You are on page 1of 136

Tuần - Ngày soạn:

PPCT:
Bài 8. LIÊN BANG NGA (tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhắc lại được các giai đoạn chính của nền kinh tế Liên Bang Nga và những thành
tựu đáng kể từ sau năm 2000 của nước này.
- Trình bày được những thành tựu đã đạt được trong những ngành công nông nghiệp
và cơ sở hạ tầng của Liên Bang Nga từ năm 2000 đến nay, về sự phân bố của một số
ngành kinh tế của Liên Bang Nga.
2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ, lược đồ các trung tâm công nghiệp lớn của Liên Bang Nga.
- Phân tích số liệu, bảng thống kê để có được kiến thức kinh tế Liên Bang Nga.
3. Thái độ
- Khâm phục tinh thần lao động và sự đóng góp của nhân dân Nga trong những năm
trước đây cho nền kinh tế của các nước XHCN, trong đó có Việt Nam và cho nền hòa
bình của thế giới.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, tính toán, năng lực
sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Các hình ảnh, bản đồ về kinh tế Nga
- Tư liệu về quan hệ Nga – Việt
- Máy chiếu (nếu có).
2. Chuẩn bị của HS
Sưu tầm một số hình ảnh số liệu, tranh ảnh về lịch sử, kinh tế Liên Bang Nga.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HÌNH THÀNH
Nội Vận dụng Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu
dung thấp cao

Trang 1
Kinh tế - Nhắc lại được các giai - Giải thích được - Phân Liên hệ
Liên đoạn chính của nền kinh tế nguyên nhân phát triển tích được thực tiễn
Bang Liên Bang Nga trong các giai đoạn và các yếu tố Việt Nam
Nga - Trình bày đặc điểm các các ngành kinh tế: dịch ảnh hưởng
ngành kinh tế: dịch vụ, công vụ, công nghiệp, nông đến các
nghiệp, nông nghiệp. nghiệp. ngành kinh
- Trình bày được sự phân - Trình bày được mối tế.
bố một số vùng kinh tế quan hệ Nga – Việt

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Kiểm tra kiến thức của học sinh đã có về nước Nga.
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức
của bài học cho HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật K-W-L
3. Phương tiện
Tranh ảnh, video, máy chiếu (nếu có)
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giao nhiệm vụ: vận dụng kiến
thức lịch sử, thảo luận với bạn ngồi cùng
bàn và ghi ra những hiểu biết của mình
vào cột K về nước Nga thời kì Xô viết, sự
tan rã của Liên Xô, tình hình phát triển
kinh tế hiện nay của Liên Bang Nga. Viết
những điều em muốn biết vào cột L.

Trang 2
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong 2 phút.
- Bước 3: HS báo cáo kết quả: mời một số HS trình bày kết quả. GV gọi HS trả lời
nhanh nội dung vừa ghi.
- Bước 4: GV đặt vấn đề “em có ý tưởng gì về hình nền của phiếu học tập”, học sinh
trình bày, GV chốt kiến thức về việc thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG
và vô bài. (https://tinyurl.com/y2p6ejda )

B. Hình thành kiến thức mới


HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Quá trình phát triển kinh tế. (10 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm quá trình phát triển kinh tế của Liên Bang Nga
- Giải thích được nguyên nhân của các quá trình phát trình phát triển: nguyên nhân sự
sụp đổ Liên Xô, nguyên nhân của giai đoạn kinh tế hồi phục sau năm 2000
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm/ cặp đôi.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.
3. Phương tiện
- Bản đồ kinh tế chung Liên Bang Nga.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giới thiệu: Sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), Liên Bang Xô viết
được thành lập. Liên Bang Nga đã từng là một thành viên trong Liên Bang Xô viết
đây. Từ khi là thành viên của Liên Xô cũ cho đến nay, nền kinh tế, xã hội của Liên
Bang Nga đã phát triển như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mục I – Quá trình phát
triển kinh tế. Các em hãy dựa vào SGK cho biết quá trình phát triển kinh tế của Liên
Bang Nga được chia làm mấy giai đoạn?
- Sau khi HS trả lời. Gv chia nhóm và yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi hoặc theo
nhóm.
- Bước 2:

Trang 3
❖ Các nhóm có số chẵn nghiên
cứu mục 1 và 2 theo gợi ý.
+ Phân tích bảng số liệu 8.3 (hoặc
biểu đồ bên) để chứng tỏ vai trò trụ
cột của Liên Bang Nga trong Liên Xô
cũ.
+ Nêu những khó khăn và tình
hình kinh tế, xã hội của Liên Bang
Nga trong thập niên 90 của thế kỉ XX
và nguyên nhân..
❖ Các nhóm có số lẻ nghiên
cứu mục 3 theo gợi ý:
+ Chiến lược kinh tế mới của Liên Bang Nga gồm những điểm nào?
+ Phân tích hình 8.6, kết hợp kênh chữ để thấy được những thay đổi lớn lao trong
nền kinh tế Nga sau năm 2000. Nguyên nhân thành công và những khó khăn cần khắc
phục.
BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM(%)

- Bước 3: GV gọi 1 HS trong nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV nhận xét chuẩn kiến thức và mở rộng về chính sách đối ngoại của Nga,
đặc biệt chiến lược “Coi trọng Châu Á” trong đó có Việt Nam, hoặc nạn chảy máu
chất xám và nhân tài sau khi Liên Xô sụp đổ.
(xem thêm thông tin trên
https://tinyurl.com/y2fv7au6
https://tinyurl.com/y2bjsryd )

NỘI DUNG

Trang 4
1. Liên bang Nga từng là trụ cột của Liên Xô
- Đóng vai trò chính trong việc tạo dựng Liên Xô thành siêu cường.
2. Thời kì đầy khó khăn, biến động (thập niên 90 thế kỉ XX)
- Khủng hoảng kinh tế, chính trị, vị trí, vai trò cường quốc giảm.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế âm.
- Nợ nước ngoài nhiều.
- Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
3. Nền kinh tế đang đi lên để trở thành cường quốc.
a. Chiến lược kinh tế mới
- Đưa nền kinh tế từng bước thoát khỏi khủng hoảng.
- Tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường.
- Mở rộng ngoại giao, coi trọng châu Á.
- Nâng cao đời sống nhân dân.
- Khôi phục lại vị trí cường quốc.
b. Thành tựu
- Sản lượng các ngành kinh tế tăng.
- Tốc độ tăng trưởng cao.
- Giá trị xuất siêu tăng liên tục.
- Thanh toán xong nợ nước ngoài.
- Nằm trong 8 nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G8)
- Vào năm 2016 kinh tế Nga đứng hàng thứ 13 trên thế giới và đứng thứ 5 châu
Âu theo GDP danh nghĩa (hoặc đứng thứ 6 trên thế giới và đứng thứ 2 châu Âu theo
GDP theo sức mua tương đương)

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu CÁC NGÀNH KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA.
(15 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được vai trò, đặc điểm, tình hình phát triển, phân bố các ngành kinh tế của
Liên Bang Nga bao gồm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, thảo luận, trình bày về một vấn đề.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.
3. Phương tiện: Bản đồ kinh tế chung Liên Bang Nga.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp làm 9 nhóm, giao nhiệm vụ hoàn thành phiếu học tập dựa vào
SGK và thông tin giáo viên cung cấp.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
+ Nhóm 1,2,3: Tìm hiểu ngành công nghiệp (Gv cung cấp số liệu cập nhật cho
học sinh)
Bảng số liệu về sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Liên bang Nga
qua các năm

Trang 5
Năm
1995 2005 2010 2015
Sản phẩm

Dầu mỏ (triệu tấn) 305,0 470,0 511,8 540,7

Than đá (triệu tấn) 270,8 298,3 322,9 373,3

Điện (tỉ kWh) 876,0 953,0 1038,0 1063,4

Giấy (triệu tấn) 4,0 7,5 5,6 8,0

Thép (triệu tấn) 48,0 66,3 66,9 71,1

Sản phẩm
Tên ngành Vai trò Thành tựu Phân bố
chính

Công nghiệp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Nhóm 4,5,6: Tìm hiểu ngành nông nghiệp.

Từ năm 1999 đến năm 2009, nông nghiệp của Nga tăng trưởng đều đặn và đất
nước chuyển từ một nước phải nhập khẩu ngũ cốc trở thành nước xuất khẩu ngũ
cốc lớn thứ ba thế giới sau EU và Hoa Kỳ. Sản lượng thịt đã tăng từ 6.813.000
tấn năm 1999 lên 9.331.000 tấn trong năm 2008 và vẫn tiếp tục tăng. Trong khi
các trang trại lớn tập trung chủ yếu vào sản xuất ngũ cốc và các sản phẩm chăn
nuôi như sữa hay trứng, các hộ gia đình tư nhân nhỏ đã sản xuất hầu hết lượng
khoai tây, rau và trái cây của cả nước. Nga hiện là nước sản xuất lúa mạch, kiều
mạch và yến mạch đứng đầu thế giới cũng như là một trong những nhà sản xuất
và xuất khẩu lúa mạch đen, hạt hướng dương và lúa mìSản lớnphẩm
nhất thế giới.
Tên ngành Vai trò Thành tựu Phân bố
chính

Nông nghiệp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Nhóm 7,8,9: Tìm hiểu ngành dịch vụ.


Sản phẩm
Tên ngành Vai trò Thành tựu Phân bố
chính

Trang 6
Dịch vụ

- Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày, HS khác có cùng phiếu học tập bổ sung.
- Bước 3: Các HS nhóm khác phát vấn và phản biện.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức và mở rộng về các vấn đề
- GV tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành
mũi nhọn của Nga nên đây cũng là quốc gia phát thải khí nhà kính rất lớn (thứ 3 thế
giới).
- GV mở rộng về sức mạnh ngành hàng không vũ trụ của Liên Bang Nga: Từ sau
khi Mỹ ngừng sử dụng tàu con thoi năm 2010, Nga là nước duy nhất có thể tự tiến
hành việc phóng tên lửa lên vũ trụ để vận chuyển hàng cho trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Để thay thế tàu con thoi cũ, tên lửa SpaceX của Mỹ đã 9 lần phóng thành công lên
quỹ đạo, mục tiêu là có thể tái sử dụng nhiều lần, tuy nhiên SpaceX mới hạ cánh thành
công 2 lần và đến cuối 2016 mới thử nghiệm sử dụng tên lửa tái chế. Còn từ đây đến
năm 2022, Mỹ vẫn sẽ phải mua 18 động cơ tên lửa RD-180 của Nga để đưa hàng lên
vũ trụ.

Công nghiệp dầu khí- ngành kinh tế mũi nhọn của Liên Bang Nga với mục
tiêu tăng gấp đôi sản lượng lên khoảng 20 triệu tấn / năm vào năm 2030.

NỘI DUNG

1. Công nghiệp
- Vai trò: Là ngành xương sống của nền kinh tế.
+ Các ngành công nghiệp truyền thống: khai thác dầu khí, điện, khai thác kim
loại, luyện kim, cơ khí, đóng tàu biển, sản xuất gỗ …
+ Khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
+ Các ngành công nghiệp hiện đại: điện tử, tin học, hàng không, … là cường quốc
công nghiệp vũ trụ.

Trang 7
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở Đông Âu và Tây Xi-bia, U-ran.
2. Nông nghiệp
+ Sản lượng nhiều ngành tăng đặc biệt lương thực tăng nhanh.
+ Các nông sản chính: lúa mì, khoai tây, củ cải đường, hướng dương, rau quả.
+ Phân bố: chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia.
3. Dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng phát triển với đủ loại hình.
- Kinh tế đối ngoại là ngành quan trọng; là nước xuất siêu.
- Các trung tâm dịch vụ lớn: Matxcơva, Xanh Pêtecbua

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về MỘT SỐ VÙNG KINH TẾ QUAN TRỌNG. (5


phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm các vùng kinh tế của Liên Bang N bao gồm 4 vùng kinh
tế: Vùng trung ương, vùng trung tâm đất đen, vùng Uran, vùng Viễn Đông. Các thế
mạnh nổi bật, các khó khăn chính, các trung tâm kinh tế chính của mỗi vùng
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.
3. Phương tiện
- Bản đồ kinh tế Liên Bang Nga.
- Thông tin trang 71 SGK.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bảng một số vùng kinh tế quan trọng của Liên
Bang Nga trong SGK để xác định phạm vi các vùng trên bản đồ và nêu đặc điểm nổi
bật về kinh tế của từng vùng.
- Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

Trang 8
NỘI DUNG

1. Vùng trung ương:


- Phát triển nhất, tập trung nhiều ngành công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực,
thực phẩm.
- Có thủ đô Mát-xcơ-va.
2. Vùng trung tâm đất đen:
Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp, đặc
biệt là công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
3. Vùng U-ran:
- Giàu tài nguyên.
- Công nghiệp phát triển.
- Nông nghiệp còn hạn chế.
4. Vùng Viễn Đông:
- Giàu tài nguyên.
- Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh bắt và chế
biến hải sản.
- Là vùng kinh tế phát triển để hội nhập khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

HOẠT ĐỘNG 4: Tìm hiểu MỐI QUAN HỆ NGA – VIỆT TRONG BỐI CẢNH
QUỐC TẾ MỚI. (5 phút)
1. Mục tiêu
- Nhắc lại được một số lĩnh vực hợp tác giữa hai nước Liên Bang Nga - Việt Nam
từ lịch sử đến hiện tại và trong bối cảnh mới

Trang 9
- Có nhận thức đúng đắn về mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn mới
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động cá nhân.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh.
3. Phương tiện
Hình ảnh hợp tác giữa 2 nước, số liệu thống kê.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+ Liên Xô trước đây đã giúp nước ta những vấn đề gì?
+ Em biết gì về quan hệ Liên Bang Nga - Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
https://tinyurl.com/y2c2w9ok
https://tinyurl.com/y2w2rdqv

Trang 10
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một kỳ đài lịch sử của dân tộc
Việt Nam trong thế kỷ XX; một công trình kiến trúc có ý nghĩa
chính trị và tư tưởng to lớn, thể hiện tình cảm sâu sắc của nhân
dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính yêu; là công trình của tình
hữu nghị Việt Nam – Liên Xô và Liên bang Nga ngày nay.

- Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.


NỘI DUNG

- Quan hệ truyền thống ngày càng được mở rộng, hợp tác toàn diện. Việt Nam
là đối tác chiến lược của Liên Bang Nga.
- Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 3 tỉ USD.

C. Hoạt động luyện tập (3 phút)


1. Mục tiêu
Giúp HS củng cố lại và khắc sâu các kiến thức đã được tìm hiểu trong bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: trò chơi “Mảnh ghép bí mật”
- Hình thức: cặp đôi hoặc theo bàn
3. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV phát cho mỗi bàn một bộ mảnh ghép và phổ biến luật chơi.
- Bước 2: Học sinh chơi trò chơi, trò chơi kết thúc khi nhóm đầu tiên hoàn thành
mảnh ghép bí mật và sẽ được học sinh cộng điểm.
- Bước 3: GV chuẩn kiến thức

Trang 11
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (3 phút)
1. Mục tiêu
- Ôn tập kiến thức đã học trong bài Liên Bang Nga tiết 2.
- Chuẩn bị dụng cụ để học bài thực hành.
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: cá nhân
3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ
1. HS trả lời các câu hỏi và làm bài tập ở mục Câu hỏi SGK trang 72.
Giáo viên cập nhật số liệu mới cho bài tập 2 sách giáo khoa trang 72.

Sản lượng lương thực của Liên bang Nga (Đơn vị: triệu tấn)

Trang 12
Năm 1995 1998 2000 2002 2005 2018

Triệu 62 46.9 64.3 92 78.2 85.9


tấn

2. Dựa vào hình 8.10, hãy nêu và giải thích sự phân bố các cây trồng, vật nuôi
chính của Liên Bang Nga.
- Bước 2: HS tiếp nhận nội dung và về nhà thực hiện.

V. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………………
…………………….………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………….………………………………………………………………
………………………………………….………………
……………………………………………………………………………………
…………………….………………………………………………………………
………………………………………….………………
……………………………………………………………………………………
…………………….………………………………………………………………
………………………………………….………………

Trang 13
Tuần……… - Ngày soạn: ………………………
PPCT: Tiết ……………………
Bài 8. LIÊN BANG NGA (tiếp theo)
Tiết 3. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI GDP VÀ
PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP CỦA LIÊN BANG NGA

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích bảng số liệu để thấy được sự thay đổi của nền kinh tế Liên bang Nga từ
sau năm 2000.
- Xác định được sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Liên Bang Nga.
- Giải thích được sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Liên Bang Nga.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ.
- Phân tích số liệu.
- Nhận xét trên lược đồ (bản đồ).
3. Thái độ
- Khâm phục tinh thần lao động và sự đóng góp của nhân dân Nga cho nền kinh tế.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê, biểu đồ.
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ Kinh tế Liên bang Nga.
- Bảng 8.5 và Hình 8.10 sách giáo khoa phóng to.
- Các số liệu cập nhật mới.
2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị các dụng cụ học tập cho bài thực hành GV nhắc từ tiết trước.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC
HÌNH THÀNH
Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp
cao

Trang 14
- Nhắc lại được - Giải thích được sự - Phân tích biểu đồ, bảng số Hiểu được
sự thay đổi GDP thay đổi GDP của liệu để thấy được sự thay vai trò của
của Nga qua các Nga là do Nga thực đổi của nền kinh tế Liên người lãnh
năm hiện chiến lược kinh bang Nga từ sau năm 2000. đạo trong
- Kể tên được tế mới sau năm 2000 - Phân tích bản đồ tìm hiểu việc phát
các sản phẩm - Giải thích được sự sự phân bố sản xuất nông triển đất
nông nghiệp phân bố cây trồng, nghiệp của Liên Bang Nga. nước
chính của Liên vật nuôi của Liên - Xác định trên bản đồ
Bang Nga Bang Nga phân bố của các loại cây
trồng và vật nuôi.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Kiểm tra kiến thức của học sinh đã có về kinh tế Liên Bang Nga.
- Kiểm tra phần bài tập về nhà mà giáo viên đã giao cho học sinh vào tiết trước (bài
tập 2 sách giáo khoa)
- Tìm ra những nội dung HS chưa biết, để từ đó bổ sung và khắc sâu những kiến thức
của bài học cho HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- GV sử dụng Phương pháp pháp vấn, hoạt động cá nhân.
- khai thác kiến thức từ từ bảng số liệu và biểu đồ.
3. Phương tiện
- Tranh ảnh, video, máy chiếu (nếu có)
- Biểu đồ sản lượng lương thực của Liên.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên gọi một số học sinh để kiểm tra cần bài làm về nhà đã giao trong
tiết trước.
- Bước 2: Giáo viên công bố biểu đồ chuẩn để học sinh đối chiếu, so sánh và sữa
ba bài làm của mình; yêu cầu học sinh đọc to phần nhận xét về sản lượng lương thực
của Liên bang Nga qua các năm.
- Bước 3: GV ghi nhanh các thông tin của học sinh lên bảng về cho học sinh xem
qua hình ảnh và thành tựu trong nông nghiệp của Liên bang Nga những năm gần
đây.

Trang 15
https://tinyurl.com/y6swub9h

Lúa mì là sản phẩm nông nghiệp xuất Một vụ thu hoạch lúa mì gần thành phố
khẩu chính của Nga (Nguồn và xem Krasnoyarsk của Siberia.
thêm tại : https://tinyurl.com/ohydj43
)

- Bước 4: Sau khi nhận xét về sản lượng lương thực của Liên bang Nga, giáo viên
dẫn dắt vào bài về đầu tiên là tìm hiểu về các sản phẩm chính, nơi phân bố của các
sản phẩm đó.
( Đảo phần 2 nên tìm hiểu trước về liên quan tới tình huống xuất phát)

NỘI DUNG

Nhận xét:
● Từ năm 1995- 2018 sản lượng lương thực của Liên bang Nga tăng không
liên tục, tăng từ 62 triệu tấn Lên 85,9 triệu tấn.
● Giai đoạn 1995 - 1998 sản lượng lương thực của Liên bang Nga giảm từ 62
triệu tấn xuống còn 46,9 triệu tấn.

Trang 16
● Giai đoạn 1998- 2002 sản lượng lương thực của Liên bang Nga tăng từ 46,9
triệu tấn lên 92 triệu tấn.
● Giai đoạn 2002- 2005 sản lượng lương thực của Liên bang Nga giảm nhẹ từ
92 triệu tấn xuống còn 78,2 triệu tấn.
● Giai đoạn 2005- năm 2018 sản lượng lương thực của Liên bang Nga tăng trở
lại, tăng từ 78,2 triệu tấn Lên 85,9 triệu tấn.

B. Hình thành kiến thức mới


HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu SỰ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP LIÊN BANG NGA
(15 phút)
1. Mục tiêu
- Xác định được sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Liên Bang Nga trên
lược đồ.
- Nhắc lại được đặc điểm tự nhiên của các vùng kinh tế để giải thích sự phân bố các
cây trồng, vật nuôi chủ yếu của Liên Bang Nga.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hoạt động nhóm/ mảnh ghép.
- Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ.
3. Phương tiện: Hình 8.10 Phân bố sản xuất nông nghiệp của Liên Bang Nga.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Vòng 1-Nhóm chuyên gia (3 phút)
GV chia lớp thành 6 nhóm (12 nhóm nếu lớp đông và phân thành 2 cụm) và
giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành trong thời gian 3 phút. Nội dung tìm hiểu là
các sản phẩm nông nghiệp chính, nơi phân bố và giải thích tại sao phân bố ở đó theo
phiếu học tập như sau: (Mỗi học sinh hoàn thành sản phẩm của mình trên giấy note
hoặc vở nháp)
SẢN PHẨM NƠI PHÂN BỐ GIẢI THÍCH

❖ Nhóm 1: củ cải đường.


❖ Nhóm 2: lợn
❖ Nhóm 3: bò và cừu.
❖ Nhóm 4: rừng.
❖ Nhóm 5: thú có lông quý

Trang 17

- Bước 2: Vòng hai: tạo nhóm mảnh ghép (15 giây)
+ Từ các nhóm chuyên gia GV yêu cầu HS đổi vị trí, hình thành các nhóm mảnh ghép
mới. (kết dọc các nội dung)
+ HS đem theo giấy Note hoặc vở nháp có ghi kết quả thảo luận ở bước 1.
+ Nhóm ghép đi đến các số vị trí tương ứng để hoàn thành phiếu học tập theo mẫu
sau trên giấy A1 hoặc bảng phụ. (Thời gian hoàn thành là 5 phút)
Vùng/ Đồng bằng Đông Đồng bằng Tây Xi Cao nguyên Trung
Phía Âu bia Xibia

Phía Phía Phía Bắc Phía Phía Bắc Phía


Bắc Nam Nam Nam

Sản phẩm
nông
nghiệp

Giải thích

- Bước 3: Các nhóm trưng bày sản phẩm, giáo viên gọi 1 nhóm bất kì để trình bày;
Nhận xét góp ý với những sản phẩm hoàn thiện, rút kinh nghiệm (nếu có) các nhóm
vòng chuyên gia không tốt làm ảnh hưởng tới kết quả nhóm mảnh ghép.
- Bước 2: GV chuẩn kiến thức.
(Tham khảo thêm bản đồ phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga
https://tinyurl.com/y2g3ptsu )
Giáo viên mở rộng về nuôi thú có lông quý ở phía Bắc Liên Bang Nga

Trang 18
Người Nenets (vùng Xibia của Nga Với cái lạnh cắt da ở vùng cực, da của
sống chủ yếu bằng nghề nuôi tuần lộc các loài thú có lông quý sẽ tạo giữ ấm
tuyệt vời

Vùng/ Đồng bằng Đông Âu Đồng bằng Tây Cao nguyên Trung
Phía Xi bia Xibia

Phía Bắc Phía Nam Phía Phía Phía Phía Nam


Bắc Nam Bắc

Trang 19
Sản Lúa mì Lúa mì Rừng Lúa mì Rừng Bò
phẩm Rừng Củ cải Bò Thú có Cừu
nông đường Cừu lông
nghiệp Bò quý
Lợn
Cừu

Giải - Khí hậu ít - khí hậu -Khí - khí hậu - Khí - Khí hậu
thích lạnh giá hơn ôn hòa, đất hậu ôn hòa, hậu ôn lạnh nhưng
phía Bắc đai màu lạnh đất đai đới lục vẫn ấm hơn
của các mỡ, đông màu mỡ, địa, phía Bắc và
vùng khác, dân cư. đông dân băng khô nên nuôi
đất màu mỡ - Có nhiều cư giá. bò, cừu
lương thực - Địa - Địa hình
và đông hình núi núi cao
dân nên cao
nuôi lợn

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu SỰ THAY ĐỔI GDP CỦA LIÊN BANG NGA
(20 phút)
1. Mục tiêu
- Biết chọn biểu đồ phù hợp với yêu cầu của bài.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ.
- Biết phân tích bảng số liệu để thấy được sự thay đổi của nền kinh tế Liên bang Nga.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động cá nhân.
- Sử dụng biểu đồ, bảng số liệu.
3. Phương tiện: Bảng số liệu GDP của Liên Bang Nga qua các năm
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên cung cấp BSL mới cho HS và giao nhiệm vụ cho HS
Bảng số liệu về GDP của Liên bang Nga qua các năm
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015
GDP 516,8 395,5 259,7 591,0 1524,9 1326,0

+ Nêu yêu cầu của phần 1.


+ Với yêu cầu của đề bài có thể vẽ những loại biểu đồ nào và biểu đồ nào thích
hợp nhất.

Trang 20
HS suy nghĩ trả lời: Có thể vẽ biểu đồ cột hoặc đường, tuy nhiên vì khoảng cách
năm quá xa nên biểu đồ đường sẽ thích hợp hơn.
- Bước 2: GV: Những lưu ý khi vẽ biểu đồ cột, đường. GV yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ,
các HS còn lại vẽ vào vở. Thời gian hoàn thành vẽ là 15 phút.
- Bước 3: GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cách HS nhận xét và bổ sung kết
quả của 02 HS vẽ trên bảng. GV nhắc lại các lưu ý khi vẽ biểu đồ; nhận xét và đánh
giá kết quả thực hiện của HS.
- Bước 4: GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho HS
+ Dựa vào biểu đồ vừa vẽ, hãy rút ra nhận xét.
+ Em có thể nêu nguyên nhân của sự thay đổi GDP của Liên Bang Nga
- Bước 5: GV gọi 01 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ; các HS khác lắng nghe
và bổ sung, thảo luận thêm. GV chốt kiến thức; nhận xét và đánh giá kết quả thực
hiện của HS.
NỘI DUNG
a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất (biểu đồ cột hoặc đường): nên chọn biểu đồ đường.

b. Nhận xét
+ Giai đoạn 1990 – 2015, GDP của Liên Bang Nga tăng không liên tục, tăng từ
516 tỉ USD lên 1326 tỉ USD, tăng 809,2 tỉ USD (gấp gần 2,6 lần)
+ Từ năm 1990 đến năm 2000, GDP của Liên Bang Nga giảm từ 516 tỉ USD xuống
còn 259,7 tỉ USD (giảm 257,1 tỉ USD)

Trang 21
+ Từ năm 200 đến năm 2010, GDP của Liên Bang Nga tăng từ 259,7 tỉ USD lên
1524,9 tỉ USD (gấp gần 5,9 lần)
🡺 Nguyên nhân: Do thực hiện chiến lược kinh tế mới đúng đắn.
+ Từ năm 2010 đến năm 2015, GDP của Liên Bang Nga giảm từ 1524,9 tỉ USD
xuống còn 1326 tỉ USD (giảm 198,9 tỉ USD) .

C. Hoạt động luyện tập (5 phút)


1. Mục tiêu: giúp HS củng cố lại và khắc sâu các kiến thức rèn luyện các kĩ năng đã
được tìm hiểu trong bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Tổ chức trò chơi.
3. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm sẽ trả lời các câu hỏi trắc
nghiệm mà GV đã chuẩn bị sẵn trong vòng 3 phút. Nhóm nào có nhiều đáp án đúng
nhất và thời gian nhanh nhất là đội chiến thắng.
- Bước 2: Các đội tham gia trò chơi. GV tổng kết và trao phần thưởng cho đội chiến
thắng.
CÂU HỎI
Cho BSL sau: GDP Liên Bang Nga qua các năm (Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015
GDP 967,3 363,9 259,7 582,4 1524,9 1356,0
Dựa vào BSL trên chọn đáp án đúng cho câu hỏi 1 và 2 dưới đây:
Câu 1. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi GDP của Liên Bang Nga giai đoạn
1990 – 2015.
A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ đường
C. Biểu đồ miền D. Biểu đồ kết hợp
Câu 2. Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho GDP của Liên Bang Nga tăng
trong giai đoạn 2000 – 2010 là do
A. Liên Bang Nga thực hiện chiến lược kinh tế mới.
B. Thoát khỏi sự bao vây cấm vận về kinh tế.
C. Có nguồn tài nguyên phong phú, lực lượng lao động có trình độ cao.
D. Huy động được nguồn vốn đầu tư lớn từ bên ngoài.
Câu 3. Nhận xét đúng nhất về sự phân bố cây lương thực và củ cải đường của Liên
bang Nga là
A. đồng bằng Tây Xi bia và cao nguyên Trung Xi bia.
B. đồng bằng Đông Âu và Đồng bằng Tây Xi bia.
C. đồng bằng Đông Âu và cao nguyên Trung Xi bia.

Trang 22
D. đồng bằng Đông Âu và phía nam Đồng bằng Tây Xi bia.
Câu 4. Các vật nuôi chính của Liên Bang Nga là
A. Bò, cừu, trâu. B. Bò, lợn, dê.
C. Bò, cừu, lợn. D. Bò, trâu, ngựa.
Câu 5. Vùng kinh tế nào sau đây của Liên bang Nga sẽ phát triển để hội nhập vào
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
A. Vùng Viễn Đông. B.Vùng vùng u ran.
C. Vùng trung ương. D. Vùng trung tâm đất đen.

d. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (5 phút)


1. Mục tiêu
- Giúp HS hoàn thiện và tự nhận xét bài làm của mình.
- Có sự chuẩn bị cho tiết học sau
2. Chuẩn bị: GV chuẩn bị vấn đề
3. Hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
✔ HS hoàn thiện bài thực hành. Nhận xét và rút kinh nghiệm khi làm bài thực
hành.
✔ Tìm các hình ảnh, số liệu đất nước Nhật Bản.
- Bước 2: HS tiếp nhận vấn đề và thực hiện ở nhà
V. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Trang 23
Tuần ……… - Ngày soạn: ………………………
PPCT: Tiết ……………………
Bài 9. NHẬT BẢN
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được vị trí địa lí, phạm
vi lãnh thổ Nhật Bản.
- Trình bày đặc điểm tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên và phân
tích được những thuận lợi, khó
khăn của chúng đối với sự phát
triển kinh tế Nhật Bản.
- Phân tích được các đặc điểm
dân cư và ảnh hưởng của chúng
tới kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến nay.
- Ghi nhớ một số địa danh.
2. Kĩ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên
khoáng sản của Nhật Bản.
- Phân tích được các bảng số liệu để rút ra các đặc điểm cơ bản về dân cư và tốc độ
tăng GDP của Nhật Bản qua các thời kì.
- Xác định trên bản đồ vị trí địa lí Nhật Bản, các đảo Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư,
Kiu-xiu.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.
3. Thái độ
Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng
tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê

Trang 24
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của các nước
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Nội dung các trò chơi, bản đồ SGK phóng to.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu trước thông tin về Nhật Bản.
- Giấy A4

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Vận dụng Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu
thấp cao
- Vị trí địa lí, đặc điểm Phân tích những So sánh Học hỏi tinh
lãnh thổ của Nhật Bản. thuận lợi và khó các điều kiện thần học tập,
- Đặc điểm tự nhiên khăn của điều kiện để phát triển làm việc của
của Nhật. tự nhiên và dân cư kinh tế của người Nhật
- Đặc điểm dân cư, kinh đối với sự phát triển Nhật Bản với để áp dụng
tế của Nhật. kinh tế Nhật Bản. Việt Nam. cho chính
bản thân

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của
học sinh.
- Kiểm tra kiến thức nền tảng về Nhật Bản của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trò chơi “AI NHANH HƠN”
3. Phương tiện
- Giấy A4
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm chuẩn bị bút và một tờ giấy
A4, phổ biến luật chơi.
Bước 2: Thực hiện trò chơi:
Trong thời gian 5 phút, các nhóm sẽ thực hiện 2 lượt chơi:

Trang 25
Lượt 1: 3 phút: các nhóm thảo luận ghi thông tin vào giấy A4 được phát, mỗi
thông tin không dài quá 1 dòng tập.
Lượt 2: 2 phút, các nhóm cử đại diện ghi lên bảng các thông tin mình đã thảo
luận và ghi trên giấy (để tăng tốc, các nhóm có thể cho 2 bạn ghi hoặc 1 bạn đọc 1
bạn ghi,... miễn sao đội mình nhanh nhất có thể)
Để gây tò mò và tăng tính hấp dẫn, GV sẽ nêu chủ đề sau cùng và phát hiệu
lệnh “Bắt đầu”
Chủ đề: “Hãy cho tôi biết bạn biết gì về đất nước Nhật Bản”
Nhóm có nhiều thông tin nhất ở mỗi lượt sẽ đạt điểm 10 và giảm dần điểm số
theo thứ tự.
Điểm số của trò chơi là tổng điểm của 2 lượt. Ở mỗi lượt, không kể thông tin
ngắn dài, điểm được tính trên tổng số thông tin nhóm đã ghi ra được trong thời gian
qui định. Với các thông tin lạ, gây thắc mắc, nhóm phải giải trình, nếu thỏa mãn yêu
cầu sẽ được cộng thêm 1 điểm trên điểm tổng, không thỏa mãn sẽ bị gạch bỏ thông
tin đó.
Bước 3: Tổng kết điểm trò chơi.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN (15 phút)
1. Mục tiêu
- Xác định được vị trí địa lí, lãnh thổ và mô
tả được các đặc điểm tự nhiên của Nhật
Bản.
- Phân tích được ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của người Nhật.
- Vận dụng kiến thức lớp 10, giải thích vì
sao đất nước này gặp nhiều thiên tai?
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại, liệt kê kiến thức.
- Hình thức: hoạt động theo nhóm

Trang 26
3. Phương tiện:
Bản đồ tự nhiên Nhật Bản
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu
cầu thành viên các nhóm đọc nhanh nội
dung phần I SGK.
- Bước 2: GV chia bảng ra thành 6 phần,
chỉ định bất kỳ 1 thành viên nào trong mỗi
nhóm nhanh chóng lên bảng ghi lại đặc
điểm tự nhiên tương ứng trong ô được phân chia.
Vị trí địa lí Địa hình Khí hậu Sông ngòi Vùng biển Khoáng sản

- Bước 3: GV nhận xét nhanh đúng, sai sau đó cho HS các nhóm thảo luận theo câu
hỏi:
+ Nhóm chẵn:
● Điều kiện tự nhiên mang lại cho Nhật Bản
những thuận lợi gì?
● Vì sao Nhật Bản thường xuyên bị thiên
tai, đặc biệt là động đất, sóng thần và núi
lửa?
+ Nhóm lẻ:
● Điều kiện tự nhiên mang lại cho Nhật Bản
những khó khăn gì?
● Vì sao Nhật Bản thường xuyên bị thiên
tai, đặc biệt là động đất, sóng thần và núi
lửa?
- Bước 4: Các nhóm thảo luận, thống nhất và ghi ý kiến trả lời ra giấy trong thời gian
3 phút.
- Bước 5: GV chỉ định xoay vòng thành viên các nhóm trả lời câu hỏi cho đến khi
đầy đủ ý, GV chốt nội dung
NỘI DUNG
I. Tự nhiên
- Là đất nước quần đảo, ở phía Đông châu Á, dài trên 3.800km.
- Gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ.
- Có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau -> nhiều ngư trường lớn.

Trang 27
- Địa hình chủ yếu là đồi núi; sông ngắn, dốc;
bờ biển nhiều vũng, vịnh; đồng bằng ven biển nhỏ
hẹp.
- Khí hậu gió mùa, thay đổi từ Bắc xuống Nam
(ôn đới và đới cận nhiệt).
- Nghèo tài nguyên: sắt, than, đồng, …

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về DÂN CƯ NHẬT BẢN (10 phút)


1. Mục tiêu
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội Nhật Bản.
- Nhận định được chính đặc điểm người lao động Nhật Bản là một trong những yếu
tố quyết định để đưa đất nước trở thành cường quốc kinh tế.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu SGK, phân tích biểu đồ dân số Nhật.
- Giáo dục cho HS những phẩm chất cần học tập: hiếu học, cần cù, siêng năng, có
ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan: xem đoạn clip
3. Phương tiện
- Đoạn video về dân cư và con người Nhật Bản.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS xem đoạn clip (có thể đưa đường link, yêu cầu học sinh xem
trước ở nhà) kết hợp biểu đồ gia tăng dân số Nhật Bản qua các thời kỳ, rút ra nhận xét
về đặc điểm dân cư và con người nước Nhật.

Trang 28
Biểu đồ phát triển dân số Nhật Bản từ 1950 đến 2017

Biểu đồ tốc độ gia tăng dân số Nhật Bản từ 1951 đến 2017

- Bước 2: HS xem clip, biểu đồ và ghi nhận xét của mình ra giấy.
- Bước 3: GV chỉ định 3 HS đứng lên đọc nhận xét của mình, các HS khác bổ sung ý
kiến.
- Bước 4: GV có thể dẫn chứng cho HS một số câu chuyện về tính cách của người
Nhật như chuyện về các Samurai, tinh thần vượt khó của người Nhật sau thiên tai,…
🡪 chốt nội dung.
NỘI DUNG
II. Dân cư
1. Dân số:
- Là nước đông dân, năm 2005 số dân là 127,7 triệu người; năm 2018 là 126,8
triệu người.

Trang 29
- Tốc độ tăng dân số hàng
năm thấp và giảm dần (0,1% ,
2005; năm 2017 là -0,22%)
- Tuổi thọ trung bình cao
- Dân số ngày càng già.
2. Dân cư:
- Người lao động có tính cần
cù, kĩ luật, có ý thức tự giác và Cụ bà Misao Okawa trong lễ sinh nhật lần thứ 117 của
tinh thần trách nhiệm rất cao. mình.

- Đầu tư lớn cho giáo dục.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (12 phút)
1. Mục tiêu
- Nắm và phân tích được tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản từ sau chiến
tranh thế giới thứ 2 cho đến nay.
- Giải thích được những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì cũng như những
nguyên nhân suy giảm của nền kinh tế qua các giai đoạn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các biểu đồ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật “Vấn đáp cùng chuyên gia”
3. Phương tiện
- Bảng số liệu về tăng trưởng kinh tế
- Hình ảnh về kinh tế Nhật Bản từ sau thế chiến 2 đến nay.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV phổ biến nội dung hoạt động, (do các kiến thức về lịch sử và kinh tế
Nhật sau chiến tranh học sinh đã được học ở môn Lịch sử nên Gv không cần cung cấp
thêm).
● GV cho HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV nếu nẵm rõ khả
năng của các “chuyên gia”) tạo thành các nhóm "chuyên gia" tư vấn về tình
hình kinh tế nước Nhật từ sau thế chiến 2 đến nay.
● Chọn tối đa 5 HS làm “chuyên gia”.
● GV chọn 2 HS làm thư ký, ghi lại các câu hỏi lên bảng và ghi tóm tắt phần
diễn giải, trả lời của các chuyên gia.
- Bước 2: Các "chuyên gia" nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có
liên quan đến chủ đề mình được phân công trong vòng 4 phút.

Trang 30
- Bước 3: Nhóm "chuyên gia" lên ngồi phía trên lớp học
- Bước 4: Một HS trưởng nhóm "chuyên gia" (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi "tư
vấn", mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời "chuyên gia" giải đáp, trả lời.
GV có thể đưa trước các câu hỏi gợi ý:
- Vì sao sau thế chiến 2, kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng?
- 10 năm sau thế chiến 2, kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào?
- Vì sao kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong giai đoạn 1955 – 1973?
- Nguyên nhân nào làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật giảm xuống sau năm
1973?
- Hiện nay, kinh tế Nhật Bản có vị trí như thế nào trên thế giới?
GV hỗ trợ nhóm chuyên gia vấn đáp và đồng thời cũng có thể đặt thêm câu hỏi
cho nhóm để định hướng nội dung.
GV nhận xét hoạt động, hướng dẫn ghi bài.
NỘI DUNG
III - Tình hình phát triển kinh tế
1. Giai đoạn 1950 - 1973

a. Tình hình
- Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh 91952)
và phát triển cao độ (1955 – 1973)
- Tốc độ tăng trưởng cao.
b. Nguyên nhân: SGK
2. Giai đoạn 1973 – 2005
- 1973 – 1974 và 1979 – 1980, tốc độ giảm (2,6%, 1980), lí do: khủng hoảng dầu
mỏ.
- 1986 – 1990, tăng 5,35% do điều chỉnh chiến lược kinh tế.
- Từ năm 1991 tốc độ chậm lại.
- Nhật Bản đứng thứ hai thế giới về kinh tế, khoa học – kĩ thuật và tài chính (2005).

C. Hoạt động luyện tập (3 phút)


1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, ghi nhớ bài học
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:

Trang 31
- Trả lời nhanh
3. Tiến trình hoạt động:
- GV đọc câu hỏi và chỉ định học sinh trả lời nhanh.

D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học


- HS về nhà học bài.
- Tìm các tư liệu về đặc điểm kinh tế Nhật Bản hiện nay.
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……….
THAM KHẢO
- Link các loài hoa đặc trưng từng tháng của NB:
https://laodongnhatban.com.vn/12-loai-hoa-tuong-trung-12-thang-o-nhat-ban-
ldnb-1662.htm

Trang 32
- Link: các bản đồ NB: https://laodongnhatban.com.vn/ban-do-nhat-ban-499.htm

Trang 33
Tuần ……… - Ngày soạn: ………………………
PPCT: Tiết ……………………
Bài 9. NHẬT BẢN
Tiết 2. CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ
I. MỤC TIÊU KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp
chủ yếu, một số ngành kinh tế dịch vụ và nông nghiệp của Nhật Bản.
- Giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất ở các vùng kinh tế.
- Kể tên được một số địa danh, tên riêng của các tập đoàn kinh tế hàng đầu Nhật
Bản.
2. Kĩ năng:
- Phân tích bảng 9.4 về một số ngành công nghiệp của Nhật Bản để nắm được một
số thông tin thực tế về công nghiệp Nhật Bản.
- Sử dụng bản đồ để nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố một số
ngành công nghiệp.
- Xác định một số trung tâm công nghiệp gắn với bốn hòn đảo chính của Nhật Bản
đồng thời cũng chính là các vùng kinh tế lớn.
- Kỹ năng đọc bản đồ kinh tế (các trung tâm công nghiệp, phân bố sản xuất nông
nghiệp).
- Kỹ năng khai thác và xử lí số liệu, BKT, biểu đồ để rút ra kiến thức.
3. Thái độ:
- Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, đồng thời
thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hiện nay của nước ta.
4. Định hướng năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ,
bảng số liệu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của GV:
- Các hình ảnh, bản đồ về kinh tế Nhật Bản
- Giấy A4, A1, các phiếu câu hỏi, phiếu ghi bài, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của HS:
- Bài học, tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.
- Bút lông nhiều màu.

Trang 34
- Nam châm bảng.
- Kịch bản theo nội dung bài học được giao (tùy tình huống).
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH
THÀNH:
Vận Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu
dụng thấp cao
- Trình bày được sự - Giải thích được sự phát Rèn Nhận thức
phát triển và phân bố triển và phân bố một số ngành luyện cho được con
một số ngành công công nghiệp chủ yếu. HS kĩ năng đường phát
nghiệp chủ yếu. - Giải thích được sự phát đọc bản đồ triển kinh tế
- Trình bày được sự triển và phân bố một số ngành kinh tế (các thích hợp của
phát triển và phân bố kinh tế dịch vụ và nông nghiệp trung tâm Nhật Bản,
một số ngành kinh tế của Nhật Bản. công đồng thời
dịch vụ và nông - Xác định một số trung tâm nghiệp, thấy được sự
nghiệp của Nhật Bản. công nghiệp gắn với bốn hòn phân bố sản đổi mới phát
Trình bày được đặc đảo chính của Nhật Bản đồng xuất nông triển kinh tế
điểm cơ bản nhất của thời cũng chính là các vùng nghiệp). hiện nay của
mỗi vùng kinh tế kinh tế lớn. nước ta.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC


A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiểm tra bài cũ.
- Tạo hứng thú học tập và tiếp thu kiến thức cho học sinh.
- Phát huy năng lực tìm kiếm, xử lí thông tin và củng cố kiến thức cần thiết cho
HS.
2. Phương pháp: Làm việc nhóm
3. Phương tiện: Giấy A4 có sẵn nội dung học tập.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chia lớp thành 8 nhóm nhỏ (mỗi nhóm có 5🡪6 thành viên tùy sĩ số),
các nhóm này cùng làm việc và tính điểm chung cho toàn tiết học.
- Bước 2: GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu A4 đã chuẩn bị sẵn nội dung, các nhóm
thảo luận hoàn thành phiếu trong thời gian 3 phút.
- Bước 3: Hết thời gian, các nhóm chuyển phiếu sản phẩm cho nhóm bên cạnh để
chấm điểm, GV công bố đáp án cho các nhóm chấm điểm chéo lẫn nhau.
Bước 4: GV tổng kết hoạt động, ghi điểm lưu trữ cho các nhóm, dẫn dắt vào bài
từ thông tin về các thương hiệu trong phiếu.

Trang 35
……… ……… ……… ……… ……… ………
….. ….. ….. ….. ….. …..
……… ……… ……… ……… ……… ………
….. ….. ….. ….. ….. …..

Trang 36
PHẦN 1: Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: (0,5đ/câu).
Câu 1. 4 đảo lớn ở Nhật Bản xếp theo thức tự từ bắc xuống nam là
A. Hô – cai – đô, Hôn – su, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.
B. Hô – cai – đô, Hôn – su, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.
C. Hôn – su, Hô – cai – đô, Xi – cô – cư và Kiu – xiu.
D. Hôn – su, Hô – cai – đô, Kiu – xiu và Xi – cô – cư.
Câu 2. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu
A. gió mùa, mưa nhiều. B. gió mùa. ít mưa.
C. gió tây ôn đới, mưa nhiều. D. gió tây ôn đới, ít mưa.
Câu 3. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do Nhật Bản
A. là quốc gia bán đảo có đường bờ biển dài. B. có nhiều dòng biển nóng.
C. nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau. D. có nhiều dòng biển lạnh.
Câu 4. Các đồng bằng ở Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhỏ hẹp và đất xấu. B. Nhỏ hẹp, đất màu mỡ.
C. Rộng lớn, ít đất trồng. D. Rộng lớn, phì nhiêu.
Câu 5. Nhật Bản là nước có tốc độ gia tăng dân số hằng năm
A. thấp và đang tăng dần. B. thấp và đang giảm dần.
C. cao và đang tăng dần. D. cao và đang giảm dần.
Câu 6. Nhận xét không đúng về tình hình dân số của Nhật Bản là
A. tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
B. tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
C. tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
D. đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
Câu 7. Thành phố Na-ga-sa-ki, 1 trong 2 thành phố từng bị ném bom nguyên
tử trong thế chiến 2 ở Nhật Bản thuộc đảo nào?
A. Hô-cai-đô. B. Hôn-su. C. Xi-cô-cư. D. Kiu-xiu.
Câu 8. Trong các khoảng thời gian sau, thời gian nào nền kinh tế Nhật Bản
phát triển với tốc độ cao nhất?
A. 1950 – 1973. B. 1973 – 1980. C. 1980 – 1990. D. 1990 –
2005.
PHẦN 2: Cho biết tên của thương hiệu và lĩnh vực kinh doanh chính
của các logo sau: (1đ/1 logo)

Trang 37
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN.
(20 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Mô tả được các đặc điểm phát triển của ngành công nghiệp Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp
chủ yếu của Nhật Bản.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đóng vai.
3. Phương tiện:
- Hình ảnh về các hãng công nghiệp nổi tiếng.
- Hình 9.5 phóng to.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: HS làm việc theo các nhóm đã được chia sẵn, nhóm trưởng lên bảng bốc
thăm vai diễn để viết kịch bản theo yêu cầu:
Yêu cầu: có 6 vai diễn được thể hiện các nhóm ngành tương ứng:
1. Đô-rê-a-mon (có thể có 2 nhân vật, ví dụ thêm nhân vật Thầy giáo
hoặc Đê-ki-xư-ki để đối thoại cùng Đô-rê-a-mon): Trình bày các đặc
điểm chung của công nghiệp Nhật Bản.
2. Nô-bi-ta: trình bày đặc điểm ngành công nghiệp chế tạo.
3. Xư-nê-ô: trình bày đặc điểm ngành công nghiệp sản xuất điện tử.
4. Chai-an: trình bày đặc điểm ngành Xây dựng và công trình công
cộng.
5. Shin-zư-ka: trình bày đặc điểm
ngành công nghiệp dệt.
6. Dẫn chương trình
Riêng 2 nhóm bốc trúng phiếu
trắng làm giám khảo, đặt câu hỏi
phản biện, nhận xét, chấm điểm.
- Bước 2: Các nhóm thảo luận viết kịch bản trong vòng 3 phút.
- Bước 3: thực hiện các vai diễn, mỗi vai có 3 phút trình bày, nhóm phản biện, nhận
xét, chấm điểm cũng có thời gian 3 phút.
- Bước 4: GV nhận xét, chốt nội dung, ghi điểm nhóm.
NỘI DUNG
I. Các ngành kinh tế:
1. Công nghiệp

Trang 38
- Là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế, hàng năm thu hút khoảng 30% tổng
số lao động cả nước và chiếm khoảng 31% tổng thu nhập quốc dân.
- Đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kì.
- Dù thiếu hầu hết nguyên liệu nhưng cơ cấu công nghiệp của Nhật rất đa dạng và
hầu hết các ngành đều có vị trí cao trên thế giới
- Trong cơ cấu công nghiệp, các ngành chế tạo, điện tử, xây dựng công trình công
cộng, dệt,… chiếm tỉ trọng cao.
- Mức độ tập trung cao, nhiều nhất là trên đảo Hônsu. Các trung tâm công nghiệp
tập trung chủ yếu ở ven biển, đặc biệt ở phía Đông.
- Các ngành công nghiệp chính: bảng 9.4 SGK.

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU CÁC NGÀNH DỊCH VỤ CỦA NHẬT BẢN
(7 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Mô tả được các đặc điểm phát triển của ngành dịch vụ Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được vì sao thương mại (đặc biệt là xuất khẩu) và tài chính
là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn trong nền kinh tế NB.

Trang 39
- Xác định các địa điểm phát triển dịch vụ hàng đầu Nhật Bản.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Kobe
- Đàm thoại gợi mở.
3. Phương tiện:
- SGK.
- Hình ảnh về các hải cảng lớn của Nhật
Bản.

Yokohama

Du lịch Nhật Bản

4. Tiến trình hoạt động


Cảng biển kết hợp sân bay ở
- Bước 1: Một nút câu
GV đặt giaohỏi,
thông
yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và các hình ảnh
đường Yokohama
được GV treo bảng, HSsắttrả lời nhanh bằng cách giơ tay, điểm được tính theo nhóm,
mỗi học sinh chỉ được trả lời một lượt câu hỏi, mỗi nhóm trả lời xoay vòng tối đa 5
lượt tùy câu hỏi.
1. Giá trị GDP của Nhật Bản?
2. Ngành nào đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của dịch vụ?
3. Vì sao xuất khẩu được xem là động lực phát triển của nền kinh tế Nhật
Bản?
4. GTVT biển của Nhật Bản có những đặc điểm gì?

Trang 40
5. Các cảng biển lớn của Nhật được phân bố như thế nào?
6. Kể tên các tập đoàn tài chính của Nhật mà em biết?
7. Nêu những hiểu biết của em về nguồn vốn FDI và ODA của Nhật Bản?
8. Kể tên các sản phẩm dịch vụ nổi bật của Nhật Bản?
- Bước 2: GV chốt điểm số, giải thích một số nội dung quan trọng phải ghi nhớ cho
học sinh.
NỘI DUNG

2. Dịch vụ:
- Chiếm 68% GDP (2004)
- Là cường quốc thương mại, tài chính trên thế giới.
- Về thương mại:
+ Đứng thứ 4 thế giới sau Hoa Kì, Trung Quốc, và CHLB Đức.
+ Xuất khẩu là động lực cho nền kinh tế, Nhật Bản là nước xuất siêu.
+ Các mặt hàng xuất khẩu chính: sản phẩm công nghiệp chế biến (tàu biển, ô tô,
xe gắn máy, sản phẩm tin học,…) chiếm 99% giá trị xuất khẩu).
+ Các mặt hàng nhập khẩu chính: nông sản, năng lượng, nguyên liệu cho công
nghiệp.
+ Bạn hàng khắp nơi trên thế giới nhưng quan trọng nhất là: Hoa Kì, Trung Quốc,
EU, Đông Nam Á.
- GTVT biển đứng hàng thứ 3 thế giới, có đội tàu biển trọng tải lớn và nhiều hải
cảng lớn, hiện đại hàng đầu thế giới.
- Tài chính: Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát
triển chính thức; có nhiều ngân hàng lớn của thế giới.
- Du lịch: phát triển với nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều tiềm năng phát triển du lịch
nghỉ dưỡng.

HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ NGÀNH NÔNG NGHIỆP CỦA NB


(8 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Mô tả được các đặc điểm phát triển của ngành nông nghiệp Nhật Bản.
- Trình bày và giải thích được vì sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền
kinh tế NB.
- Giải thích được vì sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật ngày càng giảm.

Trang 41
- Phân tích được vì sao trong nông nghiệp, đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế
quan trọng của Nhật Bản.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
Nhóm/ vẽ mindmap.
3. Phương tiện:
- Hình 9.7 phóng to.
- Bảng số liệu : DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA GẠO CỦA NHẬT BẢN
Năm 1965 1985 2000 2012
Diện tích (nghìn 3258, 2342 1770 1581
ha) 5
Sản lượng (nghìn 1612 14578 11863 8523
tấn) 6
(Nguồn: FAOSTAT | © FAO Statistics Division 2013 | 08 September 2013)
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1, học sinh thảo luận nội dung kiến
thức theo câu hỏi cho sẵn (GV viết hoặc in sẵn trên giấy A1 rồi treo lên bảng), trả lời
bằng cách thiết kế mindmap trong vòng 4 phút.
1. Đặc điểm chung của nền nông nghiệp. Tại sao NN giữ vai trò thứ yếu?
2. Kể tên một số nông sản chính.
3. Tại sao đánh bắt hải sản lại được coi là ngành kinh tế quan trọng?
4. Nêu sự phân bố các nông sản chính của Nhật Bản.
5. Vì sao diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản ngày càng giảm?
- Bước 2: Các nhóm dán sản phẩm lên bảng, GV chỉ định 1 nhóm phân tích sản
phẩm, các nhóm còn lại phản biện, nhận xét và tự rút kinh nghiệm.
- Bước 3: GV nhận xét, chốt nội dung, ghi điểm.
NỘI DUNG
3. Nông nghiệp
a. Đặc điểm:
- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp (diện tích đất
ít – 14%, độ đốc lớn, bị thu hẹp do đô thị hóa)
- Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế, tỉ trọng thấp (1% trong GDP)
- Phát triển theo hướng thâm canh.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được chú trọng.

Trang 42
b. Các nông sản chính:
- Trồng trọt: lúa gạo, chè, thuốc lá, dâu tằm.
- Chăn nuôi: bò, lợn, gà.
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc.

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ 4 VÙNG KINH TẾ GẮN VỚI 4 ĐẢO LỚN
(2 PHÚT)
1. Mục tiêu
- Xác định một số trung tâm công nghiệp gắn với bốn hòn đảo chính của Nhật Bản
đồng thời cũng chính là các vùng kinh tế lớn. Các ngành kinh tế chính của các đảo.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đọc bản đồ kinh tế (các trung tâm công nghiệp, phân
bố sản xuất nông nghiệp).
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Làm việc cá nhân.
- Bài tập về nhà.
3. Phương tiện: Bản đồ kinh tế Nhật Bản, bảng thông tin trang 83 SGK.
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ kinh tế NB để xác định phạm vi các vùng
kinh tế.
Bước 2: HS về nhà đọc bảng thông tin, hoàn thành các nội dung của phiếu ghi bài.

C. Luyện tập (3 phút)


1. Mục tiêu: Giúp HS củng cố, hệ thống hóa lại kiến thức, mở rộng thông tin, kiến
thức của bài.
2. Phương thức: cá nhân/nhóm.
3. Tiến trình hoạt động: GV chuẩn bị sẵn các tên riêng về các địa danh, các thương
hiệu nổi tiếng, các tên riêng về văn hóa, nghệ thuật,… của Nhật Bản cho học sinh
đoán nhanh bằng cách ghi số vào câu trả lời tương ứng.
1. TOYOTA
2. YOKOHAMA
3. NAGOIA
4. SONY
5. FUJI
6. YAMAHA
7. CANON
8. HOKKAIDO

Trang 43
9. SAMURAI
10. SAKURA
11. GEISHA
12. TAEKWONDO
13. KOBE
14. NÔ-BI-TA
15. SHIN-KAN-SEN
16. KI-MO-NO
17. KI-Ô-TÔ
18. SU-SHI
ĐỊA DANH HÃNG CÔNG ĐẶC TRƯNG KHÁC
NGHIỆP VĂN HÓA

D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học:


- GV tổng kết điểm các nhóm, khen thưởng nhóm xuất sắc.
- HS về nhà hoàn thành phiếu ghi bài
- Chuẩn bị dụng cụ thực hành cho tiết học sau.
V. RÚT KINH NGHIỆM
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU GHI BÀI (nếu cần)
I. CÁC NGÀNH KINH TẾ:
2. Công nghiệp
- Là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế, hàng năm ………………………………
………………………. ………………………………………..tổng thu nhập quốc dân.
- Đứng …………… thế giới sau ………………………..
- Dù thiếu hầu hết nguyên liệu nhưng cơ cấu công nghiệp của Nhật rất đa dạng và hầu hết các
ngành đều có vị trí cao trên thế giới
- Trong cơ cấu công nghiệp, các ngành chế tạo, điện tử, xây dựng công trình công cộng, dệt,…
chiếm tỉ trọng cao.
- Mức độ tập trung cao, nhiều nhất là trên ………………………... Các trung tâm công nghiệp
tập trung chủ yếu ở …………………….., đặc biệt ở phía …………………...
- Các ngành công nghiệp chính: Bảng 9.4
❖ Nhận xét và giải thích sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản.
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

Trang 44
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
3. Dịch vụ:
- Chiếm ……… GDP (2004)
- Là cường quốc thương mại, tài chính trên thế giới.
- Về thương mại:
+ Đứng thứ …… thế giới về thương mại (sau ……………………………………….)
+ Xuất khẩu là động lực cho nền kinh tế, Nhật Bản là nước ………… siêu.
+ Các mặt hàng xuất khẩu chính:
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
+ Các mặt hàng nhập khẩu chính:
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
+ Bạn hàng khắp nơi trên thế giới nhưng quan trọng nhất là: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, Đông
Nam Á.
- GTVT biển: ……………………………………………………, có đội tàu biển trọng tải lớn và
nhiều hải cảng lớn, hiện đại hàng đầu thế giới.
- Tài chính: Đứng đầu thế giới về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát triển chính thức;
có nhiều ngân hàng lớn của thế giới.
- Du lịch: phát triển với nhiều thắng cảnh đẹp, nhiều tiềm năng phát triển du lịch nghĩ dưỡng.
❖ Tại sao xuất khẩu là động lực cho sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
3. Nông nghiệp
a. Đặc điểm:
- …………………………………………………………………………. (diện tích đất ít – 14%,
độ đốc lớn, bị thu hẹp do đô thị hóa)
- Giữ vai trò ……………….. trong nền kinh tế, tỉ trọng thấp (………% trong GDP)
- Phát triển theo hướng thâm canh.
- ……………………………………………… được chú trọng.
b. Các nông sản chính:
- Trồng trọt: ……………………………………………………………………………..

Trang 45
- Chăn nuôi: ……………………………………………………………………………..
- Đánh bắt và nuôi trồng hải sản: ……………………………………………………….
❖ Giải thích tại sao diện tích trồng lúa gạo ngày càng giảm?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……….………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

❖ Tại sao đánh bắt hải sản lại là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản?

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………….……
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
IV. Các vùng kinh tế:
4 vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn: Hôn-su; Kiu-xiu; Xi-cô-cư; Hô-cai-đô
Đặc điểm Thuộc đảo/vùng kinh tế
Kinh tế phát triển mạnh nhất
Có chuỗi siêu đô thị với các thành phố Tô-ki-ô, Ô-xa-ca, Kô-

Có nhiều quặng đồng
Công nghiệp nặng phát triển mạnh
Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động KT
Có nhiều rừng nhất theo tỉ lệ diện tích
Dân cư tập trung đông nhất
Dân cư thưa thớt nhất
Hai thành phố lớn nhất là Phu-cu-ô-ca và Na-ga-xa-ki

Trang 46
Bản đồ phân bổ các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản (trước 2011). Ảnh từ apjjf.org

Trang 47
Tuần ……… - Ngày soạn: ………………………
PPCT: Tiết ……………………
Bài 9. NHẬT BẢN
TIẾT 3: THỰC HÀNH – TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân tích và trình bày được đặc điểm của các hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật
Bản: tình hình xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xác định và vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất – nhập khẩu qua các năm.
- Nhận xét, phân tích hoạt động xuất – nhập khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài thông
qua các bảng số liệu, bảng thông tin.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ.
- Đánh giá vai trò của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam và các nước
châu Á.
3. Thái độ
- Nhìn nhận và có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với
tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng
ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của Nhật Bản
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các bảng thông tin (phóng to theo SGK)
- Bảng số liệu về giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm (trang 84)
(Đơn vị: tỉ USD)
Năm 1990 1995 2000 2004 2010 2015
Xuất khẩu 287,6 443,1 479,2 565,7 769,8 624,8
Nhập khẩu 235,4 355,9 379,5 454,5 692,4 648,3
Cán cân thương mại 52,2 87,2 99,7 111,2 77,4 -23,5

Trang 48
2. Chuẩn bị của học sinh
- Dụng cụ học tập cần thiết.
- Giấy A1 hoặc A0; bút lông nhiều màu.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Vận dụng Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu
thấp cao
- Tình hình xuất nhập - Vì sao Nhật Bản có cơ - Phân tích - Nhận
khẩu và cán cân cấu xuất nhập khẩu như các bảng số thấy, học
thương mại của Nhật hiện tại. liệu, thông hỏi tinh
Bản. - Vai trò, đóng góp của tin liên thần vượt
- Tình hình phát triển kinh tế Nhật đối với sự quan đến khó, vươn
của hoạt động kinh tế phát triển kinh tế thế bài học. lên của
đối ngoại Nhật Bản. giới. người Nhật.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


A. Tình huống xuất phát (10 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi cho tiết học.
- Củng cố lại kiến thức về Nhật Bản.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan/nhóm
3. Phương tiện
- Video: link
https://drive.google.com/open?id=1pQ_Pqf0qCf5mcbNrUdqh4FTQv9zv3ZIZ

Trang 49
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm 5 hoặc 6 HS, đưa ra yêu cầu cho các nhóm
thực hiện khi xem clip:
Hãy ghi lại các mốc thời gian liên quan đến Nhật Bản và các sự kiện diễn ra
với mốc thời gian đó trong video.
- Bước 2: GV chiếu đoạn clip, hoặc cho HS đường link để xem theo nhóm và thực
hiện nhiệm vụ.
- Bước 3: Hết đoạn clip, các nhóm chuyển bài cho nhóm khác để chấm chéo nhau.
GV công bố đáp án để các nhóm dò chấm điểm.
- Bước 4: GV tổng hợp điểm, dẫn dắt vào bài.

B. Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1 : CHIA NHÓM – PHÂN NHIỆM VỤ (2 PHÚT)


1. Mục tiêu
- Định hướng công việc cho tiết học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Chia nhóm
3. Phương tiện
- Không
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, tối đa 6 HS/nhóm (có thể giữ lại nhóm
cũ của tình huống xuất phát hoặc cho HS chơi trò chơi ĐI CHỢ để góp nhóm cho sinh
động)
TRÒ CHƠI “ĐI CHỢ”
- Bước 1: ổn định, định giá HS; ví dụ mỗi HS nam có giá 20k, mỗi HS nữ có giá
30k, các nhóm sẽ gom thành viên sao cho đủ số tiền GV đặt ra, qui định tối đa không
quá 6 thành viên/nhóm.
- Bước 2: Diễn biến:
● GV hô to: Đi chợ, đi chợ!
● HS trả lời: Cần bao nhiêu tiền, cần bao nhiêu tiền?
● GV: 160k.
● HS: di chuyển bắt nhóm cho đủ 160k.
Nếu thừa hoặc thiếu tiền -> qui đổi thành điểm trừ cho nhóm: 10k = 1 điểm

Trang 50
- Bước 2: Giao nhiệm vụ: Các nhóm sẽ làm việc cùng nhau đến cuối tiết học cho tất
cả các nhiệm vụ sau.
● Nhiệm vụ 1: Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm.
● Nhiệm vụ 2: Nhận xét hoạt động kinh tế đối ngoại.
● Nhiệm vụ 3: Đánh giá nhóm đồng đẳng.

HOẠT ĐỘNG 2 : THỰC HÀNH (24 PHÚT)


1. Mục tiêu
- Rèn luyện các kỹ năng vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu, bảng thông tin.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm,
- Thực hiện mục tiêu bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thiết kế sản phẩm học tập trên giấy A0 (A1).
- Hoạt động nhóm.
3. Phương tiện
- Bảng số liệu 9.5 (số liệu mới)
- Các bảng thông tin SGK.
- Giấy khổ lớn, bút lông nhiều màu.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Các nhóm nhận nhiệm vụ:
Thực hiện các nhiệm vụ 1, 2 bằng cách thảo luận nhóm -> đưa ra phương án trả lời
hiệu quả -> thiết kế nội dung trả lời thành sản phẩm học tập trên giấy khổ lớn (có thể
thiết kế mindmap hoặc bất kì hình thức nào tùy khả năng tư duy và sáng tạo của nhóm)
- Bước 2: GV hướng dẫn các nhóm thực hiện nhiệm vụ, đưa ra một số gợi ý chung:
Nhiệm vụ 1:
- HS đọc và phân tích yêu cầu của đề bài. Xác định các loại biểu đồ có thể vẽ để
thể hiện nội dung trên. Sau đó thảo luận để chọn được dạng biểu đồ thích hợp nhất.
- GV tiểu kết: Có thể biểu thị nội dung trên bằng nhiều dạng biểu đồ: tròn, cột ghép,
cột chồng, nhưng phù hợp hơn cả là biểu đồ cột.
Nhiệm vụ 2:
- Các nhóm đọc các thông tin trong 4 ô kiến thức, trình bày tóm gọn các chính sách
kinh tế của Nhật Bản và nêu những nét cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu cũng như
tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật.
Một số câu hỏi gợi ý:
● Trình bày, phân tích và tìm ví dụ minh họa cho các chính sách phát triển kinh tế
của Nhật Bản.

Trang 51
● Dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng 9.5, nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu của Nhật
Bản.
● Dựa vào các mặt hàng xuất nhập khẩu, nhận xét tính chất nền KT của Nhật Bản.
● Nhật Bản giao dịch buôn bán chủ yếu với các nước phát triển hay các nước đang
phát triển?
● Dựa vào bảng 9.6, em hãy cho biết Nhật Bản đã thực hiện việc đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài như thế nào qua các năm?
● Xác định vị trí của Nhật Bản trên trường quốc tế trong việc đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài và viện trợ phát triển chính thức? Nêu suy nghĩ của em về điều đó?
● Nêu một số nét khái quát về việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và viện trợ phát
triển chính thức đối với các nước ASEAN và Việt Nam. Rút ra nhận xét.
- Bước 3: Các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ, tạo sản phẩm học tập trong thời
gian 15 phút.
- Bước 4: Các nhóm dán sản phẩm lên bảng. GV sẽ cho các nhóm bốc thăm để báo
cáo (vì nội dung giống nhau nên chỉ cần 1 nhóm báo cáo – nên cho 2 thành viên/nhóm
lên báo cáo để hỗ trợ nhau.)
- Bước 5: Nhóm có thăm báo cáo thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm còn lại nhận xét, bổ
sung nội dung. GV đánh giá, tổng hợp nội dung kiến thức, hướng dẫn HS ghi nhớ bài
học 🡪 ghi sơ lược nội dung bài để thực hiện nhiệm vụ tự học.
NỘI DUNG

Hoạt động kinh tế


Đặc điểm khái quát Tác động đến sự phát triển
đối ngoại
Sản phẩm công
Xuất khẩu nghiệp chế biến
Sản phẩm nông
Nhập khẩu nghiệp, năng lượng,
nguyên liệu - Thúc đẩy nền kinh tế trong
Cán cân xuất nhập nước phát triển.
Xuất siêu
khẩu - Nâng cao vị thế của Nhật Bản
Hoa Kì, Trung Quốc, trên thị trường thế giới.
Các bạn hàng chủ
EU, các nước ĐNÁ,
yếu
NIC.....
FDI Nhất thế giới
ODA Nhất thế giới
BIỂU ĐỒ:

Trang 52
- Cách vẽ 1:

Xuất khẩu Nhập khẩu

900
769.8
800
692.4
700 648.3
624.8
600 565.7
479.2 454.5
443.1
Tỉ USD

500
355.9 379.5
400
287.6
300 235.4
200
100
0
1990 1995 2000 2004 2010 2015

- Cách vẽ 2:

900
769.8
800
692.4
700 648.3
624.8
565.7
600
479.2
500 443.1 454.5
Tỉ USD

379.5
400 355.9
287.6
300 235.4

200

100

0
1990 1995 2000 2004 2010 2014
Axis Title

Nhập khẩu Xuất khẩu

Với cách vẽ 2, GV hướng dẫn sinh nhận diện phần cán cân thương mại được
thể hiện trên biểu đồ (khoảng trống giữa 2 đường xuất khẩu và nhập khẩu).

HOẠT ĐỘNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG (3 PHÚT)


1. Mục tiêu
- Tổng kết, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm.

Trang 53
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thực hiện phiếu đánh giá, chấm điểm chéo.
3. Phương tiện
PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒNG ĐẲNG
- Nhóm chấm điểm:………………………………
- Nhóm được chấm điểm:……………………………
(Mỗi tiêu chí được cho điểm theo thang điểm 10)
Mức độ Tính Hiệu quả làm Tích cực Hoàn Tổng
trả lời thẩm việc nhóm nhận xét, thiện sản điểm/
Tiêu
đúng các mỹ của (nghiêm túc, đánh giá, phẩm Điểm
chí
nội dung sản tạo sản phẩm bổ sung bài đúng thời trung
phẩm tốt) học gian bình
Điểm
chấm

4. Tiến trình hoạt động


- Bước 1: GV phát cho mỗi nhóm 1 phiếu đánh giá.
- Bước 2: Các nhóm thực hiện đánh giá cho nhóm bạn theo vòng tròn (Nhóm 1 đánh
giá nhóm 2; nhóm 2 đánh giá nhóm 3; … nhóm cuối đánh giá nhóm 1)
- Bước 3: GV thu phiếu, tổng hợp điểm các nhóm (lưu ý trừ điểm qui đổi nếu thực
hiện trò chơi “Đi chợ”)

C. Hoạt động luyện tập (4 phút)


1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức, ghi nhớ bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp/cá nhân
3. Phương tiện
- Câu hỏi.
4. Tiến trình hoạt động
GV đặt câu hỏi, chỉ định HS trả lời cá nhân để củng cố kiến thức và ghi điểm.
1) Nhận định tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản?
2) Chính sách quan trọng để phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật là
gì?
3) Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chính của Nhật?
4) Bạn hàng chính của Nhật là những quốc gia, khu vực nào?
5) Vai trò của Nhật Bản với nguồn FDI và ODA trên thế giới?

Trang 54
6) Vai trò nguồn ODA của Nhật đối với Việt Nam?
D. Hoạt động nối tiếp – hướng dẫn tự học (2 PHÚT)
- GV hướng dẫn HS về nhà tự thực hiện lại nội dung bài thực hành vào tập với 2
nhiệm vụ: (sẽ gọi chấm điểm bất ngờ)
1. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm
2. Vẽ sơ đồ tư duy về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.
- HS tìm các tư liệu cho bài Trung Quốc về điều kiện tự nhiên, dân số và chính sách
phát triển DS, các đặc điểm xã hội nổi bật.

V. RÚT KINH NGHIỆM


……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………….

Trang 55
Tuần ……… - Ngày soạn: ………………………
PPCT: Tiết ……………………
Bài 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được các đặc điểm quan trọng về tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc.
- Xác định được vị trí địa lí của Trung Quốc, kể và ghi nhớ tên 1 số nước có biên giới
với TQ, 1 số địa danh của TQ.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của VTĐL, lãnh thổ, ĐKTN đến sự phát triển
đất nước.
- Trình bày được những khác biệt về tự nhiên giữa 2 miền Đông – Tây
- Giải thích được sự khác biệt trong phân bố dân cư giữa 2 miền Đông – Tây TQ để
từ đó đánh giá được những thuận lợi khó khăn của TQ trong quá trình phát triển.
2. Kĩ năng
- Phân tích các hình ảnh, bản đồ, biểu đồ trong bài học.
- Xử lí, so sánh các số liệu SGK với số liệu hiện tại.
3. Thái độ
- Hiểu đúng về hiện trạng mất cân bằng giới tính và những hệ quả của vấn đề
này.
- Có thái độ xây dựng mối quan hệ Việt -Trung.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội thế giới, các quốc gia.
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á, hình 10.1 phóng to.
- Một số hình ảnh về cảnh quan tự nhiên tiêu biểu của Trung Quốc.
- Ảnh con người, xã hội Trung Quốc (nếu có).
- Các thông tin, số liệu thống kê theo thời điểm hiện tại (2018) về dân số TQ.

Trang 56
2. Chuẩn bị của HS
- SGK
- Tài liệu tham khảo có liên quan đến bài học.
- Số liệu mới về dân số TQ.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Các đặc điểm vị - Hiểu được chính vị trí - Phân tích các - Liên hệ chính
trí địa lý và lãnh địa lý đã đem lại cho bản đồ, biểu đồ, sách dân số quốc
thổ của Trung Trung Quốc nhiều lợi thế các bảng số liệu. gia và phân tích
Quốc - Đánh giá được ảnh - So sánh sự được các hệ quả
- Các đặc điểm hưởng của tự nhiên đến khác biệt giữa 2 của mất cân
quan trọng về tự việc phát triển kinh tế đất miền Đông – bằng giới tính.
nhiên Trung Quốc. nước Trung Quốc Tây TQ 🡪 rút ra - Có thái độ xây
- Các đặc điểm cơ - Đánh giá được tác động kết luận cho quá dựng mối quan
bản về dân cư và xã của dân cư - xã hội Trung trình phát triển hệ Việt -Trung.
hội Trung Quốc. Quốc đến việc phát triển của nước này.
kinh tế đất nước

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của
học sinh.
- Kiểm tra kiến thức nền tảng về TQ của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Phương án 1: Trò chơi “Tiếp sức”.
- Phương án 2: Đàm thoại gợi mở/cả lớp.
3. Phương tiện: phấn, bảng, giấy nháp.
4. Tiến trình hoạt động:
PHƯƠNG ÁN 1:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện theo hình
thức thảo luận nhóm rồi trình bày lên bảng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm – dãy bàn: Mỗi nhóm có thời gian 3 phút
để vừa thảo luận vừa trình bày, điểm được tính cộng cho nhóm nào có nhiều thông
tin nhất được ghi trên bảng. Các nhóm tự cử bạn lên ghi bảng và được quyền tiếp sức
nếu bạn trước đó “bí”.

Trang 57
Trong khi HS thảo luận, GV chia bảng thành 5 hoặc 6 phần tùy theo số dãy bàn
ngang trong lớp.
- NV: Các nhóm thảo luận và ghi kết quả lên bảng trong vòng 3 phút theo chủ đề:
CÁC ĐỊA DANH, DANH NHÂN, VÀ CÁC CÔNG TRÌNH NỔI BẬT CỦA
TRUNG HOA MÀ EM BIẾT.
https://baomoi.com/12-kiet-tac-kien-truc-bat-tu-cua-trung-quoc-co-
dai/c/20163487.epi
- Bước 3: GV tổng kết, nhận xét và chấm điểm.
PHƯƠNG ÁN 2: Đưa ra tình huống có vấn đề: VÌ SAO NAM GIỚI TRUNG
QUỐC THƯỜNG SANG VIỆT NAM CƯỚI VỢ?
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ - Cá nhân (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Xác định được VTĐL và lãnh thổ TQ.
- Kể tên được một số đơn vị hành chính của TQ.
- Đánh giá được thuận lợi, khó khăn do các đặc điểm này mang lại.
2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Liệt kê, phân tích bản đồ tự nhiên.
3. Phương tiện: SGK, bản đồ tự nhiên châu Á.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, HS dựa vào SGK và bản đồ, xác định:
+ Vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, vị trí tiếp giáp của TQ.
+ Các đơn vị hành chính của TQ
- Bước 2: GV gọi 2 học sinh bất kì lên bảng ghi thông tin.
- Bước 3: Các học sinh khác so sánh, nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV đặt câu hỏi cho HS: VTĐL và lãnh thổ mang lại cho TQ những thuận
lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển đất nước?
- Bước 5: HS luân phiên trả lời các nhận định của mình; GV chốt nội dung, hướng
dẫn ghi bài.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT


I. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Diện tích: 9,57 triệu km2, lớn thứ 4 thế giới.
- Nằm ở phía Đông châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương ở phía Đông và 14 nước với
phần lớn biên giới là núi cao và hoang mạc.
- Lãnh thổ gồm 22 tỉnh, 4 tp trực thuộc TW, 5 khu tự trị, 2 đặc khu hành chính.

Trang 58
- Đài Loan là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc nhưng không nằm dưới sự kiểm
soát của Trung Quốc.
⇒ Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.
HOẠT ĐỘNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (15 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được các đặc điểm tự nhiên của TQ.
- So sánh sự khác biệt giữa 2 miền Đông – Tây TQ.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển
kinh tế TQ.
2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Nhóm
3. Phương tiện: SGK, hình 10.1 phóng to, phiếu nội dung.

4. Tiến trình hoạt động:


Bước 1: GV hướng dẫn học sinh xác định ranh giới phân chia 2 miền Đông – Tây TQ
(kinh tuyến 1050Đ).
Bước 2: GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm nghiên cứu mỗi miền tự nhiên:
Nhóm 1: Tìm hiểu miền Đông
Nhóm 2: Tìm hiểu miền Tây

Trang 59
Yêu cầu các nhóm dựa vào hình 10.1 tìm hiểu theo nội dung phiếu thông tin trên bảng
(ô nội dung)
Bước 3: Sau 3 phút, GV gọi ngẫu nhiên các học sinh lên bảng điền thông tin còn
thiếu, các HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên của Trung Quốc có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Thiên nhiên đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa miền Đông và miền Tây

Miền Đông Miền Tây


Vị trí địa Giáp biển, thuận lợi giao lưu, phát
Nằm sâu trong lục địa, đi lại khó khăn
lí triển kinh tế
- Gồm nhiều dãy núi cao, hùng vĩ:
Chủ yếu là núi thấp và các đồng
Himalaya, Thiên Sơn,…
Địa hình bằng màu mỡ như Đông Bắc, Hoa
- Có các cao nguyên đồ sộ xen lẫn các
Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam.
bồn địa lớn.
- Phía Bắc: ôn đới - Ôn đới lục địa, khắc nghiệt, ít mưa
Khí hậu - Phía Nam: cận nhiệt => tạo nên nhiều hoang mạc, bán
- Có nhiều mưa về mùa hạ. hoang mạc rộng lớn.
Là hạ lưu của nhiều sông lớn như
Sông ít, hiếm, là nơi bắt nguồn của
Sông Hoàng Hà, Trường Giang, Châu
nhiều hệ thống sông lớn, có giá trị
ngòi Giang, … có giá trị lớn về giao
thủy điện cao.
thông và thủy lợi
Khoáng
Đa dạng, dễ khai thác Phong phú nhưng khó khai thác
sản
* Phân tích những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển
kinh tế Trung Quốc (về nhà làm)
HOẠT ĐỘNG 3: DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI (15 phút)
1. Mục tiêu:
- TRình bày đặc điểm dân số - dân cư TQ.
- Giải thích được tình hình PBDC giữa 2 miền Đông – Tây TQ.
- Phân tích ảnh hưởng của chính sách dân số đối với sự phát triển kinh tế TQ.
2. Phương pháp/kỹ thuật dạy học
- Nhóm/khăn trải bàn.
3. Phương tiện: SGK, biểu đồ gia tăng DS TQ từ năm 1950 đến nay (2017) và biểu
đồ tốc độ gia tăng DS TQ.

Trang 60
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A1, giao nhiệm
vụ:
- Các nhóm lẻ thảo luận ghi thông tin theo câu hỏi định hướng:
+ Dựa vào SGK, nêu những đặc điểm nổi bật về dân cư của Trung Quốc.
+ Quan sát hình 10.3 nhận xét sự thay đổi tổng dân số thành thị và nông thôn của
Trung Quốc?
+ Quan sát hình 10.4, nhận xét sự phân bố dân cư Trung Quốc.
+ Nêu các đặc điểm xã hội nổi bật của Trung Quốc.
+ Hãy kể một số công trình nổi tiếng và 1 số phát minh nổi bật của TQ.

- Các nhóm chẵn thảo luận, ghi ý kiến cá nhân rồi tổng hợp vào ô trung tâm “khăn
trải bàn”:
+ TQ gặp những khó khăn gì về dân số?

Trang 61
+ Chính sách dân số của TQ tác động gì đến đời sống kinh tế - xã hội?
+ Liên hệ chính sách DS nước ta hiện nay.

- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong vòng 7 phút.


- Bước 3: Các nhóm dán sản phẩm công việc lên bảng, GV chỉ định ngẫu nhiên thành
viên của nhóm thuyết trình nội dung, mỗi nội dung chỉ cần 1 nhóm thuyết trình, các
nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.
- Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức dân số thông qua 2 biểu đồ đã chuẩn bị.
(Nếu có thời gian, GV có thể yêu cầu HS hoặc tự kể cho học sinh lịch sử ra đời của
các phát minh thời cổ - trung đại của Trung Hoa.

Trang 62
NỘI DUNG CẦN ĐẠT:
III - Dân cư và xã hội
1. Dân cư
a. Dân số
- Dân số đông nhất thế giới: 1303,7 triệu người (2005), (2018 là 1417,6 triệu người)
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm (0,6% - 2005) nhưng số người
tăng mỗi năm vẫn cao.
- Có trên 50 dân tộc khác nhau, tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa và truyền thống
dân tộc.
- Chính sách dân số: mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh 1 con
b. Phân bố dân cư
Dân cư phân bố không đều:
+ 63% dân sống ở nông thôn, dân thành thị chỉ chiếm 37%. Tỉ lệ dân số thành thị đang
tăng nhanh.
+ Dân cư tập trung đông ở miền Đông, thưa thớt ở miền Tây. Ở miền Đông, người dân
bị thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Ở miền Tây lại thiếu lao động
trầm trọng.
2. Xã hội
- Phát triển giáo dục: Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên gần 90% (2005) 🡪 đội ngũ
lao động có chất lượng cao.
- Là một quốc gia có nền văn minh lâu đời:
+ Có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: cung điện, lâu đài, đền chùa.
+ Nhiều phát minh quan trọng của thế giới: lụa tơ tằm, chữ viết, giấy, la bàn, thuốc
súng,…
C. Luyện tập (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức, ghi nhớ bài học

Trang 63
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Trả lời nhanh
3. Tiến trình hoạt động:
- GV đọc câu hỏi và chỉ định học sinh trả lời nhanh.

D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)


- HS về nhà tìm các số liệu về kinh tế Trung Quốc hiện nay.
- Thu thập bảng thống kê GDP thế giới năm 2017.

V. RÚT KINH NGHIỆM


……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………

Trang 64
Tuần ……… - Ngày soạn: ………………………
PPCT: Tiết ……………………
Bài 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
TIẾT 2: KINH TẾ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Mô tả sơ lược các thành tựu của kinh tế Trung Quốc và sự phát triển của các ngành
kinh tế.
- Trình bày được các chính sách đổi mới của TQ.
- Phân tích được tác động của chính sách đổi mới đối với nền kinh tế Trung Hoa:
trước và sau khi đổi mới năm 1978.
- Kể tên các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc, kể ra được các thành tựu nổi bật
trong công nghiệp và nông nghiệp của đất nước đông dân nhất thế giới.
- So sánh, phân tích được vì sao có sự khác biệt trong quá trình phát triển kinh tế của
2 miền Đông - Tây
2. Kĩ năng:
- Phân tích các BSL, biểu đồ, hình ảnh để hiểu rõ về sự phát triển, phân bố công –
nông nghiệp.
3. Thái độ:
- Học tập kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc.
- Tôn trọng và có ý thức xây dựng mối quan hệ bình đẳng, 2 bên cùng có lợi giữa VN
và TQ.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: Vì sao có sự khác biệt giữa 2 miền lãnh
thổ TQ?
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của TQ
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Tư liệu, hình ảnh, bản đồ kinh tế TQ.
- Biểu đồ ngoại thương 2 chiều của VN – TQ.

Trang 65
- Nhóm học sinh làm chuyên gia cho tiết học.
2. Chuẩn bị của HS:
- Hình ảnh liên quan bài học
- Cập nhật số liệu, thông tin mới để so sánh với số liệu SGK
- Dụng cụ học tập cần thiết.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Các thành tựu, - Tác động, hiệu - So sánh, phân tích - Học tập kinh nghiệm
chính sách phát quả của chính được vì sao có sự của nước bạn, liên hệ
triển kinh tế của sách đổi mới. khác biệt trong quá kinh tế trong nước và
TQ. - Tình hình kinh trình phát triển kinh phân tích được kim
- Các trung tâm tế TQ hiện nay. tế của 2 miền Đông – ngạch ngoại thương giữa
kinh tế lớn của TQ. Tây. 2 nước.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Tình huống xuất phát (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của
học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cả lớp/cặp đôi
3. Phương tiện: phấn, bảng, giấy nháp.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, học sinh thực hiện theo hình thức thảo luận cặp đôi rồi
trình bày lên bảng.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi cặp đôi có thời gian 3 phút để vừa thảo luận
vừa trình bày, điểm được tính cộng cho cặp nào có nhiều thông tin nhất được ghi trên
bảng. GV chỉ định học sinh lên bảng trình bày.
Trong khi hs thảo luận, GV chia bảng thành 4 phần tương ứng với 4 nội dung.
- NV: Các cặp đôi thảo luận và ghi kết quả lên bảng trong vòng 3 phút theo các chủ
đề:
+ Các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc: Dãy 1 (theo hàng dọc)
+ Các công trình kiến trúc hiện đại nổi bật của TQ: Dãy 2
+ Các sản phẩm của Trung Quốc đang có mặt ở Việt Nam: Dãy 3
+ Các sản phẩm VN xuất khẩu sang TQ: Dãy 4
- Bước 3: GV tổng kết, nhận xét và chấm điểm.
B. Hình thành kiến thức mới

Trang 66
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - Cá nhân (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm kinh tế của TQ vào năm 2005 và hiện nay.
2. Phương pháp:
- Liệt kê, so sánh thông tin.
3. Phương tiện: phấn, bảng
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, HS dựa vào SGK và thông tin đã thu thập, hoàn thành
nội dung trên bảng. (GV thiết kế sẵn 2 phiếu nội dung khổ A1 như trong ô nội dung
bên dưới, cho HS điền chỗ còn trống, 1 phiếu năm 2005, 1 phiếu năm 2017)
- Bước 2: GV gọi 2 học sinh bất kì lên bảng ghi thông tin.
- Bước 3: các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV chốt nội dung, hướng dẫn ghi bài

Tốc độ tăng GDP . . . . . . .


. . thế giới: 8%

Tổng sản phẩm trong nước


(GDP) . . . . . . . . . . . . . . . .
..
Vị trí KT trên TG
Giá trị xuất khẩu đứng thứ …………………………
. . . . . . . . . thế giới …………………………
…………………………
………..
Cơ cấu GDP thay đổi theo
hướng . . . . . . . . . . . . . . . .
..

Thu nhập bình quân đầu


người . . . . . . . . . . . . . . . .
.

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu CÁC NGÀNH KINH TẾ - Nhóm (khoảng 15 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày các chính sách phát triển kinh tế và thành tựu của các ngành công nghiệp,
nông nghiệp TQ.

Trang 67
- So sánh, phân tích được sự khác biệt giữa 2 miền
Đông – Tây Trung Quốc.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Hỏi đáp chuyên gia
- Đóng vai
3. Phương tiện: Hình ảnh, tư liệu liên quan chủ đề,
phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: HS xung phong (hoặc theo sự phân công
của GV) tạo thành các nhóm "chuyên gia" về chủ đề: “Sự phát triển Công nghiệp và
nông nghiệp TQ từ sau đổi mới”.
- Bước 2: Các “chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có
liên quan đến chủ đề mình được phân công. GV sẽ hướng dẫn và giới hạn kiến thức
trước để HS không sa đà do tính chất chính trị và tư tưởng không thích TQ của nhiều
HS.
- Bước 3: Nhóm “chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học.
- Bước 4: Một em trưởng nhóm “chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”,
các bạn HS trong lớp đóng vai là các doanh nghiệp hoặc Đại sứ của 1 nước muốn đầu
tư vào TQ để đặt câu hỏi rồi mời “chuyên gia” giải đáp, trả lời.
- Bước 5: GV chốt kiến thức, hướng dẫn ghi bài.
Trong quá trình hỏi đáp, nhóm chuyên gia sẽ đưa ra 1 phân tích tình hình phát triển
kinh tế của TQ bằng PHT - So sánh sự khác biệt trong phát triển kinh tế của 2
miền Đông – Tây Trung Quốc – cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hoàn
thành phiếu trong thời gian 3 phút rồi trả lại cho nhóm chuyên gia, nhóm sẽ phân tích
lại tình hình cho các doanh nghiệp hiểu rõ vì sao.
Nội dung mục 2
II- Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
a. Chiến lược phát triển công nghiệp
- Thay đổi cơ chế quản lí: các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm
thị trường tiêu thụ.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học
công nghệ.
b. Thành tựu của sản xuất công nghiệp.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: luyện kim, hóa chất, điện tử, hóa dầu, sản xuất
ô tô …

Trang 68
- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép,
phân bón, sản xuất điện
- Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở miền Đông và đang mở rộng sang
miền Tây.
2. Nông nghiệp
a. Biện pháp phát triển nông nghiệp
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: đường giao thông, hệ thống thủy lợi
- Áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, sử dụng giống mới, máy móc
thiết bị hiện đại.
b. Thành tựu của sản xuất nông nghiệp
- Một số sản phẩm nông nghiệp có sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực,
bông, thịt lợn.
- Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu ngành nông nghiệp.
- Nông sản phong phú: lúa mì, ngô, khoai tây, củ cải đường, lúa gạo, chè, mía …
- Nông nghiệp tập trung ở các đồng bằng phía đông.

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC – VIỆT NAM
Cả lớp (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được mối quan hệ giữa 2 nước Việt – Trung.
- Hình thành ý thức tôn trọng hòa bình, hợp tác cùng phát triển.
2. Phương pháp:
- Xem ảnh tư liệu, phân tích biểu đồ, hình ảnh về quan hệ thương mại giữa 2 nước
3. Phương tiện: tranh ảnh, tư liệu, biểu đồ.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV treo bảng biểu đồ kim ngạch ngoại thương giữa 2 nước, các hình ảnh
liên quan đến thương mại 2 nước cho HS xem và phân tích, rút ra kết luận.
- Bước 2: GV chốt kiến thức phương châm ngoại giao của 2 nước.

Trang 69
III- Quan hệ Trung Quốc – Việt
Nam
- Trung Quốc – Việt Nam mở rộng
quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
- Phương châm ngoại giao “Láng
giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện,
ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai”
- Kim ngạch thương mại 2 chiều
không ngừng tăng, các mặt hàng
trao đổi ngày càng đa dạng.
+ Năm: đạt 8739,9 triệu USD.
+ Năm 2017: đạt 93,69 tỉ USD.

C. Hoạt động luyện tập (5 phút)


1. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức và giúp HS ghi nhớ nội dung bài học tại lớp.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Vấn đáp – liệt kê thông tin
3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chốt lại toàn bộ nội dung trọng tâm của bài học.
- Bước 2: GV gọi lên bảng ít nhất 5 học sinh, yêu cầu các em liệt kê thông tin ngắn
gọn theo vòng tròn, lần lượt từng bạn liệt kê, nếu đến lượt mà không nêu được thông
tin thì bị loại về chỗ.
- Bước 3: GV chấm điểm, thực hiện hoạt động nối tiếp.
D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)
- HS về nhà làm phần II của tiết 3 Trung Quốc.
- Thu thập bảng thống kê GDP thế giới năm 2017.
- Chuẩn bị dụng cụ, xem lại kiến thức để vẽ biểu đồ cho tiết sau.

V. RÚT KINH NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………

Trang 70
PHỤ LỤC:
1. PHIẾU HỌC TẬP
So sánh sự khác biệt trong phát triển kinh tế của 2 miền
Đông – Tây Trung Quốc
Miền Đông Miền Tây

Qui mô,
Đặc mức độ tập
điểm trung
kinh
Các ngành
tế
kinh tế
chính

Các trung tâm kinh


tế lớn

Trang 71
Trang 72
Tuần ……… - Ngày soạn: ………………………
PPCT: Tiết ……………………
BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
Tiết 3 - THỰC HÀNH: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA
NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC


1. Về kiến thức
- Nêu được sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc qua tăng trưởng của GDP, sản
phẩm nông nghiệp và của ngoại thương.
2. Về kỹ năng
- Phân tích so sánh tư liệu, số liệu, lược đồ để hiểu biết về sự thay đổi của nền kinh tế
Trung Quốc.
- Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất, nhập khẩu.
3. Thái độ:
- Học tập kinh nghiệm của TQ

- BT II, số liệu GDP mới.


III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
Nội Vận dụng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cao
dung thấp
Tìm Nêu được sự thay Phân tích so Vẽ biểu - Phân tích cơ
hiểu sự đổi của nền kinh tế sánh tư liệu, số đồ cơ cấu cấu hàng hóa
thay Trung Quốc qua liệu, lược đồ để xuất, nhập xuất nhập khẩu 2
đổi nền tăng trưởng của hiểu biết về sự khẩu chiều giữa Việt

Trang 73
kinh tế GDP, sản phẩm thay đổi của nền Nam và Trung
của TQ nông nghiệp và của kinh tế Trung Quốc
ngoại thương. Quốc

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A- Tình huống xuất phát (5 PHÚT)
1. Mục tiêu:
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp,
thống kê và ghi nhớ của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Trò chơi “Tôi biết nhiều hơn”
3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV chia lớp thành 2 đội, đưa ra chủ đề, yêu cầu
mỗi đội phải nêu ra được 1 đặc điểm của chủ đề/ 1 lượt trả lời. Khi đội 1 phát biểu
xong, đội 2 sẽ phải nghĩ ra 1 đặc điểm mới của vấn đề khác với câu trả lời của đội 1.
Cả 2 đội sẽ trả lời trong vòng 5 phút hoặc đến khi có 1 đội thua cuộc, mỗi lượt trả lời,
các đội có 15 giây suy nghĩ. Đội chiến thắng sẽ được hô to câu nói ‘‘Tôi giỏi hơn, tôi
biết nhiều hơn“ (cái này có thể có hoặc không)
- Bước 2: GV cử 2 học sinh làm trọng tài để xác định câu trả lời của các đội có bị
trùng lặp hay không; để HS làm điều này, GV liệt kê tất cả các tình huống có thể để
2 trọng tài dò cho nhanh.
- Bước 3: thực hiện trò chơi.
Chủ đề: 1. Các bước vẽ biểu đồ cột.
2. Các bước vẽ biểu đồ tròn.
- Bước 4: GV tổng kết, nhận xét khi hết giờ và cộng điểm cho các HS tích cực
nhất.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: THAY ĐỔI TRONG GIÁ TRỊ GDP (7 phút)
1. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cá nhân/tập thể
Năm 1985 1995 2004 2010 2015 2017
Trung Quốc 239,0 697,6 1649,3 5878,3 10982,8 12337,7
Toàn thế giới 12360,0 29357,4 40887,8 62909,3 73171 80683,8
3. Phương tiện: phấn, bảng, biểu đồ GDP, bảng số liệu mới.

Trang 74
Sự thay đổi GDP của Trung Quốc và thế giới gđ 1985 - 2017
90000 80683.8
80000 73171
70000 62909.3
60000
Tỉ USD

50000 40887.8
40000
29357.4
30000
20000 12360.6 10982.8 12337.7
5878.3
10000 239 697.6 1649.3
0
1985 1995 2004 2010 2015 2017
Axis Title

Trung Quốc Toàn thế giới

(Nguồn: Ngân hàng thế giới)


4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành?
- So sánh số liệu GDP của TQ năm 2004 và năm 2017, rút ra nhận xét.
- Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới – ghi thẳng vào sách.
- Nhận xét.
Bước 2: HS làm phần nhận xét bảng số liệu vào tập để nộp chấm điểm.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT


1. Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc và thế giới:
(Đơn vị: %)
Năm 1985 1995 2004 2010 2015 2017
Tỉ 1,93 2,37 4,03 9,34 15,01 15,3
trọng
2. Nhận xét:
- GDP của Trung Quốc tăng nhanh qua các năm (từ 1985 đến năm 2004 tăng 7 lần); từ
2004 đến 2017 tăng lên 7,5 lần.
- Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng đều, ổn định qua
các năm từ 1,93% năm 1985 tăng lên 4,03% năm 2004 và lên đến 15, 3% năm 2017
- Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

HOẠT ĐỘNG 2: THAY ĐỔI TRONG SẢN LƯỢNG NÔNG NGHIỆP (8’)
1. Mục tiêu:

Trang 75
- Kiểm tra việc tự học và thực hiện bài tập về nhà của HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cá nhân/tập thể
3. Tiến trình: GV gọi một số HS trình bày phần bài tập đã thực hiện ở nhà, nhận xét,
chốt nội dung, chấm điểm nững bạn làm bài tốt.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Từ 1985 - 2000 nhìn chung các nông sản đều tăng sản lượng
- Từ 1995 - 2000 một số nông sản giảm sản lượng (lương thực, bông, mía)
- Một số nông sản có sản lượng cao nhất thế giới
=> Ngành nông nghiệp của Trung Quốc ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng
với TG

HOẠT ĐỘNG 3: THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT - NHẬP
KHẨU (18 phút)
1. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học:
- Cá nhân/tập thể
3. Phương tiện: bảng số liệu, biểu đồ mẫu.
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1: GV yêu cầu HS:
- Dựa vào bảng 10.4 nêu yêu cầu của bài thực hành?
- Chọn và vẽ biểu đồ thích hợp?
- Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất, nhập khẩu của Trung Quốc?
Bước 2: HS vẽ và nhận xét biểu đồ vào tập để nộp bài chấm điểm.
Bước 3: GV cho HS xung phong nộp bài và chỉ chấm điểm 15 tập nộp trước.
Bước 4: GV phát tập lại cho HS, dán biểu đồ đã hoàn thành, nhận xét và chốt nội
dung.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT:
1. Vẽ biểu đồ:
- Dạng biểu đồ: Hình tròn
- Cách vẽ:

Trang 76
2.
Nhận
xét:
- Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004.
Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu tăng.
- Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004.
Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm.
- Cán cân xuất nhập khẩu:
+ Năm 1985 Trung Quốc nhập siêu.
+ Các năm 1995, 2004, Trung Quốc xuất siêu.
=> Hoạt động xuất - nhập khẩu của Trung quốc có sự chuyển biến tích cực.

C. Hoạt động luyện tập (1 phút)


Yêu cầu HS hoàn thiện bài thực hành, chấm điểm và nhận xét.
D. Hoạt động nối tiếp – hướng dẫn tự học (1 phút)
- HS về nhà vẽ lại biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Trung Quốc so với thế giới qua
BSL đã tính ở bài tập 1.
- Học bài, kiểm tra lại kiến thức từ đầu học kì -> ôn tập vào tiết sau.

V. RÚT KINH NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………

Trang 77
Trang 78
Tuần - Ngày soạn:
PPCT:
BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu
vực Đông Nam Á.
- So sánh đặc điểm tự nhiên giữa Đông Nam Á lục địa
và Đông Nam Á biển đảo.
- Trình bày được tài nguyên thiên nhiên của khu vực
Đông Nam Á
- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế.
- Phân tích đặc điểm dân cư, văn hóa của các nước trong khu vực và ảnh hưởng của
dân cư tới kinh tế.
2. Kĩ năng.
- Đọc bản đồ tự nhiên, bản đồ dân cư ĐNA
- Kỹ năng khai thác hình ảnh trực quan.
- Kỹ năng xử lí thông tin...
3. Thái độ
- Nhận thức được những thuận lợi, khó khăn của đất nước trong khu vực.
- Cảm thông, chia sẻ với những người không may mắn gặp thiên tai.
- Bảo vệ sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc nhóm, giải quyết vấn
đề, năng lực tư duy phản biện, khả năng giao tiếp, trình bày một vấn đề.
- Năng lực riêng: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh,
năng lực thu thập và xử lí thông tin....
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết kế bài giảng điện tử.
- Thiết bị: máy tính, máy Projector
- Cập nhật thông tin, hình ảnh biểu đồ, lược đồ liên quan đến bài học.
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Tập bản đồ thế giới.

Trang 79
- Sưu tầm một số tư liệu và hình ảnh về các thiên tai ở Đông Nam Á.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nội Dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
- Trình bày được - Đánh giá Phân tích các bản - Cơ chế phòng
các đặc điểm vị trí được những đồ, biểu đồ, các chống thiên tai
địa lý và lãnh thổ, thuận lợi và bảng số liệu.
Tự nhiên- đặc điểm tự nhiên khó khăn của tự - Có thái độ
dân cư và của Đông Nam Á. nhiên đối với - So sánh sự khác xây dựng mối
xã hội của phát triển kinh biệt giữa 2 khu quan hệ hợp
ĐNA - Nêu được các tế. vực Đông Nam Á tác cùng phát
đặc điểm cơ bản lục địa và Đông triển.
về dân cư và xã - Đánh giá Nam Á biển đảo
hội Đông Nam được tác động rút ra kết luận cho - Hình thành ý
của dân cư - xã quá trình phát thức bảo vệ
- Nêu được những hội trong khu triển của 2 khu MT và TNTN.
nét tương đồng vực đến việc vực.
của các quốc gia phát triển kinh
tế mỗi đất
nước.

VI. tỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC


A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT(thời gian: 3 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của
học sinh.
- Kiểm tra kiến thức nền tảng về khu vực Đông Nam Á của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi “Ghép nối thông tin”
- Hoạt động theo cặp
3. Phương tiện: Máy chiếu, giấy note
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV trình chiếu slide hình ảnh quốc kì của tất cả các nước trong khu vực
Đông Nam Á, đưa ra yêu cầu hoạt động:

Trang 80
1. Kể tên cờ và các quốc gia tương ứng (từ trái qua phải, từ trên xuống dưới)
2. Ghi tên thủ đô của các quốc gia đó.
- Bước 2: Các cặp thực hiện trong vòng 3 phút, ghi kết quả vào 1 tờ giấy note.
- Bước 3: Sau 3 phút, di chuyển giấy note sang cặp đôi bên cạnh để chấm điểm chéo
theo đáp án của GV đưa ra.
- Bước 4: GV tổng kết, dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ (5 PHÚT)
1. Mục tiêu.
- Xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam Á
- Kể tên được các quốc gia trong khu vực, phân biệt được hai bộ phận Đông Nam Á
lục địa và Đông Nam Á biển
đảo.
- Rút ra được những thuận lợi
và khó khăn của vị trí địa lí
đến sự phát triển kinh tế của
khu vực.
- Kĩ năng sử dụng tập bản đồ
thế giới.
2. Phương pháp/kĩ thuật
dạy học.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Hình thức: hoạt động cá nhân.
3. Phương tiện
- Tập bản đồ thế giới. Bản đồ tự nhiên và hành chính Đông nam Á.
4. Tiến trình hoạt động.

Trang 81
Bước 1. GV yêu cầu HS xác định vị trí địa lí và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á
trên bản đồ thế giới. Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội của khu vực?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV gọi một số HS trả lời, những HS khác nhận xét
và bổ sung.
Bước 3: GV gọi 2 học sinh lên bảng, 1 bạn sẽ ghi tên các quốc gia ĐNA lục địa, 1
bạn sẽ ghi tên các quốc gia ĐNA biển đảo. HS thực hiện nhiệm vụ, các HS khác nhận
xét, đánh giá.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức
Nội dung phần 1
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ.
- Nằm ở Đông Nam châu Á. Có lãnh thổ, lãnh hải rộng lớn, gồm 11 quốc gia.
- Gồm 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
* Ý nghĩa:
+ Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Ô-xtrây-li-a, thuận lợi cho giao lưu kinh tế
+ Có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng để phát triển kinh tế biển.
+ Có vị trí địa - chính trị quan trọng.
+ Khó khăn: nhiều thiên tai, dễ xảy ra tranh chấp lãnh thổ, cạnh tranh KT...

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN (12 PHÚT)


1. Mục tiêu.
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam
Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo .
- Kĩ năng khai thác kênh hình: bản đồ, hình ảnh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, khai thác phương tiện trực quan, thảo luận nhóm
- Hình thức: Hoạt động theo cặp/ nhóm
3. Phương tiện
- Bản đồ tự nhiên Đông Nam Á.
- Phiếu học tập.
- Hình ảnh liên quan
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1. Giao nhiệm vụ cho HS: GV chia lớp thành 4 nhóm. Nhiệm vụ: dựa vào bản
đồ ĐNA kết hợp sách giáo khoa và một số hình ảnh, thảo luận và hoàn thành nội dung
vào PHT:
Nội dung Đông Nam Á Đông Nam Á

Trang 82
lục địa biển đảo

Địa hình

Khí hậu

Sông ngòi

Biển

Sinh vật
Khoáng sản

- Bước 2. Các nhóm thảo luận và hoàn thành PHT trong thời gian 5 phút.
- Bước 3. Tổ chức trò chơi tiếp sức. GV chia lớp thành 2 đội chơi. Đội 1: ĐNA lục
địa, độ 2: ĐNA Biển đảo. Sau đó yêu cầu các thành viên của 2 đội sẽ lần lượt lên ghi
các đặc điểm tự nhiên của đội mình. Mỗi lần chỉ được 1 HS. Nếu đội nào phạm quy
sẽ bị trừ điểm.
- Bước 4. GV nhận xét, đánh giá và cho điểm kết quả làm việc của 2 đội.
● GV liên hệ thêm về Việt Nam, nêu thêm một số câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời:
✔ Việc phát triển giao thông của ĐNÁ lục địa theo hướng Đông - Tây có những
ảnh hưởng gì đến việc phát triển kinh tế - xã hội?
✔ Khí hậu của ĐNA có những thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh
tế?
● GV chuẩn kiến thức cho HS, trình chiếu slide thông tin phản hồi, ghi bài.

Trang 83
THÔNG TIN PHẢN HỒI
Nội dung Đông Nam Á Đông Nam Á
lục địa biển đảo
Địa hình Bị chia cắt mạnh, nhiều núi, cao Nhiều đảo, ít đồng bằng, nhiều
nguyên, ven biển có các đồng đồi núi, núi lửa
bằng lớn
Khí hậu Nhiệt đới gió mùa Nhiệt đới gió mùa và xích đạo

Sông ngòi Dày đặc, nhiều sông lớn Sông ít, ngắn, dốc
Biển Phần lớn các nước giáp biển (trừ Vùng biển rộng lớn giàu tiềm
Lào) năng
Sinh vật Rừng nhiệt đới Rừng xích đạo
Khoáng sản Than, sắt, thiếc, dầu khí Dầu mỏ, than, đồng, khí đốt

HOẠT ĐỘNG 3: ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN (6 PHÚT)


1. Mục tiêu
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đến phát triển kinh tế-xã
hội khu vực.
- Kĩ năng khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bản đồ
- Cảm thông, chia sẻ với những người không may mắn gặp thiên tai.
- Có ý thức bảo vệ sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Đàm thoại gợi mở, khai thác tri thức từ kênh hình.
- Hình thức: Cặp đôi.
3. Phương tiện: Hình ảnh, bản đồ tự nhiên ĐNA, clip về sóng thần
4. Tiến trình hoạt động.
- Bước 1. Giao nhiệm vụ cho HS
- GV sử dụng hệ thống hình ảnh về những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự
nhiên ĐNA và yêu cầu HS dựa vào hình ảnh, clip được xem
https://video.vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/toan-canh-tham-hoa-dong-dat-song-than-
o-indonesia-3817603.html và kiến thức trong SGK, kiến thức thực tế hãy:
+ Nêu những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển KT-XH ở
khu vực?
+ Em hãy thử đưa ra một vài giải pháp khắc phục những khó khăn về tự nhiên
của khu vực và liên hệ tình hình Việt Nam.
https://tinyurl.com/yy5cae2p

Trang 84
- Bước 2. Các cặp đôi ngồi gần nhau sẽ trao đổi, chia sẻ thông tin trong thời gian 2’
- Bước 3. Đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả, các cặp đôi khác bổ sung, nhận
xét.
- Bước 4. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS đồng thời tích hợp giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường và bảo vệ tài nguyên cho HS
THÔNG TIN PHẢN HỒI
3. Thuận lợi và khó khăn về tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi
- Khí hậu nóng ẩm, mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất phù sa màu mỡ => phát triển
nông nghiệp nhiệt đới
- Sông ngòi còn có tiềm năng thủy điện lớn.
- Biển => phát triển tổng hợp kinh tế biển và giúp lượng mưa dồi dào
- Giàu khoáng sản với nhiều loại có trữ lượng lớn 🡪 phát triển công nghiệp
- Diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lớn 🡪 là nguồn lợi kinh tế lớn và là
nhân tố đảm bảo cân bằng sinh thái cho khu vực.
b. Khó khăn
- Địa hình gây khó khăn cho sự phát triển của GTVT
- Chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, hạn
hán.
- Vùng biển có nhiều thiên tai nên gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế.
- Rừng và khoáng sản giàu chủng loại nhưng hạn chế về tiềm năng khai thác.

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI CỦA ĐÔNG NAM Á


(thời gian 12 phút)
1. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm về dân cư và xã hội của các nước ĐNA
- Phân tích được ảnh hưởng của dân cư tới sự phát triển kinh tế của khu vực.
- Dựa vào biểu đồ, hình ảnh để rút ra kiến thức.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Phát vấn; Khai thác kiến thức từ kênh hình, liên hệ thực tiễn...
- Hình thức: Cá nhân
3. Phương tiện
- Biểu đồ phân bố dân cư Châu Á.
- Biểu đồ dân số của một số khu vực Châu Á.
- Biểu đồ tỉ lệ gia tăng dân số Châu Á.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ cho HS.

Trang 85
Cơ cấu dân số theo tuổi của Đông Nam Á năm 2016

- Yêu cầu HS dựa vào SGK và các biểu đồ, bảng số liệu GV cung cấp, hãy :
+ Nêu đặc điểm dân số và phân bố dân cư Đông Nam Á?
+ Những đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ theo sự hướng dẫn và yêu cầu của giáo viên, có thể
trao đổi với bạn bên cạnh.
Bước 3: Đại diện một số HS trả lời và HS khác nhận xét và bổ sung.
Bước 4. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS. GV chuẩn hóa kiến thức cho
HS. Sau đó trình chiếu 1 số nét văn hóa đặc sắc của khu vực

Trang 86
II. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Đặc điểm dân cư
- Dân số đông, năm 2017 là 653.0 triệu người.
- Gia tăng dân số cao nhưng đang có xu hướng giảm.
- Mật độ dân số cao (15 người/km2 năm 2017)
Phân bố dân cư không đồng đều
2. Ảnh hưởng của dân cư tới phát triển kinh tế.
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, tạo điều kiện cho phát triển
kinh tế
- Chất lượng lao động còn hạn chế, xã hội chưa ổn định gây khó khăn cho tạo việc
làm và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia.

C. LUYỆN TẬP (5 phút)


1. Mục tiêu
- Khắc sâu một số đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
- Đánh giá được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự phát triển kinh tế
- Vận dụng kiến thức vừa học để giải thích những vấn đề liên quan đến bài học ở địa
phương.
2. Phương pháp/kĩ thuật: HS làm việc cá nhân/nhóm
3. Phương tiện: máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. GV tổ chức trò chơi ô chữ.

Trang 87
Câu 1: Quốc gia nào ở Đông Nam Á có dân số chủ yếu theo đạo hồi? In-đô-nê-xia
Câu 2: Thiên tai mà các nước Đông Nam Á thường xuyên phải hứng chịu? Bão
Câu 3: Sông dài nhất khu vực Đông Nam Á? Mê-Kông
Câu 4: Cơ cấu dân số đặc trưng của các nước Đông Nam Á là gì? Dân số trẻ
Câu 5: Liên minh khu vực được thiết lập bởi hầu hết các nước Đông Nam Á là?
ASEAN
Câu 6: Đất nước quần đảo có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á? Xingapo
Từ khóa: SEAGAMES
D. Vận dụng, mở rộng(2 phút)
1. Mục tiêu
- Giúp HS tìm hiểu các thông tin về tình hình xuất khẩu một số nông sản chủ yếu ở
VN.
- Rèn luyện kỹ năng nhận xét biểu đồ, kĩ năng tra cứu và tổng hợp thông tin của HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sưu tầm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Khai thác kiến thức từ kênh hình.
- HS làm việc các nhân..
3. Phương tiện
-Truy cập thông tin trên máy tính, tư liệu báo chí, phương tiện truyền thông
- Biểu đồ cơ cấu GDP của một số nước ĐNA trang 103.
4. Tiến trình hoạt động:
Bước 1. Giao nhiệm vụ
- GV khuyến khích học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ sau đây:

Trang 88
+ Nhiệm vụ 1: Sưu tầm thông tin về một số nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta
hiện nay: sản lượng gạo, sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà
phê, đều, sản lượng thủy sản.
+ Nhiệm vụ 2: Dựa vào biểu đồ cơ cấu GDP của một số nước ĐNA trang 103 hãy
nhận xét về xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước ĐNA giai đoạn 1991-
2004? Giải thích tại sao lại có sự chuyển dịch đó?
Bước 2. Từng cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
Bước 3. HS sẽ nộp và báo cáo kết quả trong tiết sau.
Bước 4. GV kiểm tra sự chuẩn bị của một số em trong đầu tiết học sau. GV đánh giá
nhận xét và cho điểm.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…...

Trang 89
Tuần - Ngày soạn:
PPCT:
BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 2: KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế.
2. Kĩ năng
- Đọc, phân tích bản đồ, biểu đồ.
- So sánh qua các biểu đồ.
- Thực hiện tại lớp các bài tập địa lí.
- Tăng cường năng lực thể hiện, biết phương pháp trình bày trong nhóm.
3. Thái độ
Nhận thức được: đặc điểm kinh tế chung của khu vực Đông Nam Á, bao gồm sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đặc điểm các ngành.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc.
- Năng lực tự học; năng lực tự giải quyết vấn đề
- Năng lực sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ.
- Thu thập và xử lí thông tin, viết báo cáo; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của GV
- Phiếu học tập, thông tin phản hồi.
- Các biểu đồ hình 11.5, 11.7 phóng to
- Số liệu mới.
2. Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu trước một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và đặc điểm của
các ngành kinh tế trong khu vực.
- Hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao trước ở nhà về vấn đề một số mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam và đặc điểm của các ngành kinh tế trong khu vực.

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT


Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

Trang 90
- Nêu được xu hướng - Phân tích được Phân tích các - Có thái độ xây
chuyển dịch cơ cấu kinh nguyên nhân bản đồ, biểu đồ, dựng mối quan
tế các nước trong khu chuyển dịch cơ các bảng số liệu. hệ hợp tác cùng
vực. cấu kinh tế. phát triển.
-Trình bày được đặc - Phân tích được - Liên hệ tình
điểm phân bố, phát triển hiện trạng và xu hình địa
của các ngành kinh tế, hướng phát triển, phương.
đặc biệt là nền nông phân bố của các
nghiệp nhiệt đới. sản phẩm kinh tế
trong khu vực

VI. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (3 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của
học sinh.
- Kiểm tra kiến thức nền tảng về khu vực Đông Nam Á của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi “Nhà thông thái”
- Hoạt động theo nhóm 4 HS.
3. Phương tiện: Giấy note
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia nhóm, phát giấy note và giao nhiệm vụ, các nhóm thực hiện nhiệm
vụ nhanh nhất có thể.
Nhiệm vụ: Kể tên ít nhất 10 doanh nghiệp nước ngoài đang liên doanh tại Việt Nam.
- Bước 2: các nhóm thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả trao đổi vào 1 tờ giấy note, giơ
cao bài làm và nộp cho GV khi hoàn thành.
- Bước 3: 4 nhóm hoàn thành nhiệm vụ nhanh nhất sẽ được cộng điểm.
- Bước 4: GV tổng kết, dẫn dắt vào bài.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu kinh tế (5 phút)
1. Mục tiêu
- Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực thông qua phân tích biểu đồ
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các bảng số liệu, biểu đồ và liên hệ thực tế.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở.

Trang 91
- Sử dụng phương tiện trực quan, liên hệ thực tiễn
- Hoạt động cá nhân/nhóm.
3. Phương tiện
- Hình 11.5 SGK: Chuyển dịch cơ cấu GDP một số nước Đông Nam Á.
- Hình ảnh trực quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm dựa vào hình 11.5 SGK trang
103 để nhận xét về xu hướng thay đổi của các quốc gia ĐNA theo phiếu học tập.
Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP của một số nước Đông Nam Á qua các năm (%)

+ Nhóm 1,3:
Nước Khu vực I
In-đô-nê-xi-a
Phi-lip-pin

Trang 92
Căm-phu-chia
Việt Nam
Nhận xét chung toàn
khu vực
+ Nhóm 2,5:
Nước Khu vực II
In-đô-nê-xi-a
Phi-lip-pin
Căm-phu-chia
Việt Nam
Nhận xét chung toàn
khu vực
+ Nhóm 4,6:
Nước Khu vực III
In-đô-nê-xi-a
Phi-lip-pin
Căm-phu-chia
Việt Nam
Nhận xét chung toàn
khu vực
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, thống nhất nội dung và hoàn thành
nhanh vào PHT lớn (Giấy A0) về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Campuchia,
Indonexia, Philippin, Việt Nam.
Bước 3. Trao đổi thảo luận và báo cáo kết quả. Các nhóm đánh giá, so sánh kết quả.
Đại diện của 1 nhóm bất kỳ lên trình bày kết quả thảo luận trên cơ sở PHT đã chuẩn
bị kết hợp hệ thống kênh hình, phương tiện trực quan trên màn chiếu của GV để trình
bày.
Bước 4. Đánh giá, GV chuẩn hóa kiến thức cho HS.
- Đại diện hai nhóm còn lại nhận xét, góp ý và bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá kết quả, thái độ làm việc của các nhóm. Đồng thời có thể đem
kết quả của các nhóm còn lại lên đối chiếu, nhận xét.
- Sau đó chuẩn kiến thức:
I. Cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng tích cực:
Giảm tỉ trọng khu vực I, Tăng tỉ trọng khu vực II và III
🡪 Thể hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang kinh tế có nền
công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Trang 93
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU NGÀNH CÔNG NGHIỆP (thời gian: 7 phút)
1. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm cơ bản và bức tranh toàn cảnh về sự phát triển công nghiệp: Xu
hướng phát triển, các ngành công nghiệp chính và phân bố.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ và liên hệ thực tế.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở.
- Sử dụng phương tiện trực quan, liên hệ thực tiễn
- Hoạt động cặp/nhóm.
3. Phương tiện: Một số hình ảnh về các ngành công nghiệp của khu vực Đông Nam
Á và Việt Nam.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ.GV phát phiếu học tập, sau đó yêu cầu các cặp đôi ngồi gần
nhau sẽ trao đổi thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau:
Công nghiệp
Xu hướng phát triển
Những ngành phát triển mạnh trong
những năm gần đây?
Tại sao vấn đề năng lượng cần phải đặt
ra trong phát triển công nghiệp ở các
nước Đông Nam Á?

Trang 94
- Giáo viên chốt lại nội dung học tập bằng bảng thông tin phản hồi và các thông tin từ
hoạt động khởi động
Bước 4: Đánh giá: Giáo viên đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh về
thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp và đánh giá kết quả cuối cùng của học
sinh.
Thông tin phản hồi
II. Công nghiệp
- Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài.
Xu hướng phát triển - Hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo kĩ thuật cho lao động.
- Chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
- > Tích lũy vốn.
- CN sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử phát triển nhanh,
là ngành thế mạnh của ĐNA. (Xingapo, Malaixia, Inđônêxia,
Các ngành phát triển Việt Nam)
mạnh - CN khai khoáng: Dầu khí, than, khoáng sản kim loại ..... (
Việt Nam, Inđônêxia, Brunây):
- CN sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, tiểu thủ
công nghiệp....
- > Phục vụ xuất khẩu.

Trang 95
- CN điện: phát triển nhanh, nhưng chưa đáp ứng được nhu
cầu.
Vấn đề năng lượng Sản lượng điện của khu vực có tăng song bình quân trên đầu
cần phải đặt ra trong người còn thấp, khd khăn cho vấn đề công nghiệp hóa, hiện
phát triển công đại hóa.
nghiệp ở các nước
Đông Nam Á là vì

HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU NGÀNH DỊCH VỤ (Thời gian: 3 phút)


1. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm cơ bản và bức tranh toàn cảnh về sự phát triển dịch vụ Đông
Nam Á.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ và liên hệ thực tế.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại, phát vấn
- Sử dụng phương tiện trực quan, liên hệ thực tiễn
- Hoạt động cá nhân

Trang 96
3. Phương tiện: Một số hình ảnh về các ngành dịch vụ trong khu vực và của Việt

Dịch vụ số hóa ở Đông Nam Á


Nam.
4. Tiến trình hoạt động.
Bước 1. Giao nhiệm vụ.
- Nêu được đặc điểm cơ bản và bức tranh toàn cảnh về sự phát triển dịch vụ Đông
Nam Á?
+ Hướng phát triển của ngành dịch vụ?
+ Mục đích của ngành dịch vụ?
Bước 2: HS suy nghĩ về các câu hỏi trong thời gian 2 phút.
Bước 3.

Trang 97
- GV sử dụng kênh hình gọi một vài HS đại diện và hướng dẫn các em trả lời câu hỏi.
- Các HS khác bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.
III. Dịch vụ
1. Hướng phát triển
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- HĐH mạng luới thông tin, dịch
vụ ngân hàng, tín dụng
- Phát triển du lịch
2. Mục tiêu
- Phục vụ đời sống, nhu cầu phát
triển đất nước và thu hút đầu tư

Hoạt động 4: Tìm hiểu ngành nông nghiệp (Thời gian: 20 phút)
1. Mục tiêu
- Nêu được đặc điểm cơ bản và bức tranh toàn cảnh về sự phát triển Nông nghiệp
ĐNA.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích các hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ và liên hệ thực tế.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Phương pháp hoạt động nhóm - Kỹ thuật phòng tranh.
3. Phương tiện
- Hình 11.6 (trang 104), hình 11.7 (trang 105) và một số hình ảnh về các loại cây
trồng, vật nuôi trong khu vực và của Việt Nam. Giấy A1
4. Tiến trình hoạt động.
- Hình 11.6 (trang 104), hình 11.7 (trang 105) và một số hình ảnh về các loại cây
trồng, vật nuôi trong khu vực và của Việt Nam.

4. Tiến trình hoạt động.


Bước 1. GV chia lớp thành 9 nhóm chuyên gia. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một nội
dung

Trang 98
● Vòng 1: Nhóm chuyên gia
Nhóm 1,5,7: Trồng lúa nước.
Nhóm 2,4,8: Trồng cây công nghiệp.
Nhóm 3,6,9: Chăn nuôi, đánh bắt nuôi trồng hải sản.
Lưu ý: - Vòng này giáo viên đã giao về nhà cho học sinh làm trước. Yêu cầu học sinh
nghiên cứu bài học, vẽ sơ đồ, tự thay nhau trả lời yêu cầu được giao sao cho mọi thành
viên đều có kiến thức chuyên sâu để dạy lại cho các nhóm chuyên gia khác trong vòng
2.
- GV gợi ý cho học sinh những nội dung kiến thức cần phải trình bày được về
các ngành nông nghiệp:
+ Điều kiện phát triển
+ Tình hình phát triển
+ Phân bố
Bước 2.
● Vòng 2: Nhóm mảnh ghép (đi xem tranh)
Các nhóm chuyên gia dán sơ đồ lên khu vực quy định. Học sinh đếm số 1,2,3 và các
học sinh có cùng số về 1 nhóm tạo thành 3 nhóm mảnh ghép. Các nhóm di chuyển
theo chiều kim đồng hồ, đem theo sách vở để nghe chuyên gia giảng giải, ghi chép và
đặt câu hỏi. Mỗi trạm các học sinh chuyên gia của trạm đó có nhiệm vụ trình bày, giải
thích cho các bạn hiểu trong thời gian 3 phút.
Sau khi quan sát học tập, HS về chỗ, GV tiến hành kiểm tra và chuẩn kiến thức.
Nội dung của phần III
III- Nông nghiệp
1. Trồng lúa nước
+ Điều kiện phát triển
- Đất phù sa màu mỡ
- Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Nguồn nước dồi dào
- Dân cư đông đúc
+ Tình hình phát triển
- Lúa nước là cây trồng lâu đời của cư dân khu vực và trở thành cây lương thực chính
- Do áp dụng tiến bộ KHKT, năng suất lúa ngày càng tăng 🡪 đã cơ bản giải quyết
được nhu cầu lương thực của các nước trong khu vực. Thái Lan và VN trở thành 2
nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
- Vấn đề của các nước trong khu vực: Cần sử dụng hợp lí đất gieo trồng lúa nước,
tránh tình trạng lãng phí => đòi hỏi có qui hoạch phát triển dài hạn, phù hợp với chiến
lược phát triển.

Trang 99
+ Phân bố
- Được phát triển ở tất cả các nước nhưng sản lượng nhiều nhất ở In-đô-nê-xi-a, Thái
Lan, Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.
2. Trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
+ Điều kiện phát triển
- Đất feralit có diện tích lớn
- Khí hậu nhiệt đới ẩm
- Thị trường tiêu thụ lớn
+ Tình hình phát triển và phân bố
- Cao su, cà phê, hồ tiêu có nhiều ở Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Việt Nam.
- Cây ăn quả được trồng ở hầu hết các nước.
=> Đông Nam Á là nguồn cung cấp chính cho thế giới về cao su, cà phê, hồ tiêu. Việt
Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu nhiều nhất thế giới
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
+ Điều kiện phát triển
- Có nhiều đồng cỏ, nguồn lương thực được đảm bảo
- Có vùng biển rộng lớn
- Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc, diện tích mặt nước lớn.
+ Tình hình phát triển
- Chăn nuôi vẫn chưa trở thành ngành sản xuất chính nhưng có số lượng gia súc gia
cầm tương đối lớn và tăng nhanh.
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản phát triển, sản lượng đạt khá cao nhưng còn rất
khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới.
+ Phân bố.
- Trâu, bò, lợn được nuôi nhiều Ở Ma-lai-xia, Thái Lan, Việt Nam
- Lợn nuôi nhiều ở Việt Nam, Thái Lan...
- Nghề nuôi trồng, đánh bắt cá phát triển ở tất cả các nước(trừ Lào)
C. LUYỆN TẬP (3 phút)
1. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa được lĩnh hội.
- Giải quyết được vấn đề đặt ra từ đầu tiết học đặt ra.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân/cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV tổ chức trò chơi con thú may mắn.
Luật chơi: Có 5 con thú khác nhau, trong đó có 4 con thú chứa 4 câu hỏi trắc nghiệm
và 1 con thú may mắn. Các học sinh được phép lựa chọn các con thú tùy ý, nếu chọn
con thú có câu hỏi thì học sinh phải trả lời câu hỏi trắc nghiệm, trả lời đúng được cộng

Trang 100
1 điểm, trả lời sai học sinh khác có
quyền trả lời. Nếu học sinh nào
chọn được con thú may mắn thì
không phải trả lời mà vẫn được 10
điểm.
Câu 1. Hướng phát triển công
nghiệp của các nước Đông Nam Á
trong giai đoạn hiện nay chủ yếu
nhằm
A. tăng cường mối liên doanh liên
kết với các nước trong khu vực
B. tăng cường mối liên doanh liên kết với các nước trên thế giới
C. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của từng nước trong giai đoạn tiếp
theo
D. phát triển việc giao lưu trao đổi hàng hóa trong từng nước và giữa các nước trong
khu vực
Câu 2. Sản phẩm của một số ngành công nghiệp chế biến như: lắp ráp ô tô, xe máy,
… đã có sức cạnh tranh và trở thành thế mạnh của các nước trong khu vực Đông Nam
Á chủ yếu do
A. trình độ công nhân lành nghề
B. liên doanh với các hãng nổi tiếng ở nước ngoài
C. giá nhân công rẻ và nguồn lao động dồi dào
D. nguồn tài nguyên phong phú
Câu 3. Câu nào dưới đây không chính xác về ngành dịch vụ của các nước Đông Nam
Á
A. cơ sở hạ tầng hiện đại và ngày càng phát triển
B. hệ thống giao thông được mở rộng và tăng thêm
C. thông tin liên lạc được cải thiện và ngày càng nâng cấp
D. hệ thống ngân hàng, tín dụng phát triển và hiện đại
Câu 4. Nền nông nghiệp Đông Nam Á giữ vị trí quan trọng vì
A. tạo sản phẩm xuất khẩu chính cho tất cả các nước
B. đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân trong khu vực
C. tạo ra những cảnh quan xinh đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế
D. cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển công nghiệp
Bước 2. HS lần lượt lựa chọn các câu hỏi trả lời.
Bước 3. GV chuẩn kiến thức

Trang 101
D. Vận dụng, mở rộng(2 phút)
1. Mục tiêu
- HS biết vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn cuộc sống của địa phương.
- Rèn luyện kỹ năng truy cập, thu thập và tổng hợp thông tin của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
3. Phương tiện: HS tra cứu thông tin trên các phương tiện truyền thông và thực tiễn
cuộc sống.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Vận dụng kiến thức vừa học kết hợp hiểu biết và tìm hiểu trên các phương tiện thông
tin đại chúng hãy kể một số một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà ra giấy (1 mặt giấy)
Bước 3. Nộp kết quả làm việc trong tiết sau
Bước 4. GV chấm và đánh giá.

V. RÚT KINH NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………

Video: Quốc kỳ, thủ đô và biểu tượng các nước ĐNA


https://www.youtube.com/watch?v=tv8kFBAclro

Trang 102
Tuần - Ngày soạn:
PPCT:
BÀI 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức
- Trình bày được các mục tiêu chính, cơ chế
hợp tác của ASEAN.
- Đánh giá được các thành tựu cũng như thách
thức đối với ASEAN.
- Nhận định/phân tích được những thuận lợi,
khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội
nhập.
2. Kĩ năng
- Khai thác thông tin từ sơ đồ, chọn lọc ý chính và phân tích ý.
3. Thái độ
- VN học hỏi kinh nghiệm trong cơ chế hợp tác của ASEAN
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc nhóm, giải quyết vấn
đề, năng lực tư duy phản biện, khả năng giao tiếp, trình bày một vấn đề.
- Năng lực riêng: năng lực thuyết trình, hợp tác, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH


1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á.
- Phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước bài
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về thành tựu và thách thức của ASEAN (GV giao nhiệm
vụ trước tìm hiểu ở nhà).
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Trang 103
Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Hiệp hội Trình bày Đánh giá Đánh giá được Liên hệ các
các nước được các mục được các những thuận hoạt động của
Đông Nam tiêu chính, cơ thành tựu cũng lợi, khó khăn Việt Nam khi
Á chế hợp tác như thách thức của Việt Nam tham gia
của ASEAN. đối với trong quá trình ASEAN
ASEAN. hội nhập.
VI. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của
học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng videos giới thiệu về ASEAN/Kỹ thuật tia chớp.
3. Phương tiện: Máy chiếu
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV trình chiếu video giới thiệu về ASEAN

Link youtobe: https://www.youtube.com/watch?v=m7HnP34gm98


Sau đó lần lượt gọi 1 số học sinh đứng dậy hỏi: Em biết gì về ASEAN?
Bước 2: Các học sinh lần lượt trả lời. GV tổng kết, dẫn dắt vào bài.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN (10 phút)
1. Mục tiêu
- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính, cơ chế hợp tác của ASEAN.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm/ đàm thoại gợi mở
3. Phương tiện

Trang 104
- Giấy Ao, bút lông...
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1,2: Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN. Hiện nay
còn nước nào trong khu vực Đông Nam Á chưa tham gia vào ASEAN?
+ Nhóm 3,4: Tìm hiểu về mục tiêu chính của ASEAN. Tại sao mục tiêu của
ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định?
+ Nhóm 5,6: Tìm hiểu về cơ chế hợp tác của ASEAN. Lấy một số ví dụ minh
họa cụ thể cho các cơ chế hợp tác.
Bước 2. HS thực hiện theo nhóm, trình bày ngắn gọn nọi dung của mình lên giấy Ao
trong vòng thời gian 5 phút. HS thảo luận, trao đổi chéo. GV quan sát và phát hiện
ra khó khăn của học sinh để hướng dẫn kịp thời.
Bước 3. Đại diện học sinh các nhóm lên trình bày. Các học sinh khác bổ sung.
Bước 4. GV chuẩn kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC CỦA ASEAN.
* Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN:
Ra đời năm 1967, gồm 5 nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và
Xin-ga-po.
- Số lượng thành viên ngày càng tăng, đến nay đã có 10 quốc gia thành viên.
- Quốc gia chưa tham gia ASEAN là Đông Ti-mo.
1. Mục tiêu chính của ASEAN
- Có 3 mục tiêu chính:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.
+ Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội
bộ với bên ngoài.
=> Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là “Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hoà
bình, ổn định, cùng phát triển”.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN
- Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn
hoá, thể thao...
Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng khu vực thương mại tự do.
Thực hiện cơ chế hợp tác sẽ bảo đảm cho ASEAN đạt được các mục tiêu chính và
mục đích cuối cùng là hòa bình, ổn định và cùng phát triển.

Trang 105
HOẠT ĐỘNG 2. Tìm hiểu thành tựu và thách thức của ASEAN (20 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được các thành tựu và thách thức của ASEAN.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Thảo luận nhóm/ trò chơi tiếp sức
3. Phương tiện
- Các hình ảnh về những thành tựu của ASEAN.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1&3: đọc mục II, sgk, tìm hiểu các thành tựu của ASEAN, hoàn thành phiếu
học tập số 1 sau:
Thành tựu Phân tích và cho ví dụ
Về kinh tế
Về nâng cao mức sống của nhân dân
Về an ninh xã hội, ổn định chính trị.
GV cung cấp 1 số tư liệu cho nhóm 1: Tổng GDP ASEAN tăng vọt từ mức 37,6 tỉ
USD năm 1970 lên 2.600 tỉ USD năm 2016.

Bảng 1 – Tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế trong ASEAN (Đơn vị: %)
Quốc gia 2016 2017 2018* 2018-2022
Indonesia 5,0 5,1 5,2 5,4
Malaysia 4,2 5,9 4,9 4,9
Philippines 6,9 6,7 6,4 6,4
Thái Lan 3,2 3,9 4,5 3,6
Việt Nam 6,2 6,8 6,9 6,2
Brunei -2,5 1,3 2,0 0,5

Trang 106
Singapore 2,0 3,6 3,5 2,3
Campuchia 6,9 7,0 7,0 7,2
Lào 7,0 6,9 6,6 7,1
Myanmar 5,9 6,8 6,6 7,4
ASEAN 4,8 5,3 5,3 5,2

+ Nhóm 2 &4: đọc mục III- sgk và hiểu biết thực tế, tìm hiểu thách thức của ASEAN,
hoàn thành phiếu học tập số 2 sau:
Khó khăn và thách thức Phân tích và cho ví dụ

Một số tư liệu của nhóm 2: http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/quoc-te/loat-vu-danh-


bom-o-indonesia-asean-ra-tuyen-bo-len-an-230241.html

HS làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút.


Bước 2. HS: thực hiện cá nhân, sau đó trao đổi nhóm và chuẩn bị báo cáo GV, trao
đổi với cả lớp về kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp
với đối tượng HS.
Bước 3. GV tổ chức trò chơi tiếp sức.

Trang 107
GV chia lớp thành 2 nhóm lớn: Nhóm 1 - thành tựu, nhóm 2 - thách thức. GV yêu cầu
các thành viên của 2 đội lần lượt lên bảng ghi các nội dung của nhóm mình. Mỗi thành
viên chỉ được phép ghi một ý sau đó trở về cho các thành viên khác lên ghi. Trong
thời gian 3 phút đội nào hoàn thành trước thì sẽ chiến thắng.
Bước 4. GV yêu cầu 2 học sinh bất kì của 2 nhóm lên trình bày nội dung của nhóm
mình. Các học sinh khác có thể nhận xét, đánh giá chéo. GV chốt kiến thức, nhận xét
đánh giá kết quả thực hiện của HS.
HS sửa hoàn chỉnh phiếu học tập của mình.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
II. Thành tựu của ASEAN
+ Về kinh tế:
- 10/11 quốc gia trở thành thành viên của ASEAN, GDP xấp xỉ 800 tỉ USD.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khối khá cao. (Xingapo; In-đô-nê-
xia, Malaixia, Vnam..
+ Về nâng cao mức sống của nhân dân: Đời sống nhân dân đã được cải thiện, cơ sở
hạ tầng được hiện đại hóa. (Xingapo, Gia-cac-ta, Băng -cốc, Kualo Lăm-pơ…
+ Về an ninh xã hội, ổn định chính trị. Tạo dựng được môi trường hoà bình, ổn định
trong khu vực.
III. Thách thức của ASEAN
+ Trình độ phát triển còn chênh lệch: GDP bình quân đầu người còn chênh lệch
giữa các nước thành viên: Xingapo rất cao, nhiều nước rất thấp như Mianma,
Campuchia, Lào…
+ Vẫn còn tình trạng đói nghèo: Tình trạng đói nghèo ở mỗi nước khác nhau.
+ Các vấn đề xã hội khác: Tôn giáo, sự hòa hợp dân tộc trong mỗi qgia, dịch bệnh,
sử dụng TNTN, bảo vệ MT chưa hợp lí, thất nghiệp…

HOẠT ĐỘNG 3. Tìm hiểu Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN (5 phút)
1. Mục tiêu
Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại gợi mở/cặp đôi
3. Phương tiện SGK, một số tư liệu hình ảnh
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. GV yêu cầu HS dựa vào mục IV- sgk và hiểu biết của bản thân, hãy:
+ Nêu ví dụ cho thấy Việt Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động của ASEAN trên
các lĩnh vực kinh tế - xã hội?
+ Em có nhận xét gì về cơ hội và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN.

Trang 108
Bước 2. HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo kết quả. Cùng thời gian, GV gọi 2 HS lên
bảng ghi kết quả thực hiện trên bảng, các HS khác làm vào vở.
Bước 3. GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả bằng cách HS nhận xét, bổ sung kết quả
của 2 HS ghi trên bảng.
Bước 4. GV nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của HS, chuẩn hóa kiến thức.
THÔNG TIN PHẢN HỒI
IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN.
1. Tham gia của Việt Nam
- Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%.

- Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội, thể thao...
- Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng
cao.
2. Cơ hội và thách thức
- Cơ hội: Xuất được hàng trên thị trường rộng
lớn ngót nửa tỉ dân.
Thách thức: Phải cạnh tranh với các thương
hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có
trình độ công nghệ cao hơn.
Giải pháp: Đón đầu đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh
tranh của sản phẩm hàng hoá.

C. LUYỆN TẬP (3 phút)


1. Mục tiêu
- Giúp HS củng cố hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa được lĩnh hội.
- Giải quyết được vấn đề đặt ra từ đầu tiết học đặt ra.

Trang 109
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Cá nhân/cả lớp
3. Tiến trình hoạt động
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học.
- Trả lời các câu hỏi trong SGK
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp (hoặc hết thời gian GV hướng dẫn HS học ở
nhà)
Bước 3. GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS và điều chỉnh kịp thời những vướng
mắc của HS trong quá trình thực hiện.
D. Vận dụng, mở rộng (2 phút)
1. Mục tiêu
- HS biết vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết vấn đề Biển Đông
- Rèn luyện kỹ năng truy cập, thu thập và tổng hợp thông tin của học sinh.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở
3. Phương tiện: HS tra cứu thông tin trên các phương tiện truyền thông và thực tiễn
cuộc sống.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. GV yêu cầu học sinh nêu quan điểm của bản thân thông qua các câu hỏi sa:
+ Vấn đề biển Đông đang được các nước trên thế giới quan tâm hiện nay là gì?
+ Quan điểm của em về việc Trung Quốc có những hành động trái phép nhằm xâm
chiếm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên biển Đông.
+ Sự kiện biển Đông mới nhất đang được các nước trên thế giới quan tâm là gì?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà ra giấy (1 mặt giấy)
Bước 3. Nộp kết quả làm việc trong tiết sau
Bước 4. GV chấm và đánh giá.

V. RÚT KINH NGHIỆM


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……….

Trang 110
Tuần - Ngày soạn:
PPCT:

Trang 111
Tuần - Ngày soạn:
PPCT:
Bài 11. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)
Tiết 4. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA ĐÔNG NAM Á

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhắc lại được một số địa điểm du lịch nổi tiếng của từng khu vực: Đông Nam Á,
Đông Á và Tây Nam Á.
- So sánh được mức chi tiêu, số khách, doanh thu du lịch của từng khu vực.
- So sánh được tình hình xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam
Á.
- Đề xuất những sáng kiến để có thể nâng cao doanh thu từ khách du lịch.
2. Kĩ năng
- Nhận dạng, vẽ và nhận xét được biểu đồ cột hai trục tung.
- Tính được bình quân chi tiêu của một khách du lịch.
- Vận dụng được công thức tính cán cân xuất nhập khẩu để rút ra được nhận xét về
tình hình xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
3. Thái độ
- Có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của việc gia nhập ASEAN
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về kinh tế xã hội của từng nhóm nước
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV
- SGK – Địa lí 11.

Trang 112
- Biểu đồ số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch theo bảng 11 ở SGK (có

III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ NĂNG LỰC ĐƯỢC


HÌNH THÀNH
Nội
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Dung
Thực - Nhắc lại - Vận dụng - So sánh được tình hình - Có nhận thức
hành được một được công xuất nhập khẩu của các đúng đắn về vai trò
tìm hiểu số địa điểm thức tính cán nước trong khu vực Đông và tầm quan trọng
về hoạt du lịch nổi cân xuất nhập Nam Á. của việc gia nhập
động tiếng của khẩu để rút ra - So sánh được mức chi ASEAN trong quá
kinh tế từng khu được nhận tiêu, số khách, doanh thu trình phát triển kinh
đối vực: Đông xét về tình du lịch của từng khu vực. tế - xã hội của đất
ngoại Nam Á, Á hình xuất nước.
của Đông Á và nhập khẩu - Nhận dạng, vẽ và nhận
Đông Tây Nam của các nước xét được biểu đồ cột hai - Đề xuất những
trục tung. sáng kiến để có thể
Nam Á Á. trong khu nâng cao doanh thu
vực Đông - Tính được bình quân chi từ khách du lịch.
Nam Á. tiêu của một khách du lịch.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


A. Tình huống xuất phát (5 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng thú cho học sinh để bước vào bài mới.
- Nhắc lại được các địa danh du lịch nổi tiếng của từng khu vực.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Trò chơi: Nơi Tôi Đến.

Trang 113
- Hình thức: Cá nhân
3. Phương tiện
- Hình ảnh, máy tính, máy chiếu.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: Giáo viên cho học sinh xem tình hình ảnh để học sinh giành quyền chuyển
lời đây là các các địa danh du lịch nổi tiếng nào? thuộc khu vực nào?
1 2

3 4

5 6

Đáp án
1. NÚI PHÚ SĨ- NHẬT BẢN (THUỘC KHU VỰC ĐÔNG Á)
2. PHƯỢNG HOÀNG CỔ TRẤN- TRUNG QUỐC (THUỘC KHU VỰC
ĐÔNG Á)
3. SINGAPORE (THUỘC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á)
4. THÁP ĐÔI MALAYSIA (THUỘC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á)
5. DUBAI (THUỘC KHU VỰC TÂY NAM Á)
6. JERUSALEM (THUỘC KHU VỰC TÂY NAM Á)
- Bước 2: GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi.

Trang 114
- Bước 3: GV gọi 01 HS xung phong thuyết minh về một trong những địa điểm du
lịch trên, các HS khác trao đổi và bổ sung thêm.
- Bước 4: GV nhận xét và bổ sung ý kiến, mở rộng về Jerusalem
Rộng 652 km2 với hơn 5.000 năm tuổi, Jerusalem là thành phố lớn và quan
trọng bậc nhất ở Israel. Trải qua nhiều thế kỷ, nơi đây trở thành thánh địa hành
hương của hàng triệu tín đồ Kitô giáo, Hồi giáo và Do thái giáo từ khắp hành tinh.
Ngoài Jerusalem, Israel còn có các địa điểm lịch sử khác như Bethlehem – nơi
Chúa Jesus được sinh ra trong hang đá; Nazareth – vùng đất chứng kiến nhiều sự
kiện trong cuộc đời của Chúa; biển Galilee với nhà thờ Tabgha – nơi Chúa thuyết
giảng về Bài giảng trên núi khi truyền đạo Kitô.
Ngày nay, Israel nổi tiếng thế giới như một quốc gia nhỏ bé nhưng lại quy tụ
nhiều kỹ sư, thiên tài khoa học nhất hành tinh. Trong đó, thành phố công nghiệp Tel
Aviv được ví von như “thung lũng silicon” của Tây Á. Cùng với Biển Chết, các địa
danh đặc sắc ở Israel đã góp phần đưa vùng đất này trở nên cuốn hút, thôi thúc bước
chân khám phá của người lữ khách.
B. Hình thành kiến thức mới
HOẠT ĐỘNG 1: VẼ BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN HIỆN SỐ KHÁCH DU LỊCH VÀ
DOANH THU DU LỊCH CỦA CÁC KHU VỰC. (20 PHÚT)
1. Mục tiêu
- Rèn luyện kỹ năng nhận dạng, vẽ biểu đồ cột 2 trục tung.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Đàm thoại Gợi mở, học sinh làm việc cá nhân và cặp đôi
3. Phương tiện
- Bảng số liệu số khách du lịch và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực châu
Á năm 2014.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giáo viên cung cấp bảng số liệu mới năm 2014 cho học sinh làm việc cá
nhân để đạt nội dung yêu cầu của phần 1, xác định loại biểu đồ thích hợp.

SỐ KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VÀ TỔNG THU TỪ KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ


KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014

Số khách du lịch quốc tế đến Tổng thu từ khách du lịch


STT Khu vực (nghìn lượt người) (triệu USD)

1 Đông Bắc Á 136276 237965

Trang 115
2 Đông Nam Á 97263 108094

3 Tây Á * 52440 51566

4 Nam Á 17495 29390

Bước 2. Giáo viên phát vấn để học sinh nhắc lại những lưu ý khi vẽ biểu đồ cột đôi

- Biểu đồ có 2 trục tung: một trục tung


thể hiện số khách du lịch, một trục tung
thể hiện chi tiêu của khách du lịch.
- Khoảng cách giữa các khu vực là bằng
nhau.
- Sử dụng biểu đồ cột đôi khi bảng số liệu
yêu cầu thể hiện: số lượng, sản lượng,
tình hình….. Với bảng số liệu có hai đơn
vị và không thể hiện theo năm.
Bước 3. Học sinh làm việc cá nhân
hoàn thành biểu đồ trong thời gian 12
phút.
Bước 4. Giáo viên cung cấp biểu đồ chuẩn, hai học sinh ngồi cạnh đổi bài cho
nhau để nhận xét góp ý.
HOẠT ĐỘNG 1: TÍNH BÌNH QUÂN CHI TIÊU CỦA KHÁCH DU LỊCH
( 5 phút)
1. Mục tiêu
- Rút ra được công thức và tính được bình quân chi tiêu của mỗi khách du lịch dựa
trên đơn vị.
- Nhận xét được ốc châu khách và chi tiêu của khách du lịch quốc tế ở các khu vực.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Nhóm 3 đến 4 học sinh.
- Khai thác và nhận xét bảng số liệu.
3. Phương tiện
- Bảng số liệu, biểu đồ đã vẽ hoạt động 1
- Máy tính bỏ túi.
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giáo viên cung cấp đơn vị tính bình quân chi tiêu của mỗi khách du lịch
là: USD/người

Trang 116
Bước 2. Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm để rút ra công thức tính ( thời gian
thảo luận là 1 phút)
Bước 3. Mỗi thành viên trong nhóm dựa vào công thức vừa rút ra sẽ tính một khu
vực và hoàn thành bảng số liệu trong thời gian 2 phút.
Bước 4. Giáo viên chọn hai nhóm bất kỳ trình bày kết quả tính được; cho học sinh
so sánh nhanh về số khách du lịch và bình quân chi tiêu của mỗi khách đến các khu
vực.
Bước 5. Các nhóm so sánh, đối chiếu với kết quả này làm của mình và hoàn thành
bài tập, đề xuất các giải pháp để tăng doanh thu du lịch cho Việt Nam.
2. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch
3. Nhận xét
- Số lượng khách du lịch và tổng thu của khu vực Đông Nam Á ít hơn Đông Bắc
Á nhưng cao hơn hai khu vực còn lại. (Số liệu)
- Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch đến khu vực Đông Nam Á chỉ xấp
xỉ khu vực Tây Á, nhưng thua nhiều lần với khu vực Đông Bắc Á, Nam Á. (Số liệu)
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu về TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA ĐÔNG
NAM Á ( thời gian 7 phút)
1. Mục tiêu
- Nhận xét biểu đồ đồ giá trị xuất nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông
Nam Á.
- Nhắc lại được công thức tính cán cân xuất nhập khẩu và nhận xét được ốc toán
cân xuất nhập khẩu của các nước trong khu vực Đông Nam Á qua các năm.
2. Phương thức
- Khai thác kiến thức từ biểu đồ
- Thảo luận nhóm.
3. Phương tiện
- Biểu đồ giá trị xuất nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á ( đã
cập nhật số liệu mới phần phụ lục)
- Phiếu học tập
4. Tiến trình hoạt động
Bước 1. giáo viên Chia lớp thành 8 nhóm và phát phiếu học tập (phần phụ lục) cho
học sinh, Giáo viên sẵn kẻ sẵn bảng kết quả thảo luận của học sinh ở trên bảng
Năm Cán cân xuất nhập khẩu (+,-)
Xin-ga-po Thái Lan Việt Nam Mi-an-ma
1990
2000

Trang 117
2014
Bước 2. Học sinh làm việc trong thời gian 2 phút.
Bước 3. Sau thời gian 2 phút giáo viên cho học sinh điền kết quả ở trên bảng (
phần giáo viên đã kẻ sẵn ở bước 1. các nhóm có cùng phiếu học tập của nhận xét điều
chỉnh Nếu có sai sót.
Bước 4. giáo viên chuẩn kiến thức và mở rộng về tình hình xuất nhập khẩu của các
nước trong khu vực Đông Nam Á.
NỘI DUNG
Năm Cán cân xuất nhập khẩu (+,-)
Xin-ga-po Thái Lan Việt Nam In- đô-nê-xi-a
1990 + - +
2000 + + - +
2014 + + + -
C. Hoạt động luyện tập (4 phút)

II. TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
- Có sự chênh lệch giá trị xuất, nhập khẩu lớn giữa các nước, Xingapo có giá trị
xuất nhập khẩu cao nhất, Việt Nam thấp nhất trong 4 nước.
- Giá trị xuất, nhập khẩu của tất cả các nước đều tăng trong giai đoạn 1990 -2014.
- Việt Nam và Thái Lan có xu hướng chuyển sang xuất siêu; Thái Lan xuất siêu
trong cả gia đoạn; In – đô- nê- xi- a lại chuyển sang nhập siêu.
1. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Hoạt động cá nhân.
3. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho học sinh làm các câu trắc nghiệm sau.
Câu 1. Mức chi tiêu bình quân của mỗi lượt du khách quốc tế đến khu vực Đông bắc
Á năm 2014 là
A. 1013,3 USD. B.725,6 USD. C. 1216,7 USD. D.1745,9 USD.
Câu 2. Số khách du lịch và mức chi tiêu của mỗi khách du lịch phản ánh rõ khu vực
Đông Nam Á
A. Không có các tài nguyên du lịch nên thu hút được ít khách du lịch.
B. Có rất nhiều tài nguyên du lịch nhưng ít có dịch vụ đi kèm, doanh thu thấp.
C. Chưa quảng bá được tài nguyên du lịch cho du khách biết.
D. Trình độ dịch vụ và sản phẩm du lịch còn thấp.

Trang 118
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về số khách du lịch quốc tế đến và mức chi
tiêu của du khách ở một số khu vực châu Á năm 2014?
A. Số lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam Á tương đương với khu
vực Tây Nam Á.
B. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn
so với Đông Bắc Á.
C. Chi tiêu bình quân của mỗi lượt khách du lịch quốc tế đến Đông Nam Á thấp hơn
so với khu vực Tây Á.
D. Số khách du lịch quốc tế đến và mức chi tiêu của du khách ở cả hai khu vực Đông
Nam Á và Tây Á đều thấp hơn so với khu vực Đông Bắc Á.
Cho biểu đồ:
Dựa vào biểu đồ, trả lời các câu hỏi từ 3 đến 6:
Câu 3. Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
B. Giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực Đông Nam Á
C. Chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của một số nước trong khu vực
Đông Nam Á
D. Giá trị xuất, nhập khẩu khu vực Đông Nam Á.
Câu 4. Nước có giá trị xuất khẩu và nhập khẩu lớn nhất khu vực là
A.Xin-ga-po. B.Thái Lan. C. In-đô-nê-xi-a. D.Việt Nam.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị xuất, nhập khẩu của Xin-ga-po?
A. Giá trị xuất, nhập khẩu đều giảm. B. Giá trị xuất, nhập khẩu đều tăng.
C. Các năm giá trị xuất khẩu đều lớn hơn nhập khẩu. D. Các năm giá trị nhập
khẩu đều lớn hơn xuất khẩu.
Câu 6. Năm 2014, nước có giá trị xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu là
A. Xin-ga-po. B.In-đô-nê-xi-a. C. Việt Nam. D.Thái Lan.
- Bước 2: GV nhận xét, tổng kết và ghi nhận điểm cộng cho các em xuất sắc.
D. Hoạt động nối tiếp- hướng dẫn học tự học (3 phút)
1. Mục tiêu
- Ôn tập bài cũ chuẩn bị thi HK2
- Tìm kiếm thông tin về Ôx- trây- li- a
2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: cá nhân
3. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV đưa vấn đề
✔ Ôn tập kiến thức đã học trong bài Đông Nam Á

Trang 119
✔ Tìm kiếm thông tin về Ôx trây li a, lí giải tại sao đây là một đất nước thuận
lợi cho học sinh Việt Nam du học.
- Bước 1: HS tiếp nhận
V. RÚT KINH NGHIỆM:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Nguồn: Số liệu thống kê dùng cho SGK mới.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1- NHÓM 1, 5
Dựa vào biểu đồ, hoàn thành phiếu học tập sau
Năm Cán cân xuất nhập khẩu (+,-)
Xin-ga-po
1990

2000

Trang 120
2014

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2- NHÓM 2, 6


Dựa vào biểu đồ, hoàn thành phiếu học tập sau
Năm Cán cân xuất nhập khẩu (+,-)
Thái Lan
1990

2000

2014

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3- NHÓM 3, 7


Dựa vào biểu đồ, hoàn thành phiếu học tập sau
Năm Cán cân xuất nhập khẩu (+,-)
Việt Nam
1990

2000

Trang 121
2014

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 - NHÓM 4, 8


Dựa vào biểu đồ, hoàn thành phiếu học tập sau
Năm Cán cân xuất nhập khẩu (+,-)
In- đô-nê-xi-a
1990

2000

2014

Trang 122
Tuần - Ngày soạn:
PPCT:
Bài 12. Ô-XTRÂY-LI-A
Tiết 1. KHÁI QUÁT VỀ Ô-XTRÂY-LI-A
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Ô-xtrây-li-a.
- Trình bày được các đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được
những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế.
- Chứng minh được sự phát triển năng động của nền kinh tế; trình độ phát triển kinh
tế cao, chú ý phát triển và bảo vệ môi trường.
- Kể tên các địa danh nổi bật: Hoang mạc Vic-to-ri-a, thủ đô Can-be-ra, các thành phố
Xit-ni, Men-bơn, nhà hát opera Con sò, cầu cảng Sydney, hồ nước màu hồng
Hillier,…
2. Kĩ năng
- Phân tích các bản đồ, sơ đồ, tư liệu về tự nhiên, dân cư, kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
- Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên, dân cư và kinh tế.
3. Thái độ
- Nhận thức được tiềm lực kinh tế của nước bạn -> hình thành quan điểm cá nhân,
học tập tích cực để phát triển nền kinh tế tri thức cho đất nước.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của các nước
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ: Tự nhiên, kinh tế Ô-xtrây-li-a.
- Tranh ảnh về thiên nhiên, kinh tế – xã hội của Ô-xtrây-li-a.
- Tập bản đồ thế giới và các châu lục.
- Infographic nội dung bài học (có thể in A0 hoặc A1).

Trang 123
- Phiếu học tập.

Trang 124
2. Chuẩn bị của học sinh
- Dụng cụ học tập cần thiết, giấy A1, bút lông.
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Các đặc - Phân tích được đặc - Phân tích các bản - Xác lập mối quan hệ
điểm tự điểm dân cư và ảnh đồ, sơ đồ, tư liệu về giữa tự nhiên, dân cư
nhiên, dân hưởng của chúng tới tự nhiên, dân cư, và kinh tế Ô-xtrây-li-
cư – xã hội phát triển kinh tế. kinh tế của Ô- a.
và kinh tế - Chứng minh được sự xtrây-li-a. - Hình thành quan
của Ô- phát triển năng động của điểm cá nhân, học tập
xtrây-li-a nền kinh tế ; trình độ tích cực để phát triển
phát triển kinh tế cao, nền kinh tế tri thức
chú ý phát triển và bảo cho đất nước.
vệ môi trường.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Tình huống xuất phát (12 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ của
HS.
- Kiểm tra, cung cấp kiến thức nền về Ô-xtrây-li-a một cách trực quan cho HS.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan: video.
- Hoạt động theo nhóm 4.
3. Phương tiện
https://www.youtube.com/watch?v=8cgB_Yfh_Kw

Trang 125
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV cho HS xem đoạn video, yêu cầu các em khi xem cần lưu ý tìm câu trả
lời cho các câu hỏi sau (PHT):
⮚ 10 điều thú vị và đặc biệt của nước Úc.
⮚ Diện tích nước Úc đứng thứ mấy thế giới?
⮚ Mật độ dân số trung bình của Úc
⮚ Loài vật nuôi có số lượng lớn ở Úc
⮚ Người dân Úc sử dụng bao nhiêu ngôn ngữ trong giao tiếp
⮚ Số bãi biển ở Úc
⮚ Trò chơi được yêu thích ở Úc
⮚ Tỉ lệ béo phì trong dân số
⮚ Đặc điểm giáo dục
- Bước 2: Các nhóm HS vừa xem clip, vừa theo dõi trả lời câu hỏi.
- Bước 3: kết thúc video, GV gọi ngẫu nhiên 3 nhóm trình bày, sau đó đưa thông tin
phản hồi để HS đối chiếu, chấm điểm chéo, tích điểm hoạt động. GV giảng giải nhanh
cho các thông tin 🡪 dẫn dắt vào bài.

B. Hình thành kiến thức mới


Do bài học chỉ yêu cầu GV hướng dẫn nội dung để làm báo cáo vào tiết sau nên
GV chỉ cần cho HS ghi lại các nội dung cần thiết, không cần ghi chép hết bài.
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về đặc điểm TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI ;
KINH TẾ Ô-XTRÂY-LI-A. (25 phút)
1. Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội Ô-xtrây-li-a.
- Mô tả các điểm nổi bật trong nền kinh tế và đánh giá được tình hình triển kinh tế Ô-
xtrây-li-a theo cơ cấu từng nhóm ngành.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Kỹ thuật mindmap.
- Hoạt động nhóm
3. Phương tiện
- Giấy A1, bút lông nhiều màu.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ, chia lớp thành 8 nhóm, cho các nhóm bốc thăm nội
dung hoạt động với 2 nhiệm vụ:
● Dựa vào kiến thức SGK, tóm lược các đặc điểm tự nhiên, dân cư và xã hội
của Ô-xtrây-li-a bằng mindmap lên giấy A1.

Trang 126
● Dựa vào kiến thức SGK, tóm lược các đặc điểm kinh tế của Ô-xtrây-li-a bằng
mindmap lên giấy A1.
Mỗi nội dung được thực hiện bởi 4 nhóm.
- Bước 2: GV gợi ý, hướng dẫn HS làm việc, HS thực hiện nhiệm vụ trong vòng 8
phút.
- Bước 3: GV chọn 2 nhóm ở 2 nhiệm vụ có sản phẩm hoàn thiện nội dung nhất treo
bảng, chỉ định 1 thành viên của 2 nhóm báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm còn lại
theo dõi, nhận xét, bổ sung kiến thức nếu cần.
- Bước 4: Các nhóm chuyển sản phẩm cho nhóm cùng nhiệm vụ bên cạnh để nhận
xét, chấm điểm.
- Bước 5: GV củng cố, giảng giải, tổng hợp kiến thức bằng thông tin phản hồi từ
INFOGRAPHIC, có thể đặt các câu hỏi ngắn cho HS trả lời nhanh.
GV hướng dẫn HS ghi lại các ý chính theo tiêu đề, không cần ghi nội dung chi tiết.

NỘI DUNG
I- Tự nhiên, dân cư và xã hội:
1. Vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên
- Vị trí: chiếm cả một lục địa ở Nam bán cầu, đường chí tuyến Nam chạy ngang
qua giữa lục địa
- Diện tích lớn thứ 6 thế giới.
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Địa hình: Từ Tây sang Đông chia 3 khu vực.
+ Khí hậu: Phân hóa mạnh, phần lớn lãnh thổ có khí hậu hoang mạc.
+ Cảnh quan: đa dạng, nhiều động vật độc đáo.
+ Giàu khoáng sản: than sắt, kim cương, …
+ Biển rộng với nhiều tài nguyên.
- Chính phủ rất quan tâm bảo vệ môi trường: 11 khu di sản thế giới, 500 công viên
quốc gia.
-Thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú là thuận lợi phát triển nền kinh tế đa
ngành.
- Khó khăn: diện tích hoang mạc rộng lớn, khô hạn.
2. Dân cư và xã hội
- Đa dạng về dân tộc, văn hóa, tôn giáo.
- Dân cư phân bố không đều, tập trung đông đúc ở ven biển phía Đông, Đông Nam
và Tây Nam.
- Tỉ lệ dân thành thị cao (85%).
- Gia tăng dân số chủ yếu do nhập cư.

Trang 127
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao là quốc gia tiên tiến về KHKT.
II- Kinh tế
1. Khái quát
- Nước có nền kinh tế phát triển gần đây có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định.
- Kinh tế tri thức chiếm 50% GDP
2. Dịch vụ:
- Chiếm 71% GDP (2004)
- GTVT: Phát triển mạnh, nhất là hàng không.
- Ngoại thương phát triển mạnh.
+ Xuất khẩu: Khoáng sản, máy móc, lương thực, thực phẩm.
+ Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị vận tải, nguyên liệu, …
- Du lịch: Phát triển mạnh do có nhiều điều kiện về tự nhiên, văn hóa, cơ sở hạ tầng.
- Dịch vụ y tế, giáo dục rất phát triển.
3. Công nghiệp
- Trình độ cao
- Các ngành phát triển mạnh: Khai thác khoáng sản, công nghệ cao như sản xuất thuốc
và thiết bị y tế, phần mềm máy tính, viễn thông, khai thác năng lượng mặt trời, công
nghiệp hàng không, chế biến thực phẩm.
- Các trung tâm CN tập trung ở ven biển phía Đông, Đông Nam và Tây Nam.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Xít-ni, Men-bơ, A-đê-lai.
4. Nông nghiệp
- nền nông nghiệp hiện đại, trình độ kĩ thuật cao, chăn nuôi chiếm 60% giá trị sản xuất
nông nghiệp.
- Chỉ chiếm 5,6% lực lượng lao động, nhưng chiếm 25% giá trị xuất khẩu.
- Sản xuất và xuất khẩu nhiều lúa mì, len, sữa và thịt bò.
- Phân bố:
+ Chăn nuôi gia súc lớn và cừu ở các đồng cỏ nội địa phía Đông.
+ Lúa mì: Vùng đồng bằng ven biển phía Đông Nam, Tây Nam.

C. Hoạt động luyện tập (6 phút)


1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức, ghi nhớ bài học.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
Trò chơi “Mảnh ghép kiến thức”

Trang 128
3. Phương tiện
- GV cắt hình trên ra thành các mảnh tam giác rời, làm thành 8 bộ cho 8 nhóm chơi.

4. Tiến trình hoạt động


- Bước 1: GV phổ biến luật chơi, HS hoạt động theo nhóm cũ:
⮚ Trong vòng 2 phút, HS sắp xếp các mảnh ghép lại thành hình dạng như hình
mẫu bằng cách ráp các cạnh lại theo câu hỏi ⬄câu trả lời.
- Bước 2: các nhóm ghép hình trong vòng 3 phút, nhóm nào ráp xong nhanh nhất
được cộng thêm điểm.
- Bước 3: GV tổng hợp, chấm điểm cho các nhóm.

D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)


1. Mục tiêu
- Chuẩn bị tư liệu, định hướng nội dung cho bài học tiếp theo.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
-Tự học
3. Phương tiện
- Thông tin từ internet
4. Tiến trình hoạt động
- GV hướng dẫn HS về nhà lên mạng tìm các thông tin cụ thể về dân số và các vấn
đề liên quan đến đặc điểm, chất lượng dân cư Ô-xtrây-li-a để làm tư liệu cho tiết học
sau.

Trang 129
Tuần - Ngày soạn:
PPCT:
Bài 12. Ô-XTRÂY-LI-A
Tiết 2. THỰC HÀNH
TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ Ở Ô-XTRÂY-LI-A

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày các đặc điểm nổi bật về dân số, dân cư Ô-xtrây-li-a..
- Đánh giá trình độ phát triển xã hội của Ô-xtrây-li-a.
2. Kĩ năng
- Phân tích các bản đồ, sơ đồ, tư liệu về dân cư – xã hội của Ô-xtrây-li-a.
- Tổng hợp các vấn đề và viết báo cáo, trình bày báo cáo.
3. Thái độ
- Nhận thức được tiềm lực kinh tế của nước bạn 🡪 hình thành quan điểm cá nhân, học
tập tích cực để phát triển nền kinh tế tri thức cho đất nước.
4. Năng lực hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,
năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ.
+ Năng lực sử dụng bản đồ
+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê
+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của các nước
+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tư liệu về dân cư Ô-xtrây-li-a
- Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Các thông tin cụ thể về dân số và các vấn đề liên quan đến đặc điểm, chất lượng dân
cư Ô-xtrây-li-a.

Trang 130
III. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
Các đặc - Phân tích được đặc - Phân tích các - Xác lập mối quan hệ
điểm gia điểm dân cư và ảnh bản đồ, sơ đồ, tư giữa tự nhiên, dân cư và
tăng dân số, hưởng của chúng tới liệu về dân cư, lao kinh tế Ô-xtrây-li-a.
chất lượng phát triển kinh tế. động của Ô- - Hình thành quan điểm
dân cư – xã - Giải thích được sự xtrây-li-a. cá nhân, học tập tích cực
hội của Ô- phân bố dân cư và cơ để phát triển nền kinh tế
xtrây-li-a cấu lao động phân theo tri thức cho đất nước.
khu vực kinh tế của Ô-
xtrây-li-a.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


A. Tình huống xuất phát (10 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực thống kê và ghi nhớ của HS.
- Kiểm tra, cung cấp kiến thức về dân cư Ô-xtrây-li-a một cách trực quan cho HS.

Trang 131
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Sử dụng phương tiện trực quan: video.
- Cá nhân
3. Phương tiện
- Video https://tinyurl.com/yyf3uaxa

4. Tiến trình hoạt động


- Bước 1: GV cho HS xem đoạn video, sau khi xem xong, kết hợp với bài học cũ, GV
chỉ định một vài HS trình bày lại đặc điểm dân cư và xã hội của Ôx- trây-li-a đã được
học trong tiết trước để lấy điểm.
- Bước 2: Các nhóm HS vừa xem clip, thực hiện yêu cầu của GV.
- Bước 3: GV tổng hợp lại thông tin, kiểm tra tư liệu HS đã chuẩn bị ở nhà, tuyên
dương và nhắc nhỏ nếu có -> dẫn dắt vào bài.

B. Hình thành kiến thức mới


HOẠT ĐỘNG 1: Phân tích các đặc điểm DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Ô-XTRÂY-LI-A ( 20 phút)
1. Mục tiêu
- Rèn luyện kỹ năng phân tích bảng số liệu, xử lí thông tin, tổng hợp viết báo cáo
ngắn.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Tự học, tự nghiên cứu
- Hoạt động nhóm/lớp
- Kỹ thuật: trạm - mảnh ghép.
3. Phương tiện

Trang 132
- Tư liệu, thông tin HS tự sưu tầm.
- Các bảng số liệu, thông tin, bản đồ SGK.
- Giấy A1, bút lông.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Hình thành
5 nhóm chuyên gia. Nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận, phân tích, đánh giá các đặc điểm
theo nhiệm vụ tương ứng vào giấy A1 (có thể vẽ mindmap hoặc phương pháp nào tùy
tính sáng tạo):
● Nhóm 1: phân tích quá trình gia tăng dân số.
● Nhóm 2: phân tích chất lượng dân cư.
● Nhóm 3: phân tích, giải thích đặc điểm phân bố dân cư.
● Nhóm 4: phân tích cơ cấu thành phần dân cư, tôn giáo.
● Nhóm 5: phân tích, nhận xét cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế.

Tiêu chí đánh giá
Tiêu chí 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Nội dung chính xác, thể
hiện đầy đủ, trọn vẹn kiến
thức bài học
Sản phẩm có cấu trúc, bố
cục khoa học, rõ ràng. Có
hình vẽ, icon trực quan
Thuyết trình lưu loát, hấp
dẫn, chuyên nghiệp
Đảm bảo đúng giờ
- Bước 2: Các nhóm hoàn thành sản phẩm trong 7 phút.
- Bước 3: HS chia lại thành 5 nhóm mới theo phương thức mảnh ghép, các thành viên
trong từng nhóm sẽ đánh số và di chuyển vào nhóm mới theo số của mình, các vị trí
cố định ban đầu của nhóm chuyên gia được tính là 1 trạm.

- Bước 4: HS thuyết trình theo trạm, mỗi trạm 2 phút, đồng thời đánh giá sản phẩm
của nhóm chuyên gia. Sau 2 phút, các nhóm di chuyển sản phẩm nhóm chuyên gia

Trang 133
theo vòng tròn cho đến khi tất cả các nhóm mảnh ghép đều được chia sẻ thông tin từ
4 nhóm chuyên gia còn lại. thành viên các nhóm mảnh ghép lắng nghe, ghi nhớ thông
tin của chuyên gia nhóm -> nhận xét bài tại trạm mới đến.
- Bước 5: Các nhóm quay về vị trí ban chuyên gia ban đầu, tự chấm điểm sản phẩm
của nhóm dựa theo đánh giá của các thành viên mảnh ghép.
Tiêu chí 1 điểm 2 điểm 3 điểm
Nội dung chính xác, thể
hiện đầy đủ, trọn vẹn kiến
thức bài học
Sản phẩm có cấu trúc, bố
cục khoa học, rõ ràng. Có
hình vẽ, icon trực quan
Thuyết trình lưu loát, hấp
dẫn, chuyên nghiệp
Đảm bảo đúng giờ

HOẠT ĐỘNG 2: VIẾT BÁO CÁO ( 10 PHÚT)

1. Mục tiêu
- Thực hành viết báo cáo ngắn.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Viết báo cáo cá nhân.
3. Phương tiện
- Tư liệu, thông tin HS tự sưu tầm.
- Kiến thức tổng hợp từ hoạt động 1.
4. Tiến trình hoạt động
- Bước 1: GV nêu yêu cầu bài báo cáo về nội dung, hình thức, giới hạn câu chữ,…
- Bước 2:
+ HS tự viết báo cáo cá nhân về đặc điểm dân cư Ôx trây-li-a.
+ Thời gian thực hiện: 10 phút
- Bước 3: HS nộp sản phẩm cho GV.

C. Hoạt động luyện tập (7 phút)


1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức, đánh giá các hoạt động.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học

Trang 134
- Nhận xét sản phẩm cá nhân, đánh giá bài báo cáo.
3. Phương tiện: Báo cáo của HS.
4. Tiến trình hoạt động:
- Bước 1: GV tổng hợp kiến thức, chấm điểm 1 vài bài, nhận xét mẫu cho HS.
Gợi ý nội dung báo cáo.
1. Số dân và quá trình phát triển dân số.
a. Số dân: 24, 6 triệu người (2018).
b. Quá trình phát triển dân số.
- Gia tăng dân số chủ yếu dựa vào nhập cư.
- Thành phần dân nhập cư:
+ Trước 1973: người da trắng là chủ yếu.
+ Sau 1973: thêm người châu Á (Nam Á, Bắc Á, Đông Nam Á.
+ Gần đây: 40% dân nhập cư là người châu Á.
2. Sự phân bố dân cư
- Phân bố theo không gian lãnh thổ: rất không đều.
+ Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng ven biển phía Đông, Đông Nam, Tây
Nam.
+ Đại bộ phận lãnh thổ có dân cư thưa thớt.
- Có sự khác nhau về địa bàn cư trú của người bản địa và dân nhập cư.
+ Phía Đông, Đông Nam, Tây Nam là nơi tập trung của dân nhập cư.
- Về cơ cấu chủng tộc và tôn giáo:
+ Chủng tộc chủ yếu là người da trắng gốc Âu (chiếm 95%) người bản địa chỉ chiếm
1%.
+ Tôn giáo đa dạng, nhưng chủ yếu là theo đạo Thiên Chúa (26%) giáo phái Anh
(26%), Cơ Đốc giáo (24%), ngoài ra còn Hồi giáo, Do Thái, Phật giáo.
- Phân bố lao động theo các khu vực kinh tế.
+ Khu vực III (dịch vụ) chiếm tỉ lệ cao nhất: khoảng 70%.
+ Khu vực II chiếm vị trí thứ 2.
+ Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) chiếm tỉ lệ thấp nhất: khoảng 3%.
=>Tỉ trọng lao động trong các khu vực đang có sự thay đổi: tăng tỉ trọng khu vực III,
giảm tỉ trọng khu vực I và II.
3. Chất lượng dân cư
- Trình độ học vấn cao, tỉ lệ phổ cập giáo dục và tốt nghiệp trung học đứng hàng đầu
thế giới.
- Các chuyên gia công nghệ thông tin và tài chính có chất lượng cao.
- Là 1 trong 10 nước hàng đầu thế giới về lao động kĩ thuật cao.
- Nhiều nhà khoa học.

Trang 135
=>Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội của Ô-
xtrây-li-a.
- Bước 2: Học sinh trả lời nhanh các câu hỏi của giáo viên:
1. So sánh đặc điểm diện tích, dân số của quốc gia này với Việt Nam, nhận xét.
2.Vì sao trình độ dân trí của Úc rất cao?

D. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn học tự học (2 phút)


1. Mục tiêu
- Chuẩn bị tư liệu, định hướng nội dung cho bài học tiếp theo.
2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học
- Tự học
3. Phương tiện
- Kiến thức HK2.
4. Tiến trình hoạt động
- GV hướng dẫn HS về nhà ôn tập lại các bài học trong học kì 2, chuẩn bị các câu
hỏi cho tiết ôn tập cuối học kỳ.
V. RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………...

Trang 136

You might also like