You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

NỘI VIỆT NAM


TRƯỜNG THPT YÊN HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------- ------------
Số ……/THPT-YH

Hà Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2022

KẾ HOẠCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH TỔ


CHỨC “GEN Z TỰ HÀO LỊCH SỬ
VIỆT NAM’’

I. Mục tiêu :
1. Kiến thức , kỹ năng :
- Nhận biết và ghi nhớ được những kiến thức lịch sử về ngày giải phóng Miền
Nam 30/4/1975
- Biết cách thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình đối với tổ quốc từ đó
hướng tới phẩm chất yêu nước .
- Vận dụng kiến thức vào thực tiễn, cố gắng rèn luyện để xây dựng và bảo vệ
tổ quốc
2. Năng lực chung hướng tới
- Giao tiếp và hợp tác
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo (thông qua trả lời hệ thống câu hỏi qua trò
chơi và nhiệm vụ được trải nghiệm).
3. Phẩm chất chung hướng tới: Yêu nước, trách nhiệm (qua hành động, việc
làm cụ thể).
II. Thời gian, địa điểm và đối tượng tham gia

1
- Thời gian: Thứ 6 ngày 29/04/2022 vào tiết sinh hoạt lớp
- Địa điểm: Lớp 10A5-Trường THPT Yên Hòa ( Cầu Giấy – Hà Nội )
- Đối tượng: Học sinh lớp 10A5
III. Nội dụng, sản phẩm đầu ra và phương thức tiến hành
1. Nội dung
- Nội dung cuộc thi xoay quanh chủ đề về chiến thắng lịch sử ngày 30/04/1975 đã
làm thất bại chiến tranh xâm lược và ách thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ ở
Miền Nam , giải phóng hoàn toàn miền Nam , kết thúc chiến tranh cứu nước lâu
dài và khó khăn
- Các học sinh được lắng nghe, trao đổi, giáo dục nâng cao nhận thức về lịch sử
dân tộc Việt Nam
- Các học sinh được giao lưu, học hỏi, nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm,
quyết tâm chung tay xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giáo dục truyền thống yêu nước,
giáo dục chính trị tư tưởng đối học sinh trên.
2. Sản phẩm đầu ra
- Trên cơ sở nhận thức đúng đắn chủ đề, cả lớp sẽ tiến hành trả lời câu hỏi trò
chơi
- Sản phẩm : đáp án đúng và lật được mảnh ghép cuối cùng
3. Phương thức tiến hành
- Tiến hành trả lời câu hỏi cá nhân trên tinh thần xung phong phát biểu
- Tổ chức hoạt động sáng tạo với nội dung phong phú, đa dạng thông qua các
phương pháp, kĩ thuật như: Làm việc nhóm, kĩ thuật “Hỏi và trả lời”,…Học sinh
tìm hiểu nội dung về chủ đề :
Hoạt động : Tổ chức trò chơi lật mảnh ghép

- Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

+ Giáo viên sẽ giải thích về thể lệ cuộc thi

+ Giáo viên tuyên bố bắt đầu trò chơi

2
- Bước 2: Tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh quan sát trên màn hình để trả lời câu hỏi
+ Nhóm trưởng sẽ giúp quản lý trật tự lớp
+ Mỗi một câu hỏi đúng sẽ cho các em học sinh một phần quà nhỏ
- Bước 3: Báo cáo kết quả
+ Học sinh trả lời câu hỏi được đặt ra
+ Học sinh khác lắng nghe, bổ sung ý kiến
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá.
+ Giáo viên chốt kiến thức về bức tranh cuối cùng sau khi lật mảnh ghép
+ Giáo viên đánh giá nhận xét và định hướng học tập theo chủ đề.
NỘI DUNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ ngụy, là thành phố lớn thứ
hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.
Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?
a. Đà Nẵng
b. Huế
c. Sài Gòn
d. Hà Nội

Câu 2.Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã trải qua mấy đời
tổng thống:
a. 5 đời 
b. 4 đời
c. 3 đời
d. 2 đời
Câu 3.Vào thời gian 10h45p, ngày 30/4/1975, diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài
Gòn?
A. Dương Văn Minh đầu hàng
B. Xe tăng tiến vào Dinh Độc Lập 
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng

3
D. Cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập
Câu 4.Có một thành phố được giải phóng vào ngày 26/3/1975 trùng với ngày
thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bạn hãy cho biết đó là thành phố nào?
a. Đà Nẵng
b. Huế
c. Đắc Lắc
d, Hải Phòng
Câu 5. Vị tổng thống cuối cùng của chính quyền Mĩ – Ngụy, đã đầu hàng vô điều
kiện khi quân ta tiến vào Dinh Độc Lập?
A. Ngô Đình Diệm
B. Nguyễn Văn Thiệu
C. Dương Văn Minh 
D. Trần Văn Hương
Câu 6. Tên gọi khác của chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định là gì?
a. Chiến dịch Hồ Chí Minh
b. Chiến dịch Quang Trung
c. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám
d. Chiến dịch Trần Hưng Đạo

Câu 7 Phương châm tác chiến nhưng Bộ Chính trị đã đề ra trong kế hoạch giải
phóng miền Nam là gì?

A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”

B. “Hoạt động, Chủ động, Di động, Linh hoạt”

C. “Đánh chắc ăn chắc”.


D. “Nhanh, táo tợn, bất thần, luôn thắng”
Câu 8. Em hãy cho biết tên chiến dịch mở đầu mùa xuân năm 1975?
A. Chiến dịch Tây Nguyên
B. Chiến dịch Tri-Tien
C. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng

4
Câu 9. Mệnh lệnh " Thần tốc , thần tốc hơn nữa , táo bạo , táo bạo hơn nữa , tranh
thủ từng giờ từng phút , xốc tới mặt trận , giải phóng Miền Nam . Quyết Chiến và
toàn thắng " do ai đưa ra ?
A. Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền
B. Đại tướng Văn Tiến Dũng
C. Đại tướng Võ Nguyên Giáp
D. Tổng bí thư Lê Duẩn
Câu 10. Tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng” và khí thế “thần tốc, táo bạo,
bất ngờ, chắc thắng”. Đó là tinh thần và khí thế ra quân của dân tộc ta trong?
A.Chiến dịch Tây Nguyên
B. Chiến dịch Huế-Đà Nẵng
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
D.Tất cả các chiến dịch trên

III. Tài liệu và phương tiện hỗ trợ

1. Giáo viên

- Thiết kế slide hỗ trợ phần thi

- Thông báo cho các nhóm về những phần thi, dụng cụ cần trong quá trình diễn ra
hoạt động

- Sắp xếp bàn ghế, vị trí của các nhóm

- Phổ biến kế hoạt hoạt động trải nghiệm

- Cố vấn trong các phần thi

2. Học sinh

- Chuẩn bị kiến thức về ngày 30/4/1975

- Học sinh chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho phần thi của mình

IV. Học liệu và công tác chuẩn bị

1. Giáo viên

5
- Nghiên cứu chủ đề để hiểu rõ về nội dung các phần thi

- Thiết kế slide hỗ trợ

- Gợi ý cho các học sinh tài liệu để hỗ trợ phần thi kiến thức

- Phân nhóm, vị trí nhóm và nhắc nhở học sinh ở khâu chuẩn bị

- Ra thể lệ, tiêu chí, cách đánh giá về sản phẩm

2. Học sinh

- Trưởng nhóm phổ biến , nội dung, hình thức…cho các bạn cùng nhóm

- Học sinh chuẩn bị theo nội dung mà buổi hoạt động diễn ra

- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho trò chơi

You might also like