You are on page 1of 11

* Nêu ngắn gọn hiểu biết về phương pháp….

- Khái niệm: PP…..là gì?

- Đặc điểm, chức năng của PP……. (ưu điểm + nhược điểm)

- Phạm vi ứng dụng

- Các bước tiến hành

* Nêu 1 vấn đề nghiên cứu cụ thể -> Lập kế hoạch nghiên cứu trong đó vận
dụng PP...

YÊU CẦU CHUNG CHO KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:

- Nêu tên đề tài (đối tượng thuộc về KHXH và NV; có tính xác định, không quá
rộng/ quá hẹp)

- Xác định khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục đích nghiên cứu
(mục đích nhận thức và mục đích ứng dụng thực tiễn)

- Xác định phạm vi, phương pháp, nhiệm vụ nghiên cứu

- Chỉ ra các bước vận dụng phương pháp nghiên cứu mà đề bài yêu cầu (theo
slide bài học)

- Viết báo cáo (Nội dung nghiên cứu của đề tài)

- Kết luận và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo (phát triển tiếp đề tài hoặc mở
rộng phạm vi nghiên cứu)

1. PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết:


Đề tài 1: Tư tưởng Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
1. Khách thể nghiên cứu: “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)
2. Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Phật giáo trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du
3. Mục đích nghiên cứu:
- Phân tích, chứng minh, lí giải tư tưởng Phật giáo trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du để thấy được giá trị văn hóa đặc sắc trong một kiệt tác văn
học của dân tộc.
- Đóng góp một hướng tiếp cận mới vào lịch sử nghiên cứu về “Truyện
Kiều” nói riêng, về sáng tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu: tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tập hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về “Truyện
Kiều” nói chung, về tư tưởng Phật giáo trong “Truyện Kiều” nói chung,
để thấy được tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá những biểu hiện của tư tưởng Phật giáo trong “Truyện
Kiều”, về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật; lí giải nguyên
nhân hình thành tư tưởng đó
- Khẳng định giá trị đặc sắc của “Truyện Kiều” từ hướng tiếp cận văn hóa,
tư tưởng và tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du
6. Phương pháp nghiên cứu:
- PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
- PP phân tích tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hóa
- PP phân tích tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
- PP nghiên cứu liên ngành (văn học- văn hóa- triết học – lịch sử)
 Vận dụng PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết -> trình bày tổng quan
về vấn đề nghiên cứu
- Bước 1: Tìm kiếm, tập hợp, phân loại các tài liệu nghiên cứu về Nguyễn
Du và “Truyện Kiều” nói chung -> sắp xếp chúng và hệ thống hóa thành
các khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về “Truyện Kiều”
+ Khuynh hướng nghiên cứu Xã hội học (phản ánh luận và chủ nghĩa hiện thực:
Nội dung xã hội “Truyện Kiều” (Trần Đức Thảo), Nguyễn Du và quyền sống
con người (Hoài Thanh), Truyện Kiều” và thời đại Nguyễn Du (Trương Tửu),
“Truyện Kiều” và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du (Lê Đình Kỵ)
+ Khuynh hướng nghiên cứu Phong cách học: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du
trong “Truyện Kiều” (Phan Ngọc)
+ Khuynh hướng nghiên cứu Thi pháp học: Thi pháp Truyện Kiều (Trần Đình
Sử)
+ Nghiên cứu từ góc nhìn văn hóa: Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn
văn hóa (Trần Nho Thìn), Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa (Lê
Nguyên Cẩn)
- Bước 2: Tập hợp, sắp xếp các tài liệu nghiên cứu về ảnh hưởng của tư
tưởng/ triết lý Phật giáo trong “Truyện Kiều” -> phân loại thành các quan
điểm khác nhau (sắp xếp theo tiến trình thời gian)
+ Phạm Quỳnh – Truyện Kiều (1919)
+ Trần Trọng Kim - Lý thuyết Phật học trong Truyện Kiều (1926)
+ Đào Duy Anh - Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943)
+ Thích Thiên Ân (Đoàn Văn An) - Giá trị triết học tôn giáo trong Truyện Kiều
(1966)
+ Nhất Hạnh - Thả một bè lau (2000)
+ Nguyễn Thạch Giang – Truyện Kiều dưới cái nhìn Nho gia – Thiền gia (2005)
+ Huyền Ý – Truyện Kiều qua cái nhìn người học Phật (2008)
• Viết Báo cáo:
 Mở đầu: giới thuyết về Lý do chọn đề tài, Đối tượng nghiên cứu, Mục
đích nghiên cứu, Phạm vi và Phương pháp nghiên cứu, Lịch sử nghiên
cứu, Cấu trúc
 Nội dung (các chương):
- Tư tưởng Phật giáo biểu hiện về phương diện nội dung
- Tư tưởng Phật giáo biểu hiện về phương diện nghệ thuật
 Kết luận
• Tài liệu tham khảo

Đề tài 2: Ngoại giao Việt Nam thời Nguyễn độc lập (1802-1884).
B1: Xác định đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động ngoại giao giữa triều đình nhà
Nguyễn với các quốc gia láng giềng và phương Tây trong thời kỳ độc lập
(1802-1884).
- Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu chính sách ngoại giao thời nhà Nguyễn từ
đó hình thành tri thức, hiểu biết về lịch sử, văn hóa đối ngoại của dân tộc
một thời kì; hình thành ý thức trân trọng, bảo tồn lịch sử dân tộc; rút ra
những bài học thực tiễn cho chính sách ngoại giao giữa Việt Nam với các
nước hiện nay.
B2: Xác định phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nhiệm vụ
nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: thời nhà Nguyễn độc lập (1802-1884).
- Phương pháp nghiên cứu: PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, PP lịch
sử, PP nghiên cứu tư liệu, PP phân tích, tổng hợp, PP so sánh,…
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tập hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về triều Nguyễn
nói chung, về triều Nguyễn thời kì độc lập (1802-1884) nói riêng; đặc biệt là
các tài liệu tập trung vào chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn độc lập với
các quốc gia khác.
+ Trình bày chính sách ngoại giao của triều Nguyễn thời kì độc lập với các
quốc gia láng giềng và với các nước Âu – Mĩ trên các phương diện ngoại
giao chính trị, quân sự, kinh tế, thương mại, văn hóa,…, đồng thời phân tích,
lý giải, nhận xét, đánh giá về các chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn thời
kì đó.
+ Đưa ra một số đề xuất về bài học ngoại giao của Việt Nam hiện nay với các
nước trên thế giới dựa trên kinh nghiệm lịch sử ngoại giao của thời nhà
Nguyễn độc lập.
B3: Trình bày lịch sử vấn đề nghiên cứu – sử dụng PP phân loại và hệ thống
hóa lý thuyết để trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu (từ phạm vi rộng đến
phạm vi hẹp)
- Đọc các sách chuyên luận, giáo trình, chuyên khảo, bài tạp chí khoa học,
Luận văn, Luận án,…, phân loại và xếp vào hệ thống các tài liệu nghiên
cứu về thời nhà Nguyễn nói chung (1802-1945).
- Đọc, phân loại, xếp vào hệ thống các tài liệu nghiên cứu về thời nhà
Nguyễn độc lập (1802-1884).
- Đọc, phân loại, xếp vào hệ thống các tài liệu nghiên cứu về chính sách
ngoại giao của nhà Nguyễn thời kì 1802-1884 với các nước láng giềng:
Trung Quốc, Xiêm La (Thái Lan), Chân Lạp (Cam-pu-chia), Ai Lao
(Lào), phương Tây (Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hoa Kì) trong đó phân loại
tiếp những tài liệu nói về các lĩnh vực ngoại giao: chính trị (chính sách
sắc phong), quân sự, kinh tế (chính sách triều cống), thương mại, văn hóa
(ngôn ngữ, văn học, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng,…)
 Nhận xét tình hình nghiên cứu về đối tượng của đề tài: thấy được một
cách khái quát vấn đề mình đang quan tâm đã được những người đi trước
tìm hiểu như thế nào, mức độ tới đâu, những thành tựu đã đạt được,
những nội dung nào còn chưa khám phá -> đề xuất hướng tiếp cận, nghiên
cứu đối tượng mới của cá nhân.
B4: Viết báo cáo trình bày, phân tích chính sách ngoại giao thời Nguyễn độc
lập theo các tài liệu đã được phân loại và hệ thống hóa, ví dụ như:
- Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước láng giềng: Trung
Quốc, Xiêm La (Thái Lan), Chân Lạp (Cam-pu-chia), Ai Lao (Lào)
- Chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn với các nước phương Tây: Pháp,
Anh, Tây Ban Nha, Hoa Kì
Trong quá trình viết báo cáo, người viết vừa trình bày những thông tin thu thập
được từ các tài liệu có liên quan như công trình Sử học, Văn hóa học, Dân tộc
học,…, vừa phân tích, đánh giá chính sách ngoại giao của triều Nguyễn giai
đoạn độc lập, từ đó liên hệ, rút ra bài học thực tiễn cho đường lối ngoại giao của
Việt Nam với các nước trên thế giới hiện nay.
B5: Viết Kết luận (Tổng kết kết quả nghiên cứu) và gợi mở hướng nghiên cứu
tiếp theo (Ví dụ như ngoại giao của triều Nguyễn thời kì 1884-1945).

2. PP lịch sử:
VD1: Lịch sử áo dài Việt Nam

VD2: Lịch sử tiếp nhận sáng tác của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam
B1: Xác định đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng
- Đối tượng nghiên cứu: tình hình tiếp nhận sáng tác của Vũ Trọng Phụng ở
Việt Nam
- Mục đích nghiên cứu: thông qua việc tìm hiểu tình hình tiếp nhận sáng tác
của Vũ Trọng Phụng ở Việt Nam, đề tài sẽ lý giải nguyên nhân hình thành
nên những quan điểm, khuynh hướng khác nhau trong tiếp nhận sáng tác
của nhà văn này, từ đó thấy được mối quan hệ biện chứng giữa nhà văn –
tác phẩm – bạn đọc cũng như các yếu tố tác động đến tiếp nhận văn học
nói chung.
B2: Xác định phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên
cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: tình hình tiếp nhận sáng tác Vũ Trọng
Phụng ở Việt Nam
+ Phạm vi về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu tiếp nhận sáng tác của Vũ
Trọng Phụng từ những năm 30 của thế kỷ XX (khi tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng ra đời) cho đến nay.
- Phương pháp nghiên cứu: PP lịch sử, PP phân loại và hệ thống hóa lý
thuyết, PP nghiên cứu tư liệu, PP phân tích, tổng hợp, PP so sánh,…
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Tập hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu, phê bình về sáng
tác của Vũ Trọng Phụng từ năm 1930 đến nay, theo các giai đoạn lịch sử
khác nhau.
+ Trình bày tình hình tiếp nhận sáng tác của Vũ Trọng Phụng từ năm 1930
đến nay, theo các giai đoạn lịch sử khác nhau trong đó phân tích, lý giải,
nhận xét, đánh giá các yếu tố dẫn đến các quan điểm và khuynh hướng tiếp
nhận khác nhau về sáng tác của Vũ Trong Phụng.
- B3: Lịch sử nghiên cứu vấn đề (PP phân loại và hệ thống hóa lý thuyết)
- Các công trình nghiên cứu về nhà văn Vũ Trọng Phụng
- Các công trình nghiên cứu về các sáng tác của Vũ Trọng Phụng
- Các khuynh hướng nghiên cứu khác nhau về sáng tác của Vũ Trọng
Phụng
B4: Nội dung nghiên cứu – sử dụng PP lịch sử (PP lịch đại kết hợp với PP phân
kì):
- Tình hình tiếp nhận sáng tác của Vũ Trọng Phụng trước năm 1945
- Tình hình tiếp nhận sáng tác của Vũ Trọng Phụng từ 1945 đến 1975 (ở
miền Bắc và miền Nam)
- Tình hình tiếp nhận sáng tác của Vũ Trọng Phụng sau năm 1975 đến nay
Ở bước này, người viết vừa trình bày, vừa phân tích, đánh giá, nêu ý kiến cá
nhân về tình hình tiếp nhận sáng tác của Vũ Trọng Phụng qua các thời kì lịch
sử, nhận xét và lý giải sự vận động, biến đổi trong tiếp nhận sáng tác của nhà
văn này từ nhiều góc độ khác nhau (như từ đối tượng tiếp nhận: sáng tác của
Vũ Trọng Phụng mang cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực; từ đặc điểm của chủ
thể sáng tác: nhà văn Vũ Trọng Phụng có thế giới quan, nhân sinh quan khá
phức tạp; từ chủ thể tiếp nhận: người đọc ở các hoàn cảnh chính trị, lịch sử,
xã hội khác nhau, từ trình độ văn hóa khác nhau, thị hiếu thẩm mĩ khác nhau,
…)
B5: Kết luận -> Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo

3. PP quan sát và phỏng vấn:


VD1: Ứng xử của cộng đồng với trẻ em ăn xin ở khu vực hồ Hoàn Kiếm (Hà
Nội)/
VD 2: Những biến đổi văn hóa của lễ hội Gióng (Sóc Sơn – Hà Nội) hiện nay
B1: Xác định khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, mục đích
nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: biến đổi văn hóa trong lễ hội truyền thống
- Đối tượng nghiên cứu: những biến đổi văn hóa của lễ hội Gióng (Sóc Sơn
– Hà Nội)
- Mục đích nghiên cứu: đề tài nghiên cứu hướng đến mục đích tìm hiểu về
thực trạng tổ chức lễ hội Gióng hiện nay trong sự đối sánh với lễ hội
Gióng gốc, từ đó đánh giá những điểm tích cực và hạn chế của lễ hội,
đồng thời đề xuất giải pháp cho những vấn đề tồn tại trong lễ hội Gióng
hiện nay.
B2: Xác định phạm vi, phương pháp, nhiệm vụ nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi đối tượng: hoạt động tổ chức lễ và hội của hội Gióng
+ Phạm vi không gian: huyện Sóc Sơn, Hà Nội
+ Phạm vi thời gian: năm 2024 (chính hội – ngày 6 tháng 1 âm lịch)
- Phương pháp nghiên cứu: PP nghiên cứu tài liệu, PP lịch sử, PP quan sát,
PP phỏng vấn, PP phân tích, tổng hợp tài liệu, PP so sánh đối chiếu,…
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
- + Đọc, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu về lễ hội Gióng
(Sóc Sơn – Hà Nội) cổ truyền.
+ Điền dã văn hóa, vận dụng phương pháp quan sát (phỏng vấn) để tìm hiểu
lễ hội Gióng hiện nay.
+ Viết báo cáo kết quả điền dã, trong đó vừa trình bày kết quả, vừa phân tích,
so sánh, đối chiếu lễ hội Gióng cổ truyền và hiện nay, chỉ ra và lý giải sự vận
động, biến đổi của lễ hội Gióng từ xưa đến nay.
+ Đề xuất giải pháp cho những vấn đề tồn tại trong lễ hội Gióng hiện nay nói
riêng, cho lễ hội truyền thống ở Việt Nam nói chung
B3: Điền dã văn hóa – vận dụng phương pháp quan sát (hoặc PP phỏng
vấn)
a. PP quan sát:
a1: Xác định đối tượng quan sát và mục đích quan sát
- Đối tượng quan sát: quan sát tiến trình và các hoạt động trong lễ hội
Gióng (gồm cả phần lễ và phần hội), cả hoạt động của người tổ chức,
trình diễn và người tham gia lễ hội.
- Mục đích quan sát: ghi chép thông tin về lễ hội Gióng hiện nay để so sánh
với lễ hội Gióng xưa
a2: Xác định nội dung quan sát, phương pháp quan sát
- Nội dung quan sát: quan sát thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động của người
tổ chức, người trình diễn và người tham gia lễ hội Gióng.
- Phương pháp quan sát: quan sát trực tiếp; quan sát tham dự; quan sát
bằng thiết bị (sử dụng camera trong điện thoại, máy ghi âm, máy ảnh);
quan sát một nhóm người, nhiều lần,…
a3: Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát
1. Đối tượng quan sát Thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói của:
- Ban tổ chức lễ hội
- Người trình diễn phần lễ và hội
- Người tham gia lễ hội Gióng
2. Địa chỉ Đền Gióng và khu vực xung quanh đền
3. Ngày giờ quan sát Từ sáng đến chiều ngày chính hội (mùng 6 tháng
giêng)
4. Người quan sát chủ thể nghiên cứu (1 hoặc 1 nhóm sinh viên)
5. Yêu cầu ghi chép, thu - ghi chép lại tiến trình lễ hội; những cử chỉ,
hình cụ thể hành động, lời nói, thái độ của người tổ chức,
trình diễn và tham gia lễ hội;
- dùng điện thoại/ máy ảnh để chụp ảnh, ghi âm
các hoạt động trong lễ hội Gióng

- Câu hỏi bổ sung xác minh, làm rõ hơn một số thông tin có thể chưa được
rõ khi quan sát: (PHẦN NÀY CÓ THỂ ÁP DỤNG LÀM BẢNG HỎI
TRONG PP PHỎNG VẤN)
 Câu hỏi dành cho Ban tổ chức lễ hội Gióng:
+ Thành phần Ban tổ chức lễ hội Gióng hiện nay là ai? (chính quyền địa
phương hay người dân? Hay kết hợp các thành phần?)
+ Ông/ bà nhận xét gì về công tác tổ chức hội Gióng hiện nay so với lễ hội
gốc? (có điểm gì mới so với tổ chức lễ hội những năm trước không?)
+ Ông/ bà nhận thấy sự tham gia của người dân địa phương và du khách thập
phương đến hội Gióng năm nay như thế nào?
+ Ông/ bà có mong muốn/ đề xuất gì về công tác quản lý và tổ chức lễ hội
Lim nói riêng, lễ hội truyền thống nói chung hiện nay?
 Câu hỏi cho người trình diễn trong lễ hội: (ví dụ như người rước lễ vật/ lễ
tế để cung tiến tại đền Gióng: Giò hoa tre, thần mã (ngựa chiến), voi
chiến, trầu cau, ngà voi, cỏ voi, nữ tướng trẻ và cầu húc

Và người tham gia các trò chơi dân gian như Đi cà kheo, đập niêu,
kéo co, đi cầu thăng bằng, hội thi nấu cơm; đấu vật, thi Cầu
Húc,…)
+ Cô/ Bác/ Anh/ Chị được phân công làm nhiệm vụ gì trong lễ hội?
+ Tiêu chuẩn/ Điều kiện nào để Ban tổ chức lễ hội lựa chọn cô/ bác/ anh/ chị
vào làm nhiệm vụ này?
+ Cô/ Bác/ Anh/ Chị cảm thấy như thế nào khi được làm nhiệm vụ này trong
lễ hội?
+ Hội Gióng cổ truyền có điểm gì khác với hội Gióng hiện nay không?
+ Cô/ Bác/ Anh/ Chị nhận xét và mong muốn gì về ý thức văn hóa của du
khách đến hội Gióng năm nay?
 Câu hỏi dành cho du khách đến hội Gióng:
+ Anh/ chị/ bạn… từ đâu đến hội Gióng?
+ Anh/ chị/ bạn… cảm nhận gì về không khí và các hoạt động trong hội
Gióng năm nay? Theo Anh/ chị/ bạn…, các hoạt động của hội Gióng năm
nay có gì khác với các năm trước hoặc hội Gióng cổ?
+ Anh/ chị/ bạn… thích hoạt động nào nhất trong lễ hội?
+ Hoạt động hoặc hình ảnh nào trong lễ hội năm nay khiến anh/chị/ bạn
không thích nhất?/ thấy phản cảm nhất?
+ Anh/ chị có đề xuất giải pháp gì cho công tác tổ chức, quản lý và biểu diễn
trong lễ hội Gióng hiện nay?
a4: Tiến hành quan sát
- Điều kiện quan sát: tự nhiên
- Ghi chép kết quả quan sát: ghi lại trong sổ tay không khí, tiến trình, hoạt
động của lễ hội, tinh thần, thái độ của các thành phần tham gia lễ hội +
chụp ảnh, quay video một số hình ảnh, hoạt động trong lễ hội Gióng.
- Kiểm tra lại kết quả quan sát
a5: Xử lí kết quả quan sát: Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã
hóa, phân tích để đi đến một nhận định khoa học.
B4: Viết báo cáo (Nội dung đề tài):
- Sự biến đổi lễ hội Gióng xưa và nay về không gian/ địa điểm tổ chức lễ
hội
- Sự biến đổi lễ hội Gióng xưa và nay về Ban quản lý và tổ chức lễ hội
- Sự biến đổi lễ hội Gióng xưa và nay về người trình diễn và người tham
gia lễ hội
- Sự biến đổi lễ hội Gióng xưa và nay về tiến trình và các hoạt động của
phần Lễ
- Sự biến đổi lễ hội Gióng xưa và nay về các hoạt động của phần Hội
B5: Kết luận và đề xuất giải pháp
 Các bước thực hiện quan sát tham dự (xem slide bài học – 9 bước)
 Bước 1: Quyết định mục tiêu của cuộc nghiên cứu
Mục tiêu: quan sát thực trạng lễ hội Gióng hiện nay để so sánh với lễ hội
Gióng gốc -> đánh giá điểm tích cực và hạn chế của biến đổi văn hóa
 Bước 2: Quyết định nhóm đối tượng quan sát
- Quan sát hoạt động của người tổ chức lễ hội
- Quan sát hoạt động của người trình diễn trong lễ hội
- Quan sát hoạt động của người tham gia lễ hội
 Bước 3: Thâm nhập vào nhóm đối tượng khảo sát
Chọn 1 nhóm đối tượng trong 3 nhóm trên để thâm nhập, tìm hiểu sâu hơn
 Bước 4: Quan hệ với các đối tượng được nghiên cứu
 Bước 5: Tiến hành nghiên cứu bằng quan sát và ghi nhận trên thực địa
 Bước 6: Giải quyết những trường hợp có thể gây khó khăn như khi có
va chạm với các đối tượng khảo sát
 Bước 7: Rời khỏi cuộc nghiên cứu
 Bước 8: Phân tích các dữ liệu
 Bước 9: Viết báo cáo trình bày những kết quả thu thập được
4. PP phỏng vấn: phỏng vấn có cấu trúc, phỏng vấn không có cấu trúc,
phỏng vấn sâu

- Xem lại slide các bước thực hiện PP phỏng vấn

- Chú ý ghi rõ các câu hỏi phỏng vấn (dự kiến) dành cho các đối tượng
phỏng vấn khác nhau

- Phỏng vấn sâu = phỏng vấn 1 chuyên gia

VD: phỏng vấn nhà nghiên cứu văn hóa dân gian – Tiến sĩ Trần Hữu Sơn –
Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa dân gian ứng dụng

-> Câu hỏi chú ý vào việc so sánh lễ hội Gióng xưa và nay (về không gian,
thời gian, Ban tổ chức lễ hội, các nghi thức trong phần Lễ, các hoạt động
trong phần Hội,…)

–> Đánh giá điểm tích cực và tiêu cực của biến đổi văn hóa qua lễ hội Gióng
nói riêng, lễ hội truyền thống nói chung

-> Giải pháp giải quyết những vấn đề tiêu cực của lễ hội truyền thống hiện
nay?

 Phần báo cáo kết quả của PP quan sát hoặc phỏng vấn: nêu ngắn gọn kết
quả giả định; chủ yếu nêu đúng và đủ các thao tác vận dụng PP nghiên
cứu theo yêu cầu của đề bài.

You might also like