You are on page 1of 5

BÀI MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu môn học:


- Lịch sử ngoại giao Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến trước CMT8-
1945.
- Trình bày, phân tích, đánh giá các mối quan hệ giữa Việt Nam với bên
ngoài từ buổi đầu dựng nước đến trước CMT8-1945.
2. Tài liệu:
- Vũ Dương Huân chủ biên, “Ngoại giao từ thủa dựng nước đến trước
CMT8 1945”.
- Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hoàng Hải Hà chủ biên, “Giáo trình lịch sử Ngoại
giao VN (chương I đến III).
3. Một số khái niệm:
- Bang giao:
+ Sự giao thiệp giữa nước này với nước khác.
+ Thường dùng để chỉ mối quan hệ giữa các quốc gia thời kì quân
chủ.
- Đối ngoại: Chính sách đối ngoại là tổng thể các chính sách và tương tác
với bên ngoài biên giới của một quốc gia với nước khác.
- Ngoại giao:
+ Hoạt động chính trị để quản lí mối quan hệ giữa các quốc gia vfa
giữa quốc gia với các chủ thể chính trị khác.
+ Từ cấp độ quốc gia: là các hoạt động để tư vấn, hình thành và triển
khai chính sách đối ngoại.
+ Từ cấp độ hệ thống: là các hoạt động nhằm tạo ra, duy trì, hoặc cải
các hệ thống quốc tế, trật tự thế giới.
+ Hoạt động ngoại giao thường gắn với việc:
o Sử dụng các biện pháp hòa bình.
o Phát triển và duy trì mối quan hệ hòa hảo giữa các quốc gia.
o Mang ý nghĩa tích cực.

1
 Học lịch sử ngoại giao như thế nào?
- Hiểu thế nào là lịch sử.
- Áp dụng các cách tiếp cận của các bộ môn QHQT, phân tích chính sách đối
ngoại.
- Phân tích theo 3 cấp độ: Cá nhân, quốc gia, hệ thống.
- Không chỉ miêu tả mà hướng đến giải thích sự kiện đã diễn ra như thế nào
và tại sao, cũng như đánh giá ý nghĩa, tầm quan trọng của sự kiện.
 3 cấp độ phân tích:
- Cá nhân: cá nhân lãnh đạo.
- Quốc gia: Nội bộ quốc gia tác động như thế nào đến chính sách đối
ngoại (chính trị nội bộ, bộ máy nhà nước, quy trình ra chính sách, đặc
điểm kinh tế - xã hội,..)
- Hệ thống (chính trị quốc tế):
+ Hệ thống quy định và giới hạn hành động của các quốc gia
như thế nào?
+ Đặc biệt là tương quan quyền lực, sức mạnh giữa các quốc
gia.
 Các giải thích thuyết phục thường bao gồm nhiều cấp độ phân tích.
4. Thế nào là lịch sử:
“Tất cả những gì xảy ra trong quá khứ?”
- Miêu tả về quá khứ - những gì sử gia viết về quá khứ - những gì chúng ta
học và đọc về quá khứ.
Ambrose Bierce: “God alone knows the future, but only an historian can alter the past”
- Lịch sử không phải là “những gì xảy ra trong quá khứ” mà là việc lựa
chọn, phân tích và viết về quá khứ. Lịch sử là thứ được làm thành, được kiến
tạo hơn là một đống dữ liệu chết nằm rải rác trong các văn khổ.
5. Lịch sử được viết như thế nào:
- Các sử gia hầu như không có mặt tại các sự kiện trong quá khứ, mà họ tìm
hiểu qua nhiều phương thức – không thể nghiên cứu trực tiếp.
- Ghi chép: dựa trên các ghi chép còn được lưu giữ, các ghi chép này vô
cùng ít so với những gì diễn ra trên thực tế.
- Ghi nhớ: hầu hết các sự kiện diễn ra trong quá khứ đều không có ghi chép
để lại, chỉ một phần trong quá khứ được người quan sát ghi nhớ.
Chỉ một phần người quan sát ghi nhớ được ghi chép lại.
Chỉ một phần ghi chép còn tồn tại đến ngày nay.
Chỉ một phần những gì tồn tại đến ngày nay được chú ý tới.

2
Chỉ một phần được sử gia chú ý tới là đáng tin.
Chỉ một phần của những gì đáng tin là được hiểu thấu.
Chỉ một phần của những gì được hiểu là được sử gia trình bày và giải
thích.
 Quá khứ, cho đến khi được viết ra bởi sử gia đã trải qua rất nhiều quá trình và ở
mỗi quá trình lại mất đi một phần nào đó. Không có gì đảm bảo rằng những gì
còn lại là quan trọng nhất, lớn nhất, có giá trị nhất và đại diện được cho quá
khứ.
 Sử gia viết sử như thế nào?
- Chọn chủ đề (câu hỏi nghiên cứu)
- Tìm hiểu, thu thập và phân tích dữ liệu.
+ Tư liệu sơ cấp (nguồn nguyên gốc)
+ Tư liệu thứ cấp.
- Viết: miêu tả, tường thuật, suy luận, giải thích (nguyên nhân, hậu
quả, tác động).
- Cá nhân sử gia cũng có thể mắc sai lầm và tồn tại một loạt nhân tố
tác động đến lựa chọn, phân tích và giải thích dữ liệu của sử gia (tư
tưởng chính trị, địa vị, niềm tin tôn giáo, giá trị đạo đức, nguyên tắc
hành động, ý kiến, động cơ cá nhân,…)
 Cùng một sự kiến, sử gia khác nhau sẽ kể những câu chuyện khác nhau,
đưa ra cách giải thích khác nhau.
 Tất cả các sách, công trình nghiên cứu về lịch sử đều là sản phẩm được kiến tạo
dựa trên các bằng chứng không đầy đủ hoặc không hoàn hảo, mang tính chủ
quan theo lăng kính của sử gia. Vì vậy, những thứ mà chúng ta học và đọc đều
là các sản phẩm có tính cá nhân.
6. Phạm vi và phân loại lịch sử.
- Phân loại theo thời gian và địa điểm.
- Phân loại theo chủ đề:
+ Lịch sử chính trị.
+ Lịch sử chính trị trong những giai đoạn hỗn loạn.
+ Lịch sử đối ngoại/ngoại giao.
+ Tiểu sử các nhân vật lịch sử.
+ Lịch sử xã hội (xã hội như 1 tổng thể, cấu trúc xã hội, các vấn đề xã
hội, các tầng lớp nhân dân lao động).
+ Lịch sử kinh tế.
+ Lịch sử văn hóa.

3
+ Thế giới quan và nhân sinh quan trong quá khứ (tư tưởng, chính trị,
tôn giáo, tâm lý).
+ Lịch sử thế giới.
+ Lịch sử địa phương.
7. Ý nghĩa của việc học lịch sử và tư duy lịch sử:
 Câu hỏi:
- Tại sao phải học lịch sử nếu tất cả cá sách sử đều cách xa so với thực
tế những gì đã diễn ra?
- Sự thật nằm ở đâu, làm thế nào để tìm ra sự thật?
- Giá trị của các kiến tạo lịch sử?
 Ý nghĩa môn lịch sử:
- Giúp ta hiểu hơn về tính chất của dân tộc và cá nhân – tại sao chúng
ta lại là chúng ta của ngày hôm nay.
- Giúp cải chính và hiểu đúng vầ các trường hợp so sánh hoặc “bài
học” lịch sử sai lạc.
- Giúp hiểu về các khuynh hướng của loài người, các thể chế xã hội và
mọi mặt của đời sống con người.
- Giúp phát triển lòng khoan dung và đầu óc mở rộng, không thành
kiến.
- Giúp phát triển các kĩ năng phản biện.
- Cung cấp các kiến thức cho các môn học khác.
- Giải trí.

 Tư duy lịch sử:


- Nhận thức rằng luôn có nhiều nguyên nhân, cả dài hạn và ngắn hạn
dẫn đến sự việc xảy ra.
- Nhận thức về bối cảnh: con người, văn hóa, tư duy, lối sống… (sự
khác biệt giữa quá khứ và hiện tại).
+ Nếu giải thích quá khứ thông qua lăng kính của hiện tại sẽ
dẫn tới sự hiểu sai lệch và bóp méo quá khứ.
+ Vấn đề đánh giá đạo đức.
- Nhận thức về quá trình từ xưa đến nay: nhìn ra mối quan hệ tác động
qua lại giữa tính liên tục và tính thay đổi trong mối quan hệ của con
người.
8. Tiếp cận tư liệu, tài liệu:
- Phân biệt nguồn tài liệu/tư liệu:

4
+ Sơ cấp (primary sources): các tư liệu do người/nhóm người tham gia
vào hoặc chứng kiến sự kiện làm ra.
Tường thuật, thư từ, nhật lý, tự thuật, báo, tạp chí, phát biểu, hiệp ước…
Các dữ liệu thống kế, thuế, khai sinh, khai tử, đăng ký,…
Tác phẩm nghệ thuật, hiện vật khảo cổ…
+ Thứ cấp (secondary sources): công trình nghiên cứu, bình luận,
phân tích, giải thích nguồn sơ cấp…
- Phân biệt dựa trên câu hỏi nghiên cứu đặt ra.

You might also like