You are on page 1of 20

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Chủ đề 4: Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975-1986

Giảng viên : ThS. GVC. Bùi Thị Huyền


Sinh Viên thực hiện : Nhóm 4
Lớp học phần : 23C1HIS51002613

TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 11 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4

STT Tên Công việc Mức độ


hoàn
thành
1 Lư Kim Anh Slide thuyết trình 100%
2 Lê Thị Ngọc Hiền Nội dung 5.a + Trả lời câu hỏi 100%
3 Lê Thị Quỳnh Hoa Nội dung 1 + Trả lời câu hỏi 100%
4 Võ Xuân Khang Thuyết trình 1 100%
5 Hà Đỗ Ngọc Linh Trò chơi Quizizz 100%
6 Hoàng Ngọc Hân Nhi Nội dung 2 + Trả lời câu hỏi 100%
7 Phạm Quang Phúc Nội dung II.1 100%
8 Trịnh Tiểu Quyền Nội dung 6 + Trả lời câu hỏi 100%
9 Hồ Thái Thanh Nhóm trưởng, tổng hợp bài 100%
10 Bùi Thanh Thảo Nội dung 3.a + Trả lời câu hỏi 100%
11 Võ Thị Phương Thảo Thuyết trình 100%
12 Trương Ngọc Bảo Trâm Nội dung 3.b + Trả lời câu hỏi 100%
13 Hoàng Thị Quỳnh Trang Slide thuyết trình 100%
14 Nguyễn Ngọc Phương Trinh Nội dung 4 + Trả lời câu hỏi 100%
15 Lê Anh Tuấn Thuyết trình 100%
MỤC LỤC
I. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975 - 1981...........................................
● Bối cảnh Việt Nam sau năm 1975................................................................................................
1) Hoàn thành thống nhất về mặt đất nước...................................................................................
a. Hoàn cảnh lịch sử.....................................................................................................................
b. Quá trình...................................................................................................................................
c. Ý nghĩa......................................................................................................................................
2) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và quá trình xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc 1976-1981...........................................................................................................
2.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV..................................................................................
2.2. Phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa 5 năm
(1976 -1980).................................................................................................................................
3) Đảng lãnh đạo bảo vệ biên giới tây Nam và phía Bắc..............................................................
3.1. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.....................................................................
a. Bối cảnh lịch sử...................................................................................................................
b. Diễn biến.............................................................................................................................
c. Kết quả................................................................................................................................
d. Ý nghĩa của chiến thắng......................................................................................................
3.2. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc......................................................................
a. Bối cảnh lịch sử...................................................................................................................
b. Diễn biến.............................................................................................................................
c. Kết quả................................................................................................................................
d. Ý nghĩa của chiến thắng......................................................................................................
II. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi
mới kinh tế 1982 - 1986.........................................................................................................................
1) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982)..................................................................................
a. Ngữ cảnh và tầm quan trọng.....................................................................................................
b. Đại hội V của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội..............................................
c. Ý nghĩa lịch sử..........................................................................................................................
2) Các bước đột phát tiếp tục đổi mới kinh tế năm (1982 - 1986)................................................
III. Đánh giá giai đoạn 1975-1986........................................................................................................
I. Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 1975 - 1981
● Bối cảnh Việt Nam sau năm 1975
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam được giải phóng hoàn toàn, thống nhất đất
nước. Trong bối cảnh nước ta lúc đó, chúng ta đã gặp phải nhiều khó khăn và thuận lợi:
- Thuận lợi:
+ Miền Bắc: công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 – 1975) đã đạt
những thành tựu to lớn và toàn diện, xây dựng được những cơ sở vật chất – kỹ thuật ban
đầu của chủ nghĩa xã hội.
+ Miền Nam: được hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới và chế độ chính quyền Sài
Gòn hoàn toàn sụp đổ.

Nhà máy Việt Trì ( Phú Thọ) Cuộc tháo chạy khỏi Sài Gòn
- Khó khăn:
+ Miền Bắc: bị tàn phá nặng nề (12 thị xã, 51 thị trấn bị phá hủy hoàn toàn; 4000/5799
xã bị đánh phá, trong đó có 30 xã bị phá hủy hoàn toàn. Tất cả các tuyến đường sắt, cầu,
hệ thống bến cảng và hàng trăm héc-ta ruộng vườn, 3000 trường học, 350 bệnh viện bị
bắn phá, trong đó có 10 bệnh viện bị san bằng…), sản xuất nhỏ còn phổ biến, nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu.
+ Miền Nam: hậu quả hết sức nặng nề (đồng ruộng bị bỏ hoang, chất độc hóa học, bom
mìn còn vùi lấp ở nhiều nơi,...), nền kinh tế phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản
vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, nguồn
viện trợ từ các nước Liên Xô, Trung Quốc, Cuba bị giảm dần và hết do chính sách thù
địch, bao vây, cấm vận của Mỹ nhằm cô lập nước ta với thế giới.

1
1) Hoàn thành thống nhất về mặt đất nước
a. Hoàn cảnh lịch sử
Vào năm 1975, bằng cuộc tổng tiến công và trải qua 3 chiến dịch lớn là chiến dịch
Huế - Đà Nẵng, chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta đã
giành được độc lập dân tộc, đã đuổi được đế quốc Mỹ, và lần đầu tiên trong lịch sử 117
năm thì chúng ta đã sạch bóng kẻ thù trong phạm vi toàn quốc, hòa bình được lập lại, đất
nước được thống nhất sau 21 năm bị chia cắt bởi hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.
Tổ quốc đã độc lập về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì lại chưa được thống
nhất. Chính vì thế nhiệm vụ đầu tiên, bức thiết nhất là lãnh đạo thống nhất nước nhà về
mặt nhà nước. Cụ thể là thống nhất hai chính quyền khác nhau ở hai miền là Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam ở miền Nam.
b. Quá trình
Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời phối hợp với thực
tế Lịch sử dân tộc - “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” - Hội nghị lần thứ
24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (8/1975) chủ trương: Hoàn thành thống nhất nước
nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội; miền Bắc
phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cần xúc tiến việc thống nhất nước nhà một cách tích cực và
khẩn trương.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, ngày 27/10/1975, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt
Nam Dân Chủ Cộng hoà đã họp phiên đặc biệt để bàn về chủ trương, biện pháp thống
nhất nước nhà về mặt nhà nước.
Từ ngày 15 đến 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gòn.
Đoàn đại biểu đại diện cho hai miền Bắc - Nam tham dự. Đây là một sự kiện quan trọng
và đầy ý nghĩa, khi hai đoàn đại biểu đến từ cả hai miền tham gia. Đoàn đại biểu miền
Bắc gồm 25 người do đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Quốc hội, làm trưởng đoàn.
Trong khi đó, đoàn đại biểu miền Nam gồm 25 người do đồng chí Phạm Hùng, Bí thư
Trung ương Cục Miền Nam, làm trưởng đoàn. Hội nghị này đã thảo luận sâu rộng và đi
đến sự nhất trí hoàn toàn về các vấn đề liên quan đến chủ trương và biện pháp để thống
nhất đất nước về mặt nhà nước. Các quyết định và cam kết tại hội nghị này đã bắt đầu
quá trình tiến tới hoàn thành mục tiêu quan trọng này, đồng thời thể hiện sự hiệp nhất và
đoàn kết của toàn bộ dân tộc Việt Nam.
Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống
nhất được tiến hành. Hơn 23 triệu cử tri, đạt tỉ lệ 98,77% tổng số cử tri đi bầu, đã bầu ra
492 đại biểu gồm đủ các thành phần tham dự.Thắng lợi của công việc bầu cử thể hiện ý
chí đoàn kết toàn dân tộc quyết tâm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy,nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế
quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào
Nam, Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”

2
Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của nước Việt Nam thống nhất được tiến hành
ngày 25-4-1976
Từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, kỳ họp thứ nhất (khóa VI) của Quốc hội nước Việt Nam
thống nhất đã họp tại Thủ đô Hà Nội. Quốc hội quyết định:
+ Đặt tên nước ta là: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
+ Quốc kỳ nền đỏ ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh
+ Thủ đô là Hà Nội; Quốc ca: là bài Tiến quân ca; Quốc huy mang dòng chữ: Cộng
hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Sài Gòn mang tên Thành phố Hồ Chí Minh
+ Bầu Tôn Đức Thắng làm chủ tịch nước
+ Thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp mới

Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca của nước Việt Nam do Quốc hội quyết định trong kỳ họp
thứ nhất (Khóa VI)
Theo chủ trương của Đảng, các tổ chức chính trị- xã hội đều được thống nhất trên cả
nước với tên gọi mới: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Tổng Công đoàn Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…
c. Ý nghĩa
Hoàn thành thống nhất nước nhà về mặt nhà nước là một trong những thành tựu nổi
bật, có ý nghĩa to lớn; Là cơ sở để thống nhất nước nhà trên các lĩnh vực khác, nhanh
chóng tạo ra sức mạnh toàn diện của đất nước; là điều kiện tiên quyết để đưa cả nước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội. Điều đó còn thể hiện tư duy chính trị nhạy bén của Đảng trong
thực hiện bước chuyển giai đoạn cách mạng ở nước ta.

3
2) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và quá trình xây dựng CNXH
và bảo vệ Tổ quốc 1976-1981
2.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
Đại hội lần thứ IV của Đảng diễn ra từ ngày 14 đến ngày 20-12-1976, tại thủ đô Hà
Nội với sự tham gia của 1008 đại biểu thay mặt cho hơn 1.550.000 đảng viên trong nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
Đại hội đã thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục
tiêu kế hoạch 5 năm (1976-1980), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng; quyết định
đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam và sửa đổi Điều lệ
Đảng, bầu Ban Chấp hành Trung ương, bầu đồng chí Lê Duẩn làm Tổng Bí thư của
Đảng.
Đại hội đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khẳng định thắng lợi của
nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc,
như một trong những trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ
đại của thế kỷ XX, một sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng, có tính thời đại sâu sắc.
Đại hội đã phân tích tình hình thế giới, trong nước và nêu lên ba đặc điểm lớn của
cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới:
● Một là, nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến
là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
● Hai là, cả nước hòa bình, độc lập và thống nhất đang tiến lên CNXH với nhiều
thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh và các tàn dư
của chủ nghĩa thực dân mới gây ra.
● Ba là, hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa cách
mạng và phản cách mạng còn rất gay go và phức tạp.
Những đặc điểm đó tác động mạnh mẽ đến quá trình biến đổi cách mạng ở nước ta.
Vì vậy, bản báo cáo đã xác định đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta:

4
● Nắm vững chuyên chính vô sản
● Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động
● Tiến hành đồng thời 3 cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách
mạng về khoa học kĩ thuật, cách mạng về tư tưởng văn hóa. Trong đó, cách mạng
khoa học - kỹ thuật là then chốt; đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là
nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên CNXH; xây dựng chế độ làm chủ
tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng
nền văn hóa mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; xóa bỏ chế độ người
bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác,
thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; xây
dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ
nghĩa; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH
Trên cơ sở đường lối chung, Báo cáo vạch ra Đường lối xây dựng, phát triển kinh tế:
Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của
CNXH, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ
cấu kinh tế công - nông nghiệp; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế
địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế
quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan
hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác,
tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ
nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc
lập, chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội
chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học, kỹ thuật tiên tiến,
quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.
2.2. Phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa 5 năm
(1976 -1980)
Gồm hai mục tiêu vừa cơ bản vừa cấp bách:
● Đảm bảo nhu cầu của đời sống nhân dân
● Tích lũy để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH
Muốn vậy, phải ra sức thực hiện các nhiệm vụ:
● Phát triển vượt bậc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giải quyết một
cách vững chắc nhu cầu của cả nước về lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng
thông dụng; xây dựng thêm nhiều cơ sở mới về công nghiệp nặng, đặc biệt là công
nghiệp cơ khí, mở mang giao thông vận tải, xây dựng cơ bản, đẩy mạnh khoa học
- kỹ thuật; sử dụng hết lực lượng lao động; hoàn thành cơ bản cải tạo xã hội chủ
nghĩa ở miền Nam, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tiến
mạnh mẽ công tác thương nghiệp, giá cả, tài chính, ngân hàng; tăng nhanh nguồn
xuất khẩu; phát triển giáo dục, văn hóa, y tế, cải cách giáo dục, đào tạo cán bộ,

5
thanh toán hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới; xây dựng một hệ thống mới về
quản lý kinh tế trong cả nước.
● Về đối ngoại, báo cáo nêu rõ trong giai đoạn mới, chúng ta cần ra sức tranh thủ
những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương
chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, khoa học - kỹ
thuật, củng cố quốc phòng, kề vai sát cánh với các nước xã hội chủ nghĩa và các
dân tộc trên thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH,
chống chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ.
● Về xây dựng Đảng, báo cáo trình bày những kinh nghiệm đã tích lũy được trong
mấy chục năm qua; xác định nhiệm vụ, phương châm và biện pháp công tác đảng
trong giai đoạn mới, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo Nhân dân
cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội IV, Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục chỉ
đạo phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và phân phối lưu thông. Cụ thể:
Hội nghị Trung ương 6 (8-1979) được coi là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế
của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế,
trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “sản xuất bung ra”.
Trước hiện tượng “khoán chui” trong hợp tác xã nông nghiệp ở một số địa phương,
sau khi tổ chức thí điểm, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981) về
khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp.Trong
lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ
Chí Minh và tỉnh Long An, Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền
chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh
và Quyết định số 26-CP (1-1981) về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản
phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà
nước.
→ Đại hội lần thứ IV của Đảng là đại hội toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định đường lối đưa cả nước tiến lên CNXH.
Tuy nhiên, Đại hội Lần thứ IV của Đảng bên cạnh những điểm tích cực vẫn còn
những điểm hạn chế:
● Đại hội chưa tổng kết kinh nghiệm 21 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc trong
điều kiện thời chiến, vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến, vừa xây dựng CNXH,
vừa chống chiến tranh phá hoại bằng không quân, hải quân của đế quốc Mỹ, vừa
làm nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam và làm nhiệm vụ quốc tế.
Trong điều kiện đó không thể áp dụng đầy đủ các quy luật kinh tế, không thể hạch
toán kinh tế mà tất yếu phải thực hành chính sách bao cấp để đáp ứng yêu cầu tất
cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong điều kiện đó, chưa phát hiện những
khuyết tật của mô hình CNXH đã bộc lộ rõ sau chiến tranh.

6
● Việc dự kiến thời gian hoàn thành về cơ bản quá trình đưa nền kinh tế của đất
nước từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng 20 năm để
kết thúc thời kỳ quá độ; việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn,
việc đề ra các chỉ tiêu kinh tế nông nghiệp và công nghiệp vượt quá khả năng thực
tế... là những chủ trương nóng vội, thực tế đã không thực hiện được.
3) Đảng lãnh đạo bảo vệ biên giới tây Nam và phía Bắc
3.1. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
a. Bối cảnh lịch sử
Sau cuối chiến tranh Việt Nam (còn được gọi là chiến tranh Đông Dương lần thứ 2,
mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng trở nên căng thẳng và có nhiều
mâu thuẫn.
Từ năm 1970 đến 1973, khi bộ đội Việt Nam đang tập trung lực lượng đánh Mỹ và
tay sai ở chiến trường Campuchia thì lính Pôn Pốt đã gây ra nhiều vụ khiêu khích, tập
kích,... giết hơn 600 cán bộ và chiến sĩ Việt Nam.
Ngay sau khi cách mạng hai nước giành thắng lợi (tháng 4/1945), vào ngày 1/5/1975,
tập đoàn Pôn Pốt đã cho quân xâm phạm nhiều nơi thuộc lãnh thổ và các đảo ở Việt
Nam.
Nghiêm trọng nhất là từ ngày 30/4/1977, Pôn Pốt sử dụng lực lượng quy mô sư đoàn
tiến công sang đất Việt Nam làm nhiều dân ta phải hy sinh, ảnh hưởng đến nhà cửa, làng
mạc và mùa màng của nhân dân, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược biên giới
Tây Nam của Việt Nam.
b. Diễn biến
- Giai đoạn 1: Từ ngày 30/4/1977 đến ngày 5/1/1978
+ Quân đoàn Pol Pot liên tục mở các cuộc tiến công chống phá với quy mô lớn vào
lãnh thổ nước ta. Cùng lúc đó, Nhà nước ta tiếp tục nỗ lực ngoại giao, đàm phán
về vấn đề biên giới nhằm giải quyết vấn đề, tìm kiếm hòa bình.
+ Tuy nhiên, tập đoàn Pôn Pốt đi ngược lại với thiện chí của nước ta, ngày càng đẩy
mạnh tần suất, quy mô và cường độ với 3 cuộc chiến quy mô lớn tiến công sang
lãnh thổ Việt Nam.
+ Đêm 30/4/1977, quân Pôn Pốt mở cuộc tiến công lớn trên toàn tuyến biên giới tỉnh
An Giang. Chúng đánh vào 14 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang nhằm tàn phá các
trường học, cơ sở sản xuất. Hành động này không còn mang tính chất là những vụ
xung đột quân sự ở phạm vi biên giới, quy mô nhỏ lẻ mà đã phát triển thành cuộc
chiến tranh xâm lược.
+ Từ ngày 25/9/1977, quân đoàn Pôn Pốt tập trung 9 sư đoàn chủ lực cùng lực lượng
địa phương mở cuộc tiến công lớn thứ 2 đánh sang các địa bàn An Giang, Kiên
Giang, Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh, gây nhiều tội ác với nhân dân

7
ta.
+ Sau khi phát hiện ta đã lui quân về phía sau, ngày 15/11/1977, quân Pôn Pốt lại
mở cuộc tiến công mới nhằm đánh chiếm thị xã Tây Ninh.
+ Trước tình hình đó, từ ngày 5/12/1977 đến 5/1/1978, quân đoàn ta mở đợt phản
công trên các hướng đường nhằm truy kích quân Pôn Pốt sâu vào đất Campuchia
20 - 30km làm thất bại kế hoạch đánh chiếm thị xã Tây Ninh của địch.
+ Ngày 31/12/1977, chúng ra tuyên bố vu khống Quân đội Việt Nam “tiến công xâm
lược Campuchia dân chủ” nhằm cô lập Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Cũng trong ngày 31/12/1977, Chính phủ ta tuyên bố về vấn đề biên giới Việt Nam
- Campuchia.
- Giai đoạn 2: Từ ngày 6/1/1978 đến ngày 7/1/1979
+ Tháng 01/1978, Pôn Pốt đưa thêm 2 sư đoàn ra biên giới, tiếp tục gây xung đột,
liên tục tiến công lấn chiếm, bắn pháo vào những nơi đông dân cư, gây nhiều tội
ác với đồng bào ta.
+ Bộ Tổng Tham mưu điều động cho quân ta chiến đấu và ra lệnh cho các đơn vị
nâng cao cảnh giác, phòng ngự để hỗ trợ Đảng, Nhà nước.
+ Ngày 5/2/1978, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ba điểm:
● (1) Chấm dứt mọi hoạt động quân sự, rút lực lượng vũ trang cách biên giới
5km.
● (2) Hội đàm tiến tới kí hiệp ước hữu nghị và không xâm lược, kí hiệp ước
về biên giới.
● (3) Thoả thuận về một hình thức thích hợp bảo đảm thông lệ quốc tế và
giám sát quốc tế.
+ Phớt lờ thiện chí của ta, quân Pôn Pốt tiếp tục huy động lực lượng áp sát biên giới
và cho quân tiến công, xâm nhập nhiều điểm trên địa phận nước ta; lực lượng của
ta đã kiên quyết đánh trả, giành lại các khu vực bị lấn chiếm.
+ Từ ngày 26/3/1978, quân đội ta chuyển sang tiến công, đẩy quân Pôn Pốt lùi xa
dần biên giới và dồn đối phương vào thế bị động, đối phó. Đòn phản công quyết
liệt của Việt Nam trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao đã đẩy
quân Pôn Pốt vào tình thế khó khăn.
+ Cuộc nổi dậy từ ngày 26/5/1978 đã làm suy yếu một bộ phận lực lượng quân Pôn
Pốt.
+ Ngày 15/6/1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định phát động,
chiến tranh nhân dân, kiên quyết phản công và tiến công địch một cách chủ động
làm tiêu hao, tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

8
Quân ta kiên quyết phản công và tiến công địch một cách chủ động
+ Sau cuộc nổi dậy ngày 26/5/1978, quân Pôn Pốt vừa ráo riết thanh trừng nội bộ,
vừa phải đối phó với lực lượng cách mạng Campuchia vẫn đang tiếp tục hoạt động
ở nhiều nơi.
+ Quân Pôn Pốt rơi vào thế bị động, ngay ngày đầu đã bị ta đánh thiệt hại và tê liệt
một số sư đoàn làm suy yếu nghiêm trọng lực lượng chủ lực quân Pôn Pốt, đẩy lùi
hầu hết quân địch ra khỏi đất Việt Nam
+ Ngày 17/1/1979, toàn bộ đất nước Campuchia được giải phóng; phần lớn lực
lượng Pôn Pốt bị tiêu diệt và tan rã, số còn lại lẩn trốn vào rừng trên tuyến biên
giới phía Tây, Tây Bắc Campuchia.
c. Kết quả
Từ ngày 23/12/1978 đến 17/01/1979, sư đoàn quân Pôn Pốt đã bị ta thu hồi toàn bộ
cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật quân sự, đập tan bộ máy thống trị của tập đoàn
phản động từ trung ương đến cơ sở.
d. Ý nghĩa của chiến thắng
- Đối với Việt Nam:
Thắng lợi này một lần nữa khẳng định nhân dân Việt Nam với ý chí độc lập, tự chủ
và tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng , sẵn sàng đập tan bất kỳ
âm mưu và hành động chống phá của thế lực phản động.
- Đối với Campuchia:
Đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng của tập toàn Pôn Pốt, thành lập chế độ Cộng
hòa nhân dân Campuchia; cứu nhân dân Campuchia ra khỏi thảm họa diệt chủng, giành
lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do thật sự, hồi
sinh đất nước và dân tộc, xây dựng cuộc sống hòa bình, tươi đẹp.
3.2. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc
a. Bối cảnh lịch sử
Sau khi đất nước Việt Nam được thống nhất, thái độ của Trung Quốc với Việt Nam
có nhiều chuyển biến tiêu cực. Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động tuyên truyền,
kích động tâm lý thù hận dân tộc, cắt viện trợ, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai, gây
nên tình hình căng thẳng, phức tạp giữa hai nước trên vùng biên giới phía Bắc Việt Nam.

9
b. Diễn biến
+ Rạng sáng ngày 17-2-1979, nhà cầm quyền Trung quốc đã huy động quân đội tràn
xuống 6 tỉnh giới phía Bắc Việt Nam, thực hiện cuộc chiến tranh có quy mô lớn từ
Quảng Ninh đến Lai Châu, trong đó Hà Giang và Lạng Sơn là hai tỉnh Trung quốc
tập trung pháo đạn nã nhiều nhất.
+ Tối ngày 17/2/1979, Việt Nam gửi tâm thư nhờ anh em Liên Xô trợ giúp chống lại
cuộc chiến xâm lược của Trung Quốc và nhờ Liên Hợp Quốc bảo vệ. Liên Xô
tuyên bố ủng hộ nước ta hết lòng và chuyển viện trợ.
+ Liên Xô triển khai các cuộc tập trận tại lãnh thổ Mông Cổ, biến Thái Bình Dương,
khiến Trung Quốc dè chừng, lo sợ. Trung Quốc chia chiến tranh biên giới 1979
thành 29 ngày với 2 giai đoạn: phản kích tự vệ (17/2-5/3) và rút lui (5/3-16/3).
+ Vào ngày 5/3/1979, chủ tịch nước Việt Nam ra lệnh tổng động viên. Cùng thời
gian đó, Trung Quốc hoàn thành mục tiêu và ra lệnh rút quân khỏi nước ta. Sau
khi chiếm Lạng Sơn, chúng âm mưu mở cuộc chiến đánh vào Hà Nội. 22/2/1979,
chúng thả hơi độc tấn công pháo đài Đồng Đăng giết hàng loạt chiến sĩ và người
dân ta.
+ Vào ngày 7/3, trước sự chiến đấu không mệt mỏi của dân Việt nam, Trung Quốc
thực sự rút lui khỏi lãnh thổ. Chúng đạt đạt những điều cơ bản khi tiến đánh vùng
biên giới và nhận được nhiều thỏa thuận. Suốt thời gian về sau, nước ta buộc phải
tăng cường lực lượng canh giữ biên giới Việt – Trung.
c. Kết quả
- Đối với Việt Nam:
Chiến tranh biên giới 1979 qua đi để lại vô vàn hậu quả nặng nề, thương vong cả về
người, của ở khắp nơi trên đất Việt Nam.
Nền kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam giai đoạn trong chiến tranh biên giới 1979 và
về sau kiệt quệ và phải nỗ lực cố gắng mới dần phục hồi.
- Đối với Trung Quốc:
Về phía Trung Quốc, hàng loạt các xe tăng, xe bọc thép, súng bị triệt phá, thương
vong không hề nhỏ, chúng phải cắn răng chịu đựng chiếm lấy lãnh thổ nước ta để hòng
âm mưu lớn. Nhưng không ngờ rằng quân dân ta anh dũng hy sinh chứ nhất quyết không
chịu nhượng bộ.
Kết thúc cuộc chiến tạm dừng 2 nước ký một số thỏa thuận không chiến tranh nhưng
trong âm thầm, Trung Quốc vẫn lăm le chiếm Việt Nam. Vì vậy, nước ta chưa từng loại
bỏ sự cảnh giác với âm mưu của chúng.
d. Ý nghĩa của chiến thắng
Cuộc chiến đấu này thêm một lần nữa khẳng định ý chí, sức mạnh bền bỉ của nhân
dân Việt Nam ngay khi vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ chưa lâu (1975), vừa

10
kết thúc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và đang làm nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ
nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, thực hiện công cuộc hồi sinh đất
nước, kinh tế lại đang gặp rất nhiều khó khăn do cấm vận của Mỹ…
Chiến thắng cũng góp phần khẳng định đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sự chỉ
đạo chiến lược tài tình, sắc bén của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương Việt Nam để kịp
thời chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang và nhân dân chuẩn bị các mặt sẵn sàng đối
phó; tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo dựng thế trận chiến tranh nhân
dân vững chắc.
II. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi
mới kinh tế 1982 - 1986
1) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982)
a. Ngữ cảnh và tầm quan trọng

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982)
Từ Đại hội IV đến Đại hội V của Đảng là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, mở đầu
quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ này, đất
nước đã trải qua một số sự kiện lịch sử quan trọng có ý nghĩa trọng lớn. Nhân dân đã
vượt qua muôn vàn khó khăn và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên,vẫn còn tồn đọng những khó khăn mà chúng ta gặp phải. Sự
lãnh đạo, quản lý của Đảng và Nhà nước về kinh tế, phát triển xã hội còn có một số bất
cập. Tình hình khủng hoảng tài chính đã diễn ra ở nước ta. Do đó, Đảng phải có kế hoạch
kiểm điểm lại đường lối, đánh giá một cách khách quan thành tựu và khuyết điểm, đồng
thời xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, chủ trương và biện pháp quan trọng để khai thác
tiềm năng của đất nước, khắc phục những khó khăn và khuyết điểm, giải quyết đúng
những vấn đề quan trọng và cấp bách về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, về sản xuất và đời
sống, v.v... nhằm tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng tiến lên.
b. Đại hội V của Đảng và quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng được tổ chức từ ngày 27-3 đến ngày
31-3-1982 tại thủ đô Hà Nội. Tham dự Đại hội có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7

11
triệu đảng viên trong cả nước, có 47 đoàn đại biểu các đảng cộng sản và công nhân, các
tổ chức cách mạng trên thế giới. Đại hội đã thông qua các văn kiện quan trọng, bầu Ban
Chấp hành Trung ương Đảng gồm 116 uỷ viên chính thức và 36 ủy viên dự khuyết. Ban
Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị, bầu Ban Bí thư và Ủy ban kiểm tra Trung
ương. Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng.
Đại hội V đã bổ sung đường lối chung do Đại hội IV đề ra với những quan điểm
mới:
Khẳng định Việt Nam thời điểm bây giờ đang từng bước tiến lên thời kỳ quá độ lên
CNXH với những khó khăn về mọi mặt. Đó là khó khăn, phức tạp, lâu dài, phải trải qua
nhiều chặng đường. Đại hội cũng chỉ rõ chặng đường phía trước bao gồm thời kỳ 5 năm
1981-1985 và kéo dài đến những năm 1990 “là khoảng thời gian có tầm quan trọng đặc
biệt”. Việc xác định trên thực tiễn cách mạng nước ta đang ở chặng đường nào trên con
đường tiến lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa quyết định việc nhận rõ và nắm chắc quy luật
khách quan và là căn cứ để thể chế hóa đường lối, quyết định chủ trương, chính sách phù
hợp với thực tiễn cách mạng; tránh chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai đoạn. Đại hội cũng
nêu rõ : “Kinh nghiệm của 5 năm 1976 - 1980 cho thấy phải cụ thể hoá đường lối của
Đảng - đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng nền kinh
tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta, vạch ra chiến lược kinh tế, xã hội cho chặng đường đầu
tiên của quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa”.
Từ tình hình thực tiễn đất nước cùng với những biến động của tình hình quốc tế và
những âm mưu từ các thế lực thù địch chống lại Việt Nam, Đại hội V đã xác định trong
giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng:
Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cả hai nhiệm vụ này có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về công tác xây dựng đất nước theo khuynh hướng
CNXH, báo cáo chính trị của Đảng đề rõ những nhiệm vụ, phương hướng trọng yếu về
kinh tế - xã hội giai đoạn 5 năm 1981-1985 và những năm 80. Trong đó những mục tiêu
tổng quát về kinh tế - xã hội trong kế hoạch Nhà nước 5 năm (1981 - 1985) :
● Đáp ứng những nhu cầu cấp bách và cần thiết nhất dần ổn định, hướng tới cải thiện
một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
● Tiếp tục củng cố cơ sở vật chất - kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, trang bị thêm trang thiết bị kỹ
thuật phục vụ các ngành kinh tế chuẩn bị cho bước phát triển mới của công nghiệp
nặng trong chặng đường tới.
● Hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ
sản xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
● Đáp ứng nhu cầu của công cuộc phòng thủ đất nước, củng cố quốc phòng, giữ
vững an ninh trật tự.
Xây dựng thành công CNXH sẽ tạo nên sự vững mạnh cho quốc gia về mọi mặt từ đó
tiếp sức đánh thắng mọi kẻ thù chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Và bên

12
cạnh đó, có tăng cường quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thì mới đủ điều kiện để
xây dựng thành công CNXH. Hai nhiệm vụ chiến lược này phải đi đôi với nhau hướng
đến xây dựng một đất nước vững mạnh. “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ
củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu
nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Về nội dung, bước đi, cách làm thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong
chặng đường đầu tiên Đại hội xác định : “Cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp,
coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành
công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công
nghiệp nặng trong cơ cấu công-nông nghiệp hợp lý.”
Nội dung trên cho thấy Đại hội đã xác định đúng đắn những bước đi đầu tiên trong
công cuộc công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, áp dụng hợp lý vào điều kiện thực tiễn
nước ta, với một nước sở hữu ruộng đất cũng như nguồn lao động tiềm năng, việc tập
trung đẩy mạnh nông nghiệp sẽ phát huy và khai thác tối đa thế mạnh về lao động, đất
đai, ngành nghề,… Gia tăng đẩy mạnh hàng tiêu dùng và sự điều chỉnh trong công
nghiệp nặng làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông
nghiệp và công nghiệp nhẹ.Từ các yếu tố trên kết hợp với nhau làm cơ sở thực hiện các
mục tiêu chủ yếu đề ra trong chặng đường đầu tiên đồng thời góp phần tạo nên các tiền
đề cần thiết đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp
theo.
Về công tác đối ngoại, Đại hội chủ trương : Công tác đối ngoại phải trở thành một
mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của các thế lực
hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta.
Về xây dựng Đảng, Báo cáo chính trị nêu rõ: “Nhiệm vụ then chốt của công tác xây
dựng Đảng hiện nay là tiếp tục nâng cao tính giai cấp công nhân, tính tiên phong của
Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm bảo đảm thực
hiện thắng lợi đường lối của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, làm cho Đảng ta luôn luôn giữ
vững bản chất cách mạng và khoa học, một đảng thật trong sạch, có sức chiến đấu cao,
gắn bó chặt chẽ với quần chúng”
Đại hội V đã có những bước phát triển nhận thức mới, tìm tòi đổi mới trong bước quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, trước hết là về mặt kinh tế. Đường lối chung hoàn toàn đúng
đắn; Tuy nhiên, Đại hội V vẫn có những khuyết điểm ở trong khâu tổ chức thực hiện
nên đã chưa có được những sửa chữa đúng mức cần thiết :
● Chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong thời
kỳ quá độ.
● Chưa xác định được quan điểm cụ thể về việc kết hợp kế hoạch với thị trường,
việc tổ chức lưu thông phân phối vẫn một chiều do kế hoạch nhà nước quyết định.
● Vẫn tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển công nghiệp nặng
một cách tràn lan.

13
c. Ý nghĩa lịch sử
Đại hội lần thứ V của Đảng là thành quả của một quá trình làm việc nghiêm túc, tổng
hợp ý kiến của toàn Đảng nhằm đề ra mục tiêu, phương hướng… để giải quyết những
vấn đề cấp bách nóng bỏng đang đặt ra của cách mạng Việt Nam. Đánh dấu một bước
chuyển biến mới đối với phương thức lãnh đạo của Đảng trên con đường cách mạng “Tất
cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân”.
2) Các bước đột phát tiếp tục đổi mới kinh tế năm (1982 - 1986)
Sau Đại hội lần thứ V của Đảng năm 1982, Việt Nam bước vào một giai đoạn quan
trọng trong quá trình đổi mới kinh tế. Giai đoạn từ 1982 đến 1986 được nhắc đến như
một "bước đột phát" có sự ấn tượng trong việc thay đổi mô hình kinh tế của đất nước.
Điểm nổi bật trong giai đoạn này là sự khởi đầu của Chương trình Đổi Mới, một cuộc
cách mạng kinh tế mang tính lịch sử, tạo ra những sự thay đổi sâu rộng trong cách quản
lý kinh tế và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và đổi mới quốc gia. Trung ương
Đảng có nhiều Hội nghị cụ thể hóa, thực hiện nghị quyết đại hội, cụ thể:
❖ HNTW 6 (7/1984) chủ trương tập trung giải quyết một số vấn đề cấp bách về
phân phối lưu thông: Đầu tháng 7-1984, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá
V) đã họp Hội nghị lần thứ 6 nhận định những tiến bộ và chuyển biến trong quản
lý kinh tế chưa đồng đều, chưa mạnh mẽ, chưa cơ bản. Công tác quản lý kinh tế
còn nhiều khuyết điểm và nhược điểm không được giải quyết kịp thời phù hợp với
tình hình mới, đó là tệ quan liêu, bao cấp, bảo thủ, trì trệ trong cơ chế quản lý kinh
tế.
Nổi bật là Hội nghị Trung ương 6 (7-1984) chủ trương tập trung giải quyết một số
vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông với đẩy mạnh thu mua, quản lý chặt chẽ
thị trường tự do và thực hiện điều chỉnh giá cả, tiền lương, tài chính.
❖ HNTW7 (12/1984) xác định kế hoạch năm 1985 phải tiếp tục coi mặt trận sản
xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, trước hết là sản xuất lương thực, thực
phẩm. Điều này thể hiện một tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế và sự ưu
tiên của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo an ninh thực phẩm và cung cấp đủ
thực phẩm cho nhân dân. Sản xuất lương thực và thực phẩm là yếu tố quan trọng
trong đáp ứng nhu cầu cơ bản của dân số và duy trì ổn định trong xã hội.
❖ HNTW 8 (6/1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi
mới kinh tế của Đảng. Tại Hội nghị, trung ương chủ trương xóa bỏ cơ chế tập
trung quan liêu hành chính bao cấp, lấy giá tiền lương là khâu đột phá để chuyển
sang cơ chế hạch toán, kinh doanh XHCN.
Tại HNTW 8 đã chuyển đổi từ kế hoạch hoá tập trung đến đổi mới thị trường, đổi
mới thể chế kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất và quản lý. Hội nghị cũng thúc
đẩy việc mở cửa cho đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế, nhằm tận dụng nhằm
tận dụng nguồn vốn và công nghệ nước ngoài để phát triển kinh tế.
❖ Hội nghị Bộ Chính trị khóa V (8/1986) đưa ra “Kết luận đối với một số vấn đề
thuộc về quan điểm kinh tế”. Đây cũng là bước đột phá thứ ba về đổi mới kinh tế,

14
đồng thời cũng là bước quyết định cho sự ra đời của đường lối đổi mới của Đảng.
Những nội dung có tính đột phá gồm:
● Về cơ cấu sản xuất: Hội nghị cho rằng, chúng ta đã chủ quan đề ra một số chủ
trương quá lớn về quy mô, quá cao về nhịp độ xây dựng cơ bản và phát triển sản
xuất. Đồng thời, Hội nghị thừa nhận trong hơn mười năm (1976-1986) Đảng ta đã
mắc nhiều sai lầm, khuyết điểm trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, bố trí đầu tư. Trên
thực tế, quá thiên về việc xây dựng công nghiệp nặng, làm nhiều công trình lớn,
không tập trung phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Để khắc phục tình
hình nói trên và ổn định đời sống nhân dân tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa
trong chặng đường sau trong 5 năm 1986-1990. Hội nghị yêu cầu “tập trung lực
lượng, trước hết là vốn và vật tư, thực hiện được cho ba chương trình quan trọng
nhất về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu”.
● Về cải tạo XHCN: Trong quá trình cải tiến xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước
đối mặt với nhiều thách thức và khuyết điểm. Để thành công, cần sự tỉ mỉ trong
việc lựa chọn cách tiến hành và phương thức thích hợp dựa trên từng tình huống
cụ thể. Quá trình cải tiến cũng đòi hỏi sự quản lý hệ thống, bắt đầu từ các thay đổi
nhỏ và từ quy mô nhỏ trước khi mở rộng ra quy mô lớn, phải đi qua những bước
trung gian, quá độ từ thấp lên cao. Điều này giúp đảm bảo tính ổn định và sự kiểm
soát trong quá trình cải tiến, đồng thời tạo cơ hội cho sự thích nghi và điều chỉnh
khi cần.
● Về cơ chế quản lý kinh tế: Xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là một đặc
trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bố trí lại cơ cấu kinh tế
phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, làm cho hai mặt ăn khớp với nhau
tạo ra động lực mới thúc đẩy sản xuất, phát triển.
III. Đánh giá giai đoạn 1975-1986
Qua mười năm (1975 - 1986), đất nước ta đã hoàn thành thống nhất đất nước về mặt
nhà nước và đạt một số thành tựu trong khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến
tranh, ổn định đời sống nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất và xác lập quan hệ sản xuất
mới, thắng lợi trong bảo vệ Tổ quốc và hoàn thành nhiệm vụ quốc tế.
Đảng ta đã tiến hành ba bước đổi mới cục bộ: Hội nghị Trung ương 6 khoá IV
(8/1979) chủ trương "làm cho sản xuất bùng ra; Hội nghị Trung ương 8, khoá V (6/1985)
chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; Hội nghị Bộ Chính trị (1/1986)
kết luận xóa bỏ cơ chế bao cấp, phát triển nhiều thành phần kinh tế và phát triển nông
nghiệp.
Tuy nhiên, song song đó vẫn còn tồn tại những sai lầm và khuyết điểm. Không hoàn
thành các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đề ra. Đất nước
lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài; sản xuất tăng chậm và không ổn định; nền
kinh tế luôn trong tình trạng thiếu hụt, không có tích luỹ; lạm phát tăng cao và kéo dài.
Đất nước bị bao vây, cô lập, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, lòng tin đối với Đảng,
Nhà nước, chế độ giảm sút nghiêm trọng.
Nguyên nhân khách quan dẫn đến khủng hoảng kinh tế-xã hội do xây dựng đất nước
từ nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nhỏ là phổ biến, bị bao vây, cấm vận nhiều

15
năm, nguồn viện trợ từ nước ngoài giảm mạnh; hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh
chưa kịp hàn gắn thì chiến tranh ở biên giới ở hai đầu đất nước làm nảy sinh những khó
khăn mới.
Về chủ quan là do Đảng ta có những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương,
chính sách lớn; chậm đổi mới tư duy phát triển kinh tế; chủ quan, nóng vội khi đề ra chủ
trương quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất; duy trì quá lâu cơ chế
tập trung, quan liêu, bao cấp; buông lỏng chuyên chính vô sản trong quản lý kinh tế, quản
lý xã hội và trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn của địch.
Cách mạng Việt Nam lúc bây giờ không tranh thủ được những thành tựu của Cách
mạng Khoa học Kỹ thuật-Công nghệ trên thế giới, còn hạn chế về tiếp thu những thành
tựu trong phạm vi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (2021), Nxb. Chính trị Quốc Gia
Sự thật.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV của Đảng (Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng
sản Việt Nam) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-
uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-iv/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-iv-
cua-dang-22
4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần V của Đảng (Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng
sản Việt Nam) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-
uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-v/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-v-cua-
dang-21

16

You might also like