You are on page 1of 6

Chương IV

MĨ – TÂY ÂU - NHẬT BẢN (1945 – 2000)


Bài 8. NHẬT BẢN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ
1. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: HS tự nghiên cứu SGK, chủ động tiếp nhận kiến thức.
- Giao tiếp và hợp tác: HS hợp tác và giao tiếp tốt thông qua hoạt động nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề thời sự
liên quan đến Việt Nam.
* Năng lực riêng:
- Tìm hiểu lịch sử:
+ Biết sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản (1945 – 2000).
+ Trình bày được các giai đoạn phát triển của Nhật Bản từ 1945 – 2000. Biểu hiện phát triển
kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản (1952-1973). Trình bày đặc điểm nổi bật về
kinh tế và khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản (1973 – 2000).
+ Trình bày được những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
- Nhận thức và tư duy lịch sử:
+ Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản trong hơn 20
năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ So sánh để rút ra nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1945 – 2000, điểm
khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại nền tảng của Nhật và Tây Âu sau chiến tranh
thế giới thứ hai.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Rút ra bài học từ sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật của Nhật Bản. Từ đó Việt Nam
cần làm gì để phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật trong giai đoan hiện nay.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề thời sự liên quan đến lịch sử Nhật Bản tác
động đến Việt Nam: mối quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
2. Về phẩm chất
- Nhân ái: Có thái độ cởi mở, tiếp nhận cái mới.
- Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập và làm việc nhóm...
- Chăm chỉ: Có tinh thần tự học, nhiệt tình tham gia các công việc của tập thể...
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Máy chiếu, máy tính.
- Bản đồ Nhật Bản .
- Tư liệu lịch sử: ảnh tư liệu (Thủ tướng Phucưđa…); các tư liệu về Nhật Bản.
- Phiếu học tập cho học sinh: Dùng để hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi gợi mở giúp HS tự
khám phá, tìm hiểu và nhận thức lịch sử Nhật Bản(1945 – 2000).
2. Học sinh
- Đọc và tìm hiểu bài 8/Lịch sử 12 ở nhà theo hướng dẫn của GV.
- Sưu tầm tư liệu và một số hình ảnh về sự phát triển của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới
thứ hai đến nay.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
- Mục tiêu: HS biết và hiểu được một số nét tiêu biểu về Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay nhằm tạo hứng thú cho học sinh.
- Phương thức tiến hành:
+ GV chiếu hình ảnh (lựa chọn một số hình ảnh sau): hình ảnh cầu Sê tô ohasi; hình ảnh vụ
nổ hai quả bom nguyên tử tháng 8 năm 1945 ở Hi- rô- si- ma và Na-ga-xa-ki.(che phần chú
thích tên dưới các hình ảnh).
+ GV yêu cầu HS nêu được tên hoặc nội dung của các hình ảnh đó và nhấn mạnh các hình
ảnh này đề cập đến Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2..
+ HS thực hiện nhiệm vụ, GV quan sát, hướng dẫn.
+ GV gọi một vài HS trình bày kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét và dẫn dắt vào bài.
- Sản phẩm cần đạt: Mỗi HS có thể nhận thức các vấn đề theo từng mức độ khác nhau. GV
điều chỉnh để tạo tình huống vào bài mới:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gánh chịu hậu quả hết sức nặng nề.
Nhưng chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh, Nhật đã vươn mình trở thành trung tâm kinh tế- tài
chính thế giới. Nguyên nhân của sự phát triển đó là gì? Việt Nam có thể học tập được gì từ
sự phát triển của Nhật Bản để đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để trả lời những vấn đề đó.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, KHOA HỌC – KĨ THUẬT CỦA NƯỚC
Nhật Bản (1945 – 2000)
1. Tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Nhật Bản (1945 – 1952) (5 phút)
- Mục tiêu:
+ HS sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản (1945 – 1952).
+ Nêu được thuận lợi, khó khăn của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 và các biện
pháp do SCAP tiến hành nhằm phục hồi kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh.
- Phương thức tiến hành: Hoạt động cá nhân (5 phút)
+ GV nêu vấn đề: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản bắt tay vào khôi phục kinh tế.
Vậy Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh có thuận lợi và khó khăn gì? bằng những
biện pháp nào và kết quả ra sao
+ Bước 1: GV yêu cầu HS đọc tư liệu trong SGK lịch sử 12/trang 53 để trả lời các vấn đề đã
nêu.
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ của mình, GV quan sát, hướng dẫn.
+ Bước 3: GV gọi đại diện 1 hoặc 2 HS lên trình bày kết quả.
+ Bước 4: HS khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, bổ sung và chốt ý
CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ 1945- 1952
Khó khăn
Thuận lợi
Biện pháp
Kết quả
Sản phẩm cần đạt
- Hoàn cảnh lịch sử.
+ Khó khăn: NB chịu hậu quả nặng nề trong chiến tranh thế giới thứ 2
+ Thuận lợi: Được Mĩ viện trợ.
- Biện pháp: SCAP tiến hành 3 cuộc cải cách lớn
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.
+ Dân chủ hóa lao động.
+ Cải cách ruộng đất.
- Kết quả: từ 1950- 1951 NB hoàn thành khôi phục kinh tế.
Sau khi khôi phục kinh tế, Nhật Bản đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và khoa
học kĩ thuật. Hơn hai mươi năm sau chiến tranh Nhật Bản đã trở thành trung tâm kinh tế, tài
chính lớn của thế giới. Vậy biểu hiện của sự phát triển đó là gì? Nguyên nhân nào giúp Nhật
Bản đạt được những thành tựu đó? Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Việt Nam có thể
học tập gì từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản?
2. Tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật của nước Nhật Bản (1952 – 1973) (10 phút)
- Mục tiêu:
+ Nêu đặc điểm, biểu hiện, nguyên nhân sự phát triển về kinh tế, KH- KT của NB giai đoạn
1952- 1973.
+ Phân tích để tìm ra nhân tố quyết định sự phát triển của NB.
+ Từ sự phát triển của NB, bài học rút ra cho Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
+ Nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản. Trong đó
nguyên nhân chung nào mang tính quyết định.
- Phương thức tiến hành: Hoạt động nhóm cặp đôi
+ Giáo viên nêu vấn đề: Nêu đặc điểm của kinh tế Nhật Bản từ 1952-1973. Đặc điểm đó
được biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản đạt được những thành tựu đó?
Nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Việt Nam có thể học tập gì từ sự phát triển thần kì của
Nhật Bản? Nguyên nhân chung đưa đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.
Trong đó nguyên nhân chung nào mang tính quyết định?
+ Bước 1: GV yêu cầu HS đọc tư liệu trong SGK lịch sử 12/42-43, sau đó tổ chức theo luận
theo từng cặp, hoàn thành phiếu học tập để trả lời các vấn đề đã nêu.
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ của mình, GV quan sát, hướng dẫn.
+ Bước 3: GV gọi đại diện 1 hoặc 2 cặp lên bảng trình bày kết quả.
+ Bước 4: HS khác nhận xét, bổ sung, GV nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào số liệu
và nguyên nhân trong SGK, phân tích những phẩm chất tốt đẹp của người Nhật)
GV đàm thoại với HS về những thành tựu khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản.
Khai thác bức tranh trong SGK: tàu cao tốc. Những thành tựu đó ứng dụng đã thúc đẩy kinh
tế Nhật Bản phát triển nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đựơc cải thiện
Sản phẩm cần đạt:
- 1952 - 1973: Kinh tế phát triển mạnh mẽ. 1960- 1973 kinh tế Nhật bản phát triển thần kì.
- Biểu hiện: Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm
kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân phát triển: Con người là vốn quý, áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật,
nhà nước điều tiết có hiệu quả, chi phí cho quốc phòng thấp, các công ti của Nhật năng
động, có tầm nhìn xa, tận dụng tốt nguồn lực bên ngoài. Trong đó nhân tố quyết định là con
người, vì vậy bài học rút ra cho Việt Nam từ sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh là
đầu tư thỏa đáng cho giáo dục- đào tạo.
Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản là áp dụng các thành
tựu khoa học kĩ thuật và nhà nước điều tiết có hiệu quả, trong đó nguyên nhân chung mang
tính quyết định là áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
- Sự phát triển của KH-KT: Nhật Bản mua bằng phát minh sáng chế, tập trung vào các sản
phẩm ứng dụng dân dụng.
2. Sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản (1973 - 2000) (5 phút)
- Mục tiêu:
+ Biết sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản (1973 - 2000).
+ Trình bày đặc điểm nổi bật về kinh tế và khoa học – kỹ thuật của nước Nhật Bản (1973 –
2000).
- Phương thức tiến hành:
+ Bước 1: GV nêu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản
trong 2 giai đoạn 1973 – 1991 và 1991 – 2000.
+ Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu SGK lịch sử 12/56-57 về 2 giai đoạn phát triển của
Nhật Bản, trả lời các câu hỏi: đặc điểm, thành tựu về kinh tế và KHKT Nhật Bản qua các
giai đoạn.
+ Bước 3: GV gọi HS đứng lên để trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Bước 4: GV nhận xét, chốt ý.
Sản phẩm cần đạt:
- 1973 – 1991: Kinh tế phát triển xen kẽ khủng hoảng (1973- nửa sau những năm 80), Từ
nửa sau những năm 80 trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới.
- 1991- 2000: Kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái, nhưng vẫn là một trong ba trung tâm
kinh tế, tài chính thế giới.
- KH-KT vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TỪ NĂM (1945 – 2000)
(10 phút)
- Mục tiêu:
+ Trình bày được những nét chính trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.
+ So sánh để rút ra nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1945 – 2000, điểm
khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại nền tảng của Nhật và Tây Âu sau chiến tranh
thế giới thứ hai.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề thời sự liên đến lịch sử Nhật Bản tác động
đến Việt Nam: mối quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
- Phương thức tiến hành: Hoạt động nhóm.
+ Bước 1: Giáo viên chia lớp làm 2 nhóm (sinh hoạt 10p) và giao nhiệm vụ
Nhóm 1: Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản (1945 - 2000) về chính sách đối ngoại
của Nhật Bản qua các giai đoạn, nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1945
đến 2000, điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại nền tảng của Nhật và Tây Âu
sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Nhóm 2: Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản (1945 - 2000) về chính sách đối ngoại
của Nhật Bản qua các giai đoạn, nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1945
đến 2000, điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại nền tảng của Nhật và Tây Âu
sau chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Bước 2: + HS nghiên cứu SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. GV quan sát,
hướng dẫn.
Phiếu học tập
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TỪ 1945 - 2000
NỘI DUNG 1945 – 1952 1952 – 1973 1973- 1991 1991- 2000
Chính sách
Biểu hiện
Nền tảng trong CS
đối ngoại
Điểm khác nhau
trong chính sách đối
ngoại nền tảng của
Nhật và Tây Âu
+ Bước 3: Giáo viên gọi đại diện của 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả hoạt động nhóm,
HS khác nhận xét và bổ sung.
+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận của 2 nhóm và điều chỉnh (nếu
có).
Sản phẩm cần đạt:
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN TỪ 1945 - 2000
NỘI DUNG 1945 – 1952 1952 – 1973 1973- 1991 1991- 2000
Chính sách - Liên minh chặt - Liên minh chặt - Liên minh - Liên minh
chẽ với Mĩ chẽ với Mĩ. chặt chẽ với chặt chẽ với
- Tham gia Liên Mĩ. Mĩ.
hợp quốc, bình - Trở về Châu - Coi trọng
thướng hóa quan Á quan hệ với
hệ với Liên xô Tây Âu,
Đông Nam
Á.
Biểu hiện - 1951 Hiệp ước - Hiệp ước an ninh - Học thuyết - Học
an ninh Mĩ- Nhật Mĩ- Nhật được Phưcưđa và thuyết
được kí kết. được kéo dài vĩnh học thuyết Miyadaoa
viễn. Caiphu. và học
- 1973 bình thuyết
thường hóa Hasimoto.
quan hệ với
Việt Nam.
Nền tảng trong CS Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
đối ngoại
Điểm khác nhau Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ xuyên suốt từ sau chiến tranh thế
trong chính sách đối giới thứ 2 đến năm 2000. Tây Âu chỉ liên minh chặt chẽ với Mĩ từ
ngoại nền tảng của 1945- 1991, từ 1991 trở đi, một số nước đã trở thành đối trọng với Mĩ.
Nhật và Tây Âu
C. LUYỆN TẬP VÀ CỦNG CỐ (4 phút)
Mục tiêu:
+ Chuẩn hóa lại kiến thức HS đã tiếp nhận qua quá trình học tập về Nhật Bản trong những
năm (1945 – 2000).
+ Hình thành năng lực nhận thức và tư duy lịch sử như Giải thích được nguyên nhân dẫn
đến sự phát triển kinh tế.
+ So sánh để rút ra nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1945 – 2000, điểm
khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại nền tảng của Nhật và Tây Âu sau chiến tranh
thế giới thứ hai.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề thời sự liên đến lịch sử Nhật Bản tác động
đến Việt Nam: mối quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
Phương thức tiến hành:
+ Bước 1: GV giao bài tập tại lớp (hoặc có thể làm ở nhà)
Bài tập 1: Sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu một vấn đề cụ thể về lịch sử
Nhật Bản giai đoạn 1945 – 2000
+ Bước 2: GV hướng dẫn HS lựa chọn và thực hiện một vấn đề cụ thể:
Sự phát triển kinh tế từ 1952- 1973 và nguyên nhân của sự phát triển đó.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm
2000.
+ Bước 3: GV gọi HS trình bày (nếu làm tại lớp)/ bài viết (nếu làm ở nhà).
+ Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
Sản phẩm cần đạt: (Nội dung cần đạt ở mục I)
D. VẬN DỤNG: (3 phút)
Mục tiêu:
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Rút ra bài học cho Việt Nam cần làm gì để phát triển
kinh tế, khoa học - kĩ thuật trong giai đoạn hiện nay.
+ Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề thời sự liên quan đến lịch sử Nhật Bản tác
động đến Việt Nam: mối quan hệ ngoại giao của Nhật Bản với Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
Phương thức tiến hành:
+ Bước 1: GV nêu câu hỏi: Vì sao tháng năm 1973, Nhật Bản thực hiện bình thường hoá
quan hệ ngoại giao với VN? VN có cơ hội và thách thức gì qua sự kiện này?
+ Bước 2: Giáo viên gợi ý để HS vận dụng những kiến thức đã học về lịch sử Nhật Bản từ
1945 – 2000 cùng với những hiểu biết của HS về lịch sử Việt Nam để vận dụng vào thực tế.
+ Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp/hoặc ở nhà (nếu không còn thời gian).
+ Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và điều chỉnh.
Sản phẩm cần đạt:
- Từ đầu những năm 70, Nhật Bản thực hiện chính sách trở về châu Á qua học thuyết Phư
cư đa và học thuyết Caiphu. Trong chính sách trở về châu Á, Việt Nam có vị trí địa chính trị
quan trọng, vì vậy từ năm 1973 đến nay Nhật Bản ngày càng đầu tư nhiều vào Việt Nam,
vốn ODA của Nhật đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều.
- Việc bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản giúp Việt Nam tận dụng được nguồn vốn,
khoa học kĩ thuật, học hỏi được kinh nghiệm quản lý, có thêm thị trường để xuất khẩu lao
động.
- Tuy nhiên, đi cùng với thuận lợi là khó khăn do bị cạnh tranh quyết liệt về kinh tế...
E. HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC (3-phút)
- Học bài cũ, làm các bài tập.
- Học bài cũ, làm các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Tìm hiểu
nội dung sau:
+ Chiến tranh lạnh đã tác động như thế nào đến cuộc kháng chiến chống Pháp (1946- 1954)
và kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) ở nước ta.

You might also like