng nhân dân thoát khỏi chế độ thực dân, thúc đẩy phong trào giải phóng
dân tộc phát triển.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

26
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6

Đáp án D A A C A A
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi 1, 2 - phần Luyện tập SGK tr.12
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.12:
Chọn một trong số các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu và hoàn thành bảng sau:

Tiêu chí Nội dung

Tiền đề ?

Mục tiêu ?

Nhiệm vụ ?

Lãnh đạo ?

Động lực ?

Kết quả ?

Ý nghĩa ?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành bài tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày về một cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu theo bảng
mẫu.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, nêu ví dụ:

27
CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
Tiêu chí Nội dung
Tiền đề - Tiền đề kinh tế:
+ Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu
Âu.
+ Công nghiệp len, dạ.
+ Sản xuất của công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của
phường hội.
→ Giai cấp tư sản và quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
- Tiền đề chính trị: vua Sác-lơ I (chỗ dựa là tầng lớp quý tộc, Giáo
hội Anh) cản trở việc kinh doanh, làm giàu của tư sản, quý tộc mới.

- Tiền đề xã hội: mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân, tư sản, quý
tộc mới với thế lực phong kiến chuyên chế.

- Tiền đề tư tưởng: giai cấp tư sản, quý tộc mới sử dụng Thanh giáo
trong cuộc đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến.

Mục tiêu - Lật đổ chế độ phong kiến.


- Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, quý tộc mới.
- Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Nhiệm vụ - Nhiệm vụ dân tộc:

+ Xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải
phóng dân tộc.
+ Thống nhất thị trường.
+ Tạo thành quốc gia dân tộc gồm đầy đủ 4 yếu tố: lãnh thổ chung,
ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung, nền kinh tế chung.
- Nhiệm vụ dân chủ:
+ Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế.
+ Xác lập nền dân chủ tư sản.

28
+ Mỗi người dân có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh, quyền
tư hữu.

Lãnh đạo Tư sản và quý tộc mới.


Động lực Bao gồm lực lượng lãnh đạo và quần chúng nhân dân (nông dân,
công nhân, thị dân, nô lệ, thổ dân da đỏ,...). Họ là lực lượng chính
tham gia vào quá trình đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, thực
dân.
Kết quả - Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
- Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
Ý nghĩa - Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập
hiến.
- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện câu hỏi và bài tập phần Vận dụng SGK.
c. Sản phẩm: Đáp án của phần Vận dụng HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà làm việc cá nhân và hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.12:
Chọn một trong hai nhiệm vụ sau:
1. Sưu tầm tư liệu về các nhà lãnh đạo của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc
lập của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp. Giới thiệu những tư liệu
đó với thầy cô và bạn đọc.
2. Tìm hiểu mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn Độc lập (Mỹ, năm 1776), và bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, năm 1789) với bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam
(năm 1945).
- GV gợi ý:

29
+ Sưu tầm tư liệu về các nhà lãnh đạo của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc
lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp theo các gợi ý: tiểu sử, vai trò,
đánh giá của người đương thời và hậu thế.
+ Mối liên hệ giữa bản Tuyên ngôn độc lập (Mỹ, năm 1776) và bản Tuyên ngôn Nhân quyền
và Dân quyền (Pháp, năm 1789) với bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam (năm 1945):
quyền con người, quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc,…
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS về nhà hoàn thành bài tập vận dụng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản về kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng.
+ Mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực của các cuộc cách mạng.
+ Kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản.
- Làm bài tập Bài 1 – Sách bài tập Lịch sử 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.

30
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN


(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- Trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư
bản.
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do sang cạnh tranh độc quyền.
- Nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại; Nêu được tiềm năng và thách thức của
chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Có nhận thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản. Vận
dụng những hiểu biết về lịch sử chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời sự
của xã hội tư bản hiện nay.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua việc nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản chủ
nghĩa hiện đại; nêu được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để có nhận
thức đúng đắn về tiềm năng và những hạn chế của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vận
dụng những hiểu biết về lịch sử của chủ nghĩa tư bản để giải thích những vấn đề thời
sự của xã hội tư bản hiện nay.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua việc trình bày được sự xác lập của chủ nghĩa tư
bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.

31
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua việc trình bày được quá trình mở
rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản; trình bày được sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
3. Phẩm chất
- Có trách nhiệm trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
- Tư liệu, lược đồ, tranh, ảnh, đoạn phim, video (nếu có) có liên quan đến bài học Sự
xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo
yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài
mới.
b. Nội dung: GV cho HS hoàn thành phiếu KWLH.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu KWLH.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS làm việc cá nhân, hoàn thành phiếu KWLH theo mẫu sau:

Know? What? Learn? How?

Em đã biế gì về sự Em có mong muốn Em đã học thêm Em có thể vận


xác lập và phát triển và đề xuất gì khi được những gì sau dụng những kiến
của chủ nghĩa tư học về sự xác lập và khi học xong bài thức nào của bài
bản? phát triển của chủ
32
nghĩa tư bản? này? vào thực tiễn?

……………………. …………………… …………………… ………………….


.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS hoàn thành phiếu mục K, W.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả Phiếu học tập theo mẫu (mục K, W).
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá phần Phiếu học tập của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2 - Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
a. Mục tiêu: HS trình bày được sự xác lập chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục 1 và mục Góc mở
rộng SGK tr.13, 14 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
và Bắc Mỹ.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và
Bắc Mỹ và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Sự xác lập của chủ nghĩa tư
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin bản ở châu Âu và Bắc Mỹ
trong mục 1 và mục Góc mở rộng SGK tr.13, 14 - Những năm 50 – 70 của thế kỉ
và trả lời câu hỏi: Trình bày sự xác lập của chủ XIX: các cuộc cách mạng tư sản
nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ. tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình
- GV yêu cầu HS tìm ra những từ khóa liên quan thức khác nhau:
đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu + Đấu tranh thống nhất đất ở I-
33
và Bắc Mỹ: cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều ta-li-a (1859 – 1870).
hình thức, một số cuộc cách mạng tư sản tiêu + Cải cách nông nô ở Nga
biểu, thắng lợi. (1861).
- GV hướng dẫn HS khai thác mục Góc mở + ….
rộng: giai đoạn 1861 – 1865 có khoảng 4 triệu → Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
nô lệ của Mỹ được giải phóng. Sự kiện này chấm phát triển mạnh mẽ.
dứt chế độ nô lệ ở Mỹ, mở ra con đường phát
- Nửa sau thế kỉ XIX: giai cấp
triển tư bản chủ nghĩa ở Mỹ.
tư sản giành được thắng lợi, lên
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học cầm quyền ở nhiều nước.
tập
→ Chủ nghĩa tư bản chính thức
- HS làm việc cá nhân, đọc mục Góc mở rộng, được xác lập ở châu Âu và Bắc
thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. Mỹ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày sự xác lập
của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét,
bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc và quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa
của chủ nghĩa tư bản.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình 2a, Bảng 1, Bảng 2, mục
Góc mở rộng, thông tin trong mục 2a SGK tr.14, 15 và trả lời câu hỏi: Trình bày quá trình
các nước đế quốc phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa. Thuộc địa có vai trò như thế
nào đối với các nước đế quốc?

34
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và chuẩn kiến
thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về chủ nghĩa đế quốc và 2. Tìm hiểu sự phát triển
quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Chủ nghĩa đế quốc và quá
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác Hình trình mở rộng xâm lược
2, 3, Bảng 1, Bảng 2, mục Góc mở rộng, thông tin thuộc địa
trong mục 2a SGK tr.14, 15 và trả lời câu hỏi: - Ở châu Á: cuối thế kỉ XIX,
Trình bày quá trình các nước đế quốc phương Tây các nước phương Tây cơ bản
mở rộng xâm lược thuộc địa. Thuộc địa có vai trò hoàn thành việc xâm lược và
như thế nào đối với các nước đế quốc? đặt ách thống trị ở châu Á.
- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu: + Ấn Độ: bị thực dân Anh
+ Hình 2: Dựa vào màu sắc, chỉ ra trên lược đồ xâm lược.
các thuộc địa của các đế quốc khác nhau, những → Nước thuộc địa.
nước nào đã tiến hành xâm lược các nước châu Á, + Trung Quốc: bị các nước đế
châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh. quốc xâu xé.
→ Nước nửa thuộc địa, nửa
phong kiến.
+ Đông Nam Á: phần lớn các
nước đều trở thành thuộc địa
của thực dân phương Tây.
- Ở châu Phi:
+ Nửa đầu thế kỉ XIX: các
nước tư bản phương Tây đặt
+ Bảng 2: So sánh thuộc địa của các nước đế quốc. thương điếm ở ven biển.
+ Nửa sau thế kỉ XIX: thực
dân phương Tây xâu xé châu
Phi.
+ Đầu thế kỉ XX: các nước đế
35
quốc cơ bản hoàn thành việc
phân chia thuộc địa ở châu
Phi.
- Khu vực Mỹ La-tinh:
+ Thế kỉ XVI, XVII: thực dân
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
xâm lược các nước ở khu vực
+ Hình 3, mục Góc mở rộng: tham vọng của nước
Mỹ La-tinh.
Anh trong cuộc xâm chiếm thuộc địa.
+ Đầu thế kỉ XIX: các nước
Mỹ La-tinh giành được độc
lập.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học


tập
- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục, thảo
luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần
thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về quá các
nước đế quốc phương Tây mở rộng xâm lược thuộc
địa, vai trò của thuộc địa đối với các nước đế quốc.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
+ Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản
Âu – Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
36
mở rộng quyền lực, tầm ảnh hưởng bằng câm lược
thuộc địa.
+ Thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt: là nơi
cung cấp nguyên liệu và nhân công; thị trường đầu
tư, tiêu thụ hàng hóa, đem lại lợi nhuận khổng lồ;
cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc).
+ Từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân
phương Tây không ngừng đẩy mạnh các hoạt động
xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước
châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu, đọc thông tin mục 2b
SGK tr.16 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX,
đầu thế kỉ XX.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và chuẩn kiến thức
của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự phát triển của chủ b. Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản nghĩa tư bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư XX:
liệu, đọc thông tin mục 2b SGK tr.16 và trả lời + Các nước khu vực Mỹ La-
câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư tinh: đi theo con đường tư bản
bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. chủ nghĩa.
- GV trình chiếu thêm cho HS quan sát hình ảnh + Châu Á, Nhật Bản, Xiêm:
có liên quan đến sự phát triển của chủ nghĩa tư đưa đất nước theo con đường tư
bản: bản chủ nghĩa.
- Chủ nghĩa tư bản mở rộng,
37
phát triển trên phạm vi toàn
cầu, trở thành hệ thống thế giới.
→ Hình thành các tổ chức lũng
đoạn, xuất khẩu tư bản ra nước
ngoài.

Một con phố ở Nhật Bản cuối thế kỉ XIX


Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và
trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần
thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV mở rộng: Sau khi cách mạng tư sản thành
công ở nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Mỹ với
những hình thức khác nhau, chủ nghĩa tư bản
được xác lập trên phạm vi toàn thế giới. Cách
mạng công nghiệp diễn ra ở Anh, lan rộng ra
nhiều nước khác, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư
bản phát triển, những tiến bộ về khoa học kĩ thuật
ở các nước khác nhau dẫn tới sự phát triển không

38
đồng đều giữa các nước tư bản.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ
tự do cạnh tranh sang độc quyền.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Tư liệu, Hình 4, thông tin trong
mục 2c SGK tr.16, 17 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự
do cạnh tranh sang độc quyền. Nêu các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh
sang độc quyền và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản từ tự c. Chủ nghĩa tư bản từ tự
do cạnh tranh sang độc quyền do cạnh tranh sang độc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập quyền
- GV trình chiếu và yêu cầu HS quan sát Hình 4, - Chủ nghĩa tư bản tự do
hướng dẫn HS khai thác hình ảnh: cạnh tranh phát triển đến giai
+ Mô tả hình ảnh: Con mãng xà khổng lồ tượng đoạn nhất định sẽ xuất hiện
trưng cho các tổ chức độc quyền; người phụ nữ các tổ chức độc quyền.
tượng trưng cho người dân. Trên mình co mãng xà - Tổ chức độc quyền:
có chữ “Monopoly” (độc quyền) với cái đuôi dài + Khái niệm: là sự liên minh
quấn chặt vào nhà trắng (nơi làm việc của Tổng giữa các nhà tư bản lớn để
thống Mỹ - đại diện cho quyền lực của nhà nước tư tập trung phần lớn việc sản
bản Mỹ), đang há miệng đe dọa nuốt chửng cả xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu
người dân. lợi cao.
+ Ý nghĩa: quyền lực của các tổ chức độc quyền + Hình thức tồn tại: các-ten,
Mỹ, các tổ chức này câu kết chặt chẽ và chi phối xanh-đi-ca, tờ-rớt,…
nhà nước tư sản, để thống trị và khống chế đời + Các giai đoạn phát triển:
sống của người dân.  Giai đoạn đầu: một số
ngành, lĩnh vực, sức
mạnh kinh tế chưa
39
cao.
 Giai đoạn sau: từng
bước chi phối toàn bộ
nền kinh tế.
 Cuối thế kỉ XIX – đầu
thế kỉ XX: chủ nghĩa
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Tư tư bản bước sang giai
liệu, Hình 4, thông tin trong mục 2c SGK tr.16, 17 đoạn mới – chủ nghĩa
và trả lời câu hỏi: + Trình bày sự phát triển của tư bản độc quyền.
chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc - Chủ nghĩa tư bản độc
quyền. quyền:
+ Nêu các đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc + Khái niệm: là hình thức
quyền. của chủ nghĩa tư bản nhà
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh nước. Nhà nước là doanh
liên quan đến chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh nghiệp độc quyền duy nhất
sang độc quyền: chi phối các hoạt động sản
xuất, phân phối hàng hóa
trong nền kinh tế.
+ Đặc điểm:
 Tích tụ tập trung sản
xuất và sự hình thành
độc quyền.
 Tư bản tài chính và

Tranh biếm họa về một công ty bọn đầu sỏ tài chính.

độc quyền dầu mỏ ở Mỹ (1904)  Xuất khẩu tư bản.

- GV cung cấp cho HS tư liệu: “Ở Hoa Kì năm  Hình thành các tổ

1908, 7 tơ -rớt đầu tiên nắm được hay kiểm soát 1 chức độc quyền quốc

638 công ti…Standard Oil, do Rốc-cơ-pheo-lơ tế, phân chia ảnh

sáng lập năm 1870, lúc đầu chỉ lọc 4% sản lượng hưởng kinh tế.

dầu mỏ ở Mỹ, nhưng đến năm 1879 đã kiểm soát  Các cường quốc phân

90% các nhà máy lọc dầu và đến năm 1905 kiểm chia lãnh thổ thế giới.

40
soát 85% thương mại quốc gia và 90% xuất khẩu”.
(Mi-xen Bô, Lịch sử chủ nghĩa từ 1500 đến 2000,
Sdd, tr236 – 237)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS khai thác hình ảnh, tư liệu, đọc thông tin trong
mục, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc
quyền; đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ
sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV nhấn mạnh: Trong những năm cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX, quá trình tập trung tư bản diễn
ra trong sản xuất nông nghiệp, lĩnh vực ngân hàng.
Các ngân hàng trở thành nhóm độc quyền sử dụng
vốn, tư liệu sản xuất, nguyên liệu của tất cả các
nhà tư bản. Sự câu kết giữa tư bản ngân hàng và
tư bản công nghiệp dẫn đến sự ra đời của tư bản
tài chính.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về chủ nghĩa tư bản hiện đại
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 5, thông tin trong mục 3a
SGK tr.17, 18 và trả lời câu hỏi: Nêu khái niệm của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
41
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm của chủ nghĩa tư bản hiện đại và chuẩn kiến
thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm chủ nghĩa tư 3. Tìm hiểu về chủ nghĩa tư
bản hiện đại bản hiện đại
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Khái niệm
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình - Là thuật ngữ chỉ chủ nghĩa tư
5, thông tin trong mục 3a SGK tr.17, 18 và trả lời bản từ sau Chiến tranh thế giới
câu hỏi: Nêu khái niệm của chủ nghĩa tư bản hiện thứ hai (1945).
đại. - Là thời kì chủ nghĩa tư bản
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình chuyển sang giai đoạn mới với
ảnh liên quan đến chủ nghĩa tư bản hiện đại: những đặc điểm mới.

42
- GV cho HS khai thác Hình 5 để tìm hiểu thêm về
đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học


tập
- HS làm việc cá nhân, khai thác hình ảnh và thông

43
tin trong mục, trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần
thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày khái niệm
chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu
ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa nghĩa tư bản
hiện đại.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Hình 6 - 8, tư liệu và đọc thông tin trong
mục 3b SGK tr.18, 19 và vẽ sơ đồ tư duy: Nêu tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư
bản hiện đại.
- GV yêu cầu HS liên hệ vận dụng thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Trình bày suy
nghĩ của em về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại
và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tiềm năng và thách thức b. Tiềm năng và thách thức
của chủ nghĩa tư bản hiện đại của chủ nghĩa tư bản hiện
44
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập đại
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. Đính kèm kết quả Sơ đồ tư
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác Hình 6 - duy phía dưới Nhiệm vụ 2.
8, tư liệu và đọc thông tin trong mục 3b SGK tr.18,
19 và hoàn thành Sơ đồ tư duy: Nêu tiềm năng và
thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình


ảnh, video:

Biểu tình chống biến đổi khí hậu ở Anh (2019)

45
Phong trào “Chiếm lấy phố Uôn”.

https://www.youtube.com/watch?v=eHJgVw8cANw

Nhóm G7 – Diễn đàn kinh tế


của 7 quốc gia tư bản phát triển
- GV yêu cầu HS liên hệ vận dụng thực tế, liên hệ
bản thân và trả lời câu hỏi: Trình bày suy nghĩ của
em về tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản
hiện đại.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục
và hoàn thành Sơ đồ tư duy.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bàu tiềm
năng, thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại theo

46
sơ đồ tư duy.
- GV tổ chức cho HS đánh giá chéo các sản phẩm
(nhóm 1 đánh giá sản phẩm của nhóm 2, nhóm 2
đánh giá sản phẩm của nhóm 3, nhóm 3 đánh giá sản
phẩm của nhóm 4, nhóm 4 đánh giá sản phẩm của
nhóm 1).
- GV mời 1 – 2 HS nêu quan điểm cá nhan, trình bày
suy nghĩ của bản thân về tiềm năng, thách thức của
chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh sơ đồ tư duy.
- GV kết luận:
+ Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại được
biểu hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học, công
nghệ, nền tảng pháp chế, kinh nghiệm quản lí, khả
năng tự điều chỉnh và thích ứng.
+ Thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại được
biểu hiện ở bản chất của chế độ, mâu thuẫn nội tại
(tình trạng bất ổn, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã
hội,…).

47
SƠ ĐỒ TƯ DUY TIỀM NĂNG
CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

SƠ ĐỒ TƯ DUY THÁCH THỨC


CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức
đã lĩnh hội ở bài học.
- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh các kiến thức đã học.
b. Nội dung:
48
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư
bản.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.19.
c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết
bài học Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 6 phút:
Trường THPT:………………………………………….
Lớp:……………………………………………………..
Họ và tên:……………………………………………….

PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU


BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sự kiện nào sau đây gắn liền với sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
và Bắc Mỹ cuối thế kỉ XIX?
A. Đấu tranh thống nhất ở I-ta-li-a, Cải cách nông nô ở Nga.
B. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
C. Cách mạng tư sản Pháp, Nội chiến ở Mỹ.
D. Cách mạng tư sản Anh, Nội chiến ở Mỹ.
Câu 2: Sự kiện đánh dấu chủ nghĩa tư bản chính thức được xác lập ở châu Âu và
Bắc Mỹ là:
A. Tất cả các nước đã hoàn thành cách mạng tư sản.
B. Giai cấp tư sản giành được thắng lợi, lên cầm quyền ở nhiều nước.
C. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển mạnh mẽ.
D. Chủ nghĩa tư bản đã lan rộng từ châu Âu sang Bắc Mỹ.
Câu 3: Một trong những biểu hiện sự phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ
49
XIX, đầu thế kỉ XX là:
A. Nền sản xuất phát triển dẫn đến sự hình thành các tổ chức lũng đoạn.
B. Xuất hiện các công trường thủ công sản xuất theo dây chuyền.
C. Các nước giành được độc lập đi theo con đường chủ nghĩa tư bản.
D. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ.
Câu 4: Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền khi:
A. Bắt đầu xuất hiện các tổ chức độc quyền.
B. Giai cấp tư sản lên cầm quyền ở các nước tư bản.
C. Các nước tư bản phương Tây hoàn thành xâm lược thuộc địa.
D. Các tổ chức độc quyền tăng lên và từng bước chi phối toàn bộ nền kinh tế.
Câu 5: “Chủ nghĩa tư bản hiện đại” là thuật ngữ để chỉ chủ nghĩa tư bản sau khi:
A. Hoàn thành xâm lược các nước thuộc địa.
B. Hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.
C. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945).
D. Xuất hiện các tổ chức độc quyền.
Câu 6: Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:
A. Xuất hiện các tổ chức độc quyền.
B. Xuất hiện độc quyền nhà nước.
C. Tiến hành cách mạng công nghiệp.
D. Sản xuất theo dây chuyền.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6

Đáp án A B A D C B
50
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi 1, 2 - phần Luyện tập SGK tr.19
Bài tập 1 – SGK tr.19
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành vào vở nhiệm vụ sau:
Hoàn thành sơ đồ sau để thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS vận dụng kiến thức đã học, làm việc cá nhân và hoàn thành bài tập vào vở.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản theo sơ
đồ tư duy.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh sơ đồ tư duy.

51
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Bài tập 2 – SGK tr.19
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi và trả lời câu hỏi: Nêu sự khác biệt về đặc điểm giữa chủ
nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày sự khác biệt về đặc điểm giữa chủ nghĩa tư bản độc
quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Chủ nghĩa tư bản độc quyền Chủ nghĩa tư bản hiện đại
52
- Tích tụ tập trung sản xuất và sự hình - Độc quyền nhà nước.
thành độc quyền. - Có sức sản xuất phát triển cao.
- Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính. - Lực lượng lao động có những chuyển
- Xuất khẩu tư bản. biến quan trọng về cơ cấu, trình độ
- Hình thành các tổ chức độc quyền quốc chuyên môn, nghiệp vụ.
tế, phân chia ảnh hưởng kinh tế. - Không ngừng tự điều chỉnh, thích ứng
- Các cường quốc phân chia lãnh thổ thế để tồn tại, phát triển trong bối cảnh mới.
giới.
- Là một hệ thống thế giới và ngày càng
mang tính toàn cầu.

- GV chuyển sang nội dung mới.


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi bài tập 3 phần Vận dụng SGK tr.19.
c. Sản phẩm: Đáp án phần Vận dụng của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm).
- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tập phần Vận dụng SGK tr.19: Chọn và phân tích
một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.
- GV gợi ý: trình độ sản xuất phát triển, cơ chế vận hành hoàn chỉnh, toàn cầu hóa,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS về nhà hoàn thành bài tập vận dụng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
53
+ Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ.
+ Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do sang cạnh tranh độc quyền.
+ Khái niệm chủ nghĩa tư bản hiện đại; Tiềm năng và thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện
đại.
- Làm bài tập Bài 2 – Sách bài tập Lịch sử 11.
- Chuẩn bị trước cho Nội dung thực hành chủ đề 1: Cách mạng tư sản và sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản.

54
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 1:


CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 1 – Cách
mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức về cách mạng tư
sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản để giải thích lịch sử qua bài tập vận
dụng.
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích
và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình
ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 1 –
Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải
những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch
sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những
nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
3. Phẩm chất

55
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để
giải quyết vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 11, Giáo án.
- Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực Chủ đề 1 – Cách
mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài
mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn. HS trả lời nhanh các câu hỏi
trắc nghiệm liên quan đến Chủ đề 1 – Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản.
c. Sản phẩm: HS chọn đúng đáp án các câu hỏi trắc nghiệm.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh hơn.
- GV chia HS cả lớp thành 2 đội chơi, yêu cầu các đội lắng nghe các câu hỏi trắc nghiệm,
điền đáp án vào bảng phụ. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn, thời gian trả lời nhanh
hơn, đội đó là đội chiến thắng.
- GV lần lượt đọc các câu hỏi:
Câu 1: Tiền đề kinh tế của Cách mạng tư sản Anh là:
A. Các ngành luyện sắt, thép, đóng tàu phát triển nhanh.
B. Công trường thủ công phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp hình thành.
C. Kinh tế công, thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Năng suất cây trồng thấp, diện tích đất bị bỏ hoang.
Câu 2: Tiền đề chính trị của 13 nước thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là:
56
A. Nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế, tiến hành đàn áp các tín đồ
Thanh giáo,…
B. Chế độ quân chủ chuyên chế khủng hoảng, tầng lớp quan lại quan liêu, tham nhũng.
C. Đời sống nhân dân cực khổ.
D. Chính phủ đề ra các đạo luật khắt khe, bóc lột nhân dân thuộc địa.
Câu 3: Trào lưu triết học Ánh sáng điển hình nhất trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ
phong kiến diễn ra ở:
A. Nê-đéc-lan.
B. Đức.
C. Pháp.
D. I-ta-li-a.
Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về mục tiêu, nhiệm vụ của các cuộc cách mạng
tư sản?
A. Các cuộc cách mạng tư sản đều nhằm xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
B. Giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, nhiệm vụ dân chủ dễ giải quyết hơn vì nó liên
quan trực tiếp đến lợi ích của giai cấp tư sản và đồng minh.
C. Nhiệm vụ dân tộc của các cuộc cách mạng tư sản là xoá bỏ tình trạng cát cứ phong kiến,
hình thành thị trường dân tộc thống nhất hoặc giải phóng dân tộc.
D. Nhiệm vụ dân chủ của các cuộc cách mạng tư sản là xoá bỏ chế độ phong kiến, xác lập
nền dân chủ tư sản.
Câu 5: Lãnh đạo giai cấp tư sản là giai cấp tư sản và đồng minh của họ gồm:
A. Chủ nô, quý tộc, tư sản hóa.
B. Nông dân, bình dân thành thị.
C. Công nhân.
D. Địa chủ.
Câu 6: Trong các cuộc cách mạng tư sản, cuộc cách mạng được đánh giá là cuộc cách mạng
vĩ đại là:
A. Cách mạng Hà Lan.
B. Cách mạng tư sản Pháp.
C. Cách mạng tư sản Anh.
D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.
57
Câu 7: Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của:
A. Quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở
nước ngoài.
B. Quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỉ.
C. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những
biểu hiện mới.
D. Sự phát triển của các tổ chức độc quyền.
Câu 8: Nước nào được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”?
A. Anh.
B. Pháp.
C. Mỹ.
D. Đức.
Câu 9: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX.
B. Đầu thế kỉ XX.
C. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
D. Giữa thế kỉ XIX – cuối thế kỉ XX.
Câu 10: Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ:
A. Một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay với những
biểu hiện mới
B. Một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay
với những biểu hiện mới.
C. Một chiến lược phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, trong đó sự kết hợp khoa học công
nghệ hiện đại với những giá trị truyền thống được đề cao.
D. Những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản sau khi Liên Hợp Quốc được thành lập, nhằm
tạo ra một môi trường cạnh tranh kiểu mới.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- 2 đội thảo luận nhanh, điền đáp án vào bảng phụ.
- Các HS còn lại cổ vũ, theo dõi phần thi của 2 đội.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
GV mời các nhóm lần lượt giơ bảng phụ, đọc đáp án cho mỗi câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
58
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi 1 2 3 4 5

Đáp án A D C B A

Câu hỏi 6 7 8 9 10

Đáp án B A A C B

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành chủ đề 1 – Cách mạng tư sản và sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1: Lập bảng những tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập được bảng những tiền đề của các cuộc cách mạng
tư sản tiêu biểu.
b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm vận dụng kiến thức đã
học, thảo luận và hoàn thành bảng những tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu.
c. Sản phẩm: Bảng những tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập sau:
Lập bảng những tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu theo mẫu:
Tiền đề riêng

Chiến tranh
Lĩnh vực/
Tiền đề chung giành độc lập
Cách mạng tư Cách mạng tư
Tiền đề của 13 thuộc
sản Anh sản Pháp
địa Anh ở Bắc
Mỹ

Kinh tế

Chính trị

59
Xã hội

Tư tưởng

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bảng theo mẫu.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đai diện 4 nhóm lần lượt trình bày những tiền đề của các cuộc cách sản tiêu biểu
theo mẫu.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.
Tiền đề riêng

Chiến tranh
Lĩnh vực/
Tiền đề chung giành độc lập
Cách mạng tư Cách mạng tư
Tiền đề của 13 thuộc
sản Anh sản Pháp
địa Anh ở Bắc
Mỹ

Kinh tế - Kinh tế tư bản Đầu thế kỉ Giữa thế kỉ Cuối thế kỉ


chủ nghĩa ra đời XVII, Anh là XVI, công XVIII, công
và phát triển nước có nền thương nghiệp thương nghiệp
trong lòng chế độ kinh tế phát tư bản chủ ở Pháp rất phát
phong kiến hoặc triển nhất châu nghĩa tại 13 triển.
chế độ thuộc địa. Âu. - Công thuộc địa Anh - Máy móc
nghiệp len, dạ. ở Bắc Mỹ ngày được sử dụng
- Sự phát triển
càng phát triển. ngày
gặp phải nhiều - Sản xuất của càng

rào cản của Nhà công trường - Miền Bắc: nhiều.

nước phong kiến thủ công chiếm công trường - Các công ty

hay chính sách ưu thế hơn sản thủ công rất thương mại
cai trị hà khắc xuất của phổ biến. Pháp đẩy mạnh
phường hội. buôn bán với
60
của chính quốc → Giai cấp tư - Miền Nam: nhiều nước
đối với thuộc địa. sản và quý tộc kinh tế đồn châu Âu và
mới giàu lên điền, trang trại châu Á.
- Để mở đường
nhanh chóng. phát triển.
cho chủ nghĩa tư
bản phát triển cần
phải xoá bỏ
những rào cản
đó.

Chính trị - Chính sách cai Vua Sác-lơ I Chính phủ Anh Duy trì chế độ
trị của Nhà nước (chỗ dựa là thi hành nhiều quân chủ
phong kiến, thực tầng lớp quý chính sách kìm chuyên chế,
dân gây ra sự bất tộc, Giáo hội hãm sự phát vua có quyền
mãn ngày càng Anh) cản trở triển kinh tế tuyệt đối.
lớn cho giai cấp việc kinh của Bắc Mỹ.
tư sản và các tầng doanh, làm
lớp khác trong xã giàu của tư sản,
hội. quý tộc mới.

- Họ đấu tranh để
xoá bỏ ách áp
bức, bóc lột.

Xã hội - Những biến đổi Mâu thuẫn Mâu thuẫn Mâu thuẫn
về kinh tế làm giữa quần giữa các tầng giữa tư sản,
cho mâu thuẫn xã chúng nhân lớp nhân dân nhân dân Pháp
hội ngày càng dân, tư sản, Bắc Mỹ, tư với tăng lữ,
gay gắt. quý tộc mới sản, chủ nô với quý tộc.
với thế lực thực dân Anh.
- Giai cấp tư sản
phong kiến
và đồng minh
chuyên chế.
giàu có về kinh tế
nhưng không có
quyền lực chính
61
trị tương xứng.
Họ tìm cách tập
hợp quần chúng
nhân dân để làm
cách mạng.

Tư tưởng Các trào lưu tư Giai cấp tư sản, Tư tưởng dân Trào lưu triết
tưởng của giai quý tộc mới sử chủ tư sản của học Ánh sáng
cấp tư sản phê dụng Thanh giai cấp tư sản phê phán tình
phán những giáo giáo trong cuộc và chủ nô thể trạng mục nát,
lí lạc hậu, quan đấu tranh lật đổ hiện qua khẩu lỗi thời của chế
điểm lỗi thời của chế độ phong hiệu “Tự do và độ phong kiến,
giai cấp phong kiến. tư hữu”, Giáo hội Thiên
kiến và đề xuất “Thống nhất Chúa giáo
những tư tưởng hoàn toàn hay đương thời.
mới tiến bộ, thúc là chết”. Đưa ra lí thuyết
đẩy xã hội phát xây dựng nhà
triển. nước kiểu mới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.


Nhiệm vụ 2: Thiết kế trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư
bản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thiết kết được trục thời gian để thể hiện các giai đoạn
phát triển của chủ nghĩa tư bản.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng các kiến thức đã học, thiết kế trục
thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
c. Sản phẩm: Trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS cả lớp hoạt động cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế trục thời gian thể
hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản.

62
- GV lưu ý HS trình bày sản phẩm dưới hình thức một trục thời gian (trên giấy hoặc trên
máy tính).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, làm việc cá nhân và hoàn thành sản phẩm.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trên trục
thời gian.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ
nghĩa tư bản:

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.


Nhiệm vụ 3: Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức thảo luận chủ đề: “Triết học Ánh
sáng và ảnh hưởng đối với nhân loại”

63
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nội dung của trào lưu Triết học Ánh sáng
và ảnh hưởng của trào lưu đến nhân loại (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp,
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo 4 nhóm, thảo luận chủ đề “Triết học Ánh sáng
và ảnh hưởng của nó đến nhân loại”.
c. Sản phẩm: HS thảo luận chủ đề “Triết học Ánh sáng và ảnh hưởng của nó đến nhân loại”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm hoạt động, tổ chức câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” và thảo luận chủ đề:
Triết học Ánh sáng và ảnh hưởng của nó đối với nhân loại.
- GV gợi ý một số nội dung cho các nhóm thảo luận:
+ Nội dung trào lưu Triết học Ánh sáng và ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân
quyền của Pháp.
+ Nội dung trào lưu Triết học Ánh sáng và ảnh hưởng đến Tuyên ngôn độc Độc lập của
nước Mỹ.
+ Nội dung trào lưu Triết học Ánh sáng và ảnh hưởng đến Tuyên ngôn Độc lập của Việt
Nam.
- GV cho các nhóm đánh giá chéo về bài thuyết trình theo phiếu sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH

Nội dung Điểm


Tiêu chí
chấm (10đ)

- Trình bày lưu loát, không đọc, không phụ thuộc vào
tài liệu

A. Cách thức - Tự tin, có kết nối, giao tiếp với người nghe

trình bày - Tốc độ nói vừa phải, diễn đạt dễ hiểu, có điểm nhấn,
(20%) thu hút

- Thái đội thuyết trình nghiêm túc

- Không vi phạm thời gian tối thiểu, tối đa

Trung bình điểm trình bày = Tổng điểm/2,0 2,0


64
- Cấu trúc hợp lí, bố cục rõ ràng

- Bảo đảm đầy đủ kiến thức cơ bản về nhiệm vụ được


giao
B. Nội dung
- Thông tin chính xác, khoa học, ghi nguồn đầy đủ
(55%)
- Mở rộng kiến thức, dẫn chứng, ví dụ thực tế

- Cập nhật các vấn đề mới liên quan đến nhiệm vụ


được giao

Trung bình điểm nội dung = Tổng điểm/5,5 5,5

- Trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi do nhóm


C. Trả lời câu
khác/GV đặt ra
hỏi (25%)
- Thuyết phục được người khác đặt câu hỏi

Trung bình điểm trả lời câu hỏi = Tổng điểm/2,5 2,5

Tổng điểm thuyết trình (10đ): (A*0,2) + (B*0,55) + (C*0,25)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS các nhóm thảo luận, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh, tổng hợp thông tin theo chủ đề
lựa chọn.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày phần thảo luận với chủ đề “Triết học Ánh sáng
và ảnh hưởng đối với nhân loại”.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm
bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Trào lưu triết học ánh sáng mở ra một cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Các nhà
triết học, sử học, văn học, những người có tư tưởng tiến bộ đã liên tục tấn công vào thành
trì quân chủ chuyên chế bằng những học thuyết mới tiến bộ. Triết học ánh sáng thế kỷ XVIII
là sự kế thừa và phát triển mới về chất các khuynh hướng tư tưởng bài trừ siêu hình học thế
65
kỷ XVII. Đồng thời, nó còn đánh giá lại các giá trị triết học truyền thống. Các nhà tư tưởng
Pháp có những quan điểm khác nhau, phản ánh quyền lợi của các giai cấp khác nhau.
Trong thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến, họ đều chĩa mũi nhọn vào chính quyền
và đòi hỏi thay thế bằng một xã hội mới. Nước Pháp ở trong tình trạng sôi sục lòng căm thù
chế độ phong kiến, tình thế cách mạng đã chín muồi. Mùa hè năm 1789, quần chúng nhân
dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã đứng dậy tiến hành đấu tranh lật đổ nền quân
chủ chuyên chế phong kiến, lập nên chế độ tư bản chủ nghĩa.Vì vậy, có thể nói trào lưu triết
học ánh sáng dọn đường cho cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
+ Với tinh thần nhân đạo và triết lý sâu sắc, ảnh hưởng của trào lưu triết học Ánh sáng đối
với xã hội được xem như thứ vũ khí tư tưởng cho các cuộc cách mạng tư sản. Đồng thời, nó
cũng phản ánh những mâu thuẫn xã hội đương thời và đề xuất xây dựng xã hội mới.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 4: Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức tranh luận chủ đề: “Chủ nghĩa tư
bản hiện đại, triển vọng và thách thức”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tranh luận về chủ đề “Chủ nghĩa tư bản hiện đại,
triển vọng và thách thức”.
b. Nội dung: GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, tranh biện theo chủ đề
“Chủ nghĩa tư bản hiện đại, triển vọng, thách thức”.
c. Sản phẩm: Tranh biện theo chủ đề “Chủ nghĩa tư bản hiện đại, triển vọng và thách thức”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, tranh luận chủ đề: Chủ nghĩa tư bản hiện đại, triển vọng
và thách thức.
- GV cho các nhóm đánh giá chéo nhau theo Phiếu đánh giá sau:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH

Nội dung Điểm


Tiêu chí
chấm (10đ)

A. Cách thức - Trình bày lưu loát, không đọc, không phụ thuộc vào
trình bày tài liệu
66
- Tự tin, có kết nối, giao tiếp với người nghe

- Tốc độ nói vừa phải, diễn đạt dễ hiểu, có điểm nhấn,


(20%) thu hút

- Thái đội thuyết trình nghiêm túc

- Không vi phạm thời gian tối thiểu, tối đa

Trung bình điểm trình bày = Tổng điểm/2,0 2,0

- Cấu trúc hợp lí, bố cục rõ ràng

- Bảo đảm đầy đủ kiến thức cơ bản về nhiệm vụ được


giao
B. Nội dung
- Thông tin chính xác, khoa học, ghi nguồn đầy đủ
(55%)
- Mở rộng kiến thức, dẫn chứng, ví dụ thực tế

- Cập nhật các vấn đề mới liên quan đến nhiệm vụ


được giao

Trung bình điểm nội dung = Tổng điểm/5,5 5,5

- Trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi do nhóm


C. Trả lời câu
khác/GV đặt ra
hỏi (25%)
- Thuyết phục được người khác đặt câu hỏi

Trung bình điểm trả lời câu hỏi = Tổng điểm/2,5 2,5

Tổng điểm thuyết trình (10đ): (A*0,2) + (B*0,55) + (C*0,25)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS các nhóm thảo luận, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh, tổng hợp thông tin theo chủ đề
lựa chọn.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày phần thảo luận với chủ đề Chủ nghĩa tư bản
hiện đại, triển vọng và thách thức.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho nhóm
bạn (nếu có).
67
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Tiềm năng:
 Biểu hiện cụ thể trên các lĩnh vực như: kinh tế, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm
quản lí, khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển,...
 Có ưu thế trong việc sử dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
để phát triển kinh tế.
 Các nước tư bản phát triển trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công
nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc
hàng cao nhất thế giới.
+ Thách thức:
 Phải đối mặt và khó giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang
tính toàn cầu.
 Phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.
 Không có khả năng tự giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự
chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
- GV kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học trong Chủ đề 1.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 3 – Sự hình thành Liên bang cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết.

68
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY


BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc làm việc nhóm, trao đổi thảo luận và
báo cáo sản phẩm học tập để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu thông tin, tư liệu và hình ảnh để
trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc tìm hiểu lịch sử để phân tích
được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: tự giác, tích cực tham gia hoạt động học tập, giải quyết vấn đề.
- Trung thực, trách nhiệm: đánh giá được các sự kiện, hiện tượng dựa trên hiện thực
lịch sử với tinh thần khách quan.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
69
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
- Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video có liên quan đến bài học Sự hình thành Liên
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo
yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài
mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh quân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo
của V.I Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích tấn công cung điện Mùa đông trong Cách mạng tháng
Mười Nga năm 1917 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đem lại kết quả gì?
- Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có hình thành ngay khi Cách mạng tháng
mười Nga thành công không?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh quân khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của V.I Lê-nin
và Đảng Bôn-sê-vích tấn công cung điện Mùa đông trong Cách mạng tháng Mười Nga năm
1917:

70
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi:
+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã đem lại kết quả gì?
+ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết có hình thành ngay khi Cách mạng tháng
mười Nga thành công không?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đưa đến sự ra đời của nhà nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trên thế giới, tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa, một
chế độ xã hội xoá bỏ áp bức, bất công, đem lại tự do, công bằng, bình đẳng cho con người.
+ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết hình thành sau khi Cách mạng tháng Mười
Nga thành công.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3 – Sự hình thành liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô viết.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

71
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô viết
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sự ra đời của Chính quyền Xô viết
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự ra đời của Chính quyền Xô viết.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a SGK tr.20, 21 và trả
lời câu hỏi: Chính quyền Xô viết được thành lập như thế nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự ra đời của Chính quyền Xô viết và chuẩn kiến thức
của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu về quá trình
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục hình thành Liên bang
1a SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi: Chính quyền Xô viết Cộng hòa xã hội chủ
được thành lập như thế nào? nghĩa Xô viết
- GV yêu cầu HS tìm các từ khóa liên quan đến sự ra đời a. Sự ra đời của Chính
của Chính quyền Xô viết: hai chính quyền tồn tại, vấn quyền Xô viết
đề hòa bình và ruộng đất vẫn chưa được giải quyết, Lê- - Năm 1917: mâu thuẫn
nin và Đảng Bôn-sê-vích được nhân dân ủng hộ. giữa các dân tộc Nga với
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập chế độ Nga hoàng; giữa
- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong mục và giai cấp vô sản với giai
trả lời câu hỏi. cấp tư sản.
- GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - Tháng 2/1917:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận + Đảng Bôn-sê-vích lãnh
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày sự ra đời của đạo nhân dân lật đổ chế độ
Chính quyền Xô viết Nga hoàng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung + Giai cấp tư sản thành
ý kiến (nếu có). lập Chính phủ lâm thời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập → Xuất hiện cục diện hai
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tình hình nước chính quyền đại diện cho
Nga sau Cách mạng tháng Hai buộc Lê-nin và Đảng lợi ích của các giai cấp
72
Bôn-sê-vích phải tiếp tục lãnh đạo nhân dân sử dụng khác nhau.
bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách → Vấn đề hòa bình, ruộng
mạng, giành chính quyền về tay nhân dân. Cách mạng rất vẫn chưa được giải
tháng mười Nga – cách mạng xã hội chủ nghĩa – thành quyết.
công đã nhanh chóng xóa bỏ Chính phủ tư sản lâm thời, - Tháng 10/1917: Lê-nin
thành lập Chính quyền Xô viết trên toàn nước Nga rộng và Đảng Bôn-sê-vích lãnh
lớn. đạo các Xô viết làm Cách
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. mạng tháng Mười.
→ Thành lập Chính phủ
Xô viết, do Lê-nin đứng
đầu.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình hình thành Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (sau Cách mạng tháng Mười năm 1917).
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2, đọc thông tin trong mục
1b SGK tr.21, 22 và trả lời câu hỏi:
- Trình bày sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Xác định vị trí và kể tên các nước cộng hòa trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết trên lược đồ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết (sau Cách mạng tháng Mười năm 1917) và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự thành lập Liên bang b. Sự thành lập Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Xô viết
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2, - Năm 1920: nước Nga xô
đọc thông tin trong mục 1b SGK tr.21, 22 và trả lời câu viết và các nước cộng hòa
hỏi: Xô viết đồng minh đã liên

+ Trình bày sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội minh với nhau, đánh bại kẻ
73
chủ nghĩa Xô viết. thù chung.

+ Xác định vị trí và kể tên các nước cộng hòa trong - Năm 1922:
Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết trên lược + Nước Nga Xô viết và các
đồ. nước cộng hòa Xô viết đồng
minh có sự phát triển không
đồng đều.
+ Các nước cộng hòa Xô viết
chưa có sự thống nhất về các
chính sách phát triển.
→ Phải hợp tác, giúp đỡ lẫn
nhau cùng phát triển.
- Tháng 12/1922: Thành lập
Liên bang Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Xô viết.
- Năm 1924: bản Hiến pháp
- GV hướng dẫn các nhóm khai thác Hình 2 kết hợp
đầu tiên của Liên xô được
mục Em có biết: chỉ ra trên lược đồ 4 nước cộng hòa
thông qua, hoàn thành quá
Xô viết đầu tiên gia nhập Liên xô. Từ năm 1922, số
trình thành lập Nhà nước
nước cộng hòa gia nhập Liên xô ngày càng gia tăng,
Liên bang Cộng hòa xã hội
đến năm 1940 là 15 nước.
chủ nghĩa Xô viết.
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh Quốc
huy đầu tiên của Liên xô (1923).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

74
- HS khai thác Hình 2, mục Em có biết, thông tin trong
mục và trả lời câu hỏi.
- GV qua sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự ra đời của Liên
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết; chỉ trên lược
đồ vị trí và kể tên các nước cộng hòa trong Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- GV yêu cầu các HS khác quan sát, lắng nghe, nhận
xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, đọc thông tin trong mục 2 SGK tr.22 và
hoàn thành Phiếu học tập: Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết
c. Sản phẩm: Phiếu học tập của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Tìm hiểu ý nghĩa sự ra


- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. đời của Liên bang Cộng
- GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác Tư hòa xã hội chủ nghĩa Xô
liệu, đọc thông tin trong mục 2 SGK tr.22 và hoàn thành viết
Phiếu học tập: Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên Đính kèm kết quả Phiếu
bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. học tập phía dưới Hoạt

75
PHIẾU HỌC TẬP động 2.

Nội dung Ý nghĩa

Đối với Liên xô …………………………….

Đối với thế giới …………………………….

Liên hệ với Việt Nam …………………………….


- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh:

Tượng liên minh công nông – biểu tượng của Nhà nước
Xô viết ở ngoại ô Mát-xcơ-va (Nga) ngày nay
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác tư liệu, hình ảnh, thảo luận và hoàn thành
Phiếu học tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày ý nghĩa sự ra đời
của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết theo
Phiếu học tập.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt lại kiến thức và nhấn mạnh: Sự thành lập nhà
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là một
76
trong những sự kiện quan trọng của lịch sử thế giới hiện
đại.
- GV mở rộng: Đối với thế giới, chủ nghĩa tư bản không
còn là hệ thống hoàn chỉnh, mặc dù bị Mỹ và các nước
tư bản luôn tìm cách chống phá nhưng chủ nghĩa xã hội
ở Liên Xô đã từng bước vượt qua vòng vây của chủ
nghĩa tư bản, trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong
trào cách mạng thế giới.

PHIẾU HỌC TẬP

Nội dung Ý nghĩa


Đối với Liên xô - Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ
lâm thời của giai cấp tư sản.
- Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô.
- Thể hiện quyền dân tộc tự quyết, sự liên minh đoàn kết của các
nước Cộng hòa Xô viết đồng minh.
- Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch
trong, ngoài nước.
- Tạo nên sức mạnh tổng hợp để nhân dân Liên Xô tập trung vào
xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ đất nước, chiến thắng ngoại
xâm.
Đối với thế giới - Chứng minh học thuyết Mác Lê-nin là đúng đắn, khoa học.
- Xác lập và xây dựng mô hình nhà nước kiểu mới đối lập với
mô hình nhà nước tư bản chủ nghĩa, tác động lớn đến chính trị
và quan hệ quốc tế.
- Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh. Để lại nhiều
bài học kinh nghiệm quý báu cho các nhà nước về sự lựa chọn
con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, mô hình nhà nước sau
khi giành chính quyền.
Liên hệ với - Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước đi
theo khuynh hướng cách mạng vô sản, đến hoạt động và tìm
77
Việt Nam hiểu đất nước Liên Xô (1923 – 1924, 1930 – 1941).
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1945,
nước Việt Nam đã giành được độc lập và đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức
đã lĩnh hội ở bài học.
- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh các kiến thức đã học.
b. Nội dung:
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Sự hình thành liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.22.
c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết
bài học Sự hình thành liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Trường THPT:………………………………………….
Lớp:……………………………………………………..
Họ và tên:……………………………………………….

PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU


BÀI 3: SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Đảng Bôn-sê-vích đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ chế độ Nga

78
hoàng vào:
A. Tháng 2/1917. B. Tháng 10/1917. C. 26/10/1917. D. Tháng 12/1922.
Câu 2: Ngày 26/10/1917, Đại hội Xô viết toàn Nga thông qua:
A. Bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
B. 4 nước cộng hòa Xô viết đầu tiên gia nhập Liên Xô.
C. Bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
D. “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất” do Lê-nin soạn thảo.
Câu 3: Bốn nước cộng hòa Xô viết đầu tiên gia nhập Liên Xô là:
A. E-xtô-ni-a, Lát-vi-a, Lít-va, Bê-lô-rút-xi-a.
B. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, U-crai-na, Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. U-crai-na, Môn-đô-va, Ác-mê-ni-a, Gru-di-a.
D. A-déc-bai-gian, Tuốc-mê-ni-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan, Tát-gi-ki-xtan.
Câu 4: Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua vào:
A. Năm 1921. B. Năm 1922. C. 1923. D. 1924.
Câu 5: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa sự ra đời của Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô?
A. Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ lâm thời của giai
cấp tư sản.
B. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô.
C. Xác lập và xây dựng mô hình nhà nước kiểu mới đối lập với mô hình nhà nước
tư bản chủ nghĩa, tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế.
D. Thể hiện quyền dân tộc tự quyết, sự liên minh đoàn kết của các nước Cộng hòa
Xô viết đồng minh.
Câu 6: Đâu là hình ảnh Quốc huy đầu tiên của Liên xô (1923)?

79
A. B.

C. D.
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa sự ra đời của Liên bang
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với thế giới?
A. Chứng minh học thuyết Mác Lê-nin là đúng đắn, khoa học.
B. Xác lập và xây dựng mô hình nhà nước kiểu mới đối lập với mô hình nhà nước
tư bản chủ nghĩa, tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế.
C. Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh.
D. Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô.
Câu 8: Tại sao Nga là nước có nền kinh tương đối phát triển trong khi các nước
cộng hòa Xô viết đồng minh khác vẫn trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu?
A. Nước Nga không hợp tác, giúp đỡ các nước khác cùng phát triển.
B. Nước Nga không có lực lượng chống đối trong nước.
C. Nước Nga thực hiện chính sách kinh tế mới.
D. Nước Nga thực hiện “Sắc lệnh ruộng đất”.
Câu 9: Từ năm 1922 đến năm 1940, có thêm bao nhiêu nước cộng hòa gia nhập
Liên xô?
A. 9. B. 10. C. 11. D. 12
Câu 10: Theo em, hình ảnh dưới đây nói về nội dung gì?

80
A. Kí kết Hiệp ước thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
B. Thông qua “Sắc lệnh hòa bình”, “Sắc lệnh ruộng đất”.
C. Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô.
D. Tuyên bố xóa bỏ bộ máy của Chính phủ lâm thời và thành lập Chính phủ Xô
viết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi 1 2 3 4 5

Đáp án A D B D C

Câu hỏi 6 7 8 9 10

Đáp án A D C C A
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.22
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài câu hỏi bài tập vào vở:

81
B
ước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bài tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Xô viết theo sơ đồ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

- GV chuyển sang nội dung mới.


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoàn thành câu hỏi bài tập phần Vận dụng SGK tr.22.
82
c. Sản phẩm: Đáp án phần Vận dụng của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết ra đời có phải là một tất yếu của lịch sử không?
- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS:
+ Năm 1917, ở nước Nga có những loại mâu thuẫn nào cần phải giải quyết?
+ Tổ chức nào có thể đảm nhận việc giải quyết mâu thuẫn trên?
+ Sau khi chính quyền Xô viết ở Nga ra đời, các nước cộng hòa Xô viết thành viên đứng
trước khó khăn, thách thức gì?
+ Các nước Cộng hòa Xô viết thành viên có nhu cầu tăng cường hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau
để cùng phát triển không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học, gợi mở của GV để hoàn thành bài tập ở nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, đánh giá và kết thúc bài học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
+ Ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
- Làm bài tập Bài 3 – Sách bài tập Lịch sử 11.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 4: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay.

83
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ SAU


CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY
(4 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
- Nêu được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu vực Mỹ La-tinh.
- Giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
và Liên Xô.
- Nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
- Nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách, mở cửa của
Trung Quốc.
- Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia
đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: Thông qua việc giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự
sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô; nêu được nét chính về chủ
nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay; nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của
công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thông qua việc trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết
các nhiệm vụ học tập; có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã
hội, sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.

84
Năng lực riêng:
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa
xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc nêu được sự mở rộng của chủ
nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu vực Mỹ La-tinh.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: thông qua hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động nhóm để giải
quyết các vấn đề trong học tập.
- Có ý thức trân trọng những thành tựu, giá trị của chủ nghĩa xã hội, sẵn sàng tham gia
đóng góp vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Lịch sử 11.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập, giấy A0, bảng phụ,...
- Tư liệu, tranh ảnh, đoạn phim, video (nếu có) liên quan đến bài học Sự phát triển của
chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo
yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài
mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về nhà lãnh đạo cách mạng Phi-đen
Ca-xtơ-rô và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Trình bày một số hiểu biết của em về nhà lãnh đạo
lãnh đạo cách mạng Phi-đen Ca-xtơ-rô.
c. Sản phẩm: Hiểu biết của HS về nhà lãnh đạo cách mạng Phi-đen Ca-xtơ-rô và chuẩn kiến
thức của GV.

85
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, video về nhà lãnh đạo cách mạng Phi-đen Ca-
xtơ-rô:

https://www.youtube.com/watch?v=KkbLWp-0GCU&t=181s
(0p50s – 3p)
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Trình bày một số hiểu biết của em về
nhà lãnh đạo lãnh đạo cách mạng Phi-đen Ca-xtơ-rô.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, video, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời
câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết của em về nhà lãnh đạo lãnh đạo cách mạng Phi-
đen Ca-xtơ-rô.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:
+ Phi-đen Ca-xtơ-rô (1926 – 2016) là nhà cách mạng và chính trị gia người Cu-ba, một
trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của Cách mạng Cu-ba.
+ Ngày 1/1/1959, dưới sự lãnh đạo của Phi-đen Ca-xtơ-rô, cách mạng Cu-ba thành công,
nhân dân và các chiến sĩ cách mạng yêu nước Cu-ba đã lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta, thiết

86
lập nhà nước công nông đầu tiên ở Tây bán cầu, đưa “hòn đảo tự do” bước vào kỉ nguyên
mới: độc lập, tự do và từng bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là sự kiện quan
trọng đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa xã hội.
+ Trên bình diện quốc tế, Ca-xtơ-rô đã trở thành một “anh hùng thế giới theo khuôn mẫu
của Garibaldi” đối với mọi người trên khắp thế giới đang nỗ lực chống lại chủ nghĩa đế
quốc. Những người ủng hộ xem ông là một trong những nhà cách mạng kiệt xuất nhất nửa
sau thế kỷ XX, là biểu tượng của sự ủng hộ về mặt tinh thần đối với nhân dân những nước
có đời sống kinh tế thấp hoặc là bị chính quyền trấn áp trên thế giới.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4 – Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến năm 1991
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở
các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1a, Góc mở rộng SGK
tr.23, 24 và trả lời câu hỏi: Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông
Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về sự phát triển của chủ 1. Tìm hiểu về sự phát triển
nghĩa xã hội ở Đông Âu của chủ nghĩa xã hội từ sau
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Chiến tranh thế giới thứ hai

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin đến năm 1991
mục 1a SGK tr.23, 24 và trả lời câu hỏi: Trình bày a. Sự phát triển của chủ
sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước nghĩa xã hội ở Đông Âu
Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. - Giai đoạn 1944 –
87
- GV hướng dẫn HS khai thác mục Góc mở rộng: 1945:Được sự giúp đỡ của
một số thành tựu của các nước Đông Âu trong Hồng quân Liên Xô:
những năm 1950 – 1975 (lĩnh vực nông nghiệp, + Nhân dân Ba Lan, Tiệp
công nghiệp, hợp tác quốc tế). Khắc, Hung-ga-ri đã lật đổ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học chế độ tư sản – địa chủ.
tập + Nhân dân Bun-ga-ri, Ru-
- HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin trong ma-ni, An-ba-ni đã xóa bỏ chế
mục và trả lời câu hỏi. độ quân chủ chuyên chế trong
- GV hướng dẫn, quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần nước, thành lập chính quyền
thiết). dân chủ nhân dân.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Giai đoạn 1945 – 1949:
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự phát triển của + Các nước Đông Âu hoàn
chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu sau Chiến tranh thế thành cách mạng dân chủ
giới thứ hai. nhân dân, ban hành văn bản
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ công nhân các quyền tự do
sung ý kiến (nếu có). dân chủ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + 10/1949, CHDC Đức ra đời,
học tập tham gia vào hệ thống các
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sau chiến nước XHCN Đông Âu.
tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã phát - Giai đoạn 1950 – đầu
triển trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ những năm 70 của thế kỉ
thống chủ nghĩa tư bản. Hệ thống chủ nghĩa xã hội XX: các nước Đông Âu bắt
trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế đầu xây dựng CNXH, đạt
giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc. được nhiều thành tựu.
- GV mở rộng:
+ Liên Xô đã ra sức giúp đỡ các nước Đông Nam
Á, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Đông
Âu được cải thiện.
+ Ba Lan nhận được từ Liên Xô dầu lửa, quặng
sắt, nhiều công cụ máy móc. Nhân dân Ba Lan nỗ
lực để khôi phục nền kinh tế quốc dân và xây dựng

88
lại những vùng đất được trao trả, tạo công ăn việc
làm cho những người hồi hương.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực
châu Á, khu vực Mỹ La-tinh.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo 4 nhóm, khai thác mục Góc mở rộng, thông tin
mục 1b SGK tr.24, 25 và trả lời câu hỏi: Nêu sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và
khu vực Mỹ La-tinh.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu
vực Mỹ La-tinh và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu sự mở rộng của chủ nghĩa b. Sự mở rộng của chủ nghĩa
xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh xã hội ở châu Á và khu vực

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. Mỹ La-tinh

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, khai thác mục - Ở Châu Á:
Góc mở rộng, thông tin mục 1b SGK tr.24, 25 và
+ Mông Cổ:
trả lời câu hỏi: Nêu sự mở rộng của chủ nghĩa xã
hội ở châu Á và khu vực Mỹ La-tinh.  Năm 1924: hoàn thành
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh: cách mạng dân tộc dân
chủ.
 Năm 1940: định hướng
phát triển đất nước theo
con đường xã hội chủ
nghĩa.
+ Triều Tiên: 9/1948,
CHDCND Triều Tiên thành
lập, đi lên xây dựng CNXH.

89
Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước + Trung Quốc: 10/1949,
CHDCND Trung Hoa thành
Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa (1949)
lập, đi lên xây dựng CNXH.

+ Việt Nam:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học
tập  Năm 1954: kháng chiến
chống thực dân Pháp
- HS thảo luận, khai thác thông tin trong mục và trả
thắng lợi, bước đầu xây
lời câu hỏi.
dựng CNXH ở miền
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần Bắc.
thiết).  Năm 1975: miền Nam

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận hoàn toàn giải phóng,
đất nước thống nhất, cả
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu sự mở rộng của
nước đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu vực Mỹ
CNXH.
La-tinh.
+ Lào: 12/1975, CHDCND
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ Lào thành lập, đi lên xây dựng
sung ý kiến (nếu có). CNXH.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Ở khu vực Mỹ La-tinh:
học tập
+ 1/1/1959: Cộng hòa Cu-ba
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: ra đời.

+ Việc các nước châu Á lựa chọn con đường xây + Năm 1961: Cu-ba bước vào
dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, thời kì xây dựng CNXH.
tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn cầu.

+ Là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở khu vực Mỹ


La-tinh , Cu-ba đã vượt qua nhiều khó khăn, thách
thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ để đạt
được nhiều thành tựu to lớn.

90
→ Như vậy:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã


hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống
thế giới nối dài từ châu Âu sang châu Á và Mỹ La-
tinh.

+ Chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế


giới, đối trọng với chủ nghĩa tư bản.

+ Các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên


Xô, phát triển, lớn mạnh và đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, ghi dấu ấn trong lịch sử thế giới.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô
hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục 1c SGK tr.25 và trả lời
câu hỏi: Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
và Liên Xô.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã
hội ở Đông Âu và Liên Xô và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về nguyên nhân sụp đổ của c. Nguyên nhân sụp đổ của
chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô chủ nghĩa xã hội ở Đông
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Âu và Liên Xô
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục - Nguyên nhân chủ quan:
1c SGK tr.25 và trả lời câu hỏi: Giải thích nguyên + Các nhà lãnh đạo của
nhân dẫn tới sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội đảng, nhà nước mắc nhiều
91
ở Đông Âu và Liên Xô. sai lầm nghiêm trọng trong

- GV trình chiếu cho HS quan sát video, hình ảnh: việc đề ra, thực hiện đường
lối, chính sách.
+ Hạn chế của mô hình kinh
tế - xã hội không được nhận
thức đầy đủ, sửa chữa tích
cực.
+ Chưa khai thác tốt thành
tựu của cách mạng khoa học
– kĩ thuật, trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất tụt
hậu.
+ Tình trạng quan liêu, vi
phạm dân chủ, xu hướng dân
tộc chủ nghĩa li khai xuất
hiện.
Bức tường Béc-lin bị phá bỏ (11 – 1989) - Nguyên nhân khách
https://www.youtube.com/watch?v=SoDZvKUlMNc quan: sự chống phá của các
thế lực thù địch.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, video, thông tin trong mục


và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nguyên nhân dẫn tới


sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
và Liên Xô.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ


sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học


92
tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thắng lợi của


mô hình Xô viết đã trở thành tấm gương cho các
nước xã hội chủ nghĩa học tập và noi theo. Tuy nhiên,
sự vận dụng một cách máy móc mô hình xã hội chủ
nghĩa của Liên Xô đã dẫn tới những hậu quả tiêu cực.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Những thiếu sót, khuyết tật lâu ngày chậm được


khắc phục, sửa chữa càng làm cho các nước xã hội
chủ nghĩa xa rời những tiến bộ, văn minh của thế
giới, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, đưa tới tình
trạng trượt dài từ trí tuệ đến khủng hoảng nặng nề về
kinh tế - xã hội.

+ Các nhà lãnh đạo nhiều nước XHCN nhận thấy trì
trệ này, nhưng mọi cố gắng cải cách không mang lại
kết quả trong khuôn khổ cơ chế mô hình cũ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991
đến nay.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2, mục Góc mở rộng, thông
tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập: Nêu những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm
1991 đến nay.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến
nay và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN


93
PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái quát về chủ nghĩa xã hội từ 2. Tìm hiểu về chủ
năm 1991 đến nay nghĩa xã hội từ năm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1991 đến nay
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2, a. Khái quát về chủ
mục Góc mở rộng, thông tin trong mục và hoàn thành nghĩa xã hội từ năm
Phiếu học tập: Nêu những nét chính về chủ nghĩa xã hội 1991 đến nay
từ năm 1991 đến nay. Đính kèm kết quả
Phiếu học tập phía dưới
Nhiệm vụ 1.

PHIẾU HỌC TẬP

Tên quốc gia Biểu hiện của sự phát triển chủ


nghĩa xã hội

Trung Quốc

Việt Nam

Lào

Cu-ba

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh


có liên quan đến chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay ở
châu Á và khu vực Mỹ La-tinh:

94
Việt Nam

Lào

Cu-ba
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, khai thác thông tin và hoàn thành
Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1- 2 HS nêu những nét chính về chủ

95
nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay theo Phiếu học tập.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý


kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Những thành tựu


của công cuộc đổi mới, cải cách ở các nước châu Á, khu
vực Mỹ La-tinh:

+ Là cơ sở vững chắc để chứng minh chủ nghĩa xã hội có


sức sống, có triển vọng thực sự trên thế giới.

+ Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù


hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của thời đại.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

PHIẾU HỌC TẬP

Tên quốc Biểu hiện của sự phát triển chủ nghĩa xã hội
gia

Trung Quốc - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.


- Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
- Đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc.

Việt Nam - Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước vượt qua khủng
hoảng kinh tế - xã hội.
- Trở thành nước phát triển có thu nhập trung bình.
- Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục
được đẩy mạnh.

Lào - Kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong nhiều năm.
- Đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện.

96
Cu-ba - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục được duy trì những
không có nhiều thành tựu đột phá.
- Trong tình trạng bị cấm vận từ bên ngoài.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thành tựu của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những thành tựu chính và ý nghĩa của công
cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.
b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác Hình 3 – 5, Tư
liệu, đọc thông tin trong mục và thực hiện nhiệm vụ:
- Nhóm 1: Nêu những thành tựu cơ bản về chính trị của công cuộc cải cách, mở cửa ở
Trung Quốc.
- Nhóm 2: Nêu những thành tựu cơ bản về kinh tế của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung
Quốc.
- Nhóm 3: Nêu những thành tựu cơ bản về khoa học – kĩ thuật của công cuộc cải cách, mở
cửa ở Trung Quốc.
- Nhóm 4: Nêu những thành tựu cơ bản về đối ngoại của công cuộc cải cách mở cửa ở
Trung Quốc.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải
cách, mở cửa ở Trung Quốc và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thành tựu của công cuộc cải b. Thành tựu của công
cách, mở cửa ở Trung Quốc cuộc cải cách, mở cửa ở
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Trung Quốc
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - Về chính trị: đề ra và
- GV yêu cầu các nhóm khai thác Hình 3 – 5, Tư liệu, xây dựng hệ thống lí luận
đọc thông tin trong mục và thực hiện nhiệm vụ: về CNXH.

+ Nhóm 1: Nêu những thành tựu cơ bản về chính trị của - Về kinh tế:
công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. + Duy trì được tốc độ tăng

+ Nhóm 2: Nêu những thành tựu cơ bản về kinh tế của trưởng kinh tế cao liên tục

97
công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. trong nhiều năm.
+ Tổng sản lượng kinh tế
vượt qua Anh, Pháp, Đức,
Nhật Bản.
→ Đời sống nhân dân cải
thiện, là một trong những
nhân tố quan trọng cho sự
tăng trưởng kinh tế thế
+ Nhóm 3: Nêu những thành tựu cơ bản về khoa học – giới.
kĩ thuật của công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. - Về khoa học – kĩ thuật:

+ Là quốc gia thứ ba trên


thế giới có tàu đưa con
người bay vào vũ trụ.
+ Hệ thống tàu cao tốc.
+ Trí tuệ nhân tạo (AI),
năng lượng sinh học, công
nghệ sinh học,…
- Về đối ngoại:
+ Có nhiều thay đổi theo
xu thế đa dạng hóa, đa
phương hóa trong các mối
quan hệ song phương, đa
phương.
+ Vai trò và vị thế ngày
càng được nâng cao.

+ Nhóm 4: Nêu những thành tựu cơ bản về đối ngoại


của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh
Trung Quốc ngày nay:

98
Sự phát triển của Trung Quốc

trong công cuộc cải cách mở cửa

Sự phát triển về kinh tế

99
Sự phát triển về khoa học – công nghệ

Sự phát triển về văn hóa – giáo dục

100
Sự phát triển về xã hội
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, tư liệu trong mục, thảo luận và


trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày về thành tựu và ý


nghĩa của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung


ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Những thành tựu trong công cuộc cải cách mở cửa đã


khẳng định đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng
sản Trung Quốc là đúng đắn. Nền kinh tế Trung Quốc
phát triển nhanh chóng, tình hình chính trị - xã hội ổn
định, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt.

+ Những thành tựu này nâng cao vị thế của Trung Quốc
trên trường quốc tế, chứng tỏ sức sống của chủ nghĩa xã
hội.

+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước xã hội
chủ nghĩa khác, trong đó có Việt Nam.
101
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, giúp HS củng cố, hệ thống hóa kiến thức
đã lĩnh hội ở bài học.
- Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh các kiến thức đã học.
b. Nội dung:
- GV cho HS làm Phiếu bài tập trắc nghiệm về Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau
chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.29.
c. Sản phẩm: Đáp án của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS làm Phiếu bài tập, trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm tổng kết
bài học Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
- GV phát Phiếu bài tập cho HS cả lớp thực hiện trong thời gian 10 phút:
Trường THPT:………………………………………….
Lớp:……………………………………………………..
Họ và tên:……………………………………………….

PHIẾU BÀI TẬP LỊCH SỬ 11 – CÁNH DIỀU


BÀI 4: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ
SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Trước năm 1945, đất nước duy nhất trên thế giới đi theo con đường xã hội
chủ nghĩa là:
A. Liên Xô. B. Bê-lô-rút-xi-a. C. Ngoại Cáp-ca-dơ. D. Lít-va.
Câu 2: Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu giai đoạn 1945 – 1949 có đặc
điểm gì?
A. Nhân dân các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri đã đứng lên lật đổ chế độ tư
102
sản – địa chủ.
B. Nhân dân Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni đã xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế
trong nước, thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
C. Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân thông qua việc
tiến hành cải cách ruộng đất, ban hành văn bản công nhận các quyền tự do, dân chủ.
D. Các nước Đông Âu bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành
tựu.
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội có đặc điểm gì?
A. Sụp đổ hoàn toàn.
B. Trở thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản.
C. Ngày càng suy yếu.
D. Dần mở rộng và phát triển sang một vài nước Đông Âu.
Câu 4: Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đi lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội vào:
A. Tháng 12/1975. B. Năm 1924. c. Tháng 9/1948. D. Tháng 10/1949.
Câu 5: Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ hoàn toàn
vào giai đoạn nào?
A. 1989 – 1991. B. 1980 – 1985. c. 1986 – 1990. D. 1991 – 1995.
Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nguyên nhân chủ quan gây sụp đổ
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?
A. Các nhà lãnh đạo của đảng, nhà nước mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong việc
đề ra, thực hiện đường lối, chính sách.
B. Hạn chế của mô hình kinh tế - xã hội không được nhận thức đầy đủ, sửa chữa
tích cực.
C. Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ, xu hướng dân tộc chủ nghĩa li khai xuất
hiện.
D. Sự chống phá của các thế lực thù địch.
Câu 7: Qua gần bốn thập kỉ tiến hành đổi mới, đi lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam
trở thành đất nước:
A. Đang phát triển có thu nhập trung bình.

103
B. Trong tình trạng bị cấm vận từ bên ngoài.
C. Có dự trữ ngoại tệ thuộc tốp đầu thế giới.
D. Khủng hoảng kinh tế - xã hội, kém phát triển.
Câu 8: Năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc duy trì ở vị trí thứ mấy so với thế giới:
A. Thứ tư. B. Thứ ba. C. Thứ hai. D. Thứ nhất.
Câu 9: Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu-ba từ năm 1991 đến nay có đặc
điểm gì?
A. Đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc
sắc.
B. Tiếp tục được duy trì nhưng không có nhiều thành tựu đột phá, đang ở trong tình
trạng bị cấm vận từ bên ngoài.
C. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
D. Thực hiện cải cách, mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.
Câu 10: Thành phố nào của Trung Quốc trở thành trung tâm công nghệ cao, một
trong những đặc khu kinh tế hàng đầu của Trung Quốc và đứng thứ năm trong các
thành phố đứng đầu châu Á?
A. Thành phố Thượng Hải.
B. Thành phố Trùng Khánh.
C. Thành phố Vũ Hán.
D. Thành phố Thẩm Quyến.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt đọc đáp án đúng.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Câu hỏi 1 2 3 4 5

104
Đáp án A C B D A

Câu hỏi 6 7 8 9 10

Đáp án D A C B D
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi phần Luyện tập SGK tr.29
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SHS tr.29.
Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thực hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành bài tập.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại điện 1 – 2 HS nêu các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội theo sơ đồ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, nêu ví dụ:

105
- GV chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi bài tập phần Vận dụng SGK.29.
c. Sản phẩm: Câu trả lời phần Vận dụng SGK tr.29 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS về nhà làm việc nhóm (4 – 6 HS/nhóm) và hoàn thành bài tập phần Vận
dụng SGK tr.29: Thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978
đến nay đã để lại những bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam?
- GV gợi ý: sự lãnh đạo, nhận thức, hệ thống hành chính, toàn cầu hóa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoàn thành bài tập tại nhà.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

106
HS báo cáo sản phẩm vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
GV nhận xét, đánh giá, kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở khu vực châu Á, khu vực Mỹ La-tinh.
+ Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
+ Nét chính về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
+ Những thành tựu chính và ý nghĩa của công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc.
- Làm bài tập Bài 4 – Sách bài tập Lịch sử 11.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông
Nam Á.

107
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 2:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ 1971 ĐẾN NAY
(2 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 2 – Chủ nghĩa
xã hội từ năm 1917 đến nay.
- Vận dụng kiến thức để làm bài tập thực hành.
- Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề: thông qua vận dụng được kiến thức về chủ nghĩa xã
hội từ năm 1917 đến nay để giải thích lịch sử qua bài tập vận dụng.
- Năng lực tự chủ, tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua việc quan tâm, yêu thích
và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử.
Năng lực riêng:
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình
ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 2 –
Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải
những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch
sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những
nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
3. Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để
giải quyết vấn đề.
108
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 11, Giáo án.
- Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 11.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học Nội dung thực Chủ đề 2 – Chủ
nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài
mới.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình đoán chữ, HS quan sát hình ảnh,
gọi tên nội dung (sự kiện lịch sử) của hình ảnh đó.
c. Sản phẩm: HS gọi tên nội dung (sự kiện lịch sử) của các hình ảnh được trình chiếu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình đoán chữ. HS quan sát hình ảnh (có liên quan
đến chủ đề Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay), gọi tên nội dung (sự kiện lịch sử) của
hình ảnh đó.
- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:

Hình 1 Hình 2
109
Hình 3 Hình 4

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học trong Chủ đề 2 để đoán nội dung từng hình
ảnh.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận.
- GV mời đại diện 4 HS xung phong trả lời.
- GV mời các HS nêu đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:
+ Hình 1: Kí kết Hiệp ước thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
+ Hình 2: Cuộc cách mạng Cu-ba thành công ngày 1/1/1959, nước Cộng hòa Cu-ba ra đời.
+ Hình 3: Hệ thống tàu cao tốc của Trung Quốc thế hiện sự phát triển nhanh chóng của
khoa học – kĩ thuật.
+ Hình 4: Năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam
đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành Chủ đề 2 – Chủ nghĩa xã hội từ 1919
đến nay.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1. Gắn tên nước và giới thiệu các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội
giai đoạn 1945 – 1991 trên lược đồ thế giới
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được tên các nước đi theo con đường chủ nghĩa
xã hội giai đoạn 1945 – 1991 trên lược đồ thế giới.

110
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động theo 4 nhóm, thảo luận và gắn tên nước, giới thiệu
các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1945 – 1991 trên lược đồ thế giới.
c. Sản phẩm: HS gắn tên nước, giới thiệu các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội giai
đoạn đoạn 1945 – 1991 trên lược đồ thế giới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau: Gắn tên nước và giới thiệu các nước đi
theo con đường chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1945 – 1991 trên lược đồ thế giới.
- GV cho HS quan sát lược đồ thế giới, chuẩn bị các mảnh giấy nhỏ ghi tên các nước đi theo
con đường chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1945 – 1991 và phát các mảnh giấy cho HS.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS trao đổi, thảo luận trong nhóm, thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

111
- Đại diện các nhóm lên gắn các mảnh giấy lên lược đồ.
- GV và các HS khác góp ý, bổ sung và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:
Các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội giai đoạn 1945 – 1991:
+ Các nước Đông Âu: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni, An-ba-ni,
Cộng hòa dân chủ Đức,…
+ Các nước ở khu vực châu Á: Mông Cổ, Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam, Lào,…
+ Các nước ở khu vực Mỹ La-tinh: Cu-ba,…
- GV kết luận:
Ý nghĩa của việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng và phát triển trên thế giới: Chủ
nghĩa xã hội đã phát triển thành hệ thống thế giới, đối trọng với hệ thống chủ nghĩa tư bản.
Hệ thống chủ nghĩa xã hội trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là
phong trào giải phóng dân tộc.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2. Trò chơi ô chữ về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS làm rõ được tình hình chủ nghĩa xã hội từ năm 1991
đến nay qua việc một số từ khóa.
b. Nội dung: GV cho HS hoạt động theo 6 nhóm, các nhóm chơi trò chơi ô chữ về chủ nghĩa
xã hội từ năm 1991 đến nay.
c. Sản phẩm: HS giải ô chữ về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.
- GV cho HS mỗi nhóm chuẩn bị một trò chơi ô chữ và tổ chức trò chơi cho thành viên các
nhóm bạn.
Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi, thảo luận trong nhóm (từ làm việc cá nhân đến nhóm).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Đại diện HS nhóm lên giải ô chữ.
112
- GV và các HS khác góp ý, bổ sung và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và gợi ý cho HS giải một số từ khóa để làm rõ tình hình chủ nghĩa
xã hội từ năm 1991 đến nay: “Trung Quốc”, “Việt Nam”, “Lào”, “Cu-ba”, “đổi mới”,
“cải cách, mở cửa”, “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, “sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản”, “sức sống chủ nghĩa xã hội”.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Thiết kế trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã
hội từ năm 1991 đến nay
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thiết kế được trục thời gian thể hiện các giai đoạn
phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, vận dụng kiến thức đã học và hoàn thành
trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
c. Sản phẩm: Trục thời gian thể hiện các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm
1991 đến nay.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ: Thiết kế trục thời gian thể hiện các
giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện
HS trình bày sản phẩm dưới hình thức một trục thời gian (trên giấy hoặc trên máy tính).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- Một số HS trình bày trước lớp.
- GV và các HS khác nhận xét và đánh giá kết quả hoạt động.
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
- GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ:

113
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 4. Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức tọa đàm về chủ đề: “Lê-nin và sự ra
đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tổ chức được tọa đàm về chủ đề: “Lê-nin và sự ra
đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết”.
b. Nội dung: GV chia HS thành các nhóm, chuẩn bị chương trình cho buổi toạ đàm theo chủ
đề: “Lê-nin và sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết”.
c. Sản phẩm: Tọa đàm về chủ đề “Lê-nin và sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Xô viết”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV tổ chức cho các nhóm tham gia câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”.
- GV lên kế hoạch, chuẩn bị chương trình cho buổi tọa đàm, phân công người dẫn chương
trình và nhiệm vụ của các thành viên: chuẩn bị tham luận, chuẩn bị đồ dùng, thiết bị,...
- GV gợi ý cho HS nội dung tọa đàm, tập trung một số vấn đề:
+ Tiểu sử, sự nghiệp của Lê-nin.
+ Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922) và ý nghĩa của nó.

114
+ Đánh giá sự tác động của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với thế giới
và Việt Nam.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên để chuẩn bị cho buổi tọa đàm.
- GV hướng dẫn HS tổ chức buổi tọa đàm (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời các nhóm thuyết trình về chủ đề “Lê-nin và sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Xô viết”.
- GV nhận xét đánh giá theo kĩ thuật 3-2-1.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ nhóm có bản thuyết trình tốt.
- GV kết luận:
+ Tiểu sử, sự nghiệp của Lê-nin: Lê-nin (1870 – 1924) là một nhà cách mạng, nhà chính trị
và lý luận chính trị người Nga. Ông là một trong những người sáng lập và đứng đầu chính
phủ nước Nga Xô Viết giai đoạn 1917-1924, Liên Xô giai đoạn 1922-1924. Dưới sự lãnh
đạo của ông, nước Nga đã chuyển hóa thành một nhà nước độc đảng theo chủ nghĩa Mác –
Lê-nin do Đảng Cộng sản Liên Xô chi phối. Học thuyết Mác-xít do ông tiếp thu và phát triển
được gọi là chủ nghĩa Lê-nin.

+ Sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922) và ý nghĩa của nó:
 Năm 1920: nước Nga xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh
với nhau, đánh bại kẻ thù chung.

115
 Năm 1922: Nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát
triển không đồng đều. Các nước cộng hòa Xô viết chưa có sự thống nhất về các chính
sách phát triển.
→ Phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
 Tháng 12/1922: Thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
 Năm 1924: bản Hiến pháp đầu tiên của Liên xô được thông qua, hoàn thành quá
trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
→ Ý nghĩa: Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Nga và Chính phủ lâm thời của giai
cấp tư sản; Xác lập chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn lãnh thổ Liên Xô; Thể hiện quyền dân
tộc tự quyết, sự liên minh đoàn kết của các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh; Làm thất bại
ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch trong, ngoài nước; Tạo nên sức mạnh
tổng hợp để nhân dân Liên Xô tập trung vào xây dựng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ đất nước,
chiến thắng ngoại xâm.
+ Đánh giá sự tác động của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với thế giới
và Việt Nam.
 Đối với thế giới: Chứng minh học thuyết Mác Lê-nin là đúng đắn, khoa học; Xác lập
và xây dựng mô hình nhà nước kiểu mới đối lập với mô hình nhà nước tư bản chủ
nghĩa, tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế; Cổ vũ các dân tộc bị áp bức
đứng lên đấu tranh. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nhà nước về
sự lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, mô hình nhà nước sau khi
giành chính quyền.
 Đối với Việt Nam: Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cứu nước đi theo
khuynh hướng cách mạng vô sản, đến hoạt động và tìm hiểu đất nước Liên Xô (1923
– 1924, 1930 – 1941). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, năm 1945,
nước Việt Nam đã giành được độc lập và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
- GV kết thúc tiết học.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học trong Chủ đề 2.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Bài 5 – Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực
dân ở Đông Nam Á.

116
117

You might also like