You are on page 1of 10

TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN LỊCH SỬ 12

TỔ LỊCH SỬ NĂM HỌC 2023-2024

A. KIẾN THỨC:
I. Giới hạn: Từ Bài 1 đến Bài 10.
II. Nội dung ôn tập kiểm tra dựa theo hướng dẫn Ma trận- Bảng đặc tả kĩ thuật đề kiểm tra giữa học kì I
của Bộ GD &ĐT
Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1949)
- Nêu được hoàn cảnh, thành phần tham dự, những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) và
thỏa thuận của ba cường quốc.
- Nêu được sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.
- Hiểu được ý nghĩa những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
- Hiểu được vai trò, mục đích, nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
- Phân tích được tác động từ những quyết định của HN I-an-ta và những thỏa thuận của 3 cường quốc đối
với tình hình thế giới từ sau năm 1945.
- Liên hệ việc vận dụng nguyên tắc của LHQ trong việc giải quyết vấn đề hòa bình, an ninh thế giới; bảo
vệ chủ quyền biên giới, biển và hải đảo ở nước ta hiện nay.
- Rút ra được những đóng góp của LHQ từ khi thành lập đến nay.
Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 -1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)
- Nêu được những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945-1950) và xây dựng CNXH ở
Liên Xô (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 (XX).
Nêu được những nét chính về các mặt: kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại, vị trí của Liên bang Nga
(1991 - 2000) trên trường quốc tế.
- Phân tích được nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Rút ra được ý nghĩa những thành tựu của ND Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ
1950 đến nửa đầu những năm 70).
Bài 3. Các nước Đông Bắc Á.
- Biết được những nét chung về các nước khu vực Đông Bắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; nội dung đường lối cải cách và
thành tựu chính từ sau năm 1978.
- Phân tích được những biến đổi về chính trị, kinh tế-xã hội của KV Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới
thứ hai.
- Đánh giá được ý nghĩa những thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc.
- Rút ra được bài học cho Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước.
Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
- Trình bày được quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới
thứ hai; các giai đoạn chính của cách mạng Lào (1945 - 1975) và Cam-pu-chia (1945 - 1993);
- Nêu được những thành tựu và khó khăn khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, hướng
ngoại của nhóm các nước sáng lập ASEAN.
- Trình bày được sự thành lập, mục tiêu và quá trình phát triển, số lượng các nước thành viên của tổ chức
ASEAN.
- Nêu được những sự kiện chính về quá trình đấu tranh giành độc lập và thành tựu trong công cuộc xây dựng
đất nước ở Ấn Độ từ sau năm 1945.
- Lập (được) bảng thống kê sự kiện các nước giành độc lập.
- Hiểu được ý nghĩa những mốc chính trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
- Khái quát được những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phân tích được đặc điểm các giai đoạn phát triển của tổ chức ASEAN.
- Rút ra được bài học từ những thành tựu phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á cho Việt Nam trong
công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Liên hệ được về mối quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN.
Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh.
- Trình bày được sự kiện chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mĩ La-tinh.
- Hiểu được ý nghĩa những thắng lợi lớn trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi và Mĩ
Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Rút ra được ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- So sánh được đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh.
Bài 6. Nước Mĩ.
- Nêu được tình kinh tế, khoa học – kĩ thuật và chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1945 - 1973; 1973
- 1991; 1991 – nay
- Hiểu được chính sách của Mĩ và những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ.
Bài 7. Tây Âu.
- Nêu được các vấn đề chủ yếu về sự phát triển kinh tế, khoa học - kĩ thuật và chính sách đối ngoại Tây
Âu qua các giai đoạn 1945 - 1950, 1950 - 1973, 1973 - 1991, 1991 - nay.
- Biết được quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
- Hiểu được nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Tây Âu.
Bài 8. Nhật Bản.
- Nêu được các vấn đề chủ yếu: Sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật; Chính sách đối ngoại của
Nhật Bản qua các thời kì 1945 – 1952, 1952 – 1973, 1973 – 1991, 1991 – 2000
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản.
- Khái quát được đặc điểm về kinh tế, chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu, Nhật bản trong từng giai
đoạn phát triển.
- So sánh nguyên nhân phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật
của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
- Nhận xét được điểm tương đồng về vai trò, vị trí kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
- Rút ra được điểm tương đồng và đánh giá sự thay đổi trong
chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu qua các thời kì.
Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh.
- Trình bày được mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của “chiến tranh lạnh”: Nội dung cơ bản của Học
thuyết Tru-man; Sự hình thành khối quân sự NATO và tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va.
- Trình bày được những sự kiện biểu hiện xu thế hoà hoãn tiến tới chấm dứt “chiến tranh lạnh”
- Trình bày được sự kiện Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- Giải thích được hậu quả của việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ
chức Hiệp ước Vácsava.
- Hiểu (giải thích) được nguyên nhân Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- Hiểu được nguyên nhân Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai và
nguyên nhân hai cường quốc tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
- Phân tích được đặc điểm của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến năm 1991: là thời kì căng thẳng giữa hai
phe, hai khối, đứng đầu là Mĩ và Liên Xô.
- Phân tích đặc điểm trong quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay là: hoà hoãn, đa cực, lấy phát triển kinh
tế làm trọng điểm, xung đột khu vực.
Bài 10. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau TK XX.
- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của cách mạng khoa học – công nghệ.
- Nêu được bản chất và những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
- Hiểu được đặc điểm của nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
- Phân tích được tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cách mạng khoa học – kĩ thuật.
- Phân tích được mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.
- Liên hệ, vận dụng được toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc.

B. MA TRẬN:
TT Nội dung kiến thức Đơn vị kiến thức Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận Thông Vận dụng Vận dụng
biết hiểu cao

1 Sự hình thành trật Bài 1. Sự hình thành


tự thế giới mới sau trật tự thế giới mới sau 2 2 1* 1**
Chiến tranh thế Chiến tranh thế giới thứ
giới thứ hai (1945 - hai (1945 - 1949)
1949)

2 Liên Xô và các Bài 2. Liên Xô và các


nước Đông Âu nước Đông Âu (1945 2 1* 1**
(1945 - 1991). - 1991). Liên bang
Liên bang Nga Nga (1991 - 2000)
(1991-2000)
3 Bài 3. Các nước Đông
Các nước Á, Bắc Á. 2 1* 1**
Phi và Mĩ
Latinh (1945 -
2000) Bài 4. Các nước Đông 2 1 1* 1**
Nam Á và Ấn Độ.
Bài 5. Các nước châu 1 2 1**
Phi và Mĩ Latinh.

4 Mĩ, Tây Âu, Bài 6. Nước Mĩ. 1 2 1* 1**


Nhật Bản (1945 -
2000)
Bài 7. Tây Âu 2 1
Bài 8. Nhật Bản. 1 1
1*
5 Quan hệ quốc tế Bài 9. Quan hệ quốc tế
(1945 - 2000) trong và sau thời kì 2 2 1* 1**
Chiến tranh lạnh
6 Cách mạng khoa Bài 10: Cách mạng
khoa học – công nghệ 1 1 1*
học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa
và xu thế toàn nửa sau thế kỉ XX
cầu hóa
1 TỔNG (câu) 16 12 1 1
6
Số điểm 4 3 2 1

ĐỀ THAM KHẢO:
ĐỀ 1

Câu 1: Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc.
Câu 2: Hiến chương Liên hợp quốc nêu rõ mục đích của tổ chức này là gì?
A. Thúc đẩy quan hệ thương mại tự do.
B. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
C. Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
D. Giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Câu 3: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đánh dấu trật tự thế giới mới sắp được hình thành.
B. Góp phần hình thành nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới.
C. Giải quyết được mâu thuẫn của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh.
D. Tạo điều kiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 4: Trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc thì cơ quan nào giữ vai trò trọng yếu trong việc duy
trì hòa bình và an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng.
B. Toà án quốc tế.
C. Hội đồng Bảo an.
D. Hội đồng quản thác.
Câu 5: Năm 1949, Liên Xô đạt thành tựu nổi bật nào dưới đây?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.
C. Thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
D. Phóng thành công tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất.
Câu 6: Một mặt khác trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ 1991 đến 2000 là
A. đối đầu với các nước phương Tây.
B. coi trọng quan hệ với các nước châu Á.
C. liên minh chặt chẽ với Mĩ để nhận viện trợ kinh tế.
D. khôi phục và phát triển quan hệ với các nước Châu Á.
Câu 7: Biến đổi nào không thuộc khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (10/1949).
B. Hình thành hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
C. Trung Quốc thu hồi Hồng Công và Ma Cao.
D. Các nước giành được độc lập từ thực dân phương Tây.
Câu 8: Trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (từ năm 1978) lấy nội dung nào làm
trung tâm?
A. Phát triển kinh tế. C. Xây dựng kinh tế thị trường.
B. Xây dựng hệ thống chính trị. D. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 9: Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh, những nước nào ở Đông Nam Á đứng lên đấu tranh và
đã giành độc lập?
A. Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào. C. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào.
B. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Cam-pu-chia. D. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi líp pin.
Câu 10: Theo “phương án Maobáttơn” của thực dân Anh, chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở
nào?
A. Theo vị trí địa lí. B. Theo ý đồ của thực dân Anh.
C. Theo nguyện của nhân dân Ấn Độ. D. Tôn giáo: Ấn Độ và Hồi Giáo.
Câu 11: Hiệp ước Bali (2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN vì đã xác định được điều gì?
A. Nhiệm vụ cơ bản của các nước ASEAN.
B. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.
C. Những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
D. Vai trò và vị trí của tổ chức ASEAN.
Câu 12: Thắng lợi nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ
bản bị tan rã?
A. Năm 1960, có 17 nước được trao trả độc lập.
B. Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdăm bich và Angola.
C. Thắng lợi của nhân dân Dimbabuê và Namibia.
D. Năm 1993, chủ nghĩa Apacthai bị xóa bỏ ở Nam Phi.
Câu 13: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng nằm trong phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc?
A. Đem lại nền độc lập tự do cho nhân dân Nam Phi.
B. Là một thắng lợi to lớn của loài người tiến bộ.
C. Đánh đổ một hình thái áp bức kiểu thực dân.
D. Là một thắng lợi quan trọng của người da màu.
Câu 14: Kết quả của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế
giới thứ hai là gì?
A. Thành lập các chính phủ liên hiệp bao gồm cả Mĩ và người bản xứ.
B. Hoàn thành cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị chủ nghĩa thực dân cũ.
C. Xóa bỏ chính quyền độc tài thân Mĩ, thiết lập chính phủ dân tộc dân chủ.
D. Thiết lập các chính phủ mới, thi hành chính sách đối ngoại thân Mĩ.
Câu 15: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ
hai là gì?
A. Nền kinh tế - tài chính phát triển về mọi mặt.
B. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới.
C. Bị kinh tế Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
D. Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng.
Câu 16: Đặc điểm nổi bật về chính sách đối ngoại của Mĩ qua các đời tổng thống từ năm 1945 đến năm
2000 là gì?
A. Hình thức khác nhau nhưng cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới.
B. Tiến hành chạy đua vũ trang và chống lại các nước XHCN.
C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và khống chế các nước đồng minh.
D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Câu 17: Những thành tựu của cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác dụng như thế nào đối với nước Mĩ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Giúp cho nền kinh tế luôn ổn định.
B. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.
C. Góp phần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.
D. Quốc gia mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ.
Câu 18: Năm 1957, sáu nước Tây Âu kí Hiệp ước Rôma thành lập tổ chức nào sau đây?
A. “Cộng đồng than - thép châu Âu”.
B. “Liên minh châu Âu”.
C. “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu”.
D. “Cộng đồng châu Âu”.
Câu 19: Từ năm 1950 đến năm 1973, trong chính sách đối ngoại của mình nhiều nước tư bản Tây Âu
một mặt vẫn liên minh với Mĩ, mặt khác có sự thay đổi như thế nào?
A. Tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào Mĩ.
B. Đẩy mạnh quan hệ với Liên xô và các nước khác.
C. Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
D. Cố gắng vươn lên làm bá chủ thế giới.
Câu 20: Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh của nền kinh tế
Tây Âu trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1973?
A. Áp dụng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
B. Chi phí cho quốc phòng thấp.
C. Vai trò quản lí của nhà nước.
D. Nhờ nguồn viện trợ của Mĩ.
Câu 21: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường số một thế giới trong
lĩnh vực nào?
A. Tài chính. B. Quân sự. C. Chính trị. D. Giáo dục.
Câu 22: Nguyên nhân nào để Nhật Bản có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho phát triển kinh tế sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Đặt dưới sự bảo hộ hạt nhân của Mĩ nên không lo chi phí quốc phòng.
B. Nhật đã có sẵn các cơ sở công nghiệp, mạng lưới giáo dục, y tế…
C. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung vốn cho kinh tế.
D. Được Mĩ tài trợ các lĩnh vực khác nên tập trung vốn cho phát triển kinh tế.
Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và các nước Tây Âu thành lập khối quân sự NATO (4/1949)
nhằm
A. đàn áp phong trào cách mạng ở Châu Âu.
B. giúp đỡ các nước Tây Âu xây dựng hệ thống phòng thủ.
C. chuẩn bị một cuộc chiến tranh thế giới.
D. chống Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu.
Câu 24: Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử nào dưới đây?
A. Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh”.
B. Mĩ và Liên Xô kí kết Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.
C. Mĩ và Liên Xô kí kết văn kiện hợp tác về kinh tế và văn hoá.
D. Mĩ và Liên Xô kí kết hợp tác về khoa học kĩ thuật và vũ trụ.
Câu 25: Nguyên nhân nào để Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chấm dứt chiến tranh lạnh?
A. Chạy đua vũ trang làm suy giảm vị thế của cả hai quốc gia.
B. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến này.
C. Liên Hợp Quốc yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.
D. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc Chiến tranh lạnh.
Câu 26: Sự ra đời của khối NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava dẫn đến hệ quả gì trong quan hệ quốc
tế?
A. Đánh dấu sự phát triển của hai cường quốc Xô - Mĩ về quân sự.
B. Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc Xô - Mĩ.
C. Mở màn cho sự ra đời của các tổ chức quân sự trên thế giới.
D. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe.
Câu 27: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A. sự phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
B. sự ra đời của các tổ chức kiên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế.
C. sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti xuyên quốc gia.
D. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.
Câu 28: Vì sao ở giai đoạn thứ hai cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại được gọi là cách mạng
khoa học - công nghệ?
A. Tạo ra nguồn năng lượng mới.
B. Công nghệ sinh học phát triển.
C. Tạo ra nhiều vật liệu mới.
D. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi.
Tự luận:
Câu 1 (2 điểm). Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2 (1 điểm). Liên hệ thực tiễn, em hãy cho biết xu thế toàn cầu hóa hiện nay tạo ra những cơ hội và
thách thức gì đối với các dân tộc

ĐỀ 2

I.Phần trắc nghiệm


Câu 1: Theo thoả thuận của Hội nghị Ianta quốc gia nào sao đây giữa vị thế trung lập?
A. Anh. B. Thuỵ Sỹ. C. Áo. D. Trung Quốc.
Câu 2: “Duy trì hòa bình và an ninh thế giới” là mục đích hoạt động của tổ chức nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. B. Hiệp ước Đông Nam Á.
C. Liên minh châu Âu. D. Liên hợp quốc.
Câu 3: Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Đánh dấu trật tự thế giới mới được hình thành.
B. Góp phần hình thành nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới.
C. Giải quyết được mâu thuẫn của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ và Anh.
D. Tạo điều kiện giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc.
C. Hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
D. Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Câu 5: Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đi đầu trong lĩnh vực nào sau đây?
A. Công nghiệp nhẹ. B. Công nghiệp nặng.
C. Công nghiệp vũ trụ. D. Sản xuất nông nghiệp.
Câu 6: Về chính trị, Liên bang Nga từ 1991 đến 2000 phải đối mặt với khó khăn nào dưới đây?
A. Mâu thuẫn tôn giáo.
B. Bất bình đẳng giới.
C. Chủ nghĩa Apacthai.
D. Chủ nghĩa ly khai.
Câu 7: Ý nào sau đây là đặc điểm chung về chuyển biến kinh tế của các nước Đông Bắc Á sau Chiến
tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Đều thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B. Đạt nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế.
C. Đều trở thành những con rồng kinh tế của châu Á.
D. Đều bị các nước thực dân phương Tây nô dịch.
Câu 8: Trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc (từ năm 1978) lấy nội dung nào làm
trung tâm?
A. Phát triển kinh tế.
B. Xây dựng hệ thống chính trị.
C. Xây dựng kinh tế thị trường.
D. Đổi mới về tư tưởng.
Câu 9: Theo “phương án Maobáttơn” của thực dân Anh, chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở nào?
A. Theo vị trí địa lí. B. Theo ý đồ của thực dân Anh.
C. Theo nguyện của nhân dân Ấn Độ. D. Tôn giáo: Ấn Độ và Hồi Giáo.
Câu 10: Hiệp ước Bali (2/1976) đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN vì đã xác định được điều gì?
A. Nhiệm vụ cơ bản của các nước ASEAN.
B. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN.
C. Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
D. Vai trò của tổ chức ASEAN.
Câu 11: Sự kiện nào đánh dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Lào kết thúc thắng
lợi?
A. Kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7-1954).
B. Kí kết Hiệp định Viêng Chăn (2-1973).
C. Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập (12-1975).
D. Đảng Nhân dân cách mạng Lào thành lập (3-1955).
Câu 12: Trong những sự kiện sau đây sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc và hoạt động có hiệu quả của
tổ chức ASEAN?
A. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1989.
B. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.
C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.
D. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức năm 1999.
Câu 13: Đối tượng chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân Nam Phi là
A. chủ nghĩa thực dân cũ. B. chủ nghĩa thực dân mới.
C. chủ nghĩa Apacthai. D. chủ nghĩa đế quốc.
Câu 14: Tại sao cách mạng Cu Ba được xem là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La
tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thắng lợi của cách mạng Cu Ba thúc đẩy phong trào chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ latinh.
B. Là nước đầu tiên ở Mĩ latinh đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
C. Là nước lớn nhất ở Mĩ la tinh giành thắng lợi trong phong trào chống chế độ độc tài thân Mĩ
D. Là dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
Câu 15: Vì sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi’’?
A. Nhiều nước Bắc Phi, Nam Phi giành độc lập.
B. Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi tan rã.
C. 17 nước châu Phi giành được độc lập.
D. Chủ nghĩa Apacthai bị xóa bỏ ở Nam Phi
Câu 16: Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Mĩ hợp tác và giúp đỡ với tất cả các nước trên thế giới.
B. Mĩ triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng làm bá chủ thế giới.
C. Mĩ bắt tay với Liên Xô để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
D. Mĩ lôi kéo các nước đồng minh để chống lại Liên Xô và các nước Đông Âu.
Câu 17: Ý nào không phải là nội dung của chiến lược “Cam kết và mở rộng” Mĩ thực hiện trong thập
kỉ 90 thế kỉ XX ?
A. Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.
B. Khôi phục và phát triển sức mạnh nền kinh tế Mĩ.
C. Đảm bảo an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh.
D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp công việc nội bộ các nước.
Câu 18: Đặc điểm nổi bật của tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm đầu sau Chiến tranh thế giới
thứ hai là gì?
A. Kinh tế phát triển về mọi mặt.
B. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới.
C. Bị kinh tế Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt.
D. Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng.
Câu 19: Từ năm 1945 đến năm 1950, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
A. Hòa bình và trung lập. B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Chỉ liên minh trong khu vực. D. Theo hướng đa phương hóa.
Câu 20: Đến thập niên 90 của thế kỷ XX, tổ chức nào sau đây đã trở thành tổ chức liên kết khu vực về
kinh tế - kinh tế lớn nhất hành tinh ?
A. Liên minh châu Phi. B. Liên minh Châu Âu.
C. Tổ chức Liên hợp quốc. D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Câu 21: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân chủ quan thúc đẩy nền kinh tế Tây Âu phát triển?
A. Tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài.
B. Áp dụng những thành tựu KH-KT hiện đại.
C. Sự quản lý và điều tiết có hiệu quả của nhà nước.
D. Sự hợp tác trong cộng đồng châu Âu.
Câu 22: Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên trở thành siêu cường số một thế giới về
lĩnh vực nào sau đây?
A. Tài chính. B. Quân sự. C. Chính trị. D. Giáo dục.
Câu 23: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh
thế giới thứ hai?
A.Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước.
B. Chi phí cho quốc phòng thấp nên có điều kiện tập trung cho kinh tế.
C. Nhanh chóng áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
D. Con người được coi là vốn quí nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
Câu 24: Nguyên nhân cơ bản của mâu thuẩn Đông-Tây sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Sự đối đầu giữa hai siêu cường Liên Xô và Mĩ về vũ khí hạt nhân.
B. Do chủ nghĩa xã hội hình thành hệ thống thế giới.
C. Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
D. Do mâu thuẫn Liên Xô và Mĩ sau chiến tranh ngày càng gay gắt.
Câu 25: Sự kiện nào sau đây được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc Chiến
tranh lạnh?
A. Thông điệp của tổng thống Truman đọc tại Quốc hội Mĩ (3/1947).
B. Sự ra đời của kế hoạch Mácsan (6/1947).
C. Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây Dương (4/1949).
D. Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (1/1949).
Câu 26: Sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava
đã dẫn tới tình trạng gì trong quan hệ quốc tế?
A. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới .
B. Sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh.
C. Tình trạng căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ bắt đầu.
D. Chiến tranh lạnh sắp bước vào giai đoạn kết thúc.
Câu 27 : Bản chất của toàn cầu hóa là gì?
A. Sự phát triển nhanh chóng quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.
B. Sự ra đời của các tổ chức kiên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế.
C. Sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti xuyên quốc gia.
D. Sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.
Câu 28: Tại sao giai đoạn thứ hai của cách mạng khoa học - kĩ thuật được gọi là cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ.
A. Do khoa học công nghệ được chú trọng đầu tư phát minh.
B. Do có nhiều phát minh sáng chế trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
C. Cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Tự luận:
Câu 1 (2 điểm). Phân tích mặt tích cực và mặt tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Câu 2 (1 điểm). Vận dụng kiến thức đã học về các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945-2000), em hãy rút
ra ý nghĩa lịch sử của phong trào giải phóng dân tộc trên thế gtộc.

You might also like