You are on page 1of 18

I. Trung Quốc học là gì? Trung Quốc học, Hán học, Quốc học.

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có nền văn minh lâu đời và phát
triển được xếp vào bậc nhất thế giới với nhiều thành tựu đặc biệt đáng ngưỡng
mộ. Trong lịch sử, phương Đông nói chung mà đặc biệt Trung Quốc trong
mắt người Phương Tây là một xứ sở giàu có mà người ta ao ước được đặt chân
đến. Nhờ hoạt động từ “Con đường tơ lụa”, các cuộc thám hiểm người
Phương Tây đã sớm có những tiếp xúc và tìm hiểu ban đầu về quốc gia này.
Từ khi quốc gia này giành lại được độc lập đến nay, quốc gia của họ đã có
những biến đổi, động thái rất lớn về chính trị, văn hóa, thể chế, kinh
tế,...Những biến đổi, động thái này không chỉ có tác động với bản thân sự phát
triển của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thế giới và
khu vực. Điều này đặt ra nhưng thách thức mới trong nghiên cứu về quốc gia
này.
Đứng trước những yêu cầu mới và rất lớn liên quan đến vấn đề nghiên
cứu về Trung Quốc, một ngành khoa học mới đã ra đời làm đáp án bước đầu
cho việc giải quyết những vấn đề này. Ngành khoa học đó là Trung Quốc học
(tiếng Trung là: 中 国 学)
Trung Quốc Học ( chinese studies) và Hán Học (sinology) là hai ngành học có liên quan mật
thiết đến nhau về mặt nguồn gốc lịch sử và đối tượng nghiên cứu, cho đến nay ranh giới
giữa hai ngành này vẫn chưa thật rõ ràng, còn nhiều ý kiến bất đồng trong việc định danh,
thậm chí hai tên gọi này đôi khi vẫn được dùng lẫn cho nhau nhất là ở tại Trung Quốc. Từ
thập kỉ 80 của thế kỷ XX trở lại đây, tại quốc gia vốn đã có nền Hán học lâu đời này hình
thành một trào lưu "tái nghiên cứu" đối với Hán học và Trung Quốc học. Xung quanh vấn
đề phân biệt giữa Hán Học và Trung Quốc Học giới học thuật Trung Quốc đã đăng tả nhiều
bài quan trọng.
(Theo Một Số Xu Hướng Nghiên Cứu Hán Học Trung Quốc Học Thế Giới của TS
Nghiêm Thúy Hằng)

Trước hết, xét về khái niệm của Trung Quốc học chúng ta có hai khái
niệm. Một, Trung Quốc học theo nghĩa rộng là gì? Và Trung Quốc học theo
nghĩa hẹp là gì? Liên quan đến vấn đề của Trung Quốc học theo nghĩa rộng
ngoài Trung Quốc học theo nghĩa hẹp còn có Hán học. Do đó để làm rõ vấn đề
của Trung Quốc học theo nghĩa rộng thì trước hết chúng ta phải làm sáng tỏ
vấn đề của Trung Quốc học theo nghĩa hẹp và Hán học.
Trung Quốc học theo nghĩa hẹp hay còn gọi là Trung Quốc học đương
đại hoặc Chinese Studies, nằm trong ngành khu vực học hay nói cách khác
nghiên cứu Chinese Studies là nghiên cứu về khu vực học nó khác với nghiên
cứu Nhật Bản học, Việt Nam học,... là nghiên cứu Đất nước học. Đây là ngành
khoa học còn mới, “non trẻ”. Nó ra đời từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai với
điểm xuất phát đầu tiên tại Mỹ và người được coi là “ông tổ”, người sáng lập
là Jonh King Fairbank, giáo sư lịch sử, học giả nổi tiếng người Mỹ về lịch sử
Trung Quốc. Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, ở Mỹ đã bắt đầu có khu vực
học, các nghiên cứu về khu vực học của Mỹ lúc này tập trung vào giải quyết
những câu hỏi lớn của Mỹ để đảm bảo lợi ích quốc gia và thực hiện những
chiến lược toàn cầu của quốc gia này.
Đối tượng nghiên cứu của Trung Quốc học đương đại là nghiên cứu
Trung Quốc trong mối tương quan với chính nó và Trung Quốc trong mối
tương quan với các quốc gia, khu vực khác. Điều này đòi hỏi người làm
nghiên cứu không thể coi Trung Quốc như một chỉnh thể thống nhất trong các
nghiên cứu trước mà phải phân chia đối tượng Trung Quốc một cách thích hợp
tùy theo đề tài, mục đích nghiên cứu. Như vậy chúng ta mới làm sáng tỏ được
Trung Quốc trong tương quan với chính nó và với các quốc gia, khu vực khác.
Vì Trung Quốc rất rộng lớn cho nên không phải khu vực nào của Trung Quốc
cũng giống nhau, không phải bộ phận, tầng lớp nhân dân, dân tộc,...nào cũng
đều như nhau. Những đặc điểm riêng của chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết
quả nghiên cứu. Do đó để tránh gây tranh cãi trong và sau khi nghiên cứu
chúng ta phải xác định rõ ràng vấn đề này. Ngoài ra nghiên cứu Trung Quốc
học còn làm sáng tỏ những mối liên hệ tác động từ bên ngoài đến nội tại
Trung Quốc và những biến đổi từ nội tại của Trung Quốc cùng những vấn đề
liên quan đến nó.
Về cách tiếp cận của Chinese Studies, mặc dù có rất ít các quốc gia trên thế
giới được công nhận là có Trung Quốc học đương đại: Mỹ, Ấn Độ, Việt Nam
nhưng mỗi quốc gia, mỗi nhà nghiên cứu lại có góc nhìn, cách tiếp cận khác
nhau do đó các kết quả nghiên cứu đưa ra cũng khác nhau. Đặc trưng của
Trung Quốc học đương đại là cách tiếp cận của liên ngành, khi tiếp cận từng
vấn đề thì kết quả cho ra sẽ khác nhau. Người nghiên cứu Trung Quốc học
không thể đứng nhìn từ một góc độ, dùng một phương pháp nghiên cứu là đã
tìm ra được đáp án phù hợp nhất để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Họ phải
đứng từ nhiều góc độ, sử dụng phương pháp phù hợp để lấy được kết quả
chuẩn xác nhất như vậy mới tìm ra, lý giải, phân tích, giải quyết được “mối
tương quan”.
Xuất phát từ cách tiếp cận của liên ngành vì vậy phương pháp liên ngành
là phương pháp nghiên cứu chính, bắt buộc phải sử dụng trong nghiên cứu
Trung Quốc học đương đại. Và câu hỏi mà chúng ta phải trả lời ở đây là “
Làm thế nào để liên ngành?”. Tuy là liên ngành chúng ta không thể hiểu nó là
vận dụng đồng thời nhiều phương pháp vào trong nghiên cứu, mỗi thứ lấy một
ít mà phải tùy theo đặc trưng của vấn đề, mục đích nghiên cứu mà lựa chọn
các phương pháp phù hợp. Các phương pháp thường được sử dụng liên ngành
trong nghiên cứu Trung Quốc học đương đại là: lịch sử, nhân học, xã hội
học,...Do đó việc nghiên cứu không phải là công việc của một người mà cần
phải có một nhóm nghiên cứu.Mỗi người là một chuyên gia trên một lĩnh vực.
Chỉ có như vậy mới đảm bảo được góc nhìn đa chiều, chân thực, khách quan
nhất vấn đề nghiên cứu.
Trung Quốc học đương đại là một ngành khoa học có giá trị ứng dụng
cao. Ở Mỹ nghiên cứu Trung Quốc học phát triển mạnh để giải quyết những
bài toán đặt ra cho nước này trong việc giải quyết mối quan hệ với Trung
Quốc, làm thế nào để tận dụng Trung Quốc làm ra lợi ích cho Mỹ, để Mỹ giữ
vững được vị trí số 1 thế giới,.. Ở Ấn Độ nghiên cứu Trung Quốc học cũng
chủ yếu mang tính ứng dụng trong giải quyết vấn đề của quốc gia với quốc
gia, lợi ích quốc gia. Trung Quốc học của Việt Nam cũng mang nhiệm vụ để
giải quyết vấn đề lợi ích quốc gia liên quan đến Trung Quốc và từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tóm lại, nghiên cứu Trung Quốc
học là phục vụ lợi ích quốc gia, vì quốc gia.
Hán học
Bên cạnh Trung Quốc học, chúng ta còn một môn khoa học khác nghiên cứu
về quốc gia này, đó là Hán học. Nó thuộc về nghiên cứu Đất nước học. Về
Hán học, chúng ta chia thành Hán học phương Tây và Hán học Phương Đông.
Về Hán học phương Tây, Hán học phương Tây ra đời từ thế kỷ XIX. Đối
tượng nghiên cứu chủ yếu của nó là Trung Quốc về địa lý, văn hóa, lịch sử,
chính trị, xã hội,ngôn ngữ,...chủ yếu là nghiên cứu văn tự, giải thích các sách
cổ. Do đó, nghiên cứu Hán học chủ yếu thông qua cách tiếp cận từ các văn tự,
chữ viết, sách kinh cổ của Trung Quốc. Vì đây là những tài liệu phản ánh
khách quan nhất về Trung Quốc. Người nghiên cứu Hán học phải sử dụng
phương pháp nghiên cứu liên ngành. Nhưng khác với liên ngành của Trung
Quốc học đương đại là liên ngành có lựa chọn tùy theo đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu, liên ngành của Hán học là nghiên ngành của “ văn-sử-
triết”. Phương pháp liên ngành này được sử dụng chủ yếu trong các nghiên
cứu Hán học.
Trong khi phương Tây đến thế kỷ XIX mới chính thức có Hán học thì ở
phương Đông Hán học đã ra đời từ rất sớm. Sự ra đời của Hán học phương
Đông chủ yếu là do những ảnh hưởng và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc
và văn minh Trung Hoa. Cũng giống như Hán học phương Tây, Hán học
phương Đông cũng nghiên cứu về văn tự,đi sâu hơn vào Nho học và một số tư
tưởng có giá trị phát sinh từ Trung Quốc. Các nước ở phương Đông có nền
Hán học phát triển mạnh: Việt Nam, Triều Tiên (cũ), Nhật Bản. Đây đều là
những nước nằm trong “vành đai văn hóa Hán”, chịu ảnh hưởng, tác động
mạnh mẽ, sâu sắc của văn hóa, văn minh Trung Hoa. Do đó cách tiếp cận các
vấn đề Hán học của các quốc gia này cũng mang màu sắc riêng của “vành đai
văn hóa Hán”, nó khác với cách tiếp cận nhìn từ bên ngoài vào của phương
Tây.
Hán học phương Đông cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành
như Hán học phương Tây, chủ yếu là liên ngành của “văn-sử-triết”. Đây đều
là những thành tựu tiêu biểu của văn minh Trung Hoa. “Sử” cho ta biết quá
trình hình thành và phát triển của Trung Quốc. “Văn” nói lên cách cảm, cách
nghĩ, một phần tính cách của người Trung Quốc đôi khi còn phản ánh về bộ
mặt xã hội Trung Quốc. Còn “triết” là cái nhìn, tư duy của con người với thế
giới xung quanh, là cách người ta lý giải thế giới quanh mình. Triết học càng
phát triển chứng tỏ sự nhận biết và phân tích, lý giải của con người về thế giới
và các hiện tượng càng phong phú, đầy đủ đồng thời cũng nói lên một phần
văn hóa của một dân tộc, một cộng đồng người.
Như vậy, nếu đem so sánh Hán học với Trung Quốc học đương đại ta
thấy Hán học là ngành khoa học có lịch sử lâu đời hơn. Đối tượng nghiên cứu
của hai ngành này tuy đều là hướng về Trung Quốc nhưng khi đi vào cụ thể
thì vẫn có sự khác biệt lớn. Vì vậy cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
của chúng cũng bị ảnh hưởng nhiều, Hán học tiếp cận vấn đề chủ yếu qua văn
tự, kinh, sách,thành tựu, ảnh hưởng từ văn minh Trung Hoa, còn Trung Quốc
học đương đại lại tiếp cận bằng góc nhìn của liên ngành. Do đó, cả Hán học và
Trung Quốc học đương đại đều vận dụng phương pháp liên ngành trong
nghiên cứu. Nhưng liên ngành của Hán học chủ yếu là “văn-sử-triết”, ít có
liên kết ngoài. Nó dường như là một cấu trúc bất di bất dịch trong nghiên cứu.
Trong khi đó, liên ngành của Trung Quốc học đương đại lại phải phụ thuộc
vào đặc trưng của vấn đề nghiên cứu. Tùy từng vấn đề nghiên cứu mà chọn
lựa các phương pháp phù hợp. Có thể thấy phương pháp nghiên cứu của Trung
Quốc học so với Hán học có phần phức tạp, phụ thuộc vào độ nhạy cảm, linh
động của người nghiên cứu.
Từ những tìm hiểu về Hán học và Trung Quốc học đương đại chúng ta đã
có thể định hình được Trung Quốc học theo nghĩa rộng. Trung Quốc học theo
nghĩa rộng bao gồm cả Hán học và Trung Quốc học theo nghĩa hẹp. Nó lấy
đối tượng là Trung Quốc nói chung. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
chính là cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của Hán học và Trung
Quốc học theo nghĩa hẹp.
Ngoài hai ngành học trên thì khi nhắc đến nghiên cứu Trung Quốc ta còn
phải nói đến một ngành khoa học quan trọng không kém. Đó là Quốc học.
Khái niệm về Quốc học cũng được chia thành Quốc học theo nghĩa rộng và
Quốc học theo nghĩa hẹp.
Quốc học theo nghĩa rộng chính là Hán học của người Trung Quốc đã
tồn tại từ sớm. Cùng với sự phát triển của văn minh Trung Hoa đặc biệt là sự
ra đời của văn tự, sự phát triển của các phái tư tưởng, sự ảnh hưởng của chúng
trong thười đại ngày nay nhất là về Nho học người Trung Quốc càng có nhu
cầu tìm hiểu, nghiên cứu về các vấn đề của Hán học. Cách tiếp cận của Quốc
học theo nghĩa rộng giống với cách tiếp cận của Hán học phương Đông.
Phương pháp nghiên cứu cũng không có nhiều sai biệt. Quốc học theo nghĩa
rộng đã trả lời cho câu hỏi: “Người Trung Quốc có Hán học hay không?”. Câu
trả lời là người Trung Quốc cũng có nền Hán học của riên họ, đó chính là
Quốc học theo nghĩa rộng.
Khác với Quốc học theo nghĩa rộng, Quốc học theo nghĩa hẹp được
những người Trung Quốc sau khi đã học tập tại phương Tây trở về hiểu là
những gì thuộc về quá khứ, thuộc về lịch sử, cái trước đó thì đều là Quốc học.
Tức là cái tự sinh ra ở Trung Quốc, được người Trung Quốc tiếp nhận và phát
triển trong đó còn bao gồm một số ảnh hưởng từ bên ngoài được người Trung
Quốc tiếp biến. Và chúng hầu như không còn liên hệ, tác động nào với hiện tại
trong góc nhìn của Quốc học theo nghĩa hẹp.
Quốc học có cách tiếp cận khá giống với cách tiếp cận của Hán học
phương Đông, tiếp cận chủ yếu qua văn tự, kinh sách, Nho học, tiếp cận bằng
con mắt của chính người Trung Quốc nhìn về họ. Cách tiếp cận này có lẽ là
cách tốt nhất để có thể lý giải, để hiểu hay dự đoán được diễn biến, kết quả
của vấn đề nghiên cứu vì chỉ có người Trung Quốc mới hiểu rõ nhất văn hóa,
lối sống, cảm quan của họ. Nó là cách nhìn xuất phát từ bên trong khác hẳn
với góc nhìn từ bên ngoài của hầu hết các ngành khoa học khác. Tuy nhiên
góc nhìn này cũng khiến nghiên cứu Hán học, Quốc học của người Trung
Quốc và những nước, khu vực nằm trong “vành đai văn hóa Hán” gặp khó
khăn trong nhận diện vấn đề, vì góc nhìn của họ bị hạn chế bởi nền văn hóa
của họ cho nên đôi khi họ không thể nhận ra được vấn đề của chính mình. Đổi
lại là cái nhìn khách quan từ bên ngoài vào của nghiên cứu từ Phương Tây,
góc nhìn của phương Tây khách quan hơn và không bị ảnh hưởng bởi văn hóa
Hán do đó họ nhạy cảm, sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên trong
thời kỳ ở những thế kỷ trước người Phương Tây cũng mắc không ít sai lầm về
cách tiếp cận. Phương Tây khi đó luôn đặt mình vào vị trí của khu vực có nền
văn minh cao nhất của nhân loại, họ lấy chính mình làm bản vị để so sánh
đánh giá các khu vực khác. Vì thế, lúc đó có nhiều vấn đề họ không thể lý giải
được, kết quả nghiên cứu cho ra cũng khác nhau nên nổ ra nhiều cuộc tranh
cãi. Điều này khẳng định rằng góc nhìn vấn đề của Phương Tây cũng bị hạn
chế bởi chính nền văn hóa của họ. Sau này, các nhà nghiên cứu cũng đã phát
hiện ra được vấn đề của chính họ rằng họ đã quá đề cao phương vị của chính
họ, rằng mỗi nền văn hóa đều có sự khác biệt do đó mọi sự so sánh đều là
khập khiễng. Giáo sư Jonh King Fairbank có ba tác phẩm lớn ảnh hưởng đến
cái nhìn của dư luận với Trung Quốc. Ba tác phẩm ấy là: “Hoa Kỳ và Trung
Quốc”, “Lịch sử Trung Quốc của Đại học Cambridge” và “Quan sát Trung
Quốc”.
Phương pháp nghiên cứu của Quốc học cũng chủ yếu là sử dụng
phương pháp liên ngành. Nhưng liên ngành của Quốc học cũng mang đặc
trưng của “văn-sử-địa”như phương pháp nghiên cứu của Hán học. Do Quốc
học còn bao gồm cả Hán học. Hay chúng ta có thể nói Quốc học chính là Hán
học của người Trung Quốc.

II. Nghiên cứu Trung Quốc học của Mỹ


Mỹ là một trong nhiều siêu cường của thế giới hiện nay. Quốc gia này
trong nhiều năm liền đứng vị trí hàng đầu thế giới trên hầu hết các lĩnh vực
đặc biệt là đầu tư nghiên cứu khoa học. Mỹ có nền Hán học được đầu tư khá
lớn. Đây là một trong những tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển
Trung Quốc học của Mỹ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhất là trong giai đoạn cuối của cuộc
chiến Mỹ đứng trước những câu hỏi lớn mà các ngành khoa học kể các các
nhà Hán học lúc đó không trả lời được, nền Hán học của Mỹ lúc đó xét về độ
chính xác không cao bằng Hán học của phương Tây và vẫn bị ràng buộc bởi
Hán học phương Tây. Khi đó Mỹ đã chế tạo thành công bom nguyên tử và
muốn ném thử nghiệm tại Nhật Bản. Nhưng người Mỹ lại không dám chắc
rằng: ”Nếu ném bom nguyên tử thì Nhật có đầu hàng không?”. Đây là câu hỏi
rất khó để trả lời và các nhà nghiên cứu của Mỹ lại không đưa ra được đáp án.
Về sau một nhà nghiên cứu đã viết tác phẩm “Hoa cúc và thanh kiếm”, tác
phẩm chính là câu trả lời cho vấn đề này. Tác phẩm khẳng định nếu Mỹ ném
bom nguyên tử thì Nhật Hoàng sẽ đầu hàng. Và người Mỹ đã làm vậy. Chiến
tranh thế giới thứ hai đã kết thúc ngay khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng
Đồng Minh vô điều kiện.
Sau sự việc này, Mỹ càng nhận thấy cần có một ngành khoa học mới có tính
ứng dụng, sâu sắc hơn về khu vực học. Chính vì vậy khu vực học đã ra đời và
người ta lấy tác phẩm “Hoa cúc và thanh kiếm” làm tiền đề cho ngành khoa
học mới này. Từ sự ra đời của khu vực học đã thúc đẩy nhanh chóng sự xuất
hiện của Trung Quốc học đương đại do chính nhu cầu của Hoa Kỳ trong tìm
hiểu và khai thác Trung Quốc trong điều kiện, hoàn cảnh mới.
Tuy nhiên nghiên cứu Trung Quốc học của Mỹ vừa có nhiều điểm
giống lại vừa có nhiều khác biệt so với Trung Quốc học của các quốc gia
khác. Trung Quốc học của Mỹ là để giải quyết bài toán tìm hiểu, xử lý mối
quan hệ với Trung Quốc để tối đa lợi ích quốc gia. Đây là điều mà các quốc
gia đầu tư cho Trung Quốc học hướng tới. Bên cạnh đó, Mỹ nghiên cứu Trung
Quốc học trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ như hiện nay
chính là công cụ để Mỹ bảo vệ vị trí “số 1” thế giới và thực hiện giấc mơ “bá
chủ” của mình. Ngoài ra, đặc điểm trong nghiên cứu Trung Quốc học của Mỹ
là nghiên cứu thường xuất phát từ yêu cầu giải quyết những câu hỏi lớn. Ngay
trong sự ra đời của Khu vực học nói chung và Trung Quốc học nói riêng đã
xuất phát từ việc trả lời cho câu hỏi: “Có nên ném bom nguyên tử vào Nhật
Bản hay không. Nếu ném bom thì Nhật Hoàng có đầu hàng hay không?”. Cho
đến nay, Trung Quốc học của Mỹ đã giải quyết được nhiều câu hỏi mà Chính
Phủ phải đau đầu trong xử lý lợi ích quốc gia với Trung Quốc. Và hiện nay,
nhiều học giả, các nhà nghiên cứu về Trung Quốc học đang cố hết sức tìm đáp
án cho câu hỏi: “Những hiểu biết quan trọng về một quyền lực đang trỗi dậy”.
(Nguồn từ Fairbank Center Chinese Studies)
Người được đánh giá là có công đầu trong việc sáng lập ngành Trung
Quốc học đương đại ở Mỹ chính là Jonh King Fairbank. Ông là người đi đầu
trong nghiên cứu Trung Quốc theo cách tiếp cận và phương pháp hoàn toàn
mới. Năm 1936, Jonh King Fairbank nhận lời mời về giảng dạy dạy tại Đại
học Harvard, ông lập tức chủ trương xóa bỏ những ràng buộc của Hán học
phương Tây (Châu Âu) truyền thống và đề cao nghiên cứu lịch sử cận đại và
hiện đại Trung Quốc. Ông quyết tâm xây dựng một Trung tâm nghiên cứu
Trung Quốc tại Đại học Harvard, xây dựng và phát triển một lĩnh vực nghiên
cứu mới về quốc gia này. Trung tâm ấy được đặt theo tên của ông: Fairbank
Center Chinese Studies. Đây là trung tâm đi đầu trong nghiên cứu Trung Quốc
học của Mỹ nói riêng và của thế giới nói chung.
Năm 1950, Mỹ có một ngành Hán học mới, đó chính là Trung Quốc học
đương đại với việc thực hiện đầy đủ các trương trình nghiên cứu trong khu
vực. Trung Quốc học đương đại hướng tới nghiên cứu các vấn đề hiện thực
của Trung Quốc hơn là nghiên cứu thuần túy học thuật tư duy và văn hóa
truyền thống. Cải cách của Fairbank đã hình thành quan điểm, cách tiếp cận và
phương pháp nghiên cứu riêng không chỉ cho ông mà còn cho cả Trung Quốc
học đương đại. Các tác phẩm “Hoa Kỳ và Trung Quốc”, ”Lịch sử Trung Quốc
của Đại học Cambridge”, “Quan sát Trung Quốc” của ông đã làm thay đổi
cách nhìn của dư luận với Trung Quốc và Trung Quốc học. Dưới thời kỳ của
mình, Fairbank đã đào tạo một số lượng lớn các học giả nghiên cứu Trung
Quốc học như: Schwartz, Levinson, Cohen, Kuhn,...Các học giả sau này đều
ghi nhận những đóng góp to lớn của Jonh King Fairbank cho ngành Trung
Quốc học. Họ coi ông là “người cha sáng lập”, “người hiểu biết nhất về Trung
Quốc học”.
Từ năm 1936-1977 Jonh King Fairbank và Trung tâm nghiên cứu Trung
Quốc học do ông sáng lập đã thực hiện nghiên cứu hàng trăm đề tài có liên
quan đến những vấn đề Trung Quốc. Thúc đẩy nghiên cứu Trung Quốc học
của Mỹ trở thành một vấn đề cấp thiết, Trung Quốc học cũng trở thành một
ngành khoa học có hệ thống và ảnh hưởng sâu rộng với những thành quả to
lớn. Dưới sự quản lý của mình, ông đã lập ra chương trình giảng dạy về “lịch
sử Viễn Đông từ năm 1793 đến nay” vào năm 1937. Năm 1938 ông tổ chức
một cuộc Hội thảo khoa học chuyên nghiên cứu về sử dụng những tư liệu, văn
kiện triều Thanh. Ngay sau đó ông đã hợp tác cùng Đặng Tự Vũ để biên soạn
giáo trình dảng giạy cho vấn đề này. Năm 1940, ông cho ra tài liệu “Giới thiệu
tóm tắt văn kiện triều Thanh”để phục vụ việc học tập của sinh viên. Cuốn này
về sau được Đại học Harvard in thành sách. Ngoài ra ông còn mời nhiều các
chuyên gia về khoa học xã hội đến Harvard để bổ sung cho đội ngũ giảng viên
về Trung Quốc học của trường. Vì nghiên cứu Trung Quốc học là công việc
mang tính tổng hợp, liên ngành.
Từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay, Trung Quốc học của Mỹ bước
vào thời kỳ thịnh vượng. Sự thịnh vượng này đạt được qua nhiều bước thay
đổi lớn.
Thứ nhất,số lượng học giả, Ủy ban, các trung tâm nghiên cứu không
ngừng tăng lên. Không chỉ tại các trường đại học như Harvard,
Yale,Oxford,...mà có nhiều quỹ, nhiều tập đoàn lớn nghiên cứu về Trung
Quốc học. Hiện nay, Microsoft được đánh giá là tập đoàn có mức đầu tư lớn
nhất Hoa Kỳ cho nghiên cứu Trung Quốc. Tập đoàn này đã có nhiều cơ quan,
trung tâm nghiên cứu đặt tại Trung Quốc để phục vụ cho nghiên cứu Trung
Quốc học.
Bước thay đổi thứ hai là sự thay đổi về phương pháp nghiên cứu. Trào
lưu nghiên cứu Trung Quốc chính thống bị phê phán kịch liệt đã tạo nên sự
thay đổi trong góc nhìn, góc đánh giá của Trung Quốc học từ “chủ nghĩa lấy
Châu Âu làm trung tâm” sang “lấy Trung Quốc làm trung tâm”. Hướng
nghiên cứu liên ngành, ứng dụng, tổng hợp này đã đánh dấu bước tiến bộ vượt
bậc so với phương pháp nghiên cứu trước đây mở ra bước phát triển mới cho
Trung Quốc học của Mỹ.
Từ thập niên 80 thế kỷ XX, quan hệ Trung-Mỹ có nhiều biến chuyển
mới theo chiều hướng tốt đẹp tạo điều kiện cho Trung Quốc học của Mỹ phát
triển hơn. Nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đã và đang tiến hành “Cải cách
mở cửa” và công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc lúc đó cần có sự hỗ
trợ từ Hoa Kỳ. Mỹ đã cử nhiều học giả, các du học sinh đến Trung Quốc học
tập, nghiên cứu để họ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với đối tượng
nghiên cứu, tăng cường kiến thức về Trung Quốc nói chung. Nhờ đó, số lượng
du học sinh Mỹ đến Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, số lượng tiến sĩ Trung
Quốc học có thể sử dụng tiếng Hán thành thạo để nghiên cứu và hiểu biết của
học về Trung Quốc được nâng lên nhanh chóng. Những thành tựu đạt được
trong nghiên cứu cũng tăng lên rất nhiều.
Từ đây sự biến đổi hình hình thức tổ chức trở thành xu hướng thể ở
hàng loạt các trung tâm nghiên cứu ngày càng trở nên năng động hay các cuộc
thảo luận nghiên cứu.
Một trong những trung tâm có ảnh hưởng nhất trong nghiên cứu Trung
Quốc học của Mỹ là Fairbank Center Chinese Studie, thành lập năm 1955 Đến
nay Trung tâm đã có hơn 60 năm hoạt động. Hiện nay Trung tâm Fairbank có
khoảng hơn 50 học giả nghiên cứu. Trung tâm đã nhiều hội thảo và sách được
xuất bản như:
- Workshop on Contemporary Chinese Literature and the Performing arts
(Hội thảo về văn học Trung Quốc đương đại và nghệ thuật biểu diễn) 1979
- China’s New Revolution (Cuộc cách mạng mới của Trung Quốc) 1989
- The Legacy of Islam in China (Di sản đạo Hồi ở Trung Quốc)
- Contemporary Chinese Fiction and its literary antecedents (Tiểu thuyết
Trung Quốc đương đại và tiền đề văn học của nó) 1990
- Engendering China: Woman, Culture and the State
- Jewish Diasporas in China: Comparative and Historical Perspectives.
Sau mỗi năm hoạt động Trung tâm đều tiến hành đánh giá hoạt động. Trải
qua hơm 60 năm hoạt động và nghiên cứu, đến nay Trung tâm đã đạt được
nhiều thành tựu trong nghiên cứu Trung Quốc học trên nhiều lĩnh vực. Các
lĩnh vực đó là:
- Nhân chủng học và khảo cổ học
- Lịch sử mỹ thuật
- Kinh doanh và kinh tế
- Trung Quốc và thế giới
- Trung Quốc kỹ thuật số
- Nghiên cứu về giới
- Chính quyền
- Lịch sử
- Tác động và tiếp cận
- Pháp luật
- Văn học và Văn hóa
- Sức khỏe cộng đồng
- Tôn giáo
- Xã hội học
- Nghiên cứu Đài Loan
Đặc biệt trong báo cáo thường niên đánh giá về nghiên cứu Trung Quốc
học tại Harvard trong 2018-2019 của giám đốc Trung tâm Michael Szonyl đã
đánh giá những khó khăn trong nghiên cứu do tác động từ quan hệ Trung-Mỹ
có nhiều biến đổi phức tạp. Báo cáo đồng thời cũng khẳng định ba ưu tiên
chiến lược của Trung tâm trong giai đoạn mới để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả
trong nghiên cứu. Đó là:
- Trung Quốc kỹ thuật số: Phát triển và triển khai phương pháp kỹ thuật số
mới cho nghiên cứu về quá khứ và hiện tại của Trung Quốc
- Trung Quốc và thế giới: Thúc đẩy nghiên cứu mới và sự hiểu biết của công
chúng về sự tương tác của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới.
- Tác động và tiếp cận; Củng cố và tăng cường Trung tâm trở thành học viện
hàng đầu về học bổng và học bổng liên quan đến chính sách về Trung Quốc.
Hiện nay, Trung tâm ngày càng đẩy mạnh những chính sách học bổng cho
nghiên cứu sinh về Trung Quốc học, mở các khóa học cho sinh viên, nghiên
cứu sinh học tập về Trung Quốc như “Khoa học mùa thu” đang được tiến
hành trong thời gian này. Trung tâm cũng tích cực tổ chức các buổi triển lãm
về nghệ thuật, nhiếp ảnh và các phương tiện trực quan khác. Tiêu biểu là buổi
triển lãm áp phích lớn được tổ chức trong thời gian gần đây về áp phích nhân
vật lớn của Daizibao thực hiện trong Cách Mạng Văn hóa (1966-1976), thể
hiện cái nhìn của tác giả về các nhân vật lớn của Hoa Kỳ. Tới đây, Trung tâm
sẽ tổ chức một buổi triển lãm chủ đề là “Giấc mơ lửa: Zhao Meng và tự tái tạo
phương tiện đất sét”. Những buổi triển lãm như thế là phương tiện hữu hiệu
giúp Trung tâm thu hút nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, nâng cao học bổng
của Trung tâm và thu hút lượng nghiên cứu chất lượng.
Có thể thấy được vấn đề đang chiếm nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu Trung Quốc học của Mỹ hiện nay chính là vấn đề về “quá khứ và
hiện tại của Trung Quốc”, vấn đề “Trung Quốc và thế giới”. Thực tế đây là hai
vấn đề chiếm quan tâm nhiều nhất của các nhà nghiên cứu Trung Quốc học từ
xưa đến nay. Ngay lúc sinh thời, Jonh King Fairbank đã có những nghiên cứu
nổi bất về vấn đề này.
Về nghiên cứu lịch sử cận đại và đương đại Trung Quốc ông có một số
sách như: “Thương mại và ngoại giao ở duyên hải Trung Quốc: việc mở cửa
những cảng buôn bán 1842-1854” ( Trade and Diplomacy on the China Coast:
The Opening of the Treaty Ports, 1842-1854 ), “China: A New
History”,“Trung Quốc: nhà vua ở trung ương ở trung ương của nhân dân
với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (China: The People’S Middle Kingdom and the
U.S.A),...
Trong các tác phẩm viết về lịch sử Trung Quốc, “The Cambridge
History of China” là tác phẩm được đánh giá vào loại cao nhất của Jonh King
Fairbank. Đây là bộ sách được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học Cambridge
(CUP), viết về lịch sử Trung Quốc từ khi khi thành lập từ thời Tần đến năm
1982. Bộ sách có tổng cộng 15 cuốn sách riêng lẻ. Tập sách nghiên cứu và tái
hiện lại toàn bộ lịch sử phát triển, tình hình và biến đổi về văn hóa, xã hội,
chính trị, tư tưởng Trung Quốc qua các thời kỳ với điểm khởi đầu là Trung
Quốc thống nhất dưới triều đại nhà Tần năm 221 TCN cho đến Trung Quốc
1982 tức Trung Quốc sau gần 10 năm thực hiện “Cải cách mở cửa”.
Trong số 15 tập sách này thì các tập từ 10-15 do chính Jonh King
Fairbank trực tiếp biên soạn và chỉnh sử. Nội dung chủ yếu của chúng là lịch
sử Trung Quốc tính từ 1800-1982 cụ thể là trên các khía cạnh “Late Ch’ing
1800-1911”, “Republican China, 1912-1949”,và “People’s Republic 1949-
1965, 1965-1982”. Đây là phần lịch sử cận đại và hiện đại Trung Quốc. Qua
các tập sách, Jonh King Fairbank đã tổng hợp, phân tích một cách chi tiết,
khách quan về lịch sử Trung Quốc đồng thời chú ý đến các tác động, ảnh
hưởng từ bên ngoài làm biến đổi lịch sử cận, hiện đại Trung Quốc; chú ý đến
sự quá trình, kết quả của sự biến đổi từ bên trong Trung Quốc do tiếp nhận
hoặc kháng cự những yếu tố từ bên ngoài. Ví như khi ông nói về các cuộc
cách mạng của Trung Quốc trong thười kỳ này. Điều này thể hiện cách tiếp
riêng của Jonh King Fairbank. Fairbank luôn tiếp cận đối, nhìn đối tượng từ sự
ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài lên nó, tức là ông chú ý đến mối quan hệ,
sự tương tác của đối tượng với chính nó và với các chủ thể khác ngoài nó.
Ngoài nghiên cứu về lịch sử Hoa Kỳ, Jonh King Fairbank còn có nhiều
tác phẩm viết về quan hệ Trung-Mỹ như: “The United States and China”,
“China Perceived; Images and Policies in Chinese-American Relation”,
“Chinese-American Interactions: A historical Summary”,...
Trong cuốn “The United States and China”, Jonh đã cập nhất những sự
kiện có liên quan đến quan hệ Trung-Mỹ, những liên hệ tương tác giữa hai
nước trong lịch sử và tại thời điểm đó, mối liên hệ, tương tác giữa Trung Quốc
với Phương Tây. Tác phẩm cung cấp cái nhìn khá khái quát, rõ ràng cho học
sinh, sinh viên, người nghiên cứu về mối quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ.
Những thay đổi, biển đổi, tác động trong quan hệ hai nước và mối tương quan,
liên hệ, ảnh hưởng giữa hai quốc gia này.
Đây là một trong ba tác phẩm lớn của Jonh King Fairbank, làm thay đổi
cách nhìn của dư luận Mỹ về Trung Quốc. Tuy nhiên tác phẩm lại chưa đánh
giá hết được tương quan giữa Trung Quốc-Hoa Kỳ và đánh giá triển vọng, đặc
điểm trong quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ. Mặc dù vậy nhưng đây vẫn là tài
liệu quan trọng không, nguồn tài liệu quý báu trong học tập và nghiên cứu
không chỉ với sinh viên, nhà nghiên cứu mà còn với các doanh nghiệp, chủ tư
bản Mỹ muốn phát triển thị trường tại Trung Quốc,...
Trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ có nhiều biến động bất thường, phức
tập như hiện nay, việc đầu tư cho nghiên cứu cho vấn đề Trung Quốc với thế
giới xung quanh nói chung và quan hệ Trung-Mỹ nói riêng càng trở nên quan
trọng, cấp thiết. Mỹ không thể bỏ nghiên cứu Trung Quốc học cũng như việc
coi Trung Quốc như không tồn tại. Những biến đổi xấu trong quan hệ hai
nước sẽ đem lại những thiệt hại lớn cho Mỹ đầu tiên và nghiêm trọng nhất là
về kinh tế. Mặt khác những biến đổi trong quan hệ của hai nước lớn này cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình thế giới về mọi mặt và tác động đến nhiều
quốc gia khác. Có thể khẳng định rằng trong tương lai, Trung Quốc học của
Mỹ vẫn là ngành được đầu tư, chiếm quan tâm lớn từ Chính Phủ Mỹ và giới
học giả.

III. Đề cương nghiên cứu Trung Quốc học


Tên đề tài: Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của
Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trung Quốc và Việt Nam có chung một ý thức hệ lại cùng xuất phát
từ kinh tế nông nghiệp, là hai quốc gia có nền nông nghiệp lâu đời, văn
hóa, lịch sử cũng có khá nhiều điểm tương đồng. Trung Quốc hiện nay
đang phát triển rất nhanh về kinh tế, đất nước cũng được hiện đại hóa lên
rất nhiều. Trung Quốc tuyên bố rằng chỉ trong vài chục năm tới họ sẽ xây
dựng thành công “Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc” nhưng xét
về tiến bộ xã hội thì Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn lại nhất là
giải quyết vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn.
Chính quyền Trung Quốc cũng đã có những biện pháp, chính sách cụ
thể để giải quyết vấn đề này. Đối mặt với vấn đề “việc làm” và hướng giải
quyết của chính quyền Trung Quốc nhiều ý kiến. Tuy đã những nghiên cứu
từ trước đó nhưng ít có nghiên cứu làm rõ được những điểm tương đồng và
khác biệt trong chính sách của Trung Quốc với các nước khác về vấn đề
này hay rút ra được bài học kinh nghiệm từ chúng.
Việt Nam hiện nay cũng đang gặp vấn đề về “việc làm”. Nếu theo tốc
độ phát triển như hiện nay thì Việt Nam sẽ sớm phải đối mặt với những
vấn đề về giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn mà Trung Quốc
đang phải đối mặt như hiện nay. Nghiên cứu hướng đi, biện pháp của
Trung Quốc cho vấn đề này làm định hướng, kinh nghiệm cho Việt Nam.

2. Đối tượng
 Chính sách giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn Trung
Quốc trong mối tương quan với các lĩnh vực, bộ phận khác của
Trung Quốc.
 So sánh điểm tương đồng và khác biệt về vấn đề này giữa Trung
Quốc với Việt Nam và rút ra bài học cho Việt Nam.
3. Phạm vi
Chính sách giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn của Trung Quốc:
nội dung, bổ sung (hoặc sửa đổi nếu có), hiệu quả và tác động.
4. Mục đích
 Phân tích, đánh giá những chính sách giải quyết vấn đề việc
 làm cho lao động nông thôn ở Trung Quốc (chủ yếu ở nội dung và
tính hiệu quả).
 Rút ra bài học cho Việt Nam.
5. Câu hỏi.
 Lao động ở nông thôn Trung Quốc đang gặp phải khó khăn gì về vấn
đề việc làm?
 Trung Quốc đã có những chủ trương, chính sách gì để giải quyết vấn
đề việc làm cho lao động ở nông thôn?
 Những chủ trương, chính sách này được áp dụng như thế nào? Hiệu
quả đến đâu?
 Vấn đề này ở Trung Quốc có điểm tương đồng và khác biệt nào với
Việt Nam? Từ thực tiễn thực hiện những chính sách này của Trung
Quốc, Việt Nam có thể học hỏi được những gì?
6. Giả thuyết
Lao động nông thôn Trung Quốc đang đối mặt với việc thiếu việc
làm trầm trọng, người lao động ở nông thôn thì tìm cách ra thành phố làm
thuê nhưng vẫn không đảm bảo được cuộc sống.
Chính quyền Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp để phát triển kinh
tế, phát triển công nghiệp hóa, tạo môi trường việc làm cho lao động ở
nông thôn nhưng vẫn thắt chặt kiểm soát, ngăn cản di cư từ nông thôn ra
thành thị. Những chính sách của chính quyền đã giải quyết được một phần
vấn đề nhưng hiệu quả không cao.
Tình trạng mà Trung Quốc đang phải đối mặt như hiện nay chính là
vấn đề Việt Nam sắp phải đối mặt trong thời gian tới. Ở nhiều địa phương
đã xuất hiện tình trạng này. Trong tương lai gần Việt Nam sẽ phải có biện
pháp giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên Việt Nam không thắt chặt kiểm soát
nguồn lao động từ nông thôn di cư ra thành thị như Trung Quốc. Việt Nam
đã có nhiều chính sách phát triển kinh tế, công nghiệp hóa tại chính các
tỉnh thành, khu vực để thu hút, phân bổ nguồn lao động.
Từ hiệu quả thực tiễn trong thực hiện những chính sách giải quyết
việc làm cho lao động nông thôn ở Trung Quốc, Việt Nam có thể áp dụng
được nhiều mô hình, chính sách và rút kinh nghiệm đề điều chỉnh cho phù
hợp.
Danh mục, các chương
Chương 1. Cơ sở lý luận của chính sách lao động nông nghiệp nông thôn
1.1Khái niệm “Chính sách”.
1.2 Khái niệm Chính sách nông thôn, Chính sách nông nghiệp, Chính
sách lao động của Trung Quốc.
1.3 Các đặc trưng của nông thôn, nông nghiệp và lao động nông thôn
Trung Quốc.
1.4 Sự hình thành và những bổ sung, chỉnh sửa trong chính sách về
nông nghiệp nông thôn và lao động nông thôn Trung Quốc.
Chương 2. Phân tích thực trạng vấn đề về nông nghiệp, nông thôn
và việc làm cho lao động nông thôn ở Trung Quốc.
2.1. Thực trạng vấn đề việc làm của lao động nông thôn Trung
Quốc
qua các chính sách về phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn.
2.2. Thực trạng vấn đề việc làm cho lao động nông thôn Trung
Quốc
qua thực hiện các chính sách ngăn chặn di dân trái phép từ nông
thôn ra
thành phố.
Chương 3. Tác động của những Chính sách nông nghiệp, nông
thôn đến việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Trung Quốc.
III.1. Hiệu quả của những chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn
Trung Quốc trong giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động nông
thôn.
III.2. Hạn chế trong Chính sách và thực hiện chính sách về nông
nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong giải quyết vấn đề việc làm cho
người lao động.
Chương 4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
4.1 Những vấn đề về nông nghiệp, nông thôn và lao động ở
Việt Nam
4.2 Chính sách của Việt Nam về phát triển nông nghiệp, nông
thôn và giải quyết
Vấn đề việc làm.
4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguồn tài liệu từ Trung tâm Fairbank center Chinese Studies
 2019-2020 Fairbank Center Fellowships.
 60 Years of the Fairbank Center for Chinese Studies| Introduction by
Director Michael Szonyi.
 Politics and The Use of History Today| Fairbank center 60th Anniversary
Symposium..
 China’s Economy| Fairbank center 60th Anniversary Symposium
 China’s Society| Fairbank Center 60th Anniversary Symposium.
 U.S.-China Relations| Fairbank Center 60th Anniversary Symposium.

2. http://www.guoxue.com/?p=7546( bài dịch đăng trên trang


trungquocdiennghia: trungquocdiennghia.com/jonh-king-fairbank-nguoi-hieu-
biet-so-mot-ve-trung-quoc-cua-hoa-ky)
3. http://oldsite.sinologystudy.com/
4. The United State and China www.amaron.com
5. The Cambridge History of China en.m.wikipedia.org
6. Jonh King Fairbank en.m.wikipedia.org
7. Nghiên cứu so sánh chính sách Nông nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Isarel
và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ( Viện Hàn lâm khoa học Xã hội).
8. Giới thiệu một số vấn đề về nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc
voer.edu.vn
Tạp chí nghiên cứu T TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN (ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)

You might also like