You are on page 1of 3

0

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


Đại học Quốc gia Hà Nội

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


HỌC PHẦN: KHU VỰC HỌC ĐẠI CƯƠNG

Giảng viên hướng dẫn: TS. Võ Minh Vũ


Họ và tên sinh viên: Bùi Minh Hiền
MSSV: 19031873

Hà Nội, 06/2021
1

Câu 1:
Theo Lý luận về nghiên cứu khu vực (1991) của Viện Nghiên cứu kinh tế Châu Á:
“Nghiên cứu khu vực là nghiên cứu khoa học xã hội về tính cách của các khu vực dựa
trên hai công cụ chính là kiến thức chuyên ngành và hạ tầng cơ sở (sự quan tâm đến khu
vực, sự cộng cảm, năng lực ngôn ngữ). Các nhà nghiên cứu khu vực hướng tới việc chỉ ra
được tính cá biệt, tính đặc thù của khu vực”. Khu vực học là một môn khoa học liên
ngành thuộc lĩnh vực nghiên cứu quốc tế, nó nghiên cứu các vùng lãnh thổ bên ngoài biên
giới quốc gia trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa trong quan hệ với
không gian địa lý, nhằm tăng cường nhận thức của con người về tính đa dạng của thế giới
và vì lợi ích chung.
Nghiên cứu khu vực phục vụ cho mục đích chính trị - an ninh quốc gia, kinh tế, và giúp
tăng cường sự hiểu biết giữa các dân tộc. Tuy đối tượng của khu vực học là những khu
vực và quốc gia bên ngoài, nhưng không phải các quốc gia nào cũng giống nhau. Ngay từ
thời kỳ đầu của Cơ quan dịch vụ chiến lược (OSS) của Mỹ, khu vực học đã được xem là
sự vận dụng những kiến thức chuyên môn tốt nhất của quốc gia vào thu thập và phân tích
mọi thông tin và dữ liệu có thể liên quan đến anh ninh quốc gia. Để phục vụ mục đích
kinh tế, việc nghiên cứu khu vực quốc tế thường được nhiều cơ quan, tổ chức hỗ trợ về tài
chính và chính sách. Điều này rất cần đến những chuyên gia có kinh nghiệm, kiến thức
chuyên môn về khu vực được nghiên cứu. Như đã nêu trên, khu vực học là một ngành
khoa học liên ngành. Các nhà nghiên cứu khu vực phương Tây đã đưa ra những lý thuyết
mới trong khoa học xã hội về một thế giới phi phương Tây. Nhận thức mới về tầm quan
trọng của các kiến thức khu vực khiến các nhà chính trị học quan tâm ngày càng nhiều
đến kiến thức mà các chuyên gia phương Đông đọc đem lại, từ văn học, ngôn ngữ, nhân
chủng, xã hội, chính trị, văn hóa, tôn giáo, v.v… Ví dụ, khi nghiên cứu về các nhóm xã
hội đen ở thành phố Hải Phòng, chúng ta cần xem xét các yếu tố lịch sử, địa lý, văn hóa
của vùng đất này để từ đó hiểu rõ nguồn gốc của các nhóm người này.
Hơn nữa, bởi khu vực học nghiên cứu về những khu vực ngoài phạm quốc gia, nên ngoài
vận dụng những kiến thức chuyên ngành, các nhà nghiên cứu khu vực học cần phải đến
tận nơi khu vực mình nghiên cứu để sinh sống trong một thời gian cùng với người dân
bản địa. Bởi vậy, người nghiên cứu cần phải có sự quan tâm lớn về khu vực, sự cộng cảm
với người dân bản địa và năng lực ngôn ngữ để có thể đến sống ở nơi đó và chung sống,
sinh hoạt, giao lưu, với người dân bản địa trong một khoảng thời gian ít nhất là một năm.
Năng lực ngôn ngữ không chỉ giúp nhà nghiên cứu giao tiếp với dân bản địa, nó còn là
một công cụ hữu ích để nghiên cứu các tài liệu được viết bằng tiếng nước ngoài. Từ việc
hiểu biết và chúng sống, nhà ngươi cứu sẽ có sự cộng cảm với văn hóa, lịch sử của khu
vực mà học đang nghiên cứu. Ví dụ, khi tìm hiểu về Phật giáo tại Mỹ, tài liệu được viết
2

bằng tiếng Việt rất ít và chưa đủ chi tiết về sự tương quan giữa tôn giáo này với văn hóa
của người dân Mỹ, em đã tìm đọc những công trình nghiên cứu, bài báo của Mỹ để có
kiến thức đầy đủ nhất về Phật giáo ở Mỹ.
Câu 2:
Nghiên cứu thực địa là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành. Theo các
nhà nghiên cứu khu vực, nghiên cứu thực địa là quá trình tìm tòi tài liệu nghiên cứu tại
một khu vực nhất định thông qua trải nghiệm cuộc sống tại chính khu vực đó cùng với
công dân bản địa. Nghiên cứu thực địa thực chất là tập hợp hệ thống các phương pháp thu
thập tài liệu trên thực địa như: phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp quan sát,
phương pháp điều tra. Kiến thức chuyên môn về khu vực nghiên cứu không chỉ đến từ
việc đọc sách vở mà còn từ thông tin thu được từ việc sinh sống tại khu vực nghiên cứu,
không phải là thu được từ những cuộc điều tra nhắn ngủi 1, 2 tuần có chiến dịch mà chí ít
là khoảng một năm. Người nghiên cứu sinh sống cùng người dân địa phương, cố gắng
sống giống như những người dân ở nơi đây, cùng chia sẻ vui buồn với họ. Hiện nay,
nghiên cứu thực địa được chia làm 5 phương pháp chủ yếu: phương pháp quan sát trực
tiếp, quan sát người tham gia, dân tộc học, phỏng vấn định tính, và nghiên cứu điểm hình.
Việc nghiên cứu thực địa tiềm ẩn nhiều khó khăn, tốn kém thời gian và chi phí. Sau nhiều
lần thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra quá trình nghiên cứu đem đến hiểu
quả cao nhất là: (1) tuyển chọn đội ngữ nghiên cứu phù hợp, (2) lựa chọn phương pháp
nghiên cứu, (3) lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu, (4) tiến hành nghiên cứu, (5) phần
tíc dữ liệu, và (6) đưa ra kết quả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực địa được áp dụng từ thế kỷ XX, nó góp phần nâng cao hiệu
quả của các cuộc nghiên cứu. Nghiên cứu thực địa giúp khắc phục tình trạng thiếu dữ
liệu, tăng chất lượng dữ liệu. Bằng cách áp dụng phuwogn pháp này, người nghiên cứu sẽ
hiểu tường tận các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc nghiên cứu và đưa ra được kết quả nghiên
cứu chính xác hơn.

You might also like