You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Nhập môn nghiên cứu Nhật Bản

1. Mã học phần:
2. Số tín chỉ: 2
3. Học phần tiên quyết:
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt, tiếng Nhật
5. Giảng viên (họ và tên, chức danh, học vị, đơn vị công tác):
Họ và tên: Phan Hải Linh
Học vị: PGS.TS (Lịch sử)
Đơn vị công tác: Bộ môn Nhật Bản học, Khoa Đông Phương học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Mục tiêu học phần/chuyên đề (kiến thức, kỹ năng, thái độ):
6.1. Kiến thức:
- Sinh viên nhớ được các khái niệm cơ bản về Nhật Bản học, lịch sử hình thành phát triển của
ngành Nhật Bản học, về khu vực học, phương pháp nghiên cứu khu vực, các khái niệm, phương
pháp nghiên cứu và học tập về Nhật Bản.
- Sinh viên hiểu được các vấn đề cơ bản còn tranh luận trong nghiên cứu Nhật Bản, quan điểm
của các nhà nghiên cứu tiêu biểu và tác phẩm của họ.
- Khi hoàn thành môn học, sinh viên bước đầu xác định cho mình lĩnh vực nghiên cứu về Nhật
Bản và phương pháp tiếp cận cần thiết.
6.2. Kỹ năng:
- Sinh viên được rèn luyện các kĩ năng cơ bản như nghiên cứu thực địa, điều tra phỏng vấn,
làm việc theo nhóm, thu thập và phân tích tư liệu về Nhật Bản...
- Sinh viên biết cách xử lí tài liệu, soạn báo cáo, và trình bày quan điểm về một vấn đề.
- Sinh viên bước đầu làm quen với việc tự mình lựa chọn vấn đề nghiên cứu, lập chương trình,
thu thập, phân tích tư liệu về một vấn đề của Nhật Bản.
6.3. Thái độ:
Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên sẽ yêu thích môn học, ngành học hơn, có thái độ tôn
trọng các nhà nghiên cứu, coi trọng bạn học và biết cách chia sẻ thông tin trong học tập và nghiên
cứu, đồng thời có ý thức tôn trọng các nguồn tư liệu, đối tượng điều tra, nghiên cứu.
7. Chuẩn đầu ra của học phần (kỹ năng, thái độ)
7.1. Kỹ năng
- Kỹ năng sưu tầm, đọc hiểu và phân tích, tổng hợp tư liệu
- Kỹ năng viết báo cáo, thuyết trình
- Kỹ năng làm việc nhóm
7.2. Thái độ:
- Thái độ quan tâm đến các vấn đề liên quan đến Nhật Bản
- Thái độ tôn trọng Nhật Bản
- Thái độ tôn trọng và hợp tác với đối tác
8. Phương pháp kiểm tra đánh giá:
- Hoạt động trên lớp (thái độ học, báo cáo trong giờ thảo luận): 25%
- Bài giữa kỳ (tính bằng bài tiểu luận viết trong tuần thứ 9): 25%
- Bài cuối kỳ (thi hoặc tiểu luận): 50%
Bài tiểu luận có độ dài 5-10 trang. Bài thi trong thời gian 2 giờ, dưới hình thức trắc nghiệm
hoặc viết luận.
Bài phát biểu và bài viết được đánh giá căn cứ vào 4 tiêu chí:
1. Xác định nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu rõ ràng
2. Bố cục hợp lý, trình bày rõ ràng, đúng quy cách
3. Có tham khảo các tài liệu do giáo viên hướng dẫn hoặc tài liệu bên ngoài phù hợp
4. Kỹ năng phân tích, tổng hợp tốt, thể hiện tư duy độc lập, sáng tạo
9. Giáo trình bắt buộc (tác giả, tên giáo trình, nhà xuất bản, năm xuất bản):
[1] Ruth Benedict (1946): The chrysanthemum and the sword, Charles E. Tuttle Company
[2] Vũ Minh Giang (2000): Khu vực học với nghiên cứu Phương Đông, Kỉ yếu Hội thảo Đông
Phương học Việt Nam lần thứ Nhất, NXB ĐHQG Hà Nội
[3] Kỉ yếu Hội thảo Quốc tế: Khu vực học: Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên
cứu, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Hà Nội 2006
[4] Morishima Michio : Tại sao Nhật Bản “thành công” kĩ thuật phương Tây và tính cách
Nhật Bản, bản dịch của Đào Anh TuÊn 1991, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
[5] Nakane Chie (1967): Xã hội Nhật Bản, bản dịch của Đào Anh Tuấn 1990, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội
[6] Edwin O. Reischauer (1981): Nhật Bản câu chuyện về một quốc gia, bản dịch của Nguyễn
Bình Giang, Phạm Bích Thu, Bùi Trường Giang, NXB Thống kê
[7] Ezra F. Volgel (1979) Nhật Bản số 1, bản dịch năm 1989, Trung tâm Thông tin Tư liệu
Viện Nghiên cứu Quản lí Trung ương
[8] Lee O Young (1984): Người Nhật Bản với chí hướng thu nhỏ, bàn dịch của Hồ Hoàng Hoa
1998, NXB Chính trị Quốc gia
10. Tóm tắt nội dung học phần (mỗi môn học tóm tắt khoảng 120 từ):
Nghiên cứu Nhật Bản phát triển ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ XX, nhưng trên
thế giới nghiên cứu Nhật Bản đã phát triển mạnh từ sau chiến tranh thế giới thứ II như một bộ phận
của nghiên cứu khu vực, trên cơ sở kế thừa các thành tựu của ngành Nhật Bản học trước đó. Ở
Nhật Bản, nghiên cứu Nhật Bản phát triển theo hai hướng: nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh
vực cụ thể như lịch sử, văn hóa, xã hội... và nghiên cứu Nhật Bản hiện đại (hay được gọi là
Nihonron (Lí luận về Nhật Bản) Nihonjinron (Lí luận về người Nhật) trên cơ sở kết hợp nhiều
chuyên ngành. Ở Việt Nam, đào tạo và nghiên cứu Nhật Bản hiện nay được tiến hành trên cơ sở
liên kết kiến thức và phương pháp của một số nhóm ngành như ngôn ngữ và văn học, lịch sử và
văn hóa, văn hóa và xã hội, chính trị và ngoại giao...
Môn học này trình bày một cách có hệ thống những kiến thức về lịch sử hình thành, phát
triển của ngành Nhật Bản học (XVI-XX) và ngành nghiên cứu Nhật Bản (sau chiến tranh thế giới
thứ II), đồng thời trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về nghiên cứu khu vực nói chung và
ứng dụng trong nghiên cứu Nhật Bản nói riêng. Ngoài ra môn học giới thiệu cho sinh viên những
vấn đề đang được tranh luận trong nghiên cứu Nhật Bản với hy vọng chính các em sẽ là những
người góp tiếng nói trong nghiên cứu Nhật Bản của Việt Nam và thế giới.
11. Nội dung chi tiết học phần/chuyên đề (trình bày các chương, mục, tiểu mục…):
Chương 1: Một số khái niệm
1.1. Khu vực (area) và nghiên cứu khu vực (area studies)
1.1.1. Khu vực
1.1.2. Nghiên cứu khu vực
1.2. Nhật Bản học (Japanology) và nghiên cứu Nhật Bản (Japan studies)
1.2.1. Nhật Bản học
1.2.2. Nghiên cứu Nhật Bản
Chương 2: Khái quát lịch sử nghiên cứu Nhật Bản
2.1. Ghi chép về Nhật Bản đến thế kỉ XIX
2.2. Nghiên cứu Nhật Bản từ đầu thế kỉ XX đến thập niên 1970
2.2.1. Nghiên cứu văn hóa Nhật Bản và người Nhật
2.2.2. Nghiên cứu kinh tế Nhật Bản
2.3. Nghiên cứu Nhật Bản từ thập niên 1980 đến nay
2.4. Nghiên cứu Nhật Bản ở Việt Nam
2.4.1. Thời kì trước năm 1973
2.4.2. Thời kì 1973-1992
2.4.3. Thời kì 1992-2003
2.4.4. Thời kì 2003 trở đi
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
3.1 Xác định vấn đề nghiên cứu
3.1.1. Lựa chọn đề tài nghiên cứu
3.1.2. Chuẩn bị về ngôn ngữ
3.1.3. Chuẩn bị kiến thức thông qua nghiên cứu tư liệu (phân tích, so sánh, tổng hợp)
3.2 Lập kế hoạch nghiên cứu
3.2.1. Kế hoạch cá nhân
3.2.2. Kế hoach nhóm
3.3 Nghiên cứu tại thực địa
3.3.1 Nghiên cứu trường hợp
3.3.2 Nghiên cứu điền dã
3.3.3 Nghiên cứu liên ngành
3.4. Trình bày về vấn đề nghiên cứu
3.4.1 Viết báo cáo
3.4.2 Thuyết trình

You might also like