You are on page 1of 60

MÔN LỊCH SỬ

Tiết 1 - Bài 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1914-1918
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì
bản chất của các nước đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.
- Các giai đoạn của cuộc chiến tranh. Hậu quả của chiến tranh.
2. Kĩ năng:
Phân biệt đựơc phái niệm"chiến tranh đế quốc" "chiến tranh cách mạng","chiến
tranh cách mạng,"chiến tranh chính nghĩa", "chiến tranh phi nghĩa".Biết trình bày
diễn biến cơ bản của chiến tranh trên bản đồ thế giới.
3. Thái độ:
Giáo dục tinh thần đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hoà bình ủng hộ
đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
4. Định hƣớng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sự, xác định mối quan hệ giữa các sự
kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất là cách giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, vì bản chất của các nước đế
quốc là gây chiến tranh xâm lược.
II. Phƣơng pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..
III. Phƣơng tiện:Lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918.
IV. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sách giáo khoa, các tài liệu về chiến tranh thế giới thứ nhất, phiếu
học tập...
- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
A. Trắc nghiệm:
Câu 1:Nội dung nào của cải cách Minh Trị mang ý nghĩa nhân quyền và dân quyền?
A. Ban bố quyền tự do buôn bán.
B. Tăng cường nội dung khoa học - kỹ thuật trong chương trình giảng dạy.
C. Thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất.
D. Bãi bỏ chế độ đẳng cấp và thực hiện quyền bình dẵng giữa các công dân.
Câu 2: Hai công ty độc quyền đã chi phối đời sống kinh tế và chính trị củaNhật Bản?
A. Mít-xưi, Mít-su-bi-si. B. Honda, Sâmsung.
C. Mít-su-bi-si, Honda. D. Mít-xưi, Sâmsung.
Câu 3: Nội dung nào của cải cách Duy Tân Minh Trị không thúc đẩy kinh tế Nhật
Bản phát triển theo hướng tư bản?
A. Thống nhất lãnh thổ.
B. Thống nhất thuế quan và tiển tệ.
C. Tự do buôn bán và đi lại.
D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật.
Câu 3: Ý nghĩa của cải cách Duy Tân Minh Trị là:
A. Nhật Bản trở thành nước TBCN đầu tiên ở Châu Á.
B. xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.
C. thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn,…
D. quân đội được huấn luyện theo kiểu phương Tây.
B. Tự luận:
Câu 4: Trình bày những nội dung chính của cuộc Duy tân Minh Trị?
Đầu năm1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ.
+ Chính trị: xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.
+ Kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông
thôn,…
+ Quân sự: tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu phương Tây.
+ Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ
thuật.
3. Bài mới:
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần
đạt được đó là nhận xét được sơ lược về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất qua một số
hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào
tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh này cho các em thấy được điều gì?
+ Qua hình ảnh này em thấy cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác hại như
thế nào đến các nước tham chiến?
- Dự kiến sản phẩm: Đó là những hình ảnh về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất...
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Trong lịch sử loài người đã từng có
nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song tại sao lại gọi là cuộc chiến tranh thế giới thứ
nhất? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của nó ra sao? Các em hãy theo dõi bài học để
giải đáp những vấn đề nêu trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu những nội dung này trong bài
học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN CHIẾN TRANH
- Mục tiêu:HS cần nắm được nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Phương tiện
+Ti vi.
+ Máy vi tính.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC GHI BẢNG
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. NGUYÊN NHÂN DẪN
- HS đọc SGK mục I. ĐẾN CHIẾN TRANH
+ Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích
học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm
vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.
- GV: Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự phát
triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và
chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa - Sự phát triển không đều
các nước đế quốc. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã giữa các nước tư bản về
dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên: Chiến kinh tế và chính trị.
tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bô-ơ
(1899 - 1902); chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905). - Mâu thuẫn về vấn đề
? Em có nhận xét gì về các cuộc chiến tranh này? thuộc địa.
(Đều là các cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc
địa lẫn nhau giữa các nước đế quốc (Mĩ-Tây Ban Nha,
Nga-Nhật). Chiến tranh để giành thuộc địa và thôn tính
đất đai (Anh-Bô-ơ)). - Thành lập hai khối quân
- Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành sự đối lập:
thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai + Năm 1882, khối Liên
khối quân sự đối lập. minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-
- HS đọc phần tư liệu SGK trang 71. li-a.
GV: Sự kiện trên chỉ là duyên cớ để bùng nổ chiến + Năm 1907, khối Hiệp
tranh. ước: Anh, Pháp, Nga.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Cả hai khối đều tích cực
- HS trình bày. chạy đua vũ trang nhằm
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập tranh nhau làm bá chủ thế
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. giới.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa
các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Hoạt động 2: II. NHỮNG DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA II. NHỮNG DIỄN BIẾN
CHIẾN SỰ: CHÍNH CỦA CHIẾN
- Mục tiêu:HS cần nắm được diễn biến chính của cuộc SỰ:
chiến tranh. 1. Giai đoạn thứ nhất
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn. (1914-1916):
- Phương tiện - Từ 1-3/8, Đức tuyên
+Ti vi. chiến với Nga và Pháp.
+ Máy vi tính. - 4/8, Anh tuyên chiến với
- Thời gian: 18 phút. Đức.
- Tổ chức hoạt động - Từ 1916, chiến tranh
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập chuyển sang thế cầm cự
- HS đọc SGK. đối với cả hai phe.
+ Trình bàydiễn biến chính của cuộc chiến tranh qua 2 - Cả hai phe đều lôi kéo
giai đoạn? nhiều nước tham gia.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Sử dụng nhiều loại vũ khí
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích hiện đại, đã giết hại và làm
học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm bị thương hàng triệu người.
vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.
- GV dùng lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất để 2. Giai đoạn thứ hai
tường thuật diễn chính của cuộc chiến tranh. (1917-1918):
- HS trình bày trên lược đò. - 4/1917, Mĩ nhảy vào
? Vì sao cuộc chiến tranh năm 1914-1918 lại gọi là tham chiến và đứng về phe
cuộc chiến tranh thế giới? Hiệp ước.
(Lúc đầu chỉ có 5 cường quốc châu Âu tham chiến, sau - Phe Liên minh liên tiếp bị
đó có 38 nước tham chiến. Chiến tranh bùng nổ với qui thất bại.
mô toàn thế giới). - Từ cuôí năm 1917, phe
- GV yêu cầu HS xem hình 51 SGK Hiệp ước liên tiếp mở các
? Bức tranh đó nói lên điều gì? cuộc tấn công làm cho
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động đồng minh của Đức lần
- Các cặp đôi trình bày. lượt đầu hàng.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - 11/11/1918, Đức đầu
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. hàng vô điều kiện. Chiến
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả tranh thế giới thứ hai kết
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa thúc.
các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Hoạt động 3: III. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI THỨ NHẤT: III. KẾT CỤC CỦA
- Mục tiêu:HS cần nắm được hậu quả của cuộc chiến CHIẾN TRANH THẾ
tranh. GIỚI THỨ NHẤT:
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm. - 10 triệu người chết, hơn
- Phương tiện 20 triệu người bị thương,
+Ti vi. nhiều thành phố, làng mạc,
+ Máy vi tính. đường sá bị phá huỷ,… chi
- Thời gian: 7 phút. phí cho chiến tranh lên tới
- Tổ chức hoạt động 85 tỉ đô la.
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đức mất hết thuộc địa,
+ GV giao nhiệm vụ: Phiếu học tập: Trình bày hậu quả Anh-Pháp-Mĩ mở rộng
của cuộc chiến tranh? thêm thuộc địa.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Phong trào cách mạng thế
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích giới tiếp tục phát triển.
học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm
vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.
+ HS thực hiện và GV hướng dẫn:
- GV yêu cầu HS thống kê các con số, qua đó nhận xét
gì về hậu quả của chiến tranh?
(Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người và
của. Tổn hại to lớn cho nhân loại về cả vật chất và tinh
thần).
? Em hãy nêu tính chất của cuộc chiến tranh?
(Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế
quốc, phi nghĩa).
?Em suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh đó?
(Chiến tranh do giới cầm quyền ở các nước đế quốc gây
ra nhằm thanh toán lẫn nhau để chia lại thuộc địa, làm
bá chủ thế giới, nhưng nhân dân lao động là người phải
gánh chịu mọi hi sinh về người và của).
+ HS trình bày kết quả.
+ Đánh giá kết quả thực hiện.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Các cặp đôi trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa
các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất
- Thời gian: 4 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc
cá nhân, Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên
bảng Câu 1: Nêu nguyên nhân, tính chất và kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ
nhất (1914-1918)?
* Nguyên nhân:
+ Sự phát triển không đều của các nước đế quốc.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa.
* Kết cục:
+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, công
trình bị phá hủy, chi phí cho chiến tranh tới 85 tỉ USD.
+ Đức mất hết thuộc địa. Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thuộc địa của mình...
* Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa
Câu :Lập niên biểu về sự kiện chính của của diễn biến trong cuộc chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914-1918)?
Thời gian Sự kiện
28/6/1914 Thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xec-bi ám sát.
1-3/8/1914 Đức tuyên chiến với Nga và Pháp.
4/8/1914 Anh tuyên chiến với Đức.
2/1917 Mĩ nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước.
Cuối 1917 Phe Hiệp ước liên tục tấn công phe Liên minh
11/11/1918 Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện, chiến tranh kết thúc
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để chứng minh được tác
hại của cuộc chiên tranh thế giới thứ nhất đến xã hội loài người.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
1.Bằng những kiến thức đã học, chứng minh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam
2. Qua diễn biến và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em có giải pháp
gì để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện
nay?
- Thời gian: 6 phút.
- Dự kiến sản phẩm:
1. ―Kẻ gieo gió thì phải gặp bão‖ Đức đã thất bại hoàn toàn, chiến tranh thế
giới thứ nhất kết thúc nhưng hậu quả mà nó để lại cho nhân loại thì vô cùng nặng
nề.Đối với Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc tăng cường
khai thác thuộc địa để bù vào những tổn thất do chiến tranh để lại ở các nước chính
quốc…
2. Một số giải pháp để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và
tình trạng khủng bố hiện nay:
 Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc
sông bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh
tật, thiếu ăn, không được học hành…
 Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới.
 Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán.
 Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển
vững mạnh.
 Thay cho các khoản chi phí về quân sự, ta có thể dùng số tiền đó cho người
nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ.
 Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu
thuẫn không đáng có.
 Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước.
Tiết 2 - Bài 18: NƢỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
1918-1939
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm:
- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển đó.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và ―Chính sách mới‖
nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
2. Kỹ năng:
- Biết sử dụng khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế xã hội .
- Bước đầu biết tư duy so sánh rút bài học lịch sử ,những sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- Học sinh nhận thức được bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, những mâu thuẫn
gay gắt trong lòng xã hội Mĩ.
- Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức,bất công xã hội tư
bản.
4. Định hƣớng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng
lịch sử.
+ Quan sát Qua hình 65, 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?
+ Vận dụng kiến thức đã học để rút những vấn đề thực tiễn đặt ra .
II. Phƣơng pháp: Trực quan, phát vấn, phân tích, …..
III. Phƣơng tiện:
IV. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sách giáo khoa, những hình ảnh về kinh tế Mĩ và xã hội Mĩ..,
- HS: Sách giáo khoa, bài soạn các câu hỏi….
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần
đạt được đó là nhận xét được sơ lược về nước Mĩ qua một số hình ảnh, đưa học sinh
vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phƣơng pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 5 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về nước Mĩ . Yêu cầu HS trả
lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 65, hình 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ?
- Dự kiến sản phẩm
- Trở thành trung tâm kinh tế và tài chính số một của thế giới.
- Năm 1928, chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
- Đứng đầu thế giới về công nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép,…
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:: Tác động
của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đối với nước Mĩ và chính sách
mới của tổng thống Ru-dơ-ven nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng như thế
nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. NƢỚC MĨ TRONG THẬP NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX
- Mục tiêu:Giúp HS biết được tình hình kinh tế-xã hội nước Mĩ trong thập niên 20
của thế kỉ XX.
- Phƣơng pháp:Phát vấn, thuyết trình.
- Phƣơng tiện
+ Ti vi, máy vi tính.
- Thời gian: 14 phút.
- Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. NƢỚC MĨ TRONG THẬP
- HS đọc SGK mục 1 và trả lời các câu hỏi: NIÊN 20 CỦA THẾ KỈ XX
+ Nêu những nét chính về tình hình kinh tế-xã hội 1. Kinh tế
nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến - Trở thành trung tâm kinh tế và
khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực tài chính số một của thế giới.
hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ
HS.
? Em cho biết tình hình kinh tế Mĩ sau chiến tranh
thế giới thứ nhất (1914-1918) phát triển như thế nào? - Năm 1928, chiếm 48% tổng
? Em cho biết những thành tựu kinh tế Mĩ trong sản lượng công nghiệp thế giới.
những năm 1923-1929? - Đứng đầu thế giới về công
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển kinh tế nghiệp ô tô, dầu mỏ, thép,…
Mỹ trong giai đoan này? - Nguyên nhân:
? Qua hình 65, 66 nêu nhận xét về tình hình kinh tế + Cải tiến kĩ thuật.
Mĩ? + Sản xuất dây chuyền.
? Em hãy cho biết tình hình xã hội nước Mĩ trong + Tăng cường độ lao động của
thập niên 20 của thế kỉ XX? công nhân.
Bƣớc 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 2. Xã hội
- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV. - Nạn phân biệt chủng tộc.
Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học - Phong trào công nhân phát triển
tập ở nhiều bang trong nước.
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các Tháng 5-1921 Đảng cộng sản
bạn. Mỹ được thành lập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết
quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính
xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Hoạt động 2: II. NƢỚC MỸ TRONG NHỮNG II. NƢỚC MỸ TRONG
NĂM 1929-1939. NHỮNG NĂM 1929-1939.
- Mục tiêu:HS cần nắm được cuộc khủng hoảng kinh 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế
tế (1929-1933) ở Mĩ và nội dung và tác dụng của (1929-1933) ở Mĩ
Chính sách mới. - Cuối tháng 10-1929, nước Mĩ
- Phƣơng pháp:Phát vấn, thuyết trình. lâm vào cuộc khủng hoảng kinh
- Phƣơng tiện tế chưa từng thấy.
+ Ti vi, máy vi tính. - Nền kinh tế - tài chính Mĩ bị
- Thời gian: 17 phút. chấn động dữ dội.
- Tổ chức hoạt động 2. Chính sách mới của Ru-dơ-
Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập ven
- HS đọc SGK mục 2 và trả lời các câu hỏi: a. Nội dung
Nêu những nét chính cuộc khủng hoảng kinh tế - Ban hành các đạo luật về phục
(1929-1933) ở Mĩ và nội dung và tác dụng của Chính hưng công nghiệp, nông nghiệp,
sách mới? ngân hàng.
Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Phục hồi sự phát triển của các
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến ngành kinh tế-tài chính
khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực b. Tác dụng
hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ - Góp phần giải quyết những
HS. khó khăn của nền kinh tế.
? Em hãy cho biết cuộc khủng hoảng kinh tế (1929- - Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi
1933) ở Mĩ diễn ra như thế nào? khủng hoảng.
? Nội dung chính của chính sách mới là gì?
? Quan sát hình 69, em hãy nhận xét về Chính sách
mới của Ru-dơ-ven?
Bƣớc 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV.
Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các
bạn.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết
quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính
xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
- Giáo dục BVMT….
GV sơ kết bài: Trong những năm 20 của thế kỷ XX,
do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát triển
mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế. Chính sách mới đã cứu nước Mĩ thoát khỏi
tình trạng nguy kịch.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS
đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển nhanh chóng
của nền kinh tế và nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mĩ.
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và ―Chính sách mới‖
nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng.
- Thời gian: 5 phút
- Phƣơng thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc
cá nhân, trả lời các câu hỏi . Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn
hoặc thầy, cô giáo.
Nêu nội dung của chính sách mới và tác dụng của nó đối với cuộc khủng hoảng
kinh tế Mỹ (1929-1939)?
* Nội dung
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng.
- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế-tài chính
* Tác dụng
- Góp phần giải quyết những khó khăn của nền kinh tế.
- Đưa nước Mĩ thoát dần khỏi khủng hoảng.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng các nội dung kiến thức vào thực tiễn,
giải thích về sự phát triển của nên kinh tế Mĩ.
- Phƣơng thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
+ Em hãy giải thích sự phát triễn nhanh của nên kinh tế Mĩ?
+ Đánh giá vai trò của Rudoven
- Thời gian: 4 phút.
- Dự kiến sản phẩm
+Trong những năm 20 của thế kỷ XX, do những điều kiện thuận lợi, nước Mĩ phát
triển mạnh. Mĩ vẫn không tránh khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sách mới đã
cứu nước Mĩ thoát khỏi tình trạng nguy kịch….

Vai trò của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven:

Tổng thống Ru-dơ-ven đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa nước Mĩ thoát
khỏ khủng hoảng kinh tế. Ông chính là người đưa ra một hệ thống các chính sách,
biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được
gọi chung là Chính sách mới – chính sách đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản
của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch.

VI. Hƣớng dẫn về nhà:


- Về nhà học bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài sau "Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới", trả lời các câu hỏi
trong SGK.
Tiết 3 - BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 - 1939)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được tình hình kinh tế - xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình phát xít hóa bộ máy
chính quyền ở Nhật
2. Kĩ năng
Chỉ được bản đồ, phân tích, so sánh, liên hệ thực tế.
3. Thái độ
- Hs nhận thức rõ: Bản chất phản động, hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít
Nhật.
- Hs căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra.
4. Định hƣớng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Biết nắm các sự kiện lịch sử, chỉ được bản đồ, phân tích.
- Năng lực chuyên biệt: Vẽ bản đồ đẹp chính xác, biết so sánh, liên hệ thực tế.
Biết được mối quan hệ nước ta với Nhật Bản hiện nay.
II. PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
Đàm thoại, phân tích, bản đồ, so sánh, hệ thực tế.
III.PHƢƠNG TIỆN: Bản đồ châu Á, bảng phụ, tranh ảnh về Nhật Bản
IV.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.Chuẩn bị của GV : Gíao án, bản đồ, bảng phụ, tranh ảnh.
Bản đồ thế giới (Hoặc châu Á) phấn màu, tài liệu.
2.Chuẩn bị của GV
Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh, phấn, thước.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. Bài cũ: (3P)
? Mỹ thoát khỏi cơn khủng hoảng đó bằng cách nào?
3. Bài mới: (3P)
3.1 TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT:
1. Mục tiêu: Dẫn dắt HS vào bài học thông qua bản đồ và tranh ảnh, tạo tư thế học
tập hứng thú
2. Phƣơng thức: Nhìn vào bản đồ và trả lời bài tập sau:
Nhật Bản ở khu vực nào của châu Á?( Khu vực ĐÁ…)
Cuối TK XIX đầu TK XIX nền kinh tế của Nhật phát triển như thế nào?
3.Dự kiến sản phẩm
HS suy nghĩ, trao đổi trả lời: Khu vực ĐÁ…là nước duy nhất ở châu Á không bị các
nước TB phương Tây xâm lược, có nền kinh tế phát triển…
Từ đó GV dẫn dắt vào bài NB giống như các nước TB châu Âu và Mĩ có nền kinh tế
phát triển theo con đường TBCN, nhưng phát triển không cân đối, chạy theo lợi
nhuận….
3.2 HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1Hoạt động1. I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
- Mục tiêu: Tình hình kinh tế Nhật sau chiến tranh
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Tình hình kinh tế Nhật sau CTTGI? 1. Kinh tế

- Đã thu được nhiều lợi nhuận, nhất là


Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập về kinh tế.
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến - Sau chiến tranh, Kinh tế ngày càng
khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi gặp khó khăn, nông nghiệp lạc hậu.
thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra 2. Xã hội
hệ thống một số câu hỏi gợi mở. - Năm 1918, ―cuộc bạo động lúa gạo‖
? Hãy nêu những nét khái quát sự phát triển bùng nổ, lôi cuốn 10 triệu người tham
kinh tế Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? gia.
? Em cho biết sự phát triển phong trào đấu - Phong trào bãi công diễn ra sôi nổi.
tranh của nhân dân Nhật sau chiến tranh thế - Tháng 7-1922, Đảng Cộng sản Nhật
giới thứ nhât? Bản thành lập, lãnh đạo phong trào
? Trình bày cuộc khủng hoàng tài chính ở công nhân.
Nhật? - Năm 1927, Nhật Bản lâm vào cuộc
? So sánh kinh tế Nhật – Mỹ trong thời gian? khủng hoảng tài chính.
-Giống: Sau chiến tranh kinh tế đều phát triển.
-Khác: Nhật khủng hoảng tài chính sớm 1927,
trong khi Mỹ vẫn đang còn phát triển. Từ 1929
– 1933 kinh tế Mỹ mới bị khủng hoảng.
Bƣớc 3. Báo cáo kết quả hoạt động
-HS lần lượt trình bày
Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của
học sinh

B. Hoạt động 2 II. Nhật Bản trong những năm 1929- 1939
Tình hình kinh tế của NB lâm vào khủng hoảng.
- Mục tiêu: Biết được cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) và quá trình phát xít
hóa bộ máy chính quyền ở Nhật
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Phương tiện: giáo án, sách giáo khoa
- Thời gian: 19 phút
- Tổ chức hoạt động
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY-TRÒ DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bƣớc 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế
? Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ở (1929-1933) ở Nhật
Nhật đã diễn ra như thế nào? - Giáng một đòn nặng nề vào nền
? Để đưa nước Nhật ra khỏi khủng hoảng, giới kinh tế Nhật Bản.
cầm quyền Nhật Bản đã làm gì? + Sản lượng công nghiệp giảm tới
? Thái độ của nhân dân Nhật đối với chủ nghĩa 1/3.
phát xít ra sao?
GV cho HS quan sát h71 và yêu cầu HS nhận 2.Quá trình phát xít hóa bộ máy
xét về chính sách đối ngoại của Nhật, so sánh chính quyền
với Đức. - Giới cầm quyền Nhật chủ trương
Bƣớc 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập quân sự hóa đất nước.
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến - Phát động chiến tranh xâm lược để
khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thoát khỏi khủng hoảng.
thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể đưa ra - Tháng 9/1931, tấn công vùng
hệ thống một số câu hỏi gợi mở. Đông Bắc trung Quốc.
Bƣớc 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Trong thập niên 30, đã diễn ra quá
- HS lần lượt trình bày trình thiết lập chế độ phát xít với
Bƣớc 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm việc sử dụng triệt để bộ máy quân
vụ học tập sự và cảnh sát của chế độ quân chủ
GV phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của chuyên chế.
học sinh
GV sơ kết bài: Sau chiến tranh thế giới thứ - Nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh
nhất, Nhật Bản ổn định về kinh tế một thời gian mạnh mẽ, đã làm chậm lại quá trình
ngắn rồi rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế phát xít hoá ở Nhật.
giới. Để tìm lối thoát khủng hoảng, Nhật Bản đã
tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự phát triển thăng trầm của nền
kinh tế Nhật, khủng hoảng, gây chiến tranh xâm lược.
- Thời gian: 4 phút
- Phƣơng thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc
cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi
với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh
chọn đáp án đúng (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
3.4. Hoạt động Vận dụng
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng các nội dung kiến thức vào thực tiễn,
giải thích về sự phát triển của nên kinh tế
- Phƣơng thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
Hãy so sánh biện pháp để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của các
nước như Anh, Pháp, Mỹ so với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản
Dự kiến sản phẩm
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp và Mĩ tìm cách thoát khỏi khủng hoảng
bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội, đổi mới quá trình quản lý, tổ chức
sản xuất. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản lại tìm kiếm lối thoát bằng
những hình thức thống trị mới, đó là việc thiết lập chế độ độc tài phát xít - nền
chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.
Các nước này chủ trương phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
- Chuẩn bị bài mới:
Tiết 4 , Bài 3

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐIA.
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ
La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX.
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ
La-tinh từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Biết được nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-
tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX.
- Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được
độc lập.
- Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ
La-tinh.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng
bản đồ …
3. Thái độ
- Tăng cường tình đoàn kết hữu ngị với các nước Châu Á, Phi, Mĩ la tinh
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân đã giàng được những thắng lợi to
lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc…
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng
lịch sử.
+ Biết xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành
được độc lập. Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi,
Mĩ La-tinh.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La tinh. Bản đồ thế giới và các nước Á, Phi, Mĩ
La tinh.
- Bản đồ chính trị thế giới từ sau CTTG2 đến năm 1989
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Á, Phi, Mĩ La tinh.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học
cần đạt được đó là xác định vị trí ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh
đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan bản đồ thế giới. Yêu cầu HS lên xác định vị
trí các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh
- Dự kiến sản phẩm: HS xác định trên bản đồ.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao
trào giải phóng dân tộc diễn ra rất sôi nổi ở Châu Á, Phi , MĨ-La tinh làm cho hệ
thống thuộc địa của CNĐQ tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ hoàn toàn. Quá
trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội
dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX
- Mục tiêu:Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á,
Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX.
Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.
- Thời gian: 13 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Phong trào đấu tranh
- HS đọc SGK mục I và hoàn thành yêu cầu: được khởi đầu từ
+ Tìm những nét chính về quá trình giành độc lập ở các Đông Nam Á với
nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai những thắng lợi trong
đến những năm 60 của thế kỉ XX. các cuộc khởi nghĩa
+ Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ giành chính quyền và
La-tinh giành được độc lập. tuyên bố độc lập ở các
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập nước như In-đô-nê-xi-
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học a (17 - 8 - 1945), Việt
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học Nam (2 - 9 - 1945) và
tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống Lào (12 - 10 - 1945).
câu hỏi gợi mở: - Phong trào tiếp tục
? Chiến tranh thế giới thứ hai tác động như thế nào tới các lan sang Nam Á, Bắc
nước Á, Phi, Mỹ La Tinh? Phi như ở Ấn Độ, Ai
- Lôi kéo các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh vào vòng xoáy của Cập và An-giê-ri,...
chiến tranh -> tác động tới phong trào đấu tranh giải - Năm 1960 là "Năm
phóng dân tộc của các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh. Đặc biệt châu Phi" với 17 nước
khi Nhật đầu hàng đồng minh chiến tranh kết thúc -> hàng ở lục địa này tuyên bố
loạt các nước lần lượt đứng lên giành độc lập. độc lập.
GV giới thiệu khái quát về khu vực Á, Phi, Mĩ La-tinh. - Ngày 1 – 1 - 1959
+ Là những khu vực đông dân, lãnh thổ rộng lớn, giàu tài cuộc cách mạng nhân
nguyên. dân thắng lợi ở Cu-ba.
+ Trước 1945, hầu hết là thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của -> Tới giữa những
Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Hà Lan, BĐN... năm 60 của thế kỉ XX,
?Từ sau CTTG thứ hai đến giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa của
PTGPDT ở châu Á có gì nổi bật? chủ nghĩa đế quốc về
- Phát xít Nhật đầu hàng tạo cơ hội các nước Đông Nam Á cơ bản đã bị sụp đổ.
giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh vũ trang, lật đổ thực
dân, tuyên bố độc lập (ví dụ cụ thể) - PTGĐL cũng diến ra
mạnh mẽ ở Ấn Độ.
? Phong trào tiêu biểu là những nước nào ở ĐNÁ?
- Xác định vị trí các nước trên bản đồ.
? Phong trào đấu tranh các nước Nam Á và Bắc Phi ntn?
GV: Tới giữa những năm 60 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa đế quốc về cơ bản đã bị sụp đổ (năm 1967
chỉ còn 5,2 triệu km2 với 35 triệu dân, tập trung chủ yếu ở
Nam châu Phi).
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến
thức đã hình thành cho học sinh.
2. Hoạt động 2. II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của
thế kỷ XX
- Mục tiêu:Biết đƣợc một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các
nƣớc Á, Phi, Mĩ La-tinh từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ
XX.
- Phƣơng pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 7 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Thắng lợi của phong
- HS đọc mục II SGK, và trả lời câu hỏi: trào đấu tranh lật đổ
? Nêu một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước ách thống trị của
Á, Phi, Mĩ La-tinh từ những năm 60 đến giữa những năm 70 thực dân Bồ Đào
của thế kỉ XX. Xác định trên bản đồ vị trí Ăng-g-la, M-dă- Nha, giành độc lập ở
bích, Ghi-nê Bít-xao. ba nước Ăng-gô-la,
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Mô-dăm-bích và
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học Ghi-nê Bít-xao vào
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học những năm 1974 –
tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. 1975.
GV: Sự tan rã hệ thống thuộc địa BĐN là một thắng lợi quan
trọng trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến
thức đã hình thành cho học sinh.
3. Hoạt động 3. III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế
kỷ XX
- Mục tiêu:Biết được nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á,
Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. Lập
bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Thời gian: 13 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cuộc đấu tranh xoá
- HS đọc mục III SGK. bỏ chế độ phân biệt
- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: nét chính về chủng tộc (A-pac-
phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh thai), tập trung ở 3
từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ nước miền Nam châu
XX. Phi là: Rô-đê-di-a,
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Tây Nam Phi và Cộng
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học hoà Nam Phi.
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học - Sau nhiều năm đấu
tập, GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS bằng các câu hỏi gợi tranh ngoan cường của
mở: người da đen, chế độ
? Từ cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới phân biệt chủng tộc đã
hình thức nào? bị xoá bỏ và người da
- GV giải thích: chế độ phân biệt chủng tộc Apac thai: Là đen được quyền bầu
chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của cử và các quyền tự do
Đảng quốc dân, chíng Đảng của thiểu số da trắng cầm dân chủ khác. Cuộc
quyền ở Nam Phi chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ đấu tranh đã giành
bản về chính trị, kinh tế, xã hội của người da đen. Ban bố được thắng lợi ở Rô-
hơn 70 đạo luật phân biệt đối xử. Là tội ác chống nhân loại đê-di-a năm 1980 (nay
Giáo viên: Gọi học sinh chỉ 3 nước trên bản đồ Châu Phi. là Cộng hoà Dim-ba-
? Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ người da đen đã giành bu-ê), ở Tây Nam Phi
được thắng lợi gì? năm 1990 (nay là
? Ý nghĩa của phong trào? Cộng hoà Na-mi-bi-a),
? Em có nhận xét gì về hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế đặc biệt ở Cộng hoà
quốc trong giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 90 của Nam Phi – sào huyệt
thế kỷ XX? lớn nhất và cuối cùng
GV: Từ 1945-1990 hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế của chế độ A-pac-thai.
quốc bị sụp đổ hoàn toàn. N. Man-đê-la được
? Sau khi giành được độc lập nhân dân các nước này đã làm bầu là Tổng thống
gì? người da đen đầu tiên
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận ở Cộng hoà Nam Phi
- Các nhóm trình bày. năm 1994.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến
thức đã hình thành cho học sinh.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS
đã đƣợc lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình phát triển của
phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
- Thời gian: 5 phút
- Phƣơng thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc
cá nhân, trả lời các câu Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc
thầy, cô giáo.
- Em hãy hoàn thành bảng sau

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng


- Mục tiêu: Học sinh biết lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập
của một số nƣớc Á, Phi, Mĩ La-tinh.
- Phƣơng thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nƣớc Á, Phi, Mĩ La-
tinh?

Lập bảng niên biểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc....
Giai đoạn Châu Á Châu Phi Mĩ La-tinh
? ? ? ?

- Thời gian: 4 phút.


- Dự kiến sản phẩm
HS trả lời.
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Học bài cũ, soạn bài 4: Các nước châu Á. Nắm khái quát tình hình các nước
Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa: Các
giai đoạn phát triển từ 1949 – 2000.
Tiết 5 - Bài 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI

I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được nét chính tình hình chung ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
- Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ
phân biệt chủng tộc (A-pac-thai).
- Quan sát hình 13. Nen-xơn Man-đê-la và tìm hiểu thêm về cuộc đời và hoạt
động của ông.
- Xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh
giành độc lập.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử. biết
khai thác tư liệu tranh ảnh.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ
thực tế.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, tươmg trợ, giúp đỡ, ủng hộ nhân
dânChâu Phi trongcuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng
lịch sử.
+ Biết xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu
tranh giành độc lập.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ chính trị thế giới
- Tranh ảnh về các nước Châu Phi
- Bản đồ châu Phi.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Châu Phi.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học
cần đạt được đó là nhận xét được tình hình của Châu Phi qua clip, đưa học sinh vào
tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV chiếu clip về các nước châu Phi. Yêu cầu HS phát
biểu suy nghĩa của mình sau khi xem clip.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Châu Phi là châu lục rộng lớn, dân số
đông, sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong trào đấu tranh chống CNTD giành độc
lập của các nước châu Phi đã diễn ra sôi nổi rộng khắp. Đến nay hầu hết các nước
châu Phi đều đã giành được độc lập nhưng trên con đường phát triển các nước châu
Phi còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề chủ yếu của các nước hiện nay là chống đói
nghèo lạc hậu. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển của châu Phi sau 1945 đến nay
chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Tình hình chung
- Mục tiêu:Biết được nét chính tình hình chung ở châu Phi sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu
tranh giành độc lập.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Sau Chiến tranh
- HS đọc SGK mục 1. thế giới thứ hai,
- Xác định trên lược đồ ví trí của các nước Châu Phi. phong trào giải
- Thảo luận cặp đôi: Hãy trình bày tình hình chung của các phóng dân tộc đã
nước châu Phi sau năm 1945. diễn ra sôi nổi ở

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập châu Phi. Năm


HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh 1960 "Năm châu
hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV Phi", với 17 nước
theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi châu Phi tuyên bố
mở: độc lập.

Giáo viên: Giới thiệu về bản đồ châu Phi. - Sau khi giành
- Châu Phi đứng thứ 3 thế giới về diện tích, đứng thứ 4 thế giới được độc lập, các
về dân số. nước châu Phi bắt
- Có tài nguyên phong phú. tay vào công cuộc
Giáo viên: Trước chiến tranh hầu hết các nước châu Phi đều là xây dựng đất nước
thuộc địa của đế quốc thực dân. và đã thu được
? Những nét nổi bật về tình hình châu Phi từ sau CTTG thứ hai nhiều thành tích.
là gì? Tuy nhiên, nhiều
? Tại sao phong trào nổ ra sớm nhất lại ở Bắc Phi? (Nơi có nước châu Phi vẫn
trình độ phát triển cao hơn các vùng khác). trong tình trạng đói
? Em hãy nêu những thắng lợi tiêu biểu của nhân dân châu nghèo, lạc hậu,
Phi? thậm chí lại diễn ra
HS: Quan sát Hình 12 - Xác định trên lược đồ vị trí một số các cuộc xung đột,
nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành độc lập? nội chiến đẫm
? Em có nhận xét gì về hệ thống thuộc địa của đế quốc ở châu máu.
Phi? (Hệ thống thuộc địa lần lượt tan rã, ra đời các quốc gia - Châu Phi đã
độc lập). thành lập nhiều tổ
GV: Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi tiến hành chức khu vực để
công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế-xã hội và thu các nước giúp đỡ,
được nhiều thành tích. hợp tác cùng nhau,
? Nguyên nhân tình hình châu Phi ngày càng khó nhăn và lớn nhất là Tổ chức
không ổn định ? thống nhất châu
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Phi – nay là Liên
- HS trình bày. minh châu Phi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (viết tắt là AU).
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến
thức đã hình thành cho học sinh.

2. Hoạt động 2. 2. Cộng hoà Nam Phi


- Mục tiêu:Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi
chống chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai). Quan sát hình 13. Nen-xơn Man-đê-la
và tìm hiểu thêm về cuộc đời và hoạt động của ông.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến SP
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chế độ phân biệt
- HS đọc mục 2 SGK. chủng tộc (A-pac-
- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: Kết quả cuộc đấu tranh thai) đã thống trị
của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt chủng tộc (A- cực kì tàn bạo đối
pac-thai). Quan sát hình 13. Nen-xơn Man-đê-la và tìm hiểu với người da đen
thêm về cuộc đời và hoạt động của ông. và da màu ở Nam
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Phi hơn 3 thế kỉ.
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh - Dưới sự lãnh
hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đạo của tổ chức
theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi "Đại hội dân tộc
gợi mở: Phi" (ANC),
Giáo viên: Giới thiệu vị trí và một số nét của Nam Phi trên lược người da đen đã
đồ. giành được những
GV: Trước CTTG thứ hai, Liên bang Nam Phi nằm trong khối thắng lợi có ý
Liên hiệp Anh. Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối nghĩa lịch sử.
Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hoà Nam Phi. Năm 1993, chế độ
GV: Kéo dài hơn 3 thế kỉ (kể từ năm 1662, khi người Hà Lan phân biệt chủng
tới đây), chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) đã thống trị tộc được tuyên bố
cực kì tàn bạo đối với người da đen và da màu ở Nam Phi. xoá bỏ.
Giáo viên: Kể tên một số đạo luật.
- Năm 1994, cuộc
? Trước những đạo luật đó người da đen và da màu phải sống ra
bầu cử dân chủ đa
sao?
chủng tộc lần đầu
? Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà
tiên được tiến
Nam Phi diễn ra như thế nào, kết quả? (Người da đen đã ngoan
hành và Nen-xơn
cường và bền bỉ đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc.
Man-đê-la - lãnh
Dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC),
tụ ANC được bầu
người da đen đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử.
và trở thành vị
Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xoá bỏ).
Tổng thống người
? Sau khi giành được tự do nhân dân Nam Phi đã làm gì?
da đen đầu tiên ở
? Việc Nen-xơn-man-đê-la trúng cử Tổng thống có ý nghĩa gì?
Cộng hoà Nam
? Chính quyền mới của Nam Phi đã làm gì để xây dựng đất
Phi.
nước? - Nam Phi đang
? Việc đưa ra chiến lược này nhằm mục đích gì? Kết quả? tập trung sức phát
? Men-xơn-man-đê-la có vai trò như thế nào trong phong trào triển kinh tế và xã
chống chế độ Apácthai? (Ông là nhà hoạt động chính trị, là lãnh hội nhằm xoá bỏ
tụ của ANC, là anh hùng chống chế độ phân biệt chủng tộc). "chế độ A-pac-
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận thai" về kinh tế.
- Các nhóm trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến
thức đã hình thành cho học sinh.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước châu
Phi.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc
cá nhân, trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn
hoặc thầy, cô giáo.
Câu 1.Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi
đã đạt được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?
Câu 2.Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công
cuộc phát triển kinh tế, xã hội đất nước?
- Dự kiến sản phẩm
Câu 1
+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ
chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu
chế độ phân biệt chủng tộc.Thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi.
+ Kết quả: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ
Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la - lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và
được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam
Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.
+ Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào
công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 2
+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần chồng chất và bệnh tật (từ năm 1987
đến năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn
người chết và 1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số).
+ Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất
thế giới, 2/3 dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người).
+ Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới.
+ Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới.
+ Đầu thập kỉ 90, châu Phi nợ chồng chất: 300 tỉ USD.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Nhận xét về tình hình châu Phi hiện nay.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
- Thời gian: 5 phút.
* GV giao nhiệm vụ cho HS
? Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) của nhân dân Nam Phi
có điểm gì giống và khác so với cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt
Nam (1945 - 1975)?
Dự kiến sản phẩm
Điểm giống nhau: Cả hai cuộc đấu tranh đều diễn ra để đòi lại quyền tự do, dân chủ,
quyền con người.
Điểm khác nhau:
 Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi là cuộc đấu tranh thủ tiêu chế độ phân
biệt chủng tộc Apácthai của chính quyền thực dân da trắng.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và thực
dân Pháp
+ Học bài cũ, soạn bài 8: Các nước Mỹ La Tinh. Nắm khái quát tình hình các
nước Mỹ La Tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu
về Mỹ La Tinh.

Tiết 6 - Bài 7: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH


I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
- Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH
ở nước này.
- Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 SGK xác định vị trí một số nước
trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này.
- Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử. biết khai thác tư liệu
tranh ảnh.
- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.
- Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 SGK xác định vị trí một số nước
trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này.
- Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
3. Thái độ
- Thấy được tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu Ba và những thành tựu về mọi
mặt của nhân dân Cu ba.
- Thắt chặt hơn nữa tinh thần đoàn kết hữu nghị, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa
VN và Cu Ba.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết xác định trên lược đồ khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 và xác định vị trí một số
nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này. Tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự
nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh về các nước MLT.
- Bản đồ châu Mĩ.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước MLT.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được
đó là nhận xét được tình hình của MLT qua clip, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo
tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV chiếu clip về các nước MLT. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩ của
mình sau khi xem clip.
- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Mĩ La tinh là khu vực rông lớn, trên 20 triệu km2
(1/7 diện tích thế giới) gồm 23 nước cộng hoà (từ Mêxicô đến cực nam của châu Mĩ), tài nguyên
phong phú. Từ sau 1945 không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế
nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Trong cuộc đấu tranh đó nổi bật lên là tấm gương Cu-
ba, điển hình của phong trào cách mạng kv Mĩ-La tinh. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển của
MLT sau 1945 đến nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Những nét chung
- Mục tiêu:- Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh
thế giới thứ hai, xác định trên lược đồ khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 và xác định vị trí một số
nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Thời gian: 15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đầu thế kỉ XIX, MLT
- HS đọc SGK mục 1. trở thành "sân sau" của đế
- Xác định trên lược đồ ví trí của các nước MLT. quốc Mĩ.
- Thảo luận cặp đôi: Hãy trình bày tình hình chung của các nước MLT - Từ sau Chiến tranh thế
sau năm 1945. giới thứ hai, cao trào đấu
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập tranh đã diễn ra ở nhiều
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp nước Mĩ La-tinh.
tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ - Các nước Mĩ La-tinh đã
trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: thu được nhiều thành tựu
Giáo viên: Giới thiệu về bản đồ châu Mĩ. trong công cuộc củng cố
? Sau CT2 tình hình cách mạng MLT phát triển ntn? (Từ sau CT2, độc lập dân tộc, dân chủ
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra nhiều nơi với mục tiêu hoá đời sống chính trị,
là thành lập chính phủ dt,dc và tiến hành các cải cách tiến bộ, nâng tiến hành các cải cách dân
cao đ/s của nd. Tiêu biểu là cuộc cm nd Cu Ba đầu năm 1959…) chủ...
? Hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu? (Bãi công ở Chilê;
- Tuy nhiên, ở một số
Cuộc nổi dậy nhân dân Mêhicô, Pêru; Khởi nghĩa vũ trang Panama;
nước có lúc đã gặp phải
Đấu tranh nghị viện thông qua tổng tuyển cử Achentina, Goatêmala;
những khó khăn như: tăng
Cách mạng Cuba)
trưởng kinh tế chậm lại,
? Em có nhận xét gì về những cuộc đấu tranh này? (Diễn ra dưới
tình hình chính trị không
nhiều hình thức, sôi nổi mạnh mẽ trở thành một làn sóng rộng khắp,
ổn định do sự tranh giành
với nhiều nước => Lục địa núi lửa: Bôlivia, Vênuêxuêla, Côlômbia,
quyền lực giữa các phe
Pêru, Nicaragoa, Enxanvađo trong đó tiêu biểu là Chilê và
phái...
Nicaragoa).
? Tại sao nói phong trào đấu tranh CMLT lại trở thành Đại lục núi
lửa? (Phong trào đấu tranh làm thành cơn bão táp làm thay đổi cục
diện chính trị nhiều nước, làm cho nhân dân tỉnh ngộ ý thức tinh thần
dân tộc, làm cho phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ lan rộng
ra nhiều nước và nó trở thành một làn sóng nhấn chìm mọi âm mưu
đen tối của Mỹ).
Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 SGK xác
định vị trí một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu
vực này.

? Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các nước Mĩ La tinh
diễn ra ntn?
GV: Nhưng đến những năm 90 lại rơi vào tình trạng không ổn định
như: kinh tế suy giảm, chính trị bất ổn định thậm chí có lúc căng
thẳng.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình
thành cho học sinh.

2. Hoạt động 2. 2. Cu-ba


- Mục tiêu:Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây
dựng CNXH ở nước này. Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của
Phi-đen Cát-xtơ-rô.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Thời gian: 15 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến SP
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Ngày 1 - 1 - 1959,
- HS đọc mục 2 SGK. cuộc cách mạng nhân
- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: Trình bày nét chính về cuộc cách dân giành được thắng
mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở nước này.Quan lợi.
sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen - Chính phủ cách mạng
Cát-xtơ-rô. tiến hành cuộc cải cách
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập dân chủ triệt để: cải
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác cách ruộng đất, quốc
với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ hữu hoá các xí nghiệp
HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: của tư bản nước ngoài,
Giáo viên: Giới thiệu vị trí và một số nét của Cu ba trên lược đồ. xây dựng chính quyền
? Cuộc cách mạng Cu-ba diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? cách mạng các cấp và
? Về công cuộc xây dựng đất nước ở Cu-ba? thanh toán nạn mù chữ,
? Ý nghĩa của việc Cách mạng Cu Ba thành công và tiến lên chủ nghĩa phát triển giáo dục, y
xã hội?(Làm thất bại âm mưu của Mĩ muốn thống trị Cu Ba; Đánh dấu tế... Bộ mặt đất nước
bước phát triển mới của phong trào GPDT ở MLT). Cu-ba thay đổi căn bản
- Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của và sâu sắc.
Phi-đen Cát-xtơ-rô. - Trong nửa thế kỉ qua,
GV cung cấp thêm về tình hình Cu ba gặp khó khăn khi Mĩ bao vây cấm nhân dân Cu-ba vượt
vận. qua những khó khăn do
chính sách phá hoại,
GV liên hệ về quan hệ VN Cu Ba. Câu nói của Phi đen ―Vì Việt
bao vây, cấm vận về
Nam…‖
kinh tế của Mĩ Cu-ba
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
vẫn đứng vững và tiếp
tục đạt được những
- Các nhóm trình bày.
thành tích mới.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho
học sinh.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội
ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước MLT và Cu ba.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời
các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
Em hãy hòàn thành bảng so sánh giữa các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và
phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Nội dung so sánh châu Á châu Phi Khu vực Mĩ La-tinh

Đối tượng đấu tranh

Mục tiêu đấu tranh

Phương pháp đấu tranh

Kết quả
Dự kiến sản phẩm
Nội dung châu Á châu Phi Khu vực Mĩ La-tinh
so sánh

Đối tượng Tầng lớp nhân dân Chống chủ nghĩa thực dân cũ Chống thực dân kiểu mới
đấu tranh

Mục tiêu Lật đổ sự bóc lột và nô dịch Đấu tranh giành độc lập Đấu tranh chống chế độ độc
đấu tranh của các nước đế quốc thực tài thân Mỹ
dân

Phương đấu tranh vũ trang Đấu tranh chính trị hợp pháp và Nhiều hình thức đấu tranh
pháp đấu thương lượng phong phú (bãi công, nổi
tranh dậy, đấu tranh vũ trang).

Kết quả Một số nước đã dành độc Năm 1960, 17 nước châu phi lần Chính quyền độc tài nhiều
lập, phát triển đất nước: lượt dành độc lập. hệ thống thuộc nước bị lật đổ, chính phủ
Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô- địa các nước nước đế quốc tan dân tộc, dân chủ được thiết
nê-xi-a... rã.... lập.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng


- Mục tiêu: Nhằm mở rộng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về các nước MLT và Cu ba hiện nay.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1.Vì sao gọi Mĩ la tinh là lục địa bùng cháy?
Câu 2:Vì sao nói Cuba là hòn đảo anh hùng?
Câu 3: Tìm hiểu về tình hữu nghị VN- Cu ba.
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
Câu 1 - Sau CTTG II MLT được gọi là ―lục địa bùng cháy‖ hay còn gọi là lục địa núi lửa
bởi tuy trước CT các nước này đều là các nước độc lập nhưng lệ thuộc vào Mĩ nhưng sau CT thì
phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ mà mở đầu là thắng lợi của CM CUBA (1959). Từ đây, một
cao trào đấu tranh đã phát triển mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang nổ ra ở nhiều nơi như Bô-li-vi-a, Vê-
nê-xu-e-la, co-lom-bi-a,.... Các chính phủ DTDC thành lập…
=> MLT trở thành đại lục núi lửa.
Câu 2. Cu ba là hòn đảo anh hùng
+ Trong đấu tranh: CM Cu ba… -> lá cở đầu trong PTGPDT…
+ Trong xây dựng, bảo vệ đất nước: Sau thắng lợi Cm->tiến hành cải cách -> thành tựu… Mĩ bao
vây, cấm vận -> khó khăn nhưng vẫn đững vững....-> Vì vậy...
Câu 3. Tình hữu nghị Việt Nam - CuBa
Trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc có chung kẻ thù. Sau khi giành độc lập; cùng
mục tiêu và lí tưởng xây dựng chế độ XHCN; cùng chung sự lãnh đạo cuả Đảng cộng sản. Việt
Nam và Cu Ba đã có nhiếu sự ủng hộ giúp đỡ nhau trong công cuộc chống kẻ thù chung, Phi đen
từng nói: "Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hiến cả máu của mình". Ngày nay, quan hệ hai nước ngày
càng bền chặt, thắm thiết tình anh em...
Tiết 7 - Bài 11
TRẬT TỰ THẾ GIỚI SAU CHIÊN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được sự hình thành trật tự thế giới mới Trật tự hai cực I-an-ta sau Chiến
tranh thế giới thứ hai.
- Biết được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.
- Trình bày được những biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh và những hậu quả
của nó.
- Biết được đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
- Quan sát hình 22 SGK, tìm hiểu về các nhân vật Sớc-sin, Ru-dơ-ven, Xta-lin.
- Nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn
đề mang tính quốc tế hiện nay.
- Giải thích được khái niệm thế nào là Chiến tranh lạnh.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện, các vấn đề
lịch sử và kỹ năng sử dụng bản đồ
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng
lịch sử.
+ Phân tích, nhận xét, quan sát và liên hệ thực tế. Phương pháp học tập bộ
môn.
+ Nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn đề
mang tính quốc tế hiện nay. Giải thích được khái niệm thế nào là Chiến tranh lạnh.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp…
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số tranh ảnh lịch sử, tư liệu.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lịch sử.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được một số nét khái quát của bài học đó là
nhận biết được một số bức ảnh liên quan đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau
chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi
vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 5 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV cho học sinh cho HS quan sát các hình ảnh các
nguyên thủ của nước Mĩ, Anh, Liên Xô tham dự hội nghị I-an-ta, hình Tổng thư kí lá
cờ, buổi họp Liên hợp quốc, hệ thống tên lửa, tàu ngầm của Liên Xô-Mĩ... và sẽ trình
bày những hiểu biết của các em về nội dung tranh ảnh đó.
- Dự kiến sản phẩm: Hình ảnh ba nhân vật ngồi trong hình trên là nguyên thủ
của ba nước Anh, Mĩ, Liên Xô tại hội nghị I-an-ta. Hình thứ hai là bản đồ thế giới
phân chia khu vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ. Biểu tượng lá cờ màu xanh là của
tổ chức Liên hợp quốc. Hình tiếp theo là một buổi họp của Liên hợp quốc và cuối
cùng Thủ tướng nước ta bắt tay với Tổng thư kí Liên hợp quốc ông ANTONIO
GUTERRES (người Bồ Đồ Nha), cảnh hành hình tù nhân của bọn khủng bố IS, rồi
tầu ngầm, tầu sân bay của Nga và Mĩ. Tất cả những hình ảnh đó phản ánh về thế giới
sau 1945 đến nay.
Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau
CTTG thứ 2, một trật tự TG mới đã được xác lập: Trật tự hai cực I-an-ta, do 2 siêu
cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. Sự phân chia thành hai phe TBCN và
XHCN đã trở thành đặc trưng lớn chi phối tình hình chính trị TG sau CTTG thứ 2.
Điều này được thể hiện như thế nào, chúng tacùng tìm hiểu trong tiết học ngày hôm
nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới
- Mục tiêu: Giúp HS biết được sự hình thành trật tự thế giới mới: Trật tự hai
cực I-an-ta sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát hình 22 SGK, tìm hiểu về các
nhân vật Sóc-sin,
Ru-dơ-ven, Xta-lin.
- Phương pháp: Phát vấn, thuyết trình.
- Thời gian: 7 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Từ ngày 4 đến ngày
- HS đọc SGK mục 1 và trả lời các câu hỏi: 11 - 2 – 1945, nguyên
? Trật tự thế giới mới được hình thành nhưa thế nào sau thủ của ba cường quốc
Chiến tranh thế giới thứ hai? Quan sát hình 22 SGK, tìm là Liên Xô, Mĩ và Anh
hiểu về các nhân vật Sớc-sin, Ru-dơ-ven, Xta-lin. có cuộc gặp gỡ tại

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập I-an-ta và thông qua

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học những quyết định quan
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học trọng về phân chia khu
tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ HS. vực ảnh hưởng ở châu
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Âu và châu Á giữa hai

- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV. cường quốc Liên Xô và
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Mĩ.
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. - Trật tự thế giới mới
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả hình thành: Trật tự thế
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa giới hai cực I-an-ta.
các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

2. Hoạt động 2: 2. Sự thành lập Liên hợp quốc


- Mục tiêu: Giúp HS biết được sự hình thành, mục đích và vai trò của tổ chức
Liên hợp quốc. Quan sát hình 23 nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp quốc đối với
việc giải quyết một số vấn đề mang tính quốc tế hiện nay.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm
- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Thành lập vào tháng
- HS đọc SGK mục 2. 10 – 1945.
- Chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu thảo luận: - Mục đích: nhằm duy
+ Nhóm lẻ: Trình bày sự hình thành, mục đích và vai trò trì hoà bình an ninh thế
của tổ chức Liên hợp quốc. giới, phát triển mối quan
+ Nhóm chẵn: Trình bày vai trò của tổ chức Liên hợp hệ hữu nghị giữa các
quốc. Quan sát hình 23 nêu nhận xét về vai trò của Liên quốc gia dân tộc, thực
hợp quốc đối với việc giải quyết một số vấn đề mang tính hiện sự hợp tác quốc tế
quốc tế hiện nay. về kinh tế, văn hoá, xã
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập hội...
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học - Vai trò: Duy trì hoà
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ bình, an ninh thế giới,
học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc. đấu tranh xoá bỏ chủ
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận nghĩa thực dân và chủ
- Các nhóm báo báo kết quả hoạt động. nghĩa phân biệt chủng
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập tộc, giúp đỡ các nước
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các phát triển kinh tế, xã
nhóm. hội,...
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả - Việt Nam gia nhập
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa Liên hợp quốc từ tháng
các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 9 - 1977 và là thành viên
* Tích hợp GDMT: nêu nhận xét về vai trò của Liên hợp thứ 149.
quốc đối với việc giải quyết vấn đề môi trường hiện nay.
Giáo viên nói về biến đổi khí hậu và tình hình môi trường
hiện nay đòi hỏi thế giới cần chung tay bảo vệ môi
trường.

3. Hoạt động 3: 3. Chiến tranh lạnh


- Mục tiêu: Giúp HS trình bày được những biểu hiện của cuộc Chiến tranh lạnh
và những hậu quả của nó. Giải thích được khái niệm thế nào là Chiến tranh lạnh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 7 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chiến tranh lạnh
- HS đọc SGK mục 3 và trả lời các câu hỏi: là chính sách thù
+ Chiến tranh lạnh là gì? địch của Mĩ và các
+ Biểu hiện của chiến tranh lạnh. nước đế quốc trong
+ Hậu quả để lại của chiến tranh lạnh quan hệ với Liên
+ Đánh giá tác động của chiến tranh lạnh đối với thế giới. Xô và các nước xã
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập hội chủ nghĩa.
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh - Biểu hiện: Mĩ và
hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV các nước đế quốc
đến HS theo dõi, hỗ trợ HS làm việc. ráo riết chạy đua
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận vũ trang, thành lập
- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV. các khối và căn cứ
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập quân sự, tiến hành
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của các bạn. các cuộc chiến
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực tranh cục bộ.
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến
- Hậu quả: thế giới
thức đã hình thành cho học sinh.
GV nói thêm: Đây là cuộc chiến phi nghĩa tốn kém vô ích chế luôn căng thẳng,
tạo các loại vũ khí hủy diệt, trong khi nhiều nơi trên thế giới chi phí tốn kém
thiếu ăn, thiếu thuốc men và dịch bênh... GV nêu ví dụ thêm về cho chạy đua vũ
chạy đua vũ trang, tàu ngầm, tàu sân bay, bom nguyên tử, tên trang và chiến
lửa vượt đại dương xuyên lục địa... tranh xâm lược,...

4. Hoạt động 4: 4. Thế giới sau Chiến tranh lạnh


- Mục tiêu: Giúp HS biết được đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh
lạnh.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.
- Thời gian: 7 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Xu hướng hoà hoãn và hoà dịu
- HS đọc SGK mục 4, trả lời câu hỏi theo hình trong quan hệ quốc tế.
thức nhóm cặp đôi: - Một trật tự thế giới mới đang
Trình bày đặc điểm trong quan hệ quốc tế sau hình thành và ngày càng theo
Chiến tranh lạnh. chiều hướng đa cực, đa trung
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập tâm.
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến - Dưới tác động của cách mạng
khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực khoa học – công nghệ, hầu hết
hiện nhiệm vụ học tập, GV đến HS theo dõi, hỗ các nước đều điều chỉnh chiến
trợ HS làm việc. lược phát triển, lấy kinh tế làm
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận trọng điểm.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của GV.
- Nhưng ở nhiều khu vực (như
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học
châu Phi, Trung Á,...) lại xảy ra
tập
các cuộc xung đột, nội chiến
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của của
đẫm máu với những hậu quả
các bạn.
nghiêm trọng.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết
* Xu thế chung của thế giới
quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
ngày nay là hoà bình ổn định và
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho
hợp tác phát triển.
học sinh.

+ Thách thức: Nêu không tận dụng cơ hội phát triển sẽ bị tụt hậu; hội nhập sẽ dễ hoà
tan, đánh mất bản sắc dân tộc.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
Mục tiêu
Nhằm vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề
mới trong học tập và thực tiễn.
Phương thức hoạt động
GV giao nhiệm vụ cho HS:
? Nêu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam mà embiết.
? Kể tên các cuộc chiến tranh do Mĩ gây ra để đàn áp cuộc đấu tranh giành và bảo
vệ độc lập của các dân tộc trong thời kì "Chiến tranhlạnh".
Để tìm hiểu những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam và kể tên các
cuộc nhóm rồi báo cáo kết quả làm việc trướclớp.(hoặc cho học sinh về tìm hiểu
ở nhà)
Gợi ý sảnphẩm
– Những việc làm của Liên hợp quốc giúp đỡ Việt Nam:
Đây là câu hỏi đòi hỏi HS phải có vốn hiểu biết thực tế rộng để trả lời. GV có thể
gợi ý một số nội dung trả lời như:
kinh tế, giáo dục, văn hoá, môi trường, nhân đạo, y tế,... thông qua các tổ chức
của Liên hợp quốc có mặt ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông — lương thực),
UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợpquốc),...
– Kể tên các cuộc chiến tranh do Mĩ gây ra để đàn áp cuộc đấu tranh giành và bảo
vệ độc lập của các dân tộc trong thời kì "Chiến tranh lạnh": chiến tranh xâm lược
Việt Nam, dính líu vào cuộc chiến tranh ở Trung Đông,...
5, Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục tiêu
Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm các nội dung, nhân
vật lịch sử có liên quan đến bài học.
Phương thức hoạt động
Đây cũng là hoạt động không bắt buộc tất cả HS phải hoàn thành, song GV nên
khuyến khích các em tự học, theo yêu cầu trong tài liệu HDH KHXH 9, tậpmột:
+ Tìm hiểu thêm các tư liệu về các sự kiện, nội dung của bài học như: Hội nghị I-
an-ta, bức tường Béc-lin, vai trò của tổ chức Liên hợp quốc, "Chiến tranh lạnh‖,...
+ Sưu tầm các hình ảnh về Hội nghị I-an-ta, bức tường Béc-lin,....
* GV giao nhiệm vụ cho HS
- Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Bài 12: Những thành tựu của cuộc CM KH-KT.
Trả lời câu hỏi: theo sách giáo khoa
Tiết 8 - Bài 15
PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
THỨ NHẤT (1919 - 1925)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được những ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam.
- Trình bày được những nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong trào dân
chủ công khai trong những năm 1919 – 1925.
- Trình bày được phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1919 -
1925, qua đó thấy được sự phát triển của phong trào.
- Lập niên biểu về phong trào yêu nước và phong trào công nhân từ năm 1919
đến năm 1925.
- Nhận xét về phong trào công nhân trong thời kì này.
2. Kỹ năng
Rèn kĩ năng trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu và có sự đánh giá đúng về
các sự kiện.
3. Thái độ
Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước, kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối
cách mạng, luôn phấn đấu hi sinh cho cách mạng như: Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Hồng Thái.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng
lịch sử.
+ Lập niên biểu về phong trào yêu nước và phong trào công nhân từ năm 1919
đến năm 1925.
+ Nhận xét về phong trào công nhân trong thời kì này.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh về phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ
nhất.
- Chân dung các nhà cách mạng: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học
cần đạt được đó là nhận ra và biết được vài nét về một số nhà lãnh đạo cách mạng
trong thời kỳ này, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học
sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan cho HS quan sát hình ảnh cụ Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh và Tôn Đức Thắng. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em biết gì về những người này?
+ Tại sao ta phải tìm hiểu về những người này?
- Dự kiến sản phẩm
+ HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Trong lúc XHVN phân hóa sâu sắc do
ảnh hưởng của tình hình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp, thì tình hình thế
giới sau CTTG có những thuận lợi như thế nào đến cách mạng Việt Nam, phong trào
VN phát triển ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và phong trào cách
mạng thế giới
- Mục tiêu: Biết được những ảnh hưởng, tác động của tình hình thế giới sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Thắng lợi của Cách
- HS đọc SGK mục 1. Trả lời câu hỏi: Trình bày những ảnh mạng tháng Mười
hưởng, tác động của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế Nga.
giới thứ nhất đến cách mạng Việt Nam. - Thành lập Quốc tế
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập Cộng sản (3 - 1919).
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học - Sự ra đời của hàng
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học loạt các đảng cộng sản
tập. GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc. như: Đảng Cộng sản
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận Pháp (1920), Đảng
- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện. Cộng sản Trung Quốc
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (1921),...
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực đã tác động rất lớn
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến đến cách mạng Việt
thức đã hình thành cho học sinh. Nam.
GV nhấn mạnh thêm: Lúc này NAQ đang hoạt động ở nước
ngoài và đọc được luận cương của Lê-nin tìm cách truyền
bá về Việt Nam.

2. Hoạt động 2. 2. Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919 - 1925)
- Mục tiêu:Trình bày được những nét chính về các cuộc đấu tranh trong phong
trào dân chủ công khai trong những năm 1919 – 1925.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK.
- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trên phiếu học tập:
Giai cấp tư sản Tầng lớp Tiểu tư sản.
Nội dung
Mục tiêu
Hình
thức
Tích cực
Hạn
chế
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi
thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm thảo luận.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Học sinh trình bày.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả..
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV cung cấp thêm:
- Tư sản dân tộc phát động phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919),
chống độc quyền cảng Sài Gòn và chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì
(1923).

- Các tầng lớp tiểu tư sản được tập hợp trong các tổ chức chính trị như Việt Nam
Nghĩa đoàn, Hội Phục Việt,... với nhiều hình thức đấu tranh như: xuất bản những tờ
báo tiến bộ, tổ chức ám sát những tên trùm thực dân (tiếng bom Sa Diện), phong trào
đòi thả Phan Bội Châu, đám tang Phan Châu Trinh. GV giới thiệu chân dung Cụ Phan
Bội Châu, Phan Châu Trinh.

Dự kiến sản phẩm

Giai cấp tư sản Tầng lớpTiểu tư sản.


Nội dung
Mục tiêu Đòi tự do dân chủ và Đòi tự do dân chủ và chống cường quyền
đòi quyền lợi kinh tế
Hình Bằng báo chí và thành Tập hợp các tổ chức chính trị như Việt Nam
thức lập Đảng Lập hiến. nghĩa đoàn, Hội phục việt thông qua hình thức
đấu tranh bằng báo chí và phong trào dân chủ
Tích cực Thức tỉnh lòng yêu Thức tỉnh lòng yêu nước
nước
Hạn chế Cải lương. Ấu trĩ, xốc nổi (chưa có chính đảng)

3. Hoạt động 3: 3. Phong trào công nhân (1919 - 1925)


- Mục tiêu: Trình bày được phong trào đấu tranh của công nhân trong những
năm 1919 - 1925, qua đó thấy được sự phát triển của phong trào. Lập niên biểu về
phong trào yêu nước và phong trào công nhân từ năm 1919 đến năm 1925.Nhận xét
về phong trào công nhân trong thời kì này.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.
- Thời gian: 10 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Năm 1920, công nhân
- HS đọc SGK mục 3. Trả lời câu hỏi: Trình bày được Sài Gòn - Chợ Lớn thành
phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm lập tổ chức Công hội (bí
1919 – 1925. Nhận xét về phong trào công nhân trong mật).
thời kì này. - Năm 1922, công nhân
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập viên chức các Sở Công
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích thương ở Bắc Kì đấu
học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm tranh đòi nghỉ chủ nhật có
vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ học sinh làm việc bằng trả lương.
một số câu hỏi gợi mở: - Năm 1924, diễn ra nhiều
? Phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế gới cuộc bãi công của công
thứ nhất nổ ra trong bối cảnh thế giới và trong nước như nhân ở Nam Định, Hà
thế nào? Nội, Hải Dương.
? Hãy nêu rõ các cuộc đáu tranh của GCCN trong thời
- Tháng 8 - 1925, công
kì này?
nhân Ba Son bãi công
? Em cho biết điểm mới cuộc bãi công Ba-son (8-
nhằm ngăn cản tàu chiến
1925)?
Pháp chở binh lính sang
(Đấu tranh kết hợp vừa đòi quyền lợi kinh tế lẫn chính
đàn áp cách mạng Trung
trị)
Quốc.
? Em có nhận xét gì về phong trào công nhân 1919-
->Cuộc đấu tranh này đã
1925?
đánh dấu một bước tiến
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
mới của phong trào công
- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.
nhân Việt Nam – giai cấp
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
công nhân bước đầu đi
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.
vào đấu tranh có tổ chức
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả
và mục đích chính trị rõ
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa
ràng.
các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về phong trào CMVN sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất.
- Thời gian: 7 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc
cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi
với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh
chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm), tùy vào thời gian mà GV đặt
câu hỏi cho HS.
Câu 1.Phong trào dân tộc dân chủ công khai (1919-1925), do những gia tầng nào lãnh
đạo?
A. Giai cấp tư sản, công nhân. B. Giai cấp nông dân và phong kiến.
C. Tầng lớp tiểu tư sản, nông dân. D. Tầng lớp tiểu tư sản trí thức và tư sản.
Câu 2: Trong những năm 1919-1925, g iai cấp tư sản Việt Nam đấu tranh bằng hình
thức
A. khởi nghĩa vũ trang. B. chính trị kết hợp vũ trang.
C. dùng báo chí và thành lập Đảng lập hiến. D. xuất bản báo chí tiến bộ.
Câu 3: Trong những năm 1919-1925, tầng lớp tiểu tư sản trí thức Việt Nam đấu tranh
bằng hình thức
A. xuất bản báo chí tiến bộ, phát động quần chúng đấu tranh.
B. chính trị kết hợp vũ trang.
C. dùng báo chí và thành lập một chính đảng của gia cấp mình.
D. khởi nghĩa vũ trang.
Câu 4: Điểm mới của giai cấp tư sản Việt nam trong giai đoạn này là
A. dám mạnh dạn đấu tranh.
B. vận động được quần chúng.
C. thành lập cho giai cấp mình một chính đảng.
D. bắt tay với tư bản Pháp để làm giàu thêm.
Câu 5: Đảng Cộng sản Pháp ra đời tác động đến cách mạng Việt Nam vì
A.Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp.
B. có Nguyễn Ái Quốc tham gia cùng sáng lập.
C. chứng tỏ giai cấp công nhân nước Pháp đang lớn mạnh.
D. tầm ảnh hưởng của hoạt động Nguyễn Ái Quốc đến cách mạng nước ta.
Câu 6: Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tác động cách mạng Việt Nam vì
A. ta và Trung Quốc có mối quan hệ với nhau.
B. ta và Trung Quốc gần với nhau thuận tiện giao lưu.
C. các luồng tư tưởng dễ truyền bá vào nước ta.
D. luồng tư tưởng cộng sản dễ truyền bá vào nước ta.
Câu 7: Phong trào yêu nước dân chủ công khai trong những năm 1924-1925 là phong
trào nào?
A.Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và đấu tranh đòi trả tự do nhà yêu Phan Bội Châu.
B.Đấu tranh đòi trả tự do nhà yêu Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh.
C.Xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ và lập nhiều nhà xuất bản tiến bộ.
D.Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và để tang cụ Phan Chu Trinh.
Câu 8: Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) thể hiện
A. tinh thần đoàn kết của công nhân. B. tinh thần đoàn kết quôc tế.
C. ý thức đấu tranh giai cấp vô sản. D. ý thức đấu tranh có tổ chức của giai
cấp.
Câu 10: Cho các sự kiện sau:
1. Quốc tế cộng sản ra đời
2. Đảng cộng sản In-đô-nê-xia thành lập
3. Đảng cộng sản Pháp ra đời.
4. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
Các sự kiện nào ra đời tạo điều kiện thuân lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa
Mac-Lenin vào nước ta?
A. 1,2,3. B. 1,3, 4. C. 1, 2, 4. D.1, 2,
3, 4.
Câu 11: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện lịch sử thế giới quan trọng ảnh
hưởng đến cách mạng Việt Nam là
A. hội nghị Vec-xay phân chia lại thế giới.
B. phong trào giải phóng dân tộc Á, Phi phát triển.
C. cách mạng tháng Mười Nga thành công.
D. thực dân Pháp đang trên đà suy yếu.
Câu 14: Điểm tích cực trong phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản trong những
năm 1919-1925 là
A. khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân.
B. lôi cuốn nhân dân đứng lên đấu tranh chống Pháp.
C. tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đấu tranh đòi quyến lợi kinh tế.
D. tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đấu tranh đòi quyến lợi chính trị.
Câu 15: Điểm tích cực trong phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức
trong những năm 1919 - 1925 là
A. khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân.
B. góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá các luồng tư tưởng cách mạng mới.
C. lôi cuốn nhân dân đứng lên đấu tranh chống Pháp.
D. tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đấu tranh đòi quyến lợi chính trị.
Câu 16: Điểm hạn chế trong phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản trong những
năm 1919-1925 là
A. chưa khơi dậy tinh thần yêu nước trong nhân dân.
B. chưa lôi cuốn nhân dân đứng lên đấu tranh chống Pháp.
C. hoạt đông còn mang tính cải lương, sẵn sàng thỏa hiệp.
D. chưa tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đấu tranh đòi quyến lợi chính trị.
Câu 17: Hạn chế trong phong trào đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong
những năm 1919-1925 là
A. không mạnh dạn lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống Pháp.
B. chưa tổ chức chính đảng nên đấu tranh còn mang tính chất xốc nổi, ấu trĩ.
C. chưa thức tĩnh tinh thần yêu nước trong nhân dân.
D.không tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân, đấu tranh đòi quyến lợi chính trị.
Câu 18: Điểm mới của cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) là
A. đấu tranh có tổ chức, đòi quyền lợi kinh tế.
B. đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
C. đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị.
D. thể hiện trình độ tổ chức chính trị cao.
- Dự kiến sản phẩm (Đáp án in đậm)
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
ĐA
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức đã học để vận dụng kiến thức mới mà học
sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. HS
biết rút ra được điểm mới phong trào Ba Son.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho phong trào dân tộc dân chủ công khai
bị thất bại?
A. Hệ tư tưởng dân chủ tư sản bị lỗi thời, lạc hậu.
B. Thực dân Pháp còn mạnh đủ khả năng đàn áp.
C. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản yếu kém về kinh tế nên ươn hèn về chính trị.
D. Do chủ nghĩa Mác-Leenin chưa truyền bá sâu rộng vào Việt Nam.
Câu 2: Đến năm 1925, phong trào công nhân nước ta đã có một bước tiến mới

A.Không còn lẻ tẻ, tự phát. B. Không còn lẻ tẻ.
C.thể hiện ý thức tự giác của giai cấp. D. còn lẻ tẻ mà tự giác
Câu 3: Qua cuộc bãi công của công nhân Ba Son(8/1925), đã để lại bài học gì
cho giai cấp công nhân đấu tranh giành thắng lợi sau này?
A. Cần có một tổ chức thống nhất lãnh đạo.
B. Phải có đường lối đúng đắn.
C. Liên kết công nhân trong nhiều ngành nghề đấu tranh.
D. Có tổ chức thống nhất lãnh đạo đúng đắn, liên minh giai cấp.
- Thời gian: 5 phút.
- Dự kiến sản phẩm
(đáp án in đậm)
* GV giao nhiệm vụ cho HS
- Ôn tập theo nội dung đề cương để chuẩn bị tốt cho bài làm kiểm tra học kỳ 1.
Tiết 9 - Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Sau khi hoàn thành bài học, HS cần:
Biết được bối cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-
1930)
Nhận thức được nội dung chủ yếu của Hội nghị thành lập Đảng; nắm được nội
dung cơ bản và tính chất đúng dắn, sáng tạo của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng do Nguyễn ái Quốc khởi thảo.
Hiểu được những nội dung chính của Luận cương chính trị tháng10/1030 do Trần
Phú khởi thảo.
Hiểu rõ ý nghĩa của việc thành lập Đảng.
2. Tƣ tƣởng:
Bồi dưỡng lòng biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn ái Quốc - người có vai trò thống
nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
3.Kĩ năng:
Rèn kĩ năng sử dụng tranh, ảnh lịch sử.
Biết lập bảng niên biểu những sự kiện chính trong quá trình hoạt động của
lãnh tụ Nguyễn ái Quốc từ 1920 đến năm 1930.
Biết phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
4. Tích hợp:
- Tích hợp liên môn: môn Địa lý, môn âm nhạc, môn Mĩ thuật,…
- Tích hợp bảo vệ di sản văn hóa,…
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Chuẩn bị của giáo viên :
- Thiết kế bài giảng điện tử, máy chiếu, máy tính
- Tranh ảnh lịch sử: Chân dung Nguyễn ái Quốc năm 1930, chân dung các đại biểu
dự hội nghị thành lập Đảng (3-2-1930).
2. Chuẩn bị của học sinh :
- Đọc, nghiên cứu SGK (bài 18 : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời)
- Sưu tầm tư liệu, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên :
+ Nhóm 1 :
+ Nhóm 2 :
+ Nhóm 3 :
+ Nhóm 4 :
C. Phƣơng pháp :
- Vấn đáp, thuyết trình, phân tích, so sánh,…
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, khăn trải bàn, liên hệ,…
D. Hoạt động dạy và học :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ ( Tổ chức dƣới dạng trò chơi )
Hoạt động 1: tạo tình huống học tập
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Bí ẩn lịch sử
- GV hướng dẫn cách chơi: Có 4 miếng ghép nhỏ, mỗi miếng ghép tương ứng một
câu hỏi lịch sử. Sau 4 miếng ghép là một hình ảnh. Sau khi giáo viên đọc xong câu
hỏi, HS có 10 giây để suy nghĩ trả lời. HS trả lời đúng, miếng ghép sẽ được lật ra, HS
được nhận một phần quà, trả lời sai, quyền trả lời thuộc về bạn khác.Sau khi HS lật
được 4 miếng ghép nhỏ, sẽ có một hình ảnh, HS sẽ đoán xem đó là hình ảnh gì?
Hoạt động 2: Lĩnh hội kiến thức mới:
1. Hoạt động (15 phút) : Giúp HS tìm hiểu Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam (3-2-1930).

Hoạt động của thầy Hoạt động cảu trò Kiến thức cần đạt
I. Hội nghị thành lập Đảng
GV yêu cầu HS đọc SGK mục I Cộng sản Việt Nam (3-2-
1930).
Hỏi: Với sự ra đời của ba tổ chức HS đọc lướt mục I
cộng sản, phong trào câch mạng 1. Hoàn cảnh:
Việt Nam có những ưu điểm và hạn
chế gì ?
GV: Nhận xét và kết luận. + Cuối 1929, 3 tổ chức cộng
HS trả lời
sản xuất hiện lãnh đạo phong
trào CM.
+ Ba tổ chức hoạt động riêng
rẽ, tranh giành ảnh hưởng
với nhau.
Hỏi : Yêu cầu cấp bách lúc này của - Yêu cầu cấp bách của cách
cách mạng Việt Nam là gì ? mạng Việt Nam lúc này là
HS trả lời
GV: Đánh giá và kết luận. phải có một Đảng thống
nhất.
- Nguyễn Ái Quốc với tư
cách là phái viên của Quốc tế
cộng sản đã chủ trì Hội nghị
GV nêu rõ thời gian, địa điểm và
hợp nhất
tường thuật diễn biến Hội nghị.
2. Nội dung
Tham dự hội nghị có: Nguyễn ái
Quốc - đại biểu của quốc tế cộng - Thời gian: từ 3 đến
sản. Đông Dương Cộng sản đảng 2 7/2/1930
đại biểu: Trịnh Đình Cửu và - Địa điểm: Cửu Long -
Nguyễn Đức Cảnh. An Nam Cộng Hương Cảng - Trung Quốc.
sản đảng 2 đại biểu: Châu Văn
Liêm và Nguyễn Thiện. Hai đại
biểu ở nước ngoài: Hồ Tùng Mậu
và Lê Hồng Sơn. Ngày 24/2/1930,
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
cũng xin gia nhập vào Đảng cộng
sản Việt Nam.
Hỏi: Nội dung của Hội nghị là gì ?
GV nhấn mạnh nội dung chính của HS trả lời.
Hội nghị. Khẳng định cương lĩnh - Nội dung:
chính trị đầu tiên do Nguyễn ái + Hợp nhất ba tổ chức cộng
Quốc soạn thảo là đúng đắn và sản thành lập đảng duy nhất
sáng tạo. lấy tên là Đảng Cộng Sản
Việt Nam.
+ Thông qua chính cương
vắn tắt, sách lược vắn tắt,
Hỏi: Căn cứ vào đâu để khẳng định
điều lẹ tóm tắt do Nguyễn ái
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Quốc soạn thảo.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng HS trả lời
đắn và sáng tạo ?
GV : Phân tích và nhấn mạnh :
+ Tính khoa học và đúng đắn:
Những nội dung của Cương lĩnh rất
đúng với các quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn Việt
Nam. Ngay từ đầu Đảng ta đã thấu
suốt con đường cách mạng Việt
Nam là con đường kết hợp và
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy,
đường lối này đã đưa cách mạng
Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác và thắng lợi hoàn
toàn.
+ Tính sáng tạo: những quan điểm
của chủ nghĩa Mác-Lênin được
Nguyễn ái Quốc vận dụng sáng tạo
vào hoàn cảnh Việt nam, như
Cương lĩnh kết hợp đúng đắn vấn
đề dân tộc và vấn đề giai cấp, trong
đó độc lập dân tộc là vấn đề chủ
yếu. Về lực lượng cách mạng,
Cương lĩnh đã thể hiện được vấn đề
đoàn kết dân tộc rộng rãi để đánh
đuổi kẻ thù. Điều này rất đúng với
hoàn cảnh một nước thuộc địa như
Việt Nam.
Hỏi :Hội nghị thành lập Đảng có ý
nghĩa quan trọng như thế nào đối
với cách mạng Việt Nam lúc bấy
giờ ?
GV: Nhấn mạnh ý nghĩa của Hội HS trả lời
nghị.
3. Ý nghĩa lịch sử của Hội
nghị
+ Hội nghị hợp nhất có ý
Hỏi :Nguyễn ái Quốc có vai trò nghĩa như một đại hội thành
như thế nào đối với việc thành lập lập Đảng.
Đảng ? + Chính cương vắn tắt, Sách
GV hướng dẫn HS hệ thống lại lược vắn tắt được Hội nghị
HS trả lời
những sự kiện chính về công lao thông qua là Cương lĩnh
của Nguyễn Ái Quốc từ khi chuẩn chính trị đầu tiên của Đảng.
bị thành lập Đảng (1920) đến khi =>Nguyễn ái Quốc là người
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời sáng lập Đảng CSVN, đề ra
(1930). đường lối cơ bản cho cách
GV nhấn mạnh công lao của mạng Việt Nam.
Nguyến ái Quốc , đọc trích dẫn lời
đồng chí Lê Duẩn.
2. Hoạt động 2 (12 phút) Giúp HS
tìm hiểu mục II. Luận cương chính
trị(10/1930).
Trước hết, GV nhấn mạnh hoàn
cảnh dẫn đến Hội nghị toàn thể Ban
II. Luận cương chính
chấp hành TƯ tại Hương Cảng
trị(10/1930).
tháng 10-1930.
- Tháng 10-1930 Hội nghị
+ Tổ chức cho HS thảo luận nhóm
câu hỏi: Hội nghị đã quyết định lần thứ nhất Ban Chấp hành
những nội dung gì ? TƯ lâm thời họp đã quyết
định:
HS thảo luận 2 phút
GV nhấn mạnh nội dung Hội nghị. - Nội dung:
Đại diện nhóm trình
Sử dụng ảnh chân dung, giới thiệu bày
vài nét về đồng chí Trần Phú Nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
+ Đổi tên Đảng thành Đảng
Cộng sản Đông Dương.
+ Bầu Ban Chấp hành TƯ
chính thức do đ/c Trần Phú
Hỏi :Những nội dung chủ yếu của làm Tổng bí thư.
Luận cương chính trị 10-1930 của + Thông qua Luận cương
ĐCS Đông Dương ? chính trị do Trần Phú khởi
GV nhấn mạnh những nội dung thảo.
chính của bản Luận cương. - Nội dung của Luận cương
HS trả lời
chính trị:
+ Cách mạng Việt Nam trải
qua 2 giai đoạn: CMTSDQ
và CMXHCN.
+ Nhiệm vụ của CMTSDQ:
Đánh đổ PK và ĐQ Pháp.
+ Lực lượng cách mạng là
Hỏi :Luận cương chính trị năm công - nông.
1930 có điểm gì giống và khác so
+ Điều cốt yếu đảm bảo cho
với Cương lĩnh chính trị đàu tiên
sự thắng lợi của cách mạng
của Đảng ?
Việt Nam là phải có một
GV sử dụng bảng so sánh : Nội HS trả lời ĐCS lãnh đạo…..
dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên
với Luận vương của Đảng năm
1930, kết luận để thấy được sự
đúng đắn của Cương lĩnh đầu tiên
do nguyễn ái Quốc soạn thảo và
những hạn chế, thiếu sót của bản
Luận cương chính trị 10/1930.
3. Hoạt động 3 (7 phút) : Giúp HS
tìm hiểu mục 3. Ý nghĩa lịch sử của
việc thành lập Đảng.
Hỏi: ý nghĩa lịch sử của việc thành
lập Đảng ?
GV gợi ý trả lời: III. Ý nghĩa lịch sử của việc
+ ý nghĩa đối với cách mạng thành lập Đảng.
Việt nam. - Là bước ngoặt vĩ đại của
HS trả lời
+ ý nghĩa đối với cách mạng thế trong lịch sử giai cấp công
giới. nhân và cách mạng Việt
Nam.
GV nhận xét, bổ xung và kết luận.
+ Khẳng định giai cấp công
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
nhân Việt Nam đã trưởng
là kết quả tất yếu cuả cuộc đấu
thành, đủ sức lãnh đạo cách
tranh dân tộc và giai cấp ở Việt
mạng Việt Nam.
Nam trong thời đại mới.
+ Chấm dứt sự khủng hoảng
- Là sản phẩm của sự kết hợp
về giai cấp lãnh đạo cách
nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố: CN
mạng.
Mác-Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước…. + Từ đây giai cấp công nhân
Việt Nam nắm độc quyền
Tiếp đó GV tổ chức cho HS thảo
lãnh đạo cách mạng.
luận nhóm câu hỏi: Tại sao Nói
Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại - Cách mạng Việt Nam trở
trong lịch sử giai cấp công nhân và thành một bộ phận khăng
cách mạng Việt Nam? khít của CMTG.
HS thảo luận nhóm.
GV phân tích và kết luận, nêu dẫn
chứng minh hoạ.
4. Củng cố (3 phút)
-Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với vai trò của Nguyễn ái Quốc.
- Đảng ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường nối và giai cấp lãnh đạo
cách mạng.
5. Giao nhiệm vụ học tập (1 phút)
- Học bài cũ
- Đọc trước bài mới.
TIẾT 10 - BÀI 20: CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM
1936 – 1939
I. Mục tiêu cần đạt
1. Về kiến thức

Giúp HS biết , hiểu


- Những tác động , ảnh hưởng của tình hình thế giới đến CM nước ta
- Những chủ trương mới của Đảng ta và diễn biến của PTĐT tiêu biểu tong thời
kì này và ý nghĩa của phong trào đó.
2. Về kĩ năng

Giúp HS hình thành kĩ năng


- Phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
- Khai thác lịch sử qua những đoạn phim tư liệu
- Làm việc nhóm
3. Về tƣ tƣởng
- Bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương đất nước
- Căm ghét cái xấu
4. Tích hợp
- Giáo dục AN – QP
- Bảo vệ Tổ quốc
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Đoạn phim tư liệu
- Tranh ảnh
- Máy chiếu
2. Học sinh
- SGK + đồ dùng học tập
- Tiểu phẩm
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ

Lồng ghép với học bài mới


3. Bài mới

 Tạo tình huống học tập

Cho HS theo dõi 1 vở kịch →dẫn dắt vào bài ( cuộc nói chuyện của 2 bà nông
dân )
Bà A: bà ơi dạo này TD Pháp đàn áp dã man quá bà nhỉ chúng cho máy bay ném
bom tàn sát đẫm máu ở Nghệ An ngày 12/9 vừa rồi .
Bà B: sợ quá bà nhỉ mà tôi còn nghe thấy tình hình thế giới có nhiều biến động
làm cho mấy nước lớn đánh nhau liên miên, nước Pháp có nhiều thay đổi. Không
biết sự thay đổi này có làm cho chúng cút khỏi nước ta không bà nhỉ. Trước tình
hình đó Đảng ta sẽ xử lý ntn nhỉ?
Bà A: chẳng biết thế nào ? Bao giờ mới được hòa bình đây? Haiz
Bà B: đợi xem Đảng nhà nước chỉ đạo thế nào đã .....
 Lĩnh hội kiến thức mới :

Hoạt động : Tìm hiểu Tình hình thế giới và những tác động của nó đối với tình
hình ở trong nước
- Mục tiêu: Giúp HS biết , hiểu Những tác động , ảnh hưởng của tình hình thế
giới đến CM nước ta
- TCTH:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt
Nhắc lại những hiểu biết về Nhắc lại , kiến
cuộc khủng hoảng KT 1929 – thức
1933
→Nhận xét, cho điểm
I.Tình hình thế giới và
trong nước
Yêu cầu HS quan sát video và Quan sát
trả lời câu hỏi :
H: Tình hình thế giới năm 1929 Trả lời câu hỏi
– 1939 và những tác động của
nó đến PTCM Việt Nam .
→Chốt: -Tình hình thế giới
- Từ đầu những năm 30 của thế + CN phát xít được thiết
kỉ XX, các thế lực phát xít cầm lập và lên cầm quyền ở
quyền ở một số nước như Đức, Đức, I ta li a, Nhật trở
Italia, Nhật Bản ráo riết chạy thành mối nguy cơ dẫn tới
đua vũ trang, chuẩn bị chiến 1 cuộc chiến tranh thế giới
tranh thế giới. mới đe dọa hòa bình và
ANTG
- Tháng 6-1936, Chính phủ Mặt + ĐH VII của QTCS (
trận Nhân dân lên cầm quyền ở 6/1935 ) và chủ trương
Pháp. Chính phủ mới đã cho thi thành lập MTND ở các
hành một số chính sách tiến bộ nước nhằm tập trung lực
ở thuộc địa.→Có lợi cho lượng chống phát xít và
CMVN nguy cơ chiến tranh
+ Ở Pháp MTND Pháp lên
- Ở Việt Nam, nhiều đảng phái
nắm quyền , ban bố 1 số
chính trị hoạt động, theo các xu
cs tiến bộ ở thuộc địa .
hướng cải lương, phản động,...
Một số tù chính trị ở Việt
Các đảng tận dụng cơ hội mạnh
Nam được thả .
hoạt động, tranh giành ảnh
-Trong nước : Hậu quả
hưởng trong quần chúng. Tuy của cuộc khủng hoảng
nhiên, chỉ có Đảng Cộng sản kinh tế cùng với chính
Đông Dương là đảng mạnh sách phản động của TD
nhất, có tổ chức chặt chẽ và có Pháp ở thuộc địa đã làm
chủ trương rõ ràng. cho đời sống nhân dân ta
càng đói khổ.
- Sau cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới (1929 - 1933), thực dân
Pháp ở Đông Dương tập trung
đầu tư khai thác thuộc địa để bù
đắp sự thiếu hụt cho kinh tế
―chính quốc‖.
Nhìn chung, những năm 1936 -
1939 là giai đoạn phục hồi và
phát triển của kinh tế Việt
Nam. Tuy nhiên, nền kinh tế
Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ
thuộc vào kinh tế Pháp.
Đời sống các tầng lớp nhân dân
vẫn gặp khó khăn do chính
sách tăng thuế của chính quyền
thuộc địa. Số công nhân thất
nghiệp vẫn còn nhiều. Những
người có việc làm được nhận
mức lương chưa bằng thời kì
trước khủng hoảng.
=> Các tầnglớp nhân dân hăng
hái tham gia phong trào đấu
tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Đông Dương.
Chuyển :Tình hình TG đã có
tác động sâu sắc đến tình hình
trong nước. Đứng trước sự
thay đổi này Đảng ta có chủ
trương và hành động gì chúng
ta cùng chuyển sang phần II:…

Hoạt động : Tìm hiểu chủ trƣơng của MTDC Đông Dƣơng và PTDDT đòi tự
do dân chủ
Mục tiêu: Giúp HS biết hiểu chủ trƣơng của MTDC Đông Dƣơng và PTDDT
đòi tự do dân chủ
TCTH:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Kiến thức cần đạt
HS
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK Nghiên cứu II.Mặt trận DC Đông
Thảo luận SGK Dương và PTĐT đòi tự
Hoàn thiện phiếu bài tập Thảo luận do dân chủ
H: Hoàn thành phiếu học tập về
cuộc vận động dân chủ trong Hoàn thiện
những năm 1936 – 1939

Nhận định và Các PTĐT


chủ trương tiêu biểu
của ĐCS
Đông Dương
- Kẻ thù - Giữa năm
……………. 1936...........
- Khẩu hiệu …………..
……………. …………..
. - Đầu năm
- Nhiệm vụ 1937 ……..
……………. ……………
. ……………
- Hình thức, - Ngày
phương pháp 1/5/1938
đấu tranh …………..
…………..... ……………
. - cuối năm
…………… 1938………
… ……
- Kết quả ……………
…………… ….
… Trình bày
- Chủ trương của Đảng:
+ Xác định kẻ thù cụ thể
- Gọi HS trình bày trước mặt là bọn phản
→Chốt bằng bảng + chiếu hình động Pháp cùng tay sai
ảnh + Nhiệm vụ là chống phát
( Khu đấu xảo….) xít, chống chiến tranh đế
H: Tại sao Đảng ta lại quyết định quốc , chống bọn phản
tạm gác khẩu hiệu ― Đánh đổ đế động thuộc địa, tay sai,
quốc Pháp , Đông Dương hoàn đòi tự do , cơm áo , hòa
toàn độc lập, tịch thu ruộng đất và bình .
chia cho dân cày‖ Lý giải + Chủ trương: Thành lập
→ Chốt : Để phù hợp tình hình MTND phản đế Đông
Dương.
mới thay đổi, xác định mâu thuẫn + Hình thức đấu tranh :
chủ yếu ở nước ta đòi hỏi giải hợp pháp, nửa hợp pháp,
quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa công khai, nửa công khai
dân tộc ta với Pháp. - Diễn biến
+ PT Đông Dương đại
hội
+ PT ― đón rước‖ phái
viên chính phủ Pháp và
toàn quyền mới, thực chất
là PT đưa ―dân nguyện‖
+ PT ĐT của quần chúng
với các cuộc bãi công ,
bãi thị, mít tinh ….tiêu
biểu cuộc mít tinh tại khu
Đấu Xảo
+ PT báo chí công khai
Thảo luận …..
H: So sánh điểm giống và khác So sánh
nhau về chủ trương của Đảng Rút ra nhận xét
trong những năm 1936 – 1939 với
giai đoạn 1930 – 1931?( kẻ thù ,
nhiệm vụ và hình thức đấu tranh )
→ Chốt :
1930 - 1936 - 1939
1931
Kẻ thù Pháp Phản động Pháp và
PK tay tay sai
sai
Nhiệm Đòi thực Chống phát xít,
vụ hiện các chống chiến tranh
quyền tự đế quốc , chống
do dân bọn phản động
chủ, thuộc địa, tay sai,
chia lại đòi tự do , cơm áo
ruộng , hòa bình
đất ...
Hình Mít tinh, Hợp pháp, nửa hợp
thức biểu pháp, công khai,
đấu tình, bãi nửa công khai
tranh công

Hoạt động: Tìm hiểu ý nghĩa của phong trào


Mục tiêu: Giúp HS hiểu ý nghĩa của phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ
TCTH:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Kiến thức cần đạt
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả Nghiên cứu III.Ý nghĩa của
lời các câu hỏi sau đây: Trả lời phong trào
Điền Đ vào câu trả lời đúng và S
vào câu trả lời sau về ý nghĩa của
phong trào dân tộc dân chủ 1936 –
1939 .
-Là sự chuẩn bị có tính tất yếu ,
quyết định những bước phát triển
nhảy vọt về sau của CMVN s
- Phá tan 2 tầng xiềng xích Pháp
s –
Nhật
s
- Trình độ trình trị của cán bộ,
s
đảng viên được nâng cao
s
- Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn
bị cho CMT8
- Cổ vũ PTĐT GPDT trên TG
- Quần chúng được tập dượt đấu
tranh, một đội quân hùng hậu
được hình thành -Trình độ trình trị,
→Chốt: công tác của cán bộ,
Cuộc vận động dận chủ 1936 – đảng viên được nâng
1939 là một cao trào CM dân tộc cao.
dân chủ rộng lớn . Qua phong - Quần chúng được
trào: Trình độ trình trị, công tác tập dượt đấu tranh,
của cán bộ, đảng viên được nâng một đội quân hùng
cao. Quần chúng được tập dượt hậu được hình thành
đấu tranh, một đội quân hùng hậu - Là cuộc tập dượt
được hình thành. Là cuộc tập dượt thứ hai chuẩn bị cho
thứ hai chuẩn bị cho CMT8. CMT8

4. Vận dụng và mở rộng kiến thức


- Phiếu bài tập
- Xem phim tư liệu → yêu quê hương, tích cực rèn luyện học tập để xây dựng
đất nước
5. Giao nhiệm vụ học tập

You might also like