You are on page 1of 5

Trường PTDTBTTH&THCS Sơn Tân Giáo án - Lịch sử 9

Tuần 6 Ngày soạn: 20/10/2021


Tiết 6 Ngày dạy: 21/10/2021(9A, 9B)
BÀI 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý chính sau:
-Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
-Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt
động của tổ chức này.
2. Thái độ:
Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân ta và nhân dân các nước Đông Nam
Á trong thời gian gần đây, củng cố sự đoàn kết hữu nghị và sự hợp tác phát triển giữa
các dân tộc trong khu vực
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ Đông Nam Á, châu Á và thế giới
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt:
+Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng
lịch sử
+Biết xác định vị trí của nước ASEAN trên lược đồ. Nhận xét về quá trình phát
triển của tổ chức ASEAN.
II. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm.
2. Kĩ thuật: Kĩ thuật thông tin phản hồi trong quá trình dạy học, kĩ thuật chia sẻ
nhóm đôi, kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi.
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, sgk
- Bản đồ thế giới, lược đồ các nướ Đông Nam Á
- Một số tranh ảnh về các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Thái Lan,
Indonesia
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài trong sách giáo khoa.
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
*Mục tiêu:
- Tạo sự hứng thú, kích thích khả năng tìm tòi kiến thức mới cho học sinh.
*Phương pháp/kĩ thuật:
- Đàm thoại, vấn đáp.../ kĩ thuật thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
*Cách tổ chức:
Hoạt động cả lớp:

GV: Bùi Thị Cẩm Loan Năm học 2020 - 2021


Trường PTDTBTTH&THCS Sơn Tân Giáo án - Lịch sử 9

(?) Hình ảnh trên nói về khu vực nào?


(?) Nói về tổ chức nào?
HS: Tìm hiểu, suy nghĩ.
HS: Trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận.
Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo cơ hội thuận lợi để nhiều nước trong khu vực
Đông Nam Á giành độc lập và phát triển kinh tế, bộ mặt các nước trong khu vực có
nhiều thay đổi nhiều nước đã trở thành con rồng châu Á, để tìm hiểu tình hình chung
các nước Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào? Công
cuộc phát triển kinh tế xây dựng đất nước đạt thành tựu ra sao? Nội dung bài học hôm
nay sẽ trả lời cho câu hỏi trên.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
*Mục tiêu:
-HS khai thác kiến thức, nội dung mới của bài học.
*Phương pháp/kĩ thuật:
- Thuyết trình, vấn đáp, trực quan, thảo luận nhóm / kĩ thuật thông tin phản hồi
trong quá trình dạy học, kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi, kĩ thuật chia nhóm, đặt câu hỏi.
*Cách tổ chức:
Hoạt động: cá nhân, cả lớp, nhóm
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tình hình Đông I. Tình hình Đông Nam Á trước
Nam Á trước và sau năm 1945: (8 phút) và sau năm 1945:
Hoạt động cá nhân:
Trước hết GV treo bản đồ các nước Đông
Nam Á giới thiệu về khu vực này, đồng thời
gợi cho HS nhớ trước chiến tranh thế giới
thứ hai hầu hết các nước này đều là thuộc địa
của chủ nghĩa Đế quốc (trừ Thái Lan).
(?) Hãy cho biết kết quả cuộc đấu tranh
giành độc lập của nhân dân các nước Đông
Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
GV: Bùi Thị Cẩm Loan Năm học 2020 - 2021
Trường PTDTBTTH&THCS Sơn Tân Giáo án - Lịch sử 9
(?) Hãy cho biết tình hình các nước Đông
Nam Á sau khi giành được độc lập cho đến
nay?
HS: Tìm hiểu, suy nghĩ.
HS: Trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. -Trước năm 1945, các nước Đông
Đồng thời nhấn mạnh đến mốc thời gian các Nam Á, trừ Thái Lan đều là thuộc
nước giành độc lập: In-do-ne-si-a (8- địa của thực dân Phương Tây
1945),Việt Nam (9-1945), Lào (10-1945), -Sau năm 1945 và kéo dài hầu như
nhân dân các nước khác như Ma-lay-si-a, trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình
Mi-an-ma và Phi-lip-pin đều nổi dậy đấu hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp
tranh thoát khỏi ách chiếm đóng của phát và căng thẳng. Các sự kiện tiêu biểu
xít Nhật. là :
- Tác động của cuộc chiến tranh lạnh đối với
+Nhân dân nhiều nước Đông Nam
khu vực, Mĩ thành lập khối quân sự SEATO, Á đã nổi dậy giành chính quyền như
Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Việt Nam. ở In- đô- nê- xi- a, Việt Nam và Lào
từ tháng 8 đến tháng 10 -1945.
+Sau đó, đến giữa những năm 50
thế kỉ XX, hầu hết các nước trong
khu vực đã giành được độc lập .
-Trong thời kì chiến tranh lạnh Mĩ
can thiệp vào khu vực: lập khối
quân sự SEATO(1954) nhằm đẩy
lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội
và phong trào giải phóng dân tộc đối
với Đông Nam Á, Mĩ đã tiến hành
xâm lược Việt Nam sau đó mở rộng
sang Lào và Cam-pu-chia.
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sự ra đời của tổ II. Sự ra đời của tổ chức ASEAN:
chức ASEAN (11 phút) 1. Hoàn cảnh ra đời:
(?)Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? -Sau khi giành được độc lập, nhiều
(?)HS xác định vị trí các nước ASEAN trên nước Đông Nam Á ngày càng nhận
bản đồ thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau
(?)Mục tiêu họat động của ASEAN là gì? hợp tác để phát triển đất nước và
HS: Tìm hiểu, suy nghĩ. hạn chế ảnh hưởng của các cường
HS: Trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung. quốc bên ngoài đối với khu vực
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. - Ngày 8-8-1967 Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng
Anh là ASEAN) được thành lập Tại
Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham
gia của 5 nước là In-đô- nê-xi-a,
Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và
Xin-ga-po
2. Mục tiêu ASEAN là: Phát triển
kinh tế và văn hóa thông qua những
nổ lực hợp tác chung giữa các nước
thành viên ,duy trì hòa bình và ổn
định khu vực .

GV: Bùi Thị Cẩm Loan Năm học 2020 - 2021


Trường PTDTBTTH&THCS Sơn Tân Giáo án - Lịch sử 9
III. Từ “ASEAN 6” phát triển
thành “ASEAN 10”:
Hoạt động 3: Tìm hiểu Từ “ASEAN 6”
phát triển thành “ASEAN 10” (10 phút)
Hoạt động cá nhân:
GV giao nhiệm vụ:
(?)Sự phát triển của các nước ASEAN diễn
ra như thế nào ?
(?) Xu thế hoạt động của tổ chức ASEAN?
HS: Tìm hiểu, suy nghĩ. - Sau chiến tranh lạnh, nhất là khi
HS: Trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung. vấn đề Cam- pu- chia được giải
GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. quyết, tình hình Đông Nam Á được
GV giới thiệu tình hình và xu thế hoạt động cải thiện rõ rệt .Xu hướng nổi bật
của ASEAN: Năm 1992 ASEAN quyết định đầu tiên là sự mở rộng các thành
biến Đông Nam Á thành khu vực mậu dịch viên của Hiệp Hội
tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm. Năm - Từ những năm 90 lần lượt các
1994 ASEAN tổ chức diễn đàn khu vực nước trong khu vực tham gia tổ
(ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong chức ASEAN: Việt Nam (1995),
khu vực. Lào và Mi-an- ma (1997), Cam –pu-
GV giới thiệu hình 11 trong SGK “ Hội nghị chia (1999)
cao cấp ASEAN VI họp tại Hà Nội”. - Với 10 nước thành viên, ASEAN
trở thành một tổ chức khu vực ngày
càng có uy tín với những hợp tác
kinh tế và hợp tác an ninh …
- Hoạt động trọng tâm của ASEAN
là chuyển sang hoạt động kinh tế.
3. Hoạt động luyện tập: (4 phút)
*Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
*Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại
*Cách tổ chức:
Hoạt động cá nhân:
(?) Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN
HS: Tìm hiểu, suy nghĩ
HS: Trả lời, các bạn nhận xét, bổ sung.
GV: Dựa trên câu trả lời của HS, GV nhận xét, hướng dẫn để các em hoàn thiện sản
phẩm của mình
4. Hoạt động vận dụng: (4 phút)
*Mục tiêu: Nhận xét về quan hệ Việt Nam - ASEAN
*Phương pháp, kĩ thuật: Đàm thoại
*Cách tổ chức:
Hoạt động cá nhân: GV giao nhiệm vụ:
(?) Quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay?
Dự kiến sản phẩm:
Quan hệ Việt Nam – ASEAN:
Quan hệ Việt Nam – ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng
tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-
chia.

GV: Bùi Thị Cẩm Loan Năm học 2020 - 2021


Trường PTDTBTTH&THCS Sơn Tân Giáo án - Lịch sử 9
Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối
đầu” sang ‘’đối thoại”, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia
được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn với tất cả các
nước”, quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện.
Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới
trong quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan hệ khu vực.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các
nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa,
khoa học, kĩ thuật… và nó ngày càng được đẩy mạnh.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (2 phút)
Hoạt động cá nhân:
(?) Em hãy sưu tầm một số tranh ảnh nói sự phát triển hợp tác giữa Việt Nam và tổ
chức ASEAN.
(?) Lập bảng niên biểu quá trình ra đời và phát triển của ASEAN.
HS: Tìm hiểu, sưu tầm.
HS: Trả lời, về nhà hoàn thiện sản phẩm, hôm sau nộp cho gv.
GV: Nhận xét, bổ sung
Hoạt động nối tiếp: (1 phút)
- Về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu nội dung bài mới, bài 6

GV: Bùi Thị Cẩm Loan Năm học 2020 - 2021

You might also like